Chứng sỹ săn tin!

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 20/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. VPB: Thu nhập ngoài lãi nhiều ngân hàng đuối sức, VPBank vượt nhóm Big4 trở thành quán quân

  2. HPG: Liên danh Hòa Phát - Hợp Nghĩa ‘rộng cửa’ làm khu dân cư hơn 5.600 tỷ tại Phú Thọ

  3. DGC: Lãi đậm năm 2022, hóa chất Đức Giang vẫn “chây ỳ” đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

  4. Hoa Sen dự kiến doanh thu năm nay cao nhất 36.000 tỷ, lợi nhuận 300 tỷ. Nhận định thị trường xuất khẩu thép năm 2023 vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn về cạnh tranh và rào cản thương mại. Thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ cạnh tranh gay gắt, tiếp tục mở mới cửa hàng Hoa Sen Home

_

  1. CST: Quảng Ninh chấp thuận mở rộng khai thác mỏ than Cao Sơn trữ lượng gần 66 triệu tấn

  2. GAS và đối tác Nhật Bản bàn hợp tác nâng cao năng lực phân phối LPG

  3. FLC: Gần 710 triệu cổ phiếu FLC sẽ chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký về UPCOM từ ngày 22/2

😎 FLC: Nếu lên UPCoM, FLC sẽ đứng trong top 10 đăng ký giao dịch nhiều cổ phiếu nhất

  1. DXG: Đất Xanh gặp khó

  2. NVL: Novaland bổ sung tài sản đảm bảo cho khoản vay 1.600 tỷ đồng tại MSB

  3. Cần Thơ giao đất cho Nam Long làm dự án gần 500 tỷ đồng

  4. ABB: Lợi nhuận quý 4/2022 của ABBank giảm hơn 320 tỷ, nợ có khả năng mất vốn vọt lên 1.400 tỷ

  5. DPM: SSI dự báo năm 2023 lợi nhuận của DPM giảm 47%

  6. HPG: Miếng bánh tiếp tục nở, Hoà Phát tăng thị phần lên 36,05%, cao hơn tổng thị phần của 95 doanh nghiệp ngoài top 5

  7. TVC: Trí Việt họp ĐHĐCĐ bất thường, miễn nhiệm thành viên bị bắt vì tội thao túng chứng khoán

  8. HT1: Tăng 122% sau 3 tháng, cổ phiếu HT1 vẫn “nương sóng” đầu tư công?

  9. PVI chốt danh sách tham dự đại hội cổ đông thường niên ngày 27/3

  10. Vinhomes chuyển nhượng cổ phần dự án Làng Vân cho Công ty mẹ Vingroup

  11. PDR: Phát Đạt hoãn tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. GEX: Dragon Capital bán ròng 1,5 triệu cổ phiếu GEX

  2. CIG: Cổ đông lớn nhất thoái toàn bộ hơn 57% vốn COMA 18

  3. LPB: Người nhà và lãnh đạo liên tục bán ra hàng trăm nghìn cổ phiếu

  4. DIG: Người nhà Chủ tịch DIC Corp liên tục bán ra cổ phiếu DIG

  5. Dragon Capital bán gần 17 triệu cổ phiếu Đất Xanh (DXG) từ đầu năm

_

  1. PVI chốt danh sách tham dự đại hội cổ đông thường niên ngày 27/3

_

=> CỔ TỨC

  1. Nhiều ngân hàng chốt lịch đại hội cổ đông, tiết lộ kế hoạch chia cổ tức cao

  2. EIB: Eximbank chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tỷ lệ 20%

  3. Tới đây, loạt doanh nghiệp sẽ chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu các đợt năm 2021, 2022 như: SMB, DAD, CLC, IDV,…

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Bảng giá tím ngắt, gần 90 mã kịch trần, VN-INDEX tăng kỷ lục 2,58%, mạnh nhất từ đầu năm

  • Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh cùng thanh khoản cải thiện

  • HOSE có 31 cổ phiếu giao dịch từ 100 tỷ đồng trở lên, trong đó số tăng giá kịch trần là VND, HCM, NVL, DIG, VCI và DXG. Không có gì bất ngờ, đó cũng là các cổ phiếu thuộc nhóm tài chính và bất động sản

  • Thanh khoản HOSE trên ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Cũng phải nhấn mạnh rằng con số tuyệt đối này không phải là lớn, chỉ tương đương giai đoạn tạo đỉnh cuối tháng 1 vừa qua. Tuy nhiên từ mức đáy thanh khoản loanh quanh 7-8 ngàn tỷ đồng thì đây là thay đổi đáng kể.

  • Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp

  • Khối ngoại tiếp tục bán ròng 91 tỷ đồng trên HOSE ngày thị trường khởi sắc, tập trung xả VHM, DCM trong khi mua ròng SSI.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Tuần tới có 28 doanh nghiệp trên HoSe và HNX chốt quyền họp đại hội cổ đông

  2. Chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu bất động sản rơi xuống đáy Covid, doanh nghiệp tỷ USD vốn hóa “rụng như sung”

  3. Chính thức có đường sắt từ ga Kép, Bắc Giang tới Trung Quốc - Nga - châu Âu

  4. Nhiều doanh nghiệp cảng biển đi lùi trong năm 2022

  5. Sôi động thị trường M&A ngành nước

  6. NĐT cá nhân có tuần đảo chiều mua ròng hơn 430 tỷ đồng, tập trung gom cổ phiếu ‘họ Vingroup’

_

  1. NHNN tăng cấp công cụ hút tiền, ‘‘nhốt’’ 20.000 tỷ của các ngân hàng trong 3 tháng

  2. Công ty của ông Đức ‘Cá Tầm’ chi hơn 750 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn

  3. Phan Vũ Group - Doanh nghiệp duy nhất phát hành trái phiếu từ đầu năm đến nay, hoạt động ra sao?

_

=> VIỆT NAM

  1. Điểm mặt 7 dự án bất động sản được UBND TP.HCM đưa ra bàn ‘giải cứu’

  2. TP HCM - Thành phố trực thuộc TW duy nhất lọt top 5 tỉnh, thành hút vốn FDI nhiều nhất tháng đầu năm

  3. Bình Dương hiện là địa phương có tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) cao nhất cả nước; 29 KCN đang hoạt động của tỉnh có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%. Bình Dương cũng là địa phương có tổng diện tích đất KCN lớn nhất cả nước, đạt 12.721 ha, chiếm 25% tổng diện tích KCN của miền Nam, tương đương 13% tổng diện tích KCN của cả nước.

  4. Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS VN: Nguồn cung BĐS chỉ bằng 1/5 năm 2018, 30 tỷ USD đang “chôn” trong các dự án, nhiều chủ DN môi giới phải bán tài sản cá nhân để cầm cự

  5. Giãn, hoãn nợ cho bất động sản: Cân nhắc từng dự án, từng trường hợp

  6. Không công chứng hợp đồng kinh doanh BĐS: Mừng ít, lo nhiều

  7. Công điện số 57/CĐ-TTg - Thủ tướng phân công giải quyết vướng mắc trong đầu tư, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

  8. Chính thức có đường sắt từ ga Kép, Bắc Giang tới Trung Quốc - Nga - châu Âu

  9. Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất của nước nào?

  10. Tham vọng số 1 ngành bán lẻ của ông Trần Bá Dương: Chi 3.500 tỷ mở thêm Thiso “một điểm đến – nhiều tiện ích”, Emart mục tiêu hoà vốn ngay năm đầu với các cửa hàng mới

  11. Thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Bộ Tài chính nói “phù hợp với thông lệ quốc tế”

  12. Hải Phòng: Nửa đầu năm nay, quá trình xúc tiến đầu tư bất động sản KCN có thể bị trì hoãn trong bối cảnh nền kinh tế chung chững lại. Tuy nhiên, Hải Phòng được dự báo sẽ đón dòng vốn đầu tư mới nhờ vị trí thuận lợi.

  13. Lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu cho biết trong kỳ điều hành ngày 21/2, giá xăng E5 RON 92 trong nước có thể tăng 260 đồng/lít, RON 95 có thể tăng 250 đồng/lít.

_

=> THẾ GIỚI

  1. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch lưỡng lự quanh mốc tham chiếu trong phiên đầu tuần

  2. Điểm nổi bật của tuần của EU sẽ là dữ liệu PMI sơ bộ cho tháng 2 vào thứ Ba, dữ liệu này sẽ cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu đang hoạt động tốt như thế nào sau khi tăng trưởng bất ngờ vào quý cuối cùng của năm 2022.

  3. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực hơn với đa phần sắc xanh phủ bóng

  4. Sáng 20/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) thông báo giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng thứ sáu liên tiếp.

  5. Trung Quốc là ngoại lệ trong môi trường chính sách tiền tệ thế giới khi lạm phát tại nước này vẫn ở mức vừa phải, trong khi hoạt động kinh tế phục hồi nhưng vẫn còn yếu, tạo cơ hội cho PBoC duy trì chính sách hỗ trợ trong nửa đầu năm nay.

  6. Ấn Độ lo ngại về tuyến đường sắt mới của Trung Quốc gần biên giới

  7. Triều Tiên tuyên bố vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 trong một cuộc tập trận bất ngờ ngày 18/2 là nhằm khẳng định sự sẵn sàng cho ‘cuộc phản công cơ động và mạnh mẽ’ chống lại các thế lực thù địch. Mỹ, Nhật, Hàn kêu gọi trừng phạt.

  8. Vụ chủ ngân hàng đầu tư nổi tiếng biến mất: Giới tài chính Trung Quốc như ‘ngồi trên đống lửa’, lo đợt siết chặt kiểm soát 2 năm trước lặp lại

  9. Nhà máy vắng lao động giá rẻ, lợi thế sản xuất của Trung Quốc lung lay

  10. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang ‘chậm chân’ trên thị trường xe điện

  11. Đời sống tài chính người Nga một năm sau cấm vận: Những người Nga chỉ dùng ruble hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi người cần ngoại tệ hay có đầu tư ở nước ngoài thì gặp khó.

  12. Trung Quốc hưởng lợi gì từ chiến sự Nga - Ukraine?

  13. Xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc của doanh nghiệp dệt may

  14. Bộ Tài chính Nga vẫn quyết định bám sát các kế hoạch nhằm đảm bảo thâm hụt ngân sách không vượt 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2023.

  15. Theo chân Twitter, Meta thông báo bán tick xanh trên Facebook và Instagram, cao nhất lên tới 15USD/tháng

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Dữ liệu của Glassnode cho thấy hơn 1,6 triệu BTC, trị giá hơn 80 tỷ đô la ở mức giá hiện tại, đã không được di chuyển trong ít nhất 5 năm, bất ngờ hoạt động.

  2. Hong Kong có kế hoạch cho phép nhà đầu tư cá nhân giao dịch các đồng coin vốn hóa lớn

  3. Bloomberg: Do Kwon lén rút 10.000 BTC ngay sau khi FTX sụp đổ

_

  1. Theo IEA, nhu cầu dầu hằng ngày có thể tăng thêm 2 triệu thùng trong năm 2023. Trong số này, Trung Quốc chiếm 900.000 thùng.

_

  1. Một loạt vụ phá giá tiền tệ trong thời gian gần đây đã cho thấy sức ép lớn đè nặng lên nhiều nền kinh tế mới nổi, khi sức mạnh của đồng USD buộc các quốc gia này phải “đốt” dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ…

  2. Người mua vàng SJC lỗ hơn 1 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giao dịch

_

  1. Xuất khẩu gạo Thái Lan sang Philippines sẽ tăng gấp đôi trong năm 2023

  2. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần.

  3. Phân bón trở thành công cụ ngoại giao sắc bén, hơn 30% sản lượng nằm trong tay Trung Quốc và Nga

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,900 đồng

Bảng Anh 29,024 đồng

EUR 26,114 đồng

Nguồn: Thông Tô

Sau thu phí tick xanh người dùng, Facebook sẽ sớm áp dụng dịch vụ này cho doanh nghiệp

Các tài khoản đã được được xác minh, xác thực sẽ không bị ảnh hưởng, vẫn sẽ được giữ huy hiệu xanh miễn phí. Người dùng vẫn có thể đăng ký nhận huy hiệu xanh miễn phí như trước đó trên Facebook và Instagram. Dịch vụ Meta Verified sẽ thử nghiệm thu phí tick xanh người dùng ở một số thị trường; đồng thời dự kiến sẽ sớm mang gói đăng ký này tới các doanh nghiệp…

Ảnh minh họa

Chiều 20/2/2023, đại diện Meta đã có phản hồi về vấn đề vấn đề dịch vụ Meta Verified (thu phí tick xanh) cho người dùng. Mặc dù tới đây dịch vụ này mới chỉ được thử nghiệm ở một số nước, chưa áp dụng tại Việt Nam nhưng vấn đề này đang làm “nóng” cộng đồng mạng và người dùng.

NHỮNG TÀI KHOẢN TICK XANH ĐÃ XÁC THỰC KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG

Thông tin tới VnEconomy, đại diện Meta cho biết, Meta Verified là gói đăng ký cho chủ tài khoản bao gồm huy hiệu xác minh tài khoản màu xanh và các tính năng chủ động bảo vệ tài khoản, tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận người xem, cũng như tiếp cận hỗ trợ các vấn đề về tài khoản, để mọi người có thể tạo lập và phát triển sự hiện diện của mình trên Facebook và Instagram. “Chúng tôi sẽ thử nghiệm và phát triển tính năng Meta Verified để liên tục mang lại nhiều giá trị hơn cho người đăng ký sử dụng”.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 23/2/2023, Meta Verified sẽ được triển khai thử nghiệm cho tất cả người dùng ở Australia và New Zealand, đồng thời hy vọng sẽ sớm mở rộng tính năng sang Hoa Kỳ và nhiều nơi khác.

