bơm qua NOXH: Bộ Xây dựng đề xuất gói 120k tỷ rùi đó, rõ ràng mà, còn gì nữa mà bọn chym lợn nó cứ không tin …
‘Nhà giá rẻ - chìa khóa phá băng bất động sản’
Ưu tiên nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền phục vụ nhu cầu thật vốn khan hiếm nhiều năm, có thể giúp thị trường vượt khủng hoảng, theo chuyên gia.
Sau hội nghị về thị trường bất động sản ngày 17/2, dự thảo Nghị quyết tháo gỡ khó khăn đang hướng tới cơ cấu lại sản phẩm nhà ở, trong đó ưu tiên nhà ở xã hội. Bên cạnh việc nới các điều kiện, chính sách để tăng cung loại nhà ở hướng tới nhu cầu thật này, nhiều giải pháp về vốn được cân nhắc thực hiện.
Cụ thể, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng (khoảng 10% nhu cầu vốn giai đoạn 2022-2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo hình thức tái cấp vốn. Hình thức này tương tự gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện trong giai đoạn 2013-2016 trước đây. Chủ đầu tư dự án được vay ưu đãi 50% của gói tín dụng trên, tương đương 55.000 tỷ đồng, còn lại sẽ cho người mua nhà vay.
Trong khi đó, một gói tín dụng riêng cho nhà ở xã hội cũng được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc. 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã thống nhất dành 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, lãi suất cho vay thấp hơn 1,5-2% lãi suất bình quân thị trường với người xây dựng và người mua nhà.
Các giải pháp ưu tiên khơi thông dòng vốn thúc đẩy phân khúc nhà ở hướng tới nhu cầu thật này được nhiều chuyên gia đánh giá là lựa chọn thận trọng và khả thi, giúp vực dậy thị trường đang trầm lắng, mất thanh khoản gần một năm qua.
Nói với VnExpress, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho biết gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội là tín hiệu tích cực. Nếu được triển khai nhanh, nó có thể góp phần rút ngắn chênh lệch cung cầu nhà ở. Ông cho hay, thời gian qua, thị trường địa ốc khan hiếm nhà ở bình dân còn gọi là nhà giá rẻ vừa túi tiền đến mức hai năm gần đây không có sản phẩm nào được mở bán mới, trong khi nguồn cung nhà ở xã hội cũng thiếu hụt.
Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Trong các năm 2021-2022, phân khúc nhà chung cư dưới 30 triệu đồng một m2 đã dần biến mất khỏi thị trường TP HCM. Còn theo thống kê của Bộ Xây dựng, năm 2022, Hà Nội đã không còn chung cư có mức giá 25 triệu đồng một m2. Nhà ở xã hội có một số chính sách hỗ trợ, còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn có nguồn cung mới nhỏ giọt.
Trong 12 tháng qua, tình trạng lệch pha thừa nhà giá cao thiếu nhà giá thấp đã lên đến đỉnh điểm khi nhà cao cấp có tỷ trọng ngày càng tăng cao, gây mất cân bằng cho thị trường và đe dọa sự phát triển bền vững.
Chủ tịch HoREA nhìn nhận, các dự thảo Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đề xuất nhiều cơ chế chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm đến phân khúc này. Tác động tích cực nằm ở khía cạnh tạo ra cú hích, giúp khởi động cơ chế tái cấu trúc lại nhóm sản phẩm nhà ở vừa túi tiền phù hợp với nhu cầu thật hơn thay vì chỉ tập trung làm nhà cao cấp, hạng sang.
Tuy nhiên, theo ông Châu, bên cạnh các gói hỗ trợ tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội, cần xem xét cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng một căn. Bởi lẽ, nhà ở xã hội chỉ bán giới hạn cho một số đối tượng được hưởng chính sách, những người không nằm trong diện được mua nhà ở xã hội có thể tiếp cận nhà ở thương mại giá rẻ để an cư lạc nghiệp, giúp mở rộng lực cầu cho thị trường.
