Chứng sỹ săn tin!

PNJ niêm yết thêm 81 triệu cổ phiếu lên sàn

Theo CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ), trong tháng 2/2023 doanh nghiệp sẽ niêm yết lên sàn HoSE thêm 81,9 triệu cổ phiếu.
Sau khi niêm yết thành công, số lượng cổ phiếu PNJ trên sàn là 328,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 3.281,6 tỷ đồng giá trị chứng khoán niêm yết (theo mệnh giá). Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực là ngày 7/2/2023.

Việc phát hành cổ phiếu trên sàn của PNJ được thực hiện nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Trên sàn chứng khoán, chốt phiên 3/2, giá cổ phiếu PNJ đang ở mức 82.100 đồng/cp, giảm 12% so với đỉnh ngắn hạn 27/1 và giảm 14% so với đỉnh lịch sử 95.730 đồng/cp phiên 29/6/2022.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất của PNJ, quý 4/2022, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 8.301 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 466 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%.

Lũy kế cả năm 2022, PNJ đạt hơn 33.876 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 1.807 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 73% và 76% so với năm 2021. So với kế hoạch năm 2022, PNJ đã vượt 31% kế hoạch về doanh thu và 37% về lợi nhuận.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của PNJ đạt 13.321 tỷ đồng, tăng 25% so với mức 10.619 tỷ đồng ghi nhận ngày đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng từ gần 8.755 tỷ đồng đầu năm lên gần 10.506 tỷ đồng vào cuối năm 2022 (chiếm 79% tổng tài sản). Đây cũng là mức tồn kho kỷ lục của doanh nghiệp từ trước tới nay. Công ty gia tăng hàng tồn kho khi bước vào mùa cao điểm tiêu thụ vàng - dịp Tết Nguyên đán và ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch).

Nợ phải trả của PNJ ở mức hơn 4.733 tỷ đồng, tăng gần 3% so với mức 4.606 tỷ đồng ngày đầu năm, chủ yếu do khoản phải trả người lao động gấp 2,3 lần (hơn 890 tỷ đồng); vay nợ thuê ngắn hạn 2.683 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tại thời điểm 31/12/2022, vốn chủ sở hữu PNJ gần 8.588 tỷ đồng, tăng 43%; bao gồm hơn 1.212 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển (tăng 51%) và gần 2.666 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 37%).

Nguồn bài viết: PNJ niêm yết thêm 81 triệu cổ phiếu lên sàn | Mekong ASEAN

PNJ niêm yết thêm 81 triệu cổ phiếu lên sàn

Theo CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ), trong tháng 2/2023 doanh nghiệp sẽ niêm yết lên sàn HoSE thêm 81,9 triệu cổ phiếu.
Sau khi niêm yết thành công, số lượng cổ phiếu PNJ trên sàn là 328,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 3.281,6 tỷ đồng giá trị chứng khoán niêm yết (theo mệnh giá). Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực là ngày 7/2/2023.

Việc phát hành cổ phiếu trên sàn của PNJ được thực hiện nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Trên sàn chứng khoán, chốt phiên 3/2, giá cổ phiếu PNJ đang ở mức 82.100 đồng/cp, giảm 12% so với đỉnh ngắn hạn 27/1 và giảm 14% so với đỉnh lịch sử 95.730 đồng/cp phiên 29/6/2022.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất của PNJ, quý 4/2022, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 8.301 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 466 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%.

Lũy kế cả năm 2022, PNJ đạt hơn 33.876 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 1.807 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 73% và 76% so với năm 2021. So với kế hoạch năm 2022, PNJ đã vượt 31% kế hoạch về doanh thu và 37% về lợi nhuận.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của PNJ đạt 13.321 tỷ đồng, tăng 25% so với mức 10.619 tỷ đồng ghi nhận ngày đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng từ gần 8.755 tỷ đồng đầu năm lên gần 10.506 tỷ đồng vào cuối năm 2022 (chiếm 79% tổng tài sản). Đây cũng là mức tồn kho kỷ lục của doanh nghiệp từ trước tới nay. Công ty gia tăng hàng tồn kho khi bước vào mùa cao điểm tiêu thụ vàng - dịp Tết Nguyên đán và ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch).

Nợ phải trả của PNJ ở mức hơn 4.733 tỷ đồng, tăng gần 3% so với mức 4.606 tỷ đồng ngày đầu năm, chủ yếu do khoản phải trả người lao động gấp 2,3 lần (hơn 890 tỷ đồng); vay nợ thuê ngắn hạn 2.683 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tại thời điểm 31/12/2022, vốn chủ sở hữu PNJ gần 8.588 tỷ đồng, tăng 43%; bao gồm hơn 1.212 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển (tăng 51%) và gần 2.666 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 37%).

Nguồn bài viết: PNJ niêm yết thêm 81 triệu cổ phiếu lên sàn | Mekong ASEAN

VietinBank Securities ‘thắng đậm’ với khoản đầu tư vào Thaco

VietTimes – Việc ghi nhận giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào Thaco tăng 197,6 tỉ đồng đã đóng góp đáng kể vào doanh thu từ các tài sản tài chính FVTPL trong năm 2022 của VietinBank Securities.

Khoản đầu tư vào Thaco lãi gấp 5 lần của VietinBank Securities
Khoản đầu tư vào Thaco lãi gấp 5 lần của VietinBank Securities
Theo nguồn tin của VietTimes, trong năm 2022, Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Securities – Mã CK: CTS) đã có tới 4 lần phê duyệt đánh giá lại đối với cổ phiếu THA trong danh mục cổ phiếu OTC. Đáng chú ý, các lần đánh giá lại đều được thực hiện gần kề ngày ‘chốt sổ’ báo cáo tài chính quý của công ty.

Dữ liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ghi nhận, THA là mã chứng khoán của cổ phiếu CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco). Đây cũng là khoản đầu tư có giá trị mua theo sổ kế toán lớn nhất trong danh mục cổ phiếu chưa niêm yết (được hạch toán trong danh mục các loại tài sản tài chính) của VietinBank Securities, ở mức 71,9 tỉ đồng.

VietinBank Securities ‘thắng đậm’ với khoản đầu tư vào Thaco ảnh 1
Ở kỳ báo cáo tài chính kết thúc ngày 30/6/2022, giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào Thaco được VietinBank Securities ghi nhận ở mức 361,5 tỉ đồng, tương ứng với số dư chênh lệch đánh giá lại đạt 289,6 tỉ đồng – tăng 154,8 tỉ đồng so với số dư chênh lệch đánh giá lại được ghi nhận tại ngày 31/3/2022.

Theo tìm hiểu của VietTimes, phần chênh lệch tăng 154,8 tỉ đồng nêu trên đóng góp tới 96,5% doanh thu hoạt động từ chênh lệch về đánh giá lại các tài sản tài chính (160,4 tỉ đồng) trong kỳ của VietinBank Securities, qua đó giúp doanh thu hoạt động của công ty này tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 309,8 tỉ đồng.

Động thái vừa nêu diễn ra trong bối cảnh các hoạt động tự doanh và môi giới chứng khoán của VietinBank Securities bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhịp điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý 2/2022.

Ở kỳ báo cáo tài chính quý 4/2022 (kết thúc ngày 31/12/2022), giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào Thaco tiếp tục được VietinBank Securities điều chỉnh tăng thêm 42,7 tỉ đồng, lên mức 404,3 tỉ đồng – cao gấp 5 lần giá trị ghi sổ.

Tương tự như đợt điều chỉnh trước, phần chênh lệch tăng cũng đóng góp nổi bật vào doanh thu hoạt động của VietinBank Securities. Chỉ có điều, trong quý 4/2022, doanh thu hoạt động của VietinBank Securities đã không thể bù đắp cho chi phí phát sinh trong kỳ, qua đó khiến công ty này báo lỗ sau thuế 3,3 tỉ đồng.

Khoản đầu tư vào cổ phiếu Thaco được VietinBank Securities thể hiện trên báo cáo tài chính từ cuối quý 2/2018, với giá trị hợp lý ở mức 110,4 tỉ đồng, cao hơn 38,5 tỉ đồng so với giá mua theo sổ kế toán.

Giá trị hợp lý của khoản đầu tư này được VietinBank Securities ghi nhận ở mức 201,7 tỉ đồng tại ngày 31/12/2018; 309,7 tỉ đồng tại ngày 31/12/2019; và 242,6 tỉ đồng tại ngày 31/12/2020.

Sau khi Thaco không còn là công ty đại chúng, giá trị hợp lý của khoản đầu tư tại ngày 31/12/2021 được VietinBank Securities ghi nhận giảm xuống còn 206,7 tỉ đồng.

Ngoài khoản đầu tư vào Thaco, tại ngày 31/12/2022, VietinBank Securities còn nắm giữ lượng lớn cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã CK: EIB) với giá trị mua được ghi nhận ở mức 197,9 tỉ đồng. Khoản đầu tư này nhiều khả năng được VietinBank Securities thực hiện trong quý 4/2022./.

1 Likes

Các yếu tố NĐT cần lưu ý trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2023

## Theo SSI Research, thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh theo cả hai chiều do thanh khoản dự kiến duy trì ở mức thấp với giả định giá trị giao dịch bình quân của thị trường sẽ giảm 25% trong năm 2023.

Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research vừa có báo cáo phân tích về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2023. Nhóm phân tích cho rằng, năm 2023 sẽ là năm then chốt để thử thách nền tảng sức mạnh của kinh tế Việt Nam. GDP Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng GDP ở mức 6,2% cho năm nay, đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh xu hướng kinh tế thế giới giảm tốc đáng kể.

Cụ thể, Chính phủ đã mở rộng chính sách tài khóa và khu vực kinh tế tư nhân đang thu hút FDI. Chính sách tiền tệ có thể duy trì thận trọng, nhưng không tích cực như năm 2022. Nhu cầu toàn cầu chậm lại vẫn là rủi ro lớn trong ngắn hạn, nhưng đáng quan tâm hơn sẽ là rủi ro thanh khoản và các vấn đề liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

SSI Research chỉ ra 3 câu hỏi lớn mà kinh tế toàn cầu cần có lời giải đáp xuyên suốt năm 2023 mà sẽ tác động lớn tới bối cảnh vĩ mô của Việt Nam.

Câu hỏi thứ nhất: Suy thoái

Trên thực tế, các số liệu kinh tế hiện tại đang chỉ ra rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với rủi ro suy thoái trong 2023. Môi trường lãi suất ở mức cao, lạm phát cao kéo dài và thu nhập suy giảm đã và đang tác động tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tiếp tục có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia và khu vực.

Cụ thể, xác suất xảy ra suy thoái kinh tế tại khu vực EU trong nửa đầu năm 2023 hiện đang tương đối cao, trong khi các dữ liệu kinh tế của Mỹ vẫn cho thấy sự vững vàng nhất định từ tiêu dùng nội địa.

