Chứng sỹ săn tin!

Phố Wall và Fed đang đấu trí căng thẳng

(KTSG Online) – Các nhà đầu tư ở Phố Wall đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào nửa cuối năm nay nhưng Fed đang phát thông điệp ngược lại.

Các quan chức của Fed bao gồm Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo lãi suất sẽ tăng cao hơn mức dự kiến trước đây và sẽ chưa giảm trong năm nay. Ảnh: WSJ

Fed cảnh báo còn quá sớm để nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất trong năm 2023. Tuy nhiên, giới đầu tư ngày càng tin rằng đó chính xác là những gì cơ quan quản lý tiền tệ của Mỹ sẽ làm.

Xung đột giữa kỳ vọng của các nhà đầu tư và chính sách của Fed cũng như kết cục cuối cùng của quỹ đạo lãi suất đang trở thành một trong những dấu hỏi lớn nhất đối với các thị trường tài chính trong năm 2023.

Nhiều nhà quản lý tiền tệ cho rằng, lạm phát của Mỹ đã lên đến đỉnh điểm và áp lực giá cả sẽ giảm nhanh đến mức Fed sẽ rút lại một mức tăng lãi suất vào cuối năm nay, như đã làm vào năm 2019 chỉ 7 tháng sau khi kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.

Lần này, các quan chức Fed phát tín hiệu là sẽ hành động khác vì lạm phát hiện nay cao hơn nhiều so với trước đây.

Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 12-1 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tốc độ chậm nhất kể từ tháng 10 năm 2021 và là tháng thứ sáu liên tiếp CPI tăng chậm lại. Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ vào tuần trước cũng cho thấy tăng trưởng tiền lương đã hạ nhiệt, với thu nhập trung bình mỗi giờ tăng với tốc độ chậm nhất kể từ giữa năm 2021.

Các bằng chứng về lạm phát đang suy yếu đã thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất sớm nhất là vào nửa cuối năm nay. Theo CME Group, các nhà giao dịch trên thị trường phái sinh lãi suất đang đặt cược rằng có xác suất 90% Fed nâng lãi suất thêm hai đợt nữa trong năm nay, lên khoảng 4,9% vào tháng 3. Tuy nhiên, những người này cũng dự đoán có xác suất 60% Fed sẽ giảm lãi suất ít nhất một lần vào tháng 12-2023.

Tại cuộc họp vào tháng trước, các quan chức Fed dự đoán lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong suốt mùa Xuân, lên khoảng 5,1%. Không ai trong số quan chức này phát tín hiệu sẽ giảm lãi suất trong năm nay.

Nhìn chung, những người này báo hiệu một lộ trình tăng lãi suất có phần quyết liệt hơn vì họ kém lạc quan hơn so với các nhà đầu tư. Những nhà đầu tư nhận thấy lạm phát sẽ giảm tốc nhanh hơn trong năm nay hoặc ít bi quan hơn về khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

“Thành thật mà nói, tôi không hiểu tại sao thị trường lại quá lạc quan về lạm phát”, Mary Daly, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ phụ trách khu vực San Francisco nói sau cuộc họp của Fed vào tháng trước.

Fed và nhiều nhà đầu tư đồng ý rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong năm nay khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng giảm bớt và giá nhà ở tăng chậm lại sau khi tăng vọt trong hai năm qua. Tuy nhiên, các quan chức của Fed lo ngại sức mạnh của thị trường lao động có thể khiến tiền lương tăng trưởng bền bỉ và ngăn lạm phát giảm về mức mục tiêu 2% của Fed.

Bà Daly cho biết, các quan chức Fed không được phép định hình quỹ đạo lãi suất dựa trên kịch bản lý tưởng của lạm phát. “Chúng tôi phải hình dung những rủi ro đối với lạm phát là gì”, bà nói.

Các nhà đầu tư sẽ phải trả giá nếu mua cổ phiếu dựa vào kỳ vọng lãi suất giảm trong năm nay nếu rốt cục, Fed không hành động như vậy.

Chỉ số S&P 500, theo dõi biến động giá cổ phiếu của 500 công ty đại chúng có vốn hóa lớn tiêu biểu của thị trường chứng khoán đã tăng 11% so với mức thấp nhất trong tháng 10. Phần lớn mức tăng này là do giới đầu tư đặt cược Fed sẽ chuyển sang giảm lãi suất vào một thời điểm nào đó trong năm nay.

Trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đã phục hồi một số mất mát sau năm 2022 tàn khốc. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức 3,446% vào hôm 12-1, so với mức cao nhất trong tháng 10 là 4,231%. Lợi suất giảm khi giá trái phiếu tăng.

Một số ngân hàng, bao gồm JPMorgan, UBS và Deutsche Bank kỳ vọng chứng khoán Mỹ sẽ tăng trong năm nay. Tuy nhiên, những nhà chiến lược khác cảnh báo Phố Wall có thể phải chịu mức giảm tỷ lệ phần trăm hai con số một lần nữa, đặc biệt nếu chính sách của Fed trở nên khó lường hơn so với dự đoán của giới đầu tư và khiến nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại nhiều hơn những gì các nhà đầu tư mong đợi.

Điều gì dẫn đến sự mất kết nối giữa Fed và phần lớn Phố Wall?

“Đơn giản là vì thị trường có quan điểm rất khác về lạm phát. Họ cho rằng lạm phát sẽ giảm nhanh hơn nhiều so với kỳ vọng của Fed”, Mark Cabana, Giám đốc chiến lược lãi suất của Mỹ tại Bank of America Corp, nói.

Ngoài ra, có những khác biệt quan trọng về mặt kỹ thuật trong dự đoán kinh tế và lãi suất hàng quí của Fed so với những gì các nhà đầu tư dự đoán dựa trên kết quả đọc thị trường lãi suất tương lai.

Các dự đoán của Fed đại diện cho những gì mà mỗi quan chức Fed nghĩ sẽ xảy ra với lãi suất theo phân tích của họ. Tuy nhiên, những dự đoán đó chỉ tiết lộ cách Fed có thể phản ứng trong một số tình huống chung. Trong khi đó, những người tham gia thị trường có thể đặt cược dựa theo xác suất trên các thị trường lãi suất tương lai, giúp tính toán tốt hơn các kịch bản kinh tế khác nhau.

Sam Lynton-Brown, trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô toàn cầu tại Ngân hàng BNP Paribas, cho biết nhiều nhà đầu tư dường như không muốn tin vào những phát ngôn của Fed.

“Thị trường đã rút ra được bài học rằng dự báo suất tương lai của các ngân hàng trung ương dựa vào dữ liệu mà họ có được vào thời điểm đưa ra dự báo. Nhưng dữ liệu không ổn định mà sẽ thay đổi liên tục, do vậy, dự báo lãi suất tương lai của Fed không đáng tin cậy”, ông nói.

Khoảng cách trong kỳ vọng về lạm phát và lãi suất của Phố Wall và Fed một phần cũng có thể xuất phát từ việc các quan chức Fed không muốn thể hiện thông điệp quá lạc quan trước công chúng.

Fed tin rằng, bất kỳ đợt phục hồi nào của thị trường cũng sẽ giúp nới lỏng các điều kiện tài chính và điều đó có khả năng cản trở nỗ lực của các quan chức Fed nhằm hạn chế tuyển dụng lao động hoặc tăng lương. Rốt cục, điều quan trọng nhất đối với các thị trường tài chính có thể không phải là Fed tăng lãi suất cao đến mức nào mà là nền kinh tế Mỹ có thể trụ vững tốt như thế nào trong năm nay.

Các nhà chiến lược của Ngân hàng Goldman Sachs nhận định, nếu Mỹ tránh được suy thoái như mong đợi thì thị trường chứng khoán sẽ tăng cao hơn một chút vào cuối năm nay. Nếu Mỹ rơi vào suy thoái, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ trượt dốc. Trong trường hợp đó, những nhà chiến lược này dự báo chỉ số S&P 500 có thể giảm thêm 20% trong năm 2023.

Nguồn bài viết: Phố Wall và Fed đang đấu trí căng thẳng - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

2 Likes

Ca sĩ “Chiếc khăn gió ấm” Khánh Phương tham gia HĐQT công ty bất động sản, cổ phiếu tăng 840% dù thua lỗ

ĐHĐCĐ bất thường mới đây của CTCP Sông Đà 1.01 (UPCoM: SJC) đã bầu ra HĐQT mới, trong đó xuất hiện một số nhân vật đáng chú ý như ca sĩ “Chiếc khăn gió ấm” Phạm Khánh Phương.

Dù kết quả kinh doanh bết bát, cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, giá cổ phiếu SJC liên tiếp ghi nhận những phiên xanh - tím, thanh khoản theo đó cũng tăng đáng kể.

Kinh doanh thua lỗ, nợ chồng chất nhưng cổ phiếu vẫn tăng trần liên tiếp

SJC thành lập vào năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản. Một số dự án do SJC làm chủ đầu tư có thể kể đến như chung cư cao cấp Vinafor, Eco Green Tower, Hemisco Xala và tòa nhà CT1 Văn Khê.

SJC từng là một trong những doanh nghiệp niêm yết trên HNX từ rất sớm, vào những năm 2007 - 2008. Đến năm 2014, Công ty có vốn điều lệ 72.3 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến nay.

Đến ngày 24/06/2021, cổ phiếu SJC bị hủy niêm yết trên HNX do vi phạm chậm nộp BCTC năm trong 3 năm liên tiếp từ 2018 - 2020, buộc phải xuống sàn UPCoM. 02/07/2021 là ngày SJC giao dịch đầu tiên trên UPCoM với giá 1,400 đồng/cp. Tuy nhiên, SJC chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần, do chưa khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế giao dịch.

Đầu tháng 05/2022, cổ phiếu SJC tiếp tục duy trì diện hạn chế giao dịch do Công ty chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định chung đối với BCTC năm 2021 đã được kiểm toán và không có biện pháp khắc phục. Đến giữa tháng 01/2023, việc hạn chế giao dịch của cổ phiếu SJC vẫn tiếp diễn.

Kết quả kinh doanh của SJC cũng không mấy khả quan khi 9 tháng đầu năm 2022, Công ty lỗ ròng hơn 144 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đó lãi hơn 2.5 tỷ đồng. Được biết, SJC có lãi trong năm 2021 là nhờ hoàn thành quyết toán chuyển nhượng dự án bất động sản, nhờ đó bù đắp được chi phí quản lý. Tính đến cuối tháng 09/2022, SJC lỗ lũy kế gần 1.6 tỷ đồng. Nợ phải trả lên đến hơn 1,500 tỷ đồng, chiếm 94% tổng nguồn vốn. Nợ tập trung vào nợ vay gần 528 tỷ đồng và doanh thu chưa thực hiện dài hạn gần 700 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance (Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance (Đvt: Tỷ đồng)

Dù kết quả kinh doanh thua lỗ, diễn biến cổ phiếu SJC lại trái ngược.