Theo ông Châu, cả nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ đều là phân khúc có nguồn cầu rất lớn, phục vụ nhu cầu thật và ít bị rủi ro về thanh khoản do giá trị một căn nhà ở mức vừa phải, thuộc dòng sản phẩm có khả năng vượt khó khi thị trường địa ốc khó khăn, khủng hoảng.
Cùng quan điểm, ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC), nhìn nhận, các chính sách và gói tín dụng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội thường có vai trò điều tiết cung cầu thị trường rất hiệu quả. Bài học lịch sử từ nhiều quốc gia có thị trường bất động sản phát triển, đồng thời là bài học tại thị trường Việt Nam với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã áp dụng năm 2013-2016, cũng cho thấy các gói tín dụng hỗ trợ tiếp cận nhà ở vừa túi tiền là vốn mồi thiết thực giúp thị trường vượt qua khó khăn.
Theo ông Nghĩa, các gói tín dụng nhắm đến phân khúc phục vụ nhu cầu ở thật này có thể giúp sửa chữa được khiếm khuyết lệch pha cung cầu, thừa nhà giá cao tồn tại nhiều năm qua. Người mua nhà lẫn các doanh nghiệp bán nhà cũng nhìn vào chính sách này để tự điều tiết hành vi khi tham gia thị trường địa ốc, giúp hạn chế được tình trạng đầu cơ, trục lợi. Tuy nhiên, ông khuyến nghị, để thực hiện một chính sách hỗ trợ phát triển nhà giá thấp hiệu quả, cần có sự giám sát, thực thi nghiêm ngặt sao cho đảm bảo tính minh bạch, công bằng, đúng đối tượng.
Ông Lê Quốc Kiên, chuyên gia bất động sản độc lập, cũng nhìn nhận, việc Chính phủ ưu tiên tạo điều kiện và hỗ trợ cho phân khúc nhà ở có nhu cầu thật chính là chìa khóa phá băng thị trường địa ốc.
Ông Kiên phân tích, vay mua đất có tính chất đầu cơ cao nhất vì tỷ trọng những miếng đất được đưa vào sử dụng cuối (xây nhà ở, làm nhà xưởng, kho bãi…) cực thấp so với tổng số đất được mua. Nhìn vào bất kỳ dự án đất nền nào đã được phân lô trong 5 năm gần nhất sẽ dễ dàng thấy ngay được tỷ trọng đất được sử dụng khá thấp so với đất để trống. Đất càng xa trung tâm có nhu cầu sử dụng thực càng thấp, nhu cầu tích sản dài hạn hoặc đầu cơ càng cao. Vậy với nhóm này, theo ông, nên để tự điều chỉnh theo cung cầu thị trường. Những ai muốn tích sản trung dài hạn thì tự sắp xếp xử lý nguồn vốn của mình.
Trong khi đó, vay mua nhà cũng có yếu tố đầu cơ chờ tăng giá bán kiếm lời do không phải ai cũng mua để ở, kinh doanh cho thuê, hay tạo giá trị gia tăng (sửa chữa, cải tạo, làm mới). Nhưng yếu tố đầu cơ nhà sẽ ít hơn đất nền. Bởi lẽ căn nhà có nhu cầu sử dụng cuối để ở trong khi đất nền thường bỏ hoang.
Chính vì vậy, theo ông Kiên, để tránh đầu cơ, chính sách hỗ trợ đối với nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền nên hướng đến người mua nhà lần đầu với nhu cầu sử dụng thật, giá vừa phải. Các sản phẩm bất động sản rời xa nhu cầu sử dụng thực, hướng đến những người giàu có tiền mua thêm tài sản, đặc biệt bất động sản được dùng làm công cụ cho cuộc chơi tài chính để mua đi bán lại kiếm lời, không cần giải cứu.
Tuy nhiên, xây nhà giá rẻ là thách thức không nhỏ cho các bên. Bất chấp nhu cầu rất cao của người dân về nhà giá rẻ, phân khúc này lâu nay không được nhiều nhà đầu tư mặn mà
Chính HoREA từng chỉ rõ 5 điểm nghẽn kìm hãm doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội như ách tắc nguồn vốn do chậm bố trí ngân sách làm vốn mồi; nhà ở xã hội bị áp thuế cao hơn luật định; hạn mức lợi nhuận của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư trong khi doanh nghiệp phải đối diện một loạt chi phí không tên khác; rủi ro pháp lý lớn.
