Cập nhật BCTC quý 3/2022 các doanh nghiệp

Quý 3 đi lùi của NT2: Lãi sau thuế giảm 27% vì dự phòng nợ khó đòi
Theo BCTC quý 3 mới công bố của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2), Công ty báo lợi nhuận sụt giảm vì hơn 187 tỷ đồng dự phòng nợ khó đòi.

Cụ thể trong kỳ, NT2 ghi nhận doanh thu tăng mạnh 74%, lên gần 2.2 ngàn tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng bật tăng 85% lên hơn 1.7 ngàn tỷ đồng, nhưng Công ty vẫn lãi gộp hơn 422 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ 2021.

Kết quả kinh doanh quý 3/2022 của NT2

Nguồn: VietstockFinance

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ thu nhỏ còn 2.5 tỷ đồng (giảm 67%). Chi phí tài chính cũng giảm mạnh, từ 6.7 tỷ đồng trong quý 3/2021 còn 500 triệu đồng cùng kỳ năm nay. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp nhảy vọt lên tới 209 tỷ đồng, gấp 11 lần cùng kỳ đã khiến Công ty có một kỳ kinh doanh đi lùi, với lãi sau thuế gần 199 tỷ đồng, giảm 27%.

Theo NT2 giải thích, nguyên nhân khiến lợi nhuận trong kỳ sụt giảm đến từ việc Công ty phải trích lập dự phòng nợ khó đòi hơn 187 tỷ đồng từ Công ty Mua bán Điện (EPTC) – là các khoản nợ phải thu tiền điện theo hợp đồng giữa NT2 và EPTC.

Dẫu quý 3 đi lùi nhưng xét trên giai đoạn 9 tháng, NT2 vẫn có lợi nhuận tăng trưởng mạnh lên 723 tỷ đồng sau thuế (tăng 75%). Doanh thu đạt 6.8 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 52% so với cùng kỳ. Chiếu theo mục tiêu đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Công ty thực hiện được hơn 84% kế hoạch doanh thu, và phá sâu mục tiêu lợi nhuận với mức vượt tới 54%.

Thời điểm cuối tháng 09/2022, tổng tài sản của NT2 tăng 10% so với đầu năm, lên gần 7.4 ngàn tỷ đồng, với tài sản ngắn hạn chiếm hơn 57% tỷ trọng. Tiền mặt và các khoản tương đương tăng vọt từ 987 triệu đồng lên hơn 400 tỷ đồng – chủ yếu là các khoản tiền gửi kỳ hạn không quá 3 tháng các ngân hàng thương mại (NHTM).

Theo thuyết minh, NT2 đang có 490 tỷ đồng đang tạm ngừng giao dịch tại NHTM MTV Đại Dương (Ocean Bank). Công ty đánh giá khoản tiền này sẽ được giao dịch trở lại sau khi có những quy định cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước.

Mục đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng mạnh từ 490 triệu đồng lên 404 tỷ đồng – là những khoản tiền gửi có thời hạn 6 tháng tại các NHTM.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 50%, lên hơn 3.2 ngàn tỷ đồng – là khoản phải thu từ EPTC. Hàng tồn kho cuối kỳ biến động không đáng kể.

Phía bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn tăng 20% lên gần 2.9 ngàn tỷ đồng, với biến động lớn ở khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính tăng lên 630 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ, là khoản vay ở Vietcombank (công ty đã tất toán khoản vay hơn 210 tỷ đồng tại Vietinbank hồi đầu năm). Phải trả ngắn hạn khác tăng lên 235 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ, chủ yếu vì 195 tỷ đồng cổ tức phải trả.

NT2 thành lập vào tháng 06/2007, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện cùng một số ngành nghề khác. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) đang là cổ đông lớn nhất của NT2 với tỷ lệ nắm giữ 59.37% (tại ngày 30/06/2022), tương ứng gần 171 triệu cp.

Trên thị trường từ đầu năm 2022, diễn biến giá cổ phiếu NT2 có thể mô tả theo hướng… đi thật xa để trở về. Năm 2022, NT2 có hai sóng tăng mạnh và lập 2 đỉnh 28,300 đồng/cp (phiên 17/06) và 31,100 đồng/cp (phiên 22/09). Sau đó, giá cổ phiếu NT2 đổ đèo theo diễn biến chung từ thị trường. Kết phiên 22/10, thị giá là 25,500 đồng/cp, gần như ngang bằng với mức 25,300 đồng/cp ghi nhận hồi đầu năm (phiên 04/01/2022).

Gỗ An Cường: Doanh thu quý III tăng gấp đôi, lãi trước thuế tăng gấp ba

## (VNF) – Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (HoSE: ACG) đã có một quý kinh doanh rực rỡ với mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tính bằng lần và dòng tiền đẹp.

Quý III, doanh thu thuần của ACG đạt 1.176 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp đạt 348 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Biên lợi nhuận gộp đạt 29%, tăng đáng kể so với con số 23,5% của cùng kỳ.

Trong quý, doanh thu tài chính giảm 10% (đạt 36 tỷ đồng); trong khi đó, các loại chi phí đều tăng gấp đôi: chi phí tài chính đạt 12 tỷ đồng, chi phí bán hàng đạt 136 tỷ đồng, chi phí quản lý đạt 35 tỷ đồng.

Kết quý, ACG có lãi trước thuế 201 tỷ đồng, tăng gần 3 lần.

Lũy kế 9 tháng, ACG đạt 3.901 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 40% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 907 tỷ đồng, tăng 50%; biên lợi nhuận gộp đạt 29%. Lợi nhuận trước thuế đạt 542 tỷ đồng, tăng 51%.

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của ACG đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 59% so với đầu kỳ. Cơ cấu tài sản khá lành mạnh với việc tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng không quá lớn. Theo đó, hàng tồn kho đạt 1.501 tỷ đồng, tăng 9%; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 683 tỷ đồng, tăng 10%, các khoản phải thu dài hạn đạt 357 tỷ đồng, tăng 11%.

ACG đầu tư tài chính khá nhiều: đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.189 tỷ đồng, giảm 22% (trong đó hơn 1.000 tỷ đồng là gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 1 năm), đầu tư tài chính dài hạn 513 tỷ đồng, tăng 9% (chủ yếu là góp vốn vào Thắng Lợi Homes).

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả đạt 1.389 tỷ đồng, tăng 15%; trong đó, nợ vay ngắn hạn đạt 674 tỷ đồng, tăng 19%.

Vốn chủ sở hữu của ACG đạt 3.891 tỷ đồng, nhích thêm 3% so với đầu kỳ; trong đó có 1.113 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 9 tháng của ACG dương 323 tỷ đồng (cùng kỳ âm 156 tỷ đồng); dòng tiền đầu tư dương 172 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân cốt lõi giúp lưu chuyển tiền thuần 9 tháng dương 239 tỷ đồng, đưa tiền và tương đương tiền lên 338 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với đầu năm.

Ghi nhận doanh thu đột biến từ bất động sản, Dabaco lãi lớn sau 4 quý liền giảm sâu

Luỹ kế 9 tháng, DBC ghi nhận LNST 229 tỷ đồng, giảm đến 68% do ảnh hưởng từ mảng heo nửa đầu năm.

Dabaco (DBC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu 3.665 tỷ đồng - tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ giá vốn, Công ty thu về 485,6 tỷ lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận ngược lại giảm nhẹ còn 13%. LNST thu về hơn 206 tỷ đồng, so với cùng kỳ là 138 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, DBC ghi nhận doanh thu 9.637 tỷ đồng. Trong đó, tăng đột biến là nguồn thu từ bán bất động sản (từ 231 tỷ 9 tháng đầu năm 2021 đột biến lên 843,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay). Khấu trừ chi phí, DBC ghi nhận LNST 229 tỷ đồng, giảm đến 68% do ảnh hưởng từ mảng heo nửa đầu năm.

Khoản thu bất động sản này chủ yếu ghi nhận trong quý 3. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu và lãi gộp bất động sản đạt lần lượt là 127 tỷ và hơn 60 tỷ đồng.

Như vậy trong quý 3 hoạt động này mang về hơn 700 tỷ doanh thu và 300 tỷ lãi gộp.

Theo DBC, quý 3 ngành chăn nuôi heo tiếp tục chịu ảnh hưởng không nhỏ khi chi phí đầu vào tăng mạnh (bao gồm giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, logistics…). Do đó, ngành chăn nuôi vẫn còn rất khó khăn, chưa kể dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc tái đàn của người dân và doanh nghiệp.

https://markettimes.vn/ghi-nhan-doanh-thu-dot-bien-tu-bat-dong-san-dabaco-lai-lon-sau-4-quy-lien-giam-sau-6505.html

Doanh thu bán thịt heo tăng 200%, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi quý 3/2022 gấp 17 lần so với cùng kỳ

Doanh thu bán thịt heo tăng 200%, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi quý 3/2022 gấp 17 lần so với cùng kỳ

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế HAG đạt 892 tỷ đồng, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo lộ trình đến năm 2023, Bapi Hoàng Anh Gia Lai sẽ phát triển 1.000 cửa hàng trên toàn quốc.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 1.441 tỷ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước là 554 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu, thu từ trái cây chiếm tỷ trọng lớn nhất, mang lại 577 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán heo tăng gần 200% lên mức 540 tỷ đồng; ngoài ra, doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa cũng đem lại 241 tỷ đồng, tăng 184% so với quý 3/2021.