Mặc dù vậy, trong kịch bản cơ sở, SSI Research vẫn cho rằng, nước Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nhẹ và ngắn vào cuối năm 2023. Khu vực châu Á, tiếp tục có sự vượt trội so với các khu vực khác, với sự trở lại của Trung Quốc nhờ việc dỡ bỏ dần chính sách Zero COVID và mở cửa nền kinh tế.

Câu hỏi thứ hai: Lạm phát

Một vấn đề đáng chú ý khác cần theo dõi trong năm tới là tốc độ giảm của lạm phát như thế nào sau những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2022. Mặc dù lạm phát đang cho thấy các tín hiệu hạ nhiệt rõ ràng hơn, tốc độ sụt giảm và khi nào lạm phát quay về mức mục tiêu dài hạn vẫn là những câu hỏi khó có thể đưa ra đáp án, đặc biệt đối với nước Mỹ khi lạm phát dịch vụ hiện vẫn duy trì mức cao trong thời gian dài.

Đặc biệt, lạm phát tổng thể có thể có dấu hiệu dịu lại, nhưng lạm phát cơ bản duy trì ở mức cao vẫn là vấn đề làm đau đầu các ngân hàng trung ương.

Câu hỏi thứ ba: Chính sách tiền tệ

Thị trường hiện đang kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất từ 50 - 75 điểm cơ bản trong nửa đầu năm 2023 và bắt đầu đẩy mạnh chu kỳ nới lỏng vào cuối năm 2023 và 2024, với mức giảm kỳ vọng là 200 điểm cơ bản từ mức đỉnh.

Theo SSI Research, thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh theo cả hai chiều do thanh khoản dự kiến duy trì ở mức thấp (giả định giá trị giao dịch bình quân của thị trường sẽ giảm 25% trong năm 2023). Các yếu tố cần theo dõi trong nửa đầu năm 2023, bao gồm:

(1) Lạm phát cao (dự kiến đạt đỉnh vào quý I/2023) tác động tiêu cực đến tiêu dùng.

(2) Lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán (một số lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn được dời từ quý IV/2022 sang quý I/2023); các vụ việc sai phạm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đang chờ xử lý.

(3) Fed tăng lãi suất vào tháng 2, tháng 3 và tháng 5 sẽ giữ lãi suất ở mức cao.

(4) Nhóm phân tích giả định Nghị định 65 sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp sẽ được thông qua trong quý I/2023.

(5) Vinfast IPO

(6) Lợi nhuận doanh nghiệp kém khả quan, một số ngành ghi nhận mức đáy về tăng trưởng lợi nhuận.

(7) Thị trường bất động sản trầm lắng.

(8) Trung Quốc mở cửa trở lại, nhiều khả năng sẽ tác động đến ngành du lịch Việt Nam từ cuối quý II/2023 (kỳ nghỉ hè).

Trong nửa cuối năm 2023, có rất nhiều câu hỏi đặt ra để quyết định chiều hướng của thị trường: Nếu tiêu dùng yếu đi, thì yếu đến mức nào? Liệu suy thoái toàn cầu có sớm kết thúc? Khi lãi suất giảm thì mức giảm có mạnh không? Nỗ lực phòng chống tham nhũng sẽ có tiến triển như thế nào? Nghị định 65 sửa đổi sẽ được triển khai hiệu quả và thực tế hay không?

"Trong kịch bản tích cực, mặc dù các dữ liệu vĩ mô có vẻ vẫn yếu, nhưng thị trường có thể đã bỏ qua các yếu tố này và hướng đến kỳ vọng cho sự phục hồi vào năm 2024.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần thận trọng và không nên bỏ qua tác động của các yếu tố có độ trễ, như lợi nhuận doanh nghiệp kém khả quan hoặc dòng vốn FDI yếu đi, vì những yếu tố này có thể chỉ bắt đầu xuất hiện từ nửa cuối năm 2023", báo cáo nhấn mạnh.

3 kịch bản kinh tế vĩ mô năm 2023

Kịch bản tích cực: Nền kinh tế toàn cầu hạ cánh mềm, Chiến tranh Nga – Ukraine kết thúc trong năm 2023 và Trung Quốc hủy bỏ hoàn toàn chính sách Zero Covid. Trong nước, chính sách mở rộng tài khóa được sử dụng hiệu quả trong 2023.

Kịch bản cơ sở: Nền kinh tế toàn cầu hạ cánh cứng (nhưng không phải suy thoái kéo dài). Mặc dù các bất ổn địa chính trị có thể lắng dịu, chiến tranh Nga – Ukraine có thể vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức. Trung Quốc hủy bỏ hoàn toàn chính sách Zero Covid. Trong nước, chính sách tài khóa và gói hỗ trợ được giải ngân tương đối tốt.

Kịch bản kém khả quan: Nền kinh tế toàn cầu hạ cánh cứng và suy thoái kéo dài hơn. Bất ổn địa chính trị nghiêm trọng và cần nhiều thời gian hơn để giải quyết. Trong nước, các khó khăn trong việc giải ngân đầu tư công vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2023.

Theo SSI, năm 2023, Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy nhu cầu trong nước thông qua các biện pháp kích thích tài khóa nhờ cơ cấu nợ công vẫn đang được kiểm soát ở mức hợp lý (ước tính nợ công trong năm 2023 đạt 45% GDP, thấp hơn múc trần 60% của Chính phủ).

DPM dự chi 1.560 tỷ tạm ứng cổ tức đợt 1/2022

## DPM sẽ chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 40% (1 cổ phiếu cổ đông sở hữu sẽ nhận về 4.000 đồng).

Sơ đồ giá cổ phiếu DPM 1 năm qua trên HOSE.

Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (HOSE: DPM) vừa công bố nghị quyết về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền.

Theo đó, DPM sẽ chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 40% (1 cổ phiếu cổ đông sở hữu sẽ nhận về 4.000 đồng).

Như vậy, với hơn 391 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Đạm Phú Mỹ sẽ chi khoảng 1.560 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này. Nguồn chi được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2022 của Tổng Công ty. Thời gian thanh toán dự kiến trong quý 1/2023.

Về tình hình kinh doanh, năm 2022 doanh thu Đạm Phú Mỹ đạt 18.627 tỷ đồng, tăng 45,7% so với năm 2021; doanh thu tài chính đạt 365 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ.

Kết quả, năm 2022, DPM lãi trước thuế 6.646 tỷ đồng; lãi sau thuế hơn 5.606 tỷ đồng, tăng 76,8% so với năm 2021 và là số lãi cao nhất công ty từng đạt được.

Tại ngày 31/12/2022, DPM có 1.575 tỷ đồng các khoản tương đương tiền, 305 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng. Ngoài ra, Công ty còn khoản tiền gửi có kỳ hạn 7.080 tỷ đồng (hơn gấp đôi đầu năm).

Mới đây, DPM đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với tổng doanh thu dự kiến đạt 17.372 tỷ; giảm 10% so với cùng kỳ lợi nhuận trước đạt 2.670 tỷ, giảm 44% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.250 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: DPM dự chi 1.560 tỷ tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Top DN nhiều tiền, trả hết nợ vẫn còn hơn chục nghìn tỷ: Một công ty BĐS giá cổ phiếu chưa đầy 7.500 đồng, tiền ròng đem chia cho mỗi cổ phần nhận tới 6.400 đồng

Hòa Phát - doanh nghiệp nhiều tiền nhất hiện tại cũng đồng thời có hơn 74.200 tỷ đồng nợ phải trả, tương đương tiền ròng âm gần 40.000 tỷ đồng.

Theo thông tin trên báo cáo tài chính 2022 đã công bố của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam, tại thời điểm 31/12/2022, có gần 20 doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn (gọi tắt là Tiền) trên 10.000 tỷ đồng.

Top 5 doanh nghiệp nắm giữ hơn 1 tỷ USD tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn bao gồm CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG), Tổng công ty khí Việt Nam (GAS), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn Vingroup (VIC) và Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR). Trong đó, Hòa Phát đã giữ vị trí doanh nghiệp nhiều tiền nhất quý thứ 5 liên tiếp với 34.600 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản.

Trong giai đoạn các kênh huy động vốn đang gặp khó khăn, doanh nghiệp nắm nhiều tiền mặt được đánh giá là doanh nghiệp có lợi thế hơn cả. Tuy nhiên, doanh nghiệp có “sức mạnh” thực sự nên được đo lường bằng con số chênh lệch giữa tiền và nợ phải trả (tiền ròng), thể hiện cho việc doanh nghiệp có đủ tiền để trả cho tất cả các khoản nợ hiện hữu của mình hay không.

Theo đó, có 10 doanh nghiệp đang sở hữu số tiền thừa để trả hết nợ. Đứng đầu danh sách là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với số tiền gần 33.000 tỷ đồng trong khi nợ phải trả chỉ có 16.231 tỷ đồng, chưa bằng một nửa. Dù trả hết mọi khoản nợ với các bên, ACV vẫn còn tới 16.760 tỷ đồng tiền mặt.

Các ông lớn nhiều tiền xếp sau đó là Sabeco (SAB), PV GAS (GAS), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA). Trả hết nợ, các doanh nghiệp này vẫn còn hơn 10.000 tỷ đồng tiền.

tien-rong.png
Ngoại trừ SAB thuộc sở hữu của doanh nghiệp của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi thì Hóa chất Đức Giang (DGC) hiện là doanh nghiệp duy nhất trong top 5 không do cổ đông nhà nước nắm cổ phần chi phối. DGC có hơn 9.000 tỷ đồng tiền và chỉ có chưa đầy 2.500 tỷ đồng nợ phải trả.

Trong top 10, một gương mặt nhiều tiền khác không có cổ phần của nhà nước là CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH). Doanh nghiệp do ông Đỗ Hữu Hạ làm Chủ tịch HĐQT có 7.129 tỷ tiền và 2.865 tỷ nợ phải trả, tiền ròng lên tới 4.300 tỷ đồng.

Nếu đem chia số tiền ròng của các doanh nghiệp này cho cổ đông, mỗi cổ phần của SAB cũng được hưởng tới hơn 21.200 đồng, mỗi cổ phần DGC được nhận hơn 17.000 đồng, DPM được nhận 13.400 đồng và DCM nhận được 10.100 đồng.

Gây chú ý nhất vẫn là TCH, nếu đem chia tiền ròng cho cổ đông, mỗi cổ phần TCH nhận được là hơn 6.400 đồng trong khi giá cổ phiếu của TCH trên thị trường chỉ chưa đầy 7.400 đồng.

tien-rong-chia-cp.png
Hòa Phát - doanh nghiệp nhiều tiền nhất hiện tại cũng đồng thời có hơn 74.200 tỷ đồng nợ phải trả, tương đương tiền ròng âm gần 40.000 tỷ đồng.

Chiều nay Ngân hàng Nhà nước họp khẩn về tín dụng bất động sản

TPO - Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp với một số tổ chức tín dụng để nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản vào chiều nay (6/2).

Theo nguồn tin của Báo Tiền Phong, dự kiến 14h ngày 6/2, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về tình hình vốn cho thị trường bất động sản. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo các Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và tổng giám đốc các tổ chức tín dụng….

