700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

Tiền đang chờ chực cũng khủng đó

1 Likes

Chủ yếu bốc đất là chính

1 Likes

chu kì đi lên từ đáy này ae khg có đất lấy gì giàu

1 Likes

Đất dog ị mà để lâu năm cũng thành vàng.kkk.

Chu kỳ này còn có tay chơi mới tham gia, đó là điểm khác với chu kỳ trước!

Ẩn số “người chơi mới” trên thị trường bất động sản

Tác giả: Bảo Tín
BĐT) - Giữa khó khăn bủa vây, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trong nước đành phải bán dự án hoặc cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Hé mở một số thương vụ lớn

Câu chuyện các quỹ đầu tư, doanh nghiệp (DN) nước ngoài mua lại các dự án hoặc bơm tiền mua trái phiếu chuyển đổi tại nhiều DN BĐS lớn của Việt Nam thời gian qua đang dần hé mở. Khi các DN BĐS có dự án tốt rơi vào khó khăn thì cũng là lúc hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) sôi động.

Quý I/2023, Công ty CP Địa ốc No Va (Novaland) đã hoán đổi cho đối tác Dallas Vietnam Gamma Ltd số cổ phần trị giá 1.000 tỷ đồng tại hai công ty thành viên là Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Nhơn và Công ty CP Đầu tư tổng hợp Mũi Né. Giao dịch này đổi lấy việc hủy bỏ số lượng trái phiếu và chứng quyền tương ứng Dallas Vietnam Gamma Ltd đã mua của Novaland từ tháng 2/2022 (4.435 trái phiếu chuyển đổi và 185 trái phiếu kèm chứng quyền).

Mới đây, Công ty CapitaLand Development - nhánh kinh doanh và phát triển BĐS của Tập đoàn CapitaLand (Singapore) cho biết, Công ty đang đàm phán, lựa chọn mua một phần Dự án Ocean Park 3 có diện tích 294 ha gần Hà Nội hoặc một dự án khác ở phía Bắc TP. Hải Phòng, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, tức hơn 36.000 tỷ đồng từ Công ty CP Vinhomes.

Năm 2022, CapitaLand Development đã tiếp nhận và phát triển quỹ đất lên đến 18,9 ha tại thành phố mới Bình Dương từ Công ty Becamex IDC để xây dựng dự án nhà ở quy mô lớn. CapitaLand Development đã chi khoảng 18.330 tỷ đồng, tương đương 1,12 tỷ đô la Singapore để sở hữu dự án này.

Ông Jason Leow, Giám đốc điều hành Công ty CapitaLand Development cho hay, ngoài các dự án nhà ở, CapitaLand đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực hậu cần, trung tâm dữ liệu, khu công nghiệp. Công ty đang làm việc với cơ quan chức năng và đối tác để tìm kiếm cơ hội quy hoạch tổng thể và phát triển đô thị nhằm mở rộng danh mục đầu tư BĐS ở Việt Nam.


Vị thế của một số doanh nghiệp phát triển bất động sản điển hình. Nguồn: batdongsan.com.vn

Những mục tiêu trong tầm ngắm

Trong Báo cáo thị trường BĐS quý I/2023, các chuyên gia Batdongsan.com.vn đã chia doanh nghiệp BĐS Việt Nam thành 4 nhóm điển hình, gồm: rủi ro, cân bằng, tiềm lực và người chơi mới (xem Bảng). Riêng nhóm 4 - “người chơi mới” chính là các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là ẩn số trên thị trường BĐS Việt Nam.

Mặc dù bên bán và bên mua đều kín tiếng trong các giao dịch, nhưng các chuyên gia cho rằng, việc bắt tay giữa “nhóm 1” và “nhóm 4” là giải pháp thuận cả đôi đường trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, DN cạn tiền.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, như một quy luật, các DN có rủi ro cao khi áp lực nợ ngắn hạn vượt quá khả năng tài chính thường nằm trong tầm ngắm của những nhóm chuyên thâu tóm trên thị trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên, để tránh nguy cơ bị thâu tóm, một số doanh nghiệp trong “Nhóm 2” đang tập trung phát triển sản phẩm lõi với hy vọng tạo được dòng tiền, ưu tiên tái cơ cấu các khoản nợ rủi ro lớn trong ngắn hạn. Một số doanh nghiệp trong “Nhóm 3” đang tìm kiếm cơ hội với phân khúc, loại hình mới và thu mua quỹ đất hợp lý, mở rộng đến khu vực địa lý.

