Chúc năm mới! Chúc mừng kỳ vọng mới. Chúc cả nhà F sức khoẻ nhé: QUAY LẠI CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH CÁC GÓC KHUẤT CỦA BCTC

, , , ,

Trung Quốc mở cửa nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tăng mạnh dự kiến giá dầu thế giới sẽ tăng từ 10-20%. Người dân TQ có nhu cầu du lịch mạnh sau thời gian bị nhốt —> kích cầu du lịch và với sl khách du lịch khổng lồ sẽ làm hh tăng giá.
Tq bơm tiền hỗ trợ nền kte —> kích thích nhu cầu mua sắm ăn uống … —> một số mặt hàng sẽ tăng giá.
Tỷ giá thay đổi —> góp phần nhập khẩu LP.
Nhưng về dài hạn sẽ tốt cho kte thế giới cũng như VN, TQ là nền kte lớn thứ 2 thế giới.

2 Likes

Ok bạn

1 Likes

Soi báo cáo tài chính các năm có các khoảng đáng ngờ:

2017:

Khi soi báo cáo tài chính toàn bộ hầu hết số tiền này được “trả trước” cho 2 công ty là công ty cổ phần đầu tư Lou và công ty cổ phần Sara Phú Thọ. Điều thú vị là 2 công ty này đều được thành lập vào quý 3/2016 và đều đăng ký hoạt động kinh doanh là “bán buôn tổng hợp”, lĩnh vực không hề có liên quan gì trong chuỗi giá trị kinh doanh của AMV cũng như 2 dự án cam kết triển khai hai dự án xây dựng nhà nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Khê và huyện Đoan Hùng

2018:

Khoản phải thu lớn nhất đến từ Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Dược Và Trang Thiết Bị Y Tế Phú Thọ được thành lập tháng 7/2017

2019:

Khoản phải trả lớn nhất là Công ty KANPEKI NHẬT BẢN( Liên quan BV Việt Mỹ - thành lập trước 3 tháng trước khi bán lại cho AMV).

2020:

Khoản phải thu lớn nhất là Công ty quốc tế tập đoàn Aiko được thành lập vào tháng 7/2019.

Và công ty Công ty TNHH môi trường công nghệ cao, thành lập tháng 5/2019

2021:

Mặc dù huy động vốn để đầu tư 2 nhà máy rác lớn tại Hà Nội và Nghệ An, nhưng các mối quan hệ làm ăn vẫn là các cty mới thành lập: Phải thu, phải trả: Công ty Sara, Aiko, Kanpeki… thuộc hệ sinh thái AMV.

2 Likes

Như vậy bằng các chiêu thức biến các khoản huy động vốn thành các khoản góp vốn và phải thu

2 Likes

Ví dụ thứ 2: Trên sàn có một số doanh nghiệp PHT thoạt nhìn tưởng bất thường nhưng có lý do của nó:
Ví dụ công ty A giá cổ phiếu trên sàn là 5k nhưng doanh nghiệp lại phát hành thêm giá 10k.
Theo lý lẽ thông thường trên sàn có 5k thì liệu PHT 10k có ma nào mua đúng ko nào? như vậy mục đích của PHT sẽ là gì?
dụ công ty A giá 5000 đ có 100tr CP → PHT 20tr CP giá 10k cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:20

  • Giá trên sàn 5k PHT giá 10k đa phần cổ đông sẽ ko mua → LĐ doanh nghiệp sẽ mua hết → họ nộp tiền vào mua và rút ra thông qua các khoảng phải thu(Mua/trả, đầu tư vào cty con của LĐ) → BLĐ dùng 0 đ sở hữu dc them 20tr cổ phiếu.
    Như vậy BLĐ tay không bắt giặc có thêm 1 lượng CP nhất định để dành cho mục đích ABC sau này.
    Còn NĐT được gì ngoài CP bị pha loãng.
    Cụ thể ở đây công ty CX8, thị giá cp hiện tại là 7k nhưng doanh nghiệp chuẩn bị PHT giá 10k–. cổ đông ko mua thì ai sẽ mua???
5 Likes

