KCN thịnh vượng cả năm 2024-2025
Qúa chuẩn luôn
GVR sẽ thoái vốn tại 8 doanh nghiệp, có khoản đầu tư lãi hơn 2 lần, cũng có khoản mất trắng
GVR lên kế hoạch thoái vốn tại 8 doanh nghiệp, tuy có khoản lãi khoản lỗ, nhưng tổng hợp lại doanh nghiệp vẫn thu về lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng. Những khoản mà GVR đang nắm giữ GVR chủ yếu dưới dạng khoản đầu tư tài chính vào công ty liên doanh, liên kết. Hiện các công ty mà GVR định thoái vốn này chỉ có 5 doanh nghiệp là đã được định giá và theo tính toán thì GVR có thể ghi nhận khoản lãi 148,1 tỷ đồng từ 5 doanh nghiệp này.
Hiện tại chúng ta thấy GVR đang có những vận động rất khỏe và như những gì đã phân tích về GVR trước đó, đây là doanh nghiệp có câu chuyện rất tiềm năng về chuyển đổi đất cao su sang đất KCN - 1 mảng đang trong thiên thời nhờ dòng vốn FDI. Nên hiện tại việc canh bán là không nên và khuyến nghị sẽ là tiếp tục gồng lãi -chúng ta phù thịnh không phù suy.
Nguồn cung khu công nghiệp miền Nam phần lớn từ đất trồng cao su
Theo SSI Research,Quy hoạch các khu công nghiệp Đồng Nai,
diện tích khu công nghiệp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt sử dụng đất cao su chuyển đổi đạt 6.760 ha (chiếm 91% tổng diện tích) đến 2025 và 2.000 ha giai đoạn 2025- 2030 (chiếm 48% tổng diện tích). Đồng thời, diện tích đất cao su chuyển sang khu công nghiệp trong giai đoạn đến 2025 của Bình Dương và Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu ước đạt 3.084 ha và 2.994 ha, 3.933 ha -
→ Có rất nhiều lợi thế như diện tích đất liền thửa lớn, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh khi hành lang pháp lý về định giá đất được hướng dẫn rõ ràng làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển nhượng và chi phí san lấp mặt bằng thấp do vùng đất có độ cứng cao
→ Giảm áp lực cho các doanh nghiệp về mặt chi phí
Mặt khác, việc chuyển đổi này cũng đem đến 1 lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp từ việc nhận được đền bù đất trồng cây cao su. Theo SSI Research với phương pháp định giá đất sát theo thị trường như trong Luật đất đai mới thì việc chuyển đổi đất cao su sang đất KCN trong tương lai sẽ khiến chi phí đền bù đất trồng cây cao su dự kiến có thể tăng 30-50% so với chi phí các giao dịch trong quá khứ.
Việc chuyển đổi đất cao su sang làm khu công nghiệp sẽ giúp cung cấp nguồn cung mới trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy tại các KCN phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương đạt trên 93%. Trong đó, những công ty có diện tích chuyển đổi lớn như Cao su Đồng Nai (Tập đoàn cao su GVR nắm giữ 100%), Cao su Đồng Phú (DPR - GVR nắm giữ 55,81%), Cao su Phước Hòa (PHR- GVR nắm giữ 66,62%), Cao su Tân Biên (GVR nắm giữ 98,46%), Cao su Bà Rịa (GVR nắm giữ 97,47%), Cao su Phú Riềng (GVR nắm giữ 100%), Cao su Dầu Tiếng (GVR nắm giữ 100%) - → GVR sẽ hưởng lợi rất nhiều
Như vậy, với diện tích đất chuyển đổi lớn, kỳ vọng cho sự đốt biến về lợi nhuận của GVR trong giai đoạn 2025 -2030 và rất lớn. Và chỉ 1 câu thôi, gồng thật chặt các cổ phiếu BĐS KCN như IDC, SZC và cả GVR
GVR trùm cuối
Qúa khỏe luôn, mới sương sương 3 tháng đầu năm 2024 đã gần 70%
Thiếu hụt nguồn cung toàn cầu gia tăng, giá cao su dự báo có thể tăng thêm 20%
Giá cao su tự nhiên thế giới đã tăng liên tục trong 6 tháng vừa qua lên mức cao nhất 13 năm nhưng chưa có dấu hiệu ngừng. Dự báo giá cao su năm nay có thể tăng từ 10 – 20% so với năm 2023 do tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày càng gia tăng.
