Chứng sỹ săn tin!

Đề xuất huy động hơn 800.000 tỷ thực hiện đề án một triệu căn NOXH

## Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, nguồn vốn thực hiện khoảng 849.500 tỷ đồng.

(Ảnh minh họa: Thanh Niên).

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ giải trình, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ với Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 (Đề án).

Trước đó, tại dự thảo đề án, Bộ Xây dựng đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2023, tổng số căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành là 1,4 triệu căn hộ. Nguồn vốn thực hiện dự án ban đầu là 1,1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, khi cho ý kiến về dự thảo đề án, nhiều thành viên Chính phủ đã bày tỏ băn khoăn và đề nghị cân nhắc mục tiêu, số lượng căn nhà ở xã hội, làm rõ nguồn lực thực hiện đề án.

Giải trình các ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ Xây dựng cho hay, mục tiêu số lượng căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong đề án được bộ tổng hợp theo số liệu báo cáo của các địa phương, trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được thông qua hoặc đăng ký số lượng.

Nhưng sau khi tiếp thu ý kiến về tính khả thi của đề án, Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng điều chỉnh hạ mục tiêu xuống còn hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội, giảm 354.500 căn nhà ở xã hội so với đề xuất ban đầu.

Trong đó, giai đoạn 2021-2025 bộ đề xuất sẽ xây dựng khoảng 428.000 căn, giai đoạn 2025-2030 xây dựng 634.200 căn.

Về nguồn lực thực hiện đề án, Bộ Xây dựng giải trình, theo dự thảo Luật nhà ở sửa đổi sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm chính sách nhà ở xã hội, việc phát triển nhà ở xã hội sẽ hạn chế sử dụng nguồn lực nhà nước, tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa, có cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội để bán, cho thuê, thuê mua.

Ngoài ra, việc cân đối ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ, đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về ngân sách, đầu tư công do địa phương chủ động. Do đó, các địa phương có thể căn cứ Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương để cân đối nguồn lực hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.

Trên cơ sở góp ý của các bộ, ngành, cùng với việc điều chỉnh giảm số căn hộ dự kiến xây dựng trong đề án, Bộ Xây dựng đề xuất giảm nguồn lực thực hiện xuống còn 849.500 tỷ đồng (giảm khoảng 280.500 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu).

Trước khi gói tín dụng hàng trăm nghìn tỷ dành cho NOXH được công bố, ông lớn nào từng cam kết tham gia phân khúc này? 20/02/2023 - 15:15

Vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay.

Cụ thể, đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án vay ưu đãi. Đối với người mua NOXH, nhà ở công nhân, dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho khách cá nhân là người mua, thuê mua NOXH, nhà ở công nhân.

Nguồn bài viết: https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/de-xuat-huy-dong-hon-800000-ty-thuc-hien-de-an-mot-trieu-can-noxh-4220232247364754.htm

1 Likes

Giá nhà đất hiện tại quá cao, so với thu nhập thực tế của người dân. 1 căn nhà ở XH trung bình 65m2, giá chung cư thấp nhất cũng 20tr/1 m2. Để vay mua nhà, người dân nghèo phải chi ra 1ty3, với lãi xuất ưu đãi trung bình 8% tháng, người dân nghèo cũng không có khả năng trả nợ, chưa nói đến tài sản thế chấp để dc vay.

1 Likes

Masan (MSN): Nợ trái phiếu tăng lên 21.000 tỷ sau khi bán thành công lô mới

Sau đợt chào bán thành công 8 triệu trái phiếu thuộc lô MSNH2227002 với tổng mệnh giá 800 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN) đã có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về sự thay đổi tổng nợ và vốn chủ sở hữu.

Theo đó, vào ngày 22/2, thông qua tổ chức đại lý phát hành là CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), Masan đã phát hành thành công 8 triệu trái phiếu thuộc lô MSNH2227002. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Tổng số lượng trái phiếu được chào bán là 8 triệu trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng kể từ ngày phát hành.

Mục đích chào bán là để tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp, huy động nguồn vốn với chi phí hợp lý đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh từ hoạt động kinh doanh và tái cơ cấu các khoản nợ.

Lô trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng với lãi suất cố định năm đầu tiên là 9,5%, các kỳ tính lãi còn lại (mỗi kỳ 6 tháng) sẽ theo lãi suất thả nổi bằng tổng 3,975%/năm và lãi suất tham chiếu.

Tương tự lô trái phiếu MSNH2227001 có tổng mệnh giá 700 tỷ đồng được Masan phát hành ngày 21/2, chỉ có duy nhất một tổ chức đầu tư trong nước tham gia đợt chào bán này của Masan. Thông tin về tổ chức này không được công bố cụ thể.

Sau khi phát hành thành công 2 lô trái phiếu nói trên, tổng nợ phải trả tại ngày 22/2/2023 của MSN tăng 4,8% so với thời điểm cuối năm ngoái lên 32.562 tỷ đồng, bao gồm 20.708 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 11.853 tỷ đồng nợ dài hạn. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Masan cũng tăng từ 218,3% lên 228,7%.

Chiếm phần lớn cơ cấu nợ của MSN là 21.000 tỷ đồng trái phiếu chưa đáo hạn, tăng 1.500 tỷ đồng so với ngày 31/12/2022.

Cơ cấu nợ của Masan tại 22/2/2023

Năm 2022, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 76.189 tỷ đồng, giảm 14% và lợi nhuận ròng đạt 3.567 tỷ đồng – giảm gần 60%. Nguyên nhân lớn nhất của con số sụt giảm này là do cuối năm 2021, Masan đã chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi và ghi nhận khoản lãi tài chính đột biến mà trong năm nay không còn.

Nếu loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 2021, doanh thu thuần của Masan tăng 2,6% so với mức 74.224 tỷ đồng của năm 2021.

Masan Group ước tính, trong năm tài chính 2023, doanh thu thuần hợp nhất sẽ từ 90.000 tỷ đồng – 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18% - 31%. TCX - nền tảng bán lẻ tiêu dùng hợp nhất WinCommerce (WCM) và Masan Cosumer Holdings (MCH) vẫn sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng doanh thu, đóng góp hơn 70% vào tổng doanh thu. Lợi nhuận thuần sau phân bổ cổ đông thiểu số ở các mảng kinh doanh chính (chưa bao gồm khoản thu nhập 1 lần) dự kiến sẽ nằm trong khoảng 4.000 tỷ - 5.000 tỷ đồng, đạt tỉ lệ tăng trưởng từ 4% đến 30%.

Nguồn bài viết: Masan (MSN): Nợ trái phiếu tăng lên 21.000 tỷ sau khi bán thành công lô mới

1 Likes

BCG Energy lên tiếng về việc chậm trả lãi trái phiếu

CTCP BCG Energy (thuộc Bamboo Capital) vừa lên tiếng liên quan đến danh sách Sở GDCK Hà Nội (HNX) công bố về việc chậm trả lãi trái phiếu.

Theo BCG Energy, hiện nay trên thị trường có một số thông tin hiểu chưa đầy đủ và đúng về thỏa thuận với đối tác của công ty về việc thay đổi thời hạn trả gốc trái phiếu phát hành bởi BCG Energy trên thông tin công bố về việc chậm trả lãi cho trái chủ theo Thông báo số 306/TB-SGDHN ngày 21/2/2023 của HNX.

BCG Energy cho biết đã cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý liên quan đến vấn đề này.

Cụ thể, ngày 4/9/2019, BCG Energy đã phát hành trái phiếu chuyển đổi, mã trái phiếu BONDBE/2019.01 cho Hanwha Energy Corporation Singapore Pte Ltd. Gói trái phiếu chuyển đổi trên trị giá 115,75 tỷ đồng (tương đương 5 triệu USD).

Trái phiếu sẽ đáo hạn sau 3 năm kể từ ngày phát hành, tức ngày 4/9/2022, và có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu của BCG Energy trong trường hợp Hanwha Energy lựa chọn chuyển đổi, trong trường hợp này phía BCG Energy sẽ không có nghĩa vụ thanh toán thêm.

Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi này được thực hiện theo việc thỏa thuận chiến lược giữa hai bên để phát triển các Dự án năng lượng tái tạo tại thị trường Việt Nam.


Dự án Cánh đồng năng lượng mặt trời của BCG Energy

Trong giai đoạn trái phiếu sắp đến hạn, xét đến những thay đổi về điều kiện thị trường cũng như việc chưa có một chính sách dài hạn về Năng lượng tái tạo trên thị trường Việt Nam, cùng với bối cảnh kinh tế toàn cầu có những biến động, Hanwha Energy và BCG Energy đã thương thảo việc chuyển đổi một phần khoản trái phiếu thành khoản nợ với kỳ hạn thanh toán cuối cùng được thay đổi đến ngày 30/6/2023.

Cho tới thời điểm 31/12/2022, BCG Energy đã thanh toán toàn bộ phần lãi phát sinh và 45 tỷ phần gốc cho Hanwha Energy. Khoản gốc còn lại là 70,75 tỷ đồng (tương đương với 3 triệu USD) đã được BCG Energy cùng với Hanwha Energy thống nhất phương án thanh toán phù hợp với nhu cầu của hai bên.

