Chứng sỹ săn tin!

HAGL đã được chấp thuận phương án chào bán riêng lẻ 162 triệu cổ phiếu

## HAGL sẽ chào bán gần 162 triệu cổ phiếu với mức giá 10.500 đồng/cp. Tổng số tiền dự kiến huy động là gần 1.700 tỷ đồng, HAG sẽ dùng để bổ sung vốn cho các công ty con và thanh toán một phần nợ gốc trái phiếu.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (mã HAG-HOSE) vừa công bố thông tin về việc nhận được văn bản chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 14/10/2022, HĐQT HAGL đã thông qua Nghị quyết về hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Cụ thể, HAGL sẽ chào bán gần 162 triệu cổ phiếu với mức giá 10.500 đồng/cp. Tổng số tiền dự kiến huy động là gần 1.700 tỷ đồng, HAG sẽ dùng để bổ sung vốn cho các công ty con và thanh toán một phần nợ gốc trái phiếu.

Theo đó, HAGL dự kiến nâng số vốn lưu động bổ sung cho công ty con là Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai lên gần 800 tỷ đồng để hoạt động kinh doanh, bao gồm nhưng không giới hạn hoạt động mua bán vật tư nông nghiệp, trái cây, thức ăn chăn nuôi.

Đồng thời, HAGL giảm số vốn bổ sung cho CTCP Gia súc Lơ Pang xuống 400 tỷ đồng để đầu tư các dự án trồng cây ăn trái tại huyện Chư Sê, huyện Đăk Pơ, huyện Đăk Đoa, huyện Chư Prong (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, HAG dành 500 tỷ đồng còn lại để trả nợ gốc đối với trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016.

Danh sách nhà đầu tư tham gia gồm 2 tổ chức, 7 cá nhân trong đó có 5 cá nhân là cổ đông của HAGL.

Mới đây, HAG đã công bố tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tính đến ngày 1/1/2023 trong bối cảnh giá thịt heo tháng 12 thấp hơn so với tháng 11, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 12/2022 của Tập đoàn chỉ đạt khoảng 58% so với tháng 11/2022, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho cả năm 2022 của Tập đoàn vẫn vượt 5% so với kế hoạch đã đề ra.

Cụ thể: doanh thu năm 2022 của HAG ước đạt 4.570 tỷ đồng - trong đó, mảng chăn nuôi chiếm hơn 35% đạt 1.600 tỷ đồng; cây ăn trái chiếm gần 50% đạt 2.277 tỷ đồng; và 677 tỷ đồng đến từ mảng phụ trợ.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.181 tỷ đồng, tương ứng vượt 5% kế hoạch năm 2022 và đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2011, HAG có lãi trên ngàn tỷ đồng.

Về sản lượng tiêu thụ từng ngành, HAG cho biết, ngành chăn nuôi tiêu thụ được hơn 292.800 con heo thịt; cây ăn trái tiêu thụ đạt 281.3 ngàn tấn, trong đó chuối xuất khẩu ước đạt hơn 160.000 tấn và 120.755 tấn chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc, với sản phẩm chủ đạo là “heo ăn chuối”.

Đóng cửa phiên 18/1, cổ phiếu HAG tăng 4% lên mức 9.430 đồng/cp, thấp hơn giá dự kiến chào bán khoảng 10%.

1 Likes

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân bán ròng gần 850 tỷ đồng phiên VN-Index tiến sát ngưỡng 1.100 điểm, tập trung SSI, VND, VIC

## Trong phiên VN-Index tiến sát ngưỡng 1.100 điểm, NĐT cá nhân bán ròng 849,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 920,8 tỷ đồng.

Tiếp nối trạng thái tích cực từ phiên trước, thị trường tiếp tục giao dịch sôi động và tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch. Nhịp tăng đã đưa thị trường tiến đến vùng 1.100 điểm của VN-Index. Hiện tại, thị trường vẫn chưa thể vượt được ngưỡng này và có động thái giằng co thăm dò.

Kết phiên, VN-Index tăng 9,99 điểm, tương đương 0,92% và đóng cửa tại 1.098,28 điểm. Thanh khoản giảm với 553,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng tiếp tục tiến bước 1,09% khi kết phiên. Trong nhóm, có đến 25 mã tăng giá như MWG (+4,4%), KDH (+3,7%), VIC (+2,7%), TPB (+2,6%), MSN (+2,5%), … Ở chiều ngược lại, chỉ có 2 mã giảm giá là VRE (-1,8%) và BVH (-0,4%).

Với trạng thái tiếp nối đà tăng điểm của thị trường, nhiều nhóm ngành vẫn giữ được sắc xanh, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn chiếm phần lớn trên thị trường. Nổi bật là nhóm bán lẻ, dầu khí, dệt may, bất động sản …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh cùng tổ chức nội có phiên mua ròng nhẹ

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 56,9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 101,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 13/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 18/1 gồm MBB, HPG, VPB, STB, VNM, VHM, VIC, MSN, VCB, FPT.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top các mã bị bán ròng gồm NVL, FUEVFVND, POW, VCG, FUEVN100, DIG, BCM, DRC, ACB, FUESSV30.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 94,9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 185,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có REE, MSB, PNJ, VPB, GMD, MSN, VHM, VCI, FUEVFVND, HPG.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có FPT, VNM, TCB, CTG, ACB, VCB, VIC, HAH, SSI, VIB.

NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 850 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index tiến sát ngưỡng 1.100 điểm, NĐT cá nhân bán ròng 849,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 920,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 4/18 ngành, chủ yếu là ngành hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm REE, KBC, DPM, GMD, HHV, PNJ, MSB, EIB, VCI, NT2.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 14/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có SSI, VND, VIC, CTG, VNM, HPG, BID, VCB, HCM.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Khối ngoại mua ròng hơn 740 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 741,7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 633,7 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SSI, VND, VIC, CTG, HCM, HPG, BID, MSN, VCG, FUEVFVND.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã KBC, HHV, DPM, DCM, EIB, NT2, PVT, SSB, HDG.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/dong-tien-thong-minh-ndt-ca-nhan-ban-rong-gan-850-ty-dong-phien-vn-index-tien-sat-nguong-1100-diem-tap-trung-ssi-vnd-vic-422023118233621526.htm

1 Likes

Viet Capital Bank thu được 456 tỷ đồng lãi trước thuế 2022, tăng 46%

Theo BCTC hợp nhất quý 4 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, UPCoM: BVB) thu được hơn 456 tỷ đồng lãi trước thuế trong năm 2022, tăng 46% so với năm trước, nhờ giảm 39% chi phí dự phòng rủi ro.

Trong năm 2022, hầu hết hoạt động kinh doanh của BVB đều tăng trưởng so với năm trước. Hoạt động chính mang về gần 1,714 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 19%.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng. Lãi từ dịch vụ tăng 47%, thu được gần 105 tỷ đồng, nhờ tăng thu dịch vụ thanh toán. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 30%, đạt gần 43 tỷ đồng, nhờ tăng thu kinh doanh ngoại tệ giao ngay (+52%) và tăng thu công cụ phái sinh tiền tệ (gấp 4.7 lần).

Hoạt động khác thu được gần 61 tỷ đồng, tăng 16%, do tăng thu từ hoạt động hỗ trợ đại lý bảo hiểm hơn 38 tỷ đồng (+40%), thu hồi các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng gần 26 tỷ đồng (gấp 4.3 lần).

Trong năm, BVB trích hơn 224 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 39% so với năm trước, do đó Ngân hàng thu được hơn 456 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 46%. Như vậy, BVB hoàn thành mục tiêu 450 tỷ đồng lãi trước thuế đã đặt ra cho cả năm.

Kết quả kinh doanh quý 4 và năm 2022 của BVB. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản Ngân hàng tăng nhẹ 3% so với đầu năm, lên gần 79,068 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi và cho vay TCTD khác giảm 31% (còn 10,213 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 10% (50,859 tỷ đồng)…

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 11%, đạt 50,129 tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá còn 9,484 tỷ đồng, giảm 10%. Tiền gửi của các TCTD khác giảm 38% còn 8,716 tỷ đồng, trong khi đó tiền vay các TCTD khác tăng từ mức 789 tỷ đồng đầu năm lên 2,502 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính của BVB tính đến 31/12/2022. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tổng nợ xấu tính đến cuối năm 2022 tăng 21% so với đầu năm, ghi nhận gần 1,418 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ gấp 2.2 lần đầu năm. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 2.53% đầu năm lên mức 2.79%.

