Chúc năm mới! Chúc mừng kỳ vọng mới. Chúc cả nhà F sức khoẻ nhé: QUAY LẠI CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH CÁC GÓC KHUẤT CỦA BCTC

, , , ,

Đầu tiên để xem 1 doanh nghiệp ĐTC tốt hay xấu ta sẽ phân tích BCTC và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và đầu ngành vì mỗi ngành sẽ có 1 câu chuyện và 1 bức tranh đầu tư khác nhau:
Về bảng cân đối kế toán:

  • TS lượng tiền mặt rất ít khoảng phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn 13k tỷ → Rủi ro rất lớn nếu lv với các doanh nghiệp ko uy tín hoặc doanh nghiệp đang khủng hoảng ko có khả năng trả nợ, giai đoạn đtc 2010-2012 cũng đã có khá nhiều doanh nghiệp ĐTC gặp khủng hoảng khi giải ngân vốn ĐTC bị tắc chậm, doanh nghiệp chủ yếu đi vay mượn hỗ trợ triển khai dự án.
  • Nợ vay khá lớn: gần 7k tỷ.

2 Likes

Xét về kết quả kinh doanh:
Mọi người có thể thấy biên lợi nhuận ntn rồi đó :slight_smile: và chi phí gì đã ngốn phần lớn ln của doanh nghiệp

1 Likes

Chúc ae năm mới gặp nhiều may mắn nhé, ngày đầu đi làm danh mục khởi sắc ghê

2 Likes

Giờ mọi người mở bảng BCTC của CTD và VCG so sánh với HBC nhé :). có thể dư địa tăng của HBC khi giá vật liệu giảm giúp tăng biên LN, hưởng lợi từ hiệu ứng đầu tư công … → Cái đó ae tìm hiểu kỹ nhé :slight_smile: với tớ HBC nếu đầu tư tớ sẽ đầu cơ theo dòng tiền thôi.

1 Likes

ok bác chúng bác danh mục xanh tím kaka

2 Likes

Hôm nay tiếp tục phần khác của báo cáo tài chính nhé, thực ra phân tích 1 BCTC chỉ cần vài tiếng là xong nhưng mình muốn chậm chắc cũng như kỹ 1 chút thì mới thấy được cái hay của nó, nếu ko mọi người lại nghĩ chứng khoán là cờ bạc và BCTC chỉ là bịp mà thôi:

2 Likes

Bố cục 1 BCTC bao gồm các phần chính: Bảng hoạt động sx kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Bảng lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh BCTC, nhiều chị em chỉ cần liếc qua bảng hoạt động SXKD mà bỏ qua tất cả các bảng khác là hoàn toàn sai lầm: Nếu ví BCTC như là cây thì hoạt động SXKD là hoa, trái; Bản cân đối kế toán như bộ rễ và thân cây và lưu chuyển tiền tệ như các mô mạch, nhựa cây" máu để nuôi sống cây và thuyết minh như định nghĩa: hoa là gì/ lá là gì/ thân cây là gì … như vậy mọi người đã nhìn thấy tầm quan trọng của nó rồi đúng không nào."

3 Likes

Đối với các nhà kế toán chuyên nghiệp họ xem bảng cân đối kế toán là biết lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ntn rồi và xem dòng tiền tốt trong doanh nghiệp còn quan trọng hơn cả doanh thu lợi nhuận book trên bctc

4 Likes

Đầu tiên theo thói quen khi đọc BCTC tớ sẽ đọc lướt 1 lượt ko cần quá tập trung vào 1 bảng nào từ KQSXKD, cân đối KT hay lưu chuyển tiền … mà tớ sẽ xem khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn, khoản mục nào có sự thay đổi đột biến so với các kỳ báo cáo trước(Ví dụ doanh thu khác tăng đột biến, doanh nghiệp A có khoản phải thu quá lớn, doanh nghiệp B hàng tồn kho rất lớn, doanh nghiệp C có dòng tiền kinh doanh âm lớn trong quý này …). Tất cả các khoản này tớ sẽ note lại để tập trung sự chú ý vào, với các khoản mục mà ko mang tính trọng yếu ví dụ: doanh thu doanh nghiệp 5k tỷ nhưng hàng tồn kho chỉ 2 tỷ thì ta quan tâm làm gì(ví dụ: mig). Chỉ quân tâm các khoản mục làm thay đổi bản chất của doanh nghiệp mà thôi.

4 Likes

Phần II: Phân tích bảng cân đối kế toán.
Phải nói đây là 1 bảng khá khó với vô vàn chiêu trò nằm ở bảng này:
Vậy chiêu trò ở đây là gì:

  • Đó là mập mờ các khoản phải thu phải trả vì mục đích của LĐ doanh nghiệp
  • Đó là chiêu trò trong hàng tồn kho để show ra cho NĐT, cho các đơn vị cho vay như ngân hàng/ công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng… thấy đó ta có rất nhiều hàng tồn kho tốt lắm(Nhưng thực chất thì toàn lá mít như TTF, công ty thủy sản HV hay các dự án BDS mà 20 năm vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng)
  • Đó là chiêu trò tăng vốn, tăng vốn ảo trong việc PHT, PH riêng lẻ, Essop … → Với các doanh nghiệp ko minh bạch sẽ biến tiền góp vốn thành các khoản phải thu, các khoản đầu tư, các lợi thế thương mại… → rồi âm thầm rút tiền ra ngoài.

