Chứng sỹ săn tin!

VDSC: NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm 2023

## Trong báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không tăng lãi suất điều hành trong năm 2023 trên cơ sở định hướng kiềm giữ đà tăng lãi suất cho vay để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, áp lực tỷ giá là yếu tố chính khiến lãi suất điều hành tăng trong năm 2022, áp lực này hạ nhiệt là cơ sở để NHNN giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm 2023.

VDSC: NHNN sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm 2023
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ không tăng lãi suất điều hành trong năm 2023

“Lãi suất điều hành sẽ không chạy theo lãi suất thị trường với định hướng kiềm chế lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát đà tăng lãi suất để đảm bảo an toàn hệ thống, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề nợ xấu tăng sẽ nổi cộm hơn trong năm 2023,” VDSC cho biết.

Năm 2023, chuyên gia kỳ vọng tiền gửi khu vực dân cư hồi phục nhờ lãi suất huy động tăng, bong bóng đầu cơ đất đai xẹp, kênh đầu tư vàng, USD hạ nhiệt và thị trường tài sản (trái phiếu, cổ phiếu) giảm đi tính hấp dẫn do nhà đầu tư cân đối lại kỳ vọng lợi nhuận/rủi ro.

Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) dự báo sẽ tiếp tục có sự phân hoá do cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM cổ phần tư nhân để giải quyết vấn đề thanh khoản; định hướng điều hành của NHNN trong việc điều hướng đà tăng lãi suất huy động tại các NHTM cổ phần Nhà nước và cạnh tranh thu hút tiền gửi trong bối cảnh dòng tiền nhàn rỗi chấp nhận dịch chuyển đến nơi có lãi suất tiền gửi thấp hơn để hạn chế rủi ro sau sự kiện SCB.

Tính đến đầu tháng 12/2022, lãi suất huy động bình quân đã tăng từ 2-2,5 điểm % so với cuối năm 2021 và cao hơn 0,6-1,2 điểm % so với trước COVID-19. Mức tăng cao nhất là ở các kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng tại các NHTM cổ phần tư nhân. Hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến trong nền kinh tế cũng đang tiệm cận về mức lãi suất của năm 2013.

1 Likes

Nhà sáng lập FinPeace: Cơ hội đầu tư “10 năm có 1” xuất hiện trên thị trường chứng khoán

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho rằng nhà đầu tư đang tiến vào khu vực giá được chiết khấu mạnh so với vùng đỉnh, đây là lợi thế để “shopping” thời điểm này.

Thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn định giá hấp dẫn. Trong lịch sử 15 năm trở lại đây, định giá P/E lần thứ 5 về dưới mức 11 lần. Đây được xem là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư dài hạn. Tuy vậy, trong ngắn hạn vẫn sẽ tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng. Điển hình như kinh tế toàn cầu đối diện rủi ro suy thoái, kinh tế Việt Nam gặp thách thức khi lượng trái phiếu năm 2023 đáo hạn đạt mức cao, tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lạm phát, triển vọng tăng trưởng chậm lại,…

Chia sẻ tại Talkshow Chọn danh mục do Báo đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Tuấn Anh – Nhà sáng lập FinPeace cho rằng định giá P/E giảm do yếu tố giá giao dịch trên TTCK giảm. Tính từ đỉnh 1.500 điểm hồi tháng 4/2022, chỉ số chính đã giảm hơn 30% khiến định giá trở nên rẻ hơn.

“Chúng ta dựa vào P/E để đầu tư không phải chỉ vì định giá rẻ, mà cần quan tâm tới bản chất doanh nghiệp, ở đây là sự tăng trưởng. Khi định giá rẻ, vẫn có thể rẻ hơn nữa. Song, mức định giá hấp dẫn đi kèm doanh nghiệp có câu chuyện tăng trưởng, thị giá sẽ tăng cao và định giá mới trở về mức hợp lý”, chuyên gia chia sẻ.

Làm sao để lựa chọn được doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng tốt?

Sang năm 2023, ông Tuấn Anh đưa ra kịch bản thị trường sẽ đi ngang ở đầu năm, giai đoạn này nhà đầu tư cần quan sát những sự kiện bất thường có thể xảy ra.

Trải qua những giai đoạn khủng hoảng như 2007 hay 2008-2009, chuyên gia cho biết khi đó có rất ít mã để lựa chọn đầu tư. Song, thời điểm hiện tại sẽ mở ra nhiều cánh cửa giúp nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn với những đại diện thuộc nhóm tấn công (hay còn gọi là nhóm tăng trưởng hoặc nhóm chu kỳ) và nhóm phòng thủ. Hơn nữa, nhà đầu tư đang bước vào khu vực giá được chiết khấu mạnh so với vùng đỉnh, đây chính là lợi thế để “shopping” thời điểm này.

Theo vị chuyên gia, khi xây dựng một danh mục đầu tư, khẩu vị rủi ro cực kỳ quan trọng. Nếu nhà đầu tư đang ở độ tuổi 40-45 muốn xây dựng danh mục 50/50, nghĩa là vừa phòng thủ và vừa phải có tính chất tăng trưởng. Chúng ta có thể lựa chọn đầu tư với tỷ trọng dưới 50% các doanh nghiệp chi trả cổ tức đều đặn. Trong 5 năm vừa qua, không ít doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt thậm chí hơn lãi suất tiết kiệm. Khi mua vào, nhà đầu tư kỳ vọng 2 điều, 1 là cổ tức tiền mặt và 2 là upside về giá. Vậy nên, khi thị trường biến động giá tốt, NĐT hoàn toàn có thể bán ra để thu lời, còn đối với biến động giá xấu hơn, NĐT lại nắm giữ cổ phiếu và nhận cổ tức.

“Đã rất lâu, khoảng 10 năm thị trường mới xuất hiện cơ hội này. Sau khi nắm bắt được khẩu vị đầu tư, bước tiếp theo là xây dựng danh mục cổ phiếu tăng trưởng. Trên thị trường, không phải doanh nghiệp nào đều tăng trưởng mà cần phải gặp đúng chu kỳ. Chỉ khi nhà đầu tư hiểu về doanh nghiệp mới có thể chọn được thời điểm đúng nhịp tăng trưởng để mua vào”, vị chuyên gia nêu rõ.

Ông Tuấn Anh lấy ví dụ về nhóm Ngân hàng, nhóm chiếm tỷ trọng rất lớn trên VN-Index. Đây cũng là nhóm có thể chủ động điều tiết tăng trưởng của chính mình trong tương lai.

Với quy mô dân số lớn và tỷ trọng người dân sử dụng dịch vụ ngân hang bán lẻ tại Việt Nam đang khá thấp, nhà sáng lập FinPeace đưa ra cái nhìn lạc quan về nhóm ngân hàng bán lẻ. Điển hình như Vietcombank, số lượng khách hàng khoảng 20 triệu trong khi dân số nước ta 96 triệu người, tức chỉ có 1/5 dân số có tài khoản tại nhà băng lớn này. Ở nước bạn như Singapore hay Malaysia, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng cực kỳ cao, trên 84%.

Do đó, độ rộng tại thị trường bán lẻ ngành ngân hàng còn dư địa rất lớn. Khi đã nhìn nhận được như vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể giải ngân ngay trong giai đoạn đầu năm vào nhóm ngân hàng hay cụ thể ngân hàng bán lẻ kể cả trong bối cảnh thị trường đi xuống.

Ngoài nhóm ngân hàng, nhóm chứng khoán cũng có dư địa tăng trưởng khá lớn, con số thực tế mới chỉ khoảng 2-3% dân số tham gia vào lĩnh vực này. Vị chuyên gia cho rằng còn rất nhiều những nhóm ngành nhà đầu tư cần quan sát thêm, điển hình như than.

1 Likes

Bất động sản 2023: Nhiều “luồng gió ấm”, thị trường sẽ có bước ngoặt mới

## Theo giới chuyên gia, thị trường BĐS trong năm 2023 sẽ sớm ấm lên. Tâm điểm sẽ là những đại đô thị có hệ thống hạ tầng đầy đủ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sống của người dân như tại phía Đông Hà Nội.

BĐS all in one - Điểm sáng thời thị trường thời biến động

Dù gặp không ít biến động nhưng báo cáo thị trường mới nhất (quý 3/2022) của Savills cho thấy, giá bán sơ cấp căn hộ bình quân tại Thành phố Hà Nội vẫn ngược dòng, đạt mức 47 triệu đồng/m2, tăng 5% theo quý và 11% theo năm. So với quý 1/2019, giá sơ cấp căn hộ trên thị trường Hà Nội đã tăng tới 53%.

Ngoài lí do chi phí đầu vào tăng, vấn đề được ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chỉ ra là lực cầu thị trường vẫn rất lớn và thị trường có những dự án phù hợp với nhu cầu của người mua nhà.

Cùng góc nhìn này, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam chỉ ra, giữa khó khăn, điểm sáng của thị trường trong giai đoạn này là chiến lược mới của các chủ đầu tư. Thay vì những khu đô thị nhỏ, thị trường hiện có những khu đô thị bài bản, tầm cỡ hàng đầu Đông Nam Á, thậm chí là châu Á. Đây sẽ là thỏi nam châm hút nhu cầu thực của người mua nhà trên thị trường. Đây là thực tế rất khác biệt so với cách đây vài năm khi người dân thường có tâm lí ngại di cư tới những khu vực ngoài Vành đai 3 bởi cơ sở hạ tầng, dịch vụ hạn chế.


Những dự án đại đô thị vẫn thu hút sự quan tâm ngay cả khi thị trường biến động.

Gọi những đại đô thị này là “Mega City”, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nhắc tới Vinhomes Ocean Park như một ví dụ điển hình. Theo bà, thị trường BĐS đang tăng trưởng về chất. Điều người mua quan tâm là môi trường sống cân bằng, bền vững và được chăm sóc sức khỏe. Vì thế, những đại đô thị có quy mô lớn, quy hoạch bài bản, với hệ tiện ích, dịch vụ đầy đủ sẽ hấp dẫn người mua. Riêng tại Hà Nội, bà thừa nhận ấn tượng với khu vực phía Đông Thủ đô – nơi có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Về dài hạn, khi các tuyến metro đi vào hoạt động, đây là khu vực theo bà “còn đi xa hơn nữa”.

Ở góc độ thị trường, bà Trang Bùi cho rằng, điều này cho thấy triển vọng sáng là thị trường BĐS Việt đang sẵn sàng để nhận nguồn vốn mới. Bà tiết lộ, không ít nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm và muốn đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, đặc biệt là những thị trường tiềm năng như Hà Nội.

Cơ hội phía trước của thị trường BĐS

Đánh giá tích cực về thị trường BĐS năm 2023, TS Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương cho rằng, ngành địa ốc đang đước trước cơ hội của chu kì 10 năm.

Đây là thời điểm hàng loạt bộ luật liên quan tới thị trường BĐS như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở dự kiến sẽ được sửa đổi, thông qua và dần đi vào cuộc sống. Nhiều vấn đề vướng được kì vọng sẽ được giải quyết như tình trạng nhà siêu mỏng, phát triển hành lang công trình hạ tầng… hay nhiều vấn đề pháp lí liên quan tới nguồn cung thị trường.

Bài học tương tự đã từng diễn ra khi năm 2013, Luật Đất đai sửa đổi được thông qua cùng một số luật liên quan tới BĐS. Tác động đã thấy rõ ngay sau đó khi thị trường đang ở giai đoạn đáy năm 2012 nhanh chóng phục hồi và liên tục phát triển từ đó tới nay.

Theo TS Trần Kim Chung, thời điểm này, cơ hội còn nằm ở luồng dịch chuyển vốn trên thế giới đang hướng tới những nước có kinh tế và xã hội ổn định như Việt Nam. “Nguồn vốn thế giới tuân theo quy luật ở đâu tăng trưởng ổn định, kinh tế xã hội ổn định, đất nước con người muốn vươn lên thì vốn đến. Trong khi thế giới chao đảo, xung đột, lạm phát cao, tăng trưởng thấp thì nước ta ngược lại”, vị chuyên gia nói.

Ngoài vốn ngoại, nhiều dòng tiền theo ông cũng sẽ đổ vào thị trường BĐS như lượng kiều hối ổn định, vốn tín dụng, trái phiếu hay nguồn vốn từ chính các doanh nghiệp đầu tư BĐS khi khó khăn qua đi…

Từ góc nhìn thể chế, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thừa nhận, thị trường BĐS rõ ràng đang có cơ hội, đặc biệt là khi cơ quan chức năng đang vào cuộc quyết liệt. “Dư địa” lớn được ông kì vọng với thị trường BĐS là mới đây Chính phủ đã thành lập Tổ công tác để rà soát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS. “Thị trường có thể khởi sắc nếu Tổ công tác của Chính phủ quyết liệt, tháo gỡ được khó khăn pháp lí trong ngắn hạn”, ông Hiếu nhận định.