Tuy vậy, chi phí vốn lại tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu nên HAG báo lãi gộp tăng 59% đạt 281 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp đi lùi về mức hơn 19% trong quý 3/2022.

Trong kỳ, chi phí bán hàng tăng 20 tỷ đồng lên gần 59 tỷ đồng, do sản lượng bán trái cây và hàng hóa tăng nên chi phí vận chuyển và dịch vụ mua ngoài cũng tăng tương ứng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm mạnh 276 tỷ đồng so với cùng kỳ, nguyên nhân được HAG giải trình do Tập đoàn đã giảm hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu.

Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính quý 3 giảm 11% còn 118 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính cũng sụt giảm 76%, nguyên nhân do Tập đoàn đã hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào Nhóm Công ty HNG trong quý 3.

Về hoạt động khác, chi phí hoạt động khác trong kỳ giảm 10 tỷ đồng còn 7 tỷ đồng do đánh giá lại một số tài sản không hiệu quả.

Kết quả, Hoàng Anh Gia Lai báo lãi sau thuế quý 3/2022 đạt gần 370 tỷ đồng, gấp 17 lần so với cùng kỳ năm trước . Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 361 tỷ đồng, gấp 15 lần so với kết quả quý 3/2021.

Doanh thu bán thịt heo tăng 200%, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi quý 3/2022 gấp 17 lần so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần HAG đạt 3.471 tỷ đồng, tăng 154% và lợi nhuận sau thuế đạt 892 tỷ đồng, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng công ty mẹ đạt 890 tỷ đồng.

Năm 2022, HAG đặt mục tiêu doanh thu thuần 4.820 tỷ đồng, LNST đạt 1.120 tỷ đồng. Như vậy, sau 3 quý kinh doanh, công ty đã hoàn thành được 72% kế hoạch về doanh thu và gần 80% kế hoạch lợi nhuận.

Tại thời điểm 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của HAG đạt 19.338 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với đầu năm; khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 7.176 tỷ đồng tăng 10%; hàng tồn kho tăng mạnh 152% so với thời điểm 31/12/2021.

Ngoài ra, nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai đạt 14.404 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với đầu năm, chiếm hơn 74% tổng tài sản và gấp 2,9 lần vốn chủ sở hữu.

Gần đây, sản phẩm thịt heo ăn chuối của bầu Đức đã chính thức được giới thiệu, bày bán tại Hà Nội sau Đà Nẵng và TP. HCM. Theo lộ trình đến năm 2023, Bapi Hoàng Anh Gia Lai sẽ phát triển 1.000 cửa hàng trên toàn quốc và doanh nghiệp đang tập trung mọi nguồn lực để sớm hoàn thành mục tiêu này.

Bên cạnh Heo ăn chuối, HAGL còn nuôi thí điểm Gà ăn chuối đi bộ. Dự kiến trong năm nay, HAGL sẽ ra mắt và bổ sung sản phẩm thịt gà ăn chuối tại các cửa hàng BapiFood.

Biên lãi gộp Lọc hoá dầu Bình Sơn còn 1,65% quý III, tiền mặt lên cao kỷ lục

Khoản tiền, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Lọc hoá dầu Bình Sơn với giá trị 26.524 tỷ đồng tại ngày 30/9. Đây cũng là mức tiền mặt cao kỷ lục của BSR xét tại thời điểm cuối các quý.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) ghi nhận doanh thu thuần 39.567 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận gộp đạt 654 tỷ, tăng 10 tỷ so với cùng kỳ. Trong kỳ, chi phí quản lý gia tăng đặc biệt là chi phí tài chính tăng 60% lên 238 tỷ chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý III giảm 3,6% so với cùng kỳ còn 455 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 479 tỷ, tăng gần 3 tỷ so với quý III/2021.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Biên lợi nhuận gộp quý III của BSR là 1,65% và biên lãi thuần là 1,15%, đều giảm sâu trong bối cảnh giá xăng liên tục điều chỉnh giảm trong quý III theo đà giảm của giá dầu.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Luỹ kế 9 tháng, doanh nghiệp đạt 126.717 tỷ đồng doanh thu thuần, 12.899 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 90% và 23% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận ròng là 12.952 tỷ đồng. EPS ba quý đạt 4.177 đồng và 4 quý liên tiếp là 5.043 đồng.

Năm 2022, BSR đề ra mục tiêu gần 91.678 tổng doanh thu, 1.295 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau ba quý, công ty đã vượt 38% kế hoạch doanh thu và gấp gần 10 lần mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Cơ cấu doanh thu 9 tháng. (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý III).

Trong ba quý đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của BSR hơn 5 triệu tấn, đạt 106% kế hoạch 9 tháng, đạt 78% kế hoạch năm. Đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý), công suất vận hành trung bình là 105%. Nhà máy đã sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, vượt 6% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm cả 2022.

Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, quy mô tài sản của BSR đạt 74.243 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm do tăng mạnh khoản tiền mặt và hàng tồn kho.

Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là tiền, tiền gửi ngân hàng với giá trị 26.524 tỷ đồng tại ngày 30/9. Đây cũng là mức tiền mặt cao kỷ lục của BSR xét tại thời điểm cuối các quý.

Với khối tiền nhàn rỗi hơn tỷ USD đã giúp BSR thu về khoản lãi tiền gửi 610 tỷ đồng ba quý đầu năm.

Nguồn: H.K tổng hợp.

Hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý III là 13.821 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm và giảm 5,4% sau một quý. Trong đó, doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 656 tỷ đồng, tăng 414 tỷ so với ngày 30/6.

Tổng nợ vay của BSR tại ngày 30/9 là 3.854 tỷ đồng, hoàn toàn là ngắn hạn bao gồm 1.260 tỷ vay ngắn hạn bằng VND và 2.594 tỷ nợ dài hạn đến hạn trả bằng USD. Số dư nợ vay đã giảm 772 tỷ sau một quý và giảm 61% so với đầu năm. Chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm của BSR là 203 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu cuối tháng 9 đạt 49.422 tỷ đồng bao gồm 12.879 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Vinhomes lãi kỷ lục 14.494 tỷ đồng trong quý 3, lượng tiền mặt tăng vọt lên 14.700 tỷ đồng

Vinhomes lãi kỷ lục 14.494 tỷ đồng trong quý 3, lượng tiền mặt tăng vọt lên 14.700 tỷ đồng

Vinhomes đã đạt mức doanh số bán hàng 110 nghìn tỷ đồng sau chín tháng đầu năm 2022, tương đương 92% kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán “VHM”) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất Quý III năm 2022 với tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong Quý III năm 2022 đạt 17.805 tỷ đồng, chủ yếu nhờ bắt đầu bàn giao 1.300 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire sau 5 tháng khởi công, qua đó thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường bất động sản.

Tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và chuyển nhượng bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính, đạt 30.719 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 18.949 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ đạt 14.494 tỷ đồng, tăng tương ứng 37% và 30% so với cùng kỳ. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong Quý III năm 2022 đạt 3.329 đồng.

Tại thời điểm 30 tháng 09 năm 2022, quy mô tổng tài sản của Vinhomes đạt 342 nghìn tỷ đồng, tăng 48% so với tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021, trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền tăng gấp 3,2 lần lên hơn 14,7 nghìn tỷ đồng, nhờ mở bán thành công dự án mới.

Nguồn tiền mặt dồi dào giúp Vinhomes có thể chủ động đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các đại dự án và giảm phụ thuộc vào nợ vay. Nhờ đó, nợ thuần chỉ chiếm khoảng 13% vốn chủ sở hữu. Tính đến cuối Quý III năm 2022, vốn chủ sở hữu của Vinhomes đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2021.

Trong Quý III năm 2022, Vinhomes tiếp tục triển khai chuỗi sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của thị trường nhằm chuẩn bị ra mắt các dự án mới, nổi bật nhất là đại dự án Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown là giai đoạn cuối thuộc siêu quần thể đô thị biển 1.200 ha Vinhomes Ocean Park. 1.000 căn đầu tiên đã chính thức được ra mắt thị trường vào ngày 10/10 và nhanh chóng nhận được 800 đơn đặt cọc chỉ sau 3 ngày đầu mở bán.

