Chứng sỹ săn tin!

Đạt kỷ lục mới, Đạm Cà Mau (DCM) lãi gần 4.300 tỷ đồng trong năm 2022, gấp 2,3 lần cùng kỳ, cao hơn tổng lợi nhuận của cả 5 năm trước

Đạt kỷ lục mới, Đạm Cà Mau (DCM) lãi gần 4.300 tỷ đồng trong năm 2022, gấp 2,3 lần cùng kỳ, cao hơn tổng lợi nhuận của cả 5 năm trước

Lũy kế cả năm, DCM đạt doanh thu thuần là 15.924 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 4.281 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ. EPS tăng lên 7.731 đồng/cp.

CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC – mã chứng khoán DCM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022. Cụ thể, trong quý, doanh thu thuần của DCM đạt 4.458 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao, DCM lãi gộp 1.276 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính trong quý tăng 47% lên gần 82 tỷ đồng. Các chi phí tài chính và chi phí bán hàng đều tăng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp của DCM lại giảm mạnh chỉ còn 23 tỷ đồng, giảm khoảng 90%.

Kết quả, DCM lãi sau thuế 1.004 tỷ đồng, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm, DCM đạt doanh thu thuần là 15.924 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 4.281 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ. Con số này còn lớn hơn tổng lợi nhuận của cả 5 năm liền kề trước đó.

EPS tăng lên 7.731 đồng/cp.

Cuối tháng 12, DCM đã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh chính năm 2022. Cụ thể, doanh nghiệp điều chỉnh tăng chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất cả năm lên 14.525 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên 3.661 tỷ đồng, lần lượt tăng thêm 5.465 tỷ đồng doanh thu (tăng 60%) và thêm 3.147 tỷ đồng lợi nhuận tức gấp 7 lần kế hoạch cũ.

Với chỉ tiêu kế hoạch mới, DCM đã hoàn thành 110% kế hoạch doanh thu và 117% kế hoạch lợi nhuận.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của DCM là 14.193 tỷ đồng, tăng 28%. Trong đó, có 8.938 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm đạt 10.621 tỷ đồng.

1 Likes

Quý IV/2022, lợi nhuận Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tiếp tục tăng nhờ hoàn nhập dự phòng

## Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG – sàn HoSE) ghi nhận doanh thu tăng 119,6% và lợi nhuận tăng 195,4% trong quý cuối năm 2022.

Trong quý IV/2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 1.609,83 tỷ đồng, tăng 119,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 288,19 tỷ đồng, tăng 195,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 30,3% về còn 26%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 88,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 196,58 tỷ đồng lên 418,75 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 35,8%, tương ứng giảm 45,45 tỷ đồng về 81,59 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 31,5 lần so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 394,27 tỷ đồng lên 406,78 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận âm 265,41 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 140,16 tỷ đồng, giảm 265,41 tỷ đồng; chi phí bán hàng ghi nhận tăng 18,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 7,94 tỷ đồng lên 50,28 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Nếu lấy lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng, Công ty ghi nhận âm 38,31 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 167,32 tỷ đồng.

Như vậy, lãi đột biến trong quý IV chủ yếu đến từ việc ghi nhận âm chi phí quản lý doanh nghiệp do lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả lãi vay và chi phí bán hàng.

Quý IV/2022, lợi nhuận Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tiếp tục tăng nhờ hoàn nhập dự phòng ảnh 1
HAG tiếp tục hoàn nhập dự phòng trong quý IV và cả năm 2022.

Hoàng Anh Gia Lai có thuyết minh, trong quý IV/2022, chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận âm do hoàn nhập dự phòng 311,07 tỷ đồng so với cùng kỳ hoàn nhập 132,1 tỷ đồng, luỹ kế cả năm 2022 hoàn nhập tới 1.561,1 tỷ đồng.

Luỹ kế trong năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 5.081,29 tỷ đồng, tăng 142,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.180,57 tỷ đồng, tăng 825,1% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp âm 1.402,2 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận năm 2022 cũng đóng góp chủ yếu do ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp âm.

Dòng tiền âm năm thứ 5 liên tiếp

Xét về dòng tiền, trong năm 2022, dòng tiền kinh doanh chính tiếp tục ghi nhận âm 206,4 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 640,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 516,97 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 316,5 tỷ đồng.

Theo dữ liệu iBoard của Chứng khoán SSI, nếu nhìn rộng ra từ năm 2018 tới năm 2022, Công ty đã trải qua 5 năm dòng tiền kinh doanh liên tục âm. Trong đó, năm 2018 ghi nhận âm 2.917,7 tỷ đồng, năm 2019 ghi nhận âm 2.537,6 tỷ đồng, năm 2020 ghi nhận âm 1.764,1 tỷ đồng, năm 2021 âm 640,3 tỷ đồng và năm 2022 tiếp tục âm thêm 206,4 tỷ đồng.

Như vậy, hoạt động kinh doanh chính vẫn chưa có dấu hiệu tạo tiền, tiếp tục mô hình thâm hụt vốn kéo dài từ năm 2018 tới nay.

Chi phí phát triển vườn cây được vốn hóa thay vì ghi nhận chi phí trong kỳ phát sinh

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai tăng 8,2% so với đầu năm lên 19.951,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 6.896,2 tỷ đồng, chiếm 34,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 4.645,9 tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 3.822 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 2.434 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Quý IV/2022, lợi nhuận Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tiếp tục tăng nhờ hoàn nhập dự phòng ảnh 2
Cơ cấu chi phí xây dựng cơ bản dở dang tới 31/12/2022.

Điểm đáng lưu ý, chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2022 tăng 32,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.150,8 tỷ đồng lên 4.645,9 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận chi phí phát triển vườn cây ăn quả 2.958,5 tỷ đồng, tăng 592,5 tỷ đồng so với đầu năm; dự án chăn nuôi ghi nhận 1.616,3 tỷ đồng, tăng 677,9 tỷ đồng so với đầu năm …

Về nguyên tắc, chi phí phát triển vườn cây ăn quả bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc phát triển vườn cây ăn quả & vườn cây khác như chi phí khảo sát, đền bù đất, khai hoang, vườn ươm, phân bón, vận chuyển cây giống, nguyên vật liệu khác, chi phí nhân công, đường đi & hàng rào, phòng cháy chữa cháy và chi phí bảo vệ, các chi phí khác liên quan.

Việc Công ty ghi nhận là tài sản dở dang dài hạn là chi phí phát triển vườn cây ăn quả, điều này sẽ giúp không phải ghi nhận chi phí hợp nhất vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí và từ đó giảm áp lực chi phí trong kỳ báo cáo mặc dù các chi phí này phát sinh trong kỳ báo cáo.

Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ ngắn hạn và dài hạn giảm nhẹ 7,3 tỷ đồng so với đầu năm về 8.279,1 tỷ đồng và chiếm 41,5% tổng nguồn vốn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/1, cổ phiếu HAG giảm 200 đồng về 9.410 đồng/cổ phiếu.

https://f247.com/news/quy-iv2022-loi-nhuan-hoang-anh-gia-lai-hag-tiep-tuc-tang-nho-hoan-nhap-du-phong-tikc5238ed30473a47a49b51106c969a9947

1 Likes

CII: Doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng lãi ròng vỏn vẹn 4 tỷ đồng trong quý 4, vay nợ gần 15.000 tỷ đồng

CII: Doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng lãi ròng vỏn vẹn 4 tỷ đồng trong quý 4, vay nợ gần 15.000 tỷ đồng

Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế của CII chuyển từ lỗ 242 tỷ đồng trong năm 2021 sang lãi 896 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng khoán: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022. Trong quý, doanh thu thuần của CII đạt 1.865 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước. Chi phí giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp cao gấp gần 4 lần cùng kỳ lên mức 303 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 34% so với cùng kỳ lên 234 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính (chiếm phần lớn là chi phí lãi vay) giảm 23% xuống 353 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều tăng so với quý 4/2021, lần lượt ghi nhận ở mức 22 tỷ và 135 tỷ đồng.

Kết quả, lãi sau thuế của CII đạt 44 tỷ đồng trong quý 4, trong khi cùng kỳ năm ngoái đã lỗ 368 tỷ đồng. Song, lãi ròng chỉ đạt vỏn vẹn chưa tới 4 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021 lỗ 366 tỷ đồng), còn lại gần 40 tỷ là lợi nhuận từ cổ đông không kiểm soát.

CII: Doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng lãi ròng vỏn vẹn 4 tỷ đồng trong quý 4, vay nợ gần 15.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

CII giải trình lợi nhuận gộp tăng do lợi nhuận gộp từ các dự án BOT tăng lên và từ các dự án bất động sản được bàn giao, đưa vào khai thác trong kỳ. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng trong khi chi phí lại giảm so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần đạt 5.756 tỷ đồng tăng gấp đôi so với thực hiện trong năm 2021. Lợi nhuận sau thuế chuyển từ lỗ 242 tỷ đồng sang lãi 896 tỷ đồng, trong đó lãi ròng 731 tỷ đồng.

Năm 2022, CII lên kế hoạch năm với tổng doanh thu hơn 8.010 tỷ đồng và lãi ròng gần 757 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp hoàn thành lần lượt 72% mục tiêu doanh thu và 97% chỉ tiêu lợi nhuận.

CII: Doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng lãi ròng vỏn vẹn 4 tỷ đồng trong quý 4, vay nợ gần 15.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Về cơ cấu doanh thu cả năm, doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 3.662 tỷ đồng, gấp 3 lần thực hiện trong năm 2021. Doanh thu thu phí giao dịch tăng 53% lên 1.445 tỷ đồng, ngoài ra còn doanh thu từ hoạt động xây dựng, duy tu công trình 436 tỷ, doanh thu cung cấp nước sạch 216 tỷ đồng,…

CII: Doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng lãi ròng vỏn vẹn 4 tỷ đồng trong quý 4, vay nợ gần 15.000 tỷ đồng - Ảnh 3.