Tuy vậy, giới chuyên gia vẫn dự báo, nhà đầu tư ngoại có tiềm lực tài chính tốt, dày dạn kinh nghiệm sẽ không bỏ qua cơ hội mua dự án tốt giá rẻ hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp đang bị định giá thấp tại Việt Nam. Thị trường BĐS cần sớm vượt qua tình trạng bế tắc mới có thể làm nhẹ đi xu thế DN BĐS bị thâu tóm, mua lại từ dòng vốn quốc tế.

LCG và C4G vàng đỏ là cơ hội lên tàu nha

1 Likes

Chứng cháo đtc thì nóng lâu rồi nha!
Chỉ còn tuần này có lẽ còn lên tàu kịp chăng!!!

Đầu tư công sẽ làm nóng nghị trường Quốc hội
31/05/2023 07:59
Hôm nay và ngày mai (31/5 và 1/6), Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn đầu tư công thấp chắc chắn sẽ được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.


Ông Lê Trung Hiếu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công rất chậm, khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng khi thảo luận về kinh tế - xã hội?

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được các bộ, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện trong tháng 4/2023. Nhờ đó, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 25,5% kế hoạch, tăng gần 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này rất đáng khích lệ vì cùng kỳ năm 2022 đạt 24,9% kế hoạch và tăng 10,8%.

Có được kết quả này là do năm 2023 có kế hoạch vốn đầu tư công rất lớn. Nhiều dự án trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội đã cơ bản hoàn thành thủ tục, đang tập trung thực hiện. Nhiều dự án khác trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đã xong thủ tục, quy trình đã tạo thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư công năm nay tích cực hơn các năm trước.

Vậy còn sự chỉ đạo, điều hành thì sao, thưa ông?

Thứ nhất, các bộ, ngành và địa phương đã chủ động, tích cực tập trung triển khai phân giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 kịp thời, đáp ứng được yêu cầu dự án có thể thực hiện và giải ngân ngay từ những tháng đầu năm 2023, đặc biệt là những dự án chuyển tiếp, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Thứ hai, nhiều bộ, ngành và địa phương đã giao từng đầu việc cụ thể cho mỗi sở, ban, ngành, chủ đầu tư, ban quản lý dự án chịu trách nhiệm tiến độ cam kết, từ đó đã thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công từ sớm, từ xa.

Thứ ba, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động tập trung chỉ đạo xử lý các vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; kịp thời xử lý vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia.

Và cuối cùng, nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án đã có ý thức tập trung triển khai thực hiện ngay các dự án, công trình được giao kế hoạch vốn năm 2023, đặc biệt là dự án chuyển tiếp, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Cũng không thể không kể đến quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ?

Đúng vậy. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ngay từ đầu năm. Gần đây nhất, ngày 23/3/2023, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.

Nhưng 4 tháng đầu năm mới giải ngân được 19% kế hoạch vốn khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng về khả năng năm nay tiếp tục không hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công?

Để phấn đấu thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 đạt cao nhất, tạo động lực đóng góp tăng trưởng kinh tế, theo tôi, cần tập trung vào các giải pháp sau.

Nhà nước tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng, ở các lĩnh vực gồm đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản… Một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng.

Lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương bám sát, đánh giá đúng tình hình, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; chủ động, linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án, chuẩn bị tốt mặt bằng sạch cho thi công. Nếu vượt quá thẩm quyền, thì cần tổng hợp, báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để kịp xem xét, giải quyết sớm.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm, nêu gương người đứng đầu. Có chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật với chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, không để vướng mắc kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực vốn.

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, nên dù có thực hiện cả 4 giải pháp đó, cũng khó có thể hoàn thành Kế hoạch?

Bên cạnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý các thủ tục về đầu tư công, cần thực hiện điều hòa vốn giữa Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đảm bảo thực hiện hết toàn bộ số vốn của Chương trình năm 2023 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023.

Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo quyết liệt chủ đầu tư tập trung triển khai ngay việc thực hiện các dự án đã được giao kế hoạch vốn, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư đối với dự án, công trình chuyển tiếp. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án quan trọng, cấp thiết đang đầu tư dở dang; dự án công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2023.

UBND cấp tỉnh thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ dự án đầu tư công; cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng theo tháng đảm bảo đúng quy định làm cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư của dự án, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ đầu tư, nhà thầu.

