BID – ngân hàng không game

Nó chạy rồi chủ nhà ơi, tha cho bid đi.

Để Mị nói cho mà nghe

Vì sao SVB phá sản lại kéo theo cổ phiếu ngân hàng toàn thế giới giảm điểm?

Nguyên nhân nằm ở cách nó phá sản. Thông thường khách hàng vay tiền vỡ nợ hàng loạt dẫn đến thua lỗ tín dụng mới khiến ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Thế nhưng SVB đâu có ở tình thế đó. SVB chết vì người gửi tiền rút tiền hàng loạt và vì ngân hàng lâm vào tình trạng thua lỗ trên sổ sách.

SVB mua 110 tỉ đô la trái phiếu chính phủ mĩ, đó là tài sản cực kì an toàn. Vấn đề là nó mua lúc lãi suất trái phiếu 10 năm 10Y ở mức 1.97%, và bây giờ 10Y đang gần đạt 4%. Giá trái phiếu giảm khi lãi suất tăng. Nếu SVB cứ chờ đến khi hết hạn rồi mới thanh toán thì ngân hàng này có lãi. Thế nhưng việc khách hàng rút tiền hàng loạt khiến nó phải bán trái phiếu tức biến tình trạng thua lỗ trên sổ sách thành cái gì đó giống như thua lỗ tín dụng. Vậy là tiêu.

Thế các ngân hàng châu Á, châu Âu tội tình gì cũng phải mất điểm theo SVB? Đó là vì cùng chung chịu 1 loại hình rủi ro. Khi mua trái phiếu chính phủ, đó là tài sản cực kì an toàn, ko phải chịu rủi ro về mặt tín dụng. Thế nhưng nó vẫn phải gánh chịu rủi ro về mặt lãi suất. Và khi FED tăng lãi suất từ 0.25% lên 4.5% tức tăng gấp 18 lần chỉ trong 1 năm thì rủi ro lãi suất tăng lên theo cấp số nhân. Cho dù có muốn tổng sỉ vả FED tới đâu thì các ngân hàng vẫn phải bấm bụng ghi tăng cho khoản lỗ trên báo cáo tài chính quí của mình.

Đó là những ai ko có dây mơ rễ má gì với SVB vẫn còn ăn tát sưng vù mặt đó. Còn ngân hàng nào có quan hệ bằng hữu với SVB thì miễn bàn. Đang lúc FED tăng lãi suất mà còn hô sóng BID thì mấy thằng cờ hó và con trâu trắng là quân lùa gà, là lũ lừa đảo. Chỉ khổ bác nào trót đua BID cùng với chúng bị úp bô lên đầu.

Túm váy lại: mua BID trên 40 là đu đọt

P/S cờ hó, con trâu trắng

Hô sóng thì là hô bậy, ok. Nhưng ở VN giai đoạn ls cao thì bọn bank quốc doanh nó vững nhất. E chửi thì e đi chửi mấy th PR bank tư nhân, bán lẻ hô tăng trưởng 30-50% kia kìa. :))
Bank Mẽo tỷ lệ tín dụng nó bé, giống VN đâu. Liên quan gì.

Đây là nội dung comment số 86 của topic này trong ngày 6/3, bác nào rảnh chạy ngược lên xem toàn văn nội dung còm số 86 này. Vậy topic này có phải để chim nhợn BID hay ko thì tuỳ cảm nhận của các bác, nhưng chắc chắn để lật tẩy bộ mặt lừa đảo của mấy thằng lùa gà khi hô hào cho BID trong giai đoạn này.

Khi chưa có vụ SVB thì em khó mà nói ra cơ sở của mình được, nhưng giờ có lẽ nhiều người cũng đã nhận ra. SVB sụp đổ vì không phòng ngừa rủi ro lãi suất khi FED tăng lãi suất làm trái phiếu chính phủ mất giá.

Với các ngân hàng Việt nam, các bác vào bất cứ ngân hàng nào cũng thấy họ huy động 10 đồng thì con số cho vay thấp hơn nhiều nên đương nhiên phải trả lãi cho số bị mắc kẹt ko cho vay đó. Một phần số tiền ko cho vay vì phải để lại làm dự trữ rủi ro theo qui định, số còn lại đem mua trái phiếu. Khi lãi suất tăng thì trái phiếu mất giá nên rủi ro lãi suất của ngân hàng tăng, vậy là các ngân hàng từ Á đến Âu đều phải giảm khi nổ ra vụ SVB có phần vì lí do này. Do đó ngay từ ngày 8/3 em đã hô BID chạm đỉnh ở mức 48 là như vậy. Còn mấy thằng lùa gà vẫn to mồm hô cho tới khi nhỏ lẻ nhận ra điều gì đó.