Tổng tài sản của CII tới cuối năm 2022 ở mức 28.596 tỷ đồng, giảm 2274 tỷ (-7%) so với đầu năm. Trong đó, hơn 287 tỷ đồng là tiền và tương đương tiền, còn 1/3 so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng giảm 64% xuống còn 1.641 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm hơn 20.264 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính của Công ty ở mức 14.582 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với đầu năm. Vay ngắn hạn gần 5.200 tỷ với khoản vay trái phiếu đến hạn trong 1 năm có giá trị hơn 3.100 tỷ đồng. Vay dài hạn hơn 9.400 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngân hàng và trái phiếu.

CII đang nắm giữ 615 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh. Đây là giá gốc của hơn 24 triệu cp CTCP Đầu tư Sài Gòn RiverFront được mua nhằm bán kiếm lời. Theo thuyết minh, ngày 30/09/2019, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Lữ Gia, công ty con của CII, đã ký hợp đồng chuyển nhượng số cổ phiếu này với giá trị hơn 800 tỷ đồng. Cổ phiếu sẽ chính thức được chuyển nhượng cho bên mua khi các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các điều kiện tiên quyết trong hợp đồng.

So với đầu năm, Công ty không còn ghi nhận giá trị bất động sản dở dang đối với dự án chung cư tại lô 3.15 (2.372 tỷ), căn hộ số 152 Điện Biên Phủ (565 tỷ), khu dân cư Sơn Tịnh, Quảng Ngãi (489 tỷ), Khu nghỉ dưỡng kết hợp khu cân dư Delagi (325 tỷ).

Ngược lại, mục bất động sản hoàn thành chờ bán ghi nhận thêm 617 tỷ đồng đối với dự án Chung cư lô 3.15, 370 tỷ đối với dự án khu chung cư 152 Điện Biên Phủ, 92 tỷ đối với dự án Chung cư lô 3.2.

CII: Doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng lãi ròng vỏn vẹn 4 tỷ đồng trong quý 4, vay nợ gần 15.000 tỷ đồng - Ảnh 4.

1 Likes

Thép Tiến Lên lỗ nặng nhất kể từ quý 4/2019, danh mục chứng khoán lỗ 60%

CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (HOSE: TLH) vừa ghi nhận quý lỗ đầu tiên trong 3 năm qua, trước tác động kép từ sự đi xuống của ngành thép và gánh nặng nợ vay.

Quý 4/2022, Thép Tiến Lên lỗ ròng 115 tỷ đồng, dù doanh thu thuần tăng 22% so với cùng kỳ lên 1,662 tỷ đồng. Đây là quý lỗ nặng nhất kể từ quý 4/2019. Nguyên nhân chủ yếu là ngành thép bước sang giai đoạn căng thẳng, với giá thép giảm mạnh so với năm trước.

Ngoài ra, gánh nặng tài chính cũng đè nặng lên kết quả kinh doanh của Thép Tiến Lên. Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 39%, trong khi chi phí tài chính gấp 3 lần cùng kỳ (69 tỷ đồng), chủ yếu do lãi vay tăng mạnh.

Kết quả kinh doanh quý 4/2022 của Thép Tiến Lên

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Cả năm 2022, Thép Tiến Lên lãi ròng 5 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu tăng 15% lên 5.3 ngàn tỷ đồng. Kết quả ảm đạm chủ yếu do ngành thép xoay chiều và gánh nặng chi phí tài chính 213 tỷ đồng.

Nắm giữ danh mục cổ phiếu hơn 100 tỷ đồng, nhưng lỗ 63 tỷ

Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, Thép Tiến Lên còn phiêu lưu trên thị trường chứng khoán với danh mục hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, danh mục vẫn đang âm nặng 60%, tương đương mức lỗ 63 tỷ đồng.

Cuối năm 2022, Thép Tiến Lên đang nắm các cổ phiếu SHB, VIX, IJC với mức lỗ trên giấy tương ứng 58%, 69% và 61%. Ngoài ra, các cổ phiếu khác cũng đang lỗ 55%.

Các khoản đầu tư cổ phiếu của Thép Tiến Lên

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: BCTC Thép Tiến Lên quý 4/2022

Trên bảng cân đối, Công ty đang nắm giữ 3.6 ngàn tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó gần 3 ngàn tỷ đồng là hàng tồn kho (tăng so với đầu năm). Đây là điều đáng ngại trong bối cảnh ngành thép chưa có dấu hiệu khởi sắc và còn gặp rắc rối từ sự đình trệ của thị trường bất động sản. Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ở mức gần 200 tỷ đồng.

Bên đối ứng, nợ ngắn hạn ở mức 2.3 ngàn tỷ đồng, trong đó 1.5 ngàn tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.

https://f247.com/news/thep-tien-len-lo-nang-nhat-ke-tu-quy-42019-danh-muc-chung-khoan-lo-60-vtsk3ca13fa32fc045568c286a06fd924ed1

1 Likes

Tập trung hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX trong năm nay

(HQ Online) - Sáng 31/1, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đã diễn ra lễ đánh cồng khai phiên giao dịch đầu xuân 2023. Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi.

Lãnh đạo UBND TPHCM, Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và các Sở giao dịch chứng khoán tại lễ đánh cồng sáng 31/1.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra một số phương hướng, nhiệm vụ của ngành chứng khoán trong năm 2023. Theo đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở Giao dịch chứng khoán, Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách phát triển thị trường. Cụ thể, rà soát, nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay và trong thời gian tới.

Ngành chứng khoán cũng sẽ đẩy mạnh công tác tái cấu trúc và hoàn thiện các hệ thống nền tảng cho hoạt động tổ chức và vận hành thị trường. Trong đó tập trung đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành, tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường chứng khoán và đảm bảo thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra, xử lý các vi phạm nhằm tăng cường kỷ luật trên thị trường; triển khai các giải pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở Giao dịch chứng khoán, Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm quy định, tung tin đồn thất thiệt trên thị trường chứng khoán, bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư. Song song đó, tăng cường thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tới công chúng đầu tư, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường vốn; tăng cường đào tạo, nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của nhà đầu tư khi tham gia thị trường.

Về nâng hạng thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế và chủ động đề xuất Bộ Tài chính tổ chức trao đổi với các bộ, ngành liên quan để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi theo kế hoạch đã đặt ra.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM cho biết, năm 2022, bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ của các nước lớn được điều hành theo hướng thắt chặt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn trên thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản. Do đó, thị trường chứng khoán trong nước chịu tác động kép cả từ bên ngoài và bên trong, những vụ việc vi phạm pháp luật của một số cá nhân, tổ chức xảy ra trên thị trường chứng khoán trong nước ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Mặc dù trải qua nhiều biến động mạnh, nhưng xét về tổng thể, bà Hà đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ vững hoạt động ổn định, thông suốt và an toàn. Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM đều phục hồi sau đại dịch Covid-19 với hoạt động kinh doanh có lãi. Nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng hơn 26 nghìn tỷ đồng so với mức bán ròng 58 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Những kết quả khả quan về tình hình kinh tế- xã hội, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ, tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả là những yếu tố nền tảng tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong năm 2023, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM sẽ tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin mới KRX; thực hiện tiếp nhận và tổ chức niêm yết theo lộ trình sắp xếp lại thị trường của Chính phủ; tập trung nâng cao chất lượng thị trường, đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật thị trường. Đồng thời tiếp tục kiện toàn nhân sự, đổi mới quản trị, điều hành phù hợp với mô hình đoàn kết và trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, đóng góp vào nhiệm vụ chung của ngành chứng khoán…

Nguồn bài viết: Tập trung hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng khoán mới KRX trong năm nay

1 Likes

Giảm khoảng 45.000 tỷ từ mức kỷ lục giữa năm 2022, tồn kho ngành thép xuống mức thấp nhất trong vòng 7 quý

Giảm khoảng 45.000 tỷ từ mức kỷ lục giữa năm 2022, tồn kho ngành thép xuống mức thấp nhất trong vòng 7 quý

Tồn kho toàn ngành thép tại thời điểm cuối năm 2022 ước tính còn 66.000 tỷ đồng, giảm khoảng 20.000 tỷ so với cuối quý 3 và là mức thấp nhất trong vòng 7 quý trở lại đây.

Sau khi đẩy lượng tồn kho lên mức kỷ lục vào cuối quý 2/2022, các doanh nghiệp thép đã đồng loạt giảm mạnh tích trữ trong 2 quý liên tiếp sau đó. Theo thống kê, tồn kho toàn ngành thép tại thời điểm cuối năm 2022 ước tính giảm khoảng 20.000 tỷ so với cuối quý 3, xuống còn khoảng 66.000 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 7 quý trở lại đây. Tính chung trong nửa sau của năm 2022, tồn kho toàn ngành thép đã giảm khoảng 45.000 tỷ đồng.

Trong đó, “anh cả” Hòa Phát (HPG) tiếp tục là cái tên xả kho mạnh nhất trong quý cuối năm với lượng tồn kho giảm gần 9.400 tỷ đồng so với đỉnh vào cuối quý trước. Tuy nhiên, tồn kho của doanh nghiệp này vẫn chiếm quá nửa trong tổng lượng tồn kho của toàn ngành thép thời điểm 31/12, với giá trị gần 34.500 tỷ đồng (đã bao gồm trích lập dự phòng giảm giá 1.236 tỷ đồng).