Chất lượng nợ vay của BVB tính đến 31/12/2022. Đvt: Tỷ đồng

https://fili.vn/2023/01/viet-capital-bank-thu-duoc-456-ty-dong-lai-truoc-thue-2022-tang-46-737-1032426.htm

1 Likes

Hóa chất Đức Giang lãi ngàn tỷ quý thứ 5 liên tiếp, lãi ròng 2022 gấp đôi năm trước

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) công bố BCTC quý 4/2022, tiếp tục đạt lợi nhuận ròng trên 1 ngàn tỷ đồng, dù đi lùi so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022

Nguồn: VietstockFinance

Quý 4/2022, ông lớn hóa chất đạt doanh thu hơn 3.1 ngàn tỷ đồng, lãi gộp gần 1.3 ngàn tỷ đồng, đi lùi lần lượt 10% và 20% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh lên hơn 197 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Chi phí tài chính cũng bật tăng lên 75.3 tỷ đồng, gấp 2.8 lần cùng kỳ. Các mảng chi phí khác bật tăng nhẹ. Kết quả, DGC lãi ròng hơn 1.03 ngàn tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 21%.

Dù kết quả đi lùi nhưng quý 4/2022 là quý thứ 5 liên tiếp, ông lớn ngành hóa chất có lãi trên ngàn tỷ đồng.

DGC có quý thứ 5 liên tiếp lãi trên ngàn tỷ đồng

Hơn nữa, xét cả năm 2022, DGC vẫn đạt tăng trưởng dương cả về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu năm qua của ông lớn ngành hóa chất đạt hơn 14.4 ngàn tỷ đồng, tăng 51%; lãi ròng 5.5 ngàn tỷ đồng, gấp 2.3 lần năm trước. Với kết quả này, Công ty đã vượt kế hoạch cả năm đề ra tại ĐHĐCĐ 2022, lần lượt hơn 19% và gần 73%.

Theo DGC giải trình, doanh thu năm 2022 tăng mạnh do sản lượng sản xuất tăng, với doanh thu các mặt hàng chính đều tăng mạnh như phốt pho vàng (gấp 2.2 lần), các mặt hàng phân bón (tăng 22%), doanh thu WPA (tăng 62%)… Trong khi đó, giá vốn các mặt hàng chỉ tăng 20.5%, doanh thu hoạt động tài chính gấp 3 lần cùng kỳ. Nhờ vậy, Công ty đạt lãi sau thuế gấp 2.4 lần.

Về cơ cấu tài sản, tổng tài sản thời điểm cuối năm 2022 của DGC đạt 13.3 ngàn tỷ đồng, hơn đầu năm 56%, phần lớn là tài sản ngắn hạn (10.9 ngàn tỷ đồng, tăng 81%). Trong đó, tiền mặt nắm giữ và các khoản tương đương lên tới 1.4 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 11 lần đầu năm. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cũng gấp hơn 2 lần đầu kỳ, lên 7.5 ngàn tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn đạt 916 tỷ đồng, tăng 17%, với khoản phải thu từ khách hàng bên thứ 3 tổng cộng hơn 504 tỷ đồng. Hàng tồn kho còn 918 tỷ đồng, giảm 33% so với đầu năm.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả tăng nhẹ 13%, lên 2.48 ngàn tỷ đồng, trong đó 99% là nợ ngắn hạn, gồm hơn 1.27 ngàn tỷ đồng là các khoản phải trả ngắn hạn khác. Nợ vay ngắn hạn của DGC vào cuối kỳ là 467 tỷ đồng, bằng 1/2 đầu năm.

https://fili.vn/2023/01/hoa-chat-duc-giang-lai-ngan-ty-quy-thu-5-lien-tiep-lai-rong-2022-gap-doi-nam-truoc-737-1032398.htm

1 Likes

Hòa Phát lỗ gần 2,000 tỷ trong quý 4/2022, nhận định ngành thép đã qua giai đoạn khó khăn nhất

Quý 4/2022, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 26 ngàn tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước và lỗ sau thuế gần 2 ngàn tỷ đồng, đánh dấu 2 quý lỗ nặng liên tiếp.

Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 142 ngàn tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8,400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Năm 2022, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7.2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021, bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC).

Đóng góp chính vào sản lượng bán hàng là thép xây dựng và HRC. Thép xây dựng ghi nhận 4.2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và đóng góp 59% trong tổng sản lượng thép các loại. Trong đó xuất khẩu đóng góp gần 1.2 triệu tấn. Ông lớn này vẫn giữ ngôi đầu về thị phần trong nước với gần 35%.

Thị trường xuất khẩu thép Hòa Phát đã mở rộng khắp 5 châu. Việc khai thác các thị trường xuất khẩu mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Mặt hàng HRC đạt hơn 2.6 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Sản phẩm Ống thép của Hòa Phát cũng ghi nhận mức tăng sản lượng khoảng 11% so với năm 2021. Thị phần ống thép của Hòa Phát cũng dẫn đầu cả nước với 28.5%.

“Ngành thép đã qua giai đoạn khó khăn nhất”

Tập đoàn Hòa Phát đánh giá: “Ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục”. Hòa Phát đã và đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt.

Song song đó, Tập đoàn tiếp tục đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, phát triển thêm sản phẩm mới ngành hàng điện máy gia dụng,…

1 Likes

Một số gợi ý đầu tư cho năm 2023

Với luận điểm “thích nghi để tồn tại” (Survival of the fittest), Chứng khoán VCBS đưa ra một số gợi ý đầu tư cho năm 2023…

Tại Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), VN-Index đã đạt đỉnh 1.530 điểm vào tháng 4 và bắt đầu bước vào chu kỳ giảm. Trước những thông tin tiêu cực về lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến đồng pha với thị trường chứng khoán thế giới và liên tục tìm đáy mới, chạm mức thấp nhất là 911,9 điểm tại thời điểm giữa tháng 11/2022.

Những tuần cuối của năm 2022, tuy thanh khoản sụt giảm nhưng lực cầu bắt đáy quay trở lại đã giúp vực dậy thị trường cũng như khiến VN Index hồi phục lên trên 1.000 điểm khi kết thúc năm.

Bước sang năm 2023, VN-Index được dự báo dao động trong vùng 900 – 1.200 điểm, với mức cao nhất của chỉ số có thể lên đến 1.250 điểm, tương đương giảm gần 18% so với mức đỉnh của năm 2022. Tuy nhiên, chỉ số cũng có thể sẽ có lúc rơi xuống khoảng 900 điểm trong bối cảnh Fed vẫn tiếp tục lộ trình tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2023.

Với luận điểm “thích nghi để tồn tại” (Survival of the fittest), Chứng khoán VCBS đưa ra một số gợi ý đầu tư cho năm 2023.

Một là, các cổ phiếu ngành ngân hàng là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất về thanh khoản cũng như vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhìn chung thì kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định bởi triển vọng kinh tế vĩ mô không quá khả quan trong năm 2023.

Tuy nhiên, nhóm ngân hàng với chất lượng dư nợ tín dụng tốt nhiều khả năng sẽ tiếp tục nhận được phân bổ hạn mức tín dụng khả quan trong năm 2023 và theo đó tiếp tục duy trì được mạch tăng trưởng tích cực.

Hai là, việc cơ quan quản lý nhà nước xử lý nghiêm các doanh nghiệp có sai phạm trong lĩnh vực bất động sản cùng với khả năng tiếp cận vốn vay khó khăn hơn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng khiến cho triển vọng trong ngắn hạn của cả nhóm bất động sản nhà ở và bất động sản khu công nghiệp là kém khả quan.

Nhưng xét về dài hạn, các nhà phân tích của VCBS cho rằng tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp vẫn là rất lớn đi cùng với quá trình mở rộng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Tổng hợp lại các yếu tố, trong giai đoạn này nhà đầu tư có thể sàng lọc ra những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đang ở chu kỳ bán hàng (không phải ở giai đoạn triển khai dự án) có tỷ lệ vay nợ so với vốn chủ sở hữu thấp và lựa chọn thời điểm giải ngân khi thị trường hồi phục sau khi đã tạo lập thành công đáy trung hạn.

Ba là, cổ phiếu thuộc các ngành có tính chất “phòng thủ” với kết quả kinh doanh ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ kinh tế so với các ngành khác nhiều khả năng cũng sẽ ít chịu tác động tiêu cực trong viễn cảnh các nền kinh tế lớn và cũng là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đối diện với nguy cơ suy thoái kinh tế trong năm 2023.

Mặt khác, đây đều là các nhóm ngành đã có sự phục hồi nhất định từ giữa năm 2022 sau khi Việt Nam kết thúc giai đoạn giãn cách xã hội. Trong bối cảnh hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam, những cổ phiếu như vậy sẽ nghiêng nhiều hơn về nhóm vận tải, công nghệ thông tin & viễn thông và các ngành tiện ích như thủy điện, nhiệt điện, cấp nước, …

Bốn là, nhóm phân tích cho rằng nhà đầu tư cũng có thể tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh duy trì ổn định và có tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt so với giá thị trường cổ phiếu cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Đây thường sẽ là các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước và dùng một tỷ lệ lớn lợi nhuận sau thuế hàng năm để chi trả cổ tức băng tiền mặt.