Dịch vụ đăng ký hàng tháng của Meta Verified có giá 11,99 USD/ tháng đối với phiên bản trên web và 14,99 USD trên các thiết bị iOS và Android.

Chia sẻ về lý do cho ra mắt dịch vụ thu phí tick xanh, mạng xã hội này cho rằng, một trong những yêu cầu hàng đầu mà Meta thường nhận được từ những người sáng nội dung, đặc biệt là các nhà sáng tạo nội dung sắp ra mắt hoặc mới nổi là được xác minh tài khoản và được hỗ trợ các vấn đề về tài khoản nhiều hơn, bên cạnh đó là mong muốn có các tính năng giúp tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận.

Với Meta Verified, người sáng tạo nội dung và các cá nhân sẽ có quyền truy cập vào các tính năng hỗ trợ cho những nhu cầu này, giúp họ dễ dàng thiết lập và phát triển sự hiện diện của mình trên Facebook và Instagram.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với người dùng đã được xác minh và có huy hiệu xác minh tài khoản (tick xanh) và nếu người dùng không muốn sử dụng Meta Verified, người dùng có thể duy trì huy hiệu xác nhận tài khoản đã có trước đó không?

Trả lời những thắc mắc, lo ngại này, đại diện Meta khẳng định, “sẽ không có thay đổi nào đối với các tài khoản trên Instagram và Facebook đã được xác minh tại thời điểm này. Trong quá trình triển khai thử nghiệm và tìm hiểu, các tài khoản đã được xác minh vẫn sẽ được giữ huy hiệu xanh miễn phí và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để giữ an toàn cho các tài khoản đó cũng như cho cả cộng đồng”.

Hiện tại, những tài khoản đã được xác thực sẽ không bị ảnh hưởng gì trong quá trình Meta thử nghiệm. Người dùng vẫn có thể xem các tiêu chí và đăng ký nhận huy hiệu xanh miễn phí như trước đó trên Facebook và Instagram nếu đảm bảo các yêu cầu về độ nổi tiếng và tính xác thực.

Về lâu dài, Meta muốn xây dựng một dịch vụ đăng ký mang lại giá trị cho tất cả mọi người, bao gồm cả nhà sáng tạo, doanh nghiệp và cộng đồng người dùng nói chung. Meta đang cố gắng thúc đẩy tính xác thực, thông qua việc xác nhận các tài khoản bằng huy hiệu xanh trên các ứng dụng của mình, từ đó nhiều người có thể xác minh tài khoản của mình cũng như giúp mọi người cảm thấy an toàn, tin tưởng khi họ tương tác với các tài khoản xác thực.

Tương tự như các lần ra mắt sản phẩm trước đây, Meta coi việc áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp ngay từ đầu. Để giúp ngăn chặn hành vi mạo danh, Meta đã xây dựng một loạt quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi người dùng đăng ký gói Meta Verified.

Để đủ điều kiện đăng ký gói Meta Verified, người dùng phải từ 18 tuổi trở lên, tài khoản phải đáp ứng các yêu cầu hoạt động tối thiểu, chẳng hạn như lịch sử đăng bài trước đó, và kích hoạt tính năng 2 lớp bảo mật. Sau đó, người đăng ký gói sẽ được yêu cầu cung cấp tài liệu định danh khớp với tên hồ sơ và ảnh của tài khoản Facebook hoặc Instagram mà họ đang đăng ký.

Sau khi một tài khoản được xác minh, chủ tài khoản sẽ không thể thay đổi tên Facebook, tên sử dụng Instagram, ngày sinh hoặc ảnh trên trang cá nhân của mình nếu không thực hiện lại quy trình đăng ký xác minh và đăng ký Meta Verified.

Đại diện mạng xã hội này cũng thông tin sẽ liên tục theo dõi và xem xét các vụ việc vi phạm do người dùng báo cáo, cũng như nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm chống lại những kẻ xấu đang tìm cách trốn tránh hệ thống kiểm duyệt.

SỰ PHẢN HỒI, ĐÁNH GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ NGƯỜI DÙNG SẼ QUYẾT ĐỊNH

Đại diện Meta cũng cho hay, hiện tại, tính năng Meta Verified chưa áp dụng được cho các tài khoản doanh nghiệp, nhưng trong tương lai, Meta mong sẽ sớm mang gói đăng ký này tới các doanh nghiệp.

Ngay sau khi thông tin Meta (Facebook) sẽ triển khai thử nghiệm thu phí tích xanh người dùng, trên cộng đồng mạng đã có những chuyên gia công nghệ, người dùng bàn tán, thể hiện quan điểm, ý kiến khác nhau và cho rằng vấn đề này có thể sẽ gây ảnh hưởng, để lại hệ quả.

Chia sẻ với VnEconomy dưới góc nhìn của một doanh nghiệp đồng thời là người dùng đã có tick xanh, đang phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng, lãnh đạo đơn vị này cho rằng, với một doanh nghiệp, việc thu phí tick xanh giống như câu chuyện làm thương hiệu, là nhu cầu cần thiết.

Sau thu phí tick xanh người dùng, Facebook sẽ sớm áp dụng dịch vụ này cho doanh nghiệp - Ảnh 2

Tuy nhiên, tick xanh không phải là “cây đũa thần”. Người dùng cũng không nên coi tick xanh của một doanh nghiệp là lời khẳng định về chất lượng sản phẩm dịch vụ. Bởi việc các ứng dụng mạng như Facebook (Meta) hoặc Twitter cung cấp dịch vụ tick xanh cho các cá nhân, doanh nghiệp chỉ là một hình thức đã được đơn vị này xác thực người dùng. Uy tín của một doanh nghiệp phải đến từ bản chất, giá trị của đơn vị đó, có sản phẩm tốt, làm kinh doanh tốt và chăm sóc khách hàng tốt…

Với doanh nghiệp, tick xanh cũng chỉ là một trong những hình thức để tạo uy tín của mình. Để khẳng định tên tuổi, chiếm lĩnh thị trường và người dùng, các doanh nghiệp cần phải có nhiều thứ khác nữa, cần quan tâm tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả thực sự. Đặc biệt hiện nay khi tình trạng tick xanh đã tràn lan, có thể mua được, thậm chí có trường hợp dùng cho những mục đích kinh doanh không chuẩn chỉ, gây hệ lụy xấu.

Một chuyên gia marketing cho hay, với nhiều người dùng và nhiều doanh nghiệp làm marketing trên mạng xã hội, có nguồn thu từ hoạt động trên mạng thì việc bỏ ra chi phí hàng tháng gần 15 USD cho tick xanh không phải quá lớn. Đặc biệt với những người dùng tick xanh cho mục đích kinh doanh, bán hàng, kiếm tiền trên mạng thì điều đó là bình thường.

Tuy nhiên, với những người dùng đại trà, không có nhu cầu kinh doanh, doanh thu lợi nhuận trên mạng xã hội, họ sẽ được những lợi ích gì khi hàng tháng phải trả phí cho tick xanh? Đây là câu chuyện của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Những người dùng và doanh nghiệp sẽ đồng ý trả phí khi có lợi ích và ngược lại.

Cũng như Twitter, đây mới là thử nghiệm của Meta. Một dịch vụ mới ra mắt có thành công và được đón nhận hay không phụ thuộc vào sự phản hồi, đánh giá của thị trường và người dùng trong thời gian tới đây, chuyên gia này nói.

Nguồn bài viết: Sau thu phí tick xanh người dùng, Facebook sẽ sớm áp dụng dịch vụ này cho doanh nghiệp - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Viconship (VSC) lên kế hoạch tăng vốn gấp đôi, dồn tiền mua lại Cảng Nam Hải Đình Vũ của Gemadept?

Theo BSC, nếu thương vụ trên thành công, Viconship sẽ trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại khu vực Hải Phòng trong năm 2023 với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEUS, tăng 36% so với cùng kỳ và chiếm 30% thị phần khu vực này.

CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (Viconship - mã VSC) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, dự kiến diễn ra ngày 10/3 tại TP. Hải Phòng.

Tại Đại hội, Viconship sẽ trình cổ đông về kế hoạch phát hành hơn 121 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu mới). Nếu ĐHĐCĐ chấp thuận và phát hành thành công, Viconship sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi lên hơn 2.250 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự tính trong năm 2023.

Giá chào bán theo phương án là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền huy động tối đa hơn 1.210 tỷ đồng. Về mục đích sử dụng vốn, Viconship cho biết sẽ dùng 1.200 tỷ đồng để đầu tư chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển có trụ sở tại TP. Hải Phòng thông qua hoạt động chuyển nhượng cổ phần; số tiền còn lại dùng để bổ sung vốn lưu động.

Ngoài ra, Viconship sẽ tự chủ động và/hoặc huy động 1.050 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, cá nhân khác để “mua đứt” doanh nghiệp mục tiêu trên. Dù danh tính không được công bố tuy nhiên Chứng khoán BSC trong một báo cáo mới đây đã tiết lộ mục tiêu của Viconship là Cảng Nam Hải Đình Vũ.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2022, “gã khổng lồ” ngành cảng biển Gemadept đã bất ngờ ghi nhận được khoản đặt cọc 1.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022. Nhóm phân tích của BSC cho biết, đối tác đặt cọc chính là Viconship, và mục đích để mua cổ phần của Gemadept tại cảng Nam Hải Đình Vũ. Theo BSC, thương vụ được kỳ vọng sẽ hoàn tất trong quý đầu năm 2023.

Cảng Nam Hải Đình Vũ là cảng container lớn nhất của Gemadept với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, được hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2014. Năm 2021, Nam Hải Đình Vũ chiếm 50% tổng sản lượng xếp dỡ của tất cả các cảng Gemadept tại Hải Phòng và cũng chiếm 10% thị phần của khu vực cụm cảng Hải Phòng. Tại ngày 31/12/2022, Gemadept đang sở hữu 84,66% vốn điều lệ Cảng Nam Hải Đình Vũ, tương đương hơn 338 tỷ đồng.

Theo BSC, nếu thương vụ trên thành công, Viconship sẽ trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại khu vực Hải Phòng trong năm 2023 với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEUS, tăng 36% so với cùng kỳ và chiếm 30% thị phần khu vực này.

Mục tiêu lợi nhuận đi lùi, cổ tức cổ phiếu dự kiến 10%

Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, Viconship đặt mục tiêu sản lượng bốc xếp cảng biển đạt 1.150.000 TEU, bốc xếp các lại depot 800.000 TEU, bốc xếp kho 1.200.000 m3, vận chuyển ô tô 1.300.000 TEU, đại lý container 5.500 TEU và logs 18.500 TEU. Tương ứng, chỉ tiêu doanh thu năm 2023 đạt 2.250 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm trước.

Dù vậy, Viconship chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 260 tỷ đồng, giảm 45,5% so với kết quả năm 2021. Theo ban lãnh đạo công ty, chỉ tiêu tài chính năm 2023 bị ảnh hưởng bời lãi vay ngân hàng để thực hiện chương trình đầu tư nhận chuyển nhượng đạt tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển và lỗ khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết dự kiến 240 tỷ đồng.

Trong năm 2022 vừa qua, Viconship đạt sản lượng bốc xếp cảng biển 1.002.327 TEU, tăng 0,23% so với kế hoạch; bốc xếp tại các depot 763.897 TEU, bằng 72,75% so với kế hoạch; bốc xếp kho 1.240.447 m3, tăng 3,37% so với kế hoạch; vận chuyển ô tô 1.113.166 TEU, bằng 85,63% so với kế hoạch; đại lý container 42.461 TEU, bằng 68,49% so với kế hoạch; logs 8.859 TEU tăng 28,39% so với kế hoạch.

Kết quả, Viconship ghi nhận doanh thu năm 2022 đạt 2.007 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ và vượt 5,65% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 476,9 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,2 % so với cùng kỳ và hoàn thành 95,38% kế hoạch cả năm đề ra.

Với kết quả đạt được, Viconship dự kiến sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 10%, tương ứng số lượng dự kiến phát hành tối đa 12,13 triệu cổ phiếu. Thời gian dự kiến trong năm 2023. Cổ phiếu đang bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có) vẫn được quyền nhận cổ phiếu phát hành thêm. Cổ phiếu phát hành thêm sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng

Nguồn bài viết: Viconship (VSC) lên kế hoạch tăng vốn gấp đôi, dồn tiền mua lại Cảng Nam Hải Đình Vũ của Gemadept?

Danh mục ETF quý I/2023: Hàng loạt cổ phiếu có thể bị loại, EIB được “săn đón”

SSI Research ước tính quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF sẽ cơ cấu khoảng 19% danh mục hiện tại (95 triệu USD trong tổng giá trị danh mục 504 triệu USD) sang các cổ phiếu Việt Nam trong kỳ tới đây.