Vinhomes đã đạt mức doanh số bán hàng 110 nghìn tỷ đồng sau chín tháng đầu năm 2022, tương đương 92% kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown cũng là đại dự án tiên phong áp dụng mô hình hợp tác đầu tư cho các nhà đầu tư với quy mô vốn nhỏ được giới thiệu bởi Công ty Quản lý và Đầu tư BĐS VMI. Thông qua các suất đầu tư Fantasy Home, những nhà đầu tư ít vốn vẫn có thể tham gia đầu tư vào bất động sản của Vinhomes với lợi nhuận được chia sẻ theo cam kết.

Các đợt mở bán thành công mang lại cho công ty doanh số chưa ghi nhận ở mức cao kỉ lục. Thêm vào đó, dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire tiếp tục ghi nhận tiến độ xây dựng thần tốc và bắt đầu bàn giao hơn 1.300 căn phần lớn thuộc phân khu Chà Là được bàn giao từ cuối tháng 9 năm 2022 là những cơ sở để Công ty tự tin hoàn thành kế hoạch bàn giao theo đúng cam kết với khách hàng và dự kiến trong Quý IV và các quý tiếp theo của năm 2023, Vinhomes sẽ tiếp tục ghi nhận tổng doanh thu và lợi nhuận lớn khi tiếp tục bàn giao các sản phẩm bất động sản thấp tầng tại các phân khu khác của dự án này.

Vinhomes cũng công bố việc thành lập hai công ty xây dựng trong tháng 10 năm 2022 qua đó giúp đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình, đặc biệt ở các đại dự án sắp tới.

1 Likes

Đạm Phú Mỹ (DPM): Lợi nhuận 9 tháng đạt 4.460 tỷ đồng, tích trữ 9.100 tỷ đồng tiền mặt

## Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, HOSE: DPM) cho biết quý III, doanh thu thuần đạt 3.885 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đạm Phú Mỹ (DPM): Lợi nhuận 9 tháng đạt 4.460 tỷ đồng, tích trữ 9.100 tỷ đồng tiền mặt
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu đạt 14.730 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.460 tỷ đồng, lần lượt tăng 92% và 180% so với cùng kỳ.

Doanh thu tăng trưởng tốt là nhờ sản lượng tiêu thụ và giá bán phân bón tăng cao, giúp biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện, theo đó tăng từ 36,9% lên 38,3% trong quý vừa qua.

Đặc biệt, Đạm Phú Mỹ cũng nhận về doanh thu tài chính khả quan, là tiền cổ tức lợi nhuận được chia và lãi tiền gửi, tiền cho vay. Kết quả, doanh nghiệp phân bón này báo lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng trong quý III, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu đạt 14.730 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.460 tỷ đồng, lần lượt tăng 92% và 180% so với cùng kỳ. Tính ra, doanh nghiệp đã vượt 28% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Kết thúc quý III/2022, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Đạm Phú Mỹ đã sản xuất gần 900.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, vượt kế hoạch và cùng kỳ năm 2021. Sản lượng các sản phẩm chính như phân urê đạt hơn 680.000 tấn, phân NPK đạt gần 140.000 tấn, NH3 thương mại đạt hơn 50.000 tấn.

Theo Đạm Phú Mỹ, nhờ có nguồn cung dồi dào nên tổng sản lượng kinh doanh phân bón và hóa chất các loại đạt gần 940.000 tấn.

Doanh nghiệp nhận định, năm 2022 do tình hình chính trị, kinh tế bất ổn trên thế giới nên giá phân bón biến động khó lường. Trong nước, giá vật tư cho nông nghiệp tăng cao, giá nông sản bấp bênh, tiêu thụ khó khăn tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp, khiến việc kinh doanh phân bón gặp không ít trở ngại do sức mua rất yếu.

Đạm Phú Mỹ đã đẩy mạnh xuất khẩu sau khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Lượng phân bón xuất khẩu 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp đạt khoảng 155.000 tấn, gấp 3 lần so với kế hoạch cả năm, góp phần quan trọng trong gia tăng doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm.

Tng tài sản của Đạm Phú Mỹ tính đến cuối III là 16.762 tỷ đồng, tăng 2.844 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 9.097 tỷ, tăng 3.118 tỷ đồng - đây là yếu tố giúp doanh thu tài chính của Đạm Phú Mỹ tăng mạnh trong quý vừa qua.

Hàng tồn kho ghi nhận 2.738 tỷ, không thay đổi nhiều so với hồi đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn gần 549 tỷ, tăng 12%, nhưng phải dự phòng hơn 233 tỷ đồng nợ khó đòi.

Nợ phải trả tại cuối quý III là 3.767 tỷ đồng, trong đó 799 tỷ đồng là nợ đi vay, giảm 11%. Vốn chủ sở hữu là 12.995 tỷ, trong đó vốn góp chủ sở hữu là 3.914 tỷ đồng, 3.497 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển và 5.365 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Lợi nhuận nhóm phân bón quý 3/2022: Đạm Hà Bắc bứt phá gấp 3 lần, Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau tăng gần 100%

Lợi nhuận nhóm phân bón quý 3/2022: Đạm Hà Bắc bứt phá gấp 3 lần, Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau tăng gần 100%

Trên thị trường, dù có giảm trước áp lực chung của thị trường, song mặt bằng thị giá nhóm phân đạm ghi nhận tăng mạnh lên vùng giá mới, trước những cơ hội kinh doanh từ thị trường.

Tính đến ngày 27/10, nhiều doanh nghiệp đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022. Hưởng lợi từ giá sản phẩm tăng, nhóm phân đạm tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tăng bằng lần.

Lợi nhuận nhóm phân bón quý 3/2022: Đạm Hà Bắc bứt phá gấp 3 lần, Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau tăng gần 100% - Ảnh 1.

Cụ thể, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP ( Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) vừa có kết quả kinh doanh ước tính 9 tháng đầu năm 2022 với doanh thu gần 15.000 tỷ và lợi nhuận trước thuế khoảng 5.300 tỷ đồng, lần lượt tăng 92% và 95,6% so với thực hiện năm trước.

Tính riêng quý 3/2022, doanh thu của DPM ước đạt gần 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt gần 1.145 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ dù thấp nhất trong 4 quý gần đây (quý 3 theo thông lệ là quý thấp điểm kinh doanh của Công ty).

Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo đã sản xuất gần 900.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, vượt xa so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2021; sản lượng các sản phẩm chính như phân urê đạt hơn 680.000 tấn, phân NPK đạt gần 140.000 tấn, NH3 thương mại đạt hơn 50.000 tấn. Nhờ có nguồn cung dồi dào nên tổng sản lượng kinh doanh phân bón và hóa chất các loại đạt gần 940.000 tấn.

Lãnh đạo công ty cho biết, năm 2022 do tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trên thế giới nên giá phân bón biến động khó lường. Nhờ kịp thời nắm bắt tốt cơ hội giá phân bón trên thế giới tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu nên lượng xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt khoảng 155.000 tấn - gấp 3 lần so với kế hoạch cả năm.

Cũng tăng mạnh và thậm chí vượt xa kế hoạch, CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau ( Đạm Cà Mau, mã chứng khoán DCM) ghi nhận doanh thu thuần 3.307 tỷ đồng trong quý 3, tăng 82,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự chênh lệch này đến từ sản lượng tiêu thụ các sản phẩm trong kỳ tăng hơn 30% kết hợp giá bán phân bón tiếp tục neo cao. Kết quả, DCM báo lãi sau thuế quý 3/2022 tăng 95% lên 731 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 728 tỷ, tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, DCM mang về 11.466 tỷ đồng doanh thu thuần; 3.272 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 90% và 298% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2022, DCM đặt mục tiêu doanh thu đạt 9.049 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 513 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã hoàn thành vượt 27% kế hoạch doanh thu và gấp 6,3 lần mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tương tự, CTCP Phân đạm và hóa chất Hà Bắc ( Đạm Hà Bắc, mã chứng khoán DHB) công bố doanh thu thuần quý 3 đạt 1.747 tỷ đồng, tăng 45,2% so với quý 3 năm ngoái. Tương ứng, lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 tăng đột biến gấp 3 lần cùng kỳ, lên mức 347 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 4 liên tiếp Đạm Hà Bắc thoát khỏi thua lỗ triền miên trước đó.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần DHB đạt gần 5.300 tỷ đồng, tăng 73,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.694 tỷ đồng, so với con số cùng kỳ là âm 293 tỷ đồng.

Hay DAP - Vinachem (DDV) , dù doanh thu xuất khẩu giảm do, song giá bán tăng giúp Công ty duy trì được doanh thu so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu đạt 742 tỷ đồng, giảm 5,9% so với quý 3 năm ngoái. Cơ cấu doanh thu trong quý của DVV chủ yếu đến từ xuất khẩu với 548 tỷ đồng. Công ty cho biết doanh thu trong quý giảm do sản lượng tiêu thụ trong quý giảm (đạt 36.600 tấn, giảm 38,8% so với cùng kỳ). Tuy sản lượng bán giảm nhưng giá bán bình quân lại tăng 52% so với cùng kỳ nên dẫn tới doanh thu không giảm nhiều.

