Tầm nhìn xịn.
Điều 1-2 đã xảy ra. Bây giờ tới con số 3 đang dần hình thành.
Bac cho em theo đuôi học tập
mình cứ theo dòng tiền vĩ mô và tìm chổ trũng nẵm chờ, nước chảy chổ thấp mà. Tiền tự động chảy vào túi thôi. Lướt lat t+ mệt lắm
ĐTC,BĐS nay hấp thụ cung tốt. Từ nay tới cuối năm sóng thần mọi thời đại sẽ hình thành. Chứng sĩ hold cổ tốt 2 ngành này auto giàu. 2024-2025 sẽ có 1 lớp tỷ phú mới lên ngôi kkk
Khắc phục ngay tình trạng chậm phân bổ, giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công
Nhĩ Anh
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số Bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu; 31/51 Bộ và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 75% kế hoạch; tỷ lệ giải ngân dự án có vốn nước ngoài chỉ đạt 42,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao…
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 23/5, trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương để đạt được những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, XỬ LÝ, THÁO GỠ KHÓ KHĂN VỚI CÁC DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ, KÉM HIỆU QUẢ
Nhận thức, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đã được nâng lên trong quá trình tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” và sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022, Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo ông Mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nâng cao chất lượng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội . Các Bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ban hành và ban hành theo thẩm quyền 602 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nhiều quy định liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngày làm việc thứ 2 của Quốc hội
Số lượng văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ ban hành mới, sửa đổi, bổ sung tăng lên, là cơ sở quan trọng để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Một số Bộ, ngành làm tốt nhiệm vụ này như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải…
Cùng với đó đã thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; tiết kiệm triệt để chi ngân sách nhà nước, cắt, giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả đã tiết kiệm được 53.896 tỷ đồng, nhiều Bộ, ngành, địa phương có số kinh phí tiết kiệm cao như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bình Dương…
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 93,42% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông cơ bản được khắc phục, tốc độ giải ngân cao hơn bình quân cả nước, tiết kiệm trên 8.546 tỷ đồng.
Cơ quan thẩm tra nhận xét, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo, xử lý, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Một số dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh. Một số doanh nghiệp có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Năm 2022 là năm đầu thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chính phủ đã có báo cáo tình hình triển khai. Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, báo cáo chưa làm rõ những kết quả, chuyển biến so với thời điểm Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết, nhất là việc thu hồi đất đã giao nhưng chưa đưa vào sử dụng, sử dụng sai mục đích…
Tình trạng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được khắc phục, diễn ra nhiều năm.
Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn được giao.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.
Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa bảo đảm tiến độ quy định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số Bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu.
Còn nhiều lãng phí do việc công bố chỉ số giá xây dựng tại các địa phương chậm, chưa sát với thị trường, là nguyên nhân dẫn đến các chủ đầu tư, nhà thầu không chủ động được trong quá trình triển khai dự án, công trình. Nhiều dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nhưng không thể triển khai do vướng mắc về quy hoạch, địa điểm, đất đai, giải phóng mặt bằng; điều chỉnh đơn giá, dự toán dẫn đến làm thay đổi hoặc phải điều chỉnh lại dự án.
Tính đến ngày 31/12/2022, kết quả giải ngân các chính sách hỗ trợ mới đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng (bằng 26% tổng số vốn). Cụ thể, chính sách hỗ trợ lãi suất (2%/năm) đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thông qua hệ thống ngân hàng thương mại có kết quả thấp. Đến cuối tháng 3/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất chỉ đạt 327 tỷ đồng, tương đương 0,82% tổng nguồn lực…
Việc hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ, giao kế hoạch vốn của Chương trình cho một số nhiệm vụ, dự án đầu tư chậm; một số dự án không hoàn thành thủ tục đầu tư đúng thời hạn.
Cũng theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách, việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm và còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình, gây lãng phí.
Việc triển khai, giải ngân vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia chậm, nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, làm lãng phí nguồn lực.
Cơ quan thẩm tra cũng chỉ rõ tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, kết quả hạn chế, làm lãng phí nguồn lực, vốn Nhà nước. Tiến độ và kết quả cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đạt kế hoạch. Thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp 03 năm không đạt dự toán, số thu năm 2022 rất thấp, chỉ đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, giảm 26,2 nghìn tỷ đồng so với dự toán .
Việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ theo các Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021- 2025 mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa có chuyển biến thực chất, nhất là việc thực hiện mục tiêu “Phấn đấu xử lý ít nhất 2 ngân hàng thương mại yếu kém và 5 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ”…
Vì vậy, Ủy ban Tài chính Ngân sách kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn.
Khẩn trương triển khai kế hoạch để hoàn thành các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.
Cơ quan thẩm tra cũng kiến nghị cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng phân bổ, giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Vẫn câu hỏi cũ? Dân nhận tiền bồi thường xong sẽ làm gì?
TP HCM chi 8.800 tỷ đồng bồi thường Vành đai 3 trong hai tháng tới
Thành phố sẽ chi khoảng 8.800 tỷ đồng bồi thường giai đoạn một cho dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn, để có ít nhất 70% mặt bằng khởi công đường trước 30/6.
Thông tin được Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Võ Trung Trực đưa ra tại hội nghị liên quan giải phóng mặt bằng, trong đó có dự án Vành đai 3, ngày 28/4. Số tiền nói trên chiếm 46% tổng chi phí đền bù, hỗ trợ tái định cư của dự án ở thành phố (khoảng18.900 tỷ đồng).
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Võ Trung Trực nói tại hội nghị, ngày 28/4. Ảnh: Hạ Giang
Ông Trực cho biết đoạn Vành đai 3 ở thành phố có hơn 90% diện tích đất nông nghiệp. Nếu theo cách làm cũ là triển khai bồi thường đất nông nghiệp và đất ở cùng lúc, tiến độ giải phóng mặt bằng dự án sẽ chậm. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xin ý kiến bộ ngành liên quan thực hiện thu hồi đất nông nghiệp trước, đồng thời vận động người dân có đất ở chấp thuận thu hồi, nhận tiền bồi thường cùng nền tái định cư, mà không cần chờ hết hạn 180 ngày như quy định.
“Đây là cách làm mới, tiết kiệm được 90 ngày so với kế hoạch và có thể bàn giao ít nhất 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp để khởi công trước 30/6”, ông Trực nói.
Công nhân cắm cọc giải phóng mặt bằng Vành đai 3 TP HCM đoạn qua Thủ Đức hồi tháng 10/2022. Ảnh: Thanh Tùng
Theo cách làm trên, giải phóng mặt bằng ở dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu áp dụng thu hồi đối với trường hợp đồng thuận, thời gian tiếp theo áp dụng cho những người chưa đồng thuận. Thành phố phấn đấu chi trả tiền bồi thường cho người dân trong tháng 8 và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư trước 15/11.
Cũng theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, sau khi thành phố ra quyết định phê duyệt hệ số điều chỉnh giá bồi thường đất, hỗ trợ tái định cư dự án Vành đai 3, các địa phương trên địa bàn đã ban hành quyết định thu hồi đất đạt tỷ lệ hơn 72%. Tuy nhiên, việc giải ngân 8.800 tỷ đồng rất lớn nên các đơn vị liên quan đẩy nhanh để đảm bảo kế hoạch.
Thống kê tổng diện tích giải phóng mặt bằng làm Vành đai 3 trên địa bàn TP HCM khoảng 410 ha, hơn 1.700 trường hợp bị ảnh hưởng. Hiện, chính quyền thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các khu tái định cư tại chỗ cho các hộ bị giải tỏa trắng, đủ điều kiện.
Đối với trường hợp có nhà, đất bị giải tỏa trắng nhưng không đủ điều kiện bố trí tái định cư, các đơn vị cũng đã xây dựng chính sách, chuẩn bị đủ quỹ căn hộ chung cư cho người dân. Ngoài ra, các trường hợp khó khăn, không đủ tiền trả một lần khi mua căn hộ cũng được xem xét cho trả chậm thời hạn 15 năm.
Hướng tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ họa: Khánh Hoàng
Vành đai 3 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, được đầu tư giai đoạn một với chiều dài hơn 76 km, tổng chi phí 75.400 tỷ đồng. Ở TP HCM, tuyến dài hơn 47 km, qua TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, tổng mức đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng.