Không chỉ riêng Hòa Phát, tồn kho của hầu hết các doanh nghiệp thép đều đã giảm mạnh trong quý 4. Trong đó, Hoa Sen Group (HSG), Thép Nam Kim (NKG), VNSteel (TVN), Pomina (POM) có lượng tồn kho giảm đến hàng nghìn tỷ sau quý vừa qua. So với con số kỷ lục cuối quý 2/2022, phần lớn các doanh nghiệp thép hàng đầu đã giảm khoảng 40-70% giá trị tồn kho, ngoại trừ NKG và Thép Tiến Lên (TLH) vẫn duy trì ở mức cao.

Động thái giảm mạnh tích trữ tồn kho của một loạt doanh nghiệp thép trong 2 quý liên tiếp phần nào phản ánh tình hình “thê thảm” của ngành mà Chủ tịch HPG Trần Đình Long từng cảnh báo từ hồi tháng 5 năm ngoái. Trước nhu cầu yếu, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải đóng bớt các lò cao trong đó điển hình là trường hợp của Hòa Phát và Pomina.

Bối cảnh giá thép cũng không thuận lợi với nhiều biến động mạnh tại vùng giá thấp trong quý 4. Giá thép thanh tại Trung Quốc liên tục giảm sâu và có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 30 tháng vào cuối tháng 10 trước khi hồi phục. Thời điểm cuối năm 2022, giá mặt hàng này đã tăng 16% từ đáy nhưng vẫn còn thấp hơn khoảng 32% so với vùng đỉnh đạt được từ quý 3/2021.

Giảm khoảng 45.000 tỷ từ mức kỷ lục giữa năm 2022, tồn kho ngành thép xuống mức thấp nhất trong vòng 7 quý - Ảnh 3.

Áp lực từ lượng tồn kho lớn, giá cao của các quý trước là yếu tố chính đẩy hàng loạt doanh nghiệp thép vào tình trạng kinh doanh dưới giá vốn dẫn đến thua lỗ nặng trong quý 4. Ước tính, tổng lợi nhuận ngành thép trong quý cuối năm 2022 vào khoảng âm 4.700 tỷ đồng, tương đương quý trước. Nhiều doanh nghiệp như HSG, NKG, TVN, POM,… đã giảm lỗ so với quý 3 trong khi một số cái tên như HPG, SMC,… lại thủng đáy lợi nhuận.

Tồn kho ở mức thấp vào cuối năm 2022 có thể sẽ hạn chế phần nào khả năng hồi phục lợi nhuận của các doanh nghiệp thép trong quý tới khi giá thép đang duy trì xu hướng tăng sang đầu năm 2023.

Tín hiệu tích cực xuất hiện nhưng vẫn còn chông gai

Dù tiếp tục phá đáy lợi nhuận nhưng Hòa Phát lại tỏ ra khá lạc quan với tình hình ngành thép. Tập đoàn nhận định “Ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục” đồng thời nhấn mạnh đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt.

Đánh giá của Hòa Phát không phải không có cơ sở khi ngành thép nói chung đang đón nhận một số tín hiệu tích cực. Giá than, nguyên vật liệu quan trọng nhất trong luyện thép đã quay đầu giảm mạnh sau thời gian dài neo cao vùng đỉnh. Điều này có thể sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của ngành thép thời gian tới.

Giảm khoảng 45.000 tỷ từ mức kỷ lục giữa năm 2022, tồn kho ngành thép xuống mức thấp nhất trong vòng 7 quý - Ảnh 5.

Thêm nữa, thị trường thép cũng đang có dấu hiệu ấm dần lên khi sản lượng bán thép của Hòa Phát đã tăng trở lại trong tháng 12/2022 sau nhiều tháng sụt giảm trước đó. Theo Kallanish, tập đoàn đã khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Nguồn tin này cho biết, lò cao này đã được khởi động lại từ ngày 27/12 và sẽ mất 7 ngày để bắt đầu sản xuất phôi. Trước đó, Hòa Phát đã đóng 3 lò cao trong 2 tháng cuối năm 2022.

Cũng theo nguồn tin trên, các lò cao của Hòa Phát không đóng hoàn toàn mà được duy trì ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể trong 2 tháng qua. Nhờ đó, quá trình khởi động lại sẽ ngắn hơn. Tập đoàn hiện cũng đang dự tính khởi động lại thêm 1 lò cao, nhưng sẽ tùy thuộc vào tình hình thị trường và nhu cầu thép.

Mặt khác, tốc độ hồi phục được dự báo sẽ khá chậm. Theo dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), nhu cầu thép toàn cầu ước tính sẽ chỉ nhích nhẹ 1% trong năm 2023 và đạt 1.815 triệu tấn. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép xây dựng phục hồi. Tuy nhiên, rủi ro suy thoái kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu thép trên toàn thế giới.

Tại thị trường trong nước, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể sẽ hỗ trợ nhu cầu thép, đặc biệt là thép xây dựng. Tuy nhiên, ngành bất động sản sau một năm 2022 trầm lắng, dự kiến chưa thể nóng lên ngay trong năm 2023 phần nào sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của ngành thép.

1 Likes

Thế khó của Chủ tịch Fed trong cuộc họp báo ngày 1/2

Thị trường kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất chỉ 0,25 điểm phần trăm trong lần họp này và phát tín hiệu “giữ vững cảnh giác” trong cuộc chiến chống lạm phát ngay cả khi bước nhảy lãi suất được rút ngắn…

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: Reuters.

Cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên trong năm 2023 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ kết thúc vào chiều ngày 1/2 theo giờ Washington, tức rạng sáng ngày 2/2 theo giờ Việt Nam. Thị trường kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất chỉ 0,25 điểm phần trăm trong lần họp này và phát tín hiệu “giữ vững cảnh giác” trong cuộc chiến chống lạm phát ngay cả khi bước nhảy lãi suất được rút ngắn.

Tháng 12 vừa qua, Fed đã giảm tốc độ tăng lãi suất còn 0,5 điểm phần trăm, sau 4 lần liên tiếp áp dụng bước nhảy “siêu lớn” 0,75 điểm phần trăm. Nếu bước nhảy 0,25 điểm phần trăm được áp dụng vào ngày 1/2, đây sẽ đợt tăng lãi suất nhỏ nhất của Fed kể từ khi chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ này bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái.

ÔNG POWELL SẼ KIỀM CHẾ CÁC KỲ VỌNG NỚI LỎNG?

Lần họp này của Fed được đánh giá không phải là một sự kiện đặc biệt quan trọng, nhưng các chiến lược gia nhận định Chủ tịch Fed Jerome Powell - trong cuộc họp báo sau khi Fed họp xong - sẽ đối mặt với một thách thức lớn là kiềm chế phản ứng trên thị trường tài chính. Gần đây, chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh khi nhà đầu tư kỳ vọng Fed có thể thành công trong việc tạo ra một cuộc “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế - vừa khống chế được lạm phát, vừa đảm bảo nền kinh tế không rơi vào suy thoái.

“Làm thế nào để ông ấy (Powell) có thể mọi người giảm bớt sự hưng phấn vì cho rằng đã đến gần đoạn cuối của chu kỳ tăng lãi suất? Ông ấy sẽ nói rằng Fed sẽ giữ trạng thái thắt chặt trong một thời gian nữa. Việc sắp hoàn thành tăng lãi suất không có nghĩa là Fed sẽ nhanh chóng chuyển ngay sang nới lỏng”, Giám đốc đầu tư Peter Boockvar của Bleakley Financial Group nhận định với hãng tin CNBC.

Lần tăng này sẽ là đợt nâng lãi suất thứ 8 của Fed kể từ tháng 3/2022. Nếu mức tăng là 0,25 điểm phần trăm như kỳ vọng, lãi suất quỹ liên bang (fed funds rate) sẽ lên mức 4,5-4,75%, chỉ còn cách 0,25 điểm phần trăm so với mức cực đại mà Fed dự kiến cho chu kỳ tăng này, là 5-5,25%.

“Tôi cho rằng ông ấy sẽ đẩy lui các kỳ vọng về sự nới lỏng điều kiện tài chính. Tôi nghĩ nhà đầu tư đang kỳ vọng như vậy khi họ nhìn vào sự thay đổi của chênh lệch tín dụng, vào diễn biến của thị trường chứng khoán, nhất là cổ phiếu công nghệ. Thị trường đã tăng mạnh trong tháng này”, Giám đốc đầu tư phụ trách mảng trái phiếu toàn cầu của BlackRock, ông Rick Rieder, nói với CNBC.

Tín dụng nới lỏng và thị trường chứng khoán tăng quá nhanh có thể phá hỏng nỗ lực của Fed trong việc đưa nền kinh tế hạ nhiệt và kéo lạm phát xuống. Tháng 1, chỉ số S&P 500 tăng 6,2%, trong đó nhóm công nghệ tăng 9,2%. Lãi suất đã giảm từ cuối năm ngoái, với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện giảm còn 3,5%, từ mức 3,9% ở thời điểm kết thúc tháng 12.

Ông Rieder dự báo rằng trong cuộc họp báo ngày 2/1, ông Powell sẽ phát biểu bằng những ngôn từ mang tính chất cứng rắn. “Tôi nghĩ ông ấy sẽ cứng rắn và thị trường đã tính đến chuyện đó rồi. Nếu ông ấy không cứng rắn, thị trường sẽ tiếp tục tăng”, ông Rieder nhận định về cuộc họp báo sắp tới của Chủ tịch Fed.

Trên thị trường tương lai, các hợp đồng lãi suất tiếp tục đặt cược vào mức lãi suất cực đại dưới 5%, đồng thời phản ánh rằng nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ đảo ngược chính sách trong năm nay và cắt giảm lãi suất ít nhất 0,25 điểm phần trăm trước cuối năm.

ÔNG POWELL SẼ CỨNG RẮN, NHƯNG KHÔNG QUÁ MỨC?

