Chứng sỹ săn tin!

Sau số liệu lạm phát tháng 1, giới chức Fed đồng loạt kêu gọi tăng lãi suất lên cao hơn

Sau khi CPI tháng 1 được công bố, các quan chức Fed đã nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương này cần phải tăng lãi suất hơn nữa để chế ngự lạm phát, bởi áp lực giá cả vẫn còn cao dai dẳng.


Người dân chạy bộ ngang qua Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). (Ảnh: Bloomberg ).

Cần phải tăng lãi suất

Hôm 14/2, một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gợi ý rằng lãi suất có thể cần phải tăng lên mức cao hơn dự đoán trước đây để đảm bảo lạm phát tiếp tục hạ nhiệt.

Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn cùng Bloomberg, ông Thomas Barkin, Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond, nhấn mạnh: “Nếu lạm phát vẫn neo ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu của chúng tôi, có lẽ Fed phải hành động mạnh tay hơn”.

Tại sự kiện khác, bà Lorie Logan, Chủ tịch Fed chi nhánh Dallas, cho hay: “Fed phải sẵn sàng tăng lãi suất trong thời gian dài hơn, nếu như một lộ trình như vậy là cần thiết để phản ứng với những thay đổi trong triển vọng kinh tế hoặc để bù đắp việc các điều kiện tài chính nới lỏng một cách không mong muốn”.

Ngay bây giờ, bà Logan đang nhìn thấy hai rủi ro đối với chính sách tiền tệ: hành động quá nhẹ tay, khiến lạm phát vùng lên và siết chặt quá mạnh tay, gây ra nỗi đau không cần thiết cho thị trường lao động. Dù vậy, bà lưu ý rằng rủi ro “lớn nhất” là quá nhẹ tay.

Bình luận của hai vị quan chức xuất hiện ngay sau khi dữ liệu mới của Cục Thống kê Lao động cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 đã tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước và 0,5% so với tháng trước, cao hơn dự đoán của các nhà kinh tế và cũng vượt xa mức mục tiêu 2% của Fed.

Phát biểu tại Đại học La Salle, Chủ tịch Fed chi nhánh Philadelphia là ông Patrick Harker cho biết ông tin rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần tăng lãi suất lên trên mức 5% và có thể cao hơn nữa để khống chế lạm phát.

“Chúng tôi sẽ để dữ liệu quyết định hướng đi chính sách”, ông Harker cho hay khi trả lời câu hỏi của khán giả. “Lãi suất quỹ liên bang có thể phải lên cao hơn 5%. Cụ thể cao đến mức nào thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu”.

Chiều cùng ngày, ông John Williams, Chủ tịch Fed chi nhánh New York, cho rằng việc đưa lãi suất lên khoảng 5 - 5,5% vào cuối năm nay là phù hợp. Phạm vi mục tiêu này đã được đề cập trong ước tính lãi suất của Fed vào tháng 12 năm ngoái.

Chia sẻ với các phóng viên tại Hiệp hội Ngân hàng New York, ông bày tỏ: “Tôi nghĩ, với sức mạnh tương đối của thị trường lao động, rõ ràng có rủi ro là lạm phát sẽ duy trì ở mức cao hơn dự kiến trong thời gian dài hơn hoặc Fed có thể cần phải tăng lãi suất cao hơn”.

Chủ tịch Fed chi nhánh New York cho biết ông tin tưởng rằng lãi suất lên cao hơn sẽ tiếp tục đẩy lạm phát xuống mức mục tiêu 2%, nhưng nhấn mạnh rằng công việc của các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa xong.

Mặc dù tất cả quan chức Fed đều cùng tham gia vào các cuộc họp của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang, chỉ bà Logan và ông Harker là thành viên có quyền bỏ phiếu trong năm nay, còn ông Barkin thì không.

Ông Williams, với tư cách là Chủ tịch chi nhánh New York, là thành viên bỏ phiếu thường trực, cùng với 7 thống đốc của Fed.

Trong năm ngoái, các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng mạnh lãi suất để cố gắng hạ nhiệt lạm phát từng leo lên mức cao nhất trong hơn 40 năm, trong đó có 4 đợt tăng 75 điểm cơ bản liên tục. Đầu tháng 2 năm nay, Fed đã nâng thêm 25 điểm cơ bản, đưa lãi suất lên phạm vi 4,5 - 4,75%.

Hồi tháng 12, các nhà hoạch định chính sách ước tính lãi suất tại Mỹ sẽ đạt đỉnh khoảng 5,1% trong năm nay, qua đó ngụ ý rằng Fed sẽ thực hiện thêm hai đợt tăng 25 điểm cơ bản nữa.

Phản ứng của thị trường

Sau báo cáo lạm phát tháng 1, chỉ số S&P 500 đã giảm điểm, trong khi lợi suất trái phiếu Kho bạc đi lên. Các nhà đầu tư hiện dự đoán rằng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6, sau các đợt tăng tương tự vào tháng 3 và 5.

Nhìn chung, kỳ vọng của thị trường về mức đỉnh lãi suất của Fed đã đi lên sau số liệu việc làm và lạm phát tháng 1 cao hơn dự kiến. Các nhà kinh tế tại Barclays và Monetary Policy Analytics dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất lên khoảng 5,25 % và 5,5%.

“Thông qua dự báo, chúng tôi cho rằng Fed sẽ phải tận mắt thấy thị trường lao động chững lại để tự thuyết phục chính mình rằng tiền lương đang trên đà giảm, phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%. Phải đến giữa năm nay thì dữ kiện đó mới rõ ràng”, các nhà kinh tế của Barclays nhận định.

Nguồn bài viết: https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/sau-so-lieu-lam-phat-thang-1-gioi-chuc-fed-dong-loat-keu-goi-tang-lai-suat-len-cao-hon-4220232158151698.htm

Chị gái Chủ tịch HĐQT muốn mua thêm 2 triệu cp TVB

image

Bà Phạm Thị Thanh Huyền, chị gái ông Phạm Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Trí Việt (HOSE: TVB), đăng ký mua 2 triệu cp TVB. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 17/02-17/03/2023, theo hình thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.

Theo giá mở cửa phiên 15/02 là 3,800 đồng/cp, ước tính bà Huyền cần chi khoảng 7.6 tỷ đồng để mua lượng cổ phiếu TVB kể trên.

Nếu giao dịch diễn ra thành công, bà Huyền sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ tại TVB lên 1.79%, ứng với 2,001,500 cp.

Theo báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, ông Phạm Thanh Tùng vẫn đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT TVB.

Trước đó, ông Tùng bị khởi tố do liên quan tới vụ thao túng cổ phiếu họ Louis. Ngày 09/12/2022, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ra Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Tùng về tội thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Louis Holdings, CTCP Louis Capital, CTCP Louis Land, CTCP Chứng khoán Trí Việt.

https://fili.vn/2023/02/chi-gai-chu-tich-hdqt-muon-mua-them-2-trieu-cp-tvb-739-1039630.htm

Haxaco phát hành 15 triệu cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu


Haxaco vừa trải qua một năm kinh doanh thuận lợi.

CTCP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã HAX) ngày 14/2 có thông báo về kết quả phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu. Theo đó, công ty đã phát hành 15 triệu cổ phiếu, nâng số cổ phiếu đang lưu hành lên gần 72 triệu.

Số cổ phiếu phát hành thêm được chuyển đổi từ 1,8 triệu trái phiếu Haxaco đã phát hành, với tỷ lệ chuyển đổi 12:100, tức 12 trái phiếu được chuyển đổi thành 100 cổ phiếu. Giá chuyển đổi là 12.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chuyển đổi là 13/12/2023, thời gian chuyển giao cổ phiếu dự kiến trong tháng 3/2023 sau khi UBCKNN chấp nhận báo cáo kết quả phát hành.

Trên thị trường, cổ phiếu HAX đang giao dịch ở mức giá 16.600 đồng/cp.

Trước đó, vào tháng 2/2022, Haxaco đã chào bán thành công 180 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, kỳ hạn 18 tháng (đến ngày 10/8/2023). Đây là loại trái phiếu chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, kỳ hạn 18 tháng. Lãi suất cố định 3%/năm, được thanh toán tại thời điểm chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc tại thời điểm trái phiếu đáo hạn nếu không thực hiện chuyển đổi.

Số tiền 180 tỷ đồng huy động từ đợt chào bán trái phiếu được dùng để mở thêm showroom tại Cần Thơ và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Công ty đã được nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam phê chuẩn mở đại lý ủy quyền chính thức tại Cần Thơ.

Vào tháng 7/2022, Mercedes-Benz Haxaco Cần Thơ được khai trương. Đây là đại lý thứ 5 của Haxaco trên bản đồ Mercedes-Benz tại Việt Nam và là Showroom Mercedes-Benz đầu tiên ở khu vực ĐBSCL.

Năm 2022, Haxaco thắng lớn với doanh thu đạt gần 6.780 tỷ đồng, tăng 22% so với năm liền trước, trong đó hơn 90% đến từ mảng kinh doanh xe. Phần còn lại đến từ thu dịch vụ sửa chữa và bán phụ tùng… Công ty đạt lãi ròng 240 tỷ đồng, tăng 50% so với năm liền trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên từ quý 4/2022, việc kinh doanh của đại lý phân phối xe ô tô đã có dấu hiệu khó khăn khi doanh thu giảm 26% so với cùng kỳ năm 2021, còn lợi nhuận sau thuế giảm tới 62%. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, chính sách thắt chặt tín dụng làm lãi suất tăng cao, điều kiện giải ngân vốn khó khăn… Người tiêu dùng khó tiếp cận vốn vay khi mua xe nên giảm nhu cầu tiêu dùng .

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành ô tô năm 2023, Chứng khoán SSI ước tính, sau năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ, lượng xe bán ra năm 2023 chỉ tăng 5% so với năm 2022.

SSI cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn mang lại nhiều thách thức. Khi điều kiện kinh tế xấu đi, tiêu thụ ô tô và giá bán ô tô tại các đại lý có thể không còn cao như trong năm 2022, do người tiêu dùng giảm thiểu chi tiêu trong thời kỳ suy thoái.

