Chứng sỹ săn tin!

Hàng triệu nhà đầu tư F0 chao đảo vì cú rơi của chứng khoán Mỹ

Với các gói kích thích kinh tế chưa từng có, hàng triệu người bắt đầu tham gia thị trường vào năm 2020. Họ chưa hề chuẩn bị cho hàng loạt vấn đề làm chao đảo thị trường hiện giờ.

Những lo ngại về lãi suất tăng cao, lạm phát tăng nóng và tăng trưởng giảm tốc bởi các thách thức trên toàn cầu đã khiến những chỉ số chứng khoán chính của Mỹ giảm điểm. Vấn đề nằm ở chỗ hàng triệu nhà đầu tư mới chưa chuẩn bị cho môi trường giao dịch nguy hiểm như hiện nay.

CNN chỉ ra trong 2 năm qua, khoảng 20 triệu người đã bắt đầu đầu tư chứng khoán. Theo một cuộc khảo sát năm 2021, những nhà đầu tư lần đầu tham gia thị trường vào năm 2020 chiếm tới 15% tổng số nhà đầu tư trên thị trường.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm ảnh 1

Tiền mã hóa và các cổ phiếu meme đã tăng giá không tưởng trong năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Hàng triệu nhà đầu tư F0

Khi đại dịch bùng phát, ngân hàng trung ương Mỹ đã hạ lãi suất xuống gần 0 để khuyến khích các hộ gia đình và doanh nghiệp chi tiêu. Cơ quan này cũng bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế thông qua chương trình nới lỏng định lượng.

Với các khoản tiền được hỗ trợ, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đầu tư vào cổ phiếu công nghệ tăng trưởng nóng, cổ phiếu meme, tiền mã hóa và những tài sản rủi ro khác. Bước sang năm 2022, giá cổ phiếu của các công ty như GameStop, AMC, BTC và những loại tiền mã hóa khác đã lao dốc nghiêm trọng. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 vẫn đang ở mức cao hơn khoảng 20% so với trước đại dịch.

Các nhà đầu tư đã mua điên cuồng những cổ phiếu meme, SPAC và NFT. Giờ, chúng ta đang chứng kiến làn sóng bán tháo điên cuồng không kém.

Ông Leo Grohowski, Giám đốc đầu tư của BNY Mellon Wealth Management

Theo ông Leo Grohowski, Giám đốc đầu tư của BNY Mellon Wealth Management, các nhà đầu tư mới này chưa bao giờ trải qua thời kỳ lạm phát và lãi suất tăng cao. Sự thay đổi đột ngột trong môi trường kinh doanh sẽ làm gia tăng tình trạng hỗn loạn trên thị trường.

“Các nhà đầu tư đã mua điên cuồng những cổ phiếu meme, SPAC (công ty mua lại có mục đích đặc biệt), NFT (token không thể thay thế). Giờ, chúng ta đang chứng kiến làn sóng bán tháo điên cuồng không kém”, ông bình luận.

Còn theo ông Joshua Brown - đồng sáng lập, Giám đốc điều hành của Ritholtz Wealth Management, hầu hết nhà đầu tư chưa chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường giao dịch hiện tại.

“Tôi từng trải qua bong bóng công nghệ dot-com, sự kiện ngày 11/9, bê bối Enron, vụ gian lận WorldCom, sự sụp đổ của Lehman Brothers và một loạt cuộc khủng hoảng khác. Nhưng đây là một trong những môi trường đầu tư nguy hiểm nhất mà tôi từng thấy”, ông Brown nói thêm.

Trong cuộc họp cổ đông mới đây, ông Charlie Munger - Phó chủ tịch Berkshire Hathaway - mô tả thị trường chứng khoán gần như đã trở thành “chứng cuồng đầu cơ”.

“Chúng ta thấy những nhà đầu tư không biết gì về chứng khoán, được tư vấn bởi các nhân viên môi giới chứng khoán - những người thậm chí còn biết ít hơn”, ông chia sẻ.

Không nên quá hoảng loạn

Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh gần đây. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích kỹ thuật cho rằng giới đầu tư không nên quá lo lắng.

Theo dữ liệu của S&P Dow Jones Indices, kể từ năm 1932, 14 thị trường tăng trưởng đã thu về mức tăng trung bình 175%. Trong khi đó, tính từ năm 1929, 14 thị trường suy giảm dẫn tới mức lỗ trung bình chỉ 39%.

Xu hướng giảm cũng ngắn hơn nhiều so với tăng. Kể từ năm 1932, thị trường suy giảm đã xảy ra trung bình 56 tháng/lần, tức khoảng 4,5 năm. Nhưng chúng chỉ kéo dài khoảng một năm, ngắn hơn nhiều so với các đợt tăng giá tương ứng.

“Nếu tránh được một cuộc suy thoái, chúng ta có thể chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ”, Trưởng bộ phận Chiến lược Đầu tư Liz Young tại SoFi nhận định.

Kể từ những năm 1970, giai đoạn chỉ số S&P 500 giảm hơn 10% mà không xảy ra suy thoái, chứng khoán đã tăng vọt trong vòng vài tuần sau khi sụt giảm.

Ở thời điểm hiện tại, nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái đã được thể hiện trên thị trường. Do đó, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất mà không gây ra suy thoái, thị trường có thể tăng điểm mạnh mẽ.

Vào cuối tuần trước, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đã bước vào tuần thứ 7 giảm điểm liên tục. Đối với 2 chỉ số này, đây là khoảng thời gian bất ổn dài nhất kể từ năm 2001 và 2002.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy với chuỗi giảm điểm kéo dài 6 tuần, mức lợi nhuận trung bình của S&P 500 thường đạt trên 10% sau một năm.

“Giờ có thể là thời điểm thích hợp để đặt cược vào thị trường trong ngắn hạn”, ông Rocky White tại Schaeffer’s Investment Research bình luận.

Thêm vào đó, theo các nhà phân tích, chỉ số biến động - thường là thước đo mức độ sợ hãi của Phố Wall - thấp hơn đáng kể so với 2 cuộc suy thoái trước đó.

Nguồn bài viết: Hàng triệu nhà đầu tư F0 chao đảo vì cú rơi của chứng khoán Mỹ | Vietstock

Rò rỉ hồ sơ Tân Cương, Trung Quốc lên tiếng

TTO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói vụ rò rỉ hồ sơ Tân Cương là ví dụ mới nhất về việc “các lực lượng chống Trung Quốc bôi xấu Tân Cương”, và đây “chỉ là trò tương tự những gì họ từng làm trước đây”.

Rò rỉ hồ sơ Tân Cương, Trung Quốc lên tiếng - Ảnh 1.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại cuộc họp báo ngày 24-5 - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC

Hôm 24-5, Hãng AFP đưa tin hàng ngàn bức ảnh và tài liệu chính thức từ khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc vừa bị rò rỉ. Các nhà nghiên cứu nói rằng chúng đã “làm sáng tỏ về những phương pháp bạo lực” được sử dụng tại đây.

Hồ sơ này do học giả Adrian Zenz, thành viên của một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Mỹ, có được. Chúng được công bố trong bối cảnh Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet bắt đầu chuyến thăm Tân Cương.

Kho ảnh và tài liệu nói trên là của cảnh sát, và một nguồn tin giấu tên đã xâm nhập vào các cơ sở dữ liệu chính thức ở Tân Cương để lấy chúng. Sau đó, nguồn tin ẩn danh này gửi số ảnh và tài liệu cho học giả Zenz.

Theo AFP, các tài liệu có chứa nội dung một bài phát biểu nội bộ năm 2017 của ông Chen Quanguo, một cựu quan chức ở Tân Cương. Trong đó, ông Chen bị cáo buộc ra lệnh cho lính canh dùng súng để hạ bất cứ ai tìm cách trốn thoát.

Trong khi đó, hơn 2.800 bức ảnh của cảnh sát cho thấy những người bị bắt giữ ở Tân Cương, trong đó có các trẻ vị thành niên như Zeytunigul Ablehet (17 tuổi) bị giam giữ vì nghe một bài phát biểu trái phép và Bilal Qasim (16 tuổi).

Nhiều phần trong hồ sơ nói trên đã được xác minh bởi nhiều tổ chức tin tức như báo Le Monde (Pháp). Chúng cũng cung cấp cái nhìn về cuộc sống bên trong các cơ sở giam giữ ở Tân Cương.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo vào ngày 24-5, khi được phóng viên Hãng tin Bloomberg hỏi về vụ rò rỉ nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói:

"Những gì bạn đề cập là ví dụ mới nhất về việc các lực lượng chống Trung Quốc bôi xấu Tân Cương. Đó chỉ là trò tương tự những gì họ từng làm trước đây.

Những lời dối trá và tin đồn mà họ lan truyền không thể đánh lừa thế giới. Chúng cũng không thể che giấu sự thật rằng Tân Cương được hưởng hòa bình và ổn định, nền kinh tế của Tân Cương đang thịnh vượng, và người dân nơi đây sinh sống cũng như làm việc trong hòa bình và mãn nguyện".

Nguồn bài viết: Rò rỉ hồ sơ Tân Cương, Trung Quốc lên tiếng - Tuổi Trẻ Online

Một doanh nghiệp đông dược bán thuốc 2 đồng thu lời 1 đồng, liên tục chia tiền cho cổ đông

Báo cáo tài chính năm 2021 cho biết, doanh nghiệp này đạt 265 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 22% so với 2020 và vượt hơn 10% kế hoạch. Biên lợi nhuận gộp năm 2021 được duy trì ở mức cao 53%.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2022 của Traphaco cho thấy, doanh thu thuần đạt 624 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 89 tỷ đồng tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Biên lãi gộp quý 1/2022 ghi nhận 52,4%.