P/S cò hớ, con trâu trắng

Ô càng nói càng thể hiện éo biết gì. Tôi k bênh gì việc hô hào sóng sánh bọn bank nhưng nói như ô thế này thì chết. Ae ng ta hiểu nhầm.
Ô k biết bản chất bank VN nó khác bank Mẽo thế nào à. Ở VN gặp 10 ô làm ngân hàng thì 8 ô làm phòng tín dụng hoặc liên quan tín dụng. Ô biết tỷ lệ CK đầu tư so tổng TS của hệ thống bank bao nhiêu k? Trong đó cụ thể TPCP chiếm bao nhiêu? K tính hệ thống thì xem cụ thể th BID ấy. Xem tỷ lệ TPCP so Tổng dư nợ và so vs TTS xem nó có bé tý k? :))

Bác này vui tính vãi. Quí 4 2022 BID huy động 1.473.000 tỏi, nhưng cho vay nhiều hơn ở mức 1.484.000 tỉ. Tổng tài sản BID 2.100.000 tỉ, như vậy trong số tài sản hơn 600.000 tỉ kia BID đem cho vay chứng khoán, giữ ở tiền mặt, mua trái phiếu và các loại tài sản khác. Mua trái phiếu chính phủ thì dính vụ SVB của mĩ, mà mua trái phiếu doanh nghiệp còn khốn nạn hơn vì người ta sẵn sàng quăng dép bỏ chạy. Bác chọn loại trái phiếu nào?
TCB cũng tương tự huy động có 350.000 tỏi nhưng cho vay tới 415.000 tỉ bởi tài sản của nó tới 599.000 tỉ.
Thôi thì nói case dễ hơn: TPB huy động 194.000 tỉ nhưng chỉ cho vay được có 159.000 tỉ, số còn lại họ đem đánh chứng khoán chắc? Rồi HDB huy động 260.000 tỉ, cho vay có 215.000 tỏi, chắc bọn họ è cổ chịu lãi số ko cho vay được chăng?

Dữ liệu này đi đâu cũng thấy nhé. Cái đống tiền huy động được mà ko cho vay nổi sẽ được ngân hàng dùng làm cái gì xin bác chỉ giáo cho tiểu nữ ạ. Lại còn vốn chủ sở hữu nữa chứ

Để đánh giá mức độ rủi ro ng ta so sánh tỷ trọng tài sản. Tỷ trọng CK đầu tư so vs TTS, tỷ trọng của TPCP so vs TTS. Ở BID TPCP chiếm chưa đến 0.5% Tổng tài sản thôi. :)) Cũng giống như kiểu Tổng tài sản em có 100 tỷ, em tham gia vào TTCK 2022 có 500 triệu (thì em có thua lỗ nặng thì cũng kệ cm em, các tài sản khác của em vẫn an toàn thì a vẫn đánh giá em ok ).
Thằng SVB CK đầu tư nó chiếm 60% tổng tài sản đó. Em thấy khác nhau nhiều chưa. Em gái hiểu vấn đề chưa??

Tài chính cơ bản Huyền còn hời hợt thế này thì nguy hiểm quá. Hay em biết mà cố tình đánh tráo đi để phục vụ mục tiêu gì

Nói chuyện với con ảo Huyền với thằng Khải ngáo thì nói với đầu gối còn hơn. 2 đứa nó ngu hơn bò ấy mà

1 Likes

Pú tủng a. Bác này đúng là dân chơi chứng khoán thứ thiệt. Mấy điều bác nói chả có bao nhiêu ý nghĩa đâu. Bởi vì

1.Chả có mấy F0 biết được các ngân hàng nắm bao nhiêu trái phiếu chính phủ. Và các ngân hàng khắp nơi từ Á sang Âu ko có ai dám công bố giải thik điều này.

2.Đây là case liên quan tới vấn đề cốt lõi của ngân hàng: niềm tin. Người dân gửi tiền vào ngân hàng mục đích để thêm miếng thịt vào bữa cơm rau dưa, thế nhưng mấu chốt nhất là vì được đảm bảo an toàn. Ngân hàng lấy tiền gửi mua trái phiếu chính phủ thì còn được. Nhưng nếu ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp thì tự người dân mua rồi hưởng lãi suất 12-15%, tội gì đem gửi để ngân hàng ăn chặn ở giữa.

Như vậy nếu ngân hàng nói là mua trái phiếu chính phủ thì gánh chịu kiểu lỗ như của SVB. Nếu nói mua trái phiếu doanh nghiệp lại còn tệ hơn nữa vì làm mất sự tin tưởng của người gửi tiền. Vậy là các ngân hàng đồng loạt nín thinh chấp nhận cổ phiếu giảm giá vì bị lầm tưởng là mua trái phiếu chính phủ. Còn nếu đứng ra giải thik là ko mua trái phiếu chính phủ thì media sẽ hỏi nhỏ: đám tiền huy động bị ế các ông gửi ở đâu?