Bên cạnh đó, việc mua trả góp một phương tiện mới sẽ đắt đỏ và khó khăn hơn. Các hỗ trợ của Chính phủ (bao gồm cắt giảm lệ phí trước bạ và trì hoãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt) đã kết thúc, do mức tiêu thụ đã trở lại mức trước Covid-19.

Nguồn bài viết: Haxaco phát hành 15 triệu cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu | Mekong ASEAN

Sửa Nghị định 65: Cho phép thanh toán trái phiếu bằng bất động sản, kéo dài kỳ hạn thêm 2 năm

Quy định mới này được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu thông qua biện pháp linh hoạt, phù hợp với quy định pháp luật, như cơ cấu lại kỳ hạn, lãi suất, đa dạng hóa công cụ thanh toán, thanh toán trước hạn…

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 65/2022/NĐ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh hàng loạt khó khăn xuất hiện trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022 với nhiều quy định mới được đề xuất.

Các quy định mới này được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN thông qua biện pháp linh hoạt, phù hợp với quy định pháp luật, như cơ cấu lại kỳ hạn, lãi suất, đa dạng hóa công cụ thanh toán, thanh toán trước hạn…

Cụ thể, nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định, cơ quan soạn thảo đề xuất quy định thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác như sản phẩm bất động sản hoặc cổ phần doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ tài chính trình Chính phủ quy định trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tiền thì có thể đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán bằng tài sản khác theo nguyên tắc: tuân thủ quy định pháp luật; phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận; doanh nghiệp phải công bố thông tin và chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Thứ hai, Dự thảo mới quy định cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây còn dư nợ được đàm phán để thay đổi kỳ hạn, tối đa 2 năm; bổ sung quy định trường hợp đàm phán thay đổi điều kiện, điều khoản trái phiếu mà có nhà đầu tư không chấp thuận thì doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ lãi, gốc trái phiếu cho nhà đầu tư này.

Mặt khác, dự thảo mới cũng ngưng hiệu lực thị hành với một số quy định tại Nghị định số 65 đến hết ngày 31/12/2023.

Cụ thể, giãn thời gian thực hiện thêm 1 năm đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo đó, nếu được thông qua, quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bảo đảm danh mục nắm giữ có giá trị trung bình 2 tỷ đồng tối thiểu trong 180 ngày, không bao gồm tiền đi vay sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2024, thay vì từ đầu năm 2023 như Nghị định 65/2022.

Theo Bộ Tài chính, quy định này sẽ giúp thị trường có thêm thời gian để điều chỉnh và doanh nghiệp có thể duy trì nhu cầu đầu tư trái phiếu từ nhà đầu tư cá nhân có tiềm lực tài chính, đặc biệt trong bối cảnh thanh khoản khó khăn.

Quy định mới còn lùi thời hạn bắt buộc xếp hạng tín nhiệm khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu khối lượng lớn. Cụ thể, theo Nghị định 65/2022, từ đầu năm 2023, hồ sơ chào bán của doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm, trong khi, Dự thảo Nghị định (sửa đổi) đề xuất, lùi tới đầu năm 2024.

Đồng thời dự thảo đề xuất ngưng thực hiện quy định về giảm thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt là 90 ngày. Từ 1/1/2024 sẽ áo dụng quy định tại Nghị định 65 là 30 ngày.

Nguồn bài viết: Sửa Nghị định 65: Cho phép thanh toán trái phiếu bằng bất động sản, kéo dài kỳ hạn thêm 2 năm | TheLEADER

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 15/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. PVD: Khối ngoại mua ròng nghìn tỷ, có lãi trở lại sau 3 quý thua lỗ, khó khăn nhất đã qua với PV Drilling?

  2. IDC: KCN Tân Phước 1 của IDICO dự kiến được chấp thuận phê duyệt đầu tư trong quý I

  3. STB: Room nước ngoài là 23,6% nhưng tại VSD lại lên tới 29,99%

  4. Chứng khoán Dầu Khí yêu cầu NVL thanh toán lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng

  5. NVL: Novaland lên tiếng về việc dừng hỗ trợ lãi vay ngân hàng cho khách, cho biết đây là giải pháp tình thế trong giai đoạn khó khăn và khẳng định khách hàng sẽ không bị thay đổi các quyền lợi giá trị tương đương.

  6. HAG: Tiếp tục đạt gần 100 tỷ lợi nhuận trong tháng đầu năm 2023

  7. Nếu VNZ tiếp tục tăng trần thêm 2 - 3 phiên nữa, các cổ đông như Mirae Asset, Temasek sẽ chính thức “về bờ” sau nhiều năm đu giá tiền triệu/cp

_

😎 DGW: Nhu cầu với Iphone hạ nhiệt, Digiworld dự kiến lãi giảm 38% trong quý 1

  1. NLG: Liên tục hạ chỉ tiêu, Nam Long vẫn không thể “về đích” năm 2022

  2. STB: Sacombank có dễ bán khoản nợ hơn 16.000 tỷ liên quan KCN Phong Phú?

  3. TIN: Kêu gọi người gia nhập HĐQT vì không đủ đơn ứng cử

  4. Ngành xi măng chật vật điều tiết sản xuất: Dư cung có thể kéo dài trong năm 2023

  5. BAF: BaF Việt Nam thâu tóm một công ty chăn nuôi ở Tây Ninh

  6. HAP: Điều kiện tiên quyết để bước vào “giới tinh hoa” công ty này là sở hữu 4 triệu cổ phiếu của công ty và có sẵn 1-3 tỉ đồng để công ty huy động tối đa ba tháng với lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm của ngân hàng thương mại X.

  7. ITA: Chậm công bố thông tin, Tân Tạo bị HoSE nhắc nhở

  8. CTG: Rao bán khoản nợ 1.422 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Võ Thị Thu Hà

  9. BID: Rao bán khoản nợ của Đầu tư và Phát triển Đức Vượng

  10. STB: Sacombank đấu giá khoản nợ KCN Phong Phú: Dư nợ 16.200 tỷ đồng, phát giá 7.934 tỷ đồng

  11. DPR: Đấu giá 118,29 ha cây cao su thanh lý

  12. VNZ: “Ngân khố” VNG sụt giảm gần 2.000 tỷ đồng chỉ trong năm 2022, tiền của kỳ lân sàn chứng đã đi đâu?

  13. SSI Research dự báo lợi nhuận của Hòa Phát hồi phục 15% lên 9.700 tỷ đồng năm 2023

  14. Viettel Construction (CTR) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 613 tỷ năm 2023, báo lãi tăng 12% trong tháng 1

  15. VNDirect: PVD có thể thoát lỗ và lãi ròng đột biến hơn 470 tỷ năm 2023 khi nhu cầu giàn tự nâng bùng nổ

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. NVL: Ông Bùi Xuân Huy bán thành công gần 15 triệu cổ phiếu

  2. TVB: Hậu chủ tịch bị bắt, người nhà ông Phạm Thanh Tùng đồng loạt muốn tăng sở hữu tại TVC, TVB

  3. NED: Tổng giám đốc đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu

  4. Khối ngoại âm thầm gom cổ phiếu VCG (Vinaconex) 4 tháng liên tiếp

  5. Cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, anh ruột phó tổng Hoàng Long muốn chi tiền ngồi ghế cổ đông lớn

  6. PVS báo lãi cao nhất 15 quý, nhóm VinaCapital muốn mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu

  7. FRT: “Sếp lớn” FPT Retail đăng ký bán 300.000 cổ phiếu FRT

_

  1. HAX: Haxaco phát hành 15 triệu cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu

  2. BCG: BCGE vừa khất nợ thành công lô trái phiếu trăm tỷ

  3. HPX: ĐHĐCĐ cận kề, Hải Phát chi gần 63 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • 20 triệu cổ phiếu NVL được hấp thụ giá sàn, VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm

  • Cổ phiếu ngân hàng đa phần tăng tốt, riêng STB và EIB giảm rất mạnh.

  • Ở nhóm bất động sản, bộ đôi VIC - VHM chưa thể “ngóc đầu” khi áp lực trong phiên vẫn rất lớn. Nhờ lực kéo cuối phiên mà VIC đứng giá tham chiếu còn VHM giảm nhẹ 0,58%.

  • Thị trường phục hồi mạnh, khối ngoại xả lớn cổ phiếu bất động sản

  • Tự doanh CTCK mua ròng trở lại, vẫn bán mạnh 2 chứng chỉ quỹ

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Ngành dệt may quý IV/2022: Lợi nhuận giảm 62%, dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng gấp 3 lần

  2. Cổ phiếu FLC, ROS, … bị hủy niêm yết: Nhà đầu tư có mất trắng? Khi nào có thể niêm yết lại?

  3. HNX: Đình chỉ loạt cổ phiếu, công ty con của Tân Hoàng Minh vào tầm ngắm

_

  1. “Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 2,78 tỷ USD chỉ trong tháng 1”

_

=> VIỆT NAM

  1. Bất động sản Cần Thơ, giao dịch giảm giá vẫn ‘trên trời’

  2. Xuất khẩu Việt Nam năm 2022 xếp thứ 2 khối ASEAN-6, cao hơn Thái Lan và Philippines cộng lại

  3. Dự án “Thung lũng Silicon của TP. HCM” sẽ bị thu hồi trong năm nay: Sau 7 năm khởi công, chỉ có cỏ mọc cho bò ăn

  4. Ngành xi măng chật vật điều tiết sản xuất: Dư cung có thể kéo dài trong năm 2023

_

=> THẾ GIỚI

  1. Giá nhà ở tăng vọt, CPI tháng 1/2023 của Mỹ “nhích” thêm 0,5% do chi phí xăng dầu và nhà ở làm động lực. Con số này đúng với dự đoán của các nhà kinh tế nhưng đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng.

  2. Lạm phát lên cao nhất 3 tháng, Fed có thể tăng lãi suất lên phạm vi 5,25% - 5,5%. Phố Wall phản ứng trái chiều

  3. Trung Quốc: ‘Chìm’ trong những khoản vay giá rẻ, người dân Trung Quốc vẫn không chi tiêu, chỉ đổ tiền vào cổ phiếu và ‘tranh thủ’ trả nợ mua nhà

  4. Giá cước vận chuyển container toàn cầu giảm 85% so với gian đoạn đỉnh điểm

  5. Container rỗng chất đống tại các cảng quốc tế. Trong tuần ngày 5/2, CAx (chỉ số container sẵn sàng) đã tăng lên 0,64, theo nền tảng giám sát các container - Container xChange. Đây là tuần thứ 11 liên tiếp chỉ số này ở trên mức 0,6. Theo Nikkei Asia, các giá trị CAx từ 0,5 trở lên có nghĩa là số container (đầy) vào cảng nhiều hơn số ra khỏi cảng.

