Chứng sỹ săn tin!

Rõ khổ. Đấu đá thì chỉ chết nhỏ lẻ

Viglacera: Năm 2022 lãi gần 2.300 tỷ đồng, vượt 135% kế hoạch năm, kinh doanh bất động sản góp 2/3

Viglacera: Năm 2022 lãi gần 2.300 tỷ đồng, vượt 135% kế hoạch năm, kinh doanh bất động sản góp 2/3

Viglacera ước tính lãi trước thuế năm 2022 đạt 2.288 tỷ đồng. Trong đó, mảng bất động sản đóng góp hơn 2/3 với mức lãi 1.622 tỷ đồng.

Tổng Công ty Viglacera - CTCP (mã: VGC) vừa công bố thông tin trên website về kết quả hoạt động SXKD năm 2022 , cho biết đã đạt và vượt các chỉ tiêu chính Đại hội đồng cổ đông giao.

Cụ thể, năm qua, lợi nhuận trước thuế toàn Tổng công ty hợp nhất ước đạt 2.288 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch năm, tăng trưởng 48% so với năm 2021. Trong đó, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ ước đạt 1.722 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với kế hoạch năm 2022 và tăng 50% so với năm 2021.

Trước đó, Viglacera lên mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 là 1.700 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế công ty mẹ 1.200 tỷ đồng.

Viglacera: Năm 2022 lãi gần 2.300 tỷ đồng, vượt 135% kế hoạch năm, kinh doanh bất động sản góp 2/3 - Ảnh 1.

Nguồn: Viglacera

Năm 2022, kinh doanh bất động sản là mảng đóng góp chính vào mức tăng trưởng lợi nhuận của Tổng công ty với lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.622 tỷ đồng (đạt 133% kế hoạch năm và tăng trưởng 57% so với thực hiện năm 2021).

Trong giai đoạn 2022 - 2023, Tổng công ty sẽ khảo sát và phát triển một số khu công nghiệp mới tại các địa phương có vị trí thuận lợi. Theo định hướng, đến năm 2025, Tổng công ty sẽ nâng tổng số các khu công nghiệp mang thương hiệu Viglacera lên con số 20 với trên 10 khu công nghiệp mới có tổng diện tích tăng thêm khoảng từ 2.000 - 3.000 ha để phát triển quỹ đất khu công nghiệp.

Bên cạnh mảng bất động sản khu công nghiệp, trong năm 2022, Viglacera đã khởi công xây dựng 2.000 căn hộ - Dự án khu nhà ở công nhân (NOCN) KCN Yên Phong, Bắc Ninh và 1.000 căn hộ tại dự án NOCN KCN Đông Mai, Quảng Ninh; Dự án NOCN tại KCN Đồng Văn IV cũng đã hoàn thiện chuẩn bị đi vào hoạt động.

Tại mảng sản xuất vật liệu xây dựng , Viglacera đã có gian hàng trưng bày tại Triển lãm Cersaie, Italy và cho biết, đây là cầu nối để công ty xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia lớn ở Châu Âu và Mỹ.

Nhằm mở rộng thị trường và cung ứng sản phẩm trực tiếp tại khu vực Miền Nam, Viglacera đã có các nhà máy sản xuất ở các lĩnh vực Sứ vệ sinh (Sứ Viglacera Mỹ Xuân, Sứ Viglacera Bình Dương), Gạch ốp lát (nhà máy gạch Viglacera Eurotile, nhà máy gạch Mỹ Đức) và Kính xây dựng (Công ty Kính nổi Viglacera Bình Dương và Công ty Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ). Các nhà máy đều đạt hiệu quả vượt kế hoạch năm 2022.

Năm 2022 là năm thuận lợi của Viglacera khi các mảng kinh doanh đều có mức tăng trưởng tốt. Tuy vậy, trong báo cáo phân tích mới đây của CTCK VCBS, các chuyên gia đánh giá triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của Viglacera sẽ gặp nhiều áp lực trong năm 2023.

VCBS cho rằng, về mảng bất động sản khu công nghiệp, các dự án sẵn sàng có thể cho thuê hiện tại như Yên Phong IIC, Phú Hà, Hài Yên, Tiền Hải, Phong Điền có biên lợi nhuận thấp và diện tích cho thuê còn lại không còn quá nhiều.

Do vậy áp lực tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2023 sẽ rất lớn. Về mảng BĐS dân cư, Viglacera đã hạch toán phần lớn các khu đô thị đã bán như KĐT Đặng Xá và còn lại các dự án nhà ở xã hội do đó tiềm năng hạch toán trong năm 2023 sẽ không nhiều.

Về mảng vật liệu xây dựng, động lực tăng trưởng lớn của năm 2022 là kính xây dựng và gạch ốp lát gặp nhiều thách thức trong năm 2023. Hiện nay, giá kính đang có đà giảm mạnh sau khi nguồn cung trong nước hồi phục từ nhà máy kính nổi Chu Lai và nhu cầu sụt giảm. Gạch ốp lát chịu áp lực lớn từ 1) Nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh do thị trường bất động sản không có nhiều nguồn cung mới; 2) Giá năng lượng duy trì mức cao gây ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp.

VCBS dự báo doanh thu thuần năm 2023 của VGC đạt 14.946 tỷ đồng ( giảm 1% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.651 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ).

1 Likes

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund tệ nhất trong một thập kỷ rót vốn vào Việt Nam, quy mô danh mục giảm 11.500 tỷ sau 12 tháng

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund tệ nhất trong một thập kỷ rót vốn vào Việt Nam, quy mô danh mục giảm 11.500 tỷ sau 12 tháng

Hiệu suất hoạt động của quỹ đầu tư đến từ Phần Lan “khá khẩm” hơn đôi chút so với mức giảm của VN-Index trong năm qua.

Pyn Elite Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 12/2022 với hiệu suất đầu tư đạt 1,14%. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp quỹ ghi nhận phục hồi sau hai tháng 9 và 10 đầy giông bão với hiệu suất đều âm trên 10%.

Tính chung sau 12 tháng của năm 2022, hiệu suất hoạt động của Pyn Elite Fund âm 28,28%, đánh dấu năm đầu tư “tệ” nhất của quỹ này kể từ khi đặt chân tới Việt Nam vào 2013. Dù vậy, hiệu suất của quỹ đầu tư đến từ Phần Lan “khá khẩm” hơn đôi chút so với mức giảm của VN-Index (-3,9% trong tháng 12 và -32,78% trong năm 2022).

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund tệ nhất trong một thập kỷ rót vốn vào Việt Nam, quy mô danh mục giảm 11.500 tỷ sau 12 tháng - Ảnh 1.

Pyn Elite Fund có năm đầu tư kém sắc nhất từ khi vào Việt Nam

Thời điểm 30/12/ 2022, giá trị tài sản ròng (NAV) của PYN Elite đạt 395,3 triệu Euro (~9.700 tỷ đồng) , giảm hơn 54% so với con số 863 triệu Euro hồi cuối năm 2021, tương ứng mất khoảng 11.500 tỷ đồng sau 12 tháng.

Hiện tại, top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục chiếm 87,1% NAV của quỹ, trong đó có đến 5 cổ phiếu ngân hàng và chứng chỉ quỹ VNFinLead ETF mô phỏng nhóm tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Đây là tháng thứ 2 liên tiếp chứng chỉ quỹ ETF này lọt vào top 10 khoản đầu tư lớn nhất của PYN Elite.

Hầu hết các cổ phiếu tỷ trọng lớn trong danh mục của quỹ có hiệu suất khả quan trong đó 3 cái tên STB, SCS và VEA có diễn biến ấn tượng nhất khi lần lượt tăng 12,5%, 9,4% và 3,6% trong tháng qua. Đặc biệt cổ phiếu Sacombank (STB) đã bứt phá lên vị trí thứ 3 trong danh mục đầu tư của Pyn Elite Fund, từ vị trí thứ 7 trong tháng 11 trước đó.

Hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund tệ nhất trong một thập kỷ rót vốn vào Việt Nam, quy mô danh mục giảm 11.500 tỷ sau 12 tháng - Ảnh 2.

Trong khi đó, cổ phiếu ACV theo sau khi xếp thứ 4 trong danh mục với tỷ lệ 9,1%, cải thiện so với mức tỷ trọng 8,9% của tháng trước. Theo đánh giá của Pyn Elite Fund, ACV hiện là nhà khai thác cảng hàng không lớn nhất Việt Nam. Công ty đã có sự trở lại đáng chú ý giai đoạn sau dịch Covid-19, minh chứ là việc phục vụ hơn 99 triệu hành khách vào năm 2022. Doanh thu ước tính năm 2022 sẽ tăng trưởng gần gấp ba so với năm 2021.

Với quan điểm thị trường nội địa hiện đã phục hồi hoàn toàn và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy lượng khách quốc tế, ACV ước tính một cách thận trọng rằng ACV có thể phục vụ 116 triệu hành khách vào năm 2023. Ngoài ra, hiện ACV đang xây dựng sân bay mới Long Thành, cách TP.HCM 40 km, đồng thời mở rộng nhiều sân bay hiện có, từ đây để bổ sung thêm khoảng 50 triệu hành khách mỗi năm so với công suất hiện tại.

Xoay sở để cải thiện hiệu suất

Trở lại với thị trường chứng khoán, Pyn Elite Fund đánh giá chỉ số chính VN-Index đã có một năm đầy biến động khi có thời điểm đã bỏ xa ngưỡng 1.500 điểm tuy nhiên sau đó đã quay đầu lao xuống dưới 900 điểm trước khi hồi phục và kết thúc năm trên ngưỡng 1.007 điểm.