Những năm qua, biên lãi gộp Traphaco cũng thường duy trì mức khá cao, khoảng 50%. Như vậy, không quá khi nói rằng: “Traphaco bán thuốc 2 đồng, thu về 1 đồng tiền lãi”, tất nhiên, kết quả này chưa bao gồm các chi phí phát sinh như bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, thuế…

Năm 2021, Traphaco đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 2.345 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 286 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện trong quý 1, Traphaco đã thực hiện được 27% mục tiêu về doanh thu và 31% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Kinh doanh tăng trưởng nhờ các yếu tố thuận lợi từ đại dịch Covid-19, Traphaco có truyền thống chi trả cổ tức 30%/năm bằng tiền đều đặn. ĐHCĐ thường niên 2022 cũng thông qua mức cổ tức năm 2021 tỷ lệ 30% bằng tiền. Mức cổ tức này dự kiến duy trì cho năm 2022.

Trên sàn chứng khoán, dù thị trường chung không thực sự tích cực nhưng cổ phiếu TRA hiện đang xoay quanh 94.000 đồng/cp, tăng khoảng 5% so với đầu năm.

Nguồn: 24h

Sắp có thêm đợt nới room tín dụng mới, ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức cao nhất?

Chưa hết nửa đầu năm, nhiều ngân hàng đã dùng gần sạch hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao lần đầu và đang chờ đợi phê duyệt hạn mức tín dụng mới. Giới phân tích dự báo, NHNN sẽ có một đợt nới room tín dụng trong quý II.

Nhiều ngân hàng đã chạm trần room tín dụng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng hết quý I đạt 5,04%, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng đã cho vay tiệm cận hạn mức tín dụng được cấp đầu năm và kỳ vọng sẽ được cấp thêm room trong quý II/2022.

Chia sẻ với cổ đông tại đại hội vừa qua, Chủ tịch Vietcombank cho biết, tăng trưởng tín dụng đến cuối quý I đạt 7% và đến ngày 29/4 là 8,8% - mức tăng tương đối tốt so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng.

Như vậy, so với mức tín dụng đã được cấp chính thức là 10%, Vietcombank đã sử dụng gần hết room tín dụng đã được cấp và đang chờ được NHNN nới thêm room.

Tại MB, CEO Lưu Trung Thái cũng từng tiết lộ ngân hàng đã được cơ quan quản lý giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tạm thời là 15% và kỳ vọng sẽ được nới thêm trong thời gian tới. Trong năm 2022, MB có kế hoạch tăng trưởng tín dụng 20% và chuẩn bị cho các kịch bản tăng trưởng đột biến.

Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), MB đã gần chạm mức tín dụng tạm cấp trong quý I là 14,8% và đang chờ đợi phê duyệt hạn mức tín dụng mới.

Trong khi đó, ban lãnh đạo ACB cho biết đã nộp đơn xin NHNN cấp thêm hạn mức tín dụng và kỳ vọng có thể có được room mới từ cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 năm nay để có thêm dư địa cho vay.

Đến cuối quý I/2022, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 380.000 tỷ đồng (tăng 5% so với đầu năm 2022) và 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt mức 8% so với đầu năm nay, với động lực chính đến từ cho vay ngắn hạn đối với những phân khúc khách hàng chiến lược (cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME).

Tại báo cáo về ngành ngân hàng mới phát hành, SSI Research cho biết đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng cao chưa từng có tại các ngân hàng quốc doanh (+6,4% so với đầu năm), với động lực là các khoản cho vay ngắn hạn. VietinBank gần đạt hạn mức tín dụng được cấp ban đầu vào cuối tháng 3 (+9% so với đầu năm) với việc đẩy mạnh giải ngân cho các doanh SME. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao (ngoại trừ HDBank) có số dư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục mở rộng.

Ngân hàng nào sẽ được nới room tín dụng nhiều nhất?

Năm 2021, NHNN đã có 2 đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Lần 1 diễn ra vào trung tuần tháng 7 và lần 2 thực hiện vào cuối tháng 11. NHNN từng nhiều lần cho biết, room tín dụng cấp sẽ dựa trên chất lượng tài sản, quy mô hoạt động của từng ngân hàng.

Trong năm ngoái, TPBank là nhà băng được cấp room tín dụng cao nhất, lên đến 23,4%; ba ngân hàng khác được cấp hạn mức trên 21% bao gồm Techcombank (22,1%), MSB (22%) và MB (21%). Theo sau lần lượt là VIB (19,1%), VPBank (17,1%), Vietcombank (15%), OCB (15%), ACB (13,1%), VietinBank (12,5%), BIDV (12%),…

Năm 2022, nhiều tổ chức phân tích ước tính tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức cao hơn khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục. Do vậy, các ngân hàng cũng sẽ được cấp room tín dụng nhiều hơn nhằm tạo điều kiện mở rộng cho vay, hỗ trợ khách hàng. Trong đó, những nhà băng tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém như Vietcombank và MB sẽ có cơ hội tăng trưởng ở mức rất cao.

BVSC dự báo, MB có thể sẽ được nới ‘room’ tăng trưởng tín dụng lên 30-35% nhờ tiếp nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng. Còn Vietcombank sẽ được cấp hạn mức tín dụng tốt với dư nợ cho vay khách hàng dự báo tăng trưởng 16%.

SSI Reseach nhận định, do hầu hết các ngân hàng đã gần chạm hạn mức tín dụng được NHNN cấp ban đầu vào cuối quý I/2022, Vietcombank và MB có thể sẽ có một số lợi thế về tăng trưởng tín dụng so với các ngân hàng khác trong vài tháng tới.

Trước đó, lãnh đạo Vietcombank và MB đều kỳ vọng việc tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, mang lại lợi ích cho cổ đông.

Theo Chủ tịch Phạm Quang Dũng, với phương án nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD, Vietcombank sẽ được ưu tiên tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 và các năm tới đây. Và ngân hàng sẽ có những giải pháp cần thiết để khai thác tối ưu room tăng trưởng tín dụng được ưu tiên.

Trong khi CEO MB cho biết, việc nhận chuyển giao bắt buộc TCTD có một phần vì nhiệm vụ chính trị, nhưng chủ yếu là tự nguyện. “Lý do là trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu tăng trưởng của chúng ta đang lớn hơn khả năng được Ngân hàng Nhà nước cho phép. MB có thể tăng trưởng dư nợ tín dụng 30-35% nhưng chỉ được phép tăng 20-25%”, ông Lưu Trung Thái bày tỏ.

Về phía cơ quan quản lý, ngay từ đầu năm, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14% nhỉnh hơn so với kết quả đạt được trong năm 2021. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể điều chỉnh vào cuối năm tùy vào tình hình thực tế.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, tăng trưởng tín dụng cao trong quý I cho thấy nền kinh tế đang có tín hiệu rất tích cực, đồng thời chứng minh các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ rất hiệu quả; đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp cũng đã trở lại bình thường.

‘‘Mức tăng như trên so với các năm trước là mức rất cao. Cuối năm chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh để mức tín dụng sao cho đảm bảo phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như kiểm soát lạm phát’’, ông Tú cho hay.

Nguồn: Sắp có thêm đợt nới room tín dụng mới, ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức cao nhất?

Vốn ETF vào Việt Nam lập kỷ lục đạt 2.670 tỷ đồng chỉ trong vòng một tuần

Dòng vốn tích cực tại Việt Nam đạt mức kỷ lục trong tuần trước, ghi nhận ở mức 115 triệu USD…

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Dữ liệu từ Chứng khoán KIS cho thấy, trong tuần trước, hoạt động dòng vốn quỹ ngoại tại Việt Nam bán ròng chiếm ưu thế nhưng áp lực bán ở mức thấp. Giá trị bán ròng ghi nhận ở mức 96 tỷ đồng.

Áp lực bán đã quay trở lại và tập trung phần lớn trên lĩnh vực Tài chính và Bất động sản, dẫn dắt bởi hoạt động bán ròng trên SSI, STB, VCB, VIC, VHM, và KDH. Ngoài ra, Nguyên vật liệu tiếp tục chịu áp lực bán ròng từ khối ngoại, tập trung chủ yếu trên HPG. Ở chiều ngược lại, hoạt động mua ròng tiếp tục được duy trì trên TD thiết yếu, tập trung phần lớn trên VNM, MSN, và VHC.

Với dòng vốn ETF, dòng vốn tích cực tăng mạnh tại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 106 triệu USD. Cụ thể, dòng vốn tích cực đạt mức kỷ lục tại Việt Nam và hoạt động của dòng vốn vẫn duy trì ở mức ổn định tại Singapore. Tuy nhiên, Indonesia và Thái Lan tiếp tục chịu áp lực rút vốn trong tuần trước.

Dòng vốn tích cực tại Việt Nam đạt mức kỷ lục trong tuần trước, ghi nhận ở mức 115 triệu USD. Cụ thể, lực cầu chỉ tang mạnh trên Fubon FTSE Vietnam và VFMVN Diamond với giá trị vào ròng lần lượt 72,5 triệu USD và 40,2 triệu USD. Đáng chú ý, dòng vốn tích cực đã bắt đầu lan sang các ETF chủ đạo khác như VNFIN Lead, FTSE Vietnam, và VFMVN30, điều này hàm ý rằng dòng vốn đang ở mức ổn định.

283342423_1182051459216407_4431510288955901638_n

Dòng vốn ròng ETF vào Việt Nam tuần giao dịch 16-20/5.