1 Likes

Bầu Đức: Tin đồn Hoàng Anh Gia Lai không có khả năng trả nợ là không đúng

Trước tin đồn Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai không có khả năng trả nợ trái phiếu, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) chính thức lên tiếng bác bỏ.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lãi lớn từ trồng cây ăn trái, chăn nuôi - Ảnh: HAG

Trong thời gian nghỉ Tết dương lịch 2023, giới đầu tư chứng khoán đã lan truyền tin đồn Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) không đủ tiền trả nợ trái phiếu.

Tin đồn này xuất phát từ việc ngày 30-12-2022 - là ngày thanh toán 140,3 tỉ đồng lãi vay và 881 tỉ đồng gốc vay của lô trái phiếu đã phát hành (mã HAGLBond16.26), tuy nhiên công ty này lại dự kiến thời gian thanh toán là quý 2-2023.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đoàn Nguyên Đức - chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - cho biết tin đồn Hoàng Anh Gia Lai không có khả năng thanh toán trái phiếu là “không đúng”.

Cụ thể, bầu Đức giải thích, theo quy định của Ủy ban Chứng khoán, tất cả doanh nghiệp nợ trái phiếu phải công khai thông tin. Tại báo cáo tài chính quý 3-2022 nêu rõ Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã chứng khoán HNG) đang nợ Hoàng Anh Gia Lai hơn 1.512 tỉ đồng.

“Tôi nợ trái phiếu thì tôi lấy nguồn này trả. Tất cả tập đoàn lớn nợ 50.000 - 70.000 tỉ đồng là bình thường. Công ty tôi nợ chưa đến chục nghìn tỉ đồng thì cũng bình thường”, ông Đức chia sẻ trước thắc mắc vì sao công ty dời thời gian thanh toán lãi và gốc trái phiếu, trong khi kết quả kinh doanh khởi sắc.

Ông cũng nhấn mạnh: “Công ty, doanh nghiệp nào ở Việt Nam mà không nợ? Công ty tôi nợ ít”.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, sau thời gian chồng chéo mối quan hệ, HAGL Agrico do ông Trần Bá Dương làm chủ tịch và Hoàng Anh Gia Lai do bầu Đức làm chủ tịch đã cam kết tách bạch tài sản cầm cố và nghĩa vụ trả nợ BIDV.

Theo cam kết, Hoàng Anh Gia Lai bàn giao cho HAGL Agrico giấy tờ đất trước đây đã dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. HAGL Agrico sẽ trả lại khoản tiền đã vay Hoàng Anh Gia Lai.

Tại báo cáo tài chính quý 3-2022, Hoàng Anh Gia Lai cho biết có tổng cộng hơn 8.600 tỉ đồng nợ vay, nợ dài hạn chiếm 68%. Trong đó có hơn 5.880 tỉ đồng dư nợ trái phiếu.

Về kết quả kinh doanh, 11 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp gặt hái được tổng cộng 4.100 tỉ đồng doanh thu thuần, với ba mảng chính gồm chăn nuôi, cây ăn trái và phụ trợ. Trừ đi giá vốn và các chi phí khác, doanh nghiệp này còn giữ lại 1.115 tỉ đồng lãi ròng sau thuế, hoàn thành 99% kế hoạch đề ra cho cả năm.

Khép lại phiên giao dịch hôm nay 3-1-2023, mã chứng khoán HAG tăng lên giá 9.490 đồng/cổ phiếu, duy trì năm phiên tăng liên tiếp.

1 Likes

Một cổ phiếu vừa chào sàn UPCoM lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch

Các quy định để đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM có phần dễ dàng hơn nhiều so với niêm yết trên HoSE hay HNX. Do đó việc doanh nghiệp mang theo những khoản thua lỗ khi chào sàn không phải là hiếm.

Một cổ phiếu vừa chào sàn UPCoM lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch

Ngày 6/1/2023 tới đây, 3 triệu cổ phiếu CK8 của CTCP Cơ khí 120 sẽ giao dịch trên thị trường UPCoM, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 3.500 đồng/cp.

Đáng chú ý, trong thông báo mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ngày 6/1 cũng chính là ngày cổ phiếu CK8 bị đưa vào diện chứng khoán bị hạn chế giao dịch. Toàn bộ 3 triệu cổ phiếu CK8 chỉ được phép giao dịch vào phiên thứ 6 hành tuần trên sàn UPCoM.

Lý do đưa ra là bởi công ty bị âm vốn chủ sở hữu ghi nhận tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Ghi nhận tại thời điểm kết năm tài chính 2021, vốn chủ sở hữu của Cơ khí 120 ghi nhận âm 15,5 tỷ đồng. Con số này trong năm trước đó là âm gần 16 tỷ.

Được biết Cơ khí 120 được thành lập từ cổ phần hoá từ Nhà máy Cơ khí 120 được thành lập tháng 7/1947 trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam. Ngày 31/10/2007 công ty hoạt động theo hình thức CTCP với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng.

Sản phẩm kết cấu thép là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Cơ khí 120. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất kết cấu thép mạ kẽm nhúng nóng, Công ty còn phát triển trong lĩnh vực sửa chữa xe máy công trình, xây dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng.

Về chỉ số kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của CK8 đạt gần 5 tỷ đồng tăng 1,43% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp đạt gần 3,2 tỷ đồng giảm 1,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện, Cơ khí 120 có 4 cổ đông lớn là TCT Công nghiệp Ô tô Việt Nam – CTCP (45,53%); CTCP Chứng khoán Bảo Việt (10%); ông Lê Huy Hoàng (5,03%) và bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (5,05%).

Trên thực tế, các quy định để đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM có phần dễ dàng hơn nhiều so với niêm yết trên HoSE hay HNX. Do đó việc doanh nghiệp mang theo những khoản thua lỗ khi chào sàn không phải là hiếm.

Mới đây nhất, “kỳ lân công nghệ” VNG dự kiến sẽ đưa 35,8 triệu cổ phiếu mã VNZ lên giao dịch trên sàn Upcom từ ngày 5/1/2023. Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VNZ là 240.000 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, VNG có vốn hóa 8.592 tỉ đồng (tương đương chưa đến 350 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức định giá tỉ đô trước đây của VNG).

Đáng chú ý, trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022, VNG lỗ sau thuế 764 tỷ đồng, lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 419,3 tỉ đồng. Nguyên nhân lỗ đến từ khoản đầu tư vào CTCP Zion (đơn vị sở hữu ví điện tử ZaloPay) và CTCP Tiki.

Nguồn bài viết: Một cổ phiếu vừa chào sàn UPCoM lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch

1 Likes

Người nhà Chủ tịch đăng ký bán gần 17 triệu cp ST8

Nếu giao dịch thành công, người nhà của Chủ tịch HĐQT CTCP Siêu Thanh (HOSE: ST8) Yeng Cam Meng sẽ thoái toàn bộ gần 65% vốn đang nắm giữ tại Công ty.

Theo thông tin đăng ký giao dịch, vợ Chủ tịch HĐQT ST8 là bà Phạm Thị Mai Duyên đăng ký bán gần 10.33 triệu cp ST8 trong khoảng thời gian từ 09/01-06/02/2023.

Song song đó, ông David Cam Hao Ong - Phó Chủ tịch HĐQT và là em ruột Chủ tịch HĐQT - đăng ký bán hơn 6.4 triệu cp từ ngày 09/01-06/02/2023.

Nếu giao dịch thành công, người nhà của Chủ tịch ST8 Yung Cam Meng sẽ thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Công ty, tương đương tỷ lệ gần 65% vốn.

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022, Chủ tịch ST8 đang nắm giữ hơn 6.1 triệu cp, tương đương 23.77% vốn.

Ở chiều ngược lại, Thành viên HĐQT Công ty là bà Hoàng Thị Thanh Hoa đăng ký mua 200,000 cp. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 09-31/01/2023.

Đồng thời, một Thành viên HĐQT khác là ông Nguyễn Văn Đại đăng ký mua 3.15 triệu cp. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch cũng từ 09-31/01/2023.

1 Likes

Khoảng 170.000 tỷ đồng được các ngân hàng bơm ra nền kinh tế trong 10 ngày cuối năm 2022

Dù bật tăng khá mạnh trong những ngày cuối năm, song tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 vẫn thấp hơn khá xa so với định hướng 15,5-16%.

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với địa phương ngày 3/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng trong năm 2022 ước tăng 14,5% so với cuối năm 2021.

Trước đó, theo số liệu được ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước công bố, đến ngày 21/12/2022 tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021.

Như vậy, chỉ trong 10 ngày cuối năm, dư nợ tín dụng đã tăng thêm khoảng 1,63 điểm %, tương ứng quy mô hơn 170.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 vừa được điều chỉnh lên 15,5 - 16%, thì tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn 1 - 1,5%, tương đương 104.000 – 157.000 tỷ đồng so với mục tiêu.

Theo giới phân tích, sở dĩ tăng trưởng tín dụng tăng thấp so với định hướng 15% - 16% là vì năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau thời kỳ đại dịch vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất cao hơn cũng làm giảm nhu cầu tín dụng. Đồng thời, việc các ngân hàng siết chắt các quy định kiểm soát rủi ro khiến việc tiếp cận tín dụng không dễ dàng, đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán, bất động sản.

Tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại trong năm 2023?

Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ vào khoảng 11-12% cho cả năm 2023, thấp hơn mức mục tiêu 15,5-16% của năm 2022 do (1) nhu cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cùng với các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm; (2) Quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành.

Theo VDSC, tăng trưởng tín dụng sẽ khác nhau giữa các ngân hàng với danh mục khác nhau, đối với những ngân hàng có một trong những yếu tố sau (1) Hỗ trợ ngân hàng 0 đồng, (2) Hỗ trợ chi phí tài trợ kinh tế thông qua giảm lãi suất cho vay, (3) Có bảng cân đối ít phơi nhiễm với các lĩnh vực rủi ro; 4) chất lượng thanh khoản của các NHTM sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng cùng ngành.

Trước đó, VNDirect cũng cho rằng, tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục chậm lại và đạt 11-12% trong năm 2023.

Nguyên nhân thứ nhất là do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và lãi suất tăng.

Đối với bất động sản, các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn trầm lắng và lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng lên nhu cầu vay mua nhà.

Xuất khẩu – một trong những trụ cột tăng trưởng chính của Việt Nam – sẽ tăng trưởng chậm lại 9-10% trong năm 2023 (từ mức 14% trong năm 2022).

Hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ tạm thời ngưng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh lãi suất tăng cao và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

Nguyên nhân thứ hai khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại, theo báo cáo, là do lạm phát dự kiến vẫn sẽ ở mức cao, do mức tăng tiền lương 20,8% (có hiệu lực từ tháng 7/2023) và sự gia tăng ở các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng.

Căng thẳng thanh khoản cũng là một nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng. Vào cuối quý 3/2022, các ngân hàng thương mại đều ghi nhận tỷ lệ dư nợ tín dụng trên huy động vốn (LDR) tăng mạnh, một số ngân hàng đã gần chạm ngưỡng quy định (85%).

Về phía NHNN, trao đổi tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2022, định hướng nhiệm vụ năm 2023, lãnh đạo cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Con số hạn mức tăng trưởng cụ thể cho năm tới chưa được công bố.

Tại cuộc họp, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhận định năm 2023, chính sách tiền tệ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Mặt bằng lạm phát, lãi suất cao và sự dịch chuyển dòng vốn vẫn sẽ tiếp tục duy trì trên toàn cầu. Do đó, áp lực lạm phát nhập khẩu và tỷ giá là rất lớn trong năm 2023.

Vì vậy, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ được NHNN xem xét rất cẩn trọng, nhưng không có nghĩa cứng nhắc.

“NHNN luôn có thông điệp rõ ràng với thị trường, luôn hỗ trợ cung ứng vốn đẩy đủ, kịp thời cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát và luôn lấy kiểm soát lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong điều hành tín dụng”, ông Quang cho biết.

Ngoài ra, nhìn vào cấu trúc kinh tế Việt Nam, rất nhiều tổ chức quốc tế đã cảnh báo tổng dư nợ trên GDP đã lên rất cao, cao nhất trong các nước có thu nhập trung bình thấp. “Với tốc độ GDP tăng khoảng 6-7% hàng năm mà chúng ta duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 12% sẽ gây áp lực rất lớn tới an toàn hệ thống tài chính”, ông Quang nhấn mạnh. Hiện năng lực tài chính của nhiều ngân hàng thương mại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế.

1 Likes

Một cổ phiếu vừa chào sàn chứng khoán lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch

Một cổ phiếu vừa chào sàn chứng khoán lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch

Các quy định để đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM có phần dễ dàng hơn nhiều so với niêm yết trên HoSE hay HNX. Do đó việc doanh nghiệp mang theo những khoản thua lỗ khi chào sàn không phải là hiếm.