“Tôi tin là ông Powell sẽ cứng rắn hơn so với những gì thị trường đang phản ánh vào giá tài sản. Ông ấy muốn bảo vệ tính chất hợp lý của mức lãi suất cực đại 5-5,25% mà Fed dự kiến”, chiến lược gia trưởng Jim Caron của Morgan Stanley Investment Management nhận định, cho rằng bản thân việc Fed giảm bước nhảy lãi suất sẽ được nhìn nhận như một động thái mềm mỏng.

Theo ông Caron, ông Powell cũng muốn không tỏ ra cứng rắn quá mức. “Rất dễ phạm sai lầm trong việc truyền tải quan điểm của Fed tới công chúng. Và ban đầu, thị trường cũng rất dễ diễn dịch sai về những thông tin được cung. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều biến động”, ông Caron nhấn mạnh.

Giới đầu tư rất trông đợi bất kỳ một bình luận nào của ông Powell về sức khoẻ nền kinh tế, liệu ông có dự báo kinh tế Mỹ suy thoái hay không. Fed hiện không dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái, nhưng cho rằng tăng trưởng sẽ rất yếu ớt và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng mạnh lên 4,6% trong năm nay từ mức 3,5% vào tháng 12.

Thị trường dự kiến Fed sẽ không có thay đổi lớn nào trong tuyên bố chính sách sau cuộc họp 1/2. Tuyên bố cuộc họp tháng 12 của Fed nói việc “tiếp tục tăng lãi suất” trong tầm mục tiêu sẽ là phù hợp để đạt tới một vị thế chính sách có thể đẩy lùi lạm phát về 2%.

Các chiến lược gia nói rằng Fed cần thêm dữ liệu kinh tế và có thể đợi ít nhất tới tháng 3 để phát tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất đến bao giờ. Nếu Fed duy trì tốc độ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm mỗi lần, nhiều khả năng sẽ chỉ có thêm 2 đợt tăng nữa trong chu kỳ này.

Trong cuộc họp ngày 1/2, Fed sẽ không đưa ra các dự báo kinh tế mới. Thay vào đó, việc cập nhật dự báo hàng quý sẽ diễn ra vào cuộc họp tháng 3. Việc Fed dự báo ra sao về nền kinh tế là một cách để thị trường điều chỉnh kỳ vọng vào đường đi của lãi suất.

“Họ không muốn các điều kiện tài chính nới lỏng quá nhiều, mà lần này họ không đưa ra dự báo kinh tế mới. Tôi cho rằng điều đó có nghĩa là sẽ hầu như không có thay đổi trong tuyên bố của Fed”, chuyên gia kinh tế trưởng về Mỹ của Bank of America, ông Michael Gapen, nhận định.

Về cuộc họp báo của ông Powell, ông Gapen nói sẽ khó để ông Powell tỏ ra quá cứng rắn. “Hành động nói lên nhiều hơn lời nói. Nếu Fed quyết định giảm tốc độ tăng lãi suất lần thứ hai liên tiếp, họ khó có thể hậu thuẫn cho những tuyên bố cứng rắn”, vị chuyên gia nhận định.

Theo ông Boockvar, ông Powell sẽ nhấn mạnh việc Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức cao cho dù thị trường dự báo Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất. “Ông Powell tập trung hơn vào việc giảm lạm phát và ghìm lạm phát ở mức mục tiêu, thay vì giúp chỉ số S&P 500. Di sản của ông ấy không được quyết định bởi chênh lệch tín dụng hay độ tăng/giảm của S&P 500, mà bởi liệu ông ấy có khống chế được lạm phát hay không”.

1 Likes

Kinh doanh dưới giá vốn, Tân Tạo (ITA) ghi nhận lỗ 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022

(ĐTCK) CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA – sàn HoSE) ghi nhận lỗ 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022, lũy kế cả năm lỗ 176,49 tỷ đồng, xóa bỏ toàn bộ lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm.

Kinh doanh dưới giá vốn, Tân Tạo (ITA) ghi nhận lỗ 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022

Lỗ kỷ lục 329,83 tỷ đồng trong một quý từ quý III/2006 tới nay

Trong quý IV/2022, Tân Tạo ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 108,93 tỷ đồng, giảm 59,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 329,83 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 89,1 tỷ đồng, tức giảm 418,93 tỷ đồng.

Được biết, theo dữ liệu iBoard của Chứng khoán SSI, quý lỗ gần nhất của Tân Tạo là quý IV/2022 với giá trị lỗ 10,14 tỷ đồng. Như vậy, sau 7 quý có lãi liên tiếp, Tân Tạo đã quay trở lại lỗ.

Thêm nữa, theo dữ liệu công bố từ quý III/2006 tới nay, chưa quý nào Công ty ghi nhận lỗ kỷ lục 329,83 tỷ đồng như quý IV/2022.

Trong kỳ, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 423,21 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 126,88 tỷ đồng, tức giảm 550,09 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 96,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 16,95 tỷ đồng về 0,61 tỷ đồng; lãi/lỗ công ty liên doanh, liên kết tăng 186,1%, tương ứng tăng thêm 3,89 tỷ đồng lên 5,98 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận dương 3.56 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 37,28 tỷ đồng, tức tăng thêm 40,84 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, việc ghi nhận lỗ trong quý cuối năm 2022 chủ yếu do công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lỗ 329,83 tỷ đồng.

Nguyên nhân lỗ trong kỳ chủ yếu do Công ty thực hiện giảm trừ doanh thu 2.142,25 tỷ đồng liên quan tới hợp đồng vừa Tân Tạo và CTCP Phát triển Năng lượng Tân tạo. Công ty cho biết thêm, việc phải thanh lý hợp đồng thuê đất liên quan đến dự án Kiên Lương, Tân Tạo cho biết điều này là bất khả kháng khi dự án không thể triển khai.

Với việc ghi nhận lỗ trong quý cuối năm 2022, Công ty đã xóa toàn bộ lãi kiếm được trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, lũy kế năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận 576,65 tỷ đồng, giảm 38,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 176,49 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 274,41 tỷ đồng, tức giảm 450,9 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Tân Tạo đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 777,69 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 186,85 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính với việc ghi nhận lỗ tới 176,49 tỷ đồng, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông giao cho Ban điều hành.

Chi tạm ứng 1.457,3 tỷ đồng cho bên liên quan

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Tân Tạo giảm 4,7% so với đầu năm, về 12.645,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 3.154,2 tỷ đồng, chiếm 24,9% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 3.617,4 tỷ đồng, chiếm 28,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 2.009 tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 1.878,3 tỷ đồng, chiếm 14,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 1.400,4 tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng tài sản.

Trong năm, biến động mạnh phần tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn tăng 112,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 1.669,8 tỷ đồng, lên 3.154,2 tỷ đồng; đầu tư tài chính dài hạn giảm 58,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.941,8 tỷ đồng, về 1.400,4 tỷ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn, Tân Tạo (ITA) ghi nhận lỗ 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022 ảnh 1
ITA tăng đầu tư vào Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương.

Công ty thuyết minh tài sản dở dang dài hạn tăng chủ yếu do ghi nhận 2.221,4 tỷ đồng Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương so với đầu năm chỉ ghi nhận 542,8 tỷ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn, Tân Tạo (ITA) ghi nhận lỗ 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022 ảnh 2
CTCP Phát triển Năng lượng Tân Tạo không còn là Công ty liên kết của Tân Tạo

Ngoài ra, đầu tư tài chính dài hạn giảm chủ yếu do Công ty không ghi nhận so với đầu năm là 1.752,7 tỷ đồng đầu tư vào CTCP Phát triển Năng lượng Tân Tạo.

Kinh doanh dưới giá vốn, Tân Tạo (ITA) ghi nhận lỗ 329,83 tỷ đồng trong quý IV/2022 ảnh 3
Tân Tạo chi tạm ứng cho bên liên quan lên tới 1.457,3 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối năm 2022, Tân Tạo có ghi nhận phải thu khác của bên liên quan lên tới 1.457,3 tỷ đồng liên quan chủ yếu là chi tạm ứng. Trong đó, 676,9 tỷ đồng CTCP Đại học Tân Tạo; 230,5 tỷ đồng CTCP Đầu tư Nghiên cứu & Xuất khẩu Gạo Thơm ITA-Rice; 176,9 tỷ đồng CTCP Đầu tư Tin học & Tư vấn Xây dựng Phương Nam; 82,2 tỷ đồng Quỹ ITA Vì tương lai; 81,8 tỷ đồng Trường Đại học Tân Tạo; 73,99 tỷ đồng CTCP Tập đoàn Tân Tạo …

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/2, cổ phiếu ITA giảm sàn 330 đồng về 4.500 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

Một cá nhân mua vào gần 10 triệu cổ phiếu Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) và trở thành cổ đông lớn

Ông Phạm Đình Thắng đã hoàn tất mua vào 9,5 triệu cổ phiếu HHV (tương ứng tỷ lệ 3,09% tổng số cổ phiếu HHV đang lưu hành) trong phiên giao dịch ngày 18/1.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Phạm Đình Thắng đã mua 9,5 triệu cổ phiếu HHV (tương ứng tỷ lệ 3,09% tổng số cổ phiếu HHV đang lưu hành) trong phiên giao dịch ngày 18/1.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu HHV mà ông Thắng nắm giữ tăng từ 7,81 triệu đơn vị lên 17,31 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 2,54% lên 5,62%. Với tỷ lệ sở hữu mới này, ông Thắng đã góp mặt trong danh sách cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả.

Tạm tính theo giá kết phiên 18/1 là 12.650 đồng/cp, ước tính ông Thắng đã phải chi ra khoản tiền hơn 120 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.

Ở chiều ngược lại, CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả đăng ký bán hơn 41,76 triệu cổ phiếu HHV, tương đương tỷ lệ 13,57% tổng số cổ phiếu lưu hành của HHV.

Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 16/1 – 14/2, theo phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định pháp luật. Mục đích thực hiện giao dịch được Hải Thạch B.O.T đưa ra là để duy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu HHV mà công ty nắm giữ giảm từ 103,66 triệu đơn vị xuống còn 61,9 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 33,68% xuống 20,11% tổng số cổ phiếu lưu hành của HHV.

Động thái mua vào hàng triệu cổ phiếu của ông Phạm Đình Thắng diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu HHV hồi phục gần 90% giá trị so với đáy ngắn hạn giữa tháng 11/2022 vừa qua. Kết phiên 1/2, giá mã cổ phiếu này dừng tại 12.650 đồng/cp.

1 Likes

Gần 93% quỹ đầu tư cổ phiếu lỗ nặng trong năm 2022

## Gần 93% quỹ cổ phiếu và cân bằng có tăng trưởng giá trị tăng trưởng tài sản (NAV) âm từ 10-30%. Các quỹ có tăng trưởng NAV dương hầu hết là các quỹ trái phiếu…

Ảnh minh họa.

Một con số được thống kê bởi Chứng khoán Nhất Việt cho thấy, hiệu suất các quỹ đầu tư năm 2022 sụt giảm mạnh, trong đó gần 93% quỹ cổ phiếu và cân bằng có tăng trưởng giá trị tăng trưởng tài sản (NAV) âm từ 10-30%. Các quỹ có tăng trưởng NAV dương hầu hết là các quỹ trái phiếu.

Tỷ trọng đầu tư các quỹ so với cuối năm 2021 giảm mạnh trên nhóm bất động sản. Ngược lại tăng đột biến trên tài nguyên cơ bản và điện nước & xăng dầu.

Sự lao dốc hiệu suất của các quỹ do chỉ số chứng khoán Việt Nam năm 2022 rơi vào xu hướng giảm mạnh nhất thế giới và khốc liệt nhất trong nhiều năm. VN-Index từ đầu năm 2022 giảm 42,83%. Theo thống kê ngày 27/12/22, VN-Index có mức giảm -34% từ đỉnh với 37% số ngành giảm mạnh hơn thị trường chung.

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán bị dịch chuyển sang các thị trường khác như phái sinh. Giá trị giao dịch phái sinh VN30 tăng đột biến vào tháng 04/22 khi VNIndex bắt đầu chu kỳ giảm giá, trong khi thanh khoản VN-Index sụt cho thấy cượng hợp đồng phòng vệ rủi ro tăng mạnh từ tháng 4 và thanh khoản thị trường cơ sở bị cạnh tranh bởi sức hút của thị trường phái sinh.

Bất động sản khó thanh lý dẫn đến rút tiền từ các nguồn thanh khoản cao khác như chứng khoán. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2022, tổng cung trên toàn thị trường đạt 41.886 sản phẩm, tương đương 77,9% so với 2021 và 24% so với 2018. Tỷ lệ hấp thụ bất động sản chỉ đạt 43%, sụt giảm mạnh vào quý 3 ở mức 33,5% do cung bất động sản cao cấp không phù hợp với nhu cầu sử dụng ở phân khúc thấp hơn.

Các hoạt động đầu tư bất động sản cũng chững lại sau giai đoạn giá bán tạo đỉnh đầu năm 2022, dẫn đến nhóm nhà đầu tư với lượng tiền đáng kể đang có xu hướng án binh bất động.

Bước sang năm 2023, theo đánh giá của Nhất Việt, chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản tại Việt Nam đang trong xu hướng tăng mạnh trở lại. Theo đó, cung tiền sẽ bị thu hẹp qua các chính sách điều hành của chính phủ và công cụ điều tiết của ngân hàng nhà nước. Xu hướng thắt chặt tiền tệ có thể tiếp diễn nhưng chậm hơn 2022.

Do đó, chưa có động lực tạo hưng phấn cho dòng tiền nội địa. Giá trị giao dịch từ nhà đầu tư cá nhân chiếm 80% giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng thường phản ứng chậm với xu hướng thị trường. Do đó, dòng tiền cá nhân giao dịch tiêu cực ở vùng đáy và hưng phấn ở vùng đỉnh.

Khả năng bứt phá của dòng tiền trong nước có khả năng xuất hiện khi lãi suất điều hành giảm; Room tín dụng nới lỏng; Các vấn đề trái phiếu được giải quyết’ Thị trường bất động sản tan băng; Lạm phát thấp.

Chứng khoán Nhất Việt dự báo dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân sẽ tiếp tục bán ròng trong Q1/2023 và giao dịch giằng co thiên về xu hướng bán ròng nhẹ. Nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia mua ròng tích cực hơn từ nửa cuối 2023 nếu thị trường chứng khoán chính thức thoát khỏi xu hướng giảm trung hạn.

Thực tế, thống kê của VnEconomy cho thấy, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bán ròng 4.878 tỷ đồng trên HOSE và bán ròng khớp lệnh là 9.228 tỷ đồng. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm DGC, DPM, DCM, PVT, REE. Trong khi đó họ bán ròng gồm HPG, SSI, VIC, CTG, VPB.

Đối với dòng vốn ngoại, giá trị giao dịch từ khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trong chu kỳ giảm giá với tỷ lệ 30-45% trên HSX; Giữ ổn định trong chu kỳ tích lũy với khoảng 20-30% trên HSX; Giảm trong chu kỳ tăng giá khoảng 10-20% trên HSX.

Khả năng bứt phá của dòng tiền khối ngoại có khả năng xuất hiện khi áp lực ngoại tệ giảm; lãi suất điều hành giảm; Room tín dụng nới lỏng; Lạm phát thấp.

Thống kê cho thấy tổ chức nước ngoài thường đẩy mạnh mua ròng ở các vùng giá thấp cho đến khi thị trường chứng khoán chính thức vào xu hướng tăng trung hạn.

Tuy vậy lượng giao dịch từ nước ngoài khó có thể bù đắp được thiếu hụt từ nhà đầu tư cá nhân với 80% tỷ trọng trên giá trị giao dịch. Do đó, sự tích cực từ nước ngoài không chắc chắn sẽ hỗ trợ thanh khoản thị trường tăng quá mạnh. Dự báo dòng tiền từ nước ngoài sẽ tương đối tích cực trong Q1/2023, sau đó giao dịch giằng co.

P/E VN-Index ngày 31/12/2022 ở mức 10,46, thấp so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan (17,76), Indonesia (12,59) cũng như các thị trường phát triển như Mỹ (20,46) và Anh (14,42). So sánh với các giai đoạn biến động trong quá khứ, PE hiện tại của VN-Index vẫn ở mức thấp, tương đương với những vùng tạo đáy dài hạn của thị trường

Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2023 được dự báo không quá khả quan với hơn 50% số ngành tăng trưởng không vượt quá 2 chữ số và 20% số ngành tăng trưởng âm do kết quả kinh doanh năm 2022 hình thành mức nền cao và dự báo kinh tế khó khăn trong năm 2023.

1 Likes

Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng bất chấp Fed nâng lãi suất thêm 0,25%

Thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong phiên hôm qua khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố tăng lãi suất thêm 0,25% và báo hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho đến khi lạm phát về mục tiêu.

Đúng như dự đoán, trong cuộc họp kết thúc vào rạng sáng nay (giờ Việt Nam), Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 4,5-4,75%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007. Đây là đợt nâng lãi suất chuẩn thứ 8 kể từ tháng 3/2022 nhằm kìm hãm lạm phát “nóng” nhất trong 40 năm.

Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng bất chấp Fed nâng lãi suất thêm 0,25% - 1
Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định lạm phát đang giảm, song vẫn còn cao và ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn nhiều việc phải làm (Ảnh: Reuters).

Tuyên bố sau cuộc họp, Fed cho biết “lạm phát đã hạ nhiệt phần nào, nhưng vẫn còn cao”. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất của Fed không hề có dấu hiệu nào cho thấy đợt tăng lãi suất sắp chấm dứt.

Thị trường chứng khoán Mỹ ban đầu giảm mạnh sau tuyên bố của Fed, với Dow Jones có lúc sụt hơn 500 điểm. Tuy nhiên, sau đó, thị trường đồng loạt khởi sắc trở lại và kết thúc phiên trong sắc xanh khi nhà đầu tư bỏ qua mức tăng lãi suất 0,25% mà thay vào đó tập trung vào khẳng định “lạm phát đang giảm” của Chủ tịch Fed Jerome Powel.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/2, chỉ số S&P 500 tăng 1,05% lên mức 4.119,21 điểm, đảo ngược mức giảm gần 1% trước đó. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 2%, đóng cửa ở mức 11.816,32 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 6,92 điểm, tương đương 0,02% lên 34.092,96 điểm.

Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng bất chấp Fed nâng lãi suất thêm 0,25% - 2
Chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong phiên Fed tăng lãi suất (Ảnh: CNBC).

Đợt tăng lãi suất lần này của Fed thể hiện sự chậm lại so với mức tăng 0,5% hồi tháng 12/2022. Điều này khiến các nhà đầu tư hy vọng ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chiến dịch thắt chặt mạnh mẽ của mình. Điều này càng được củng cố nhờ những bình luận của ông Powell.

Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra sau đó, ông Powell nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Fed có thể nói rằng lạm phát đã bắt đầu giảm. Và điều đó đã thực sự được nhìn thấy trong giá cả hàng hóa.

Tuy nhiên, Fed không hề đưa ra dấu hiệu nào về việc tạm dừng tăng lãi suất, thay vào đó nói rằng: “Việc tăng (lãi suất) liên tục trong phạm vi mục tiêu là phù hợp để đạt được lập trường chính sách tiền tệ đủ để đưa lạm phát trở lại mức 2%”.