Cuối cùng, cũng có 1 phiên chỉnh cho ra hồn để những người ae nào thấy chưa mua đủ có thể tiếp tục canh mua tiếp đối với nhóm ngành được cho là đang trong thiên thời là BĐS KCN - không chỉ trong năm 2024 mà còn kéo dài cả những năm về sau đó. Hy vọng là không có người ae nào hôm nay bán tháo nhóm này. Những phân tích chi tiết thì đã có quá nhiều ở phía trên rồi nên việc còn lại lúc này chỉ là bơm oxy để gồng lãi thật chặt mà thôi.
KCN Tràng Duệ 3 của Đô thị Kinh Bắc (KBC) có thể sắp được chính thức phê duyệt
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 với quy mô 687 ha đóng vai trò cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã cổ phiếu KBC) trong vòng 5 năm tới.
BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP: CHỈ CANH MUA THÊM CHỨ KHÔNG CÓ BÁN
IDC và SZC hiện đang loanh quanh vùng MA20 và hiện tại mình đánh giá rằng đây là vùng có thể canh mua gom tiếp theo cho những cổ hiếu thuộc nhóm ngành thiên thời này. Không cần quá căn ke vì xu hướng dòng vốn FDI vẫn đang đổ vào VN rất mạnh, thời gian này đang đi ngang tích lũy cũng là 1 vận động bình thường và có thể cho là tích cực.
Trong 2 tháng đầu năm nay, các dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên khắp cả nước tăng trên 55% về số lượng và cao gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ cho thấy việc rốt ráo của các địa phương để sớm đưa các dự án FDI vào hoạt động. Cùng với đó là sự định hướng từ phía nhà nước, liên tục cải thiện chất lượng môi trường đầu tư, tăng thêm các ưu đãi để hấp dẫn các ông lớn và kỳ vọng sắp tới là sẽ sớm nội luật hóa các quyền lợi khác (ngoài thuế suất) cho các doanh nghiệp FDI vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi mà tháng 1/2024, nước ta đã ban hành chính sách thuế tối thiểu toàn cầu -1 điều được coi như là rào cản với dòng vốn FDI (dù không quá lớn).
Đón đầu làn sóng FDI, Sonadezi Châu Đức (SZC) muốn chi hơn 1.000 tỷ đồng để làm khu công nghiệp
Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (mã cổ phiếu SZC) hiện muốn chi 1.090 tỷ đồng để để bồi thường và giải phóng mặt bằng khu công nghiệp với diện tích 92,99 ha trong bối cảnh làn sóng FDI đổ về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng mạnh. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng có kế hoạch chi 449 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, dự kiến 200 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu tư cho khu đô thị, 239 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, 9 tỷ đồng đầu tư Sân golf Châu Đức và 620 triệu đồng còn lại cho Dự án BOT Đường 768.
Thông tin thêm: Vốn FDI đổ vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 392 triệu USD, tăng 5,4 lần so với cùng kỳ năm 2023 giúp cho tỉnh này xếp thứ 4 trong số các tỉnh thu hút nhiều vốn FDI nhất cả nước.
Pepsi sẽ đầu tư 2 nhà máy mới tại Việt Nam, tổng vốn lên tới 390 triệu USD, và IDC hưởng lợi?
Tại buổi làm việc, đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN ông Ted Osius cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, điện tử, hàng không, ô tô điện, logistics, năng lượng, y tế, tài chính, thương mại điện tử, thực phẩm, du lịch…
Các doanh nghiệp Mỹ cũng thông báo những dự án đầu tư mới tại Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là Pepsi sẽ đầu tư 2 nhà máy mới sử dụng năng lượng tái tạo, gồm: nhà máy sản xuất thực phẩm tại Hà Nam (trị giá 90 triệu USD) và nhà máy sản xuất đồ uống tại Long An (hơn 300 triệu USD).
Và trùng hợp rằng, IDC hiện là chủ đầu tư của 1 dự án khu công nghiệp tại Long An là dự án KCN Hựu Thạnh -được đặt tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một khu vực kinh tế quan trọng và có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Tỷ lệ đất sẵn sàng cho thuê ở KCN Hựu Thạnh Long An này của IDICO là còn rất lớn, gần 400ha nên với thông tin về việc PEPSI sẽ đầu tư nhà máy mới để sản xuất đồ uống tại Long An (với hơn 300 triệu USD) thì đây chắc chắn sẽ là 1 thương vụ bộn tiền cho IDC.