  6. Doanh nghiệp chip Trung Quốc lao đao vì bị Mỹ cấm vận

  7. Berkshire bán cổ phần TSMC, tăng cổ phần Apple

  8. EU chuẩn bị ban hành luật cấm bán xe chạy xăng, dầu

  9. Cổ phiếu ăn theo ChatGPT tại Trung Quốc hạ nhiệt

  10. Chứng khoán Lào tăng 50% từ đầu năm, chỉ số chứng khoán đã vượt VN-Index

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Cú “đấm” vào Binance: Việc yêu cầu ngừng phát hành đồng BUSD tại Mỹ đã nhắm vào hai trụ cột cốt lõi của tiền điện tử – loại mã thông báo được giao dịch nhiều nhất và sàn giao dịch lớn nhất cung cấp chúng.

  2. Tăng mạnh, công ty Australia đầu tư thêm 44.000 máy đào để tăng gấp 3 công suất khai thác BTC

  3. Ấn Độ cấm quảng cáo tiền điện tử tại giải đấu cricket Premier League

  4. Quỹ đầu tư của tỷ phú George Soros tăng độ tiếp xúc với các công ty liên quan đến crypto

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên trên 22.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích nhẹ và lên trên 22.100 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày thứ Hai đã thông báo bán dầu từ Dự trữ Chiến lược Quốc gia (SPR), 26 triệu thùng dầu sẽ được đưa ra thị trường trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2023 cho đến 30/6/2023, như vậy tổng lượng dầu dự trữ sẽ rơi xuống mức thấp mới tính từ năm 1983. Nguyên nhân bất đồng xung quanh việc Mỹ xả 26 triệu thùng dầu từ dự trữ chiến lược là gì?

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,18 USD (-1,49%), xuống 77,88 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,09 USD (-1,36%), xuống 84,42 USD/thùng.

_

  1. USD cao nhất 6 tuần, rouble Nga thấp nhất 10 tháng, vàng đi ngang sau dữ liệu CPI của Mỹ

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ nhích nhẹ 0,7 USD lên 1.854 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhanh về gần 1.830 USD/ounce trước khi phục hồi nhẹ lên trên 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Thổ Nhĩ Kỳ giảm 1/3 công suất sản xuất thép sau động đất

  2. Giá khí đốt giảm mạnh có thể gây đứt gãy nguồn cung, châu Âu sẽ không gặp may như mùa đông trước

  3. Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 5 tuần vào thứ Ba, do dữ liệu cho thấy sự phục hồi kinh tế yếu hơn dự kiến đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư và đồng yên mạnh hơn gây thêm áp lực.

  4. Giá đậu tương Mỹ kỳ hạn tương lai giảm vào thứ Ba do hoạt động chốt lời sau khi đạt mức cao nhất trong nhiều tháng vào thứ Hai và áp lực cơ bản từ vụ thu hoạch vụ đậu tương lớn kỷ lục ở Brazil.

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 23,790 đồng

Bảng Anh 29,161 đồng

EUR 26,069 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

PVD: Có thể thoát lỗ và lãi ròng đột biến hơn 470 tỷ năm 2023 khi nhu cầu giàn tự nâng bùng nổ

Lợi nhuận ròng năm 2023 của PVD có thể đạt 471 tỷ đồng với lịch trình khoan dày đặc và nhu cầu giàn khoan tự nâng tăng cao trên toàn cầu.

Lĩnh vực giàn khoan tự nâng (giàn JU) toàn cầu đang “nóng” lên nhờ nhu cầu tăng cao tại Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Theo S&P Global, nhu cầu giàn JU tại Đông Nam Á dự kiến tăng trong năm 2023 lên mức 36,8 giàn (từ mức 32 giàn trong năm 2022), đẩy giá thuê ngày giàn JU (loại 361-400 IC) lên 130.000 USD vào tháng 12/2022 – mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2015.

VNDirect nhận định, đây sẽ là tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ khoan như Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling - Mã: PVD). Vì từ năm nay trở đi, công ty có thể ký kết hợp đồng với mức giá thuê cao hơn đáng kể cho các chiến dịch khoan.

Theo đơn vị phân tích, giá thuê ngày trung bình giàn JU của PVD sẽ tăng 23% so với cùng kỳ lên 75.000 USD trong năm 2023, sau đó tiếp tục tăng lần lượt 10%, 5% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2024 -2025.

Theo thống kê, các lịch trình khoan của PVD gần như được lấp đầy trong năm nay, thậm chí một số hợp đồng kéo dài đến năm 2024. Điển hình như giàn PVD I hiện khoan cho Vietsovpetro (VSP) dự kiến đến hết quý I, sau đó sẽ khoan cho JVPC với chương trình 2 giếng (thêm một giếng tùy chọn) từ tháng 4/2023.

Lịch trình khoan của PVD.

Còn giàn PVD II hiện khoan cho Pertamina tại Indonesia với hợp đồng dài hạn hai năm (thêm 1 năm tùy chọn gia hạn) kể từ tháng 10/2022. Trong khi giàn PVD III tiếp tục chương trình khoan dài hạn cho Hibicus Malaysia trong năm nay.

Giàn PVD VI phục vụ cho các chương trình khoan trong nước của Premier Oil Vietnam (POVO), PVEP POC và SK Innovation (SKI) đến cuối quý III. Trong quý IV, giàn PVD VI dự kiến sẽ được kéo sang Malaysia để phục vụ cho một chiến dịch khoan khác.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ PVD, dự phóng VNDirect.

Với lịch trình khoan dày đặc trên, VNDirect giả định hiệu suất sử dụng giàn JU năm nay lên 95% (so với 85% năm 2022) và duy trì ở mức 92%, 90% vào năm 2024, 2025 thì hoạt động kinh doanh PVD sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là khi giá thuê ngày tăng. Năm 2023, lợi nhuận ròng của công ty có thể đạt 471 tỷ đồng, sau đó tăng 67% lên 785 tỷ đồng và tăng lên 957 tỷ đồng trong giai đoạn 2024 – 2025.

Nguồn: Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh

Cổ phiếu FRT (FPT Retail) tăng 3 phiên liên tiếp, Phó Tổng muốn chốt lời

## Nếu bán ra thành công, ước tính vị lãnh đạo FPT Retail (Mã FRT) có thể thu về số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (Mã FRT - HOSE) đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu.

Cụ thể, vị lãnh đạo vừa đăng ký bán 300.000 cổ phiếu FRT nhằm giảm lượng nắm giữ từ 816.000 cổ phiếu (tỷ lệ 0,69% vốn) về 516.000 cỏ phiếu (tỷ lệ 0,44%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/2 đến 20/3/2022.

Trên thị trường, sau nhịp hồi ngắn từ giữa tháng 1/2023, cổ phiếu FRT hiện đang rung lắc quanh ngưỡng 73.000 đồng trong hơn 2 tuần trở lại đây. 3 phiên gần nhất, mã đều kết phiên tăng nhẹ, thị giá hiện đạt 73.500 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, nếu bán ra thành công tại mức giá này, ước tính ông Việt Anh có thể thu về số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, quý 4/2022, FPT Retail ghi nhận doanh thu giảm nhẹ còn 8.491 tỷ đồng; lai sau thuế giảm tới 71% YoY còn 97 tỷ.

Phía công ty cho biết, trong quý 4, FRT đối mặt với nhiều bất lợi đến từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô, chi phí tài chính liên tục tăng cao do lãi suất tăng và căng thẳng thị trường vốn… Những nguyên nhân đó dẫn đến kết quả kinh doanh năm của FPT Shop không đạt như kỳ vọng, bất chấp 9 tháng đầu năm rất tốt.

Với FPT Long Châu, do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng dược phẩm ít bị ảnh hưởng hơn, cùng với việc nhanh chóng mở rộng vùng phủ nên chuỗi nhà thuốc đã có kết quả kinh doanh tích cực.

Tính cả năm 2022, FRT báo doanh thu tăng 34% lên mức 30.166 tỷ đồng - vượt 12% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 486 tỷ đồng - giảm 12% YoY qua đó hoàn thành 67% kế hoạch năm 2022; lãi ròng giảm 46 tỷ so với năm 2021 còn 398 tỷ đồng.

Kết năm 2022, chuỗi FPT Shop có 786 cửa hàng - tăng thêm 139 cửa hàng so với đầu năm; FPT Long Châu đạt 937 cửa hàng sau khi đã mở mới 537 nhà thuốc - vượt xa kế hoạch.

Cổ phiếu ESOP Vidipha sắp được giải tỏa, nhân viên có thể lãi ngay 13%

Ngày 14/02/2023, CTCP Dược phẩm Trung ương Vidipha (HOSE: VDP) công bố nghị quyết HĐQT thông qua giải tỏa đợt 01 cổ phiếu ESOP (cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động) năm 2021.

Cụ thể, VDP giải tỏa đợt 1 cổ phiếu ESOP 2021 với tỷ lệ 50% - tương đương 374,500 cp. Chủ tịch HĐQT giao cho Tổng Giám đốc ban hành các quyết định thực thi nghị quyết này.

Cổ phiếu ESOP của VDP được ĐHĐCĐ bất thường 2021 thông qua và được phát hành tổng cộng 749,000 cp vào tháng 1/2022 cho 56 cán bộ công nhân viên thuộc Công ty. Giá phát hành là 34,527 đồng/cp, tương đương tổng giá trị phát hành hơn 25.86 tỷ đồng, với mục đích bổ sung vốn lưu động và tăng vốn điều lệ.

Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong năm đầu, 50% trong năm thứ 2, và được tự do chuyển nhượng trong năm thứ 3 kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Phiên 16/02, thị giá VDP đang ở mức 39,000 đồng/cp. Nếu bán cổ phiếu theo mức giá này, nhân viên VDP sẽ lãi ngay 13%.