Bơm nhà ở xã hội đầu tiên là bài quá quen thuộc xem lại táo kinh tế 2014 sẽ thấy TÁO QUÂN 2014: TRAI ĐẸP BỊ TRỤC XUẤT TÁO KINH TẾ VÀO CHẦU [FULL HD] - YouTube
AE đừng quên ĐTC nhé!
Sẽ tập trung nguồn lực để khơi thông điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
Tác giả:Ngọc Tuấn ghi20/02/2023 07:00
(BĐT) - Hiện nay, quá trình chuẩn bị đầu tư nhiều dự án đầu tư công tại Bình Dương gặp khó khăn, khiến tiến độ triển khai, giải ngân bị ảnh hưởng. Các vướng mắc, bất cập trong công tác đầu tư công đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa thể giải quyết. Đơn cử như vướng mắc về quy định liên quan đến thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch vốn, tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư…
Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương
Đáng chú ý, các vướng mắc trong xây dựng, ban hành phương án giá đất, phối hợp trong việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật đang ảnh hưởng lớn đến công tác thi công. Khâu thẩm định và phê duyệt đơn giá đất vẫn là điểm nghẽn lớn nhất. Tồn tại này khiến các nhà thầu phát sinh thêm các chi phí do công tác thi công bị đình trệ, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng và trượt giá vật tư, vật liệu, thiết bị. Do vậy, công tác này sẽ được tỉnh Bình Dương quan tâm, tập trung nguồn lực hơn nữa để khơi thông điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
Ngoài ra, công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt dẫn đến một số dự án khi triển khai thực hiện không thể giải ngân do vướng quy hoạch, địa điểm, phải điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh dự án. Thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án. Các dự án được chuẩn bị thật sớm nhằm kịp thời điều chỉnh nếu có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, không để dồn vào các tháng cuối năm, tránh rơi vào tình trạng bị động khi phải điều chỉnh, không kịp giải ngân kế hoạch vốn.
Để khắc phục việc không có dự án đủ điều kiện bố trí vốn gây khó khăn cho việc điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân theo tiến độ trong năm, tỉnh Bình Dương nghiên cứu có cơ chế cho phép chuẩn bị sẵn một số dự án chưa thực hiện ngay để điều chuyển vốn trong trường hợp cần thiết.
giai đoạn 2023 thị trường không dành cho người bi quan và thiếu tầm nhìn vĩ mô. Hãy nhìn về tương lại phía tích cực hơn, giai đoạn xấu nhất đã qua rồi người ae ui. Nếu không chúng ta sẽ bỏ lỡ một nhịp sóng vô cùng đẹp đẽ sắp tới
giai đoạn sẽ raqts bất ngờ cho những ai đã bán và lượng lự do dự mua
Giai doan nay nam giu la thang
chuẩn rồi bác, cứ nghe media bơm tin tiêu cực (media bẩn), chuyên dza vuốt đuôi lấy số má, bọn broker đầu đất chuyên t+ cứ khuyên mua mua bán bán để lấy phí nuôi bọn nó, … không có tầm nhìn là chết, bọn chúng sẽ đẻo TK ngày một ít đến khi chợt nhận ra thì chắc còn bộ xương
Bọn chúng nóng đít rồi. LƯớt qua các nhóm hội thấy từ bùng nổ theo đà hơi nhiều. Nay chắc lại FOMO đẩy trần cứng cổ đất
hôm nay t+ họ sẽ chốt, ae ai muốn gia tăng canh nhịp nhúng mà vào nha, quân chính qui chỉ quan tâm trận đánh lớn quyết định cục diện, các trận lẻ tẻ du kích khg cần quan tâm
Đang đi đòi nợ bỏ thêm vào chứng cháo. Đợt này phải giàu to. Tất tay tất chân múc cặm cụi từ tháng 11 giờ đã nở hoa
