Câu chuyện của ACV

1: DOANH THU & LỢI NHUẬN VƯỢT ĐỈNH - CỔ PHIẾU THÌ CHƯA:

ACV là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Cảng hàng không, và nhờ vào tính chất đặc thù của ngành này, kết quả kinh doanh của ACV ổn định hơn so với các hãng hàng không như VJC và HVN trong giai đoạn Covid-19. Trong quý 1/2024, ACV ghi nhận doanh thu đạt 5.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.900 tỷ đồng, đây là mức cao nhất từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của ACV vẫn chưa vượt qua mức đỉnh cũ.

Một yếu tố nổi bật trong kết quả kinh doanh của ACV là biên lợi nhuận gộp (LNG) đạt 63% và biên lợi nhuận lõi đạt 55%, đều là những con số ấn tương cho thấy hiệu quả hoạt động cao của doanh nghiệp. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACV đạt 20%, cho thấy khả năng sinh lời tốt từ vốn đầu tư. Các chỉ số này đang trong xu hướng tiếp tục cải thiện, phản ánh sự phát triển bền vững của công ty.

Mặc dù các chủ số tài chính đều vượt đỉnh, giá cổ phiếu của ACV lại chưa phản ánh được sự tăng trưởng này. Điều này có thể do nhiều yếu tố khác nhau như tình hình chung của thị trường chứng khoán, tâm lý nhà đầu tư hoặc sự chậm trễ trong việc nhận diện giá trị thực của công ty. Tuy nhiên, với các chủ số kinh doanh ấn tượng và tiềm năng phát triển trong tương lai, giá cổ phiếu ACV có thể sẽ có sự bứt phá khi thị trường nhận ra giá trị thực của công ty

2: ACV XỬ LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ HOÀN NHẬP DỰ PHÒNG:

Là một doanh nghiệp quản lý sân bay lớn tại Việt Nam, trong quá trình hoạt động của mình, ACV thường phải xử lý những khoản phải thu từ các hãng bay như VJC, HVN,…
Trong tình hình thị trường hàng không biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hãng bay đã phải đối mặt với khó khăn tài chính, điều này có thể làm tăng rủi ro cho ACV. Để đối phó với điều này, ACV đã trích lập một phần của số tiền phải thu (3900 tỷ) như một dự phòng trong báo cáo tài chính của mình. Việc này nhằm bảo vệ tài sản của ACV và giảm thiểu tác động của tiềm ẩn rủi ro tài chính từ các hãng bay có thể không thanh toán đúng hạn.

Tuy nhiên, khi tình hình kinh doanh của các hãng bay bắt đầu cải thiện và có lãi, , ACV có cơ hội thu được các khoản tiền phải thu. Khi có dấu hiệu tích cực này, ACV có thể hoàn nhập một phần hoặc toàn bộ số tiền đã trích lập trước đó vào lãi và lợi nhuận của mình. Điều này không chỉ thể hiện khả năng dự đoán tài chính của ACV mà còn giúp tăng cường niềm tin từ phái cổ đông và các bên liên quan.

Khi thực sự thu được tiền từ các hãng bay, ACV sẽ ghi nhận khoản tiền này như một phần doanh thu trong báo cáo tài chính của mình. Qúa trình này không chỉ giúp ACV quản lý tài chính một cách hiệu quả mà còn thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và tạo ra giá trị cho các cổ đông và các bên liên quan.

3 Likes

3: CƠ CẤU CỔ ĐÔNG ĐƠN CỰC CỦA ACV:

Cơ cấu cổ đông của ACV được xem là đơn cực, khi nhà nước chiếm tới 95% cổ phần khiến tỷ lệ freefloat trở nên rất ít. Điều này có nghĩa là phần lớn cổ phiếu của ACV được nắm giữ bỏi một cổ đông lớn, làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành tự do trên thị trường. Tỷ lệ freefloat thấp này có một số ảnh hưởng tích cực dến giá cổ phiếu của ACV.

Trước hết, khi tỷ lệ freefloat thấp, cổ phiếu dễ dàng bị đẩy giá khi có nhu cầu mua cao, do lượng cung không đủ đáp ứng. Điều này làm cho giá cổ phiếu của ACV có khả năng tăng mạnh hơn khi có bất kỳ thông tin tích cực nào. Sự cô đặc cổ phần giúp giá cổ phiếu nếu có xu hướng ổn định hơn và dễ tăng mạnh khi có động lực.