Sau khi hai bên cùng đạt thỏa thuận về thời gian trả gốc và lãi trái phiếu, BCG Energy tiến hành công bố thông tin lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quy định pháp luật.

BCG Energy là một trong những công ty hoạt động về phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Tính tới ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của BCG Energy là 4.500 tỷ đồng, tổng tài sản năng lượng tái tạo mà công ty đang sở hữu hơn 20.826 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, doanh thu của BCG Energy đang tăng trưởng tích cực qua từng năm. Trong đó, năm 2022, doanh thu thuần công ty đạt hơn 1.064 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 258 tỷ đồng. Ngoài ra, BCG Energy còn có sự hậu thuẫn vững chắc về tài chính từ công ty mẹ là Tập đoàn Bamboo Capital.

"Hiện nay, tình hình hoạt động của BCG Energy vẫn đang diễn ra bình thường. Việc thương thảo thay đổi thời hạn thanh toán của gói trái phiếu phát hành cho một nhà đầu tư chiến lược là một phần hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ đối tác chiến lược. Công ty đang tích cực triển khai các dự án năng lượng mặt trời áp mái, hoàn thiện đấu nối các dự án cánh đồng năng lượng mặt trời và các dự án điện gió ngoài khơi trong danh mục đầu tư để đóng góp vào mục tiêu net-zero của Việt Nam", thông báo của BCG Energy khẳng định.

Nguồn bài viết: BCG Energy lên tiếng về việc chậm trả lãi trái phiếu

Lãnh đạo Hòa Phát đã bán 2 triệu cổ phiếu HPG cho con

Ông Hoàng Quang Việt, Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát, đã hoàn tất bán 2 triệu cổ phiếu HPG cho con trai và con gái, giá trị giao dịch ước tính 42,4 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), ông Hoàng Quang Việt, Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát đã bán 2 triệu cổ phiếu HPG bằng phương thức giao dịch thỏa thuận cho hai người con là bà Hoàng Nhật Anh và ông Hoàng Nhật Minh, mỗi người 1 triệu cổ phiếu. Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian 20/2 – 22/2.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu HPG mà ông Việt nắm giữ giảm từ 28,28 triệu xuống 26,28 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 0,49% xuống 0,45%. Mỗi người con Thành viên Hội đồng Quản trị Hoàng Quang Việt hiện nắm giữ 1 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 0,02% số cổ phần có quyền biểu quyết của Tập đoàn Hòa Phát.

Tạm tính theo giá kết phiên 22/2 là 21.200 đồng/cp, ước tính giao dịch trên giữa ba cha con ông Việt có giá trị khoảng 42,4 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị của Hòa Phát hiện có 7 người, gồm Chủ tịch Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch Doãn gia Cường, Thành viên Hoàng Quang Việt, Thành viên Nguyễn Ngọc Quang và Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Thắng.

Trong đó, ông Trần Tuấn Dương và ông Nguyễn Mạnh Tuấn mỗi người đã bán 12 triệu cổ phiếu HPG cho các con vào năm 2021. Con trai của Chủ tịch Trần Đình Long hiện cũng sở hữu hàng chục triệu đơn vị HPG nhưng là do mua trên thị trường, không phải mua thỏa thuận từ cha.

Trên thị trường, cổ phiếu HPG đang có xu hướng tăng từ khi chạm đáy giữa tháng 11/2022. Kết phiên 24/2, giá mã cổ phiếu này dừng tại 20.800 đồng/cp, hồi phục khoảng 72% giá trị so với đáy vừa qua.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/lanh-dao-hoa-phat-da-ban-2-trieu-co-phieu-hpg-cho-con-422023224165257784.htm

Lạm phát Mỹ tăng cao hơn dự đoán

## Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 1 của Mỹ đã tăng cao hơn dự đoán, một tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến lạm phát.

Người tiêu dùng mua sắm tại một cửa hàng ở thành phố Rosemead, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP

Cụ thể, chỉ số PCE trong tháng 1, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 4,7% so với một năm trước, theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 24/2.

Trong khi đó, giới phân tích Phố Wall đã kỳ vọng các chỉ số PCE tăng tương ứng 0,5% và 4,4%. Trong tháng 12/2022, chỉ số PCE lõi đã tăng 0,4% so với tháng trước và 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả năng lượng và thực phẩm - hai mặt hàng có giá cả biến động mạnh, lạm phát toàn phần của Mỹ trong tháng 1 tăng lần lượt 0,6% so với tháng trước và 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi mức tăng của tháng 12/2022 lần lượt là 0,2% và 5,3%.

Chứng khoán Mỹ trượt sâu sau thông tin lạm phát nóng lên, đơn cử chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đã “bốc hơi” khoảng 500 điểm trong phiên giao dịch sáng ngày 24/2.

Ông Matt Peron, Giám đốc nghiên cứu tại Công ty quản lý đầu tư Janus Henderson Investors, cho rằng, lạm phát tăng mạnh hơn trong tháng 1 đã tiếp nối hàng loạt tin tức “không thân thiện” với thị trường gần đây. “Điều này có thể đẩy lãi suất cơ bản lên cao hơn trong thời gian dài hơn so với kỳ vọng của thị trường, do đó có thể gây áp lực lên lợi nhuận”, ông Peron nhận định.

Đại diện Janus Henderson Investors cảnh báo, các dấu hiệu cho thấy lạm phát “sẽ ở mức vừa phải, nhưng lãi suất tăng cao trong thời gian dài hơn sẽ để lại hậu quả”.

Mức chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ trong tháng 1 cũng tăng cao hơn dự đoán, với mức tăng 1,8% trong khi mức ước tính là 1,4%.

Thu nhập cá nhân được điều chỉnh theo lạm phát tháng 1 đã tăng 1,4%, cao hơn mức ước tính là 1,2%. Mặt khác, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân tại Mỹ cũng tăng lên 4,7%.

Các con số trên cho thấy lạm phát Mỹ đã khởi đầu năm 2023 với tốc độ tăng nhanh, đặt Fed vào tình thế có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 4,5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022 khi lạm phát đạt mức cao nhất trong 41 năm.

Ông Jeffrey Roach, nhà kinh tế trưởng tại Công ty môi giới tài chính LPL Financial, nhận xét: “Rõ ràng, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn vẫn chưa tác động đầy đủ đến người tiêu dùng và nó cho thấy Fed còn nhiều việc phải làm để hãm lại tổng cầu”.

“Fed vẫn có thể quyết định tăng 0,25 [điểm phần trăm] tại cuộc họp sắp tới, nhưng thông tin lần này (lạm phát - BTV) đồng nghĩa rằng Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong mùa hè này. Các thị trường có thể sẽ tiếp tục rung lắc mạnh trong những tháng tới bởi mức lãi suất cao như hiện nay vẫn chưa làm giảm đáng kể sức chi tiêu của người tiêu dùng”, ông Roach nhận định.

Fed luôn theo dõi biến động chỉ số PCE chặt chẽ hơn một số chỉ số lạm phát khác, bởi chỉ số này điều chỉnh thói quen chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, chẳng hạn như thói quen sử dụng các mặt hàng giá rẻ hơn thay cho các món hàng đắt tiền hơn. Điều đó giúp Fed có cái nhìn chính xác hơn về chi phí sinh hoạt.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ thường quan tâm nhiều hơn đến tình hình lạm phát lõi, bởi họ tin rằng nó mang lại cái nhìn dài hạn tốt hơn về lạm phát, bất luận Fed chính thức sử dụng chỉ số PCE toàn phần.

Theo lý giải của Bộ Thương mại Mỹ, tác nhân chính khiến lạm phát gia tăng trong tháng 1 là do giá năng lượng tăng tới 2%, trong khi giá thực phẩm nhích 0,4%, còn giá hàng hóa và dịch vụ đều tăng 0,6%.

So với cùng kỳ năm trước, giá thực phẩm tại Mỹ trong tháng 1 đã tăng tới 11,1%, còn giá năng lượng tăng 9,6%.

Đánh giá về tình hình lạm phát trên đài CNBC, bà Loretta Mester, Chủ tịch chi nhánh Fed tại thành phố Cleveland, cho rằng đã có một số tiến bộ đạt được nhưng “mức lạm phát vẫn còn quá cao”.

Là thành viên không bỏ phiếu của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan ấn định chính sách tiền tệ thuộc Fed, bà Mester lâu nay ủng hộ việc tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nữa.

Tuy nhiên, đối với cuộc họp của FOMC vào tháng 3 tới, Mester không chắc liệu bà sẽ tiếp tục ủng hộ phương án tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm hay không.