Chúc mừng bác
Nay cho T+ chốt thoải con gà mái
C4G khả năng nay vượt đỉnh nhé
DIG đang quá mạnh so với CEO
Lợi thế sàn HOSE đã quá rõ. Dòng tiền to sẽ vào DIG chứ ko vào CEO
ceo thì cũng ngon. dig thì béo. novo còn ce kìa
nay xanh nhẹ, vàng và thậm chí đỏ chút rất tốt nha
Riêng NVL và DIG thì tím càng tốt, còn dưới giá trị và tiềm năng thật xa lắm, dư địa tăng còn dài dài, ae khỏi lo
Nhắc lại ae đừng quên bđs giai đoan mới này còn có HPG và VND cũng có phần lớn nha
2 đại gia này làm bđs thì các doanh nghiệp bđs khác coi như chịu thua xa đấy
Một anh vừa làm thép vừa làm bđs, một anh vừa chủ sòng chứng vừa làm bđs thì số 1 rùi, lợi thế nhân đôi
có ae inbox hỏi HAG, mình nói ngắn gọn thế này
HAG làm nông nghiệp đó là bề nổi thôi, đất đai của HAG thì thuộc dạng top của VN đấy, chấp hết các doanh nghiệp bđs trên sàn cộng lại vẫn thua xa anh Đức nhé. Đừng giỡn mặt anh Đức nha
! Vậy ae biết làm gì rùi
ĐTC vẫn đẹp như ngày đầu nha
Thứ ba, 21/2/2023, 12:40 (GMT+7)
Thủ tướng: Năm nay phải giải ngân ít nhất 95% vốn đầu tư công
Đầu tư công là động lực phát triển nên Thủ tướng yêu cầu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn, tức hơn 676.000 tỷ đồng trong năm 2023.
Sáng 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng nhìn nhận, thúc đẩy đầu tư công là “nguồn lực, động lực phát triển” trong bối cảnh thế giới khó đoán định, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế chuyển đổi, nội tại nhiều khó khăn.
Năm nay, kế hoạch vốn ngân sách được Quốc hội giao gần 711.700 tỷ đồng, tăng hơn 130.000 tỷ so với 2022 và 250.000 tỷ đồng so với 2021. Thủ tướng nêu mục tiêu giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn, tức hơn 676.000 tỷ đồng.
Hiện hơn 707.044 tỷ đồng kế hoạch vốn đã được phân giao, bằng toàn bộ số vốn được Quốc hội phân bổ chi tiết cho từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
Đến 17/2, số vốn các bộ, ngành và địa phương được phân bổ, giao kế hoạch chi tiết danh mục dự án trên 595.616 tỷ đồng. Còn lại hơn 117.313 tỷ đồng vốn ngân sách chưa được phân bổ chi tiết.
Năm nay cũng là năm phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
“Khối lượng vốn lớn, yêu cầu cao hơn, nếu không có giải pháp phù hợp từ ngày đầu, tháng đầu thì giải ngân sẽ chậm. Dự án đầu tư kéo dài gây lãng phí, đội vốn, ảnh hưởng tới nguồn lực và động lực phát triển”, Thủ tướng nói.
Xem toàn màn hìnhThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy phân bổ, giai ngân vốn đầu tư công và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, ngày 21/2. Ảnh: VGP
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, năm nay thuận lợi hơn so với hai năm trước do hầu hết dự án lớn đầu tư công đã hoàn thiện thủ tục, giao đủ vốn trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025.
Nhưng tình hình cũng khó khăn hơn khi khối lượng công việc nhiều, quy mô vốn công tăng khoảng 23% (tương đương 130.000 tỷ đồng) so với kế hoạch 2022 và 250.000 tỷ đồng so với 2021. Các yếu tố như giá nguyên, nhiên vật liệu biến động khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư xây dựng, thi công của các nhà thầu.
Ngoài gỡ vướng giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư dự án, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương để thúc giải ngân vốn công.