Vốn ETF vào Việt Nam tích cực trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu đang chịu áp lực lớn từ các động thái có phần quyết liệt của Fed và rủi ro về suy thoái kinh tế. Dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (rút ròng -22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020), các quỹ trái phiếu (-29,8 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (-37,9 tỷ USD).

Dòng vốn cổ phiếu vào thị trường phát triển (DM) đảo chiều sang rút ròng -35,3 tỷ USD – mức rút ròng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021 do áp lực từ thị trường Mỹ. Dòng vốn vào Mỹ ghi nhận rút ròng -32,6 tỷ USD trong tháng 4, lần đầu tiền kể từ tháng 10/2020.

Trước đó, hầu hết các quỹ chủ động ngoại cũng đánh giá cao thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ yếu tố vĩ mô ổn định, tăng trưởng doanh nghiệp tiếp tục được dự báo ở mức 20-25% so với năm 2022 là động lực cho thị trường tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Nguồn: Vneconomy

HoSE hủy niêm yết 60 triệu cổ phiếu PXS

Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PXS là 23/6.Ngoài PXS, HoSE còn hủy niêm yết thêm 4 cổ phiếu nữa trong năm nay.

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết 60 triệu cổ phiếu PXS của Kết câu Kim loại và Lắp máy Dầu Khí (PVC - MS, HoSE: PXS). Lý do được phía HoSE đưa ra là tổ chức kiếm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ với báo cáo tài chính năm 2019, 2020 và 2021 của công ty, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 23/6.

Trước đó, HoSE cũng đã đưa ra quyết định hủy niêm yết thêm 3 mã cổ phiếu trong năm nay: PXI, FTM, RIC.

Còn cổ phiếu của 3 công ty gồm Quốc tế Hoàng Gia (HoSE: RIC), Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PVC - IC, HoSE: PXI) và Đầu từ và Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM) bị hủy niêm yết vì đã ghi nhận lỗ trong 3 năm liên tiếp 2019-2021 theo báo cáo kiểm toán. 30 triệu cổ phiếu PXI sẽ bị hủy niêm yết từ 6/5, còn 28,7 triệu cổ phiếu RIC và 50 triệu cổ phiếu FTM bị hủy từ ngày 16/5.

Quốc tế Hoàng Gia đã ghi nhận lỗ trong 3 năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 72 tỷ đồng, 81 tỷ đồng, 102 tỷ đồng còn PVC - IC lỗ lần lượt 10 tỷ đồng, 50 tỷ đồng và 30 tỷ đồng. Còn trong 3 năm trước Đức Quân đã ghi nhận khoản lỗ lần lượt là 93,7 tỷ đồng, 200 tỷ đồng và 224,1 tỷ đồng.

279709187_1100564353830876_2761561223058259746_n

HoSE hủy niêm yết 60 triệu cổ phiếu PXS.

PVC - MS là công ty con của PVN, chuyên thi công các kết cấu giàn khoan, bồn bể, đường ống công nghệ, các tuyến ống dẫn, chế tạo thiết bị cơ khí dầu khí, lắp đặt thiết bị siêu trường, siêu trọng. Trong quý I, PVC - MS công bố kết quả kinh doanh với doanh thu thuần 181,7 tỷ đồng, giảm 30,6% so với đầu năm. Bên cạnh đó, công ty cũng ghi nhận khoản lỗ 7,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 1,5 tỷ đồng.

Theo lý giải của Ban Tổng giám đốc, lợi nhuận công ty đạt thấp trong quý vừa rồi do các gói thầu A2 của dự án nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn, các gói thầu tại nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đang ở giai đoạn cuối nên sản lượng giảm. Ngoài ra, PVC - MS cũng đang chuẩn bị để triển khai gói thầu thi công 2 chân đế JA & KA thuộc dự án phát triển mỏ Gallaf3 dẫn đến chi phí tăng.

Năm 2021, đơn vị này ghi nhận doanh thu 1.083 tỷ đồng, giảm 4,8% so với năm 2020, lợi nhuận sau thuế 1,2 tỷ đồng, bằng 36,3% so với năm trước đó. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/5, giá cổ phiếu PXS đạt 5.480 đồng/đơn vị, giảm 51,7% so với đầu năm.

Nguồn: ndh

Một doanh nghiệp ‘họ FPT’ sắp trả cổ tức tỷ lệ đến 80%

CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT) thông báo 13/06 là ngày chốt danh sách nhận cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 80% (1 cp nhận 8,000 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/06.

Với hơn 18 triệu cp đang lưu hành, đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT (HOSE: FPT) cần chi hơn 147 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 30/06.

FOC có lịch sử trả cổ tức tiền mặt cao liên tục các năm gần đây. Năm 2020, cổ tức tiền mặt là 200%. Năm 2019, cổ tức tiền mặt là 50% và cổ phiếu 25%.

Trước đó, trong năm 2021, FOC đề ra mục tiêu doanh thu 700 tỷ đồng và lãi trước thuế 310 tỷ đồng. Kết quả, doanh nghiệp đã thực hiện 86% và 89% các chỉ tiêu.

Kế hoạch năm 2022, FOC dự kiến doanh thu 760 tỷ đồng, lãi trước thuế 332 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức tối thiểu 50%.

Các chủ tịch mua vào hàng triệu cổ phiếu lúc cổ phiếu công ty rớt mạnh.

Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Gelex (10 triệu cổ)

cafef37c2789539e343d88bf37667b1bfd6ba_1

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Gelex ( HoSE:GEX ) đã mua 10 triệu đơn vị GEX theo phương thức khớp lệnh từ 4/5 đến 24/5. Sau giao dịch, vị lãnh đạo tăng lượng sở hữu từ 192,3 triệu đơn vị (tỷ lệ 22,6%) lên 202,3 triệu đơn vị (tỷ lệ 23,8%).

Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, ông Tuấn cam kết mua 10 triệu cổ phiếu GEX để đồng hành lâu dài cùng các cổ đông trong bối cảnh giá mã này giảm hơn 50% trong thời gian qua.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GEX kết phiên giao dịch ngày 24/5 tại mức 21.700 đồng/cp. So với mức đỉnh 49.350 đồng/cp ngày 11/1, thị giá mã này đã mất hơn 56% giá trị.

Ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT DXG (5 triệu cổ)

vietstock740172aa1bc5430ca26db02ac1d21cdb_1

Ông Thìn báo cáo mua 5 triệu cp DXG theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Chiếu theo thị giá trung bình giai đoạn 27/04-20/05, ước tính thương vụ có giá trị khoảng 158 tỷ đồng.

Không ngoài xu thế chung của thị trường, cổ phiếu DXG có cú sụt giá mạnh từ đầu tháng 4 đến nay. Tính từ đỉnh 46,500 đồng/cp vào 01/04, DXG đã mất giá khoảng 50%, giao dịch ở 24,000 đồng/cp vào phiên chiều 24/05.

Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (1 triệu cổ)

tetdtck_z_sfmz

Ông Nguyễn Xuân Quang vừa báo cáo mua thành công 1 triệu cp từ ngày 29/04-23/05.

Chiếu theo mức giá trung bình giai đoạn trên, thương vụ có giá trị khoảng 46 tỷ đồng.

Thời điểm ông Quang giao dịch, cổ phiếu NLG có xu hướng đi ngang ở vùng đáy sau đà giảm mạnh. So với đa số cổ phiếu bất động sản cùng ngành, có thể thấy NLG có mức giảm thấp hơn, khoảng 15-20% (mặt bằng chung khoảng 40-50%) tính từ đầu tháng 4/2022.

Đến phiên chiều 25/05, NLG đang được giao dịch quanh 47,250 đồng/cp.

25/05 là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền, tỷ lệ 5.587%. Theo đó, cổ đông nắm giữ 1 cp được nhận 558.7 đồng. Thời gian thực hiện vào 30/06.

CỔ PHIẾU FLC BỊ HẠN CHẾ GIAO DỊCH

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo chuyển cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1/6.

Lý do là tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp bị hạn chế giao dịch theo quy chế.

Điều này đồng nghĩa với việc cổ đông FLC chỉ được giao dịch trong buổi chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức thỏa thuận kể từ ngày 1/6.

Phạt hơn 150 tỷ đồng tiền chậm nộp đối với hai công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm

Hiện tại, cơ quan thuế vẫn đang tính tiền chậm nộp theo quy định là 0,03%/ngày đối với Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega. Đến ngày 24/5, số tiền phạt chậm nộp đối với 2 doanh nghiệp này đã lên hơn 150 tỷ đồng.

Ngày 24/5, Cục Thuế TPHCM cho biết, đến nay 2 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TPHCM) là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega vẫn chưa đóng số tiền hơn 8.000 tỷ đồng. Do đó, cơ quan thuế vẫn đang tính tiền chậm nộp 0,03%/ngày, có nghĩa tiền chậm nộp mỗi ngày tăng thêm vài tỷ đồng. Theo Cục thuế TPHCM, số tiền chậm nộp của 2 công ty trên, tính tới ngày 24/5 đã lên hơn 150 tỷ đồng.

Hôm 10/12/2021, Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446m2). Doanh nghiệp này phải đóng 3.820 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ đối với diện tích thực hiện chức năng thương mại dịch vụ.

Công ty CP Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1m2), đóng 4.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, được miễn nộp lệ phí trước bạ theo hướng dẫn về lệ phí trước bạ đối với diện tích đất ở. Đến nay, khoản thanh toán đợt 1 và đợt 2 của hai doanh nghiệp này đều đã quá hạn.

