Chú ý nhóm Đá XD vs dòng CK - 1 Triệu tỷ đồng chính sách tài khóa tăng tốc gải ngân, DN nào hưởng lợi?

Chúc các bác ngày mới giao dich
Với dòng tiền mạnh như thế này khả năng VNI sẽ sớm chính phục 1300

Tuyệt vời quá các bác
Dòng tiền sẽ chuyển dần từ các nhóm tăng ảo kỳ vọng, qua các nhóm ngành tăng trưởng doanh thu lợi nhuận thực tế bằng tiền tươi thóc thật qua chính sách tài khóa của Chính Phủ
1 triệu tỷ đồng NS cho đầu tư công đã và đang tăng cường giải ngân mạnh mẽ hơn nữa những tháng cuối năm.

Cả nhà lưu ý VNI sẽ có rung lag khi tiệm cận tại vùng 1262 - 1268, đẹp nhất là đi ngang và phân hóa tại vùng này, hoặc nếu có nên chỉnh nhẹ rồi tiếp tực bứt phá với dòng tiền đang cực ổn như hiện nay.
Với dòng tiền đang mạnh thế này sớm muộn cũng sẽ tiệm cận 1300.
Tiền gởi trong hệ thống Ngân Hàng của Người Dân và DOanh Nghiệp hiện tại đâu đó hơn 650k tỷ.
Chính Phủ đã và đang thúc ép giải ngân ĐTC mạnh mẽ để nhằm kéo nền kinh tế và mục tiêu GDP 6.5% ( Có thế con số này khó, nhưng phải cố gắng hết sức những tháng còn lại để đạt được GDP tối đa nhất, nó là thước đo để hút vốn FDI từ bên ngoài vào VN)
Bám sát thực tiễn ngành nghề doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vs lợi nhuân những tháng cuối năm ( 1tr tỷ đồng vốn NS nhà nước giành cho đầu tư công, cho cơ sở hạ tầng đá và đang tăng cường được giải ngân trong mục tiêu chính sách tài khóa kéo dài đến 2025)

Hiện tại thì tăng trưởng tín dụng âm, Ngân Hàng đang thừa tiền.
Chừng đó để mn đủ hiểu là hoạt động sx kinh doanh, đặt biệt là tiền chảy vào bds ngoài đời thực chưa nhiều như đám đông kỳ vọng
Rồi các bác sẽ thấy bctc Quí 3 sẽ 1 loạt cty BDS lõm ( Ngoại trừ 1 số DN phân khúc chung cư giá trung bình tập trung ở các thành phố lớn)
Vậy nên đây là lúc phải chọn đúng ngành tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bằng tiền tươi thóc thật chứ ko phải kỳ vọng nữa, TTCK đã hồi khá nhiều, có rất nhiều Cô Phiếu BDS đã tăng quá ảo do đám đông vẽ ra. các ổng chủ DN khát vốn kéo lên để phát hành… Ai đang giữ nhóm này thì đây là lúc canh hạ dần

Cơ hội để gia tăng và mua mới nếu ai chưa có các dòng cổ phiếu tăng trưởng những tháng cuối năm nhé các bác.
Thị đang tiệm cận vùng cản trên như tớ nói mấy phiên trước. Dòng tiền vào thị trưởng hiện rất mạnh nên ko có gì đáng ngại
Bám sát thực tiễn ngành nghề doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vs lợi nhuân những tháng cuối năm ( 1tr tỷ đồng vốn NS nhà nước giành cho đầu tư công, cho cơ sở hạ tầng đá và đang tăng cường được giải ngân trong mục tiêu chính sách tài khóa kéo dài đến 2025)

Cơ hội để gia tăng và mua mới nếu ai chưa có các dòng cổ phiếu tăng trưởng những tháng cuối năm nhé các bác.
Thị đang tiệm cận vùng cản trên như tớ nói mấy phiên trước. Dòng tiền vào thị trưởng hiện rất mạnh nên ko có gì đáng ngại
Bám sát thực tiễn ngành nghề doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vs lợi nhuân những tháng cuối năm ( 1tr tỷ đồng vốn NS nhà nước giành cho đầu tư công, cho cơ sở hạ tầng đá và đang tăng cường được giải ngân trong mục tiêu chính sách tài khóa kéo dài đến 2025)

