Chứng sỹ săn tin!

HSBC: Việt Nam tăng trưởng 8% nhưng cần thận trọng

Mặc dù GDP năm 2022 đạt mức 8,0% nhưng Việt Nam không thể ngủ quên trên chiến thắng khi những khó khăn trong thương mại đang mạnh lên và ảnh hưởng đến nền kinh tế…

Trong báo cáo Vietnam at a glance vừa công bố, HSBC cho biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á công bố số liệu năm 2022 với những con số ấn tượng cho một năm đầy thách thức. Trong đó, kinh tế Việt Nam trong quý 4 tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đưa tăng trưởng của cả năm 2022 lên 8,0%, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất của Việt Nam kể từ năm 1997.

Mặc dù vậy, HSBC cũng lưu ý: “Việt Nam không nên ngủ quên trên chiến thắng vì ẩn dưới con số tăng trưởng đẹp đẽ này”. Lý do để HSBC đưa ra nhận định trên là do những yếu tố thuận lợi của Việt Nam đang giảm dần.

Cụ thể, sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam đã và đang chậm so với các nước khác trong khu vực. Trong năm 2022, Việt Nam đón khoảng 3,6 triệu lượt khách, đạt 70% chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, mức này chỉ bằng 20% so với năm 2019, thấp hơn mức 28% của Singapore và mức 25% của Thái Lan.

Ngoài ra, tình hình sản xuất có phần ảm đạm của Việt Nam là hình ảnh phản chiếu của lĩnh vực bên ngoài đang yếu đi bởi Việt Nam đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu dao động của các nước phương Tây. Trong đó, xuất khẩu sụt giảm 14,0% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, sự suy yếu diễn ra trên diện rộng ở các ngành hàng chính, đặc biệt là điện tử. Trái lại, nhập khẩu cũng giảm mạnh 8,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là ở nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến công nghệ. Điều này có thể được hiểu là Việt nam đang ở thế “đứng mũi chịu sào” bị ảnh hưởng từ chu kỳ công nghệ toàn cầu đang “hạ nhiệt” với bản chất hoạt động sản xuất hàng điện tử đòi hỏi nhập khẩu nhiều.

“Triển vọng sản xuất của Việt Nam đang bắt đầu nhìn thấy thách thức với bằng chứng là chỉ số PMI mới nhất tiếp tục lao dốc xuống 46,4 trong tháng 12, mức thấp nhất trong vòng 1,5 năm qua”, báo cáo của HSBC nêu rõ.

Hơn nữa, lợi thế về cán cân thương mại nói chung của Việt Nam lại một lần nữa thu hẹp do tình hình xuất khẩu chậm lại và nhập khẩu năng lượng tăng cao trong nửa đầu năm 2022. Điều đó dẫn đến mức thặng dư thương mại thấp, chỉ đạt 4,1 tỷ USD (1% GDP) trong năm 2022. Với mức thặng dư thương mại thấp này nhiều khả năng sẽ không bù đắp được cho thâm hụt trong thu nhập chính và dịch vụ.

Vì vậy, Việt Nam nhiều khả năng sẽ chứng kiến thâm hụt nhẹ tài khoản vãng lai năm thứ hai liên tiếp, khả năng rơi vào khoảng 1,4% GDP, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi đồng VND. Thực tế, đồng VND đã chịu áp lực giảm giá lớn trước đồng USD mạnh, khiến tài khoản vãng lai suy yếu và làm suy giảm lợi thế về chênh lệch lợi suất.

Để bảo vệ đồng nội tệ, các nhà chức trách đã bán bớt ngoại tệ dự trữ, dự trữ ngoại tệ vốn đã giảm mạnh 20% tính tới quý 3/2022 so với thời điểm đạt đỉnh vào cuối năm 2021. Việc điều chỉnh tỷ giá đồng USD gần đây cùng với thanh khoản USD được cải thiện đã giúp đồng VND bớt áp lực hơn một chút. Mặc dù vậy, việc tăng giá đồng VND nhiều khả năng sẽ là một quá trình từ từ từng bước một.

Cuối cùng, theo HSBC, trong khi lạm phát chính của năm đã tương đối thấp ở mức 3,2%, Việt Nam tiếp tục chứng kiến áp lực lạm phát mạnh lên. Tháng 12 là tháng thứ ba liên tiếp lạm phát vượt mức trần 4% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Không chỉ lạm phát cơ bản tăng lên 5% so với cùng kỳ năm trước mà Việt Nam còn chứng kiến giá nguyên liệu thô tăng lên. Điều này có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục chu kỳ thắt chặt.

“Là ngân hàng trung ương cuối cùng ở ASEAN có động thái điều chỉnh, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bắt kịp xu hướng chung, tăng lãi suất 200 điểm cơ sở trong năm 2022. Trong khi chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ chậm lại khi Fed được dự báo sẽ giảm tốc và biến động ngoại tệ được xoa dịu, chu kỳ tăng lãi suất sẽ còn tiếp tục. Chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng lãi suất tái cấp vốn 0,5 điểm cơ bản trong quý 1/2023 và quý 2/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7,0% vào giữa năm 2023”, nhóm nghiên cứu của HSBC nêu quan điểm.

Nguồn bài viết: HSBC: Việt Nam tăng trưởng 8% nhưng cần thận trọng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Doanh nghiệp đầu tiên bị UBCKNN xử phạt trong năm 2023 do loạt vi phạm trong công bố thông tin và giao dịch

Ngày 06/01/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ( UBCKNN ) đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn BGI (mã chứng khoán: VC7).

Cụ thể, VC7 bị phạt tiền 85 triệu đồng do có hành vi vi phạm hành chính không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Theo đó, VC7 đã không công bố thông tin theo quy định đối với Quyết định 30/2020/QĐ-HĐQT ngày 21/12/2020 về việc thanh lý tài sản cho bên liên quan - CTCP Xây dựng BGI; công bố thông tin không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Giấy mời họp và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (chậm 04 ngày), Báo cáo tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán tăng vốn điều lệ từ 240,2 tỷ đồng lên 480,4 tỷ đồng (chậm 11 ngày), Thay đổi số lượng cổ phiếu lưu hành (chậm 09 ngày), Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) số 183/NQ-HĐQT ngày 19/11/2021 về việc thông qua phương án xử lý cổ phiếu lẻ (chậm 02 ngày).

Bên cạnh đó, VC7 còn bị phạt tiền 125 triệu đồng do có hành vi vi phạm hành chính liên quan tới giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này. Theo Báo cáo tài chính kiểm toán và Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020, 2021 mà Công ty đã công bố, trong năm 2020 và 2021, Công ty thực hiện các giao dịch với người quản lý doanh nghiệp, bên liên quan của các đối tượng này bao gồm CTCP Xây dựng BGI, CTCP Vật liệu xây dựng BGI, Công ty TNHH IUC Hòa Bình Hill, CTCP Tập đoàn IUC, ông Hoàng Trọng Đức, ông Nguyễn Đức Hùng nhưng chưa thông qua HĐQT.

Tổng cộng số tiền VC7 bị xử phạt là 210 triệu đồng.

Nguồn: cafef

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 10/1

=> DOANH NGHIỆP

  1. DXG: Nợ thuế 185 tỷ đồng

  2. EIB: Trước thềm họp cổ đông bất thường, một nhân sự cấp cao của Eximbank xin từ nhiệm

  3. VCB: Tăng trưởng 39% lợi nhuận trước thuế riêng lẻ so với năm 2021, ước tính gần 38.000 tỷ đồng.

  4. VCB: Năm 2022 - Vietcombank đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu kinh doanh, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao kỷ lục 465%

  5. VCB: Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 12%

  6. NVL: Sau thăng trầm từ biến cố trái phiếu làm cổ phiếu lao dốc không phanh, CTCP Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, NVL) đã tiến hành công cuộc cải tổ, tái cấu trúc và đưa ông Bùi Thành Nhơn trở lại “ghế nóng” với mong muốn Novaland lần nữa được tái sinh

  7. VRE: Có thể lãi sau thuế gần 3.800 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 55% so với cùng kỳ nhờ mở mới 6 TTTM và doanh thu chuyển nhượng BĐS tăng mạnh, chủ yếu tại dự án Đông Hà Quảng Trị.

