700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

phải cứu thôi, chỉ bằng cách này hay cách khác, hình thức này hay hình thức kia, đó là điều chắc chắn!
Cái mà nđt nhỏ lẻ thiếu tầm nhìn chính là không nhận ra điều đó! Để tránh ý kiến này nọ kia, thì chắc chắn khg ai nói cứu bđs trong lúc này, kể cả TT.
Nhưng khi đám đông nhận ra thì chắc cổ cánh bđs đã x2-x5 hêt rồi

2 Likes

Đất lên rồi dân tình phơi phới phát tiền đi mua đất kinh doanh, đầu tư

1 Likes

Cứ thằng BĐS có sẵn hàng mà xúc thôi phải k bác

1 Likes

Bất động sản sẽ ổn thôi. A e nào có xèng mạnh dạn múc đê. Haha

1 Likes

Chính phủ dự kiến giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn

18-02-2023 - 21:17 PM | Tài chính - ngân hàng

Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, đã đưa ra rất nhiều giải pháp như giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn; tiếp tục cấp tín dụng với dự án có phương án vay vốn khả thi

Dự thảo Nghị quyết được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững diễn ra hôm 17-2.

Chính phủ dự kiến giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn - Ảnh 1.

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để xuất và tổ chức triển khai thực hiện gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn

Mục tiêu của dự thảo Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường BĐS, trong đó tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng. Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu… khơi thông dòng vốn và tạo tính thanh khoản cho thị trường.

Bên cạnh hoàn thiện các quy định pháp luật, dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra nhiệm vụ hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Theo đó, để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022-2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỉ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây). Trong đó, đối với chủ đầu tư dự án được dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỉ đồng vay ưu đãi; dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê, mua nhà vay.

Cùng với đó tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư đề thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
Về nguồn vốn tín dụng, Chính phủ yêu cầu điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế, xã hội. Đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp BĐS khó khăn (doanh nghiệp, dự án BĐS phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng); đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận vốn tín dụng.

Chính phủ cũng yêu cầu bám sát tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và có giải pháp kịp thời để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Theo đó, tiếp tục cấp tín dụng với dự án BĐS có phương án vay vốn khả thi, khách hàng có tiềm lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn; ưu tiên xem xét cho vay với các dự án BĐS phục vụ tiêu dùng, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS công nghiệp. Có giải pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Dự thảo Nghị quyết giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022-2030).

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chỉ đạo, hướng dẫn giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp BĐS khó khăn (doanh nghiệp, dự án BĐS phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng), chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để xuất và tổ chức triển khai thực hiện gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Tín hiệu vui: Ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay với bất động sản

Theo Văn Duẩn

Người lao động

Nếu bạn nợ bank 10 tỷ thì bạn sợ bank
Nhưng nếu bạn nợ bank 100 tỷ/1k tỷ: bank sẽ sợ và bảo vệ bạn
BĐS hiện nay đúng như vậy đó
Chính phủ thì càng sợ…

2 Likes

Múc DIG DRH Đất cát ngon vị trí đẹp nợ vừa phải. Định giá hạt dẻ. Múc là giàu to. DRH và DIG đều có mỏ đá nhé

2 Likes

ai có hiểu biết kinh tế VN đều biết chắc chắn 100% phải bơm tiền qua ĐTC để giải cứu dòng cashflow cho bđs là con đường duy nhất, chỉ có đều các bác lãnh đạo nhà ta phải tránh dùng từ giải cứu bđs thôi.
Nhìn TQ đi, cuối cùng cũng phải nhanh chóng cứu thôi.
Nếu không cứu sớm, mịa sau này cứu cũng chẳng kịp là đi toi cả đám, cứ ngồi đó mà bàn tới bàn lui tốn giấy mực, chả làm được gì, toàn bọn tiến sĩ giấy

CHAT GPT nè

Human: Chính phủ Việt Nam cần giải cứu bất động sản để cứu lấy nền kinh tế không?

AI: Vâng, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ giải cứu bất động sản và cứu lấy nền kinh tế.

Human: Những biện pháp nào?

AI: Các biện pháp giúp giải cứu bất động sản bao gồm tăng cường hình thức quản lý bất động sản, tạo cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp, và hỗ trợ người dân thông qua các chương trình phát triển.
Human: Chính phủ sẽ bơm tiền để cứu bất động sản trong thời gian tới chứ?

AI: Có, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt các biện pháp để tăng cường ngân sách bảo vệ bất động sản và hỗ trợ người dân thông qua các chương trình phát triển.