Nếu so sánh với trường hợp của VGI, nơi 99% cổ phần nằm trong tay Tập đoàn Viettel, ta có thể thấy ACV cũng có những điểm tương đồng. VGI từng là một “siêu phẩm” trên thị trường chứng khoán nhờ sự cô đặc cổ phần này, khi giá cổ phiếu tăng mạnh mẽ. ACV, với cơ cấu cổ đông tương tự, cũng không kém phần hấp dẫn và có tiềm năng tăng giá mạnh trong tương lai.

2 Likes

4: CHỦ ĐẦU TƯ SÂN BAY LONG THÀNH VÀ GA T3 - TÂN SƠN NHẤT:

ACV hiện đang là chủ đầu tư của hai dự án trọng điểm: Sân bay Quốc tế Long Thành và Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Hai dự án này dự kiến sẽ hoàn thành lần lượt vào Qúy II/2025 và Qúy 4/2026, và sẽ đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ACV.

(*) Sân bay Quốc tế Long Thành:
Dự án sân bay Quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư 110.000 tỷ dồng (tương đương hơn 4,6 tỷ USD), là dự án trọng điểm được Chính phủ đặc biệt quan tâm vfa thúc đẩy.
Giai đoạn 1 cả dự án bao gồm 4 dự án thành phần, trong đó ACV chịu trách nhiệm đầu tư và xây dựng các công trình thiết yếu. Sân bay dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2026, giúp tăng công suất khai thác của ACV lên 46% so với hiện tại.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ mở rộng thêm một đường cất hạ cánh và nhà ga, naangc ông suất lên 50 triệu khách/năm, và giai đoạn 3 sẽ hoàn thiện các hạng mục còn lại, nâng tổng công suất lên 100 triệu khách/năm, trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

(**) Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất:
Dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cũng là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của ACV. Sau nhiều năm vương mắc về mặt bằng, dự án đã khởi công từ năm 2023 và hiện đang đạt và vượt tiến độ đề ra. ACV quyết tâm hoàn thành và đưa Nhà ga T3 vfao khai thác vào ngày 30/4/2025.
Khi hoàn thành, Nhà ga T3 sẽ cso công suất phục vụ 20 triệu khách nội địa mỗi năm, nâng công suất khai thác của ACV lên 20% so với hiện tại.

(***) Tác động và triển vọng:
Hai dự án này sẽ không chỉ nâng cao năng lực phục vụ hành khách mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững và hiện đại của ngành hàng không Việt Nam. Cùng với việc mở rộng và nâng cấp các nhà ga khác như Nhà ga T2 Cát Bi, Nhà ga T2 Đồng Hới, và mở rộng Nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, ACV dự kiến sẽ đầu tư tổng cộng 34,450 tỷ đồng cho các dự án này.

Để tài trợ cho dự án Sân bay Long Thành, ACV đã đưa ra nghị quyết vay vốn 1,8 tỷ USD từ 3 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, ViettinBank và BIDV (với thời hạn vay 20 năm).

Với sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường quốc tế và sự phát triển của các dự án trọng điểm, ACV đặt mục tiêu kỷ lục cho năm 2024 với doanh thu thuần 20,325 tỷ đồng và lãi trước thuế 9,378 tỷ đồng, tăng tưởng ứng 2% và 6% so với năm 2023.
Điều này cho thấy triển vọng tích cực của ACV trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường hàng không và khanegr định vị thế của mình trong ngành hàng không Việt Nam.

4 Likes

6: ACV HÉ MỞ KHẢ NĂNG TĂNG VỐN TRONG THÁNG 6 HOẶC THÁNG 7

Tính đến cuối năm 2023, ACV chưa chia cổ tức từ sau đợt chia cổ tức tiền mặt 9% vào cuối năm 2019. Lợi nhuận tích lũy gần bằng vốn điều lệ. Quyết định về việc chia cổ tức đang chờ từ cơ quan Nhà nước và ý kiến cổ đông, có thể thông qua văn bản hoặc tổ chức ĐHCĐ bất thường. Thông tin này sẽ được thảo luận tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên năm 2024 vào ngày 31/5.

