Chứng sỹ săn tin!

Đón nhận nhiều tin vui, một nhóm cổ phiếu đồng loạt bứt phá hàng chục phần trăm chỉ sau 1 tháng

Trong thị trường chung lình xình, nhóm cổ phiếu than vẫn ngược dòng bứt phá với mức tăng ấn tượng hàng chục phần trăm, có mã tăng gấp đôi chỉ trong 1 tháng.

image

Cổ phiếu “vàng đen” bứt phá mạnh mẽ

Sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ vào cuối tháng 1, dòng tiền thận trọng khiến VN-In dex tiếp tục xu hướng giằng co. Trong thị trường chung lình xình, nhóm cổ phiếu than vẫn ngược dòng bứt phá với mức tăng ấn tượng hàng chục phần trăm, có mã tăng gấp đôi chỉ trong 1 tháng. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành than chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên thị trường nên dù có “sóng” cũng ít được chú ý.

Dẫn đầu đà tăng là cổ phiếu MDC của Than Mông Dương khi bứt phá mạnh gấp đôi chỉ sau 1 tháng. Sau hàng loạt phiên tăng kịch trần, MDC phi một mạch từ 7.000 đồng lên mức 14.500 đồng/cp. Thanh khoản MDC cũng được kéo từ vài nghìn cổ phiếu lên hàng trăm nghìn đơn vị trong một phiên.

Cổ phiếu TC6 của Than Cọc Sáu cũng nhanh chóng bứt tốc gần gấp đôi sau một tháng để cán mốc 8.900 đồng. Song hành với đà tăng giá, thanh khoản của TC6 này cũng tăng vượt trội từ vài nghìn lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí có phiên khớp lệnh hàng triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu TVD của CTCP Than Vàng Danh cũng không nằm ngoài xu hướng tăng giá. Theo đó, TVD bứt phá 8.600 lên 14.900 đồng, tương ứng mức tăng 73% chỉ sau một tháng.

TDN của Than Đèo Nai cũng là một cái tên sáng giá trong nhóm cổ phiếu “vàng đen” với mức tăng ấn tượng. Cũng tương tự như những mã trên, cổ phiếu này xác lập đà tăng vào đầu tháng 1 và hiện đã tăng 50% lên mức 10.900 đồng/cp.

Bên cạnh đó hàng loạt cổ phiếu than cũng đua nhau bứt phá trong vòng một tháng gần đây, điển hình là TMB (+42%), THT (+41%), NBC (+40%),…

“Tin vui” từ tiêu thụ than tháng đầu năm và KQKD tích cực

Động lực dẫn dắt đà tăng của nhóm cổ phiếu này được cho là đến từ những thông tin tích cực từ sản tiêu thụ than và kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4/2022 đã công bố.

Trái ngược với bức tranh kinh doanh ảm đạm trong quý cuối năm trước, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp than có sự khởi sắc rõ rệt nhờ sản lượng than khai thác, tiêu thụ tăng mạnh và Tập đoàn TKV điều chỉnh giá bán than.

“Quán quân” tăng trưởng lợi nhuận trong nhóm các doanh nghiệp than “gọi tên” Than Cọc Sáu (mã TC6) với lợi nhuận tăng trưởng gấp 10 lần cùng kỳ. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 đạt 348 tỷ đồng, tăng vượt trội so với khoản lãi 34 tỷ cùng kỳ năm trước.

Không kém cạnh, Than Mông Dương (mã MDC) cũng ghi nhận mức tăng trưởng đột biến với lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 93 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh ấn tượng này giúp lợi nhuận cả năm 2022 cán mốc 109 tỷ đồng, gấp gần 3 lần mức thực hiện năm 2021.

Cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 154% so với cùng kỳ, Than Cao Sơn (CST) ghi nhận lãi ròng 168 tỷ đồng trong quý 4/2022. Lũy kế cả năm 2022, CST lãi 340 tỷ đồng sau thuế, gấp gần 3 lần so với mức thực hiện năm trước.

Than Vàng Danh (TVD) cũng lọt top những doanh nghiệp có KQKD bứt phá mạnh trong quý 4/2022. Cụ thể, TVD ghi nhận lãi sau thuế tăng gấp đôi lên mức 148 tỷ đồng.

Ngoài ra, Than Hà Tu (THT) và Than Núi Béo (NBC) cũng ghi nhận lợi nhuận ròng tăng tương ứng 96% và 70%. Than Đèo Nai (TDN) cũng có lãi 37 tỷ đồng tăng mạnh so với con số lỗ 1 tỷ đồng của quý 4/2021.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ than tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than cho thị trường, đầu năm 2023, các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ than. Tính riêng tháng 1/2023, đã sản xuất 2,6 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 3,8 triệu tấn than.

Năm 2023, Tập đoàn dự kiến sẽ tiêu thụ 46,5 triệu tấn than, trong đó lượng tiêu thụ trong nước là 45,12 triệu tấn và than xuất khẩu 1,38 triệu tấn. Sản xuất 39,18 triệu tấn than, nhập khẩu 9,2 triệu tấn…

Bộ Công Thương cho rằng những tín hiệu tiêu thụ than đầu năm sẽ báo hiệu khởi đầu mùa than mới sẽ sôi động, mở ra nhiều kỳ vọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV nói chung và các doanh nghiệp thành viên trong năm 2023.

Thận trọng với biến động giá than

Có thể thấy, dù kết quả kinh doanh xuất hiện nhiều điểm sáng, song cổ phiếu than vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá than thế giới đang trên đà lao dốc. Tính đến ngày 9/2, giá than tương lai ở mức 229 USD/tấn, giảm 4,5% so với ngày hôm trước. Nếu so với hồi đầu năm, giá than đã giảm 42% để quay về mức giá hồi tháng 2 năm trước.

Giới phân tích vẫn cho rằng giá than Việt Nam có “độ trễ” nhất định so với giá thế giới và cơ chế kiểm soát giá khác biệt. Tuy nhiên, giá than thế giới giảm mạnh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến giá than trong nước. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc rủi ro trước khi “đua mua” những cổ phiếu liên quan đến hàng hóa.

Lãnh đạo than bị sờ gáy là phải đoàng hoàng ngay. Bao năm qua ăn hết của cổ đông rồi.

Bầu Đức: Mảng heo năm 2023 xác định không có lợi nhuận nhưng HAGL sẽ tăng lãi tối thiểu 20% nhờ chuối, trồng thêm 2.000ha bắp và 60 loại rau củ quả

“Khi Trung Quốc mở cửa thì giá loại cây gì cũng tăng. Giá chuối hiện tại là 11USD/thùng, sắp tới sẽ tăng lên 13USD/thùng - so với cùng kỳ mức giá này tăng vài chục %.” - Chủ tịch HAGL nói.

Ngày 10/2/2023, tại Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG), ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã chia sẻ những điểm mới trong tình hình hoạt động của công ty.

"Mảng heo năm 2023 xác định không có lợi nhuận"

Nhìn lại năm 2022, ông Đức đánh giá bằng 2 chữ “khó lường”. Trong nửa đầu năm, tình hình kinh doanh rất thuận lợi nhưng cuối năm thay đổi phức tạp.

Sang 2023, thị trường tiếp tục đi xuống. Với 2 mảng chính là trồng chuối và nuôi heo (cùng gà nuôi thí điểm), HAGL cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề.

Với heo, ông Đức nhận xét vào giai đoạn cuối năm, giá heo giảm xuống thấp dẫn đến kết quả không như kỳ vọng, nhưng may mắn là giá chuối tăng.

HAGL cũng may mắn hơn các DN khác là tận dụng chuối thải để nuôi heo, nên không những không lỗ mà vẫn có lãi. Nếu không có chuối, heo của HAGL chắc chắn lỗ.

“Hiện tại, ngành heo vẫn ở trong tình trạng giá thấp và sức mua yếu. Với tình hình này, nông dân chắc chắn lỗ và dẫn đến hiện tượng bỏ chuồng. Phía DN chưa chắc có tình trạng này” - Ông Đức đánh giá.

Hiện nay, 70% cung heo trên thị trường đến từ các hộ nông dân. Khi họ bỏ chuồng sẽ xảy ra hiện tượng quá bán. Ông Đức cho rằng chu kỳ lặp lại là giá sau đó sẽ tăng lại khi hụt cung. Dự kiến tháng 4-5/2023 sẽ hồi phục.

Tuy nhiên, ông Đức nhấn mạnh đó chỉ là hy vọng. Thị trường luôn không nói trước được điều gì. Do đó, HAGL sẽ xây dựng kế hoạch thận trọng để cố gắng duy trì mảng heo “không lãi không lỗ”. Nếu thuận lợi, thị trường hồi phục vào tháng 4-5 như dự báo.

" Vậy năm 2023, về mảng heo, HAGL xác định không có lợi nhuận" - Bầu Đức chia sẻ.

"Chuối chắc chắn sẽ tang giá"

Chuối có vẻ là mảng được bầu Đức tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng.

Theo chia sẻ của bầu Đức, giá chuối chắc chắn sẽ tăng và thực tế khi Trung Quốc mở cửa, giá loại sản phẩm này đã tăng.

“Khi Trung Quốc mở cửa thì giá loại cây gì cũng tăng. Giá chuối hiện tại là 11USD/thùng, sắp tới sẽ tăng lên 13USD/thùng - so với cùng kỳ mức giá này tăng vài chục %.” - Chủ tịch HAGL nói.

Riêng HAGL, ông Đức khẳng định, với mô hình trồng chuối gối đầu (trồng năm 2021 sẽ thu hoạch vào năm 2022, trồng năm 2022 sẽ thu hoạch vào năm 2023) thì không chỉ giá chuối tăng, mà sản lượng cũng tăng.

Giá sầu riêng hiện đang tăng trên 200.000 đồng/kg. Dù vậy, diện tích thu hoạch 2023 chưa nhiều nên HAGL sẽ chưa ghi nhận mảng này.

Ngoài ra, năm 2023 HAGL sẽ trồng thêm 2.000ha bắp. Bắp trồng vào tháng 4, đúng 20/4 HAGL xuống giống. Năm 2 vụ, vụ tháng 4 xuống giống thì tháng 7 thu hoạch, và tháng 7 xuống giống thì tháng 12 thu hoạch.

HAGL cũng đang tổ chức trồng rau củ quả của Đà Lạt. Rau củ quả này chỉ trồng cách đây mấy tháng, tận dụng điều kiện đất tốt của DN.

Bán 35% vốn của Bapi HAGL

“Tôi cũng nhấn mạnh, Bapi HAGL ra đời để tiêu thụ toàn bộ các sản phẩm HAGL làm ra. Mà mình tôi thì không thể ôm xuể, và nói thẳng là làm đến nay tôi chưa thấy hiệu quả dù có sản phẩm riêng biệt. Nên tôi mời anh Diện (ông Đỗ Xuân Diện) vào nắm 35% vốn” - Ông Đức nói.

Sau khi Bapi HAGL hoàn tất việc phát hành và tăng vốn, HAGL sẽ sở hữu 3,4 triệu cổ phần - tương đương 34% vốn tại Bapi HAGL. Như vậy, Bapi HAGL sẽ không còn là công ty con của HAGL.

Sau đó, HAGL mới trồng thêm 60 loại rau củ quả, cung ứng cho Bapi.

Ông Đức cho biết đang xây dựng nhà máy bao bì, dự kiến 15/4 sẽ ra mắt thị trường sản phẩm rau củ quả của HAGL.

Với những kế hoạch trên, bầu Đức tự tay tính toán và dự kiến lợi nhuận 2023 sẽ tăng khoảng 20-30%.

VDSC: Vừa sản xuất vừa bán lẻ, Hoa Sen (HSG) gặp khó gấp đôi so với các doanh nghiệp thép khác

HSG vừa phải tích trữ nguyên liệu như một nhà sản xuất, lại vừa phải tồn kho thành phẩm như một nhà bán lẻ. Như vậy, giá nguyên liệu giảm ăn mòn biên lợi nhuận gộp của HSG từ cả đầu ra và đầu vào.