ƯU ĐÃI VỀ THUẾ SUẤT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI KCN HỰU THẠNH -LONG AN
Thủ tướng vừa trao quyết định phê duyệt Tân Phước 1 cho IDICO…https://tuoitre.vn/phan-dau-dua-tie...42375.htm?utm_source=coccoc&utm_medium=ccnews
quá ngon, mai bung nóc thì tốt, không thì canh mua tiếp
Thu hút FDI 3 tháng đạt hơn 6 tỷ USD
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023…
Cụ thể, tính đến 20/3/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 644 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ về số dự án và tăng 57,9% so với cùng kỳ về số vốn đăng ký.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 224,8 triệu USD và gần 190,2 triệu USD.
–> Chính vì vậy ta thấy dù tg gần đây, khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán do tỷ giá căng nhưng nhóm bán lẻ, công nghệ và đặc biệt là nhóm BĐS KCN hầu như không ảnh hưởng nhiều -thậm chí còn hưởng lợi
Hyosung TNC đã nhận giấy đăng ký đầu tư gần một tỷ USD cho dự án nhà máy sản phẩm sinh học tỷ USD -IDC sắp bay?
Hyosung TNC – công ty con của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung rót gần một tỷ USD vào nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học, công suất 200.000 tấn tại Bà Rịa – Vũng Tàu (cụ thể là tại KCN Phú Mỹ 2). Và KCN Phú Mỹ 2 Bà Rịa -Vũng Tàu lại là KCN do IDC làm chủ đầu tư.
Điều đặc biệt là Idico (hay IDC) là một đối tác lâu năm của Hyosung. Idico cho biết, từ năm 2007 đến nay, Hyosung đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào các dự án tại KCN Nhơn Trạch 5 IDICO (trên diện tích đất thuê khoảng 130ha) và tại các tỉnh khác như Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Bắc Ninh.
Quay lại với dự án đầu tư tỷ đô trên, được biết đó là nhà máy sản xuất sợi sinh học (nguyên liệu làm sợi vải spandex) từ đường thô, với trị giá khoảng 720 triệu USD. Với quy trình sản xuất bằng cách lên men đường có nguồn gốc từ mía thay thế hoàn toàn nguyên liệu thô hóa thạch truyền thống như than đá. Bên cạnh sợi spandex, các ứng dụng của BDO có thể mở rộng sang lĩnh vực chế tạo nhựa kỹ thuật, bao bì phân hủy sinh học, đế giày dép, hợp chất công nghiệp và nhiều ngành công nghiệp khác.
Đây là một trong những dự án đầu tiên không chỉ của Hyosung, mà còn của thế giới sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất loại nguyên liệu này. Và vào sáng 30/3, Hyosung TNC đã nhận giấy đăng ký đầu tư gần một tỷ USD cho dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học Bio-BDO.
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 là 24.999 tỉ đồng (khoảng 1 tỉ USD) giữa bối cảnh giá cao su đang phục hồi
Ngày 29-3, VRG (mã cổ phiếu GVR) tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2024 thông qua kế hoạch kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024. Cụ thể, doanh thu và thu nhập khác đạt 24.999 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế 4.104 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 3.437 tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và thu nhập khác 16,42%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ 10,26%.
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của Công ty mẹ – Tập đoàn, cụ thể: Doanh thu và thu nhập khác 3.988 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.454 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 1.454 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và thu nhập khác khác 36,46%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ 3,64%. Năm nay, công ty mẹ - tập đoàn có kế hoạch đầu tư phát triển 1.146 tỉ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 2/4, GVR đã có phiên tăng trần và điều này được cho là do hưởng lợi từ việc giá cao su thiên nhiên đang trong đà tăng mạnh.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 408.000 tấn, mang về giá trị 597 triệu USD, tăng 6,9% về khối lượng và tăng 12,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1.462 USD/tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tiềm năng của GVR là cực kỳ lớn, hưởng lợi kép từ cả câu chuyện giá cao su tăng và câu chuyện xoay trục kinh doanh sang mảng BĐS KCN. Vẫn là Hold và Hold tiếp nhé
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký cấp mới có 966 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 7,11 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 73,2% về số vốn đăng ký.
Từ đầu năm đến nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,59 tỷ USD, chiếm 36,4% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 898,6 triệu USD, chiếm 12,6%; Nhật Bản 814,1 triệu USD, chiếm 11,4%; Trung Quốc 740,2 triệu USD, chiếm 10,4%; Thổ Nhĩ Kỳ 730,1 triệu USD, chiếm 10,3%; Đài Loan 512,3 triệu USD, chiếm 7,2%