Ngày 6/1/2023 tới đây, 3 triệu cổ phiếu CK8 của CTCP Cơ khí 120 sẽ giao dịch trên thị trường UPCoM, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 3.500 đồng/cp.

Đáng chú ý, trong thông báo mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ngày 6/1 cũng chính là ngày cổ phiếu CK8 bị đưa vào diện chứng khoán bị hạn chế giao dịch. Toàn bộ 3 triệu cổ phiếu CK8 chỉ được phép giao dịch vào phiên thứ 6 hành tuần trên sàn UPCoM.

Lý do đưa ra là bởi công ty bị âm vốn chủ sở hữu ghi nhận tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Ghi nhận tại thời điểm kết năm tài chính 2021, vốn chủ sở hữu của Cơ khí 120 ghi nhận âm 15,5 tỷ đồng. Con số này trong năm trước đó là âm gần 16 tỷ.

Được biết Cơ khí 120 được thành lập từ cổ phần hoá từ Nhà máy Cơ khí 120 được thành lập tháng 7/1947 trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam. Ngày 31/10/2007 công ty hoạt động theo hình thức CTCP với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng.

Sản phẩm kết cấu thép là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Cơ khí 120. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất kết cấu thép mạ kẽm nhúng nóng, Công ty còn phát triển trong lĩnh vực sửa chữa xe máy công trình, xây dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng.

Về chỉ số kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của CK8 đạt gần 5 tỷ đồng tăng 1,43% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp đạt gần 3,2 tỷ đồng giảm 1,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện, Cơ khí 120 có 4 cổ đông lớn là TCT Công nghiệp Ô tô Việt Nam – CTCP (45,53%); CTCP Chứng khoán Bảo Việt (10%); ông Lê Huy Hoàng (5,03%) và bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (5,05%).

Trên thực tế, các quy định để đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM có phần dễ dàng hơn nhiều so với niêm yết trên HoSE hay HNX. Do đó việc doanh nghiệp mang theo những khoản thua lỗ khi chào sàn không phải là hiếm.

Mới đây nhất, “kỳ lân công nghệ” VNG dự kiến sẽ đưa 35,8 triệu cổ phiếu mã VNZ lên giao dịch trên sàn Upcom từ ngày 5/1/2023. Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VNZ là 240.000 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, VNG có vốn hóa 8.592 tỉ đồng (tương đương chưa đến 350 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức định giá tỉ đô trước đây của VNG).

Đáng chú ý, trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2022, VNG lỗ sau thuế 764 tỷ đồng, lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 419,3 tỉ đồng. Nguyên nhân lỗ đến từ khoản đầu tư vào CTCP Zion (đơn vị sở hữu ví điện tử ZaloPay) và CTCP Tiki.

1 Likes

Những doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2022

Tính riêng trong năm 2022, có tổng cộng 751 doanh nghiệp chốt quyền chi trả cổ tức bằng tiền mặt trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM, trong đó có 463 doanh nghiệp chi trả với tỷ lệ trên 10%.

** Chốt ngày tính cổ tức theo ngày giao dịch không hưởng quyền trong năm.*

Top 20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2022

Top 20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2022

UPCoM thống trị “phân khúc” cổ tức trên 100%

Xét trên phạm vi cả 3 sàn, có 6 doanh nghiệp chốt quyền chi trả cổ tức trong năm 2022 với tỷ lệ trên 100% (tương đương cổ đông sở hữu 1 cp sẽ nhận được 10,000 đồng). Trong đó, 5 doanh nghiệp chi trả cao nhất thuộc về sàn UPCoM, gồm PTG, BLT, ICN, PAT, HLB. Doanh nghiệp còn lại là SLS, niêm yết trên HNX.

Doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức trong năm 2022 cao nhất là PTG (May Xuất khẩu Phan Thiết) với tỷ lệ 120% - tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 12,000 đồng, được chia làm 2 đợt chi trả. Điểm đáng chú ý của doanh nghiệp này là thị giá cổ phiếu quá thấp. Đầu năm 2022, giá cổ phiếu PTG chỉ là… 200 đồng/cp, nghĩa là nếu mua được mã này từ khi ấy, nhà đầu tư không những thu hồi vốn mà còn có lợi nhuận gấp 60 lần, tương ứng tỷ suất cổ tức 6000% - mức cao nhất thị trường hiện nay.

Nhiều doanh nghiệp trên UPCoM có tỷ lệ trả cổ tức lên tới hơn 100% trong năm 2022 (Ảnh minh họa)

BLT (CTCP Lương thực Bình Định) là doanh nghiệp trả cổ tức có tỷ lệ cao thứ 2 trong năm qua - 102.8%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 10,280 đồng. Trong đó, 2.8% là cổ tức đợt 2/2021 và 100% là tạm ứng cổ tức năm 2022. Xét trên giá đóng cửa phiên đầu tiên của năm 2022 là 19,530 đồng/cp, tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp này rơi vào khoảng 52%.

ICN (CTCP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO) và PAT (CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam) lần lượt có mức chi trả cổ tức 110% và 100% trong năm 2022. Trong đó, cổ đông ICN nếu như bỏ tiền mua cổ phiếu từ đầu năm 2022 (giá đóng cửa 59,545 đồng/cp) sẽ được hưởng tỷ suất cổ tức 17%. Còn PAT, doanh nghiệp “cháu” của Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) mới giao dịch trên UPCoM hồi giữa tháng 06/2022 với giá mở bán 120,000 đồng/cp, đóng cửa chạm 160,000 đồng/cp. Nếu như mua cổ phiếu PAT ở thời điểm này thì tới cuối năm, nhà đầu tư được hưởng cổ tức với tỷ suất 6.25%.

HLB (CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long) là doanh nghiệp cuối cùng trên UPCoM đã trả cổ tức tỷ lệ 100% trong năm 2022. Tuy nhiên, với thị giá rơi vào khoảng 177,000 đồng/cp tại phiên đầu năm 2022, tỷ suất cổ tức cổ đông được hưởng chỉ rơi vào khoảng 5.6%.

Nhìn chung, PTG và BLT là 2 mã có tỷ suất cổ tức hấp dẫn nhất, nhưng để mua được cổ phiếu này lại là chuyện gần như… không tưởng. Trên thị trường, PTG trắng hoàn toàn thanh khoản, từ đầu năm chỉ có vài phiên giao dịch vào cuối tháng 11 với khối lượng trung bình khoảng hơn 500 cp. Cổ đông lớn đa phần là gia đình của Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Nghi và Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Quốc Bình, với tổng tỷ lệ nắm giữ hơn 57.16% (tương đương gần 2.9 triệu cp, theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022).

Tương tự, BLT có khối lượng giao dịch rất thấp, thường chỉ loanh quanh vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu cùng nhiều phiên trắng thanh khoản.

HOSE: Cao nhất 98%

Trong top 20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2022, sàn HOSE góp mặt 8 doanh nghiệp. Trong đó cao nhất là NCT (Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài) với tỷ lệ 98% - tương ứng 1 cp nhận được 9,800 đồng, gồm 2 đợt là trả cổ tức đợt 2/2021 và đợt 1/2022. Với giá đóng cửa phiên đầu năm là 74,885 đồng/cp, nhà đầu tư nếu mua cổ phiếu NCT ở thời điểm này sẽ được hưởng cổ tức với tỷ suất 13%.

Ảnh minh họa

Theo thống kê, NCT có truyền thống chi trả cổ tức khá “hậu”, những năm gần đây đều duy trì mức cổ tức từ 75-95%. Thậm chí, có năm, tỷ lệ cổ tức của Doanh nghiệp lên đến 100%.

ST8 (CTCP Siêu Thanh) cũng có mức chi trả cổ tức cao với tỷ lệ 85% - tương đương 1 cp nhận được 8,500 đồng. Tỷ suất cổ tức so với giá đóng cửa tại phiên 04/01/2022 (9,705 đồng/cp) ở mức cao, lên tới 87%.

Bên cạnh DRL trả cổ tức tỷ lệ 67.73% (1 cp nhận được 6,773 đồng), những doanh nghiệp còn lại của HOSE lọt top 20 chỉ có tỷ lệ chi trả 60%, gồm DVP, CAV, PDN, SAB. Thấp nhất trong top 20 là BMP, với tỷ lệ 57%.

3 doanh nghiệp từ HNX trả cổ tức trên 60%

Trong top 20, chỉ có 3 doanh nghiệp thuộc sàn HNX. Cao nhất là SLS (Mía Đường Sơn La) với tỷ lệ 100% - cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 10,000 đồng, tương ứng tỷ suất cổ tức so với giá đóng cửa đầu năm (146,902 đồng/cp) là 6.8%.

Ảnh minh họa

Theo thống kê, kể từ khi niêm yết trên sàn HNX vào năm 2012, SLS luôn chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt cho cổ đông. Những năm gần đây, tỷ lệ chi trả thường trên 50%. Năm 2021, Công ty đã chia cổ tức tỷ lệ 80% bằng tiền mặt; năm 2020 tỷ lệ 70%, năm 2019 tỷ lệ 50%… Tuy nhiên trên thị trường, cổ phiếu SLS cũng có thanh khoản thấp, khối lượng giao dịch chỉ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên.

2 “gương mặt” còn lại là DP3 (Dược phẩm Trung ương 3) và VCS (Vicostone) đều trả cổ tức với tỷ lệ 60% trong năm 2022 - tương ứng 1 cp nhận được 6,000 đồng. Tỷ suất cổ tức trên giá kết phiên đầu năm lần lượt là 5.4% và 5.6%.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 4/1

=> DOANH NGHIỆP

  1. HVN: Vietnam Airlines có thể lỗ khoảng 9.200 tỷ đồng năm 2022

  2. Cổ phiếu HHV bốc đầu tăng sau khi Hạ tầng Đèo Cả trúng gói thầu “béo”

  3. “Soi” cơ cấu cổ đông của Kỳ lân công nghệ VNG: Bất ngờ với cổ đông lớn ở Cayman, “bật mí” lý do cổ phiếu quỹ được ưu ái bán rẻ

  4. Sau nhiều năm miệt mài “bơm” vốn cho một công ty con, Đất Xanh Group (DXG) bất ngờ muốn vay lại hơn nghìn tỷ

  5. Dabaco (DBC) dự phóng lãi năm 2023 “đi lùi” 38%

  6. Cổ phiếu CK8: Ngày lên sàn cũng là ngày vào diện hạn chế giao dịch

_

  1. HAG: Bầu Đức - ‘Tin đồn Hoàng Anh Gia Lai không có khả năng trả nợ là không đúng’

😎 PDR: Miễn nhiệm một Phó Tổng Giám đốc sau 4 tháng

  1. QNS: Bí quyết giúp vùng mía Đông Gia Lai năng suất đạt tới 120 tấn/ha, gấp đôi năng xuất

  2. Năm 2023, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu đi ngang, lợi nhuận giảm gần 15%

  3. Angimex (AGM) muốn thanh lý tài sản, vay thêm tiền để xử lý hai lô trái phiếu

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. 2 cổ đông ngoại từ Singapore cả năm vẫn chưa mua xong 20,9 triệu cổ phiếu VNM (Vinamilk)

  2. Gelex Electric (GEE) muốn nâng sở hữu tại Cadivi (CAV) và Thibidi (THI) lên mức 100%

_

  1. Chứng khoán Rồng Việt hút thành công hơn 140 tỷ đồng từ trái phiếu

  2. HAR: Một doanh nghiệp bất động sản muốn mua lại 3 lô trái phiếu trước hạn

_

=> CỔ TỨC

  1. Vinaruco (VRG) chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức tỷ lệ 16%

  2. Lãi ròng tăng 5 lần sau 6 năm, IJC bất ngờ chốt chia cổ tức 2021 bằng cổ phiếu

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường mua bán cân bằng, VN-Index tăng hơn 2 điểm, nhóm chứng khoán và dầu khí là tâm điểm của thị trường.

  • Bước sang phiên chiều, áp lực chốt lời diễn ra mạnh hơn và lan ra nhiều mã khác, đặc biệt là nhóm ngân hàng, chứng khoán…khiến VN-Index rung lắc vài nhịp quanh tham chiếu và đóng cửa nhích nhẹ nhờ PLX vọt lên giá trần, và sự đảo chiều ngoạn mục của MSN, cũng như sự vững vàng của một số ít mã ngân hàng.

  • Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,45 điểm (+0,23%) lên 1.046 điểm

  • Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 400 tỷ đồng, tập trung “gom” VPB

  • Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 4/1: Dời tâm điểm chú ý sang BCM và HPG

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. HoSE công bố 65 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý 1/2023

  2. Thứ trưởng Tài chính: Sớm đưa hệ thống KRX vào hoạt động

  3. Hơn 23.886 tỷ đồng qua quỹ ETF đổ vào TTCK Việt Nam năm 2022, gấp 9,3 lần năm 2021

  4. Tổ chức trong nước mua ròng mua ròng khớp lệnh gần 1.500 tỷ đồng tháng 12, tập trung gom VPB, MBB song xả mạnh nhất TPB

  5. Trong báo cáo chiến lược năm 2023, phần lớn các CTCK đều kỳ vọng vào tiềm năng của ngành dầu khí Việt Nam, kể cả ở lĩnh vực thượng tầng lẫn sản xuất và phân phối. Trong khi giá dầu WTI ngày thứ ba giảm hơn 3% và xuống mức 77 USD/thùng, cùng hoạt động chốt lời ở lĩnh vực dầu khí ở Mỹ thì thực ra, vốn hoá của các cổ phiếu dầu khí ở Việt Nam vẫn quanh mức 60 USD/thùng. Phần lớn các công ty chứng khoán đều kỳ vọng giá dầu ở mức quanh 80-90 USD/thùng trong năm 2023, nên nhóm dầu khí thượng tầng sẽ hưởng lợi.

  6. Điểm nhấn đặc biệt nào sẽ chiếu sáng lĩnh vực sắt thép trong năm 2023?

  7. Từng đồng thuận “hô” thị trường lên 1.700-1.900 điểm trong năm 2022, các CTCK dự báo như thế nào về VN-Index 2023?

  8. Thường trực Ban Bí thư: Tập trung xử lý dứt điểm các vụ án Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát

  9. Dự báo toàn cảnh ngành điện năm 2023: Thuỷ điện “hụt hơi”, nhiệt điện “trỗi dậy”

_

  1. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 tăng 15% so với năm 2021

  2. Khoảng 170.000 tỷ đồng được các ngân hàng bơm ra nền kinh tế trong 10 ngày cuối năm 2022

  3. Tăng trưởng tín dụng ước đạt 14,5% trong năm 2022

_

=> VIỆT NAM

  1. Heo hơi xuống mốc 50.000 đồng/kg

  2. VASEP nhận định việc Trung Quốc nới lỏng chính sách kiểm soát COVID sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và thủy sản và đây sẽ là thị trường kỳ vọng nhất của doanh nghiệp cá tra trong năm 2023.

  3. VDSC: Trung Quốc mở cửa: Ngành hưởng lợi nhiều nhất là du lịch, hàng hóa hưởng lợi rõ rệt nhất là dầu thô

  4. Mỹ, Trung Quốc ‘soán ngôi’ nhập khẩu thủy sản Việt Nam

  5. Giải ngân vốn đầu tư công 2022 tại 17 bộ và 7 địa phương chưa được 50%

  6. TP Hạ Long: Đẩy mạnh triển khai dự án đầu tư công

  7. Việt Nam lần đầu tiên trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

  8. Việt Nam có cơ hội trở thành “cứ điểm” chip toàn cầu. Samsung đang thử nghiệm sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn và dự định sản xuất hàng loạt tại nhà máy đặt ở Thái Nguyên.

  9. Dừng xét nghiệm COVID-19 với người, hàng hóa tại các cửa khẩu ở Móng Cái qua Trung Quốc

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến tích cực với đa phần thị trường tăng, Hang Seng tăng tới 3,22%

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch khởi sắc, các chỉ số đa phần tăng trên 1%, dữ liệu dịch vụ PMI được quan tâm

  3. Chứng khoán toàn cầu đã phục hồi phần lớn trong phiên giao dịch ngày 3/1 nhờ tâm lý lạc quan ngày đầu Năm mới 2023, song vẫn bị “phủ bóng đen” bởi những lo lắng về lãi suất tăng, suy thoái kinh tế và cuộc xung đột ở Ukraine.

  4. Việc Trung Quốc phát hiện các chủng đột biến mới đang gây lo ngại về làn sóng dịch COVID-19 mới tại châu Á trong thời gian tới.

  5. ECB tăng lãi suất làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nợ của Italy

  6. Israel nâng lãi suất cơ bản lên mức cao nhất từ năm 2008

  7. Evergrande cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong năm 2023

  8. Châu Á “sục sôi” vì khách du lịch TQ quay lại: Cháy vé máy bay sang nhiều nước; Singapore cấp tốc tuyển hàng loạt HDV tiếng Trung

  9. Trung Quốc dọa trả đũa những quốc gia yêu cầu xét nghiệm COVID, nhiều nước quyết không nhượng bộ

  10. Apple hết ‘miễn nhiễm’ với khủng hoảng: Vốn hoá tuột mốc 2 nghìn tỷ USD trong phiên giao dịch đầu năm, lợi nhuận dự sẽ giảm sau 14 quý tăng trưởng liên tục. Sau cú sảy chân của Apple, thế giới không còn công ty nào có vốn hóa 2.000 tỷ USD.

  11. ‘Bão’ chưa tan với ngành bất động sản Trung Quốc: Chật vật ‘sống sót’, công ty sa thải 90% nhân sự, tắt điều hoà ở văn phòng, in mọi tài liệu trên 2 mặt giấy

  12. Hàn Quốc đẩy nhanh chi ngân sách để duy trì động lực cho nền kinh tế

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Mỹ cảnh báo các ngân hàng tiếp xúc lĩnh vực crypto

  2. Người sáng lập dự án NFT Goobers dùng tiền của khách hàng để chơi cờ bạc

  3. Dự án memecoin Bonk airdrop 50% tổng cung cho người dùng Solana – Giá SOL hồi mạnh

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng ở trên 16.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khá mạnh lên trên 16.800 USD/BTC và dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/1 trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Theo đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 2/2023 giảm 3,33 USD (4,15%) xuống 76,93 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu Brent giao tháng 3/2023 cũng giảm 3,81 USD (4,43%) xuống 82,1 USD/thùng trên sàn giao dịch ICE London. Các thương nhân lo lắng về triển vọng nhu cầu ảm đạm khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại.

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tiếp đà giảm 1,62 USD (-2,11%), xuống 75,31 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,76 USD (-2,31%), xuống 80,20 USD/thùng.

_

  1. Giá vàng thế giới cao nhất 6 tháng, được dự báo sẽ lập kỷ lục mới trong năm 2023

  2. Trung Quốc mở cửa, Nhân dân tệ tăng giá

  3. Đồng yen chạm mức cao nhất trong bảy tháng nhờ kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,2 USD lên 1.839,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vọt lên 1.860 USD, nhưng cũng đã lùi nhẹ và về dưới ngay sát mốc này vào cuối ngày.

_

  1. Năm 2023, Trung Quốc có thể sẽ giảm công suất thép trong nước và để mắt đến các dự án ở ASEAN

  2. Giá khí đốt kỳ hạn của Mỹ trong phiên 3/1 giảm khoảng 11% xuống mức thấp nhất trong 10 tháng do xu hướng biến động tiếp tục kéo dài sang năm 2023 khi dự báo thời tiết ấm hơn bình thường và nhu cầu sưởi ấm trong tháng 1 thấp hơn so với dự kiến trước đó.

  3. Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia đã tăng lên mức đóng cửa cao nhất trong gần 5 tuần trong phiên giao dịch đầu tiên của năm, được củng cố bởi sản xuất của Malaysia chậm lại và nguồn cung của Indonesia thắt chặt hơn.

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 23,670 đồng

Bảng Anh 28,634 đồng

EUR 25,559 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Hậu lùi hạn thanh toán trái phiếu, HAGL khẳng định tổng nợ chỉ chiếm 40% tài sản

được đăng tải trên các kênh thông tin đại chúng về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu của HAGL trong những ngày vừa qua, phía doanh nghiệp khẳng định: Tính đến thời điểm hiện nay, các trái phiếu HAGL vẫn đủ tài sản đảm bảo. Công ty đã có thỏa thuận với trái chủ về lộ trình trả nợ trái phiếu.

Về kế hoạch thanh toán, trong năm 2023, HAGL sẽ sử dụng tiền từ nguồn thu hồi nợ của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã: HNG) và thanh lý một số tài sản không sinh lợi để đảm bảo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận với trái chủ. Từ năm 2024, HAGL sẽ sử dụng dòng tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện đúng kế hoạch trả nợ và dự kiến trái phiếu sẽ được tất toán vào ngày 30/12/2026.

Trước đó, ngày 30/12/2022, HAGL đã có thông báo lùi thời gian thanh toán nợ cho ngân hàng sang quý II/2023. Trong khi đó, cuối năm 2022 là ngày thanh toán 140,3 tỷ đồng lãi vay và 881 tỷ đồng gốc vay cho ngân hàng (thông qua hình thức trái phiếu phát hành năm 2016). Nguyên nhân HAG cho biết do chậm nguồn tiền thanh toán từ phía HAGL Agrico (HNG).

Theo đó, đây thực chất là trách nhiệm nợ của HNG, với tài sản cầm cố là diện tích đất HAG đã chuyển giao cho HNG (đại diện đang là ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco). Trong khi theo quy định của Ủy ban Chứng khoán, HAGL là đơn vị phải công bố thông tin. Điều này đã được bầu Đức chia sẻ tại các kỳ đại hội.

Theo Bầu Đức, trong thoả thuận giai đoạn 2021-2023, HNG dự kiến trả khoảng 700 tỷ/năm cho HAG, và Công ty sẽ dùng tiền này để trả cho ngân hàng. Dự kiến HNG sẽ trả cho HAG 1.400 tỷ đồng trong năm 2022, tuy nhiên thực tế chỉ mới thu ròng đợt đầu tiên hơn 600 tỷ, do đó HAG chậm trả ngân hàng theo như dự tính, thoả thuận trước đó.
Tổng nợ chỉ chiếm 40% tổng tài sản, chắc chắn vượt mục tiêu lợi nhuận 2022

Với những kết quả kinh doanh thuận lợi năm 2022, trong thông báo ngày 4/1, HAGL khẳng định chắc chắn đã vượt được kế hoạch lợi nhuận đề ra trong năm, số liệu cụ thể sẽ được Công ty công bố chính thức tại Báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV/2022 trong tháng 1/2023.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khẳng định tính đến hiện nay, tổng nợ trái phiếu và nợ vay ngân hàng chỉ chiếm 40% so với tổng tài sản của HAGL.

Ghi nhận trên BCTC hợp nhất quý III/2022, dư nợ của HNG tại HAG đã giảm từ mức 2.100 tỷ đồng (tại thời điểm 30/6/2022) xuống còn hơn 1.500 tỷ đồng (tại thời điểm 30/9/2022).

Với những nỗ lực của doanh nghiệp, nhất là khi cho ra mắt thị trường sản phẩm “heo ăn chuối”, HAGL đã ghi nhận những kết quả kinh doanh ấn tượng, do đó tổng nợ của đã giảm mạnh, từ cao điểm hơn 35.000 tỷ đồng (năm 2016) xuống mức 14.000 tỷ đồng (tính đến hết quý II/2022). Nợ ngân hàng tương ứng giảm từ mức 28.000 tỷ xuống còn 8.000 tỷ đồng (tính đến hết quý III/2022).

1 Likes

Ủa tự nhiên sao lại post mấy cái này vào pic @@

1 Likes

Năm 2023, Gemadept được dự báo lãi đậm nhờ thương vụ thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ

Cảng Nam Hải Đình Vũ là dự án quan trọng của Gemadept suốt nhiều năm qua. Cảng này có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, là cảng container lớn nhất của Gemadept tại Hải Phòng, được hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2014.

Hậu thương vụ thoái vốn của Gemadept, cảng Nam Đình Vũ có thể hưởng lợi thêm khi nhận khối lượng hàng chuyển từ cảng Nam Hải Đình Vũ sang.

Mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Gemadept (HOSE: GMD) đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty CP Cảng Nam Hải Đình Vũ (chủ đầu tư dự án cùng tên). Tính tới 30/9/2022, Gemadept đang sở hữu 84,66% vốn tại Công ty CP Cảng Nam Hải Đình Vũ, tương đương 338,64 tỷ đồng.

Cảng Nam Hải Đình Vũ là dự án quan trọng của Gemadept suốt nhiều năm qua. Cảng này có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, là cảng container lớn nhất của Gemadept tại Hải Phòng, được hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2014. Công suất thiết kế của cảng Nam Hải Đình Vũ là 550.000 TEU/năm; diện tích bãi CY là 200.000m2 và khả năng tiếp nhận tàu lên tới 48.000 DWT.

Năm 2021, cảng Nam Hải Đình Vũ đã khai thác 100% công suất với doanh thu đạt 647 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 212 tỷ đồng. Cảng Nam Hải Đình Vũ chiếm 50% tổng sản lượng xếp dỡ của tất cả các cảng Gemadept tại Hải Phòng và cũng chiếm 10% thị phần của khu vực cụm cảng Hải Phòng.