VDSC: Vừa sản xuất vừa bán lẻ, Hoa Sen (HSG) gặp khó gấp đôi so với các doanh nghiệp thép khác

Theo một báo cáo phân tích mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử khi lỗ ròng trong 2 quý liên tiếp. Có thể nói chưa bao giờ ngành thép rơi vào tình huống gắt gao như hiện tại, khi thị trường thép liên tiếp mang lại thử thách cho cả hoạt động sản xuất và tiêu thụ.

Đáng chú ý, theo VDSC, là doanh nghiệp hoạt động ở cả hai phân khúc sản xuất và bán lẻ, HSG gặp khó gấp đôi so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Đầu vào: Biến động giá HRC khiến các nhà máy đối mặt với khoản lỗ giá nguyên liệu lớn

VDSC cho biết gần như tất cả các nhà sản xuất tại Việt Nam đều gặp khó trong hoạt động mua nguyên liệu và chính sách tồn kho trong khoảng 2 quý vừa rồi do giá quốc tế biến động mạnh và khó lường. Đối với các nhà sản xuất tôn mạ, 2 năm gần nhất là giai đoạn giá HRC tăng giảm với biên độ rất lớn.

Ngược lại, giai đoạn trước đó, 2018-2020 mặc dù giá HRC có xu hướng đi xuống, về lý thuyết khiến hoạt động mua nguyên liệu luôn gây lỗ (hàng về kho giảm giá so với lúc chốt mua), các doanh nghiệp vẫn xoay sở để có lợi nhuận.

Thực tế là năm 2018-2020 lợi nhuận của nhóm tôn mạ tương đối khả quan, và HSG không ngoại lệ. Sang năm 2021, nửa đầu năm chứng kiến giá HRC lập đỉnh vào tháng 5, tăng 51% so với đầu năm, và giảm gần 30% từ mức đỉnh này trong phần còn lại của năm. Tương tự, trong năm 2022, giá HRC cũng chỉ mất 4 tháng để tăng 22% so với đầu năm, nhưng lại giảm 33% từ mức đỉnh này trong 8 tháng cuối năm.

VDSC cho rằng việc giá HRC tạo đỉnh vào khoảng tháng 4-5 khá phù hợp với cung cầu thị trường khi rơi vào mùa cao điểm xây dựng (trước mùa mưa hàng năm). Điều này khiến các nhà máy có xu hướng lạc quan (overestimate) khi chốt mua nguyên liệu cho mùa mưa và những tháng cuối năm.

Chính sách này khiến các nhà máy đối mặt với khoản lỗ giá nguyên liệu lớn khi cuối năm 2022 giá HRC giảm mạnh. Trong khi hoạt động phòng hộ giá nguyên liệu chưa phổ biến, việc đặt mua nguyên liệu giao hàng trong vòng 2 tháng đổ lại khiến nhiều nhà máy chứng kiến hàng đi đường lỗ từng ngày trong quý 3 và quý 4/2022.

Đầu ra: Tốc độ tiêu thụ chậm ở cả trong nước và nước ngoài khiến ảnh hưởng của giá nguyên liệu bị khuếch đại

Lý do thứ hai khiến HSG có KQKD 2 quý gần nhất tiêu cực nằm ở hoạt động bán lẻ của doanh nghiệp.

Theo VDSC, nhu cầu tôn mạ trong nước và xuất khẩu đều chậm lại đã khuếch đại tác động của xu hướng giảm giá HRC trong nửa cuối năm 2022. Trong khi các doanh nghiệp tôn thép khác có mức tồn kho thấp hơn và dễ cắt giảm hơn do hoạt động ở một phân đoạn nhất định của chuỗi giá trị, HSG là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán lẻ tới người dùng cuối.

Điều này khiến HSG vừa phải tích trữ nguyên liệu như một nhà sản xuất, lại vừa phải tồn kho thành phẩm như một nhà bán lẻ. Như vậy, giá nguyên liệu giảm ăn mòn biên lợi nhuận gộp của HSG từ cả đầu ra và đầu vào.

Đặc trưng của các nhà sản xuất tôn mạ tại Việt Nam là tỉ trọng xuất khẩu tương đối lớn, từ 30-60% sản lượng tiêu thụ. Khi nhu cầu đột ngột chậm lại ở cả hai thị trường do chính sách thắt chặt tiền tệ để xuất khẩu lạm phát của nhiều thị trường xuất khẩu chính, đồng thời trong nước NĐ65 khiến dòng tiền bị tắc nghẽn, ảnh hưởng lớn lên nhu cầu xây lắp dân dụng, hoạt động tiêu thụ tôn thép nói chung gần như bị ngưng trệ ngay trong thời gian giá HRC giảm mạnh.

Việc phải chịu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn các nhà sản xuất tôn thép khác khiến HSG khó cạnh tranh về giá hơn, thể hiện ngay ở mức lỗ ròng trong 2 quý gần nhất.

VDSC cho biết thêm tồn kho của HSG đã giảm về mức tối thiểu, khoảng 1 quý giá vốn. Đây là mức thấp, khi so với NKG, tồn kho gần 2 quý giá vốn trong khi HSG có chuỗi giá trị dài hơn. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn lưu động, đồng thời giảm tác động tiêu cực của biến động giá HRC lên biên lợi nhuận.

Chi phí lớn để duy trì sức mạnh thương hiệu thông qua hệ thống bán lẻ

Khác với hầu hết doanh nghiệp tôn thép niêm yết, HSG vận hành các cửa hàng bán lẻ để bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Điều này trong các năm trước đây là lý do khiến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp khá cao.

Tuy nhiên, cũng cần mất chi phí để duy trì sức mạnh thương hiệu. Chi phí bán hàng của HSG luôn duy trì ở mức cao, chiếm trung bình 7,3% doanh thu trong 3 năm gần nhất, khoảng 600-1200 tỷ mỗi quý. Đây là khoản chi phí lớn.

VDSC ước tính nếu trừ chi phí bán hàng vào doanh thu, biên lợi nhuận gộp của HSG sẽ tương đương với các nhà sản xuất tôn mạ khác (bao gồm NKG và Tôn Đông Á) do sản phẩm có sự tương đồng nhất định. Trong điều kiện thị trường đặc biệt chậm chạp như hiện tại, việc phải “nuôi” thương hiệu lại là môt điểm yếu của HSG.

Quý 4 niên độ tài chính 2021-2022, HSG ghi nhận lỗ sau thuế 887 tỷ đồng, trong khi chi phí bán hàng phát sinh 662 tỷ đồng, còn quý 1 NĐTC 2022 - 2023 lỗ sau thuế 680 tỷ đồng và 690 tỷ đồng chi phí bán hàng.

Việc doanh nghiệp phải chi tiền để duy trì hoạt động bán lẻ trong khi tác động kích cầu của các khoản chi này không rõ ràng trong điều kiện thị trường ngặt nghèo khiến nhà bán lẻ gặp lỗ trong ngắn hạn.

VIC: Xin ý kiến về công nghệ dự án sản xuất cell pin hơn 23.600 tỉ của VinFast

Xưởng sản xuất cell pin, trung tâm thử nghiệm động cơ thuộc dự án tổ hợp sản xuất ô tô VinFast được xây dựng ở Hải Phòng có công nghệ hiện đại của thế giới.

Công ty cổ phần Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes dự kiến mở xưởng sản xuất pin và trung tâm thử nghiệm để phục vụ cho hoạt động sản xuất xe điện của VinFast tại Hải Phòng - Ảnh: NAM TRẦN

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải về việc lấy ý kiến về công nghệ đối với dự án nằm trong tổ hợp sản xuất ô tô VinFast, có tổng vốn đầu tư là 23.690 tỉ đồng.

Theo tờ trình của Công ty cổ phần Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes (VHIZ) về việc trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi xưởng sản xuất cell pin, trung tâm thử nghiệm động cơ thuộc dự án tổ hợp sản xuất ô tô VinFast, dự án này sẽ được xây dựng ngay trong tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải thuộc đảo Cát Hải (Hải Phòng).

Công nghệ cao được sử dụng phổ biến trên thế giới

Trước đó, VHIZ đã gửi văn bản tới Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương về vấn đề này. Công ty này cho biết đã hoàn thiện và bổ sung hồ sơ phù hợp với quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo thành phần hồ sơ theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng.

Trên cơ sở đó, công ty đề nghị Bộ Công Thương thẩm định báo cáo theo đúng quy định pháp luật.

Theo báo cáo thuyết minh sử dụng công nghệ sản xuất cell pin của VinFast, dự án sẽ sản xuất cell để cung cấp cho nhà máy lắp ráp pin ô tô và xe máy của VinFast. Việc sản xuất pin sẽ giúp VinFast chủ động nguồn, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh các sản phẩm xe điện.

Đáng chú ý, dự án sử dụng công nghệ được nghiên cứu và phát triển bởi viện nghiên cứu của Vingroup. Các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ Hàn Quốc, các linh kiện chính xuất xứ G7, đáp ứng tiêu chuẩn CE hoặc UL.

Đây là công nghệ cao được sử dụng phổ biến trên thế giới, chưa từng sản xuất tại Việt Nam và cũng không thuộc danh mục công nghệ hạn chế theo quy định.

Sản phẩm tế bào pin (cell pin) theo VinFast cũng được nghiên cứu, phát triển và sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn pin lithium UN 38.3.

Sản xuất pin giúp VinFast chủ động

VinFast cho biết để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đầy đủ và ổn định, công ty đã ký kết hợp tác với các đối tác chuyên sản xuất, cung cấp các nguyên vật liệu cho sản xuất cell pin tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Về đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, chủ đầu tư cho biết dự án này sẽ có tác động nhất định.

Đó là việc chủ động trong cung cấp nguồn pin cho sản xuất ô tô điện, xe máy điện, giúp VinFast và ngành công nghiệp Hải Phòng và cả nước nói chung chủ động tham gia, đặt mục tiêu xa hơn trong công nghiệp sản xuất ô tô điện của thế giới; góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Hải Phòng, tăng giá trị thu hút đầu tư của thành phố…

Trước đó, Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES (thành viên Tập đoàn Vingroup) cũng đã khởi công dự án nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Dự án có tổng mức đầu tư gần 6.330 tỉ đồng, quy mô 14ha với công suất thiết kế 5 GWh/năm, tương đương khoảng 30 triệu cell pin/năm.

HAG: Bầu Đức - ‘Chuyển nhượng cửa hàng heo ăn chuối là kêu thêm đối tác chứ không phải lỗ’

Thịt heo ăn chuối thương hiệu Bapi Food của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chuyển nhượng cho đối tác chỉ sau vài tháng ra mắt, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) chia sẻ thêm lý do.

“Heo ăn chuối” của bầu Đức được bán ở Bapi Food đã có thêm đối tác cùng đầu tư - Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Ngày 12-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bầu Đức chia sẻ có gặp cổ đông cách đây 2 ngày và đánh giá nuôi heo thời điểm này không có lời.

“Giá heo cuối năm qua rất thấp, nhiều người chắc chắn bỏ chuồng. Hoàng Anh Gia Lai cũng may mắn hơn các doanh nghiệp khác là sử dụng chuối thải để nuôi heo, nên vẫn có lãi. Nếu không có chuối, tập đoàn chắc chắn lỗ. Còn Bapi ra đời để tiêu thụ toàn bộ các sản phẩm tập đoàn làm ra. Vì Bapi có quy mô rất lớn, nên chuyển nhượng là kêu gọi thêm đối tác để đầu tư, chứ không phải lỗ”, bầu Đức nói.

Nhìn nhận thêm năm 2023, với hai mảng cốt lõi là trồng chuối và nuôi heo, tập đoàn cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề khi thị trường tiếp tục đi xuống, về tình hình chung là nuôi heo không lời.