Nguồn bài viết: Lạm phát Mỹ tăng cao hơn dự đoán | Tin nhanh chứng khoán

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 23/2

=> DOANH NGHIỆP

  1. TCB: Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp cao, lợi nhuận và tăng trưởng TCB có thể đi ngang trong năm nay. Cho vay khách hàng cá nhân hiện chiếm gần 54%

  2. MBB: Ngân hàng Quân đội chốt danh sách tham dự ĐHCĐ thường niên 2023

  3. STB: Lợi nhuận 2023 của Sacombank (STB) có thể tăng gấp đôi so với cùng kỳ

  4. DGC: Nhu cầu và giá cả hàng hóa thấp hơn dự kiến, đặc biệt từ Ấn Độ, cũng như sự đóng góp chậm hơn dự kiến của nguồn quặng apatit đầu vào giá rẻ mới. Lợi nhuận 2023 của Hoá chất Đức Giang có thể sụt giảm phân nửa so với cùng kỳ

  5. VHM: Hai dự án trọng điểm tại Hưng Yên của Vinhomes hứa hẹn sẽ mang về 61.500 tỷ đồng lãi ròng giai đoạn 2023-2024

  6. VCG: Vinaconex 2023 - Xây lắp là điểm sáng, dự án Cát Bà Amatina là điểm trừ

  7. Hoa Sen (HSG) muốn “bơm” thêm tiền cho công ty con thuộc lĩnh vực khách sạn

😎 NVL: Chứng khoán Dầu khí thông báo sự kiện vi phạm chéo 2 lô trái phiếu của Novaland

_

  1. Nhắm mục tiêu tỷ USD trong năm 2023, FPT Software mua lại mảng IT Services của một doanh nghiệp Mỹ

  2. DRC: Doanh thu tháng 1 của Cao su Đà Nẵng giảm 23%

  3. NT2: Hơn 53% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của NT2 được “mở khóa” sang dạng tự do chuyển nhượng

  4. HAX: Thay đổi room ngoại lên tối đa 50% từ mức 34%

  5. BPC: Chủ tịch bị bắt, Vicem Bao bì Bỉm Sơn lên kế hoạch lỗ trong quý 1/2023

  6. LCG: Hoạt động kinh doanh chính lỗ, Lizen đầu tư thêm máy móc thiết bị đến 150 tỷ đồng

  7. DBT: Công ty dược phẩm có lợi nhuận sau thuế tăng 3 lần, thị giá cổ phiếu rẻ hơn trái dừa

  8. SSI Research dự báo lãi ròng Đường Quãng Ngãi (QNS) có thể tăng trưởng năm thứ ba liên tiếp

  9. ABW: Sắp lên sàn UPCOM, Chứng khoán An Bình có gì?

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Đất Xanh (DXG) lao dốc, Dragon Capital xả ròng hơn 25 triệu cổ phiếu trong tháng 2/2023

  2. Dragon Capital mua 4 triệu cổ phiếu ACB, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 8% sau khi bán bớt STB

  3. ACB: Người nhà lãnh đạo ACB đăng ký bán 250.000 cổ phiếu ngân hàng

  4. HPG: Thành viên HĐQT Hòa Phát chuyển nhượng xong 2 triệu cổ phiếu HPG cho các con

  5. G36: Trái chiều giao dịch của cổ đông lớn

_

=> CỔ TỨC

  1. Trước ngày đi họp, cổ đông Thủy sản Bến Tre (ABT) được nhận cổ tức “béo”
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • VN-Index “quay xe”, chứng sĩ mất hàng

  • Cầu bắt đáy đỡ giá bluechips, VNINDEX phục hồi sát tham chiếu, khối ngoại rút ròng đột biến

  • Cổ phiếu ngân hàng hồi phục ngoạn mục, nhiều mã tăng 4 - 5% chỉ trong 30 phút cuối phiên

  • Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng khá mạnh. Tổng giá trị khớp lệnh của HoSE hôm nay giảm 15% so với hôm qua, chỉ đạt 9.901 tỷ đồng nhưng thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng vẫn tăng nhẹ, chiếm tỷ trọng giao dịch 19% sàn này, mức cao nhất trong 3 phiên.

  • Phiên 23/2: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 680 tỷ đồng trên HOSE

  • Phiên 23/2: Tự doanh CTCK gom hàng trăm tỷ đồng chứng chỉ quỹ

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Sóng đầu tư công “thổi hơi nóng” tại cao tốc Bắc - Nam, doanh nghiệp cung cấp nhựa đường “bốc đầu”, cổ phiếu tăng gấp đôi từ đầu năm

  2. Bộ Tài chính chấn chỉnh tình trạng ‘ép’ mua bảo hiểm, ngân hàng nào chịu nhiều ảnh hưởng?

  3. "Vua tôm’’ Minh Phú đấu ‘‘Vua cá’’ Vĩnh Hoàn: Doanh thu thấp hơn hàng nghìn tỷ đồng, vì đâu ‘‘Vua cá’’ vẫn lãi gấp 2,5 lần ‘‘Vua tôm’’?

  4. Nhiều công ty chứng khoán báo lỗ vì tự doanh

_

  1. Ngân hàng nhà nước bơm trên 48 nghìn tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong nửa đầu tháng 2

  2. Vietracimex dồn dập mua lại trái phiếu

  3. HNX công bố danh sách 54 doanh nghiệp từng chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu

  4. Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh, NHNN đảo chiều bơm ròng

  5. ACB: Công bố chương trình ưu đãi lãi suất vay có quy mô lên đến 20.000 tỷ đồng, giảm lãi lên đến 3%

  6. Đòi nợ thuê ‘núp bóng’ công ty luật: Có tháng nhận được 241.000 hợp đồng vay từ ngân hàng và công ty tài chính, nhận 25 - 35% tiền thu về

_

=> VIỆT NAM

  1. Chính phủ đề nghị đẩy mạnh truyền thông khôi phục niềm tin, hỗ trợ thị trường bất động sản

  2. Giá thép cuộn tiến sát mốc 16 triệu đồng/tấn

  3. Chính phủ xem xét dự án Luật Nhà ở sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi

  4. Vực dậy thị trường vốn: Không nên lẫn lộn giữa ‘giải cứu’ bất động sản và duy trì thanh khoản của thị trường

  5. Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lao dốc 2 con số trong tháng 1/2023?

  6. VinFast, Kinh Bắc, Thaiholdings, Hải An,… dự kiến rót 20.000 tỷ đồng vào loạt dự án ở Hải Phòng

_

=> THẾ GIỚI

  1. Sau 1 thập kỷ “bình yên” với lãi suất giữ ở mức siêu thấp trong thời gian dài, giờ đây lạm phát cao đang khiến các ngân hàng trung ương phải hành động. Các nhà hoạch định chính sách trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Trong quý I/2021, trung bình lãi suất chính sách của 58 nền kinh tế gồm cả phát triển và mới nổi ở mức 2.6%. Nhưng đến quý IV/2022, con số lên tới 7,1%.

  2. “Choáng” với hóa đơn 13.000 tỷ USD tiền lãi

  3. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều

  4. CK Tương lai châu Âu tăng cao hơn; Thị trường chờ dữ liệu CPI của Eurozone

  5. S&P 500 giảm 4 phiên liên tiếp

  6. Biên bản cuộc họp gần nhất của Fed cho thấy đa số các quan chức Fed đồng ý rằng rủi ro lạm phát cao vẫn là “yếu tố chính” định hình chính sách tiền tệ và đảm bảo việc tiếp tục nâng lãi suất cho đến khi kiểm soát được lạm phát.

  7. Doanh số bán nhà tại Mỹ dưới 4 triệu căn, giảm 12 tháng liên tiếp

  8. Điều mà Mỹ không ngờ: Các lệnh trừng phạt đang mở đường cho tiền tệ Trung Quốc thống lĩnh toàn cầu

  9. Citigroup nâng nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

  10. Trung Quốc cắt giảm lãi suất, đẩy nhanh cho vay mua nhà để “cứu” thị trường bất động sản

  11. Lãi suất tăng tác động ra sao tới hoạt động thanh toán nợ của các nền kinh tế?

  12. Xuất khẩu của Singapore giảm mạnh nhất trong 10 năm

  13. Bức tranh u ám ở cảng container lớn nhất nhì Trung Quốc: Container rỗng chất thành đống, tài xế xe tải thất nghiệp hàng loạt vì xuất khẩu ế ẩm

  14. Bloomberg: Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp ngừng hợp tác với Big Four kiểm toán do lo ngại về bảo mật dữ liệu

  15. Kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn 1.600 tỷ USD do xung đột ở Ukraine

  16. IIF: Nợ công toàn cầu lần đầu giảm kể từ 2015, Việt Nam nằm trong nhóm tăng nợ nổi bật

  17. Phát triển năng lượng Mặt Trời và gió giúp EU tiết kiệm 12 tỷ euro

  18. Toyota và Hyundai bắt tay sản xuất xe điện tại Mỹ

  19. Đồng thời, báo cáo khác của Mỹ cho thấy một số dấu hiệu đáng lo ngại đối với nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Doanh số bán nhà trong tháng 1/2023 hiện giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.

