Chứng khoán và cuộc sống

Em mới là F0 tham gia được nửa năm, kinh nghiệm chỉ có môn thể hình gồng lỗ và môn bơi thôi bác. Thích bác chia sẻ kiến thức lắm ạ

4 Likes

Cảm ơn bác đã ủng hộ, tôi sẽ cố gắng nâng cao chất lượng các bài viết hơn ạ

17 Likes

Câu chuyện sói, cừu và thợ săn =))

2 Likes

Cảm ơn bác đã chia sẻ, đặt gạch hóng thêm các bài viết của bác

2 Likes

Bọ ngựa bắt ve sầu, Chim sẻ rình sau lưng
Thời Xuân Thu, Ngô Vương là một vị vua vô cùng ngang ngược, các vị đại thần đều khó mà thuyết phục được ông.
Một lần, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở, nói rằng nếu ai can gián thì sẽ giết chết người đó. Các vị đại thần biết được tin này đều rất lo lắng, bởi nếu nước Ngô đem quân đi đánh giặc nước khác thì chính nước Ngô có thể bị một nước khác mạnh hơn tấn công. Thế nhưng, không vị đại thần nào dám can ngăn Ngô Vương.
Trong số các vị đại thần, có một người tính tình chính trực. Trở về nhà, ông vẫn lo lắng không yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn vua như thế nào. Ông sốt ruột đi đi lại lại trong hoa viên. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó. Nhìn cảnh ấy, ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can vua.
Sáng sớm hôm sau, vị đại thần đến ngự hoa viên. Khi Ngô Vương đi tới, ông giả vờ không trông thấy, trong tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi:
– Mới sáng ra khanh đã đến đây làm gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ?
Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua, vội vàng nói:
– Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội.
Ngô Vương tha tội vô lễ cho ông ta, tò mò hỏi:
– Con ve sầu và bọ ngựa trên cái cây này có gì đáng để xem vậy.
Vị đại thần đáp:
– Thần nhìn thấy một con ve sầu đang uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó. Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình, còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định bắn nó.
Ngô Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười:
– Ta đã hiểu ý của khanh rồi.
Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa.

19 Likes

Cuối tuần vui vẻ bác ạ :smiley:

11 Likes

Ko fai ko hào hứng đâu bác, e vẫn đang theo dõi bác hướng dẫn PTCB, chỉ là cần tg hấp thụ. Bác có thể diễn giải rồi đúc kết một số điểm chính cần quan sát, vd như xem cơ bản thì chú trọng yếu tố nào, kinh nghiệm để nhìn ra cp tiềm năng? Kinh nghiệm lọc ra cp theo cơ bản? Lọc dc theo cơ bản rồi kết hợp với TA nữa thì ngon.

Thực ra e thường chọn cp có tiềm năng đạt theo TA, rồi mới xem thêm cơ bản, mà cũng chỉ xem sơ bộ mang tính hóng hớt kiểu nó làm gì, xem qua loa tăng trưởng như nào, đọc tin tức để dự đoán kỳ vọng liên quan thời gian tới, chứ cũng chả biết PTCB kiểu xem các chỉ số. :joy:

3 Likes

udj chơi ăn cổ tức muôn đời thịnh bất chất thị trường , thị giá 14 cổ tức 13 % tiền mặt. còn cái kỳ vọng thì vô đối

Dạ, tôi muốn viết 1 series bài về phần phân tích báo cáo tài chính để các anh em từng bước nắm được ạ. Cái này cũng không phải 1 sớm 1 chiều là hấp thụ được hết nên bác đừng nóng vội :stuck_out_tongue: . Tôi nói đơn thuần, như phân tích chỉ số, ví dụ như chỉ số đòn bẩy = tổng nợ/ tổng tài sản chẳng hạn, theo tiêu chuẩn nó ở mức 1/2 là hợp lý. Thế nhưng càng nghiên cứu nhiều công ty, các bác sẽ thấy mỗi một nhóm ngành lại có một bộ tiêu chuẩn riêng. Kiểu như mình học võ hay học một bộ môn gì đó ấy. Lúc đầu chưa thành thạo thì vẫn cứ phải nhẩm nhẩm động tác tiếp theo, làm nhiều thành thục rồi thì tự thành phản xạ, không cần nhớ nữa ạ.
Về việc sử dụng phân tích cơ bản để tìm kiếm các cơ hội đầu tư thì bác có thể tham khảo thêm về phương pháp CANSLIM được nhắc đến trong cuốn sách “Làm giàu qua chứng khoán”. Phần này, tôi cũng sẽ có bài viết gửi tới anh em sau ạ. Cuốn sách đó cũng có phần về phân tích kỹ thuật rất hay. Cơ bản bây giờ trong tình trạng muốn viết nhiều quá, mà không nhanh được :))

16 Likes

Tôi không chơi hàng thanh khoản thấp. Bác cứ giữ lại dùng dần nhé :smiley:

12 Likes

Vâng, hôm trước đang thử ghi chép để ra cách định giá P/E của 1 cp, xong lại còn phải lấy P/E của các cty cùng ngành, tính ra P/E trung bình ngành v.v… Rối hết cả não. Mà 1 cái chỉ số cũng chưa nói dc gì.