😎 HBC: Ông Lê Viết Hải triệu tập ĐHĐCĐ bất thường bãi nhiệm một số thành viên HĐQT

_

  1. HAG: Lãi ngàn tỷ trở lại sau 8 năm, bầu Đức hào phóng thưởng đậm cho nhân viên, mức cao nhất 150 triệu đồng thuộc về người “trồng chuối”

  2. Với chiến lược “heo ăn chuối”, ngành chăn nuôi đã đem về cho HAGL hơn 1.600 tỷ đồng doanh thu năm 2022, tương ứng số lượng heo thịt tiêu thụ gần 293.000 con.

  3. IBC: Cổ phiếu IBC tăng 82% sau 8 phiên trần, Egroup không còn là “mẹ” của Apax Holdings do CTCK bán giải chấp

  4. CRE: Shark Hưng không còn là người được uỷ quyền công bố thông tin của Cen Group (CRE)

  5. TTF: Gỗ Trường Thành thông qua phương án vay vốn cho công ty con

  6. VC7: Vi phạm giao dịch với cổ đông, Tập đoàn BGI bị xử phạt 210 triệu đồng

  7. FLC: Lỗ nghìn tỷ, Bamboo Airways tiếp tục mở rộng hệ sinh thái hàng không

  8. DPM: Dự báo lợi nhuận 2023 của Đạm Phú Mỹ sẽ giảm hơn 40%

  9. VDSC: Sau năm thuận lợi của ngành cá tra, lợi nhuận Vĩnh Hoàn có thể giảm hơn 30% năm 2023

  10. TVC: Tập đoàn Trí Việt triệu tập ĐHĐCĐ bất thường

  11. HHS: Hoàng Huy HHS dồn lực vào bất động sản

  12. VBB: Một ngân hàng vừa điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022, lợi nhuận giảm gần 27%

  13. HDG: Mảng thủy điện của Tập đoàn Hà Đô vượt 150% kế hoạch năm 2022

  14. Petrolimex báo lãi quý IV gần 1.500 tỷ đồng, cao nhất 6 quý gần đây

  15. GPC: Hệ thống nhà thuốc chuẩn GPP GREEN+ chào đón thêm 2 thành viên

  16. FLC: Nhìn lại 1 năm phiên ‘bán chui’ 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết

  17. Gần 100 triệu cổ phiếu PVTrans Pacific (PVP) sẽ chào sàn HOSE vào ngày 17/1

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. SCJ: Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu

  2. Đầu tư Sao Á mua vào 1,2 triệu cp HAH, nâng sở hữu lên 8,96%

  3. HPX: Lãnh đạo nhộn nhịp mua bán, cổ phiếu tăng trần 2 phiên

  4. Dịch vụ Tài chính SBI đã mua hơn 1,7 triệu cổ phiếu FTS khi giá phục hồi 43% từ đáy

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Áp lực bán diễn ra tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như “họ Vingroup” và nhóm bất động sản khiến VN-Index giảm điểm và lui về sát mốc 1.050.

  • Lực cầu nâng đỡ xuất hiện, VN-Index chỉ còn đỏ nhẹ cuối phiên

  • Khác với những phiên giao dịch trước, cổ phiếu ngân hàng không còn giữ nhịp thị trường và giao dịch phân hoá. Hầu hết các cổ phiếu đều ghi nhận biên độ thấp cùng thanh khoản thấp.

  • Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 10.100 tỷ đồng.

  • Khối ngoại mạnh tay mua ròng hơn 460 tỷ đồng, tiếp tục “gom” HPG

  • Khối ngoại đang có phiên mua ròng thứ 35 liên tiếp

  • Phiên 10/1: Tự doanh CTCK mua ròng 4 phiên liên tiếp và bán ròng hơn trăm tỷ trên các chứng chỉ quỹ

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. TTCK tháng 1/2023: Yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen, không loại trừ rủi ro biến động mạnh

  2. Mirae Asset: Có quỹ đất cho thuê lớn giúp Kinh Bắc, IDICO, Viglacera… kịp thời đón được dòng vốn đầu tư mới

  3. Dù kết quả báo cáo tài chính năm 2022 chưa được công bố nhưng có thể khẳng định ngành phân bón của Việt Nam tiếp tục có một năm thắng lợi với nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, dự kiến doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay

  4. Nhà đầu tư trong nước mở mới gần 2,6 triệu tài khoản chứng khoán năm 2022, nhiều hơn tổng 6 năm trước cộng lại

  5. Tính đến cuối năm 2022, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt 6,8 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương khoảng 6,8% dân số.

  6. Bổ nhiệm bà Vũ Thị Chân Phương làm Chủ tịch UBCKNN

  7. Cổ phiếu dầu khí có gì ‘hút’ quỹ ngoại Dragon Capital? Kỳ vọng dự án Lô B - Ô Môn sẽ sớm được thúc đẩy đã góp phần giúp nhóm cổ phiếu dầu khí, nhất là những cổ phiếu hưởng lợi có diễn biến tích cực trong thời gian gần đây. Điều này được cho là yếu tố khiến nhóm quỹ ngoại Dragon Capital liên tục nâng sở hữu tại một số doanh nghiệp dầu khí, mặc dù những doanh nghiệp này kinh doanh kém “sáng”.

  8. Giá cà phê hồi phục, các doanh nghiệp cà phê niêm yết đang làm ăn ra sao?

_

  1. Tỷ giá trượt về “điểm mong đợi”, Ngân hàng Nhà nước có thể bắt đầu mua vào USD

  2. Việc thanh tra, kiểm toán khiến doanh nghiệp e ngại gói vay hỗ trợ lãi suất 2%

  3. Bộ Tài chính đang tìm cách tháo gỡ để giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%

  4. Hơn 16.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, xây dựng đến hạn trong tháng 1

  5. Theo đánh giá của VBMA, giai đoạn 2023-2024 sẽ là đỉnh điểm áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp khi số tiền đáo hạn lên đến gần 700.000 tỷ đồng.

  6. Các ngân hàng kỳ vọng tín dụng tăng 13,7%, huy động vốn tăng 10% trong năm 2023

_

=> VIỆT NAM

  1. Giá xăng dầu ngày mai có thể giảm 800 đồng/lít?

  2. “Chốt sổ” năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 730,21 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 61,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

  3. Hàng loạt “ông lớn” bất động sản tại TP.HCM nợ thuế đầm đìa

  4. Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp còn nợ thuế gần 44.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2021

  5. Loạt ông lớn bất động sản bị “điểm mặt” vì nợ thuế hàng trăm tỷ đồng tại TP.HCM

  6. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là vấn đề được giới đầu tư hết sức quan tâm, nhưng cũng là nỗi lo lạm phát. Thế nhưng, nếu nhìn ở góc độ tích cực, việc này sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn 2%, nhờ lượng khách du lịch Trung Quốc trở lại vào nửa cuối năm 2023.

  7. Chuyên gia kinh tế: ‘Nên bỏ quỹ bình ổn xăng dầu’

  8. Philipines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2022, thứ hai là Trung Quốc và thứ ba là Bờ Biển Ngà.

  9. Lượng ô tô nhập khẩu trong năm 2022 nhiều nhất từ trước đến nay

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, các chỉ số tăng giảm đan xen

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn mở cửa phiên giao dịch không mấy khởi sắc, đang giao dịch dưới mốc tham chiếu

  3. Chứng khoán Mỹ giằng co vì hy vọng Fed sẽ mềm mỏng hơn

  4. Kết quả kinh doanh quý IV/2022 kém khả quan có thể trở thành yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Mỹ trong những ngày tới.

  5. Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc bất ngờ bùng nổ trở lại

  6. Sản xuất Trung Quốc ảnh hưởng mạnh do lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh

  7. Ba cảng lớn nhất Trung Quốc hiện đang đương đầu với những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng bởi tình trạng lây nhiễm COVID-19.

