Cẩm nang Tân thủ

Số 18: Đặt lệnh MUA
Mọi người không đọc nhầm, số 17 chỉ là một khoảng lặng thôi. Trước khi đặt mua có bao giờ dành một khoảng lặng để suy nghĩ mình có thực sự CẦN mua hay chỉ MUỐN (FOMO) ???
Trước khi mua nên dành một khoảng lặng, suy nghĩ lại:

  • Cây nến này có phải là rủi ro hay không? Ví dụ nến doji bia mộ (râu trên dài) trên đỉnh 3 năm chẳng hạn.
  • Vùng giá này có phù hợp định giá chưa? Ví dụ HPG 50, SSI 56. HPG và SSI tốt không có nhưng, nhưng 5x thì có, vùng giá đó có quá đáng lắm không? Đã tăng bao nhiêu từ đáy rồi? 100% hay 200% hay 20%?
  • Đặt mình vào vị thế khác. Rất thường xuyên chúng ta nhìn vấn đề dưới góc độ của mình mà bỏ mặc hết mọi góc độ khác. Mình hãy thử đặt mình vào vị thế người mua được full margin từ đáy, hiện tại đang lời hơn 50% thì mình muốn bán không? Bán hết hay bán một phần? Thì tự nhiên rất nhiều sự mơ hồ trở nên sáng tỏ!
  • Cổ phiếu này có tính nết như thế nào? Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, đằng sau mỗi cổ phiếu là một đội nhóm cầm hàng lượng lớn điều tiết cung cầu, họ vẽ nến được, bẻ EMA được, đâm thủng mây được luôn. Điều đó không xấu, xin khẳng định là như vậy. Và rất nhiều khả năng họ sẽ lặp lại điều đó trong tương lai, mình phải suy nghĩ xem mình có chấp nhận được cách đi giá của cổ phiếu không?
2 Likes

Số 19: ĐẶT LỆNH BÁN
Khác với đặt lệnh mua. Khi mình đặt lệnh bán thì cứ dứt khoát bán MP không cần cân nhắc bất cứ một yếu tố nào.
Tại sao lại như vậy?
Có 3 kiểu bán.

  • Bán lời: có lời rồi thì không cần phải tiếc nuối gì. Cho dù 1 tuần lời 7% thì cũng hơn lãi ngân hàng 1 tháng.
  • Bán lỗ: khi đã chạm stoploss rồi, vi phạm kỷ luật thì sao? Dĩ nhiên là bán để bảo toàn vốn, bán rồi là có tiền. Cơ hội luôn luôn dành cho người có tiền.
  • Bán hoà vốn: thật ra khi cổ phiếu dập dìu một thời gian, cho dù là 3 ngày đối với người lướt sóng hay 1 tháng với người ưa hold thì vẫn là sai nếu như nó không tăng giá, mình không kiếm được tiền. Với trader thì điều tệ nhất là bị nhốt vốn chứ không phải là bị lỗ vài 0,x% phí thuế.
    Nên tóm lại không có gì để đắn đo khi bán. Nhưng lưu ý không bán toàn bộ danh mục mà vẫn duy trì một phần những vị thế tốt để có góc nhìn khách quan và sự đảm bảo khi quay lại mua vào.
1 Likes

Số 20: MARGIN MARGIN MARGIN
MARGIN hay bị xem như một thứ tiêu cực, người ta nhắc về nó như một công cụ thâm độc trên thị trường để bào tiền của nhà đầu tư.
Thực tế margin chỉ là vốn thôi, lãi margin là chi phí sử dụng vốn.
Giống như vay ngân hàng để có vốn làm ăn, mua nhà thì trả lãi cho ngân hàng vậy. Nhưng vay ngân hàng thì không bị xem là xấu, còn margin thì bị một bộ phận nhà đầu tư tẩy chay. Cũng tốt, tẩy chay để dành room cho người cần.
Margin là một thứ vô cùng thú vị, giúp nhiều người nhân tài sản lên nếu dùng khéo. Bạn có thể không dùng, từ chối tìm hiểu nhưng rất khó để phủ nhận lợi ích của nó. Bản chất của các tổ chức tín dụng là để tái phân phối nguồn vốn nhàn rỗi, thì margin cũng tương tự thế, nó dành cho người giỏi phát huy khả năng đầu tư, phân tích của họ.
Còn việc dùng vào thời điểm nào, dùng bao nhiêu, công ty chứng khoán đã thay ta quyết định rồi.