ACV đã đề xuất sửa đổi Nghị định 140 để cho phép chia cổ tứ bằng cổ phiếu và giữ lại lợi nhuận cho các dự án quan trọng. Thủ tướng đã ủng hộ và thủ tục sửa đổi Nghị định đang tiến hành. Liên quan đến việc niêm yết trên sàn HOSE, ACV sẽ triền khai thủ tục khi đủ điều kiện, nhưng còn vướng mắc liên quan đến kiểm toán và quyết toán cổ phần hóa.

ACV vẫn chưa có kế hoạch thoái vốn Nhà nước và dự kiến sẽ thảo luận sau năm 2025. Mục tiêu daonh thu và lợi nhuận trước thuế của ACV năm nay tăng nhẹ so với năm trước. Lĩnh vực hàng không đang phục hồi, đặc biệt là khách quốc tế đến Việt Nam, măc dù số lượng khách nội địa giảm sâu.

Tổng công ty hoạt động chủ yếu vào 2 mảng kinh doanh: Dịch vụ hàng không và phi hàng không, với dịch vụ hàng không chiếm hơn 80% tổng doanh thu. Họ đặt mục tiêu phát triển mảng phi hàng không hơn, chia sẻ doanh thu lợi nhuận và nhượng quyền khai thác.

Trong hoạt động đầu tư, ACV tiếp tục tập trung vào các dự án trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Long Thành và mở rộng các nhà ga ở các sân bay khác.
Dự án Long Thành đã triển khai từ tháng 8/2023 và dự kiến sẽ đi vào khai thác từ tháng 9/2026, với 90% chuyến bay quốc tế từ sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án này được kỳ vọng sẽ có lợi nhuận trong 1 đến 2 năm đầu khi vào vận hành.

2 Likes

7: Ba ngân hàng thương mai đầu tư 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến vay 1,8 tỷ USD từ ba ngân hàng thương mai nhà nước là Vietcombank, Viettinbank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay Long Thành.
Trong nghị quyết vừa công bố, AcV đã ký kết văn kiện tín dụng với Vietcombank là ngân hàng đầu mối và đại lý quản lý tài sản bảo đảm, cùng ký kết với Viettinabank và BIDV để tài trợ cho dự án.

ACV dự kiến vay 1,8 tỷ USD trong 20 năm để tài trợ cho dự án sân bay Long Thành. Biện pháp đảm bảo là tài sản hình thành từ dự án, bao gồm các hạng mục được phép thế chấp. Dự án sân bay Long Thành được Chính phủ quan tâm và thúc đẩy, với giai đoạn 1 có tổng đầu tư khoản 110.000 tỷ đồng, trong đó dự án thành phần 3 do ACV làm chủ đầu tư, bao gồm các công trình thiết yếu trong cảng hàng không.

Dự án sân bay long Thành dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2026, với giai đoạn 2 mở rộng để đạt công suất 50 triệu khách/năm và giai đoạn 3 hoàn thành để đạt 100 triệu khách/năm, trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã kiểm tra tiến độ thi công và đánh giá cao việc huy dộng nhân sự, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.

*** Chắc chắn, với sự hòa hợp giữa thiên thời, địa lợi và nhân cơ, câu chuyện của ACV vẫn tiếp tục vào năm 2026 và xa hơn. Dự án sân bay Long Thành không chỉ là một dự án quan trọng về kinh tế và hạ tầng, mà còn là minh chứng cho sự cam kết và năng động của ACV trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam.

4 Likes

Một bài viết rất hay , vừa đủ

2 Likes

@Chinh_Vu Cảm ơn bạn!

đã 119 rồi nhanh thật

1 Likes

@chungkhoandamdao 121 luôn rùi bác ạ😎

Cổ phiếu ACV tiếp tục thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư với kết quả kinh doanh quý I/2024 tăng trưởng. Trong phiên giao dịch ngày 11/6, giá cổ phiếu ACV đạt 121.100 đồng/cp với khối lượng giao dịch tăng và tổng giá trị giao dịch lên đến 62,2 tỷ đồng. ACV liên tục được khối ngoại mua ròng trong nhiều tháng qua.