  20. Thị trường nhà ở Mỹ ‘bay màu’ 2,3 nghìn tỷ USD, giảm mạnh nhất kể từ năm 2008

  21. Bão tuyết ‘tấn công’ nước Mỹ, khoảng 3.500 chuyến bay bị hủy

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Nhật Bản sẽ thí điểm phát hành đồng Yên kỹ thuật số vào tháng 4/2023

  2. Coinbase sụt giảm hơn 70% giá trị tài sản

  3. Mùa đông tiền điện tử khiến ​​các cửa hàng Solana Spaces đóng cửa

  4. Spotify thử nghiệm danh sách phát nhạc hỗ trợ token

  5. Binance sẽ đốt 2 tỷ đô BUSD trên BNB Chain

  6. Gate…io gia nhập Hồng Kông sau khi đặc khu này phân bổ 6,4 triệu đô la cho Web3

  7. Circle đơn vị phát hành stablecoin USDC tuyên bố “đứng vững” giữa bối cảnh sa thải

_

  1. Giá dầu và gas trên thị trường thế giới đều chung xu hướng giảm

  2. Giá dầu về mức thấp nhất 2 tuần, bốc hơi 3% phiên 22/2

  3. Morgan Stanley đã nâng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay lên 36%, với lý do nền kinh tế Trung Quốc khởi động lại và nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cao hơn. Tuy nhiên, các nhà phân tích cắt giảm dự báo giá dầu thô Brent trong hai năm 2023 và 2024 trong bối cảnh xuất khẩu dầu của Nga sẽ chỉ giảm 400.000 thùng thay vì 1 triệu thùng như ước tính.

  4. Tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục tăng 10 triệu thùng trong tuần trước

_

  1. Nga ngày càng phụ thuộc vào đồng Nhân dân tệ. Song song với sự sụt giảm trong thanh toán bằng đồng USD và Euro, tỷ lệ các khoản thanh toán bằng đồng Rúp và Nhân dân tệ tăng lên đáng kể, tổng cộng đạt 47% vào tháng 9/2022…

  2. Khủng hoảng tài chính Lebanon: Các ngân hàng bị đốt sau khi đồng nội tệ giảm mạnh

  3. Đồng USD tăng 0,3% lên mức cao nhất gần 1 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

_

  1. Giá lithium tại Trung Quốc đã giảm gần 1/3 trong ba tháng qua khi nhu cầu suy yếu tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới chặn đứng đà tăng kéo dài hai năm đối với vật liệu pin quan trọng này.

  2. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm sau chuỗi tăng kéo dài, được thúc đẩy bởi lạc quan xung quanh triển vọng nhu cầu của Trung Quốc, sau khi Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của nước này điều chỉnh giới hạn giao dịch đối với một số hợp đồng nhất định.

  3. Giá lúa mì thấp nhất gần 1 tháng, đậu tương và ngô giảm, hoạt động đấu thầu mua vào của Ai Cập làm gia tăng cạnh tranh xuất khẩu từ khu vực Biển Đen, song giảm bớt lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung của Ukraina do xung đột Nga – Ukraina.

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,990 đồng

Bảng Anh 29,173 đồng

EUR 26,005 đồng

Nguồn: Thông Tô

Khối ngoại bán ròng VHM, DGC, DPM sau khi gom hàng nghìn tỷ vào năm ngoái

## Kể từ đầu năm 2023 đến nay, khối ngoại đã mua ròng 4.570 tỷ đồng trên toàn thị trường. Các cổ phiếu VHM, DPM và DGC có tên trong top 10 bán ròng trong gần hai tháng qua dù từng nằm trong top 10 mua ròng của năm 2022.

Khu đô thị Royal City của Vinhomes tại Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Theo thống kê của Chứng khoán SSI từ đầu năm đến hết phiên 24/2, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 45.970 tỷ đồng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời bán ra 41.400 tỷ đồng, tương ứng với giá trị mua ròng 4.570 tỷ đồng.

Xét theo kênh khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 7.678 tỷ. Theo kênh thỏa thuận, khối ngoại bán ròng 3.109 tỷ.

Giá trị giao dịch bình quân của khối ngoại trong gần hai tháng qua là 2.570 tỷ đồng mỗi phiên, tương đương 10,7% thanh khoản toàn thị trường.

Trong top bán ròng của khối ngoại, cổ phiếu EIB của Eximbank dẫn đầu với giá trị gần 3.462 tỷ đồng, gần như tất cả giao dịch đều được thực hiện qua kênh thỏa thuận. Năm 2022, EIB cũng là quán quân bán ròng với 4.943 tỷ đồng.

Xếp vị trí số 2 từ đầu năm 2023 đến nay là cổ phiếu DGC của Hóa Chất Đức Giang với 504 tỷ đồng, trái ngược với việc mua ròng 3.144 tỷ đồng trong năm ngoái, đứng thứ 3 toàn thị trường.

Cổ phiếu VHM của Vinhomes xếp thứ 3 khi khối ngoại xả 478 tỷ đồng, dù từng gom 2.210 tỷ đồng vào năm 2022, đứng thứ 6 toàn thị trường.

Hai cổ phiếu lớn ngành phân bón là DCM của Đạm Cà Mau và DPM của Đạm Phú Mỹ cùng góp mặt trong top 10 bán ròng tính từ đầu năm 2023 đến 24/2. Năm ngoái, các nhà đầu tư nước ngoài mua thêm lần lượt gần 2.400 tỷ đồng DPM (nhiều thứ 5) và hơn 1.200 tỷ đồng (xếp thứ 13).

Các doanh nghiệp phân bón vừa trải qua một năm bùng nổ với lợi nhuận tăng hàng nghìn tỷ đồng nhờ giá bán hóa chất và phân bón đi lên mạnh mẽ trong ba quý đầu năm vì xung đột Nga – Ukraine.

Cụ thể, DPM ghi nhận doanh thu thuần 18.627 tỷ và lãi sau thuế 5.606 tỷ đồng trong năm 2022, tăng trưởng lần lượt 46% và 77% so với năm trước. DCM cũng báo cáo doanh thu thuần tăng 61% lên 15.924 tỷ và lợi nhuận sau thuế nhảy vọt 134% lên gần 4.281 tỷ.

Xét riêng quý IV, doanh thu và lợi nhuận của DPM cùng đi xuống khi giá bán và nhu cầu cùng suy yếu. Lãi sau thuế của DCM cũng giảm nhẹ.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu danh sách mua ròng của khối ngoại kể từ đầu năm nay, trái ngược với việc xả gần 4.200 tỷ vào năm 2022.

Nếu như doanh nghiệp dầu khí vừa có một năm rực rỡ thì ngành thép lại phải trải qua một năm rất “thê thảm”, đúng như lời dự đoán của tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát. Nguyên nhân là nhu cầu và giá bán cùng lao dốc trong khi chi phí thành phẩm cao.

Hàng loạt tên tuổi lớn như Hòa Phát, Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Tổng Công ty Thép Việt nam (VNSteel – TVN), Gang thép Thái Nguyên (Tisco), … cùng thua lỗ trong hai quý cuối năm.

Hòa Phát có lãi lớn trong hai quý đầu năm nên tính lũy kế cả năm vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế 8.444 tỷ đồng, nhưng chỉ bằng 1/3 kế hoạch mà đại hội cổ đông 2022 đã đề ra.

Sang năm 2023, Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận 8.000 tỷ, thấp hơn năm ngoái. Tuy nhiên trong khoảng ba tháng gần đây, giá thép đã bắt đầu hồi phục, tạo tâm lý tích cực cho nhiều nhà đầu tư.

Nguồn bài viết: https://dongvon.doanhnhanvn.vn/khoi-ngoai-ban-rong-vhm-dgc-dpm-sau-khi-gom-hang-nghin-ty-vao-nam-ngoai-4220232277411520.htm

Tập đoàn Hàn Quốc mua 75% cổ phần Bảo hiểm Hàng không (AIC)

Nhóm cổ đông nhiều liên hệ tới Tập đoàn T&T đã ký hợp đồng chuyển nhượng 75% vốn AIC cho DB Insurance vào ngày 22/2/2023. Thương vụ dự kiến diễn ra theo phương khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận thông qua hệ thống giao dịch UPCOM từ quý I/2023 cho đến khi hoàn tất giao dịch.

vni-3782

DB Insurance cho biết đã chốt thương vụ mua 75% vốn AIC, qua đó trở thành công ty mẹ chi phối công ty bảo hiểm này. Ảnh: VNI.

Vào ngày 22/2, Tổng công ty Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) đã công bố thông tin bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Theo đó, một nhóm 20 cổ đông (19 cá nhân và 1 tổ chức) đã lên kế hoạch chuyển nhượng 75% vốn AIC cho DB Insurance. Ngoài ra, nhóm cổ đông cũng kiến nghị HĐQT đưa vào chương trình họp và trình ĐHĐCĐ bất thường (tổ chức ngày 27/2) về việc xin chấp thuận cho DB Insurance được nhận chuyển nhượng cổ phiếu AIC mà không phải thực hiện chào mua công khai.