Ví dụ 3: Công ty DIG
Tháng 5 và 7 2021 DIG ESSOP 15tr CP cho người lao động và 75tr CP cho người nhà LĐ  Đây chắc chắn ko fair với NDT rồi vì lẽ thường nếu cần tăng vốn thì cty phải huy động từ bên ngoài còn bán ưu đãi cho BLĐ thì chỉ là với mục đích tăng vốn tăng quyền lực.
Như vậy tiền Essop và PHRL đã được thể hiện bằng khoản tiền mặt trên BCTC:

3 Likes

Từ Q2 2022 số tiền này đã chuyển thành hàng tồn kho cụ thể tăng lên từ dự án Đại Phước(Lưu ý dự án này đã bán phần lớn cho bên thứ cấp với chênh lệch lợi nhuận tầm 40%, và 1 phần chuyển nhượng ưu tiên cho công ty Thiên Tân)

4 Likes

Như vậy mình đã có 3 ví dụ về tăng vốn biến thành: Khoảng phải thu, phát hành lớn hơn thị giá cũng như chuyển thành hàng tồn kho … ngoài ra thực tế còn muôn hình muôn vạn như đầu tư ra công ty khác, rồi sau 1 thời gian cho công ty đó thua lỗ phá sản vậy là mất trắng trên bctc có thêm phần dự phòng khoản phải thu khó đòi còn tiền mặt thì LĐ rút đi bao gái, xây nhà lầu mua siêu xe rồi.

4 Likes

Tiếp tục bảng cân đối kế toán nhé:

2 Likes

a. Tài sản ngắn hạn:
Phần này thì đơn giản dễ hiểu: bao gồm tiền và khoản tương đương tiền hoặc các khoản đầu tư tài chính( Gửi ngân hàng) → Đây là khoản mục có tính thanh khoản cao và theo nguyên tắc càng nhiều càng tốt:

  • Tỷ trọng giữa tiền/ tài sản hợp lý phụ thuộc vào doanh nghiệp vào ngành nên khi so sánh chúng ta nên lấy ra mốc BQ ngành.
  • Trong khủng hoảng ví dụ doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ, ls cao thì tiền nhiều là tốt và ta cũng có công thức tính: Khả năng thanh toán hiện tại thực sự của doanh nghiệp
    Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
6 Likes

b. Các khoản phải thu(Ngắn và dài hạn) đây là khoảng phức tạp mất nhiều thời gian để phân tích nhất và mọi gian dối cũng bắt nguồn từ đây.

  • Bản chất của khoản phải thu này là gì? Đó là doanh nghiệp cho đơn vị khác nợ(Có thể là tiền, tài sản có giá trị …) hay nói cách khác đó là bị đơn vị khác chiếm dụng vốn.
  • Vậy bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn chúng ta sẽ được và mất gì?
  • mất: Chi phí cơ hội: Ví dụ doanh nghiệp có 100 tỷ phải thu *nếu gửi ngân hang 1 năm với lãi suất là 10% thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất là 10% 100 tỷ * 1 năm = 110 tỷ.

Nhưng khi doanh nghiệp cho đơn vị(Doanh nghiệp/ cá nhân …) khác nợ thì ko có lãi suất này.
Mất tiếp theo có khả năng mất vốn với những khoản nợ khó đòi → Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng → Lợi nhuận giảm.
**cái được:**Nhưng để mở rộng sxkd, tăng thị phần, tăng thu nhập … thì doanh nghiệp ko thể ko cho KH nợ đặc biệt một số ngành đặc thù như Xây dựng. Và đây cũng là dư địa cho tăng trưởng lợi nhuận ở tương lai khi các khoản phải thu này là hiệu quả và sinh ra lợi nhuận cũng như khả năng mất vốn thấp.

5 Likes

Hay wa :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

Mã DIG thì Silent nghĩ có rất nhiều người nhìn thấy, nhưng cũng k dám nói ra ah.