Túm váy lại: ngân hàng lúc này giống như câm điếc ăn phải hoàng liên, đắng nhắm nhưng ko dám kêu đành nhìn cổ phiếu mất giá

Để Mị nói cho mà nghe

Chị em tốt cầm BID rỉ tai nhau :”Thủng sàn thì rơi xuống tầng hầm. Mà bên dưới tầng hầm là 18 tầng địa ngục”. Hiện cổ đông BID đang ngồi bệt dưới tầng hầm cả zồi. Liệu có đi du ngoạn 18 tầng hay ko thì chờ xem hồi sau sẽ rõ. Dù sao mã BID bị cái thằng tai tinh nặng vía cờ hó nó ám thì cổ đông BID mọc mũi sủi tăm mới là chiện lạ.

Túm váy lại: mua BID trên 40 là đu đọt

P/S cò hớ, con trâu trắng

Nay đè ngộp thở quá

Để Mị nói cho mà nghe

Greenoak Capital Partner là quĩ đầu tư mạo hiểm quản lí số vốn 15 tỉ đô. Nó cũng là thực thể duy nhất từ tháng 11/2022 đã cảnh báo khách hàng của mình phải rút tiền khỏi SVB. Qua đó 10 khách hàng đã rút vốn 1 tỉ đô ngon lành cành đào và ko phải chịu tổn thất gì cả.

Vào lúc này sau khi SVB sụp đổ người ta mới đi tìm nguyên nhân sự cố. Về chủ quan, ngân hàng SVB ko có giám đốc rủi ro nên mọi người đầu tư các kiểu con đà điểu. Rút cuộc việc ko cân đối tỉ lệ dòng vốn ngắn hạn và dài hạn đã gây ra vỡ đập, cho dù cả 2 dòng vốn đó đều rất đảm bảo an toàn về mặt lí thuyết.

Về khách quan, đương nhiên FED đứng đầu bảng. Tuy nhiên tội danh nâng mặt bằng lãi suất lên chỉ là chuyện phụ, bởi bao nhiêu ngân hàng đâu có làm sao, chỉ mỗi đám như SVB ăn đòn mà thôi. Tội chính của FED nằm ở chỗ khác.

Năm 2020 trong đại dịch COVID thì FED đã cho phép các ngân hàng hạ dự phòng về 0. Điều đáng nói là năm 2021 FED ko hề bắt các ngân hàng phải khôi phục dự trữ, nên SVB hồn nhiên kinh doanh theo kiểu tay ko bắt giặc vì trong túi chả giữ lại xu méo nào cả. Tiền bị mặt ở mọi xó xỉnh ngóc ngách nào đó.

Đến năm 2022 FED tăng lãi suất làm nhiều ngân hàng trở tay ko kịp, thế nhưng SVB gục ngã vì tỉ trọng dùng vốn ngắn hạn vào mục đích dài hạn quá cao. Nếu như FED bắt các ngân hàng phải tăng dự phòng, 1 năm sau mới nâng lãi suất thì các ngân hàng còn trật tự xếp hàng rút lui với thiệt hại tối thiểu. Còn vừa tăng lãi suất vừa khôi phục dự phòng thì quá tải với SVB nên ngân hàng này mới sập nhanh như vậy.



Hàng của Huyền điên là nhất DIG CEO L14 LDG
À cả NVL nữa

Để Mị nói cho mà nghe

Mảng tài chính sinh ra là để phục vụ các thành phần khác của nền kinh tế. Với cách thức vận hành ngân hàng đơn điệu như của chúng ta thì mảng tài chính ko nên quá nhớn. Các ngân hàng của chúng ta hoàn toàn bỏ qua mảng đầu tư mà chỉ chăm chăm vào thực hiện mảng thương mại. Điều đó ko tốt.

Năm 2006, mảng tài chính chiếm trọng số 22.4% sàn DJ. Điều đó đã góp phần đưa đến cuộc khủng hoảng 2008 để điều chỉnh tỉ lệ đó. Đến năm 2009 mảng tài chính chỉ còn chiếm chưa tới 9% sàn DJ. Và cho tới ngày 13/3/2023 này, mảng tài chính cũng chỉ chiếm 10.73 trọng số sàn DJ. Đó là con số tương đối hợp lí mà mảng này nên giữ.

Còn trên 3 sàn VNI trọng số dòng bank là bao nhiêu chắc các bác cũng biết. Có thể nói VNI ạch đụi mười mấy năm nay mà ko tăng nổi điểm nào ko thể thiếu ảnh hưởng từ kích thước quá cỡ của mảng tài chính. Vậy mà mấy thằng lùa gà còn ngoạc mồm hô sóng bank. Sóng cái beef ý.

P/S cò hớ, con trâu trắng

3 Likes

Có kiến thức đấy, like

Huyền dính vào cả nhóm bds này cơ à. Buồn.

Hâu chặt giờ điên điên dại dại suốt ngày

Nó ko có vẹo gì đâu chỉ đi copy pase mấy bài báo tây lên đây như đúng rồi, chứ đầu tư ngu hơn bò ấy mà