2 Likes

Số 21: KÊU GÀO, TRÁCH MÓC VÀ ĐỔ LỖI
Giải toả ức chế tâm lý là nhu cầu bình thường của mỗi con người, ai cũng gặp phải rắc rối khó khăn và trên thị trường tài chính này, điều đó nhiều hơn cơm bữa.
Tức giận thì cũng được, nhưng cuối cùng tức giận và trách móc có tác dụng gì không? Tuy cơ chế thị trường, đội lái, nhà báo, môi giới không có tâm xoay chúng ta vòng vòng, nhưng chúng ta có quyền quyết định là có bị xoay hay không mà?
Bằng cách củng cố kiến thức, rèn luyện tâm lý, chọn người đồng hành đáng tin cậy, ta có thể bớt rất nhiều phiền phức thường nhật trên thị trường.

2 Likes

Số 22: Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là một nhân tố thật sự quan trọng trên thị trường. Quỹ lớn như MSCI, FTSE có quyền quyết định thứ hạng của thị trường ta, từ đó dẫn đến quyết định có rót tiền vào hay không của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà dòng tiền là dòng máu của thị trường.
Các quỹ mở như Dragon, KIM thực hiện đầu tư thay cho nhà đầu tư, chỉ cần đưa tiền, họ sẽ thay ta suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn cơ hội đầu tư.
Nhưng sự mua bán của họ có lý do riêng. CỰC KỲ không nên mua bán theo quỹ khi chưa biết được lý do riêng đằng sau giao dịch của họ.

3 Likes

Số 23 PHỨC TẠP HAY ĐƠN GIẢN
Đã nói là trader thì điều quan trọng nhất là phải mua bán quyết đoán. Nếu không quyết đoán và không có sự chuẩn bị, phòng bị thì chưa nên tham gia thị trường.
Mỗi người có phương pháp phân tích, lý giải riêng. Mỗi người sử dụng một bộ chỉ báo riêng, nhìn thị trường trên những khung thời gian khác nhau, trong thị trường biến hoá khôn lường này thì chắc chắn không có ai luôn đúng, luôn có lãi.
Nên dĩ nhiên không có phương pháp nào đúng tuyệt đối, không có gì ưu việt hơn cả.
Vậy phức tạp hay đơn giản tuỳ người.
Nhưng yêu cầu cuối cùng, quan trọng nhất là: nó giúp ta ra quyết định nhanh, hợp lý.

2 Likes

Số 24: NHẮC LẠI VỀ CÁC KHUNG THỜI GIAN
KHÔNG NÊN nghĩ mình lướt ăn line thì được bỏ qua các khung thời gian lớn.
Xu hướng luôn đúng trong mọi trường hợp. Tương tự như ví dụ sau:


Trong tuần 17-7 đến 21-7, từ thứ 2 đến thứ 5 thị trường chỉ sideway trong biên hẹp, nhưng các bên vẫn mạnh tay mua ròng tại vì sao?

Vì xu hướng lớn hơn đang tốt, trước đó là cây nến xanh break khỏi vùng tích luỹ với vol lớn, tâm lý đang lạc quan, chắc chắn tuần đó là một tuần tăng giá. Mà thứ 2 đến thứ 5 chưa tăng, chắc chắn thứ 6 sẽ tăng. Ưu điểm của thị trường nhỏ, có đội lái cũng là thế, thị trường diễn biến chưa hợp lý thì họ sẽ biết cách điều tiết cung cầu sao cho hợp lý.

2 Likes

mình nên sử dụng margin thế nào cho hợp lý ạ!

1 Likes

Bạn cân nhắc:

  • Xu hướng thị trường
  • Cổ phiếu bạn chọn (tỉ lệ tính TSĐB và tỉ lệ cấp margin)
2 Likes

Số 25: LỠ NHỊP THÌ PHẢI LÀM SAO?