2 Likes

à đầu tư là quyền mọi người bạn ở đây đang nói về khía cạnh bctc thôi bạn :slight_smile:

3 Likes

Như vậy để đánh giá được các khoản phải thu này chúng ta sẽ phải làm gì? Tớ thường theo định tính và định lượng
1. Về định Lượng:

  • So sánh Tỷ trọng các khoản phải thu(Ngắn + Dài)/ Tài sản: Thường để khách quan ta sẽ lấy bình quân ngành hoặc 5 6 công ty đầu ngành để so sánh: Ví dụ các doanh nghiệp xây dựng, BDS thì khoản này sẽ rất lớn.
  • Vòng quay khoảng phải thu = Doanh thu thuần trung bình / khoảng phải thu trung bình
    Ví dụ 1 năm bán 1000k tỷ, khoảng phải thu 500 tỷ vòng quay là = 1000/500 = 2 nếu tính theo năm thì doanh nghiệp này 1 năm quay 2 vòng( trong 1 năm bán hàng cho KH nợ 6 tháng)
    –>Chi phí cơ hội thiệt hại: Ví dụ phải thu 1000 tỷ, lãi suất 10% vòng quay 1/2 năm 1000*10%*1/2 năm = 50 tỷ thiệt hại nếu gửi ngân hang(LS 10%)
    Các doanh nghiệp xây dựng thường bị chiếm dụng vốn nhiều:
    Ví dụ doanh nghiệp XD xây dựng biên lợi nhuận gộp 10%–> Nhưng nếu KH vay ko trả hoặc trả chậm trong nhiều năm → Coi như mất ko 100 tỷ đó,
4 Likes

2. Về định tính hãy hoàn thành giúp mình các câu hỏi?

  • Ai là người nợ? lịch sử của họ ntn? Ngành nghề có liên quan tới công ty không? Đây là các công ty có uy tín trên thị trường hay là những công ty mới thành lập? có liên quan gì tới BLĐ hay ko?
  • Tỷ trọng các đơn vị nợ ntn? ai là người nợ nhiều nhất, nhiều người nợ hay chỉ 1 hoặc 2 người nợ → Điều này khá quan trọng chúng ta hãy nhớ lại vụ gần đây nhất là May Sông Hồng hoặc lao đao ntn với công ty Gil khi chỉ 1 2 đối tác.
  • Các khoản phải thu này là gì? ví dụ KH mua nhà, đặt cọc, giải phóng mặt bằng … hay là gì?
4 Likes

Tớ lấy 1 ví dụ về định tính đó là công ty khá hót trong tgian vừa rồi về giải cứu đó là Phát Đạt:
Thoạt nhìn ko có gì bất thường nhưng nếu đi sâu về các khoản phải thu lớn thì ta thấy mối liên hệ rất lớn giữa Danh Khôi, Phát đạt và 1 loạt công ty liên quan giữa 2 danh nghiệp này với các tên viết tắt như AK, ID, CD, HD… khoảng 10 doanh nghiệp → Đặc điểm các cty này đều mới và đều cầm cố cổ phiếu cho VP Bank để mang tiền về cho cty mẹ. --. như vậy nếu ndt tích sản các bạn sẽ thấy những khoản này rủi ro hay tốt rồi đúng ko nào?

4 Likes

Còn định lượng các bạn lập giúp tớ 1 bảng excel so sánh thử các doanh nghiệp HPX, NVL,NRC… hay các doanh nghiệp BDS khác các bạn xem thử có đáng đầu tư ko nhé :slight_smile:
Đến đây chắc chẳng còn ai chê BCTC là vớ vẩn? tớ đầu tư 5 10 năm chẳng bao giờ thèm đọc BCTC hay abc nữa nhỉ? chưa kể có nhiều bạn khen đọc hiểu biết về BCTC mà lao đầu vào tích sản như L14, NVL, HPX thì tớ cũng chịu?

4 Likes

Tiếp tục nhé:
Như vậy khoản phải thu thì có khoản phải trả đúng ko nào? Khoản này ngược lại với khoản phải thu đó là doanh nghiệp chiếm dụng vốn của đơn vị khác(Doanh nghiệp/ cá nhân khác) → Theo nguyên tắc điều này là tốt hay nói cách khác doanh nghiệp đã vay vốn với giá 0 đồng.

  • Cũng phân biệt cho tớ khoản phải trả này là gì nhé? Là KH trả tiền trước? hay là phải trả cho các dv đầu tư xây dựng hay là …
    Và để đánh giá hiệu quả của khoản phải thu phải trả chúng ta sẽ có công thức:
    Chiếm dụng ròng = Nợ phải trả - Khoảng phải thu
    như vậy khoản này càng dương càng tốt
4 Likes

Như vậy về tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu tớ đều có hướng dẫn phân tích định tính định lượng nhé ae làm cẩn thận kỹ càng sẽ cho ra được kết quả khách quan.

2 Likes