Ông Powell cũng nhấn mạnh thêm rằng Fed sẽ cần phải hạn chế trong một thời gian nữa và ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn nhiều việc phải làm.

Bill Zox, giám đốc danh mục đầu tư tại Brandywine Global, cho biết: “Tôi chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy Fed sẵn sàng cắt giảm lãi suất trong năm 2023”. “Tôi thậm chí không chắc Fed có đang cố gắng để đạt được hạ cánh mềm hay không. Mặc dù họ sẽ không bao giờ nói vậy nhưng có thể họ thích khía cạnh phục hồi của suy thoái và thị trường giá xuống hơn”, ông nói.

Thị trường Phố Wall sắp trải qua một tháng hồi phục mạnh mẽ. Chỉ số S&P 500 đạt hiệu suất tháng 1 tốt nhất kể từ năm 2019, trong khi chỉ số Nasdaq ghi nhận mức tăng tháng 1 mạnh nhất trong 22 năm.

1 Likes

Bán gần 300.000 con heo và 300.000 tấn chuối chưa đủ trả lãi vay, “bí mật” cho mức lãi đều đặn trăm tỷ/tháng của Hoàng Anh Gia Lai là gì?

Bán gần 300.000 con heo và 300.000 tấn chuối chưa đủ trả lãi vay, “bí mật” cho mức lãi đều đặn trăm tỷ/tháng của Hoàng Anh Gia Lai là gì?

80% các khoản phải thu của HAGL đang dành cho các bên liên quan.

Bắt đầu công bố kết quả kinh doanh từng tháng kể từ giữa năm 2022, CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) cho thấy một mức lợi nhuận sau thuế khá đều đặn trên dưới 100 tỷ đồng/tháng, tương đương 3,5 - 4 tỷ đồng/ngày. Trong đó, lợi nhuận cao nhất được ghi nhận vào tháng 7 và tháng 8, trong khi tháng 12 bất ngờ giảm mạnh chỉ còn một nửa, tức 66 tỷ đồng.

Bán gần 300.000 con heo và 300.000 tấn chuối chưa đủ trả lãi vay, “bí mật” cho mức lãi đều đặn trăm tỷ/tháng của Hoàng Anh Gia Lai là gì? - Ảnh 1.

Lợi nhuận nghìn tỷ hoàn toàn đến từ hoàn nhập dự phòng

Mặc dù biến động bất ngờ vào tháng cuối cùng, nhưng kết quả kinh doanh cả năm của HAGL vẫn vừa vặn vượt 5% kế hoạch. Năm 2022, HAGL tiêu thụ 292.847 con heo thịt và 281.275 tấn cây ăn trái, trong đó 57% sản lượng chuối dành cho xuất khẩu và 53% còn lại được dùng để sản xuất thức ăn gia súc.

Bán hàng trăm nghìn con heo và tấn chuối, HAGL báo doanh thu thuần trong năm này đạt 5.081 tỷ đồng. 1.165 tỷ đồng lợi nhuận gộp được ghi nhận, tương đương biên LNG là 23%, thấp hơn một chút so với mức 24% của năm 2021.

Tuy nhiên, riêng chi phí tài chính đã lên tới 1.635 tỷ đồng. Có nghĩa là lợi nhuận làm ra từ trồng chuối, nuôi heo còn chưa đủ để trả cho lãi vay và các chi phí tài chính khác. Doanh thu tài chính cũng là một khoản đáng kể, nhưng 400 tỷ đồng lãi từ tiền cho vay là con số nhỏ so với gần 780 tỷ đồng chi phí lãi vay.

Và do đó, mức lợi nhuận trước thuế 1.091 tỷ đồng đạt được trong năm 2022 vẫn đến hoàn toàn từ việc hoàn nhập dự phòng. Khoản hoàn nhập này lên tới 1.561 tỷ đồng, được ghi nhận trong chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng như thường lệ, không được HAGL thuyết minh cụ thể.

Bán gần 300.000 con heo và 300.000 tấn chuối chưa đủ trả lãi vay, “bí mật” cho mức lãi đều đặn trăm tỷ/tháng của Hoàng Anh Gia Lai là gì? - Ảnh 2.

Công cụ điều tiết lợi nhuận cho HAGL

Cho đến thời điểm cuối năm, HAGL đã cho các bên liên quan – bao gồm cả cá nhân và tổ chức - vay ngắn hạn và dài hạn gần 5.700 tỷ đồng, bên cạnh đó là hơn 1.300 tỷ cho mượn và lãi từ cho vay đối với các bên này nhưng chưa thu. Tính cả các khoản phải thu từ giao dịch mua bán hàng hóa, 80% các khoản phải thu của HAGL đang dành cho các bên liên quan.

Lê Me đang là công ty có số dư lớn nhất, tổng cộng gần 4.000 tỷ bao gồm cho vay ngắn hạn 2.753 tỷ, cho vay dài hạn 149 tỷ, phải thu lãi cho vay 650 tỷ, phải thu dài hạn từ hợp tác kinh doanh 440 tỷ.

Một bên liên quan đáng chú ý khác là CTCP Gia súc Pơ Lang. Tính đến cuối năm 2021, đơn vị này vay HAGL số tiền 1.149 tỷ đồng (tính cả lãi vay). Vào ngày cuối cùng của tháng 3/2022, Pơ Lang đã được chuyển thành công ty con của HAGL với tỷ lệ sở hữu 99,75%. Cùng với việc chuyển đổi này, khoản cho Pơ Lang vay đã không còn trên báo cáo tài chính quý 2/2022 của công ty.

Các khoản cho vay hàng nghìn tỷ đồng của HAGL đối với các bên liên quan được tài trợ bằng việc HAGL đi vay. Nhưng quan trọng hơn việc thu lãi hàng trăm tỷ đồng, nó giúp công ty điều tiết lợi nhuận trong từng thời kỳ nhờ vào việc trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng.

Với số dư gần 8.000 tỷ đồng cho vay các bên liên quan, việc điều tiết hoàn nhập hay trích lập dự phòng để có mức lợi nhuận đều đặn theo từng tháng dường như không phải là điều khó khăn.

Một điểm đáng chú ý khác trong BCTC năm 2022 của HAGL là khoản tài sản dở dang dài hạn với số dư 4.646 tỷ đồng – tăng 1.151 tỷ so với hồi đầu năm. Trong đó chi phí phát triển vườn cây ăn quả là 2.958 tỷ đồng – tăng gần 600 tỷ, dự án chăn nuôi là 1.616 tỷ - tăng gần 680 tỷ nhưng đã giảm 210 tỷ so với thời điểm đầu quý 4.

Việc ghi nhận chi phí phát triển vườn cây ăn quả vào tài sản dở dang dài hạn trên bảng cân đối kế toán giúp cho HAGL chưa phải ghi nhận chi phí vào báo cáo kết quả kinh doanh và gây áp lực lên lợi nhuận của công ty.

1 Likes

Lộc Trời thu kỷ lục gần nửa tỷ USD

Doanh số mảng lương thực tăng gấp rưỡi đã đóng góp lớn nhất vào nguồn thu của Lộc Trời năm qua, vượt qua lĩnh vực truyền thống là thuốc bảo vệ thực vật.

Tập đoàn Lộc Trời (LTG) công bố kết quả kinh doanh quý IV với doanh thu thuần giảm nhẹ so với mức đỉnh cùng kỳ xuống 3.062 tỷ đồng. Hiệu quả kinh doanh được cải thiện khi lãi gộp tăng 10% đạt 732 tỷ đồng.

Công ty còn có nguồn thu từ hoạt động tài chính đột biến gấp 11 lần cùng kỳ đạt gần 165 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính cũng cao gấp đôi lên 225 tỷ đồng.

Công ty còn tiết giảm được đáng kể chi phí bán hàng (-7%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (-29%). Do vậy, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 34% đạt gần 209 tỷ đồng và là mức kỷ lục trong một quý.

Tỷ đồngTỷ đồngKẾT QUẢ KINH DOANH CỦA LỘC TRỜIDoanh thu thuầnLãi sau thuếNăm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 202202.5k5k7.5k10k12.5k300325350375400425

Năm 2021

Doanh thu thuần:10.224 Tỷ đồng

Tính chung cả năm, ông lớn ngành nông nghiệp ghi nhận con số doanh thu thuần kỷ lục hơn 11.690 tỷ đồng (gần 0,5 tỷ USD), tăng 14% so với mức đỉnh năm ngoái.

Đáng chú ý khi mảng lương thực đã vươn lên trở thành ngành hàng đóng góp chủ lực vào doanh thu với con số hơn 6.430 tỷ đồng, tăng trưởng 58%. Trong khi mảng thuốc bảo vệ thực vật giảm 14% chỉ còn 4.393 tỷ đồng. Ngành hạt giống thu về 664 tỷ, ngành bao bì có 150 tỷ và phần còn lại đến từ mảng khác.

Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp thấp hơn cũng như sự gia tăng mạnh chi phí tài chính khiến có lợi nhuận trước thuế chỉ còn tăng trưởng 6% đạt 558 tỷ đồng. Thậm chí, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên khiến lợi nhuận sau thuế giảm 1,5% về 412 tỷ đồng.

Theo kế hoạch đề ra cho cả năm, cổ đông Lộc Trời thông qua mục tiêu lợi nhuận 400 tỷ đồng. Như vậy, dù bị suy giảm, công ty vẫn vượt 3% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính đến cuối năm ngoái, quy mô tổng tài sản của tập đoàn này đạt hơn 8.700 tỷ đồng, mở rộng 11% trong một năm qua. Phần lớn tài sản nằm ở khoản phải thu, hàng tồn kho và lượng tiền thanh khoản cao (930 tỷ đồng).

