Chứng khoán và cuộc sống

Các KOLs có ngu không?
Tôi biết đây là một chủ đề khá nhạy cảm, và có thể đâu đó đụng chạm, nhưng vẫn muốn chia sẻ một vài quan điểm trên góc nhìn của mình. Trả lời cho tiêu đề của bài viết, tôi cho rằng đã là KOLs chả ai ngu cả, ngược lại họ còn rất giỏi. Không giỏi thì sao lại có nhiều người follow và cứ xuất hiện với tần số dày đặc được. Vậy, vấn đề nằm ở đâu? Tại sao họ vừa hô bán thì cổ phiếu tăng một mạch không ngừng nghỉ? Hay khi vừa hô mua thì cổ phiếu lại đồng loạt giảm sàn không lối thoát?
Sẽ có rất nhiều ý kiến tranh cãi quanh vấn đề này. Một số cho rằng, các KOLs thành công bởi thời đầu mới gây dựng họ rất tích cực chia sẻ kiến thức, nhận định thị trường (ví dụ như cái ông đang viết bài này chẳng hạn =))). Sau một thời gian đã có nhiều người chú ý rồi, thì họ có thể bắt tay với các “đội lái” để lùa gà, và được chia chác một phần lợi ích từ đó (Nếu tổ đãi cho sau này thành KOL, khi nào được các đội lái đề nghị hợp tác, tôi sẽ báo nhỏ cho các bác biết nhé. Yên tâm, tôi hứa ). Bởi thế mới có chuyện phân loại thành các đối tượng khách VIP1, VIP2… khách thân nhất, khách thân nhì… Thân nhất cho ăn đoạn dưới cùng, ít rủi ro hơn và lợi nhuận có thể dày hơn. Thân nhì thì cho ăn phần giữa, khúc này bắt đầu rủi ro hơn rồi, nhưng nếu may mắn có thể thoát ra sớm và nhường cuộc chơi lại cho thân thứ ba… Nhóm người cuối cùng sẽ là nhóm ngồi ngọn tre, chả biết xuống thế nào.
Với vấn đề này, cá nhân tôi lại có một góc nhìn khác, mà có thể chính các KOLs cũng là “người bị hại” cùng với các follower của mình. Việc này liên quan tới “tâm lý đám đông” mà tôi có đề cập tới trong một bài trước đó. Thời gian đầu, họ nhận định rất chuẩn, đánh mã nào thắng mã nấy. Nhưng càng về sau, số lượng người theo dõi và làm theo lời khuyên của các KOLs tăng lên nhanh chóng. Khi đó trên góc nhìn chủ quan, họ sẽ thấy rằng mình là người có khả năng hô phong hoán vũ, thiên hạ vộ địch. Chính điều này gây nên tâm lý cực kỳ tự tin vào bản thân, mà vốn lẽ thường tự tin quá sẽ sinh mất cảnh giác. Những quyết định cảm tính trong chứng khoán thì các bác biết rồi – có thể dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng.
Một ý nữa, mà tôi cho rằng đây mới là vấn đề chính. Đó là thời gian đầu, mức độ ảnh hưởng của họ tới thị trường chưa lớn, dẫn tới việc “cửa thắng” vẫn ở mức cao. Thời gian sau đó, có thể các KOLs không tự tin thái quá như nhận định ở trên, họ vẫn giữ được mức tỉnh táo nhất định, nhưng lượng người follow khổng lồ sẽ khiến cho “cửa thắng” của nhóm người đó bị thu hẹp lại.
Một ví dụ đơn giản cho các bác dễ hiểu. Giả sử thị trường này có 100 người tham gia, trong đó 80 người là NĐT cá nhân, phần còn lại là các NĐT tổ chức – những người nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu. Ông KOL tất nhiên nằm trong số 80 người trên, và không có chuyện bắt tay gì với 20 ông còn lại cả. Thời gian đầu, số lượng người theo dõi và làm theo lời khuyên từ KOL là 10 người. Nhóm người trên bắt đầu gom mua vào một cổ phiếu A. Ông KOL đương nhiên là người mua đầu tiên, cho đến ông thứ 10, thì lượng cầu trên thị trường đã tăng lên so với thời điểm ông KOL mua. Mà theo quy luật cung cầu, nguồn cung không đổi, cầu tăng thì giá tăng. Giá tăng, nhưng chưa tới điểm mà 20 ông tổ chức đang nắm giữ cổ phiếu kia thấy là mức giá quá lời để họ chấp nhận bán ra => một phi vụ thành công của ông KOL và 10 anh em chiến hữu.
Sau rất nhiều lần thành công, tạo được tiếng vang, lúc này người follow theo ông KOL đã tăng lên con số 60. Câu chuyện diễn ra tương tự như lúc trước. Nhưng vấn đề xuất hiện khi giá được đẩy lên cao. Mức giá làm thỏa mãn các NĐT tổ chức, size hấp thụ của thị trường lại đủ lớn (60 ông mua cơ mà), khiến 20 ông tổ chức quyết định bán một lượng lớn cổ phiếu ra ngoài thị trường. Lúc này, cung đã tăng lên đáng kể khiến giá giảm nhanh chóng. Và nếu lượng cung quá lớn, giá có khi còn xuyên thủng qua vùng giá mua ban đầu của ông KOL trên. Như vậy, với trường hợp này chính bản thân KOL cũng là người bị hại. Tôi nghĩ bản thân họ, cũng nhìn nhận được vấn đề nhưng rất khó để thay đổi tình hình. Không khuyến nghị thì lại giảm follow, mà khuyến nghị thì lại dễ tèo. Đằng nào cũng khó, nên nhiều khi các bác cũng đừng chửi mấy ông hay lên tivi chém về chứng khoán mà tội họ. :D. Quan điểm của các bác thì sao? Hãy cùng cho ý kiến nhé ạ :smiley:

30 Likes

Nhờ bác @Songokuu mà Heo biết thêm nhiều thứ hay ho ẩn sau stock-biz đấy ạ!!:grinning_face_with_smiling_eyes:

2 Likes

Ý kiến chủ quan của tôi thôi ạ. Nếu biết thêm gì, các bác cứ cmt nhé, để tôi cũng học hỏi được ạ. Cảm ơn bác :smiley:

12 Likes

Phải gọi bơ là Doctor Bơ, đi vũ trụ nào cũng gặp, làm thơ, chị gấu,…

3 Likes

:rofl: :rofl: rảnh mà rảnh mà, toàn vô tình gặp cao thủ chốn vắng người qua lại, mà lại thành đông người mất oy :mask:

4 Likes

Không có nút thả ha ha các bác nhỉ =))

12 Likes

Rất thích những bài viết của bạn. Ngôn ngữ dễ gần mà các ví dụ cũng trực quan dễ hiểu. Chắc ngoài chứng khoán thì kinh nghiệm sống cũng phong phú lắm đây :slight_smile:

5 Likes

Mê Songoku thì chắc cũng chưa già :)))))

2 Likes

Cảm ơn bác đã quan tâm và theo dõi ạ. Em nhà quê mới lên, chả biết gì :))

11 Likes

nghe đồn bác rất đẹp trai và này nọ =)))

2 Likes

Phần 2: Phân tích báo cáo tài chính

1. Vai trò của báo cáo tài chính
1.1. Bảng cân đối kế toán:

  • Vị thế tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm xác định thường là cuối kì kế toán (cuối quý, cuối năm).
  • Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp (biểu thị qua cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn)
  • Cho nhà phân tích cái nhìn tổng quan về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp (biểu thị qua cơ cấu vốn vay, vốn chủ sở hữu)
  • Qua bảng cân đối kế toán nhà phân tích phải đánh giá được mức độ vững chắc hay rủi ro của vị thế tài chính của doanh nghiệp.