Hệ luỵ có tiền không tiêu được 10
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đồng tình và nêu thực tế, hiện một dự án “thông đầu này thì bị chặn ở các đầu khác” như nghẽn về đất đai, môi trường, trong khi chậm 1-2 tháng thì không thể thực hiện đồng thời được.
“Mong Thủ tướng cho rà soát lại, phân cấp, ủy quyền mạnh về việc này để giảm tình trạng phải ngồi đôn đốc nhau như thế này”, lãnh đạo Hà Nội đề nghị.
Đến hết tháng 1, Hà Nội giải ngân được hơn 45.000 tỷ đồng, đạt gần 88% kế hoạch vốn công năm 2022 và theo ông Thanh đánh giá là “nỗ lực rất lớn”. Với số vốn được giao năm nay, đến cuối tháng 2, thành phố giải ngân hơn 3.600 tỷ đồng, khoảng 5,5%.
Ông Thanh cũng chỉ ra, hiện nhiều địa phương đang vướng quy định tại Luật Đầu tư công, là phải có đủ vốn mới được xây dựng kế hoạch đầu tư. Vì vậy, ông kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo, gỡ vướng nội dung này.
TP HCM - đầu tàu kinh tế phía Nam - năm nay được giao hơn 70.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm ngoái. Trong đó 16.500 tỷ đồng vốn của Trung ương, còn lại phần lớn là vốn của địa phương.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi thông tin, thành phố đã phân bổ hết số vốn cho các các dự án dùng ngân sách trung ương, còn một số hồ sơ dự án dùng vốn địa phương chưa hoàn thiện, khoảng 26.000 tỷ đồng, nên đến cuối tháng 3 mới phân bổ xong.
Ông Mãi cho biết thành phố sẽ khắc phục những hạn chế trong năm 2022 để đảm bảo tiến độ giải ngân năm nay. Cụ thể, TP HCM sẽ đẩy nhanh hoàn thiện hồ sơ thủ tục dự án, phân bổ vốn; giải phóng mặt bằng, nâng chất lượng phối hợp giữa các cơ quan, giám sát tiến độ chủ đầu tư.
“Thành phố sẽ đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đảm bảo cho các dự án có mặt bằg sạch trong nửa đầu năm nay”, ông Mãi nói.
Chẳng hạn, với dự án đường Vành đai 3, Chủ tịch TP HCM cho hay, đến 15/6 sẽ bàn giao 80% mặt bằng dự án cho nhà đầu tư để kịp khởi công trong tháng 6. Mặt bằng sạch toàn bộ dự án này sẽ được thành phố bàn giao cho nhà đầu tư vào tháng 11 tới.
Chủ tịch TP HCM kỳ vọng, dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 về một số cơ chế đặc thù cho TP HCM được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tháng 5 tới, sẽ tác động lớn đến thúc đẩy vốn công, thu hút vốn đầu tư xã hội khác.
Năm nay giải ngân ĐTC nó khg thể như những năm trước đây đâu nha các bác. Đừng đùa với Thủ tướng nhé. Cho về vườn chăn kiến hết nếu làm khg xong!
21/02/2023 10:15 GMT+7
TP.HCM xem xét trách nhiệm người đứng đầu giải ngân vốn đầu tư công chậm
Thủ tướng yêu cầu giải ngân vốn phải đạt ít nhất 95% tổng số vốn Quốc hội phân bổ trong năm nay. Trong khi đó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức còn triển khai chậm.
Chính phủ xác định đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương - Ảnh VGP
Sáng 21-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển. Đặt trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều sức ép và khó khăn.
Vì vậy, Chính phủ đã xác định đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, ba chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Vốn đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển
Với khối lượng vốn đầu tư công lớn hơn, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711.000 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2023. Đồng thời phải đảm bảo đúng chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án, nên cần có giải pháp từ đầu.