Các quỹ ETF ngoại sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục kỳ quý I/2023 theo lịch dưới đây. Hai nhóm chỉ số của FTSE và MVIS sẽ cần hoàn thành cơ cấu danh mục vào ngày 17/3, trong khi các chỉ số của MSCI có lịch cơ cấu sớm hơn, vào ngày 28/2.

MSCI đã công bố kết quả danh mục quý I/2023 như sau: MSCI Frontier Markets Index (nhóm vốn hóa trung bình/lớn) thêm mới SSB, EIB, và loại ra DGC, KDH và PDR

MSCI Frontier Markets Smallcap Index (nhóm vốn hóa nhỏ) thêm 5 cổ phiếu Việt Nam là DGC, KDH, PDR, HAG và KOS trong đó 3 cổ phiếu hạ từ nhóm vốn hóa trung bình lớn; trong khi loại ra 7 cổ phiếu là BCG, DXG, HPX, NKG, NVB, SCS và VIX.

Quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF (chỉ số cơ sở MSCI Frontier and Emerging Markets Select Index) hiện có tổng tài sản 706 triệu USD. Trong đó có 43 cổ phiếu Việt Nam với tổng tỷ trọng 30,2%. Do danh mục chỉ số MSCI Frontier and Emerging Markets Select Index không được công bố, SSI Research dự đoán SSB và EIB sẽ được thêm mới vào danh mục trong khi DXG, NVB và VIX có thể bị loại khỏi danh mục trong kỳ này.

Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF thông báo sẽ thay đổi chỉ số tham chiếu từ MVIS Vietnam Index sang chỉ số MarketVector Vietnam Local Index, có hiệu lực kể từ ngày 17/3/2023. So với chỉ số cũ, các cổ phiếu Việt Nam gần như được giữ nguyên, tuy nhiên chỉ số mới sẽ loại bỏ các cổ phiếu ngoại vốn chiếm từ 20% - 30% trong danh mục chỉ số cũ, và theo đó 100% danh mục mới sẽ là các cổ phiếu Việt Nam.

Do đó, SSI Research ước tính quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF sẽ cơ cấu khoảng 19% danh mục hiện tại (95 triệu USD trong tổng giá trị danh mục 504 triệu USD) sang các cổ phiếu Việt Nam trong kỳ tới đây.

Dựa trên số liệu cập nhật ngày 17/2, SSI Research dự báo chỉ số MarketVector Vietnam Local Index có thay đổi như sau:

DXG cũng có thể bị loại khỏi chỉ số do không thỏa mãn điều kiện về vốn hóa;

STB có thể bị loại khỏi chỉ số do cổ phiếu đã đạt ngưỡng tối đa về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài;

DCM được thêm vào danh mục chỉ số mới

Giả định với thay đổi như trên, danh mục chỉ số MarketVector Vietnam Local Index sẽ có 40 cổ phiếu với tỷ trọng danh mục ước tính như bảng dưới đây. Xin lưu ý rằng kết quả tính toán có thể thay đổi tại ngày chốt số liệu cuối cùng.

Với FTSE Vietnam Swap UCITS ETF, dựa trên số liệu ngày 17/2, SSI Research dự báo thay đổi đối với chỉ số FTSE Vietnam Index như sau:

VJC có thể bị loại do không đạt tiêu chí thanh khoản (tuy nhiên kết quả tính đang ở khá sát ngưỡng xét duyệt nên kết quả cần được đánh giá lại tại ngày chốt dữ liệu).

PLX có thể bị loại do không đạt tiêu chí thanh khoản và tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại.

STB có thể bị loại khỏi chỉ số do cổ phiếu đã đạt ngưỡng tối đa về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

TCH có thể bị loại do không duy trì được giá trị vốn hóa yêu cầu.

EIB có thể được thêm mới sau khi thanh khoản cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây với lượng cổ phiếu được mua ước tính khoảng 5,8 triệu cổ phiếu.

Giả định với các thay đổi như trên, danh mục chỉ số sẽ bao gồm 23 cổ phiếu. Tổng tài sản quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF tại ngày 17/2 đạt 314 triệu USD. Trong phiên tái cơ cấu danh mục, ước tính quỹ có thể bán ra toàn bộ các cổ phiếu VJC (2,3tr), PLX (3,7tr), STB (8tr), TCH (4,8tr), do đó hầu hết các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tỷ trọng tương ứng.

Nguồn bài viết: Danh mục ETF quý I/2023: Cổ phiếu DXG có thể bị loại, EIB được "săn đón"

Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân tiếp tục bán ròng hơn 100 tỷ đồng phiên bùng nổ theo đà, tâm điểm SSI, VNM, CTG

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân bán ròng 102,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 173,1 tỷ đồng.

Bước vào tuần mới, thị trường có phản ứng tích cực và duy trì trạng thái tăng điểm. Khởi đầu trạng thái tăng điểm là diễn biến sôi động của nhóm bất động sản và dần lan tỏa ra các nhóm ngành khác. Có những đợt rung lắc trong phiên nhưng diễn biến thị trường vẫn dần tăng đến cuối phiên giao dịch.

Kết phiên, VN-Index tăng 27,38 điểm, tương đương 2,59% và đóng cửa tại 1.086,69 điểm. Thanh khoản giảm tăng với 632,1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Nhóm VN30 có diễn biến vượt trội hơn thị trường chung với mức tăng 3,19% khi kết phiên. Trong nhóm có đến 29 mã tăng giá và không có mã nào trong sắc đỏ. Nội bật là NVL (+6,9%) và PDR (+6,8%) với mức tăng kịch trần, tiếp đến là SSI (+6,7%), VPB (+5,8%), STB (+5,3%) …

Với diễn biến tăng của thị trường chung, hầu hết các nhóm ngành chính đều trong sắc xanh và số lượng cổ phiếu tăng giá áp đảo trên toàn thị trường. Khởi đầu là diễn biến tích cực của nhiều cổ phiếu bất động sản, sau đó lan tỏa ra các nhóm ngành khác. Nhóm chứng khoán, nhóm ngân hàng, nhóm xây dựng … cũng là những nhóm có tác động tích cực đến mức tăng điểm của thị trường.

Tự doanh mua ròng gần 285 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh mua ròng 284 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 249,6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 15/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 20/2 gồm HPG, MSN, VHM, ACB, VNM, VPB, VIC, VCB, VIB, HDB.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là ô tô và phụ tùng. Top các mã bị bán ròng gồm HDC, TPB, CTR, HSG, HCM, FUESSVFL, DGW, PVP, CTG, OCB.

Tổ chức nội có phiên bán ròng nhẹ

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 91 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 14 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm hóa chất. Top bán ròng có DIG, POW, HCM, PHR, DPM, HDB, DGC, MSN, PNJ, VHC.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có VHM, CTG, VNM, BID, VND, SSI, STB, ACB, NKG, LPB.

NĐT cá nhân bán ròng hơn 100 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, NĐT cá nhân bán ròng 102,6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 173,1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm DCM, DXG, DIG, GMD, GEX, DPM, VHM, VCB, KDC, HCM.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 11/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top bán ròng có SSI, VNM, CTG, VIC, HPG, HSG, NVL, MSN, BID.

Khối ngoại có phiên bán ròng nhẹ

Về phía NĐT nước ngoài, họ bán ròng 86,1 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 90,4 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SSI, HSG, NVL, HDB, VIC, VNM, CTG, FUEVFVND, BVH, PVD.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, DCM, DXG, VCB, STB, GEX, VND, KDC, KDH.

Nguồn bài viết: Dòng tiền thông minh: NĐT cá nhân tiếp tục bán ròng hơn 100 tỷ đồng phiên bùng nổ theo đà, tâm điểm SSI, VNM, CTG

Tổng Giám đốc CCI muốn gom cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn

Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi (CIDICO, HOSE: CCI) - ông Đào Minh Duy đăng ký mua 300 ngàn cp trong giai đoạn từ 24/02-23/03/2023 để tăng sở hữu.

Ông Duy hiện đang nắm 650,548 cp CCI - tương đương 3.67% vốn điều lệ. Nếu giao dịch thành công, ông sẽ nắm hơn 950 ngàn cp, chiếm 5.36% vốn điều lệ, qua đó trở thành cổ đông lớn của Công ty.

Sáng ngày 21/02, giá cổ phiếu CCI đang ở mức 26,500 đồng/cp. Với mức giá này, ông Duy cần chi hơn 17 tỷ đồng để thực hiện thương vụ.

CCI hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng, trong đó kinh doanh chủ yếu các mặt hàng xăng dầu, gas, khí hóa lỏng; đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; cùng một số dịch vụ khác.

Quý 4/2022, CCI báo doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 109 tỷ đồng (tăng 24%) và gần 14 tỷ đồng (gấp 2.3 lần cùng kỳ). Nguyên nhân do hoạt động dịch vụ cho thuê mặt bằng phục hồi trên mức nền thấp năm trước vì ảnh hưởng của dịch bệnh; hoạt động thuê đất khu công nghiệp thu hút được nhiều nhà đầu tư mới; có thêm lãi gộp từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại xã Nhuận Đức.

Năm 2022, CCI đạt doanh thu 474 tỷ đồng, tăng 58% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm hơn 23%, chỉ còn gần 25 tỷ đồng.

https://fili.vn/2023/02/tong-giam-doc-cci-muon-gom-co-phieu-de-tro-thanh-co-dong-lon-739-1041065.htm

Cái này hữu ích nè, chỗ ba dấu hiệu thôi nhé, còn chuyên gia thì… :)))) :smiley:

Thị trường đón nhận phiên bùng nổ theo đà, nhà đầu tư cần hành động gì lúc này?

image

Thị trường khởi động tuần mới khá tích cực khi cổ phiếu tăng ào ạt. Dòng tiền hưng phấn kéo nhiều nhóm cổ phiếu bứt phá ngoạn mục, tâm điểm là nhóm bất động sản khi đồng loạt tăng trần sau khi “thẩm thấu” kỳ vọng từ cuộc họp cuối tuần qua.

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index tăng 27,38 điểm, tương đương 2,58% lên mốc 1.086 điểm. Độ rộng nghiêng hẳn về bên mua với 740 mã tăng áp đảo hoàn toàn so với mã giảm. Thanh khoản trên HOSE cũng tăng mạnh gần 54% so với phiên trước lên 11.700 tỷ đồng.

Nhận định về diễn biến thị trường, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường tăng điểm là do tâm lý nhà đầu tư được giải tỏa sau những thông điệp từ Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản diễn ra vào cuối tuần trước.

Bên cạnh tín hiệu tích cực trên, các quỹ ETF cũng đang có động thái quay trở lại huy động ròng nhẹ. Các quỹ chủ động đang tăng lượng tiền mặt chủ yếu là cơ cấu lại danh mục, giảm rủi ro cổ phiếu bất động sản.

Đặc biệt, chuyên gia cho rằng phiên tăng giá hôm nay có thể coi là “phiên bùng nổ theo đà” bởi đáp ứng đủ 3 tiêu chí.

Thứ nhất, phiên bùng nổ theo đà thường sẽ xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 với mức tăng trên 1%. Thị trường đã có 4 phiên liên tiếp tăng điểm, riêng phiên hôm nay chỉ số tăng đến 2,58%.

Thứ hai, khối lượng phải lớn hơn ngày trước đó và hơn trung bình. Thanh khoản HOSE phiên hôm nay tăng gần 54% so với phiên hôm trước và lớn hơn trung bình 20 phiên gần nhất.

Thứ ba, độ rộng thị trường cải thiện tích cực, số lượng cổ phiếu tăng giá áp đảo số lượng cổ phiếu giảm giá. Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu bất động sản tăng cao, đà tăng lan tỏa đến các nhóm cổ phiếu khác.

Đây cũng là một tín hiệu tích cực củng cổ cho “phiên bùng nổ”, vì nếu đà tăng chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản đà tăng mang tính chất đầu cơ cao, không bền vững. Tuy nhiên, sự “đồng thanh đồng thuận” của các nhóm cổ phiếu mang đến nhiều tia sáng hơn cho thị trường.

VN-Index đã thành công vượt ngưỡng cản 1.085 để xác lập xu hướng tăng giá. Nhưng nhà đầu tư cần lưu ý, sau một phiên bùng nổ, xác xuất cao thị trường sẽ có một phiên điều chỉnh kế tiếp. Song điều chỉnh chỉ là test lại cầu với thanh khoản thấp để xác nhận áp lực bán đang giảm đáng kể và tâm lý thị trường “gom hàng” chờ xu hướng đi lên. Tuy nhiên đà tăng sẽ nhanh chóng quay trở lại trong các phiên kế tiếp.

Dù khối ngoại đang có động thái bán ròng sau thời gian gom mạnh, song ông Minh cho rằng vấn đề này không quá đáng ngại. Nhìn lại năm 2020 – 2021 khối ngoại bán ròng mạnh, thị trường vẫn đi lên mạnh mẽ. Sang đến năm 2022, thị trường giảm sâu dòng tiền ngoại lại giải ngân ồ ạt.

“Chỉ báo của nhà đầu tư nước ngoài thường được xem là “chỉ báo ngược”. Do đó, áp lực bán của họ không ảnh hưởng đến đà tăng của thị trường. Tôi cho rằng khả năng thị trường có thể vượt 1.100 điểm là rất cao. Bởi thị trường đã có nhịp sideway tích lũy khá lâu, tâm lý nhà đầu tư đã có phần khởi sắc sau thời gian quan sát thận trọng.