Chi cục Thuế TP. Thủ Đức đã chính thức ban hành quyết định cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm với số tiền phải nộp đợt 1 do quá hạn 90 ngày. Cụ thể, Chi cục Thuế TP. Thủ Đức đã ban hành quyết định 1572 về việc cưỡng chế số tiền thuế 1.794 tỷ đồng với Công ty CP Dream Republic và quyết định 1573 về việc cưỡng chế số tiền thuế 1.796 tỷ đồng với Công ty CP Sheen Mega.

Quyết định đồng thời được gửi đến các ngân hàng và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 6/5, cũng là ngày thứ 91 khoản nợ thuế phát sinh. Theo Chi cục Thuế TP. Thủ Đức, dù hứa sẽ nộp 100 tỷ đồng trước 30/4 để “thể hiện thiện chí” nhưng đến hôm nay, hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp khoản tiền này.

Trước đó, ngày 7/4, Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega đã có văn bản xin kéo dài thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất và các khoản phí liên quan, bao gồm tiền phạt chậm nộp đến tháng 9/2022. Cụ thể, tháng 4, hai doanh nghiệp này sẽ nộp 15% tổng số tiền, các tháng 5, 6, 7, 8 mỗi tháng nộp 17% và tháng 9/2022 sẽ thanh toán toàn bộ số tiền còn lại. Tuy nhiên, Cục Thuế TPHCM không đồng ý. Chậm nhất ngày 6/7, nếu hai doanh nghiệp không nộp đủ tiền sẽ bị mất tiền đặt cọc và bị hủy hợp đồng mua bán.

Hiện tại, cơ quan thuế vẫn đang tính tiền chậm nộp theo quy định là 0,03%/ngày. Việc tính chậm nộp cho đợt đầu tiên đã áp dụng từ ngày 6/2 và từ ngày 7/4, doanh nghiệp bị tính thêm tiền nộp chậm đợt 2.

Nguồn bài viết: Phạt hơn 150 tỷ đồng tiền chậm nộp đối với hai công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm

Vị ‘cá mập’ ngồi ghế Shark Tank cả 4 mùa nhưng chưa giải ngân đồng nào

Sau 4 mùa tham gia Shark Tank, Shark Linh vẫn chưa tìm được startup để rót vốn.

Lâu lâu góp vui các bác một bài :smiley:

Shark Thái Vân Linh. (Ảnh: OpenSpace Ventures).

Bà Thái Vân Linh, đồng sáng lập kiêm CEO TVL Group là vị “cá mập” xuất hiện ở cả 4 mùa Shark Tank Việt Nam (Thương vụ bạc tỷ). Trong đó, bà Linh có vai trò Shark chính ở mùa một, mùa hai và Shark khách mời ở mùa ba, mùa bốn.

Tại mùa một, Shark Linh chỉ rót vốn cho 4 startup (tính cả các deal đầu tư chung với Shark khác) song số vốn mà bà “xuống tay” vẫn lên tới 26,8 tỷ đồng (cao thứ hai, chỉ sau Shark Hưng). Đến mùa hai, Shark Link đầu tư 25,116 tỷ đồng. Ở mùa ba, Shark Linh xuất hiện trong ba tập phát sóng song không có deal đầu tư nào thành công. Mùa 4, Shark Thái Vân Linh cũng cam kết rót 6 tỷ đồng trên sóng truyền hình.

Tuy nhiên, đến nay, trong cả 4 mùa, Shark Linh vẫn chưa giải ngân đồng nào. Theo thông lệ, để được giải ngân số tiền mà các Shark cam kết đầu tư, startup phải vượt qua vòng thẩm định doanh nghiệp (Due Diligence).

Đây là quy trình để nhà đầu tư kiểm định lại những thông tin về tình trạng hoạt động, hiệu quả kinh doanh của startup. Qua đó nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về doanh nghiệp và nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn. Khi đã có đủ thông tin, nhà đầu tư sẽ ra quyết định có nên tiếp tục thương vụ này, hoặc có điều chỉnh các điều kiện thỏa thuận đã đưa ra ban đầu hay không.

Theo thống kê, kết thúc Shark Tank Việt Nam mùa 4, có 4 startup/35 deal được thực rót vốn. 4 startup được rót vốn gồm Vua Cua (Shark Liên), Coolmate (Shark Bình), BluSaigon (Shark Việt), và AnHome (Shark Phú) với tổng vốn thực rót hơn 21 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% so với cam kết trên truyền hình là hơn 200 tỷ đồng.

Theo ban tổ chức chương trình, Shark Hưng đã đầu tư và đang mentor cho startup Cello Fundamentor. Một số thương vụ vẫn đang tiếp tục thẩm định như Global Star 3D (Shark Hưng), WiiBike (Shark Phú)…

Trở lại câu chuyện đầu tư của Shark Linh, trong một bài phỏng vấn với Forbes, khi được hỏi đâu là yếu tố quyết định đầu tư vào một startup: câu chuyện phía sau, con người, hay lợi nhuận, bà Thái Vân Linh khẳng định đó là một cảm giác vô hình xuất phát từ sự kết hợp của tất cả những điều đó.

“Đầu tiên và quan trọng nhất, nhà sáng lập phải thực sự tin vào những gì mình đang làm và tôi có thể tin tưởng người này”, Shark Linh thừa nhận. “Tin tưởng có nghĩa là tôi tin rằng họ có khả năng và luôn nỗ lực vượt qua mọi thời điểm khó khăn. Thứ hai là tôi tin rằng họ trung thực”.

“Tôi cũng tính đến yếu tố sản phẩm và thị trường. Nếu công ty tạo ra sản phẩm được khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua thì đó cũng là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, đã có những tình huống tôi từ chối đầu tư vào một công ty có sức hút mạnh mẽ, vì ở đó tôi không cảm thấy mình có thể tin tưởng vào người sáng lập”, Shark Thái Vân Linh nhấn mạnh lần nữa vào yếu tố tin tưởng.

Bà Linh từng đại diện cho VinaCapital Group (nơi bà ngồi ghế Giám đốc Vận hành và Chiến lược từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2018) và VinGroup Ventures (nơi bà nắm giữ vị trí CEO từ tháng 11/2018 đến tháng 10/2019) khi tham gia Shark Tank Việt Nam.

Đây cũng là yếu tố được Founder Trevi Bike Nguyễn Văn Tuyền nhắc đến khi phân tích về số tiền giải ngân sau chương trình thấp hơn so với deal trên TV. Ông Tuyền cho biết đối với các Shark đi làm thuê (tức CEO của các quỹ đầu tư) về cơ bản họ không quyết được. Quyền quyết định đầu tư vào một startup nào lại thuộc về quỹ mà người đó đại diện.

Shark Thái Vân Linh sinh năm 1977 tại TP HCM. Bà đã qua Mỹ định cư từ năm hai tuổi, ở cùng mẹ, ba nuôi và một người em gái. Bà Linh từng theo học tại một trường trung học ở Victorville, California. Năm 1999, Shark Linh tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp tại Đại học Nam California.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà tiếp tục con đường học vấn và nhận bằng thạc sĩ năm 2006, chuyên ngành Quản trị kinh doanh tài chính tại Đại học Pennsylvania.

Bà từng đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong nhiều tập đoàn đa quốc gia và đa ngành nghề. Tới năm 2008, Shark Linh quay trở lại Việt Nam để phát triển. Bà cũng đồng thời là nhà sáng lập của một số hãng thời trang, may mặc như The One Couture, Rita Phil.

Shark Linh từng là Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm Vingroup Ventures, đơn vị từng được Vingroup rót vốn đầu tư. Trước đó, Shark Linh từng là Giám đốc vận hành Quỹ đầu tư VinaCapital.

Trong chương trình Shark Tank Việt Nam, bà Thái Vân Linh được yêu thích nhờ thái độ dứt khoát và những phân tích ngắn gọn nhưng xác đáng dành cho các startup.

1 Likes

‘Ông trùm’ đường cao tốc tăng lãi gấp gần 20 lần

Năm 2021, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) (Mã chứng khoán: VSE) lãi sau thuế hơn 155 tỷ đồng, tăng gấp gần 20 lần so với năm trước đó.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm ngoái, VEC đạt doanh thu thuần hơn 3.260 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2020. Giá vốn bán hàng cũng tăng tương tự lên khoảng 1.100 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm hơn 19% so với năm trước đó, xuống còn 2.153 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm ngoái của VEC vẫn đạt 155,6 tỷ đồng. Con số này tăng gấp gần 20 lần so với năm 2020 nhờ doanh thu hoạt động tài chính của VEC tăng đột biến (đạt 3.900 tỷ đồng).

Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ khoảng 3.140 tỷ đồng. Hơn 10.400 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn cũng đem lại cho VEC khoản lãi 564 tỷ đồng.

Tính đến 31/12, tổng tài sản của VEC đạt 92.384 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Đối ứng bên phía nguồn vốn là nợ phải trả chiếm hơn 87% với 80.859 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn hơn 61.700 tỷ đồng. Hiện tại, 3 chủ nợ lớn nhất của VEC là Ngân hàng phát triển châu Á với dư nợ đến hết năm ngoái khoảng 30.000 tỷ đồng, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản hơn 27.300 tỷ, Ngân hàng Thế giới 6.105 tỷ đồng.

Năm 2021, chi phí tài chính của ông trùm đường cao tốc này cũng tăng gấp gần 2 lần so với năm 2020, lên hơn 5.770 tỷ đồng, trong đó hầu hết là lãi vay. Năm 2020, chi phí lãi vay của VEC khoảng 1.650 tỷ đồng.