4 Likes

À trước khi vào mục bảng cân đối kế toán ae có cần tớ đưa ra 1 vài ví dụ như thế nào là tăng vốn ảo hay có dấu hiệu rút ruột không?

2 Likes

Ví dụ 1: tớ tiếp tục lấy cty AMV nhé, trên sàn có rất nhiều loại này ko đểm xuể. Đầu tiên là lịch sử hình thành BLĐ AMV:

3 Likes
  • Về nhóm cổ đông và Ban Lãnh đạo:
    Ngày 23/6/2015, Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (Mã: JVC) công bố thông tin ông Lê Văn Hướng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty bị tạm giam về tội lừa dối khách hàng.
    Tháng 6 2017 AMV phát hành riêng lẻ 25 triệu CP cho 5 cổ đông chiến lược, điều đáng nói thành phần 5 cổ đông chiến lược của AMV bao gồm:
  • Lê Anh Hồi là cha ruột ông Lê Văn Hướng - Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật (mã JVC)
  • Nguyễn Hữu Điển chính là cha vợ ông Lê Văn Hướng Bùi Văn Hải cổ đông chiến lược của Công ty CP SARA Việt Nam (mã SRA) – đơn vị do ông Hướng tư vấn chiến lược.
  • Nguyễn Thị Nhung -xử phạt nửa tỷ đồng vì lập 18 tài khoản giao dịch chứng khoán nhằm tạo cung cầu mua bán cổ phiếu AMV.
  • Bà Đặng Nhị Nương là mẹ đẻ bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh – Cựu Thành viên HĐQT – Phó Giám đốc Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật; ngoài ra bà Đặng Nhị Nương là em gái bà Đặng Thập Nương – mẹ vợ Cựu Chủ tịch HĐQT JVC, ông Lê Văn Hướng.
4 Likes

Như vậy PHT riêng với mục đích gì ae đã rõ

2 Likes

Doanh nghiệp lên sàn ko có mục đích gì ngoài PHT:

o AMV: Đã phát hành 25.000.000 cổ phiếu riêng lẻ (14/06/2017)
o AMV: Đã phát hành 10.846.295 cp trả cổ tức 40% (26/08/2019)
o AMV: Nghị quyết ĐHCĐ phát hành CP cho cổ đông hiện hữu 1:1 giá 10.000 đồng/CP (22/09/2010)
o Y tế việt Mỹ (AMV) triển khai phương án phát hành 15 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 40% (10/09/2020)
o Y tế Việt Mỹ (AMV) triển khai phương án phát hành riêng lẻ 38 triệu cổ phiếu tăng VĐL lên gấp đôi (22/09/2020)
o Y tế Việt Mỹ (AMV) triển khai phương án chào bán 40 triệu cổ phiếu (28/05/2021)
2 Likes

Tiền từ cú PH riêng đó chạy đi đâu để hợp thức hóa hay gọi là tăng vốn ảo:
Dùng 250 tỷ đồng huy động từ “người có liên quan” để mua chính công ty “người có liên quan”, báo cáo tài chính của AMV đã được “làm đẹp” với chỉ số tài sản tăng trưởng, cụ thể tổng tài sản AMV sau khi M&A Bệnh viện Việt Mỹ (hết năm 2017) đã đạt gần 415,3 tỷ đồng, tăng gấp 20 lần so với số đầu kỳ, cũng như khi chưa thực hiện M&A.
Đáng quan tâm hơn ở giao dịch này là những thông tin tài chính liên quan. Bệnh viện Việt Mỹ mới thành lập vào tháng 2/2017, tới ngày giao dịch chỉ hoạt động được 4 tháng nhưng được định giá đến 300 tỷ đồng.
→ xong cú PH riêng lẻ nhé.
Vậy các cú PHT cho cổ đông trên sàn sẽ đi đâu?

2 Likes

lật lại các BCTC qua từng thời kỳ trước và sau khi PHT ae sẽ thấy nó đi đâu, tớ liệt kê thử nhé

3 Likes

Mong bác chia sẻ thêm để anh em được học hỏi ạ, tiện đây em hỏi luôn ý này ạ: như em hiểu thì Trung Quốc có tỉ trọng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, vậy tại sao TQ mở cửa lại làm tăng lạm phát toàn cầu? Nhờ bác thông não giúp em ạ. Em cảm ơn bác nhiều!!

2 Likes

Cái máy tính bị treo và nghỉ trưa ăn cơm có gì tớ post sau

4 Likes

Cảm ơn những phân tích của bác. Mong bác tiếp tục chia sẻ để mọi người học hỏi kinh nghiệm.

3 Likes