Đặc biệt, nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng nằm trong top giảm điểm mạnh nhất, cũng là tác nhân chính khiến VN-Index mất gần 33% trong cả năm. Dù vậy, PYN Elite Fund đã xoay sở để có hiệu suất cải thiện hơn so với chỉ số VN-Index, cũng cần lưu ý thêm rằng đồng Việt Nam mất giá 3,5% so với USD trong năm 2022.

Về vĩ mô, GDP Việt Nam tăng trưởng hơn 8%, nhanh nhất kể từ năm 1997. Trong đó lĩnh vực dịch vụ là động lực chính với mức tăng 10% so với cùng kỳ, tiếp theo là sản xuất và xây dựng (+7,8%). Tốc độ tăng trưởng của một số ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu so với năm trước: Linh kiện điện thoại +15,1%, Ô tô +14,9%, Da giày +8,8%.

Vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỷ USD (+13,5% so với cùng kỳ). Lego, Foxconn, Samsung đều đã có kế hoạch mở rộng hoặc mở doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặc dù hoạt động xuất khẩu chậm lại vào cuối năm 2022 nhưng xuất siêu vẫn ở mức 11,2 tỷ USD. Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục là các nhà xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất.

1 Likes

Nhóm Dragon Capital mua 3,45 triệu cổ phiếu VPB

## Nhóm quỹ Dragon Capital đã mua tổng cộng 3,45 triệu cổ phiếu VPB, giao dịch được thực hiện trong phiên 4/1.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), nhóm quỹ Dragon Capital đã mua vào tổng cộng 3,45 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng trong phiên giao dịch ngày 4/1.

Cụ thể, quỹ thành viên Hanoi Investments Holdings Limited mua 1 triệu đơn vị, Norges Bank mua 500.000 đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited mua 1,95 triệu đơn vị. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu VPB mà nhóm quỹ này nắm giữ tăng từ 399,46 triệu đơn vị lên 402,91 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng tương ứng từ 5,95% lên 6%.

Tạm tính theo giá kết phiên 4/1 là 18.900 đồng/cp, ước tính nhóm quỹ này phải chi khoản tiền hơn 65 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.

Báo cáo thay đổi sở hữu Dragon Capital gửi HOSE. (Nguồn: Dragon Capital).

Trên thị trường, cổ phiếu VPB có nhịp hồi phục sau giai đoạn trượt dài trước đó. Đóng cửa phiên hôm nay (6/1), giá cổ phiếu VPB dừng tại 18.950 đồng/cp, tương đương tăng hơn 29% từ đáy ngắn hạn tại vùng 14.650 đồng/cp.

1 Likes
1 Likes

Một chu kỳ đầu tư mới đã bắt đầu

## Khi lạm phát được kiềm chế tốt hơn, mặt bằng lãi suất sẽ giảm. Khi đó, nhà đầu tư nên ưu tiên dịch chuyển sang các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng, như PC1, NLG, VHM, HPG, VRE, MWG, TCB và VPB…

Dù trải qua một năm 2022 với nhiều “sóng gió”, song bước sang năm 2023, giới đầu tư vẫn kỳ vọng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vẫn là kênh hấp dẫn đối với giới đầu tư nội cũng như ngoại. Những nhà đầu tư đã trải qua biến cố của thị trường năm 2022 đều hiểu rằng, thị trường chịu áp lực lớn từ biến động trong nước và quốc tế. Mặc dù có nhiều phiên điều chỉnh đan xen nhưng TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá hấp dẫn so với các thị trường khác trong khu vực, khi dòng vốn nước ngoài đã quay trở lại mạnh mẽ vào những tháng cuối năm.

Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 23/12/2022, giá trị vốn hoá 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ước đạt 5.278 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với cuối năm 2021, tương đương 62,2% GDP. Quy mô thị trường cổ phiếu niêm yết tiếp tục tăng trưởng. Tính đến cuối tháng 11/2022, quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.970 nghìn tỷ đồng, tăng 13,26% so với cuối năm 2021 với 757 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 859 cổ phiếu trên UPCoM.

Trong năm 2022, TTCK phái sinh diễn biến sôi động, tiếp tục trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa dòng tiền. Tính chung từ đầu năm đến cuối 2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 270.871 hợp đồng/phiên, tăng 44% so với bình quân năm trước. Khối lượng mở OI toàn thị trường đạt 50.038 hợp đồng, tăng 61% so với cuối năm 2021…

Kỳ vọng doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận

Tại ngày 23/12/2022, VN-Index đang giao dịch ở mức 10 lần P/E trượt, thấp hơn 43% từ đỉnh 2022 và thấp hơn 36% so với trung bình định giá 5 năm (15,6 lần P/E). Như vậy, TTCK Việt Nam vẫn khá hấp dẫn so với các thị trường khu vực trong tương quan tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2023-2024.

Trong những tháng đầu năm 2023, nhiều dự báo cho rằng thị trường sẽ tăng do định giá các tài sản hấp dẫn, song đà tăng sẽ khá mong manh và không ổn định trong bối cảnh thanh khoản thấp, áp lực lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Tuy nhiên, từ giữa 2023 giới chuyên gia kỳ vọng đà tăng sẽ bền vững hơn khi triển vọng nới lỏng tiền tệ dần sáng tỏ.

Theo đó, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tích cực hơn. Lợi nhuận thị trường có thể sẽ tăng khiêm tốn 5% trong nửa đầu năm, tích cực hơn trong 6 tháng cuối năm 2023, đưa mức tăng trưởng cả năm lên 14%. Hàng không sẽ là ngành ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội nhờ tần suất bay quốc tế phục hồi. Ngành vật liệu xây dựng sẽ khởi sắc hơn khi giá các nguyên vật liệu đầu vào (than cốc, quặng sắt) đảo chiều. Trái lại, tăng trưởng lợi nhuận của ngành hóa chất và dầu khí sẽ giảm từ mức nền cao năm 2022.

Bắt nhịp tăng giá cổ phiếu

Chuyển đổi năng lượng sẽ mang đến rất nhiều cơ hội đầu tư, song ở giai đoạn đầu của lộ trình này, mảng hạ tầng năng lượng và một vài doanh nghiệp lấn sân năng lượng tái tạo vẫn đang được hưởng lợi. Cổ phiếu tiêu điểm bao gồm: ACV, AST, C4G, PLC, PC1 và POW.

Ông Nguyễn Hồng Điệp - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư S-Talk, cho rằng các doanh nghiệp đầu ngành, hoặc hoạt động trong các lĩnh vực có rào cản gia nhập, có bảng cân đối lành mạnh, ít sử dụng đòn bẩy và ít ảnh hưởng bởi tỷ giá sẽ là nhóm cổ phiếu: VCB, GAS, FPT, BSR, BVH, PLX, DGC, PVS, NT2…

Khi lạm phát được kiềm chế tốt hơn, mặt bằng lãi suất sẽ giảm. Khi đó, nhà đầu tư nên ưu tiên dịch chuyển sang các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng, như PC1, NLG, VHM, HPG, VRE, MWG, TCB và VPB.

Ngoài ra, nhà đầu tư nên chờ đón làn sóng đầu tư ESG (các khoản đầu tư chú trọng đến môi trường – xã hội –quản trị). Bởi đầu tư ESG ở Việt Nam hiện vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, song làn sóng này đang thu hút sự chú ý trên thế giới và trong khu vực. Bất chấp tình hình khó khăn năm 2022, các quỹ đầu tư ESG tại Singapore, Thailand và Indonesia ghi nhận tài sản ròng tăng gấp đôi với với năm trước.

VNDirect dự báo rằng dòng vốn này sẽ đến Việt Nam, cơ hội định giá cao hơn đối với các doanh nghiệp đã triển khai ESG sớm. Các cổ phiếu tiêu điểm bao gồm: VNM, FPT, PNJ, STK, HDG, GMD, REE và BCG.

1 Likes

NĐT cá nhân xả ròng 1.750 tỷ đồng khi VN-Index ngắt chuỗi giảm hai tuần liên tục, tâm điểm HPG, VNM

## Sự lạc quan cũng được khối ngoại thể hiện xuyên suốt tuần giao dịch đầu năm mới với chuỗi mua ròng 4 phiên liên tục với quy mô hơn 1.600 tỷ đồng. Giao dịch trái chiều NĐT nước ngoài, các cá nhân trong nước tiếp tục xả ròng 1.750 tỷ đồng trên HOSE, tính riêng khớp lệnh họ xả ròng 2.164 tỷ đồng.

VN-Index ghi nhận tuần tăng điểm phục hồi bất ngờ với sắc xanh lan tỏa khắp thị trường từ ngay phiên mở đầu năm 2023 giúp chỉ số chung tích cực hơn và chỉ chững lại tại khu vực kháng cự mạnh 1.060 vào phiên cuối tuần khi áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index mở đầu năm 2023 với diễn biến tăng điểm khá bất ngờ, mức tăng hơn 36 điểm với sắc xanh đồng loạt giữa các nhóm ngành đẩy chỉ số chung quay trở về khu vực điểm số vốn đã có thời gian dài tích lũy trước đó quanh vùng 1.050.

Tuy nhiên, áp lực chốt lời T+ dần xuất hiện vào những phiên cuối tuần khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh của thị trường tại 1.060 đã khiến cho đà tăng chững lại, và phần nào thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại 1.051,44 điểm, tăng 44,35 điểm, tương đương với 4,4% so với tuần trước, dứt chuỗi giảm 2 tuần liên tục.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, nhóm cổ phiếu dầu khí và chứng khoán là hai nhóm ngành có nhịp phục hồi mạnh mẽ với mức tăng lần lượt là 9,87% và 7,8%. Bên cạnh đó, lực cầu cũng tìm đến nhiều cổ phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn thuộc VN30 tạo tiền đề tích cực giúp củng cố thêm sắc xanh chỉ số chung.