Kết quả, quý 3 DDV còn lãi sau thuế 57 tỷ đồng, giảm 167%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022 Công ty lãi trước thuế 370 tỷ đồng, vượt 83% kế hoạch năm.

Trên thị trường, dù có giảm trước áp lực chung của thị trường, song mặt bằng thị giá nhóm phân đạm ghi nhận tăng mạnh lên vùng giá mới, trước những cơ hội kinh doanh từ thị trường.

Mấy ông nay bán phân- hóa chất đu sang bank chứng bds cẩn thận chết tập 2💀

1 Likes

"Nối gót" Hòa Phát, Hoa Sen (HSG) báo lỗ khủng quý cuối niên độ 2021 - 2022

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã HSG - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 niên độ tài chính 2021 - 2022 với kịch bản tương tự Hòa Phát (Mã HPG).

Ghi nhận trong quý, Hoa Sen thu về 7.939 tỷ đồng doanh thu - giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Việc kinh doanh dưới giá vốn (8.170 tỷ đồng) khiến tập đoàn lỗ gộp hơn 230 tỷ đồng trong quý vừa qua.

Trong kỳ, HSG ghi nhận doanh thu tài chính giảm 35 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Các khoản chi phí hoạt động như chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm so với cùng kỳ 111,5 tỷ - 662 tỷ - 104 tỷ song Tập đoàn của Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ vẫn lỗ ròng gần 900 tỷ đồng trong quý cuối niên độ 2021 - 2022 này.

Đáng nói, đây cũng là quý đầu tập đoàn này báo lỗ kể từ mức lỗ 102 tỷ đồng trong quý 4/2018 (từ 1/7 - 30/9/2018).

Lũy kế cả niên độ, Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận tổng doanh thu hơn 49.700 tỷ đồng - vượt kế hoạch cả năm (chỉ 46.400 tỷ đồng); do lỗ nặng quý vừa qua nên lợi nhuận sau thuế của công bị bị bào mòn còn vỏn vẹn 251 tỷ đồng - tương ứng chỉ thực hiện vỏn vẹn 17% chỉ tiêu lãi cả năm.

KQKD của Hoa Sen niên độ tài chính 2021 - 2022 (Đvt: Tỷ đồng)

Lý giải về kết quả này, Hoa Sen cho biết các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với khó khăn chồng chất trong năm nay với giá đầu vào (chủ yếu từ nửa cuối năm ngoái) tăng cao tỏng khi giá thành phẩm bán ra trong năm nay liên tục xuống thấp.

Giá thép giảm liên tục trong khi nhu cầu tiêu thụ chậm, lượng hàng tồn kho phục vụ cho hoạt động kinh doanh không thể giảm ngay lập tức dẫn đến sự sụt giảm mạnh biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép.

Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu về các mặt hàng không thiết yếu (trong đó có thép) của các nước suy giảm mạnh qua đó gây ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam.

Ngoài ra, việc tăng lãi suất, biến động tỷ giá cũng làm tăng chi phí lãi vay của các doanh nghiệp; tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu như thép cán nóng, kẽm thỏi, hợp kim nhôm kẽm của các doanh nghiệp tôn mạ và tăng chi phí chênh lệch tỷ giá với các khoản vay bằng USD. Cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng gây ra cuộc khủng hoảng giá năng lượng, khiến chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp tăng cao.

Ghi nhận tại báo cáo thuyết minh, đến cuối niên độ, Hoa Sen đang có tổng tài sản ở mức quy mô tài sản là 17.023,9 tỷ đồng - giảm mạnh tới 9.600 tỷ (36%) so với thời điểm đầu năm. Mức hiện thời thậm chí thấp hơn cả mức 21.205,6 tỷ đồng hồi quý 4/2018 khi tập đoàn báo lỗ - tương ứng giảm 20% sau 4 năm nhưng lỗ quý cuối niên độ lại tăng tới 871%.

Trong cơ cấu tổng tài sản của Tập đoàn đến cuối niên độ 2021 - 2022, tiền mặt và tương đương giảm mạnh về còn 330 tỷ; giá trị hàng tồn kho chiến tới 43,3% tỷ trọng với 8.090 tỷ đồng - giảm 35% so với đầu năm. Tuy nhiên, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho lại tăng khủng tới 246% lên mức 716 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 1.460 tỷ đồng - chiếm 8,6%.

hsg-4.jpg

Phía Hoa Sen cho biết tồn kho giảm chủ yếu do công ty giảm thành phẩm, hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, hàng mua đang đi trên đường,…

Tính tới ngày 30/9/2022, tổng nợ phải trả của tập đoàn giảm tới 61% so với thời điểm đầu niên độ về còn 6.140 tỷ đồng trong đó phải trả người bán ngắn hạn giảm từ 4.294 tỷ về còn 1.040 tỷ đồng; vay nợ tài chính giảm 38,8% so với đầu năm về mức 4.187 tỷ đồng (bao gồm 4.70 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn).

Dù vậy, khoản vay nợ tài chính vẫn ở mức cao khiến HSG phải chịu tới 520 tỷ đồng chi phí lãi vay trong niên độ kinh doanh này.

Lưu chuyển tiền thuần đến cuối kỳ tăng 2,54 lần lên mức âm 216 tỷ trong đó lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính đều âm nặng lần lượt ở mức âm 408 và âm 2.651 tỷ đồng.

Đến cuối kỳ, khoản ngoại tệ bằng USD của Tập đoàn Hoa Sen chỉ còn mức 1,960 triệu USD trong khi đầu niên độ vẫn ghi nhận mức 10,57 triệu USD.

Sau 1 năm, vốn chủ sở hữu của Hoa Sen gần như không thay đổi và vẫn giữ ở mức 10.8xx tỷ đồng; trong số này, tập đoàn đang có 4.542 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trước HOa Sen, ông lớn đầu ngành thép là Tập đoàn Hòa Phát cũng vừa báo lỗ quý 3/2022 gần 1.800 tỷ đồng trước áp lực giá vốn và tỷ giá. Chi tiết

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HSG liên tục phản ánh diễn biến kém sắc từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình chung của thị trường chứng khoán và kết phiên 28/10/2022 giảm sàn còn 12.250 đồng thị giá. Nếu tính từ đầu năm, mã hiện đã giảm hơn 60% giá trị.

Novaland: Quý III lãi 736 tỷ, 22.000 tỷ gửi ngân hàng, 15.000 tỷ người mua trả trước

## Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022 với doanh thu gần như đi ngang, lãi trước thuế sụt giảm mạnh.

Quý III/2022, doanh thu thuần của NVL đạt 3.279 tỷ đồng, chỉ tăng thêm 17 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lãi gộp giảm 6%, đạt 1.410 tỷ đồng.

Trong quý, doanh thu tài chính đạt 1.573 tỷ đồng, tăng 48%. Nhưng các chi phí cũng tăng rất mạnh: chi phí tài chính đạt 1.415 tỷ đồng, tăng 77%, chi phí quản lý 423 tỷ đồng (tăng 35%), chi phí bán hàng neo ở mức cao 307 tỷ đồng.

Đáng nói, NVL còn chịu khoản lỗ khác lên tới 100 tỷ đồng. Điều này khiến lãi trước thuế chỉ đạt 736 tỷ đồng, giảm 18%.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 7.894 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Lãi gộp cũng giảm 20%, đạt 3.257 tỷ đồng. Doanh thu tài chính vẫn là điểm sáng với 4.104 tỷ đồng, tăng 38% (chủ yếu là lãi hợp tác đầu tư, lãi từ thoái vốn công ty con/công ty liên kết).

Lãi khác cũng rất lớn, đạt 1.368 tỷ đồng, chủ yếu là lãi từ giao dịch mua rẻ Công ty Đà Lạt Valley.

Kết 9 tháng, NVL có lãi trước thuế 3.377 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ.

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của NVL đạt 259.590 tỷ đồng, tăng 28% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là các khoản phải thu tăng rất mạnh, đạt 92.877 tỷ đồng, tương đương tăng 55%; trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 51.618 tỷ đồng, tăng 95%, các khoản phải thu dài hạn đạt 41.259 tỷ đồng, tăng 23%.

Hàng tồn kho cũng tăng đáng kể (tăng 17%) lên 129.636 tỷ đồng, trong đó có 8.772 tỷ đồng là bất động sản để bán đã xây xong.

Như vậy, tổng giá trị của các khoản phải thu và hàng tồn kho là 222.513 tỷ đồng, chiếm 85% tổng tài sản.

Dù vậy, điểm sáng của bức tranh tài sản là lượng tiền và tương đương tiền tăng rất mạnh, đạt 23%, đạt 21.168 tỷ đồng. Cùng với 998 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, NVL có quỹ tiền hơn 22.000 tỷ đồng đang gửi tại các ngân hàng.

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả của NVL đạt 214.922 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Như vậy, có tới 83% tài sản của NVL được hình thành từ nợ phải trả.