1 Likes

“Lướt sóng” nhóm cổ phiếu nào trong năm 2023?

Về nhóm ngành phù hợp cho nhà đầu tư ngắn hạn ưa “lướt sóng”, chuyên gia cho rằng nhóm cổ phiếu chứng khoán sẽ là sự lựa chọn hợp lý…

Thị trường chứng khoán năm 2022 đầy biến động đã chính thức khép lại. Bước sang năm 2023, bối cảnh thị trường tiếp tục được dự báo còn nhiều rủi ro khó lường khi những khó khăn vĩ mô vẫn còn tiếp diễn. Nhận định về bối cảnh vĩ mô thế giới năm 2023, ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng Chứng khoán MBS cho rằng khả năng tăng trưởng toàn cầu sẽ suy giảm đến 2%. Tuy nhiên, chuyên gia chưa nhìn thấy yếu tố nào cho thấy sẽ có khủng hoảng kinh tế trong diện rộng.

Lạm phát dù vẫn duy trì mức cao, song chắc chắn sẽ có xu hướng hạ nhiệt đáng kể trong năm nay. Nguyên nhân do (1) tăng trưởng kinh tế yếu sẽ tác động đến thị trường lao động – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát cao (2) mặt bằng lãi suất cao tác động đến nhu cầu đầu tư, tiêu dùng suy giảm.

Về mặt bằng lãi suất, ông Tuấn cho rằng thời gian qua lãi suất đã tăng liên tục, nên sẽ có xu hướng giảm vào tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức lãi suất cao sẽ duy trì suốt năm 2023 trước khi thực sự giảm vào đầu năm 2024.

Về bối cảnh vĩ mô Việt Nam, chuyên gia MBS đánh giá mặt bằng lãi suất theo xu hướng chung của Fed, nhưng mức tăng sẽ chậm lại. Mặt khác, tỷ giá năm sau sẽ không còn tác động nhiều đến việc đầu tư nữa.

Từ những yếu tố trên, ông Tuấn cho rằng quá trình thị trường đi lên trong năm nay sẽ rất gập ghềnh, có những tháng đi ngang trong biên độ hẹp. Dù giao dịch thị trường sẽ có phần ảm đạm, song VN-Index sẽ không “thủng đáy” cũ vì cửa sáng năm 2023 là rất rõ ràng.

Chuyên gia nhận định, thị trường đang ở đáy ở một chu kỳ kinh tế khó khăn. Sau đó khi những khó khăn qua đi, thị trường sẽ hồi phục mạnh mẽ.

Thực tế, nhìn lại quá khứ, chỉ có những thời điểm khó khăn nhất của kinh tế vĩ mô như năm 2008, 2011 thì mới đem lại cơ hội đầu tư tốt nhất. Nếu ai đầu tư vào thị trường thời điểm giữa, cuối năm 2011 và kiên trì nắm giữ đến 2013 thì tài khoản đều tăng bằng lần. Bởi chỉ có những bối cảnh đặc biệt, cổ phiếu mới bị bán với định giá rẻ như vậy.

Về chiến lược cho năm 2023, chuyên gia khuyến nghị nên mua vào lúc thị trường điều chỉnh, bán ra vào lúc thị trường hưng phấn. Với những nhà đầu tư dài hạn có thể nhắm cổ phiếu với mức giá chiết khấu hấp dẫn. Như vậy, nếu mua trong những nhịp điều chỉnh trong năm 2023, cơ hội có lãi trong dài hạn là rất cao.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng. Không phải cổ phiểu nào rẻ cũng đầu tư, nhà đầu tư cần chọn lọc rất kỹ. Bối cảnh khó khăn cũng sàng lọc rất tốt, cổ phiếu doanh nghiệp tốt sẽ bật tăng mạnh mẽ khi khó khăn qua đi, song cổ phiếu doanh nghiệp yếu kém sẽ còn giảm mạnh.

Về nhóm ngành phù hợp cho nhà đầu tư ngắn hạn ưa “lướt sóng”, chuyên cho rằng là nhóm cổ phiếu chứng khoán sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Bởi, thị trường năm 2023 dự báo có nhiều gập ghềnh nên sẽ có những nhịp chỉnh sâu so với thị trường, song hồi phục cũng sẽ hồi mạnh nhất.

“Nhiều người thường cho rằng nhóm cổ phiếu bất động sản thường phù hợp “lướt sóng” hơn. Song nhóm cổ phiếu này vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi còn nhiều khó khăn chưa được giải quyết. Khi đó, mua cổ phiếu để “lướt sóng” cũng cảm thấy bất an”, chuyên gia MBS đánh giá.

Bàn về những nhóm ngành có cơ hội bật tăng khi thị trường hồi phục, ông Nguyễn Thành Trung, Trường phòng Phân tích CTCK Thành Công cho rằng nhóm cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng nhiều cơ hội nhất. Bởi nhiều cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng đã giảm 60 – 70%, P/B nhiều mã đã về quanh quanh 1 lần, thậm chí dưới 1 lần.

Đối với nhóm ngân hàng , nhà đầu tư có lựa chọn rủi ro cao có thể xem cổ phiếu có kế hoạch tăng trưởng cao trong năm 2023. Nếu khả năng chịu đựng rủi ro thấp thì NĐT có thể lựa chọn ngân hàng ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề nợ xấu và trái phiếu.

Đối với nhóm chứng khoán , nhà đầu tư nên tập trung vào những công ty chứng khoán top đầu, có thị phần cao, tập trung vào hoạt động môi giới và có định giá P/B tầm quanh 1 lần. Từ tháng 3/2020, thị trường tạo đáy khi Covid xảy ra, cổ phiếu chứng khoán cũng tăng gấp 5 – 10 lần trong giai đoạn năm 2021.

1 Likes

Vinasun ‘thoát nạn’ hủy niêm yết

Sau khi liên tiếp lỗ trong năm 2020 và 2021, Vinasun đã có lãi trở lại trong năm 2022.


Sau khi liên tiếp lỗ trong năm 2020 và 2021, Vinasun đã có lãi trở lại trong năm 2022.

Công ty CP Ánh dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 325 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý III/2022, nhưng vẫn ở mức tốt trong 3 năm gần đây. Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 55 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, Vinasun đạt doanh thu thuần 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế là 185 tỷ đồng trong khi năm ngoái lỗ 277 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Vinasun là 1.836 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ đồng so với đầu năm; vốn chủ sở hữu 1.384 tỷ đồng, trong đó 268 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển.

Năm 2022, hãng tập trung khôi phục thị phần tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, đồng thời tìm cơ hội bắt tay với đối tác trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, công nghệ, tiêu dùng, thanh toán. Công ty tiếp tục thực hiện những cải tiến cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý với mô hình phân cấp.

Nhờ có lãi trở lại trong năm 2022, hãng taxi từng chiếm chị phần lớn nhất tại TP.HCM thoát mạch thua lỗ trong 2 năm liền (2020 - 2021) và thoát án huỷ niêm yết. Theo quy định, công tyfgfg có kết quả kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp thì cổ phiếu sẽ bị huỷ niêm yết.

Vinasun được biết đến là một trong hai hãng taxi truyền thống từng bá chủ thị trường, nhưng sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của dịch vụ taxi công nghệ (Grab, Be, GoJek…) đã khiến thị phần của Vinasun dần bị thu hẹp, kéo theo doanh thu và lợi nhuận giảm sút. Thêm vào đó, “cú bồi” trong hai năm đại dịch đã khiến cho Vinasun tăng trưởng âm 8 quý liên tiếp và chỉ mới có lãi trở lại từ quý I/2022.

Lý giải nguyên nhân giúp hoạt động kinh doanh tươi sáng trở lại, Vinasun cho biết, công ty chỉ mới bắt đầu hoạt động trở lại sau dịch COVID-19, số lượng xe kinh doanh chỉ đạt 50%. Trong quý IV/2022, hoạt động kinh doanh của Vinasun phục hồi, số lượng xe kinh doanh luôn đạt 100% nên tình hình kinh doanh cải thiện.

Ngoài ra, sau giai đoạn “đốt tiền” khuyến mãi để thu hút khách hàng, thời gian gần đây, nhiều hành khách có thói quen sử dụng xe công nghệ bắt đầu than phiền về tình trạng khó gọi xe. Ngoài ra, một số hãng xe công nghệ cũng bắt đầu thông báo áp dụng phụ phí.

Đơn cử như chính sách phụ phí nắng nóng của Grab, theo đó kể từ ngày 6/7/2022, tại Hà Nội và TP.HCM và một số địa phương khác, Grab sẽ thu thêm “phụ phí nắng nóng” 5.000 đồng với mỗi chuyến Grab Bike và mỗi đơn hàng Grab Food, Grab Mart và 3.000 đồng/đơn hàng với dịch vụ Grab Express. Mức phụ phí này sẽ được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị trên biên nhận khi tài xế nhận chuyến xe.