Bộ đôi VCB và BID dẫn đầu về mức ảnh hưởng tích cực lên VN-Index khi giúp chỉ số chính tăng lần lượt 4,71 điểm và 3,99 điểm. Chiều giảm điểm gọi tên VJC, NVL, PVT, … với tổng mức ảnh hưởng của top 10 không đáng kể.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Cá nhân trong nước chốt lời cổ phiếu ngân hàng, thép, mua gom nhóm hóa chất

Theo thống kê từ Fiintrade, tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng hẳn bên bán với 15/18 nhóm ngành bị bán ròng. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân duy trì bán ròng mạnh nhất cổ phiếu ngân hàng với giá trị lên tới gần 791 tỷ đồng.

Theo thống kê của của FiinTrade, nhóm cổ phiếu nhà băng có tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng toàn ngành là 5,62% với tỷ trọng giá trị giao dịch của ngành tăng từ 22,17% lên 23,23%, đứng đầu toàn thị trường. Điều này cho thấy nhóm này được mua vào và cầu đẩy giá tăng.

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần là VBB, NAB, LPB, VIB, STB, BID, TCB, TPB, MBB, SHB, tất cả đều tăng trên 6% riêng VBB tăng 42,39% chỉ trong một tuần.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm ngân hàng tăng mạnh trong tuần chỉ số giá tăng cho thấy có lực cầu vào mạnh và đẩy giá tăng. Chỉ số dòng tiền của nhóm ngân hàng trong tuần tăng lên cho thấy so với thị trường chung nhóm này giao dịch mạnh hơn.

Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng trên dưới 370 tỷ đồng ở nhóm tài nguyên cơ bản và bất động sản, trước khi rút ròng nhẹ hơn cổ phiếu các ngành dịch vụ tài chính (331 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (268 tỷ đồng), dầu khí (120 tỷ đồng), …

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tâm điểm bán ròng: HPG, VNM, VPB

Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất được ghi nhận tại đại diện HPG của nhóm thép với 347,8 tỷ đồng. Đây cũng là cổ phiếu thuộc top 5 ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index với mức đóng góp là 2,1 điểm. Giao dịch của các cá nhân trong nước đối ứng với lực cầu từ các bên còn lại bao gồm khối ngoại, tự doanh và các tổ chức trong nước.

Đồng thuận với giao dịch cổ phiếu của HPG, VNM của Vinamilk cũng bị bán ròng với giá trị 190,8 tỷ đồng. Bộ ba cổ phiếu họ Vingroup gồm VRE, VIC và VHM cũng nằm trong danh mục rút ròng với quy mô từ 110 tỷ đồng đến 180 tỷ đồng.

Tương tự, một số cổ phiếu tài chính, ngân hàng khác cũng nằm trong top bán ròng, như VPB (204,7 tỷ đồng), SSI (101,7 tỷ đồng), VCI (93,2 tỷ đồng) và CTG (83 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP vươn lên trở thành mã được mua ròng nhiều nhất trong tháng qua. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 115,2 tỷ đồng cổ phiếu DPM, trái ngược so với lực xả từ phía khối ngoại (133,2 tỷ đồng).

Hai cổ phiếu hóa chất khác cũng nằm trong top mua ròng là DGC (69,8 tỷ đồng) và DCM (35,8 tỷ đồng).

Tương tự một số cổ phiếu bất động sản cũng nằm trong danh mục mua ròng như NLG (41,2 tỷ đồng), GVR (26,2 tỷ đồng) và VGC (25,1 tỷ đồng). Các mã nằm ngoài top 10 còn có NVL (23,4 tỷ đồng), HDG (11,8 tỷ đồng), SZC (6,9 tỷ đồng), KDH (6,9 tỷ đồng), …

Danh mục giải ngân của cá nhân trong nước còn gọi tên một số đại diện nhóm dầu khí, thủy sản, cảng biển, nước như PVT (87,9 tỷ đồng), VHC (38,2 tỷ đồng), GMD (33,2 tỷ đồng), TDM (26,8 tỷ đồng), …

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/ndt-ca-nhan-xa-rong-1750-ty-dong-khi-vn-index-ngat-chuoi-giam-hai-tuan-lien-tuc-tam-diem-hpg-vnm-422023171724425.htm

1 Likes

Egroup của Shark Thủy bị bán giải chấp 2,7 triệu cổ phiếu IBC của Apax Holdings

Tập đoàn Giáo dục Egroup vừa báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings.

Cụ thể, từ ngày 30/12 đến ngày 6/1, Egroup đã bị CTCP Chứng khoán Mirae Asset bán giải chấp 2,7 triệu cổ phiếu IBC. Giao dịch nâng số cổ phiếu IBC bị bán giải chấp của Egroup lên hơn 13 triệu đơn vị.

Sau giao dịch, lượng nắm giữ của Egroup tại Apax Holdings giảm xuống còn 36,7 triệu cổ phần, tương đương 44,11% vốn điều lệ.

Trước đó, từ ngày 16/12 đến ngày 29/12, ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Egroup và Apax Holdings đã bị Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) bán giải chấp 1,56 triệu cổ phiếu IBC. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Shark Thủy tại IBC hạ xuống còn 6,174% vốn điều lệ, tương đương với 5,134 triệu đơn vị.

Trên thị trường chứng khoán, sau chuỗi giảm sàn kỷ lục 26 phiên liên tiếp, cổ phiếu IBC bất ngờ tăng trần 6 phiên liên tiếp. Đóng phiên ngày 6/1, IBC tăng trần lên mức 3.600 đồng, tăng 49% so với đáy phiên 29/12. Thanh khoản ở mức 934 nghìn đơn vị giao dịch và vẫn có hơn 6 triệu đơn vị được kê mua giá trần.

Việc tăng nóng trong thời gian ngắn đã khiến Apax Holdings phải có đơn giải trình vào chiều ngày 6/1. Theo đại diện công ty, việc giá cổ phiếu IBC tăng trần 5 phiên liên tiếp từ 29/12 đến 5/1 là do cung cầu cùng của thị trường chứng khoán, quyết định mua bán cổ phiếu là do nhà đầu tư quyết định. Apax Holdings không có bất kỳ sự tác động nào đến giá giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Tập đoàn Egroup làm ăn thế nào?

Dữ liệu cho thấy, năm 2021, doanh thu thuần của Egroup ghi nhận 108,58 tỷ đồng, giảm 80,5% so với năm trước đó, giá vốn bán hàng cao hơn doanh thu với 112,3 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp âm hơn 3,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 15,6 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng 21% lên gần 66 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 26% lên 44,8 tỷ đồng.

Kết quả, năm 2021 Egroup báo lãi 4,2 tỷ đồng, giảm sâu tới 73% so với năm 2020.

Tổng tài sản tính tới cuối năm 2021 tăng nhẹ 6% lên 1.551 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn tăng 52,3% lên hơn 390 tỷ đồng; trữ tiền giảm tới 99,8% còn vỏn vẹn hơn 33 triệu đồng.

Phải thu ngắn hạn tăng hơn 600% lên 204,4 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng gần 48 tỷ đồng. Trong năm 2021, Egroup đầu tư vào công ty con 822,5 tỷ đồng; đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh hơn 120 tỷ đồng; đầu tư vào các đơn vị khác 20 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả tăng 27% lên 427 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn tăng 26,5% lên 320 tỷ đồng; phải trả người bán ngắn hạn tăng hơn 2 lần lên 68,4 tỷ đồng; phải trả người lao động ghi nhận hơn 20 tỷ đồng.

Vay nợ ngắn hạn giảm 16,8% xuống 134 tỷ đồng; vay nợ dài hạn tăng 87,6% lên gần 70 tỷ đồng. Vốn điều lệ tính tới cuối năm 2021 đạt 962,5 tỷ đồng.

Liên quan đến các công ty thuộc sở hữu và liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Thuỷ đều xuất hiện trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Hà Nội trong tháng 11 với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Vào ngày 16/11 vừa qua, Cục Thuế TP Hà Nội đã ra 17 quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Apax Holdings tại 9 ngân hàng và các chi nhánh với số tiền hơn 5,62 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trước những vụ việc liên quan đến chất lượng dạy học, chậm trả lương nợ lương giáo viên, đơn vị trực thuộc của Apax Holdings là Apax Leaders mới đây đã có thông báo tái cấu trúc các trung tâm đào tạo Anh ngữ trong hệ thống với mục tiêu nâng cao sự ổn định và chất lượng trong hoạt động giảng dạy.

Một trong những thay đổi đáng chú ý là các trung tâm chưa đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn về vận hành sẽ tạm dừng hoạt động giảng dạy trực tiếp, chuyển học viên sang các trung tâm Apax lân cận hoặc chuyển sang học trực tuyến với giáo viên nước ngoài.