Hiện ngành heo vẫn ở trong tình trạng giá thấp và sức mua yếu, bầu Đức hy vọng khoảng tháng 4 - tháng 5 năm nay giá heo sẽ hồi phục.
Lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ thêm “phần bù” từ mảng chuối cả giá cả và sản lượng. Bầu Đức kỳ vọng giá chuối sẽ tăng vì Trung Quốc mở cửa trở lại, khả năng giá chuối sẽ tăng lên 13 USD/thùng.

“Ngoài ra năm 2023 tập đoàn sẽ trồng thêm nhiều loại rau củ quả; 2.000ha bắp hay trồng rau củ quả của Đà Lạt… Dự kiến lợi nhuận 2023 của Hoàng Anh Gia Lai sẽ tăng khoảng 20-30%”, bầu Đức nhấn mạnh.

Được biết bầu Đức mời thêm ông Đỗ Xuân Diện tham gia nắm 35% vốn tại Bapi. Như vậy sau khi hoàn tất việc phát hành và tăng vốn, Bapi không còn là công ty con của Hoàng Anh Gia Lai và chỉ sẽ sở hữu 3,4 triệu cổ phần, tương đương 34% vốn tại công ty này.

Cổ phiếu bất động sản giảm sàn hàng loạt, những rủi ro nào cần lưu ý nếu ‘bắt đáy’ nhóm này

Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận số mã giảm điểm áp đảo với 5 mã giảm kịch sàn NVL, PDR, KHG, CRE và CIG.

Phiên sáng 13/2, sắc đỏ giảm điểm bủa vây sàn chứng khoán đặc biệt ở nhóm cổ phiếu bất động sản, tính đến 10h00 đa phần cổ phiếu nhóm này diễn biến tiêu cực với 5 mã giảm kịch sàn là NVL, PDR, KHG, CRE và CIG.

Trong đó các cổ phiếu có số lượng dư bán giá sàn hàng triệu đơn vị như NVL (3,91 triệu), PDR (3,02 triệu) và KHG (1,44 triệu), với khối lượng giao dịch hàng triệu đơn vị NVL (15,62 triệu), PDR (8,05 triệu) và KHG (2,18 triệu).

Ngoài ra, mã cổ phiếu HPX cũng bắt đầu lộ giá sàn khi giảm 6,1%. Theo sau là một loạt cổ phiếu vốn hoá lớn với biên độ giảm đáng kể như HAG (-5,3%), DXG (-5,6%), DIG (-4,2%), CEO (–4,7%).

Loạt cổ phiếu bất động sản giảm điểm trong phiên sáng 13/2. (Nguồn: VNDirect).

Trong Báo cáo Triển vọng Ngành quý I năm 2023, Chứng khoán BIDV (BSC) đã đưa ra quan điểm kém khả quan đối với ngành bất động sản trong năm 2023 do các yếu tố “cơn gió ngược chiều” bao gồm “lệch pha cung – cầu” và áp lực dòng tiền lớn trong khi mọi kênh dẫn vốn đều bị tắc.

Giai đoạn 2023 - 2024 là thời điểm các doanh nghiệp cần phải thực hiện tái cấu trúc toàn diện để “tồn tại”và chờ đợi các nút thắt pháp lý, tín dụng được khai thông.

Tuy nhiên, BSC cũng thấy được một số yếu tố tích cực cuối năm 2022, gợi mở các kỳ vọng về chính sách hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển bền vững bao gồm Dự tháo sử đổi Nghị định 65; Dự thảo Luật đất đai sửa đổi; Quyết định 1435; và đẩy mạnh đầu tư hạ tầng sẽ dần kéo nhu cầu thực sang các khu vực ngoại thành, từ đó thu hẹp mức độ “lệch pha” giữa cung – cầu.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/co-phieu-bat-dong-san-giam-san-hang-loat-nhung-rui-ro-nao-can-luu-y-neu-bat-day-nhom-nay-422023213102525913.htm

Dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo, PC1 sắp “hút” 1.200 tỷ đồng từ trái phiếu

Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trên là cổ phiếu PC1 thuộc sở hữu của bên thứ 3, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng giá trị phát hành là 150%.

Dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo, PC1 sắp "hút" 1.200 tỷ đồng từ trái phiếu

HĐQT CTCP Tập đoàn PC1 (mã chứng khoán: PC1) đã thông qua Nghị quyết về phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ 2022. Cụ thể, PC1 dự kiến phát hành 12.000 trái phiếu mệnh giá 100 triệu đồng, tương ứng tổng giá trị huy động dự kiến là 1.200 tỷ đồng, được chia làm 2 đợt phát hành.

Trong đó, đợt 1 dự kiến vào tháng 3-4/2023, với khối lượng 3.000 trái phiếu. Phần còn lại được phát hành và đợt 2, dự kiến diễn ra trong tháng 5-6/2023. Đại lý phát hành là Chứng khoán Bản Việt.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, được phát hành riêng lẻ thông qua đại lý theo hình thức bút toán ghi sổ. Kỳ hạn trái phiếu là 5 năm, được áp dụng lãi suất cố định 10%/năm trong 2 kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ còn lại được tính bằng tổng của 3,5% cộng lãi suất tham chiếu nhưng không thấp hơn 10%/năm.

Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trên là cổ phiếu PC1 thuộc sở hữu của bên thứ 3, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng giá trị phát hành là 150%, và mức duy trì tối thiểu 120%. Trong trường hợp tỷ lệ giảm xuống thấp hơn, PC1 hoặc bên cầm cố phải bổ sung tài sản để bù đắp.

Diễn biến cổ phiếu PC1 trên thị trường

Theo kế hoạch, phần lớn số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được PC1 sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực phát triển bất động sản khu công nghiệp, thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Western Pacific, dự kiến hơn 1.100 tỷ đồng. Còn lại khoảng 90 tỷ đồng sẽ được doanh nghiệp dùng để bổ sung vốn lưu động cho Công ty.

Ngoài ra, PC1 đã có văn bản giải trình về việc chậm công bố thông tin liên quan đến phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ. Doanh nghiệp cho biết đã công bố thông tin tại chuyên trang trái phiếu doanh nghiệp của HNX, nhưng do sai sót đã chưa công bố trong vòng 24 giờ đối với HoSE. “Công ty sẽ rút kinh nghiệm và cam kết tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về trách nhiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”, PC1 khẳng định.

Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.339 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 275 tỷ đồng, tăng gần 48% so với quý 4/2021. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất của công ty kể từ năm 2014 đến nay.

Luỹ kế cả năm 2022, PC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.333 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 527 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 31% so với năm 2021. So với kế hoạch, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 76% mục tiêu doanh thu và 80% mục tiêu lợi nhuận năm 2022. Theo giải trình, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh chủ yếu do chi phí tài chính tăng so với cùng kỳ khi 3 dự án điện gió đi vào vận hành nên chi phí lãi vay phát sinh không còn được vốn hoá, cùng với đó là lãi suất vay ngắn hạn cao và tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng.

https://markettimes.vn/dung-co-phieu-lam-tai-san-dam-bao-pc1-sap-hut-1-200-ty-dong-tu-trai-phieu-16554.html

Phiên 13/2: Khối tự doanh trở lại mua ròng 170 tỷ đồng, tập trung VPB, KDH, STB

Trong phiên hôm nay (13/2), khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 170 tỷ đồng tổng cổ phiếu trên thị trường trong khi bán ròng 9,6 tỷ đồng chứng chỉ quỹ, chứng quyền trên sàn HOSE.

Giao dịch khối tự doanh CTCK trên sàn HOSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trong phiên thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu sau khi VN-Index mất mốc 1.050 điểm, thông tin tích cực là bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều mua ròng.

Giao dịch chi tiết với cổ phiếu trên sàn HOSE, khối tự doanh công ty chứng khoán mua khớp lệnh 342 tỷ đồng và bán khớp lệnh 171,4 tỷ đồng. Giá trị bán thỏa thuận là 1,7 tỷ đồng. Tổng cộng cả hai phương thức khớp lệnh và thỏa thuận, khối tự doanh mua ròng 170 tỷ đồng.

Với giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền, khối tự doanh tiếp tục bán ròng. Ghi nhận giá trị chiều mua vào, bán ra với sản phẩm chứng chỉ quỹ, chứng quyền hôm nay đạt 18 tỷ đồng và 28 tỷ đồng, tương đương bán ròng 9,6 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối tự doanh bán ròng 1,2 tỷ đồng và không có giao dịch trên thị trường UPCoM.

Những mã cổ phiếu được khối tự doanh mua ròng mạnh trên HOSE phiên 13/2 (Nguồn: Thu Hà tổng hợp).

Thống kê giao dịch theo từng mã, NVL bị bán mạnh nhất với 13,6 tỷ đồng, theo sau là E1VFVN30 (11,4 tỷ đồng), VIB (10,3 tỷ đồng), MIG (8,4 tỷ đồng), DGW (7,3 tỷ đồng). Các cổ phiếu còn lại ghi nhận giá trị bán ròng dưới 5 tỷ đồng là PET, TCB, CTR, ACB và VRE.

Tại chiều mua, VPB dẫn đầu với 45,5 tỷ đồng, theo sau là KDH (37,1 tỷ đồng), STB (25,5 tỷ đồng), BID (17,8 tỷ đồng), NLG (17,3 tỷ đồng). Những mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng trong khoảng từ 9 - 12 tỷ đồng có FRT, MBB FPT, PC1 và MWG.

Giao dịch cổ phiếu của khối tự doanh trên HOSE. (Nguồn: Thu Hà tổng hợp).

Giao dịch trên thị trường phái sinh, thanh khoản từ khối tự doanh giảm so với phiên cuối tuần trước (13/2). Trong phiên hôm nay, khối tự doanh CTCK ưu tiên vị thế Mua (Long) trên thị trường phái sinh.

Cụ thể, khối này Mua (Long) 2.497 hợp đồng (tương đương 258 tỷ đồng), Bán (Short) 1.392 hợp đồng (tương đương 143,6 tỷ đồng). Tổng khối lượng giao dịch cả phiên là 3.889 hợp đồng với tổng giá trị 402 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Phiên 13/2: Khối tự doanh trở lại mua ròng 170 tỷ đồng, tập trung VPB, KDH, STB

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. Công ty con của Novaland thông báo gặp khó khăn về dòng tiền, đột ngột dừng tài trợ ưu đãi lãi suất, đề nghị khách mua nhà tự thanh toán lãi vay ngân hàng

  2. Novaland đang làm việc với các đơn vị tư vấn tài chính để tiến hành kế hoạch tái cơ cấu toàn diện bao gồm (1) đàm phán với chủ nợ và trái chủ để cơ cấu lại lịch trả nợ, (2) tập trung phát triển các dự án trọng điểm và (3) cân nhắc khả năng bán bớt tài sản”

  3. MBB: Giá trị phát hành trái phiếu và Nợ có khả năng mất vốn tăng gấp 3 lần

  4. EIB: Trước thềm ĐHCĐ bất thường, Eximbank hạ room ngoại xuống dưới 30%

  5. Trước những biến động giá urê liên tục giảm, Tổng Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE:DPM) đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi.

  6. HBC: Kinh doanh dưới giá vốn cùng với lỗ từ bán các khoản đầu tư, tăng trích lập dự phòng và chi phí lãi vay đột biến khiến Xây dựng Hoà Bình lỗ kỷ lục kể từ khi công bố báo cáo tài chính.

  7. Năm 2023, BSR sẽ bước vào giai đoạn bảo dưỡng định kỳ, trong thời gian đó công ty sẽ đóng cửa hoàn toàn nhà máy lọc dầu trong khoảng 50 ngày. Do đó, kết quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bởi công suất vận hành thấp hơn và chi phí phát sinh trong thời gian bảo dưỡng.