Điểm đáng chú ý trong cơ cấu nợ phải trả là sự gia tăng đáng kể của nợ vay, đạt 71.742 tỷ đồng, tăng 18%; trong đó, vay ngắn hạn 30.120 tỷ đồng, tăng 58%, vay dài hạn 41.622 tỷ đồng, tăng 192 tỷ đồng.

Điểm tích cực là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 79%, đạt tới 14.864 tỷ đồng.

Ngoài ra, NVL có 98.884 tỷ đồng là các khoản phải trả khác – chủ yếu là tiền NVL nhận từ đối tác để đầu tư phát triển dự án.

Vốn chủ sở hữu của NVL là 44.667 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Như vậy, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của NVL lên tới 4,8 lần, tăng mạnh so với đầu năm là 3,9 lần. Đây là hệ số rất cao, cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn bên ngoài.

Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 9 tháng của NVL đạt 1.955 tỷ đồng, chủ yếu do tăng được các khoản phải trả (32.081 tỷ đồng), trong khi các phải thu, hàng tồn kho vẫn tăng mạnh, lần lượt là 17.291 ỷ đồng và 8.382 tỷ đồng.

Dòng tiền vay - trả có giảm, nhưng vẫn rất lớn, đạt 27.445 tỷ đồng – 18.582 tỷ đồng. Nhờ vậy, lưu chuyển tiền thuần 9 tháng đạt 3.918 tỷ đồng.

BAF: Doanh thu giảm một nửa, BAF vẫn báo lãi gấp 3,6 lần cùng kỳ

CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (BAF) báo lãi ròng quý 3/2021 đạt gần 158 tỷ đồng, gấp gần 3,6 lần so với cùng kỳ chủ yếu nhờ giá vốn giảm mạnh.

Sau 9 tháng, BAF đã hoàn thành 82,2% kế hoạch kinh doanh và 71,1% chỉ tiêu lợi nhuận.

CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) sáng 30/10 công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, trong đó ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.920 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc giá vốn giảm tới 54,5%, lợi nhuận gộp của công ty vẫn tăng gấp 3 lần lên 215,6 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính của công ty dù tăng 146% nhưng không đóng góp nhiều vào cơ cấu doanh thu với 776,4 triệu đồng. Lợi nhuận khác đạt 14,3 tỷ đồng, cao hơn nhiều khoản lỗ 1,2 tỷ đồng của quý 3/2021. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng lần lượt tăng 38,3% và 611% so với cùng kỳ lên 19,5 tỷ đồng và 24,2 tỷ đồng.

Khấu trừ các loại chi phí, lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của công ty là 158 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với quý 3/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của BAF đạt 4.890 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 286,24 tỷ đồng, lần lượt giảm 46,1% và tăng 16,8% so với cùng kỳ. Tương ứng hoàn thành 82,2% kế hoạch kinh doanh và 71,1% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022 đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 3 vừa qua.

Tại thời điểm 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của BAF ở mức 5.119,2 tỷ đồng, giảm 6,2% so với thời điểm đầu năm. Trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 13,5% lên 330,2 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn giảm một nửa về 1.443,9 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng 38,3% lên 1.504,8 tỷ đồng…

Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả giảm 15,6% xuống còn 3.378,1 tỷ. Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn với 2.718,2 tỷ đồng, trong đó 2.128,6 tỷ đồng là phải trả người bán ngắn hạn, 250 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn, vay ngắn hạn 249,1 tỷ đồng,… nợ dài hạn chiếm 660 tỷ đồng, chủ yếu là khoản vay dài hạn 655 tỷ đồng.

BAF được thành lập vào năm 2017 và chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vào cuối năm 2021. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi, phân phối giống vật nuôi, kinh doanh nông sản và chế biến thức ăn gia súc. Hoạt động kinh doanh của BAF được thực hiện theo mô hình khép kín 3F bao gồm thức ăn, trang trại và chế biến.

Hiện tại, BAF có 1 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc với công suất 4.500 tấn/tháng, thực hiện cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các trang trại của BAF cùng hệ thống 14 trang trại chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn Châu Âu trải dài khắp đất nước với diện tích 169ha.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BAF từng có thời điểm tăng mạnh khi đi từ vùng giá 13.000 đồng/CP lúc mới lên sàn lên đỉnh 38.300 đồng/CP phiên 25/5 (giá đã được điều chỉnh). Chốt phiên 28/10, BAF giữ nguyên tham chiếu ở mức 27.500 đồng/CP, tương đương vốn hóa 3.946,8 tỷ đồng.

Vietjet ghi nhận doanh thu hơn 11.6 ngàn tỷ trong quý 3, tăng 337%

Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 của CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố cho thấy Vietjet dẫn đầu về tốc độ tăng lượng khách vận chuyển nội địa và quốc tế, thúc đẩy phục hồi kinh tế các địa phương và du lịch quốc tế tới Việt Nam.

Vietjet đã mở hơn 10 đường bay quốc tế mới, tập trung vào thị trường Ấn Độ, dẫn đầu về tốc độ tăng lượng khách vận chuyển nội địa và quốc tế (ảnh: Ánh Dương)

Trong quý 3/2022, Vietjet đã thực hiện hơn 35 ngàn chuyến bay và vận chuyển 6.4 triệu lượt khách. Vận tải hành khách nội địa đóng góp vào sự phục hồi với tăng trưởng 36% số chuyến bay và 44% tổng hành khách. Vận tải hành khách quốc tế bắt đầu đà phục hồi, đạt khoảng 25% so với trước dịch Covid-19. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển trong quý đạt 11.5 ngàn tấn.

Vietjet đã mở hơn 10 đường bay quốc tế mới, tập trung vào thị trường Ấn Độ, mang khách từ các thủ phủ vùng Tây Ấn và Trung-Nam gồm Ahmedabad, Hyderabad và Bangalore tới các trung tâm kinh tế - du lịch của Việt Nam gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Phú Quốc.

Tính đến thời đểm 30/09/2022, Vietjet khai thác tổng cộng 84 đường bay, bao gồm 49 đường bay nội địa và 35 đường bay quốc tế.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, tổng số chuyến bay và lượt khách vận chuyển lần lượt đạt 87.7 ngàn chuyến và 15.4 triệu khách, tăng 150% và 225% so với cùng kỳ 2021.

Vietjet ghi nhận doanh thu 10,256 tỷ đồng (riêng lẻ) và 11,600 tỷ đồng (hợp nhất) trong quý 3/2022, tăng lần lượt 652% và 337% so với quý 3/2021. Lũy kế 9 tháng năm 2022, Vietjet đã hoàn thành 85% kế hoạch doanh thu.

Tính đến ngày 30/9/2022, Vietjet có tổng tài sản là 67,470 tỷ đồng. Chỉ số nợ vay/vốn là 1.1 lần, nằm trong nhóm có chỉ số tốt trong ngành hàng không thế giới.

Về lợi nhuận sau thuế TNDN, Vietjet ghi nhận lỗ từ vận chuyển hàng không 767 tỷ đồng (riêng lẻ) và lợi nhuận 43 tỷ đồng (hợp nhất). Hoạt động vận chuyển hàng không đã giảm lỗ được trên 50% so với năm 2020, 2021.

Nguyên nhân chính đến từ chi phí nhiên liệu bay tăng cao, bình quân 130 USD/thùng so với mức trung bình 80 USD/thùng năm 2019. Bên cạnh đó, Vietjet tập trung đẩy mạnh khuyến mãi, đặc biệt với các đường bay quốc tế để thu hút hành khách trong các dịp cao điểm gồm Giáng sinh, Tết Nguyên đán và chuẩn bị cho giai đoạn phục vụ hành khách năm 2023.

Vietjet là một trong những hãng hàng không dẫn đầu về xu hướng phục hồi trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng doanh thu vượt trội so với mức trung bình 150% trong 9 tháng năm 2022.

Hoạt động vận chuyển hàng không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như dịch bệnh, giá xăng dầu… Do đó, Vietjet đã mở rộng hoạt động đa ngành bên cạnh vận chuyển hàng không để thích ứng với giai đoạn phát triển mới. Lợi nhuận hợp nhất đến từ hoạt động thương mại tài chính tàu bay từ các đơn đặt hàng sẵn có với Airbus và Boeing trong bối cảnh thị trường tàu bay tại nước ngoài đang rất khan hiếm và công ty có được nguồn doanh thu đến từ việc đầu tư các dự án kinh doanh và dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, Vietjet đang liên tục hoàn thiện các dịch vụ, tiện ích hàng không, không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy và đa dạng mảng doanh thu dịch vụ phụ trợ, điển hình là dịch vụ thanh toán qua ví điện tử do Vietjet phát triển đã có doanh thu từ cuối quý 3/2022. Ngoài ra, Công ty con dịch vụ mặt đất đã có doanh thu và lợi nhuận tốt. Mảng đào tạo phi công, nhân lực hàng không mang tới doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm trước.