1.2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh:

  • Cung cấp thông tin tổng quan về thành tích kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
  • Cho nhà phân tích cái nhìn tổng quát về năng lực và triển vọng sản xuất kinh doanh (biểu hiện qua doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu)
  • Cho nhà phân tích cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (biểu thị qua tỷ lệ giá vốn/doanh thu)
  • Cho nhà phân tích cái nhìn tổng quát về khả năng quản lý chi phí (biểu thị qua chi phí bán hang, tài chính và quản lý doanh nghiệp)
  • Cho nhà phân tích biết hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính (biểu thị qua thu nhập tài chính)

1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Báo cáo dòng tiền: Cung cấp thông tin về các dòng tiền mặt và doanh nghiệp nhận được cũng như chi trả trong một chu kỳ kế toán.
  • Cho nhà phân tích hiểu sâu hơn về các hoạt động thực tiễn đã diễn ra trong kỳ kế toán thông qua các giao dịch bằng tiền mặt thực tiễn đã diễn ra.
  • Giúp nhà phân tích đánh giá được mức độ lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (biểu thị qua dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh)
  • Giúp nhà phân tích đánh giá kỹ hơn được hoạt động đầu tư thực tế đã diễn ra trong kỳ kế toán.
  • Giúp nhà phân tích hiểu hơn về hoạt động huy động vốn, trả nợ thực tiễn của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

2. Phân tích báo cáo tài chính
2.1 Phân tích chỉ số


Một bảng phân tích chỉ số sẽ được trình bày như thế này. Sau đây là nội dung, ý nghĩa của từng nhóm chỉ số.

2.1.1 Đòn bẩy tài chính
Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định cơ cấu vốn của DN. Trong mọi trường hợp, đòn bẩy cao luôn đồng nghĩa với rủi ro cao.
Đòn bẩy tài chính là một công cụ rất hữu ích giúp DN đẩy các chỉ tiêu về lợi nhuận. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi. Rất nhiều các doanh nghiệp, mà điển hình là doanh nghiệp BĐS trong thời kỳ năm 2009-2010 sử dụng đòn bẩy rất cao với mục đích đầu cơ BĐS trong một thời gian ngắn. Thay vì xây dựng căn hộ và mở bán, họ tìm mua đi bán lại các dự án cho DN khác và kiếm lời từ chênh lệch giá. Sau đó, bong bong BĐS vỡ khiến cho giá đất giảm mạnh, lãi suất cũng tăng nhanh. Việc sử dung đòn bẩy cao lúc này lại trở thành gánh nặng cho DN. Chúng ta hoàn toàn có thể mường tượng ra tình hình của DN khi áp lực lãi vay ngày càng tăng và không có dòng tiền vào. Câu chuyện của các DN khác trong lĩnh vực sản xuất cũng tương tự. Việc sử dụng đòn bẩy cao sẽ phản tác dụng khi quá trình bán hàng gặp khó khăn.

Đòn bẩy cao sẽ tác động đến những yếu tố nào của DN?

  • Biên lợi nhuận
  • ROE
  • Chỉ số thanh khoản

Tổng nợ/Tổng tài sản:

image

Trong đó tổng nợ và tổng tài sản được lấy từ quý hoặc năm gần nhất, tùy theo nhà phân tích định tính tỷ số này cho quý hay năm.
Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất.

EBIT/lãi vay (Tỷ lệ bao phủ lãi vay): Trong đó EBIT và lãi vay là của năm cuối hoặc là tổng của 4 quý gần nhất.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào.
Khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên, chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.

Hôm nay tiếp tục thế đã các bác nhé. Mấy đoạn này tôi muốn diến giải dễ gần, mà chịu k biết làm cách nào. Các bác chịu khó đọc. có thể tìm hiểu thêm về các chỉ số trong cuốn “Các chỉ số cốt yếu trong quản lý” của NXB Tổng hợp TPHCM nhé ạ

22 Likes


Cuốn sách này viết khá chi tiết và dễ hiểu. Các bác có thể tìm trên google bản mềm, nếu không thấy cứ ib tôi sẽ gửi qua mail ạ.

21 Likes

Này nọ mang nghĩa gì thế bác ơi :))

8 Likes

thôi cứ để thế cho nó bí hiểm =))) chị em lại tò mò :laughing:

Thôi, vợ tôi đấm chết =))