Đáng chú ý, Gemadept vừa lên kế hoạch rót thêm hàng trăm tỷ đồng vào cảng Nam Hải Đình Vũ nhằm thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 2, thông qua hoạt động chào bán hơn 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cp. Thời gian dự kiến triển khai trong năm 2023 và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

SSI Research (CTCK SSI) nhận định, mặc dù giá trị giao dịch bán sạch vốn của Gemadept khỏi cảng Nam Hải Đình Vũ chưa được tiết lộ, nhưng có thể sẽ mang lại khoản lợi nhuận đột biến cho doanh nghiệp trong năm 2023, qua đó tạo động lực hỗ trợ giá cổ phiếu GMD trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, lưu ý rằng việc không còn hợp nhất Công ty CP Cảng Nam Hải Đình Vũ nhiều khả năng sẽ làm giảm doanh thu của Gemadept khoảng 600 tỷ đồng, và làm giảm khoảng 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2023. Trên bảng cân đối kế toán, tài sản cố định lúc này cũng có thể mất gần 800 tỷ đồng giá trị.

Nhóm phân tích của SSI cho biết thêm, việc thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ có thể ảnh hưởng đến 50% sản lượng bốc xếp tại Hải Phòng của Gemadept. Vậy nhưng, hàng hóa có thể sẽ luân chuyển giữa các cảng, tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các nhà khai thác cảng tại Hải Phòng, nơi đã tồn tại tình trạng dư thừa nguồn cung trong nhiều năm qua.

Trong khi đó, Gemadept là nhà khai thác cảng tư nhân lớn nhất Việt Nam, được đánh giá cao sau khi thành lập cảng nước sâu Gemalink. Từ đó, SSI Research tin rằng Gemadept có thể duy trì cơ sở khách hàng và sản lượng hàng lớn khi chuyển sang cảng Nam Đình Vũ.

Giai đoạn 1 của cảng Nam Đình Vũ đang hoạt động với 80% công suất và giai đoạn 2 đang trong quá trình xây dựng, và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong quý I//2023. Mỗi giai đoạn của cảng được thiết kế để xử lý 500.000 TEU/năm, tương đương với cảng Nam Hải Đình Vũ.


Vị trí các cảng Nam Hải Đình Vũ và Nam Đình Vũ.

Hậu thương vụ thoái vốn của Gemadept, cảng Nam Đình Vũ có thể hưởng lợi thêm khi nhận khối lượng hàng chuyển từ cảng Nam Hải Đình Vũ sang. Bên cạnh đó, số tiền thu được từ việc thoái vốn cũng có thể được dùng để đầu tư vào giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của cảng Nam Đình Vũ và giai đoạn 2 của cảng Gemalink, đồng thời sẽ giúp giảm gánh nặng nợ vay cho Gemadept.

Nhìn chung, SSI Research kỳ vọng cảng Nam Đình Vũ sẽ trở thành cảng lớn nhất ở khu vực hạ lưu cụm cảng Hải Phòng, với tổng công suất xếp dỡ là 1,5 triệu TEU khi hoàn thành. Nhóm phân tích giả định Gemadept sẽ chuyển 300.000 TEU sản lượng trong tổng số 600.000 TEU từ cảng Nam Hải Đình Vũ sang cảng Nam Đình Vũ, do đó giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ có thể đạt hiệu suất hoạt động 60% trong năm đầu tiên đi vào hoạt động.

Đối với giao dịch thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ, SSI Research đưa ra ba kịch bản và tác động của từng kịch bản đối với lợi nhuận năm 2023 và định giá của Gemadept. Theo đó, ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 có thể dao động trong khoảng 1.900 - 2.900 tỷ đồng.

Trong kịch bản cơ sở, SSI Research dự phóng giá trị giao dịch thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ là 2.000 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 2.400 tỷ đồng, tăng 85% so với thực hiện năm 2022.

Nguồn bài viết: Năm 2023, Gemadept được dự báo lãi đậm nhờ thương vụ thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ

1 Likes

Fed tuyên bố có thể sẽ nâng lãi suất mạnh tay hơn dự kiến nếu cổ phiếu, trái phiếu liên tục tăng giá

Fed tuyên bố có thể sẽ nâng lãi suất mạnh tay hơn dự kiến nếu cổ phiếu, trái phiếu liên tục tăng giá

Trong biên bản cuộc họp tháng 11, giới chức Fed đã đưa ra những lời cảnh báo thẳng thắn khác với giới đầu tư, rằng họ không nên đánh giá thấp quyết tâm của NHTW trong việc giữ lãi suất ở mức cao để hạ nhiệt lạm phát.

Việc Fed nâng lãi suất mạnh tay và nhanh chóng vào năm ngoái đã khiến các nhà đầu tư hy vọng rằng lạm phát giảm tốc trong năm tới. Trong thời gian sắp diễn ra cuộc họp vào tháng 12, lợi suất trái phiếu dài hạn đã giảm, điều này phản ánh sự lạc quan đối với kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh chóng và rủi ro suy thoái kinh tế trong năm nay.

Tuy nhiên, nhiều quan chức Fed lo ngại rằng NHTW không thể chế ngự lạm phát trừ khi nền kinh tế giảm tốc do các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, ví dụ như tăng chi phí đi vay hoặc đẩy giá cổ phiếu xuống.

Với Fed, rủi ro lạm phát vẫn chưa biến mất

Bất cứ đợt tăng giá nào của thị trường, trong trường hợp Fed nới lỏng chính sách, cũng có nguy cơ cản trở nỗ lực của NHTW nhằm kiểm soát hoạt động tuyển dụng và tăng lương. Điều này còn có thể khiến Fed tiếp tục tăng lãi suất hoặc duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn, làm tăng rủi ro suy thoái kinh tế kéo dài và sâu sắc hơn.

Biên bản cuộc họp cho biết: “Việc nới lỏng các điều kiện tài chính khi chưa phải thời điểm hợp lý, đặc biệt là khi công chúng nhận thức chưa đúng về phản ứng của Fed với nền kinh tế, sẽ càng làm phức tạp hơn những nỗ lực để ổn định giá cả.”

Tim Duy, kinh tế trưởng Mỹ tại hãng nghiên cứ SGH Macro Advisors, cho biết: “Đây là một tuyên bố thẳng thắn. Ý Fed là NHTW cam kết đạt được một kết quả cụ thể, đó là tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và một thị trường lao động yếu hơn. Vấn đề chính đối với các nhà đầu tư là liệu Fed có thực sự gắn bó với kế hoạch đó lâu dài hay không, nếu lạm phát đang dần hạ nhiệt.”

Bất chấp một số dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh vào mùa hè năm ngoái, các quan chức Fed đã chỉ ra rằng họ tiếp tục nâng lãi suất trong trường hợp áp lực giá vẫn dai dẳng trong năm nay.

Nhiều dấu hiệu cho thấy giá hàng hoá đã giảm dần, trong khi những nút thắt cổ chai của chuỗi cung ứng được gỡ bỏ và giá thuê nhà và chi phí nhà ở khác đang tăng chậm lại. Tuy nhiên, Fed vẫn lo ngại rằng thị trường lao động hiện vẫn quá “nóng”, điều này có thể khiến tăng trưởng tiền lương tiếp tục leo thang và khiến lạm phát vẫn ở mức cao hơn mục tiêu là 2%.

Theo biên bản cuộc họp, dù lạm phát đã được kiểm soát trong tháng 10 và tháng 11, Fed tháng trước đã “nhấn mạnh cần có thêm bằng chứng về sự cải thiện, để chắc chắn rằng tốc độ giảm của lạm phát là bền vững.” Các quan chức cho biết họ thấy nguy cơ lạm phát vẫn cao hơn mức mà nhiều người dự báo, khi đây vẫn là một yếu tố quan trọng với triển vọng của chính sách.

Năm ngoái, Fed đã mạnh tay tăng lãi suất. NHTW Mỹ thực hiện 4 lần nâng liên tiếp với 0,75% và sau đó là 0,5% vào tháng trước, đưa phạm vi lãi suất lên khoảng 4,25% - 4,5% - mức cao nhất trong 15 năm.

Những dự đoán về cuộc họp tháng 1

Trong khi thị trường kỳ vọng rằng Fed sẽ đưa phạm vi lãi suất lên khoảng 5% vào mùa xuân, thì các quan chức dự đoán lãi suất sẽ cao hơn 1 chút so với các dự báo được công bố vào tháng trước. Khoảng 17/19 quan chức đồng tình với kế hoạch tăng lãi suất lên mức trên 5% vào năm 2023 và duy trì mức này đến một thời điểm nào đó vào năm 2024. Biên bản cho biết, không có thành viên nào của FOMC dự kiến hạ lãi suất vào năm tới.

Chủ tịch Fed Minneapolis - Neel Kashkari, mới đây cho biết ông dự đoán Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất sau khi đạt mức cao nhất là 5,4%. Ông nói: “Dù điểm cuối ở đâu thì chúng tôi vẫn chưa biết liệu mức đó có đủ cao để đưa lạm phát trở lại 2% trong một khoảng thời gian hợp lý hay không. Theo tôi, bất kỳ dấu hiệu nào thấy lạm phát chưa hạ nhiệt đủ nhanh thì Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên cao.”

Trong khi động thái tăng lãi suất vào tháng 12 nằm trong dự đoán của nhiều người, một số nhà phân tích vẫn tỏ ra bối rối trước cách Fed tăng dự báo lạm phát trong năm tới, dù có dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh.

Tháng trước, giới chức Fed dự đoán lạm phát lõi hàng năm sẽ giảm từ 4,8% trong quý IV/2022 xuống 3,5% trong cùng kỳ năm nay, dựa theo số liệu CPE của Bộ Thương mại. Con số này tăng so với dự đoán của họ hồi tháng 9 về mức giảm từ 4,5% xuống 3,1%.

Fed chú ý đến giá hàng hoá cơ bản, coi đây là yếu tố dự đoán lạm phát trong tương lai hiệu quả hơn so với lạm phát cơ bản. Trong 3 tháng kết thúc vào tháng 11, CPI lõi tăng với tốc độ hàng năm là 3,6%, thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Một số quan chức đang chuyển trọng tâm từ CPI sang thị trường lao động, trong bối cảnh lo ngại rằng lạm phát cao có thể kéo dài càng khiến tăng trưởng tiền lương leo thang. Cho đến nay, tăng trưởng tiền lương ở Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, đặc biệt là khi các công ty trả lương cao hơn để thu hút nhân tài mới.

Theo báo cáo của Bộ Lao động công bố vào thứ Tư tuần trước, số vị trí việc làm đang tuyển dụng gần như ổn định ở mức cao kỷ lục trong tháng 11, cho thấy thị trường lao động vẫn quá “nóng” và kéo dài đến năm 2023. Các số liệu cũng cho thấy tỷ lệ sa thải vẫn ở mức thấp và tỷ lệ người lao động bỏ việc trong tháng 11 nhiều hơn so với 1 tháng trước đó - dấu hiệu cho thấy người Mỹ vẫn tin tưởng vào triển vọng việc làm của họ.

Biên bản cuộc họp không công bố chi tiết cuộc tranh luận về việc nên tăng lãi suất thêm 0,5% hay thấp hơn 0,25% tại cuộc họp tiếp theo của các nhà hoạch định chính sách, từ ngày 31/1 đến 1/2.

Theo số liệu thị trường hợp đồng tương lai do CME Group tổng hợp, các nhà đầu tư dự đoán khoảng 70% khả năng Fed tăng lãi suất 0,25% vào cuộc họp tới và 30% khả năng tăng 0,5%.

Còn nhà kinh tế Tim Duy nhận định, nếu Fed thực sự cam kết như đúng những gì đã nói, cùng các dự báo về kinh tế và lãi suất gần đây, thì không có lý do gì để không thực hiện mức tăng 50 điểm cơ bản ở cuộc họp tiếp theo.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 5/1

=> DOANH NGHIỆP

  1. HPG: Sau mác thép làm tanh lốp ô tô, Hòa Phát tiếp tục sản xuất thành công thép thanh vằn đóng cuộn đáp ứng tiêu chuẩn Anh

  2. GMD: Năm 2023, Gemadept được dự báo lãi đậm nhờ thương vụ thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ

  3. 1 năm sau tuyên bố “trồng chuối – nuôi heo”, bầu Đức vượt kế hoạch 1.120 tỷ đồng lợi nhuận trong 2022, tăng gấp 10 lần so với năm 2021. Mức lãi này của HAGL chính thức quay lại mốc hoàng kim từ năm 2011 về trước (trừ năm 2014 lãi đột biến từ hoạt động tài chính).

