Cẩm nang Tân thủ

Chào các anh em đang đọc bài viết này,
Phân tích kỹ thuật (TA) là một phần không thể thiếu của đầu tư chứng khoán. Định nghĩa về TA, cách sử dụng các indicator (chỉ báo), code riêng trong AmiBroker ngày nay rất dễ tìm. Các chuyên gia không ngại chia sẻ phương pháp, cho dù miễn phí hay là tính phí thì nói chung không có bí mật gì lớn lao trong TA.
Bởi vì mấu chốt không phải là phân tích như thế nào, nó là cái gì, bộ chỉ báo được xây dựng cẩn thận đến mức nào … mà là ứng dụng ra sao.
Xuất phát từ số 0 và may mắn kiếm được một chút từ thị trường nên em muốn chia sẻ phương pháp của mình cho những ai có duyên đọc được.
Tất cả sẽ được update dưới đây, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ mọi người và cũng mong những chia sẻ này tạo ra được giá trị.

8 Likes

Số 1: Xu hướng
Em xác định xu hướng bằng cách nối các đỉnh lại với nhau, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước thì là uptrend không nói nhiều.
Bổ sung luôn chỉ báo Chop Zone. Khi vùng xanh hoặc vùng đỏ rộng, điều đó có nghĩa là xu hướng tăng hoặc giảm đang vững chắc. Khi vùng xanh đỏ hẹp và đan xen, thị trường đang sideway.

Bước đầu tiên xác định xu hướng cưc kỳ quan trọng, nó ảnh hướng đến toàn bộ quyết định của chúng ta trong suốt xu hướng đó.

3 Likes

Số 2: Làm gì với xu hướng
Trong xu hướng giảm, điều quan trọng nhất là giữ tiền.
Trong xu hướng đi ngang, điều quan trọng nhất là phải tích luỹ cổ phiếu.
Trong xu hướng tăng, điều quan trọng nhất là phải kiếm được thật nhiều tiền.
Vì bây giờ thị trường đang trong xu hướng tăng, nên chúng ta phải có thật nhiều cổ phiếu và phải giữ được nó.
Uptrend chưa bao giờ là dễ đúng không ạ, như ngày 18-8, cứ tưởng gãy trend, nhưng cuối cùng đã tăng trở lại. Nếu phân tích đúng theo kỹ thuật thì chúng ta đã bán cả rồi. Vì vậy bước đầu xác định xu hướng, bước 2 là tin theo phân tích của mình và bước 3 là đủ sáng suốt để bỏ qua những tín hiệu nhiễu.
Thế nào là nhiễu, thế nào là rủi ro thật? Vậy thì phải kết hợp với sự vận động của dòng tiền. Dòng tiền là dòng máu của thị trường chứng khoán, nắm được nó là có tất cả.

3 Likes

Số 3: 3 khung thời gian
Dù chúng ta là trader hay là holder thì cũng nên nhìn thị trường bằng 3 khung thời gian để có 1 góc nhìn tổng quát.
3 khung thời gian ưa thích của mình, 1 người ưa lướt sóng là tuần (1 week), ngày (1 day), giờ (1 hour). Ở thị trường Việt Nam, đừng dùng đồng thời khung 1 day và 4 hour vì nó vô nghĩa (giờ giao dịch 9-11h30 + 1-2h30 là 4h = 1 ngày)
Việc đầu tiên khi quyết định mua 1 cổ phiếu, dù là mua lướt hay mua giữ cũng là xem khung thời gian lớn: week. Vì khung thời gian lớn mà đang có những tín hiệu xấu, thì khi vào lệnh, có sai sót xảy ra thì khoảng thời gian chúng ta bị chôn vốn, bị tâm lý tiêu cực phải tính bằng tuần, đơn giản thế thôi. Bởi vậy khi khung thời gian lớn hơn đang có tín hiệu xấu thì chúng ta tạm thời bỏ cổ phiếu đó khỏi watchlist, từ từ quay lại.
Khung day là khung phân tích xu hướng quen thuộc nhất, cũng để đưa ra quyết định.
Và cuối cùng khung hour để chọn ra vùng giá phù hợp nhất để đặt lệnh, tránh mua hớ mua đuổi do sự vận động khó lường của giá cả trong ngắn hạn.

3 Likes

Số 4: Đường EMA và những đường MA khác
Là một người lướt ăn line, đường EMA là thứ mình luôn bám theo, dựa vào.