Công ty đẩy mạnh vay nợ để tài trợ cho hoạt động mở rộng kinh doanh với vay tài chính tổng cộng 3.848 tỷ đồng, tăng thêm 6% sau một năm. Vốn chủ sở hữu gần 3.153 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nguồn vốn.

1 Likes

Công ty lỗ trên 1.068 tỷ đồng, chị gái Chủ tịch POM muốn bán hết hơn 2,4 triệu cổ phiếu

## Bà Trương Geb Đỗ Thị Cẩm Hương (quốc tịch Đức) – chị gái ông Đỗ Tiến Sĩ, Chủ tịch HĐQT POM vừa đăng ký bán hết hơn 2,4 triệu cổ phiếu POM, chiếm 0,89%…

Sơ đồ giá cổ phiếu POM từ đầu năm 2022 đến nay trên HOSE.

Bà Trương Geb Đỗ Thị Cẩm Hương thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty Cổ phần Thép POMINA (mã POM-HOSE).

Cụ thể: bà Trương Geb Đỗ Thị Cẩm Hương (quốc tịch Đức) – chị gái ông Đỗ Tiến Sĩ, Chủ tịch HĐQT POM vừa đăng ký bán hết hơn 2,4 triệu cổ phiếu POM, chiếm 0,89%. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng thời gian từ ngày 6/2 đến ngày 7/3/2023.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/2/2023, giá cổ phiếu POM giảm 5,20% xuống còn 5.450 đồng/cổ phiếu và tạm tính tại mức giá trên, số tiền chị gái Chủ tịch Pomina có thể thu về vào khoảng 13,5 tỷ đồng.

Động thái muốn thoái vốn của bà Cẩm Hương diễn ra trong bối cảnh Pomina vừa báo lỗ quý thứ 3 liên tiếp. Cụ thể: POM công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu tụt dốc quý thứ 4 liên tiếp kể từ mức đỉnh 4.429 tỷ đồng hồi quý 4 năm ngoái xuống chỉ còn 1.804 tỷ, tương ứng giảm 60%.

Giá vốn hàng bán giảm một nửa so với cùng kỳ làm công ty lỗ gộp 241,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt gần 210 tỷ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính của POM giảm 6 tỷ so với cùng kỳ về còn 30,3 tỷ; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 17 tỷ về mức 27,6 tỷ đồng và chi phí tài chính tăng 34 tỷ lên mức 185 tỷ đồng…

Đáng chú ý, công ty ghi nhận khoản thu nhập khác tăng mạnh lên tới 644 tỷ đồng, trong khi đó, POM cũng phát sinh khoản chi phí khác tới gần 680 tỷ nên sau cùng, công ty gánh thêm khoản lỗ khác gần 35,3 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 5 tỷ).

Sau trừ các khoản thuế phí, POM lỗ ròng tới gần 461 tỷ đồng trong quý 4/2022, cùng kỳ lãi 0,6 tỷ và giảm đáng kể so với con số âm 716 tỷ đồng trong quý 3.

POM cho biết, lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 âm là do tín dụng ngân hàng thắt chặt, tỷ giá, lãi suất tăng mạnh…trong khi giá nguyên liệu nhập về còn cao, trên thị trường nhu cầu tiêu thụ thép sụt giảm khiến công ty gánh lỗ lớn trong kỳ.

Tính chung cả năm 2022, POM ghi nhận tổng doanh thu đạt 12.956 tỷ đồng, giảm 1.100 tỷ so với năm trươc và thấp hơn gần 14% kết hoạch doanh thu cả năm và lợi nhuận sau thuế âm hơn 1.068 tỷ đồng - trong khi cùng kỳ lãi hơn 206 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của POM giảm mạnh gần 4.000 tỷ so với đầu năm từ 14.985 tỷ xuống 11.028 tỷ đồng - trong đó tiền mặt và tương đương giảm hơn 50% từ 424 tỷ còn 206 tỷ; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 650 tỷ về mức 1.972 tỷ đồng; tồn kho giảm mạnh từ 4.746 tỷ xuống còn 1.164 tỷ - trong đó, đã bao gồm 71 tỷ trích lập dự phòng giảm giá là gần 71 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận âm gần 288 tỷ đồng - trong khi thời điểm đầu năm là dương gần 634 tỷ.

Nguồn bài viết: Công ty lỗ trên 1.068 tỷ đồng, chị gái Chủ tịch POM muốn bán hết hơn 2,4 triệu cổ phiếu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Mới 2 phiên đầu tháng 2, nước ngoài đã giải ngân mạnh gần nghìn tỷ vào các mã STB, HPG

STB khớp ngay 4,7 triệu cổ giá đỏ phiên ATC

HPG cũng khớp 1,1 triệu cổ ATC

Tin vui đầu năm của Hoà Phát: “Đột nhập” chuỗi siêu thị WinMart bán nửa triệu quả trứng gà/tháng, nâng giá bán thép HRC và thép xây dựng

Tin vui đầu năm của Hoà Phát: “Đột nhập” chuỗi siêu thị WinMart bán nửa triệu quả trứng gà/tháng, nâng giá bán thép HRC và thép xây dựng

Hoà Phát đang tích cực đẩy mạnh hoạt động không chỉ ở mảng kinh doanh chủ lực là thép mà ở lĩnh vực nông nghiệp, Hoà Phát tiếp tục bắt tay với chuỗi siêu thị WinMart, cung cấp khoảng 500.000 – 550.000 quả trứng gà sạch đã được gia công thông qua các đại lý phân phối.

Tập đoàn Hoà Phát vừa công bố, Hòa Phát đã ký hợp đồng gia công sản phẩm trứng gà sạch vào chuỗi các siêu thị WinMart.

Theo hợp đồng hợp tác, Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ phối hợp cùng đại lý của công ty phân phối đến hệ thống siêu thị WinMart. Khi lên kệ siêu thị Winmart, bao bì sản phẩm có nhãn hiệu O’lala, ghi rõ nguồn gốc được sản xuất bởi Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ.

Trung bình mỗi tháng, Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ sẽ cung cấp khoảng 500.000 – 550.000 quả trứng gà sạch đã được gia công vào chuỗi siêu thị WinMart thông qua các đại lý phân phối.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe khi vào chuỗi siêu thị WinMart, Công ty đã kiểm tra chất lượng trứng đã gia công tại kho lọc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo trứng gà tươi 100%, an toàn với nguồn dinh dưỡng đạt chuẩn. Trứng được xử lý theo công nghệ diệt khuẩn UV. Trọng lượng mỗi quả trứng đạt từ 55 đến 57g.

Tin vui đầu năm của Hoà Phát: “Đột nhập” chuỗi siêu thị WinMart bán nửa triệu quả trứng gà/tháng, nâng giá bán thép HRC và thép xây dựng - Ảnh 1.

Gà đẻ trứng của Hòa Phát có nguồn gốc giống từ Hyline International, nhập khẩu trực tiếp từ các trang trại tại Australia, Anh, Mỹ và được nuôi theo mô hình công nghệ cao tại trại giống, tập trung theo chuẩn VietGAP.

Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát cho biết: “ Winmart là một trong những hệ thống siêu thị lớn nhất tại Việt Nam, có nhiều tiêu chuẩn khắt khe về sản phẩm đầu vào. Vì vậy, khi ký thành công hợp đồng hợp tác gia công trứng sạch để cung cấp vào hệ thống siêu thị này, tôi thấy đây là một sự ghi nhận cho chất lượng sản phẩm trứng cũng như chất lượng dịch vụ của Công ty Gia cầm Hòa Phát ”.

Tại Hà Nội, Hòa Phát đang cung cấp trứng gà sạch vào hơn 100 siêu thị, cửa hàng. Cụ thể, hàng ngày có khoảng 50.000 - 60.000 quả trứng gà vào toàn bộ hệ thống siêu thị WinMart, Coop Mart, BRGMart và minimart Haprofood/BRGMart, BRGIntershop. Ngoài ra, trứng gà Hòa Phát còn được cấp vào hệ thống siêu thị của K.Mart/T.Mart.

Còn trong mảng thép, mới đây, việc thị trường thép Trung Quốc diễn biến tích cực trước Tết Nguyên đán trở thành cơ sở để nhiều thành phần tham gia thị trường dự đoán Hòa Phát sẽ nâng giá HRC lên 650 USD/tấn (giá CFR). Tuần trước, các thương nhân dự báo các đơn bán HRC từ Trung Quốc sẽ tăng lên 650 USD/tấn (CFR) trong tuần này.

Giá bán này được nhận định là không cao nếu chào bán ở thị trường quốc tế. Tuy vậy, hiện lượng hàng xuất khẩu của Hoà Phát không có nhiều do sau khi đóng cửa một số lò cao, tập đoàn hiện có 2/4 lò cao ở Dung Quất đang hoạt động.

Giá mới của Hòa Phát cũng được cho là tính tới việc giá của thị trường Trung Quốc đang giảm. Tại thị trường Trung Quốc, một nhà máy đang chào bán HRC ở mức 637 USD/tấn (giá CFR) vào sáng ngày 31/01/2023. Giá thép ở Trung Quốc điều chỉnh khiến nhà máy này sẵn lòng chấp nhận mức giá 628-630 USD/tấn.

Trong lịch sử, đây không phải lần đầu tiên Hoà Phát nâng giá bán thép xây dựng. Trong lần gần nhất, Hòa Phát điều chỉnh tăng 210,000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15.15 triệu đồng/tấn và 15.23 triệu đồng/tấn.

Không riêng Hoà Phát, từ cuối tháng 1, loạt công ty thép thông báo điều chỉnh tăng giá bán mặt hàng thép lần thứ 2 liên tiếp. Thép Việt Đức, Hòa Phát, Việt Ý, Pomina… đồng loạt tăng giá trên toàn quốc đối với sản phẩm thép cuộn xây dựng và thép cây ở mức trung bình 200,000-400,000 đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).