  • Nhóm 1: Đá xây dựng, hạ tầng giao thông ( CTI VLB KSB DHA FCN VCG…)
  • Nhóm 2: Các CTY chứng khoán AGR SHS SSI VND MBS VIX…
  • Nhóm 3: Kcn kỳ vọng vốn FDI (KBC IDC SZC LHG …)
  • Khác: HT1 VOS ADS

Gấp rút giải ngân các dự án giao thông trọng điểm

07-09-2023 - 14:57 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

Bộ GTVT tải yêu cầu đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, các chủ đầu tư phải quyết liệt đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư, khởi công các dự án đúng kế hoạch.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay, dù tiến độ giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải vẫn duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước đạt khoảng 52% kế hoạch năm (bình quan chung của cả nước là 42,3%). Song, để giải ngân hết số vốn còn lại khoảng 46.000 tỷ đồng trong 5 tháng cuối năm là thách thức rất lớn, cần sự quyết tâm, đổi mới trong triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và sự đôn đốc, giám sát chặt chẽ của các cơ quan tham mưu.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đối với các dự án chuẩn bị đầu tư như: Quốc lộ 8C của Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh; tuyến tránh phía Đông thành phố Đông Hà của Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị; Quốc lộ 4B Lạng Sơn của Sở Giao thông Vận tải Lạng Sơn; đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các chủ đầu tư phải quyết liệt đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư, khởi công các dự án đúng kế hoạch để giải ngân nguồn vốn đã bố trí.

Với một số dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 (giai đoạn 1) như: cầu Mỹ Thuận 2, Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, các chủ đầu tư được đề nghị chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc, tăng mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ thi công; rà soát quy định hợp đồng để đề xuất xử lý theo quy định trong trường hợp các nhà đầu tư không đáp ứng năng lực theo yêu cầu.

Gấp rút giải ngân các dự án giao thông trọng điểm - Ảnh 1.

Tính hết tháng 8, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân hơn 49.700 tỷ đồng, đạt khoảng 52% kế hoạch năm.
Riêng với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2), xác định tiến độ giải ngân vốn cho giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cần phối hợp với các địa phương tập trung xử lý dứt điểm vướng mắc, hoàn thiện thủ tục để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đồng thời, rà soát để điều hòa nguồn vốn giải phóng mặt bằng dự kiến không giải ngân hết cho công tác xây dựng, phấn đấu giải ngân hết số vốn được giao.

Tính hết tháng 8/2023, kết quả giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước về giá trị, tiếp tục duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước.

Theo thống kê của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), tính hết tháng 8/2023, trong tổng kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao (hơn 95.200 tỷ đồng), Bộ Giao thông Vận tải giải ngân khoảng 49.723 tỷ đồng, đạt khoảng 52% kế hoạch năm.

Tiến độ giải ngân đến hết tháng 8/2023 đạt 95% so với kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký. So với cùng kỳ năm 2022, kết quả giải ngân cao này gấp hơn 2 lần về giá trị và cao hơn 12% về tỷ lệ.

Cũng theo Vụ Kế hoạch - Đầu tư, giá trị giải ngân 8 tháng qua tập trung ở các dự án cao tốc Bắc Nam, đạt hơn 36.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 74% giá trị giải ngân của cả Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 giải ngân gần 9.500 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm và 98% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký.

Các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 giải ngân gần 26.800 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch năm và 93% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký. Bên cạnh đó, các dự án quan trọng, cấp bách giải ngân 547 tỷ đồng, đạt hơn 34% kế hoạch năm và 60% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký.

Các dự án ODA giải ngân hơn 5.000 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch năm và 99% kế hoạch giải ngân các chủ đầu tư đăng ký. Các dự án trong nước khác, giải ngân 7.870 tỷ đồng, đạt 35% kế hoạch năm và đạt 96% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kết quả giải ngân 8 tháng năm 2023 của Bộ Giao thông Vận tải gần bằng con số giải ngân của cả năm 2022 cho thấy sự quyết tâm rất lớn của Bộ Giao thông Vận tải. Nỗ lực này góp phần tăng tính khả thi của lộ trình đưa mạng lưới đường bộ cao tốc trên cả nước đạt 3.000km vào năm 2025 và 5.000km vào năm 2030.