Nên dùng những đường EMA chia hết cho 5 bởi vì 1 tuần có 5 ngày giao dịch. Đường EMA 5, 10 là ngắn hạn, đường 20 và 50 là trung hạn và 200 là dài hạn đối với mình.
Trong thị trường sideway, khi cổ phiếu cao hơn EMA ngắn hạn khoảng 5% là mình sẽ chốt lời. Có thể đó không phải là giá cao nhất, nhưng xác suất giá tăng cao hơn 5% cũng không có bao nhiêu nên mình sẽ không mạo hiểm.
Tương tự khi giá giảm dưới đường EMA 5% và có dấu hiệu dừng giảm thì mình sẽ bỏ qua sợ hãi mà mua vào, bởi vì xác xuất giảm sâu hơn nữa là khá nhỏ, trong thị trường sideway.
Hiện tại trong thị trường uptrend, số % này sẽ được đặt cao hơn. Từ 10% trở lên.

2 Likes

Số 5: Thanh khoản
Nhà đầu tư nên nắm dưới 20% thanh khoản trung bình ngày của 1 cổ phiếu để bảo đảm an toàn. Tức là với cổ phiếu có thanh khoản trung bình ngày là 1 triệu cổ phiếu, thì mình chỉ nên cầm khoảng 200k.
Tuy những cổ phiếu có thanh khoản thấp thường có mức tăng hấp dẫn nhưng cũng rất rất khó để hưởng trọn sóng tăng. Trong khi đó rủi ro không bán được, “bị nhốt” thì rất lớn.
Làm “cổ đông lớn” chưa bao giờ dễ dàng. Bởi trong 1 sóng tăng thì chúng ta cũng phải rải ra mua và bán ở nhiều mốc với một kế hoạch giải ngân, phân chia tỷ trọng chi tiết chứ không có chuyện đi 1 lệnh full margin và chốt lời tất cả 1 lần

4 Likes

Số 6: Tiếp tục về Xu hướng
Làm gì trong Xu hướng tăng?
Trong Xu hướng tăng, cổ phiếu liên tục tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Điều này luôn được nhắc đi nhắc lại, nhưng hành động của chúng ta là gì để có lợi nhuận tối ưu?
Đó là chúng ta phải có càng nhiều cổ phiếu càng tốt, ta cần gia tăng tỉ trọng ở những điểm xác nhận test cung thành công. Không phải là bắt đáy mà là tăng tỉ trọng ở những cây nến xanh có thanh khoản cao để đảm bảo vị thế an toàn.

1 Likes

Số 7: Tại sao phải nắm giữ và mua vào cổ phiếu mạnh?
Tại sao ta nên ưu tiên mua và nắm giữ cổ phiếu mạnh, bán đi cổ phiếu yếu? Trong khi cổ phiếu gãy trend, gãy nền, thủng đáy (nói chung là giảm sâu và đánh mất những ngưỡng hỗ trợ) thì có dư địa tăng tốt hơn?
Không thể phủ nhận dư địa tăng của cổ phiếu yếu lớn hơn cổ phiếu mạnh, nhưng đừng bỏ qua vấn đề tâm lý vì:
Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn là một trò chơi tâm lý, đôi khi cổ phiếu tăng - giảm bất chấp mọi con số thực tế, vượt ngoài sự lý giải của tất cả mọi người. Cổ phiếu mạnh sẽ tiếp tục mạnh hơn, cổ phiếu yếu thì chưa chắc sẽ khoẻ lại.
-Cổ phiếu mạnh là cổ phiếu tăng nhiều hơn giảm, giữ được nền giá, có dòng tiền (thanh khoản) và điều quan trọng nhất: NÓ ĐEM LẠI LỢI NHUẬN, TÂM LÝ VUI VẺ cho những người đã mua và nắm giữ nó ở đa số thời điển trên con đường tăng giá. Người ta sẽ muốn mua vào khi nó điều chỉnh, dẫn đến những lần điều chỉnh thì chỉnh không sâu, và người ta cũng không có nhu cầu bán ra khi nó tăng mạnh, đơn giản vì họ có lời mà, họ muốn lời nhiều hơn, muốn ăn trọn sóng tăng chứ đâu muốn bỏ về giữa chừng.
-Trái ngược với cổ phiếu mạnh, cổ phiếu yếu làm nhiều nhà đầu tư mất vui vì lỗ, đa số ai mua vào đều lỗ, ai cũng chờ HỒI ĐỂ BÁN, HỒI ĐỂ HẠ TỶ TRỌNG. Ai cũng muốn bớt lỗ để cắt chứ trong ngắn hạn họ không có hy vọng nhiều về nó.

2 Likes

Cảm ơn bạn đã chia sẽ! Bạn viết sâu hơn về dòng tiền có được không!!