Từ phiên 26/08 - 30/12/2022, cổ phiếu SJC ghi nhận chuỗi 18 phiên tăng liên tiếp, trong đó có đến 17 phiên tăng trần. Qua đó, từ thị giá chỉ 1,900 đồng/cp đã nhanh chóng vọt lên mức 17,900 đồng/cp, tương ứng tăng hơn 842%, vào phiên 30/12/2022. Sang tuần đầu tiên của năm 2023, cổ phiếu này giảm hơn 7%, còn 16,500 đồng/cp.

Bên cạnh thị giá, thanh khoản SJC trong giai đoạn tăng giá cũng tăng lên trung bình 29,123 cp/phiên, trong khi từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 8 chỉ hơn 15,000 cp/phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu SJC từ đầu năm 2022 đến nay

Nguồn: VietstockFinance

Ca sĩ Khánh Phương cùng nhóm Nhật Nam Group tham gia HĐQT SJC

Giá cổ phiếu SJC tăng vọt trong bối cảnh Công ty này tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngày 31/12/2022 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là việc tái cấu trúc toàn bộ HĐQT.

Đại hội thông qua việc miễn nhiệm toàn bộ 3 thành viên HĐQT gồm ông Phạm Thanh Phong (Chủ tịch), ông Tạ Văn Trung (kiêm Giám đốc) và ông Nguyễn Bình Đông (kiêm Phó Giám đốc). Ngoài ra, số thành viên HĐQT của SJC nhiệm kỳ 2022 - 2027 cũng được tăng từ 3 lên 5 thành viên.

Đáng chú ý là trường hợp của ông Nguyễn Bình Đông. Cá nhân này không được xem là miễn nhiệm vì được bổ nhiệm vào HĐQT mà không thông qua ĐHĐCĐ. Theo giải thích của SJC, trong thời gian từ tháng 11/2018 đến nay, do Công ty gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ để kiện toàn bộ máy quản lý. Do đó, trường hợp bức thiết, HĐQT thống nhất bổ nhiệm bà Nguyễn Như Mai vào HĐQT từ ngày 01/11/2018 - 08/07/2019. Sau khi bà Mai miễn nhiệm, ông Đông được bổ nhiệm thay thế cho đến ngày ĐHĐCĐ bất thường 31/12/2022.

HĐQT mới của SJC gồm bà Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983, thường trú tại Hà Nội), ông Phạm Khánh Phương (sinh năm 1981, TPHCM), ông Trịnh Văn Tôn (sinh năm 1984, Thái Bình), ông Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1982, Hà Nội) và ông Tạ Văn Trung (sinh năm 1956, Hà Nội).

Trừ ông Trung từng làm việc cho HĐQT SJC nhiệm kỳ trước, các cá nhân còn lại đều đang kinh doanh tự do và không thuộc biên chế của bất kỳ Công ty nào. Ngoài ra, trước đó còn có ông Lã Đình Khôi (sinh năm 1987, Ninh Bình) cũng tham gia ứng cử vào HĐQT SJC nhưng không trúng cử.

Thông tin về các Thành viên HĐQT mới của SJC cho thấy nhiều điều thú vị.

Ông Phạm Khánh Phương là cổ đông lớn của SJC, sở hữu 24.26% cổ phần. Từ ngày 28/10/2022, sau khi mua gần 3.2 triệu cp chỉ trong 1 phiên, ông Phương trở thành cổ đông lớn của Công ty với tỷ lệ sở hữu 45.51%. Sau 3 lần giao dịch mua bán tiếp theo, đến nay phần sở hữu của ông giảm còn gần 1.7 triệu cp SJC, tương đương 24.26%.

Thông tin ứng cử vào HĐQT SJC của ca sĩ “Chiếc khăn gió ấm”

Tương tự, bà Thúy cũng đang là cổ đông lớn của SJC với tỷ lệ sở hữu 23.53%, sau khi mua vào hơn 1.6 triệu cp SJC vào phiên 25/11/2022, ước tính giá trị giao dịch khoảng 12 tỷ đồng. Dù theo sơ yếu lý lịch, bà Thúy hiện đang kinh doanh tự do, nhưng theo tìm hiểu của người viết, bà đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản Nhật Nam (hay Nhật Nam Group). Doanh nghiệp thành lập tháng 07/2019, hiện có vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm bà Thúy, ông Vũ Đức Tại, ông Mai Thanh Tùng.

Bên cạnh bà Thúy, ông Tôn và ông Đức cũng đang là Phó Tổng giám đốc và thành viên Ban chiến lược của Nhật Nam Group. Ông Đức còn đồng thời là Tổng Giám đốc CTCP Nam Nhật Khang - một công ty kinh doanh bất động sản khác.

Các Thành viên HĐQT còn lại, theo sơ yếu lý lịch, đều không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại SJC. Tuy nhiên, tại thời điểm 30/09/2022, SJC ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn gần 47 tỷ đồng đối với ông Trung.

Sau cuộc họp, HĐQT mới của SJC đã bầu bà Thúy làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật công ty, đồng thời là người thực hiện công bố thông tin.

Tân Chủ tịch SJC Vũ Thị Thúy (thứ hai, từ phải sang) ra mắt HĐQT tại ĐHĐCĐ bất thường

Bên cạnh biến động trong HĐQT, ĐHĐCĐ của SJC cũng thông qua giải thể Ban Kiểm soát, đồng thời miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát của ông Lê Trung Hiếu. Thay vào đó, SJC sẽ chuyển sang mô hình quản trị có Ủy ban Kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, thành viên của ủy ban vẫn chưa được công bố.

Vào ngày tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, các cá nhân thuộc HĐQT và Ban Kiểm soát bị miễn nhiệm đều không có mặt.

Trong một diễn biến khác, một ngày trước khi đại hội diễn ra, Kế toán trưởng của SJC Ngô Thị Ánh Nam đã nộp đơn từ chức vì lý do sức khỏe. Dù vậy, đến nay, việc thông qua đơn từ nhiệm của bà Nam và bổ nhiệm nhân sự mới vẫn chưa được SJC công bố.

Ngoài những thay đổi của bộ máy lãnh đạo, đại hội SJC cũng thảo luận một số nội dung liên quan đến hoạt động kinh doanh. SJC cho biết sẽ chấm dứt hoạt động toàn bộ 3 chi nhánh trực thuộc Công ty với lý do các chi nhánh này nhiều năm qua không đạt hiệu quả và ban lãnh đạo SJC cũng muốn tinh giản lại bộ máy Công ty. Dù là 3 chi nhánh, tất cả đều có cùng địa chỉ tại trụ sở ở tầng 4, tòa nhà CT1 Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội.

1 Likes

Room tín dụng năm 2023 sẽ được cấp ngay trong tháng 1?

## Nhiều khả năng, ngay trong tháng 1/2023, room tín dụng sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp cho các ngân hàng thương mại.

Việc NHNN sớm công bố room tín dụng và sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN là tiền đề quan trọng để các ngân hàng cân đối vốn

Ngân hàng “ngóng” room tín dụng năm 2023

Tuần qua, thị trường dấy lên tin đồn, NHNN sắp cấp room tín dụng cho các ngân hàng thương mại, dự kiến ngay trong tháng 1/2023. Theo đó, các ngân hàng sẽ được cấp room tín dụng khoảng 10-12% tùy sức khỏe từng ngân hàng.

Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị NHNN phân bổ chỉ tiêu tín dụng từ đầu năm để các tổ chức tín dụng có cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh thông qua đại hội đồng cổ đông vào tháng 4.

Năm 2022, tín dụng toàn hệ thống tăng 14,5% - mức tăng cao nhất 5 năm trở lại đây. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2023, NHNN có thể xem xét tăng cung tiền để hỗ trợ nền kinh tế do áp lực từ bên ngoài giảm và Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu lạm phát cao hơn (4,5%). Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng, tín dụng năm 2023 sẽ giảm tốc, chỉ tăng khoảng 12-13%, xuất phát từ nền cao năm 2022.

Bên cạnh ngóng room tín dụng, nhiều ngân hàng đang mong chờ NHNN sớm sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN điều chỉnh các quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn theo hướng phù hợp hơn với thị trường. Dự kiến, tỷ lệ LDR (cho vay/huy động) sẽ được nâng từ 85% lên 90%, sẽ giúp giải phóng một lượng vốn lớn ra nền kinh tế.

Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, việc NHNN sớm công bố room tín dụng và ban hành văn bản sửa đổi Thông tư 22 là tiền đề quan trọng để các ngân hàng cân đối vốn, từ đó chủ động về nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm.

Trong khi đó, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đề xuất NHNN xem xét cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước được chủ động quy mô tăng trưởng tín dụng hàng năm trên cơ sở đáp ứng các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Việc gỡ room tín dụng cho khối Big 4 sẽ không ảnh hưởng đến công tác điều hành của NHNN do các ngân hàng thương mại nhà nước đều bị hạn chế bởi quy mô vốn điều lệ.

Dư địa điều hành tín dụng rất hạn hẹp

Năm 2022, thị trường trái phiếu, chứng khoán gặp khó khăn, đầu tư công giải ngân chậm gây áp lực lớn lên tín dụng ngân hàng. Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà lo lắng cho hay, hiện nay, vốn đầu tư trung, dài hạn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng, trong khi huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, do đó hệ thống các tổ chức tín dụng đối mặt với rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn.

“Để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế, cần phát triển thị trường vốn một cách an toàn, bền vững, như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán. Theo đó, cần rà soát lại các quy định pháp lý và có giải pháp khắc phục những bất cập hiện nay trên các thị trường này”, Phó thống đốc NHNN nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cảnh báo, tỷ lệ đòn bẩy của Việt Nam đang rất cao (tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam là 124% - mức cao nhất đối với các nước có mức thu nhập trung bình thấp theo thống kê của Ngân hàng Thế giới - WB). “Tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng tiến tới đạt xấp xỉ 12 triệu tỷ đồng - đó là một con số rất lớn. Vì vậy, dư địa điều hành tín dụng trong bối cảnh nêu trên là rất hạn hẹp”, ông Phạm Chí Quang cho hay.

Theo lãnh đạo NHNN, có rất nhiều nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như vốn tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn kiều hối… Cần khơi thông và kết nối, phát triển đồng bộ tất cả các nguồn vốn này. Tín dụng ngân hàng được xem là hạt nhân, là mạch máu kết nối các nguồn vốn. Tuy vậy, nền kinh tế đang dựa quá nhiều vào tín dụng, trong khi áp lực lạm phát là rất lớn, chính sách tiền tệ không thể chủ quan.