  4. HBC: Nội chiến Hòa Bình Corp - Đến lượt ông Nguyễn Công Phú biên “tâm thư”, nhấn mạnh do năng lực quản lý của ông Hải kém nên giờ DN rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có

  5. AGM: Angimex dừng 4 kế hoạch tăng vốn khủng, muốn thanh lý tài sản để cân đối dòng tiền

  6. VNZ: “Đắt hàng” nhưng không có người bán, cổ phiếu “kỳ lân công nghệ” bỏ lỡ cơ hội lập nhiều kỷ lục ngày chào sàn

_

  1. KSV: Cổ phiếu KSV của Khoáng sản KTV sắp “tạm biệt” sàn UPCOM

😎 MB thành lập ngân hàng 100% vốn tại Campuchia

  1. HAG: tổng nợ trái phiếu và nợ vay ngân hàng hiện chỉ chiếm 40% so với tổng tài sản Công ty.

  2. HAG: Từ 2024, Hoàng Anh Gia Lai sẽ dùng tiền từ kinh doanh để trả nợ trái phiếu

  3. IPA: Tập đoàn IPA cơ cấu lại sở hữu hàng loạt công ty con

  4. POW: Tập trung đại tu Tổ máy số 1 - Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1

  5. HSG: Nhu cầu suy yếu, lợi nhuận Hoa Sen “bốc hơi” tới 94%

  6. TAR: Bị phạt và truy thu gần 4 tỷ đồng do khai sai thuế

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KBC: Thị giá tăng khoảng 90% gần hai tháng, Kinh Bắc sắp mua lại 50 triệu cổ phiếu với giá không quá 34.000 đồng/cp

  2. Một cá nhân bất ngờ “cắt lỗ” gần 31 triệu cổ phiếu Gỗ Trường Thành (TTF) với giá chưa bằng một nửa tiền gốc

  3. GEG: Quỹ ngoại từ Đức vừa gom 64,2 triệu cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai

  4. Chủ tịch Chứng khoán APG Nguyễn Hồ Hưng muốn bán 10% công ty (14 triệu cổ phiếu) khi thị giá tăng gấp 2,5 lần từ đáy

  5. CPA: Nutifood bán thành công hơn 18 triệu cổ phiếu Cà phê Phước An

  6. PVS: Dragon Capital mua thêm 750.000 cổ phiếu

  7. Dragon Capital mua thêm hơn 4 triệu cổ phiếu STB

  8. Dragon Capital gom gần 27 triệu cp DXG tháng cuối năm 2022, tỷ lệ sở hữu vượt 20%

_

=> CỔ TỨC

  1. VOC: ĐHĐCĐ bất thường Vocarimex: Sẽ chia cổ tức đặc biệt 10.000 đồng/cp nếu thoái vốn Calofic thành công

  2. Tháng 1 - 2/2023, thêm một số doanh nghiệp sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt năm 2021 - 2022.

  3. Cổ đông ngân hàng sắp hết thời “nhịn” cổ tức tiền mặt

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Tiền ngoại mua mạnh, VN-Index lấy lại độ cao, cổ phiếu điện tỏa sáng

  • Cổ phiếu ngân hàng giao dịch ảm đạm, VBB tăng 34% sau 3 phiên

  • Thị trường chứng khoán tiếp đà hồi phục phiên thứ 3 liên tiếp. Tâm lý giao dịch đầy hưng phấn của nhà đầu tư vẫn được duy trì trong những phiên đầu năm. VN-Index kết phiên tăng hơn 9 điểm, song sự phân hóa dần trở nên rõ nét hơn ở hầu hết các nhóm ngành. Về độ rộng, toàn thị trường ghi nhận 439 mã tăng điểm so với hơn 360 mã giảm giá.

  • Thanh khoản trên HoSE buổi chiều tăng vọt 58% so với buổi sáng, trong đó tỷ trọng giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài chiếm gần 17%. Kết phiên, tổng giá trị khớp lệnh tăng 12% so với phiên trước đạt 8.149 tỷ đồng.

  • Phiên 5/1: Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 700 tỷ đồng, tâm điểm “gom” HPG

  • Phiên 5/1: Tự doanh CTCK mua ròng 124 tỷ đồng trên toàn thị trường, “xả” mạnh KDC

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Hậu ‘cuộc chiến quyền lực’ ngành ngân hàng

  2. Nội chiến ‘ghế nóng’, liệu Xây dựng Hoà Bình có đi vào vết xe đổ của Coteccons?

_

  1. Những yếu tố đóng góp số thu ngân sách năm 2022 vượt 27,8% dự toán

  2. Bộ Tài Chính: Năm 2023 huy động khoảng 157.000 tỷ đồng phục hồi kinh tế

_

=> VIỆT NAM

  1. 160 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đem về hơn 700 triệu USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra.

  2. Chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn và các chỉ đạo cụ thể, quyết liệt của Nhà nước

  3. Đầu tư công bứt phá từ đầu năm, lộ diện loạt doanh nghiệp hưởng lợi nhất

  4. Theo báo cáo của HSBC, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á công bố số liệu năm 2022 với những con số ấn tượng cho một năm đầy thách thức. Kinh tế Việt Nam trong quý 4 tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, hơi thấp so với mức kỳ vọng của HSBC là 6,2% nhưng cao hơn dự báo của thị trường là 4,6%. Kết quả này đưa tăng trưởng của cả năm 2022 lên 8,0%, gần như tương đương với dự báo của HSBC là 8,1%, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất của Việt Nam kể từ năm 1997.

  5. Vốn FDI đổ vào bất động sản năm 2022 tăng hơn 70%

  6. Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu thịt heo sau khi nới lỏng chính sách Zero COVID - Cục Xuất nhập khẩu nhận định

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á đồng loạt khởi sắc với đa phần các thị trường đều tăng

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch ảm đạm sau 2 phiên khởi sắc

  3. Thị trường chứng khoán Mỹ giằng co mạnh trước khi đóng cửa với sắc xanh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (4/1), khi nhà đầu tư đón nhận những dữ liệu kinh tế không đồng nhất và quan điểm cứng rắn trong biên bản cuộc họp mới đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

  4. Trung Quốc cân nhắc cứu các doanh nghiệp bất động sản “quá lớn để sụp đổ”

  5. Chia nhỏ giá trị bất động sản, mô hình được nhiều nước châu Á đẩy mạnh áp dụng

  6. Thủ tướng Nhật Bản: Tăng lương sẽ là “động lực” hồi sinh nền kinh tế

  7. Fed tuyên bố có thể sẽ nâng lãi suất mạnh tay hơn dự kiến nếu cổ phiếu, trái phiếu liên tục tăng giá

  8. Ứng phó lạm phát, quỹ phòng hộ toàn cầu tập trung vào hàng hóa và trái phiếu

  9. Dự trữ ngoại hối quốc tế giảm khá sâu trong quý III/2022

  10. Kinh tế Nga “sống sót qua năm 2022”: Nhiều ngành phá kỉ lục, lội ngược dòng ngoạn mục nhưng rủi ro đang “nguy hiểm hơn bao giờ hết”

  11. Goldman Sachs kỳ vọng hoạt động M&A toàn cầu sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023

  12. Quan chức châu Âu thừa nhận lệnh trừng phạt Nga hoàn toàn thất bại

  13. Trung Quốc bật đèn xanh cho kế hoạch huy động vốn của Ant Group

  14. Trung Quốc từ bỏ Zero COVID, hàng triệu nhân viên y tế đứng trước nguy cơ thất nghiệp

  15. Amazon lên kế hoạch sa thải hơn 18.000 nhân sự

  16. Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy mặc dù không có biến thể virus COVID-19 mới nào được tìm thấy ở đó, nhưng đang trong đợt bùng phát dịch gần đây, với dịch bệnh lây lan nhanh chóng và có một số ca tử vong.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Coinbase bị phạt 50 triệu đô la vì vi phạm luật chống rửa tiền. Cổ phiếu Coinbase tăng 12% sau khi đạt thỏa thuận với chính quyền New York

  2. Chính phủ Mỹ tịch thu cổ phiếu Robinhood trị giá hơn 400 triệu đô của sàn FTX

  3. Metaverse sẽ là mục tiêu tiếp theo trong tầm ngắm của cơ quan quản lý

  4. Nhà đầu tư Ấn Độ chuyển 3,8 tỷ USD tiền crypto ra sàn ngoại quốc vì chế độ thuế hà khắc

  5. Indonesia sẽ thiết lập sàn giao dịch tiền điện tử trong năm 2023

  6. LG muốn tích hợp metaverse vào Tivi. Việc này có thể sẽ đưa metaverse trực tiếp đến với phòng khách của người xem.

  7. Dòng tiền đổ vào thị trường của các quỹ crypto trong năm 2022 giảm 95% so với 2021

  8. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên 16.800 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ dao động giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Dầu ngọt nhẹ - “West Texas Middle” (WTI) kết phiên giao dịch ngày 4/1 tại New York đã giảm 4,9 USD, tương đương 5,3%, xuống còn 72,84 USD/thùng. Giá dầu WTI giao dịch tại Mỹ đã giảm ít nhất 10% chỉ trong vài ngày đầu năm 2023 dù trước đó có tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022.

  2. Cuộc khảo sát cho thấy, trong tháng trước, OPEC đã bơm 29 triệu thùng/ngày, tăng 120.000 thùng/ngày so với tháng 11/2022. Trong khi dự trữ dầu thô của Mỹ có khả năng tăng 1,2 triệu thùng trong tuần trước, song dự trữ sản phẩm chưng cất dự kiến sẽ giảm.

  3. Không chỉ dầu thô, khí đốt ở châu Âu cũng đang bị bán tháo

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,22 USD (+1,67%), lên 74,06 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,36 USD (+1,75%), lên 79,20 USD/thùng.

_

  1. Thị trường ngoại hối châu Á trầm lắng sau biên bản của Fed, đồng Yên tăng

  2. USD giảm, nhân dân tệ lên cao nhất gần 4 tháng, giá vàng neo đỉnh cao gần 7 tháng

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,2 USD lên 1.854,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và lùi về dưới mốc 1.850 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Thái Lan tiến gần vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhờ nhu cầu toàn cầu tăng

  2. Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng khoảng 5% vào thứ Tư từ mức thấp nhất trong 10 tháng trong phiên giao dịch trước đó do dự báo nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cao hơn dự kiến trong hai tuần tới.

  3. Pakistan chật vật tìm cách tiết kiệm năng lượng

  4. Trung Quốc cấp phép cho một số doanh nghiệp nhập khẩu than từ Australia

  5. Lúa mì, ngô thấp nhất 2 tuần

  6. Lĩnh vực xây dựng ở Ấn Độ đang bùng nổ dẫn tới nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao.

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,620 đồng

Bảng Anh 28,680 đồng

EUR 25,612 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Chủ tịch SSI ‘mách nước’ đầu tư chứng khoán hiệu quả năm 2023

## "Các nhà đầu tư năm nay nên thận trọng, cân nhắc khi mua, cần có chiến lược rõ ràng và không nên chờ mọi thứ tồi tệ đi qua hết, vì khi thị trường xấu do khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng niềm tin thì cũng là “cơ hội” để có thể đầu tư với mức giá thấp vào các công ty có nền tảng tài chính tốt, có chiến lược kinh doanh bền vững”, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI, khuyến nghị.

Nhân dịp đầu xuân năm mới, ông Nguyễn Duy Hưng đã có bài chia sẻ trên trang Facebook cá nhân “mách nước” chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả.

Theo Chủ tịch SSI, hầu hết các tổ chức tài chính đều đưa ra nhận định, sau một năm “đa khủng hoảng”, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách trong năm 2023.

"Trái ngược với đầu năm 2022 khi nhiều bên lạc quan với thị trường, khả năng suy thoái trong năm cũng được nhiều chuyên gia hàng đầu nhắc đến. Đây có lẽ lại là tín hiệu rất hay vì trên thực tế thống kê thị trường hầu như lúc nào cũng đi ngược với kì vọng của đám đông và khi nhiều người nói tình hình xấu đi lại là thời điểm để thị trường bắt đầu khởi sắc”, ông Nguyễn Duy Hưng nêu quan điểm.

Chủ tịch SSI dẫn chứng, lịch sử đã chứng minh, khi thị trường giảm hơn 30% từ đỉnh thì trong 6 tháng tiếp theo, xác suất để thị trường tăng hơn 25% là hơn 65%. Ngoài ra, có một thống kê đáng quan tâm nữa trong lịch sử thị trường chứng khoán thế giới là thị trường luôn tạo đáy trước khi suy thoái chấm dứt khoảng nửa năm.

Từ đó, ông Nguyễn Duy Hưng đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư năm nay nên “thận trọng, cân nhắc khi mua và cần có chiến lược rõ ràng trong việc nắm giữ dài hạn hay ngắn hạn”.