1 Likes

Đón KQKD quý IV/2022: Kỳ vọng lớn vào nhóm hàng không, thực phẩm, ngân hàng

## Agriseco cho rằng nhà đầu tư có thể mở vị thế với các nhóm có câu chuyện đầu tư năm 2023 khi chỉ số điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ. Đó là nhóm cổ phiếu kỳ vọng có kết quả kinh doanh quý IV/2022 khả quan như hàng không, du lịch, thực phẩm đồ uống, điện, các ngân hàng có quy mô lớn, chất lượng tài sản và năng lực tài chính tốt như VCB, BID, STB, ACB.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch đầu năm mới trong sắc xanh khi VN-Index tăng hơn 4% và đóng cửa tuần tại mốc 1.051 điểm. Thanh khoản bình quân mặc dù cải thiện 9% so với tuần trước tết, đạt 11.700 tỷ đồng song vẫn ở mức thấp hơn so với trung bình 1 tháng gần đây cho thấy tâm lý thận trọng vẫn được duy trì.

Xét theo vốn hoá, tuần qua, cả 3 chỉ số đều tăng điểm tuy nhiên dòng tiền có xu hướng quay trở lại nhóm vốn hóa lớn. Cụ thể, chỉ số VN30-Index ghi nhận mức tăng 5% cao hơn mức tăng 3% và 2% của nhóm VNMID-Index và VNSML-Index so với đầu tuần.

Khối ngoại tích cực giải ngân trong cả 4 phiên đầu năm với tổng giá trị trên cả 3 sàn đạt 1.700 tỷ đồng, trong đó, vào ròng mạnh các mã thuộc VN30 gồm HPG, VNM và VRE. Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng mạnh các mã DPM, DGC và VGC.

Khối tự doanh giao dịch khá cân bằng với 2 phiên mua và 2 phiên bán ròng. Thống kê lại khối này mua ròng nhẹ hơn 70 tỷ đồng trong tuần qua, tập trung vào các mã KDH, HPG và BSR. Trong khi đó, KDC, EIB và NVL là top 3 mã tự doanh rút ròng mạnh nhất.

Dòng tiền khối nhà đầu tư cá nhân chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường khi là khối duy nhất bán ròng trong tuần qua với giá trị đạt khoảng 1.700 tỷ đồng

Theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), trên khung đồ thị ngày, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần bằng cây nến đỏ với râu nến trên dài kèm khối lượng giao dịch lớn hơn trung bình 10 phiên cho thấy áp lực bán gia tăng.

“Agriseco nhận thấy điều này là phù hợp khi chỉ số đang tiệm cận kháng cự quanh vùng 1.065 – 1.070 điểm sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp. Kết hợp với các chỉ báo động lượng ngắn hạn RSI và Stochastic suy yếu, chúng tôi cho rằng chỉ số có thể gặp rung lắc trong các phiên sắp tới. Song với việc dòng tiền khối ngoại vẫn đang hỗ trợ tốt cho thị trường và mùa kết quả kinh doanh quý IV/2022 đang diễn ra với một số nhóm ngành dự báo kết quả tích cực có thể kích thích dòng tiền tham gia giải ngân, chúng tôi kì vọng VN-Index sẽ vận động trong biên độ 1.030 – 1.075 điểm trong tuần tới”, phía Agriseco nêu quan điểm.

Tuy nhiên, theo công ty chứng khoán này, xác suất hỗ trợ ngắn hạn MA20 không được giữ vững vẫn cần được tính đến, trong trường hợp này chỉ số có thể quay về kiểm định hỗ trợ quanh mốc 1.000 điểm.

Agriseco cho rằng nhà đầu tư có thể mở vị thế với các nhóm có câu chuyện đầu tư năm 2023 khi chỉ số điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ. Đó là nhóm cổ phiếu kỳ vọng có kết quả kinh doanh quý IV/2022 khả quan như hàng không, du lịch, thực phẩm đồ uống, điện, các ngân hàng có quy mô lớn, chất lượng tài sản và năng lực tài chính tốt như VCB, BID, STB, ACB.

Cùng với đó, nhóm chủ đề đầu tư công sẽ là điểm sáng trong năm 2023 khi chính phủ đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo Agriseco.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể lướt sóng với các cổ phiếu thuộc nhóm VN30, được khối ngoại tích cực giải ngân trong các tuần gần đây.

1 Likes

Chứng khoán tháng 1: Đề phòng biến động mạnh trước áp lực lãi suất và thanh toán trái phiếu

## Trong tháng 1/2023, SSI cho hay phần nào có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhờ dòng vốn ngoại và việc Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại. Tuy nhiên, biến động của TTCK cũng sẽ rất mạnh trước bối cảnh thanh khoản hệ thống thấp, áp lực lãi suất, tỷ giá và năng lực thanh toán cho lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vẫn còn là rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

“Lưỡng lự xu hướng” là tiêu đề của báo cáo chiến lược thị trường tháng 1/2023 mà Công ty Chứng khoán SSI vừa công bố.

Làm rõ hơn tiêu đề này, SSI cho hay trong giai đoạn hiện tại, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang đón nhận các yếu tố tích cực và tiêu cực đang xen. Rủi ro ngắn hạn đến từ sự giảm tốc trong lĩnh vực sản xuất; rủi ro thanh khoản hệ thống khi lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đến hạn duy trì ở mức cao; lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt hay kết quả kinh doanh (KQKD) quý IV có thể suy yếu.

Mặt khác, Chính phủ đang có những động thái thực tế hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường vốn, cụ thể là chuyển biến tích cực từ quá trình xem xét dự thảo sửa đổi Nghị định 65 trong thời gian gần đây.

Sang năm 2023, SSI cho rằng nền kinh tế cũng như TTCK Việt Nam dự kiến vẫn đối diện nhiều thách thức hơn như mức lạm phát dự kiến sẽ đạt đỉnh, lượng trái phiếu đến hạn vào năm 2023 cũng đạt mức cao nhất trong bối cảnh toàn cầu có rủi ro suy thoái và nhu cầu tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát. “Trên thực tế, TTCK Việt Nam chưa phản ánh hết các thách thức và rủi ro kể trên”, phía SSI nhấn mạnh.

Riêng trong tháng 1, SSI cho hay phần nào có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của TTCK ở góc độ dòng vốn ngoại khi các quỹ đầu tư nước ngoài thường có xu hướng giải ngân vào đầu năm, đặc biệt là các quỹ ETF. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại có thể khơi thông nhiều nguồn lực cho nền kinh tế và gián tiếp tác động tích cực lên TTCK. Tuy nhiên, biến động của TTCK cũng sẽ rất mạnh trước bối cảnh thanh khoản hệ thống thấp, áp lực lãi suất, tỷ giá và năng lực thanh toán cho lượng TPDN đáo hạn vẫn còn là rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

“Xu hướng kỹ thuật ngắn hạn của chỉ số VN-Index quay lại trạng thái TRUNG TÍNH; tuy nhiên xu hướng trung hạn vẫn là GIẢM. Vùng 1.083-1.085 điểm (MA 20 tuần) sẽ là mốc xác định xu hướng tiếp theo của chỉ số trong thời gian tới. Trường hợp chinh phục khu vực 1.083-1.085 điểm này thành công, đà hồi phục trên chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục mở rộng hướng đến vùng mục tiêu đầu tiên là ngưỡng tâm lý 1.100 điểm. Ngược lại, sẽ có rủi ro chỉ số quay lại xu hướng GIẢM ngắn hạn với vùng hỗ trợ quan trọng là 1.020 – 1.000 điểm”, báo cáo của SSI viết.

Trong bối cảnh thị trường khó dự đoán và rủi ro tiềm ẩn còn cao, SSI đề xuất chiến lược phù hợp là tận dụng biến động cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

1 Likes

Hiệu ứng tháng Giêng khó quay lại

Hiệu ứng tháng Giêng được định nghĩa là những nhịp tăng của thị trường trong giai đoạn đầu năm, tuy vậy, hiệu ứng này đã không ghi nhận kể từ năm 2020 đến 2022.

Trong Chương trình Bí mật đồng tiền, ông Vũ Đức Nam (Nathan Vũ), Giám đốc Đầu tư - Art Investor cho rằng, bối cảnh chung của mỗi năm sẽ mỗi khác, vấn đề nằm ở việc trong tháng Giêng, thị trường sẽ có câu chuyện gì để kỳ vọng. Theo ông, sự kỳ vọng của thị trường sẽ đến trong cuối tháng 1, khi các công ty công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022. Ngoài ra, động lực về dòng tiền vẫn sẽ kỳ vọng vào dòng tiền nước ngoài.

Hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi mua ròng 30 phiên liên tiếp, tổng giá trị hơn 20,000 tỷ đồng. Theo ông Nam, dòng tiền nước ngoài sẽ được xem là nguồn vốn “mồi” hỗ trợ cho xung lực thị trường. Nhìn vào 1 tuần trước khi 2022 kết thúc, gần như giao dịch “ảm đạm”, mọi chỉ số đều không lạc quan.

Do vậy, thường sẽ có một hiệu ứng mang tính chất vật lý trong tháng 1, có thể không phải hết tháng, nhưng trong một khoảng thời gian đủ để tạo hưng phấn nào đó cho mọi người trước khi nhận được kết quả kinh doanh quý 4, nghĩa là có sự phân hoá giữa đầu tháng và nửa sau của tháng. Ngày đầu năm mới, nhà đầu tư hồ hởi, chỉ số tích sẽ tích cực. Tuy nhiên, đổi lại, khi các thông tin báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 không quá lạc quan và dòng tiền nước ngoài chậm lại thì lúc đó chỉ số sẽ có sự phân hoá so với giai đoạn đầu tháng.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế Trưởng kiêm Trưởng ban Đào tạo và Phát triển Công ty Chứng khoán SSI chia sẻ thêm, đối với Việt Nam, tháng 1 là giai đoạn mà các quỹ đầu tư nước ngoài giải ngân (như năm 2012, 2013, 2014), nhưng gần đây chuyện đó không xảy ra. Theo ông, năm 2023 cũng sẽ là câu chuyện khó xảy ra, bởi nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân rất mạnh trong giai đoạn tháng 10, tháng 11 vừa qua.