Trong Nghị quyết 01/NQ-CP vừa ban hành, Chính phủ khẳng định, năm 2023 sẽ tập trung cao độ cho ổn định, phát triển an toàn, bền vững các thị trường tiền tệ, tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; không để mất an toàn hệ thống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân, không để bị kích động, lôi kéo, gây mất an ninh trật tự.

Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp…

Riêng với doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế khuyến nghị, doanh nghiệp cần cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền; đa dạng hóa nguồn huy động vốn, chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các gói hỗ trợ tài khóa; chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cũ, đầu tư công…

Duy trì hoạt động lành mạnh, ổn định, bền vững của hệ thống tổ chức tín dụng

- Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN)

Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào tín dụng ngân hàng, nên trong bối cảnh thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản biến động phức tạp, khó lường, có dấu hiệu thu hẹp, thì càng gây áp lực lớn lên cân đối vốn tín dụng ngân hàng và công tác điều hành chính sách tiền tệ không chỉ trong năm 2022, mà cả trong năm 2023 tới đây. Ngoài ra, tình trạng giải ngân đầu tư công chậm cũng gia tăng sức ép cung ứng vốn cho nền kinh tế lên tín dụng ngân hàng.

Với đặc thù đó, định hướng điều hành trong năm 2023 của NHNN là, bên cạnh việc hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, thì mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo giữ được sự ổn định của đồng tiền, kiểm soát được lạm phát. Từ đó, mục tiêu quan trọng với nội bộ ngành ngân hàng là duy trì được sự hoạt động lành mạnh, ổn định, bền vững của hệ thống tổ chức tín dụng.

1 Likes

VDSC: Ngành thép có thể phải dựa vào đầu tư công trong năm 2023

TCDN - Nhu cầu nội địa và đầu tư công sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng doanh thu của ngành thép trong năm 2023 khi xuất khẩu suy yếu, theo VDSC.

Báo cáo chiến lược ngành thép 2023 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhắc lại rằng, ngành thép đã trải qua năm 2022 khó khăn dồn dập ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Cơn bĩ cực với ngành thép sẽ không sớm kết thúc khi ảnh hưởng tiêu cực của các xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế sau COVID và lạm phát khó hạ nhiệt nhanh chóng trong năm 2023.

VDSC nhận định đầu tư công có thể hỗ trợ tiêu thụ trong nước quý IV/2022 và năm 2023. Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đạt 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong quý IV/2022.

Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn khi tổng chi đạt 507.400 tỷ đồng, chiếm 47% kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Do đó, các nhà sản xuất thép xây dựng như Hòa Phát, Formosa, Thép Pomina có thể hưởng lợi.

thep xay dung

Trái ngược với đầu tư công, ngành bất động sản trong năm 2023 được dự báo sẽ trầm lắng, chưa phục hồi ngay. Theo đó, nguồn vốn vào các dự án bất động sản dân dụng đang tắc nghẽn do sự thắt chặt kiểm soát tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và niềm tin nhà đầu tư suy giảm sau các sự kiện pháp lý liên quan đến một số doanh nghiệp bất động sản lớn.

Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy 9 tháng năm 2022, số lượng dự án được cấp phép và đủ điều kiện mở bán nhà ở thương mại giảm lần lượt 49% và 24% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng dự án đất nền và du lịch nghỉ dưỡng giảm lần lượt 56% và 54%.

Vấn đề lệch pha cung cầu sẽ chưa sớm thể biến mất trong ngắn hạn, trong khi lãi suất cho vay mua nhà tăng nhanh sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của các dự án.

Cơ hội phục hồi xuất khẩu thép từ giữa năm 2023

Về mảng thương mại quốc tế, VDSC nhận định lạm phát tăng nhanh và làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu làm giảm nhu cầu đầu tư và tiêu dùng, kéo theo tiêu thụ thép yếu dần từ quý III/2022. Xuất khẩu thép sẽ tiếp tục trầm lắng trong các quý I, II và đến giữa năm 2023 mới phục hồi khi áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu.

ASEAN được dự báo dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Còn tiêu thụ thép của Mỹ vẫn tăng trưởng trong năm 2022 và 2023 nhờ nhu cầu ô tô bật tăng sau dịch, chuỗi cung ứng bớt tắc nghẽn và đầu tư cho khai thác năng lượng tăng.

Ngược lại, châu Âu sẽ suy thoái nhẹ trong năm 2023 khiến nhu cầu thép của khu vực này suy giảm liên tục năm thứ hai liên tiếp. Tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng của châu Âu có thể bị giới hạn trong vài năm do giá năng lượng cao.

VDSC cho rằng dù được sự báo sẽ phục hồi, xuất khẩu thép trong nửa cuối năm 2023 vẫn khó bật tăng mạnh trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại.

Cụ thể, Trung Quốc tăng xuất khẩu bù đắp cho nhu cầu trong nước yếu. Niềm tin người mua nhà suy giảm do chính sách Zero COVID kéo dài và nhiều nhà phát triển bất động sản phá sản. Đầu tư công là một yếu tố tích cực nhưng không đủ kích thích nhu cầu thép nội địa phục hồi mạnh.

Trong khi đó, Mỹ nới hạn ngạch nhập khẩu cho thép Nhật, EU và UK từ đầu năm 2022; EU gia tăng biện pháp bảo hộ đối với tôn mạ (nhóm 4A) của Việt Nam từ 1/7/2022 đến 30/6/2024. Ngoài ra, các nhà sản xuất thép EU đang vận động EC áp thuế CBPG với thép nhập khẩu.

Dựa trên dự báo về tình hình tiêu thụ thép trong nước và xuất khẩu, VDSC nhận định nhu cầu thép thế giới khó phục hồi mạnh trong năm 2023.

Cũng như giá thép, giá các nguyên liệu sản xuất thép được kỳ vọng dao động trong biên độ hẹp quanh mặt bằng giá cuối năm 2022 do nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của các nhà máy thượng nguồn trên toàn cầu thấp và chỉ nhỉnh hơn vào cuối năm.

Điều này sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp, cả thượng nguồn như Hòa Phát, Formosa, Thép Pomina và hạ nguồn như Nam Kim, Hoa Sen, SMC… sẽ mở rộng nhẹ từ quý III trở đi trên cơ sở xuất khẩu phục hồi.

Tuy nhiên, gánh nặng VND mất giá và lãi suất tăng vẫn lớn. Các doanh nghiệp đang và sẽ giới hạn tác động của vấn đề tỷ giá và lãi suất thông qua thắt chặt nhu cầu vay mượn và quản trị vốn lưu động chặt chẽ hơn.

Nguồn bài viết: Ngành thép phải dựa vào động lực đầu tư công trong năm 2023

1 Likes

Ông Trịnh Văn Quyết bị tạm đình chỉ hành nghề luật sư

Ông Trịnh Văn Quyết bị tạm đình chỉ hành nghề luật sư

Lý do ông Quyết bị tạm đình chỉ là bởi ông Quyết đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can về tội Thao túng thị trường Chứng khoán và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 16/01/2022, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 30 về việc tạm đình chỉ hoạt động hành nghề luật sư đối với ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch tập đoàn FLC).

Cụ thể, quyết định số 30 do luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, phó Chủ nhiệm đoàn luật sư Thành phố Hà Nội ký nêu rõ: Tạm đình chỉ hoạt động hành nghề luật sư đối với luật sư Trịnh Văn Quyết (sinh ngày 27/11/1975), thẻ luật sư số 993 do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày 1/8/2010.

Lý do ông Quyết bị tạm đình chỉ là bởi ông Quyết đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can về tội Thao túng thị trường Chứng khoán và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thời gian đình chỉ hoạt động nghề nghiệp luật sư của ông Quyết bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố bị can cho đến khi có quyết định khác thay thế hoặc có bản án có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 29/3/2022. Ông Quyết bị xác định đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để thao túng giá chứng khoán và bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

Ngoài ông Trịnh Văn Quyết, đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cũng ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động hành nghề luật sư đối với bà Hương Trần Kiều Dung, bà Dung cũng là bị can bị khởi tố trong vụ án ông Trịnh Văn Quyết.

Bà Hương Trần Kiều Dung - phó chủ tịch Tập đoàn FLC - bị xác định có vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Nguồn bài viết: Ông Trịnh Văn Quyết bị tạm đình chỉ hành nghề luật sư

1 Likes

Nay thị trường trước Tết mà mạnh quá các bác nhỉ

1 Likes

Đạt Phương (DPG) báo lãi 530 tỷ đồng năm 2022, vượt 20% kế hoạch cả năm

## EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu) năm 2022 của Đạt Phương vẫn duy trì mức cao, đạt 6.017 đồng.

Công ty cổ phần Đạt Phương (mã chứng khoán: DPG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022. Tuy không nhiều đột phá trong quý 4 nhưng cả năm 2022 Đạt Phương vẫn đạt tăng trưởng cao về cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể:

Doanh thu thuần quý 4 đạt 1.094 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 154 tỷ đồng, tăng 5%. Đáng chú ý nhất trong kết quả kinh doanh quý 4 của Đạt Phương là tuy doanh thu tăng nhưng lãi gộp của công ty giảm 18% và doanh thu tài chính bứt phá tăng mạnh 81%.

Tuy không đột phá trong quý 4 nhưng nhờ 9 tháng đầu năm đạt kết quả cao nên lũy kế cả năm 2022 DPG vẫn đạt 3.319 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tài chính cả năm tăng vọt 85% lên 922 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 530 tỷ đồng, tăng 18% so với 2021. EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu) năm 2022 của Đạt Phương vẫn duy trì mức cao, đạt 6.017 đồng.

Đạt Phương (DPG) báo lãi 530 tỷ đồng năm 2022, vượt 20% kế hoạch cả năm

Năm 2022, DPG đặt kế hoạch 3.825 tỷ đồng doanh thu và 442 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được cả năm, công ty đã vượt 20% mục tiêu lợi nhuận đã được Đại hội cổ đông giao phó.

1 Likes

BCF: Một công ty chuyên bán phồng tôm, bánh tráng lãi gần 110 tỷ đồng năm 2022, tăng trưởng 100%

Doanh thu thuần năm qua của Bích Chi đạt gần 700 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm trước và vượt 16% kế hoạch đề ra.

Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với doanh thu thuần 143,9 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp là 30,3 tỷ đồng, giảm 14%.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng so với cùng kỳ nhưng thu nhập khác lại giảm. Vì vậy, Bích Chi kết thúc quý 4/2022 với 11,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 25% so với quý 4/2021.