Lỡ nhịp là: Full margin khi giảm - Full tiền khi tăng
Lỡ nhịp thị trường là hệ quả của đua mua xanh tím và đua bán sàn. Nó bào tới những đồng tiền cuối cùng và chỉ xuất hiện trong thị trường sideway.
Vì sao lại là sideway mà không phải là up hay down?
Bởi vì khi thị trường up, đua mua xanh thì hôm sau vẫn có lời, thị trường down thì bán sàn hôm nay vẫn tốt hơn bán sàn ngày mai.
Sideway lại khác hẳn, nó là cuộc chơi của những con bạc chính hiệu và những cao thủ.
Vậy lỡ nhịp rồi phải làm sao?
Để lấy lại cảm giác thị trường, tốt nhất nên chịu lỗ 1 nhịp, nhận sai và cắt lỗ, cầm full tiền. Chờ đợi nhịp chỉnh sau, giải ngân từng lần. Thị trường có rất nhiều sóng lớn sóng nhỏ, cơ hội cứ thay nhau xuất hiện, bỏ lỡ 1 nhịp còn hơn cố gắng hơn thua với thị trường để tài khoản mất dần.

1 Likes

Số 26: Giá hàng hoá
Trên HOSINO, có nhiều công ty kinh doanh một loại hàng hoá nhất định ví dụ như DPM chuyên u-rê, DGC nổi tiếng vì phốt-pho vàng, HPG bán thép thanh, BCC bán xi măng, …
Những cổ phiếu hàng hoá này thường dao động trễ pha so với giá hàng hoá tương ứng. Mà giá hàng hoá nói trên có thể được theo dõi trên investing hoặc sunsir. Theo dõi giá hàng hoá sẽ giúp ta có được feeling về thị trường tốt hơn cả theo dõi vnindex

1 Likes

Cái này gọi là Lỗ Chứng em Lỗ Tấn.
Ngoài ra đánh Phái Sinh còn xuất hiện thêm Lỗ Kép. Kỳ quan thứ 9 của thế giới.
Lỡ nhịp danh mục đành bỏ thí. Đúng nhịp hàng rác cũng lên ngôi.

1 Likes

Số 27: BULL TRAP VÀ BEAR TRAP
Trap nghĩa là thị trường cho tín hiệu giả, cứ ngỡ là tăng nhưng lại giảm và ngược lại. Đa số trap đều đi kèm với vol bất thường, bull trap đi kèm với vol cao bất thường và bear trap đi kèm với vol thấp bất thường.


Ví dụ như PC1 hôm nay thì rất dễ là bull trap bởi logic đơn giản nếu cổ phiếu còn tiềm năng tăng giá cao thì tại sao người ta lại có nhu cầu bán ra nhiều đến vậy

Phía trên là bài thơ Cố mua của nhà thơ Lỗ Suốt, người đã nguyên sinh sau khi mất hết tài sản trên sòng HOSINO đó anh :joy: :joy: :joy:

Số 28: KỲ VỌNG và stoploss
Trong uptrend, trader muốn đặt kỳ vọng bao nhiêu cũng được, không có giới hạn. Thường quanh 20% là vui vẻ cả làng, mỗi người ăn một đoạn.
Nhưng mà trong sideway, khi cổ phiếu tăng 2 ngày đã giảm, giảm 3 ngày rồi lại bật tăng thì kỳ vọng bao nhiêu là hợp lý? Sideway bày ra rất nhiều bẫy, mua giá cao quá cũng chết, cắt lỗ cũng chết, kỳ vọng cao quá cũng chết, kỳ vọng thấp quá thì lỗ phí thuế. Có lẽ đây là thị trường hấp dẫn nhất, vừa lôi cuốn vừa nguy hiểm và đòi hỏi trader phải giữ được sự cân bằng mong manh.
Thông thường lời nhuận trong sideway nên được đặt dưới 10% để đảm bảo hiện thực hoá lợi nhuận. Kì thực ai vào đúng nhịp, không tham lam gồng lời thì có thể kiếm tiền được rất đều trong sideway.