Chính sách này của Grab đã vấp phải sự phải nhiều ý kiến trái chiều từ người tiêu dùng bởi Grab không nêu rõ ràng tiêu chí, điều kiện thời tiết như thế nào để áp dụng phụ phí nắng nóng.

Nguồn bài viết: Vinasun "thoát nạn" hủy niêm yết

1 Likes

Lãi suất cao, người dân, doanh nghiệp gửi thêm hơn 126 nghìn tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 1 tháng

Lãi suất cao, người dân, doanh nghiệp gửi thêm hơn 126 nghìn tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 1 tháng

Đây là mức tăng theo tháng cao nhất kể từ tháng 3/2022.

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây, đến cuối tháng 11/2022, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 126.600 tỷ đồng so với cuối tháng 10. Đây là mức tăng theo tháng cao nhất kể từ tháng 3/2022.

Cả tiền gửi dân cư lẫn doanh nghiệp đều có tăng trưởng trong tháng 11. Trong đó, tiền gửi dân cư tăng 84.597 tỷ đồng lên 5,74 triệu tỷ; tiền gửi doanh nghiệp tăng 42.041 tỷ đồng lên 5,8 triệu tỷ đồng.

Lãi suất cao, người dân, doanh nghiệp gửi thêm hơn 126 nghìn tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 1 tháng - Ảnh 1.

Theo thông tin tại họp báo của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/12/2022, tăng trưởng huy động vốn cả năm đạt gần 6%. Số liệu của NHNN cho biết, cuối năm 2021, tổng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tại hệ thống tổ chức tín dụng đạt hơn 10,94 triệu tỷ đồng. Như vậy, ước tính với mức tăng gần 6%, tổng tiền gửi của khách hàng cuối năm 2022 đạt khoảng 11,6 triệu tỷ đồng.

Những tháng cuối năm 2022, tiền gửi vào ngân hàng tăng khá mạnh do lãi suất huy động đồng loạt tăng cao. Thời điểm tháng 11/2022, lãi suất cao nhất tại các ngân hàng phổ biến 9-10%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đặc biệt một số nơi huy động với lãi suất tới hơn 11%.

Tuy nhiên, trước cuộc đua lãi suất ngày một nóng, sang tháng 12, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã kêu gọi các hội viên thống nhất mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm. Từ đó đến nay, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã có phần hạ nhiệt.

Mặc dù có diễn biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm nhưng mức tăng 6% của huy động vốn cho cả năm 2022 vẫn thấp hơn nhiều so với những năm trước: năm 2021 là 9,24%, năm 2020 là 13,96%, năm 2019 là 13,92%. Đồng thời, tăng trưởng huy động năm nay cũng chưa bằng một nửa so với tăng trưởng tín dụng. Được biết, tín dụng trong năm 2022 ghi nhận tăng trưởng khoảng 14,5%.

Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trước việc dư nợ tín dụng trong hệ thống vượt mức huy động trong năm vừa rồi, các ngân hàng sẽ phải chịu áp lực thu hút tiền gửi nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn, do đó có thể phải thực hiện tăng lãi suấttrong năm 2023. Ngoài ra, áp lực tăng lãi suất sẽ vẫn còn khi các NHTW trên thế giới vẫn còn có các kế hoạch tăng lãi suất, ít nhất trong đầu năm 2023, đặc biệt là Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Tương tự, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, lãi suất huy động vẫn còn dư địa tăng trong năm 2023. Cụ thể, áp lực lớn nhiều hơn vào thời điểm 6 tháng đầu năm, sau đó lãi suất huy động dự báo đi ngang hoặc thậm chí hạ nhiệt vào nửa cuối năm. Lãi suất huy động dự báo sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 với mức tăng 1 - 1,5 điểm %.

Năm 2023, lãnh đạo NHNN cho biết định hướng tăng trưởng tín dụng vào khoảng 14-15%, tức tương đương với năm 2022. Theo nhiều chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng tín dụng như vậy, áp lực lên tăng trưởng huy động vốn năm 2023 sẽ còn lớn hơn năm 2022 nên lãi suất tăng là điều khó tránh khỏi. Kênh gửi tiền tiết kiệm cũng được nhận định là một trong những kênh đầu tư được người dân quan tâm nhất trong năm 2023 do thị trường tài chính còn nhiều ẩn số khó dự đoán.

1 Likes

Chứng khoán Mỹ xanh rực sau dữ liệu GDP, giá dầu tăng mạnh

“Với số liệu GDP tốt hơn kỳ vọng, nhà đầu tư có thể đang nghĩ chúng ta chỉ phải đối mặt với một cuộc suy thoái tương đối nhẹ", một chiến lược gia nhận định…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: CNBC.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (26/1), khi nhà đầu tư nghiền ngẫm loạt báo cáo tài chính mới nhất và thống kê cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng mạnh hơn dự báo. Giá dầu thô cũng tăng mạnh nhờ số liệu kinh tế này và lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa trở lại.

Lúc đóng cửa, chỉ số Nasdaq tăng 1,76%, đạt 11.512,41 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 0,61%, đạt 33.949,41 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,1%, đạt 4.060,43 điểm.

Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 2,9% trong quý 4 vừa qua. Con số này cao hơn mức dự báo tăng 2,8% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, nhưng giảm nhẹ so với số liệu của quý 3.

“Với số liệu GDP tốt hơn kỳ vọng, nhà đầu tư có thể đang nghĩ chúng ta chỉ phải đối mặt với một cuộc suy thoái tương đối nhẹ. Trên cơ sở đó, họ nghĩ thị trường chứng khoán sẽ không trượt sâu hơn nữa vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market)”, chiến lược gia trưởng Sam Stovall của CFRA Research nhận định với hãng tin CNBC.

Loạt báo cáo tài chính được các công ty niêm yết công bố ngày thứ Năm tiếp tục cho thấy sự thiếu đồng nhất về tình hình kinh doanh trong quý 4 - chủ đề chính của mùa báo cáo này.

Kết quả khả quan của Tesla mang lại một cú huých cho chỉ số Nasdaq và nhóm cổ phiếu xe điện. Tesla đóng cửa với mức tăng gần 11%. Loạt cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn bị bán mạnh thời gian qua như Microsoft, Nvidia, Amazon và Alphabet cũng tăng mạnh. Trong khi đó, cổ phiếu IBM giảm khoảng 4,5% bất chấp kết quả kinh doanh khả quan.

Cổ phiếu Chevron tăng gần 5% nhờ giá dầu tăng mạnh và hãng dầu lửa này công bố chương trình mua lại cổ phiếu 75 tỷ USD.

Hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong phiên này còn là dữ liệu cho thấy lạm phát ở Mỹ tiếp tục xuống thang. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ưa chuộng – tăng 2,1% trong quý 4 vừa qua so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức tăng 2,3% ghi nhận trong quý 3.

Diễn biến chỉ số S&P 500 từ đầu năm tới nay.

Các số liệu kinh tế quan trọng này được công bố ngay trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ đầu tiên trong năm 2023 của Fed, dự kiến diễn ra vào tuần tới.

“Thị trường đang phản ánh vào giá các tài sản khả năng Fed xoay trục chính sách, tin rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay”, Giám đốc phụ trách nghiên cứu quản lý tài sản James Ragan của công ty DA Davidson nhận định. Tuy nhiên, ông Ragan cho rằng nhiều khả năng Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ chưa đưa ra bất kỳ tín hiệu dịch chuyển nào khi kết thúc cuộc họp vào ngày thứ Tư tuần tới.

“Điều mà ông Powell đã cố gắng nhiều trong thời gian qua để kiềm chế là kỳ vọng của thị trường về việc giảm lãi suất. Nhưng Fed đã sẵn sàng để tạm dừng việc tăng lãi suất và giữ nguyên lãi suất ở một mức nhất định trong một khoảng thời gian nhất định”, ông Ragan nói với hãng tin Reuters.

Số liệu từ thị trường lãi suất tương lai đang phản ánh khả năng 94,7% Fed sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tới và lãi suất quỹ liên bang (fed funds rate) sẽ ở mức 4,45% trước tháng 12 năm nay, thấp hơn so với mức kỳ vọng 5,1% mà quan chức Fed đưa ra - đồng nghĩa thị trường tin Fed sẽ hạ lãi suất trong năm nay.

Dù vậy, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn tăng phiên này do thị trường tin rằng sự vững vàng của nền kinh tế sẽ khiến Fed còn duy trì lập trường chính sách tiền tệ cứng rắn trong những tháng sắp tới để lạm phát thực sự được khống chế. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 3,6 điểm cơ bản, lên mức 3,498%.

“Nhìn tổng thể, dữ liệu kinh tế tốt hơn dự báo cho thấy nền kinh tế vững vàng hơn kỳ vọng. Bên cạnh đó, số liệu lạm phát cũng khả quan hơn kỳ vọng. Tất cả mang đến một kịch bản tốt”, nhà phân tích Joe Manimbo của công ty Convera nhận xét.