Trong quý 4/2022, Công ty dự báo sẽ đạt doanh thu và hiệu quả tích cực hơn nhờ vào lượng khách tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là các thị trường quốc tế.

Trong điều kiện kinh tế tại Việt Nam, hãng không nhận được nhiều sự hỗ trợ tài chính, nguồn vốn từ nhà nước như ở các quốc gia phát triển. Vietjet đã chủ động mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường củng cố nguồn lực tài chính từ sự hỗ trợ của các cổ đông, nhà đầu tư, các đối tác trong và ngoài nước.

Công ty sẵn sàng mọi nguồn lực cho hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa với chi phí tốt, phục vụ cho hồi phục kinh tế, du lịch, giao thương và nhu cầu đi lại của người dân.

https://fili.vn/2022/10/vietjet-ghi-nhan-doanh-thu-hon-116-ngan-ty-trong-quy-3-tang-337-737-1013720.htm

CEO: Công ty mẹ báo lãi gần 3 tỷ đồng trong quý III/2022, cổ phiếu CEO chiết khấu hơn 86% từ đỉnh

Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group; HNX: CEO) đã công bố BCTC riêng quý III/2022 với lãi tăng mạnh so với nền thấp cùng kỳ năm trước. Dù vậy, thị giá cổ phiếu CEO ngày càng tụt dốc do tác động tiêu cực của thị trường chung.

Doanh thu ghi nhận 17,8 tỷ đồng, giảm 68,6% so với cùng kỳ, giá vốn bán hàng giảm mạnh 73% xuống 9,3 tỷ đồng; lợi nhuận gộp giảm 61% xuống 8,4 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng 172% lên 28,6 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm từ 39,8 tỷ đồng xuống hơn 21 tỷ đồng.

Kết quả, công ty báo lãi 2,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 25, tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận doanh thu đạt 140 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 37 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 95 tỷ đồng.

Tổng tài sản tăng từ 3.516 tỷ đồng lên 3.827 tỷ đồng; đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 23% so với đầu năm xuống 260 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng 128% lên 547 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng gần 73% lên 671 tỷ đồng; nợ ngắn hạn tăng gấp đôi lên 560,6 tỷ đồng.; vay nợ ngắn hạn tăng hơn 360% lên 222,7 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (31/10) cổ phiếu đứng ở giá 13.500 đồng/cp, giảm 86,5% so với mức đỉnh lịch sử ngày 10/1/2022 với giá 100.000 đồng/cp. Khi đó, giá vị vốn hóa công ty đạt 26.000 tỷ đồng.

Quá trình gây sóng gió của CEO khởi đầu từ phiên 8/11/2021 với giá 12.500 đồng/cp, CEO có chuỗi 10 phiên tăng trần, kéo thị giá tăng gấp 2,5 lần trước khi tiếp tục tăng thêm nhiều nhịp nữa. CEO xác lập đỉnh 100.000 đồng/cp.

Như vậy chỉ sau khoảng 2 tháng, CEO đã ghi nhận mức tăng tới 8 lần, tương đương mức tăng đến 800% khiến nhà đầu tư đứng ngồi không yên với đà tăng không tưởng của cổ phiếu này. Thời gian này, nhiều nhà đầu tư lạc quan quá đổi khi dự báo CEO có thể lên mốc 500-700.000 đồng, thậm chí đến 1 triệu đồng/cp.

Tại thời điểm đó, CEO sở hữu nhiều dự án có tiếng đã và đang triển khai trên cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, điển hình là Sonasea Vân Đồn Harbor City quy mô 358ha ở Quảng Ninh, hay Sonasea Villas & Resort 132ha, Sonasea Residence 160ha ở Phú Quốc, Kiên Giang, cùng nhiều dự án khác.

Đà tăng điên của CEO, cũng như loạt cổ phiếu bất động sản đình đám như DIG, L14… đạt đỉnh vào đầu năm 2022, trước khi đảo chiều nhanh chóng sau sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm.

Tiếp đó là các vụ án liên quan đến cổ phiếu FLC, vụ án trái phiếu Tân Hoàng Minh tiếp tục nhấn sâu cổ phiếu CEO. Hiện tại CEO đang ở quanh vùng giá trị khi vừa mới nổi sóng.

Cũng liên quan đến CEO, ngày 23/8/2022, HĐQT công ty đã có Nghị quyết thông qua hồ sơ đăng ký chào bán 257,3 triệu cổ phần theo phương án nêu trên.

Doanh nghiệp biết, số tiền thu được từ các đợt chào bán sẽ được đầu tư cho dự án Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences (800 tỷ đồng), tăng vốn cho các công ty con (1.556 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh (hơn 217 tỷ đồng). Trong trường hợp việc chào bán cho cổ đông hiện hữu không được như kỳ vọng, CEO sẽ xem xét huy động vốn vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu… để đảm bảo việc đầu tư dự án.

36.000 tỷ tiền gửi ngân hàng đem về 888 tỷ tiền lãi cho PV GAS trong ba quý

## Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng năm 2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu của Bảo Việt đạt 30.110 tỷ đồng, tăng 10,5%. Lợi nhuận sau thuế 1.250 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2022. Theo đó, doanh thu thuần quý III/2022 đạt 10.048 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 15,2% lên 10.030 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận gộp đạt 18,4 tỷ đồng, chỉ bằng 6,5% cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Bảo Việt là 2.474 tỷ đồng, tăng 21,5%. Trong khi chi phí tài chính tăng từ 189 tỷ đồng lên 432 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng tăng 12,1% lên 603 tỷ đồng.

Bảo Việt Lợi nhuận giảm 9 tháng nợ phải trả tăng lên 167688 tỷ đồng

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Bảo Việt đạt 190.853 tỷ đồng, tăng 12,6% so với số đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng 13,7% lên 167.688 tỷ đồng.

Khấu trừ các khoản chi phí, lãi sau thuế Bảo Việt đạt 408 tỷ đồng, giảm 13,8%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu của Bảo Việt đạt 30.110 tỷ đồng, tăng 10,5%. Lợi nhuận sau thuế 1.250 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc về Cổ đông Công ty mẹ giảm 12,6% còn 1.187 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng giảm 10,8% còn 1.599 đồng.

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Bảo Việt đạt 190.853 tỷ đồng, tăng 12,6% so với số đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng 13,7% lên 167.688 tỷ đồng.

Về các lĩnh vực kinh doanh, tại lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, kết thúc quý III năm 2022, tổng doanh thu của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt 8.373 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2%. Lợi nhuận sau thuế 172 tỷ đồng, tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Ở mảng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ ghi nhận mức tăng trưởng 11,1% với tổng doanh thu đạt 30.570 tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ. Lợi nhuận sau thuế đạt 730 tỷ đồng, tăng trưởng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngày 23/10/2022, hãng này ra mắt kênh tư vấn tài chính Bảo Việt Life Pro, trở thành mô hình phân phối dịch vụ bảo hiểm chuyên nghiệp toàn thời gian đầu tiên của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ sau hơn 1 năm thử nghiệm.

Sau 9 tháng năm 2022, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đóng góp 676 tỷ đồng doanh thu và 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho Tập đoàn.

Đối với lĩnh vực quản lý quỹ, tại thời điểm 30/9/2022, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) ghi nhận tổng tài sản quản lý ròng đạt 107.997 tỷ đồng, tăng trưởng 12,1% so với thời điểm 31/12/2021. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm của BVF đạt 96 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 15,1% và 10,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, Bảo Việt sẽ chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30,261% trên mệnh giá cổ phiếu, tương đương mức chi trả 2.246 tỷ đồng, nâng tổng số tiền dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông từ khi cổ phần hóa (năm 2007) đến nay lên tới gần 11.700 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 31/10, cổ phiếu BVH giao dịch ở mức 52.500 đồng/cp, tương đương vốn hóa 38.972 tỷ đồng.

Hòa Bình (HBC): Doanh thu quý III hơn 3.700 tỷ đồng, lãi vỏn vẹn hơn 5 tỷ đồng

Quý III/2022, doanh thu của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hoà Bình, HOSE: HBC) tăng rất mạnh so với cùng kỳ, song do các loại chi phí quá lớn, lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 5,4 tỷ đồng.

Nếu xét về doanh thu, quý III/2022 là một quý khởi sắc của Hòa Bình khi doanh thu thuần đạt 3.778 tỷ đồng, tăng mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 282 tỷ đồng, tăng 2,4 lần, giúp biên lợi nhuận gộp đạt tới 7,46% (cao hơn nhiều so với cùng kỳ chỉ 5,54%).