Dân nhận tiền bồi thường xong sẽ làm gì?
- Mua đất tiếp
- Mua vàng
- Mua xe oto
- Gởi Bank
- Mua chứng, …
ĐTC sẽ được đẩy mạnh hơn nửa nhé
Quốc hội khóa XV: Khắc phục tình trạng phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công chậm
Sáng 23/5, Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Ảnh: An Đăng - TTXVN
*** Tiết kiệm kinh phí, vốn Nhà nước là 53.887 tỷ đồng**
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2022, mặc dù bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc kịp thời của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực: đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 8,02%, cao nhất trong 10 năm qua và vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%), lạm phát được kiềm chế ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.
Trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ rõ: Nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn Nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 53.887 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ tiếp tục được cải thiện theo kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và định hướng Chiến lược nợ công đến năm 2030 đã đề ra.
Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính. Kết quả tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ tài chính của các bộ ngành, địa phương năm 2022 là 3.494 tỷ đồng. Một số đơn vị có kết quả cao như: thành phố Hà Nội là 1.173 tỷ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh là 1.220 tỷ đồng…
Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, cả nước đã thực hiện chuyển dịch gần 20 nghìn ha đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp; kiểm tra xử lý thu hồi, hủy bỏ chủ trương đầu tư đối với các dự án chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng với diện tích trên 10 nghìn ha. Công tác thẩm định, giải quyết hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản luôn bám sát và tuân thủ quy định của pháp luật; nguồn thu từ khai thác khoáng sản năm 2022 là 4.115 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Ảnh: An Đăng - TTXVN
Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước, năm 2022, các bộ, ngành Trung ương giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương, 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ, 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ. Các địa phương giảm 7 sở và 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh và cấp huyện.
Lũy kế đến nay, 63 tỉnh/thành phố đã giảm được 2.159 tổ chức phòng và tương đương. Cả nước đã giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với năm 2016. Tinh giản biên chế giảm 79.057 người ( chiếm 29,96% so với số biên chế công chức, viên chức giảm giai đoạn 2016 - 2021).
Về nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg về Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 với 8 nhiệm vụ trọng tâm và 4 nhóm giải pháp để thực hiện.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm trong từng lĩnh vực được giao phụ trách; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật chuyên ngành, tập trung vào các lĩnh vực: quản lý và sử dụng đất đai; đầu tư công; quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ; việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa…
*Sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương để đạt được những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.
Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá, phân tích, làm rõ mối quan hệ, sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chế độ, định mức; chưa đánh giá đầy đủ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và trách nhiệm.
Năm 2022 là năm đầu thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chính phủ đã có báo cáo tình hình triển khai. Tuy nhiên, báo cáo chưa làm rõ những kết quả, chuyển biến so với thời điểm Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết, nhất là việc thu hồi đất đã giao nhưng chưa đưa vào sử dụng, sử dụng sai mục đích; việc khắc phục các bất cập trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên tái chế, năng lượng tái tạo; quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên số, băng tần số vô tuyến điện, kho số viễn thông, cơ sở dữ liệu…
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Ảnh: An Đăng - TTXVN
Về tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, báo cáo thẩm tra chỉ rõ, công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn được giao. Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 chưa bảo đảm tiến độ quy định. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của một số bộ, ngành, địa phương chưa đạt mục tiêu.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội (ngày 11/1/2022) ban hành nhiều chính sách, giải pháp với thời gian thực hiện chủ yếu trong năm 2022 và 2023 nhằm mục tiêu nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến ngày 31/12/2022, kết quả giải ngân các chính sách hỗ trợ mới đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng (bằng 26% tổng số vốn).
Đáng chú ý, việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm và còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình, gây lãng phí nguồn lực Nhà nước. Việc triển khai, giải ngân vốn đầu tư các dự án quan trọng quốc gia chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, làm lãng phí nguồn lực…
Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn; tập trung hoàn thành các chuẩn mực kế toán, phương pháp thống kê, thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng, tới năm 2025 cơ bản hoàn thành các chuẩn mực kế toán và công khai Báo cáo tài chính nhà nước.