Báo cáo kinh doanh quý I/2024 cho thấy ACV đã phục vụ 28 triệu lượt khách ở tất cả mạng lưới sân bay của công ty, với tăng trưởng đặc biệt ấn tượng từ hành khách quốc tế. Doanh thu và lợi nhuận ròng của ACV tăng lần lượt là 19,4% và 78% so với cùng kỳ, với lợi nhuận cốt lõi tăng 29%.

Kế hoạch năm 2024 của ACV bao gồm doanh thu công ty mẹ 20 nghìn tỷ đồng (tăng 2%) và lợi nhuận trước thuế 9,3 nghìn tỷ đồng (tăng 6%). ACV đang chờ sửa đổi Nghị định 140/CP để có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu để dùng vốn chủ sở hữu tài trợ cho khoản đầu tư sắp tới.

Báo cáo mới đây của SSI ước tính doanh thu năm 2024-2025 của ACV lần lượt đạt 23,9 nghìn tỷ đồng (tăng 19,4%) và 27,5 nghìn tỷ đồng (tăng 15%), với lợi nhuận trước thuế tương ứng là 14,5 nghìn tỷ đồng (tăng 38%) và 17,6 nghìn tỷ đồng (tăng 21,5%).

SSI kỳ vọng sự phục hồi của hành khách quốc tế sẽ là động lực chính cho tăng trưởng của ACV trong năm 2024 và 2025, trong khi hành khách nội địa có thể giảm trong năm 2024 trước khi tăng trở lại vào năm 2025. SSI dự báo tỷ giá đồng JPY sẽ ổn định so với đồng VND trong năm nay.

Về mặt chi phí, ACV có thể cắt giảm dần dự phòng trong giai đoạn 2024- 2025 do nợ khó đòi đối với các hãng hàng không từ năm nay, do các hãng hàng không đã cải thiện được dòng tiền (HVN, VJC) hoặc cắt giảm quy mô (Bamboo Airways, Pacific Airways).

Về dự án sân bay Long Thành dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2027, với vốn đầu tư 100 nghìn tỷ đồng và thời gian khấu hao là 20 năm. ACV sẽ phải ghi nhận thêm 5 nghìn tỷ đồng/năm chi phí khấu hao vào năm 2027, làm giảm tốc độ tăng trưởng của công ty. Nhà đầu tư cần cân nhắc rủi ro ngắn hạn khi nắm giữ cổ phiếu ACV do ảnh hưởng của dự án này.

Dựa trên phân tích, SSI khuyến nghị mua cổ phiếu ACV, với giá mục tiêu trong vòng 1 năm là 136.000 đồng/cổ phiếu dựa trên EV/EBITDA. Trong năm 2025, giá cổ phiếu ACV được dự đoán đạt 160.000 đồng/cp. Các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn bao gồm tăng trưởng mạnh của số lượng hành khách, giảm dự phòng hàng không và việc ACV được phê duyệt trả cổ tức bằng cổ phiếu từ năm 2019.

1 Likes

ACV triển vọng sáng nhưng điểm mua chưa có vị thế mua mới.

1 Likes

Khả năng ACV tuần này có thể lên 130-140

1 Likes

Thoả mãn siêu cổ phiếu, ACV đã chạm đỉnh cũ 6 năm trước.

1 Likes

Trong giai đoạn vừa qua, cổ phiếu ngành hàng không đã mang lại thành quả lớn cho quỹ đầu tư Pyn Elite Fund (Phần Lan). Quỹ này phân bổ hơn 10% danh mục đầu tư trị giá 780 triệu Euro (840 triệu USD) vào các mã chứng khoán liên quan đến ngành hàng không. Báo cáo đầu tư tháng 5 cho thấy, hai trong bốn mã tăng giá mạnh nhất trong danh mục đến từ nhóm hàng không là ACV và HVN. Với tỷ trọng 9% trong danh mục, cổ phiếu ACV tăng giá 24% trong tháng 5, góp phần lớn giúp Pyn Elite Fund có hiệu suất vượt trội mức tăng của VN-Index.