Lũy kế năm 2022, Bích Chi đạt doanh thu thuần gần 700 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 192 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 109 tỷ đồng. Các chỉ tiêu này tăng trưởng lần lượt 36%, 59% và 102% so với năm 2021.

Năm 2022, Bích Chi đặt mục tiêu doanh thu 600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã vượt kế hoạch doanh thu 17% và vượt kế hoạch lợi nhuận 36%.

Bích Chi là công ty mới lên sàn chứng khoán từ tháng 3/2020, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất chế biến lương thực thực phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thực phẩm.

Các sản phẩm của Bích Chi gồm bánh phồng tôm, cháo ăn liền, bột sơ chế, bánh tráng, nui, bột dinh dưỡng…

2 Likes

FPT ghi nhận doanh thu 44.017 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 22,2%

Kết thúc năm 2022, FPT hoàn thành 104% kế hoạch doanh thu và 100% kế hoạch lợi nhuận trong đó khối Công nghệ cán mốc 1 tỷ USD chiếm 58% doanh thu của tập đoàn.

FPT ghi nhan doanh thu 44.017 ty dong trong nam 2012, tang 22,2% hinh anh 1Ảnh minh họa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tập đoàn FPT vừa công bố báo cáo doanh thu và lợi nhuận của năm 2022. Theo đó, kết thúc năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu 44.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.654 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 100% lợi nhuận được thông qua tại Đại hội đồng Cổ đông 2022. Cùng với đó EPS (tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần) đạt 4.421 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 22,2% so với năm trước.

Trong đó, khối công nghệ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 58% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn FPT, tương đương 25.521 tỷ đồng và 3.421 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,1% và 22,2% so với năm trước.

Cụ thể, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin tại nước ngoài đạt 18.935 tỷ đồng, tăng 30,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.987 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2021. Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Mỹ (tăng 50%) và châu Á - Thái Bình Dương (tăng 36,4%).

Thị trường Nhật Bản, mặc dù chịu tác động của việc đồng yen mất giá nhưng vẫn tăng trưởng 16% so với cùng kỳ nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số tăng cao, đặc biệt trong nửa cuối năm 2022. Doanh thu chuyển đổi số đạt 7.349 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiệu quả, toàn diện của Tập đoàn.

[Chuyển đổi số mang về cho FPT 5.294 tỷ đồng sau 9 tháng năm 2022]

Mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài cũng ghi nhận doanh thu ký mới đạt 21.594 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng trưởng 39% so với năm trước, tạo đà tăng trưởng tốt cho năm 2023.

Trong đó, nhờ những nỗ lực đầu tư vào nguồn nhân lực, năng lực công nghệ lẫn mở rộng hiện diện trên 29 quốc gia trên toàn cầu, số lượng hợp đồng ký mới có quy mô doanh thu trên 5 triệu USD/dự án đạt 31 hợp đồng, tăng 63,2% so với cùng kỳ.

Mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 6.586 tỷ đồng và 434 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 6,3% và 15,3% so với cùng kỳ. Trong đó, các sản phẩm, giải pháp thuộc hệ sinh thái Made by FPT mang lại 1.150 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 54,3% so với cùng kỳ.

Doanh thu khối Viễn thông tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.730 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,6%, đạt 2.818 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15,5%, đạt 13.954 tỷ đồng.

Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.712 tỷ đồng. Năm 2022 chứng kiến hệ thống giáo dục FPT Education chính thức đạt quy mô trên 100.000 người học quy đổi trên toàn hệ thống./.

1 Likes

Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán

## Những diễn biến tích cực gần đây trên thị trường lãi suất tiết kiệm cũng như tỷ giá, đã phát tín hiệu hy vọng cho thị trường chứng khoán (TTCK). Dù mặt bằng lãi suất vẫn còn cao, nhưng triển vọng đỉnh lãi suất ở quanh đây, cũng đồng nghĩa với cơ hội lớn cho TTCK tạo đáy.

Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán

Mặt bằng lãi suất bình ổn

Cuộc đua lãi suất huy động sau thời gian bùng phát khá nóng từ tháng 9 tới tháng 12-2022 đã tạm thời chững lại. Cần phải nhấn mạnh rằng, cuộc đua này chưa hạ nhiệt mà là giữ nguyên “nhiệt độ”, không nóng thêm.

Dĩ nhiên các con số thông báo công khai từ các ngân hàng chưa hẳn là chính xác, vì đâu đó vẫn có những “dịch vụ” cộng thêm bên ngoài, nhưng với các món tiền gửi thông thường, thí dụ dưới 1 tỷ đồng, mức lãi suất ít thay đổi. Các tiện ích tiết kiệm online không còn “nhảy múa” lãi suất hàng tuần nữa.

Cũng có thể hiện tượng chững lại này mang dấu ấn của biện pháp chủ quan, bởi giữa tháng 12 vừa qua các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất).

Sau lời kêu gọi này, từ cuối tháng 12-2022 nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, cũng đồng loạt hạ lãi suất huy động từ mức 10-11% xuống ngang với mức thỏa thuận 9,5% nói trên. Cho đến thời điểm giữa tháng 1-2023, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đã xuống dưới 9%/năm.

Từ đây, câu chuyện TTCK quan tâm hơn là liệu làn sóng chạy đua tăng lãi suất huy động có tiếp tục hay không? Và điều này phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố chính: Thứ nhất là sức ép lạm phát trong nước năm 2023 sẽ như thế nào, và thứ hai đồng USD đã đạt đỉnh hay chưa.

Sức ép lạm phát và tỷ giá

Đối với sức ép lạm phát năm 2023, các chuyên gia kinh tế đã bàn thảo nhiều và đều cho rằng những động lực tạo sức ép lạm phát năm 2023 sẽ nhẹ hơn năm 2022. CPI bình quân năm 2023 có thể được kiểm soát trong khoảng 3,2-3,3%.

Bởi lẽ rủi ro suy thoái kinh tế ở nhiều đầu tàu kinh tế của thế giới, chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đã khiến giá cả hàng hóa cơ bản điều chỉnh giảm mạnh từ cuối năm 2022, đặc biệt là giá dầu. Biến số trong nước nếu có là các đợt tăng học phí, giá điện… Tuy nhiên đây lại là các nhân tố có thể điều chỉnh bằng quyết định chính sách nên rủi ro không cao.

[image]
Biểu đồ: Tương quan giữa chỉ số VN Index và mặt bằng lãi suất huy động của khối NHTMCP nhỏ và giá USD tự do. Nguồn: Wichart.

Với yếu tố tỷ giá, đây là đặc thù của việc điều hành trong nước, vì ngay như năm 2022, sức ép lạm phát không lớn (một phần nhờ kiềm chế được giá xăng dầu), nhưng lãi suất tiền đồng vẫn phải tăng để chống lại sức mạnh của đồng USD.

Trong 3 quý năm 2022, đồng USD tăng giá dữ dội trên toàn cầu đã khiến Ngân hàng Nhà nước phải bán ra lượng lớn ngoại tệ để bình ổn (và cũng là một cách hút bớt tiền đồng về) đến khi sức ép buộc phải tăng lãi suất VNĐ. Chỉ số USD Index đạt đỉnh cuối tháng 9-2022 ở khoảng 114 điểm và đến giữa tháng 1-2023 còn quanh 103 điểm, tức là đã điều chỉnh giảm hơn 10%.

Trong năm 2023, Fed dự kiến có 3 đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 2, 3 và 5. Các công cụ dự báo đang đặt cược vào mức tăng 0,25 điểm phần trăm vào tháng 2 tới thay vì 0,5 điểm. Thậm chí đang có dự báo đợt tăng lãi suất tháng 5-2023 sẽ là lần cuối trước khi Fed có thể đảo chiều giảm lãi suất năm 2024.

Như vậy áp lực tỷ giá lớn nhất được dự báo là trong quý I-2023. Nếu đồng USD không tăng giá nhiều thì sức ép tăng lãi suất trong nước cũng giảm đi rất nhiều. Mặt khác, với đà giảm giá của USD, Ngân hàng Nhà nước có thể mua lại ngoại tệ vừa để bổ sung dự trữ ngoại hối, vừa bơm tiền đồng nhiều hơn, càng giúp giảm áp lực thanh khoản và góp phần ổn định mặt bằng lãi suất.

TTCK sẽ dò đáy trong quý I-2023

Những biến động ngắn hạn trên TTCK chủ yếu do tác động từ dòng tiền, cung cầu tại một thời điểm, nhưng một xu thế lớn (chu kỳ bull-bear) thì luôn phản ánh các yếu tố vĩ mô. Có thể thấy rất rõ mối tương quan giữa mặt bằng lãi suất, biến động của đồng USD với chỉ số VN Index.

Giai đoạn 2020, mặt bằng lãi suất bắt đầu giảm nhanh kết hợp với tình trạng đóng băng hoạt động xã hội, giúp TTCK tăng trưởng mạnh. Năm 2021, lãi suất cực thấp và xuống đáy, tạo điều kiện cho chứng khoán đạt đỉnh. Từ tháng 12-2022 đến nay, lãi suất tuy cao nhưng không tăng thêm và đồng USD lao dốc giúp TTCK bắt đầu dò đáy.

Như vậy nếu mặt bằng lãi suất không tăng thêm và áp lực tỷ giá hạ nhiệt, hoàn toàn có lý do để tin rằng TTCK sẽ đón nhận như một yếu tố hỗ trợ tích cực. Dĩ nhiên như đã nói ngay từ đầu, việc lãi suất neo cao chứ không phải bắt đầu giảm, ít nhất là cho tới khi tiến trình tăng lãi suất của Fed dừng lại.

Tuy nhiên, TTCK không nhìn vào các con số hiện tại, mà chiết khấu cho một dự báo trong tương lai. Nếu áp lực tăng lãi suất chậm lại, tức là lãi suất đang dò đỉnh. Điều đó đồng nghĩa với rủi ro đã được dự báo tối đa và trong tương lai sẽ giảm xuống. TTCK thường chiết khấu trước các thay đổi vĩ mô thậm chí là 3-6 tháng, và có lý do để trông đợi khả năng tạo đáy hoặc củng cố đáy trong quý I-2023.

Biến động tỷ giá trong kịch bản này sẽ là chỉ báo nhạy nhất. Ngay cả khi Fed tăng lãi suất các đợt đầu tiên trong quý I, đồng USD không tăng giá nhiều thì khả năng cao giới đầu tư cũng đang chiết khấu cho việc USD đã đạt đỉnh vì sẵn sàng cho việc chuyển sang giai đoạn dừng tăng lãi suất, thậm chí là giảm lãi suất.