😎 POM: Lỗ kỷ lục hơn 1.100 tỷ đồng trong năm 2022, Thép Pomina ‘thay ghế’ chủ tịch

_

  1. HAG: Bầu Đức - Chuyển nhượng cửa hàng heo ăn chuối là kêu thêm đối tác chứ không phải lỗ

  2. IBC: Thị trường đào tạo tiếng Anh sau Covid: Apax English phải thu hẹp còn 1/4, các đối thủ tranh giành thị phần hàng ngàn tỷ đầy béo bở

  3. TPB: Theo VNDirect - Năm 2023 tăng trưởng tín dụng tại TPBank sẽ đạt khoảng 12%

  4. TCB: Tỷ trọng cho vay bất động sản tại một ngân hàng đạt trên 70%

  5. NVB: Một ngân hàng giảm gần 1% lãi suất huy động

  6. TCB: Thu nhập của Techcombank chậm lại vì hết thời vốn rẻ và trái phiếu gặp khó?

  7. FMC: Sao Ta chốt ngày họp ĐHĐCĐ 2023

  8. VNZ: Trở thành cổ phiếu đầu tiên đạt thị giá trên 1 triệu đồng

  9. Cổ phiếu NVL thấp kỷ lục sau 7 năm niêm yết, vốn hóa bằng phân nửa VNZ

  10. FCN: Có thể khởi công khu đô thị hơn 2.000 tỷ ở Phổ Yên vào tháng 5

  11. Becamex IDC cùng đối tác Singapore phát triển 5 khu công nghiệp vốn đầu tư gần 1 tỷ USD

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Vợ Thành viên HĐQT OCB bán khớp lệnh 500.000 cổ phiếu

  2. Thành viên HĐQT Novaland bán 2,3 triệu cổ phiếu NVL

  3. PDR: Chủ tịch Phát Đạt bị bán giải chấp gần 5,3 triệu cổ phiếu do ‘hiểu nhầm’

  4. HPG: Thành viên HĐQT Hòa Phát muốn chuyển nhượng hàng triệu cổ phiếu HPG cho 2 người con

_

  1. PC1: Dự huy động 1.200 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

  2. Bamboo Capital lại đổi phương án sử dụng vốn từ đợt chào bán gần 267 triệu cp, huỷ việc rót 355 tỷ đồng vào Bảo hiểm AAA

  3. Hơn 283 tỷ đồng trái phiếu được Techcom Securities (TCBS) mua lại trước hạn

_

=> CỔ TỨC

  1. Kido (KDC) sắp chi gần 1.300 tỷ đồng trả cổ tức đặc biệt, tỷ lệ 50%

  2. VPI: Văn Phú Invest dự kiến chi hơn 240 tỷ đồng trả cổ tức, tỷ lệ thực hiện là 10%, tương ứng với mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu được nhận 1.000 đồng

  3. Trong 7 doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ chi trả cao nhất là 40% và thấp nhất là 3%.

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Kết phiên, VN-Index giảm gần 12 điểm (tương đương 1,17%) để lùi về sát mốc 1.043 điểm. Thị trường chìm trong sắc đỏ với 700 mã giảm điểm, áp đảo hoàn toàn so với mã tăng. Thanh khoản tăng vọt trong biến động mạnh khi giá trị giao dịch vượt 10.400 trên HOSE.

  • Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giảm, EIB và OCB chạm giá sàn

  • Nỗ lực kéo giá cuối phiên - Bán lẻ, dầu khí “bình yên trong cơn bão”

  • Tự doanh 13/02: Mua ròng hơn 170 tỷ đồng. VPB và KDH là 2 mã bị bán nhiều nhất, với giá trị lần lượt 45.4 tỷ đồng và 37.1 tỷ đồng.

  • Khối ngoại quay đầu bán ròng trong phiên thị trường giảm điểm

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Dragon Capital: 'Việc các quỹ của chúng tôi mua bán cổ phiếu EIB là hoạt động đầu tư bình thường

  2. Tuần này có 16 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông

  3. Thống kê cho thấy, khối lượng giao dịch trên thị trường giảm dưới mức trung bình 20 tháng, dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại. Tháng đầu năm 2023, nhà đầu tư cá nhân bán ròng gần 10.000 tỷ đồng qua khớp lệnh. Số dư tiền gửi của khách hàng tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 4/2022 chỉ còn khoảng 60.000 tỷ đồng, tiếp tục giảm 14.000 tỷ đồng so với cuối quý 3/2022.

  4. Tuần 6 – 10/2: Khối tự doanh CTCK đảo chiều xả hơn 370 tỷ đồng cổ phiếu trên HOSE, tâm điểm GMD và loạt mã ngân hàng

  5. Tuần 6 – 10/2: NĐT cá nhân đẩy mạnh bán ròng hơn 1.400 tỷ đồng, tập trung xả STB, HPG, CTG

  6. Top10 tăng/giảm tuần 6 – 10/2: Nhóm bất động sản lao dốc, cổ phiếu thủy sản ngược dòng

  7. Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một nhóm cổ phiếu đồng loạt “dậy sóng”, thị giá VNZ đắt nhất lịch sử TTCK

  8. Nghề chứng khoán bớt hot sau thời kỳ bùng bổ: Người bỏ nghề, công ty cắt giảm, có đơn vị mất gần 1/3 nhân sự trong một quý

  9. KQKD nhóm thủy sản năm 2022: VHC - MPC dẫn đầu lợi nhuận, IDI - ANV báo lãi tăng bằng lần

_

  1. Các ngân hàng nắm giữ gần 8 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp

  2. Hơn 76.000 tỉ đồng đã được hút ròng trong tuần qua

  3. Hết tháng 3/2023, sẽ dừng phân bổ vốn từ chương trình phục hồi kinh tế

  4. Nhiều doanh nghiệp ‘khất nợ’ nghìn tỷ trái phiếu đến hạn

_

=> VIỆT NAM

  1. Chênh lệch giữa giá heo hơi Việt Nam và Trung Quốc đang dần thu hẹp nhờ nguồn cung dồi dào

  2. Năm 2022: Kim ngạch xuất khẩu Tây Ninh tăng 6,4 tỷ USD, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố

  3. TP.HCM đặt kỳ vọng vào 6 đề án lớn và xây dựng nhóm các doanh nghiệp lớn

  4. Hải Phòng - Địa phương vừa đón gần 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó có dự án Cell Pin 1 của VinES

  5. Lý do doanh nghiệp Việt khó đăng ký xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

  6. Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam: Giá điện có thể tăng thêm 15%

  7. Hội môi giới: Đánh thuế chung cư giá trên 50 triệu đồng/m2 sẽ đẩy giá nhà tăng, “tắc” thanh khoản

  8. Tập đoàn Xuân Thiện đề xuất dự án lọc dầu 2.500ha ở Ninh Bình

  9. Giá heo hơi duy trì ở mức thấp trong thời gian dài, lợi nhuận nhiều ông lớn ngành chăn nuôi giảm sút

  10. Trong kỳ điều hành giá lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh tăng giá xăng từ 540-620 đồng/lít và điều chỉnh giám giá dầu gần 1.000 đồng/lít.

  11. Bất ngờ hoãn Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy thị trường bất động sản ngày 14/2, lịch họp được chuyển sang ngày 17/2

  12. Loạt ông lớn bất động sản “ôm” hàng trăm nghìn tỷ đồng hàng tồn kho

  13. Thủ tướng yêu cầu Quảng Ninh đầu tư cảng Móng Cái để thúc đẩy vận tải đường biển Bắc-Nam

  14. Bộ GTVT yêu cầu rà soát giấy phép kinh doanh vận tải của các hãng bay trong nước

  15. VinFast mở dịch vụ sạc pin lưu động 24/7 trên toàn quốc, giá 50.000 đồng/15 phút sạc

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á tiếp tục xu hướng trái chiều của tuần trước đó

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch tích cực trong phiên đầu tuần

  3. Australia lạc quan về khả năng tránh được suy thoái

  4. Sau gần hai năm đóng băng, doanh nghiệp Trung Quốc lại đổ tới Mỹ để IPO

  5. Cuộc chiến chip leo thang phản ánh tương lai ảm đạm của toàn cầu hóa

  6. Các nước tham gia đàm phán về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), trong đó có Nhật Bản và Việt Nam, vừa nhất trí đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận một phần vào cuối tháng 5/2023.

  7. Bloomberg: Thiệt hại vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể lên tới 84 tỷ đô la

  8. Giá nhà giảm hơn 20%, thị trường nhà đất tại Seoul bắt đầu cảm nhận rõ rệt sức nóng của lãi suất tăng

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Ngân hàng TW Ấn Độ tiết lộ 50.000 người dùng và 5.000 thương nhân hiện đang sử dụng Rupee kỹ thuật số

  2. Cuộc cạnh tranh giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) để thu hút hoạt động kinh doanh tiền điện tử đã tăng tốc.

  3. BTC trồi sụt, tiền điện tử AI nổi sóng trong “cơn sốt” ChatGPT

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua nhích nhẹ dần lên 22.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giằng co nhẹ, trước khi có nhịp giảm về gần 22.500 USD/BTC vào cuối ngày.

  5. Đại học Canada Dubai rút lại việc chấp nhận tiền điện tử qua Binance Pay

  6. Ngân hàng lâu đời nhất Brazil cho đóng thuế bằng crypto

_

  1. IEA triệu tập cuộc họp đặc biệt giữa các bộ trưởng năng lượng

  2. Ai Cập dự kiến đầu tư 1,2 tỷ USD để phát triển mỏ khí đốt Zohr

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,11 USD (-1,39%), xuống 78,61 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,12 USD (-1,30%), xuống 85,27 USD/thùng.

_

  1. Nhật Bản: Thặng dư tài khoản vãng lai giảm gần 50%

  2. Thị trường Ngoại hối châu Á giảm, đồng đô la ở gần mức cao nhất 1 tháng trước

  3. Đồng Yên và Nikkei đều giảm khi thị trường chờ đợi thông tin về Thống đốc kế nhiệm

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 3,8 USD lên 1.865,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và lùi về gần 1.855 USD/ounce vào cuối ngày.

  5. Dự đoán giá vàng tuần này: Thị trường vàng chờ đợi báo cáo CPI của Mỹ vào 14/2

Vàng SJC 67.4 tr/lượng

USD 23,740 đồng

Bảng Anh 28,848 đồng

EUR 25,878 đồng

Nguồn: Thông Tô

Tỷ giá hạ nhiệt nhưng vẫn canh cánh nỗi lo

Các chuyên gia đánh giá năm 2023, câu chuyện tỷ giá của Việt Nam chưa thể nguội bớt, thay vào đó vẫn phải canh cánh nỗi lo về chính sách lãi suất của Fed và khả năng hồi phục của khu vực xuất khẩu để góp phần cải thiện cán cân thanh toán…

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Năm 2022, nền kinh tế đối mặt với cú sốc tỷ giá. Đã có lúc, VND mất giá cao so với USD (mất gần 9%) trong tháng 11/2022. Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ổn định tỷ giá như bán dự trữ ngoại hối, nới rộng biên độ tỷ giá, nâng lãi suất VND, hút bớt VND qua kênh tín phiếu… Theo đó, nhà điều hành tăng biên độ giao dịch tỷ giá từ mức +3% lên +5% từ ngày 17/10/2022.

LINH HOẠT TRONG ĐIỀU HÀNH

Từ tháng 5/2022, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành bán ngoại tệ, giảm dự trữ ngoại hối để bình ổn tỷ giá. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm từ gần 110 tỷ USD vào cuối tháng 1/2022 xuống còn khoảng 89 tỷ USD vào cuối tháng 12/2022. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức xấp xỉ với khuyến nghị của IMF (3 tháng nhập khẩu).

Tại thời điểm cuối năm 2022, VND mất giá khoảng 3,5% so với đồng USD, thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực như: PHP (-8,31%); CNY (-8,41%); EUR (-5,73%); GBP (-10,57%); JP (-12,91%)…

Kể từ tuần thứ 3 của tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành mua ngoại tệ với tỷ giá tham khảo ở mức 23.450 VND/USD. Thị trường ghi nhận hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán khá mạnh, quy mô lên tới khoảng 3 tỷ USD chỉ trong thời gian ngắn.