Cùng ngày, DB Insurance cho biết đang thực hiện thương vụ mua lại 75% vốn AIC - công ty bảo hiểm lớn thứ 10 tại Việt Nam. DB Insurance đánh giá AIC là sự bổ sung có giá trị cho danh mục đầu tư, đặc biệt khi tổng công ty này có mạng lưới bán hàng và thị phần đáng kể trong lĩnh vực bảo hiểm ô tô.

AIC được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập đầu tiên của doanh nghiệp này là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), CTCP Nam Việt (NAVICO) và các cổ đông khác.

Giai đoạn 2014-2015, nhóm nhà đầu tư có liên hệ tới T&T Group đã mua lại cổ phần AIC và duy trì tỷ lệ chi phối cho đến nay.

Về phần mình, DB Insurance đã dành sự quan tâm lớn tới thị trường Việt Nam từ lâu. Năm 2015, tập đoàn này đã mua thành công 30 triệu cổ phần PTI của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (tương đương tỷ lệ 37%).

Như Nhadautu.vn từng đề cập, dù có nhiều tham vọng trong việc mua chi phối PTI, song DB Insurance đã chịu thua trước nhóm VnDirect trong phiên đấu giá 18,2 triệu cổ phần PTI trung tuần tháng 12/2021, và trở thành nhóm cổ đông thiểu số, dù vẫn có quyền phủ quyết rất lớn.

Nguồn bài viết: Tập đoàn Hàn Quốc mua 75% cổ phần Bảo hiểm Hàng không (AIC)

DP3 sẽ trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 80%

CTCP Dược phẩm Trung ương 3 (Foripharm, HNX: DP3) thông báo chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 và chốt quyền trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền của cả hai hoạt động là 22/03/2023.

Tỷ lệ đợt chi trả cổ tức lần này của DP3 là 80% - tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 8,000 đồng. Với 8.6 triệu cp đang lưu hành, ước tính Doanh nghiệp cần chi khoảng 69 tỷ đồng để hoàn tất thanh toán cổ tức cho cổ đông. Ngày thực hiện dự kiến vào 06/07/2023.

Theo báo cáo quản trị năm 2022, cổ đông lớn nhất của DP3 là Tổng Công ty Dược Việt Nam (UPCoM: DVN), nắm giữ gần 1.9 triệu cp - tương đương 22.075% vốn điều lệ. Như vậy, DVN sẽ được nhận hơn 15 tỷ đồng trong đợt chi trả này.

ĐHĐCĐ thường niên 2023 của DP3 dự tính được tổ chức vào 8h30 ngày 25/04/2023 tại Hội trường DP3 - Nhà máy Nam Sơn ở số 472, đường 351, thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng. Nội dung đại hội hiện chưa được công bố.

Với bức tranh thuận lợi của ngành dược trong năm 2022, DP3 kết năm bằng kết quả tăng trưởng ở cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Cả năm, Công ty báo doanh thu đạt 485 tỷ đồng - tăng 27%; lãi ròng 108.8 tỷ đồng - tăng 17% so với năm trước.

https://fili.vn/2023/02/dp3-se-tra-co-tuc-tien-mat-ty-le-80-738-1042591.htm

Thị trường giảm mạnh, khối ngoại mạnh tay bán ròng 660 tỷ đồng trong phiên đầu tuần

Về giao dịch khối ngoại, nhóm NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục bán ròng 660 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Thị trường giảm mạnh, khối ngoại mạnh tay bán ròng 660 tỷ đồng trong phiên đầu tuần

Thị trường chứng khoán tiếp tục biến động mạnh trong phiên đầu tuần. Hàng loạt cổ phiếu lớn điều chỉnh sâu khiến thị trường giảm 10 điểm ngay đầu phiên. Lực bán dâng cao trong phiên chiều khiến VN-Index có thời điểm “đánh rơi” hơn 21 điểm, trước khi đà giảm thu hẹp đôi chút về cuối phiên. Bên cạnh sự tụt dốc về mặt điểm số, thanh khoản thị trường gia tăng cho thấy áp lực bán ra mạnh hơn. Toàn thị trường có 371 mã giảm điểm trên HOSE, áp đảo so với số cổ phiếu tăng giá.

Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 18,31 điểm (-1,76%) xuống 1.021 điểm trong khi đó, HNX-Index giảm 4,06 điểm xuống 203điểm; UpCOM-Index giảm 0,89 điểm 75 điểm. Thanh khoản trên HoSE tăng đáng kể so với phiên hôm trước với giá trị khớp lệnh đạt xấp xỉ 9.300 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, nhóm NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục bán ròng 660 tỷ đồng trên toàn thị trường.

T r ên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 658 tỷ đồng

Tại chiều mua, VNM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 35 tỷ đồng. Bên cạnh đó, POW xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 21 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng cổ phiếu PVD và BMP với giá trị đều là 11 và 9 tỷ đồng.

Ngược lại, FUEVFVND chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 168 tỷ đồng; theo sau VHM, VRE bị bán khoảng 76 và 75 tỷ đồng mỗi mã.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 203 triệu đồng

Chiều mua, cổ phiếu IDC hôm nay được khối ngoại mua 3 tỷ đồng, tương tự, PVI, PVS, VCS cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đồng.

SHS hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 3 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại TNG, ICG, IVS,…

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 2 tỷ đồng

Cổ phiếu BSR hôm nay được khối ngoại mua 2 tỷ đồng, tương tự, TCW, MML, TED cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

ACV hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 4 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại VEA, VTP, MCH,…

Nguồn bài viết: Thị trường giảm mạnh, khối ngoại mạnh tay bán ròng 660 tỷ đồng trong phiên đầu tuần

VN-Index thử thách mốc 1.000 điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh

Đáy thấp nhất của VN-Index chiều nay ngay trước khi bước vào đợt ATC chỉ còn 1.017,7 điểm, giảm 2,1% so với tham chiếu tương đương 21,86 điểm. May mắn vài trụ lớn được kéo giật lên, mức giảm cuối ngày còn -18,31 điểm hay 1,76%. Khối ngoại rút ròng 658 tỷ đồng, sau khi đã bán ròng gần 1.900 tỷ đồng chỉ riêng tại HoSE từ 13/2 tới trước phiên hôm nay…

24cee0b9-820a-4d29-9fab-d186576a4d81

VN-Index được giật nhẹ lên ở đợt ATC do vài cổ phiếu trụ kéo.

Đáy thấp nhất của VN-Index chiều nay ngay trước khi bước vào đợt ATC chỉ còn 1.017,7 điểm, giảm 2,1% so với tham chiếu tương đương 21,86 điểm. May mắn vài trụ lớn được kéo giật lên, mức giảm cuối ngày còn -18,31 điểm hay 1,76%. Khối ngoại rút ròng 658 tỷ đồng, sau khi đã bán ròng gần 1.900 tỷ đồng chỉ riêng tại HoSE từ 13/2 tới trước phiên hôm nay.

Nhịp giảm đã kéo dài sang phiên thứ 5 liên tiếp và VN-Index điều chỉnh hơn 6% giá trị, mức giảm bình thường trong ngắn hạn. Tuy vậy cổ phiếu giảm nhanh hơn nhiều. Thống kê sơ bộ với rổ VNALLSHARE của sàn HoSE đã có hơn 50 mã giảm trên 10% trong 5 phiên này.

Với tốc độ thua lỗ nhanh, nhà đầu tư sẽ phải cắt lỗ hoặc cắt giảm danh mục. Hành động này diễn ra mạnh đúng vào lúc dòng tiền mua rất kém. Kết quả tất yếu là cổ phiếu rớt giá càng nhanh. HoSE kết phiên hôm nay ghi nhận 13 mã giảm sàn, 150 mã giảm trên 2% và 60 mã giảm trong biên độ 1%-2%.

Độ rộng của VN-Index là 66 mã tăng/371 mã giảm. So với tương quan phiên sáng, mặt bằng giá còn thấp hơn khi tính số lượng mã giảm từ 1% trở lên, đặc biệt buổi sáng mới có 3 mã giảm sàn. Tuy vậy, điểm số chốt lại khá hơn, VN-Index giảm 18,31 điểm (cuối phiên sáng giảm 19,81 điểm). Lý do là một số mã lớn được kéo lên chút ít trong đợt đóng cửa.

VHM là cổ phiếu đáng kể nhất: Chốt đợt khớp lệnh liên tục chỉ có giá 39.450 đồng, giảm 3,9% so với tham chiếu. Đột nhiên đợt ATC có giao dịch tới gần 1,7 triệu cổ và giá nhảy vọt lên 40.900 đồng, tức là thay đổi +3,68% trong một lần giao dịch, thu hẹp mức giảm so với tham chiếu còn -0,24%. VIC cũng có cú nhảy từ 52.200 đồng lên 52.500 đồng, còn giảm 0,76% so với tham chiếu. VCB nhảy từ 92.300 đồng lên 92.800 đồng, còn giảm 0,75%. BID từ 44.000 đồng lên 44.250 đồng, còn giảm 0,78%.