Hầu hết hợp đồng vay được thực hiện để tài trợ vốn cho các dự án cao tốc như Nội Bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi… với thời hạn thanh toán dao động từ 16 đến 40 năm.

Theo kế hoạch đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã duyệt, năm 2022, VEC đạt mục tiêu doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 418 tỷ đồng. Doanh nghiệp này được duyệt tổng vốn đầu tư năm nay khoảng 2.187 tỷ đồng.

Ba tháng đầu năm, đã có hơn 12,5 triệu lượt phương tiện lưu thông trên 490 km đường cao tốc do VEC quản lý, giảm 0,9%. Doanh thu của VEC cũng giảm 5,3% so với cùng kỳ.

Thông tin vừa được cập nhật các bác ạ :smiley:
Mình nghĩ lần này bác Đức lại muốn mở rộng sang mảng bán lẻ các sản phẩm heo và chuối của HAG? Còn mọi người thì sao?

HAG ccông bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua việc góp vốn thành lập "Công ty cổ phần BAPI Hoàng Anh Gia Lai"

Nguồn thông tin: HAGL Group

2 Likes

Tổng cục Hải quan nói gì về nhập khẩu xe sang “đội lốt” quà biếu tặng?

Tổng cục Hải quan khẳng định, những sai phạm trong việc cấp phép nhập khẩu và thực hiện thủ tục hải quan với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng sẽ được xử nghiêm, không bao che. Đồng thời, những doanh nghiệp “ma” khai báo gian dối cũng bị xử lý đúng quy định…

Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo thông tin về chủ đề: “Công tác quản lý đối với việc nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng”.

Chiều 25/4, Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo thông tin về chủ đề: “Công tác quản lý đối với việc nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng” sau khi xuất hiện thông tin phản ánh bất thường về vấn đề này.

DÙNG DOANH NGHIỆP “MA” ĐỂ KHAI BÁO GIAN DỐI

Tại Khoản 3 Điều 3, Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại như sau: “Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong 01 (một) năm, mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu 01 xe ô tô và 01 xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng”.

Tuy nhiên, hàng loạt doanh nghiệp với chiêu trò tinh vi đã “lách” quy định trên, nhập khẩu “trót lọt” hàng loạt xe ô tô hạng sang dưới dạng quà biếu tặng.

Theo phản ánh, các doanh nghiệp này sử dụng “chiêu trò” mượn địa chỉ để lập công ty “ma”, người nghèo đứng tên hay “lách” luật bằng cách đứng tên những doanh nghiệp khác nhau để nhập khẩu nhưng điều bất thường là các doanh nghiệp này có chung địa chỉ, có chung người đại diện.

Phản hồi thông tin cùng một địa chỉ có nhiều doanh nghiệp nhận xe là quà biếu tặng hoặc xe sau khi thông quan không về địa chỉ được cấp phép trước đó mà vào lại đưa ra cửa hàng để bán, Tổng cục Hải quan khẳng định, cơ quan hải quan thực hiện việc cấp giấy phép trên cơ sở hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư số 143 do người nhận quà biếu tặng nộp, trong đó có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tổng cục Hải quan nêu quan điểm: nếu phát hiện sai phạm trong việc cấp phép nhập khẩu và thực hiện thủ tục hải quan đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng thì sẽ xử lý nghiêm, không bao che.

Liên quan đến lùm xùm vụ nhập siêu xe biếu tặng, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát Quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) cũng khẳng định, sau khi rà soát các nghĩa vụ về thuế, số xe nhập khẩu theo diện quà biếu tặng không gây thất thu thuế cho nhà nước.

Đối với các vấn đề vừa được phản ánh, Phó Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo tại văn bản số 3209/VPCP-KTTH ngày 24/05/2022 giao Bộ Tài chính, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra và xác minh thông tin. Trường hợp phát hiện vi phạm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng vừa có chỉ đạo yêu cầu Tổng cục Hải quan khẩn trương chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra nội dung phản ánh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu có phát hiện sai phạm và báo cáo kết quả về Bộ Tài chính trước ngày 2/6/2022.

HỒ SƠ ĐƯỢC RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG, DOANH NGHIỆP VẪN NHẬP KHẨU "TRÓT LỌT"

Số liệu thống kê Tổng cục Hải quan cho thấy, thời gian vừa qua, từ năm 2016 đến cuối tháng 5/2022, tính chung lượng xe nhập khẩu qua loại hình quà biếu tặng chỉ chiếm dưới 1% tổng xe nhập khẩu dưới 9 chỗ ngồi. Theo đó, có 3.979 xe nhập khẩu theo hình thức biếu, tặng, chiếm 0,85% lượng xe nhập. Đặc biệt, từ năm 2018, lượng xe nhập khẩu theo hình thức này sụt giảm đáng kể, với 266 xe, chiếm tỷ lệ 0,48% trong tổng lượng nhập khẩu ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống.

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Tổng cục Hải quan khẳng định: “Đối với xe ô tô nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng, người khai hải quan phải nộp đủ các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng trước khi hàng hóa được thông quan, đối với xe quà biếu tặng thì phải nộp thêm thuế thu nhập bất thường tại cơ quan thuế nội địa”.

Được biết, tổng số thuế nhập khẩu ô tô 9 chỗ không nhằm mục đích thương mại thu được trong thời gian trên lên đến 12.644 tỷ đồng.

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Ông Trần Bằng Toàn, Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), cho biết thêm, qua quá trình rà soát trị giá hải quan đối với xe nhập khẩu diện quà biếu, tặng từ đầu năm 2021 hết quý 1/2022, trong hơn 1.013 chiếc xe, doanh nghiệp kê khai trị giá tính thuế chỉ 3.302 tỷ đồng.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định, cơ quan hải quan xác định lại giá trị là 4.745 tỷ đồng, tổng số tiền chênh lệch là 1.443 tỷ đồng được nộp về ngân sách nhà nước.

Tổng cục Hải quan cho biết thêm, đối với việc nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng, Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan hải quan rà soát kỹ lưỡng hồ sơ tại khâu cấp giấy phép nhập khẩu.

Theo đó, doanh nghiệp phải có chứng từ chứng minh mối quan hệ (quan hệ xuất nhập khẩu thì phải có tờ khai, chứng từ thanh toán tiền hàng, quan hệ tư vấn, hỗ trợ thì phải có hợp đồng, email trao đổi trước đó…).

Trường hợp nghi ngờ về mối quan hệ giữa bên cho và bên tặng thì báo cáo Tổng cục Hải quan để xác minh thông tin.

Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu, nơi làm thủ tục hải quan cũng tăng cường công tác quản lý trị giá hải quan đối với xe ô tô nhập khẩu.

Đối với các doanh nghiệp trong các năm gần đây thường xuyên nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng thì phải thực hiện xác minh.

Đồng thời, “Tổng cục Hải quan đã tổ chức thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tại 4 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có số lượng xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng lớn trong thời qua”, ông Âu Anh Tuấn khẳng định.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng thừa nhận, trước đây, qua công tác quản lý, theo dõi xe ô tô nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, ngành hải quan phát hiện các hiện tượng gian lận, lợi dụng nhập khẩu xe dưới dạng tài sản di chuyển của việt kiều hồi hương, xe tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ, xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng.

Sau đó, Tổng cục Hải quan tiến hành điều tra, xử lý một số vụ việc hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi trốn thuế, gian lận, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách quản lý để tăng cường công tác quản lý, tránh các đối tượng trục lợi.

Hàng loạt quy định được ban hành như Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013, Quyết định 10/2018/QĐ-TTg ngày 1/03/2018, Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26/03/2021 giúp hạn chế việc mua bán tiêu chuẩn định lượng miễn thuế xe ô tô.

Khi đó, xe tài sản di chuyển của việt kiều hồi hương phải nộp đủ các loại thuế mà không được miễn thuế như trước đây. Vì vậy, nhiều năm trở lại đây không phát sinh việc nhập khẩu theo loại hình này.

Còn với xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.

Theo đó, Thông tư số 143 quy định rõ ràng về hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xe (chứng từ cho biếu tặng phải chứng thực từ bản chính). Đồng thời, xe nhập khẩu dưới dạng quà biếu tặng phải được cấp phép trước khi làm thủ tục nhập khẩu và giới hạn số xe mỗi tổ chức, cá nhân được nhập trong năm.

Nguồn bài viết: Tổng cục Hải quan nói gì về nhập khẩu xe sang "đội lốt" quà biếu tặng? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Kiên quyết thu hồi đất tại các dự án “treo”

Kiên quyết thu hồi đất là biện pháp tốt nhất để tránh lãng phí nguồn lực đất đai đối với các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích…

Ảnh minh hoạ.

Tình trạng người dân đã nộp tiền mua đất ở, nhà ở của một số dự án nhiều năm rồi nhưng chưa được giao đất, giao nhà ở, gây bức xúc trong nhân dân.

Theo bản Tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân (của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) phản ánh tới Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3, cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm giải quyết hiệu quả hơn nữa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai; Chỉ đạo giải quyết thấu đáo những vấn đề tồn đọng về đất đai do lịch sử để lại, nhất là tình trạng nhiều hộ gia đình đã nộp tiền sử dụng đất hàng chục năm nhưng chưa được giao đất, chưa được xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống.

Báo cáo Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 3 vào chiều 23/5/2022, bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn một số tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, nhiều dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không đủ điều kiện phân bổ vốn, dẫn đến không đạt mục tiêu đề ra. Chưa linh hoạt, kịp thời trong việc rà soát, điều chuyển, bổ sung vốn cho những dự án giải ngân tốt, có nhu cầu vốn để hoàn thành. Tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành một số dự án trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng nêu rõ tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, và hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, gây lãng phí nguồn lực.