Mặt khác, quý I-2023 cũng là thời điểm phản ánh rõ nét nhất tác động của nguy cơ suy thoái kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trong quý I-2023 thị trường xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm thì đó có thể chính là nhịp tạo đáy.

Các chuyên gia kinh tế đã bàn thảo nhiều và đều cho rằng những động lực tạo sức ép lạm phát năm nay sẽ nhẹ hơn năm 2022, và dự báo xảy ra trong quý I-2023. Nếu đồng USD không tăng giá nhiều, sức ép tăng lãi suất trong nước cũng giảm đi rất nhiều.

2 Likes

Khối ngoại mua ròng 20 phiên liên tiếp, vốn hóa Hòa Phát (HPG) tăng 55.000 tỷ sau hơn 2 tháng

Với gần 126.000 tỷ đồng vốn hóa, Hòa Phát đã trở lại top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn HoSE. Dù vậy, con số trên mới chỉ bằng gần một nửa so với thời kỳ đỉnh cao hồi cuối tháng 10/2021.

Trái với những dự báo về tâm lý nhà đầu tư sẽ dè dặt cận Tết, thị trường chứng khoán vừa có một phiên giao dịch đầy khởi sắc. VN-Index kết phiên tăng hơn 2% lên 1.088,29 điểm với giao dịch khá sôi động. Giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 50% so với phiên trước. Trong đó, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đóng góp đáng kể cả về điểm số và thanh khoản.

Cổ phiếu đầu ngành thép tăng đến kịch trần “trắng bên bán” lên mức 21.650 đồng/cổ phiếu qua đó trở thành cái tên đóng góp lớn thứ 2 vào VN-Index trong phiên 17/1, chỉ sau VCB. Giao dịch trên HPG cũng rất sôi động với 41,5 triệu đơn vị được trao tay, tương ứng giá trị lên đến hơn 880 tỷ đồng, dẫn đầu toàn sàn chứng khoán.

So với đáy dài hạn xác nhận vào giữa tháng 11, HPG đã tăng gần 80% thị giá. Vốn hóa thị trường tương ứng tăng thêm 55.500 tỷ đồng (~2,4 tỷ USD) sau hơn 2 tháng, lên gần 126.000 tỷ đồng qua đó đưa Hòa Phát trở lại top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn HoSE. Dù vậy, con số trên mới chỉ bằng gần một nửa so với thời kỳ đỉnh cao hồi cuối tháng 10/2021.

Khối ngoại mua ròng 20 phiên liên tiếp, vốn hóa Hòa Phát (HPG) tăng 55.000 tỷ sau hơn 2 tháng - Ảnh 1.

Sự hồi phục mạnh mẽ của cổ phiếu HPG thời gian qua đã củng cố vững chắc vị trí của ông Trần Đình Long trong danh sách các tỷ phú USD. Theo dữ liệu Forbes tính đến ngày 17/1/2023, khối tài sản của Chủ tịch Hòa Phát lên đến 1,8 tỷ USD và là người giàu thứ 1.617 trên thế giới. Trước đó, ông Long từng bị rớt ra ngoài danh sách này khi HPG rơi xuống đáy dài hạn vào giữa tháng 11 năm ngoái.

Đóng góp lớn vào sự khởi sắc của HPG thời gian gần đây là sự trở lại đầy mạnh mẽ của khối ngoại. Theo thống kê, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 20 phiên liên tiếp trên cổ phiếu này. Tính từ đầu năm 2023, HPG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất thị trường với giá trị hơn 800 tỷ đồng, bỏ xa phần còn lại.

Trong những năm gần đây, HPG vẫn được biết đến là cái tên quen thuộc trong danh sách các cổ phiếu bị xả mạnh bởi khối ngoại. Cổ phiếu đầu ngành thép thậm chí còn là tâm điểm bán ròng trong năm 2021 với giá trị lên đến gần 19.000 tỷ đồng. Xu hướng này thực tế vẫn kéo dài cho đến quá nửa đầu năm 2022 trước khi có dấu hiệu đảo chiều.

Động thái quay lại mua ròng của khối ngoại bắt đầu trở nên rõ rệt hơn từ tháng 11 năm ngoái khi HPG rơi xuống đáy dài hạn với P/B dưới 1. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 2.600 tỷ đồng trên HPG. Nếu tính chung từ đầu tháng 11/2022 đến nay, con số này thậm chí còn lên đến gần 3.500 tỷ đồng.

Động thái mua ròng liên tục của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng đang đón nhận một số tín hiệu tích cực sau thời kỳ “thê thảm” như ông Trần Đình Long từng dự báo.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép xây dựng phục hồi. Nhu cầu sản xuất công nghiệp tăng tại quốc gia này cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục. Giá bán thép cũng theo đó được kỳ vọng tăng trở lại.

Thực tế, giá thép thanh tại Trung Quốc đã hồi phục 17% từ đáy và đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 năm ngoái. Trong khi đó, giá than – nguyên vật liệu quan trọng nhất trong luyện thép, dù vẫn neo cao vùng đỉnh nhưng đã chững lại và có dấu hiệu quay đầu giảm. Điều này có thể sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của ngành thép thời gian tới.

Bên cạnh đó, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể sẽ hỗ trợ nhu cầu thép trong nước, đặc biệt là thép xây dựng. Tuy nhiên, ngành bất động sản sau một năm 2022 trầm lắng, dự kiến sẽ chưa thể phục hồi trong năm 2023 sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu thép nội địa.

Theo nguồn tin từ công ty tư vấn Kallanish Commodities Ltd, trong bối cảnh nhu cầu thép có dấu hiệu hồi phục, Hòa Phát đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương từ cuối tháng 12/2022 và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Nguồn tin cũng cho biết Hòa Phát đang dự tính khởi động lại thêm 1 lò cao, nhưng sẽ tùy thuộc vào tình hình thị trường và nhu cầu thép.

Nguồn bài viết: Khối ngoại mua ròng 20 phiên liên tiếp, vốn hóa Hòa Phát (HPG) tăng 55.000 tỷ sau hơn 2 tháng

1 Likes

Cổ phiếu LM7 (Lilama 7) đối diện nguy cơ hủy niêm yết trên HNX

CTCP Lilama 7 (Mã LM7 - HNX) công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2022 với tiếp tục ghi nhận những nỗi buồn kinh doanh.

Trong quý 4, doanh thu của Lilama 7 gần như đi ngang so với cùng kỳ đạt 11,2 tỷ đồng; giá vốn bán hàng tăng gấp 1,7 lần doanh thu khiến công ty lỗ gộp 7,8 tỷ đồng.

Kỳ này, công ty có khoản thu nhập khác tăng đột biến biên mức 1,93 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi phí hoạt động của công ty vẫn duy trì ở mức cao với 2,13 tỷ đồng chi phí tài chính và 1,25 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặt khác, LM7 cũng chịu thêm khoản chi phí khác 2,75 tỷ đồng - tăng từ mức 77 triệu đồng trong quý 4/2021.

Sau cùng, Lilama 7 báo lỗ ròng 12 tỷ đồng trong quý 4/2022 - tăng gấp 2,27 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây đã là quý lỗ thứ 7 liên tiếp của công ty kể từ quý 2/2021 và là quỹ lỗ nặng nhất kể từ mức âm 17,9 tỷ đồng trong quý 4/2017.

Phía công ty cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc lỗ quý 4/2022 tăng so với cùng kỳ bởi năm 2022 việc làm của công ty ít, công tác nghiệm thu, thu hồi vốn của các công trình còn chậm dẫn đến doanh thu thấp, chi phí lãi vay và các chi phí đầu vào tăng khiến thu không đủ bù đắp các chi phí cố định như: Chi phí lãi vay, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định,…

Lũy kế năm 2022, Lilama 7 đạt tổng doanh thu 32,6 tỷ đồng - giảm nhẹ so với năm 2021; lỗ sau thuế gần 20,2 tỷ đồng - tăng 30% so với cùng kỳ; lỗ lũy kế đến cuối quý tăng lên mức 55,7 tỷ đồng.

Điều đáng quan tâm ở chỗ, đây đã là năm thua lỗ thứ 3 liên tiếp của Lilama 7 kể từ năm 2020. Nếu báo cáo kiểm toán năm 2022 của công ty tiếp tục ghi nhận tình trạng lỗ ròng, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu LM7 sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HNX do lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của LM7 đạt 128,5 tỷ đồng - giảm 27 tỷ so với đầu năm trong đó một nửa tài sản là hàng tồn kho (62,7 tỷ đồng). Nợ phải trả ghi nhận ở mức xấp xỉ tổng tài sản với 126 tỷ đồng trong đó toàn bộ là nợ ngắn hạn. Trong số này, nợ vay tài chính là 73,4 tỷ.

Trên thị trường, cổ phiếu LM7 hiện giao dịch tại mức 2.500 đồng/cổ phiếu (giảm 64% so với đầu năm 2022) và vẫn đang trong diện kiểm soát trên HNX do lợi nhuận sau thuế các năm 2020 và 2021 là số âm.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu LM7 (Lilama 7) đối diện nguy cơ hủy niêm yết trên HNX

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 17/1

=> DOANH NGHIỆP

  1. Khối ngoại mua ròng 20 phiên liên tiếp, vốn hóa Hòa Phát (HPG) tăng 55.000 tỷ sau hơn 2 tháng

  2. CTD: Phủ nhận nợ xấu, Chủ tịch Coteccons: “Chúng tôi không mất tiền”, thông tin về việc hợp tác với Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát

  3. FPT: LNTT năm 2022 tăng 21% lên 7.654 tỷ đồng, doanh thu khối công nghệ cán mốc 1 tỷ USD

  4. GAS: PV GAS Trading nhập chuyến hàng LPG lạnh đầu tiên

  5. PVP: Chính thức niêm yết trên sàn HoSE, giá tham chiếu 10.350 đồng/cp

  6. SGN: Hàng không hồi phục, Phục vụ Mặt đất Sài Gòn tăng trưởng bằng lần so với năm 2021

_

  1. KPF: Đầu tư tài chính Koji thoát lỗ quý IV/2022 nhờ đầu tư trái phiếu và lãi cho vay

😎 FDC: Dự phòng phải thu khó đòi, FDC lỗ gần 200 tỷ đồng trong quý 4

  1. BCF: Một công ty chuyên bán phồng tôm, bánh tráng lãi gần 110 tỷ đồng năm 2022, tăng trưởng 100%

  2. TDH: Bắt tạm giam 3 công chức Chi cục Hải quan liên quan vụ Thủ Đức House

  3. EIB: Triệu tập đại hội bất thường lần 2 vào tháng 2

  4. SMB: Bia Sài Gòn - Miền Trung vượt mục tiêu lợi nhuận gần 100 tỷ trong năm 2022

  5. DPG và VAF bị xử lý thuế 740 triệu đồng

  6. S99: Không ký được nhiều hợp đồng xây dựng, S99 báo lãi năm 2022 giảm 59%

  7. VTO: Không còn thu nhập từ bán tàu, Vận tải xăng dầu Vitaco báo lãi 71 tỷ đồng trong năm 2022, giảm 45% mặc dù doanh thu tăng mạnh