Trước đó, khi chưa có sự đóng góp của nhóm cổ phiếu BĐS, thị trường cũng đã chạm đến ngưỡng này. Với dự báo sẽ có đợt sóng tâm lý tại nhóm cổ phiếu BĐS, tôi cho rằng thị trường có thể quay lại 1.100 điểm”, ông Nguyễn Thế Minh phân tích.

Bàn về hành động trong thời điểm này, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư có thể tăng trở lại tỷ trọng cổ phiếu. Với những nhà đầu tư muốn lướt sóng có thể cân nhắc nhóm cổ phiếu BĐS vì khả năng cao nhóm này sẽ có một đợt sóng đầu cơ đón đầu những kỳ vọng tích cực về những giải pháp hỗ trợ thị trường BDS trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: Thị trường đón nhận phiên bùng nổ theo đà, nhà đầu tư cần hành động gì lúc này?

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 21/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. NVL: Xin chậm thanh toán 2 lô trái phiếu hơn 1.000 tỷ

  2. NVL: Loạt doanh nghiệp liên quan của Novaland tiếp tục thông báo chậm thanh toán các khoản nợ

  3. HPG: Giữa lúc hàng loạt DN bất động sản “chùn tay” do khát vốn, Vua thép Trần Đình Long ung dung trở thành nhà đầu tư duy nhất của những DA hàng nghìn tỷ đồng

  4. HT1: Hưởng lợi “sóng” đầu tư công, một cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng gấp đôi sau 3 tháng

  5. Cổ phiếu VNZ giảm 42% từ đỉnh, “cá mập” Mirae Asset, Temasek lại bị cuốn xa bờ

_

  1. AGM: “Vua gạo” An Giang Angimex thoái toàn bộ vốn tại Dasco

  2. PNJ lãi sau thuế 302 tỷ tháng đầu năm, vàng 24K đóng góp gần 40% vào tổng doanh thu

😎 DXG: Chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Sài Gòn Riverview cho Hội An Invest

  1. DIC Corp giải thể một công ty con với giá trị đầu tư gần 150 tỷ

  2. NVB: Nợ xấu Ngân hàng NCB vọt lên gần 18%

  3. Viconship (VSC) muốn tăng gấp đôi vốn điều lệ, dự lãi năm 2023 giảm 45%

  4. DHG: Lợi nhuận kinh doanh năm 2022 vượt 1.000 tỷ đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Công đoàn và cổ đông nội bộ VPBank đăng ký bán ra hơn 540.000 cổ phiếu

  2. Thuận Đức (TDP): Chủ tịch “chốt lời” 2,1 triệu cổ phiếu tại vùng giá đỉnh

_

=> CỔ TỨC

  1. STC sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 14%

  2. SAS: Sasco của ‘vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn sắp chi trăm tỷ tạm ứng cổ tức cho cổ đông

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu bất động sản, tài chính sụt giảm, vốn ngoại tiếp tục bán ròng

  • Nhóm cổ phiếu bất động sản dường như có chút lo lắng trước tin đồn của Novaland về vấn đề đáo hạn trái phiếu 1,000 nghìn tỷ trong tháng 2. Ngoại trừ IJC +6.8% với thanh khoản tăng đột biến, thì nhiều cổ phiếu bất động sản khác không giữ được đà tăng từ phiên trước.

  • Cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh sau phiên bùng nổ, EIB tăng trần sau lọt rổ MSCI Frontier, khối ngoại tiếp tục bán ròng

  • Áp lực chốt lời là khác nhau với từng cổ phiếu, nhưng chừng nào độ rộng vẫn duy trì phân hóa, thị trường còn có cơ hội để dòng tiền hoạt động riêng lẻ. Tổng giao dịch khớp lệnh hai sàn hôm nay đạt trên 11.660 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với hôm qua thể hiện dòng tiền vẫn vào khá tốt. Nếu lực cầu đủ để hấp thụ khối lượng bán ngắn hạn, thị trường vẫn có cơ hội đi tiếp.

  • Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,46 điểm (-0,41%) xuống 1.082 điểm

  • Khối ngoại bán ròng 5 phiên liên tiếp trên thị trường chứng khoán

  • Phiên 21/02, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 85.3 tỷ đồng. Các mã được tập trung mua ròng tiếp tục là cổ phiếu VN30 như ACB, HPG, MWG, TCB, VNM… Ở chiều bán ròng, PET dẫn đầu với giá trị bán ròng gần 47 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Danh mục ETF quý I/2023: Cổ phiếu DXG có thể bị loại, EIB được “săn đón”

  2. Cổ phiếu bị hủy niêm yết: Điều kiện nào được chuyển sàn UPCoM?

  3. Các quỹ ETF thay đổi danh mục ra sao trong kỳ quý I/2023?

  4. [Infographic] Nhìn lại lịch sử cổ phiếu FLC trước khi lên sàn UPCoM

_

  1. NHNN đang quay lại xu hướng hút ròng trên kênh thị trường mở nhằm đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng lên cao

  2. Từ đầu năm đến nay, không ít doanh nghiệp đặc biệt là nhóm xây dựng và bất động sản thông báo không thể thanh toán lãi, gốc đến hạn. Theo Chứng khoán VNDirect, quý II và quý III năm nay sẽ chứng kiến áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh.

  3. VCCI đề xuất bổ sung quy định về “room” tín dụng

  4. Công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh việc ngân hàng “ép” mua bảo hiểm

  5. Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hút thanh khoản kỳ hạn dài

  6. CASA có thể là chìa khóa quyết định thành công hay thất bại của ngành ngân hàng năm nay, đặc biệt khi đà sụt giảm vẫn còn tiếp tục kéo dài. Mức chênh lệch tỷ lệ CASA đang dần thu hẹp?

  7. Thủ tướng yêu cầu NHNN trình Nghị định sửa đổi, đơn giản hoá thủ tục cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2% trong quý I/2023

_

=> VIỆT NAM

  1. Sắp diễn ra tọa đàm bàn về “Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam”

  2. Cả 5 tuyến cáp biển nối Internet Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố

  3. Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 về sát 23.000 đồng/lít

  4. Xuất khẩu cao su nửa đầu tháng 2 tăng 95% về lượng

  5. Thủ tướng yêu cầu giải ngân tối thiểu 675.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023

  6. Tăng giá nguyên liệu và lạm phát chi phí đẩy ảnh hưởng thế nào đến ngành thép?

  7. Nắm giữ hàng triệu tỷ đồng, doanh nghiệp Nhà nước được kỳ vọng tạo ‘đòn bẩy’ lớn cho nền kinh tế

  8. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào Mỹ tăng 7 năm liên tiếp

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn tiếp tục xu hướng đi ngang, nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu PMI EU

  3. Mexico đẩy mạnh quốc hữu hóa hoạt động sản xuất lithium

  4. Một năm trôi qua, xung đột Nga-Ukraine vẫn là cú sốc dai dẳng đối với kinh tế toàn cầu

  5. Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Anh tăng lương cho nhân viên bán hàng

  6. Đơn hàng toàn cầu giảm mạnh, container rỗng chất đống tại cảng biển Trung Quốc

  7. Làn sóng vỡ nợ toàn EU tăng mạnh trong ba tháng cuối năm 2022, lên mức cao nhất kể từ khi số liệu được ghi nhận vào năm 2015.

  8. Israel tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất trong 15 năm

  9. Người dân Hàn Quốc dự đoán lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp

  10. PMI của Nhật Bản giảm nhanh nhất trong 2 năm rưỡi

  11. Trung Quốc và các dự án hàng tỷ USD tại Khu kinh tế kênh đào Suez

  12. The Economist: Không quốc gia đơn lẻ nào thay thế được Trung Quốc, nhưng một nhóm nền kinh tế bao gồm Việt Nam có thể

  13. Theo Bloomberg, Trung Quốc đang ngầm loại bỏ các quy định ngăn chính quyền địa phương bán đất. Động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm vực dậy thị trường nhà đất và thúc đẩy doanh thu của những thành phố đang nợ nần chồng chất.

  14. Tổng thống Mỹ tới thăm Ukraine, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc lên đường đến Nga

  15. Ông Biden công bố gói viện trợ quân sự 500 triệu USD cho Ukraine trong chuyến thăm bất ngờ

  16. BNEWS Hóa đơn năng lượng trung bình của một hộ gia đình tại Anh sẽ tăng lên 3.000 bảng mỗi năm, từ mức 2.500 bảng hiện nay vì ANh giữ mức giá trần năng lượng

  17. Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 21/2 tại Australia, các sự kiện El Nino mạnh hơn trong tương lai có thể khiến các thềm băng và tảng băng ở Nam Cực rơi vào tình trạng tan chảy không thể đảo ngược.

  18. Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất vào thứ Tư, trong khi Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách tại cuộc họp vào thứ Năm.

  19. Thống đốc sắp tới của Ngân hàng Nhật Bản Trung ương Nhật Bản, ông Kazuo Ueda dự kiến ​​sẽ điều trần trước quốc hội vào thứ Sáu, cùng ngày nước này sẽ công bố dữ liệu về lạm phát tháng 1 và có khả năng đã tăng tốc lên mức cao mới trong 41 năm, trên 4%, theo một cuộc thăm dò của Reuters.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. FTX Nhật Bản mở cửa rút tiền

  2. Quỹ phòng hộ tiền điện tử Galois Capital ngừng hoạt động vì thảm họa FTX

  3. Số lượng cá voi BTC giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019

  4. Cha đẻ World Wide Web ví ngành crypto như “bong bóng dot com”

  5. Hồng Kông lên kế hoạch cho phép các nhà đầu tư bán lẻ giao dịch BTC và Ethereum với mục tiêu trở thành trung tâm tiền điện tử

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng tại 24.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã gần như chỉ dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Năm ngoái, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Trung Quốc chỉ tăng 8% về khối lượng, nhưng lại tăng đến 44% về giá trị tính theo đồng USD

  2. Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới, tăng lên mức cao nhất 6 tháng trong tháng 1/2023.

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,32 USD (+0,42%), lên 76,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,57 USD (-0,70%), xuống 83,48 USD/thùng.

_

  1. Các ngân hàng Trung ương châu Á tăng dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ. Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á đã thu hồi được khoảng 132 tỷ USD kể từ tháng 11 năm ngoái, tương đương hơn một nửa số tiền họ đã mất vào năm ngoái

  2. TT Ngoại hối châu Á giảm, đồng đô la tăng điểm khi thị trường chờ thêm thông tin từ Fed

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,2 USD xuống 1.841 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về gần 1.830 USD trước khi nảy nhẹ lên trên 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Giá nhôm tăng, do lo ngại nguồn cung sau báo cáo các nhà máy luyện kim tại nước sản xuất hàng đầu – Trung Quốc – hạn chế sản lượng. Sản lượng nhôm của Trung Quốc trong năm ngoái tăng 4,5% so với năm trước đó lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi công suất mới và việc nới lỏng các hạn chế về nguồn cung cấp điện.

  2. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng phiên thứ 4 liên tiếp, do kỳ vọng nhu cầu tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh đã hỗ trợ thị trường. Các dấu hiệu thị trường bất động sản tại Trung Quốc ổn định đã nâng đỡ giá quặng sắt, sau khi giá nhà ở tại nước này trong tháng 1/2023 duy trì vững, sau khi giảm trong 16 tháng qua, ANZ Research cho biết.

  3. Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 2 liên tiếp. Giá dầu cọ tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,880 đồng

Bảng Anh 28,961 đồng

EUR 26,029 đồng

Nguồn: Thông Tô

BaF Việt Nam (BAF) muốn phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu cho International Finance Corporation


(ĐTCK) CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF) thông qua việc phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu cho IFC, tài sản đảm bảo bằng toàn bộ cổ phần 2 Công ty với giá trị góp vốn 138,88 tỷ đồng.

Cụ thể, BaF Việt Nam thông qua bản thảo các hợp đồng đặt mua trái phiếu giữa Công ty với tư cách bên phát hành trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng và International Finance Corporation (IFC) với tư cách là bên mua trái phiếu.

Trong đó, IFC sẽ đặt mua trái phiếu với tổng giá trị mua là 300 tỷ đồng; đặt mua trái phiếu chuyển đổi với giá trị 600 tỷ đồng.

BaF Việt Nam cho biết thêm, Công ty dự kiến dùng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại CTCP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh; phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 để làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ phát hành trái phiếu nói trên.


BaF Việt Nam dùng cổ phần hai Công ty đang lỗ lũy kế để đảm bảo lô trái phiếu phát hành cho International Finance Corporation.

Tính tới 31/12/2022, BaF Việt Nam đang sở hữu 99,4% vốn tại CTCP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh (giá trị đầu tư 119,28 tỷ đồng, trích lập dự phòng 0,64 tỷ đồng) và sở hữu 98% tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 (giá trị đầu tư gốc là 19,6 tỷ đồng, trích lập dự phòng 0,45 tỷ đồng), ghi nhận là đầu tư vào Công ty con.

Như vậy, tổng vốn góp hai Công ty con này là 138,88 tỷ đồng, thấp hơn tổng giá trị hai lô trái phiếu dự kiến phát hành là 900 tỷ đồng.

Được biết, CTCP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh được thành lập ngày 24/3/2021 tại Tây Ninh; Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 được thành lập ngày 3/12/2019 tại Tây Ninh. Trong đó, đại diện pháp luật của cả hai Công ty đều là bà Bùi Hương Giang.