Dù KQKD của các DN thép vẫn chưa khả quan, từ cuối năm 2022, thị trường thép lại ghi nhận nhiều diễn biến tích cực. Đơn cử có Hoà Phát thông báo khởi động lại lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm.

Năm 2022, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021, bao gồm phôi thép, thép xây dựng, HRC.

cứ tưởng mua nửa số cổ

Phân bổ gần 640.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong tháng đầu năm

## Chỉ trong tháng 1, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ráo riết phân bổ vốn đầu tư công năm 2023, với tỷ lệ cao so với kế hoạch vốn Thủ tướng giao, lên tới 638.613 tỷ đồng…

Tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đã phân bổ đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng giao.

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 là 756.111,862 tỷ đồng (không bao gồm 6.753 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển đã giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 18/11/2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 hỗ trợ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao), trong đó, vốn trong nước là 727.111,86 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng.

PHÂN BỔ ĐẠT 90% KẾ HOẠCH ĐƯỢC GIAO

Thống kê cho thấy, đến cuối tháng 1, tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đã phân bổ là 638.613,081 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,198 tỷ đồng).

Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương mà các địa phương giao tăng là 36.180,476 tỷ đồng thì tổng số vốn đã phân bổ là 602.432,605 tỷ đồng, đạt 85,2% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Như vậy, tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 104.611,593 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Cụ thể, số vốn chưa phân bổ của các bộ, cơ quan trung ương là 22.751,426 tỷ đồng, chiếm 11,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 21.682,581 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.068,845 tỷ đồng).

Còn số vốn chưa phân bổ tại các địa phương là 81.860,167 tỷ đồng, chiếm 15,96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 79.951,771 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.908,396 tỷ đồng).

Đáng chú ý, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Hải Phòng (100%), Ninh Bình (100%), Văn phòng Trung ương Đảng (80,2%).

Báo cáo của Bộ Tài chính cũng nêu rõ đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia), trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, có 14/33 bộ, cơ quan trung ương và 40/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Như vậy, theo quan sát ngay trong tháng đầu năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ráo riết phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công được giao, làm tiền đề giải ngân số vốn ngân sách kỷ lục trong năm.

CÒN NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG PHÂN BỔ

Theo lý giải của Bộ Tài chính, nguyên nhân vốn trong nước chưa phân bổ chủ yếu là do các dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết kế hoạch vốn, trong đó chủ yếu là các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

“Còn vốn nước ngoài chưa phân bổ do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư”, Bộ Tài chính thông tin.

Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, có 32/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 18/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương.

Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi ngân sách địa phương.

Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia, đến thời điểm cuối tháng 1, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 39/48 địa phương.

Hiện có 16/39 địa phương đã phân bổ vốn chi tiết đến danh mục dự án nhưng trong đó có 9/16 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn; 23/39 địa phương mới phân bổ vốn cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có 8/23 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn.

Qua quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà soát việc phân bổ kế hoạch vốn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Bộ Tài chính nhận thấy còn một số vấn đề tồn tại như: phân bổ vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện giải ngân.

Theo đó, “dự án khởi công mới chưa có quyết định đầu tư; dự án chuẩn bị đầu tư chưa có dự toán chuẩn bị đầu tư được phê duyệt; phân bổ nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cho một số dự án không thuộc danh mục dự án sử dụng nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội…”, Bộ Tài chính nêu rõ.

Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề nghị điều chỉnh lại kế hoạch phân bổ chi tiết theo đúng quy định làm căn cứ để nhập dự toán và kiểm soát thanh toán cho các dự án.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 570 tỷ đồng, tập trung gom HPG, STB

Về giao dịch khối ngoại, nhà đầu tư ngoại trở lại với tổng giá trị lên tới 569 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán khép lại phiên giao dịch cuối tuần bằng trạng thái giằng co. VN-Index liên tục đổi màu, song cuối phiên vẫn không thoát khỏi sắc đỏ. Tâm lý thị trường thận trọng khiến thanh khoản tiếp tục “hụt hơi”, giá trị giao dịch trên HOSE giảm về quanh mốc 10.700 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hôm nay phiên cơ cấu danh mục của quỹ ETF nội mô phỏng theo các rổ chỉ số như VN30, VNFINLead và VNDiamond đã công bố danh mục mới trước đó. Đối với VN30-Index, rổ này sẽ thêm mới BCM đồng thời loại KDH ra khỏi danh mục. Trong khi đó, chỉ số VNFIN Lead, VNDiamond giữ nguyên danh mục như kỳ trước, song tỷ trọng danh mục được tính lại theo số liệu cập nhật. Trên thị trường, BCM được thêm mới nhưng giao dịch không mấy khởi sắc khi kết phiên đứng tham chiếu. Chiều ngược lại, KDH lại duy trì sắc xanh với mức tăng 1,3%.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,44 điểm (-0,04%) xuống 1.077 điểm. HNX-Index giảm 0,02 điểm xuống 215 điểm và UPCoM-Index tăng 0,66 điểm lên 75 điểm.

Về giao dịch khối ngoại, nhà đầu tư ngoại trở lại với tổng giá trị lên tới 569 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 530 tỷ đồng

Tại chiều mua, STB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 171 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HPG xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 107 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng cổ phiếu ngân hàng là NVL và VCB với giá trị lần lượt 50 tỷ và 31 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 570 tỷ đồng, tập trung gom HPG, STB - Ảnh 1.

Ngược lại, KDC chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 11 tỷ đồng; theo sau HHV, MSN bị bán khoảng 10 và 9 tỷ đồng mỗi mã.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 17 tỷ đồng

IDC được khối ngoại mua ròng với 10 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại cò n tìm tới PVS, MBS, CEO,… với giá trị mua ròng từ vài tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 570 tỷ đồng, tập trung gom HPG, STB - Ảnh 2.

Tại chiều bán, TVD bị bán 400 triệu đồng. S55, THD, DHP… bị bán ròng vài trăm triệu trên HNX.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 22 tỷ đồng

Cụ thể, cổ phiếu BSR hôm nay được khối ngoại mua 19 tỷ đồng, tương tự, QNS, VEA, ACV cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 570 tỷ đồng, tập trung gom HPG, STB - Ảnh 3.

Ngược lại, VTP hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 1 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại MCH, CLX, HNI,…

TP.HCM: Sở hữu nhà thứ 2 có thể chịu phí trước bạ tối đa 1 tỷ đồng

Nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, TP.HCM đề xuất thu bổ sung với người sở hữu từ hai bất động sản trở lên.

Hai phương án

UBND TP.HCM vừa xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 (Nghị quyết 54) của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển thành phố.

So với dự thảo trình Chính phủ vào tháng 12/2022, dự thảo thay thế Nghị quyết 54 trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định lần này, UBND TP.HCM có cập nhật nhiều nội dung. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất 2 phương án thu thuế nhà đất thứ hai trở lên.

Phương án 1: Thí điểm thu thuế đối với nhà ở và đất ở, mà người có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở không trực tiếp sử dụng để ở cho cá nhân và gia đình, tức nhà đất thứ hai trở lên. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về căn cứ tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế và thời gian áp dụng.

TP.HCM đề xuất 2 phương án thu thuế nhà đất thứ hai trở lên. (Ảnh: Nguyễn Phương)

Phương án 2: Chấp thuận cho TP.HCM tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên, như: Lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên.

Khi đó, HĐND TP.HCM sẽ quyết định áp dụng tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (không quá 5 lần mức thu hiện hành) và tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên (không quá 2 lần mức thu hiện hành);

Tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2% và mức tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 1 tỷ đồng/hồ sơ.

TP.HCM đề xuất đưa 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu thuế nhà đất thứ hai trở lên vào ngân sách thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và Thành phố cho đến hết thời gian thực hiện nghị quyết.

Hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất

Theo UBND TP.HCM, nếu không ban hành cơ chế đặc thù thu thuế nhà đất thứ hai trở lên thì Thành phố chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn về điều tiết tình trạng đầu cơ nhà đất trên địa bàn.

Thu thuế nhà đất thứ hai trở lên sẽ có 3 thách thức cho TP.HCM, đó là: Phải đảm bảo điều chỉnh bất cập trong hệ thống thuế hiện hành vì chưa phân biệt rõ đối với tài sản thứ hai trở lên; phải đảm bảo điều chỉnh đúng đối tượng; rà soát cơ sở dữ liệu về nhà ở, định giá nhà đất, thông tin nhà đất trên phạm vi một địa phương và sự liên kết thông tin với các địa bàn khác.

Đối với phương án 1, TP.HCM cho rằng khi thực hiện sẽ tác động sâu rộng đến người dân. Do vậy, cần tính toán cụ thể.

Với phương án 2, trước mắt có thể điều chỉnh hành vi đầu cơ nhà đất trên địa bàn. Từ đó, làm tiền đề cho việc ban hành sắc thuế mới.

Để xác định đối tượng thu và mức thu thuế nhà đất thứ hai trở lên, cần phải có cơ sở dữ liệu liên quan đến bất động sản trên địa bàn thành phố.

Những thông tin tối thiểu cần có như: Thông tin chủ sở hữu, sử dụng nhà đất, bao gồm cả các đồng sở hữu, đồng sử dụng; thông tin địa chính, lịch sử chuyển nhượng của nhà đất.

Theo TP.HCM, đây là những nội dung cần sự phối hợp giữa thành phố và các cơ quan Trung ương. Thành phố sẽ tích cực triển khai thu thập thông tin để làm cơ sở đề xuất ban hành cụ thể chính sách.

Từ những phân tích về tác động của chính sách thu thuế đối với nhà đất thứ hai trở lên như nói trên, TP.HCM kiến nghị lựa chọn phương án 2.

Nguồn: Vietnamnet