  8. GTA: Khó khăn về đơn hàng, lợi nhuận Gỗ Thuận An năm 2022 tăng trưởng âm

  9. NBB: Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục, chỉ hoàn thành 17% kế hoạch lợi nhuận năm 2022

  10. Gang Thép Thái Nguyên (TIS) thua lỗ quý IV/2022, vay nợ hơn 4.600 tỷ

  11. AGR: Nhiều mảng hoạt động kém hiệu quả, Agriseco (AGR) báo lãi quý 4/2022 giảm 39%

  12. PVD: Đâu là động lực thực sự giúp PVD trở thành cổ phiếu khỏe nhất nhóm Dầu khí?

  13. CMC: Đầu tư CMC tái lỗ năm 2022, danh mục đầu tư chứng khoán lỗ 40%

  14. PRC: Kinh doanh lẹt đẹt nhiều năm, Logistics Portserco bất ngờ báo lãi cao kỷ lục trong quý 4

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. DIG: Thiên Tân tiếp tục bán ra gần 1 triệu cổ phiếu DIG

  2. Chủ tịch Chứng khoán APG hoàn tất bán 14 triệu cổ phiếu khi giá phục hồi 130% từ đáy

_

  1. HPX: Hải Phát chi 300 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

  2. Phát Đạt (PDR) mua lại trước hạn 900 tỷ đồng trái phiếu

  3. Đức Long Gia Lai (DLG) xin trái chủ gia hạn thanh toán hơn 180 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu

  4. Vinaconex 9 (VC9) muốn chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu để trả nợ

_

=> CỔ TỨC

  1. Hụt thu cổ tức từ Biwase, lợi nhuận Nước Thủ Dầu Một (TDM) giảm 46% quý IV/2022
  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường “lì xì” sớm, gần 50 mã kịch trần, VN-Index sẵn sàng vượt đỉnh

  • Cổ phiếu vua giao dịch khởi sắc với thanh khoản cải thiện

  • Lực cầu tiếp tục mạnh hơn chiều nay giúp VN-Index có mức tăng đột biến nhất trong 10 phiên trở lại đây. Có được gần 22 điểm, chỉ số đã sẵn sàng cho một cú nhảy vượt đỉnh ngay trước kỳ nghỉ Tết.

  • Đã không có lực chốt lời rõ ràng nào trong phiên chiều, trong khi nhu cầu mua tăng lên rõ rệt. Mua hôm nay là thời điểm duy nhất có thể còn chốt lời trước kỳ nghỉ Tết, nếu không sẽ phải giữ qua thời gian nghỉ dài này. Tổng giao dịch khớp lệnh hai sàn vọt lên hơn 11.100 tỷ đồng, cao nhất 18 phiên.

  • Giao dịch sôi động cả sáng lẫn chiều giúp thanh khoản HoSE và HNX đạt 11.104 tỷ đồng, tăng 53% so với hôm qua và đạt mức cao nhất 18 phiên và VN-Index có mức tăng cao nhất 10 phiên. Như vậy thị trường đã thoát khỏi cảnh lình xình kéo dài suốt 9 phiên vừa qua.

  • Phiên 17/1: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 820 tỷ đồng khi VN-Index vượt 1.080 điểm

  • Tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 309 tỷ đồng trong phiên 17/01. HPG là mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị 34 tỷ đồng, mã này kết phiên 17/01 với diễn biến tăng trần.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. JBVN - Công ty chứng khoán đầu tiên công bố lợi nhuận năm 2022, lãi gấp 6 lần cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi và trái phiếu

  2. BCM thế chỗ KDH ở rổ VN30 trong kỳ cơ cấu tháng 1

  3. Nhà đầu tư cá nhân đã bán ròng 35,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 36% quy mô mua ròng của họ trong giai đoạn “tiền rẻ” 2020-2021. Với lãi suất dự kiến tiếp tục duy trì ở nền cao trong năm 2023, dự báo dòng tiền cá nhân khó có thể tích cực trở lại

_

  1. Các bộ ngành đang khẩn trương tham gia ý kiến cùng Bộ Tài chính nhằm giúp phân tán khối lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh vào năm 2023-2024.

_

=> VIỆT NAM

  1. Đề xuất trích 10% tiền trúng đấu giá đất để phát triển nhà ở xã hội

  2. Khối lượng hàng hóa giao dịch tại MXV dự kiến tăng 3 lần trong năm 2023

  3. VDSC: Xuất khẩu 2023 có thể tăng trưởng âm, kỳ vọng vào sự xoay chiều

  4. Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

  5. SAS: Ngành hàng không hồi phục, ‘gà đẻ trứng vàng’ của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi gấp 70 lần năm trước

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, VN-Index nổi bật khu vực với mức tăng 2%

  2. Chứng khoán tương lai châu Âu giảm, Thị trường Anh gần chạm đỉnh lịch sử, dữ liệu tâm lý thị trường ZEW của Đức được quan tâm

  3. IMF: Kinh tế toàn cầu thiệt hại 7% GDP khi phân mảnh

  4. Kinh tế Ấn Độ có thể là đối trọng lớn với Trung Quốc nếu nước này đưa ra những chính sách và cải cách hợp lý

  5. Ba năm sau đại dịch, nhu cầu đi lại bằng đường không đang bùng nổ trở lại, nhờ quyết định dỡ bỏ chính sách “Không COVID” của Trung Quốc.

  6. Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm trở lại

  7. Cho vay hộ gia đình Hàn Quốc lần đầu giảm xuống kể từ năm 2004

  8. Loạt kỷ lục của thương mại Trung Quốc trong năm 2022

  9. 25 quốc gia nợ trên đầu người cao nhất thế giới: Singapore, Mỹ, Nhật ‘dẫn đầu’

  10. Xe thuần điện chiếm 10% doanh số xe toàn cầu trong năm 2022

  11. Dân số Trung Quốc lần đầu tiên sụt giảm trong 60 năm

  12. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 3% trong năm 2022

  13. Kinh tế Trung Quốc năm 2022 tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1976

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Nga và Iran hợp tác ra mắt đồng tiền ổn định giá theo vàng

  2. Luật quản lý crypto của Châu Âu lại bị trì hoãn

  3. Chính quyền Seoul “mở cửa” dự án metaverse đầu tiên

  4. Brazil phát hành lô ghi chú tín dụng mã hóa đầu tiên

  5. BTC đã có một khởi đầu tích cực cho năm 2023, khi giá của đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới tăng 26% từ đầu tháng tới nay. Cuối tuần vừa rồi, giá BTC lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 21.000 USD kể từ hôm 7/11

_

  1. Nga bội thu từ xuất khẩu năng lượng

  2. Ấn Độ mua dầu mỏ Nga nhiều gấp 33 lần so với năm trước

  3. Mỹ “ngư ông đắc lợi” khi Nga bị cấm vận: Nhu cầu năng lượng cấp bách từ châu Âu giúp doanh nghiệp Mỹ thoát phá sản, thu lợi lớn

  4. Kỷ nguyên dầu đá phiến của Mỹ sắp kết thúc: Quyền lực trên thị trường dầu mỏ về tay OPEC+, Arab Saudi

  5. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 12 tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến nhu cầu đi lại trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tuần sẽ làm tăng triển vọng về nhu cầu nhiên liệu vận tải.

_

  1. Đồng USD bắt đầu tuần mới với với diễn biến không thuận lợi, chạm mức thấp nhất 7 tháng so với rổ các tiền tệ chủ chốt trước khi ổn định trở lại, đặc biệt biến động so với yen Nhật do các nhà đầu tư đặt cược vào tiền yen trong bối cảnh dự báo Ngân hàng Nhật Bản sẽ điều chỉnh hơn nữa chính sách kiểm soát lợi tức của mình.

  2. Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) dự kiến sẽ có cuộc họp trong tuần này trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật tăng và đồng yên mạnh, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo Nhật sẽ sớm bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu

_

  1. Giá quặng sắt kỳ hạn giảm vào thứ Hai do các báo cáo về tình trạng gia tăng số ca tử vong do COVID-19 tại nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc - làm dấy lên lo ngại về nhu cầu.

  2. Tập đoàn Tokyo Steel giữ nguyên giá sản phẩm trong tháng 2, điều kiện thị trường trì trệ ở một số khu vực của Nhật Bản, là tháng thứ 5 liên tiếp giữ nguyên giá đối với tất cả các sản phẩm thép của mình.

Vàng SJC 67.5 tr/lượng

USD 23,600 đồng

Bảng Anh 29,058 đồng

EUR 26,054 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Chứng khoán Bản Việt (VCI): Lợi nhuận quý 4/2022 giảm gần 95%, cổ phiếu hồi 87% từ đáy

## CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC (Mã VCI - HOSE) công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022 với sự sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Trong quý 4/2022, doanh thu hoạt động của Chứng khoán Bản Việt đạt hơn 796 tỷ đồng - giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái (song lại tăng gần 53% so với quý trước đó) trong đó lãi từ các tài sản tài chính FVTPL giảm gần 26% YoY về 369 tỷ; lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm 11% còn 162 tỷ; doanh thu môi giới đi ngang ở mức gần 210 tỷ đồng.

Trong kỳ, VCSC ghi nhận khoản chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái và chưa thực hiện gần 106 tỷ đồng, dẫn đến chi phí tài chính tăng đột biến lên gần 230 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ là 119 tỷ.

Thêm vào đó, chi phí hoạt đông của công ty cũng tăng gần 58% YoY do lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL tăng 82,1% lên hơn 400 tỷ đồng.

Kết quả, Chứng khoán Bản Việt báo lãi trước thuế “bốc hơi” tới 94,5% YoY còn 32,4 tỷ - mức lợi nhuận thấp nhất của Chứng khoán Bản Việt kể từ quý 4/2015.

Phía công ty cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình hình kinh doanh giảm so với cùng kỳ là bởi sự cố liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB dẫn đến tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn tháo chạy khỏi trái phiếu và bán tháo cổ phiếu qua đó tác động đến việc đánh giá lại các khoản đầu tư tự doanh của công ty khiến lãi ròng quý 4/2022 bốc hơi rất mạnh.