Xếp theo giá trị khớp lệnh, cổ phiếu thanh khoản càng cao giá càng giảm nhiều. Tổng thanh khoản 2 sàn hôm nay cũng tăng 31,4% so với phiên trước, nhưng giá rơi sâu hơn, cho thấy áp lực bán giá thấp đã mạnh thêm.

VN30-Index đóng cửa giảm 1,84% với 2 mã tăng/27 mã giảm, trong đó 19 cổ phiếu giảm trên 1%. Hai mã tăng ngược dòng là VJC tăng 2,39% và VNM tăng 0,67%. VJC tăng khá bất ngờ vì chỉ riêng đợt ATC đã tăng 2,5% chỉ với giao dịch 6.000 cổ phiếu. Đã có lệnh mua lợi dụng cung cầu quá yếu ở đợt này và thay đổi giá đóng cửa dễ dàng. Nhóm blue-chips rơi sâu nhất là MSN giảm 6,98%, NVL giảm 5,7%, SSI giảm 3,95%, MWG giảm 3,8%, HPG giảm 3,37%, HDB giảm 3,43%, PDR giảm 3,32%.

Nhóm cổ phiếu vật liệu và chứng khoán giảm cực mạnh buổi chiều, dù không có mã nào sàn ngoài POM. Cổ phiếu thép ngoài HPG còn có NKG giảm 5,33%, HSG giảm 5,26%, VGS giảm 5,6%. Cổ phiếu xi măng có BCC giảm 6,56%, BTS giảm 4,55%, FCM giảm 6,16%, HT1 giảm 2,66%, TEG giảm 3,52%. Cổ phiếu chứng khoán có nhóm chủ lực giảm mạnh là SSI giảm 3,95%, HCM giảm 5,21%, VND giảm 4,29%, VCI giảm 4,55%, MBS giảm 5,19%, FTS giảm 4,89%, CTS giảm 6,15%…

Khối ngoại chiều nay tăng bán dữ dội thêm 1.010,2 tỷ đồng nữa trên HoSE, nhưng chỉ mua thêm 656,2 tỷ đồng. Giao dịch lớn đẩy vị thế ròng cả ngày lên -658,2 tỷ đồng. Khối này xả mạnh cổ phiếu tài chính và bất động sản: VHM -76 tỷ, SSI -75 tỷ, STB -71,7 tỷ, DXG -53,3 tỷ, VND -26,9 tỷ, NVL -25,9 tỷ, VCB -25 tỷ. Ngoài ra HPG, MSN cũng bị xả nhiều, cộng thêm chứng chỉ quỹ FUEVFVND -168,4 tỷ và FUESSVFL -21,9 tỷ. Phía mua ròng chỉ có VNM +34,6 tỷ và POW +21,2 tỷ là đáng kể.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh liên tục với cổ phiếu sàn HoSE đã sang phiên thứ 10 liên tục. Tuần trước chỉ riêng cổ phiếu đã bị rút đi 1.410 tỷ đồng ròng. Tính từ giữa tháng 2 đến nay, tổng giá trị bán ròng trên HoSE lên tới trên 2.550 tỷ đồng. Đợt bán ròng khá mạnh của khối ngoại lại diễn ra trong bối cảnh thị trường rơi vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn và dòng tiền trong nước còn yếu. Bất ngờ là nhà đầu tư cá nhân trong nước đã chuyển sang vị thế đối lập, đang mua vào hơn 2.000 tỷ đồng trong tuần trước. Điểm khá thú vị là giao dịch của cá nhân dường như đối lập với khối ngoại, khi vốn ngoại mua ròng liên tục và tạo đáy cho thị trường thì cá nhân lại bán ra ròng rã. Khi thị trường đạt đỉnh và đi xuống, dòng tiền cá nhân lại mua vào liên tục trong khi khối ngoại xả.

Nguồn bài viết: VN-Index thử thách mốc 1.000 điểm, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Một doanh nghiệp thực phẩm chuẩn bị chia cổ tức đặc biệt bằng tiền tỷ lệ 100%

Với gần 122 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi khoảng 1.218 tỷ đồng để trả cổ tức cho đợt này.

Một doanh nghiệp thực phẩm chuẩn bị chia cổ tức đặc biệt bằng tiền tỷ lệ 100%

Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – CTCP (Vocarimex, mã VOC) thông báo về việc chi trả cổ tức đặc biệt cho cổ đông bằng tiền với tỷ lệ thực hiện lên tới 100%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếunhận được 10.000 đồng.

Với gần 122 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vocarimex dự kiến chi khoảng 1.218 tỷ đồng để trả cổ tức cho đợt này. Ngày giao dịch đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức là ngày 17/3, tương đương ngày giao dịch không hưởng quyền là 16/3. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 12/4 tới đây.

Vocarimex là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Kido với tỷ lệ sở hữu gần 87,3%. Ước tính KDC sẽ nhận về tỷ đồng cổ tức từ VOC 1.063 tỷ đồng.

Trước đó, vào ngày 5/1, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Vocarimex cũng đã thông qua những nội dung quan trọng trong việc tái cấu trúc đầu tư tài chính của công ty. Theo đó, Vocarimex đã quyết định chuyển nhượng 24% cổ phần tại Calofic cho Công ty Siteki Investment PTE Ltd (Siteki). Hai bên thỏa thuận giá trị chuyển nhượng hơn 2.100 tỷ đồng.

Theo đại diện Vocarimex, nếu việc thoái vốn tại Calofic thành công và có thặng dư, công ty sẽ trả cổ tức đặc biệt cho cổ đông là 100% bằng tiền mặt.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 4/2022 Vocarimex ghi nhận doanh thu tăng 41% lên xấp xỉ 600 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh khiến VOC lỗ gộp hơn 148 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 15 tỷ. Khấu trừ các chi phí, VOC lỗ sau thuế 128 tỷ, tăng mạnh so với mức lỗ 212 triệu đồng hồi quý 4/2021.

Luỹ kế cả năm 2022, VOC ghi nhận doanh thu 1.613 tỷ, tăng đáng kể song vẫn ghi nhận lỗ sau thuế gần 46 tỷ đồng. Năm 2021 mặc dù tình hình khó khăn do Covid-19, doanh nghiệp này vẫn có lãi 115 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp thực phẩm chuẩn bị chia cổ tức đặc biệt bằng tiền tỷ lệ 100%

1 Likes

Bạn ơi cái ảnh doanh thu và lợi nhuận ở trên xem ở đâu vậy :beers:

Doanh nghiệp ‘khóc’ vì lãi suất ngân hàng

Đây là chia sẻ của ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí - điện TP.HCM tại Hội nghị đối thoại kết nối ngân hàng - doanh nghiệp diễn ra tại TP.HCM sáng 28/2.

“Doanh nghiệp luôn bị thua thiệt”, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí - điện TP.HCM nói và cho biết doanh nghiệp hội viên đang rất bức xúc khi lợi nhuận các ngân hàng trong năm 2022 tăng trưởng trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Doanh nghiệp “tố” lãi suất cao, bị ngân hàng gây khó dễ

Tại hội nghị đối thoại, ông Tống nêu ra nhiều trường hợp khó khăn điển hình của các doanh nghiệp trong Hội doanh nghiệp cơ khí - điện TP.HCM.

“Có những doanh nghiệp khóc vì lãi suất ngân hàng. Có trường hợp ngân hàng gửi thông tin đàm phán lãi suất cho vay với biên độ 2,5% so với lãi suất huy động, nhưng trong hợp đồng để ký không nêu lãi suất cụ thể, ngân hàng nói đã có trong bảng chào giá nên hợp đồng không nói lại. Nhưng thực tế đến nay, biên độ đã lên đến 4-5%”, ông Tống chia sẻ.

Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí - điện TP.HCM chia sẻ tại hội nghị sáng nay. Ảnh: Quỳnh Danh.


Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí - điện TP.HCM chia sẻ tại hội nghị sáng nay. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trong một trường hợp khác, có doanh nghiệp đã được cấp hạn mức cho vay nhưng đến thời điểm giải ngân, ngân hàng nói không có tiền. Máy móc đã nhập về đến cảng, L/C (thư tín dụng - cam kết thanh toán) đã mở nhưng đợi đến khi được giải ngân, doanh nghiệp phải tốn thêm hàng trăm triệu đồng cho chi phí lưu cảng.

Hay với doanh nghiệp của chính ông, khi muốn rút tài sản bảo đảm ở ngân hàng này để đưa sang vay ngân hàng khác lãi suất tốt hơn, ông nhận thấy ngân hàng gây khó dễ dù không còn dư nợ vay.

Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp có sáng chế được bảo hộ 20 năm cho rằng lẽ ra trong lĩnh vực được ưu tiên vay vốn nhưng suốt 6 năm qua không thể vay vốn ngân hàng.

“Doanh nghiệp của chúng tôi đáp ứng cả 3 chiến lược tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, khoa học công nghệ mà còn khó khăn như vậy thì các doanh nghiệp khác khổ như thế nào”, người này nói.

Lãnh đạo Nệm Vạn Thành cũng giãi bày một công ty sản xuất chỉ thu được lãi 10-15%/năm, chưa kể chi phí đầu tư trang thiết bị, thì mức lãi suất vay hơn 15%/năm, thậm chí đến gần 20%/năm như thời gian qua là không thể.