Quý IV/2022, thanh lý và nhượng bán tài sản cố định giúp BAF Việt Nam thoát lỗ

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 2.158,2 tỷ đồng, tăng 60,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 6,73 tỷ đồng, giảm 91,2% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 10,4% về còn 2,9%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 55,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 77,73 tỷ đồng, về 62,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 0,35 tỷ đồng, về 4 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 0,18 tỷ đồng, về 25,42 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 20,75 tỷ đồng, lên 47,14 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 32,3 lần so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 17,46 tỷ đồng, lên 18 tỷ đồng (cùng kỳ 0,54 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, BaF Việt Nam ghi nhận lỗ 10,07 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 88,23 tỷ đồng, tức giảm 98,3 tỷ đồng.

Như vậy, Công ty thoát lỗ trong quý IV chủ yếu nhờ lợi nhuận khác. Trong đó, Công ty không thuyết minh cơ cấu thu nhập khác trong quý IV, nhưng thuyết minh cả năm 2022, thu nhập khác tăng đột biến chủ yếu do lãi từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Chính vì vậy, BaF Việt Nam thoát lỗ quý IV chủ yếu nhờ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Luỹ kế trong năm 2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 7.047,3 tỷ đồng, giảm 32,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 292,97 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận đạt 292,97 tỷ đồng, Công không hoàn thành kế hoạch mà chỉ đạt 72,9% kế hoạch lợi nhuận năm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2, cổ phiếu BAF tăng 250 đồng lên 20.750 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: BaF Việt Nam (BAF) muốn phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu cho International Finance Corporation | Tin nhanh chứng khoán

Sau chuỗi tăng 466% và đảo chiều, lãnh đạo VNG (VNZ) bắt đầu mang cổ phiếu ra bán

(ĐTCK) Lãnh đạo CTCP VNG (mã VNZ - UPCoM) đăng ký bán ra để giảm sở hữu sau khi cổ phiếu liên tục tăng cao và mới đảo chiều.

Cụ thể, bà Trương Thị Thanh, thành viên Ban kiểm soát đăng ký bán 2.000 cổ phiếu VNZ để giảm sở hữu từ 36.283 cổ phiếu (0,13% vốn điều lệ) về còn 34.283 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 23/2 đến ngày 23/3.

Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 21/2 là 913.000 đồng/cổ phiếu, ước tính giá trị 2.000 cổ phiếu VNZ là gần 1,83 tỷ đồng, một giá trị tương đối lớn. Trong khi đó, cũng với 2.000 cổ phiếu này nếu tính giá chào sàn chỉ là 480 triệu đồng.

Được biết, sau khi niêm yết ngày 5/1/2023 với giá tham chiếu 240.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu VNZ không có thanh khoản. Tuy nhiên, từ ngày 31/1 đến ngày 15/2, cổ phiếu VNZ tăng 466% từ 240.000 đồng lên 1.358.700 đồng/cổ phiếu và sau đó giảm trở lại. Tính tới ngày 21/2 với giá 913.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu VNZ đang thấp hơn 32,8% so với đỉnh ngày 15/2 và đồng thời vẫn cao hơn 280% so với đáy ngày 31/1.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, CTCP VNG ghi nhận doanh thu đạt 2.036,67 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ ghi nhận lỗ 435,46 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 114,75 tỷ đồng, tức giảm thêm 320,71 tỷ đồng.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 19% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 146,76 tỷ đồng lên 917,47 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 51,8%, tương ứng giảm 29,8 tỷ đồng về 27,78 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 511,7%, tương ứng tăng thêm 42,06 tỷ đồng lên 50,28 tỷ đồng; lãi/lỗ công ty liên doanh, liên kết ghi nhận lỗ 39,88 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 10,8 tỷ đồng, giảm 50,68 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong quý IV, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 111,75 tỷ đồng lên 1.147,82 tỷ đồng; hoạt động khác ghi nhận lỗ 154,1 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 7,51 tỷ đồng, tức giảm 161,61 tỷ đồng.

Trong quý IV mặc dù lợi nhuận gộp tăng nhưng Công ty vẫn ghi nhận lỗ, chủ yếu do lợi nhuận công ty liên doanh, liên kết và lợi nhuận khác đều ghi nhận lỗ. Ngoài ra, hụt doanh thu tài chính, chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng cao.

Lỗ 858,35 tỷ đồng trong năm 2022

Luỹ kế trong năm 2022, CTCP VNG ghi nhận doanh thu đạt 7.800,57 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ghi nhận lỗ 858,35 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 414,06 tỷ đồng, tức giảm 1.272,41 tỷ đồng.

Với việc ghi nhận lỗ thêm 858,35 tỷ đồng trong năm 2022, tính tới 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế luỹ kế chưa phân phối chỉ còn ghi nhận 5.311,7 tỷ đồng so với đầu năm ghi nhận 6.648,3 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/2, cổ phiếu VNZ giảm 133.400 đồng về 913.000 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

Quay tay giá lên đẹp rồi thì phải úp sọt thôi. Ngày 100 cổ thì kéo quá dễ

1 Likes

Chưa úp gì đâu, mới có 2k cổ thôi mà bác :))

1 Likes

Lo ngại lãi suất tăng cao, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu

## Phố Wall lao dốc mạnh trong phiên thứ Ba (21/2), sau khi các dữ liệu đã được thông báo cho thấy hoạt động kinh doanh hồi phục trong tháng Hai làm dấy lên lo ngại Fed có thể có nhiều dư địa hơn để tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát.

Theo một cuộc khảo sát của S&P Global cho thấy, chỉ số PMI hoạt động sản xuất kinh doanh ở Mỹ đã hồi phục lên mức cao nhất trong 8 tháng vào tháng 2 lên 50,2 điểm từ 46,8 điểm trong tháng 1, nhờ lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ và chấm dứt 7 tháng liên tiếp chỉ số này ở dưới mốc 50 điểm.

Chris Williamson, Nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: "Bất chấp những trở ngại từ lãi suất cao và chi phí sinh hoạt bị siết chặt, tâm lý kinh doanh đã sáng sủa hơn trong bối cảnh có dấu hiệu lạm phát đã lên đến đỉnh điểm và rủi ro suy thoái đã giảm bớt. Đồng thời, những hạn chế về nguồn cung đã khởi sắc, đến mức thời gian giao hàng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy đang được cải thiện với tốc độ chưa từng thấy kể từ năm 2009”.

Sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh phù hợp với dữ liệu mạnh mẽ gần đây về doanh số bán lẻ, thị trường lao động và sản xuất chế tạo, những dữ liệu cho thấy đà phát triển vững chắc của nền kinh tế Mỹ vào đầu năm.

Dù vậy, các báo cáo kinh tế mạnh mẽ đã làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể duy trì chiến dịch tăng lãi suất trong suốt mùa hè.

Trước đó, Fed đã tăng lãi suất chính sách thêm 4,5% kể từ tháng 3 năm ngoái từ mức gần bằng 0 lên mức 4,5%-4,75%. Mặc dù dự kiến ​​sẽ có thêm hai đợt tăng lãi suất 0,25 vào tháng 3 và tháng 5/2023, nhưng thị trường tài chính đang đặt cược vào một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 6.

Phiên này, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên ngưỡng 3,9%, còn kỳ hạn 2 năm tăng lên 4,7%. Cả 2 mức lãi suất đều đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 11/2022. Điều này khiến nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng lớn nhất là các cổ phiếu công nghệ lớn, với Tesla, Amazon.com, Microsoft Corp và Alphabet đều rơi vào khoảng 2,1% đến 5,3%.

Kết thúc phiên 21/2, chỉ số Dow Jones giảm 697,10 điểm (-2,06%), xuống 33.129,59 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 81,75 điểm (-2,00%), xuống 3.997,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 294,97 điểm (-2,50%), xuống 11.492,30 điểm.

Chứng khoán châu Âu trượt dốc, sau khi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy những dự báo về lãi suất cao hơn.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,23% xuống 463,59 điểm.

Lợi suất trái phiếu ngắn hạn của khu vực đồng Euro đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, theo dõi bước nhảy vọt của các đồng nghiệp Mỹ khi hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế lớn nhất thế giới bất ngờ hồi phục vào tháng Hai.

Giám đốc đầu tư của AJ Bell, Russ Mould cho biết: “Số liệu về lạm phát đã giảm, nhưng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát cơ bản và lạm phát dịch vụ đang trở nên khó khăn”.

Goldman Sachs cho biết họ kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất ba lần trong năm nay , đưa lãi suất cuối kỳ lên 3,5% từ mức 3,25% ước tính trước đó.

Các nhà đầu tư hiện đang tập trung vào việc Fed công bố biên bản cuộc họp gần nhất vào ngày mai, dữ liệu nhạy cảm này xuất hiện đúng thời điểm khi chỉ số lạm phát của Mỹ nóng hơn dự kiến ​​làm tăng thêm lo ngại rằng, việc tăng lãi suất mạnh mẽ vẫn chưa làm hạ nhiệt giá cả.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất trong phiên hôm nay là của HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, đã tăng 4,3% sau khi báo cáo lợi nhuận quý vừa qua tăng 92% và cam kết trả cổ tức thường xuyên hơn và mua lại cổ phần.

Chứng khoán châu Âu gần đây đã có sự phục hồi, với STOXX 600 tăng hơn 9,2% nhờ điều kiện thời tiết tốt hơn, triển vọng kinh tế được cải thiện và sự thúc đẩy từ việc mở cửa trở lại của Trung Quốc.

Kết thúc phiên 21/2: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 36,56 điểm (-0,46%), xuống 7.977,75 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 79,93 điểm (-0,52%), xuống 15.397,62 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 26,96 điểm (-0,37%), xuống 7.308,65 điểm.

Giá dầu thô giảm khi mối lo về triển vọng kinh tế toàn cầu gia tăng, đặc biệt là kinh tế Mỹ, khi lãi suất nhiều khả năng còn tiếp tục thắt chặt.

Kết thúc phiên 21/2, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,18 USD/thùng (-0,24%), xuống 76,16 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,05 USD/thùng (+0,06%), lên 83,05 USD/thùng.

Vốn ngoại đột ngột xả mạnh, cổ phiếu bất động sản “lộ sàn”, VN-Index bốc hơi 28 điểm

Lượng hàng lớn về tài khoản chiều nay đã tranh nhau bán cắt lỗ, rất nhiều cổ không bán nhanh là thiệt hại nặng. Đợt bán dồn dập trong 30 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục đẩy VN-Index rơi tự do. Đặc biệt nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng giảm cực mạnh khiến chỉ số bốc hơi 27,95 điểm tương đương -2,58%…

VN-Index rơi tự do trong 30 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục.

VN-Index rơi tự do trong 30 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục.

Lượng hàng lớn về tài khoản chiều nay đã tranh nhau bán cắt lỗ, rất nhiều cổ không bán nhanh là thiệt hại nặng. Đợt bán dồn dập trong 30 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục đẩy VN-Index rơi tự do. Đặc biệt nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng giảm cực mạnh khiến chỉ số bốc hơi 27,95 điểm tương đương -2,58%.

Đây là mức giảm sâu vượt qua cả phiên tăng đột biến hôm đầu tuần 20/2, đồng thời là mức giảm lớn nhất trong ngày kể từ phiên đầu tháng 2 (giảm 35,21 điểm).

Thị trường vốn đã xấu từ sáng, nhưng nửa đầu phiên chiều vẫn xuất hiện một nhịp hồi lại. Đỉnh cao nhất lúc 2h07 biên độ giảm co lại còn -0,93% so với tham chiếu, là cải thiện đáng kể từ mức giảm 1,42% thời điểm chốt phiên sáng. Tuy nhiên từ đó trở đi, áp lực bán đã tăng vọt trở lại, hình thành một nhịp rơi tự do cuối cùng.

Sức ép này khiến ngay cả các cổ phiếu còn mạnh buổi sáng là cổ phiếu dầu khí, thép cũng không trụ lại được. HPG riêng chiều nay bốc hơi 2,08% giá trị, từ chỗ tăng 0,23% thành giảm 1,85%. HSG đóng cửa giảm tới 5,06% trong khi cuối phiên sáng tăng 0,95%. NKG từ tăng 1,63% thành giảm 0,98%… Dầu khí cũng “rụng” hết: GAS chốt phiên giảm 1,2%, PVD giảm 4,05%, PVT giảm 2,46%, PLX giảm 5,91%, PVS giảm 1,52%, PVC giảm 4,58%, BSR giảm 2,92%…

Khi các cổ phiếu mạnh nhất đảo chiều thì các cổ phiếu yếu càng kém hơn. Nhóm bất động sản sáng nay chưa có mã nào sàn, kết phiên đã có NVL, DXG, DRH, KHG, SZC. Hàng chục mã khác trong nhóm này giảm 4-6%. Nhóm siêu trụ bất động sản giảm ảnh hưởng nặng lên chỉ số là VHM giảm 5,75%, VIC giảm 2,39%, VRE giảm 5,07%.

Ngoài 3 mã nhóm Vin, cổ phiếu ngân hàng cũng chiếm 4 vị trí còn lại trong Top 10 mã đánh sập chỉ số: BID giảm 2,7%, VCB giảm 1,27%, CTG giảm 3,18%, TCB giảm 3,17%.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất giảm rất sâu.