11 Likes

23 thói quen của NĐT bậc thầy và NĐT thua lỗ

STT NĐT Bậc Thầy NĐT Thua Lỗ
1 Tin rằng việc bảo toàn vốn – nền tảng của chiến lược đầu tư luôn là ưu tiên hàng đầu Mục đích đầu tư duy nhất là kiếm thật nhiều tiền. Và kết quả thường là làm cho số tiền đó bị hao hụt
2 Tránh rủi ro là hệ quả của thói quen thành công thứ nhất Nghĩ rằng chỉ có thể thu được những khoản lợi nhuận lớn bằng cách chấp nhận rủi ro
3 Phát triển triết lý đầu tư của riêng mình. Triết lý ấy phản ánh tính cách, năng lực, kiến thức, sở thích và mục tiêu của mỗi người. Do đó, không tồn tại hai nhà đầu tư thành công có chung một triết lý đầu tư Không có triết lý đầu tư hoặc sử dụng triết lý đầu tư của người khác một cách rập khuôn
4 Luôn xây dựng và thử nghiệp hệ thống của riêng mình để lựa chọn mua và bán trong các vụ đầu tư một cách hiệu quả nhất Không có hệ thống hoặc tiếp nhận hệ thống của một ai đó mà không thử nghiệm, hay điều chỉnh cho phù hợp với tính cách riêng của mình (Khi cảm thấy hệ thống đó không phù hợp với mình, anh ta lại sử dụng một hệ thống khác … cũng không phù hợp)
5 Tin rằng đa dạng hóa chỉ là trò “thả mồi bắt bóng” Thiếu tự tin để bỏ ra một số tiền lớn trong bất cứ vụ đầu tư nào
6 Ghét nộp thuế (cũng như các chi phí giao dịch khác), và dàn xếp công việc sao cho có thể giảm thiểu một cách hợp pháp những con số ghi trong hóa đơn thuế Bỏ qua hay phớt lờ gánh nặng mà các khoản thuế và chi phí giao dịch áp đặt cho việc đầu tư dài hạn
7 Chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà họ am hiểu Không nhận ra rằng sự thông hiểu những việc mình đang làm là điều kiện tiên quyết để thành công. Hiếm khi thấy rằng những cơ hội có khả năng thu về lợi nhuận đang tồn tại ngay trong phạm vi hiểu biết của mình
8 Từ chối những vụ đầu tư không đáp ứng tiêu chuẩn của mình Không có tiêu chuẩn hay chỉ biết tiếp nhận tiêu chuẩn của người khác. Vì sự tham lam mà không thể từ chối những vụ đầu tư không đạt tiêu chuẩn
9 Liên tục tiềm kiếm những cơ hội đầu tư mới đáp ứng được các tiêu chuẩn của mình, đồng thời tích cự thực hiện công việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư đó. Chỉ lắng nghe ý kiến của những nhà phân tích hay đầu tư khác mà họ ngưỡng mộ Cho rằng việc tìm kiếm vận may ngàn năm có một có thể giúp họ thu được một khoản lợi nhuận lớn. Kết quả là họ thường máy móc làm theo một lời khuyên nào đó. Luôn lắng nghe bất cứ ai được gọi là chuyên gia, mà hiếm khi tìm hiểu chi tiết về một vụ đầu tư trước khi mua. Công việc nghiên cứu của họ thật ra chỉ là đó nhận lời khuyên từ một nhà môi giới, một cố vấn hay thậm chí một tờ báo tài chính của ngày hôm trước
10 Khi không thể tìm được một vụ đầu tư phù hợp với tiêu chuẩn của mình, họ có đủ kiên nhẫn để chờ đợi cho đến khi nào tìm thấy Lúc nào cũng cảm thấy mình cần phải làm một điều gì đó trên thị trường
11 Hành động tức khắc, một khi đã ra quyết định Do dự
12 Giữ vụ đầu tư cho đến khi có lý do (được xác định dựa trên các nguyên tắc đầu tư của mình) để ngưng đầu tư Hiếm khi có nguyên tắc đầu tư được xác định trước. Vì lo sợ rằng lợi nhuận sẽ biến thành thua lỗ, nên họ rút tiền mặt lại và do đó thường bỏ lỡ những khoản lợi nhuận khổng lồ
13 Trung thành với hệ thống riêng của mình Liên tục bỏ qua lời nhắc nhở từ hệ thống của mình (nếu họ có một hệ thống như thế). Thay đổi các tiêu chuẩn và mục tiêu để bào chữa cho những quyết định đầu tư của mình