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Cần Giờ yêu cầu NHNN Chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng thương mại có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay lãi suất thấp. Còn hiện tại, doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đều bị lãi vay “ăn hết”.

Ngân hàng nói lãi suất sẽ giảm thời gian tới

Trước những phản ánh này, ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM chia sẻ lãi suất tăng cao là tình trạng chung sau nhiều lần Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất điều hành trong năm 2022. Hiện NHNN đang triển khai đồng loạt 5 nhóm giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Thực tế, ông cho rằng lãi suất cho vay đang giảm nhanh hơn lãi suất huy động. Ông khẳng định trong thời gian tới, lãi suất sẽ xuống dần theo diễn biến thị trường trong nước và quốc tế.

Với các hành vi tự động tăng lãi suất một cách không minh bạch, gây khó dễ khi doanh nghiệp muốn rút tài sản bảo đảm khi hết dư nợ vay, hay từ chối cho vay mà không có lý do chính đáng… Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM khẳng định cơ quan quản lý luôn phản đối và sẽ làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội để làm rõ hành vi của các ngân hàng, có biện pháp xử lý.

Lãnh đạo NHNN Chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng thương mại trả lời vướng mắc của các doanh nghiệp. Ảnh: Quỳnh Danh.

Lãnh đạo NHNN Chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng thương mại trả lời vướng mắc của các doanh nghiệp. Ảnh: Quỳnh Danh.

Chia sẻ thêm tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho rằng doanh nghiệp và ngân hàng lẽ ra phải bình đẳng với nhau, nhưng ông có cảm tưởng ngân hàng đang thua thiệt. “Doanh nghiệp thoải mái mắng ngân hàng nhưng chưa có lúc nào ngân hàng mắng doanh nghiệp cả”.

Để đảm bảo tính bình đẳng, theo ông, cốt lõi là phải minh bạch thông tin, đặc biệt thông tin trong hợp đồng. Ông đề nghị các doanh nghiệp phản ánh với NHNN khi phát hiện sự không minh bạch của các ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề lãi suất, ông chia sẻ lãi suất cao là rủi ro lớn với ngân hàng. Bởi chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng cao dẫn đến khả năng nợ xấu, mà đây là nỗi ám ảnh lớn nhất của ngành ngân hàng.

“Cứ tin tôi đi, trong vòng vài tuần tới lãi suất sẽ giảm cực nhanh”, lãnh đạo OCB nhấn mạnh.

Gần 3 triệu tỷ đồng cho vay qua kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Nhìn nhận về cuộc đối thoại, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng hai bên ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa có cách chia sẻ thẳng thắn cũng như phương án giải quyết rõ ràng cho các vấn đề vướng mắc.

Do đó, ông đề nghị NHNN Chi nhánh TP.HCM tổ chức nhiều cuộc đối thoại hơn, không phải để chỉ trích mà cần có nhiều ý kiến gay gắt để hiểu nhau hơn, từ đó có thể hợp tác trên tinh thần cầu thị, đôi bên cùng có lợi.

Cùng với đó, NHNN TP nên có các kênh kết nối khác để các doanh nghiệp thường xuyên phản ánh các vướng mắc, kiến nghị đến cơ quan quản lý tiền tệ và lãnh đạo TP.

Phát biểu chỉ đạo, ông cho biết vốn và lãi suất là hai vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp mà ông có dịp tiếp xúc từ cuối năm ngoái đến nay. Ông kiến nghị NHNN và các ngân hàng thương mại quan tâm đến việc cơ cấu lại nợ cũng như các vấn đề về lãi suất, tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, tùy chính sách và điều kiện của từng ngân hàng.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu chỉ đạo hội nghị sáng 28/2. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu chỉ đạo hội nghị sáng 28/2. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại hội nghị sáng nay, 16 ngân hàng thương mại cũng đã ký kết với 64 doanh nghiệp, tổng gói tín dụng vào khoảng 11.000 tỷ đồng. Lũy kế sau 10 năm triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, đã có 157.000 khách hàng tham gia với số dư nợ gần 3 triệu tỷ đồng.

Tính từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố với doanh số đạt 469.000 tỷ đồng.

Trong số này, các ngân hàng tại TP.HCM đã giảm lãi suất cho vay các chương trình của ngân hàng 300.000 tỷ đồng, tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp 100.000 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ hơn 9.000 tỷ đồng (lũy kế thực hiện gói hỗ trợ 2% tại TP.HCM đã đạt trên 15.000 tỷ đồng).

Sắp tới, NHNN Chi nhánh TP.HCM sẽ phối hợp UBND huyện Củ Chi và văn phòng Agribank Củ Chi để kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như phối hợp UBND quận 12, TP Thủ Đức để tháo gỡ kết nối khó khăn với các doanh nghiệp ở những địa bàn này.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thương mại HCD - doanh nghiệp có cổ phiếu từng tăng 700% trong 1 năm sắp họp ĐHCĐ

Năm 2022, phải nhờ đến khoản lãi 10,5 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Nhựa Tường An, Thương mại HCD mới không ghi nhận mức lãi ròng giảm mạnh.

CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (Mã HCD - HOSE) thông báo ngày Ngày 22/3/2023 tới sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023 dự kiến diễn ra ngày 22/4/2023 tại KCN Khai Sơn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Tại Nghị quyết vừa được HĐQT HCD thông qua ngày 27/2/2023, công ty dự trình Đại hội kết quả kinh doanh năm 2022 và kế hoạch kinh doanh năm 2023; phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 và một số nội dung có liên quan.

Về tình hình kinh doanh, sau năm 2021 lãi kỷ lục hơn 47 tỷ đồng cùng mức doanh thu đạt đỉnh trong lịch sử hoạt động, bước sang năm 2022, tình hình kinh doanh của công ty đi bắt đầu đi ngang với doanh thu đạt 744 tỷ và lãi ròng 40,5 tỷ đồng.

Phải nhờ đến khoản lãi 10,5 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Nhựa Tường An, Thương mại HCD mới không ghi nhận mức lãi ròng giảm mạnh trong năm 2022.

Thương mại HCD là doanh nghiệp có vốn điều lệ gần 316 tỷ đồng. Công ty được thành lập năm 2021 với vốn ban đầu là 45 tỷ.

HCD hoạt động với mũi nhọn kinh doanh là xuất nhập khẩu nguyên liệu hạt nhựa nguyên sinh PE, PP, HD, LD, LLD, PS. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các loại vật tư, vật liệu xây dựng khác như sắt thép và đá vôi công nghiệp,…

Trên thị trường chứng khoán khoán, 31,6 triệu cổ phiếu HCD hiện đang giao dịch tại mức 7.640 đồng/cổ phiếu - tăng 69% sau khi chạm đáy 4.520 đồng hồi giữa tháng 11/2022. Dù vậy, so với mức đỉnh giá 15.650 đồng từng ghi nhận trong phiên 18/3/2022, mã hiện đã giảm 51% giá trị.

Còn nhớ, trong giai công ty ghi nhân kết quả kinh doanh đột biến trong năm 2021 sau khi chỉ lãi ròng vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng trong năm trước đó, cổ phiếu.

Bứt mạnh gần 700% từ mức 1.970 đồng (cuối tháng 1/2021) và lập đỉnh 14 tháng sau đó.


Diễn biến giá cổ phiếu HCD 2 năm trở lại đây

FLC Stone phải giải trình về việc cổ phiếu AMD tăng trần 5 phiên liên tiếp

(TBTCO) - Theo văn bản giải trình từ Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (mã ck: AMD), việc cổ phiếu AMD tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 20/2/2023 đến ngày 24/2/2023 là do quy luật cung cầu thị trường.

FLC Stone phải giải trình về việc cổ phiếu AMD tăng trần 5 phiên liên tiếp
Cổ phiếu AMD của FLC Stone được giao dịch vào ngày 28/2 với giá 1.430 đồng/cổ phiếu

Ngày 28/2, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã công bố thông tin đại chúng liên quan đến việc giải trình của Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone.

Theo Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone, ngày 27/2/2023 đơn vị này có nhận được Công văn số 201/SGDHCM-GS ngày 24/2/2023 của HOSE về việc công bố thông tin giá cổ phiếu tăng trần năm 5 phiên liên tiếp từ ngày 20/2/2023 đến ngày 24/2/2023.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone cho rằng, chưa nhận biết được sự kiện, thông tin liên quan nào đã làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu AMD khiến cho giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 20/2/2023 đến ngày 24/2/2023.

Đồng thời, mã cổ phiếu AMD đã được niêm yết và giao dịch công khai trên HOSE nên việc biến động giá cổ phiếu là do cung cầu thị trường và tâm lý của nhà đầu tư tại từng thời điểm.