Mạnh Bôn

đtc nếu thích nay có nhịp vàng đỏ tranh thủ lụm nha ae

nếu sớm chiều sẽ hết hàng vàng đỏ đấy kkk

Kỳ vọng tăng tốc đầu tư công

Tác giả: Minh Hiếu
BĐT) - Nhiều bộ, ngành, địa phương trong tháng 5 đã tăng tốc thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Theo đặc thù thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công, các tháng đầu năm thường là thời gian chuẩn bị và tăng tốc vào nửa cuối năm, đặc biệt là quý cuối cùng của năm.


5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 177 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh:Lê Tiên

Cùng với đó, sự quan tâm, chỉ đạo đặc biệt từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như mối quan tâm rất lớn từ các đại biểu Quốc hội với nhiều giải pháp được đề xuất, kỳ vọng tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư công trong thời gian tới.

Chuyển biến từ thực tiễn

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5, các bộ, ngành và địa phương đã tập trung đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 177 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khối cơ quan trung ương, Bộ Giao thông vận tải thực hiện được 25.582 tỷ đồng, tăng 79,5%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện được 2.198 tỷ đồng, tăng 54,9%. Nhiều địa phương cũng tăng tốc trong tháng 5, TP.HCM thực hiện được hơn 10.260 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ 2022; Bình Dương thực hiện được hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 95,8%. Hòa Bình thực hiện được 3.087 tỷ đồng, tăng đến 99% so với cùng kỳ năm trước.

Về số liệu giải ngân, số liệu tháng 4 cho thấy dấu hiệu tăng tốc, với số vốn giải ngân trong tháng của cả nước đạt khoảng 37 nghìn tỷ đồng, gấp 1,5 lần bình quân 3 tháng đầu năm (khoảng 24 nghìn tỷ đồng/tháng). Giải ngân 4 tháng tuy tỷ lệ đạt thấp hơn cùng kỳ, nhưng số lượng tuyệt đối, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), cao hơn rất nhiều. 5 tháng, nhiều bộ, địa phương đã đạt tỷ lệ giải ngân trên 30%.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện để góp phần phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt trong công tác chỉ đạo, ban hành 16 nghị quyết, 6 công điện, 2 chỉ thị, tổ chức 4 hội nghị trực tuyến và duy trì 5 tổ công tác liên tục của Chính phủ và các bộ trưởng đôn đốc công tác giải ngân.

Các thành viên Chính phủ cũng trực tiếp làm việc với các địa phương để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Riêng Bộ KH&ĐT đã ban hành 7 công điện, 6 văn bản đôn đốc hướng dẫn và trực tiếp làm việc với rất nhiều địa phương để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn. Nhờ đó, tỷ lệ giải ngân đã có tiến bộ rất tích cực. Tinh thần chung, Thủ tướng vẫn chỉ đạo quyết tâm phấn đấu đạt 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết thời gian qua, giải ngân còn chậm có nguyên nhân là nhiều dự án đầu tư mới, thủ tục thực hiện theo quy định, xong vấn đề này mới làm đến vấn đề khác, không làm song song các thủ tục được. Đến nay cơ bản đã xong thủ tục, tập trung từ nay đến cuối năm đẩy nhanh giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.


Công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công thường tăng tốc trong nửa cuối năm, đặc biệt là quý cuối cùng của năm. Ảnh: Nhã Chi

Quyết liệt, tăng trách nhiệm trong thực hiện đầu tư công

Tuy nhiên, bên cạnh những bộ, ngành, địa phương thực hiện, giải ngân tốt vốn đầu tư công, vẫn còn nhiều đơn vị giải ngân thấp. Kế hoạch vốn năm 2023 còn rất nhiều, áp lực giải ngân thời gian tới rất lớn.

Trong một ngày rưỡi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, vì đây là bệ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm nay, doanh nghiệp, người dân rất trông chờ. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công và nhanh chóng giải quyết các khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, quan tâm đến các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền cho địa phương, tháo gỡ những khó khăn về giải phóng mặt bằng, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị cương quyết điều chuyển vốn đầu tư những nơi chưa hoàn chỉnh hồ sơ giải phóng mặt bằng, giải ngân chậm để phân bổ cho những nơi làm tốt công tác này. Khắc phục tình trạng vốn chờ công trình, ghi vốn trước, làm các bước thủ tục sau.