Với quan điểm thận trọng, Giám đốc đầu tư David Bahnsen của The Bahnsen Group cho rằng giá cổ phiếu vẫn chưa thực sự rẻ để mua vào. “Nhà đầu tư không nên rằng thị trường đã dễ dàng trở lại. Tôi nghĩ mọi người chưa nên vội vã dấn thân vào những rủi ro thái quá”, ông nói.

Trước phiên Mỹ, chứng khoán châu Á và châu Âu cùng tăng điểm. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản tăng 1,1%, đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp và đạt mức cao nhất 7 tháng. Chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán châu Âu tăng 0,42%.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 1,35 USD/thùng, tương đương tăng 1,6%, chốt ở 87,47 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 0,86 USD/thùng, tương đương tăng 1,1%, chốt ở 81,01 USD/thùng.

“Giá dầu đã nhận được một cú huých từ dữ liệu GDP khả quan của Mỹ”, nhà phân tích Edward Moya của Oanda nhận định về phiên tăng này của giá dầu.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng củng cố triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu. “Ngoài ra, thị trường cũng đang chơ cuộc họp sắp tới của nhóm OPEC+ và lệnh cấm vận mà châu Âu sắp thực thi đối với các sản phẩm dầu tinh luyện từ Nga”, ông nói.

OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số thành viên ngoài khối gồm Nga. Liên minh này sẽ họp về vấn đề sản lượng vào ngày 1/2. Các nguồn thạo tin tiết lộ OPEC+ sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng trong lần họp này.

Diễn biến giá dầu thô Brent từ đầu năm tới nay. Đơn vị: USD/thùng.

Trong một cuộc khảo sát của Reuters, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng nhỉnh hơn 2% một chút trong năm nay. Dự báo ảm đạm này trái ngược với sự lạc quan trên thị trường tài chính từ đầu năm đến nay.

Sự lạc quan đó thể hiện qua việc chứng khoán Mỹ đang tiến tới hoàn tất một tuần tăng điểm và một tháng tăng điểm. Dow Jones và S&P 500 đã tăng tương ứng 1,7% và 2,2% trong tuần này. Nasdaq đã tăng 3,3% trong tuần này và đang tiến tới hoàn thành tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 7.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ xanh rực sau dữ liệu GDP, giá dầu tăng mạnh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Loạt công ty chứng khoán “việt vị” với khoản lỗ kỷ lục trong quý 4 của Hoà Phát

Thực tế cho thấy những cú “quay xe” hạ dự báo của đội ngũ phân tích các CTCK vẫn còn “quá tích cực”.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán: HPG) vừa công bố thông tin doanh thu quý 4/2022 đạt 26.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, doanh nghiệp ghi nhận lỗ ròng kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng, tiếp tục xuống đáy mới sau quý 3 vừa ghi nhận lỗ hơn 1.700 tỷ.

Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Con số lỗ kỷ lục khiến các dự báo của công ty chứng khoán về lợi nhuận của Hoà Phát trở nên “việt vị”.

Cụ thể, Chứng khoán SSI hồi tháng 11 đã đưa ra dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hoà Phát đạt 10.200 tỷ đồng, tương ứng giảm 70% so với năm 2021. Như vậy, theo ước tính của bộ phận phân tích, Hoà Phát sẽ ghi nhận khoản lỗ ròng 270 tỷ đồng trong quý 4. Thậm chí, SSI Research trước đó từng cho rằng Hòa Phát vẫn có thể có lãi 1.757 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022.

Đưa quan điểm tương tự, các chuyên gia phân tích tại Chứng khoán VNDirect đã giảm mạnh dự báo lợi nhuận của Hòa Phát năm 2022 từ mức 23.657 tỷ đồng xuống 11.213 tỷ, tương đương mức giảm gần 53%. Với dự báo này, VNDirect ước tính Hòa Phát không lỗ trong quý 4 nhưng mức lợi nhuận thu về chỉ đạt khoảng 770 tỷ đồng, giảm tới 90% so với cùng kỳ năm 2021.

Chứng khoán KIS cũng từng hạ dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 của Hòa Phát xuống 10.600 tỷ đồng, tương ứng giảm 69% so với mức lãi ròng kỷ lục của năm 2021. Riêng trong quý 4, lợi nhuận ròng được cho sẽ chỉ đạt 120 tỷ đồng (-98%).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những cú “quay xe” của đội ngũ phân tích các CTCK dường như vẫn còn “quá tích cực”.

Hầu hết các phân tích của CTCK đều cho rằng vấn đề trong nước và toàn cầu đang kéo triển vọng ngành thép đi xuống. Thậm chí 2023 sẽ không phải là khoảng thời gian tốt cho ngành thép nói chung và Hoà Phát nói riêng khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại làm giảm nhu cầu thép. Các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng tương đối. Đồng thời, thị trường bất động sản trong nước chững lại cũng có thể làm giảm nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thép.

Dù vậy, SSI Research nhấn mạnh việc môi trường kinh doanh diễn biến không thuận lợi như vậy có thể là cơ hội để những công ty hàng đầu như HPG củng cố vị thế trên thị trường trong dài hạn. Hoà Phát cũng cho rằng ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. “Vua thép” đã và đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Kế hoạch sắp tới, tập đoàn tiếp tục đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, phát triển thêm sản phẩm mới ngành hàng điện máy gia dụng,…

Nhìn lại năm 2022, đây là năm đánh dấu 30 năm hoạt động của Tập đoàn Hòa Phát. Trong năm, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021, bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC). Đóng góp chính vào sản lượng bán hàng là thép xây dựng và HRC. Thị trường xuất khẩu thép Hòa Phát đã mở rộng ở 5 châu lục.

Sản phẩm Ống thép của Hòa Phát cũng ghi nhận mức tăng sản lượng khoảng 11% so với năm 2021. Thị phần dẫn đầu cả nước với 28,5%. Tôn Hòa Phát nằm trong Top 5 DN có thị phần lớn nhất.

Ở các lĩnh vực kinh doanh khác, Hòa Phát đã chính thức đưa nhà máy sản xuất điện máy gia dụng tại Hà Nam vào hoạt động, ra mắt sản phẩm máy lọc nước, máy làm mát không khí. Với mảng nông nghiệp, Tập đoàn dẫn đầu về sản lượng cung cấp trứng gà sạch tại miền Bắc. Bất động sản khu công nghiệp của Hòa Phát đón nhận các nhà đầu tư thuê đất, mở rộng nhà xưởng.

1 Likes


CTCK toàn dự sai thôi chả có gì bất ngờ

2 Likes

“Vàng đen” sốt giá, cổ phiếu DN than NBC, TDN, CST… đồng loạt tăng kịch trần trong phiên đầu năm

“Vàng đen” sốt giá, cổ phiếu DN than NBC, TDN, CST… đồng loạt tăng kịch trần trong phiên đầu năm

Trong nước, giá than bắt đầu điều chỉnh trong quý 4/2022 trước sức ép chênh lệch quá ngày một lớn, doanh nghiệp than theo đó đồng loạt “thắng đậm”.

Phiên giao dịch đầu Xuân Quý Mão 2023, nhóm doanh nghiệp than gây chú ý khi cổ phiếu nhanh chóng tăng hết biên độ trong phiên sáng. Động lực được cho rằng đến từ giá than thế giới dần phá mọi kỷ lục khi nhu cầu than trong sản xuất điện tăng, vì thị trường khí đốt thắt chặt và giá cao.

Trong nước, giá than bắt đầu điều chỉnh trong quý 4/2022 trước sức ép chênh lệch quá ngày một lớn, doanh nghiệp than theo đó đồng loạt “thắng đậm”.

Trong đó, Tập đoàn Than và khoáng sản đạt doanh thu kỷ lục 7 tỷ USD trong năm 2022. Theo TKV, chi phí sản xuất tăng do biến động đầu vào nhưng nhờ giá than cao, TKV vẫn ghi nhận doanh thu kỷ lục từ khi thành lập, gần 166.000 tỷ đồng và lợi nhuận 8.100 tỷ.

Sang năm 2023, “ông lớn” ngành than đặt mục tiêu doanh thu gần 169.000 tỷ đồng, tăng 2% so với 2022; lợi nhuận 5.000 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo TKV, nhu cầu than trong nước tăng cao do giá nhập khẩu ở mức kỷ lục, đã tạo ra áp lực lớn đến sản xuất, cung ứng than. Trong khi việc xin cấp phép, gia hạn giấy phép khai thác than, khoáng sản bị vướng mắc bởi quy hoạch, cơ chế… Điều này đã hạn chế năng lực sản xuất và giá than cho sản xuất điện chưa được tăng từ tháng 3/2019 dẫn tới thiếu hụt nguồn cung.