Vậy nên, việc kỳ vọng một đợt giải ngân mạnh nữa vào tháng 1 để đẩy thị trường lên là tương đối khó. Bên cạnh đó, tỷ trọng nhà đầu tư nước ngoài trên tổng giao dịch cũng khá là thấp so với ngày xưa.

Dòng tiền nước ngoài vẫn sẽ đổ nhiều vào ETF. Do vào cuối năm, với mức định giá thấp, ETF đã trở thành lựa chọn khá tốt cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ chưa biết chọn gì ở thị trường Việt Nam, trong lúc định giá chung là rẻ, tham gia vào khá dễ, nên dòng tiền giải ngân khá mạnh trong giai đoạn thị trường thấp như vậy.

Về động thái của các quỹ đầu tư chủ động, ông Nam nhận định, các quỹ đầu tư nước ngoài nhìn vào Việt Nam dưới vị thế là đang trong mức nền định giá hấp dẫn. Trong khi đó, về vĩ mô thì chắc chắn Việt Nam sẽ không có tăng trưởng âm, chỉ có chậm lại về mặt kỹ thuật. Do đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực và đó vẫn rất hấp dẫn đối với nhiều quỹ đầu tư chủ động.

Ông Nam cũng nhấn mạnh thêm rằng, sẽ không đặt kỳ vọng vào các quỹ đầu tư chủ động ở Mỹ hay EU, mà là những quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, đây là các quỹ vẫn đang rất tích cực tham gia vào thị trường Việt Nam.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế Trưởng kiêm Trưởng ban Đào tạo và Phát triển Công ty Chứng khoán SSI (ngồi giữa) và ông Vũ Đức Nam (Nathan Vũ), Giám đốc Đầu tư - Art Investor (ngoài cùng bên phải) trong chương trình Bí mật Đồng tiền

“Hai không, hai có” trong năm 2023

Nói về hai điều không nên trong năm 2023, ông Hưng đúc kết ngắn gọn qua 2 câu nói “không dò đáy” và “không đoán đỉnh”, ông cho rằng, đây là bài học sẽ không bao giờ cũ dành cho các nhà đầu tư. Còn đối với ông Nam, “hai không” sẽ thiên nhiều về cơ hội đầu tư, ông cho rằng sẽ nói “không” với doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cụ thể hơn về doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nam cho rằng, 6 tháng đầu năm 2023 sẽ là thời điểm khó cho các hoạt động xuất khẩu. Chẳng hạn như về ngành xuất khẩu cá tra, khi Trung Quốc mở cửa trở lại có thể bù đắp vào khoảng hao hụt từ việc giảm xuất khẩu sang Mỹ, EU. Tuy nhiên, giá cá tra 2022 tăng rất mạnh, tạo đỉnh trong tháng 6, 7, nên hiện tại, giá cá tra đang chu kỳ đi xuống. Năm 2022 hầu như sản lượng xuất khẩu cá tra không giảm, vì vậy trong năm 2023, giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU sẽ tốt hơn so với sang Trung Quốc, dẫn đến biên lợi nhuận sẽ không tốt bằng 2022.

Nói về yếu tố nên có trong 2023, ông Hưng đứng ở góc độ kinh nghiệm đầu tư, cho rằng, nhà đầu tư nên “chăm chỉ làm bài tập” - hiểu rõ về cổ phiếu mà mình lựa chọn bằng việc nghiên cứu và xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng. Thêm vào đó, câu chuyện quản trị rủi ro cũng nên tiếp tục được ưu tiên.

Còn đối với ông Nam, trong năm 2023, nên chọn những doanh nghiệp mà yếu tố đầu tiên nên là chất xúc tác, hay còn gọi là câu chuyện doanh nghiệp. Thứ hai, là nên chọn những doanh nghiệp chi trả cổ tức cao và có tăng trưởng lợi nhuận.

1 Likes

https://vietstock.vn/2023/01/l18-cung-lien-danh-dau-tu-hai-du-an-hon-1360-ty-dong-o-hai-duong-va-vinh-phuc-737-1029429.htm?zarsrc=31&utm_source=■■■■&utm_medium=■■■■&utm_campaign=■■■■

Đón KQKD quý IV/2022: Kỳ vọng lớn vào nhóm hàng không, thực phẩm, ngân hàng

(VNF) - Agriseco cho rằng nhà đầu tư có thể mở vị thế với các nhóm có câu chuyện đầu tư năm 2023 khi chỉ số điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ. Đó là nhóm cổ phiếu kỳ vọng có kết quả kinh doanh quý IV/2022 khả quan như hàng không, du lịch, thực phẩm đồ uống, điện, các ngân hàng có quy mô lớn, chất lượng tài sản và năng lực tài chính tốt như VCB, BID, STB, ACB.

Đón KQKD quý IV/2022: Kỳ vọng lớn vào nhóm hàng không, thực phẩm, ngân hàng

Đón sóng KQKD quý IV/2022: Đặt kỳ vọng vào nhóm hàng không, thực phẩm, điện, ngân hàng

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch đầu năm mới trong sắc xanh khi VN-Index tăng hơn 4% và đóng cửa tuần tại mốc 1.051 điểm. Thanh khoản bình quân mặc dù cải thiện 9% so với tuần trước tết, đạt 11.700 tỷ đồng song vẫn ở mức thấp hơn so với trung bình 1 tháng gần đây cho thấy tâm lý thận trọng vẫn được duy trì.

Xét theo vốn hoá, tuần qua, cả 3 chỉ số đều tăng điểm tuy nhiên dòng tiền có xu hướng quay trở lại nhóm vốn hóa lớn. Cụ thể, chỉ số VN30-Index ghi nhận mức tăng 5% cao hơn mức tăng 3% và 2% của nhóm VNMID-Index và VNSML-Index so với đầu tuần.

Khối ngoại tích cực giải ngân trong cả 4 phiên đầu năm với tổng giá trị trên cả 3 sàn đạt 1.700 tỷ đồng, trong đó, vào ròng mạnh các mã thuộc VN30 gồm HPG, VNM và VRE. Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng mạnh các mã DPM, DGC và VGC.

Khối tự doanh giao dịch khá cân bằng với 2 phiên mua và 2 phiên bán ròng. Thống kê lại khối này mua ròng nhẹ hơn 70 tỷ đồng trong tuần qua, tập trung vào các mã KDH, HPG và BSR. Trong khi đó, KDC, EIB và NVL là top 3 mã tự doanh rút ròng mạnh nhất.

Dòng tiền khối nhà đầu tư cá nhân chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường khi là khối duy nhất bán ròng trong tuần qua với giá trị đạt khoảng 1.700 tỷ đồng

Theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), trên khung đồ thị ngày, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần bằng cây nến đỏ với râu nến trên dài kèm khối lượng giao dịch lớn hơn trung bình 10 phiên cho thấy áp lực bán gia tăng.

“Agriseco nhận thấy điều này là phù hợp khi chỉ số đang tiệm cận kháng cự quanh vùng 1.065 – 1.070 điểm sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp. Kết hợp với các chỉ báo động lượng ngắn hạn RSI và Stochastic suy yếu, chúng tôi cho rằng chỉ số có thể gặp rung lắc trong các phiên sắp tới. Song với việc dòng tiền khối ngoại vẫn đang hỗ trợ tốt cho thị trường và mùa kết quả kinh doanh quý IV/2022 đang diễn ra với một số nhóm ngành dự báo kết quả tích cực có thể kích thích dòng tiền tham gia giải ngân, chúng tôi kì vọng VN-Index sẽ vận động trong biên độ 1.030 – 1.075 điểm trong tuần tới”, phía Agriseco nêu quan điểm.

Tuy nhiên, theo công ty chứng khoán này, xác suất hỗ trợ ngắn hạn MA20 không được giữ vững vẫn cần được tính đến, trong trường hợp này chỉ số có thể quay về kiểm định hỗ trợ quanh mốc 1.000 điểm.

Agriseco cho rằng nhà đầu tư có thể mở vị thế với các nhóm có câu chuyện đầu tư năm 2023 khi chỉ số điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ. Đó là nhóm cổ phiếu kỳ vọng có kết quả kinh doanh quý IV/2022 khả quan như hàng không, du lịch, thực phẩm đồ uống, điện, các ngân hàng có quy mô lớn, chất lượng tài sản và năng lực tài chính tốt như VCB, BID, STB, ACB.

Cùng với đó, nhóm chủ đề đầu tư công sẽ là điểm sáng trong năm 2023 khi chính phủ đang đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo Agriseco.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể lướt sóng với các cổ phiếu thuộc nhóm VN30, được khối ngoại tích cực giải ngân trong các tuần gần đây.

1 Likes

Sắp được nhận cổ tức bằng cổ phiếu, Chủ tịch đăng ký bán ra 14 triệu APG

## Ông Nguyễn Hồ Hưng - Chủ tịch HĐQT APG đăng ký bán 14 triệu cổ phiếu APG nhằm giảm tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 10/1 đến ngày 8/2/2023, theo phương thức thỏa thuận.

Sơ đồ giá cổ phiếu APG thời gian qua trên HOSE.

Ông Nguyễn Hồ Hưng thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (mã APG-HOSE).

Theo đó, ông Nguyễn Hồ Hưng - Chủ tịch HĐQT APG đăng ký bán 14 triệu cổ phiếu APG nhằm giảm tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 10/1 đến ngày 8/2/2023, theo phương thức thỏa thuận.