Trong quý, doanh thu tài chính khá sáng với mức tăng 2,3 lần, đạt 34 tỷ đồng (chủ yếu là lãi bán hàng trả chậm, chậm thanh toán). Song, các loại chi phí còn tăng mãnh liệt hơn, như: chi phí quản lý tăng 4,3 lần (đạt 153 tỷ đồng), chi phí tài chính tăng 50% (đạt 112 tỷ đồng). Thêm nữa, Hòa Bình còn phải gánh khoản lỗ khác 6,7 tỷ đồng. Kết quả là lợi nhuận trước thuế chỉ 25 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 5,4 tỷ đồng. Dù vậy, so với cùng kỳ, lợi nhuận trước và sau thuế quý III của Hòa Bình đã tăng lần lượt 65% và 4%.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Hòa Bình đạt 10.904 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 684 tỷ đồng, tăng 35%. Biên lợi nhuận gộp suy giảm nhẹ, đạt 6,27% (cùng kỳ 6,71%).

Trong kỳ, doanh thu tài chính tăng trưởng mạnh (gấp 3 lần) đạt 271 tỷ đồng. Nhưng chi phí tài chính còn lớn hơn, đạt 357 tỷ đồng, tăng 59%. Chi phí quản lý cũng tăng 92%, đạt 443 tỷ đồng. Hòa Bình cũng chịu lỗ khác 23 tỷ đồng.

Tuy vậy, kết 9 tháng, Hòa Bình vẫn có lãi trước thuế 113 tỷ đồng, tăng 13%; duy lãi sau thuế giảm 16%, đạt 61 tỷ đồng.

So với đối thủ là Coteccons (lỗ trước thuế quý III 3 tỷ đồng, lãi trước thuế 9 tháng chỉ 1,9 tỷ đồng), có thể thấy kết quả của Hòa Bình là “không đến nỗi nào”.


Các loại chi phí neo cao đã “ăn mòn” lợi nhuận của HBC, chỉ còn 5,4 tỷ đồng dù doanh thu quý III hơn 3.700 tỷ đồng. Biểu đồ: HT

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Hòa Bình là 18.653 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Điểm đáng chú ý trong cơ cấu tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn tăng đáng kể (+15%), đạt 13.355 tỷ đồng, chiếm tới 71% tổng tài sản. Trong đó, khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng thêm 12%, lên 415 tỷ đồng.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao là vấn đề lớn mà Hoà Bình phải đối diện trong nhiều năm. Chẳng hạn, giai đoạn giai đoạn 2016 - 2021, khoản phải thu của Hòa Bình tăng khá mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản. Cụ thể, năm 2016, khoản phải thu chiếm 59%, năm 2017 tăng lên 66%, từ năm 2018 trở đi chiếm trung bình 70% tổng tài sản.

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả của Hòa Bình đạt 14.913 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Như vậy, 80% tài sản của Hòa Bình được hình thành từ nợ phải trả.

Nợ vay của Hòa Bình đã có bước tăng khá mạnh trong 9 tháng, đạt 6.566 tỷ đồng, tăng 29%. Trong đó, vay ngắn hạn 5.496 tỷ đồng, tăng 17%; vay dài hạn 1.070 tỷ đồng, tăng 2,7 lần.

Với sự suy giảm của vốn chủ sở hữu, còn 3.770 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hòa Bình đã lên tới 3,95 lần, tăng mạnh so với đầu năm (3,08 lần) và là hệ số rất cao, kể cả với đặc thù của ngành xây dựng.

Sự gia tăng nợ vay của Hòa Bình xuất phát từ tình trạng dòng tiền kinh doanh 9 tháng âm rất nặng (-1.331 tỷ đồng) do tăng các khoản phải thu (1.823 tỷ đồng), tăng hàng tồn kho (435 tỷ đồng), tăng chi phí trả trước (103 tỷ đồng), chi trả lãi vay (363 tỷ đồng).

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh không thu được tiền về, Hòa Bình vẫn miệt mài chi mua sắm tài sản (158 tỷ đồng), tăng đầu tư góp vốn (194 tỷ đồng), tăng chi cho vay, mua công cụ nợ (109 tỷ đồng) khiến dòng tiền đầu tư âm 319 tỷ đồng.

Hệ quả tất yếu là dòng tiền vay/trả lên tới kể 8.910 tỷ đồng/7.441 tỷ đồng, tăng 25% và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Dòng tiền thuần 9 tháng âm 149 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền chỉ còn 584 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Nguồn bài viết: https://f247.com/news/hoa-binh-hbc-doanh-thu-quy-iii-hon-3700-ty-dong-lai-von-ven-hon-5-ty-dong-ktck4ac48cecde464676ba8c0c67938651a6

Sacombank (STB): Lãi trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 4.440 tỷ đồng

## Sacombank (HOSE: STB) vừa báo lãi trước thuế quý III/2022 tăng 86% so với cùng kỳ, thu được hơn 1.532 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng cả nguồn thu chính và ngoài lãi.

Cụ thể, trong quý III/2022, tất cả hoạt động chính của Sacombank đều tăng trưởng hơn cùng kỳ. Hoạt động chính tăng đến 74%, thu được gần 5.762 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng khả quan như lãi từ dịch vụ tăng 75% so cùng kỳ khi ghi nhận 1.031 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 46%, đạt 220 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 5% ghi nhận 41 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý III/2022 của Sacombank đạt 3.957 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ. Mặc dù dành ra 2.425 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,5 lần cùng kỳ, nhưng Sacombank vẫn lãi trước thuế hơn 1.532 tỷ đồng, tăng 86%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Sacombank thu được hơn 9.990 tỷ đồng lợi nhuận thuần.

Tuy nhiên, Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gấp 2,3 lần cùng kỳ, với 5.550 tỷ đồng, do đó kết quả Sacombank chỉ thu được 4.440 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 37% so cùng kỳ.

Như vậy, so với kế hoạch 5.280 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm 2022, Sacombank đã thực hiện được 84% sau 9 tháng đầu năm.

Tính đến cuối quý III/2022, tổng tài sản của Sacombank tăng thêm 8% so với đầu năm, tăng lên mức 564.193 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại các TCTD khác gấp 2,3 lần, đạt 17.462 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 8%, đạt 420,748 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu tại thời điểm 30/09/2022 giảm đến 34% so với đầu năm, chỉ còn gần 3.791 tỷ đồng. Kết quả này đưa tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 1,47% đầu năm về 0,9%.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên ngày 31/10, giá cổ phiếu STB của Sacombank đứng ở mức 16.150 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với giữa tháng 10.

Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận giảm, 9 tháng nợ phải trả tăng lên 167.688 tỷ đồng

## Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng năm 2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu của Bảo Việt đạt 30.110 tỷ đồng, tăng 10,5%. Lợi nhuận sau thuế 1.250 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2022. Theo đó, doanh thu thuần quý III/2022 đạt 10.048 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 15,2% lên 10.030 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận gộp đạt 18,4 tỷ đồng, chỉ bằng 6,5% cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Bảo Việt là 2.474 tỷ đồng, tăng 21,5%. Trong khi chi phí tài chính tăng từ 189 tỷ đồng lên 432 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng tăng 12,1% lên 603 tỷ đồng.

Bảo Việt Lợi nhuận giảm 9 tháng nợ phải trả tăng lên 167688 tỷ đồng

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Bảo Việt đạt 190.853 tỷ đồng, tăng 12,6% so với số đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng 13,7% lên 167.688 tỷ đồng.

Khấu trừ các khoản chi phí, lãi sau thuế Bảo Việt đạt 408 tỷ đồng, giảm 13,8%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu của Bảo Việt đạt 30.110 tỷ đồng, tăng 10,5%. Lợi nhuận sau thuế 1.250 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc về Cổ đông Công ty mẹ giảm 12,6% còn 1.187 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng giảm 10,8% còn 1.599 đồng.

Tính đến ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Bảo Việt đạt 190.853 tỷ đồng, tăng 12,6% so với số đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng 13,7% lên 167.688 tỷ đồng.

Về các lĩnh vực kinh doanh, tại lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, kết thúc quý III năm 2022, tổng doanh thu của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt 8.373 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2%. Lợi nhuận sau thuế 172 tỷ đồng, tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Ở mảng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ ghi nhận mức tăng trưởng 11,1% với tổng doanh thu đạt 30.570 tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ. Lợi nhuận sau thuế đạt 730 tỷ đồng, tăng trưởng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngày 23/10/2022, hãng này ra mắt kênh tư vấn tài chính Bảo Việt Life Pro, trở thành mô hình phân phối dịch vụ bảo hiểm chuyên nghiệp toàn thời gian đầu tiên của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ sau hơn 1 năm thử nghiệm.

Sau 9 tháng năm 2022, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đóng góp 676 tỷ đồng doanh thu và 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho Tập đoàn.

Đối với lĩnh vực quản lý quỹ, tại thời điểm 30/9/2022, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) ghi nhận tổng tài sản quản lý ròng đạt 107.997 tỷ đồng, tăng trưởng 12,1% so với thời điểm 31/12/2021. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm của BVF đạt 96 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 15,1% và 10,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, Bảo Việt sẽ chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30,261% trên mệnh giá cổ phiếu, tương đương mức chi trả 2.246 tỷ đồng, nâng tổng số tiền dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông từ khi cổ phần hóa (năm 2007) đến nay lên tới gần 11.700 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 31/10, cổ phiếu BVH giao dịch ở mức 52.500 đồng/cp, tương đương vốn hóa 38.972 tỷ đồng.