Trong diễn biến mới nhất, VDP đã chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% - tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 1,500 đồng. Với gần 17 triệu cp đang lưu hành, ước tính VDP cần chi hơn 25 tỷ đồng để thực hiện.

Vào giữa tháng 12/2022, Công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 10%, tương ứng số tiền chia cổ tức gần 17 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, VDP có lãi ròng quý 4/2022 hơn 20 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ được hoàn nhập chi phí bán hàng hơn 16 tỷ đồng.

Năm 2022, VDP thu về gần 73 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 19% so với năm 2021, nhờ biên lãi gộp cải thiện từ mức 23.9% lên 25.5%.

https://fili.vn/2023/02/co-phieu-esop-vidipha-sap-duoc-giai-toa-nhan-vien-co-the-lai-ngay-13-830-1039947.htm

Khối ngoại và tự doanh thoát hàng, nhà đầu tư cá nhân mua ròng

Nhà đầu tư nước ngoài và tự doanh bán ròng trong phiên đáo hạn phái sinh nhưng thị trường bật tăng mạnh, ngược lại nhà đầu tư cá nhân tung tiền gom…

Hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh áp lực điều chỉnh lớn nhưng nhờ hiệu ứng tích cực từ phiên hôm qua cùng với ngay mai Chính phủ sẽ họp bàn giải cứu bất động sản đã giúp thị trường càng về cuối phiên hồi càng mạnh. VN-Index kết phiên bật tăng 10 điểm lên 1.058 điểm, độ rộng đẹp mỹ mãn với 314 mã xanh chỉ còn lại 75 mã giảm điểm.

Tuy vậy, đáng lưu ý là thanh khoản lại giảm còn 10.100 tỷ đồng trong khi hôm qua khớp 11.200 tỷ đồng, chủ yếu do nước ngoài giảm quy mô mua bán, giá trị bán ròng 112 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống, Điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HDB, VNM, HSG, MSN, CTG, GAS, FUEVFVND, KBC, POW, BID.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, VIC, DXG, DCM, DGC, HPG, SSI, EIB, KDC.

Tự doanh cũng bán ròng 19,6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh tự doanh bán ròng 26,8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bất động sản, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm KDH, PVT, HDB, HPG, VHM, PNJ, VRE, MSN, POW, VNM.

Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm FUEVFVND, E1VFVN30, ACB, DGW, CTR, HSG, CTG, MBB, VPB, FPT.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 209,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì nhóm này mua ròng 25,4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 12/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng có HPG, VIC, VHM, HAH, PHR, DPM, HDB, PVD, VJC, VPB.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có STB, FUEVFVND, MBB, CTG, NKG, E1VFVN30, NLG, NVL, BID, TPB.

Nhà đầu tư cá nhân ngược chiều mua ròng 338,9 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 123,1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: HPG, VIC, STB, DXG, VHM, DCM, DGC, HAH, EIB, KDC.

Phía bán ròng khớp lệnh nhà đầu tư cá nhân bán ròng 11/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Thực phẩm và đồ uống, Ngân hàng. Top bán ròng có: CTG, HDB, NKG, VNM, HSG, BID, GAS, NVL, MBB.

Top các giao dịch thỏa thuận hôm nay có EIB, ACB, MBB, MWG, VPB, vẫn là những mã ngân hàng được giao dịch sôi động nhất. Nhà đầu tư nước ngoài thỏa thuận 4 mã ACB, MBB, MWG, VPB.

Nhóm cổ phiếu ngành Dầu khí ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 9,06%, cao nhất trong 10 phiên liên tiếp, và tăng gần bằng 3 lần tỉ trọng phiên trước đó, chỉ số ngành tăng 3,94% cho thấy dòng tiền vào nhóm này mạnh. Top cổ phiếu có giao dịch cao nhất là PVS, BSR, PVD, PVC, OIL, PVB ,Toàn bộ tăng điểm mạnh trên 3%.

Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng ghi nhận giá trị giao dịch giảm mạnh về 17,4%, mức thấp nhất trong 10 phiên liên tiếp, chỉ số ngành tăng 1,17% với 23/27 mã tăng giá. Các cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất gồm STB, VPB, LPB, TPB, MBB, CTG, VCB, SHB, TCB, HDB trong đó duy nhất VCB giảm điểm. Ngân hàng là nhóm điều chỉnh mạnh trong vongf 1 tuần trong đó EIB giảm mạnh nhất 10,8% trong 1 tuần sau tin một số tài khoản tổ chức phải sao kê giao dịch liên quan đến EIB.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 giảm mạnh xuống 40,49% trên HOSE. Chỉ số VN30 tăng 1,14%. Dòng tiền tập trung vào các mã HPG, STB, VPB, SSI, VIC, NVL, VHM, POW, TPB, MBB trong đó 9/10 mã tăng, duy nhất VHM giữ nguyên giá. Điểm đáng chú ý là cổ phiếu VIC và VHM được giao dịch rất tích cực trong phiên ngày hôm nay với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID tăng mạnh lên 42,45% chỉ số VNMID tăng 1,39%. Dòng tiền tập trung vào các mã HSG, NKG, VND, PVD, VCI, KBC, DXG, VCG, HCM, LPB trong đó 10/10 mã tăng điểm, NKG tăng trần.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa nhỏ VNSML tăng lên 14,89%. Chỉ số VNSML tăng 1,38%. Dòng tiền tập trung vào các mã LCG, HHV, HAH, IDI, KSB, BAF, TCM, CTF, TDM trong đó 7/10 mã tăng điểm, 2 mã giảm.

Nguồn bài viết: Khối ngoại và tự doanh thoát hàng, nhà đầu tư cá nhân mua ròng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 16/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. KBC: Foxconn sắp mở thêm nhà máy ở Việt Nam

  2. KBC: Goertek - một trong những đối tác lớn nhất của Apple ký MoU thuê 62,7ha tại KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh của Kinh Bắc (KBC)

  3. HDBank (HDB): Khối ngoại mua ròng 17 phiên liên tiếp, cổ phiếu tăng 42%

  4. VHC: Doanh thu xuất khẩu tiếp tục sụt giảm 45% trong tháng 1

  5. HPG: Lợi nhuận năm 2023 của Hòa Phát sẽ cải thiện nhờ giá thép ổn định sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại và tác động của hàng tồn kho giá cao sẽ ít hơn năm trước.

_

  1. VNZ: Đứt chuỗi tăng trần 11 phiên sau khi lên gần 1,6 triệu đồng, lần đầu tiên cổ phiếu VNZ quay đầu giảm

  2. Giàu nhanh như nhân viên VNG: Mua cổ phiếu ESOP giá 20 - 30 nghìn đồng, chỉ vài tuần sau Tết tài sản bỗng tăng gấp 45-68 lần

😎 HU1: Góp vốn thành lập công ty làm dự án nhà ở gần 700 tỷ ở Phú Yên

  1. VIC: Nhà máy sản xuất Pin VinES dự kiến vận hành thử vào tháng 3/2023

  2. HAP: Sau nửa tháng công bố, Hapaco bất ngờ hủy bỏ “Giới tinh hoa”

  3. IBC: Apax Holdings lỗ kỷ lục năm 2022, điều chỉnh giảm hơn 90% lợi nhuận năm 2021, từ 96 tỷ bất ngờ “bốc hơi” còn 6 tỷ

  4. NBB: Lợi nhuận của Năm Bảy Bảy “bay màu” hơn 94% do đâu?

  5. PDR: Phát Đạt đề xuất ý tưởng Dự án Khu đô thị 228 ha tại Lâm Đồng

  6. FLC: Công bố hợp tác đầu tư phát triển bất động sản với một doanh nghiệp Singapore

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KDH: Quỹ thành viên thuộc VinaCapital lần thứ 2 không thể bán hết cổ phiếu Nhà Khang Điền

  2. STB: Lộ diện nhóm quỹ ngoại đã mua hơn 20 triệu cổ phiếu Sacombank trong 2 tháng qua

_

  1. MSN: HNX huỷ niêm yết lô trái phiếu 3.000 tỷ đồng của Masan

  2. Yeah1 (YEG) “quay xe” muốn thực hiện kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ

_

=> CỔ TỨC

  1. TPBank thông báo lùi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ dông hiện hữu để chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 từ 21/2 sang 21/3. Ngày thanh toán cũng được lùi từ 3/3 sang 3/4.
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Đà tăng giá của nhóm cổ phiếu blue-chips trong chiều nay đã đảm bảo một phiên đáo hạn phái sinh khá hoành tráng. VIC được kéo giật giá lên ở đợt ATC vừa kịp lúc bù lại cú sốc ở VCB, nhưng nhiều blue-chips khác cũng rất mạnh. VN-Index tăng 0,96% tương đương 10,09 điểm, xác lập ngày tăng mạnh nhất 8 phiên

  • Thanh khoản phiên chiều trên cả hai sàn niêm yết cũng có cải thiện, giá trị khớp lệnh tăng 18,3% so với phiên sáng, đạt 4.331 tỷ đồng. Tuy vậy cả ngày hai sàn cũng vẫn giảm 10%, đạt gần 7.992 tỷ đồng.