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư của quỹ Pyn trong tháng 5 đạt 5%, trong khi chỉ số thị trường chung tăng 4,3%. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu công nghệ cũng đóng góp lớn vào kết quả này. Pyn Elite Fund hưởng lợi từ cổ phiếu của hai tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam là FPT và CMC (CMG), cả hai đều đạt đỉnh giá lịch sử. Pyn đã chốt lời một phần cổ phiếu CMG, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 6%.

Dù FPT bị khối ngoại bán ròng gần đây, không rõ liệu giao dịch này có đến từ Pyn hay không. So với nhóm công nghệ, nhóm hàng không đang có tỷ lệ tăng giá ấn tượng hơn. Quỹ Pyn ưu ái hơn nhóm hàng không khi dành tỷ trọng gần gấp đôi nhóm công nghệ, và quyết định của nhà quản lý quỹ Petri Deryng đã đúng trong nửa đầu năm, đem lại kết quả tích cực.

1 Likes

Cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã tăng giá gần 85% từ đầu năm, liên tục lập đỉnh mới trong các phiên gần đây. Từ đầu năm 2024, tỷ trọng của ACV trong danh mục của Pyn Elite Fund đã tăng từ 6,7% (vị trí thứ 6) lên 9% (vị trí thứ 2) vào cuối tháng 5. Với xu hướng tăng tiếp tục trong hai tuần đầu tháng 6, tỷ trọng của ACV có thể tiệm cận ngưỡng 10%, vượt xa các mã ngân hàng MBB, HDB, và CTG.

Cuối tháng 4/2024, Pyn Elite Fund nắm giữ hơn 19,1 triệu cổ phiếu ACV, chiếm khoảng 1/4 trong tổng số hơn 79 triệu cổ phiếu ACV mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu, tương ứng 3,65% vốn. Pyn Elite Fund là một trong những tổ chức lớn đầu tư vào ACV, cùng với quỹ VOF của VinaCapital.

1 Likes

Nhà quản lý quỹ Pyn, ông Petri Deryng, cho biết quỹ đã đầu tư vào ACV với mức giá ưu đãi khi dịch COVID-19 bùng nổ. Ông kỳ vọng lưu lượng hàng không năm 2024 sẽ vượt mức đỉnh trước dịch nhờ lượng khách nội địa và quốc tế. Báo cáo tháng 5 của Pyn cho thấy quỹ cũng đầu tư vào cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines, cổ phiếu có tỷ lệ tăng giá cao nhất trong danh mục của Pyn với 61,2% trong tháng qua. Cổ phiếu HVN đã tăng gần 130% kể từ đầu năm và khối ngoại mua thêm gần 8 triệu cổ phiếu HVN trong tháng 5.

Pyn Elite Fund còn là cổ đông của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS), liên quan đến ACV với hoạt động khai thác nhà ga hàng hóa tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.

1 Likes

Tính đến ngày 10/6, cổ phiếu SCS đã tăng khoảng 30% so với đầu năm và đang giao dịch trên đỉnh lịch sử. Pyn Elite Fund đã hưởng lợi từ việc đầu tư vào SCS khi mua gom vào đầu năm 2020. Quỹ từng nắm hơn 6% vốn của SCS, nhưng từ tháng 12/2023, Pyn bắt đầu bán giảm tỷ trọng và không còn là cổ đông lớn từ tháng 3/2024. Cuối tháng 4, quỹ vẫn nắm hơn 4 triệu cổ phiếu SCS và khả năng cao chưa chốt lời toàn bộ do giao dịch èo uột.

Dù thắng lớn với cổ phiếu ngành hàng không, khả năng thoái vốn của Pyn vẫn cần lưu ý. Với lượng cổ phiếu lớn, việc Pyn bán ra có thể tác động mạnh đến cung cầu trên thị trường. Đây là tình trạng không hiếm gặp ở thị trường chứng khoán Việt Nam, khi nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc thoái vốn nếu không tìm được đối tác mua thỏa thuận. Ví dụ gần đây là Tael Two Partners gặp khó khăn khi thoái vốn khỏi Vinasun (VNS).

1 Likes

Hàng triệu khách từ TP.HCM có thể tới sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai bằng cả đường bộ, đường sắt, và thậm chí là đường thủy.