  8. Hàn Quốc dỡ bỏ một số quy định liên quan đến bất động sản

  9. Châu Á ngày càng già hóa, người lớn tuổi phải làm việc nhiều hơn

  10. Trung Quốc: Nước này tiêu thụ gần 1/5 lượng dầu của thế giới, hơn một nửa lượng đồng, niken và kẽm tinh chế, và hơn 3/5 quặng sắt.

  11. Trung Quốc chỉ trích Hàn Quốc phân biệt đối xử, áp biện pháp đáp trả

  12. Lạm phát tại Philippines khiến giá hành tây đắt hơn thịt bò

  13. Fed sẽ tăng lãi suất lên gần 5,5% vào tháng 5/2023

  14. Lạm phát tại Tokyo cao nhất trong hơn 40 năm

  15. ECB: Lương tại Eurozone sẽ tăng mạnh để bắt kịp với lạm phát.

  16. Singapore thận trọng khôi phục vận tải hàng không với Trung Quốc

  17. Ukraine đứng trước những khoản trả nợ khổng lồ trong năm 2023

  18. Giá nhà của Australia giảm xuống mức thấp kỷ lục

  19. Nguồn tiền công ty bất động sản Trung Quốc bất ngờ tăng 33%

  20. Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ ghi nhận khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm

  21. Người Trung Quốc háo hức xuất ngoại để tiêm vắc xin phòng COVID của phương Tây

  22. Nhật Bản: Số ca mắc COVID-19 hằng ngày gần chạm mốc 100.000

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Hoạt động gọi vốn của ngành Crypto trong năm 2022 giảm hơn 40%

  2. Forbes: 12 tỷ USD rời khỏi Binance trong hai tháng qua

  3. Mexico hoãn kế hoạch CBDC vô thời hạn

  4. Ngân hàng Metropolitan từ bỏ tiền điện tử khi sự giám sát ngày càng tăng

  5. Crypto dot com gặp rắc rối với cơ quan giám sát của Vương quốc Anh

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên gần 17.200 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Qatar và đối tác Mỹ ký thỏa thuận xây dựng tổ hợp hóa dầu trị giá 6 tỷ USD

  2. Lãnh đạo Canada, Mexico và Mỹ gặp gỡ trong bối cảnh xích mích năng lượng

  3. Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga dự kiến cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia 2. Việc xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu.

  4. Giá dầu Urals giảm mạnh ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của Nga

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,16 USD (+0,21%), lên 74,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,01 USD (-0,01%), xuống 79,64 USD/thùng.

_

  1. Argentina và Trung Quốc chính thức mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ

  2. Bộ trưởng Kinh tế Brazil phủ nhận đề xuất về đồng tiền chung cho MERCOSUR – bao gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay.

  3. Giá vàng cao nhất gần 8 tháng

  4. Đồng USD chạm gần mức thấp nhất 7 tháng, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với khách mua hàng nước ngoài. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng chạm mức thấp nhất 3 tuần.

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 5,8 USD lên 1.871,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co và nhích nhẹ lên 1.875 USD vào cuối ngày.

_

  1. Khí đốt đang rẻ nhất kể từ trước xung đột Nga-Ukraine

  2. Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn New York tăng 20 US cent tương đương 5,4% lên 3,910 USD/mmBTU. Trong phiên trước đó, giá khí tự nhiên chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/12/2021. Tính từ đầu năm đến nay, giá khí tự nhiên giảm 13% sau khi tăng 20% trong năm 2022.

  3. ICO: Giá cà phê thế giới tăng nhẹ trong tháng 12, xuất khẩu vẫn trong xu hướng phục hồi

  4. FAO: Giá lương thực toàn cầu tăng gần 15% năm 2022

  5. Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore đều giảm, sau khi các nhà hoạch định nhà nước Trung Quốc tuyên bố sẽ nỗ lực điều chỉnh giá nguyên liệu sản xuất thép và trấn áp nạn đầu cơ.

  6. Giá ngô trên sàn Chicago giảm lần thứ 6 trong 7 phiên giao dịch và giá lúa mì và đậu tương đều giảm, khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sản lượng tại một số khu vực Nam Mỹ giảm và nhu cầu đối với nguồn cung của Mỹ giảm.

Vàng SJC 66.8 tr/lượng

USD 23,620 đồng

Bảng Anh 29,003 đồng

EUR 25,869 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

DPM: Dragon Capital liên tục lướt sóng cổ phiếu DPM

Theo thông báo chiều 10/1 trên HoSE, Dragon Capital đã bán ra 902.700 cổ phiếu của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM).

Theo thông báo chiều 10/1 trên HoSE, Dragon Capital đã bán ra 902.700 cổ phiếu của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM).

Nguồn bài viết: Dragon Capital liên tục lướt sóng cổ phiếu DPM | Mekong ASEAN

1 Likes

KBC đang được thiên thời ủng hộ khi mà làn sóng đầu tư và dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam vẫn là xu hướng tiếp diễn trong tương lai

1 Likes

Thị giá tăng mạnh theo sóng đầu tư công, cổ đông lớn nhất của Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) muốn bán bớt 41,8 triệu cổ phiếu

Thị giá tăng mạnh theo sóng đầu tư công, cổ đông lớn nhất của Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) muốn bán bớt 41,8 triệu cổ phiếu

Tạm tính tại mức thị giá cổ phiếu HHV hiện tại, Hải Thạch B.O.T có thể thu về hơn 450 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn.

CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T vừa đăng ký bán ra gần 41,8 triệu cổ phiếu, tương đương 13,57% vốn của CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã HHV) với mục đích huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc từ ngày 16/1 đến 14/2/2023.

Hải Thạch B.O.T hiện đang là cổ đông lớn nhất tại HHV nắm giữ gần 103,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 33,68% vốn). Nếu giao dịch thành công, tổ chức này sẽ giảm sở hữu xuống còn 61,9 triệu cổ phiếu HHV, tương đương tỷ lệ sở hữu 20,11%.

Về người có liên quan, ông Võ Thụy Linh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Hải Thạch B.O.T hiện đang là thành viên HĐQT của HHV. Ngoài ra, ông Nguyễn Hữu Hùng – thành viên HĐQT của Hải Thạch B.O.T đang là Phó Chủ tịch HĐQT của HHV. Hai người liên quan đều không trực tiếp nắm giữ cổ phiếu HHV tuy nhiên ông Võ Thụy Linh đang là người đại diện vốn của Hải Thạch B.O.T tại HHV.

Động thái bán ra lượng lớn của Hải Thạch B.O.T diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HHV đang có nhịp tăng mạnh từ đáy hồi giữa tháng 11 năm ngoái. HHV thậm chí còn tăng kịch trần phiên 10/1 lên 10.900 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng 63% trong chưa đầy 2 tháng. Tạm tính tại mức thị giá này, Hải Thạch B.O.T có thể thu về hơn 450 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn.

Thị giá tăng mạnh theo sóng đầu tư công, cổ đông lớn nhất của Hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) muốn bán bớt 41,8 triệu cổ phiếu - Ảnh 1.

Đà tăng mạnh của cổ phiếu HHV được hỗ trợ tích cực bởi những động thái đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công thời gian gần đây. Theo ước tính của VNDirect, giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 sẽ tăng trưởng 20-25% so với cùng kỳ. Triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng trong năm tới khi các vấn đề thiếu hụt nguồn cung đá, cát và giá VLXD cao hầu như đã được giải quyết và cơ hội giành được các gói thầu quy mô lớn sẽ thuộc về những đơn vị hàng đầu như VCG, HHV, C4G, HBC, CTD,…

Trong đó, HHV, VCG và C4G đã được chỉ định tham gia tại 12/25 gói thầu đầu tiên của cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2. Ngày 1/1/2023, 12 gói thầu đầu tiên tại cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 với tổng giá trị 52.280 tỷ đồng đã chính thức được khởi công. Bên cạnh đó, 13 gói thầu còn lại tại cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2, đường vành đai 3 (Tp.HCM) và vành đai 4 (Hà Nội) cũng sẽ dự kiến bắt đầu thi công trong nửa đầu năm 2023.