Lũy kế năm 2022, VCSC đạt 3.156 tỷ đồng doanh thu - giảm gần 15% so với cùng kỳ và đạt 97,4% kế hoạch cả năm; lợi nhuận trước thuế ở mức 1.060 tỷ đồng - giảm tới 43% YoY - tương đương 56% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của VCI giảm so với thời điểm đầu năm xuống còn 14.242 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay margin giảm 1.430 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý 3/2022 về mức 4.968 tỷ; lượng tiền mặt và tương đương tiền tăng 2.300 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 3.423 tỷ.

Trong danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) của công ty, khoản đầu tư với giá gốc 441 tỷ đồng tại cổ phiếu IDP đang cho tỷ suất sinh lời cao nhất với 1.176 tỷ tiền lãi. Ngược lại, KDH đang là khoản đầu tư khiến công ty chịu lỗ 153 tỷ đồng (giá gốc là 510,6 tỷ)

Nợ phải trả của công ty giảm gần 2.200 tỷ so với đầu năm còn 7.487 tỷ. Trong số này, có 6.326 tỷ đồng là vay nợ tài chính (tỷ lệ 84,5%).

Trên thị trường, cổ phiếu VCI hiện giao dịch tại mức 29.900 đồng/cổ phiếu - hồi mạnh gần 87% sau khi rơi về mức 16.000 đồng (phiên 16/11/2022). Tuy nhiên, so với mức đỉnh lịch sử 59.140 đồng hồi nửa cuối tháng 11/2021, mã hiện thấp hơn nửa giá trị.


Diễn biến giá cổ phiếu VCI

1 Likes

Chuyên gia chỉ cách soi báo cáo tài chính doanh nghiệp

Giám đốc SSI Research lưu ý một số chỉ tiêu cần quan sát trong các ngành lớn, cũng như triển vọng kinh doanh đáng chú ý trong mùa báo cáo tài chính quý IV/2022.

Mùa báo cáo tài chính quý IV/2022 đang bắt đầu nóng dần khi một số doanh nghiệp lớn công bố số liệu, nhà đầu tư phải chọn lọc thông tin để đánh giá tình hình của các doanh nghiệp cũng như triển vọng cho một năm mới.

Thực tế, vận động của giá cổ phiếu thường xuất phát từ những biến động về mặt lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy, đây cũng là thời điểm nhà đầu tư sàng lọc, nhận diện những vấn đề và cơ hội tiềm năng cả trong ngắn và trung hạn.

Báo cáo tài chính có thể phác họa một bức tranh khá đầy đủ về sức khỏe tài chính, tình hình kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp. Ở mỗi thời điểm và doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau.

Theo bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), nhà đầu tư khi phân tích cần nắm rõ được ngành nghề của từng doanh nghiệp để xem xét đang ở chu kỳ kinh doanh nào, từ đó xác định tiêu chí quan trọng để phân tích hiệu quả số liệu tài chính.

Chẳng hạn với ngành ngân hàng, vị chuyên gia gợi ý một số chỉ số mà nhà đầu tư cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR).


Chỉ tiêu tài chính cần chú ý với nhóm ngân hàng trong giai đoạn này là tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu. Ảnh: Hoàng Hà.

“Rủi ro hiện hữu đối với ngành ngân hàng đang được quan sát là sự đóng băng của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Đây là 2 thị trường có thể ảnh hưởng lớn đến nợ xấu nhóm ngân hàng”, bà nói trong talkshow Gõ cửa tháng mới.

Còn tỷ lệ bao phủ nợ xấu thể hiện việc các ngân hàng sử dụng lợi nhuận để trích lập dự phòng trước. Ngân hàng có tỷ lệ LLR càng cao nghĩa là càng có sự chuẩn bị kỹ càng để có thể đón nhận những biến động xấu sắp tới.

Chuyên gia nhận định kết quả kinh doanh của ngân hàng hiện vẫn tốt bởi ngành này thường đi chậm so với chu kỳ kinh tế. Các nhà băng cần thời gian để chậm lại, sẽ thể hiện giai đoạn nền kinh tế khó khăn.

Với nhóm bất động sản*,* trong bối cảnh huy động vốn khó khăn như hiện nay, vị này tin rằng dòng tiền trong báo cáo quý IV/2022 sẽ là một chỉ tiêu đáng được quan tâm.

“Bởi đầu ra hiện tại của thị trường rất trầm lắng nên phải xem các doanh nghiệp có thể vượt qua chu kỳ này hay không. Khả năng bán hàng thu tiền mặt sẽ thể hiện rõ ràng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp”, bà Phương nói.

Ngoài ra, khoản mục “Người mua trả tiền trước” với doanh nghiệp bất động sản cũng có thể giúp nhà đầu tư đánh giá một phần triển vọng doanh thu của công ty.

Với ngành bán lẻ, Giám đốc SSI Research nhận thấy ngành này có mối liên kết chặt chẽ với các hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp sẽ khó có được tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh lạm phát cao, do đó câu chuyện sẽ phân hóa với từng doanh nghiệp.

Vị chuyên gia còn đưa ra dự báo một số ngành có thể tăng trưởng cao trong quý cuối năm 2022 liên quan đến du lịch, sân bay, hàng không nhờ nền kinh tế mở cửa.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của ngành hóa chất, thủy sản, vận tải biển, thép… có thể bị ảnh hưởng lớn khi giá nhiều loại hàng hóa neo ở mức rất cao, rồi sau đó lại hạ nhiệt nhanh vào thời điểm cuối năm.

1 Likes

VIC, MSN đột biến đợt ATC, VN-Index vượt đỉnh

## Những nỗ lực vượt qua đỉnh cao tháng 12/2022 tưởng như đã suy yếu khi thị trường lình xình không bứt phá nổi chiều nay, thậm chí còn có vài nhịp trượt dốc. Rất may các cổ phiếu trụ hoạt động hiệu quả đến phút cuối cùng, nhờ VIC và MSN cùng bật lên mạnh mẽ ở đợt ATC, bù đắp được cho trụ VCB gây thất vọng. VN-Index đóng cửa tại 1.098,28 điểm chính thức đạt đỉnh cao mới…

VN-Index kịp lấy lại độ cao trong đợt ATC.

VN-Index kịp lấy lại độ cao trong đợt ATC.

Những nỗ lực vượt qua đỉnh cao tháng 12/2022 tưởng như đã suy yếu khi thị trường lình xình không bứt phá nổi chiều nay, thậm chí còn có vài nhịp trượt dốc. Rất may các cổ phiếu trụ hoạt động hiệu quả đến phút cuối cùng, nhờ VIC và MSN cùng bật lên mạnh mẽ ở đợt ATC, bù đắp được cho trụ VCB gây thất vọng. VN-Index đóng cửa tại 1.098,28 điểm chính thức đạt đỉnh cao mới.

Ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu blue-chips lớn là rất rõ ràng. So với giá cuối phiên sáng, chiều nay rổ VN30 có 16 mã tăng cao hơn, 8 mã tụt giá, nhưng chỉ với VCB suy yếu, VN-Index vẫn phải chịu sức ép. Thời điểm chốt đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index thậm chí còn đứng dưới mức chốt phiên sáng.

VCB về cuối phiên bị bán nhiều hơn trong khi lực cầu suy yếu. Từ mức đỉnh cao 91.000 đồng, chỉ trong khoảng 10 phút và đợt ATC, giá tụt xuống 90.000 đồng, co hẹp mức tăng còn +0,67% so với tham chiếu. Hiện VCB đang là cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường, nên ảnh hưởng của nhịp tụt giảm 1,1% so với mức đỉnh này cũng tạo sức ép lên chỉ số.

Rất may là một số trụ khác lại mạnh lên trong đợt ATC. Tiêu biểu là VIC từ 56.000 đồng nhảy lên 56.700 đồng, tức là tăng thêm 1,25% nữa, nâng tổng mức tăng cả ngày lên 2,72% so với tham chiếu. MSN từ giá 98.100 đồng lên 99.900 đồng, tương đương tăng 1,83%, mở rộng mức tăng lên 2,46% so với tham chiếu. Loạt blue-chips khác cũng có cải thiện nhẹ ở đợt cuối như BID, CTG, VNM, STB, FPT… cũng cộng thêm điểm cho chỉ số. VN-Index đóng cửa tăng 9,99 điểm tương đương 0,92%, độ rộng rất tốt với 322 mã tăng/105 mã giảm, trong đó 24 mã kịch trần và 145 mã khác tăng trên 1%.

Tính chung cả phiên, nhóm blue-chips vẫn là động lực chính của biến động tăng, khi có tới 9/10 mã kéo điểm số nhiều nhất thuộc về rổ VN30, mã còn lại là BCM tăng 1,2%. VN30-Index chốt phiên tăng 1,09% với 25 mã tăng/2 mã giảm. Cổ phiếu ngược dòng là BVH giảm 0,41% và VRE giảm 1,84%.

Xếp theo giá trị khớp lệnh, hầu hết các cổ phiếu thanh khoản cao nhất vẫn tăng giá.

Nhóm tăng nóng hôm nay có khá nhiều cổ phiếu xuất sắc khi thu hút dòng tiền khá tốt và thanh khoản cao. ASM tăng 6,94% với 77,1 tỷ đồng giao dịch; DGW tăng 6,91% với 56,8 tỷ; TCM tăng 6,85% với 57,5 tỷ; SCR tăng 6,84% với 54,7 tỷ; LDG tăng 6,81% với 21,5 tỷ; DIG tăng 6,77% với 226 tỷ; DBC tăng 6,69% với 161,1 tỷ…

Với độ rộng rất đẹp và nhiều mã tăng với biên độ mạnh, nhà đầu tư có cơ hội chứng kiến danh mục có lãi thêm. Đây là động lực lớn nhất trong những ngày cuối năm vì sau một năm 2022 “đau thương”, nhà đầu tư cần một sự an ủi và kỳ vọng mới.

Tính theo mức đóng cửa hôm nay VN-Index đã vượt đỉnh, nhưng vẫn chưa phải là sự chắc chắn bùng nổ. Thanh khoản hai sàn niêm yết khá yếu với 10.569 tỷ đồng khớp lệnh, giảm 5% so với hôm qua. Chiều nay dòng tiền vào cũng kém, chỉ đạt 5.316 tỷ đồng, không tăng so với buổi sáng. Tuy nhiên thị trường vẫn còn một phiên giao dịch nữa và cơ hội vượt hẳn lên đỉnh cao mới là rất “sáng”.

Khối ngoại hôm nay cũng duy trì cường độ mua mạnh mẽ, tổng mức giải ngân trên sàn HoSE đạt 1.496,6 tỷ đồng và mức ròng 692,1 tỷ đồng. Cổ phiếu tài chính được mua mạnh với SSI đạt hơn 108 tỷ đồng ròng. VND, HCM cũng được mua rất tốt. VIC, MSN, CTG, HPG, BID, VCB đều được mua ròng vượt trội.