Công điện của Thủ tướng về việc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

  • Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 780/CĐ-TTg ngày 3/9/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

04/09/2023 09:42

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nêu rõ:

Thời gian qua, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và các đồng chí Lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm, đặc biệt là các dự án đường bộ cao tốc.

Các chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp, nhà thầu tư vấn đã tích cực làm việc liên tục “3 ca, 4 kíp”, nhiều công trình thi công cả trong các ngày lễ, tết; nhờ đó đến nay cả nước đã có 1.822 km đường bộ cao tốc đang khai thác và đang tích cực triển khai xây dựng các đoạn còn lại trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; các tuyến đường vành đai Vùng Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong kỳ nghỉ lễ kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vừa qua, trên các công trình giao thông trọng điểm, cán bộ, công nhân viên và người lao động nhiều nơi vẫn hăng say lao động, “vượt nắng, thắng mưa, tháo gỡ khó khăn”, làm việc xuyên lễ, xuyên tết, trong đó đã kịp thời đưa vào thông xe khai thác một số đoạn tuyến quan trọng; khởi công thêm một số dự án lớn về hàng không. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng tham gia thi công, tư vấn đã nỗ lực, quyết tâm để đưa các công trình về đích đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Để tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, kịp thời khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 có 5.000 km đường bộ cao tốc như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

  1. Về tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và Lãnh đạo Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các công trình, dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; rà soát kết nối đồng bộ với các tuyến đường bộ cao tốc nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương và cả nước.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hình thức phù hợp, kịp thời để tuyên truyền, động viên, khích lệ, khen thưởng các tập thể, cá nhân, tạo khí thế mới, nâng cao tinh thần thi đua sôi nổi lao động sản xuất tại các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

  1. Về việc điều chỉnh linh hoạt vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Quốc hội quyết nghị tại Nghị quyết 93/2023/QH15. Tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 15 tháng 8 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện trước ngày 18 tháng 8 năm 2023. Tuy nhiên, đến nay việc điều hòa giữa hai nguồn vốn vẫn còn nhiều vướng mắc.

Yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính khẩn trương có văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương, địa phương về điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được bố trí vốn trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo Nghị quyết số 93/2023/QH15 bảo đảm giải ngân tối đa nguồn vốn được giao, trước mắt tập trung giải quyết ngay việc điều hòa nguồn vốn cho dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các dự án trọng điểm khác, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các dự án, hoàn thành trước ngày 9 tháng 9 năm 2023 và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính theo nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để khẩn trương giải ngân số vốn điều chỉnh được giao trong năm 2023, bảo đảm tiến độ theo yêu cầu và đúng quy định.

Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công điện này; định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./.

Ko thấy nhắc trả lại tiền cho CTi nhỉ :frowning:

image

VOS đẹp rồi cả nhà.
Dòng đá xây dựng rồi cũng sẽ phi
KCN đang ổn
Dòng chứng khoán đang hưởng lợi vì thanh khoản và lượng tiền dư trong Ngân Hàng đang rất lớn tầm hơn 650k tỷ
Tranh thủ tt đang vào giai đoạn chỉnh ngắn hạn, lình xình xanh đỏ, canh đặt mua giá đỏ các các bác nhé. Túc tắc ko cần vội
Bám sát thực tiễn ngành nghề doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vs lợi nhuân những tháng cuối năm ( 1tr tỷ đồng vốn NS nhà nước giành cho đầu tư công, cho cơ sở hạ tầng đá và đang tăng cường được giải ngân trong mục tiêu chính sách tài khóa kéo dài đến 2025)

  • Nhóm 1: Đá xây dựng, hạ tầng giao thông ( CTI VLB KSB DHA FCN VCG…)
  • Nhóm 2: Các CTY chứng khoán AGR SHS SSI VND MBS VIX…
  • Nhóm 3: Kcn kỳ vọng vốn FDI (KBC IDC SZC LHG …)
  • Khác: HT1 VOS ADS

Tranh thủ tt đang lình xinh cân bằng canh đặt mua giá đỏ, túc tắc nhé các bác
Bám sát thực tiễn ngành nghề doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vs lợi nhuân những tháng cuối năm ( 1tr tỷ đồng vốn NS nhà nước giành cho đầu tư công, cho cơ sở hạ tầng đá và đang tăng cường được giải ngân trong mục tiêu chính sách tài khóa kéo dài đến 2025)