Theo lịch sử giao dịch, tại thời điểm ngày 20/2, AMD được giao dịch với giá 1.270 đồng/cổ phiếu, tăng 5,83% so với phiên giao dịch trước; ngày 21/2, AMD được giao dịch với giá 1.350 đồng/cổ phiếu, tăng 3,85%; ngày 22/2, AMD được giao dịch với giá 1.440 đồng/cổ phiếu, tăng 2,86%; ngày 23/2, AMD được giao dịch với giá 1.540 đồng/cổ phiếu, tăng 10%; ngày 24/2, AMD được giao dịch với giá 1.640 đồng/cổ phiếu, tăng 6,49%.

Tuy nhiên, sau 5 phiên tăng trần liên tiếp, đến ngày 27/2, cổ phiếu của FLC Stone quay đầu và được giao dịch với mức giá 1.530 đồng/cổ phiếu, giảm 6,71%. Đóng cửa phiên 28/2, AMD tiếp tục giảm khi được giao dịch ở giá 1.430 đồng/ cổ phiếu, giảm 6,54%. Đáng chú ý, đây là loại cổ phiếu thuộc dạng hạn chế giao dịch do công ty chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin của HSX.

Trước đó, hai cổ phiếu “họ” FLC là cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã ck: FLC) và cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (mã ck: GAB) lần lượt theo thứ tự rơi vào tình trạng bị đỉnh chỉ giao dịch và huỷ niêm yết.

Cụ thể, ngày 14/2, HOSE cũng ra quyết định huỷ niêm yết 709.997.807 cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vì “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin”. Ngày huỷ niêm yết có hiệu lực 20/2/2023.

Đến ngày 17/2, cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC bị HOSE đưa vào diện đình chỉ giao dịch vì chưa thực hiện công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022, đã quá 6 tháng so với thời hạn quy định.

Sếp PYN Elite Fund: Chứng khoán Việt Nam không thể dự đoán được trong ngắn hạn

Vừa có niềm vui “hái lộc” đầu năm với mức hiệu suất đầu tư hơn 10% trong tháng 1/2023, PYN Elite Fund đã để tuột mất toàn bộ thành quả trong tháng 2.

Sếp PYN Elite Fund: Chứng khoán Việt Nam không thể dự đoán được trong ngắn hạn

Trong bức thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng, nhà sáng lập và quản lý PYN Eltie Fund cho biết hiệu suất đầu tư tăng hơn 10% trong tháng 1/2023 của PYN Elite Fund đã bị triệt tiêu hoàn toàn trong tháng 2, đưa giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ trở lại mức cuối năm 2022.

Theo ông Petri Deryng, điều này xảy ra khi những rung lắc vẫn liên tục ghi nhận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, song người đứng đầu quỹ PYN Elite vẫn kỳ vọng vào một số yếu tố thúc đẩy thị trường khởi sắc hơn trong năm 2023. Cụ thể, mặc dù lạm phát và lãi suất đang tác động lớn tới tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, nhưng tại thị trường Việt Nam, những yếu tố tới từ nội tại đóng vai trò quan trọng hơn và ông Petri Deryng tin rằng những động lực này sẽ tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán trong vòng 1 năm tới.

Yếu tố được nhấn mạnh liên quan tới mức định giá thị trường trở nên hấp dẫn sau nhịp giảm sâu của năm 2022. Trong khi các thị trường trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines chỉ giảm trung bình 4% thì chỉ số VN-Index đã giảm tới 32% trong năm ngoái. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, lãi suất sau khi tăng mạnh vào khoảng tháng 12/2022 đã bắt đầu giảm và ông Petri Deryng nhận định xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong năm nay khi các yếu tố gây ra sự bất ổn trên thị trường Việt Nam lắng xuống.

“Thị trường chứng khoán Việt Nam không thể dự đoán trước trong ngắn hạn và nhà đầu tư lúc này cần kiên nhẫn", ông Petri Deryng thừa nhận.

Tại thời điểm tháng 2/2023, những khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của PYN Elite Fund ghi nhận CTG chiếm tỷ trọng lớn nhất với 18,5% danh mục, kế tiếp là VHM (tỷ trọng 13,2%), STB (tỷ trọng 10,4%), ACV (tỷ trọng 9,1%), VRE (tỷ trọng 8,6%)…

Hầu hết những cổ phiếu này trong năm 2022 đều đem về lợi nhuận cao hơn con số của năm 2021. Với năm 2023, ông Petri Deryng kỳ vọng lợi nhuận của những khoản đầu tư được nắm giữ với tỷ trọng lớn sẽ tiếp tục tăng trưởng dương, dù không thể bằng mức tăng trung bình 30% của năm trước.

Nguồn: PYN Elite Fund

Trước đó, PYN Elite Fund đã công bố báo cáo hoạt động tháng 1/2023 với hiệu suất đầu tư đạt 10,33%, mức cao nhất quỹ ngoại này từng đạt được vào tháng 1 kể từ khi rót vốn vào Việt Nam cách đây 10 năm. PYN Elite Fund đánh giá kết quả khả quan trong tháng đầu năm được thúc đẩy bởi sự phục hồi xuất sắc của các cổ phiếu ngân hàng.

Thời điểm 31/1/ 2022, giá trị tài sản ròng/ccq của PYN Elite đạt hơn 436 Euro. Quy mô danh mục (AUM) lên đến hơn 759 triệu Euro (~19.240 tỷ đồng), tăng 77 triệu Euro (~1.900 tỷ đồng) so với thời điểm cuối năm 2022.

https://markettimes.vn/sep-pyn-elite-fund-chung-khoan-viet-nam-khong-the-du-doan-duoc-trong-ngan-han-18212.html

BSC dự báo FTSE ETF sẽ thêm mới EIB, đồng thời loại bỏ STB và PLX trong đợt cơ cấu quý I

Theo BSC, FTSE Vietnam Index dự kiến sẽ thêm mới cổ phiếu EIB trong khi loại các cổ phiếu STB và PLX (do điều kiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài), TCH (do không đáp ứng điều kiện giá trị vốn hóa) vào kỳ cơ cấu quý I tới đây.

Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), ngày 3/3, FTSE dự kiến sẽ công bố danh mục cổ phiếu thành phần bộ chỉ số FTSE Vietnam All-share và FTSE Vietnam Index.

Sau đó vào ngày 10/3, MarketVector cũng sẽ công bố danh mục cổ phiếu thuộc chỉ số MarketVector Vietnam Local Index. Ngày 17/3 dự kiến là ngày hoàn tất việc cơ cấu toàn bộ danh mục của các ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số này.

Trên cơ sở dữ liệu tại ngày 17/2, BSC dự báo danh mục cổ phiếu thành phần và số lượng cổ phiếu mua/bán đối với các ETF tham chiếu theo các chỉ số.

Cụ thể, MarketVector Vietnam Local Index có thể sẽ không thêm mới cổ phiếu nào, trong khi dự kiến loại bỏ các mã STB (do điều kiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài), DXG & TCH (do không đáp ứng điều kiện giá trị vốn hóa lũy kế)

Với FTSE Vietnam Index, rổ dự kiến sẽ thêm mới cổ phiếu EIB trong khi loại các cổ phiếu STB và PLX (do điều kiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài), TCH (do không đáp ứng điều kiện giá trị vốn hóa).

Nhóm phân tích của BSC lưu ý quý I/2023 là thời điểm chuyển đổi danh mục cổ phiếu từ bộ chỉ số cũ (MVIS Vietnam Index) sang bộ chỉ số mới (MarketVector Vietnam Local Index). Theo đó, toàn bộ danh mục cổ phiếu mới sẽ bao gồm 100% cổ phiếu Việt Nam.

Kể từ thời điểm 30/12/2022 đến hết ngày 23/2/2023, ETF VNM (tham chiếu theo chỉ số MVIS Vietnam Index) đã tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam thêm 11,3% (từ mức 70,9% lên 82,2%) và giảm tỷ trọng cổ phiếu nước ngoài xuống còn 16%. Do đó trong điều kiện giả định quy mô ETF VNM gia tăng chỉ đến từ việc chuyển đổi 16% cổ phiếu ngoại còn lại thành 100% cổ phiếu Việt Nam, giá trị mua ròng thêm các cổ phiếu Việt Nam dự kiến là 79 triệu USD.

Bên cạnh đó, cổ phiếu FRT có thể được xem xét thêm mới vào rổ MarketVector Vietnam Local Index do ảnh hưởng bởi ngày chốt số liệu, tỷ lệ free-float, trọng số đầu tư được áp dụng.

Giá trị tính toán có thể thay đổi do ngày chốt dữ liệu, hệ số tỷ lệ free-float mà MarketVector và FTSE áp dụng. Trên cơ sở đó, BSC dự báo danh mục Quỹ ETF VNM và FTSE Vietnam dự kiến thay đổi đối với các cổ phiếu Việt Nam như sau:

Nguồn bài viết: BSC dự báo FTSE ETF sẽ thêm mới EIB, đồng thời loại bỏ STB và PLX trong đợt cơ cấu quý I

Bác check thử bài báo này nha: Một doanh nghiệp thực phẩm chuẩn bị chia cổ tức đặc biệt bằng tiền tỷ lệ 100%