Chiều nay Ngân hàng Nhà nước họp khẩn về tín dụng bất động sản ảnh 1
Bất động sản đang được các cơ quan chức năng vào cuộc “giải cứu” gấp.

Cuộc họp nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương tháng 1/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan phải xác định khó khăn của thị trường bất động sản là nút thắt cần sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực khác, như trái phiếu doanh nghiệp.

Thủ tướng “chốt” trong tháng 2 phải tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; khẩn trương hoàn thiện, ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ…

Bộ Xây dựng đánh giá, doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn hoặc tạm dừng thực hiện dự án. Thực tế, việc một số tổ chức, cá nhân bị xử lý vì có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tác động lớn đến thị trường và tâm lý nhà đầu tư.

Theo Bộ Xây dựng, từ cuối năm 2022 và trong năm nay, một số doanh nghiệp địa ốc sẽ phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của doanh nghiệp.

Thống kê chưa đầy đủ từ báo cáo tài chính năm của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, tính đến cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và các dự án xây dựng dở dang lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng, tăng rất mạnh so với trước đó. Điều này có nghĩa số vốn rất lớn đang nằm trong đất nhưng doanh nghiệp lại không xoay được tiền để triển khai tiếp.

Trong báo cáo nhà ở và thị trường bất động sản quý IV/2022 và cả năm 2022, Bộ Xây dựng dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến 31/12/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gần 800.000 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Chiều nay Ngân hàng Nhà nước họp khẩn về tín dụng bất động sản

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước từ chối phương án mua lại cổ phiếu quỹ của VCS

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, về phương án mua lại cổ phiếu, nguyên tắc xác định giá mua lại chưa đáp ứng quy định.

Biểu đồ giá cổ phiếu VCS trên HNX.

CTCP Vicostone (mã VCS-HNX) vừa công bố thông tin đã nhận được công văn ngày từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan tới hoạt động mua lại cổ phiếu của công ty.

Cụ thể, cuối tháng 12/2022, Vicostone đã tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường. Theo đó, công ty thông qua phương án mua lại 4,8 triệu cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến trong quý 1/2023. Nguồn vốn thực hiện từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc quỹ khác, cụ thể ủy quyền cho HĐQT công ty quyết định.

VCS cho biết giá mua lại theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch, tối đa không quá 65.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, trong văn bản mới nhất gửi VCS, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, về phương án mua lại cổ phiếu, nguyên tắc xác định giá mua lại chưa đáp ứng quy định. Nguồn vốn mua lại cổ phiếu của Công ty căn cứ trên BCTC hợp nhất kiểm toán 2021 cũng được đánh là chưa phù hợp với quy định "trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển và quỹ khác để mua lại cổ phiếu, nguồn vốn được thực hiện phải căn cứ trên BCTC công ty mẹ”. Đồng thời, chưa có thông tin cụ thể về giá trị dự kiến của từng nguồn vốn để mua lại cổ phiếu.

Bên cạnh đó, tài liệu báo cáo của Vicostone còn có một số nội dung chưa chính xác. Cụ thể, tài liệu chưa có thông tin cụ thể về giá trị dự kiến của từng nguồn vốn sử dụng để mua lại cổ phiếu; không có tài liệu chứng minh công ty có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu; thời gian dự kiến bắt đầu giao dịch có nêu “sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phép” và “sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận giao dịch cổ phiếu quỹ”, nhưng theo quy định pháp luật, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không có chức năng “chấp thuận” hay “cho phép” đối với các văn bản trên; chưa có tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện để mua lại cổ phiếu quỹ theo quy định.

Vicostone cho biết HĐQT công ty sẽ thực hiện xin ý kiến tại ĐHĐCĐ bất thường gần nhất thông qua phương án mua lại cổ phiếu của chính mình để đáp ứng các quy định của pháp luật.

Mới đây, VCS công bố kết quả kinh doanh hợp nhất ước tính quý 4/2022 với doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 1.227,06 tỷ đồng và 258,47 tỷ đồng. Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 5.660,27 tỷ đồng và 1.377,22 tỷ đồng.

Chốt phiên giao dịch ngày 3/2, giá cổ phiếu VCS giảm 1,49% xuống còn 53.000 đồng/cổ phiếu và giảm gần 8% trong 5 phiên vừa qua.

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân bán ròng hơn 310 tỷ đồng phiên VN-Index đảo chiều mạnh mẽ, tập trung STB, CTG, VCB

## Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân bán ròng 311,5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 299,1 tỷ đồng.

Với diễn biến trầm lắng cuối tuần trước, thị trường vẫn trong trạng thái thận trọng khi bước vào tuần mới. Diễn biến này chiếm phần lớn thời gian giao dịch trong phiên với động thái thăm dò giữa cung và cầu. Tuy nhiên, thị trường đã có sự cải thiện khá nhiều khi tiến về cuối phiên giao dịch.

Kết phiên, VN-Index tăng 12,14 điểm, tương đương 1,13% và đóng cửa tại 1.089,29 điểm. Thanh khoản giảm với 415,4 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 cũng được cải thiện vào cuối phiên với mức tăng 0,8%. Trong nhóm, có đến 22 mã tăng giá như PLX (+4%), BID (+3,8%), POW (+3,3%), VCB (+3,2%), TCB (+3,1%), … Ở chiều ngược lại, chỉ có 6 mã giảm giá, đó là VIB (-2,7%), MWG (-1,4%), STB (-1,3%), VHM (-0,3%), HDB (-0,3%) và MSN (-0,2%).

Với động thái hồi phục cuối phiên, nhiều nhóm ngành cũng trở lại sắc xanh, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng giá cũng được cải thiện trên thị trường. Đóng góp đến khả năng hồi phục của thị trường là cổ phiếu ngành ngân hàng, tiếp đến là nhóm thực phẩm & đồ uống, bảo hiểm, dầu khí …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh chuyển hướng bán ròng hơn 140 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh bán ròng 141,5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 131,3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là bán lẻ, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 6/2 gồm MWG, GMD, OCB, KDH, DXS, FUESSVFL, PNJ, PVD, BCM, MSB.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là dịch vụ tài chính. Top các mã bị bán ròng gồm FPT, VPB, ACB, FUEVFVND, MSN, VNM, VIC, SSI, VCB, VHM.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tổ chức nội có phiên mua ròng nhẹ

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước mua ròng 59,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 35,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng có SSI, MWG, VHM, VNM, POW, DPM, PNJ, VIB, IDI, TCB.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có CTG, HAH, PLX, ACB, BID, FPT, GMD, VCB, REE, FUEVFVND.

NĐT cá nhân bán ròng hơn 310 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân bán ròng 311,5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 299,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 6/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm DPM, VHM, PVT, POW, VPB, MSN, DXG, TCB, KDH, PNJ.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 12/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có STB, CTG, VCB, VND, KBC, PLX, VIC, BVH, HCM.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 410 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 407 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 394,9 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã STB, SSI, VCB, VND, KBC, VIC, VNM, CTG, HCM, BVH.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã DPM, DXG, BID, PVT, KDH, HAH, BMP, DGW, DCM.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/dong-tien-thong-minh-ndt-ca-nhan-ban-rong-hon-310-ty-dong-phien-vn-index-dao-chieu-manh-me-tap-trung-stb-ctg-vcb-4220232703255228.htm

BAF thoát lỗ nhờ bán tài sản

## Nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến, chủ yếu do lãi từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, nên BAF thoát lỗ quý cuối cùng của năm 2022, nhưng lợi nhuận đạt được giảm 91% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: BAF) ghi nhận doanh thu đạt hơn 2.158 tỷ đồng, tăng 60,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn tăng mạnh lên 2.095 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 74%, khiến lợi nhuận gộp về của BAF chỉ đạt 62,5 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2021.

BAF thoát lỗ nhờ bán tài sản cố định.

Trong kỳ, cả doanh thu tài chính lẫn chi phí tải chính của doanh nghiệp ngành chăn nuôi đều giảm tương đương 8% và 1%, xuống còn 4 tỷ đồng và 25,4 tỷ đồng. Nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên 198% và 31%, lần lượt là 23,2 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BAF ghi nhận lỗ gơn 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 92 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhờ khoản thu nhập khác tăng đột biến lên 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ 0,5 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 3.500% nên doanh nghiệp thoát lỗ quý IV/2022 và ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 6,7 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kỳ.

Mặc dù doanh nghiệp không thuyết minh cơ cấu thu nhập khác trong quý IV/2022, nhưng theo thuyết minh cả năm 2022, khoản thu nhập khác này tăng đột biến lên hơn 42,3 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ hơn 857 triệu đồng, chủ yếu đến từ lãi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Lũy kế cả năm 2022, BAF ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.049 tỷ đồng, giảm 32% so với năm trước. Trong đó, doanh thu từ bán nông sản hơn 5.700 tỷ đồng, giảm 40%; doanh thu hoạt động chăn nuôi hơn 1.300 tỷ đồng, tăng 72%. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 293 tỷ đồng, giảm 9% so với lợi nhuận đạt được của năm 2021.

Trong năm 2022, công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả thực hiện được, doanh nghiệp ngành chăn nuôi này chỉ hoàn thành 72,9% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong năm 2022, BAF ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm gần 204 tỷ đồng, cùng kỳ dương hơn 207 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư của doanh nghiệp cũng ghi nhận âm hơn 768 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương gần 793 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.

Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của BAF đạt hơn 4.908 tỷ đồng, giảm 10,1% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận hơn 1.682 tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận hơn 1.096 tỷ đồng, chiếm 22,3% tổng tài sản; hàng tồn kho ghi nhận hơn 875 tỷ đồng, chiếm 17,8% tổng tài sản.

Trên thị trường, cổ phiếu BAF đang giao dịch quanh mức giá 19.150 đồng/cổ phiếu, giảm 50% thị giá so với đỉnh giá hồi tháng 5/2022.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của doanh nghiệp là hơn 3.160 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm; khoản mục phải trả người bán ngắn hạn cũng giảm mạnh xuống còn gần 1.934 tỷ đồng, tương đương giảm gần 49% và chiếm 39,4% tổng nguồn vốn.

Trong năm, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng biến động mạnh khi Tổng Giám đốc và 1 thành viên HĐQT giảm sở hữu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của công ty. Cụ thể, bà Bùi Hương Giang – TGĐ giảm sở hữu xuống còn 3,38% vốn điều lệ và ông Phan Ngọc Ân đã bán ra toàn bộ cổ phiếu nắm giữ, tương đương với 6,35% vốn điều lệ. Trong khi đó, Công ty CP Siba Holdings nâng sở hữu từ 0% lên 39,26% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp.