Đồng thời, Chủ tịch SSI cũng khuyến nghị các nhà đầu tư “không nên chờ mọi thứ tồi tệ đi qua hết vì khi thị trường xấu do khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng niềm tin thì cũng là “cơ hội” để có thể đầu tư với mức giá thấp vào các công ty có nền tảng tài chính tốt, có chiến lược kinh doanh bền vững vì lúc mà các đối thủ yếu đi hoặc biến mất, người sống sót chính là người thắng cuộc và sẽ vươn xa khi thị trường hồi phục tăng trưởng”.

Chiến lược cụ thể cho các nhà đầu tư trong những ngày đầu năm 2023 được ông Nguyễn Duy Hưng đưa ra là: “Bắt đầu mua các mã của các công ty đầu ngành có tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt ổn định sẽ là một phương án tốt để coi thị trường chứng khoán là nơi giữ tài sản chứ không phải là nơi mua bán mong kiếm lời nhiều rủi ro!”.

1 Likes

Bị “cắt margin”, cổ đông lớn bán gần 31 triệu cổ phiếu TTF với giá thấp hơn 59% so với trước

Sau giao dịch, ông Minh đã hạ tỷ lệ sở hữu tại TTF từ 40.534.237 cổ phiếu, chiếm 9,86% xuống còn 9.600.000 cổ phiếu, chiếm 2,33% vốn và ông Minh không còn là cổ đông lớn tại Gỗ Trường Thành.

Sơ đồ giá cổ phiếu TTF từ đầu năm 2021 đến nay trên HOSE.

Bùi Hồng Minh báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF-HOSE).

Theo đó, ông Bùi Hồng Minh, cổ đông lớn của đã bán gần 31 triệu cổ phiếu TTF trong phiên 4/1.

Sau giao dịch, ông Minh đã hạ tỷ lệ sở hữu tại TTF từ 40.534.237 cổ phiếu, chiếm 9,86% xuống còn 9.600.000 cổ phiếu, chiếm 2,33% vốn và ông Minh không còn là cổ đông lớn tại Gỗ Trường Thành.

Theo dữ liệu trên HOSE, trong phiên ngày 4/1, cổ phiếu TTF phát sinh giao dịch thỏa thuận với số lượng đúng bằng lượng bán ra của ông Minh, giá trị hơn 126 tỷ đồng, tương ứng giá bình quân 4.080 đồng/cổ phiếu - trong khi đó, chốt phiên 4/1, giá cổ phiếu này đạt 4.150 đồng/cổ phiếu.

Được biết, hồi cuối năm 2021, TTF đã phát hành 40.534.237 cổ phiếu ưu đãi cổ tức để hoán đổi nợ cho ông Bùi Hồng Minh với tỷ lệ hoán đổi là 10.000 đồng hoán đổi thành 1 cổ phiếu ưu đãi. Ngày kết thúc đợt phát hành là ngày 10/12/2021. Như vậy, ông Minh đã bán gần 31 triệu cổ phiếu TTF sau hơn 1 năm nắm giữ với giá thấp hơn 59% so với giá hoán đổi trước đó.

Mới đây, ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT công ty đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu TTF từ ngày 24/11 đến ngày 21/12/2022. Tuy nhiên, kết thúc giao dịch ông Tín chỉ mua được 5,26 triệu cổ phiếu TTF do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Được biết, HOSE giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu TTF theo Quyết định số 253/QĐ-SGDHCM ngày 19/04/2022 của HOSE. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2022 là -3.041,7 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2022, cổ phiếu chưa đáp ứng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Qua đó, công ty cũng có công văn giải trình và khắc phục tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh như. Cụ thể: năm 2022 công ty cây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của Nhóm Công ty lần lượt là 2.268 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2022 doanh thu hợp nhất lũy kế đến cuối quý này là 1.522.216.852.480 đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 8.925.514.513 đồng. TTF cho biết dù còn chịu ảnh hưởng dịch Covid -19, chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn do dịch bệnh hoành hành dẫn đến chi phí nguyên vật liệu gỗ và chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát tăng cao ở Mỹ và Châu Âu sẽ có tác động không tốt tới hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho răng, công ty sẽ đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2022 đã đề ra.

Bên cạnh đó, công ty tiếp tục đẩy mạnh hợp tác mạnh mẽ trong mảng xuất khẩu với các khách hàng lớn như Natuzzi, RII, West Elm, Pottery Barn, Crcale and Barrel, TJX, CNC Cabinetry, Cabinets To Go, … với nhiều ngành hàng để tăng trưởng doanh thu và cải thiện bicn lợi nhuận, từng bước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, công ty hợp tác với các nhà phát triển bất động sản lớn trong nước như Vingroup, Sungroup, Đất Xanh, Novaland, Hưng Thịnh để triển khai các sản phẩm nội thất tại các dự án đang triển khai. Tháng 7/2022 TTF đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) để trở thành nhà cung cấp nội thất chính - trên cơ sở cạnh tranh cho toàn bộ các công trình do Sunshine phát triển hay sở hữu. Với việc ký kết thỏa thuận chiến lược này sẽ giúp cho doanh thu ở mảng dự án tiếp tục tăng trong thời gian tới và dóng góp doanh số trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Đồng thời, công ty cho biết tiếp tục chuyển nhượng các công ty trồng rừng không phù hợp với định hướng phát triển công ty, tập trung thu hồi công nợ, thanh lý hàng tồn kho, tài sản không đem lại hiệu quả để thu hồi vốn sản xuất kinh doanh.

Đáng chú ý, ngày 26/4/2022 Đại hội đồng cổ đồng thường niên năm 2022 đã thông qua chủ trương chào bán chào bán 41.120.000 cổ phiếu riêng cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Ngày 07/7/2022 HĐQT đã ban hành Nghị quyết HĐQT số 08/2022/NQ - HĐQT để triển khai phương án chào bán ngày 07/7/2022 của Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai phương án chào bán 41.120.000 cổ phiếu riêng lẻ cho Công ty cổ Phần Marina 2, tổng giá trị dự kiến thu được từ đợt chào bán là 452.320.000.000 đồng. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán nhằm bổ sung vốn lưu dộng sản xuất kinh doanh của Công ty và mua cổ phần của các công ty cùng ngành. Hiện hồ sơ đăng ký chào bán đang được ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, thẩm định hồ sơ.

TTF cho biết, công ty đã gia hạn hiệu lực thỏa thuận Chỉ định Nhà cung cấp chiến lược về nội thất giữa TTF và Vingroup thêm 05 năm đến ngày 15 tháng 5 năm 2027. Theo đó, khoản tiền 1.032 tỷ đồng TTF đã nhận đặt cọc từ Vingroup theo Thỏa thuận Đặt cọc kèm theo cũng được gia hạn đến ngày trên. Vì vậy, tài sản ngắn hạn của Nhóm công ty không còn vượt nợ phải trả ngắn hạn, khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của công ty được đảm bảo…

Hiện, cổ phiếu TTF đang nằm trong danh sách 65 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin) trong quý 1/2023 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE).

Nguồn bài viết: Bị "cắt margin", cổ đông lớn bán gần 31 triệu cổ phiếu TTF với giá thấp hơn 59% so với trước - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Thuế GTGT 10% trở lại với hàng loạt sản phẩm

Ngay từ đầu năm mới, các cửa hàng, siêu thị đã chính thức áp dụng trở lại việc tính thuế giá trị gia tăng 10% cho nhiều sản phẩm, hàng hóa sau khi đã được giảm xuống 8% trong năm 2022.

Cà chua, bún tươi, nước giặt… lại chịu thuế GTGT 10%

Sau kỳ nghỉ lễ Tết dương lịch, chị Thanh Ngọc (Q.3, TP.HCM) đến siêu thị mua hàng hóa như thường lệ. Đến khi thanh toán, chị giật mình vì thấy số tiền phải trả cao hơn trước đó vài ngày. Tưởng hàng hóa bắt đầu tăng giá nhưng khi nhìn kỹ hóa đơn chị mới biết có những sản phẩm cao hơn trước do thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được tính là 10% thay vì trước đó chỉ 8%.

Chị Thanh Ngọc chia sẻ do hay đi siêu thị cũng với số hàng hóa quen thuộc nên nhớ số tiền phải trả. Vì vậy, số tiền chi ra chỉ hơn chưa đến chục ngàn đồng cũng làm chị chú ý ngay. Đó là chưa kể dịp cuối năm các siêu thị đang tung ra nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá nên việc thanh toán gia tăng khiến chị khá ngạc nhiên. Tương tự, với hóa đơn trong ngày đầu năm mới lên hơn 1 triệu đồng tại một siêu thị ở Q.7, TP.HCM, chị Loan cũng được biết một số hàng hóa có nhích giá hơn vì thuế GTGT đã quay lại mức 10%. Tuy nhiên, mức tăng này cũng không quá cao mà chỉ nhỉnh hơn chục ngàn đồng so với năm vừa qua. “Trong năm qua khi được giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% thì cũng thấy vui nhưng tính kỹ thì với nhiều hàng hóa thông thường mình hay mua phục vụ nhu cầu hằng ngày thì không quá nhiều. Ví dụ tính ra mức tăng hay giảm trên tổng hóa đơn mình mua chưa được 1%. Nhưng nếu mua hàng giá trị cao lên hàng chục triệu đồng thì số thuế được giảm khá lớn và sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng”, chị Loan chia sẻ thêm.

Đại diện Saigon Co.op cho biết theo quy định, kể từ ngày 1.1 vừa qua, có hơn 10.000 mặt hàng đang có mặt tại các siêu thị như Co.opmart, Co.opXtra… chính thức áp dụng mức thuế GTGT là 10%. Như vậy, tại các siêu thị này kể từ năm nay, người tiêu dùng mua các mặt hàng sẽ thấy hóa đơn chỉ còn thể hiện thuế GTGT là 5% (áp dụng cho hàng thực phẩm tươi sống) và 10% thay vì có 3 mức thuế là 5%, 8% và 10% như năm vừa qua. Có thể kể đến như cà chua, bún tươi, nước giặt, dầu ăn… là những sản phẩm đã được giảm thuế 2% trong năm qua xuống còn 8% thì nay quay về chịu mức thuế 10%.

Nhiều hiệp hội ngành nghề kiến nghị gia hạn chính sách giảm thuế GTGT 2%

Cuối năm 2022, nhiều hiệp hội ngành nghề đã có kiến nghị Chính phủ xem xét gia hạn chính sách giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2023 để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đánh giá của các hiệp hội, từ ngày 1.2.2022 đến nay, thuế GTGT được áp dụng giảm từ 10% xuống còn 8% đối với hầu hết nhóm hàng hóa dịch vụ đã tác động tích cực và hiệu quả đến nền kinh tế, góp phần trực tiếp và gián tiếp tạo nên những điểm sáng cho kinh tế VN trong năm 2022. Với mỗi người dân, trong 100 đồng tiêu dùng là ngay lập tức tiết kiệm được 2 đồng. Khi điều kiện kinh tế khó khăn hơn, thu nhập sụt giảm, thậm chí nhiều người mất việc làm, 2 đồng tiết kiệm này vô cùng đáng quý. Với nhiều người khác, cùng một số tiền này mua được nhiều sản phẩm hơn, nên tâm lý tiêu dùng ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn. Với mỗi doanh nghiệp, giảm thuế cũng là giảm cả giá đầu vào và đầu ra. Giá đầu vào giảm giúp doanh nghiệp trực tiếp tiết giảm được chi phí, có thêm vốn để tái đầu tư, tăng khả năng mở rộng sản xuất. Giá đầu ra giảm tuy doanh nghiệp không được lợi trực tiếp nhưng lại thu lợi gián tiếp nhờ cơ hội gia tăng doanh số, đẩy mạnh quy mô kinh doanh. Chính sách giảm thuế cũng góp phần ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Trong khi đó, ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho hay đối với trứng gà tươi bán ra thị trường thì do thuộc chương trình bình ổn giá của TP.HCM nên giá chốt đến tay người tiêu dùng hiện không thay đổi so với cuối năm 2022. Riêng mặt hàng trứng chế biến khi báo giá cho các cửa hàng, siêu thị hay những đơn hàng sỉ thì báo giá chưa thuế GTGT. Ví dụ một quả trứng chế biến là 4.000 đồng trong năm 2022 sau khi có thuế GTGT lên 4.320 đồng thì nay sẽ lên 4.400 đồng. Với những mặt hàng có giá trị thấp thì việc tăng thêm 2% thuế GTGT sẽ không lớn, không tác động nhiều đến người tiêu dùng nhưng các mặt hàng có giá trị cao thì đó sẽ là một khoản tiền lớn. Trong khi đó, đến nay đã là ngày rằm tháng chạp nhưng sức mua trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu tăng. “Những năm trước thường sức mua đã tăng dần từ mùng 10 tháng chạp, trong khi đến nay vẫn không có dấu hiệu gì thay đổi. Doanh nghiệp đang lo quá, mùa tết thường là cao điểm mua sắm mà thị trường vắng vẻ thì năm sau sẽ rất khó”, ông Trương Chí Thiện lo lắng cho biết.

image

NGỌC DƯƠNG

Chính sách giảm thuế sẽ kích thích kinh tế phát triển

Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, phân tích trong năm vừa qua, chính sách giảm thuế GTGT đã có tác dụng phần nào giảm giá hàng hóa đến tay người tiêu dùng, kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, trong khi dự báo kinh tế đầu năm mới này vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn thì Chính phủ có thể xem xét để trình Quốc hội tiếp tục áp dụng việc giảm thuế GTGT 2%. Sau những khó khăn lúng túng khi áp dụng lúc đầu thì nhiều doanh nghiệp đã quen với chính sách này và cũng đã thực hiện khá nhiều. Do đó, luật sư Trần Xoa cho rằng cần tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế GTGT. Nhưng để phát huy hiệu quả hơn thì cần khuyến khích cả các đơn vị kinh doanh lẫn người tiêu dùng thông qua việc lấy hóa đơn chứng từ. Đặc biệt chính sách quản lý thuế các hộ kinh doanh có doanh thu từ 3 tỉ đồng/năm trở lên đã được cơ quan thuế bắt đầu áp dụng khi kết nối máy tính tiền. Hộ kinh doanh vẫn có thể nộp thuế doanh thu theo mức cố định nhưng có bảng kê khai thì vẫn tách riêng phần thuế GTGT. Tương tự, việc quay số hóa đơn điện tử thời gian qua cơ quan thuế áp dụng thì nên dành cho người tiêu dùng để khuyến khích người dân mua hàng hóa yêu cầu hóa đơn. Từ đó cũng sẽ giúp cho việc thực thi nhiều chính sách có liên quan đến thuế hiệu quả hơn.