Ở đơn vị thành viên, tăng trưởng đột biến phải kể đến Than Mông Dương (MDC) lợi nhuận quý 4/2022 ghi nhận tăng 827% so với cùng kỳ, đạt 116 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm, lợi nhuận Công ty đạt 140 tỷ - tăng 263% so với năm 2021.

Hay Than Núi Béo (NBC) , kết thúc năm 2022 Công ty đã đào hơn 14.000m lò, khai thác 1,4 triệu tấn than nguyên khai và tiêu thụ 2,15 triệu tấn than các loại. Qua kết quả đạt được, Công ty có mức doanh thu gần 3.300 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 52% kế hoạch và tiền lương bình quân đạt trên 17 triệu đồng/người/tháng.

Riêng quý 4/2022, NBC ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 28 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Nguyên nhân theo Công ty được Tập đoàn điều chỉnh giá bán, doanh thu tăng làm lợi nhuận tăng. Luỹ kế cả năm, NBC đạt 49 tỷ lãi sau thuế, tăng gần 9% so với năm 2021.

Tăng trưởng gấp đôi cùng kỳ còn có Than Hà Tu (THT) , lợi nhuận quý 4/2022 đạt 45 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021 chỉ đạt 23 tỷ đồng). Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận HTH thu về tăng gần 59%, đạt 65 tỷ đồng.

Theo giải trình, quý 4 vừa qua THT điều hành sản xuất theo hướng tiết giảm chi phí. Song song, Công ty cũng đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động với sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể, giá bán cũng tăng 63.530 đồng/tấn so với cùng kỳ quý 4/2021.

Cùng tăng bằng lần quý cuối năm còn có Than Cao Sơn (CST), lợi nhuận từ 84 tỷ (quý 4/2021) vọt lên 211 tỷ đồng trong quý 4/2022. Luỹ kế cả năm lợi nhuận thu về 426 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần con số năm 2021.

Đặc biệt, Than Đèo Nai (TDN) có lãi 37 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022, trong khi cùng kỳ thua lỗ. Luỹ kế cả năm, TDN ghi nhận lợi nhuận sau thuế 46 tỷ đồng, tăng so với con số 39 tỷ hồi năm 2021. Được biết, lợi nhuận TDN cải thiện nhờ doanh thu tăng, đặc biệt giá bán quân bình cũng tăng đến 10,7% so với cùng kỳ….

“Vàng đen” sốt giá, cổ phiếu DN than NBC, TDN, CST… đồng loạt tăng kịch trần trong phiên đầu năm - Ảnh 2.

“Vàng đen” sốt giá, cổ phiếu DN than NBC, TDN, CST… đồng loạt tăng kịch trần trong phiên đầu năm - Ảnh 3.

Dự báo cho năm 2023, IEA cho rằng mức tiêu thụ than toàn cầu sẽ tiếp tục duy trì ở mức quanh 8 tỷ tấn cho đến năm 2025, khi sự suy giảm nhu cầu ở các thị trường phát triển được bù đắp bởi nhu cầu tiếp tục mạnh mẽ ở các nền kinh tế châu Á mới nổi. Điều này có nghĩa là than sẽ tiếp tục là nguồn phát thải carbon lớn nhất của hệ thống năng lượng toàn cầu.

Được biết, giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã khiến thế giới tăng sự phụ thuộc vào than để sản xuất điện, bất chấp sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng liên tục của thị phần năng lượng tái tạo trên toàn cầu.

https://share.f247.com/news/vang-den-sot-gia-co-phieu-dn-than-nbc-tdn-cst…-dong-loat-tang-kich-tran-trong-phien-dau-nam-cafef10c7ecaabfde4748bd9e19ed4f7eb86c

1 Likes

Quý III niên độ 2022-2023, TCH báo lãi sau thuế tăng 26%, có hơn 7.000 tỷ đồng gửi ngân hàng

Quý III niên độ tài chính 2022 - 2023 của Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH) không tồi khi các chỉ tiêu đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Kinh doanh khởi sắc

Quý III năm tài chính 2022, TCH làm ăn khá tốt khi các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 947 tỷ đồng, tăng 13%; lợi nhuận gộp đạt 267 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 22,3% lên 28,2%

Trong kỳ, hoạt động tài chính thặng dư khi doanh thu đạt 105 tỷ đồng (tăng 25%), chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay. Quý này, các loại chi phí của TCH đều gia tăng rất mạnh, cụ thể: chi phí tăng 50 lần, đạt 66 tỷ đồng; chi phí bán hàng đạt 38 tỷ đồng, tăng 4 lần, chi phí quản lý đạt 22 tỷ đồng, tăng 23%.


Quý III niên độ tài chính 2022 - 2023 của TCH không tồi khi các chỉ tiêu đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh hoạ

Dù vậy, kết thúc quý III, lợi nhuận trước thuế của TCH vẫn tăng trưởng 2,4%, đạt 249 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 197 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng năm tài chính 2022, doanh thu thuần của TCH đạt 1.541 tỷ đồng, giảm 4% so với năm trước. Cơ cấu doanh thu cho thấy vai trò lớn nhất của mảng bất động sản với doanh thu 896 tỷ đồng, chiếm 58%. Tiếp theo đó là mảng xây dựng (doanh thu 333 tỷ đồng, chiếm 21%, tăng 95%), rồi đến mảng bán ô tô đầu kéo và linh kiện thu hồi (doanh thu 238 tỷ đồng, chiếm 15%, giảm 52%).

Do doanh thu giảm, lợi nhuận gộp cũng giảm 27% so với năm trước, đạt 363 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 23,55%, giảm mạnh so với năm trước là 31,06%. Riêng biên lợi nhuận gộp của mảng bất động sản là 35,71%.

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi có phần chững lại thì hoạt động tài chính lại khá sôi động khi ghi nhận doanh thu tăng 44%, đạt 322 tỷ đồng, chủ yếu là lãi tiền gửi, cho vay.

Tuy nhiên, với việc chi phí tài chính đạt 78 tỷ đồng (tăng 5 lần), chi phí bán hàng đạt 49 tỷ đồng (tăng 14%), chi phí quản lý đạt 62 tỷ đồng, cộng thêm khoản lỗ khác 7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của TCH đã sụt giảm 20%, chỉ đạt 488 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 270 tỷ đồng, giảm 39% so với năm trước.

Có 1.600 tỷ đồng khách mua BĐS trả trước

Về tài sản, tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản đạt 14.311 tỷ đồng, giảm 2,4% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản có điểm đáng chú ý là sự suy giảm của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, giảm 21%, còn 6.301 tỷ đồng (đều là tiền gửi có kỳ hạn). Như vậy, cùng với lượng tiền và tương đương tiền nêu trên, TCH đang có 7.165 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.

Ngược với sự suy giảm của tiền gửi là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, tăng 21%, lên 2.221 tỷ đồng.

Hàng tồn kho cũng tăng 17% lên 3.097 tỷ đồng; trong đó tồn kho bất động sản đạt 2.677 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các dự án, gồm: dự án Hoang Huy Commerce – Tòa H1 (1.576 tỷ đồng), tòa H2 (300 tỷ đồng); dự án Hoàng Huy Sở Dầu (500 tỷ đồng); tòa N02 – dự án Golden Land Building… TCH có 147 tỷ đồng là tồn kho thành phẩm bất động sản, tập trung tại dự án Golden Land Building và dự án Hoàng Huy Riverside.

Nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 là 2.864 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm, chỉ chiếm 20% tổng nguồn vốn.

Cơ cấu nợ có điểm nổi bật là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng gấp đôi lên 1.641 tỷ đồng, chủ yếu là tiền ứng trước theo tiến độ của khách hàng mua bất động sản tại các dự án: Hoàng Huy Sở Dầu (1563 tỷ đồng), Hoang Huy Commerce (998 tỷ đồng)… Trong khi đó, nợ vay giảm 56%, xuống còn 363 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của TCH đạt 11.446 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm, xuống 11.446 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 477 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh trong kỳ của TCH âm 203 tỷ đồng (cùng kỳ âm 323 tỷ đồng), do tăng các khoản phải thu (375 tỷ đồng), tăng tồn kho (637 tỷ đồng), nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (235 tỷ đồng).

Tuy nhiên, với dòng tiền đầu tư dương 2.030 tỷ đồng, TCH đủ sức trang trải cho các hoạt động, vì vậy dòng tiền trả nợ gốc vay đã tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm trước (1.515 tỷ đồng), trong khi dòng tiền đi vay chỉ tăng gấp đôi (1.054 tỷ đồng). Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 200 tỷ đồng, giúp tiền và tương đương tiền cuối năm đạt 867 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm.

1 Likes

VIB: Ông nội muốn “sang tay” 28 triệu cổ phiếu VIB cho cháu trai?

Ông Đỗ Xuân Thụ, bố của ông Đỗ Xuân Hoàng - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), đăng ký bán ra 28 triệu cổ phiếu VIB. Trong khi con trai ông Hoàng muốn mua khối lượng cổ phiếu tương tự với cùng thời gian và phương thức giao dịch.