Chứng khoán VNDirect nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thịt sẽ giảm bớt trong năm 2023 nhờ việc giá lợn được kỳ vọng tăng 5%, với một số yếu tố hỗ trợ như: Nhu cầu ăn uống bên ngoài phục hồi; và thiếu hụt nguồn cung khi hộ chăn nuôi vẫn ngần ngại trong việc tái đàn do giá heo giảm trong thời gian gần đây trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó, giá hàng hóa có khả năng giảm trong 2023 do lo ngại ban đầu về tình trạng thiếu lương thực do xung đột đã lắng xuống khi các nước xuất khẩu khác tăng nguồn cung; ngũ cốc của Ukraine đã được vận chuyển trở lại sau thỏa thuận chấm dứt việc phong tỏa các cảng của nước này; và giá phân bón hạ nhiệt, góp phần thúc đẩy sản lượng thu hoạch nhờ tăng năng suất cây trồng.

VNDirect cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi trong nước có độ trễ hơn so với giá nông sản thế giới. Do đó, công ty chứng khoán này nhận định, chi phí thức ăn chăn nuôi sẽ giảm dần vào năm 2023.

Trong năm 2023, VNDirect cho rằng, nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ không giảm nhờ tăng trưởng thu nhập thực tế nhờ kế hoạch tăng lương cơ bản của Chính phủ lên khoảng 20,8% vào năm 2023 và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi 84% trong quý II/2023 và 100% trong quý IV/2023, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của dịch vụ giải trí, lưu trú và ăn uống. Do đó, VNDirect cho rằng, các nhà sản xuất thịt sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tích cực trong 2023.

Mặc dù vậy, các chuyên gia của VNDirect cũng chỉ ra những rủi ro của ngành chăn nuôi gồm: Căng thẳng kéo dài giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng đến hoạt động vận tải trên Biển Đen có thể gây áp lực tăng giá ngũ cốc toàn cầu.

Bên cạnh đó, do khoảng 80% nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu nên tỷ giá USD/VND tăng sẽ kéo theo giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng.

Ngoài ra, dịch tả lợn châu Phi có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn vào năm 2023. Trong bối cảnh vắc xin chưa cho kết quả tích cực cụ thể, dịch tả lợn châu Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ làm giảm nguồn cung lợn.

https://f247.com/news/baf-thoat-lo-nho-ban-tai-san-dddnd7d2fe3b87ad4efd9c68a2c011fb3181

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 7/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. HPG: Hơn 16 vạn cổ đông sắp họp ĐHCĐ thường niên tại khách sạn 5 sao, “ngang ngửa” dân số cả một quận ở Hà Nội

  2. Lãnh đạo DN thép nhận định giai đoạn khó khăn nhất đã qua, Hoà Phát, Pomina mở lại lò cao

  3. MWG: “Gà vàng” chưa đẻ trứng của Thế giới di động: Bách Hoá Xanh lỗ luỹ kế 7.000 tỷ, An Khang lỗ hơn 300 tỷ và MWG Cambodia lỗ hơn 600 tỷ

  4. Biwase muốn M&A một công ty nước tại tỉnh Long An có vốn điều lệ hơn 780 tỷ đồng

  5. Thắng kiện vụ VNPT Epay, VMG Media (ABC) “thổi bay” khoản lỗ luỹ kế với mức lãi kỷ lục năm 2022

_

  1. VIC: VinFast bắt tay với nhà băng tại Mỹ, cho phép khách hàng vay dài hạn mua xe

😎 VHM: Giữa bão sa thải, Vinhomes tuyển ồ ạt 3.000 nhân sự, lương hấp dẫn 15-25 triệu đồng/tháng, bao ăn ở miễn phí.

  1. HVN: Sắp khôi phục hoàn toàn mạng bay tới Trung Quốc

  2. SSB: SeABank nhận thêm khoản đầu tư 100 triệu USD từ IFC để cho vay mua nhà giá rẻ

  3. VC2: Lợi nhuận quý 4/2022 giảm 90%, hoàn thành 14% kế hoạch lãi năm

  4. Nguyên nhân Kinh Bắc hạch toán doanh thu âm hàng trăm tỷ đồng

  5. Tăng trần 5 phiên liên tiếp, vốn hóa VNG vượt 21.000 tỷ đồng

  6. Cổ phiếu VNZ “x đôi” ngoạn mục, cựu sếp Kỳ lân công nghệ VNG bất ngờ giàu hơn 2 sếp lớn của FPT

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. NVL: Con gái ông Bùi Thành Nhơn đăng ký mua 44,5 triệu cổ phiếu NVL

  2. DBT: Dược Bến Tre đăng ký bán toàn bộ 4,2 triệu cổ phiếu CDP

  3. LPB: NHNN cho phép VNPost thoái hơn 140,5 triệu cổ phần tại LienVietPostBank

_

=> CỔ TỨC

  1. SHP: Dự chi hơn 101 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022, tỷ lệ 10%

  2. TPB: Gần 77,7% cổ đông TPBank tán thành kế hoạch trả cổ tức 25% bằng tiền mặt

  3. Văn Phú - Invest (VPI) sắp chi 242 tỷ đồng trả cổ tức

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh, VCB giảm 4,2% sau phiên lập đỉnh lịch sử

  • Nhóm thép giảm sâu trước dự báo ảm đạm, HPG “chạm sàn”

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 23 điểm (-2,15%) xuống 1.065 điểm.

  • Thanh khoản tăng cao trong biến động mạnh khi giá trị giao dịch vượt 12.100 trên HOSE.

  • Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên thị trường giảm mạnh, tập trung gom mạnh STB

  • Tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng gần 550 tỷ đồng trong ngày thị trường giảm sâu, bán ròng mạnh nhất tại mã GMD với giá trị gần 198 tỷ đồng

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. 8/9 năm gần nhất thị trường chứng khoán Việt Nam đều tăng điểm trong tháng 2, uptrend có lặp lại?

  2. Điều gì khiến các quỹ ETF ồ ạt tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam?

  3. Biên lợi nhuận gộp nhóm phi tài chính VN30: Vingroup, Petrolimex rơi xuống đáy và quay trở lại ngoạn mục, Thế giới di động vụt lên đỉnh mới

  4. Quý 4 không mấy tươi sáng, lãi ròng nhóm VN30 vẫn tăng 5% nhờ đâu? nhờ nhóm bank nhé, chiếm 50% VN30

  5. Quỹ đầu tư của SGI Capital chốt lời VCB, tăng tỷ trọng MWG trong tháng đầu năm 2023

  6. Tổ chức trong nước bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng khi VN-Index rơi khỏi mốc 1.080 điểm, tâm điểm TCB, ACB, MSB

_

  1. Chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào từ đầu năm 2023

  2. Các lãnh đạo NHNN, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng và Tổng Giám đốc các ngân hàng đã có cuộc họp chiều ngày 6/2. Có gì trong nội dung họp này của NHNN về tín dụng bất động sản?

  3. Sáng mai 8-2, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục họp về tín dụng bất động sản

  4. Theo Bộ Tài chính, tháng 1/2023, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 3.549 tỷ đồng/phiên, giảm 53,8% so với bình quân năm 2022.

  5. Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 20.500 tỷ trong phiên đầu tuần

  6. Lộ diện 4 ngân hàng đang “ôm” hơn tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp, MB “vượt mặt” Techcombank

  7. Lãi suất liên ngân hàng chạm mốc 13%/năm.

_

=> VIỆT NAM

  1. TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công tháng đầu năm tăng mạnh

  2. Bộ Xây dựng “điểm mặt” kẽ hở để chủ đầu tư BĐS lách luật huy động vốn

  3. Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư đưa cảng Thị Vải trở thành cảng thương mại

  4. Sửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu: Mấu chốt là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu

  5. Thêm 31.392 tỉ đồng cho Bộ Giao thông vận tải làm 5 dự án cao tốc

  6. Sau mở cửa, khách Trung Quốc có thể đóng góp 2,8 tỉ USD cho du lịch Việt Nam

  7. Bình Thuận sắp có nhà máy điện khí với tổng giá trị đầu tư 1,8 tỷ USD

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Âu biến động bởi tác động từ sản lượng công nghiệp của Đức

  2. NHTW Úc tăng lãi suất như dự kiến và sẽ còn tiếp tục tăng

  3. Phố Wall giảm điểm phiên 6/2. Nhà đầu tư đã thực hiện chốt lời sau khi thị trường tăng nóng vào đầu năm. S&P 500 đã vọt hơn 7% từ đầu năm 2023 đến nay còn Nasdaq đã leo dốc 5 tuần qua.

  4. Tranh cãi cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc chưa đến hồi kết

  5. Nhu cầu PC sụt mạnh, Dell thông báo sa thải hơn 6.600 nhân viên

  6. ‘Lời tiên tri’ của Ngoại trưởng Lavrov về tương lai phương Tây bắt đầu trở thành sự thật. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov là người thường đưa ra những dự đoán về tình hình quốc tế với độ chính xác khá cao.

  7. Năm 2022, SpaceX chiếm đến 34% tổng số vụ phóng tên lửa vào không gian của toàn thế giới.

  8. Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế

  9. Google ra mắt chatbot AI Bard để đối phó với ChatGPT

  10. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại RCEP năm 2022 đạt 12,95 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 30,8% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là RCEP đang tạo động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực

  11. Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ Washington và Bắc Kinh không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi 1 khinh khí cầu Trung Quốc vào cuối tuần qua.

  12. Hơn 5.000 người mất trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria

  13. Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Năng lượng giải phóng từ động đất tương đương 32 quả bom nguyên tử

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Gã khổng lồ rượu Trung Quốc Mao Đài tung ra NFT liên quan đến chai rượu

  2. Hàn Quốc mở rộng phạm vi xác định token là chứng khoán

  3. Ngân hàng số Revolut mở dịch vụ staking crypto

  4. Ngành crypto chung tay cứu trợ Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất kinh hoàng

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 3,1 USD lên 1.867,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục lên 1.875 USD/ounce và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Goldman Sachs giữ dự báo giá dầu vượt 100 USD/thùng trong năm nay

  2. Nhật Bản áp giá trần với sản phẩm dầu mỏ của Nga

  3. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm kỷ lục

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,56 USD (+2,10%), lên 75,67 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,54 USD (+1,90%), lên 82,54 USD/thùng.

_

  1. Nhật Bản thực hiện biện pháp can thiệp tiền tệ lớn nhất trong lịch sử, sử dụng 5.620,2 tỷ yen để can thiệp vào thị trường và kéo tỷ giá đồng yen tăng 7 yen lên mức 144 yen đổi 1 USD, cao hơn nhiều so với kỷ lục trước đó là 2.838,2 tỷ yen.

  2. Trung Quốc tiếp tục sở hữu dự trữ ngoại hối và vàng lớn nhất thế giới

  3. Đồng USD lên cao nhất 4 tuần

  4. Trung Quốc thúc đẩy sử dụng đồng e-CNY bằng chính sách tốn kém, tặng người dân hàng triệu USD trong dịp Tết

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 3,1 USD lên 1.867,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục lên 1.875 USD/ounce và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

  6. 5 điểm căng thẳng thế giới phải đối mặt khi kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc

_

  1. Bloomberg: Mỹ sắp áp thuế 200% đối với nhôm nhập khẩu từ Nga

  2. Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần do nghi ngờ về sự phục hồi nhu cầu, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc kết hợp với USD mạnh đã thúc đẩy việc bán tháo.