14 Nhận thức được rằng họ cũng có thể mắc sai lầm. Sửa chữa ngay sau khi nhận ra sai lầm đó. Nhờ vậy, họ chỉ phải chịu những tổn thất không đáng kể Bám vào những vụ đầu tư thua lỗ với hi vọng có thể “bứt phá” bằng một cách nào đó. Kết quả là thường phải chịu những tổn thất nặng nề.
15 Luôn xem sai lầm là bài học kinh nghiệm Không đủ kiên nhẫn theo đuổi bất kỳ phương pháp nào để nghiên cứu cách cải thiện tình hình. Luôn tìm kiếm những thứ có tính “phù hợp nhất thời”
16 Càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, họ càng thu được nhiều lợi nhuận. Và giờ đây họ có thể dành ít thời gian hơn cho công việc mà vẫn kiếm được nhiều tiền hơn những ngày mới khởi nghiệp. Có thể nói rằng họ đã “trả học phí” để có kết quả ngày hôm nay Không ý thức được tầm quan trọng của việc “trả học phí”. Hiếm khi học hỏi từ kinh nghiệm, có khuynh hướng lặp lại cùng một sai lầm mãi cho đến khi bị cạn kiệt tiền bạc.
17 Hầu như không bao giờ nói với bất kỳ ai về những việc họ đang làm. Không hứng thú hay khôgn quan tâm tới những gì người khác nghĩ vè các quyết định đầu tư của họ Luôn nói về các vụ đầu tư gần đây, kiểm nghiệm các quyết định cuả mình dựa trên quan điểm của người khác, chứ không dựa trên thực tế
18 Thành công trong việc giao phó hầu hết, nếu không nói là tất cả trách nhiệm của mình cho những người khác Lựa chọn các nhà quản lý và cố vấn đầu tư theo cảm tính của bản thân và xu hướng của dư luận
19 Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được Hầu như luôn tiêu xài nhiều hơn số tiền kiếm được
20 Làm việc để được cảm thấy thoải mái tinh thần và để hoàn thành ước nguyện của chính mình, chứ không phải vì tiền Động cơ thúc đẩy là tiền và luôn nghĩ rằng đầu tư là cách làm giàu dễ dàng
21 Hài lòng và thỏa mãn với quá trình đầu tư, có thể dễ dàng rời bỏ bất kỳ vụ đầu tư cá nhân nào Say mê các vụ đầu tư của mình
22 Sống và thở bằng đầu tư 24 giờ mỗi ngày Không hoàn toàn tận tâm với việc đạt được các mục tiêu đầu tư, dù họ biết những mục tiêu đó là gì
23 Đầu tư tiền của mình vào nơi mình làm việc, chẳng hạn có đến 99% trong tổng số vốn của Warren Buffett nằm trong cổ phần của Berkshire Hathaway, hay George Soros cũng đặt gần như toàn bộ tiền của mình vào quỹ Quantum. Như thế, số phận của cải của họ gắn liền với số phận của cải của những người đã phó thác tiền bạc của mình cho ban quản lý Các vụ đầu tư chỉ góp phần rất nhỏ vào số vốn của họ, bởi vì trên thực tế, các hoạt dodọng đầu tư của họ thường có nguy cơ gây hại cho tài sản của chính họ. Họ thường cấp vốn cho các vụ đầu tư (và bù đắp tổn thất) từ những nguồn tài chính khác như lợi nhuận kinh doanh, tiền lương, quỹ trợ cấp, các kế hoạch thưởng của công ty…
22 Likes

Thank bác

1 Likes

Về phần PTCB có vẻ ae không hào hứng lắm :)). Chắc là tôi sẽ cố đẩy nhanh tiến độ và chuyển qua phần PTKT ạ :smiley:

16 Likes

Bác cứ chọc đúng chỗ ngoáy rồi. Em xin lót lá khoai ngồi hóng từng bài 1

2 Likes

Vâng ạ, PTKT dẫu sao cũng trực quan hơn rất nhiều, nghe đến BCTC nhìn các con số đã ung hết cả thủ. Có gì bác @bangchubbrrtk cũng chia sẻ thêm về kiến thức cho mọi người và cho bản thân tôi nữa nhé ạ. Tôi xin tự nhận luôn là cũng đang trong quá trình học hỏi và hoàn thiện thôi ạ :stuck_out_tongue:

14 Likes