Đợt mua ròng hiện tại của khối ngoại rất ấn tượng. Chỉ có 2 phiên ngày 22/12 và 13/1 khối ngoại sang tay thỏa thuận lô lớn với EIB hàng ngàn tỷ đồng nên vị thế chung là bán ròng. Nếu không tính 2 giao dịch này thì khối ngoại gần như mua ròng liên tục suốt từ cuối tháng 10 tới nay, chỉ có 2-3 phiên là xen kẽ bán ròng không đáng kể.

1 Likes

Tài khoản chứng khoán của Licogi14 (công ty mẹ) giảm từ hơn trăm tỷ còn 14,2 tỷ đồng ## Báo cáo tài chính công ty mẹ được CTCP Licogi14 (Mã: L14) công bố mới đây cho thấy giá trị chứng khoán kinh doanh giảm sâu trong quý IV/2022.

Nguồn: BCTC quý IV/2022 của Licogi14.

Thời điểm cuối quý IV/2022, giá trị chứng khoán kinh doanh của Licogi14 gần 14,2 tỷ đồng, hiện đang lỗ gần 1,4 tỷ đồng. Quy mô đầu tư này giảm sâu so với thời điểm cuối quý III.

Tại ngày 30/9/2022, giá trị chứng khoán kinh doanh của Licogi14 (công ty mẹ) là hơn 105 tỷ đồng và đang lỗ 68,7 tỷ đồng.

Trên thị trường, Licogi14 từng là “cá mập” với danh mục đầu tư chứng khoán nhiều trăm tỷ đồng khi hai cổ phiếu DIG và CEO nổi sóng hơn 1 năm trước đây. Hoạt động đầu tư chứng khoán cũng từng mang về cho công ty hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận.

Tuy nhiên, quy mô đầu tư chứng khoán hiện tại của Licogi14 (công ty mẹ) chỉ tương đương với nhiều nhà đầu tư cá nhân trên thị trường.

Ghi nhận thời điểm 31/12/2022, tiền và tương đương tiền của Licogi14 tăng mạnh so với quý trước đó lên 164,3 tỷ đồng. Trong đó các khoản tương đương tiền của công ty là 116 tỷ đồng, khoản mục này không được công ty thuyết minh chi tiết. Ngoài ra, Licogi14 đang có hơn 23 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.

1 Likes

HAG: Mời cổ đông nắm trên 200.000 cổ phiếu gặp gỡ ban lãnh đạo đầu năm mới, công bố nhà tài trợ mới cho CLB bóng đá

Về tình hình hoạt động SXKD năm 2022 và kế hoạch năm 2023, ban lãnh đạo HAGL mong muốn được gặp gỡ các cổ đông và nhà đầu tư để chia sẻ thông tin.

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa có thư gửi cổ đông vào ngày 18/1/2023. Ghi nhận, về tình hình hoạt động SXKD năm 2022 và kế hoạch năm 2023, ban lãnh đạo HAGL mong muốn được gặp gỡ các cổ đông và nhà đầu tư để chia sẻ thông tin.

Theo đó, những cổ đông nắm trên 200.000 cổ phiếu HAG được mời tham dự buổi gặp gỡ ban lãnh đạo ngay đầu năm (nhằm ngày 10/2/2023) để chia sẻ tại Tp.HCM.

Cũng trong thời gian này, HAGL làm lễ công bố nhà tài trợ mới cho CLB bóng đá HAGL, mùa giải 2023-2024 là Tập đoàn Carabao đến từ Thái Lan.

Về kinh doanh, một năm sau tuyên bố hàng trình nông nghiệp khép kín, trọng tâm là “trồng chuối xuất khẩu – nuôi heo ăn chuối”, HAGL đang cho thấy tín hiệu khởi sắc. Kết thúc năm 2022, doanh thu thuần HAGL đạt 4.574 tỷ đồng . Trong đó,

  • mảng cây ăn trái mang lại doanh thu 2.277 tỷ đồng (tỷ trọng 50%),

  • mảng chăn nuôi mang lại doanh thu 1.620 tỷ đồng (tỷ trọng 35%),

  • và mảng phụ trợ mang lại doanh thu 677 tỷ đồng (tỷ trọng 15%),

Năm 2022, HAGL đã tiêu thụ 292.847 con heo thịt và 281.275 tấn trái cây, trong đó chuối xuất khẩu đạt 160.520 tấn và chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc là 120.755 tấn. Tỷ lệ Chuối xuất khẩu/Chuối sản xuất thức ăn gia súc tương ứng là 1,3.

HAGL theo đó quay lạu mức lãi ngàn tỷ với 1.181 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch đề ra cho năm 2022, gấp 10 lần con số năm ngoái.

1 Likes

Một CTCK báo lỗ kỷ lục hơn 225 tỷ đồng sau khi chủ tịch vừa bán gần 10% vốn

## Chứng khoán APG (Mã: APG) vừa công bố kết quả kinh doanh với mức lỗ kỷ lục kể từ khi đi vào hoạt động. Công ty báo lỗ 3 trên 4 quý của năm tài chính 2022.

Kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2022 của Chứng khoán APG. Nguồn: TH tổng hợp.

Theo báo cáo tài chính được công bố, doanh thu hoạt động của Chứng khoán APG quý cuối năm nay chỉ đạt 3,3 tỷ đồng do ghi nhận lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là âm 75,8 tỷ đồng.

Khác với việc ghi nhận thu từ hoạt động môi giới cao đột biến lên tới 142,3 tỷ đồng quý cuối năm 2021, Chứng khoán APG chỉ đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng mảng này trong quý IV/2022.

Trong bối cảnh doanh thu hoạt động sụt giảm mạnh, chi phí hoạt động của Chứng khoán APG cao đột biến trong quý IV do khoản lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL gần 177 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ là 50,3 tỷ đồng.

Kết quả là, Chứng khoán APG báo lỗ trước thuế hơn 177 tỷ đồng quý cuối năm 2022, đánh dấu chuỗi lỗ 3 quý liên tiếp. Đây cũng là quý báo lỗ đậm nhất trong lịch sử hoạt động của Chứng khoán APG.

Với việc báo lỗ 3/4 quý của năm, Chứng khoán APG ghi nhận lỗ trước thuế cả năm 2022 là hơn 225 tỷ đồng trong khi năm 2021 báo lãi kỷ lục hơn 308 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh theo quý củaChứng khoán APG. Nguồn: TH tổng hợp.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Chứng khoán APG là 1.587 tỷ đồng, cao hơn khoảng 400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm do công ty tiến hành tăng vốn.

Cơ cấu tài sản chính của Chứng khoán APG là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (632,1 tỷ đồng), danh mục FVTPL (330 tỷ đồng) và tiền gửi ngân hàng gần 177 tỷ đồng.

Không chỉ ghi nhận mức lỗ trong hoạt động tự doanh, danh mục cuối kỳ của công ty cũng không mấy khả quan. Tại ngày 31/12/2022, giá trị cổ phiếu niêm yết của công ty có giá trị sổ sách gần 522 tỷ đồng trong khi giá trị trường là gần 330 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ trạng thái khoảng 190 tỷ đồng.

Thời điểm cuối năm 2022, giá trị cho vay margin của Chứng khoán APG là 83 tỷ đồng, không có nhiều khác biệt so với quý trước đó.

Dư nợ cho vay margin củaChứng khoán APG. Nguồn: TH tổng hợp.

Thông tin thêm liên quan đến hoạt động của Chứng khoán APG, trong khoảng thời gian từ ngày 10/1 đến ngày 12/1, ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã bán 14 triệu cổ phiếu APG.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu mà vị chủ tịch nắm giữ giảm từ 24,05 triệu đơn vị xuống 10,05 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 16,44% xuống 6,87%.

Trong khoảng thời gian ông Hưng thực hiện giao dịch, thị trường xuất hiện giao dịch thỏa thuận với khối lượng như trên với giá trị 86,8 tỷ đồng.

1 Likes

VOC: Lỗ lớn, lãnh đạo vẫn muốn chia cổ tức 100% bằng tiền mặt

Tính chung cả năm 2022, Vocarimex đạt doanh thu trên 1.600 tỷ đồng và lỗ sau thuế gần 46 tỷ đồng. Đáng chú ý, dù lỗ lớn nhưng lãnh đạo Vocarimex vẫn tính chuyện chia cổ tức 100% bằng tiền mặt cho cổ đông.

Tính chung cả năm 2022, Vocarimex đạt doanh thu trên 1.600 tỷ đồng và lỗ sau thuế gần 46 tỷ đồng.

Tổng công ty Công nghiệp Dầu Thực vật Việt Nam (Vocarimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 với kết quả ảm đạm. Theo đó, Vocarimex ghi nhận doanh thu đạt 600 tỷ đồng và lỗ sau thuế 128 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2022, Vocarimex đạt doanh thu trên 1.600 tỷ đồng và lỗ sau thuế gần 46 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng thất vọng, vì năm 2021 mặc dù khó khăn hơn do gặp dịch Covid-19, Vocarimex vẫn ghi nhận lãi sau thuế hơn 115 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dù lỗ lớn nhưng lãnh đạo Vocarimex vẫn tính chuyện chia cổ tức 100% bằng tiền mặt cho cổ đông. Tại đại hội đồng cổ đông bất thường của Vocarimex sáng ngày 5/1/2023, Thành viên Hội đồng Quản trị Vocarimex – ông Trần Lệ Nguyên cho biết, Vocarimex đã thông qua việc thoái vốn khỏi Công ty TNHH Calofic và trả cổ tức tỷ lệ 100% bằng tiền mặt cho cổ đông.

Trước đó, Vocarimex (công ty do Tập đoàn Kido nắm hơn 87% cổ phần) đã quyết định chuyển nhượng 24% cổ phần đang nắm giữ tại Calofic cho Công ty Siteki Investment PTE Ltd (Siteki). Báo cáo tài chính quý 3/2022 của Vocarimex cho thấy, khoản đầu tư tại Calofic có giá trị hơn 570 tỷ đồng. Với giá chuyển nhượng hơn 2.100 tỷ đồng, Vocarimex lãi hơn 1.500 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu - Tổng giám đốc điều hành Vocarimex cho biết, trong năm 2022, giá dầu cọ tăng giảm bất thường là thách thức rất lớn đối với Vocarimex. Liên quan đến việc sáp nhập Vocarimex vào Kido, ông Trần Lệ Nguyên nói sẽ xin ý kiến cổ đông tại đại hội cổ đông thường niên của Kido.

1 Likes