  3. Nhu cầu thép tại Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, một phần do hàng tồn kho tăng, trong khi tốc độ sản xuất được cải thiện đôi chút.

  4. Đậu tương của Mỹ giảm sau khi tăng lên mức cao nhất trong phạm vi giao dịch vào tuần trước. Ngô tăng sau khi giao dịch giảm trong phần lớn phiên này. Các nhà đầu tư đang đợi tin tức về quy mô vụ mùa tại Nam Mỹ trước khi đẩy giá đi quá xa theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Vàng SJC 67.4 tr/lượng

USD 23,750 đồng

Bảng Anh 28,796 đồng

EUR 26,012 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Sau một năm lãi kỷ lục, Đạm Cà Mau (DCM) lên kế hoạch lợi nhuận giảm 67% trong năm 2023

Sau một năm lãi kỷ lục, Đạm Cà Mau (DCM) lên kế hoạch lợi nhuận giảm 67% trong năm 2023

Việc lên kế hoạch thấp đã trở thành thói quen với Đạm Cà Mau và doanh nghiệp này cũng đã không ít lần điều chỉnh tăng các chỉ tiêu kinh doanh vào phút chót.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã DCM) vừa công bố nghị quyết HĐQT về chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cho năm tài chính 2023

Theo kế hoạch, DCM dự kiến sản xuất 882 nghìn tấn Đạm Cà Mau (Urê quy đổi) và 160 nghìn tấn NPK. Sản lượng kinh doanh bao gồm 760 nghìn tấn Đạm Cà Mau (Urê); 100 nghìn tấn sản phẩm từ gốc Urê; 160 nghìn tấn NPK và 211 nghìn tấn phân bón tự doanh.

Tương ứng, DCM lên kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2023 với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 13.458,5 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 1.460,5 tỷ đồng và 1.383,1 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ, DCM đặt mục tiêu đạt 13.455,5 tỷ đồng doanh thu; 1.458,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 1.381,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Cổ tức dự kiến 16%.

Sau một năm lãi kỷ lục, Đạm Cà Mau (DCM) lên kế hoạch lợi nhuận giảm 67% trong năm 2023 - Ảnh 1.

Đáng chú ý, các chỉ tiêu kinh doanh của DCM đều thấp hơn nhiều so với kết quả đạt được năm 2022 vừa qua. Dù lợi nhuận đã có dấu hiệu đạt đỉnh vào quý 1/2022 và đi xuống sau đó nhưng không thể phủ nhận 2022 vẫn là một năm bội thu với các doanh nghiệp phân bón nói chung và DCM nói riêng, nhờ giá bán cao và xuất khẩu khởi sắc.

Tính chung cả năm 2022, DCM ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.924 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 4.281 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ. Con số này thậm chí còn lớn hơn tổng lợi nhuận của cả 5 năm liền kề trước đó cộng lại. Như vậy, chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm 2023 của DCM chỉ bằng 1/3 kết quả đạt được năm ngoái .

Thực tế, việc lên kế hoạch kinh doanh thấp đã trở thành thói quen với DCM. Mục tiêu thận trọng giúp đảm bảo khả năng về đích cho doanh nghiệp này. Trong trường hợp vượt xa kế hoạch, DCM không ngần ngại điều chỉnh tăng các chỉ tiêu kinh doanh vào phút chót như 2 năm gần đây.

Trên thị trường, cổ phiếu DCM đang có xu hướng trôi dần về vùng đáy. Kết phiên 7/2, thị giá cổ phiếu này dừng ở mức 26.000 đồng/cp, giảm 43% so với đỉnh đạt được vào cuối tháng 3/2022. Giá trị vốn hóa tương ứng 13.800 tỷ đồng, “bốc hơi” 10.400 tỷ sau chưa đầy một năm.

Nguồn bài viết: Sau một năm lãi kỷ lục, Đạm Cà Mau (DCM) lên kế hoạch lợi nhuận giảm 67% trong năm 2023

Ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital

Giám đốc danh mục đầu tư Dragon Capital chọn 3 nhóm ngành

(ĐTCK) Ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc phụ trách Danh mục đầu tư Công ty Dragon Capital chia sẻ 3 nhóm ngành có cơ hội tăng trưởng trong năm 2023.

Tại tọa đàm với chủ đề “Nhận diện 2023: Cơ hội đầu tư mới trong môi trường mới” do Báo Đầu tư tổ chức, ông Điền cho rằng, 2023 là năm có thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội. Hiện tại, đa phần nhà đầu tư đang rất sợ hãi sau một năm thua lỗ nặng vừa qua. Tâm lý thủ thế của nhà đầu tư đã phản ánh vào giá các tài sản đầu tư và các thị trường thời gian qua.

“Từ góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng năm nay có thể kiếm được tiền khá nếu biết phân tích và tự tin”, ông Điền đánh giá.

Phân tích cụ thể hơn, giai đoạn 2020 - 2021 là thời kỳ tiền rẻ, 2022 là năm thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất. Điều này đang tác động tới các doanh nghiệp niêm yết và thể hiện rõ ở kết quả kinh doanh quý IV vừa qua và sẽ tiếp tục quý I/2023.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam rất năng động và doanh nghiệp sẽ tìm cách giải bài toán của mình, Chính phủ cũng nhìn nhận rõ vấn đề và sẽ gỡ khó cho doanh nghiệp và người dân.

“Môi trường lãi suất cao không thể kéo dài lâu được. Nếu mức lãi suất cao 14-15%/năm kéo dài, kinh tế sẽ có vấn đề, hệ thống ngân hàng cũng có vấn đề. Chính phủ hiện đang tìm cách gỡ khó thị trường bất động sản. Nếu nhìn ngắn hạn nhà đầu tư có thể sợ hãi, nhưng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng vẫn có cơ hội, bởi lãi suất cao không kéo dài, nếu có trả lãi cũng chỉ khoảng 1 năm”, ông Điền cho biết.

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành bị ảnh hưởng nặng từ giai đoạn trước sẽ có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai, ví dụ ngân hàng.

Ngành ngân hàng hiện nay đã khác biệt lớn so với 10 năm trước. Các ngân hàng đang áp dụng công nghệ cao và sâu rộng trong hoạt động. Trong đó, chỉ số tăng trưởng năng lực vốn đối chọi rủi ro của nhiều ngân hàng ở mức rất cao, khả năng chống chọi lớn.

“Chúng ta không có cuộc khủng hoảng, chỉ đang bị ảnh hưởng từ lạm phát trên thế giới”, ông Điền nhấn mạnh.

Nhóm đáng chú ý thứ hai là vật liệu xây dựng. Sắt thép và vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng lớn trong thời gian trước, nhưng các yếu tố như Trung Quốc mở cửa trở lại thúc đẩy nhu cầu, đầu tư công đẩy mạnh thì sử dụng vật liệu xây dựng sẽ tăng trưởng…

Nhóm thứ ba là ngành chứng khoán. Các công ty chứng khoán bị ảnh hưởng nặng thời gian vừa qua do thanh khoản giảm, tuy nhiên nếu đưa hệ thống giao dịch KRX vào sử dụng thành công, diễn biến thị trường nhận thêm các hỗ trợ tích cực thì tăng trưởng có thể trở lại.

“Đây không phải năm đầu tư theo trào lưu và theo ngành mà là năm kén chọn cổ phiếu”, ông Điền nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm từ khẩu vị cá nhân, ông Điền cho rằng, nhiều nhà đầu tư đang rất sợ sản phẩm trái phiếu, nhưng giả sử có thể mua lại và đầu tư trái phiếu với thời hạn còn lại, với các công ty có khả năng tăng trưởng tốt thì đây là một cơ hội.

Nhóm quỹ Dragon Capital ‘xả’ hàng triệu cổ phiếu MWG

(VNF) - Nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã hoàn tất bán ra tổng cộng 5,3 triệu cổ phiếu MWG của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG).

Nhóm quỹ Dragon Capital 'xả' hàng triệu cổ phiếu MWG

Nhóm quỹ Dragon Capital xả hàng triệu cổ phiếu MWG.

Theo danh sách công bố, đã có 9 quỹ thành viên gồm: VEIL, Hanoi Investment Holdings Limited, Amersham Industries Limited, CTBC Vietnam Equity Fund, Norges Bank, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company, KB Vietnam Focus Balanced Fund, Samsung Vietnam Enterprise Investments, Wareham Group Limited tham gia vào thương vụ này. Các giao dịch được thực hiện trong ngày 3/2

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại tại MWG giảm từ 9,33% xuống còn 8,96%, tương đương hơn 131 triệu cổ phiếu.

Trong quý IV/2022, doanh thu của Thế giới Di động đạt 30.588,4 tỷ đồng, giảm 15,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 619,02 tỷ đồng, giảm 60,4% so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế trong năm 2022, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt 133.404,8 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 4.101,7 tỷ đồng, giảm 16,3% so với cùng kỳ.

Được biết năm 2022, MWG đặt kế hoạch doanh thu 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, công ty không hoàn thành kế hoạch và chỉ đạt 64,6% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Thế giới Di động giảm 11,3% so với đầu năm, tương ứng giảm 7.137,2 tỷ đồng về 55.834,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 25.696,1 tỷ đồng, chiếm 46% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 15.120 tỷ đồng, chiếm 27,1% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 9.727,5 tỷ đồng, chiếm 17,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 3.070,1 tỷ đồng, chiếm 5,5% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Nguồn bài viết: Nhóm quỹ Dragon Capital 'xả' hàng triệu cổ phiếu MWG

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 8/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. NVL: Novaland kiến nghị được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24-36 tháng

  2. HHV: Hạ tầng Đèo Cả tiếp tục trúng thầu dự án hơn 500 tỷ đồng ở tỉnh Lâm Đồng

  3. VNZ: VNG liên tiếp tăng trần, thị giá lên gần 700.000đ/cp. Vốn hóa đạt gần 20.000 tỷ đồng

  4. EIB: Eximbank thông báo hạ room ngoại

  5. TCM: Lãi ròng lập đỉnh sau 17 năm niêm yết

_

  1. Phát Đạt dự tính tổ chức ĐHĐCĐ vào tháng 3/2023

  2. Hưng Thịnh Land lo bị chuyển nhóm nợ, đề xuất nới lỏng ‘room’ gỡ khó cho thị trường BĐS

😎 DIG: Dự án DIC Victory City của DIC Corp bị giảm hơn 112ha

  1. DGC: Cổ phiếu Hoá Chất Đức Giang “nhắm đến” bùng nổ trên sàn HNX trong tháng 1/2023

  2. FMC: Sao Ta báo doanh số tháng 1/2023 giảm hơn 47%

  3. Đâu là lý do khiến doanh số tiêu thụ của Sao Ta giảm 47% tháng 1? tóm tắt: vướng tết 10 ngày, nguyên liệu khan hiếm và đơn hàng ít đẩy doanh số tháng đầu năm của Sao Ta giảm sâu.