28 triệu cổ phiếu VIB dự kiến được “sang tay” giữa các cổ đông nội bộ

Thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Đỗ Xuân Thụ, bố của Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Đỗ Xuân Hoàng, đăng ký bán ra 28 triệu cổ phiếu VIB sở hữu nhằm cơ cấu lại sở hữu đầu tư cá nhân.

Ông Thụ hiện đang nắm giữ gần 54,4 triệu cổ phiếu VIB, chiếm tỷ lệ 2,581% vốn cổ phần tại VIB. Dự kiến sau giao dịch, số cổ phần sở hữu của ông giảm về còn gần 26,4 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,252%.

Giao dịch được thực hiện theo phươn thức khớp lệnh và thoả thuận trong thời gian từ 3/2/2023 đến ngày 2/3/2023.

Trong cùng khoảng thời gian trên, con trai ông Hoàng là ông Đỗ Xuân Việt cũng đăng ký mua vào 28 triệu cổ phiếu VIB. Ông Việt hiện không sở hữu cổ phiếu VIB nào. Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Hoàng sở hữu hơn 104,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 4,964% vốn tại VIB.

Nhiều khả năng đây là giao dịch chuyển nhượng trong gia đình của cổ đông nội bộ Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) Đỗ Xuân Hoàng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày Xuân Quý Mão (27/1/2023), giá cổ phiếu VIB dừng lại ở mức 23.350 đồng/cổ phiếu. Như vậy, với mức giá này giá trị của lượng cổ phiếu dự kiến được “sang tay” là hơn 653 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu VIB thời gian qua

Về kết quả kinh doanh, có thể nhận thấy, năm 2022 mặc dù tăng trưởng lợi nhuận quý IV của ngân hàng VIB ở mức không cao (3,7%) nhưng nhờ đà tăng trưởng mạnh từ ba quý đầu năm lợi nhuận trước thuế cả năm của VIB đã vượt ngưỡng 10.000 tỷ đồng, tăng trên 32% đạt 10.581 tỷ đồng.

Các mảng kinh doanh chính tiếp tục là động lực tăng trưởng cho lợi nhuận ngân hàng. Thu nhập lãi thuần cả năm của VIB tăng gần 27%, lãi thuần từ dịch vụ tăng hơn 16%, lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng hơn 60%.

Trong khi đó kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư ghi nhân lỗ lần lượt 275 tỷ đồng và 175 tỷ đồng trong cả năm.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VIB tăng 22,8%, cộng với cắt giảm hơn 22,3% chi phí dự phòng rủi ro đã đưa lợi nhuận trước thuế tăng trưởng hơn 32%.

Với kết quả lợi nhuận này, VIB cho biết ngân hàng có thể chia cổ tức lên đến hơn 35%, bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, VIB sẽ trình kế hoạch chia cổ tức tiếp theo để lấy ý kiến phê duyệt của cổ đông và triển khai thực hiện sớm trong năm.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của VIB tăng 10,8%, trong đó cho vay khách hàng ghi nhận tăng trưởng 15,1% đạt 231.944 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 15,3% tương ứng với 200.124 tỷ đồng.

Số dư nợ xấu cuối năm của VIB là 5.687 tỷ đồng (tổng dư nợ các nhóm 3 - nhóm 5), đưa tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,45%.

1 Likes

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 940 tỷ đồng phiên đầu năm, tập trung HPG, VIC, VPB

## Trong phiên VN-Index ghi nhận sắc xanh đầu xuân, NĐT cá nhân bán ròng 938,4 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 913,3 tỷ đồng.

Tiếp nối nhịp tăng điểm trước kỳ nghỉ lễ, thị trường khởi đầu năm Quý Mão với nhiều mã cổ phiếu tăng giá. Mặc dù có trạng thái thận trọng và lùi bước trong phiên chiều nhưng thị trường vẫn giữ được sắc xanh.

Kết phiên, VN-Index tăng 9,02 điểm, tương đương 0,81% và đóng cửa tại 1.117,1 điểm. Thanh khoản giảm với 571,6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng thận trọng trong phiên chiều nhưng sắc xanh vẫn xuyên suốt cả phiên và tăng 0,78% khi kết phiên. Trong nhóm, có đến 20 mã tăng giá như MWG (+4%), GAS (+3,5%), GVR (+3,4%), VIC (+3,1%), BVH (+2,2%) … Ở chiều ngược lại, có 8 mã giảm giá, đó là PDR (-3,2%), BID (-3%), CTG (-2,4%), VNM (-1,6%), SSI (-1,2%).

Với trạng thái tiếp nối đà tăng điểm của thị trường, nhiều nhóm ngành vẫn giữ được sắc xanh, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn chiếm phần lớn trên thị trường. Nổi bật là nhóm dầu khí, nhóm khai khoáng, tiếp đến là nhóm thép, nhóm hóa chất, nhóm bán lẻ … Trái ngược với thị trường chung là nhóm chứng khoán, nhóm này không giữ được sắc xanh và giảm điểm khi kết phiên.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh mua ròng gần 460 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 459,8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 451,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 15/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, công nghệ thông tin.

Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 27/1 gồm FPT, PNJ, VPB, MWG, TCB, MBB, REE, ACB, VCB, E1VFVN30.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là truyền thông. Top các mã bị bán ròng gồm FUEVFVND, PVP, PVT, FUEVN100, NKG, VND, MIG, FUESSV30, HSG, FUEKIVFS.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tổ chức nội có phiên bán ròng nhẹ

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 43,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 68,3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 13/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có HPG, PNJ, E1VFVN30, REE, NT2, HAH, DGC, MSN, BWE, VIC.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có VPB, MBB, CTG, KDC, PC1, FUEVFVND, VCB, VGC, FPT, LCG.

NĐT cá nhân duy trì bán ròng gần 940 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index ghi nhận sắc xanh đầu xuân, NĐT cá nhân bán ròng 938,4 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 913,3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 2/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm VNM, DGC, STB, CTG, VCB, PVT, DPM, NT2, BID, HAH.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 16/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành bất động sản, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có HPG, VIC, VPB, HCM, FPT, MBB, FRT, MWG, VCI.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Khối ngoại mua ròng gần 550 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 547,9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 530,3 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm bất động sản, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, VIC, HCM, FRT, SSI, VND, VCI, MSN, VRE, GEX.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VNM, CTG, VCB, DGC, STB, DPM, PVT, BID, BMP.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/dong-tien-thong-minh-ndt-ca-nhan-duy-tri-ban-rong-gan-940-ty-dong-phien-dau-nam-tap-trung-hpg-vic-vpb-42202313074551829.htm

2 Likes

Lợi nhuận SHS về mức thấp nhất kể từ 2017, trả nợ gần 3.000 tỷ đồng

Doanh thu và lợi nhuận của SHS sụt giảm mạnh trong năm 2022.


Trong năm 2022 thị trường nhiều biến động, kết quả kinh doanh của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã SHS) cũng kém sắc. Tuy nhiên điểm sáng là công ty đã tích cực trả nợ ngân hàng và trái phiếu, giảm áp lực lãi vay.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 của SHS cho thấy, công ty đạt 610 tỷ đồng doanh thu trong quý 4, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu mảng môi giới sụt giảm mạnh nhất, chỉ đạt hơn 50 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ mang về 185 tỷ đồng. Doanh thu từ lãi các khoản cho vay và phải thu cũng giảm còn 127 tỷ đồng, so với cùng kỳ 227 tỷ đồng.

Trong khi doanh thu giảm thì chi phí hoạt động lại tăng 376 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là 261 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động tự doanh thua lỗ khi lỗ bán các tài sản chính lên tới 445 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ ghi nhận 38 tỷ đồng. Kết quả, SHS báo lãi sau thuế quý 4/2022 đạt 142 tỷ đồng, giảm 75% so với quý 4/2021.

Luỹ kế cả năm 2022, SHS mang về 1.542 tỷ đồng doanh thu, giảm 47% so với kết quả thực hiện năm 2021; lợi nhuận sau thuế giảm 76% về mức 162 tỷ đồng. Nguyên nhân một phần do mảng tự doanh kém hiệu quả khi phải cắt lỗ hơn 700 tỷ đồng.

Tổng tài sản của SHS tại thời điểm 31/12/2022 là 10.899 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số đầu năm. Tuy nhiên việc phân bổ tài sản có sự biến động đáng kể. Công ty tăng nắm giữ tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ hơn 3.300 tỷ đồng lên mức gần 6.400 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản cho vay giảm mạnh từ hơn 5.800 tỷ đồng xuống hơn 2.300 tỷ đồng. Cho vay margin giảm hơn 4.800 tỷ đồng xuống gần 2.300 tỷ đồng.