  • Nhóm 1: Đá xây dựng, hạ tầng giao thông ( CTI VLB KSB DHA FCN VCG…)
  • Nhóm 2: Các CTY chứng khoán AGR SHS SSI VND MBS VIX…
  • Nhóm 3: Kcn kỳ vọng vốn FDI (KBC IDC SZC LHG …)
  • Khác: HT1 VOS ADS

Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất phương án về đường Vành đai 4 TP HCM

07-09-2023 15:07 PM | Bất động sản

[Chia sẻ1](javascript::wink:

Nghe đọc bài

1:45

1x

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu thêm về nút giao của tuyến đường Vành đai 4 TP HCM với các tuyến đường hiện hữu để thuận tiện kết nối.

Ngày 7-9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) cho biết đã thống nhất phương án đầu tư tuyến đường Vành đai 4, đoạn qua địa phận tỉnh để để xuất Bộ Giao thông Vận (GTVT) tải xem xét.

Qua nghiên cứu, UBND tỉnh BR-VT thống nhất chọn phương án đường có mặt cắt ngang 27m với tổng kinh phí khoảng 8.100 tỉ đồng để đề xuất, báo cáo Bộ GTVT và Sở GTVT TP HCM tổng hợp, có ý kiến thống nhất phương án, đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ.

Bản đồ hướng tuyến đường Vành Đai 4 TP HCM đoạn đi qua tỉnh BR-VT

Theo phương án này, tỉnh sẽ đầu tư đường có mặt cắt ngang 27m. Có 4 làn cao tốc (3,75m/làn) với tốc độ lưu thông tối đa 100km/h, 2 làn dừng khẩn cấp (3m/làn), phần phân cách giữa rộng 3m, dải an toàn và lề đất mỗi bên rộng 1,5m.

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, cho biết địa phương chọn phương án trên để tăng tính khả thi, phù hợp với sự phát triển trong tương lai khi giao thông trong khu vực sẽ phát triển mạnh, kết nối với hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải và cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

UBND tỉnh BR-VT cũng đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu thêm về nút giao của tuyến với các tuyến đường hiện hữu để thuận tiện kết nối, phát huy tiềm năng lợi thế về lâu dài.

Theo Sở GTVT tỉnh này, dự án đường Vành đai 4 đoạn qua địa bàn có chiều dài 18,17km, điểm đầu tuyến tại ngã tư Tóc Tiên – Châu Pha khu vực nút giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và đường DT992, cách đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 230m. Điểm cuối trên địa bàn huyện Châu Đức giáp ranh với tỉnh Đồng Nai.

List của bác lại thiếu DGT cũng khai thác đá và cát

nhiều quá nên tớ để … vậy .
NGành đá hầu như đều hưởng lợi chung khi cuối nắm DTC được Tăng tốc

DA Đường vành đai 3 TP.HCM 75.000 tỷ: Danh sách DN xây dựng đang “chia bánh” tại 4 gói thầu trị giá 8.000 tỷ, có 3 công ty trên sàn chứng khoán

11-09-2023 00:10 AM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ1](javascript::wink:

Nghe đọc bài

3:40

1x

Đây là một trong số các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. DA đã hoàn tất lựa chọn nhà thầu cho 4 gói thầu xây lắp XL3, XL6, XL8, XL9 thuộc Dự án thành phần 1 với tổng giá trị 8.000 tỷ.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư sơ bộ 75.378 tỷ đồng là một trong số các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải được đề cập tại Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022, Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2022, Quyết định 347/QĐ-TTg năm 2023 và Quyết định 817/QĐ-TTg năm 2023.

Chính thức khởi công vào ngày 18/6/2023, mục tiêu của dự án này là kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các địa phương khác trong vùng với tổng chiều dài 76,3km đi qua 4 địa phương.

DA Đường vành đai 3 TP.HCM 75.000 tỷ: Danh sách DN xây dựng đang "chia bánh" tại 4 gói thầu trị giá 8.000 tỷ, có 3 công ty trên sàn chứng khoán - Ảnh 1.

Ảnh: Báo Chính phủ

Với một dự án hơn 3 tỷ USD như vậy, “miếng bánh” được chia cho các khối doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tư vấn hồ sơ, rà phá bom mìn, xây lắp, bảo hiểm… Giá trị hợp đồng dành cho xây lắp là lớn nhất và được chia thành nhiều gói thầu.