Trước một số ý kiến nhận định giải ngân vốn đầu tư công rất chậm và trở thành điểm nghẽn, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) chia sẻ, đã rà soát lại các số liệu, đánh giá như vậy là chưa thỏa đáng. Trong thời gian vừa qua, Quốc hội đã đồng hành với Chính phủ, quan tâm lớn đến công tác giải ngân với nhiều giải pháp. Ở kỳ họp bất thường thứ nhất, Quốc hội đã rà soát thể chế và ban hành 1 luật sửa 9 luật để tháo gỡ vướng mắc đầu tư công. “Năm 2017 giải ngân 73%, 2018 giải ngân 66,9%, 2019 giải ngân 67,5%, 2020 giải ngân 90%, 2021 giải ngân 93,4% và 2022 giải ngân 93%. Như vậy, rõ ràng trong 2 năm vừa qua tốc độ giải ngân tốt hơn bình quân 5 năm 2016 - 2020”, đại biểu Trần Hoàng Ngân dẫn số liệu thực tế và cho rằng, đây là một nỗ lực cần đánh giá đúng mực, nhất là khi số tiền kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 lớn hơn rất nhiều giai đoạn trước.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, Quốc hội đã rất tích cực đồng hành với Chính phủ bằng những cuộc họp bất thường, có nhiều nghị quyết để tháo gỡ khó khăn này, làm đến cùng. Trên thực tế có nhiều tỉnh giải ngân rất tốt. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân cấp, phân quyền rất nhiều, chỉ đạo rất quyết liệt thời gian qua. “Khi trao đổi với cán bộ cơ sở, anh em tâm sự là “cái khó ở đây làm sao tham mưu phải đúng quy định của pháp luật nhưng cũng phải đúng với ý chỉ đạo của lãnh đạo”, ông Hạ chia sẻ và cho rằng, quan trọng nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, phải quyết tâm, quyết liệt xử lý những người đứng đầu để xảy ra chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ này.

Thông tin tới đại biểu Quốc hội về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã nhận diện những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, giải phóng mặt bằng chậm, thời gian điều chỉnh dự án lâu, điều chỉnh nhiều lần; năng lực của ban quản lý dự án, năng lực nhà thầu cũng như trách nhiệm và sự vào cuộc của người đứng đầu còn hạn chế. Riêng năm 2023 có một số đặc thù, đó là quy mô vốn đầu tư công năm 2023 lớn hơn các năm (710.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 23% so với năm 2022); các yếu tố phát sinh về giá, nguyên nhiên vật liệu đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng; tình trạng một số bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, làm cho các thủ tục kéo dài…

Để đẩy nhanh việc giải ngân, Bộ trưởng nêu một số giải pháp như rà soát lại quy định pháp luật, trong đó có Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn, khâu nào có thể đẩy nhanh và rút ngắn, sẽ kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh; đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác; đẩy nhanh tiến độ công việc liên quan đến kiểm đếm, giải phóng mặt bằng; kịp thời rà soát, điều chuyển vốn dự án triển khai chậm sang dự án triển khai nhanh; điều chuyển cán bộ có tâm lý né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Chỉ ra thực tế cùng một mặt bằng pháp lý mà địa phương giải ngân cao, địa phương đạt thấp, đó là ở khâu tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong các đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp quan tâm công tác giải ngân tại địa phương mình, ngành mình, góp sức tạo chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới.

đtc và bđs vẫn view cũ, đánh hết năm nay chưa hết sóng nha

Liên danh Lizen trúng gói thầu cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trị giá hơn 1.400 tỷ đồng
06:45 | 22/08/2023
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7 km với tổng mức đầu tư trên 17.800 tỷ đồng và được chia thành 3 dự án thành phần. Dự án này kết nối với các tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành và tuyến kết nối sân bay Long Thành.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai vừa ký hợp đồng với Liên danh CTCP Lizen (Mã: LCG) - CTCP Hải Đăng - CTCP Xây lắp 368 - Tổng công ty Xây dựng số 1 để thực hiện Gói thầu số 21 Thi công xây dựng đoạn từ Km6+200 - Km16+000 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.