Nếu giao dịch thành công, ông Hồ Hưng sẽ giảm sở hữu tại Chứng khoán APG từ hơn 24,05 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,44% xuống còn 10,05 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,87%.

Mới đây, HĐQT Công ty đã thông qua kế hoạch phát hành hơn 16,09 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 11%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 11 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ hàng thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ. Thời gian thực hiện là sau khi được chấp thuận của UBCK, dự kiến trong quý 1/2023.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/1, cổ phiếu APG giảm 6,64% xuống 5.820 đồng/CP, nhưng giảm tới gần 70% nếu tính từ thời điểm đầu năm 2022. Tạm tính với mức thị giá này, ông Hồ Hưng sẽ thu về khoảng hơn 81 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu APG.

Trước đó, Chứng khoán APG đã bị UBCK phạt nặng vì đã vi phạm hàng loạt lỗi chứng khoán với tổng mức phạt tiền là 985 triệu đồng, trong đó số tiền phạt nặng nhất là 350 triệu đồng, do công ty sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Biện pháp khắc phục hậu quả là công ty buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điểm b khoản 8 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

Được biết, Chứng khoán APG chính thức thành lập vào ngày 15/11/2007 và công ty chính thức niêm yết trên HOSE vào ngày 30/11/2016. Hiện, công ty có số vốn điều lệ là hơn 1.463 tỷ đồng.

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động của APG đạt 181,23 tỷ đồng, tăng 71,98% so với cùng kỳ năm trước đó và lợi nhuận sau thuế -48,35 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 76,7 tỷ đồng. Trong đó, riêng lợi nhuận quý 3/2022 âm hơn 49 tỷ đồng - trong khi cùng kỳ lãi 44,87 tỷ đồng.

Cũng theo APG, chênh lệch lợi nhuận quý 3/2022 so với quý 3/2021 là do lỗ bán các tài sản tài chính tăng và chệnh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL quý 3/2022 tăng.

1 Likes

Một công ty tài chính được chấp thuận tăng vốn gấp đôi lên hơn 7.000 tỷ đồng

Phương thức thực hiện thông qua 2 hình thức là phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu và ESOP.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận đề nghị tăng vốn của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance – mã EVF), thông qua 2 hình thức phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).

Cụ thể, NHNN chấp thuận cho EVN Finance tăng vốn điều lệ tối đa thêm hơn 3.546 tỷ đồng. Trong đó, hơn 3.511 tỷ đồng được thực hiện thông qua phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu hơn 351 triệu cổ phiếu và hơn 35,1 tỷ đồng thông qua phát hành 3,5 triệu cổ phiếu ESOP.

Nếu thực hiện thành công, EVN Finance sẽ nâng vốn lên gấp đôi, từ 3.511 tỷ đồng lên 7.057 tỷ đồng. NHNN yêu cầu EVN Finance thực hiện tăng vốn điều lệ theo đúng quy định pháp luật. Văn bản có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.

Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ có giá chào bán không thấp hơn 11.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng. Tuy nhiên, số cổ phần không mua hết sẽ được chào bán cho cổ đông khác, và nhà đầu tư mới sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Đối với cổ phiếu ESOP, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian hạn chế chuyển nhượng trong vòng 01 năm.

Trên thị trường, cổ phiếu EVF đang chững lại sau nhịp hồi từ đáy. Kết phiên 6/1, cổ phiếu này dừng ở mức 8.110 đồng/cổ phiếu, thấp hơn đáng kể so với giá phát hành dự kiến của đợt tăng vốn trên. Mức thị giá này chỉ bằng chưa đến một nửa so với đỉnh đạt được vào đầu tháng 12/2021.

Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022, EVN Finance ghi nhận hơn 332 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 13% so cùng kỳ, chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng 24% và lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 69%.

1 Likes

Ba dấu hiệu nhận diện chính sách tiền tệ sắp đảo chiều, TTCK chuẩn bị bật tăng từ đáy

Ba dấu hiệu nhận diện chính sách tiền tệ sắp đảo chiều, TTCK chuẩn bị bật tăng từ đáy

Việc nhận diện xu hướng thị trường sẽ giúp nhà đầu tư có những chiến lược và hành động phù hợp.

Sau những thăng trầm, chứng khoán năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều biến số trong môi trường lạm phát và lãi suất khó lường. Việc nhận diện xu hướng thị trường sẽ giúp nhà đầu tư có những chiến lược và hành động phù hợp.

Tại Hội thảo “Tâm thế vững vàng, sẵn sàng vượt sóng” do FinPeace tổ chức, ông Trần Đức Anh – Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường Chứng khoán KB (KBSV) cho rằng đà giảm mạnh của TTCK năm 2022 bắt nguồn từ lạm phát tăng cao tại Mỹ và EU khiến Fed buộc phải “diều hâu” trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Giai đoạn tiền rẻ kết thúc, thanh khoản thiếu hụt khiến thị trường lao dốc mạnh.

Để nhận diện xu hướng thị trường năm 2023, ông Trần Đức Anh cho rằng nhà đầu tư cần theo dõi 2 chỉ số vĩ mô quan trọng là chính sách tài khoá chính phủ và chính sách tiền tệ của NHNN. Đối với chính sách tiền tệ, lạm phát là yếu tố mang tính chất quyết định lớn. Sang đến năm 2023, ông Trần Đức Anh nhìn thấy nhiều tín hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh. Lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023, song khả năng cao sẽ sớm hạ nhiệt. Đó cũng là thời điểm thị trường sẽ đi lên từ đáy.

Bàn về câu chuyện thanh khoản thị trường liệu có được “cởi trói” trong năm 2023, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần quan sát 2 yếu tố là chính sách tiền tệ của NHNN và tốc độ giải ngân đầu tư công, trong đó chính sách tiền tệ là yếu tố quan trọng nhất. Nếu thanh khoản nền kinh tế giải quyết, dòng tiền trên thị trường chứng khoán cũng sẽ sớm được cởi bỏ.

Chuyên gia cũng nêu 3 dấu hiệu để nhận biết sự đảo chiều của chính sách tiền tệ. Thứ nhất, chỉ báo muộn nhất là mặt bằng lãi suất giảm, bởi khi lãi suất chính thức giảm thì thì thị trường chứng khoán cũng đã phản ứng vào giá. Thứ hai, động thái mua vào dự trữ ngoại hối của NHNN, tức mua đô la vào và bán tiền đồng ra ngoài. Thứ ba, chỉ báo sớm nhất và cũng mang tính rủi ro cao nhất là nhìn vào đà giảm của đồng USD trên thị trường quốc tế, bởi khi đó tỷ giá sẽ hạ nhiệt và NHNN bắt đầu mua dự trữ ngoại hối.

Lý giải về đà mua ròng của khối ngoại, chuyên gia KBSV cho rằng điều kiện vĩ mô ổn định cùng định giá hấp dẫn là yếu tố kích hoạt đà mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Để trả lời cho câu hỏi liệu đà mua ròng của khối ngoại có mất đi trong năm 2023, chuyên gia nhấn mạnh 2 yếu tố chi phối là thị trường chứng khoán tăng lại và lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh khiến P/E thị trường tăng cao, định giá giảm.

Mặc dù vẫn còn một số yếu tố rủi ro, song chuyên gia cho rằng chưa có rủi ro nào cho thấy dòng vốn ngoại có thể rời bỏ thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ổn định, Việt Nam vẫn điểm sáng trong khu vực trong khi một số nước trong Âu Châu đối diện nguy cơ suy thoái cao. Dù vậy, cần theo dõi về việc mở cửa nền kinh tế của TQ, bởi điều này có thể khiến dòng vốn chuyển dịch.

Nêu quan điểm về câu chuyện dòng tiền trên thị trường, ông Nguyễn Trung Du – Chuyên gia Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản cho rằng thanh khoản chưa thể cải thiện ít nhất từ thời điểm hiện tại cho đến tháng 6, bởi lãi suất sẽ chưa thể sớm đảo chiều giảm. Yếu tố kỳ vọng duy nhất trong thời điểm hiện tại là việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bù đắp cho tín dụng ngân hàng.

Theo phân tích của ông Nguyễn Trung Du, dòng tiền trên thị trường chỉ có thể sôi động trở lại khi có sự nhập cuộc của nhà đầu tư cá nhân. “Nhà đầu tư nước ngoài thường mua ròng rồi “cất đi” chứ không giao dịch quá nhiều, điều này cũng khiến thanh khoản èo uột. Thị trường chỉ bắt đầu chu kỳ tăng mới khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, nhà đầu tư cá nhân mua ròng” , chuyên gia nhận định.

Tuy điều này khó xảy ra trong nửa đầu năm, song chuyên gia cho rằng sau quý 2 tới đây bối cảnh có thể sẽ đảo ngược. Kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường của ông Du cho thấy, sau các cú sập thị trường đều đi lên mạnh mẽ hơn. Dù vậy, thanh khoản năm 2023 sẽ khó vượt năm 2022 với giá trị giao dịch trung bình dưới 14.000-15.000 tỷ đồng. Rất khó có chuyện thị trường bùng nổ mà chỉ là những con sóng phục hồi.

Gợi ý chiến lược giao dịch, vị chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ, bởi thị trường sẽ có sự phân hoá mạnh. Thay vì chọn nhóm ngành, nhà đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu của doanh nghiệp có triển vọng tích cực.