3 phương án kết nối đường thủy từ TP.HCM tới sân bay Long Thành

Gần đây, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã đề xuất ba phương án vận tải hành khách bằng đường thủy để kết nối với sân bay Long Thành.

Phương án (1) là thiết lập tuyến vận tải bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng (Quận 1) đến bến du thuyền SwanBay ở Nhơn Trạch (Đồng Nai), với chiều dài hơn 22 km và thời gian đi từ 35 đến 45 phút. Từ SwanBay, hành khách có thể tiếp tục đi đến sân bay Long Thành qua các tuyến đường bộ hiện có.

Phương án (2) là nâng cấp hai bến Phú Xuân và Phước Khánh trên sông Soài Rạp, giữa TP.HCM và Đồng Nai, nhằm tăng cường kết nối từ Nhà Bè đến huyện Nhơn Trạch. Sau khi vượt qua sông, hành khách có thể đi tiếp theo đường Phạm Thái Bường và ĐT.769D (25C) để đến sân bay Long Thành, với khoảng cách gần 25 km và thời gian di chuyển từ 40 đến 45 phút.

Phương án 3 là tăng công suất khai thác ở bến phà Cát Lái, nối TP Thủ Đức qua huyện Nhơn Trạch. Lúc này, người dân có thể kết nối đường bộ thông qua đường ĐT.769D (25C) đến sân bay Long Thành khoảng 30 km, thời gian di chuyển 45- 50 phút.

2 tuyến đường sắt kết nối với sân bay Long Thành

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và Dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đang được triển khai. Cả hai dự án này có đường trải qua TP.HCM và đều có kế hoạch xây dựng nhà ga đường sắt ngầm tại Sân bay Quốc tế Long Thành.

Nhà ga dự kiến được đặt giữa trục đường chính, cách Nhà ga hành khách T1 của sân bay khoảng 220 mét và cách bãi đỗ xe T1 khoảng 35 mét. Sau khi hoạt động, sân bay sẽ kết nối với ga đường sắt thông qua hệ thống cầu đi bộ, giúp hành khách di chuyển dễ dàng từ Nhà ga hành khách T1 qua bãi đỗ xe T1 đến ga đường sắt.

Báo cáo đầu kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành xác định rằng tuyến đường sắt sẽ có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) và điểm cuối tại ga sân bay Long Thành. Tổng chiều dài của tuyến là hơn 37,3km, đi qua Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 12km và Đồng Nai hơn 25km.

Tuyến được quy hoạch có chiều dài 38km, tiêu chuẩn khổ đường sắt là 1.435mm, nhằm kết nối trực tiếp giữa sân bay Long Thành và Thủ Thiêm. Chức năng chính của tuyến là phục vụ vận tải hành khách giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và sân bay Long Thành, đồng thời liên kết với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Thủ Thiêm.

Đường bộ cao tốc kết nối với sân bay Long Thành

Đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km được đầu tư bởi Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và khai thác từ giữa năm 2016, có 4 làn xe. Tuyến này quan trọng trong việc kết nối TP.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tuy nhiên, đoạn từ TP.HCM (nút giao An Phú) đến Long Thành (nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu), dài khoảng 26 km, đang đối diện với nhu cầu vận tải cao hơn khả năng thông hành hiện tại, yêu cầu nâng cấp và mở rộng gấp rút. Hiện đoạn này đã vượt quá 25% năng lực thông hành của tuyến và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn I dự kiến được đưa vào khai thác đầu năm 2026, sẽ tiếp tục tăng áp lực lên đoạn tuyến cao tốc này. Có 2 phương án nâng cấp mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành gồm:

Phương án 1 để nâng cấp và mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành có tổng chiều dài 21,92 km, mở rộng lên 8 làn xe và giải phóng mặt bằng cho 10 làn xe. Nó bao gồm đầu tư mở rộng hoàn chỉnh hai cầu quan trọng là cầu Sông Tắc và cầu trong nút giao đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cùng xây dựng thêm một đơn nguyên cầu Long Thành.

Phương án này dự kiến đáp ứng nhu cầu giao thông trên tuyến đến năm 2035, với lưu lượng khoảng 114.315 CPU/ngày đêm. Tổng mức đầu tư là 14.339,50 tỷ đồng, sẽ chuẩn bị đầu tư từ tháng 3/2024 đến tháng 2/2025 và thực hiện đầu tư từ tháng 3/2025 đến tháng 6/2028.