Ngày 1/2/2023, Fed đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 4,5-4,75%, đúng như dự báo của thị trường. Đây là lần nâng lãi suất thứ 8 của Fed trong chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu từ tháng 3/2022. Sau động thái của Fed, đồng bạc xanh có diễn biến tăng giảm đan xen, chỉ số US Dollar Index (DXY) ở quanh mốc 103,47.

Ở trong nước, nhiều ngân thương mại cho biết sau Tết Nguyên đán, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa không nhiều nên cầu ngoại tệ giảm, vì thế, tỷ giá VND/USD biến động nhưng không đáng kể dù Mỹ vừa tăng thêm lãi suất vào đầu tháng 2.

Năm 2023, tỷ giá USD/VND dự kiến sẽ tăng do các yếu tố bên ngoài như suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị gia tăng. Tuy nhiên, khi Fed giảm tốc độ tăng lãi suất và nỗi lo lạm phát giảm bớt, tỷ giá USD/VND sẽ dần ổn định.

Nhiều yếu tố hỗ trợ cho tỷ giá được củng cố, như: năm 2022, thặng dư cán cân thương mại tăng cao; giải ngân vốn FDI năm 2022 cao nhất trong 5 năm; Việt Nam nằm trong top 10 nhận kiều hối năm 2022 và dự báo tiếp tục tăng khoảng 4% trong năm 2023…

Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD. Cả năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm 2021 xuất siêu 3,32 tỷ USD).

Năm 2022, vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt gần 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước.

Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 17,81 tỷ USD, chiếm 79,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,49 tỷ USD, chiếm 6,7%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,46 tỷ USD, chiếm 6,5%.

Báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư thực hiện cho biết, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng 5% trong năm 2021, tăng gần 5% trong năm 2022 và dự báo tăng 3,6 - 4,5% trong năm 2023. Mức tăng năm 2022 tương đương khoảng 1 tỷ USD, đạt gần 19 tỷ USD, giúp Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Kiều hối giúp cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán của Việt Nam, tạo điều kiện để thực hiện các chính sách về ngoại hối, tỷ giá hối đoái và nhất là tăng dự trữ ngoại hối.

Ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered, nhận định rằng việc bổ sung dự trữ ngoại hối có thể sẽ là ưu tiên chính của Ngân hàng Nhà nước. Sự cải thiện của cán cân vãng lai và sự phục hồi của lĩnh vực du lịch sau đại dịch có thể sẽ hỗ trợ cho VND. Đáng chú ý, sự hồi phục gần đây của đồng nhân dân tệ (CNY) có thể sẽ dẫn đến VND tăng giá do mối tương quan chặt chẽ.

Nguồn: GSO, Bộ Tài chính, NHNN.

Nguồn bài viết: Tỷ giá hạ nhiệt nhưng vẫn canh cánh nỗi lo - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cơ hội để tăng trưởng đạt tới 7,5% trong năm 2023

Những nhân tố bất thường xảy đến khiến nhiều chỉ số kinh tế năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng. Bước sang năm 2023, những nhân tố này dù không còn là ẩn số nhưng tiếp tục khó dự báo sẽ tác động lớn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có nhiều cơ hội để tăng trưởng đạt mức 6,8-7,5% trong năm nay…

Nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển một cách tốt nhất, khi đó tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt mức 6,8-7,5%.

Sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn giúp Việt Nam hoàn thành tốt nhất kế hoạch đề ra (tăng trưởng GDP đạt 8,02%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%) và là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng GDP cao trong khu vực và trên thế giới với mức lạm phát thấp.

Tuy nhiên, bên cạnh những con số tăng trưởng tích cực thì vẫn có một số điều chưa đạt như kỳ vọng và cần quan tâm trong năm 2023. Có thể kể đến như tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tương đối chậm; từ tháng 10/2022, tăng trưởng xuất khẩu chậm dần; số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (FDI) giảm 11% dù số vốn giải ngân tăng 14%. Cùng với đó, năm 2022, hơn 143 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5%. Chuyện doanh nghiệp tham gia hay rút lui khỏi thị trường là hết sức bình thường nhưng khi con số rời bỏ thị trường quá lớn sẽ trở thành vấn đề cần quan tâm.

NHẬN DIỆN SỨC ÉP

Năm 2023, các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 2,2-2,5% so với mức 3,1% của năm 2022. Trong khi đó, lạm phát tăng lên mức cao nhất nhiều thập kỷ, buộc các chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu, ngân hàng trung ương các nước hơn 340 lần tăng lãi suất điều hành. Đặc biệt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến nâng lãi suất lên 5-5,25% khiến lãi suất trên thế giới tăng nhanh. Để đảm bảo tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng 2 lần tăng lãi suất điều hành, gây áp lực lên chi phí vốn, tạo sự trì trệ trong sản xuất và tăng áp lực lạm phát trong nước.

Việc Trung Quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong phòng chống dịch Covid-19 có thể giúp sản xuất tăng trưởng nhưng lại tăng sức ép về giá cả xăng dầu, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của thế giới và gia tăng áp lực lạm phát.

Đồng thời, do cơ cấu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tương đồng với Việt Nam nhưng trình độ công nghệ cao hơn và quy mô sản xuất lớn hơn, nên sẽ tạo áp lực cạnh tranh lên nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đồng thời, lạm phát cùng với việc các Chính phủ các nước cắt giảm các hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch Covid-19 khiến các hộ gia đình siết chặt chi tiêu. Việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa từ các thị trường chủ lực giảm sút sẽ tạo áp lực lớn đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Một ẩn số khó lường gây nên những biến động toàn cầu năm vừa qua là cuộc xung đột Ukraine - Nga dự báo tiếp tục kéo dài, khiến Mỹ và phương Tây đẩy mạnh chính sách trừng phạt và áp trần giá dầu, giá khí đốt với Nga. Việc Nga ngừng bán dầu, khí đốt cho các quốc gia không thân thiện cùng việc OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng có thể đẩy giá dầu, khí đốt và các nguyên vật liệu trong năm 2023 tăng cao.

Hơn nữa, do việc bao vây, cấm vận, nước Nga không cho phép các phương tiện giao thông của các nước không thân thiện đi qua lãnh thổ Nga, làm các chuỗi cung ứng đứt gãy, chi phí vận tải, logistics tăng cao và nguồn cung ứng gặp khó khăn, chi phí sản xuất cao. Do đó, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp nhiều khó khăn trong phục hồi và tăng trưởng.

Về nguồn vốn cho doanh nghiệp, chỉ số VN-Index giảm sút mạnh cùng sự trầm lắng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cũng đang gây khó khăn cho nguồn cung vốn cho sản xuất và tạo áp lực tăng lãi suất vay nợ, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

NHIỀU CƠ HỘI KHẢ QUAN

Tuy nhiên, có một số nhân tố có thể hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam năm 2023. Trước hết, nền kinh tế Việt Nam thích ứng với trạng thái vừa chung sống với dịch bệnh, vừa đẩy mạnh sản xuất, phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 và sẽ tiếp tục thích ứng với các biến động kinh tế - xã hội.

Tiếp đến, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thời gian qua có xu hướng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã có biện pháp cung ứng vốn giá rẻ với thời gian tương đối dài cho các ngân hàng thương mại, cùng các yêu cầu các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí nhằm ổn định và hạ thấp mặt bằng lãi suất của nền kinh tế, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục và phát triển.

Khi tỷ giá VND ổn định so với USD, các cân đối vĩ mô ổn định, nền kinh tế tăng trưởng cao, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện sẽ là điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Vốn FDI tăng sẽ giảm áp lực tăng tỷ giá và áp lực lạm phát của VND, từ đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao hơn.

Trong năm vừa qua, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cơ cấu bộ máy của thị trường chứng khoán và các quy định pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu cung cấp vốn vay trung và dài hạn. Đây sẽ là cơ sở giúp các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường chứng khoán, đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn giá rẻ cho hồi phục và tăng trưởng.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2022 và cập nhật tháng 1/2023 đã nâng mức tăng trưởng GDP của các nền kinh tế và hạ thấp dự báo lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, dự báo sự ổn định của giá cả xăng dầu và các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng tạo nhiều thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023.

Còn nếu tình hình kinh tế thế giới xảy ra diễn biến phức tạp, lạm phát vẫn cao, giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng cao, kinh tế thế giới trì trệ hay suy thoái, tăng trưởng chậm, thương mại quốc tế giảm sút, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,2-6,7%…

Nguồn bài viết: Cơ hội để tăng trưởng đạt tới 7,5% trong năm 2023 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nhóm quỹ VinaCapital đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu PVS

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital đăng ký mua 500.000 cổ phiếu PVS của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam để phục vụ mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 15/2 – 16/3, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn.

Cùng mục đích giao dịch, Quỹ đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam, tổ chức có liên quan đến ông Hoàng Xuân Quốc, Ủy viên HĐQT PVS đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện từ ngày 15/2 đến ngày 16/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.

Hiện tại, Quỹ đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam đang nắm giữ 1,4 triệu cổ phiếu. Nếu giao dịch hoàn tất, tổ chức này sẽ nắm giữ 2,4 triệu cổ phiếu PVS.

Trên thị trường, tạm tính theo giá kết phiên 13/2 là 24.300 đồng/cp, ước tính Quản lý quỹ VinaCapital sẽ phải chi khoản tiền 12,15 tỷ đồng và Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam là 24,3 tỷ đồng để thực hiện mua vào số lượng cổ phiếu đăng ký.

Ông Hoàng Xuân Quốc hiện không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của PVS. Được biết, Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF) là quỹ mở được quản lý bởi Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital. VESAF được thành lập vào ngày 18/4/2017 và được giám sát bởi Ngân hàng Standard Chartered.

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 27/12/2022, quỹ Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 750.000 cổ phiếu PVS, nâng sở hữu từ 28,62 triệu đơn vị lên 29,37 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 5,98% lên 6,14%.

Động thái mua vào hàng triệu cổ phiếu PVS của các tổ chức diễn ra trong bối cảnh giá mã cổ phiếu này hồi phục 35% từ đáy giữa tháng 11/2022. Kết phiên13/2, giá PVS dừng tại 24.300 đồng/cp, mất 36% giá trị so với đỉnh lịch sử cách đây hơn một năm, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên đạt hơn 5,67 triệu đơn vị.


Diễn biến giá cổ phiếu PVS thời gian gần đây. Nguồn: TradingView

PVS báo lãi quý IV/2022 hơn 325 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ

Về kết quả kinh doanh, quý IV/2022 PVS ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.331 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ mảng hợp đồng xây dựng, kế đến là từ mảng cung cấp dịch vụ.

Biên lãi gộp được cải thiện từ 5,3% quý cùng kỳ lên 6,1%. Bên cạnh doanh thu từ hoạt động tài chính mà chủ yếu là lãi tiền gửi và tiền cho vay, PVS còn ghi nhận thêm lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết hơn 134 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 651 triệu đồng cùng kỳ. Tính đến hết năm 2022, PVS đầu tư 4.873 tỷ đồng vào 6 công ty liên doanh, liên kết, hầu hết hoạt động tại Singapore và Malaysia.

Kết quả quý IV, PVS lãi sau thuế hơn 325 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ và cao nhất kể từ quý II/2019. Theo giải trình, kết quả của mảng dịch vụ tàu, dịch vụ dầu khí, dịch vụ cơ khí và đóng mới và lợi nhuận từ công ty thành viên cao hơn cùng kỳ giúp lợi nhuận sau thuế quý cuối năm 2022 của PVS tăng trưởng.

Lũy kế năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 16.412,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 834,3 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 15% và 11% so với thực hiện năm 2021.


Nguồn: BCTC quý IV/2022 của PVS.