1 Likes

Điều quan trọng lớn nhất để nói KBC đang được thiên thời ủng hộ đó là Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài nhờ : Việt nam là đất nước có con người thân thiện hơn nên được người dân và nhà đầu tư quốc tế yêu mến; VN có chính trị ổn định , dân số trẻ , đông và chi phí nhân công, giá cho thuê đất và chi phí đầu tư thấp hơn so với khu vực; có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa quốc tế… những yếu tố trên được minh chứng bằng việc các nhà đầu tư lớn liên tục đầu tư vào các khu công nghiệp của KBC thời gian qua và sẽ tiếp tục trong tương lai khi Việt nam vẫn là đất nước hấp dẫn hàng đầu khu vực …

Một công ty chứng khoán sắp phát hành mới 42 triệu cổ phiếu thưởng và trả cổ tức

Một công ty chứng khoán sắp phát hành mới 42 triệu cổ phiếu thưởng và trả cổ tức

Cổ phiếu mới sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 1 – 2/2023.

Trong thông báo mới nhất, Chứng khoán Thiên Việt (mã chứng khoán: TVS) đã công bố Nghị quyết của HĐQT thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 và phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu.

Cụ thể, Thiên Việt chuẩn bị phát hành thêm hơn 42 triệu cổ phiếu mới, trong đó gần 37 triệu cổ phiếu nhằm trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 33,8% và hơn 5 triệu cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 4,8%.

Nguồn vốn thực hiện được trích từ LNST chưa phân phối và quỹ dự phòng tài chính. Cổ phần mới sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 1 – quý 2/2023 sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của Thiên Việt sẽ tăng từ 1.092 tỷ đồng lên 1.513 tỷ đồng.

Trước đó, Chứng khoán Thiên Việt vừa hoàn tất phát hành 2,1 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), trong đó 2 triệu cổ phiếu được chào bán giá 17.000 đồng và 100 nghìn cổ phiếu được chào bán giá 10.000 đồng.

Về tình hình kinh doanh, quý 3/2022 Chứng khoán Thiên Việt ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt 134 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế quý 3 sụt giảm tới 96% xuống vỏn vẹn hơn 2 tỷ đồng.

Trên thị trường, chốt phiên 10/1, thị giá TVS đạt 24.600 đồng/cp.

Một công ty chứng khoán sắp phát hành mới 42 triệu cổ phiếu thưởng và trả cổ tức - Ảnh 1.

1 Likes

Liên tục bứt phá nhờ hiệu ứng thoái vốn của Vinachem, một cổ phiếu tăng gấp 3 lần sau một tháng

Liên tục bứt phá nhờ hiệu ứng thoái vốn của Vinachem, một cổ phiếu tăng gấp 3 lần sau một tháng

Mặc dù tăng mạnh thời gian gần đây nhưng thị giá TSB vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá Vinachem thoái vốn.

Trong bối cảnh thị trường giao dịch giằng co thời gian gần đây, cổ phiếu TSB của CTCP Ắc quy Tia sáng (Tibaco) vẫn liên tục tăng nóng nhờ hiệu ứng từ thoái vốn. Cổ phiếu này đã tăng trần 6 phiên liên tiếp lên mức 29.800 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi niêm yết. So với thời điểm cách đây một tháng, TSB đã tăng gấp 3 lần thị giá.

Liên tục bứt phá nhờ hiệu ứng thoái vốn của Vinachem, một cổ phiếu tăng gấp 3 lần sau một tháng - Ảnh 1.

Trong văn bản giải trình về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp, Tibaco cho biết giá cổ phiếu tăng do hiệu ứng của thị trường với thông tin thoái vốn thành công của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tại công ty . Bên cạnh đó, công ty cũng khẳng định không có sự tác động đến giá giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Trước đó, tại phiên đấu giá do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức ngày 3/1, toàn bộ 3,4 triệu cổ phiếu TSB (51% vốn điều lệ) do Vinachem sở hữu đã được bán cho 2 nhà đầu tư cá nhân với giá bằng mức mở bán là 39.200 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị cổ phần bán được gần 135 tỷ đồng. Như vậy, dù tăng mạnh thời gian gần đây nhưng thị giá TSB vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá Vinachem thoái vốn.

Đây là đợt thoái vốn nằm trong Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020. Theo kế hoạch tái cơ cấu, Vinachem sẽ tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp thành viên, trong đó sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Tibaco.

Tibaco tiền thân là nhà máy ắc quy Tam Bạc, được thành lập ngày 2/9/1960 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Ngày 26/5/1993, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Ắc quy Tia Sáng. Đến tháng 10/2004, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần thuộc Vinachem.

Hoạt động kinh doanh chính của Tibaco là sản xuất các loại ắc quy chì - axit tích điện khô, ắc quy kín khí miễn bảo dưỡng, kinh doanh các nguyên vật liệu, vật tư thuộc ngành sản xuất ắc quy, xuất nhập khẩu trực tiếp ắc quy các loại, các phụ kiện, nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất ắc quy và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất ắc quy.

Giai đoạn 2019-2021, hoạt động kinh doanh Công ty ổn định với doanh thu thuần dao động trong khoảng 160 – 215 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đi ngang, đạt 4,5 – 4,6 tỷ đồng mỗi năm. 9 tháng đầu năm 2022, Tibaco ghi nhận doanh thu đạt hơn 140 tỷ đồng, tăng 8,9% tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm 34,7% xuống còn 2,4 tỷ đồng.

1 Likes

88 mã chứng khoán bị HNX cắt margin quý 1/2023

88 mã chứng khoán bị HNX cắt margin quý 1/2023

Đây chủ yếu là những cổ phiếu quen thuộc nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát, một số trường hợp thuộc diện bị hạn chế giao dịch.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố danh sách 88 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 1/2023.

Phần lớn danh sách là các cổ phiếu nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát như: BII, BKC, BLF, CIA, CJC, CTC, DNM, DS3, DZM, HHG, KDM, KVC, L35, L43, L62, LCS, LM7, MAC, MAS, MIM, OCH, PCG, PEN, PGT, PJC, PPE, PV2, SD4, SDT, SDU, SFN, SGH, SPI, TC6, SSM, SRA, TFC, TTZ, VC9, VE1, VE2, VIG, VKC, VTJ, VTL. Hơn nữa, nguyên nhân dẫn đến việc cắt margin còn là cổ phiếu trong diện đình chỉ giao dịch như CTX, DZM, LUT, VGP, ART.

Xuất hiện trong danh sách tiếp tục là cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC như ART, KLF hay cổ phiếu BII thuộc “họ Louis”.

Đáng chú ý, có những mã có khả năng bị hủy bỏ niêm yết như CKV của CTCP Cokyvina, HGM của Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, PVL của Đầu tư Nhà đất Việt.

Đồng thời, danh sách không được cấp margin bao gồm các mã chứng khoán của doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế 6 tháng tại báo cáo tài chính bán niên soát xét 2022 là số âm như APS, BLF, CTC, CTP, KKC,…; chứng khoán mà tổ chức niêm yết chậm công bố thông tin báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin: BII, EBS, KDM, KLF, MIM, PPE,…

Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 88 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.






image
image

1 Likes

Từng bán “không thương tiếc”, vì sao khối ngoại quay lại mua ròng mạnh tay cổ phiếu Hòa Phát (HPG)?

Đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng HPG 16 phiên liên tiếp. Tính từ đầu tháng 11/2022, giá trị mua ròng của khối ngoại trên cổ phiếu đầu ngành thép đã lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.

Từng bán "không thương tiếc", vì sao khối ngoại quay lại mua ròng mạnh tay cổ phiếu Hòa Phát (HPG)?

Sau giai đoạn bán ròng triền miên, khối ngoại đang trở lại mua ròng đầy mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng đến 28.800 tỷ đồng trên HoSE. Xu hướng vẫn tiếp tục được duy trì với giá trị mua ròng từ đầu năm 2023 đạt gần 2.900 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cái tên từng bị bán ròng “không thương tiếc” trong thời gian dài trước đó là cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát lại bất ngờ trở thành tâm điểm mua ròng của khối ngoại. Đến thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 16 phiên liên tiếp trên cổ phiếu này. Tính từ đầu năm 2023, HPG là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất thị trường với giá trị gần 500 tỷ đồng, bỏ xa phần còn lại.