  • Tự doanh CTCK quay đầu bán ròng phiên 16/2, tâm điểm giao dịch các chứng chỉ quỹ

  • Khối ngoại tiếp tục bán ròng gần trăm tỷ đồng, tập trung “xả” STB

  • Tuần này khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu ở HoSE tới 3/4 phiên với tổng giá trị rút đi gần 488 tỷ đồng. Mức bán ròng này chưa có gì đặc biệt, nhưng là tín hiệu khác lạ đầu tiên trong chuỗi tháng mua ròng ấn tượng vừa qua.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Giải mã hiện tượng khối ngoại đang mua ròng hàng nghìn tỷ đột ngột đảo chiều

  2. Câu lạc bộ 100.000 tỷ đồng doanh thu: Họ kinh doanh gì mà “tiền vào như nước” như thế?

  3. Mua gì hôm nay? CNG - Định giá hấp dẫn, kỳ vọng hưởng lợi từ việc giá dầu khí năm 2023 duy trì ở mức cao

_

  1. Bộ Tài chính cho biết thời gian gần đây đã có trường hợp doanh nghiệp đàm phán để thanh toán trái phiếu bằng cổ phần, sản phẩm bất động sản

  2. Dự thảo sửa đổi Nghị định 65: Cho phép thanh toán bằng bất động sản, được đàm phán thay đổi kỳ hạn trái phiếu

  3. Nghị định 65: Đề xuất cho phép giãn hạn trả nợ 2 năm đối với trái phiếu doanh nghiệp đến hạn

  4. Điều tra ‘Ép’ mua bảo hiểm: Ngân hàng - bảo hiểm và cú bắt tay ngàn tỉ

  5. Đến lượt Sacombank giảm lãi vay

_

=> VIỆT NAM

  1. Hưng Yên: Quy hoạch đô thị Văn Giang thành 3 phân vùng, trung tâm đô thị là Ecopark và Vinhomes Ocean Park The Empire

  2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc kiến nghị việc sớm đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thí điểm du lịch theo đoàn

  3. Sáng mai (17/2), Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Doanh nghiệp bất động sản trông chờ điều gì?

  4. VASEP: Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tiếp tục đón tin vui trong 2023

  5. Thỏa thuận xanh châu Âu tác động gì đến hàng hóa xuất khẩu sang EU?

  6. Dự báo xuất khẩu viên nén gỗ giảm sức hấp dẫn trong năm 2023

  7. Tháng 1/2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm 30% về lượng và giảm 44,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

  8. Xuất khẩu cá ngừ sang Trung Đông năm 2023 dự báo kém ‘sôi động’

  9. Thông điệp 2023 của Chủ tịch THACO Trần Bá Dương: Doanh thu mục tiêu 126.000 tỷ chưa tính BĐS, phát triển đàn heo lên 215.000 con, khởi công 24 dự án BĐS

  10. Với tình hình chính trị - kinh tế bất ổn trên thế giới, giá phân bón thế giới và trong nước trong gần như cả năm 2022 đã bị đẩy lên cao và liên tiếp lập các kỷ lục mới. Tuy nhiên, từ quý IV/2022 đến nay, giá phân bón các loại trên thị trường, trong đó có phân đạm ure đã hạ nhiệt nhanh chóng khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón “trở tay không kịp”.

_

=> THẾ GIỚI

  1. ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 3/2023

  2. “Sóng” logistics rẽ hướng sang châu Á

  3. Sản xuất tại các nhà máy của Mỹ đã phục hồi trong tháng Một, trái ngược với xu hướng suy giảm của tháng trước đó.

  4. Không chỉ là những vấn đề xoay quanh Yeezy, Adidas đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khác trong năm 2023.

  5. Lạm phát tại Anh giảm xuống 10,1% trong tháng 1/2023

  6. Charlie Munger: BYD bỏ xa Tesla tại Trung Quốc

  7. Vì sao Warren Buffett bán cổ phiếu TSMC, giữ Apple?

  8. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Iran, Ebrahim Raisi, hôm thứ Năm đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran như một phần không thể thiếu trong thỏa thuận quốc tế đang bị đình trệ về chương trình hạt nhân của nước này.

  9. Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,84% lên 20.987 điểm. Trước khi phục hồi vào ngày thứ Năm, Chỉ số Hang Seng đã giảm 9% so với mức đỉnh của đợt tăng gần đây vào ngày 27/1. Các nhà phân tích cho biết, cổ phiếu Hồng Kông có thể đã chạm đáy trong ngắn hạn nhưng vẫn có thể biến động trong thời gian tới.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên gần 22.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng khá mạnh và lên trên 24.600 USD/BTC vào cuối ngày.

  2. Vốn hóa thị trường USDT tăng gần 70 tỷ USD khi Binance USD gặp rắc rối

  3. Khi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tiếp tục giám sát chặt chẽ Binance, thì sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã sẵn sàng trả tiền phạt để “sửa chữa” cho những vi phạm quy định trong quá khứ của mình, theo trang tin The Wall Street Journal cho biết.

  4. El Salvador mở Đại sứ quán BTC thứ hai tại Texas

_

  1. Israel lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô ra thị trường thế giới

  2. Doanh thu xuất khẩu khí đốt của Gazprom có thể giảm 50% trong năm 2023. Gazprom là một trong những doanh nghiệp đóng góp ngân sách lớn nhất của Nga, ghi nhận mức thâm hụt 24 tỷ USD trong tháng 1/2023 do doanh thu năng lượng sụt giảm và chi tiêu tăng vọt.

  3. IEA: Trung Quốc sẽ chiếm gần 50% mức tăng nhu cầu dầu thô trong năm 2023

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,34 USD (+0,43%), lên 78,93 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,23 USD (+0,27%), lên 85,61 USD/thùng.

_

  1. Vàng xuống mức thấp 1 tháng

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 17,7 USD xuống 1.836,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhanh về gần 1.830 USD/ounce trước khi phục hồi nhẹ lên trên 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.

  3. Rouble Nga thấp nhất 10 tháng

  4. Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tuần so với rổ các tiền tệ chủ chốt nhờ dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh mẽ của Mỹ trong tháng 1 và dữ liệu lạm phát gần đây, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ.

  5. TT Ngoại hối châu Á ít thay đổi khi thị trường thận trọng trước khả năng phục hồi của Trung Quốc

_

  1. Giá nhôm giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần vào thứ Tư, do áp lực bởi nhu cầu yếu ở thị trường Trung Quốc và lượng hàng tồn kho tăng nhanh.

  2. Cao su giảm ngày thứ 4 liên tiếp

  3. Lúa mì, ngô, đậu tương giảm do lo lắng về kinh tế vĩ mô

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 23,790 đồng

Bảng Anh 28,837 đồng

EUR 25,964 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Thị trường trái phiếu 2,000 tỷ USD của Trung Quốc phát cảnh báo mới

Thị trường trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành trị giá 2,000 tỷ USD của Trung Quốc đang tới gần điểm rủi ro vì các nhà phát hành gặp khó trong việc tái cấp vốn cho những khoản nợ sắp đáo hạn.

Lượng vốn ròng – tức là giá trị trái phiếu nhân dân tệ phát hành mới trừ đi số trái phiếu đáo hạn – cấp cho các kênh huy động của chính quyền địa phương (LGFV) chuyển âm trong quý 4/2022 lần đầu tiên trong ít nhất 4 năm qua, theo số liệu của S&P Global Ratings. Mặc dù con số này dương trở lại trong tháng 01/2023, song vẫn giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái (với 48.9 tỷ nhân dân tệ, tương đương 7.1 tỷ USD). LGFV thường tồn tại dưới dạng công ty đầu tư do chính quyền thành lập để huy động vốn cho các hoạt động xây dựng bất động sản và dự án cơ sở hạ tầng khác.

Tình trạng nguồn vốn sụt giảm xảy ra đúng vào thời điểm ngày càng nhiều doanh nghiệp rút khỏi giao dịch trái phiếu, điều này khiến thị trường nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc càng thêm căng thẳng. Từ lâu, nợ chính quyền địa phương bị nhiều người coi là mối đe doạ với sự ổn định tài chính của Trung Quốc, dù họ đến nay vẫn tránh được một làn sóng vỡ nợ lớn.

Lượng vốn ròng cấp cho các công ty LGFV liên tục giảm và chuyển âm trong quý 4/2022 (tỷ Nhân dân tệ)

Theo Huaan Securities, ngay cả khi nền kinh tế lớn nhất châu Á này trở thành tâm điểm khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt của Zero COVID, 22 nhà phát hành trái phiếu LGFV đã trễ hạn thanh toán hối phiếu thương mại vào tháng 01/2023, nhiều hơn 5 công ty so với tháng trước đó.

Trái phiếu LGFV cũng được giám sát chặt chẽ trở lại sau khi một công ty xây dựng ở tỉnh Quý Châu gia hạn các khoản vay với tổng trị giá gần 15.6 tỷ nhân dân tệ thêm 20 năm. Theo Fitch Ratings, động thái như vậy có thể báo trước về sự gia tăng các đề xuất tương tự, đồng thời báo hiệu rủi ro tái cơ cấu đối với những người nắm giữ trái phiếu LGFV được phát hành ở các tỉnh yếu kém về tài chính.

Laura Li, chuyên gia phân tích tín dụng tại S&P Global Ratings, cho rằng: “Nhà đầu tư nên cảnh giác cao độ với LGFV chất lượng thấp đến từ các khu vực có rủi ro cao. Nếu hoạt động tái cấp vốn gặp khó khăn hơn nữa và các nguồn lực của chính phủ không thể được triển khai kịp thời, thì có thể xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng nợ hoặc thậm chí là vỡ nợ trái phiếu công”.

Trái phiếu LGFV là nhằm huy động vốn cho các dự án công cộng như đường, cầu và tàu điện ngầm. Tuy nhiên, chúng trở thành một trong những mắt xích yếu nhất trong khu vực công của Trung Quốc với một đống nợ sau cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản kéo dài và thời kỳ chi tiêu ồ ạt liên quan đến COVID-19.

Mặc dù chính quyền các địa phương ở Trung Quốc chưa vỡ nợ đối với bất kỳ trái phiếu công nào, song việc phát hành trái phiếu giảm mạnh dấy lên lo ngại rằng một vài nơi có thể đang gặp khó khăn hơn trong việc bổ sung tiền, dù chính sách tiền tệ đã được nới lỏng.

Đà tăng của lợi suất trái phiếu cùng tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến các công ty, bao gồm nhiều công ty LGFV, rút lui khỏi kế hoạch bán trái phiếu trị giá 150 tỷ nhân dân tệ kể từ đầu tháng 11/2022, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Phần bù rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 3 năm được xếp hạng AAA tại Trung Quốc đại lục tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2020 vào giữa tháng 12 năm ngoái, một phần do làn sóng rút tiền khỏi các sản phẩm quản lý tài sản. Tuy nhiên, nó đã giảm khoảng 35 điểm cơ bản từ sau đó.

Đến cuối tháng 12/2022, các công ty LGFV có khoảng 13.5 ngàn tỷ nhân dân tệ trái phiếu đang lưu hành tại thị trường đại lục, theo dữ liệu từ S&P.

Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã cố gắng kéo giảm kỳ vọng của nhà đầu tư rằng Bắc Kinh sẽ ra tay giải cứu các công ty LGFV đang gặp khó khăn. Theo báo cáo ngân sách năm 2023, một số tỉnh đã đẩy mạnh nỗ lực giảm nợ tiềm ẩn, chủ yếu là các khoản vay LGFV, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục giảm nợ trong năm nay.

Điều tiết nợ tiềm ẩn cũng là một ưu tiên của chính quyền trung ương. Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ siết chặt việc giám sát các khoản nợ của chính quyền địa phương, Bloomberg dẫn lại một phần bài phát biểu hồi tháng 12/2022 của ông Tập tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương.

Tình hình tài chính của nhiều công ty LGFV trở nên tồi tệ hơn sau khi họ phải cùng chính quyền các tỉnh, thành phố can thiệp để giúp đỡ các doanh nghiệp bất động sản gặp khó.

Để giải quyết phần nào khủng hoảng bất động sản, các công ty LGFV đã chi 2.2 ngàn tỷ nhân dân tệ để mua lại hơn một nửa số đất thổ cư được bán vào năm ngoái, theo thống kê của Guangfa Securities Co. hồi đầu tháng 02/2023. Trong khi đó, thu nhập của chính quyền địa phương từ việc bán đất cũng giảm 23% xuống còn 6.69 ngàn tỷ nhân dân tệ trong năm ngoái, ghi nhận mức thu hàng năm thấp nhất kể từ năm 2018, theo dữ liệu chính thức.

Ngoài việc thu nhập từ việc bán đất giảm, các khoản chi tiêu liên quan đến COVID-19 cũng kéo giảm khả năng hỗ trợ công ty LGFV của chính quyền địa phương, khiến họ càng dễ bị tổn thương.

Ông Terry Zhang, Giám đốc cấp cao tại CSPI Credit Ratings Co., cho rằng việc không xảy ra vỡ nợ đã tạo cho mọi người một nhận thức chung rằng trái phiếu LGFV có phần khác biệt so với các khoản vay ngân hàng và các công cụ tài chính phi tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, theo ông, đó lại là điểm dễ đổ vỡ nhất.

Nguồn bài viết: Thị trường trái phiếu 2,000 tỷ USD của Trung Quốc phát cảnh báo mới | Fili

Lộ diện 6 doanh nghiệp bất động sản lớn chính thức phát biểu tại Hội nghị trực tuyến bất động sản sáng nay

Đại diện Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland), Tập đoàn SunGroup, Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu GP.Invest, Tổng Công ty Becamex IDC Bình Dương sẽ đại diện biểu ý kiến taị Hội nghị trực tuyến thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Sáng nay (17/2), Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Hội nghị nhận được sự quan tâm của dư luận, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang trầm lắng.

Đáng chú ý, tại hội nghị, sẽ có phần phát biểu ý kiến của đại diện 6 doanh nghiệp bất động sản lớn. Theo đó đại diện Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland), Tập đoàn SunGroup, Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu GP.Invest, Tổng Công ty Becamex IDC Bình Dương sẽ báo cáo tình hình triển khai các dự án bất động sản của đơn vị, các vướng mắc cụ thể của đề án và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Trao đổi với chúng tôi ngay trước thềm Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP.Invest chia sẻ Hội nghị được Tổ chức trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản đang gặp vô vàn khó khăn, những vướng mắc về pháp lý khiến dự án không thể triển khai.

Theo ông Hiệp: “Sự trầm lắng của thị trường bất động sản có tính chu kỳ 10 năm. Tuy nhiên, chu kỳ lần này khá đột ngột nóng - lạnh thất thường. Chỉ mới trong 6 tháng đầu năm thị trường còn sốt thì bước sang 6 tháng cuối năm đã lao vào khủng hoảng. Chính vì vậy, bất động sản rất cần sự quan tâm của Chính phủ cùng các bộ ngành để đưa thị trường trở lại ổn định”.

Ông Hiệp cũng bày tỏ hy vọng, sau Hội nghị lần này Chính phủ sẽ có những hành động cụ thể, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, về vốn đang là hai rào cản lớn nhất cho doanh nghiệp.

Trong văn bản kiến nghị gửi đến Thủ tướng, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình cho biết trong thời gian qua, thị trường bất động sản có nhiều biến động phức tạp. Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều nhau; đa số là phản đối việc Nhà nước giải cứu bất động sản.

“Những doanh nghiệp bất động sản đã đóng góp rất lớn cho kinh tế chung cả nước. Đặc biệt các chủ đầu tư bất động sản có quy mô hầu hết đều tham gia các dự án bất động sản du lịch lớn. Bất động sản phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan như xây dựng, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, có những biến cố không ai có thể lường trước được đã gây đổ vỡ thị trường bất động sản Việt Nam”, ông Hải nhấn mạnh.

Cũng theo chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình: “Tôi mong chính phủ có những nhận định phù hợp về nguyên nhân khách quan, đánh giá nguy cơ đỗ vỡ và đưa ra giải pháp thiết thực để giải cứu ngành bất động sản cũng như bảo vệ ngành xây dựng, vật liệu xây dựng tránh bị tổn thương và ảnh hưởng nặng nề đến mức không gượng dậy được”.

https://markettimes.vn/lo-dien-6-doanh-nghiep-bat-dong-san-lon-chinh-thuc-phat-bieu-tai-hoi-nghi-truc-tuyen-bat-dong-san-sang-nay-17042.html

VSD lý giải chuyện room ngoại tại Sacombank

VSD cho biết giới hạn tỉ lệ room ngoại tại Sacombank là 30% cũng căn cứ vào quy định pháp luật về ngân hàng và pháp luật chứng khoán.

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có văn bản trả lời công văn số 06/2023/CV-HĐQT từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) đối với cổ phiếu nhà băng này.

Theo đó, VSD khẳng định quản lý tỉ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB là 30% vốn điều lệ hiện tại. Điều này dựa trên các căn cứ như hồ sơ của Sacombank tại công văn số 11/2014/CV-HĐQT ngày 26/2/2014 và công văn số 16/2014/CV-HĐQT ngày 11/3/2014, trong đó đề nghị mở lại tỉ lệ cổ phần sở hữu cổ phiếu STB cho cổ đông nước ngoài về mức 30% vốn điều lệ của Sacombank.

Ngoài ra là công văn số 829/UBCK-PTTT ngày 4/3/2014 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc giải toả tỉ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài của Sacombank; VSD cũng cho biết giới hạn tỉ lệ room ngoại tại Sacombank là 30% cũng căn cứ vào quy định pháp luật về ngân hàng và pháp luật chứng khoán.

VSD khẳng định kể từ thời điểm đó đến nay, Sacombank chưa gửi bất kỳ đề nghị thay đổi tỉ lệ sở hữu 30% của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB.

Về việc con số tỉ lệ 23,63% mà Sacombank đề cập trong công văn ngày 14/02/2022, VSD cho biết trong thời gian 400 triệu cổ phiếu STB được đăng ký bổ sung nhưng chưa được niêm yết, VSD đã phải phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) để tính toán số liệu sở hữu nước ngoài dựa trên 1.485.215.716 cổ phiếu đã niêm yết để phản ánh chính xác tỉ lệ room ngoại trên hệ thống của HoSE.

Việc này nhằm đảm bảo khi niêm yết bổ sung 400 triệu cổ phiếu STB, tỉ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% theo quy định pháp luật.

Trước đó, vào ngày 10/2, VSD đã có thông báo rằng, tỉ lệ sở hữu của khối ngoại tại Sacombank hiện là 29,99%.

Sau đó 4 ngày, Sacombank đã có văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, VSD và HoSE về vấn đề tỉ lệ sở hữu dành cho nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB.

Theo Sacombank, ngày 12/11/2015, ngân hàng được VSD cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với 400 triệu cổ phiếu phát hành do sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Sacombank.

Do đó vốn VSD đã ra thông báo tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu STB là 23,64% kể từ ngày 19/9/2016, trên tổng số cổ phiếu niêm yết sau khi sáp nhập là hơn 1.885 triệu cổ phiếu.

Sacombank cho biết, từ ngày có thông báo nêu trên, ngân hàng này chưa có bất kỳ văn bản nào đề nghị VSD tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 30% khi chưa được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Tuy nhiên, theo thông tin về số liệu sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do VSD cung cấp, tại ngày 10/2/2023, nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu gần 565,3 triệu cổ phiếu STB, chiếm 29,99% tổng số cổ phiếu niêm yết của Sacombank.

Do đó, Sacombank đề nghị các cơ quan trên thực hiện kiểm soát và quản lý tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB đúng thông báo ngày 19/09/2016 ở mức 23,63%.

Thời gian tới, tùy theo nhu cầu thực tế, Sacombank sẽ xin ý kiến cổ đông tăng tỉ lệ sở hữu nước ngoài vào thời điểm phù hợp.

Thời gian gần đây, mã STB được coi là tâm điểm của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, trong phiên 9/2, cổ phiếu STB được khối ngoại mua ròng nhiều nhất, với khối lượng hơn 11,3 triệu đơn vị, giá trị284 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm 2023, STB đã được mua ròng gần 49 triệu đơn vị, giá trị gần 1.250 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhóm quỹ Dragon Capital đã liên tục mua thêm hàng chục triệu cổ phần STB để nâng tổng sở hữu lên trên 114,4 triệu đơn vị, trở thành cổ đông lớn duy nhất với tỉ lệ hơn 6%.

Tuy nhiên, sau văn bản phản hồi của Sacombank hôm 14/2, khối ngoại đã có 3 phiên bán ròng mạnh liên tiếp cổ phiếu STB (ngày 14-16/2) với tổng khối lượng gần 12,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị bán ròng 295 tỷ đồng.

Diễn biến thị giá cổ phiếu STB.

Nguồn bài viết: VSD lý giải chuyện room ngoại tại Sacombank

Cổ phiếu trụ giúp VN Index ‘níu giữ’ được đà tăng

Dù số mã giảm nhỉnh hơn trên bảng điện nhưng sắc xanh từ nhóm cổ phiếu trụ đã giúp cho VN Index kéo dài chuỗi tăng điểm lên con số 3.