Năm 2022, PVS lên kế hoạch kinh doanh dự kiến doanh thu hợp nhất ở mức 10.000 tỷ đồng, giảm 30% so với thực hiện 2021; lợi nhuận sau thuế theo đó giảm 28%, còn 488 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, PVS đã vượt 71% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính đến cuối quý IV/2022, tổng tài sản PVS đạt 25.776,56 tỷ đồng, tăng 4% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền Công ty giảm 9%, về còn 5.250 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng giảm hơn một nửa xuống còn 1.010,84 tỷ đồng. Ngược lại, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng tới 80%, lên 4.807,3 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn cũng tăng 7%, lên 4.990,5 tỷ đồng.

Ở phía nguồn vốn, nợ đi vay của PVS hơn 1.375 tỷ đồng, giảm 130 tỷ so với ngày 1/1/2022, trong đó nợ dài hạn sắp đến hạn trả là 752 tỷ đồng. Ngoài ra, PVS còn có khoản dự phòng phải trả dài hạn hơn 1.245 tỷ đồng, đây là khoản dự phòng bảo hành các công trình xây dựng, chiếm tỷ trọng hơn một nửa là cho dự án Sao Vàng Đại Nguyệt.

Vốn chủ sở hữu tại ngày cuối kỳ là 12.838 tỷ đồng, bao gồm 4.779 tỷ đồng vốn góp, 3.214 tỷ đồng quỹ đầu tư và phát triển cùng 3.680 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Nguồn bài viết: Nhóm quỹ VinaCapital đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu PVS

Tập đoàn Kido (KDC) dự chi gần 1.300 tỷ đồng trả cổ tức đặc biệt

## Trong năm 2022, KDC cũng đã 2 lần thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền cùng tỷ lệ 6% vào các tháng 4 và 8, tổng mức chi trả là gần 309 tỷ.

Ngày 20/3 tới đây, Công ty CP Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt theo tỷ lệ 50%, tương ứng mỗi 1 cổ phiếu được nhận 5.000 đồng. Dự kiến các cổ đông Kido sẽ nhận được cổ tức vào ngày 6/4/2023.

Với hơn 257 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Kido dự kiến chi ra khoảng 1.300 tỷ đồng để thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông.

Trong năm 2022, KDC cũng đã 2 lần thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền cùng tỷ lệ 6% vào các tháng 4 và 8, tổng mức chi trả là gần 309 tỷ.

Trên thị trường, thị giá KDC năm qua duy trì khá tốt bất chấp thị trường chung biến động, dao động trong vùng 60.000-65.000 đồng/cp. Chốt phiên 13/2, cổ phiếu KDC đang dừng tại mức 61.200 đồng/cp, giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt 931.050 đơn vị.


Diễn biến giá cổ phiếu KDC thời gian gần đây. Nguồn: TradingView

Kinh doanh “kém sắc”, lãi quý IV/2022 “bốc hơi” 97%

Về kết quả kinh doanh, trong quý IV/2022, Tập đoàn Kido ghi nhận doanh thu đạt 2.992,7 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2021. Mặc dù mức doanh thu ghi nhận giảm không đáng kể nhưng lợi nhuận sau thuế của KDC chỉ đạt vỏn vẹn 4,9 tỷ đồng, giảm đến 97% so với mức lợi nhuận cùng kỳ 2021 là 165,6 tỷ đồng. Có thể nói, đây là mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong vòng 5 năm gần đây của KDC.

Trong kỳ kinh doanh, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp tăng 9% lên 2.664,1 tỷ đồng so với cùng kỳ 2.434 tỷ đồng; lợi nhuận gộp của Kido giảm 53,7% còn 286,7 tỷ đồng so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh còn 9,6% khi con số này cùng kỳ đạt 20,1%. Đáng chú ý, doanh thu từ hoạt động tài chính của Kido tăng mạnh 77,5 lần lên mức 176,8 tỷ đồng, cùng kỳ đạt 2,3 tỷ đồng. Chi phí tài chính của KDC cũng ghi nhận tăng vọt khi tăng gấp 2,2 lần lên 125,2 tỷ đồng, mức chi phí này ở cùng kỳ là 56,6 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 30,5 tỷ đồng tương ứng với 28% so với cùng kỳ về 78,5 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý iv, Kido ghi nhận lỗ nặng 110 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 188,9 tỷ đồng, tức giảm 298,9 tỷ đồng. Với khoản lỗ lớn đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, công ty chỉ thoát lỗ thông qua doanh thu tài chính tăng đột biến. Theo giải trình của công ty, kết quả kém sắc trong quý IV là do tác động của thị trường lên chi phí doanh nghiệp.

Lũy kế năm 2022, KDC có doanh thu cả năm ở mức 12.771,9 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2021 nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận giảm 42,7% về còn 374,2 tỷ đồng; mức lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 510,4 tỷ đồng, giảm 25,8% so với 2021.

Như vậy, với mục tiêu tổng doanh thu thuần đạt 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 900 tỷ đồng, KDC đã hoàn thành 89,42% kế hoạch về doanh thu và 56,7% kế hoạch về lợi nhuận năm 2022.

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản KDC đạt 14.035 tỷ đồng, giảm nhẹ 37,7 tỷ đồng so với năm 2021. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm 14,2% xuống còn 1.100 tỷ đồng;hàng tồn kho giảm 11,3% về 2.213,7 tỷ đồng;các khoản phải thu ngắn hạn tăng 419 tỷ đồng lên 2.971 tỷ đồng, mức tăng 16,4%.

Trong cơ cấu tài sản KDC, nợ phải trả tính đến hết năm 2022 ở mức 6.983,8 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,7% so với cùng kỳ. Trong đó nợ vay ngắn hạn chiếm phần lớn lên đến 4.168,9 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các khoản vay tín chấp(khoản vay không có tài sản đảm bảo) tại Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tp. HCM có tổng giá trị 1.502,3 tỷ đồng; vay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 844,2 tỷ đồng; vay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triền Việt Nam – chi nhánh Tp.HCM 442,8 tỷ đồng; khoản vay Ngân hàng Thương mại Taipei Fubon giá trị 463,6 tỷ đồng; khoản vay 434,7 tỷ đồng tại Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quân đội – chi nhánh Tp. HCM và khoản vay 231,9 tỷ đồng tại Ngân hàng Malayan Berhad.

Nợ dài hạn của công ty giảm 251,8 tỷ đồng so với cùng kỳ còn 1.529 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ còn 1.606,9 tỷ đồng.

Đáng chú ý, bên cạnh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tài sản, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của KDC đang âm hơn 442 tỷ đồng, cùng kỳ đạt âm 20,8 tỷ đồng.

Điểm tên những doanh nghiệp xin “khất nợ” trái phiếu

Ngay đầu năm 2023, thêm nhiều doanh nghiệp phải “khất nợ” trái phiếu đến hạn thanh toán với lý do chưa thu xếp được nguồn vốn theo kế hoạch.

Nhiều doanh nghiệp xin giãn nợ thanh toán trái phiếu

Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (Vina2; HNX: VC2) vừa công bố nghị quyết về kế hoạch thanh toán gốc, lãi của trái phiếu VC2H2122001 thêm một năm. Cụ thể, lô trái phiếu VC2H2122001 là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu và khối lượng phát hành là 1.500 trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị phát hành 150 tỷ đồng.

Trái phiếu được phát hành ngày 27/10/2021, có kỳ hạn một năm, tức đáo hạn ngày 27/10/2022 và lãi suất 11,5% năm, kỳ trả lãi mỗi 6 tháng.

Hiện tại, số lượng còn lưu hành là 1.187 trái phiếu, tương ứng nợ gốc gần 119 tỷ đồng. Vina2 có nghĩa vụ phải trả toàn bộ số nợ gốc (118,7 tỷ đồng) và toàn bộ lãi còn lại phát sinh cho trái chủ (lãi phát sinh là lãi quá hạn được tính bằng 150% lãi suất công bố, tức 17,25%).

Kinh doanh thua lỗ, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) đã xin lùi thời gian trả nợ trái phiếu hơn 181 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu mã 30122017-01 , phát hành ngày 30/12/2017 và đáo hạn vào ngày 30/12/2022 (kỳ hạn 5 năm). Lô gồm 134 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng huy động 134 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn thanh toán lãi 6 tháng/lần.

Theo văn bản công bố, DLG còn phải thanh toán tiền gốc hơn 117 tỷ đồng, lãi hơn 64 tỷ đồng, tổng cộng hơn 181 tỷ đồng. Công ty cho biết đang đàm phán và thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân chậm thanh toán, DLG cho biết do ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời lãi suất tăng cao, tín dụng siết chặt… dẫn đến dòng tiền còn hạn chế, chưa đáp ứng theo kế hoạch thanh toán nợ.

Trong tháng 1/2023, Công ty CP Hưng Thịnh Incons (HOSE: HTN) thông bố về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu HTNBH2122002 đáo hạn vào ngày 31/12/2022. Lô trái phiếu này có giá trị phát hành 300 tỷ đồng, Công ty mới thanh toán được tiền lãi và 90 tỷ đồng tiền gốc, hiện vẫn còn nợ nhà đầu tư 210 tỷ đồng nợ gốc.

Thay vì thanh toán đúng hạn vào ngày 3/1/2023, Hưng Thịnh Incons đã “khất” nhà đầu tư trả một nửa tiền gốc đầu tháng 3/2023 và nửa còn lại cuối tháng 3. Nguyên nhân được Công ty đưa ra là tín dụng bị thắt chặt, các thị trường vốn khác không tích cực, các chủ đầu tư không thu xếp kịp nguồn để thanh toán cho công ty khiến nguồn tiền bị ảnh hưởng.

Hồi cuối năm 2022, Công ty CP Xuất Nhập khẩu An Giang (HOSE: AGM) cũng tuyên bố mất khả năng thanh toán khi đến kỳ trả lãi (3 tháng/lần) đối với hai lô trái phiếu

AGM cho biết, sau sự kiện ông Đỗ Thành Nhân bị khởi tố từ tháng 4/2022, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Đối với trái phiếu mã AGMH2123001, công ty dự kiến xử lý một số tài sản bảo đảm của trái phiếu để lấy tiền trả lãi và gốc với tổng số tiền gần 379 tỷ đồng.

Đối với trái phiếu mã AGMH2223001, AGM dự kiến dùng nguồn vốn của công ty; xử lý tài sản bảo đảm của lô trái phiếu; vay trung - dài hạn; thanh lý tài sản không dùng, các kho đang dừng hoạt động… để trả tổng cộng gốc và lãi vay gần 225 tỷ đồng. Ước tính, AGM sẽ phải tìm kiếm nguồn tiền trả gốc và lãi của hai lô trái phiếu gần 604 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có thêm nhiều doanh nghiệp khác đề nghị được hoãn, giãn nợ, như Lâu đài trắng (Vũng Tàu) với kế hoạch thanh toán là ngày 5/1/2023 nhưng công ty này lại lùi sang ngày 28/2/2023 do thị trường không tích cực, chưa thu xếp được nguồn vốn theo kế hoạch.

Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu hẹp

Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không xoay kịp tiền để trả nợ trái phiếu, bên cạnh yếu tố kinh doanh thua lỗ, thiếu hụt dòng tiền, thanh khoản thị trường kém, không tiếp cận được tín dụng… có một phần nguyên nhân đến từ việc huy động trái phiếu gặp khó do việc siết chặt của Nghị định 65 được ban hành cuối năm 2022.

Theo Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, năm 2023, sẽ có khoảng 289.819 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Riêng tháng đầu năm, có khoảng 17.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn; trong đó, 10.500 tỷ đồng trái phiếu bất động sản, chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và 5.900 tỷ đồng trái phiếu xây dựng, chiếm 34%.

Trong khi đó, số liệu mới nhất từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), đến ngày 31/1/2023, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong năm 2023.