AI trí tuệ nhân tạo vựa trên dữ liệu thật và không biết nói dối nhé

người ae chú ý dòng ĐTC sẽ vào pha mới, khả năng sắp tới sẽ vượt đỉnh hết

Mời người ae tham khảo bài viết này để có tưởng gì không???

Có vô lý không, khi mà số km đường cao tốc của cả vùng ĐBSCL chỉ bằng một nửa tỉnh Quảng Ninh?

Vâng, tỉnh Quảng Ninh, dân số chỉ có 1,36 triệu, diện tích 6.272 km2, thế mà số km đường cao tốc của tỉnh Quảng Ninh lớn hơn 2 lần số km đường cao tốc của cả đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), trong khi đó ĐBSCL có đến 13 tỉnh, thành phố với số dân lớn gấp 13 lần, diện tích lớn gấp 6 lần.

Vâng, ĐBSCL đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thuỷ sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp, 54% sản lượng thuỷ sản, 50% sản lượng lúa, nơi xuất khẩu gạo và cây ăn quả chủ lực của cả nước.

Chẳng cần phải dân ĐBSCL, những ai đã từng đi dọc ngang các tỉnh ĐBSCL hoặc chỉ cần nghe các thông tin trên thì đều thấy rằng giao thông ở ĐBSCL cần phải được đầu tư mạnh hơn, nhiều hơn, nhanh chóng hơn, quyết liệt hơn.

Thế nhưng mang số km đường cao tốc của Quảng Ninh ra để so với số km đường cao tốc của ĐBSCL với hàm ý Quảng Ninh được ưu tiên cao hơn, chính phủ thiên lệch thì lại không đúng, không chỉ sai về bản chất mà còn dễ gây mất đoàn kết giữa các vùng miền.

Nên nhớ rằng, cho đến thời điểm này, chính phủ, bộ Tài chính, bộ GTVT chưa hề chi cho Quảng Ninh một đồng nào để làm đường cao tốc. Trong 176 km đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái thì chỉ có 19,3 km từ Hải Phòng đi Hạ Long là được đầu tư bằng ngân sách của Tỉnh Quảng Ninh, còn 140 km cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái và cầu Bạch Đằng là ngồn vốn của tư nhân, nguồn vốn xã hội hoá theo hình thức BOT.

Không chỉ có cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái mà rất nhiều hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội khác như sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long và Tuần Châu, Quảng Ninh cũng huy động nguồn vốn tư nhân đầu tư theo hình thức BOT.

Trong vài năm qua, bằng cải cách thủ tục hành chính và “mở toang cánh cửa”, kêu gọi các doanh nghiệp lớn vào đầu tư, Quảng Ninh đã huy động được cỡ 48.000 tỷ đồng để làm đường cao tốc, đường liên tỉnh, cảng hàng không quốc tế và cảng tàu du lịch trên biển.

Vậy câu hỏi đặt ra phải là “tại sao ĐBSCL không huy động được nguồn vốn tư nhân để làm đường cao tốc như Quảng Ninh đã làm” chứ không phải mang số km đường cao tốc của Quảng Ninh nhiều gấp 2 lần ĐBSCL ra để so bì rồi cho rằng Quảng Ninh được ưu ái hơn ĐBSCL.

(Thực ra những năm gần đây, chính phủ đã nhận ra và đã đang đầu tư nhiều hơn cho giao thông ở ĐBSCL, giai đoạn 2021-2025 đầu tư 86.000 tỷ đồng, cộng với 43.500 tỷ đồng giai đoạn 2011-2015 nữa thành 129.500 tỷ đồng).
Đỗ Cao Bảo

FB Đỗ Cao Bảo

1 Likes

thấy có giá tốt thì nhập hàng vào kho đi
chờ hưởng thành quả thôi

Hàng tuyển chọn kỹ lưỡng và đáp ứng nhiều tiêu chí khắc khe nhất
ĐTC: C4G
Thép: HPG
Bank: ACB, STB
BĐS: DIG, CEO
Chứng: VND

chu kỳ 3tháng - 1 năm, không tính t+ nhé

nó lại chuẩn quá

2 Likes

tuần này gom hết ba cái hàng lõng lẽo chuẩn bị sóng thần thôi

1 Likes

gom hết hốt tất chim bé xong cho lên tăng nóng liền

2 Likes

chuẩn, chân sóng thường là thế. Chym lợn đợt này sẽ gào thét khắp nơi, ai oán

1 Likes

Hôm rồi đọc cafef thấy các công ty chứng khoán hô ôm tiền chờ đợi là biết sắp sóng thần

1 Likes