2 Likes

Số 8: Làm gì trong xu hướng Đi ngang và Giảm.
Trong xu hướng đi ngang và giảm, 80% thời gian của 80% cổ phiếu trên thị trường vận động theo xu hướng đó.
Vậy thì bắt nhịp được 20% kia là việc không hề dễ dàng. Thông thường cổ phiếu tăng là cổ phiếu có tin đồn (tin tốt), có kết quả kinh doanh tốt và có lợi thế thương mại vượt trội.
Nếu không thể phân tích ra cổ phiếu nào là cổ phiếu mạnh hơn thị trường thì việc dễ hơn chính là giữ tiền bằng cách đứng ngoài hoặc tham gia với tỉ trọng nhỏ, vui vẻ bình tĩnh không ăn thua với thị trường.
Mùa xuân của thị trường chứng khoán rất ngắn, một năm có vài tháng tăng là đã đủ để kiếm tiền, những tháng còn lại thị trường không rõ xu hướng hoặc downtrend thì điều tốt nhất là ta nên trade chậm lại hoặc đứng ngoài bổ sung kiến thức, tập trung năng lượng cho công việc chính, chờ đợi một thời điểm phù hợp để tham gia.
Tiền mất rồi có thể từ từ kiếm lại được nhưng niềm tin và năng lượng mất rồi rất khó để khôi phục nên ta cần phải giữ sự cân bằng cho tâm lý của mình.

4 Likes

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Mình xin nói tiếp số 9: Dòng tiền.
Dòng tiền là một định nghĩa rộng, có hai loại dòng tiền đó là dòng tiền liên thị trường và dòng tiền hiện tại trên thị trường.

  • Dòng tiền liên thị trường dịch chuyển qua lại giữa các kênh đầu tư: Bất động sản, Tiền điện tử, Ngoại hối, Cổ phiếu, Trái phiếu … và rộng hơn là giữa các ngành nghề, các khu vực, quốc gia. Dòng tiền này biến động trong khung thời gian lớn, khó nắm bắt và tuân theo quy luật của kinh tế vĩ mô.
  • Dòng tiền chúng ta thường nhắc là dòng tiền ra vào hàng ngày trên thị trường chứng khoán mà chúng ta thường nhìn đơn giản qua volume (khối lượng giao dịch) hàng ngày của cổ phiếu, nhóm ngành. Dòng tiền này dễ theo dõi và phân tích hơn.

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán chứng tỏ mức độ quan tâm của thị trường đến 1 cổ phiếu hoặc 1 nhóm ngành nào đó trong ngắn hạn. Chỉ có thể phân tích dòng tiền với những cổ phiếu có thanh khoản lớn vì ở đó có đám đông (còn những cổ phiếu có vol nhỏ thì dễ có sự thao túng hoặc cung cầu không tự nhiên).
Chi tiết về dòng tiền mình sẽ nói tiếp trong phần VSA VPA

4 Likes

Số 10: Indicator - Chỉ báo
Có 2 loại chỉ báo là chỉ báo nhanh (leading indicator) và chỉ báo chậm (leading indicator).
Trong đó chỉ báo Ichimoku cloud vừa có chỉ báo nhanh vừa có chỉ báo chậm xuất hiện trên cùng 1 biểu đồ.
Thật ra đa số chỉ báo đều là chỉ báo chậm, vì đồ thị của nó được hình thành sau khi đồ thị giá. Vì vậy cần thêm 1 bước là xác định chỉ báo đang tạo phân kỳ hay hội tụ để dự đoán xu hướng tiếp theo.

2 Likes

Số 11: Có ai mua đáy bán đỉnh được không?
Thị trường này có 1 người làm được thôi và bây giờ người ấy không còn ở đây với chúng ta nữa. Người đó là anh Quyết.
Thị trường chứng khoán là nơi có rất nhiều tiền của rất nhiều nhà đầu tư với rất nhiều phương pháp tư duy, phân tích và cách hành xử rất khác nhau.
Những người làm phân tích đã xử lý nhiều thông tin, số liệu và dùng nghiên cứu định lượng để đề ra vùng giá phù hợp. Nhưng biến số tâm lý là thứ không thể đo lường và nó cũng có tác động không nhỏ đến biến động giá cổ phiếu, điều đó dẫn đến vùng định giá sẽ có chênh lệch nhất định so với thực tế. Đó là thứ không tránh khỏi và đó là lý do ta không thể mua đúng đáy bán đúng đỉnh, cứ vui vẻ chấp nhận rằng ta sẽ đi với cổ phiếu 1 đoạn trong xu hướng, đó là chuyện bình thường.