Thuế thu nhập cá nhân năm 2022 tăng hơn 48.600 tỉ đồng so với dự toán

Theo Tổng cục Thuế, thuế thu nhập cá nhân năm 2022 cả nước đạt 166.733 tỉ đồng, đạt 138% dự toán và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, so với mức dự toán đề ra vào đầu năm, thuế thu nhập cá nhân năm 2022 đã thu vượt 48.658 tỉ đồng.

Đối với số thu ngân sách nhà nước từ hộ kinh doanh ước đạt 16.981 tỉ đồng, bằng 104,13% so với số thực hiện năm 2021. Về quản lý thuế đối với các khoản thu từ đất cả năm ước đạt 349.382 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân ước đạt 38.668 tỉ đồng; thu tiền sử dụng đất ước đạt 249.826 tỉ đồng; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước ước đạt 45.447 tỉ đồng; thuế khác ước đạt 15.442 tỉ đồng.

Công tác quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân VN có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp dịch vụ số, số thu lũy kế từ năm 2018 đến nay cơ quan thuế đã thu khoảng 1.215 tỉ đồng. Số thu từ thương mại điện tử tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2021 với 261 tỉ đồng, năm 2022 tăng cao với số thu khoảng 700 tỉ đồng, gấp 2,7 lần số thu năm 2021, đạt mức cao nhất giai đoạn 2018 - 2022.

T.Xuân

Chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long cũng cho rằng về nguyên tắc chính sách giảm thuế nào cũng có tác dụng góp phần kích cầu tiêu dùng. Từ đó lan tỏa đến việc gia tăng sản xuất, phát triển kinh tế. Đầu năm 2022, Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã nêu rõ thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 - 2023 và một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh. Trong khi đó, năm 2022 nguồn thu ngân sách nhà nước tăng so với dự toán và cao hơn 15% so với năm 2021. Đây là dư địa để Chính phủ có thể tiếp tục gia hạn chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% cho nhiều hàng hóa. Hơn nữa, ngay cả Chính phủ cũng nhận định kinh tế trong năm mới vẫn đối diện nhiều khó khăn nên cần phải khuyến khích, hỗ trợ để kích cầu trong nước, nhất là giai đoạn hiện nay để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ổn định và có cơ hội phát triển trong cả năm.

Nguồn bài viết: Thuế GTGT 10% trở lại với hàng loạt sản phẩm

1 Likes

Đẩy mạnh mua gom, nhà đầu tư Thái nắm giữ lượng chứng chỉ ETF Việt Nam cao kỷ lục

Đẩy mạnh mua gom, nhà đầu tư Thái nắm giữ lượng chứng chỉ ETF Việt Nam  cao kỷ lục

Với động thái không ngừng mua gom của nhà đầu tư Thái Lan, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF nhiều khả năng sẽ tiếp tục hút tiền mạnh thời gian tới.

Theo Sở GDCK Thái Lan (SET), tính đến hết ngày 4/1, lượng chứng chỉ lưu ký DR FUEVFVND (FUEVFVND01) dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF do Bualuang Securities phát hành đã lập kỷ lục mới với gần 174 triệu đơn vị, tương ứng giá trị vốn hóa 5,83 tỷ Bath (~4.000 tỷ đồng). Tỷ lệ chuyển đổi giữa DR và chứng chỉ quỹ cơ sở là 1:1 đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Thái Lan hiện đang gián tiếp sở hữu 174 triệu chứng chỉ FUEVFVND.

Lượng DR dựa theo chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF lập kỷ lục

Tương tự, chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF cũng được dòng tiền từ xứ Chùa Vàng gom mạnh thông qua kênh DR. Đến ngày 4/1, lượng DR E1VFVN30 (E1VFVN3001) do Bualuang Securities phát hành đã lên đến hơn 246 triệu đơn vị, tương ứng giá trị vốn hóa 6,4 tỷ Bath (~4.400 tỷ đồng). Tỷ lệ chuyển đổi cũng là 1:1 đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Thái Lan đang gián tiếp nắm giữ hơn 246 triệu chứng chỉ quỹ E1VFVN30. Đây cũng con số kỷ lục kể từ khi sản phẩm DR dựa trên chứng chỉ quỹ này ra mắt vào năm 2018.

Nhà đầu tư Thái Lan gom mạnh chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF qua kênh DR

Thực tế, nhà đầu tư Thái Lan đã bắt đầu tăng tốc mua gom 2 chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam qua kênh DR từ tháng 10. Hoạt động này có phần chững lại đôi chút trong vài tuần trước khi được nối lại từ cuối tháng 12. Với động lực từ dòng tiền Thái, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF đều hút vốn mạnh trong 3 tháng cuối năm 2022.

Quý 4/2022, DCVFM VN30 ETF hút ròng hơn 1.400 tỷ đồng trong khi dòng vốn vào DCVFM VNDiamond ETF thậm chí còn lên đến hơn 4.000 tỷ đồng. Tính chung cả năm ngoái, ETF mô phỏng chỉ số VNDiamond hút ròng hơn 7.800 tỷ đồng, lớn thứ 2 toàn thị trường trong khi quỹ tham chiếu theo VN30 vẫn bị rút hơn 440 tỷ đồng.

Với động thái không ngừng mua gom của nhà đầu tư Thái Lan, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF nhiều khả năng sẽ tiếp tục hút tiền mạnh. Đây sẽ là động lực chủ yếu thu hút dòng vốn ngoại đổ vào chứng khoán Việt Nam thời gian tới khi Fubon ETF mới đây đã thông báo dừng mua do chạm đến giới hạn huy động.

ETF vẫn là xu hướng trong tương lai

Với sự bùng nổ của dòng vốn ETF, khối ngoại đã chấm dứt chuỗi bán ròng triền miên trong 2 năm 2020-21 và trở lại mua ròng mạnh mẽ trên TTCK Việt Nam với giá trị hơn 29.000 tỷ đồng trong năm 2022. Trong đó, các quỹ ETF đã giải ngân khoảng 26.500 tỷ đồng (~1,1 tỷ USD) vào cổ phiếu Việt Nam, chiếm phần lớn lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh những cái tên quen thuộc, trong năm qua, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều ETF mới bao gồm cả nội và ngoại như CSOP FTSE Vietnam 30 ETF, DCVFM VNMidcap ETF, KIM GROWTH VNFINSELECT ETF, MAFM VNDIAMOND ETF, FCAP VNX50 ETF. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp làn sóng ETF trở nên bùng nổ hơn trong năm 2023.

Nếu như cách đây khoảng 10 năm, ETF là khái niệm khá xa lạ với nhà đầu tư thì trong những năm gần đây, ETF đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể tới thị trường. Theo thống kê, 19 quỹ ETF đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có quy mô danh mục lên đến 3,3 tỷ USD.

Có thể nói, ETF đã đang và sẽ trở thành xu hướng lớn tại Việt Nam bởi nhiều lợi ích như giúp nhà đầu tư dễ dàng đa dạng hóa danh mục, chi phí thấp, cũng như giúp nhà đầu tư ngoại có thể gián tiếp mua được các cổ phiếu đã hết room.

Với nhà đầu tư cá nhân không chuyên, việc mua chứng chỉ quỹ ETF sẽ giúp họ giải được bài toán lựa chọn cổ phiếu nào giữa hàng nghìn doanh nghiệp trên sàn chứng khoán và đem lại tỷ suất lợi nhuận ổn định, thậm chí vượt trội trong dài hạn so với việc tự ra quyết định giao dịch các cổ phiếu riêng lẻ.

1 Likes

Xây dựng Hòa Bình và ông Lê Viết Hải công bố gửi đơn tố giác nhóm ông Nguyễn Công Phú tới cơ quan điều tra

## Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình và ông Lê Viết Hải cho biết sẽ gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra trong ngày hôm nay đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự của hai ông Nguyễn Công Phú và Dương Văn Hùng và các cá nhân đã tiếp tay, giúp sức cho hai cá nhân này.

Ông Lê Viết Hiếu - Phó Chủ tịch HĐQT kiêmPhó Tổng Giám đốc Thường trực và ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT. (Ảnh: Xây dựng Hoà Bình).

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) vừa có thông cáo báo chí liên quan tới những thông tin xung quanh buổi họp báo do nhóm ông Nguyễn Công Phú, thành viên HĐQT tập đoàn tổ chức chiều ngày 5/1.

Phía tập đoàn cho biết ngày 5/1, hai thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, gồm ông Nguyễn Công Phú và ông Dương Văn Hùng, đã tổ chức gặp gỡ và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về các thông tin kinh doanh nội bộ của Tập đoàn tại một quán cà phê trên đường Pasteur, quận 1, TP HCM sau hai lần dời địa điểm cùng ngày.

Việc làm nói trên được thực hiện sau khi các thành viên này không thể tổ chức họp báo như đã công bố, vì lý do không hội đủ các điều kiện hợp pháp để được cơ quan có thẩm quyền cấp phép họp báo.

"Việc cung cấp một cách rộng rãi ra công chúng các thông tin nội bộ và có tính bảo mật liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn là hành vi vi phạm Quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin của Tập đoàn, vi phạm các quy định về trách nhiệm của thành viên HĐQT ghi nhận tại điều lệ Tập đoàn.

Hành vi của các thành viên này còn là hành vi vi phạm pháp luật, khi các thành viên này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin và phát tán tài liệu, mà còn cố tình diễn giải những thông tin, tài liệu sai lệch với bản chất.

Các thành viên này đã cố tình bóp méo, xuyên tạc, thậm chí nói ngược với sự thật, với động cơ bôi nhọ danh dự, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của lãnh đạo và danh tiếng của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng như quyền lợi của các cổ đông. Chúng tôi cho rằng động cơ thật sự của các thành viên này không gì khác hơn là giành quyền kiểm soát Tập đoàn để dễ bề thao túng với mục đích trục lợi cá nhân.

Không loại trừ động cơ của các hành vi này còn là tạo điều kiện cho các thế lực bên ngoài thâu tóm Tập đoàn. Hậu quả của những hành vi ấy là vô cùng nghiêm trọng, làm tổn hại đến danh tiếng và uy tín kinh doanh của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình", trích nguyên văn thông cáo của tập đoàn.

Doanh nghiệp cho biết thêm vì những hành vi vi phạm pháp luật nói trên, cùng với việc phát hành thông cáo này, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và ông Lê Viết Hải sẽ gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra trong ngày hôm nay đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự của hai ông Nguyễn Công Phú và Dương Văn Hùng và các cá nhân đã tiếp tay, giúp sức cho hai cá nhân này.

Phía tập đoàn tiếp tục khẳng định chỉ những thông tin, nội dung, văn bản, phát ngôn từ hai lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: đại diện pháp luật là ông Lê Viết Hải và người được uỷ quyền Phó Tổng Giám đốc Thường trực Lê Viết Hiếu là chính thức và hợp pháp.

2 Likes