VCBS nhận định năm 2023, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu hẹp do lượng trái phiếu đáo hạn lớn, trong khi khả năng phát hành mới, phát hành tái cơ cấu bị hạn chế đáng kể với Nghị định 65. Đồng thời, chi phí phát hành mới duy trì ở ngưỡng cao. Lượng trái phiếu mua lại trước hạn cũng sẽ tiếp tục làm giảm quy mô chung của thị trường.

Công ty chứng khoán Vietcombank – VCBS ước tính khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 khoảng 250.000 tỷ đồng, suy giảm đáng kể so với thời điểm quý III/2022 do việc chủ động mua lại trước hạn. Trong đó, đáng chú ý, giá trị mua lại ngành ngân hàng và bất động sản trong quý IV/2022 lần lượt đạt 35 nghìn tỷ đồng và 24 nghìn tỷ đồng. Xu hướng chủ động mua lại trước hạn phần nào giúp doanh nghiệp, nhà phát hành chủ động hơn đối với nhu cầu chi trả vốn trái phiếu doanh nghiệp. Động thái này cũng cho thấy những nỗ lực đáng kể nhằm thu xếp vốn, giải tỏa bớt áp lực đáo hạn trong tương lai gần.

Mặt khác, lãi suất trái phiếu được dự báo tăng nhưng chủ yếu ở phần bù rủi ro. Ở giai đoạn này, tâm lý các nhà đầu tư đặc biệt là cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lý giải một phần sức ép lên các hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn.

“Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong 3 năm tới vẫn lớn. Năm 2023 vẫn là giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động tái cấu trúc, sắp xếp lại các tài sản đảm bảo, thực hiện công bố thông tin hoàn thiện theo quy định của Nghị định 65”, VCBS dự báo.

Sau tuyên bố của bầu Đức, HAG thực sự còn nắm bao nhiêu vốn tại Bapi HAGL?

Sau khi tăng vốn lên gấp đôi, cơ cấu cổ đông của CTCP Bapi Hoàng Anh Gia Lai (Bapi HAGL) có nhiều sự thay đổi quan trọng. Cổ đông lớn nhất là CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) không còn nắm quyền chi phối Công ty.

Cụ thể, trong thời gian 16/01 - 15/02/2023, Bapi HAGL đăng ký tăng vốn điều lệ thêm 50 tỷ đồng, lên 100 tỷ đồng.

Trước đó, HĐQT HAG đã thông qua việc mua thêm 650,000 cp trong đợt phát hành tăng vốn của Bapi HAGL, tương ứng 13% trong số 5 triệu cp phát hành. Sau hoàn tất tăng vốn, HAG nắm giữ tổng cộng 3.4 triệu cp tại Bapi HAGL, tỷ lệ sở giảm từ 55% xuống còn 34%.

Một cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Thương mại Dược Phẩm Đông Á cũng mua thêm 1.1 triệu cổ phiếu của Bapi HAGL, nâng tổng số cổ phiếu mà Công ty đang nắm giữ lên 3.1 triệu cp, ứng với tỷ lệ 31%. Trong khi đó, cổ đông sáng lập cá nhân - bà Lê Minh Nguyệt (thường trú tại Hà Nội) không tham gia mua cổ phần mới phát hành của Bapi HAGL mà thoái hết vốn tại đây.

Như vậy, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn nắm giữ 65% cổ phần Bapi HAGL. Đồng nghĩa có cổ đông mới tham gia vào Bapi HAGL và nắm giữ 35% vốn.

Sở hữu của cổ đông sáng lập trước tăng vốn

Sở hữu của cổ đông sáng lập sau tăng vốn

  • Theo thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp ngày 16/01/2023

Ngày 13/02, Bapi HAGL cũng thay đổi thông tin về lãnh đạo và người đại diện Công ty. Theo đó, ông Đỗ Xuân Diện (sinh năm 1964) trở thành Chủ tịch HĐQT, ông Đinh Văn Lộc (sinh năm 1971) - trước đó là Tổng giám đốc, giữ chức vụ Giám đốc Công ty.

Theo tìm hiểu của người viết, ông Đỗ Xuân Diện từng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch HĐQT của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) vào tháng 04/2019, đến ngày 08/01/2021 ông thôi giữ chức vụ trên.

Cũng trong năm 2019, ông Đỗ Xuân Diện đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất, Chế biến và Phân phối Nông nghiệp (THADI) - Công ty con của THACO thành lập vào ngày 18/03/2019.

Ông Diện cũng từng là Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.

Ông Đỗ Xuân Diện (bên phải).

Bên cạnh HAG, Bapi HAGL có một cổ đông sáng lập tổ chức khác là CTCP TNHH Thương mại Dược Phẩm Đông Á. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thành phẩm nhập khẩu, thành lập vào năm 1996 tại miền Bắc. Công ty tiến vào thị trường miền Nam (TPHCM) và miền Trung (Đà Nẵng) các năm 2002 và 2005.

Sau lần thay đổi gần nhất 14/07/2022, số vốn điều lệ của Công ty tăng lên 135 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm trên, ông Đinh Văn Lộc - Giám đốc Bapi HAGL cũng là cổ đông lớn nắm số cổ phần chi phối trong Dược Phẩm Đông Á với tỷ lệ 57%.

Bapi HAGL được thành lập vào tháng 5/2022 sau khi HAG ra mắt thương hiệu heo ăn chuối. Hoạt động của Bapi HAGL trong hệ sinh thái là bán buôn thực phẩm, bao gồm các thương hiệu thịt của HAG.

Nguồn bài viết: Sau tuyên bố của bầu Đức, HAG thực sự còn nắm bao nhiêu vốn tại Bapi HAGL? | Fili

8 mã cổ phiếu trên UPCoM sắp bị đình chỉ giao dịch

Theo thông báo điều chỉnh tình trạng chứng khoán do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố ngày 13/02, có 8 doanh nghiệp sẽ bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch trên tổng số 19 doanh nghiệp đang bị hạn chế giao dịch trên sàn UPCoM.

Trong số 19 mã chứng khoán đang bị hạn chế giao dịch, có 3 mã được đưa ra khỏi diện này kể từ ngày 17/02/2023, bao gồm HNM, LQNVSF.

8 mã chứng khoán sẽ bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch từ ngày 28/02 gồm CTA, HLG, HVG, KAC, NDF, SGO, TS4VAT. Số còn lại bị đưa vào diện cảnh báo. Chi tiết cụ thể trong bảng dưới đây.

Nguồn bài viết: 8 mã cổ phiếu trên UPCoM sắp bị đình chỉ giao dịch | Fili

1 Likes

Cổ phiếu thép, chứng khoán tăng tốt, thanh khoản thấp kỷ lục

Tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn hôm nay bao gồm thỏa thuận chỉ đạt 7.462 tỷ đồng, mức thấp chưa từng thấy kể từ thời trước Covid. May mắn là giao dịch vẫn giằng co, thậm chí số lượng cổ phiếu phục hồi còn nhiều hơn số giảm. VN-Index đóng cửa giảm 5,06 điểm tương đương -0,48% là kết quả của các cổ phiếu lớn lao dốc…

VN-Index yếu hơn hẳn trong phiên chiều, do nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản lao dốc.

VN-Index yếu hơn hẳn trong phiên chiều, do nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản lao dốc.

Tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn hôm nay bao gồm thỏa thuận chỉ đạt 7.462 tỷ đồng, mức thấp chưa từng thấy kể từ thời trước Covid. May mắn là giao dịch vẫn giằng co, thậm chí số lượng cổ phiếu phục hồi còn nhiều hơn số giảm. VN-Index đóng cửa giảm 5,06 điểm tương đương -0,48% là kết quả của các cổ phiếu lớn lao dốc.

Độ rộng sàn HoSE cuối ngày ghi nhận 221 mã tăng/175 mã giảm. Đây là số liệu tốt nhất trong bối cảnh dòng tiền heo hắt. 127 cổ phiếu trong số tăng chốt được trên tham chiếu từ 1% trở lên.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán và thép giao dịch khá ấn tượng, nhất là thanh khoản. HPG dĩ nhiên dẫn đầu thị trường với 355 tỷ đồng giao dịch, giá tăng 1,98%; HSG giao dịch 231,9 tỷ, giá tăng 3,13%, NKG giao dịch 84,4 tỷ giá tăng 2,22%… Chứng khoán có VND tăng 3,35% thanh khoản 136,9 tỷ; SSI tăng 2,16% thanh khoản 15,8 tỷ; VCI tăng 1,4% thanh khoản 61,9 tỷ…

Tuy vậy cũng cần nhấn mạnh rằng HoSE có 14 cổ phiếu đạt giao dịch từ 100 tỷ đồng trở lên, thì chỉ 4 mã tăng, còn lại toàn giảm. Sự đối lập thú vị là nhóm tăng toàn chứng khoán, thép, nhóm giảm toàn ngân hàng, bất động sản.

NVL giảm 6,64%, PDR giảm 5,78%, VHM giảm 3,72%, DXG giảm 5,09% là các cổ phiếu bất động sản nổi bật trong nhóm thanh khoản cao nhất. Ngân hàng có VPB giảm 1,76%, VCB giảm 1,07% là tiêu biểu.

Nhìn tổng thể cả sàn HoSE, số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn hẳn và nhờ HPG, HSG, thanh khoản chiếm 47,9% tổng khớp sàn này. Trong khi đó số giảm thanh khoản cũng không kém, chiếm 45,7%. Với độ rộng và phân bổ thanh khoản như vậy, dù chỉ số có đỏ thì giao dịch hôm nay vẫn có nét tích cực.

Cổ phiếu vốn hóa lớn đang tạo sức ép chính lên VN-Index.

VN30-Index kết phiên giảm 0,53% với độ rộng 11 mã tăng/17 mã giảm 10 cổ phiếu kéo chìm chỉ số này toàn bất động sản và ngân hàng. Trong VN-Index, Top 10 mã kém nhất trừ SAB, VNM, còn lại cũng là hai nhóm này.

Dù vậy cổ phiếu bất động sản cũng không hoàn toàn xấu, nhiều mã nhỏ, thanh khoản thấp vẫn tăng khá. HDC, CKG, SGR, OCH, IDJ, ASM, KDH, LCG, HDG cũng tăng được hơn 2%. Ngân hàng còn EIB, OCB, PGB, TPB, VIB cũng tăng được hơn 1%.

Thực ra thị trường hôm nay rơi vào trạng thái phân hóa và ưu thế nhiều hơn ở số cổ phiếu tăng giá không đóng vai trò quyết định điểm số. Lực cầu riêng rẽ đang giúp giá cổ phiếu cụ thể đi theo đường riêng. Tuy vậy mức tăng ở cổ phiếu cũng vẫn khá nhỏ so với biên độ giảm trước đó và chỉ trong diện phục hồi một phiên trong xu hướng điều chỉnh giảm.

Nhà đầu tư nước ngoài đã có một phiên quay lại mua ròng, dù mức độ nhẹ chỉ đạt 55,7 tỷ đồng ở HoSE. Tổng giá trị mua đạt 1.055,2 tỷ đồng, bán ra 999,5 tỷ. Khối này cũng chú ý đến cổ phiếu thép và chứng khoán khi mua ròng HPG 86,1 tỷ, HSG +14,5 tỷ, VND +18,9 tỷ, SSI +10,6 tỷ. Ngược lại khối này cũng bán nhiều cổ phiếu ngân hàng, bất động sản như VIC -43,3 tỷ, STB -40,4 tỷ, VHM -35,5 tỷ, DXG -22,1 tỷ…

Với mức thanh khoản cực nhỏ hôm nay và số lượng cổ phiếu tăng giá nhiều hơn cho thấy nhà đầu tư mua rất thận trọng. Với áp lực bán nhỏ, nếu bên mua hành động quyết liệt, hôm nay thanh khoản đã cải thiện. Thêm nữa dòng vốn từ khối ngoại tuy không còn mua ròng ồ ạt như trước, nhưng vẫn giữ khá ổn định. Thanh khoản giảm trong bối cảnh như vậy là do nhà đầu tư trong nước.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu thép, chứng khoán tăng tốt, thanh khoản thấp kỷ lục - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Vì sao báo cáo CPI Mỹ sắp công bố khiến nhà đầu tư hồi hộp?