Trong những năm gần đây, HPG vẫn được biết đến là cái tên quen thuộc trong danh sách các cổ phiếu bị xả mạnh bởi khối ngoại. Cổ phiếu đầu ngành thép thậm chí còn là tâm điểm bán ròng trong năm 2021 với giá trị lên đến gần 19.000 tỷ đồng. Xu hướng này thực tế vẫn kéo dài cho đến quá nửa đầu năm 2022 trước khi có dấu hiệu đảo chiều.

Động thái quay lại mua ròng của khối ngoại bắt đầu trở nên rõ rệt hơn từ tháng 11 năm ngoái khi HPG rơi xuống đáy dài hạn với P/B dưới 1. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 2.600 tỷ đồng trên HPG. Nếu tính chung từ đầu tháng 11/2022 đến nay, con số này thậm chí còn lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.

Lựa chọn gần như không thể thiếu của các quỹ ngoại

Nhờ vị thế cổ phiếu đầu ngành thép cùng quy mô vốn hóa lớn, lượng cổ phiếu lưu hành và trôi nổi thuộc hàng khủng nhất nhì sàn chứng khoán, HPG thường xuyên có tỷ trọng lớn trong các rổ chỉ số VN30, MVIS Vietnam Index, FTSE Vietnam Index, FTSE Vietnam 30 Index,… Đây là chỉ số tham chiếu của nhiều ETF lớn trên thị trường như Fubon ETF, V.N.M ETF, FTSE Vietnam ETF hay DCVFM VN30 ETF,… Với hàng chục nghìn tỷ đồng “ồ ạt” đổ vào chứng khoán Việt Nam qua kênh ETF thời gian qua, không bất ngờ khi HPG liên tục được khối ngoại mua ròng.

Bên cạnh đó, các quỹ ngoại chủ động tên tuổi trên thị trường như nhóm Dragon Capital, nhóm VinaCapital, LionGlobal Vietnam Fund… cũng không có nhiều lựa chọn khả dĩ hơn cổ phiếu đầu ngành thép. Trong số các quỹ ngoại đang nắm giữ HPG, cái tên nổi tiếng nhất phải kể đến Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ tỷ USD thuộc Dragon Capital quản lý.

Thời điểm cuối năm 2021 khi quy mô của quỹ đạt gần 2,58 tỷ USD, HPG thậm chí còn là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục với tỷ trọng 12,11%. Mặc dù nhóm Dragon Capital đã không còn là cổ đông lớn của Hòa Phát từ cuối tháng 3/2022 nhưng HPG vẫn thường xuyên nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL cho đến đầu tháng 11 năm ngoái.

Động thái bán ròng triền miên của VEIL trong bối cảnh thị giá HPG liên tục giảm sâu đã khiến tỷ trọng của khoản đầu tư này giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, quỹ ngoại sau đó đã bất ngờ quay lại mua ròng mạnh tay và đưa HPG trở thành khoản đầu tư lớn thứ 4 danh mục vào cuối năm 2022. Ước tính trong 2 tháng cuối năm ngoái, quỹ đã mua ròng khoảng hơn 50 triệu đơn vị, chiếm khoảng 1/3 tổng khối lượng mua ròng của khối ngoại trên HPG vào khoảng thời gian này.

dc.jpg

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL cuối năm 2022

Tín hiệu tích cực xuất hiện dù khó khăn vẫn còn

Động thái mua ròng liên tục của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng đang đón nhận một số tín hiệu tích cực sau thời kỳ “thê thảm” như ông Trần Đình Long từng dự báo.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép xây dựng phục hồi. Nhu cầu sản xuất công nghiệp tăng tại quốc gia này cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục. Giá bán thép cũng theo đó được kỳ vọng tăng trở lại.

Thực tế, giá thép thanh tại Trung Quốc đã hồi phục hơn 17% từ đáy và đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 8 năm ngoái. Trong khi đó, giá than – nguyên vật liệu quan trọng nhất trong luyện thép, dù vẫn neo cao vùng đỉnh nhưng đã chững lại và có dấu hiệu quay đầu giảm. Điều này có thể sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của ngành thép thời gian tới.

Bên cạnh đó, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng theo mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể sẽ hỗ trợ nhu cầu thép trong nước, đặc biệt là thép xây dựng. Tuy nhiên, ngành bất động sản sau một năm 2022 trầm lắng, dự kiến sẽ chưa thể phục hồi trong năm 2023 sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu thép nội địa.

Theo nguồn tin từ công ty tư vấn Kallanish Commodities Ltd, trong bối cảnh nhu cầu thép có dấu hiệu hồi phục, Hòa Phát đã bắt đầu khởi động lại một lò cao ở Hải Dương từ cuối tháng 12/2022 và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm. Nguồn tin cũng cho biết Hòa Phát đang dự tính khởi động lại thêm 1 lò cao, nhưng sẽ tùy thuộc vào tình hình thị trường và nhu cầu thép.

Mặt khác, triển vọng xuất khẩu của ngành thép lại không thật sự sáng sủa. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép dự kiến sẽ phục hồi 1% so với cùng kỳ, lên 1,8 tỷ tấn vào năm 2023, sau khi giảm 2,3% trong năm 2022. Dù vậy, nhu cầu ở cả thị trường Mỹ và Châu Âu dự kiến sẽ giảm trong năm tới do suy thoái kinh tế.

Nhu cầu tại thị trường ASEAN dự kiến sẽ duy trì ổn định trong năm 2023, sau khi tăng trưởng 4~6% trong năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu sang các đối tác thương mại lâu năm vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng công suất trong những năm gần đây ở các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, và Philippines.

Nguồn bài viết: Từng bán "không thương tiếc", vì sao khối ngoại quay lại mua ròng mạnh tay cổ phiếu Hòa Phát (HPG)?

1 Likes

Phiên 12/1: Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 14 liên tục, tập trung HPG, VHM, PVD

## Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng hơn 305 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 12,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Lực cầu cuối phiên giúp VN-Index thu hẹp đà giảm, dừng chân ở mốc 1.056,39 điểm. Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VHM, VPB, GAS, VIB, VNM là những trụ đỡ tích cực đóng góp điểm số tăng cho thị trường, ngược lại chỉ số bị kìm lại bởi MSN, EIB, VCB, CTG.

Nhà đầu tư tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch tương đối lình xình, VN-Index đóng cửa “xanh vỏ đỏ lòng” khi số mã đỏ chiếm hơn một nửa. Điểm sáng là nhóm dầu khí và thủy sản ghi nhận nhiều mã trần và gần chạm trần như PVC, PVD, ANV, IDI, …

Hôm nay là phiên thứ 6 thị trường đi ngang với biên độ quanh khu vực 1.045 - 1.065 điểm. Áp lực bán gia tăng quanh ngưỡng kháng cự gần 1.060 đã khiến cho chỉ số tiếp tục có một phiên vượt cản bất thành.

Trước diễn biến tâm lý e dè của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thanh khoản đi xuống với tổng giá trị giao dịch toàn thị trưởng chỉ quanh mốc 10.000 tỷ đồng, tương đương gần 591,2 triệu cổ phiếu được mua bán. Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh giảm 21% so với phiên trước và hụt 30% so với mức trung bình 1 tháng gần đây.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng hơn 305 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 12,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 81,3 tỷ đồng.

Theo sau là VHM được mua ròng hơn 35,8 tỷ đồng và PVD (33,8 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở FUEVFVND (22,7 tỷ đồng), VIC (22,6 tỷ đồng), VNM (19,1 tỷ đồng), GAS (17 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 15 tỷ đồng là CTG (14,6 tỷ đồng), E1VFVN30 (14,6 tỷ đồng) và VRE (13,2 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan bị bán ròng mạnh nhất với quy mô hơn 11,8 tỷ đồng.