  4. MSH: Lợi nhuận bốc hơi 50% vì bị cắt giảm đơn hàng

  5. May Nhà Bè (MNB): Doanh thu tăng mạnh, lãi ròng năm 2022 gấp 17 lần cùng kỳ

  6. GMD: Lãi sau thuế của Gemadept năm 2022 vượt 16% mục tiêu

  7. Tân Tạo (ITA) rút hơn 1.752 tỷ đồng khỏi mảng năng lượng để giảm thiệt hại cho nhà đầu tư

  8. ITA: ‘Giấu’ thông tin thoái vốn một doanh nghiệp hơn nửa năm?

  9. Lợi nhuận tăng gần 3 lần, Eximbank lần đầu chia cổ tức sau 1 thập kỷ

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. MWG: Bán bớt hàng triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động, nhóm Dragon Capital “bỏ túi” 250 tỷ đồng

  2. Ông Bùi Xuân Huy đăng ký bán hơn 14,7 triệu cp của Novaland sau khi rời ghế Chủ tịch

  3. Lợi nhuận Vinamilk (VNM) mất mốc 10.000 tỷ, người nhà Tổng Giám đốc muốn thoái sạch vốn

  4. Nawaplastic Industries muốn mua tăng sở hữu tại BMP lên 54,99%, đăng ký mua 426.000 cổ phiếu

_

  1. Thị giá giảm về vùng “trà đá”, Sara Việt Nam (SRA) hủy kế hoạch chào bán 18,1 triệu cổ phiếu
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Trụ ngân hàng, chứng khoán, thép tăng giá tốt, vốn ngoại giải ngân ồ ạt

  • Loạt cổ phiếu thép tăng trên 5%, VN-Index hạ độ cao về cuối phiên

  • Chiều nay HPG thu hút được dòng tiền rất ấn tượng khi giao dịch thêm hơn 475 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với phiên sáng. Khối ngoại là động lực quan trọng khi đổ tiền vào mua dữ dội

  • Phiên 8/2: Khối ngoại tiếp tục mua ròng 400 tỷ đồng, tập trung gom STB, HPG

  • Tự doanh CTCK trở lại mua ròng gần 300 tỷ đồng phiên thị trường hồi phục, gom mạnh HPG

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Các siêu cổ phiếu từng có thị giá cao “ngất ngưởng” hàng trăm nghìn đồng, giờ ra sao?

  2. Năm 2022, nhiều doanh nghiệp nhiệt điện “ăn nên làm ra” khi đạt mức tăng trưởng tốt về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2023, nhiều khả năng nhóm doanh nghiệp này tiếp tục kinh doanh thuận lợi nhờ hiện tượng El Nino quay trở lại; cùng xu hướng hạ nhiệt của giá than và giá khí; đi kèm với bối cảnh tỷ giá diễn biến ổn định.

  3. Lợi nhuận ròng quý IV/2022 toàn thị trường giảm hơn 30%, mức thấp nhất kể từ dịch COVID-19

  4. Lumen Vietnam Fund - Quỹ ngoại quy mô gần 300 triệu USD đạt hiệu suất cao trong tháng 1 nhờ “ôm” cổ phiếu tài chính, bất động sản và công nghiệp

  5. 10 người giàu nhất sàn chứng khoán 2022: Ông Vượng qua Mỹ cắm cờ, ông Long chìm nổi, bơ phờ ông Nhơn

  6. Tháng 1: 113 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch chứng khoán

_

  1. HoREA: Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho doanh nghiệp địa ốc được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn

  2. Lợi suất trái phiếu Chính phủ trong tháng 1/2023 giảm ở tất cả các kỳ hạn

  3. Lãnh đạo NHNN: “Sẽ tạo điều kiện cho ngành bất động sản tăng trưởng, phát triển ổn định”

  4. Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Tập trung tín dụng các dự án bất động sản đảm bảo tính pháp lý, khả thi

  5. Sửa Nghị định 65: Liệu cổ phiếu bất động sản có thoát thế “kẹt”?

  6. Kiến nghị của Vinhomes, Novaland, Hưng Thịnh Land, Sun Group tại cuộc họp với NHNN sáng ngày 8/2

  7. Ngân hàng bơm vốn thế nào vào thị trường bất động sản năm 2022

  8. Chuyên gia: Mức lãi suất liên ngân hàng 13%/năm tại kỳ hạn 9 tháng không có quá nhiều ý nghĩa

  9. Bộ Xây dựng: Doanh nghiệp bất động sản nên tiếp tục bán bớt dự án

_

=> VIỆT NAM

  1. Nguy cơ thiếu hụt nguồn than cho sản xuất điện

  2. Chi phí đầu vào tiếp tục làm khó ngành dệt may

  3. TP HCM dự kiến thu hút 7,4 tỷ USD vốn FDI trong năm 2023

  4. Đồng Nai trở lại tốp đầu trong thu hút FDI

  5. Giải ngân vốn đầu tư công: Không đạt chỉ tiêu, Bình Dương rút ra 3 bài học

  6. Bóng dáng VinaCapital trong nhóm liên danh đề xuất đầu tư KĐT hơn 3.600 tỷ đồng ở Khánh Hòa

  7. Tháng 1/2023: Xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến chế tạo sụt giảm mạnh

  8. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ ba cho Hàn Quốc

  9. ‘Nghẹt thở’ vì dòng tiền, gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản đã giải thể

  10. Sớm hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tái định cư sân bay Long Thành

  11. Dự kiến khởi công đường Vành đai 4 vùng Thủ đô vào tháng 6/2023

  12. ‘Ông lớn’ xăng dầu tăng nhập khẩu khi lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất gặp sự cố

  13. Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ trong quý I có xu hướng giảm do nhu cầu thấp, tồn kho cao

  14. Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 300.000 đồng/tấn

_

=> THẾ GIỚI

  1. CK Châu Á tăng điểm khi Powell đề cập đến lạm phát đang giảm

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch xanh mướt, nhiều chỉ số biến động tích cực

  3. Chứng khoán Phố Wall “xanh mướt” khi Chủ tịch Jerome Powell công nhận lạm phát đã bắt đầu giảm, tuy nhiên lãi suất vẫn có thể tăng tuỳ thuộc vào dữ liệu kinh tế.

  4. Lạm phát cao khiến thu nhập thực tế của người Đức giảm mạnh

  5. Thống đốc BoC: Chính sách tăng lãi suất đang kiềm chế lạm phát như mong đợi

  6. Kinh tế Trung Quốc đang phục hồi chóng mặt trên diện rộng như thế nào?

  7. Adani Group của tỷ phú từng giàu thứ hai thế giới kinh doanh những gì, quy mô ra sao mà vốn hóa lớn nhanh như thổi?

  8. ChatGPT và Bard mở đường cho cuộc chiến mới trên thị trường AI giữa hai ông lớn Microsoft và Google

  9. Ứng dụng họp trực tuyến Zoom sa thải 1.300 nhân sự khi hoạt động kinh doanh gặp khó hậu đại dịch COVID-19

  10. Số người mất do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria lên tới hơn 7.800

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Lào bắt đầu thử nghiệm tiền điện tử công nghệ Nhật Bản

  2. Chính quyền Saudi Arabia hợp tác cùng The Sandbox làm dự án metaverse

  3. Dubai cấm các đồng tiền mã hóa đề cao tính ẩn danh

  4. Hacker Triều Tiên “cá kiếm” hơn 1 tỷ USD tiền mã hóa trong năm 2022

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng tại gần mốc 23.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã dần nhích lên và bật lên trên 23.100 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Diễn biến trên thị trường dầu thô thế giới đang chịu ảnh hưởng từ tâm lý lo ngại nguồn cung dầu thiếu hụt do cảng xuất khẩu dầu ở Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ có công suất 1 triệu thùng/ngày phải tạm ngừng hoạt động sau trận động đất có độ lớn 7,8. Ngoài ra, khả năng nhu cầu tiêu thụ dầu tăng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc cũng là yếu tố đẩy giá dầu thô tăng cao.

  2. EIA cho biết tăng trưởng sản xuất khí đốt tự nhiên của Mỹ đã vượt xa tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong vài tháng qua, giúp hạ nhiệt giá khí đốt tự nhiên.

  3. Mặc lệnh cấm mới áp lên Nga, giá diesel ở châu Âu đang giảm sâu

  4. Ấn Độ đang đẩy mạnh mua dầu thô giá rẻ của Nga, rồi tinh chế để bán sang châu Âu và Mỹ.

  5. Chốt phiên 7/2, 2 loại dầu tăng mạnh 3,3 - 4,1%

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,24 USD (+1,61%), lên 78,38 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,12 USD (+1,34%), lên 84,68 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 5,1 USD lên 1.872,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên gần 1.885 USD/ounce vào cuối ngày.

  2. Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản giảm gần 50%, thấp nhất trong 8 năm

_

  1. Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần do tồn kho tại các cảng ở Trung Quốc đang tăng lên gây sức ép lên giá vốn đã bị áp lực bởi triển vọng nhu cầu yếu.

  2. Cao su Nhật Bản giảm do JPY mạnh lên

  3. Ngô, đậu tương giảm trước báo cáo của USDA, lúa mì trái chiều

Nguồn: Thông Tô

Vĩnh Hoàn (VHC): Lãi ròng lần đầu chạm mức 2.000 tỷ sau 16 năm

## Mặc dù lợi nhuận quý 4 giảm mạnh song nhờ doanh thu tăng đột biến trong năm 2022, “vua cá tra” Vĩnh Hoàn (VHC) vẫn ghi nhận khoản lãi ròng ở mức kỷ lục.

CTCP Vĩnh Hoàn (Mã VHC - HOSE) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu đạt gần 2.500 tỷ đồng - giảm 200 tỷ so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ giá vốn bán hàng tăng mạnh so với cùng kỳ khiến biên lợi nhuận giảm từ 23,8% về còn 19% - tương ứng lợi nhuận gộp giảm 26% YoY về còn 474 tỷ.

Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu tài chính tăng gần gấp đôi lên mức 118 tỷ đồng. Đồng pha, chi phí tài chính thậm chí tăng gấp 8,5 lần cùng kỳ lên mức 136,6 tỷ.

Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lần lượt 40 tỷ và 27 tỷ đồng so với quý 4/2021 lên mức 133,2 tỷ và 88,1 tỷ đồng.

Sau trừ các khoản thuế phí, “vua cá tra” Vĩnh Hoàn báo lợi nhuận sau thuế giảm sâu tới 56,4% YoY về còn 199,5 tỷ đồng - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Tính chung cả năm 2022, VHC đạt tổng doanh thu 13.472 tỷ đồng - tăng 4.410 tỷ so với năm 2021 và là mức cao nhất sau 16 năm niêm yết (kể từ 2007). Đóng góp lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của Vĩnh Hoàn đến từ bán hàng thành phẩm - đạt 10.083 tỷ đồng - tăng 60,6% YoY và chiếm 75% tổng doanh thu; thu từ bán phụ phẩm đạt 2.166 tỷ (chiếm tỷ trọng 16%); thu từ bán hàng hóa, bán nguyên vật liệu và cung cấp dịch vụ lần lượt đạt 954 tỷ (giảm nhẹ YoY), 206 tỷ và 63 tỷ đồng.