Apax Holdings (IBC) của Shark Thủy chỉ lãi sau thuế 776 triệu đồng trong quý 3, giảm 86% so với cùng kỳ

Apax Holdings (IBC) của Shark Thủy chỉ lãi sau thuế 776 triệu đồng trong quý 3, giảm 86% so với cùng kỳ

Lợi nhuận sau thuế quý 3 của IBC chỉ còn 776 tỷ đồng trong khi quý 3/2021 lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng. Trong quý này, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 6,4 tỷ đồng.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 vừa công bố, Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holding (mã chứng khoán: IBC) ghi nhận doanh thu thuần trong quý gần 374 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Công ty giải thích nguyên nhân doanh thu hợp nhất giảm chủ yếu do doanh thu công ty mẹ giảm. Trong quý 3, theo báo cáo tài chính riêng, công ty mẹ Apax Holdings không có doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh thu đến từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Lợi nhuận trước thuế quý 3 của IBC giảm chỉ còn 2,6 tỷ đồng, bằng 1/5 so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ còn 776 tỷ đồng trong khi quý 3/2021 lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng. Trong quý này, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 6,4 tỷ đồng.

Apax Holdings (IBC) của Shark Thủy chỉ lãi sau thuế 776 triệu đồng trong quý 3, giảm 86% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần IBC đạt 1.043 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ chi phí bán hàng giảm 115 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm vẫn tăng 12% đạt 38,5 tỷ đồng.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của IBC trong 9 tháng đầu năm âm 317 tỷ đồng, chủ yếu do điều chỉnh cho khoản khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư 480 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính trong 9 tháng đầu năm đạt 107 tỷ đồng, trong đó 66,3 tỷ đồng là lãi chuyển nhượng quyền mua cổ phần của CTCP Tập đoàn hạ tầng giáo dục.

Tính đến hết quý 3, Apax Holdings ghi nhận tổng tài sản tăng gần 181 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm lên 4.809 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tăng 53 tỷ đồng lên 1.618 tỷ đồng.

BVH: Một doanh nghiệp có gần 103.000 tỷ tiền gửi ngân hàng, nắm giữ hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu VNM và CTG

Các khoản đầu tư tài chính của tập đoàn này vào cuối quý III lên tới gần 173.437 tỷ đồng, tăng 16,1% so với hồi đầu năm và chiếm gần 91% tổng tài sản.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2022 với tổng tài sản đến cuối tháng 9 đạt hơn 190.853 tỷ đồng, tăng 12,6% so với hồi đầu năm.

Đáng chú ý, danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn của tập đoàn này đã vượt mốc 100.000 tỷ lên 100.318 tỷ đồng, tăng 22,3% so cuối năm trước. Ngoài ra, các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng lên tới 73.119 tỷ đồng, tăng 8,6%. Tổng cộng, giá trị các khoản đầu tư tài chính của BVH vào cuối quý III đạt gần 173.437 tỷ đồng, tăng 16,1% và chiếm gần 91% tổng tài sản. Với quy mô trên, Tập đoàn Bảo Việt là doanh nghiệp niêm yết có danh mục đầu tư tài chính lớn nhất thị trường.

Đi sâu vào khoản mục này, tiền gửi ngân hàng là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 102.600 tỷ đồng, tăng gần 15.300 tỷ so với cuối năm trước (tương đương 17,5%). Trong đó, tiền gửi ngắn hạn là gần 92.000 tỷ và tiền gửi dài hạn ở mức hơn 10.600 tỷ.

BVH cho biết, ngoài các hợp đồng tiền gửi tại ALCII, VFC đã quá hạn, các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND tại các tổ chức tín dụng có thời hạn gốc trên 3 tháng và thời gian đáo hạn không quá 1 năm và có mức lãi suất từ 3,9% đến 7%/năm. Các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND có thời gian đáo hạn trên 1 năm và được hưởng lãi suất từ 5,2%/năm đến 10,5%/năm.

Bên cạnh tiền gửi ngân hàng, BVH còn là ông lớn trên thị trường trái phiếu. Báo cáo tài chính cho biết, đến cuối tháng 9/2022, tổng lượng trái phiếu nắm giữ của BVH ở mức 61.663 tỷ đồng, tăng 16,4% so với đầu năm, trong đó, trái phiếu dài hạn chiếm tỷ trọng tới 95%.

Theo BVH, ngoài các trái phiếu Vinashin, các trái phiếu doanh nghiệp khác có lãi suất từ 7,05%/năm đến 8,1%/năm, với kỳ hạn từ 5 đến 7 năm. Trong khi các trái phiếu Chính phủ mà BVH đầu tư có lãi suất từ 2,3%/năm đến 8,9%/năm với kỳ hạn dài từ 10 đến 30 năm, trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm và được hưởng lãi suất từ 6,43% đến 7,75%.

Nguồn: BVH

Ngoài trái phiếu, BVH còn sở hữu danh mục chứng khoán kinh doanh có giá gốc vào cuối tháng 9 là hơn 3.030 tỷ đồng, tăng 188 tỷ so với đầu năm.

Trong đó, cổ phiếu niêm yết là cấu phần lớn nhất (chiếm hơn 75%) với giá gốc hơn 2.280 tỷ đồng, tăng gần 365 tỷ so với cuối năm 2021. Các mã chủ lực trong danh mục cổ phiếu kinh doanh của tập đoàn này là CTG, VNM, VNR.

Trong 9 tháng đầu năm, BVH đã mua thêm hơn 104 tỷ đồng cổ phiếu CTG của VietinBank; đưa tổng giá trị sở hữu lên 391,7 tỷ đồng. Riêng với cổ phiếu VietinBank, BVH dự phòng lỗ 97,3 tỷ đồng

Tập đoàn này cũng mua thêm gần 208 tỷ đồng cổ phần VNM của Vinamilk, đưa giá trị nắm giữ lên trên 418 tỷ đồng và dự phòng lỗ 54,5 tỷ đồng.

Danh mục đầu tư của BVH còn có cổ phiếu VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia với giá gốc không thay đổi so với năm 2021, ở mức gần 266 tỷ đồng.

Bên cạnh các cổ phiếu có giá trị lớn, BVH còn có gần 1.205 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết khác và gần 79 tỷ cổ phiếu chưa niêm yết. Ngoài ra, tập đoàn này cũng đầu tư hàng trăm tỷ vào trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ quỹ.

Báo cáo tài chính cho biết dự phòng giảm giá mà BVH trích lập cho danh mục chứng khoán kinh doanh nói trên lên tới gần 310 tỷ, gấp 6,7 lần cùng kỳ năm trước.

Trong danh mục đầu tư tài chính của BVH còn có 6 khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết và 1.089 tỷ đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất là vào BaoVietBank với giá trị đầu tư đến cuối tháng 9 là 1.827 tỷ đồng, đứng thứ hai là khoản đầu tư vào Trung Nam Phú Quốc với giá trị 431 tỷ đồng, đầu tư vào Tokio Marine Việt Nam là 282 tỷ đồng,….

Một doanh nghiệp có gần 103.000 tỷ tiền gửi ngân hàng, nắm giữ hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu VNM và CTG - Ảnh 2.

Nguồn: BVH

Do sở hữu lượng lớn tiền gửi cũng như cổ phiếu và trái phiếu, biến động trên thị trường chứng khoán và lãi suất gần đây đang có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của BVH.

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm, BVH ghi nhận khoản lãi tiền gửi gần 3.919 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp hơn một nửa doanh thu tài chính của doanh nghiệp này. Riêng quý 3, BVH được hưởng khoản lãi tiền gửi gần 1.406 tỷ đồng, tăng gần 25,7% so với cùng kỳ.

Lãi tiền gửi của BVH tăng mạnh nhờ xu hướng tăng nhanh của lãi suất huy động trong 9 tháng đầu năm, đặc biệt là quý III. Theo đó, lãi suất các kỳ hạn dưới 6 tháng tại hầu hết ngân hàng đều đã tăng 1,5% - 2% so với cuối năm 2021. Trong khi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên cũng tăng thêm khoảng 1 - 2%/năm, tùy từng kỳ hạn.

Trong khi đó, lãi từ đầu tư kinh doanh chứng khoán giảm gần 39% xuống còn gần 240 tỷ đồng.

Với ảnh hưởng tích cực từ lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của BVH trong 9 tháng đầu đạt 5.940 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,2%. Tuy nhiên, do lợi nhuận mảng hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm sâu, lãi trước thuế của BVH chỉ đạt 1.551 tỷ đồng, giảm 9% so với 9 tháng đầu năm 2021.