3 Likes

Số 12: Phương pháp lịch sử tốt hơn hay Phương pháp logic tốt hơn?
Phương pháp lịch sử không thực sự hiệu quả trên thị trường chứng khoán bởi vì không có một giai đoạn nào là hoàn toàn giống nhau.
Mình từng đề cập đến sự tương đồng của giai đoạn này với giai đoạn covid và trong bài cũng có nêu rõ thời kỳ hiện tại tuy tương đồng về mặt chính sách, KQKD nhưng lại khác nhau ở chỗ tâm lý NĐT.
Nhà đầu tư năm 2020 trải qua thời gian sideway còn NĐT 2023 vừa đi qua năm 2022 downtrend lớn trong nhiều lĩnh vực.

3 Likes

Logic cực kỳ xuất sắc.

1 Likes

Số 13: TRUNG BÌNH GIÁ
Có 2 chiều trung bình giá là trung bình giá xuống và trung bình giá lên. Trung bình giá cũng là một cách giảm thiểu rủi ro, tăng tỉ lệ thắng trên thị trường.


Trong rất nhiều điểm mua trên thị trường, xác suất để chọn điểm mua đúng là rất nhỏ. Vậy thì mua rải nhiều sẽ tăng tỉ lệ thắng lên. Áp lực phải chọn mua 1 lần full margin mà cổ phiếu tăng ngay vô tình sẽ khiến tâm lý mình căng thẳng, ra quyết định không sáng suốt.

2 Likes

Số 14: TIỀN
Thị trường tài chính này là sân chơi dành cho người có nhiều tiền và sân chơi có một góc nhỏ cho người có ít tiền hơn.
Vẫn là ý tưởng về xác suất thắng trên thị trường thì rõ ràng người nhiều tiền có lợi thế lớn hơn, có cơ hội sửa sai nhiều hơn. Với số tiền lớn, họ có thể chọn một cổ phiếu an toàn, tăng chậm mà vẫn kiếm được lợi nhuận tương đương và có khi là nhiều hơn người mua một ít cổ phiếu “lái” có biên độ tăng (giảm) lớn.
Bao nhiêu là nhiều, bao nhiêu là ít thì khó nói. Tuy nhiên để bắt đầu học hỏi thì 50 triệu đồng là hợp lý. Sau một thời gian có được một chút kiến thức, kinh nghiệm và củng cố tâm lý thì tăng vốn từ từ.
Nhiều người lầm tưởng kinh nghiệm và kiến thức trên thị trường chứng khoán là để họ nhân tài khoản 5 lần, 10 lần. Vậy thì mức tăng là 500%, 700%? Vô vọng lắm.
Thực tế thì kiến thức và kinh nghiệm cho nhà đầu tư sự tự tin, khả năng phân tích và ra quyết định: có dám tăng vốn không, mua bán như thế nào và lợi nhuận yêu cầu 1 năm 30-50% là vô cùng vui vẻ (Gấp 5 - 10 lần lãi suất ngân hàng)

3 Likes

Số 15: Tin tức trên thị trường
Đừng nghi ngờ “tin chuẩn hay chưa”. Khi tin được đăng lên 1 tờ báo uy tín thì chắc chắn là chuẩn và đã qua nhiều bước kiểm tra cẩn thận.
Trước khi tin ra, phần lớn người trong cuộc đã biết rõ và bước đăng tin này thường là bước cuối cùng của 1 chu kỳ tích luỹ, phân phối. Là lời giải thích cho biến động giá vừa qua của cổ phiếu.
Nên là chúng ta có thể đọc tin hay không quan tâm tin tức đều được, nhưng đừng ra quyết định mua bán bằng tin tức mà không xét: tin đã phản ánh hết vào giá hay chưa?

3 Likes

Số 16: Tích luỹ và phân phối
image
Tích luỹ nói đơn giản là tạo lập, tổ chức và nhà đầu tư lớn gom hàng ở vùng giá rẻ, một dạng mua sỉ (buôn) cổ phiếu, đương nhiên mua sỉ thì phải có giá tốt hơn.
Mua đầy kho xong, đương nhiên họ phải phân phối lại cho nhà đầu tư cá nhân.
Bằng cách nào?
Bằng cách tính toán chu kỳ kinh tế cẩn thận, bơm thêm tin tốt để kích thích nhu cầu mua cổ phiếu. Và đương nhiên phải có một lượng tiền khổng lồ để kiểm soát được cung cầu trên thị trường.
Việc tích luỹ và phân phối của giới tinh hoa là góp phần điều tiết thị trường, tái phân phối tài sản. Và đương nhiên đó không phải là thao túng hay sai phạm gì cả. Vì thị trường chứng khoán bản chất cũng là một công cụ, một phần quan trọng trong nền kinh tế và mỗi một động thái mua vào bán ra, thay đổi cơ chế, bắt ai hay bổ nhiệm ai cũng vì một mục tiêu chung nhất là giữ được sự cân bằng hướng tới mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

2 Likes

Số 17: Đặt lệnh mua

1 Likes