Áp lực chốt lời đè nặng lên tâm lý NĐT đang nắm giữ CP sau 2 phiên tăng điểm khá ấn tượng của VN Index. Tuy nhiên, ở phía ngược lại, bên cầm tiền lại tỏ ra hào hứng trước thông tin về hội nghị trực tuyến bàn về giải pháp giải cứu thị trường bất động sản được tổ chức trong buổi sáng hôm nay.

Diễn biến tâm lý trái ngược này chính là nguyên nhân khiến cho VN Index “rung lắc” mạnh ở phiên hôm nay. Đến thời điểm trước đợt khớp lệnh ATC, chỉ số này vẫn chưa thể hiện rõ xu hướng khi cán cân mua/bán ở trạng thái khá cân bằng.

Dù vậy, VN Index vẫn kết phiên trong sắc xanh nhờ vào sự hồi phục kịp thời của một vài mã CP trụ như: BID, BVH, VCB, VHM, VIC. Cụ thể, VN Index tăng 1 điểm (tương đương 0,1%) lên 1.059,3 điểm.

Trái ngược với sắc xanh của chỉ số, trên sàn HoSE, số mã giảm lại chiếm số lượng lớn hơn với 221 mã, trong khi số mã tăng chỉ có 173. Độ rộng giữa các mã tăng/giảm của rổ VN30 còn lớn hơn với 18 mã giảm so với 9 mã tăng và 3 mã đứng giá.

Thanh khoản trong phiên hôm nay tiếp tục đi xuống với 465 triệu CP khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 7.692 tỷ đồng. Tính trên cả 3 sàn, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 8.900 tỷ đồng.

Thiếu lực đỡ từ nhóm CP trụ, cả HNX Index và UPCoM Index quay đầu điều chỉnh giảm sau phiên hôm nay. Cụ thể, HNX Index giảm 0,89 điểm xuống 209,95 điểm, còn UPCoM Index giảm 0,72 điểm xuống 78,94 điểm.

Mã CP đắt nhất TTCK là VNZ (Vinagame) tiếp tục có phiên điều chỉnh giảm sau chuỗi 11 phiên tăng trần. Kết phiên, mã CP này giảm hết biên độ 15% của sàn UPCoM xuống mức giá hơn 1,2 triệu đồng/CP.

Cổ phiếu trụ đỡ chỉ số xanh cuối phiên, dòng tiền duy trì rất thấp

Áp lực chốt lời khá rõ trong phiên cuối tuần khi độ rộng đã áp đảo ở phía giảm. VN-Index đóng cửa tăng nhẹ 1,02 điểm chủ đạo nhờ một vài mã lớn được bẩy giá lên trong đợt ATC như VIC, VCB, BID…

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang kỳ vọng vào những giải pháp tháo gỡ trong hội nghị hôm nay.

Áp lực chốt lời khá rõ trong phiên cuối tuần khi độ rộng đã áp đảo ở phía giảm. VN-Index đóng cửa tăng nhẹ 1,02 điểm chủ đạo nhờ một vài mã lớn được bẩy giá lên trong đợt ATC như VIC, VCB, BID.

Phần lớn thời gian của phiên giao dịch hôm nay VN-Index “chìm” dưới tham chiếu. Trừ khoảng 20 phút đầu phiên sáng độ rộng của chỉ số còn nhỉnh hơn ở phía tăng, toàn bộ thời gian còn lại số lượng cổ phiếu giảm giá luôn áp đảo. Kết ngày HoSE ghi nhận 173 mã tăng/221 mã giảm.

Độ rộng này cho thấy nhu cầu chốt lời đã lấn át rõ ràng hơn ở thời điểm T+4 kể từ khi VN-Index chạm mức thấp nhất của nhịp điều chỉnh hiện tại. Thậm chí ngay như hôm qua, số cổ phiếu tăng giá trên HoSE còn gấp 4 lần số giảm. Lực bán không quá mạnh, chủ đạo là do dòng tiền chững lại sau những ngày tăng. Đối với các nhà đầu cơ ngắn hạn đang có lời, mối quan tâm là có nên chốt hay không chứ không phải có nên đuổi giá tiếp.

Thực tế nhà đầu tư cũng có lợi nhuận khá cao trong vài ngày qua, nhiều mã tăng7-10% khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên thanh khoản luôn là tín hiệu bất lợi và giá cổ phiếu tăng nhờ đồng thuận từ những nhà đầu tư không muốn bán ra. Đến một ngưỡng tăng nhất định, quan điểm của nhóm này sẽ thay đổi và phân hóa.

Hôm nay thanh khoản hai sàn niêm yết giảm nhẹ 3% so với hôm qua, đạt 7.801 tỷ đồng. HoSE giao dịch tương đương phiên trước với 6.885 tỷ đồng. Tuy nhiên như đã nói ở trên, cùng một mức thanh khoản, độ rộng hôm qua và hôm nay của HoSE là hoàn toàn khác.

VN-Index kết phiên tăng 1,02 điểm đúng vào phút cuối như biến động tăng của một số mã lớn. VIC từ giá 53.000 đồng, giảm so với tham chiếu, nhảy lên 53.500 đồng, tăng 0,19%. VCB cũng tăng cao thêm đợt cuối 3 bước giá. BID cũng tăng 1,78% nhờ cú nhảy cuối ngày. Tuy vậy rổ VN30 lại khá tiêu cực khi chỉ có 9 mã tăng và 18 mã giảm, chỉ số đại diện cũng giảm 0,15%.

Phần lớn thời gian hôm nay VN-Index đỏ.

Phần lớn thời gian hôm nay VN-Index đỏ.

Mặc dù số lượng cổ phiếu giảm giá nhìn chung đã nhiều hơn, nhưng thị trường cũng không bị xả quá mạnh. HoSE cũng chỉ có 85 mã giảm hơn 1%, số ít có thanh khoản cao như HSG giảm 2,21% giao dịch 260,4 tỷ đồng; DPM giảm 2,44% giao dịch 62,9 tỷ; IDI giảm 2,02% giao dịch 45,6 tỷ; ANV giảm 1,8% giao dịch 52,1 tỷ; KDC giảm 1,67% giao dịch 76,7 tỷ; HPG giảm 1,41% giao dịch 259,7 tỷ… Phía tăng cũng chỉ có 77 mã tăng hơn 1% trong đó hơn chục mã là thanh khoản đáng kể.

Về mặt cung cầu, tuy độ rộng có thể chênh lệch về một phía, nhưng nếu biên độ giá hẹp và thanh khoản nhỏ thì vẫn có thể xem là dao động thông thường hàng ngày. Dù rằng nhu cầu mua giá cao đã giảm đi đáng kể, nhưng lực chốt lời cũng còn nhẹ nhàng.

Nhà đầu tư nước ngoài lại có thêm một ngày bán ròng nữa, dù mức rút ròng chỉ 12 tỷ đồng. Tuy vậy tuần này cũng xác lập tuần đầu tiên khối ngoại bán ròng kể từ đầu tháng 11/2022. Không có cổ phiếu nào bị xả nổi trội hôm nay, lớn nhất là STB -35,7 tỷ, HPG -26,8 tỷ, DXG -20,6 tỷ. Phía mua có KBC +23,6 tỷ, VCI +18,5 tỷ.

Việc thị trường chững lại khá nhanh sau một nhịp T+3 khiến giao dịch có phần giống với thời điểm đầu tháng 2 khi nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng không có được ủng hộ từ dòng tiền. Dù lúc này mặt bằng giá đã thấp hơn, nhưng lượng tiền sẵn sàng mua cũng không mạnh lên và trái lại, đang xuống rất thấp. Đó có thể là tín hiệu cạn kiệt thanh khoản, nhưng cũng có thể là tâm lý chờ đợi của người cầm tiền.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu trụ đỡ chỉ số xanh cuối phiên, dòng tiền duy trì rất thấp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Quỹ đầu tư đảo chiều “bán tháo”

Tuần qua (13-17/02/2023), các quỹ đầu tư đã có giao dịch sôi động trở lại và chiều bán trở nên “ồ ạt”.

Tâm điểm của lực bán chính là nhóm Dragon Capital. Trong đó, quỹ ngoại này mạnh tay bán cổ phiếu bất động sản và ngân hàng.

Cụ thể, Dragon Capital đã bán hơn 10 triệu cp của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) trong khoảng thời gian từ ngày 13 - 15/02/2023, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty này từ 19.24% xuống còn 17.55%, ước thu về gần 111 tỷ đồng.

Động thái thoái vốn của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu DXG bắt đầu có tín hiệu lao dốc kể từ đầu tháng 2/2023. Sau hơn nửa tháng, giá cổ phiếu này đã giảm hơn 25%, về mức 11,150 đồng/cp vào cuối phiên 17/02.

Cũng ở chiều bán, Dragon Capital bán 750,000 cp STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín) trong phiên 14/02, giảm tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng xuống còn 1.04%, tương đương gần 113 triệu cp

Tới phiên 15/02/2023, Dragon Capital tiếp tục bán 1.5 triệu cp GEX (CTCP Tập đoàn GELEX) và 500,000 cp KBC (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc).

Sau giao dịch, quỹ ngoại giảm sở hữu tại GEX xuống còn 5.9% (hơn 50 triệu cp) và còn chiếm 5.95% vốn tại KBC (gần 46 triệu cp).

Trên thị trường, cả 3 mã STB, KBC và GEX đều có dấu hiệu điều chỉnh sau tháng đầu năm giao dịch khởi sắc.

Nguồn bài viết: Quỹ đầu tư đảo chiều “bán tháo” | Fili

1 Likes

HNX duy trì diện bị cảnh báo với cổ phiếu VIG

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định về việc duy trì diện bị cảnh báo với cổ phiếu VIG.

Cụ thể, HNX quyết định duy trì diện bị cảnh báo với cổ phiếu VIG của CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kể từ ngày 21/2/2023.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 tại báo cáo tài chính của CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ký báo cáo kiểm toán ngày 10/2/2023) là số âm.

CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 21/2 phải gửi HNX và công bố thông tin kèm theo biên pháp và lộ trình khắc phục tình trạng bị cảnh báo. Định kỳ hàng quý, CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và công bố thông tin.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch cuối tuần trước vào ngày 17/2, cổ phiếu VIG đi ngang và đóng cửa ở mức 5.100 đồng/cổ phiếu./.