VN30-Index kết phiên chiều nay giảm 2,76% và toàn bộ 30 mã đều giảm, với BVH nhẹ nhất cũng -0,99%. 21 mã còn lại của rổ giảm trên 2%. Nhóm Midcap giảm 2,96%, Smallcap giảm 1,95%. Độ rộng sàn HoSE cuối ngày chỉ có 60 mã tăng/364 mã giảm. Không chỉ số lượng cổ phiếu giảm giá nhiều hơn mà biên độ giảm cũng sâu hơn: Có 188 cổ phiếu giảm trên 2% (phiên sáng là 116 mã). Nhóm ngược dòng chỉ vài cổ đáng chú ý như HQC kịch trần với thanh khoản 176,2 tỷ đồng; SMC tăng 5,83% thanh khoản 17,7 tỷ; PSH tăng 3,06% thanh khoản 14,2 tỷ; SCR tăng 2,11% giao dịch 124,3 tỷ; LDG tăng 1,68% giao dịch 43,1 tỷ.

Điểm bất ngờ là hôm nay khối ngoại lại “đổ dầu vào lửa”, bán ròng rất nhiều và cũng xả các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Tổng giá trị bán trên HoSE đạt 1.288,3 tỷ đồng, cao nhất 4 phiên, trong khi mua 925,5 tỷ, thấp nhất 23 phiên. Mức bán ròng đạt 362,8 tỷ đồng. VIC bị xả nhiều nhất -58,6 tỷ, VHM -54 tỷ, DXG -39,1 tỷ, CTG -38,2 tỷ, STB -37,2 tỷ, SSI -35,6 tỷ, VNM -34,8 tỷ, HPG -30,4 tỷ, MSN -23,8 tỷ, DGC -23,1 tỷ. Phía mua ròng có NKG +20,8 tỷ, KBC +19,2 tỷ, FRT +19,1 tỷ, HSG +13,9 tỷ.

Khối ngoại tuần trước đã rút ròng khoảng 511 tỷ đồng chỉ riêng với cổ phiếu sàn HoSE, trở thành tuần bán ròng đầu tiên kể từ đầu tháng 11/2022. So với mức mua ròng thì con số này quá nhỏ, nhưng dòng vốn ETF trong tháng 2 đang có dấu hiệu giảm nhiệt rõ rệt, thậm chí nhiều ngày các quỹ ETF ngoại không hút thêm được đồng nào. Các quỹ ETF nội như VNDiamond hay VN30 hút thỉnh thoảng được vốn ngoại qua chứng chỉ lưu ký và được mua ròng thỏa thuận (hôm nay FUEVFVND được mua ròng 19,8 tỷ) ở quy mô nhỏ.

Phiên lao dốc mạnh 28 điểm hôm nay khiến VN-Index rơi trở lại vùng điều chỉnh dưới mức trung bình 20 ngày. Thực ra thị trường hồi lại nhịp vừa qua chủ yếu là nhờ phiên đột biến hôm 20/2. Ngày giao dịch đặc biệt đó đã tạo điều kiện chốt lời rất tốt sang cả phiên ngày 21/2.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 22/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. Bài toán kiểm soát chi phí của Thế Giới Di Động: Hết thời tiền rẻ, lãi vay đang bào mòn lợi nhuận

  2. HQC: Vẫn ‘trần cứng’ với hơn 51 triệu đơn vị trao tay giữa đà lao dốc của nhóm bất động sản, khớp lệnh kỷ lục sau gần 2 năm

  3. STB: Ngân hàng từng tặng mỗi cổ đông nửa chỉ vàng tại đại hội thường niên 2022 vừa chốt ngày họp năm 2023

  4. KBC: Tính rót 10.000 tỷ làm khu công nghiệp Tràng Duệ 3

  5. PVS: VinaCapital dồn dập gom cổ phiếu PVS

  6. NVL: Hai thành viên HĐQT Novaland nộp đơn từ nhiệm sau khi thoái bớt vốn

_

  1. DIG: Đề xuất tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án bất động sản

😎 IDI: Sắp thông qua phương án phân chia lợi nhuận năm 2022

  1. PVL: Lỗ lũy kế 260 tỷ, PVL bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

  2. KPF: Đầu tư Tài sản Koji vừa đón thêm 1 cổ đông lớn

  3. VIB: Vốn điều lệ của VIB dự kiến tăng 20,36%

  4. NVL: Chủ tịch Novaland kiến nghị chọn Aqua City làm dự án thí điểm tháo gỡ khó khăn: Quy mô và tiến độ dự án này hiện ra sao?

  5. Novaland chậm thanh toán gốc/lãi trái phiếu hơn nghìn tỷ đồng, những trái chủ nào đang “lo sốt vó”?

  6. NVL: Cuộc phiêu lưu sử dụng đòn bẩy quá cao để thổi to tài sản và rủi ro pháp lý của những đại dự án 1.000ha

  7. FLC: Được chấp thuận chuyển sang UpCOM, FLC vẫn chưa thể giao dịch ngay được

  8. VCB: Tài sản thế chấp tại Vietcombank vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, bất động sản chiếm gần 74%

  9. GAB: Chuyển cổ phiếu GAB từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch

  10. DGW: Digiworld gia nhập ngành đồ uống, bán bia Budweiser, Corona, Beck…

  11. Hòa Phát chỉ đạt 1/3 mục tiêu lợi nhuận 2022, Ban Điều hành không được tiền thưởng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HAX: Một cá nhân mạnh tay mua 10,5 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu lên hơn 15%

  2. CMG: Agribank thu về gần 245 tỷ đồng khi thoái hết 4 triệu cổ phiếu CMG

  3. G36: Cổ đông chiến lược của Tổng công ty 36 muốn thoái lượng lớn vốn

  4. SAM: Chứng khoán Quốc gia muốn sang tay gần 6 triệu cổ phiếu SAM Holdings

  5. Một cá nhân mua gần 4,3 triệu cổ phiếu Koji (KPF) và trở thành cổ đông lớn

  6. Kỳ lân công nghệ VNG (VNZ): Lãnh đạo đăng ký bán bớt cổ phiếu

_

  1. BAF: BaF Việt Nam muốn phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu cho International Finance Corporation

  2. Novaland đề xuất hoán đổi nợ gốc lấy bất động sản, hoặc gia hạn thanh toán với lô trái phiếu 1.000 tỷ

  3. V12: Sắp phát hành 5,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giá 12.000 đồng/cp

  4. Masan (MSN) sắp phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu

_

=> CỔ TỨC

  1. L18: Licogi 18 tiếp tục chốt quyền chia cổ tức 2022 tỷ lệ 7%

  2. Cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh, phần lớn bluechip giảm trên 2%

  3. Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận 2023 giảm còn 8.000 tỷ, không trả cổ tức tiền mặt

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Vốn ngoại đột ngột xả mạnh, cổ phiếu bất động sản “lộ sàn”, VN-Index bốc hơi 28 điểm

  • Cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh, phần lớn bluechip giảm trên 2%

  • Chứng khoán rực lửa, HQC tăng trần - khớp lệnh kỷ lục sau gần 2 năm

  • VN30-Index kết phiên chiều nay giảm 2,76% và toàn bộ 30 mã đều giảm, với BVH nhẹ nhất cũng -0,99%

  • Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức cao với khối lượng giao dịch đạt 986 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 15.421 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 11.660 tỷ đồng.

  • Điểm bất ngờ là hôm nay khối ngoại lại “đổ dầu vào lửa”, bán ròng rất nhiều và cũng xả các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Tổng giá trị bán trên HoSE đạt 1.288,3 tỷ đồng, cao nhất 4 phiên, trong khi mua 925,5 tỷ, thấp nhất 23 phiên.

  • Khối ngoại tuần trước đã rút ròng khoảng 511 tỷ đồng chỉ riêng với cổ phiếu sàn HoSE, trở thành tuần bán ròng đầu tiên kể từ đầu tháng 11/2022.

  • Phiên 22/02, khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 86.4 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp đà bán ròng 339.7 tỷ đồng trong ngày thị trường giảm sâu.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Thêm nhiều ngân hàng lớn công bố kế hoạch họp ĐHĐCĐ thường niên 2023

  2. WiGroup: Lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh trong quý IV/2022, định giá VN-Index không còn quá hấp dẫn

_

  1. Chính phủ giao NHNN xem xét giãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản khó khăn

  2. Sắp ban hành nghị quyết gỡ khó cho BĐS, kỳ vọng lan tỏa tích cực toàn nền kinh tế, tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng

  3. MBS: Lãi suất huy động hiện đã giảm khoảng 1-2%/năm so với giai đoạn cao điểm

_

=> VIỆT NAM

  1. Bán tài sản để cơ cấu nợ: Doanh nghiệp BĐS ‘trở đi mắc núi, trở về mắc sông’

  2. Hàng tồn kho tăng mạnh, doanh nghiệp thuỷ sản nằm im chờ thời

  3. Xuất khẩu phân bón giảm mạnh 63% trong tháng 1/2023

  4. Bộ Tài chính điều chỉnh loạt chi phí tính giá xăng dầu

  5. Hành khách đường hàng không tăng hơn 90% trong hai tháng đầu năm

  6. Khởi đầu 2023 đầy hứa hẹn: Tân Cảng Sài Gòn liên tiếp đón tàu du lịch quốc tế sau giai đoạn tạm ngưng bởi dịch Covid-19

  7. Bộ Công Thương: Không để xảy ra tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung than, điện, xăng dầu

  8. Nghệ An sắp có tổ hợp nhà máy sản xuất kết cấu thép và dây cáp điện 1.200 tỷ đồng

  9. “Samsung” của ngành giày da Việt Nam trước khi cho 3.000 công nhân nghỉ việc: Lần đầu tiên mất mốc doanh thu 1 tỷ USD, báo lỗ cả nghìn tỷ

  10. TPHCM: Metro số 1 sắp đi vào hoạt động, giá chung cư dọc tuyến metro chạm mốc 450 triệu đồng/m2

  11. TP HCM sẽ bàn giao 90% mặt bằng dự án Vành đai 3 trước ngày 30/6

  12. Thu mua 10.000 tấn gạo cần 150-200 tỷ, doanh nghiệp thế chấp hết tài sản vẫn thiếu vốn

  13. Trung Quốc xây cảng thương mại tự do lớn nhất thế giới ở Hải Nam, Việt Nam hưởng lợi gì?

  14. Lượng tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc trong đầu năm 2023 tăng gấp 4 lần cùng kỳ, giá tiêu khởi sắc

  15. Các doanh nghiệp FDI trung bình mỗi năm nộp ngân sách hơn 190.000 tỷ đồng

  16. Nợ công Việt Nam tương đương 40% GDP

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tiêu cực với đa phần thị trường giảm đồng pha, chung một sắc đỏ (VN-Index giảm mạnh nhất khu vực với 2,58%)

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch trong sắc đỏ phiên thứ 3 liên tiếp

  3. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 21/2 đồng loạt lao dốc khi lợi suất trái phiếu Kho bạc lên cao ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Kết quả kinh doanh mới được các doanh nghiệp bán lẻ công bố cũng làm dấy lên lo ngại về năng lực tài chính của người tiêu dùng.

  4. WSJ: Ông Tập Cận Bình sẽ thăm Nga nhằm thúc đẩy chấm dứt xung đột Ukraine

  5. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm nay, cao hơn mức 4,3% được ghi nhận vào năm ngoái. Các nền kinh tế này có triển vọng sáng hơn nhờ tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng giảm dần và lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng bùng nổ.

  6. Xung đột tại Ukraine thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo ở châu Âu

  7. Thượng viện Philippines phê chuẩn RCEP, bày tỏ ủng hộ hiệp định này

  8. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản có thể chạm ngưỡng 30.000 điểm vào cuối năm nay nhờ triển vọng kinh tế toàn cầu và triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước khả quan hơn trong nửa cuối năm.

  9. IMF: Các ngân hàng trung ương châu Á có thể phải tiếp tục nâng lãi suất

  10. Đại diện thường trú IMF tại Trung Quốc Steven Barnett cho rằng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong năm nay và đóng góp 30% trong tăng trưởng kinh tế của toàn cầu.

  11. “Trung Quốc không còn là công xưởng của thế giới” - Đây là nhận định của ông Hideo Tanimoto, Chủ tịch Kyocera - một trong những nhà sản xuất linh kiện chip lớn nhất thế giới có trụ sở tại Nhật…

  12. Thị trường tài chính Israel đồng loạt sụt giá sau dự luật cải cách gây tranh cãi

  13. Nga, Trung Quốc thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu

  14. EU sắp thông qua gói trừng phạt thứ 10 lên Nga

  15. Chính quyền Trung Quốc mới đây đã yêu các công ty công nghệ hàng đầu nước này như Tencent Holdings, Ant Group,… không được cung cấp dịch vụ ChatGPT trong bối cảnh xuất hiện nhiều cảnh báo về các câu trả lời thiếu kiểm duyệt

  16. Meta có thể đạt doanh thu 1,7 tỷ USD từ việc bán tích xanh trên Facebook và Instagram vào năm 2024

  17. Hàn Quốc: Tín dụng hộ gia đình giảm với tốc độ mạnh nhất trong 13 năm

  18. Lạm phát của Canada tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 1/2023

  19. Hoạt động kinh doanh của Mỹ đạt mức cao nhất trong 8 tháng

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Thị trường stablecoin 137 tỷ USD có thể rung chuyển nếu SEC tiếp tục nhắm vào Paxos

  2. Hồng Kông đặt mục tiêu trở thành một trung tâm tiền điện tử

  3. Mastercard mở giao dịch USDC trên Web3

  4. Doanh thu Coinbase giảm gần 60%

  5. Cơn ác mộng của Coinbase: Dự báo lỗ 600 triệu đô la trong quý 4

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 24.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục lùi bước và về gần 24.100 USD/BTC vào cuối ngày.