Tình trạng buông lỏng quản lý ở một số địa phương, để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép… chưa được kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những vướng mắc, Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành, địa phương một số nội dung: Chỉ đạo rà soát ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, ngân sách nhà nước, đầu tư công, quản lý và sử dụng tài sản công, cổ phần hóa, quản lý hoạt động thương mại điện tử, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, khoáng sản, tài nguyên nước, rừng…

Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên. Kiên quyết thu hồi đất của các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích, hàng năm báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện.

Hàng nghìn dự án chậm tiến độ

Theo Báo cáo số 43 của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018, trong giai đoạn từ năm 2015-2018, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tiến hành hơn 2.300 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện kiến nghị xử lý thu hồi diện tích 22.362ha đất.

Để thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg (ngày 03/01/2018) của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo số liệu báo cáo của 48 tỉnh, thành phố cho thấy có 3.088 dự án công trình chậm triển khai thực hiện với tổng diện tích 80.453,2ha. Trong đó, có 2.067 dự án đã có quyết định giao, cho thuê đất nhưng không sử dụng đất quá 12 tháng hoặc chậm tiến độ quá 24 tháng, với tổng diện tích là 60.332,1ha.

Ngoài ra, còn có 732 dự án với diện tích là 7.488ha đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư nhưng chậm làm thủ tục giao đất, thuê đất để triển khai thực hiện dự án và 289 dự án với diện tích 12.632,9ha đã có quyết định, thông báo thu hồi đất để giao đất đã lâu nhưng không thực hiện.

Kết quả xử lý vi phạm tại 38 tỉnh trong số 48 tỉnh có báo cáo, cho thấy đã thực hiện xử lý 1.336 dự án chậm triển khai với tổng diện tích 22.707,9ha. Trong đó, thu hồi đất của 309 dự án với diện tích 9.033,5ha, gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng 195 dự án với diện tích 798,5ha.

Ngoài ra, còn hủy bỏ quyết định hoặc thông báo thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư tại 100 dự án với diện tích 5.387.8ha, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư do chậm làm thủ tục giao đất 732 dự án với tổng diện tích 7.488ha.

Nguồn bài viết: Kiên quyết thu hồi đất tại các dự án “treo” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hơn 100.000 quan chức Trung Quốc họp khẩn bàn giải pháp ổn định kinh tế

TTO - Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với hơn 100.000 quan chức tham gia ngày 25-5 để bàn thảo biện pháp ổn định nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Hơn 100.000 quan chức Trung Quốc họp khẩn bàn giải pháp ổn định kinh tế - Ảnh 1.

Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc vẫn còn phong tỏa, ngày 25-5 - Ảnh: REUTERS

Theo thông tin do tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) đăng tải, hơn 100.000 quan chức Trung Quốc ở tất cả các cấp đã tham dự cuộc họp trực tuyến vào ngày 25-5, với Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Trong cuộc họp, ông Lý Khắc Cường chỉ ra trong tháng 3 và tháng 4, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng hơn năm 2020, năm đầu tiên của đại dịch. Các tác động của đại dịch có thể thấy thông qua tỉ lệ thất nghiệp tăng, sản xuất công nghiệp suy giảm hay gián đoạn chuỗi cung ứng.

Ông Lý thúc giục các nhà chức trách hành động để duy trì việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Trong những tuần gần đây, Thủ tướng Trung Quốc thường nói về suy thoái kinh tế, gọi tình hình hiện tại “phức tạp và nghiêm trọng”.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề khi làn sóng COVID-19 lan rộng vào tháng 3, khiến các thành phố lớn bị phong tỏa, nhất là trung tâm tài chính Thượng Hải.

Theo Tân Hoa Xã, vào ngày 23-5, Quốc vụ viện Trung Quốc cũng đã họp và công bố 33 biện pháp kinh tế mới, bao gồm tăng tiền hoàn thuế, mở rộng khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và cung cấp các khoản vay khẩn cấp cho ngành hàng không đang gặp khó khăn.

Ngoài ra, các quy định phòng dịch cũng được giảm bớt, như nới lỏng quy định với xe tải đến từ các khu vực có nguy cơ thấp.

Quay lại cuộc họp ngày 25-5, Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi các nhà chức trách thực hiện 33 biện pháp kinh tế nói trên vào cuối tháng 5. Theo Tân Hoa Xã, bắt đầu từ ngày 26-5, Quốc vụ viện sẽ cử người đến 12 tỉnh để giám sát việc triển khai các chính sách hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Trong suốt đại dịch, Trung Quốc đã duy trì chính sách “zero-Covid”, gồm các biện pháp kiểm soát biên giới, cách ly bắt buộc, xét nghiệm đại trà và phong tỏa.

Nhưng chiến lược này đã bị thách thức bởi biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao, đã bùng phát trên toàn quốc vào đầu năm nay.

Theo Đài CNN, tính đến giữa tháng 5, hơn 30 thành phố ở Trung Quốc đã phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, ảnh hưởng đến 220 triệu người.

Mặc dù một số thành phố đang dần mở cửa trở lại, nhưng tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng do phong tỏa vẫn còn. Nhiều công ty đã ngừng sản xuất như Tesla hay Volkswagen, một số công ty đa quốc gia như Airbnb thì tuyên bố dừng hoạt động tại thị trường Trung Quốc.

Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2022 xuống còn 4,4%, giảm từ mức dự báo trước đó là 4,8%, với lý do ảnh hưởng từ chính sách “zero-Covid”. Con số dự báo tăng trưởng này thấp hơn so với dự báo chính thức của Trung Quốc vào khoảng 5,5%.

Nguồn bài viết: Hơn 100.000 quan chức Trung Quốc họp khẩn bàn giải pháp ổn định kinh tế - Tuổi Trẻ Online

Những doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt đều đặn nhiều năm trên sàn chứng khoán

Sabeco, FPT, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, C32 là những doanh nghiệp có chính sách trả cổ tức tiền mặt ổn định. Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Vinacafe Biên Hòa chuyên trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ “khủng”.

Trên thị trường chứng khoán, không ít doanh nghiệp duy trì chính sách cổ tức tiền mặt đều đặn nhằm mang đến tỷ suất lợi tức hằng năm tương tự như nhà đầu tư dài hạn gửi tiết kiệm ngân hàng hưởng lãi suất.

co-tuc-deu-dan-5869-1653529072

Nhiều doanh nghiệp duy trì chính sách cổ tức tiền mặt đều đặn tương tự như nhà đầu tư gửi tiết kiệm hưởng lãi suất hằng năm.

Sabeco (HoSE: SAB) có chính sách trả cổ tức tiền mặt 35% bằng tiền mặt trong nhiều năm qua, kể cả qua 2 năm hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 và Nghị định 100 liên quan đến điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng bia, rượu.

Sau khi lập đỉnh lợi nhuận trên 5.000 tỷ đồng vào 2019, “ông lớn” ngành bia ghi nhận 2 năm liên tiếp suy giảm xuống lần lượt 4.723 tỷ vào 2020 và 3.677 tỷ đồng vào 2021. Dù vậy, Sabeco vẫn trích 2.244 tỷ đồng để trả cổ tức mỗi năm, tương đương tỷ lệ 35% vốn điều lệ. Năm nay, tổng công ty lên kế hoạch doanh thu tăng 32% lên 34.791 tỷ đồng. lãi sau thuế 17% lên 4.581 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức không đổi 35% bằng tiền mặt.

Tương tự công ty mẹ, Bia Sài Gòn – Miền Trung (HoSE: SMB) cũng có chính sách trả cổ tức tiền mặt hằng năm tỷ lệ 35% mệnh giá.

Từ 2017-2020, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông (HoSE: RAL) liên tục chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông ở tỷ lệ 50% vốn điều lệ, tương đương mức thanh toán 57,5 – 59 tỷ đồng mỗi năm. Doanh nghiệp chưa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 nhưng theo kế hoạch thì cổ tức năm 2021 cũng là 50% bằng tiền mặt, chia làm 2 đợt thanh toán vào tháng 9/2021 trả 25% và tháng 4/2022 trả phần còn lại. Doanh nghiệp đã thanh toán đợt 1 và đợt 2 sẽ được chi trả vào ngày 10/6 tới đây, ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông 1/6.

FPT (HoSE: FPT) cũng có truyền thống chia cổ tức tiền mặt mỗi năm 20%. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ chia thêm cổ phiếu thưởng tùy vào kết quả hoạt động kinh doanh. Như năm 2021, phương án chia cổ tức gồm 20% bằng tiền mặt, 10% đã trả trong năm và 10% còn lại dự kiến tháng 7. Đồng thời, doanh nghiệp cũng trả cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 20%. Chính sách cổ tức năm nay tiếp tục duy trì 20% tiền mặt, mức chia chính xác sẽ do ĐHĐCĐ thường niên 2023 quyết định.

Hơn 10 năm qua, Công ty cổ phần CIC39 (HoSE: C32) đều đặn trả cổ tức tỷ lệ 24% bằng tiền mặt mỗi năm, 12% luôn được tạm ứng trước và 12% được thanh toán ngay sau kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên.

Cổ đông của công ty từng đề nghị tăng tỷ lệ cổ tức bằng tiền lên 30-60% vốn điều lệ song ban lãnh đạo từ chối và mong cổ đông thông cảm, bởi lợi nhuận còn lại công ty tái đầu tư để tiếp tục phát triển.