Giữa lúc các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu lạc quan rằng quá trình giảm lạm phát đã xuất hiện, bản báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự kiến công bố vào ngày 14/2 có thể đi ngược lại kỳ vọng này…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Getty/CNBC.

Trên thị trường tài chính Mỹ ngày thứ Ba, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào báo cáo CPI từ Bộ Lao động nước này. Trước giờ bản báo cáo được công bố, tâm trạng của nhà đầu tư nói chung là hồi hộp, nửa khấp khởi hy vọng rằng dữ liệu sẽ cho thấy lạm phát tiếp tục xuống thang, nửa lo lắng lạm phát tăng trở lại - kịch bản sẽ dẫn tới việc Fed phải tăng lãi suất lên mức cao hơn và giữ lãi suất cao trong thời gian lâu hơn.

LẠM PHÁT THÁNG 1 SẼ “NÓNG” HƠN DỰ BÁO?

Sau khi lập đỉnh 41 năm ở mức hơn 9% vào mùa hè năm ngoái, lạm phát ở Mỹ đã liên tục đi xuống, làm dấy lên hy vọng về việc Fed có thể dừng tăng hoặc thậm chí chuyển sang giảm lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, có vẻ như giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ở nước này có thể tăng tốc trở lại trong năm 2023, với mức tăng mạnh hơn những gì Phố Wall kỳ vọng.

“Trong 3 tháng qua, chúng ta đã ngạc nhiên về đà suy yếu của dữ liệu. Nhưng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta sắp sửa đón nhận một sự ngạc nhiên khác, về sự mạnh lên của dữ liệu tháng 1”, kinh tế gia trưởng Mark Zandi của Moody’s Analytics nhận định với hãng tin CNBC.

Theo một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, giới chuyên gia kinh tế đang dự báo CPI toàn phần tháng 1 tăng 0,4% so với tháng 12 và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, CPI lõi - thước đo không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng - được dự báo tăng tương ứng 0,3% và 5,5%.

Tuy nhiên, có một số chỉ báo cho thấy con số sắp được công bố có thể cao hơn.

Công cụ có tên “Nowcast” của Fed chi nhánh Cleveland theo dõi các thành phần của CPI phản ánh mức lạm phát toàn phần có thể là 0,65% trong tháng và 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Công cụ này cũng dự báo CPI lõi tăng 0,46% trong tháng và 5,6% cả năm.

Mô hình này của Fed dựa trên những yếu tố mà các tác giả nói là có ít biến số hơn so với báo cáo CPI của Chính phủ, đồng thời sử dụng nhiều dữ liệu thời gian thực hơn là những số liệu mang tính chất nhìn lại. Fed Cleveland cho biết theo thời gian, phương pháp đánh giá này của họ thể hiện sự chính xác vượt trội hơn so với các nhà dự báo uy tín khác.

NHÀ ĐẦU TƯ SẼ BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

Nếu “nóng” hơn dự báo, lạm phát tháng 1 của Mỹ sẽ có nhiều ảnh hưởng đến nhà đầu tư.

Đó là bởi Fed đang chờ dữ liệu CPI và một loạt dữ liệu khác để tìm kiếm bằng chứng về việc liệu những đợt tăng lãi suất mạnh tay tính đến thời điểm này đã mang lại hiệu ứng như mong muốn trong việc chống lạm phát hay chưa. Nếu sự thắt chặt đó vẫn chưa phát huy tác dụng, Fed có thể buộc phải cứng rắn hơn nữa trong lập trường chính sách tiền tệ.

Ông Zandi cảnh báo rằng sẽ là nguy hiểm nếu nhà đầu tư lệ thuộc quá nhiều vào những báo cáo riêng lẻ. “Chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào bất kỳ diễn biến hàng tháng nào. Nói chung, chúng ta nên bớt lo về biến động hàng tháng mà nhìn vào mức lạm phát cả năm để thấy được sự suy giảm tiếp diễn của lạm phát”, ông Zandi nói.

Sau khi đạt đỉnh ở mức 9,1% cả năm vào tháng 6/2022, tốc độ lạm phát cả năm của Mỹ đã trượt về 6,4% vào tháng 12.

Tuy nhiên, giá thực phẩm vẫn “cứng đầu”, tăng hơn 10% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xăng cũng tăng trở lại, với giá xăng bán lẻ tại trạm tăng khoảng 0,3 USD/gallon trong tháng 1 – theo dữ liệu từ AAA.

Và ngay cả sự suy giảm của CPI tháng 12 trong dữ liệu sơ bộ cũng đã bị đảo ngược trong lần điều chỉnh. Theo số liệu cuối cùng công bố ngày thứ Sáu tuần trước, CPI tháng 12 của Mỹ tăng 0,1% so với tháng trước, thay vì giảm 0,1% như công bố lần đầu.

“Chúng ta đã có một chuỗi số liệu yếu hơn dự báo. Liệu điều đó có tiếp diễn không? Tôi không dám chắc”, Giám đốc đầu tư Peter Boockvar của Bleakley Advisory Group phát biểu. Dù vậy, ông Boockvar nói ông không kỳ vọng báo cáo lạm phát tháng 1 có nhiều ảnh hưởng đến Fed theo cách này hay cách khác.

“Chẳng hạn lạm phát toàn phần là 6%. Liệu con số đó có thực sự khiến Fed thay đổi không? Có vẻ như Fed định tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm nữa, và rõ ràng sẽ không có thêm nhiều bằng chứng cần thiết để họ thay đổi ý định đó. Một con số chắc chắn sẽ không làm được điều đó”, ông nói.

Thị trường đang dự báo Fed tăng lãi suất thêm 2 lần nữa từ mức 4,5-4,75% hiện nay. Với bước nhảy 0,25 điểm phần trăm mỗi lần tăng, 2 lần tăng đồng nghĩa lãi suất sẽ đội thêm 0,5 điểm phần trăm. Tính bình quân, thị trường kỳ vọng Fed sẽ dừng ở lãi suất cực đại 5,18% trong chu kỳ thắt chặt này.

Nguồn bài viết: Vì sao báo cáo CPI Mỹ sắp công bố khiến nhà đầu tư hồi hộp? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Sau số liệu lạm phát tháng 1, giới chức Fed đồng loạt kêu gọi tăng lãi suất lên cao hơn

Sau khi CPI tháng 1 được công bố, các quan chức Fed đã nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương này cần phải tăng lãi suất hơn nữa để chế ngự lạm phát, bởi áp lực giá cả vẫn còn cao dai dẳng.

Cần phải tăng lãi suất
Hôm 14/2, một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gợi ý rằng lãi suất có thể cần phải tăng lên mức cao hơn dự đoán trước đây để đảm bảo lạm phát tiếp tục hạ nhiệt.

Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn cùng Bloomberg, ông Thomas Barkin, Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, nhấn mạnh: “Nếu lạm phát vẫn neo ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu của chúng tôi, có lẽ Fed phải hành động mạnh tay hơn”.

Tại sự kiện khác, bà Lorie Logan, Chủ tịch Fed chi nhánh Dallas, cho hay: “Fed phải sẵn sàng tăng lãi suất trong thời gian dài hơn, nếu như một lộ trình như vậy là cần thiết để phản ứng với những thay đổi trong triển vọng kinh tế hoặc để bù đắp việc các điều kiện tài chính nới lỏng một cách không mong muốn”.

Ngay bây giờ, bà Logan đang nhìn thấy hai rủi ro đối với chính sách tiền tệ: hành động quá nhẹ tay, khiến lạm phát vùng lên và siết chặt quá mạnh tay, gây ra nỗi đau không cần thiết cho thị trường lao động. Dù vậy, bà lưu ý rằng rủi ro “lớn nhất” là quá nhẹ tay.

Bình luận của hai vị quan chức xuất hiện ngay sau khi dữ liệu mới của Cục Thống kê Lao động cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước và 0,5% so với tháng trước, cao hơn dự đoán của các nhà kinh tế và cũng vượt xa mức mục tiêu 2% của Fed.

Phát biểu tại Đại học La Salle, Chủ tịch Fed chi nhánh Philadelphia là ông Patrick Harker cho biết ông tin rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần tăng lãi suất lên trên mức 5% và có thể cao hơn nữa để khống chế lạm phát.

“Chúng tôi sẽ để dữ liệu quyết định hướng đi chính sách”, ông Harker cho hay khi trả lời câu hỏi của khán giả. “Lãi suất quỹ liên bang có thể phải lên cao hơn 5%. Cụ thể cao đến mức nào thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu”.

Chiều cùng ngày, ông John Williams, Chủ tịch Fed chi nhánh New York, cho rằng việc đưa lãi suất lên khoảng 5 - 5,5% vào cuối năm nay là phù hợp. Phạm vi mục tiêu này đã được đề cập trong ước tính lãi suất của Fed vào tháng 12 năm ngoái.

Chia sẻ với các phóng viên tại Hiệp hội Ngân hàng New York, ông bày tỏ: “Tôi nghĩ, với sức mạnh tương đối của thị trường lao động, rõ ràng có rủi ro là lạm phát sẽ duy trì ở mức cao hơn dự kiến trong thời gian dài hơn hoặc Fed có thể cần phải tăng lãi suất cao hơn”.

Chủ tịch Fed chi nhánh New York cho biết ông tin tưởng rằng lãi suất lên cao hơn sẽ tiếp tục đẩy lạm phát xuống mức mục tiêu 2%, nhưng nhấn mạnh rằng công việc của các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa xong.

Mặc dù tất cả quan chức Fed đều cùng tham gia vào các cuộc họp của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang, chỉ bà Logan và ông Harker là thành viên có quyền bỏ phiếu trong năm nay, còn ông Barkin thì không.

Ông Williams, với tư cách là Chủ tịch chi nhánh New York, là thành viên bỏ phiếu thường trực, cùng với 7 thống đốc của Fed.

Trong năm ngoái, các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng mạnh lãi suất để cố gắng hạ nhiệt lạm phát từng leo lên mức cao nhất trong hơn 40 năm, trong đó có 4 đợt tăng 75 điểm cơ bản liên tục. Đầu tháng 2 năm nay, Fed đã nâng thêm 25 điểm cơ bản, đưa lãi suất lên phạm vi 4,5 - 4,75%.

Hồi tháng 12, các nhà hoạch định chính sách ước tính lãi suất tại Mỹ sẽ đạt đỉnh khoảng 5,1% trong năm nay, qua đó ngụ ý rằng Fed sẽ thực hiện thêm hai đợt tăng 25 điểm cơ bản nữa.

Phản ứng của thị trường
Sau báo cáo lạm phát tháng 1, chỉ số S&P 500 đã giảm điểm, trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc đi lên. Các nhà đầu tư hiện dự đoán rằng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6, sau các đợt tăng tương tự vào tháng 3 và 5.

Nhìn chung, kỳ vọng của thị trường về mức đỉnh lãi suất của Fed đã đi lên sau số liệu việc làm và lạm phát tháng 1 cao hơn dự kiến. Các nhà kinh tế tại Barclays và Monetary Policy Analytics dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất lên khoảng 5,25 % và 5,5%.

“Thông qua dự báo, chúng tôi cho rằng Fed sẽ phải tận mắt thấy thị trường lao động chững lại để tự thuyết phục chính mình rằng tiền lương đang trên đà giảm, phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%. Phải đến giữa năm nay thì dữ kiện đó mới rõ ràng”, các nhà kinh tế của Barclays nhận định.

Nguồn bài viết: https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/sau-so-lieu-lam-phat-thang-1-gioi-chuc-fed-dong-loat-keu-goi-tang-lai-suat-len-cao-hon-4220232158151698.htm