SỐ 29: CHỐT LỜI CHỨ KHÔNG MẤT HÀNG
Screen Shot 2023-10-12 at 13.44.15
Chỉ cần mua trước 20 cây nến tăng này, thì bán ở cây số 1 hay số 20 thì cũng có lời. Tuy nhiên có những người rất không hài lòng khi bán xong rồi cổ phiếu lại tăng, cho dù là tăng 1 line thì họ cũng không vui, họ luôn muốn bán đúng đỉnh. Với họ cái cảm giác mua xong rồi cổ phiếu tăng cũng không vui bằng bán xong cổ phiếu nó giảm, mua đúng đáy bán đúng đỉnh là mục tiêu mà những người này luôn hướng tới.
Những người này không hợp làm trader. Bởi trader kiếm tiền chứ không cố gắng chiến thắng thị trường. Trader là một việc nhàm chán, luôn làm theo nguyên tắc, chốt lời, cắt lỗ đúng con số đã đặt ra, ít cảm xúc và tất cả vì lợi nhuận.

SỐ 30: QUẢN TRỊ VỐN
Nhắc lại lần thứ rất nhiều rằng: CHỨNG KHOÁN LÀ TRÒ CHƠI TÂM LÝ
Chúng ta bước vào game này với tâm thế thoải mái thì quyết định sẽ sáng suốt hơn.
Vậy làm cách nào để thoải mái?
Đó là đừng tố hết tài sản vào đây.
Trong phần vốn bỏ vào đây, đừng dùng toàn bộ để mua 1 cổ phiếu.
Phần vốn để dành mua 1 cổ phiếu, đừng đi 1 lệnh hết tiền, hãy rải ra nhiều lần.
Trong trò chơi này, chúng ta không tránh khỏi áp lực phải kiếm được tiền. Thì việc chia nhỏ rủi ro là cách để giảm thiểu áp lực hiệu quả nhất, không dồn hết mọi hy vọng vào 1 chỗ.

SỐ 31: SẴN SÀNG
1 ngày giao dịch của mọi người thường diễn ra theo hướng:
Mở bảng giá => Theo dõi biến động => Đặt 1 lệnh => Sửa lệnh cho khớp => Cảm xúc thay đổi theo KQ giao dịch
Chuẩn bị kịch bản giao dịch => Rải lệnh => Kiểm tra xem lệnh đã khớp chưa => Đánh giá lại tình hình rồi ra quyết định cho phù hợp
Thật ra hai hướng trên cũng không khác nhau mấy, cái chính là chúng ta phải sẵn sàng tâm lý, chuẩn bị kịch bản ứng phó chứ không phải phó mặc cho biến động của thị trường. Dù nó tăng hay giảm thì mình cũng biết phải làm thế nào, chứ không phải đoan chắc nó tăng rồi khi nó không tăng thì hoảng hốt

SỐ 32: PHÂN VÂN
Khi phân vân không biết nên mua cổ phiếu nào. Thì đừng mua cổ phiếu nào hết.
Khi phân vân không biết nên bán cổ phiếu không. Cứ bán một ít đi.
Mua chậm lại, mua ít lại. Bán nhanh hơn, bán dứt khoát hơn thì sẽ tốt hơn là dám mua mà không dám bán. Thường khi tham gia thị trường, nhà đầu tư hiếm khi bị lỗ ngay mà là lời → không chịu chốt → giảm → mua thêm → lỗ. Những khoản lỗ to đến từ việc do dự chứ ít khi đến từ cắt lỗ. Thực sự là thế.

SỐ 33: SUY NGHĨ ĐẦU TIÊN khi nhìn vào thị trường chung, nhìn vào cổ phiếu, nhìn vào đồ thị đó là CÓ GÌ BẤT THƯỜNG HAY KHÔNG
Screen Shot 2023-10-13 at 11.02.00
BẤT THƯỜNG là khi nỗ lực không đi kèm với KẾT QUẢ
Nỗ lực bán xuống nhưng giá không giảm, nỗ lực mua vào nhưng không đẩy được giá lên đều sẽ dẫn tới hệ quả trái ngược, vì vậy đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu bất thường. Dễ thấy nhất là nhìn qua volume.