Từ mức trả cổ tức 7% bằng tiền giai đoạn trước, từ 2019 đến 2021, Biwase (HoSE: BWE) đã tăng lên 10-12% mỗi năm, riêng năm 2022 tỷ lệ mong đợi là 13%. Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT bày tỏ quan điểm rằng ban lãnh đạo cố gắng duy trì tỷ lệ cổ tức tiền mặt đủ để đem lại tỷ suất sinh lời tương đương hoặc cao hơn lãi suất ngân hàng cho các nhà đầu tư, nguồn tiền còn lại dùng để tái đầu tư tạo động lực tăng trưởng trong tương lai.

Không đều đặn nhưng Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) là doanh nghiệp mạnh tay thanh toán cổ tức cao có tiếng trên thị trường chứng khoán. Năm 2018, doanh nghiệp trả cổ tức lên đến 20.000 đồng/cp, liên tiếp 2019-2020 trả 10.000 đồng/cp và năm 2021 hạ xuống 8.000 đồng/cp.

Gây sốc nhất chính là Vinacafe Biên Hòa (HoSE: VCF). Vào năm 2017, công ty bất ngờ công bố phương án chia cổ tức tiền mặt 660%, tương đương 66.000 đồng/cp sau nhiều năm không chia. Năm 2018, đơn vị trả tiếp cổ tức tiền mặt tỷ lệ 240%, năm 2019 không chia nhưng đến 2020 – 2021 lại thanh toán 250% mỗi năm.

Nhìn chung, để duy trì chính sách trả cổ tức tiền mặt đều đặn thì các doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận ổn định, ít nhất là đủ để trả cổ tức theo tỷ lệ đã cam kết. Nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không như Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (HNX: MAS), Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (HoSE: SCS), Suất ăn hàng không Nội Bài (UPCoM: NCS), Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (HoSE: NCT) cũng từng có tỷ lệ cổ tức tiền mặt đáng mơ ước. Song, qua 2 năm hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, một vài doanh nghiệp đã không thể tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ cao.

Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (Masco) trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 77-80% vào các năm 2016-2017, tỷ lệ 27,5% vào 2018. Theo kế hoạch đã được thông qua, cổ tức 2019 là 25% vốn điều lệ, song năm 2020 dịch bệnh bùng phát đển giảm bớt khó khăn về vốn và dòng tiền, Masco chưa chi trả cho cổ đông.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua 1 đợt điều chỉnh mạnh, VN-Index lao dốc từ vùng 1.518 điểm về 1.171 điểm và mới hồi phục lên vùng 1.268 điểm trong hơn 1 tuần qua. Rất nhiều cổ phiếu có mức giảm hơn 50%.

dien-bien-vn-index-9628-1653528489.png
Nguồn: TradingView

Diễn biến trong ngắn hạn của cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng nhưng chiến lược kinh doanh và triển vọng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Các nhà đầu tư dài hạn có thểm tìm đến những doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định và tiềm năng tăng trưởng để đầu tư, tránh sự chi phối của thị trường trong ngắn hạn.

Nguồn: NDH

1 Likes

Bầu Thuỵ muốn thoái sạch vốn Thaiholdings, dự thu hơn 5.000 tỷ đồng

Người sáng lập Thaiholdings đăng ký bán toàn bộ 87,4 triệu cp THD. Số cổ phiếu này từng giúp tài sản của ông vượt ngưỡng 1 tỷ USD song không giữ được do giảm mạnh.

Theo thông tin mới công bố, ông Nguyễn Đức Thụy (hay còn gọi là bầu Thụy), người sáng lập Thailholdings và là em trai của ông Nguyễn Văn Thuyết - Chủ tịch HĐQT CTCP Thaiholdings (mã chứng khoán: THD) đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu THD đang nắm giữ.

Cụ thể, ông Nguyễn Đức Thuỵ đăng ký bán 87,4 triệu cổ phiếu THD, tương đương 24,97% vốn Thailholdings từ ngày 1/6-30/6. Sau giao dịch, tỉ lệ sở hữu của bầu Thuỵ tại Thaiholdings sẽ về 0%.

Lần gần nhất ông Thuỵ giao dịch cổ phiếu THD là cuối tháng 11/2021, khi chi ra hơn 300 tỷ đồng để mua vào 1,5 triệu cổ phiếu THD ở vùng giá khoảng 230.000 đồng/cổ phiếu để nâng mức sở hữu lên như hiện tại.

Mức giá cao nhất THD từng thiết lập là 277.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/12/2021. Suốt cả năm 2021, thị giá THD luôn duy trì ở mức cao. Hồi đầu năm 2021, thị giá THD ở mức 124.000 đồng/cổ phiếu và tăng mạnh mẽ, trước khi giảm mạnh vào năm 2022.

Kể từ phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022, thị giá THD liên tiếp lao dốc. từ vùng giá 277.000 đồng/cổ phiếu, kết phiên ngày 26/5, THD chỉ còn đạt 57.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 80%. Với thị giá hiện tại, lô cổ phiếu ông Nguyễn Đức Thuỵ đăng ký bán đạt hơn 5.000 tỷ đồng.

thaiholdings-nguoiduatinvn-31

Bầu Thuỵ muốn thoái sạch vốn Thaiholdings.

ĐHĐCĐ 2022 trước đó đã thông qua việc cho ông Thuỵ mua lại từ 7 cổ đông để nâng tỉ lệ sở hữu lên 33,74%. Tuy nhiên, trái với diễn biến mua vào, ông Thuỵ lại đăng ký bán sạch cổ phiếu.

Ông Thuỵ thoái vốn trong thời điểm Thaiholdings mới đây đã phải điều chỉnh lại số lãi sau thuế ghi nhận được trong năm 2021 từ 1.156 tỷ xuống 424 tỷ đồng do công ty con là Tập đoàn Thaigroup phải hoàn trả 840 tỷ đồng cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh, theo yêu cầu của Cục cảnh sát điều tra tội phạm và tham nhũng, kinh tế và buôn lậu - Bộ Công an (C03).

Giao dịch hoàn trả lại tiền này được đưa ra sau khi cơ quan điều tra xác định số tiền Tập đoàn Tân Hoàng Minh dùng để mua lại cổ phần Công ty Cổ phần Bình Minh Group (chủ sở hữu dự án 11A Cát Linh) của Thaigroup có nguồn gốc từ các khoản phát hành trái phiếu.

Với việc là công ty mẹ sở hữu trực tiếp, giao dịch hoàn trả 840 tỷ đồng cho Tân Hoàng Minh của Thaigroup sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của Thaiholdings

Nguồn: Người đưa tin

1 Likes

FLC chưa tìm được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính

Tập đoàn FLC cho biết doanh nghiệp này vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn vị kiểm toán để hoàn tất việc kiểm toán báo cáo tài chính cả năm 2021.

FLC giải trình về việc cổ phiếu chỉ được giao dịch vào buổi chiều. (Ảnh minh họa: Song Ngọc).

Ngày 25/5 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã đưa ba mã cổ phiếu gồm FLC, ROS và HAI từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 1/6/2022, cụ thể là chỉ được mua bán vào phiên chiều.

Lý do mà HOSE đưa ra là cả ba doanh nghiệp kể trên đều chậm nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Hôm nay 26/5, Tập đoàn FLC cho biết đơn vị này chưa tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp nên chưa thể nộp và công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 theo đúng quy định. “Hiện nay, FLC vẫn đang gấp rút tìm kiếm đơn vị kiểm toán mới trong danh sách các đơn vị kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021”, công văn giải trình có đoạn viết.

Theo báo cáo chưa kiểm toán, Tập đoàn FLC báo lãi cả 4 quý của năm 2021.

Hạn chót để nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 theo quy định là 31/3/2022. Ban đầu, Tập đoàn FLC đã chọn Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt làm đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021.

Tuy nhiên vào ngày 30/3 năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết của Công ty Đất Việt. Từ đó đến nay, FLC chưa tìm được đơn vị kiểm toán mới phù hợp.

FLC Faros và Tập đoàn FLC đều chọn một công ty kiểm toán nên đều chậm nộp báo cáo tài chính

Tương tự, Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) ban đầu cũng chọn Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt để kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 và sau đó cũng phải đi tìm đơn vị kiểm toán mới.

Công ty cổ phần Nông dược HAI (Mã: HAI) từng giải thích lý do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 là nhân sự kế toán của công ty và nhân sự kiểm toán độc lập đều bị nhiễm COVID-19, không thể hoàn thành báo cáo đúng hạn chót.

Hôm 11/5 vừa qua, Nông dược HAI bất ngờ công bố lại báo cáo tài chính quý IV/2021 cho thấy số lỗ sau thuế của quý cuối năm ngoái là 672,5 tỷ đồng, không phải số 1,5 tỷ đồng đã công bố trước đó.

Nông dược HAI nộp lại báo cáo tài chính quý IV/2021 với nhiều thay đổi trong số liệu.

Sau khi HOSE công bố quyết định hạn chế giao dịch, cả ba cổ phiếu FLC, ROS và HAI đều giảm kịch sàn trong phiên 26/5. Đến khi đóng cửa, FLC còn 17 triệu đơn vị dư bán giá sàn, ROS còn dư sàn 19 triệu đơn vị và HAI còn dư 4,2 triệu đơn vị. Biểu đồ bên dưới cho thấy cả ba cổ phiếu này đều đã giảm 60-70% so với đầu năm 2022.

Nguồn: Vietnambiz

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang “âm thầm” quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu

Trong khi VN-Index vẫn còn cách gần 17% so với đỉnh cao cũ, nhiều cổ phiếu cơ bản với tiềm năng tốt ghi nhận diễn biến tích cực, vượt xa mức phục hồi của VN-Index, thậm chí có mã đã bứt phá để thiết lập đỉnh giá mới.