Nêu thực trạng về giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, năm 2022 thành phố được giao vốn 54.000 tỉ đồng với khả năng cân đối là 37.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 31-1 mới giải ngân được 71,3%, tương đương 26.636 tỉ đồng. Như vậy không đạt mục tiêu là 95% nhưng có tăng so với năm 2021 là 6.900 tỉ đồng, tăng 35%.
Ông Mãi chỉ ra 5 nguyên nhân chính, đó là các bất cập trong thủ tục thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng chậm, giá vật liệu xây dựng tăng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đến trách nhiệm của chủ đầu tư trong chuẩn bị hồ sơ, đánh giá các tình huống phát sinh, chủ động tháo gỡ còn chậm.
“Lần họp trước TP.HCM đã báo cáo và nhận trách nhiệm trước Thủ tướng. Đến nay, TP.HCM đã tiến hành xem xét trách nhiệm các đồng chí đứng đầu các tổ chức còn triển khai chậm” - ông Mãi nói.
Năm 2023, rút kinh nghiệm của năm 2022, TP.HCM được phân bổ vốn là 70.000 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022. Để triển khai, thành phố đã tổ chức hội nghị, nêu ra những khó khăn vướng mắc, củng cố lại tổ công tác, ban hành các văn bản, chương trình hành động.
Báo cáo trước hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay năm 2023 tổng vốn đầu tư công được Quốc hội phê duyệt là 711.684 tỉ đồng. Đến nay đã phân bổ chi tiết được 707.044 tỉ đồng cho các bộ ngành địa phương, làm cơ sở để Thủ tướng giao vốn cho các bộ ngành địa phương.
Tổng hợp đến ngày 17-2 các bộ ngành và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ dự án là 595.616 tỉ đồng, đạt 84,2% kế hoạch. Mặc dù vậy, vẫn có tới 56/110 đơn vị phân bổ vốn quá thời gian quy định.
Một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân như chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nhưng vẫn phân bổ cho thấy công tác chuẩn bị của các đơn vị vẫn còn thiếu chủ động và chậm trễ.
Cũng theo báo cáo, giải ngân vốn đến ngày 31-1 được 12.819 tỉ đồng, đạt 1,81% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ là 2,5%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, quy mô vốn cho năm 2023 này tiếp tục tăng khoảng 130.000 tỉ đồng.
Số vốn của chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn, trong khi các yếu tố như giá cả biến động khó lường, tác động trực tiếp để đầu tư xây dựng, thi công.
Do đó, cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc từ khâu chuẩn bị dự án, thực hiện và kết thúc dự án.
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Thủ tướng - Ảnh: VGP
Giải ngân vốn đầu tư công thiếu chủ động, chậm trễ
Về tình hình thực hiện năm 2022, đến ngày 31-1-2023, ước tính giải ngân vốn đầu tư công đạt 541.857 tỉ đồng, đạt gần 93,5%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, các kết quả đạt được là do công tác chỉ đạo, điều hành triển khai kế hoạch đầu tư công quyết liệt, cụ thể.
Trong đó, xác định việc thúc đẩy giải ngân vốn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì phải kiểm điểm người đứng đầu, điều chuyển kế hoạch vốn. Các tổ công tác được thành lập để chỉ đạo, đôn đốc thực hiện giải ngân nên khó khăn, vướng mắc được xử lý kịp thời.
Tuy vậy, những hạn chế được chỉ ra là hầu hết các bộ ngành và địa phương không phân bổ hết vốn theo đúng quy định. Đến hết niên độ ngân sách năm 2022, số vốn còn lại chưa phân bổ là 28.668 tỉ đồng. Tình trạng đề xuất trả lời vốn tiếp tục có xu hướng tăng, nhất là vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương, quyết định đầu tư dự án chưa phù hợp nên phải điều chỉnh nhiều lần. Vướng mắc giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu thi công còn hạn chế. Việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện dự án trong một số trường hợp còn chậm, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện.
Phân tích nguyên nhân, cơ quan tham mưu cho Chính phủ chỉ ra rằng vai trò người đứng đầu trong một số bộ ngành địa phương chưa phát huy đầy đủ, năng lực lập kế hoạch đến thực hiện dự án còn hạn chế.