Giá trị hợp đồng được ký kết hơn 1.411 tỷ đồng (giá gói thầu là 1.640 tỷ đồng). Thời gian thực hiện hợp đồng 915 ngày, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 dài 53,7 km (qua địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2 km; đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 19,5 km). Tổng mức đầu tư khoảng trên 17.800 tỷ đồng và được chia thành 3 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) do UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư với chiều dài khoảng 16 km; Dự án thành phần 2 (Km16 - Km 34+200) do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản (Ban Quản lý dự án 85 đại diện chủ đầu tư) với chiều dài khoảng 18,2 km; Dự án thành phần 3 (Km 34+200 - Km 53+700) do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư với chiều dài khoảng 19,5 km.
Theo thông tin mới nhất, chiều 16/8, trong buổi làm việc giữa UBND tỉnh Đồng Nai với các đơn vị liên quan về dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, ông Nguyễn Hồng Quế, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh cho biết, để triển khai 2 dự án thành phần cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Đồng Nai phải thu hồi gần 290 ha đất của nhiều tổ chức và khoảng 3.700 hộ tại 11 xã, phường thuộc thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, trong đó có hơn 1.500 hộ cần bố trí tái định cư.

Hiện, Ban Quản lý dự án đang tiến hành kiểm kê đất, tài sản trên đất. Việc di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến vẫn chưa được thực hiện. Đến nay, tại 2 dự án thành phần, tỉnh mới bàn giao cho chủ đầu tư được gần 6 ha mặt bằng.

Ông Nguyễn Hồng Quế cho biết, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai và các địa phương thiếu nhân lực trong quá trình kiểm kê. Hiện nay, dự án vẫn chưa có giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường, trong khi đó, việc xác định giá đất cụ thể tỉnh Đồng Nai đã ủy quyền cho cấp huyện thực hiện.

Trở lại với Lizen - đơn vị đứng đầu liên danh vừa trúng gói thầu số 21 của dự án, từ đầu năm đến hết 30/6, Lizen cùng các liên danh khác thông báo đã trúng thầu 2 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam có quy mô lần lượt: gói XL02 dự án Vũng Áng – Bùng quy mô 5.098 tỷ đồng và gói thầu XL01 dự án Vân Phong - Nha Trang quy mô 4.700 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Chứng khoán Mirae Asset, so với mức doanh thu xây lắp trung bình 5 năm ở mức 1.500 tỷ đồng, hai gói thầu này đảm bảo cho khối lượng công việc mảng xây lắp của Lizen đến cuối năm 2025 - đây cũng là mốc dự kiến hoàn thành của dự án.

Trên thị trường, cổ phiếu LCG của Lizen tăng một mạch từ cuối năm ngoái lên mốc 14.150 đồng/cp vào cuối tháng 7 sau đó rớt về 12.250 đồng/cp chốt phiên 21/8 theo xu hướng giảm của thị trường chung. (Nguồn: TradingView).

Cienco 4 (C4G) phát hành hơn 20,2 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022, tỷ lệ 6%

22/08/2023 07:35

(ĐTCK) CTCP Tập đoàn Cienco 4 (mã chứng khoán C4G - sàn HOSE) thông báo, ngày 31/08 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối để nhận cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu.

![

Theo đó, Công ty dự kiến phát hành hơn 20,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 100:6 (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận về 6 cổ phiếu mới). Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 20,2 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty.

Đối với phương án xử lý phần lẻ cổ phần, cổ phiếu lẻ, số lượng cổ phần được chia được làm tròn xuống đến hàng đơn vị, cổ phần lẻ phát sinh (nếu có) sẽ được Công ty huỷ.

Về tình hình kinh doanh của Cienco 4, trong quý II/2023, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 621,7 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 37 tỷ đồng, giảm 21%.

Cienco 4 cho biết, do lãi suất 6 tháng đầu năm 2022 thấp hơn cùng kỳ 2023 cùng với phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng 2023 cao hơn, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.

Luỹ kế trong nửa đầu năm 2023, Cienco4 ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.081,7 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 77,9 tỷ đồng, bằng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2023, Cienco4 đặt kế hoạch doanh thu 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 330 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2023, Cienco4 hoàn thành 23,6% so với kế hoạch lợi nhuận năm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/8, cổ phiếu C4G giảm 4,08%, xuống 14.100 đồng/CP.

Kiều Trang

C4G doanh nghiệp đtc tiềm năng, game gủng còn nguyên, vùng này mua dần tích sản tốt nha ae
đỏ không mua xanh lấy gì bán! kkk

khi mn ai cũng chán chê đtc, thì là lúc mua dân ngon đấy kk

2 Likes

Hello bác chủ pic

Xúc LCG lại thôi bác chủ

image

nhà nước bơm tiên thì ngấm vào doanh nghiệp đầu tư công nhé anh em

Kỳ vọng kqkd LCG năm nay Doanh thu 3000 tỉ, lãi sau thuế 250 tỉ