Bác thỉnh thoảng có thể chia sẻ một số thống kê mẫu, có cập nhật, cách làm của bác dc ko ạ?

Vd show ra 1 cái bảng chỉ số nào đó, rồi nhìn vào đó thì đánh dấu được cty nào đang tiềm năng cần chú ý. Tức là bác làm mẫu ấy ạ :joy:

Vừa lý thuyết vừa thực hành cho dễ hiểu ạ :joy:

2 Likes

Phương pháp CANSLIM về đại ý thế này

  • C (Current Quarterly EPS) - Lợi nhuận trên cổ phần quý hiện tại: Tìm kiếm CP có sự tăng trưởng EPS của quý hiện tại so với cùng kỳ năm trước càng cao càng tốt.
  • A (Annual Earnings Increases) - (Tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm): EPS qua các quý có sự tăng trưởng không? ở mức càng cao sẽ càng tốt. ROE ở mức thế nào? Cần chú ý
  • N (New Products, New Management, New Highs) - (Sản phẩm mới, Lãnh đạo mới, Đỉnh giá mới): Cần phải có thứ gì đó mới mẻ để tạo ra mức tăng trưởng đáng chú ý về giá của một cổ phiếu.
  • S (Supply and Demand) - (Quy luật cung cầu- CP tốt cộng với nhu cầu lớn)
  • L (Leader or Laggard) - (Dẫn đầu hay đội sổ): Mua trong số hai hoặc ba CP tốt nhất trong ngành
  • I (Institutional Sponsorship) - (Sự bảo trợ của các tổ chức): Có tổ chức lớn nắm giữ cổ phiếu này không?
  • M (Market Direction) - (Xu hướng thị trường chung): Thị trường đang trong trạng thái nào? Cần xác định được
    Bác có thể sử dụng bộ lọc theo đường dẫn hôm trước tôi gửi của VCSC ạ. Có các tiêu chí rất đầy đủ như trong hình.
14 Likes

Vâng, tôi nhiều khi lười, và cũng hay dựa vào kỹ thuật nhiều. Nên các bước thì tôi vẫn viết để các bác nắm được, nhưng đến lúc làm là cũng hay làm tắt lắm =))). Nhưng các bác yên tâm, có hàng gì hay tôi sẽ nhắn lên đây ạ. Hàng tôi chọn thường sẽ phải đảm bảo thanh khoản để vào ra thoải mái. Thanh khoản thấp mà cơ bản tốt tới đâu tôi cũng k đụng tới.

15 Likes

Thế e cứ đồng hành cùng bác lâu dài mong sẽ được học hỏi thêm nhiều điều.

Cảm ơn bác.

2 Likes

P/E chỉ là một chỉ số thôi, không nói lên nhiều điều ạ. Cảm ơn bác, cũng đã cho tôi thêm một ý tưởng để viết bài. Vì như cách tiếp cận mà tôi đưa ra ở trên đối với phần PTCB là theo hướng phân tích một mã được chỉ định sẵn. Chứ chưa có bước tìm kiếm các cơ hội. Phần này mới là phần hữu ích với anh em nhiều hơn này :smiley:

14 Likes

Cảm ơn Bác. Các bài viết rất chi tiết và dễ hiểu, Xin được theo bác để học hỏi.

2 Likes

Vâng e nghĩ vừa phân tích mà vừa có sự so sánh đối chiếu, 1 là có thể may mắn tìm dc leader, 2 là có sự yên tâm tự tin khi nắm giữ ạ, đỡ bị tơ tưởng đến vợ hàng xóm :joy:

3 Likes

Vâng ạ, sợ sau này ae lại nghĩ tôi đi hô hào, rồi úp bô các thứ cho mã nào luôn ấy chứ. He he he

11 Likes

Bác có hướng dẫn cách học mà lo gì, chủ yếu là tích lũy kiến thức :joy:

E thì e ko xin 3 chữ cái rồi đó, nao có gì hay bác cứ phím, tự bác phím chớ e ko xin :joy:, e chỉ cần thế thôi :joy:

2 Likes

Cảm ơn bác đã tin tưởng :smiley:

13 Likes