Theo thông tin công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đã hoàn tất lựa chọn nhà thầu cho 4 gói thầu xây lắp XL3, XL6, XL8, XL9 thuộc Dự án thành phần 1: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM với tổng giá trị khoảng 8.000 tỷ đồng.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong danh sách kể trên, có 3 công ty trên sàn chứng khoán là Tập đoàn Cienco 4 (mã C4G, Upcom), CTCP Công trình giao thông sài gòn (mã GTS, Upcom) và CTCP Đầu tư và Xây dựng số 18 (mã L18, HNX).

Các nhà thầu trúng các gói thầu này cũng là những tên tuổi quen thuộc đã và đang tham gia nhiều gói thầu xây lắp giao thông lớn.

Ví dụ trong gói XL3, Tập đoàn Định An tham gia gói thầu XL-08 của Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn, gói XL-04 Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020…

CTCP Xây dựng Cầu 75 đã hoàn thành bàn giao các công trình, dự án lớn như dự án B4-QL10 (cầu Non Nước, cầu Thanh Bình, cầu Lim - tỉnh Ninh Bình); Cầu An Sương, cầu Gò Dầu (dự án đường xuyên á Tp. Hồ Chí Minh đi Nông Pênh); cầu Vĩnh Tuy, cầu vượt Pháp Vân, 2 cầu vượt đường Láng - Hòa Lạc (Tp. Hà Nội); Đường vành đai 3 - Giai đoạn 2 (đường trên cao) …

Trong gói XL6, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn nằm trong 2 liên danh trúng 2 gói thầu 4.6 “Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay (ga hàng hóa, hangar, cách ly) và các công trình khác” (7.274 tỷ đồng) và gói thầu 3.4 “Thi công xây dựng công trình San nền và thoát nước, Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công” (4.412 tỷ đồng) của Dự án thành phần 3 Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tập đoàn Cienco4 cũng nằm trong liên danh trúng gói thầu 4.6 sân bay Long Thành.

Các thành viên liên danh trúng Gói thầu XL09 cũng đang thi công nhiều công trình trọng điểm như VNCN E&C và Hải Đăng đang tham gia thi công Gói thầu XL01 thuộc Dự án thành phần Đầu tư xây dựng đoạn Vân Phong - Nha Trang, (giá trúng thầu hơn 4.700 tỷ đồng), gói thầu XL02 Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau (3.717 tỷ đồng), thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ Cao tốc Bắc nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

-Vành Đai 3 ( Bình Dương - Long An - TPHCM - Đồng Nai) Ngân sách lên tới hơn 73k tỷ đồng
-2 Tuyến kết nối sân bay Long Thành
-Cao tốc kết nối Biên Hòa - Đông NAi
-Cao Tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

  • Mở rộng tuyến cao tốc TPHCM - LT - DG
    …rất rát nhiều tuyến cao tốc kết nối sẽ được đầu tư mới mở rộng trong chính sách tài khóa của Chính Phủ. Nhằm kích thích kinh tế, đồng bộ cơ sở hạ tầng, dọn đường và tạo lợi thế thu hút FDI nhắm đưa VN thành 1 Quốc Gia Phát triển, 1 con Rồng Châu Á, Tầm nhìn VN thành 1 QG phát triền vào năm 2045 - 2050. Nếu chúng ta làm nhanh sẽ rút ngắn được time này.
  • Anh em cứ túc tắc dòng đá tích sản nhé ( Dòng hưởng lợi từ tiền tươi thóc thật từ Ngân Sách)
    Cuối năm dòng ĐTC sẽ tăng tốc giải ngân.
    Bám sát thực tiễn ngành nghề doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vs lợi nhuân những tháng cuối năm ( 1tr tỷ đồng vốn NS nhà nước giành cho đầu tư công, cho cơ sở hạ tầng đá và đang tăng cường được giải ngân trong mục tiêu chính sách tài khóa kéo dài đến 2025)
    Sóng ngành tiền tươi thóc thật từ Ngân Sách Nước.
  • Nhóm 1: Đá xây dựng, hạ tầng giao thông ( CTI VLB KSB DHA FCN VCG…)
  • Nhóm 2: Các CTY chứng khoán AGR SHS SSI VND MBS VIX…
  • Nhóm 3: Kcn kỳ vọng vốn FDI (KBC IDC SZC LHG …)
  • Khác: HT1 VOS ADS