Sau trừ các khoản thuế phí, VHC báo lợi nhuận sau thuế tăng tới 82% YoY lên mức 2.014 tỷ đồng - đây cũng mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty và là năm đầu tiên lãi ròng chạm mức 2.000 tỷ.

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của “vua cá tra” ghi nhận mức 11.580 tỷ đồng - tăng 32,5% so với thời điểm đầu năm trong đó hàng tồn kho tăng 65% so với đầu năm lên mức 3.113 tỷ đồng trong đó bao gồm 1.468 tỷ đồng tồn kho thành phẩm; công ty hiện đang trích lập dự phòng giảm giá 400 tỷ đồng (gấp 4,6 lần đầu năm).


Thuyết minh chi tiết hàng tồn kho của Vĩnh Hoàn đến cuối quý 4/2022

Lượng tiền mặt và tương đương tăng lên mức 554 tỷ đồng. Cùng với đó, Vĩnh Hoàn vẫn có khoản tiền gửi ngắn hạn 1.664 tỷ đồng tại ngân hàng như cuối quý trước; khoản tiền gửi này đã đem về cho công ty 81,6 tỷ đồng tiền lãi trong năm qua.

Trong danh mục đầu tư ngắn hạn, đến cuối năm 2022, VHC cũng đang ghi nhận khoản tiền gốc đầu tư chứng khoán ở mức 179 tỷ đồng - tăng 100 tỷ so với đầu năm. Tuy nhiên, công ty đang phải trích lập dự phòng giảm giá tới 76,6 tỷ đồng giảm giá.

Hiện Vĩnh Hoàn đang đầu tư tập trung tại cổ phiếu NLG (giá gốc 76,3 tỷ - dự phòng 26 tỷ), mã DXS (giá gốc 58,2 tỷ - dự phòng gần 37 tỷ) và KBC (giá gốc 30 tỷ - dự phòng 7,7 tỷ).

Mặc dù dự phòng giảm giá các khoản đầu tư cũng như lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và lãi vay đều làm cho chi phí tài chính của VHC tăng vọt so với năm trước nhưng hoạt động tài chính của VHC vẫn có lãi thuần 63 tỷ đồng nhờ có tới 363 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện.

Về phía nguồn vốn, tổng nợ của Vĩnh Hoàn ở mức 3.884 tỷ đồng - tăng hơn 1.000 tỷ so với đầu năm trong đó vay nợ tài chính tăng lên mức 2.388 tỷ. Theo đó, chi phí lãi vay của công ty chi trong năm 2022 cũng tăng gần gấp 3 lần năm 2021 lên mức 97,4 tỷ.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VHC kết phiên 8/2/2023 giảm 2,4% về mức 65.400 đồng; khớp lệnh đạt gần 660.000 đơn vị.

Nguồn bài viết: Vĩnh Hoàn (VHC): Lãi ròng lần đầu chạm mức 2.000 tỷ sau 16 năm

Loạt doanh nghiệp đối mặt với án hủy niêm yết

Loạt doanh nghiệp đối mặt với án hủy niêm yết

HoSE đã gửi văn bản lưu ý về khả năng hủy niêm yết các cổ phiếu HVN, SII, HOT, MCG.

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi văn bản tới Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines) lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu. Cụ thể, lý do được phía HoSE đưa ra là tại BCTC quý 4 của HVN, số lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2022 là 10.452,6 tỷ đồng. Ngoài ra, số lỗ lũy kế đơn vị này tính đến thời điểm 30/12/2022 là 34.199,5 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 10.199,2 tỷ đồng.

Đây không phải lần đầu tiên HoSE lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu HVN. Hồi tháng 9/2022, Sở đã có văn bản gửi tới Vietnam Airlines với lý do tương tự, khi đó số lỗ lũy kế của đơn vị này là hơn 28.904 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4.897 tỷ đồng.

Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra trường hợp: “Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.

Nói về nguy cơ hủy niêm yết, lãnh đạo Vietnam Airlines cho rằng phía công ty vẫn nỗ lực hết sức đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý. “Vietnam Airlines sẽ cố gắng bằng mọi giải pháp để duy trì việc niêm yết cổ phiếu HVN trên sàn HoSE.

Quy định hủy niêm yết nhằm thanh lọc thị trường, loại bỏ các sản phẩm xấu để bảo vệ nhà đầu tư. Trong khi đó, Vietnam Airlines là trường hợp đặc biệt khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn bởi điều kiện bất khả kháng chứ không do vi phạm các quy định về công bố thông tin”, đại diện Vietnam Airlines từng chia sẻ.

Tương tự, HoSE cũng lưu ý về khả năng hủy niêm yết đối với cổ phiếu SII của Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn . Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 của SII, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 là -89 tỷ đồng. Như vậy, SII có nguy cơ bị thua lỗ trong 3 năm liên tục (2020, 2021, 2022). Trong trường hợp báo cáo tài chính kiểm toán tiếp tục có kết quả kinh doanh thua lỗ như báo cáo tài chính tự lập đã công bố, SII sẽ bị huỷ niêm yết trên HoSE.

Do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch, Công ty cổ phần Du lịch Dịch vụ Hội An (HoiAntourist - mã CK: HOT) cũng liên tục thua lỗ 3 năm gần đây. Lỗ ròng năm 2022 của Công ty gần 19 tỷ đồng, lỗ luỹ kế gần 64 tỷ đồng. Dù doanh thu công ty trong năm 2022 có cải thiện so với năm 2020 và 2021 nhưng vẫn chưa thể quay lại như mức trước khi dịch bùng phát.

Công ty cổ phần Năng Lượng và Bất động sản MCG (mã CK: MCG) cũng trong diện có khả năng bị huỷ niêm yết bắt buộc nếu kết quả kinh doanh là số âm tại BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2022. Trong BCTC hợp nhất quý 4 tự lập, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 là -84 tỷ đồng. Trong 2 năm trước đó, năm 2020 MCG lỗ ròng 9 tỷ và năm 2021 lỗ ròng 37 tỷ đồng.

Không chỉ trên HoSE, nhiều doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên HNX cũng đã đang đối mặt với việc thua lỗ 3 năm liên tiếp. Công ty cổ phần Sản xuất, xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ (KVC) vừa báo lỗ ròng 12 tỷ đồng trong năm 2022, trong 2 năm 2020 và 2021, KVC lỗ lần lượt là 41 tỷ và 33 tỷ đồng. Công ty cổ phần Hoàng Hà (HHG)Công ty cổ phần Cơ khí lắp máy Lilama (L35) cũng đang có khả năng cổ phiếu hủy niêm yết với lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất tự lập là -58 tỷ đồng và -9 tỷ đồng.

Vừa huy động 600 triệu USD từ nước ngoài, Masan dự định vay tiếp 650 triệu USD

## Khi thị trường vốn trong nước gặp nhiều khó khăn, Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) liên tục đẩy mạnh việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Masan vừa công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt việc ký kết hợp đồng tín dụng với các nhóm các ngân hàng nước ngoài, gồm: BNP Paripas, Credit Suisse AG (chi nhánh Singapore), Standard Chattered, HSBC, UOB và các tổ chức tham gia tài trợ khác để vay số tiền ban đầu 83 triệu USD, cùng với quyền chọn gia tăng khoản vay lên tối đa 225 triệu USD.

Cùng với đó, Masan sẽ ký kết hợp đồng bảo lãnh với BNP Pariobas. Theo đó, Masan bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán cho Công ty TNHH The Sherpa – một thành viên của Masan. Hợp đồng bão lãnh này liên quan đến hợp đồng tín dụng mà Sherpa ký với các ngân hàng ngoại để vay số tiền ban đầu quy mô 292 triệu USD, kèm quyền chọn gia tăng khoản vay thêm tối đa 50 triệu USD.

Như vậy, tổng quy mô giá trị 2 khoản vay kể trên đạt tối đa 650 triệu USD. Các thông tin về lãi suất và kỳ hạn các khoản vay mới chưa được công bố.


Masan huy động thêm 650 triệu USD vốn ngoại. Ảnh minh hoạ

Giữa bối cảnh thị trường vốn trong nước gặp nhiều khó khăn, Masan là trường hợp hiếm hoi thành công trong việc huy động dòng vốn từ thị trường quốc tế. Hồi cuối tháng 11/2022, ông lớn trong ngành hàng tiêu dùng này đã hoàn tất nhận giải ngân gói tín dụng 600 triệu USD (gần 15.000 tỷ đồng) từ 37 bên cho vay. Đây là khoản huy động hợp vốn nước ngoài kỳ hạn 5 năm giá trị lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực kinh tế tư nhân.

Khoản vay bằng USD có lãi suất 2,9%, cộng với lãi suất tham chiếu SOFR (tương đương lãi suất khoảng 6,7% mỗi năm). Biên độ trên lãi suất tham chiếu giảm 35 điểm cơ bản so với khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD từng hoàn thành vào năm 2020.

Việc tăng vay bằng USD có dẫn đến rủi ro ngoại hối lớn hơn trong bối cảnh lãi suất tăng; song Masan cho biết sẽ chủ động theo dõi và đánh giá thời điểm thích hợp để thực hiện các giao dịch phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro thị trường và vẫn duy trì chi phí vốn một cách tối ưu.

Bên cạnh việc huy động dòng vốn ngoại, thời gian tới, Masan cũng là một trong số ít doanh nghiệp có kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể, tới đây, Masan sẽ phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm. Kỳ hạn là 60 tháng với mức lãi suất cố định 9,5% trong 2 kỳ tính lãi đầu tiên và lãi suất thả nổi là lãi suất tham chiếu cộng (+) với 3,975%/năm trong các kỳ tính lãi còn lại.