Theo sau đó là DPM bị bán ròng 9,2 tỷ đồng, PVT (9,2 tỷ đồng), DCM (8,7 tỷ đồng), VCB (8,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 8 tỷ đồng như BCM (7,9 tỷ đồng), NT2 (4,9 tỷ đồng), NVL (4 tỷ đồng), KDC (3,6 tỷ đồng) và DGC (3,6 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng với quy mô gần 17,6 tỷ đồng, tương đương 692.890 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng hơn 12,3 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO. Kế tiếp lực cầu tìm đến TNG (1,4 tỷ đồng) và những giao dịch dưới 1 tỷ đồng như SHS (931 triệu đồng), HUT (850 triệu đồng), PVS (808 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mức dưới 100 triệu đồng ở các cổ phiếu như ONE (13 triệu đồng), VHL (2 triệu đồng), BTS (2 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng gần 13,9 tỷ đồng, tương đương 907.209 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu với giá trị gần 16,9 tỷ đồng. Theo sau là ABI (2,1 tỷ đồng) và những giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như ACV (430 triệu đồng), MCH (294 triệu đồng), SIP (70 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất hơn 4,1 tỷ đồng ở cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel. Theo sau là OIL (1,6 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở những mã như CSI (206 triệu đồng), VEA (105 triệu đồng), MIC (44 triệu đồng), …

1 Likes

CPI của Mỹ lần đầu tiên giảm sau hơn 2 năm rưỡi

## Số liệu vừa công bố được xem là một dấu hiệu cho thấy lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong một xu hướng giảm bền vững…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12 vừa qua, đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 2 năm rưỡi liên tục tăng. Cú giảm này diễn ra trong bối cảnh giá xăng và nhiều mặt hàng khác cùng đi xuống, và được xem là một dấu hiệu cho thấy lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong một xu hướng giảm bền vững.

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 12/1 cho thấy CPI tháng 12 của Mỹ giảm 0,1% sau khi tăng 0,1% trong tháng 11. Đây là lần đầu tiên CPI của Mỹ giảm kể từ tháng 5/2020 - thời điểm nền kinh tế chấn động vì làn sóng lây nhiễm Covid-19 đầu tiên.

Trong cuộc khảo sát trước đó của hãng tin Reuters, các chuyên gia kinh tế dự báo CPI tháng 12 của Mỹ không thay đổi so với tháng trước. Còn trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, các chuyên gia dự báo CPI giảm 0,1%.

So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 12 tăng 6,5%, mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 10/2021 và giảm mạnh so với mức tăng 7,1% ghi nhận trong tháng 11, nhưng vẫn cao gấp hơn 3 lần so với mục tiêu lạm phát 2% mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đề ra.

Lạm phát của Mỹ lập đỉnh ở mức 9,1% vào tháng 6, cao nhất kể từ tháng 11/1981, đến nay đã giảm được 2,6 điểm phần trăm sau 7 tháng đi xuống liên tiếp.

Áp lực giá cả dịu đi được cho là kết quả từ nỗ lực tăng lãi suất của Fed. Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới đã triển khai chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay nhất từ thập niên 1980 để “ghìm cương” nhu cầu trong nền kinh tế. Ngoài ra, những nút thắt trong chuỗi cung ứng được giải toả cũng là một nguyên nhân kéo lạm phát xuống.

Giá xăng ở Mỹ giảm 12,5% trong tháng 12 – theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ.

Giá ô tô cũ cũng giảm do nguồn cung xe tăng lên. Nhu cầu yếu đi buộc các nhà bán lẻ có lượng hàng tồn kho lớn phải giảm giá bán những mặt hàng như quần áo và đồ nội thất.

Dù tình trạng thiểu phát giá hàng hoá đã xuất hiện, lạm phát giá dịch vụ vẫn vững do giá thuê nhà tăng vững. Ngay cả khi không tính đến giá thuê nhà, lạm phát giá dịch vụ vẫn cao, phản ánh mức tăng trưởng tiền lương còn mạnh.

Ngoài ra, lạm phát lõi cũng giảm chậm. Không tính giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0,3% trong tháng 12 sau khi tăng 0,2% trong tháng 11. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, CPI lõi tăng 5,7%, sau khi tăng 6% trong tháng 11.

Mức tăng CPI toàn phần (đường liền) và CPI lõi (đường đứt nét) hàng tháng so với cùng kỳ năm ngoái của Mỹ - Nguồn: Bộ Lao động Mỹ/CNBC.

Fed đã tăng lãi suất tổng cộng 4,25 điểm phần trăm trong năm 2022, từ mức 0-0,25 điểm phần trăm lên 4,25-4,5 điểm phần trăm, mức cao nhất kể từ cuối năm 2007. Tháng 12, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm ít nhất 0,75 điểm phần trăm nữa trong năm 2023 này.

Lạm phát giảm chắc chắn là một tin tốt đối với các quan chức Fed, nhưng họ vẫn nói muốn có thêm bằng chứng rõ nét về sự suy giảm của áp lực giá cả trước khi dừng tăng lãi suất.

Tình hình thị trường lao động Mỹ, hiện còn đang thắt chặt, sẽ là chìa khoá quan trọng quyết định việc Fed sẽ tăng lãi suất như thế nào và tăng đến đâu trong thời gian tới. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm về mức 3,5%, thấp nhất 5 thập kỷ. Trong tháng 11, cứ 1,7 công việc cần tuyển nhân sự mới có 1 người tìm việc làm.

Một báo khác từ Bộ Lao động Mỹ ngày 12/1 cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc và ngày 7/1 giảm 1.000 còn 205.000 đơn, thấp hơn so với dự báo mà giới phân tích đưa ra trước đó là 215.000 đơn. Đây là mức xin trợ cấp thất nghiệp, bất chấp những cuộc sa thải lớn trong lĩnh vực công nghệ và những ngành có độ nhạy cảm cao với lãi suất như tài chính và nhà đất.

Giới chuyên gia kinh tế nói rằng doanh nghiệp giờ đây lưỡng lự với việc sa thải nhân sự vì đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nhân công trong thời gian đại dịch. Tuy nhiên, họ dự báo số người xin trợ cấp nghiệp sẽ tăng mạnh trong nửa sau của năm nay, khi lãi suất tăng gây cản trở nhu cầu và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Báo cáo tuần trước của Bộ Lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này tạo được 223.000 công việc mới trong tháng 12, cao hơn gấp đôi so với mức 100.000 công việc mà giới chuyên gia cho là cần thiết để Fed tự tin rằng lạm phát đang giảm. Trong cả năm 2022, nền kinh tế Mỹ tạo được 4,5 triệu công việc mới.

1 Likes

DNH: Sắp chi 422 tỷ đồng tạm ứng cổ tức

Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2022 Thuỷ điện Đa Nhim Hàm Thuận Đa Mi lãi sau thuế 1.356 tỷ đồng, tăng hơn 55% so với cùng kỳ.

CTCP Thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi (mã chứng khoán DNH) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc tạm ứng cổ tức đợt 1/2022.

Theo đó ngày 7/2/2023 tới đây Thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi sẽ chốt danh sách cổ đông. Tỷ lệ chi trả 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Thời gian thanh toán 20/3/2023.

Như vậy với 422,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi sẽ chi khoảng 422,4 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.

Hiện tại Thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi chưa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022. Còn 9 tháng đầu năm 2022 doanh thu Thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi đạt 2.251 tỷ đồng, tăng 36,3% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế đạt 1.633 tỷ đồng, vượt 47% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.356 tỷ đồng, tăng 55,3% so với số lãi 873 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm ngoái.

1 Likes

Lộ diện hai cá nhân mua lại 51% vốn Ắc quy Tia Sáng

## Hai cá nhân đã mua lại hơn 3,44 triệu cổ phiếu TSB của Công ty CP Ắc quy Tia Sáng trong phiên đấu giá của Vinachem là bà Bùi Thị Hà Thu và bà Nguyễn Thị Thu Hà.


Một trong hai cá nhân mua lại cổ phần của Vinachem ở Ắc quy Tia Sáng là vợ Tổng giám đốc Hóa chất Đức Giang.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), bà Bùi Thị Hà Thu đã mua thành công gần 3,1 triệu cổ phiếu TSB của Công ty CP Ắc quy Tia Sáng (Tibaco) và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này với tỷ lệ sở hữu 45,9% vốn điều lệ.