Nhà cái đập PS cơ hội ae lựa hàng tích sản cuối năm nhé

1 Likes

Ấn Độ cũng tăng tốc ĐTC để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Việt NAm chúng ta thì ĐTC đã được chính phủ đưa vào chính sách tài khóa xuyên suất cả nhiệm kỳ
Mục tiêu 5 năm : 2021 - 2025
10 năm : 2021 - 2023
và xa hơn là tầm nhin đến 2045 - 2050 để đưa VN thành 1 QG phát triển

Ấn Độ tăng tốc xây dựng hạ tầng để bắt kịp Trung Quốc

Khánh Lan

Chia sẻ:

Thứ Hai, 11/09/2023

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Hàng loạt dự án hạ tầng đường sá, cảng biển, tàu điện, năng lượng đang được thi công ngày đêm trên khắp đất nước Ấn Độ. Chính phủ nước này hy vọng, việc cải thiện về hạ tầng sẽ giúp Ấn Độ nâng cao sức cạnh tranh với Trung Quốc, với tư cách là công xưởng của thế giới.

Công trường xây dựng dự án đường ven biển gần nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng Haji Ali ở Mumbai. Ảnh: WSJ

Thủ phủ tài chính biến thành đại công trường

Thành phố Mumbai, thủ thủ tài chính của Ấn Độ đang trở thành công trường xây dựng khổng lồ. Những barrier dựng lên khắp thành phố này có in dòng chữ: “Mumbai đang nâng cấp”.

Một con đường mới đang được xây dựng dọc theo biển Arab để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn ở Mumbai, nơi những con đường ba làn thường xuyên bị chiếm giữ bởi năm làn xe cộ bấm còi inh ỏi. Hệ thống tàu điện ở đây cũng đang được mở rộng để giảm bớt áp lực đối với các chuyến tàu đông đúc hành khách đến từ vùng ngoại ô. Một hành lang vận tải đường sắt kéo dài 1400 km từ Mumbai đến New Delhi dự kiến giúp giảm thời gian vận chuyển hàng hóa còn 14 giờ, thay vì 14 ngày như hiện nay.

Cơn bùng nổ xây dựng ở Mumbai phản ánh nỗ lực của Ấn Độ nhằm chuyển đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước từ lâu bị cản trở bởi cơ sở hạ tầng xuống cấp và kém hiệu quả. Trong những năm gần đây, chính phủ Ấn Độ đổ tiền giải quyết vấn đề này. Hoạt động xây dựng hạ tầng ở Ấn Độ càng tăng tốc khi các chính phủ phương Tây và các công ty đa quốc gia ngày càng lo lắng về sự phụ thuộc vào hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc.

Các khoản chi tiêu khổng lồ đang giúp thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chi tiêu vốn và tăng trưởng năng suất sẽ là động lực lớn nhất cho tăng trưởng của Ấn Độ trong những năm tới. Quốc gia Nam Á này chứng kiến đầu tư nước ngoài, từ các công ty bao gồm Apple và Foxconn, người khổng lồ điện tử Đài Loan, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua, lên khoảng 50 tỉ đô la Mỹ trong năm 2022.

Các nhà kinh tế nhận định, Ấn Độ vẫn còn một chặng đường xa để xây dựng xong cơ sở hạ tầng cần thiết, giúp thúc đẩy nền kinh tế. Ấn Độ đặc biệt tụt hậu so với Trung Quốc, nước đã dành nhiều thập niên đầu tư số tiền khổng lồ vào cơ sở hạ tầng để củng cố vị thế là công xưởng của thế giới.

“Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ có tốt hơn rõ ràng không? Câu trả lời là có. Liệu nó có đủ tốt để đáp ứng các tham vọng kinh tế của Ấn Độ không? Câu trả lời là không. Cơ sở hạ tầng của Ấn Độ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện”, Arup Raha, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á của Oxford Economics nhận định.

Chiều dài mạng lưới đường quốc lộ tăng gấp đôi sau 10 năm

Bộ tài chính Ấn Độ đã phân bổ hơn 10 nghìn tỉ rupee, tương đương khoảng 120 tỉ đô la cho chi tiêu vốn trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3-2024. Con số này cao hơn 37% so với năm tài khóa trước đó và hơn gấp đôi số tiền chi tiêu trong năm 2019.