Danh mục tài sản FVTPL thời điểm cuối năm 2022 ghi nhận lãi 240 tỷ đồng, với giá trị gốc 4.099 tỷ đồng. Đóng góp chính là 2 cổ phiếu EIB và GEE khi lãi lần lượt 75 và 33 tỷ đồng. Hai khoản đầu tư này trị giá gốc là 422 tỷ đồng và 139 tỷ đồng.

Ngược lại, danh mục tài sản AFS ghi nhận lỗ hơn 100 tỷ đồng, với giá trị gốc 675 tỷ đồng. Trong khi cổ phiếu SHB đang lãi 176 tỷ đồng thì BCG và TCD lỗ lần lượt 137 và 143 tỷ đồng.

Nợ phải trả của SHS giảm mạnh 4.855 tỷ đồng xuống còn 1.464 tỷ đồng. Khoản giảm mạnh nhất là vay ngắn hạn, từ 2.748 tỷ đồng xuống 407 tỷ đồng. Đây chủ yếu là các khoản vay tại ngân hàng SHB và các ngân hàng khác. Trong năm 2022, công ty cũng tất toán xong khoản nợ trái phiếu dài hạn trị giá 500 tỷ đồng. SHS còn khoản nợ trái phiếu ngắn hạn 660 tỷ đồng (phát sinh 60 tỷ đồng trong năm 2022).

Cổ phiếu SHS hiện vẫn đang giao dịch dưới mệnh giá (kết phiên 27/1 ở mức giá 9.700 đồng). Tuy nhiên so với mức đáy 6.400 đồng hồi đầu tháng 11/2022 thì mã này đã phục hồi khá tốt. Mức đỉnh của SHS là hơn 28.000 đồng thiết lập vào tháng 11/2021.

Nguồn bài viết: SHS báo lợi nhuận ‘đi lùi’ 76%, trả nợ ngân hàng và trái phiếu gần 3.000 tỷ | Mekong ASEAN

1 Likes

Gần 1,7 tỉ đô la vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam

Tổng cục Thống kê cho biết tính từ đầu năm đến ngày 20-1, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,69 tỉ đô la Mỹ, giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp chế biến, chế tạo đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh minh họa: TL

Trong số này, Việt Nam cấp phép cho 153 dự án FDI. Tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 48,5% về số dự án và gấp 3,1 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Dự án đăng ký điều chỉnh là 89 lượt với tổng vốn tăng thêm đạt 306,3 triệu đô la Mỹ, giảm 75,9% so với cùng kỳ năm trước.

Những dự án liên quan đến lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có tỷ lệ vốn đăng ký lớn nhất, đạt 651,9 triệu đô la Mỹ, chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 351,2 triệu đô la Mỹ, chiếm 29,1%.

Theo TTXVN, trong tháng đầu năm, có 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có dự án mới được cấp phép tại Việt Nam. Trong đó, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 767,6 triệu đô la Mỹ, chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; Trung Quốc xếp thứ 2 với 198,2 triệu đô la Mỹ, chiếm 16,4%.

Ngoài ra, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 1,35 tỉ đô la Mỹ, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,05 tỷ đô la Mỹ, chiếm 77,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.

Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có 3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 126,6 triệu đô la Mỹ, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước, đồng thời, có 1 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh thêm là 140,4 triệu đô la Mỹ. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 126,7 triệu đô la Mỹ, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

1 Likes

Vincom Retail (VRE) báo lãi gấp đôi, đạt hơn 2.700 tỷ đồng trong năm 2022, vượt 14% kế hoạch

Vincom Retail (VRE) báo lãi gấp đôi, đạt hơn 2.700 tỷ đồng trong năm 2022, vượt 14% kế hoạch

Vincom Retail ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và đạt 114% kế hoạch cả năm.

Quý IV/2022, CTCP Vincom Retail (mã: VRE) đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 2.084 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại ghi nhận doanh thu 1.906 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2021.

Với kết quả này, Vincom Retail ghi nhận 791 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong Quý IV, tăng hơn 549% so với cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2022, Vincom Retail ghi nhận 7.309 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.735 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước và đạt 114% kế hoạch cả năm. Biên lợi nhuận sau thuế ở mức 37% doanh thu.

Vincom Retail (VRE) báo lãi gấp đôi, đạt hơn 2.700 tỷ đồng trong năm 2022, vượt 14% kế hoạch - Ảnh 1.

Năm 2022, Vincom Retail là chủ đầu tư duy nhất mở mới 3 TTTM: Vincom Mega Mall Smart City, Vincom Plaza Mỹ Tho, Vincom Plaza Trần Huỳnh, Bạc Liêu.

Về các đối tác, ngày 28/10, thương hiệu quốc tế Uniqlo khai trương 03 cửa hàng tại hệ thống Vincom. Cũng trong ba tháng cuối năm 2022, Maison mở rộng hệ thống với 08 cửa hàng của các thương hiệu Pedro, MLB, Puma, Mujosh, Chales & Keith…, chuỗi Trung Nguyên Legend đồng loạt khai trương 26 cửa hàng tại các Vincom Plaza và Vincom+ toàn quốc…

Tính đến thời điểm hiện tại, Vincom Retail có 83 TTTM, hiện diện tại 44 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Năm qua, hướng đến đối tượng khách hàng trẻ, Vincom Retail đã phát triển các kênh truyền thông mới, điển hình là kênh Tiktok Đi Mô (Đi “Mall”). Ra mắt từ tháng 4.2022, kênh Đi Mô hiện đang là TOP 1 về số lượng người theo dõi so với các TTTM đối thủ và quốc tế với hơn 174.000 người theo dõi và 105 triệu lượt View Hashtag #Vincom.

Ngày 31.12.2022, VRE ra mắt thêm ứng dụng MyVincom – với chức năng Trợ lý thông minh tại TTTM.

1 Likes

Dabaco (DBC) bất ngờ báo lỗ kỷ lục 79 tỷ đồng trong quý 4/2022, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh còn 5%

Tuy vậy, mới đây Dabaco công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh số lên đến 1 tỷ USD (cụ thể là 24.562 tỷ đồng doanh thu) và 569 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

CTCP Tập đoàn Dabaco (DBC) đã công bố BCTC quý 4/2022, tổng doanh thu đạt 2.930 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ 2021. Giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh 59,5% về còn 149,8 tỷ đồng. Hiệu suất kinh doanh cũng giảm mạnh khi biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,1% xuống còn 5,11%.

Trong kỳ, DBC thực hiện cắt giảm nhiều chi phí hoạt động. Khấu trừ chi phí, DBC vẫn báo lỗ sau thuế hơn 79 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 112 tỷ. Đây cũng là quý đầu tiên Công ty báo lỗ kể từ quý 2/2017 với mức lỗ gấp gần 3 lần.

Thực tế, tình hình kinh doanh cốt lõi của Công ty đã sa sút mạnh từ quý 3/2022 mặc dù chỉ số vẫn tăng trưởng nhờ hoạt động trong mảng bất động sản.

Theo DBC, tình hình kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng địa chính trị tại một số nước trên thế giới, ngành thức ăn chăn nuôi nói chung cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do chi phí đầu vào, giá nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí vận chuyển, logistic tăng cao.

Ngành chăn nuôi vẫn còn khó khăn, do dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và nuôi tái đàn, doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị chăn nuôi cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2022, tổng doanh thu của Công ty đạt 12.269 tỷ đồng – tăng 13,5% song lợi nhuận sau thuế chỉ còn 150 tỷ đồng - giảm gần 82% so với cùng kỳ 2021. So với chỉ tiêu đề ra, Công ty chỉ mới thực hiện được 54% kế hoạch doanh thu và khoảng 16% kế hoạch lợi nhuận ĐHĐCĐ bàn giao.

Ở một diễn biến khác, vào ngày 3/1 vừa qua, DBC vừa công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh số lên đến 1 tỷ USD (cụ thể là 24.562 tỷ đồng doanh thu) và 569 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Trong bối cảnh giá heo hơi duy trì nền giá thấp, kiểm soát chi phí kém, con số mục tiêu 2023 là một thách thức cho Công ty.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của DBC đạt 12.526,4 tỷ đồng, tăng 15,7% so với đầu năm, bao gồm 627 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, 504 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, 614,8 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, 4.762,8 tỷ đồng hàng tồn kho, 4.301,8 tỷ đồng tài sản cố định và 1.397,7 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn.

Tổng nợ phải trả cũng tăng 26,3% lên 7.740,3 tỷ đồng, hơn 85% trong số đó là nợ ngắn hạn, bao gồm 2.146 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn, 207,8 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn, 238,42 tỷ đồng phải trả ngắn hạn khác, 3.704,6 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, 886,25 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn.

https://markettimes.vn/dabaco-dbc-bat-ngo-bao-lo-ky-luc-79-ty-dong-trong-quy-4-2022-bien-loi-nhuan-gop-giam-manh-con-5-15058.html

1 Likes