Phương án 2 bao gồm mở rộng đoạn đường từ Km4 đến Km8+770 lên 8 làn xe và từ Km8 đến Km25+990 lên 10 làn xe, với tổng mức đầu tư là 15.628,83 tỷ đồng.

Trong đó, nguồn vốn chủ yếu là 9.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước (chiếm 58%) và 6.628,83 tỷ đồng từ VEC (chiếm 42%). Dự án bao gồm xây dựng một cầu với quy mô tương tự cầu Long Thành hiện tại và giải phóng mặt bằng toàn bộ tuyến đường 10 làn xe.

NHÀ GA T3 TÂN SƠN NHẤT SAU THỜI GIAN KHỞI CÔNG

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất đang triển khai các công tác hoàn thiện sau một thời gian khởi công, với tổng tiến độ đạt 60%. Ông Lê Khắc Hồng, Trưởng ban Quản lý dự án, cho biết phần thô của dự án đã hoàn thành 100%. Các hạng mục lắp đặt thiết bị còn lại sẽ không mất nhiều thời gian. Cụ thể:

  • Nhà ga hành khách (1 tầng hầm, 4 tầng nổi) đã hoàn thành 100%, vượt tiến độ 15 ngày.
  • Nhà để xe đạt 96%, dự kiến hoàn thành ngày 30/6/2024.
  • Hạng mục nhà cơ điện và trạm xử lý nước thải đạt 100%.
  • Cầu tầng EDW đạt 100%.
  • Hạng mục sân đỗ máy bay đạt 89%, đảm bảo tiến độ.
  • Sân đỗ xe buýt đạt 25% và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đạt 15%.


Hạng mục cấu kiện khung sườn Nhà ga T3 đang được tiến hành lắp đặt

Riêng về phần lắp đặt trang thiết bị nhà ga, các đơn vị đang triển khai kết cấu khung thép, vách kính, và lợp mái. Đây là phần găng của dự án, được thực hiện cuốn chiếu, lắp dựng kết cấu thép đến đâu sẽ lợp mái và lắp vách kính đến đó. Mục tiêu hoàn thành lắp đặt kết cấu sắt vào tháng 9/2024.

Từ ngày 25/5/2024 đến nay, công tác lắp dựng đã đạt 90% khối lượng sản xuất kết cấu thép, với khoảng 1.300 tấn thép (đạt 43,3%) đã được lắp đặt trên công trường.

Ông Lê Khắc Hồng đánh giá rằng sau khi hoàn thiện kết cấu bê tông nhà ga hành khách, các hạng mục còn lại sẽ được đẩy nhanh tiến độ vì công tác lắp đặt thiết bị sẽ không mất nhiều thời gian.

Chủ đầu tư cùng các nhà thầu đang nỗ lực thi công dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất đúng tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo TP.HCM đề ra, nhằm hoàn thành vào dịp lễ 30/4/2025. Các đơn vị thi công làm việc với tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, tranh thủ khẩn trương, thi công 3 ca 4 kíp… để đưa dự án sớm về đích.

Ghi nhận cho thấy công trường rất nhộn nhịp với hơn 2.000 công nhân và kỹ sư cùng máy móc thiết bị thi công. Phần thô và kết cấu bê tông của nhà ga đã hoàn thiện, cầu tầng dẫn vào nhà ga đã thành hình. Hệ thống cẩu trục vận chuyển kết cấu thép đang được lắp đặt để phục vụ việc thi công kết cấu khung sắt, vách kính, và mái.

Dự án gặp khó khăn do mặt bằng thi công chật hẹp và vị trí công trình nằm sát sân bay đang hoạt động, ảnh hưởng đến độ cao của cần cẩu. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn nỗ lực tìm giải pháp để đảm bảo tiến độ.

Dự án do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng. Công trình có diện tích 16,05ha, công suất 20 triệu lượt khách mỗi năm, gồm 3 hạng mục chính: nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không, và hệ thống cầu cạn trước nhà ga cùng các công trình phụ trợ.

2 Likes

ACV đang chững chắc là để tích lũy