Trước đó, bà Thu chưa sở hữu cổ phiếu TSB nào, giao dịch được hoàn thành ngày 4/1. Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thu Hà mua 343.995 cổ phiếu và nâng sở hữu tại TSB từ 0% lên 5,1%, trở thành cổ đông lớn thứ 2.

Tổng lượng cổ phiếu 2 cá nhân này mua thành công là hơn 3,44 triệu cổ phiếu tương đương 51% vốn điều lệ, bằng lượng cổ phiếu TSB mà Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) đã thoái vốn.

Đáng chú ý, bà Bùi Thị Hà Thu – người vừa mua 45,9% cổ phần của Tibaco là vợ của ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Công ty CP Hóa Chất Đức Giang (HOSE: DGC).

Như Tạp chí Kinh tế Chứng khoán đã đưa tin, ngày 3/1, Vinachem đã đem toàn bộ hơn 3,44 triệu cổ phiếu TSB ra đấu giá và đã được bán hết cho 2 nhà đầu tư cá nhân với giá đầu bằng mức giá khởi điểm là 39.200 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị cổ phần bán được gần 135 tỷ đồng.

Ngay trước thềm Vinachem thoái vốn, cổ phiếu TSB đã liên tục xuất hiện những giao dịch lớn. Cụ thể, bà Vũ Thị Quỳnh Nga, em dâu của Thành viên HĐQT Nguyễn Thị Thanh Hà, đăng ký mua vào 50.000 cổ phiếu TSB. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh và thoả thuận, thời gian từ ngày 30/12/2022 đến 29/1/2023.

Chiều ngược lại, ông Ngô Quang Huy, Thành viên HĐQT đăng ký bán 164.600 cổ phiếu, tương đương 2,44% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh và thoả thuận, thời gian từ ngày 26/12/2022 đến 25/1/2023.

Bên cạnh những giao dịch lớn, thông tin thoái vốn của Vinachem cũng khiến cổ phiếu TSB liên tục tăng trần từ mức giá 9.600 đồng/cp (phiên 16/12) lên 30.000 đồng/cp (phiên 12/1), tương đương mức tăng hơn 212%, nhưng vẫn còn cách mức giá thoái vốn của Vinachem gần 20%.

Về Hóa chất Đức Giang, là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ năm 2007, kinh doanh các sản phẩm chính là phốt pho vàng, bột giặt, chất tẩy rửa. Công ty đang dẫn đầu về sản xuất phốt pho vàng tại Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Kết thúc 9 tháng năm 2022, Hóa chất Đức giang ghi nhận gần 11.333 tỷ đồng doanh thu và 4.917 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt gần 86% và 342%. So với kế hoạch cả năm, công ty đã vượt gần một nửa chỉ tiêu lợi nhuận.

Công ty chứng khoán SSI Research dự đoán, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Hóa chất Đức Giang lần lượt là 15.400 tỷ đồng (tăng 62% so với cùng kỳ) và 6.300 tỷ đồng (tăng 153% so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 có thể được duy trì ở mức tương đương với năm ngoái.

Thời gian gần đây, nhóm quỹ Dragon Capital liên tục có động thái mua gom cổ phiếu DGC sau khi trở thành cổ đông lớn vào cuối tháng 11. Tính từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12, các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua ròng 7,7 triệu cổ phiếu DGC, tương đương khoảng 2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Hóa chất Đức Giang.

Động thái mua gom của quỹ ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DGC đang có dấu hiện chững lại sau nhịp hồi nhanh và mạnh từ đáy. Cổ phiếu này hiện đang giao dịch quanh mức 56.000 đồng/cp, tăng 20% sau hơn một tháng nhưng vẫn thấp hơn 55% so với đỉnh đạt được vào giữa tháng 6 năm nay.

2 Likes

Elon Musk hầu tòa vì cáo buộc thao túng cổ phiếu

Elon Musk sẽ phải hầu tòa vào ngày 17/1 vì cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán sau khi một thẩm phán liên bang bác bỏ yêu cầu chuyển vụ án ra khỏi California.
Vụ việc bắt đầu từ tháng 8/2018 khi ông Elon Musk, Tổng giám đốc điều hành của hãng xe điện Tesla (Mỹ), đăng trên mạng xã hội Twitter rằng ông có đủ tiền để tư nhân hóa Tesla, khiến giá cổ phiếu của công ty sụt giảm mạnh.

Ông Musk đã nhanh chóng bị các cổ đông kiện vì cáo buộc họ đã thiệt hại hàng tỷ USD do bài đăng trên Twitter của ông Musk khẳng định rằng ông có nguồn tài chính đảm bảo để tư nhân hóa công ty xe điện của mình.

Theo người phát ngôn của tòa án, Thẩm phán Edward Chen ngày 13/1 đã từ chối chuyển thủ tục tố tụng sang bang Texas, bang miền Nam nước Mỹ nơi ông Musk đã chuyển trụ sở của Tesla đến đó. Việc lựa chọn bồi thẩm đoàn dự kiến bắt đầu vào ngày 17/1 tới.

Các luật sư bào chữa đã lập luận rằng tỷ phú sẽ không được xét xử công bằng ở bang San Francisco, nơi ông đã mua lại Twitter vào cuối tháng 10/2022 và bị chỉ trích rộng rãi vì các quyết định của mình kể từ khi tiếp quản công ty truyền thông xã hội này.

Sau khi tiếp quản Twitter, ông Musk đã sa thải hơn một nửa trong số 7.500 nhân viên, hầu hết ở San Francisco, đồng thời thay đổi hoàn toàn chính sách kiểm duyệt nội dung của Twitter.

Các luật sư của vị CEO lập luận rằng, trong vài tháng qua, các phương tiện truyền thông địa phương đã tràn ngập những câu chuyện tiêu cực và thiên vị về ông Musk, những câu chuyện mà có thể tạo ra những thành kiến mang tính định kiến cao trong nhóm bồi thẩm đoàn.

Các phương tiện truyền thông địa phương, khác với cách họ thường đưa tin về những câu chuyện này, đã đổ lỗi cho ông Musk về việc cắt giảm nhân sự và thậm chí cáo buộc ông ấy vi phạm luật.

Theo Bloomberg, Thẩm phán Edward Chen bày tỏ sự tin tưởng tại phiên điều trần rằng các bồi thẩm đoàn công bằng có thể được chọn.

Trước đó, bài đăng trên Twitter của ông Musk vào năm 2018 đã thu hút sự chú ý của các nhà chức trách. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Mỹ - Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) - đã yêu cầu ông Musk từ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tesla và nộp phạt 20 triệu USD.

1 Likes

Liên tục “rót tiền” vào TTCK Việt Nam, chuyên gia bật mí chiến lược “bơi” theo dòng vốn ngoại

Ông Nguyễn Minh Hoàng kỳ vọng khi tỷ giá và lãi suất tạo đỉnh và đi ngang sau đó sẽ giúp dòng tiền khối ngoại trở nên mạnh mẽ hơn.

Khối ngoại tiếp tục gây chú ý trên thị trường ngay những ngày đầu năm 2023, tuần đầu tiên đã mua ròng thêm 1.700 tỷ đồng. Mặc dù phần lớn thanh khoản thị trường vẫn được quyết định bởi dòng tiền nội nhưng không thể phủ nhận tác động từ động thái mua ròng mạnh mẽ của các NĐT nước ngoài.

Tại chương trình Khớp lệnh, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Nhất Việt đánh giá bối cảnh hiện tại thị trường đã trở nên ổn định hơn rấy nhiều so với nhiều tháng trở lại đây. Trong một giai đoạn dòng tiền chưa quá mạnh và vĩ mô thay đổi khá nhanh, VN-Index sẽ có nhịp tích luỹ quanh vùng điểm hiện tại để hấp thụ hết nguồn cung, cũng như tạo ra mặt bằng giá mới cho nhịp tăng sắp tới.