New Delhi đã công bố một loạt các dự án cơ sở hạ tầng triển khai từ năm 2019 đến năm 2025, với tổng trị giá gần 2 nghìn tỉ đô la Theo Invest India, cơ quan xúc tiến đầu tư của Ấn Độ, phần lớn nguồn tài trợ dự kiến đến từ chính quyền trung ương và các tiểu bang. Các lĩnh vực mà nước này đang ưu tiên đầu tư gồm đường bộ, đường sắt, phát triển đô thị và nhà ở, năng lượng và thủy lợi.

Quy mô xây dựng trong những năm gần đây rất ấn tượng. Theo Bộ Giao thông vận tải đường bộ và cao tốc Ấn Độ, tính đến 3, nước này có khoảng 150.000 km đường quốc lộ, gần gấp đôi so với 10 năm trước đó. Hàng trăm kilomet đường quốc lộ mới đang được bổ sung mỗi tháng.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ấn Độ có tổng chiều dài đường sắt tàu điện cao hơn Anh hoặc Pháp. Các siêu dự án đầy tham vọng đang được thực hiện bao gồm một chuỗi cảng xây mới hoặc được nâng câp dọc bờ biển. Những cây cầu và đường hầm đang kết nối các khu vực vùng sâu vùng xa và các công viên năng lượng mặt trời đang mọc lên để cung cấp điện cho các hộ gia đình và nhà máy. Hệ thống giao thông công cộng xuất hiện ở hàng chục thành phố. Các tuyến đường sắt cao tốc mới đang kết các thành phố lớn.

Theo Zarir N. Langrana, CEO của Tata Chemicals, đơn vị của tập đoàn Tata, những cải thiện về cơ sở hạ tầng không chỉ giới hạn ở những con đường hiện đại hơn mà còn bao gồm hệ thống nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Vào năm 2020, Wes Burgess, giám đốc sản phẩm của Cocona, một công ty Mỹ sản xuất vật liệu điều tiết nhiệt độ sử dụng trong hàng may mặc và chăn ga gối đệm đã đến Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên doanh nhân này đến đây, với mục đích là tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Công ty đã tìm được các đối tác sản xuất trên khắp Ấn Độ và các khách hàng lớn ở New Delhi và Bengaluru đồng thời nhìn thấy cơ hội lớn ở thị trường tiêu dùng khổng lồ của Ấn Độ để bán sản phẩm của công ty cũng như giảm tiếp xúc với Trung Quốc.

Kể từ chuyến đi đó, doanh nhân này đã quay lại Ấn Độ vài lần và mỗi lần đều ấn tượng trước các hoạt động xây dựng. “Ở khắp mọi nơi đều có cơ sở hạ tầng mới đang được xây dựng”, ông nói và cho biết thêm Ấn Độ hiện có một số sân bay tốt nhất thế giới.

Chính phủ tài trợ và bảo lãnh các dự án hạ tầng

Các nhà kinh tế, chuyên gia cơ sở hạ tầng và giám đốc điều hành doanh nghiệp cho biết, sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng cũng là kết quả của sự thay đổi lớn trong cách các dự án được phát triển, cấp vốn và thực hiện.

Một thập niên trước, các tập đoàn lớn của Ấn Độ tự khởi xướng nhiều dự án đường sá và điện lớn nhờ tiếp cận được các khoản vay giá rẻ từ các ngân hàng quốc doanh. Tuy nhiên, thường là các dự án đó không bao giờ hoàn thành do vướng vào cuộc chiến pháp lý liên quan đến thu hồi đất từ nông dân cũng như tranh cãi chính trị giữa các tiểu bang và chính quyền trung ương.

Hiện nay, chính quyền trung ương ở New Delhi cũng như các chính quyền tiểu bang và thành phố đều đồng tình hơn về sự cần thiết phải nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước. Các dự án phát triển đường bộ, đường sắt và năng lượng hầu hết được chính phủ trung ương tài trợ hoặc bảo lãnh. Đây là một phần trong kế hoạch tổng thể gồm gần 10.000 dự án nhằm đưa GDP của Ấn Độ tiến gần hơn đến mốc 5 nghìn tỉ đô la vào năm 2025.