VN-Index đang có những nhịp phục hồi sau chuỗi giảm điểm mạnh. Tuy nhiên, việc tăng hơn 50 điểm trong ba phiên gần nhất là chưa đủ để đưa thị trường thoát hoàn toàn khỏi xu hướng giảm. Chỉ số chính của TTCK Việt Nam hiện vẫn còn cách gần 17% so với đỉnh cao cũ 1.524,7 điểm thiết lập trong phiên 4/4.

Giữa áp lực bán vẫn đang thường trực, nhiều cổ phiếu cơ bản đã âm thầm trở về vùng đỉnh cũ, không những thu hẹp đáng kể mức giảm điểm mà có mã đã bứt phá lập đỉnh mới.

Đáng chú ý nhất là REE của REE Corp khi cổ phiếu này liên tục tăng điểm trong 3 phiên vừa qua, thậm chí tăng kịch trần trong phiên 25/5, sau đó tiếp tục tăng 4,49% để lên mức đỉnh lịch sử mới 83.800 đồng/cp. Vốn hóa theo đó lập kỷ lục 29.783 tỷ đồng, thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao trong bối cảnh thị trường chung giao dịch ảm đạm. Cũng cần nói thêm rằng mức đỉnh cũ vừa được REE thiết lập trong phiên 11/5, ngay giữa vòng xoáy bán tháo ồ ạt trên thị trường khi đó, đưa REE trở thành cổ phiếu vốn hóa tỷ đô hiếm hoi ngược dòng tăng tốt trong giai đoạn rung lắc mạnh.

Yếu tố giúp REE trở nên hấp dẫn được cho đến từ kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu thuần quý 1 tăng mạnh 73% so với cùng kỳ lên 2.045 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, REE lãi sau thuế hơn 955 tỷ đồng, gấp đôi so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Đồng thời, thông tin hỗ trợ khác là việc REE vừa tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:15, tương ứng phát hành thêm hơn 46 triệu cổ phiếu mới.

Mặt khác, hiện REE còn nằm trong rổ “kim cương” VNDiamond, cái tên được xem là thỏi nam châm hút vốn ngoại với tỷ trọng khá cao trên 8%.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 1.

Thị giá REE bứt tốc lập đỉnh mới chỉ sau nửa tháng

“Nữ hoàng” ngành cá tra là Vĩnh Hoãn (VHC) cũng vừa có phiên giao dịch khởi sắc. Thị giá có thời điểm rơi về vùng giá đỏ, tuy nhiên sau đó đã thành công trở lại tăng 1,5% và đóng cửa tại mức 102.000 đồng/cp, qua đó có thêm phiên thứ 4 tăng điểm tốt. Mức giá hiện tại của VHC đang tiến sát về vùng đỉnh cũ đạt được trong phiên 26/4 là 106.400 đồng/cổ phiếu, chỉ còn cách hơn 4%. Vốn hóa tương ứng đạt 18.700 tỷ đồng, tăng thêm gần 8% so với đầu tháng 4.

Tương tự REE, cổ phiếu VHC cũng được hỗ trợ tích cực đến từ nền tảng cơ bản với kết quả kinh doanh tăng trưởng. Doanh thu trong tháng 4/2022 đạt 1.651 tỷ đồng, tăng 98% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20% so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng, doanh nghiệp cá tra báo cáo tổng doanh thu 4.924 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, VHC đặt mục tiêu doanh thu thuần 13.000 tỷ đồng, tăng 44% và LNST 1.500 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và cũng là kế hoạch cao nhất kể từ khi niêm yết.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 2.

Thị giá VHC chỉ cách đỉnh cũ 4%, so với đầu tháng 4 thậm chí còn tăng gần 8%

Hai đại diện tiêu biểu của ngành cảng biển, vận tải biển là HAH và GMD cũng đang trên đà phục hồi tương đối tốt. Phiên 26/5, HAH giữ được sắc xanh 0,4% đến cuối phiên, dần thu hẹp khoảng cách với đỉnh cũ 87.500 đồng/cp thiết lập hồi đầu tháng. Như vậy, sau những phiên giảm mạnh, thậm chí giảm sàn khoảng giữa tháng 5, cổ phiếu HAH đang ghi nhận nhiều sự khởi sắc, vốn hóa thị trường đã phục hồi về sát ngưỡng 5.500 tỷ đồng.

Trong khi đó, GMD cũng có chuỗi tăng điểm 3 phiên liên tục trước khi điều chỉnh nhẹ 1,47% về mức 53.700 đồng/cp trong phiên 26/5. So với vùng đỉnh hồi đầu tháng 4, hiện thị giá GMD chỉ còn cách gần 8% giá trị, vượt xa mức phục hồi của VN-Index

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này đều đang tiếp tục đà tăng trưởng trong quý 1/2022. Đối với GMD, doanh thu thuần quý 1 tăng 28%, lên 879,9 tỷ đồng. Lãi sau thuế của công ty đạt 319,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần 86% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn tới, Gemadept sẽ triển khai mạnh các dự án đầu tư hạ tầng sau cảng và dịch vụ logistics khu vực phía Nam, từ đó gia tăng mạnh mẽ vị thế của Gemalink (thuộc khu vực cảng Cái Mép) như một trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực.

Đối với HAH, nhờ đầu tư thêm tàu trong bối cảnh giá cước vận tải nội địa và giá cho thuê tàu tăng mạnh giúp doanh thu và lợi nhuận của Hải An tăng trưởng tốt, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 199,9 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Đồng thời, lợi nhuận ghi nhận của các công ty liên kết cũng tăng mạnh so với cùng kỳ.

Chứng khoán ACB (ACBS) mới đây đã đánh giá hoạt động vận tải năm nay sẽ tiếp tục ổn định, khối lượng hàng hóa tăng khoảng 6%; khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt 750 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với năm 2021.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 3.

Hai cổ phiếu HAH và GMD đang “chực chờ” quay lại đỉnh cũ

Một cái tên cũng đang âm thầm tiến lên và sẵn sàng vượt đỉnh bất cứ lúc nào có thể kể đến là cổ phiếu đầu ngành hóa chất DGC. Cổ phiếu trong phiên hôm nay mặc dù giảm 1,58% xuống 224.900 đồng/cp, tuy nhiên cũng chỉ còn kém khoảng 12% so với đỉnh lịch sử thiết lập ngày 19/4 trước đó.

Năm 2022, DGC đạt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 12.117 tỷ đồng, tăng 26% và LNST dự kiến 3500 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Công ty dự kiến sẽ phát hành hơn 200 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 2.000 tỷ đồng để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ là 117%. Ngoài ra, DGC cũng sẽ phát hành 8,55 triệu cổ phiếu ESOP (tỷ lệ 5%) với giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 4.

Cổ phiếu DGC đang trên đà phục hồi sau vài phiên điều chỉnh

“Đại gia” ngành dược TRA dù đứng tại tham chiếu 94.900 đồng/cp khi kết phiên 26/5, nhưng vẫn trên đà tiến gần hơn tới việc trở lại nhóm cổ phiếu thị giá “ba chữ số”, đồng thời chỉ còn đỉnh cao cũ hơn 8% (103.500 đồng/cp vào phiên 15/4). Vốn hóa thị trường hiện tương ứng đạt 3.934 tỷ đồng, tăng 12% sau chưa khoảng 3 tháng.

Đà tăng của cổ phiếu TRA được hỗ trợ bởi thông tin lãi lớn trong quý 1 khi doanh thu thuần Traphaco đạt 624 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021, nhờ đó lợi nhuận sau thuế đạt 89 tỷ đồng tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Biên lãi gộp quý 1 tiếp tục neo ở mức cao, ghi nhận 52,4%, đồng nghĩa TRA bán thuốc 2 đồng, thu về 1 đồng tiền lãi (chưa tính đến chi phí phát sinh khác như bán hàng, quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, thuế…).

Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đánh giá chuỗi sản xuất xanh sẽ hỗ trợ Traphaco giữ vững vị thế dẫn đầu trong đấu thầu thuốc Đông Y nhóm 1 vào các cơ sở khám chữa bệnh. Trong tương lai, TRA sẽ tiếp tục công tác R&D cho các sản phẩm chủ lực (Boganic, Cebraton, Tottri) cũng như thử nghiệm các sản phẩm khả thi mới phù hợp yêu cầu thị trường.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 5.

Thị giá TRA đi ngược xu hướng chung khi bứt phá 12% sau hơn 3 tháng

Đánh giá gần đây của Lumen Vietnam Fund cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chờ những tín hiệu tích cực để phục hồi. Mức độ phục hồi sẽ không quá nhanh song sẽ lành mạnh hơn những đợt điều chỉnh trong quá khứ khi có động lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp niêm yết có nền tảng cơ bản tốt và tiềm năng tăng trưởng đột phá.

Hầu hết các dự báo vẫn đang đồng thuận cho rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng trưởng 18% đến 20% trong năm 2022. Chiếu theo kịch bản này, mức P/E dự phóng năm 2022 là 10,7 lần. Định giá này, theo Lumen Vietnam Fund, đang vô cùng hấp dẫn cho các nhà đầu tư theo trường phái dài hạn.

Nhiều cổ phiếu cơ bản đang âm thầm quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu - Ảnh 6.

Nguồn bài viết: Nhiều cổ phiếu cơ bản đang "âm thầm" quay về đỉnh cũ bất chấp thị trường giảm sâu