  7. Bộ khung pháp lý mới của Hong Kong có thật sự “thân thiện” với crypto?

_

  1. EU sắp thông qua gói trừng phạt thứ 10 lên Nga

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,24 USD (-1,62%), xuống 75,12 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,21 USD (-1,46%), xuống 81,84 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 7,7 USD xuống 1.834,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.840 USD, nhưng cũng nhanh chóng lùi về quanh 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Việc phần lớn thế giới chỉ dựa vào một số quốc gia để cung cấp hầu hết các loại phân bón - đặc biệt là Nga, đồng minh Belarus và Trung Quốc - đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo.

  2. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm gần 9% xuống mức thấp nhất gần 29 tháng, do dự báo thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới thấp hơn so với dự kiến trước đó.

  3. Giá nhôm cao nhất hơn 1 tuần, đồng cao nhất gần 3 tuần. Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất nhôm giảm tiêu thụ điện năng thêm 40-42% so với mức của tháng 9/2022, trước tình trạng khan hiếm nguồn cung đang diễn ra.

  4. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên và Singapore tăng vượt ngưỡng 130 USD/tấn, sau khi công ty khai thác lớn nhất thế giới - BHP Group BHP.AX – cho thấy triển vọng nhu cầu sáng sủa tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc.

  5. Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,950 đồng

Bảng Anh 29,182 đồng

EUR 26,048 đồng

Nguồn: Thông Tô

Phiên 22/2: Khối ngoại tiếp đà bán ròng 300 tỷ đồng trong ngày thị trường giảm sâu

Trên HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị khoảng 363 tỷ đồng.

Phiên 22/2: Khối ngoại tiếp đà bán ròng 300 tỷ đồng trong ngày thị trường giảm sâu

Thị trường chứng khoán Việt nam vừa trải qua một phiên giao dịch khá ảm đạm. Không xuất hiện lực nâng nào đủ lớn “gồng gánh” chỉ số chính, đà giảm càng bị nới rộng trước áp lực bán mạnh về cuối phiên.

Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm tới 27,95 điểm (-2,58%) xuống 1.054,28 điểm; HNX-Index giảm 4,12 điểm xuống 209,97 điểm; UpCOM-Index giảm 0,74 điểm xuống 77,44 điểm. Thanh khoản trên HoSE trở thành điểm sáng hiếm hoi khi cải thiện 12% so với phiên trước với giá trị khớp lệnh đạt 11.660 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 297 tỷ đồng trên toàn thị trường .

Trên HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị 363 tỷ đồng

VIC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn với giá trị khoảng 59 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách, VHM bị bán ròng khoảng 54 tỷ đồng; DXG, CTG, STB,… cũng bị bán gần 40 tỷ đồng mỗi mã.

Ngược lại, cổ phiếu NKG và CCQ FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt 21 tỷ và 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, KBC và FRT cũng được khối ngoại mua mạnh trên HoSE với giá trị mỗi mã 19 tỷ đồng.

hose-2202.png

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 56 tỷ đồng

PVS được khối ngoại mua ròng với giá trị lớn xấp xỉ 40 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại cò n tìm tới IDC với giá trị mua ròng đạt 14 tỷ đồng.

Tại chiều bán, PVI bị bán mạnh nhất khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng bán ròng tại THD, BTS, PVB,… với giá trị không đáng kể.

hnx-2202.png

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng khoảng 10 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu BSR hôm nay được mua ròng 9 tỷ. 2 cổ phiếu khác được mua ròng trên 1 tỷ đồng mỗi mã là CST và MML.

Ngược lại, VTP bị bán ròng mạnh nhất trên UPCoM với giá trị 2 tỷ đồng; OIL và CLX cũng bị bán mỗi mã 1 tỷ đồng.

uvpcom-2202.png

Nguồn bài viết: Phiên 22/2: Khối ngoại tiếp đà bán ròng 300 tỷ đồng trong ngày thị trường giảm sâu

Phiên 22/2, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều

Trong phiên giao dịch 22/2, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều khi thị trường đánh giá biên bản cuộc họp gần nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Văn bản cho thấy gần như tất cả các nhà hoạch định chính sách đều ủng hộ việc tăng lãi suất thấp hơn.

image
Các giao dịch viên tại sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3% xuống 33.045,09 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 0,3% xuống 3,991,05 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ NASDAQ tăng thêm 0,1% lên 11.507,07 điểm.

Tuy nhiên, số liệu lạm phát và việc làm trong tháng Một đã đánh đi tín hiệu rằng sức ép lạm phát vẫn căng và làm dấy lên lo ngại rằng chu kỳ tăng lãi suất của Fed có thể kéo dài.

Tổ chức tư vấn Oxford Economics dự đoán Fed sẽ một lần nữa tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong cả tháng Ba và tháng Năm và vẫn có nguy cơ Fed tăng lãi suất cao hơn nữa.

Trước đó, các ngân hàng Goldman Sachs và Bank of America (BofA) dự báo Fed sẽ tăng lãi suất thêm ba lần trong năm 2023, cao hơn dự báo được các ngân hàng này đưa ra trước đó, sau khi các số liệu mới của nền kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát vẫn cao và thị trường lao động phục hồi.

Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 16/2, giá của nhà sản xuất đã tăng trong tháng 1/2023, với biên độ cao nhất trong bảy tháng, trong khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ giảm vào tuần trước.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs nhận định dự báo Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng Sáu, nâng lãi suất lên 5,25 - 5,5%.

Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên 22/2, VN-Index giảm 27,95 điểm xuống 1.054,28 điểm. HNX-Index giảm 4,12 điểm xuống 209,96 điểm.

Nguồn bài viết: Phiên 22/2, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều  | baotintuc.vn

BHA: Thủy điện Bắc Hà báo lãi kỷ lục trong lịch sử hoạt động

Nhờ lưu lượng nước về hồ tăng cao đã giúp Thuỷ điện Bắc Hà có một năm kinh doanh vượt xa kỳ vọng lãi 154,2 tỷ đồng.

Riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 49,5 tỷ đồng - giảm 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 40,4% tương đương 20 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí tài chính giảm mạnh từ 28,2 tỷ đồng xuống còn 20,5 tỷ đồng do các khoản nợ vay tài chính giảm mạnh 192 tỷ đồng từ 955 tỷ đồng xuống còn 763 tỷ đồng. Đáng chú ý, BHA có khoản thu nhập khác đột biến 6,1 tỷ đồng. Kết quả, BHA lãi sau thuế 3,8 tỷ đồng - giảm 31,8% so với cùng kỳ.

Luỹ kế cả năm 2022, BHA đạt 368,7 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 39% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 154,2 tỷ đồng – cao gấp 5,6 lần cùng kỳ tương đương EPS đạt 2.336 đồng. Đây cũng là con số lãi cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của BHA.

Năm 2022, Thủy điện Bắc Hà chỉ đặt mục tiêu tổng doanh thu 268,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 41,9 tỷ đồng. Như vậy, với kế hoạch này BHA đã hoàn thành 137% kế hoạch doanh thu và 368% kế hoạch lợi nhuận.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 23/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. TCB: Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp cao, lợi nhuận và tăng trưởng TCB có thể đi ngang trong năm nay. Cho vay khách hàng cá nhân hiện chiếm gần 54%

  2. MBB: Ngân hàng Quân đội chốt danh sách tham dự ĐHCĐ thường niên 2023

  3. STB: Lợi nhuận 2023 của Sacombank (STB) có thể tăng gấp đôi so với cùng kỳ

  4. DGC: Nhu cầu và giá cả hàng hóa thấp hơn dự kiến, đặc biệt từ Ấn Độ, cũng như sự đóng góp chậm hơn dự kiến của nguồn quặng apatit đầu vào giá rẻ mới. Lợi nhuận 2023 của Hoá chất Đức Giang có thể sụt giảm phân nửa so với cùng kỳ

  5. VHM: Hai dự án trọng điểm tại Hưng Yên của Vinhomes hứa hẹn sẽ mang về 61.500 tỷ đồng lãi ròng giai đoạn 2023-2024

  6. VCG: Vinaconex 2023 - Xây lắp là điểm sáng, dự án Cát Bà Amatina là điểm trừ

  7. Hoa Sen (HSG) muốn “bơm” thêm tiền cho công ty con thuộc lĩnh vực khách sạn

😎 NVL: Chứng khoán Dầu khí thông báo sự kiện vi phạm chéo 2 lô trái phiếu của Novaland

_

  1. Nhắm mục tiêu tỷ USD trong năm 2023, FPT Software mua lại mảng IT Services của một doanh nghiệp Mỹ

  2. DRC: Doanh thu tháng 1 của Cao su Đà Nẵng giảm 23%

  3. NT2: Hơn 53% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của NT2 được “mở khóa” sang dạng tự do chuyển nhượng

  4. HAX: Thay đổi room ngoại lên tối đa 50% từ mức 34%

  5. BPC: Chủ tịch bị bắt, Vicem Bao bì Bỉm Sơn lên kế hoạch lỗ trong quý 1/2023

  6. LCG: Hoạt động kinh doanh chính lỗ, Lizen đầu tư thêm máy móc thiết bị đến 150 tỷ đồng

  7. DBT: Công ty dược phẩm có lợi nhuận sau thuế tăng 3 lần, thị giá cổ phiếu rẻ hơn trái dừa

  8. SSI Research dự báo lãi ròng Đường Quãng Ngãi (QNS) có thể tăng trưởng năm thứ ba liên tiếp

  9. ABW: Sắp lên sàn UPCOM, Chứng khoán An Bình có gì?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Đất Xanh (DXG) lao dốc, Dragon Capital xả ròng hơn 25 triệu cổ phiếu trong tháng 2/2023

  2. Dragon Capital mua 4 triệu cổ phiếu ACB, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 8% sau khi bán bớt STB

  3. ACB: Người nhà lãnh đạo ACB đăng ký bán 250.000 cổ phiếu ngân hàng

  4. HPG: Thành viên HĐQT Hòa Phát chuyển nhượng xong 2 triệu cổ phiếu HPG cho các con

  5. G36: Trái chiều giao dịch của cổ đông lớn

_

=> CỔ TỨC

  1. Trước ngày đi họp, cổ đông Thủy sản Bến Tre (ABT) được nhận cổ tức “béo”
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index “quay xe”, chứng sĩ mất hàng

  • Cầu bắt đáy đỡ giá bluechips, VNINDEX phục hồi sát tham chiếu, khối ngoại rút ròng đột biến

  • Cổ phiếu ngân hàng hồi phục ngoạn mục, nhiều mã tăng 4 - 5% chỉ trong 30 phút cuối phiên

  • Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng khá mạnh. Tổng giá trị khớp lệnh của HoSE hôm nay giảm 15% so với hôm qua, chỉ đạt 9.901 tỷ đồng nhưng thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng vẫn tăng nhẹ, chiếm tỷ trọng giao dịch 19% sàn này, mức cao nhất trong 3 phiên.

  • Phiên 23/2: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 680 tỷ đồng trên HOSE

  • Phiên 23/2: Tự doanh CTCK gom hàng trăm tỷ đồng chứng chỉ quỹ

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Sóng đầu tư công “thổi hơi nóng” tại cao tốc Bắc - Nam, doanh nghiệp cung cấp nhựa đường “bốc đầu”, cổ phiếu tăng gấp đôi từ đầu năm

  2. Bộ Tài chính chấn chỉnh tình trạng ‘ép’ mua bảo hiểm, ngân hàng nào chịu nhiều ảnh hưởng?

  3. "Vua tôm’’ Minh Phú đấu ‘‘Vua cá’’ Vĩnh Hoàn: Doanh thu thấp hơn hàng nghìn tỷ đồng, vì đâu ‘‘Vua cá’’ vẫn lãi gấp 2,5 lần ‘‘Vua tôm’’?

  4. Nhiều công ty chứng khoán báo lỗ vì tự doanh

_

  1. Ngân hàng nhà nước bơm trên 48 nghìn tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong nửa đầu tháng 2

  2. Vietracimex dồn dập mua lại trái phiếu

  3. HNX công bố danh sách 54 doanh nghiệp từng chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu

  4. Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh, NHNN đảo chiều bơm ròng

  5. ACB: Công bố chương trình ưu đãi lãi suất vay có quy mô lên đến 20.000 tỷ đồng, giảm lãi lên đến 3%

  6. Đòi nợ thuê ‘núp bóng’ công ty luật: Có tháng nhận được 241.000 hợp đồng vay từ ngân hàng và công ty tài chính, nhận 25 - 35% tiền thu về

_

=> VIỆT NAM

  1. Chính phủ đề nghị đẩy mạnh truyền thông khôi phục niềm tin, hỗ trợ thị trường bất động sản

  2. Giá thép cuộn tiến sát mốc 16 triệu đồng/tấn

  3. Chính phủ xem xét dự án Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi

  4. Vực dậy thị trường vốn: Không nên lẫn lộn giữa ‘giải cứu’ bất động sản và duy trì thanh khoản của thị trường

  5. Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lao dốc 2 con số trong tháng 1/2023?