Nhìn vào động thái giao dịch của khối ngoại những năm bùng nổ 2020-2021, nhà đầu tư ngoại bán ra mạnh ở vùng đỉnh với giá trị khoảng 70 – 80 nghìn tỷ đồng. Sau đó, thị trường đã dần tạo đỉnh vào thời điểm cuối 2021 và đầu 2022. Hiện, dòng tiền ngoại đang cho thấy dấu hiệu trở lại và mua ròng rất mạnh. Tuy dòng tiền có thời điểm đã chững lại, việc thị trường tiếp tục rung lắc khiến khối ngoại quay trở lại mua ròng mạnh mẽ hơn.

Lý giải về động thái gom mạnh tay cổ phiếu Việt Nam, chuyên gia Nhất Việt cho rằng xu hướng tăng lãi suất đang chậm lại ở thị trường nước ngoài, kèm theo mức lạm phát đi xuống. Từ đây, khoảng trống (Gap) lãi suất ở nước ta với Mỹ duy trì mức độ hấp dẫn.

Thêm nữa, ông Hoàng kỳ vọng tỷ giá và lãi suất có thể tạo đỉnh và sau đó đi ngang thời gian gần sắp tới, dòng tiền từ nước ngoài nhờ đó mạnh mẽ hơn và xu hướng mua ròng sẽ mang tính chất dài hạn hơn.

“Sức hấp dẫn của thị trường với định giá P/E vẫn ở mức thấp là điểm tích cực tác động tới đà mua ròng của khối ngoại. Cộng thêm tốc độ tăng trưởng kinh tế đang duy trì ở mức cao trong khu vực minh chứng cho động thái mua vào ổn định của nhóm này. Nhà đầu tư “bơi” theo dòng vốn ngoại là một ý tưởng không tồi”, vị chuyên gia cho hay.

Làm sao để “bơi” theo dòng vốn ngoại?

Theo ông Nguyễn Minh Hoàng, dòng tiền ngoại thường lựa chọn những cổ phiếu đầu ngành với nền tảng cơ bản tốt. Họ theo đuổi chiến lược tích luỹ, mua ở vùng giá hấp dẫn xét theo định giá. Nếu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng cao sẽ càng thích hợp để mua gom và tích luỹ cổ phiếu.

Để có thể theo kịp dòng vốn ngoại, vị chuyên gia Nhất Việt khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ nguồn vốn ra 3 hay 5 lần và bám sát theo quá trình biến động của cổ phiếu.

“Khi bối cảnh thị trường thay đổi, chẳng hạn như dòng tiền vào thị trường tỏ ra “hụt hơi”, cổ phiếu NĐT theo dõi bắt đầu điều chỉnh và quay về những vùng hỗ trợ mạnh trên nền giá mới. Đây chính là thời điểm có lợi thế về giá để nhà đầu tư tham gia giải ngân”, ông Hoàng nêu rõ.

Với mục tiêu nắm giữ dài hạn, quan trọng NĐT phải mua được ở vùng giá rẻ để biên độ dao động của giá trở nên an toàn. Đồng thời, chúng ta còn tránh được tâm lý FOMO (fear of missing out), tránh việc mua đuổi trong những phiên thị trường “xanh tím”.

Mặt khác, chuyên gia Nhất Việt cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi. Thời điểm mua có thể không phải 1 hay 2 tuần, mà sau 1-2 tháng, thậm chí 3 tháng, miễn là cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn. Hơn nữa, cần tin tưởng và hiểu giá trị của doanh nghiệp mang lại để nắm giữ lâu dài.

1 Likes

Quỹ đầu tư nhẹ nhàng “thoát hàng” trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Trong tuần giao dịch (09-13/01/2023), giao dịch của các quỹ đầu tư chủ yếu nghiêng về chiều bán nhưng khối lượng chỉ đạt mức vài chục đến vài trăm nghìn trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết.

Điển hình, phiên 10/01, Dragon Capital bán ra 98,000 cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn. Qua đó, giảm sở hữu tại đây từ 8.02% về còn 7.96% vốn, tương đương gần 15 triệu cp.

Đóng cửa phiên giao dịch, thị giá VHC đạt 67,600 đồng/cp, giảm 39% so với đỉnh hồi đầu tháng 6 năm trước. Chiếu theo mức giá này, ước tính quỹ ngoại đã thu về gần 7 tỷ đồng sau khi thoái bớt vốn.

Trước đó, nhóm Dragon Capital liên tục mua cổ phiếu VHC. Cụ thể, ngày 14/12/2022, nhóm Dragon Capital mua vào 100,000 đơn vị; ngày 28/12/2022 mua vào 400,000 đơn vị.

Ở chiều ngược lại, AFC Vietnam Fund mua thêm 12,300 cp TCT của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh trong phiên 11/01, nâng sở hữu tại đây lên hơn 1 triệu đơn vị, tương đương 8.09% vốn.

Nguồn: VietstockFinance

https://fili.vn/2023/01/quy-dau-tu-nhe-nhang-thoat-hang-truoc-ky-nghi-tet-nguyen-dan-3358-1030968.htm

1 Likes

Quỹ tỷ đô của Dragon Capital lỗ hơn 36% trong năm 2022

Khép lại năm 2022, mức lỗ ròng tính từ đầu năm của VEIL - quỹ lớn nhất thuộc nhóm Dragon Capital - tại thị trường Việt Nam lớn hơn mức giảm của VN-Index.

Diễn biến VN-Index trong 3 năm trở lại đây

Nguồn: VEIL

Đóng cửa phiên cuối cùng của năm 2022, VN-Index đạt 1,007.18 điểm, giảm 41.33 điểm so với cuối tháng 11, giảm 3.9%. Bên cạnh đó, với mức này, VN-Index đã giảm 491.19 điểm so với mốc 1,498.28 điểm của năm 2021 (31/12/2021), tỷ lệ giảm tương đương 32.8%.

Thành tích VEIL so với VN-Index

Nguồn: VEIL

Theo đó, giá trị tài sản ròng (NAV) của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - quỹ lớn nhất thuộc Dragon Capital - tăng 2.1% trong tháng 12, tương đương tăng gần 32.9 triệu USD (hơn 766 tỷ đồng), lên hơn 1.61 tỷ USD.

VEIL cho biết tốc độ tăng giá trị tài sản tháng qua nghịch chiều với VN-Index, chủ yếu nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu ngành năng lượng trong tuần cuối tháng 12.

Tuy nhiên, với giá trị tài sản ròng giảm mạnh trong 2 tháng trước đó (tháng 9 giảm 14.8% và tháng 10 giảm 14%) thì dù có lãi liên tiếp 2% trong tháng 11 và 2.1% trong tháng 12, lỗ sau 1 năm tại thị trường Việt Nam của VEIL vẫn ở mức 36.04%, cao hơn mức giảm của VN-Index (giảm 32.8% trong vòng 1 năm qua).

Đáng chú ý, sau khi nâng tỷ trọng tiền mặt lên mức kỷ lục 13.81% vào giữa tháng 11, tương đương hơn 198 triệu USD, thì đến thời điểm 05/01/2023, tỷ trọng tiền mặt của VEIL giảm xuống chỉ còn 0.71%, tương đương gần 12.11 triệu USD. So với mức 4.76% cuối tháng 11, tỷ trọng tiền mặt của quỹ đã giảm 4.05 điểm phần trăm.

VEIL giảm mạnh tỷ trọng tiền mặt trong bối cảnh thị trường được đánh giá đã qua giai đoạn khó khăn nhất. Với góc nhìn trung - dài hạn, rõ ràng sau giai đoạn dài (1 năm) trong downtrend đã làm mặt bằng giá cổ phiếu giảm mạnh và trở nên hấp dẫn hơn. Mặc dù xét dưới góc độ vĩ mô năm 2023 có thể vẫn còn nhiều khó khăn như lãi suất có xu hướng tăng và neo cao, nguồn tiền rẻ cạn dần, kinh tế toàn cầu vẫn chưa có tín hiệu tích cực…nhưng mặt bằng giá cổ phiếu đã chiết khấu về mức hấp dẫn như hiện tại sẽ mở ra những cơ hội đầu tư nắm giữ trung dài hạn hấp dẫn.

Nguồn bài viết: Quỹ tỷ đô của Dragon Capital lỗ hơn 36% trong năm 2022 | Fili

1 Likes