Chính phủ cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng phân bổ, giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công chậm; bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
Đồng thời, nghiên cứu, có giải pháp mạnh mẽ trong cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp…/.
Dân jo khôn rùi. Chỉ mua đất
Tin tốt
cung tiền trong xã hội mình nhiều lắm, hiện tại đang bị ứ đọng tam thời đa số trong các bank, đây là điều mà không một quốc gia nào muốn. Vậy về lí thuyết cơ bản một mặt là NHNN phải hạ lãi suất đẩy tiền ra lưu thông vào nên kinh tế, mặt khác chính phủ phải ra chính sách tài khoá kích cầu tiêu dùng: giảm thuế VAT và các loại, phải đẩy mạnh tiền ra kênh đtc, … VN mình đang làm tốt đấy.
Hãy học hỏi cách mà Thái Lan và anh Trung Quốc những thập kĩ trước cũng làm thế, và họ đã thành công rực rỡ
và khi cung tiền được bơm ra quá nhiều, mất cân đối cung cầu, nếu không khéo sẽ dễ xảy ra lạm phát phi mã như Zimbabwe đấy. Vậy làm sao kiểm soát lạm phát?
Có nhiều cách lắm, nhưng VN mình có một công cụ mà các nước tư bản khg có đó là bđs, cái này do đặc điểm văn hoá riêng ngàn đời rồi
qua theo dõi thông tin đền bù giải toả đường vành đai 3 HCM tôi thấy nhiều nơi bồi thường hơn 45tr/m2, Bình Dương và Đồng Nai cũng công bố rồi, có nơi hơn 42tr/m2. Nói về bđs thì Nhà nước của mình là nhà cái vĩ đại đấy, họ cầm chịch cuộc chơi và luôn là người đứng phía sau tạo ra những con sóng thần đấy. Trước đây theo khung qui định thì giá rất bèo nhưng vẫn tạo ra sóng thần, giờ tính giá bồi thường cân đối theo giá thị trường bđs và theo thoả thuận với dân … thì ae biết rồi đấy chuyện gì đến sẽ đến, dân ôm đóng tiền rồi lại đi mua gom đất tiếp, gom tiếp, lớp lớp tầng tầng, …
Sóng bắt đầu từ đây chứ đâu nửa?!!!
và đây chính là bí quyết hấp thụ hết dòng tiền dư thừa nhằm kiểm soát tốt lạm phát mà nhà cái muốn nhưng khg nói cho bạn biết đâu nha
Nhìn thẳng mà nói giảm lãi suất 0,5% không làm doanh nghiệp bất động sản dễ thở hơn.
Điều mà các doanh nghiệp BĐS đang cần chính là “DÒNG TIỀN, DÒNG TIỀN và … DÒNG TIỀN”. Cụ thể là phải được tăng room tín dụng + giảm các điều kiện cho vay để công ty BĐS tiến hành ngay việc đảo nợ, gia hạn nợ các khoản vay quá hạn.
Quan trọng hơn là Ngân hàng phải đảo nợ, mua lại trái phiếu doanh nghiệp mà các doanh nghiệp BĐS đang quá hạn, đến hạn trong tháng 5, tháng 6… đồng thời Ngân hàng phải có gói giải ngân lãi suất thấp cho cá nhân vay vốn nhằm xử lý hàng tồn kho cho các doanh nghiệp bất động sản.
Bằng không có đủ các yếu tố trên vui lòng: Tăng luôn lãi suất để các doanh nghiệp bất động sản tiến gần hơn tới việc tự thải loại cho đỡ mất thời giờ.
Ko nói nhiều bốc đầu
bác đòi hỏi nhiều quá rùi, cái gì cũng phải từ từ chứ, gỡ vướng thì càng phải từ từ , tránh hấp tấp nông nổi. Mấy cái bác nói chính phủ cũng đang làm đó chứ, chỉ có điều còn nhiều qui định, pháp luật nó chồng chéo, … lạc quan lên nào chú Chim se à
Lên nào. A ai nhanh tay kiếm cơm nào. Ai nhanh
cũng từ từ ae còn tranh thủ mua cái bác, phe cầm tiền còn nhiều lắm, đang kìm trụ lại để ăn hàng mà kkkk