1 Likes

Chiến lược ‘1 cây, 1 con’ đi đúng đường, Hoàng Anh Gia Lai vượt mục tiêu lãi năm 2022

Ngày 9/1/2023, ông Đoàn Nguyên Đức (“bầu Đức”) - Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã: HAG) đã viết thư gửi quý cổ đông để báo cáo cập nhật tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tính đến ngày 1/1.
Cụ thể, Bầu Đức cho biết giá thịt heo tháng 12/2022 thấp hơn so với tháng 11, dẫn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 12 năm ngoái của Tập đoàn chỉ đạt khoảng 58% so với tháng 11. Tuy nhiên, ước lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho cả năm 2022 vẫn vượt 5% so với kế hoạch đề ra.

Theo đó, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần cả năm 2022 đạt khoảng 4.574 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần 2021. Trong đó, doanh thu từ chăn nuôi 1.620 tỷ đồng, ngành cây ăn trái 2.277 tỷ đồng và ngành phụ trợ 677 tỷ đồng.

Cả năm, HAG tiêu thụ 292.847 con heo thịt và 281.275 tấn cây ăn trái, chủ yếu là chuối với 160.520 tấn xuất khẩu và 120.755 tấn dùng cho sản xuất thức ăn gia súc.

Kết quả, doanh nghiệp thu được 1.181 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2022, HAG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 4.820 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.120 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm, công ty đã hoàn thành được 95% kế hoạch về doanh thu và vượt 5% kế hoạch lợi nhuận.

Thay mặt doanh nghiệp, bầu Đức đã gửi lời cảm ơn đến toàn bộ cổ đông, đồng thời bày tỏ hy vọng tiếp tục nhận được sự đồng hành trong thời gian tới.

Với những nước đi đúng đắn trong chính sách, nhất là việc phát triển “một cây, một con” (trồng chuối và nuôi heo), Chủ tịch HAGL từng tuyên bố sẽ xoá hết nợ ngân hàng trong năm 2024-2025. Thực tế, trong lộ trình trả nợ này của mình, nợ ngân hàng của HAGL đã giảm từ 28.000 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 8.000 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2022.

Nhìn lại cơ cấu nợ của HAGL, tính đến cuối tháng 9/2022, công ty có hơn 68% là dư nợ trái phiếu. Cụ thể, trên thị trường, HAGL đã phát hành 3 lô trái phiếu, trong đó lô trái phiếu có hạn mức lớn nhất là HAGLBOND16.26 do HAGL phát hành ngày 30/12/2016, kỳ hạn 10 năm. Trái chủ của số trái phiếu trên là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Giá trị phát hành của lô trái phiếu là 6.600 tỷ đồng, hiện đang lưu hành 5.876 tỷ đồng, thời gian đáo hạn vào cuối năm 2026. Khoản vay này nhằm mục đích bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và tái cấu trúc nợ vay.

Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này là quyền sử dụng đất tại một loạt các bất động sản là diện tích trồng cao su tại Lào và Campuchia; gần 45 triệu cổ phiếu HAG do bầu Đức nắm giữ. Đồng thời, là khu liên hợp Học viện bóng đá HAGL và 13 triệu cổ phiếu HNG cùng một số tài sản khác.

Liên quan đến lô trái phiếu này, ngày 30/12/2022, HAGL đã có thông báo lùi thời gian thanh toán nợ cho ngân hàng sang quý II/2023. Nguyên nhân HAG cho biết do chậm nguồn tiền thanh toán từ phía HAGL Agrico (HNG).

Về phía HAGL, bầu Đức từng nói: “Nếu trong 4 tháng cuối năm, HAGL thu được hết khoản nợ từ HNG thì nợ ngân hàng sẽ giảm xuống dưới 6.000 tỷ đồng”. Nhằm khẳng định tình hình kinh doanh của Công ty vẫn tích cực, trong thông báo trước đó, Bầu Đức đã khẳng định chắc chắn sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận trong 2022.

Nguồn bài viết: Chiến lược '1 cây, 1 con' đi đúng đường, Hoàng Anh Gia Lai vượt mục tiêu lãi năm 2022

1 Likes

Ông Nguyễn Trung Du: “Thị trường có xu hướng đi ngược dự báo của các CTCK, khi tất cả đều thận trọng sẽ có điều bất ngờ xảy ra”

Năm 2023, việc chuẩn bị tâm thế là điều quan trọng khi những khó khăn vĩ mô vẫn ở phía trước.

Những cú sập mạnh của TTCK trong năm vừa qua khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ nặng nề. Sang đến năm 2023, việc chuẩn bị tâm thế là điều quan trọng khi những khó khăn vĩ mô vẫn ở phía trước.

Bức tranh TTCK năm 2023

Tại Hội thảo “Tâm thế vững vàng, sẵn sàng vượt sóng” do FinPeace tổ chức, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT FinPeace dự báo VN-Index năm 2023 có thể gặp nhiều biến động bất ngờ về giá trong ngắn hạn, song nửa cuối năm sẽ tích cực hơn.


Trong nửa đầu năm , kịch bản mà đại diện FinPeace đề cập là việc VN-Index có thể giảm điểm nhằm tiếp cận vùng giá cổ phiếu rẻ hơn vào quý 1 và đầu quý 2, những điều chỉnh này sẽ diễn ra rất nhanh trước khi quay trở lại vùng giá hợp lý. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải có phương pháp, kỷ luật và phản ứng nhanh nắm bắt cơ hội.

Theo đó, giai đoạn 5 tháng đầu năm, tức là cho đến sau kỳ đại hội cổ đông của 2023, thị trường sẽ trong xu hướng đi ngang. Tất nhiên, có thể sẽ xuất hiện một số doanh nghiệp “rớt đài, thủng đáy” trong tháng 4, tháng 5 do nhiều nhà đầu tư thất vọng về kết quả của việc họp đại hội cổ đông.

Trong giai đoạn cuối năm 2023, vị chuyên gia khá lạc quan và tin rằng thị trường có thể quay lại những ngưỡng khá cao.

“Thời điểm một sóng tăng điểm trở lại có thể trong khoảng từ tháng 6, tháng 7/2023. Đó cũng sẽ là thời điểm giải ngân thích hợp. Các điều kiện cần là xu hướng lãi suất được giữ ở mức ổn định, hoặc giảm. Còn điều kiện đủ thì phải dựa vào các tín hiệu từ phân tích kỹ thuật để tìm được đúng điểm mua chính xác” , ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Chuẩn bị tâm thế như thế nào?

Để đón được cơ hội uptrend 2023, ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, nhà đầu tư cần sẵn sàng tâm thế vững vàng. Cụ thể, nhà đầu tư cần hiểu rõ và định lượng được mong muốn tài chính trong năm 2023. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần xây dựng cho mình sức khỏe tài chính cá nhân tốt với tỷ lệ tiết kiệm hàng tháng ổn định và sẵn sàng quỹ dự phòng trước khi đầu tư.

Nếu “vững vàng” là từ khoá đại diện FinPeace lựa chọn, thì với ông Trần Đức Anh – Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường Chứng khoán KB (KBSV) “sẵn sàng” là tâm thế cần chuẩn bị cho năm 2023.

Dù bối cảnh nền kinh tế không mấy sáng sủa khi tăng trưởng doanh nghiệp dự báo sẽ suy giảm, động thái hút tiền về của NHNN là không tránh khỏi. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” khi lạm phát hạ nhiệt, chính sách tiền tệ đảo chiều khi suy thoái rõ ràng hơn.

Để dự báo điểm số của VN-Index cuối năm thì khá khó vì còn nhiều yếu tố bất ngờ có thể xảy đến trong năm. Tuy nhiên, chúng ta nên sẵn sàng vì sự xoay chuyển chính sách của NHTW sẽ là động lực lớn để chứng khoán có thể bùng nổ từ mức nền thấp như hiện tại.

Dưới góc nhìn thận trọng hơn, ông Nguyễn Trung Du - Chuyên gia Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản cho rằng tâm thế cần chuẩn bị cho nửa đầu năm là phòng thủ (1) hạn chế các quyết định (2) chọn lọc rất kỹ. Chuyên gia cho rằng năm 2023 thị trường sẽ không chỉ xuống bởi yếu tố vĩ mô mà còn bởi yếu tố niềm tin. Bởi chúng ta sẽ cần không ít thời gian để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư sau những vụ việc xử lý vi phạm trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu trong năm qua.

Tuy vậy, chuyên gia có cái nhìn lạc quan hơn về thị trường giai đoạn sau quý 2 tới đây. Kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường của ông Du cho thấy, sau các cú sập thị trường đều đi lên mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt, chuyên gia cho rằng tâm lý thị trường nhiều năm qua không hoàn toàn cùng chiều, thậm chí đi ngược với dự báo của các tổ chức, CTCK.

“Rất nhiều năm các tổ chức có cái nhìn không mấy tích cực về TTCK, song chỉ số lại có diễn biến hoàn toàn ngược lại. Đơn cử như năm 2022, nhiều tổ chức đều dự báo VN-Index tăng mạnh mẽ lên mốc 1.700 – 1.900 điểm thì thị trường lại giảm sâu. Năm nay, khi tất cả các tổ chức đều có cái nhìn thận trọng, tôi cho rằng có thể sẽ có điều bất ngờ diễn ra”, ông Nguyễn Trung Du đánh giá.

Cũng đưa ra quan điểm thận trọng, ông Nguyễn Nhật Khánh – Chuyên gia phân tích FinPeace khẳng định vẫn sẽ đứng ngoài thị trường 80% trong năm 2023. Bởi khi lãi suất tăng, không có tài sản tài chính nào có sức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Do đó, chúng ta không cần vội vàng và hãy bình tình chọn lọc cơ hội.