  6. VinFast, Kinh Bắc, Thaiholdings, Hải An,… dự kiến rót 20.000 tỷ đồng vào loạt dự án ở Hải Phòng

_

=> THẾ GIỚI

  1. Sau 1 thập kỷ “bình yên” với lãi suất giữ ở mức siêu thấp trong thời gian dài, giờ đây lạm phát cao đang khiến các ngân hàng trung ương phải hành động. Các nhà hoạch định chính sách trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Trong quý I/2021, trung bình lãi suất chính sách của 58 nền kinh tế gồm cả phát triển và mới nổi ở mức 2.6%. Nhưng đến quý IV/2022, con số lên tới 7,1%.

  2. “Choáng” với hóa đơn 13.000 tỷ USD tiền lãi

  3. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều

  4. CK Tương lai châu Âu tăng cao hơn; Thị trường chờ dữ liệu CPI của Eurozone

  5. S&P 500 giảm 4 phiên liên tiếp

  6. Biên bản cuộc họp gần nhất của Fed cho thấy đa số các quan chức Fed đồng ý rằng rủi ro lạm phát cao vẫn là “yếu tố chính” định hình chính sách tiền tệ và đảm bảo việc tiếp tục nâng lãi suất cho đến khi kiểm soát được lạm phát.

  7. Doanh số bán nhà tại Mỹ dưới 4 triệu căn, giảm 12 tháng liên tiếp

  8. Điều mà Mỹ không ngờ: Các lệnh trừng phạt đang mở đường cho tiền tệ Trung Quốc thống lĩnh toàn cầu

  9. Citigroup nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

  10. Trung Quốc cắt giảm lãi suất, đẩy nhanh cho vay mua nhà để “cứu” thị trường bất động sản

  11. Lãi suất tăng tác động ra sao tới hoạt động thanh toán nợ của các nền kinh tế?

  12. Xuất khẩu của Singapore giảm mạnh nhất trong 10 năm

  13. Bức tranh u ám ở cảng container lớn nhất nhì Trung Quốc: Container rỗng chất thành đống, tài xế xe tải thất nghiệp hàng loạt vì xuất khẩu ế ẩm

  14. Bloomberg: Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp ngừng hợp tác với Big Four kiểm toán do lo ngại về bảo mật dữ liệu

  15. Kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.600 tỷ USD do xung đột ở Ukraine

  16. IIF: Nợ công toàn cầu lần đầu giảm kể từ 2015, Việt Nam nằm trong nhóm tăng nợ nổi bật

  17. Phát triển năng lượng Mặt Trời và gió giúp EU tiết kiệm 12 tỷ euro

  18. Toyota và Hyundai bắt tay sản xuất xe điện tại Mỹ

  19. Đồng thời, báo cáo khác của Mỹ cho thấy một số dấu hiệu đáng lo ngại đối với nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Doanh số bán nhà trong tháng 1/2023 hiện giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.

  20. Thị trường nhà ở Mỹ ‘bay màu’ 2,3 nghìn tỷ USD, giảm mạnh nhất kể từ năm 2008

  21. Bão tuyết ‘tấn công’ nước Mỹ, khoảng 3.500 chuyến bay bị hủy

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Nhật Bản sẽ thí điểm phát hành đồng Yên kỹ thuật số vào tháng 4/2023

  2. Coinbase sụt giảm hơn 70% giá trị tài sản

  3. Mùa đông tiền điện tử khiến ​​các cửa hàng Solana Spaces đóng cửa

  4. Spotify thử nghiệm danh sách phát nhạc hỗ trợ token

  5. Binance sẽ đốt 2 tỷ đô BUSD trên BNB Chain

  6. Gate…io gia nhập Hồng Kông sau khi đặc khu này phân bổ 6,4 triệu đô la cho Web3

  7. Circle đơn vị phát hành stablecoin USDC tuyên bố “đứng vững” giữa bối cảnh sa thải

_

  1. Giá dầu và gas trên thị trường thế giới đều chung xu hướng giảm

  2. Giá dầu về mức thấp nhất 2 tuần, bốc hơi 3% phiên 22/2

  3. Morgan Stanley đã nâng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay lên 36%, với lý do nền kinh tế Trung Quốc khởi động lại và nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cao hơn. Tuy nhiên, các nhà phân tích cắt giảm dự báo giá dầu thô Brent trong hai năm 2023 và 2024 trong bối cảnh xuất khẩu dầu của Nga sẽ chỉ giảm 400.000 thùng thay vì 1 triệu thùng như ước tính.

  4. Tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng 10 triệu thùng trong tuần trước

_

  1. Nga ngày càng phụ thuộc vào đồng Nhân dân tệ. Song song với sự sụt giảm trong thanh toán bằng đồng USD và Euro, tỷ lệ các khoản thanh toán bằng đồng Rúp và Nhân dân tệ tăng lên đáng kể, tổng cộng đạt 47% vào tháng 9/2022…

  2. Khủng hoảng tài chính Lebanon: Các ngân hàng bị đốt sau khi đồng nội tệ giảm mạnh

  3. Đồng USD tăng 0,3% lên mức cao nhất gần 1 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

_

  1. Giá lithium tại Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong ba tháng qua khi nhu cầu suy yếu tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới chặn đứng đà tăng kéo dài hai năm đối với vật liệu pin quan trọng này.

  2. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm sau chuỗi tăng kéo dài, được thúc đẩy bởi lạc quan xung quanh triển vọng nhu cầu của Trung Quốc, sau khi Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của nước này điều chỉnh giới hạn giao dịch đối với một số hợp đồng nhất định.

  3. Giá lúa mì thấp nhất gần 1 tháng, đậu tương và ngô giảm, hoạt động đấu thầu mua vào của Ai Cập làm gia tăng cạnh tranh xuất khẩu từ khu vực Biển Đen, song giảm bớt lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung của Ukraina do xung đột Nga – Ukraina.

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,990 đồng

Bảng Anh 29,173 đồng

EUR 26,005 đồng

Nguồn: Thông Tô

Hệ sinh thái của Shark Thủy chính thức đề nghị đổi nợ lấy đất

(PLO)- Egroup, một đầu mối trong hệ sinh thái của Shark Thủy đã chính thức công bố phương án đổi nợ lấy đất. Nhà đầu tư vừa hi vọng, vừa hoài nghi.

Cả trăm nhà đầu tư đã đến tham dự hội nghị tái cấu trúc nợ bằng bất động sản (BĐS) sáng 22-2, do Egroup – công ty mẹ của Apax Holdings tổ chức, với hy vọng tìm được cơ hội thu hồi khoản vốn đã hùn vào hệ sinh thái gắn với cái tên Nguyễn Ngọc Thủy, hay Shark Thủy.


Phó Tổng giám đốc thường trực của Egroup, bà Đinh Thị Phương Thêu thông tin chính thức về phương án tái cơ cấu nợ bằng bất động sản với các nhà đầu tư.

Bất động sản đồng giá

Tại hội nghị, bà Đinh Thị Phương Thêu, Phó Tổng giám đốc thường trực của Egroup cho biết doanh nghiệp đang tập trung hai mảng công việc lớn là tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc nợ.

Đối với tái cấu trúc nợ, bà Thêu cho hay ban lãnh đạo đã làm việc với hai đối tác, qua đó chọn ra hai dự án BĐS với nhiều loại sản phẩm đủ điều kiện để đề xuất với các nhà đầu tư phương án đổi nợ lấy đất.

Phương án mà bà Thêu chính thức đưa ra cơ bản như tin rò rỉ mà các hội nhóm nhà đầu tư thảo luận rôm rả mấy ngày qua.

Theo đó, một dự án tại Thanh Hóa, chủ đầu tư là Công ty Đại Nam Á, đang có 75 lô đất, diện tích từ 100–194m2, giá bán đổ đồng là 300 triệu đồng, nhà đầu tư được gạt nợ 100 triệu đồng, phải vào thêm tiền 200 triệu đồng. Đất có sổ đỏ, gom đủ 10 sổ sang tên luôn.

“Sản phẩm này dành cho nhà đầu tư có dư nợ dưới 1 tỷ đồng tại Egroup và các công ty liên quan. Đã có một nhóm về xem thực địa, chốt 10 lô, chỉ còn lại 65 lô. Giá đổ đồng, ai vào sớm được lựa chọn những lô có diện tích lớn, có lợi hơn” – bà Thêu thông báo.

Một món tài sản khác là là 27 căn biệt thự nghỉ dưỡng thuộc dự án Wynham Sky Lake Resort & Villas tại Chương Mỹ, Hà Nội. Số BĐS này gắn với dự án có sân golf 36 lỗ liền kề, được giới thiệu là đẹp top ba Việt Nam, cách trung tâm Hà Nội một giờ xe.

Theo đại diện Egroup, nhà đầu tư được gạt nợ 6 tỷ đồng, vào thêm 6,5 tỷ đồng hoặc hơn tùy giá trị từng căn, và áp dụng cho các nhà đầu tư có dư nợ từ 1 tỷ đồng trở lên.

“Đã có khách chốt 6 căn, nhà đầu tư mua biệt thự nghỉ dưỡng có thể tự vận hành hoặc ủy thác cho chủ đầu tư vận hành với tỷ lệ lợi nhuận chia đôi. Đất 50 năm, khi hết thời hạn, chủ đầu tư sẽ xin gia hạn, nhà đầu tư không phải chịu chi phí gia hạn đất” – bà Thêu thông tin.

Hệ sinh thái của Shark Thủy chính thức đề nghị đổi nợ lấy đất ảnh 2
Tổng giá trị các tài sản nhà, đất mà Egroup giới thiệu ngày 22-2 để tái cơ cấu nợ xem ra chỉ tương đương một phần nhỏ tổng số vốn mà hệ sinh thái này đã huy động từ dân cư.

Nhà đầu tư sẵn sàng cắt lỗ

Các thông tin Egroup phát ra tại hội nghị có phần tương đồng với các trao đổi trên mạng xã hội của hội nhóm nhà đầu tư của Egroup. Theo đó, có người đã chốt lấy biệt thự nghỉ dưỡng và đang tìm khách bán lại, chấp nhận lỗ một phần.

Một số ý kiến cho rằng lỗ là không tránh khỏi, chuyển vốn góp thành BĐS rồi bán cắt lỗ, thu hồi một phần vốn “đi làm việc khác còn hơn”.

PLO trao đổi với một số nhà đầu tư tham dự hội nghị thì họ đều nói không còn khả năng để vào thêm tiền. Chị H, một người đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng vào Egroup cho biết chị còn vài trăm triệu dự phòng cuộc sống, không thể đổ nốt vào cuộc chơi này.

Trường hợp của chị là tham gia góp vốn dưới hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư, trong đó có một số hợp đồng đến hạn cần phải tái ký, công ty đề nghị giãn thời hạn trả nợ. Dù hy vọng công ty phục hồi trả được nợ cho nhà đầu tư nhưng chị H cũng thừa nhận đây là chuyện xa vời.

Kêu gọi đồng lòng, cùng doanh nghiệp vượt khó

Tại hội nghị, Phó Tổng giám đốc Egroup Đinh Thị Phương Thêu kêu gọi các nhà đầu tư đồng lòng cùng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bà cho biết, tuần trước có một đơn vị chấp nhận rót vốn 50 tỉ đồng nhưng lại đúng lúc nhiều nhà đầu tư, phụ huynh tụ tập phản đối nên đối tác “quay xe”.

Apax Holdings đã công bố kế hoạch tái cấu trúc hệ thống Anh ngữ Apax Leaders, mong muốn triển khai từ 11-2022 và dự kiến cơ bản xong trong quý 1-2023 với mục tiêu đến tháng 3, sẽ có 38 trung tâm tái khai trương ở Việt Nam, đến tháng 5, APAX Leaders sẽ mở thêm 16 trung tâm…

Để tái cấu trúc cần có vốn, bà Thêu cho biết hiện Ban lãnh đạo đang tiếp xúc với 3 quỹ đầu tư của Singapore, Malaysia và Mỹ, “biết là nhà đầu tư đang khó khăn và tập đoàn đang nỗ lực, mong mọi người hỗ trợ”.

Nhìn chung, diễn tiến hội nghị tái cấu trúc nợ bằng BĐS này, nhiều nhà đầu tư vẫn bức xúc, yêu cầu Shark Thủy ra mặt, giải trình về dòng tiền, vốn huy động đã dùng làm gì… Về việc này, Phó Tổng giám đốc Egroup khẳng định vốn huy động đã sử dụng đúng mục đích.

Phương án xử lý nợ dù là dưới hình thức trái phiếu, như dự thảo sửa Nghị định 65, hay các hình thức khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, bằng hoán đổi tài sản đang được hi vọng là lối thoát cho một bộ phận nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp tạm thời giãn nợ.

Tuy nhiên, quan trọng nhất, doanh nghiệp vẫn phải đánh giá lại hiệu quả hoạt động, có phương án tái cấu trúc, phục hồi sản xuất kinh doanh mới có thể tồn tại.