Ôi, SGO của em, còn giữ 50K, chắc tan thành khói mây gồi :rofl: :rofl:

Thị trường quá ảm đạm, ngân hàng Trung Quốc cho vay mua nhà tới 95 tuổi

Thị trường bất động sản Trung Quốc quá ảm đạm đến nỗi một số ngân hàng phải áp dụng biện pháp quyết liệt, kể cả cho phép người dân trả nợ thế chấp đến năm 95 tuổi.

Một số ngân hàng ở các thành phố Nam Ninh, Hàng Châu, Ninh Ba và Bắc Kinh tăng giới hạn tuổi trả nợ lên 80-95 tuổi, theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc. Điều này nghĩa là những người đã 70 tuổi vẫn có thể vay ngân hàng, với thời gian đáo hạn lên đến 10-25 năm.

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang trải qua giai đoạn suy thoái lịch sử. Tính đến tháng 12/2022, giá nhà mới giảm 16 tháng liên tiếp. Doanh số bán hàng của 100 công ty hàng đầu Trung Quốc trong năm 2022 chỉ bằng 60% năm 2021.

Việc nâng giới hạn tuổi – vẫn chưa trở thành chính sách quốc gia chính thức – nhằm vực dậy thị trường bất động sản ảm đạm, đồng thời cũng tính đến yếu tố dân số già hoá nhanh của Trung Quốc, Yan Yuejin, Chuyên viên phân tích bất động sản tại E-House China Holdings, cho hay.

“Về cơ bản, đây là công cụ chính sách để kích thích nhu cầu nhà ở, vì có thể xoa dịu gánh nặng trả nợ và khuyến khích người dân mua nhà”, ông nhận định. Vị chuyên viên phân tích này cho biết thêm nếu những người vay nợ lớn luổi không thể trả nợ, những người con của họ sẽ phải tiếp tục gánh khoản nợ này.

Tháng trước, Trung Quốc báo cáo thực trạng dân số năm 2022 suy giảm lần đầu tiên trong hơn 60 năm, trở thành một dấu mốc mới trong cuộc khủng hoảng dân số ngày càng nghiêm trọng, với những hàm ý đáng kể đối với nền kinh tế. Số người trong độ tuổi từ 60 trở lên đã tăng lên 280 triệu, chiếm 19.8% dân số nước này.

Theo quy định trước đây của cơ quan quản lý ngân hàng Trung Quốc, tuổi của người được phép vay ngân hàng và thời gian trả nợ thường không vượt quá 70 năm. Tuổi thọ trung bình ở nước này đang là 78.

Ủy ban quản lý bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về điều khoản mới. Tuy nhiên, các ngân hàng trên khắp cả nước đang đưa ra điều khoản hấp dẫn cho những khoản vay liên thế hệ.

Tuy nhiên, các chi nhánh ngân hàng trên khắp Trung Quốc đã và đang thiết lập các điều khoản đối với các khoản vay đa thế hệ này.

Theo tờ Beijing News, một chi nhánh của Ngân hàng Viễn thông ở Bắc Kinh cho phép những người 70 tuổi vay mua nhà trong 25 năm, nghĩa là giới hạn về tuổi trả nợ lên đến 95 tuổi. Tuy nhiên, người đi vay cũng phải đáp ứng một số điều kiện: Khoản vay thế chấp phải được con cháu bảo đảm, kết hợp mức thu nhập hằng tháng phải cao ít nhất là gấp đôi khoản phải trả ngân hàng.

Trong khi đó, một chi nhánh của Citic Bank nâng giới hạn tuổi trả nợ lên 80.

Hong Hao, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Grow Investment Group, cho rằng đây là biện pháp quyết liệt và “có thể là chiêu trò tiếp thị để thu hút người lớn tuổi trả tiền vay ngân hàng cho con cháu”.

Ông Yan từ E-House cho biết người hưởng lợi từ chính sách mới có thể không phải người cao tuổi mà chính là nhóm người từ 40-59 tuổi. Theo quy định mới, nhóm này được phép trả nợ trong 30 năm, thời hạn tối đa được phép ở Trung Quốc.

So với quy định trước đây, điều này có nghĩa là người vay phải trả số tiền nhỏ hơn mỗi tháng. “Đây rõ ràng là một cách để xoa dịu gánh nặng trả nợ”, ông Hong cho biết.

Theo tính toán của E-House, nếu một ngân hàng nâng giới hạn độ tuổi trên lên 80, những người vay từ 40-59 tuổi có thể kéo dài thêm 10 năm cho khoản thế chấp của họ. Giả sử khoản thế chấp của họ là một triệu Nhân dân tệ (145,416 USD), thì khoản thanh toán hàng tháng của họ có thể giảm 1,281 Nhân dân tệ (186 USD), tương đương 21%.

Các hộ gia đình Trung Quốc tỏ ra do dự trong vấn đề mua nhà mới trong năm qua, do các biện pháp kiểm soát COVID-19, giá nhà giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng đã làm nản lòng những người mua nhà. Mùa hè năm ngoái, những người đi vay biểu tình ở hàng chục thành phố và từ chối trả tiền thế chấp cho những ngôi nhà chưa hoàn thành, qua đó giáng đòn mạnh vào tâm lý thị trường.

Các cơ quan chức trách sau đó phải đưa ra hàng loạt biện pháp kích thích nhằm vực dậy thị trường nhà ở, bao gồm một vài đợt cắt giảm lãi suất cho vay cho tới các biện pháp để xoa dịu khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản.

Theo CNN - Fili

‘Cơn bĩ cực’ chưa qua, chuyên gia dự báo Hoà Phát lỗ tiếp 130 tỷ trong quý I/2023

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo quý I/2023, Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG) lỗ sau thuế 130 tỷ đồng.

Theo KBSV, từ đầu năm đến nay, giá bán thép tăng 6% nhưng không gíup HPG cải thiện biên lãi gộp, thậm chí còn khiến biên lãi gộp suy giảm. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đầu vào (quặng sát, than cốc, thép phế) tăng cao hơn, trung bình 14%.

Cụ thể, giá quặng sắt, than cốc tăng lần lượt 23% và 15% trong giai đoạn từ đầu quý IV/2022 cho tới nay và sẽ tiếp tục kéo dài tới hết quý II/2023, bởi: việc khai thác than cốc tại Úc bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, khiến thời gian xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và EU bị lùi lại; các nhà sản xuất đang có thái độ thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu khi giá Spot đang ở mức cao.

Do đó, sản lượng tiêu thụ thép trên thị trường cũng sẽ bị giới hạn khi các nhà thầu tại thị trường nước ngoài thận trọng trong việc nhập khẩu, làm chậm tốc độ phục hồi của thị trường thép.

Hoà Phát
KBSV nhận định HPG vẫn chưa thoát khỏi cảnh thua lỗ trong quý I/2023. Ảnh minh hoạ

KBSV dự phóng sản lượng tiêu thụ của HPG trong quý I/2023 sẽ đạt 1.453.750 tấn (giảm 42% so với cùng kỳ) và sẽ có sự cải thiện từ quý II/2023 với giả định các cơ chế hỗ trợ thị trường bất động sản được thông qua và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sôi động hơn.

Tuy nhiên, trong kịch bản thận trọng, KBSV cho rằng các lò cao sẽ quay trở lại hoạt động 100% công suất từ quý IV/2023, trước đó sẽ có 1 lò cao hoạt động trở lại trong quý II/2023.

Công ty chứng khoán dự phóng kết quả kinh doanh của HPG trong quý I/2023 vẫn tiếp tục ảm đạm với doanh thu suy giảm 44% so với cùng kỳ, còn 24.588 tỷ đồng; biên lợi nhuận thấp (đạt 3% so với 23% cùng kỳ năm trước). Công ty vẫn rơi vào cảnh thua lỗ với khoản lỗ sau thuế 130 tỷ đồng (giảm 102% so với cùng kỳ) nhờ hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho do giá nguyên vật liệu trong quý I/2023 hồi phục về vùng của quý II và quý III/2022.

Năm 2023, khả năng HPG đạt doanh thu 126.770 tỷ đồng (giảm 10% so với cùng kỳ) với tổng sản lượng tiêu thụ là 6.947.500 tấn (giảm 16% so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 3.799 tỷ đồng (giảm 55% so với cùng kỳ).

Đối diện với giai đoạn khó khăn phía trước, kết hợp 2 phương pháp định giá P/E và EV/EBITDA với mức định giá hợp lý lần lượt là 7 lần và 4,5 lần, KBSV khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu HPG với mức giá mục tiêu là 23.700 đồng/cổ phiếu.

Về tình hình kinh doanh, quý IV/2022, HPG khiến giới đầu tư bất ngờ với khoản lỗ gần 2.000 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ nặng nhất từ trước đến nay. Doanh thu của “vua thép” cũng giảm 42% so với cùng kỳ trong quý IV.

Lũy kế cả năm 2022, HPG đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm của doanh nghiệp đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Kết quả kinh doanh ảm đạm là vậy, song HPG nhận định giai đoạn tồi tệ nhất đã đi qua. “Ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục. Chúng tôi đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt”, HPG cho biết.

Trong một báo cáo mới đây, Công ty CK SSI ước tính sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG trong năm 2023 sẽ giảm 4,7% so với 2022 và đạt 4,1 triệu tấn.

Bên cạnh đó, sản lượng HRC có thể giảm 12% còn 2,3 triệu tấn so với mức đỉnh trong năm 2022; sản lượng phôi thép cũng được dự báo đạt 240.000 tấn, giảm 17%; sản lượng thép thô dự kiến đạt 6,6 triệu tấn, giảm 8,3% so với mức tiêu thụ 7,2 triệu tấn của năm vừa qua. Công suất hoạt động của năm 2023 được dự báo đạt 76%, trong khi con số của cả năm 2022 là 85%.

SSI dự báo doanh thu năm 2023 của HPG sẽ giảm 14% còn 121.000 tỷ đồng do cả sản lượng tiêu thụ và giá bán cho khách hàng đều giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng ước tính sẽ phục hồi 15% so với cùng kỳ và đạt 9.700 tỷ đồng nhờ giá thép ổn định hơn và giảm ảnh hưởng từ hàng tồn kho giá cao.