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần của Masan đạt 76.189 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.754 tỷ đồng; giảm 53% so với năm 2021. Trên cơ sở đó, Masan đặt mục tiêu năm 2023 sẽ đạt doanh thu từ 90.000 - 100.000 tỷ đồng; tăng trưởng 18% - và 31% so với thực hiện năm 2022.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 9/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. Thế Giới Di Động chốt ngày họp ĐHĐCĐ thường niên, nhiều khả năng không thể phát hành ESOP năm 2023

  2. HSG: Đối mặt khó khăn kép, HSG bước vào giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử

  3. SAB: Có hơn 23.000 tỷ đồng tiền mặt, Sabeco sắp thâu tóm thêm 2 công ty

  4. VGC: Mảng bất động sản KCN khởi sắc, Viglacera vượt kế hoạch kinh doanh tháng đầu năm 2023

  5. VCG: Lãi ròng 2022 vượt nghìn tỷ, triển vọng sáng năm 2023 ‘ăn theo’ đầu tư công

  6. MSN: Giữa lúc AI gây sốt toàn cầu, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sắp rót 105 triệu USD vào công ty trí tuệ nhân tạo Singapore, tham vọng phát triển Retail AI, Consumer AI

  7. “Kỳ lân” công nghệ VNG lại lập kỷ lục mới, vốn hóa ngấp nghé ngưỡng tỷ USD, tăng trần liên tục khớp lệnh chỉ 100 cổ phiếu

_

😎 VNZ: VNG tăng liên tục 15%/ngày nhưng nhiều quỹ ngoại vẫn còn “rất xa bờ” khi từng trả giá gần 2 triệu đồng/cp

  1. DPR: Năm thứ 17 liên tiếp Cao su Đồng Phú đạt năng suất vườn cây hơn 2 tấn/ha

  2. VC2: Một doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán bị xử phạt và truy thu thuế gần 16 tỷ đồng

  3. PNJ: Thay đổi chức danh, vị trí của loạt lãnh đạo

  4. HPX: Hải Phát chốt ngày họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023

  5. STB: “Vét sạch” room sở hữu, nhà đầu tư ngoại đang đặt cược lớn vào STB?

  6. TCH: Tài chính Hoàng Huy có gần 2.700 tỷ đồng hàng tồn kho từ bất động sản

  7. Vietravel Airlines đề xuất tăng vốn lên trên 7.600 tỷ đồng đến năm 2025

  8. VinFast hợp tác với E.ON Drive phát triển hạ tầng sạc tại châu Âu

  9. HDB: HDBank lọt top 3 ngân hàng có tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao nhất trong năm 2022

  10. ST8: Gia đình Chủ tịch “tháo chạy”, cổ phiếu Siêu Thanh tăng “siêu nhanh” kể từ đầu 2023

  11. AGM: Angimex phát mãi tài sản bảo đảm để tất toán lãi và gốc lô trái phiếu trước ngày 1/4

  12. VNS: Vinasun lần đầu tiên tuyển người trở lại sau khi cắt giảm 15.000 nhân sự trong 5 năm

  13. Lãi ròng quý IV của Vĩnh Hoàn sụt 58%, trích dự phòng 70 tỷ cho khoản đầu tư cổ phiếu bất động sản

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Dragon Capital đã bán gần 17 triệu cổ phiếu MWG của Thế giới Di động, giảm sở hữu xuống dưới 9%

  2. NVL: Diamond Properties đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu NVL

  3. KDH: Hàng loạt các tổ chức bán ra lượng lớn cổ phiếu Khang Điền

  4. ABB: Phó Tổng Giám đốc đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu

  5. Một cá nhân bị UBCKNN xử phạt do liên tiếp giao dịch “chui” cổ phiếu SKG

  6. CII tiếp tục muốn mượn tay công ty con nâng sở hữu tại Năm Bảy Bảy

_

  1. DXG: Công ty con của Đất Xanh chi 175 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

  2. PTL: Victory Capital phát hành 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ, ai mua?

_

=> CỔ TỨC

  1. TPBank chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 25% vào ngày 21/2

  2. VIB: Hôm nay VIB giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 10% bằng tiền mặt

  3. NAB: Nam A Bank chốt ngày tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu lớn bị “đánh sập”, VN30-Index bốc hơi 1,25%

  • Cổ phiếu trụ gây áp lực, VN-Index giảm hơn 8 điểm, nhóm thủy sản, dệt may ngược dòng khởi sắc

  • Đà giảm giá của thị trường diễn ra trên diện rộng, với sắc đỏ tại hầu hết các nhóm ngành. Về thanh khoản của thị trường, tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt gần 554,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 10.476 tỷ đồng.

  • Trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 11 tỷ đồng trên HOSE. STB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 283 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HPG xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 31 tỷ đồng.

  • Tự doanh 09/02: Mua ròng mạnh VSC và BCM

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Tháng 1/2023, giao dịch chứng khoán phái sinh sụt giảm

  2. Không chỉ bán ròng, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tài khoản thấp kỷ lục 2 năm

  3. Tập đoàn Hòa Bình và Xây dựng Điện Việt Nam tiếp tục bị HoSE nhắc nhở lần 2 do quá hạn nhưng chưa công bố BCTC quý 4

  4. Cổ phiếu thuỷ sản dậy sóng khi DN đón đơn hàng tăng đột biến, giữa “bão sa thải” thì hàng vạn công nhân nhà máy tôm, cá… tất tả trở lại công việc ngay đầu năm

  5. Những ngân hàng có ROE cao nhất năm 2022: VIB là quán quân, BIDV bứt tốc vào Top 10

_

  1. Phó Thống đốc: Không quy định room tín dụng riêng cho lĩnh vực BĐS, nội bộ NHTM tự điều phối hạn mức được cấp

  2. SSI Research: Thay đổi cách tính tỷ lệ LDR có thể hỗ trợ thanh khoản thị trường về trung và dài hạn

  3. Thống đốc: Tăng cường kiểm tra, thanh tra các ngân hàng cho vay dồn vốn cho các doanh nghiệp, tập đoàn ‘sân sau’

  4. Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định gỡ vướng, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%

  5. Bộ Tài chính đề xuất rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm

  6. Khoảng 285.178 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm 2023

  7. Tháng 1/2023, lãi suất trúng thầu Trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm, thị trường Trung Quốc tăng đáng chú ý trong khu vực

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch tích cực sau phiên điều chỉnh hôm qua. CPI của Đức và Credit Suisse được chú ý

  3. Các chỉ số chứng khoán Mỹ đi xuống trong phiên thứ Tư (8/2), do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ cũng như sự thận trọng với xu hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát của Fed.

  4. Thị trường hiện đang dự đoán lãi suất đỉnh của Fed sẽ đạt mức trên 5,1% vào tháng 7, cao hơn mức khoảng 4,5 – 4,75% dự báo trước đây. Tuy nhiên, thị trường vẫn tin rằng Fed sắp cắt giảm lãi suất, có thể về mức 4,8% vào cuối năm nay.

  5. Chứng khoán Nhật Bản giảm, ảnh hưởng bởi đà đi xuống của Phố Wall đêm qua, sau khi các nhà đầu tư đánh giá thận trọng việc lãi suất cao của Mỹ sẽ tồn tại trong một thời gian dài.

  6. Trái ngược với các ông lớn công nghệ Mỹ, ứng dụng Meituan của Trung Quốc sắp tuyển thêm 10.000 nhân viên

  7. Chi phí sản xuất pin cho xe điện có thể rẻ hơn nhờ cuộc chạy đua công suất của các công ty khai thác lithium và niken

  8. Vốn FDI đổ vào Mexico cao nhất trong 7 năm

  9. Thảm hoạ ‘liều ăn nhiều’ kiểu Masayoshi Son: 5 năm, rải lượng séc trị giá 140 tỷ USD cho 400 startup nhưng trắng tay, các cổ đông đã mất hết kiên nhẫn

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Doanh thu giao dịch tiền điện tử của Robinhood giảm 24% trong Q4

  2. Binance muốn thành lập “liên minh” các công ty uy tín để khôi phục lại niềm tin vào thị trường crypto

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 22.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp giảm khá mạnh về 22.500 USD trước khi bật lên 22.700 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,12 USD (+0,15%), lên 78,59 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,11 USD (+0,13%), lên 85,18 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD mất phương hướng, vàng tăng liền 3 phiên

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 3,1 USD lên 1.875,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên gần 1.885 USD/ounce nhưng đảo chiều giảm về gần 1.880 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Sự phục hồi thực tế nhu cầu quặng sắt ở Trung Quốc có thể được thấy trong quý 2.

  2. Ý nghĩa đặc biệt trên chuyến tàu chở than đá đầu tiên của Australia cập cảng Trung Quốc sau gần 3 năm bị cấm cửa

  3. Giá cao su Nhật Bản tiếp tục giảm theo xu hướng tại Thượng Hải và do đồng JPY mạnh so với USD.

  4. Lúa mì, ngô, đậu tương tăng sau báo cáo cung cầu thế giới

  5. Xuất khẩu nông sản của Argentina lập kỷ lục mới trong năm 2022

Vàng SJC 67.4 tr/lượng

USD 23,800 đồng

Bảng Anh 29,003 đồng

EUR 26,087 đồng

Nguồn: Thông Tô - TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 9/2 => DOANH NGHIỆP 1)... | Facebook

2 Likes

Nhiều tổ chức liên quan lãnh đạo Nhà Khang Điền bán sạch cổ phiếu KDH

## Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam - tổ chức liên quan lãnh đạo, báo cáo kết quả giao dịch tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH).

Cụ thể, đơn vị này đã bán ra 16.830 cổ phiếu KDH để giảm sở hữu về 0%, giao dịch được thực hiện ngày 6/2/2023.

Ở một diễn biến khác, từ ngày 12/12/2022 đến ngày 10/1/2023, quỹ VOF Investment Limited đã bán ra 4,11 triệu cổ phiếu KDH trong tổng đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu. Theo đó, quỹ này giảm sở hữu tại KDH từ 1,41% về còn 0,83% vốn điều lệ. Lý do không bán hết cổ phiếu đăng ký là diễn biến thị trường chưa phù hợp.

Ngay sau đó, quỹ này tiếp tục đăng ký bán toàn bộ 5,89 triệu cổ phiếu KDH để giảm sở hữu từ 0,83% về 0% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 17/1 đến ngày 15/2/2023.

Trước đó, quỹ Kiwoom Vietnam Tomorrow Securities Master Fund (Equity) cũng đã bán ra toàn bộ 126.693 cổ phiếu KDH để giảm sở hữu về 0%. Giao dịch được thực hiện từ ngày 15/12 đến ngày 23/12.

Bên cạnh đó, quỹ Delta Global Financial Holdings Private Limited cũng bán ra toàn bộ 110.000 cổ phiếu KDH để giảm sở hữu về 0%, giao dịch được thực hiện từ ngày 15/12 đến 23/12.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam cùng các quỹ: VOF Investment Limited, quỹ Kiwoom Vietnam Tomorrow Securities Master Fund (Equity) và Delta Global Financial Holdings Private Limited đều liên quan tới bà Nguyễn Thị Diệu Phương và Vương Hoàng Thảo Linh, lần lượt là thành viên HĐQT độc lập và thành viên ban kiểm soát tại KDH.

Về tình hình kinh doanh, trong quý IV/2022, KDH ghi nhận doanh thu đạt hơn 1.234 tỷ đồng, tăng 109,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 110,7 tỷ đồng, giảm 73,3% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp bất ngờ giảm mạnh từ 82,2% về chỉ còn 24,2%.

Luỹ kế năm 2022, KDH ghi nhận doanh thu đạt 2.911,96 tỷ đồng, giảm hơn 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 1.081,26 tỷ đồng, giảm 10,2%.

Trong năm 2022, KDH đặt mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 16% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, với kết quả trên, công ty đã không hoàn thành kế hoạch.