Thành phố Mumbai, nơi sinh sống của 21 triệu người, hiện có nhiều tòa nhà chọc trời nằm bên cạnh các khu ổ chuột, được xây dựng trên bảy hòn đảo. Phần lớn cơ sở hạ tầng của thành phố này có từ thời thuộc địa, thời điểm người Anh cai trị và cho xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt chạy từ bắc xuống nam để đến bến cảng. Tuy nhiên, người Anh gần như không làm gì để kết nối phía đông và phía tây của thành phố.

Hiện nay, bộ mặt của thành phố đang dần thay đổi nhờ hàng hoạt dự án hạ tầng mới. Xét về chất lượng cơ sở hạ tầng, “Mumbai sẽ sớm có thể sánh ngang với các thành phố nước ngoài”, Deepak Thackley, 30 tuổi, chủ một cửa hàng bán đồ ngọt ở Mumbai nói.

Thackley cho biết, công việc kinh doanh đang được hưởng lợi từ những cải thiện hạ tầng thành phố. Nằm sát cửa hàng của anh là một làn đường mới với khả năng thoát nước tốt hơn, giúp ngăn ngừa ngập lụt vào mùa mưa. Hành trình xe lửa hai tiếng đi từ nhà riêng ở vùng ngoại ô để đến cửa hàng được rút ngắn một nửa nhờ một nhà ga tàu điện gần đó.

Anh em cứ yên tâm, chắc chẮN dòng đầu tư công,. đặc biệt là dòng đá sẽ bứt phá cuối năm
dòng hưởng lợi từ tiền tươi thóc thật từ việc tăng cường giải ngân Ngân Sách Nhà Nước.
Hiện đang thi công 3 tuyến cao tốc, tổng chiều dài 178 km, gồm: Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3 TPHCM, Biên Hòa - Vũng Tàu. Đồng thời, chuẩn bị khởi công 3 tuyến dài 126 km, gồm: Chơn Thành - Đức Hòa, Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc. Phấn đấu đến 2025 sẽ có trên 400 km đường cao tốc đưa vào khai thác tại vùng Đông Nam Bộ.

  • Sân BLT 25k tỷ
    -Vành Đai 3 ( Bình Dương - Long An - TPHCM - Đồng Nai) Ngân sách lên tới hơn 73k tỷ đồng
    -2 Tuyến kết nối sân bay Long Thành
    -Cao tốc TPHCM - Mộc Bài
    -TPHCM - Chơn Thành
    -Dầu Giây - Liên Khương
    -Cao Tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
  • Cao tốc kết nối Bình Phước - Đồng Nai
  • Mở rộng tuyến cao tốc TPHCM - LT - DG
    …rất rát nhiều tuyến cao tốc kết nối sẽ được đầu tư mới mở rộng trong chính sách tài khóa của Chính Phủ. Nhằm kích thích kinh tế, đồng bộ cơ sở hạ tầng, dọn đường và tạo lợi thế thu hút FDI nhắm đưa VN thành 1 Quốc Gia Phát triển, 1 con Rồng Châu Á, Tầm nhìn VN thành 1 QG phát triền vào năm 2045 - 2050. Nếu chúng ta làm nhanh sẽ rút ngắn được time này.

  • Anh em cứ túc tắc dòng đá tích sản nhé ( Dòng hưởng lợi từ tiền tươi thóc thật từ Ngân Sách)
    Cuối năm dòng ĐTC sẽ tăng tốc giải ngân.
    Bám sát thực tiễn ngành nghề doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu vs lợi nhuân những tháng cuối năm ( 1tr tỷ đồng vốn NS nhà nước giành cho đầu tư công, cho cơ sở hạ tầng đá và đang tăng cường được giải ngân trong mục tiêu chính sách tài khóa kéo dài đến 2025)
    Sóng ngành tiền tươi thóc thật từ Ngân Sách Nước. Ae tham khảo list sau :

  • Nhóm 1: Đá xây dựng, hạ tầng giao thông ( CTI VLB KSB DHA FCN VCG…)

  • Nhóm 2: Các CTY chứng khoán AGR SHS SSI VND MBS VIX…

  • Nhóm 3: Kcn kỳ vọng vốn FDI (KBC IDC SZC LHG …)

  • Khác: HT1 VOS