“Các con thú không thể săn mồi suốt cả ngày và chúng ta cũng không cần giao dịch trong suốt thời gian tham gia. Khi mang tâm thế đó, nhà đầu tư sẽ không cần hối thúc bản thân tìm quá nhiều cơ hội, tránh Fomo dẫn đến thiệt hại không đáng có. Trong đầu tư, việc bạn không làm cũng quan trọng như bạn làm, điều này có nghĩa trong một số thời điểm đứng ngoài cũng là một chiến thuật tốt”, chuyên gia FinPeace khuyến nghị.

1 Likes

Cổ phiếu IBC tăng 82% sau 8 phiên trần, Egroup không còn là “mẹ” của Apax Holdings

Do bị bán giải chấp cả chục triệu cổ phiếu chỉ trong 1 tháng, hiện sở hữu của Tập đoàn Giáo dục Egroup tại Đầu tư Apac Holdings đã giảm về dưới 51%.

Theo thông báo, từ ngày 16/12/2022 đến 6/1/2023, CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup đã bị hai công ty chứng khoán là Mirae Asset Việt Nam và Chứng khoán Bảo Việt bán giải chấp hơn 13 triệu cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings (sàn HOSE).

Sau giao dịch, lượng sở hữu của Egroup tại Apax Holdings từ gần 49,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 59,76%) xuống còn gần 36,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 44,11%).

Như vậy, sau bán giải chấp, Egroup không còn là công ty mẹ tại IBC.

Trên thị trường, sau chuỗi 26 phiên giảm sàn liên tục từ ngày 23/11/2022 (mức 15.500 đồng) đến ngày 28/12/2022 (mức 2.420 đồng) và trong trạng thái mất thanh khoản - dư bán sàn lớn, cổ phiếu IBC bất ngờ nhận được lực cầu bắt đáy mạnh (phiên 29/12) hấp thụ toàn bộ hàng triệu cổ phiếu dư bán sàn và được đẩy trần dù có thời điểm giảm về mức đáy 2.260 đồng/cổ phiếu.

Kết phiên sáng 10/1/2023, cổ phiếu IBC tiếp tục được đẩy lên mức giá trần 4.110 đồng với thanh khoản tạm tính hơn 720.000 đơn vị.

Đáng nói, đây đã là phiên tăng trần thứ 8 liên tiếp của mã kể từ sau phiên “giải cứu” - tương ứng mức tăng gần 82% giá trị.

Mặc dù vậy, so với mức giá tại thời điểm cổ phiếu IBC bắt đầu lao dốc 18.200 đồng (phiên 14/11/2022), hiện mã đã giảm 77,5% thị giá.

Trước đó, tại công văn giải trình về việc giá cổ phiếu IBC tăng trần 5 phiên liên tiếp từ 29/12/2022 đến 5/1/2023, Apax Holdings cho biết, đà tăng đến từ cung cầu cùng của thị trường chứng khoán, quyết định mua bán cổ phiếu là do nhà đầu tư quyết định; phía công ty không có bất kỳ sự tác động nào đến giá giao dịch trên thị trường chứng khoán.


Diễn biến giá cổ phiếu IBC

Nguồn bài viết: Cổ phiếu IBC tăng 82% sau 8 phiên trần, Egroup không còn là "mẹ" của Apax Holdings

Goldman Sachs: Du khách Trung Quốc trở lại, Việt Nam thuộc nhóm hưởng lợi nhiều nhất

“Chúng tôi cho rằng Hồng Kông, Thái Lan, Việt Nam và Singapore sẽ hưởng lợi nhiều nhất nếu hoạt động du lịch nước ngoài của người Trung Quốc quay trở lại mức của năm 2019”, một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs nhận định…

Một hành khách ở sân bay quốc tế Bắc Kinh hôm 30/12 - Ảnh: Bloomberg.

Trong những năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, Trung Quốc là nguồn du khách quốc tế quan trọng nhất của thế giới. 155 triệu lượt người Trung Quốc đã đi du lịch nước ngoài trong năm 2019, chi tiêu hơn 1/4 nghìn tỷ USD.

3 năm qua, khi Trung Quốc đóng cửa biên giới để chống Covid, nhiều nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào du lịch đã điêu đứng. Ngày 8/1 vừa qua, Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại và hàng triệu du khách nước này đã sẵn sàng để đi du lịch nước ngoài, mở ra những hy vọng mới cho sự khởi sắc của du lịch toàn cầu. Giới phân tích nói rằng hoạt động du lịch trên thế giới sẽ không thể ngay lập tức hồi lại mức trước đại dịch, nhưng các doanh nghiệp và nền kinh tế phụ thuộc vào du khách Trung Quốc chắc chắn sẽ nhận được một “cú huých” quan trọng trong năm 2023.

Năm 2019, Trung Quốc có bình quân khoảng 12 triệu lượt du khách đi du lịch nước ngoài bằng máy bay mỗi tháng. Trong những năm Covid, con số này giảm 95% - theo ông Steve Saxon, một chuyên gia thuộc văn phòng công ty tư vấn McKinsey ở Thẩm Quyến. Ông Saxon dự báo đến mùa hè năm nay, số du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài sẽ phục hồi lên mức khoảng 6 triệu lượt mỗi tháng.

Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ dỡ bỏ quy định cách ly đối với người nhập cảnh từ ngày 8/1, bao gồm cả người Trung Quốc ở nước ngoài về nước. Ngay lập tức, số lệnh tìm kiếm chuyến bay quốc tế và khách sạn ở nước ngoài trên trang Trip.com, nền tảng du lịch lớn nhất Trung Quốc, tăng lên mức cao nhất 3 năm.

Cũng theo Trip.com, lượng đặt chuyến du lịch nước ngoài của người Trung Quốc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 21-27/1 tăng 540% so với năm ngoái. Mức chi tiêu bình quân mỗi lượt đặt tăng 32%. Các điểm đến được lựa chọn nhiều nhất tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Australia, Thái Lan, Nhật Bản và Hồng Kông. Mỹ và Anh cũng nằm trong top 10.

“Lượng tiền gửi ngân hàng tăng nhanh trong năm qua đồng nghĩa với việc các hộ gia đình Trung Quốc đang có nhiều tiền mặt” và họ có thể “chi tiêu báo thù”, tương tự như người dân nhiều nước phát triển khi nước họ mới mở cửa trở lại vào đầu năm ngoái - theo chiến lược gia vĩ mô Alex Loo của TD Securities.

Đó thực sự là tin tốt đối với nhiều nền kinh tế.

“Chúng tôi cho rằng Hồng Kông, Thái Lan, Việt Nam và Singapore sẽ hưởng lợi nhiều nhất nếu hoạt động du lịch nước ngoài của người Trung Quốc quay trở lại mức của năm 2019”, một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs nhận định.

Hồng Kông là thành phố đón nhiều du khách nhất thế giới trong năm 2019, với 56 triệu lượt, chủ yếu là du khách Trung Quốc. Theo Goldman Sachs, khi du khách từ Trung Quốc đại lục trở lại, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Hồng Kông có thể tăng thêm 7,6%. Năm 2022, GDP của Hồng Kông ước tính giảm 3,2%.

Tương tự, GDP của Thái Lan có thể tăng 2,9% và của Singapore có thể tăng 1,2% nhờ sự trở lại của du khách Trung Quốc.

Một nghiên cứu của Capital Economics cho rằng những nền kinh tế như Campuchia, Mauritus, Malaysia, Đài Loan, Myanmar, Sri Lanka, Hàn Quốc và Philippines cũng có thể hưởng lợi từ sự trở lại của du khách Trung Quốc. Hôm 5/1, chính quyền Hồng Kông tuyên bố sẽ cho phép tối đa 60.000 người từ đại lục nhập cảnh mỗi ngày bắt đầu từ ngày 8/1, nhằm quản lý giao thông.

Một số nước Đông Nam Á hiện giữ quy định nhập cảnh khá cởi mở đối với du khách Trung Quốc, cho dù quốc gia đông dân nhất thế giới đang bùng dịch mạnh. những nước này bao gồm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Philippines.

“Đây là một trong những cơ hội để chúng tôi có thể đẩy nhanh phục hồi kinh tế”, Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan phát biểu mới đây.

New Zealand cũng tạm miễn yêu cầu xét nghiệm đối với du khách Trung Quốc - nguồn khách du lịch mang lại doanh thu lớn thứ nhì cho nước này trước đại dịch.

Tuy nhiên, nhiều nước khác tỏ ra thận trọng hơn. Hiện có khoảng hơn một chục quốc gia gồm Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc có yêu cầu xét nghiệm bắt buộc đối với du khách Trung Quốc. Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Tư tuần trước kêu gọi các nước thành viên đưa ra quy định phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc.

Theo ông Saxon, có một sự xung đột rõ ràng giữa cơ quan quản lý du lịch với giới chức y tế ở một số quốc gia.

Các hãng hàng không và sân bay cũng chỉ trích lời kêu gọi nói trên của EU. Hiệp hội Giao thông đường không Quốc tế (IAEA) hôm thứ Năm ra một tuyên bố gọi động thái của EU là “đáng tiếc” và “phản ứng vội vã”.

Ngoài một số hạn chế nêu trên, hoạt động du lịch toàn cầu cũng cần thời gian để phục hồi hoàn toàn, vì du khách Trung Quốc cần xin cấp hộ chiếu mới và thị thực.

Nguồn bài viết: Goldman Sachs: Du khách Trung Quốc trở lại, Việt Nam thuộc nhóm hưởng lợi nhiều nhất - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới