Chứng sỹ săn tin!

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 520 tỷ đồng phiên cuối năm, tập trung STB, BCM

## Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng với quy mô hơn 497 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 14,7 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.007,09 điểm giảm hơn 2 điểm. Vai trò nâng đỡ điểm số gọi tên BCM, CTG, EIB, PNJ, SSB. Ngược lại, BID, SAB, VCB, GAS, VNM gây áp lực giảm điểm cho chỉ số. Trong số này, VCB và BID từ hai công thần đóng góp lớn nhất cho sắc xanh của chỉ số, đảo chiều giảm và trở thành các lực cản chính trên thị trường.

Áp lực bán dâng cao sau 14h15 khiến VN-Index đánh mất động lực tăng và lùi dần về vùng giá đỏ. Mặc dù mức giảm không quá sâu nhưng chỉ số chính đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. Độ rộng thị trường trên HOSE vẫn nghiêng nhẹ về bên mua với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 209/189.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng với quy mô hơn 497 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 14,7 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 104,1 tỷ đồng.

Theo sau là BCM được mua ròng gần 73,9 tỷ đồng và HPG (70,3 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở DGC (47,4 tỷ đồng), VHC (32,9 tỷ đồng), PVD (26,5 tỷ đồng), VHM (25,4 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 25 tỷ đồng là NLG (24,8 tỷ đồng), VND (23,7 tỷ đồng) và DXG (21,7 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV bị xả ròng mạnh nhất với quy mô gần 43,7 tỷ đồng.

Theo sau đó là PDR bị bán ròng hơn 36,8 tỷ đồng, VIC gần 23,4 tỷ đồng, NVL (22,2 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 20 tỷ đồng như TVS (12,3 tỷ đồng), HDB (9 tỷ đồng), DBC (7,7 tỷ đồng), EIB (5,9 tỷ đồng), VGC (5,1 tỷ đồng) và HAG (4,8 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch mua ròng với giá trị gần 23,4 tỷ đồng, tương đương 789.796 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 9,6 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO. Kế tiếp là PVS (6,5 tỷ đồng), PVI (6,5 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như CEO (443 triệu đồng), BVS (235 triệu đồng), PLC (147 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như VCS (396 triệu đồng), THD (97 triệu đồng), SDT (33 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 1,4 tỷ đồng, tương đương 1.640 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, lực cầu ngoại tìm đến các mã dưới 1 tỷ đồng như MCM (633 triệu đồng), LTG (477 triệu đồng), MML (365 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất gần 3,5 tỷ đồng ở cổ phiếu QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi. Kế tiếp là các giao dịch quy mô dưới 1 tỷ đồng ở các mã như VEA (417 triệu đồng), VTP (273 triệu đồng), SSH (105 triệu đồng), …

1 Likes

Từ 1/1/2023, VCB tiếp tục giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay

## Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB) cam kết giảm 0,5%/năm lãi suất cho tất cả khách hàng có dư nợ hiện hữu và phát sinh mới ngay từ đầu năm 2023.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách điều hành Vietcombank cho biết, kể từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 30/4/2023, Vietcombank sẽ tiếp tục giảm 0,5%/năm lãi suất cho khách hàng cá nhân và tổ chức có dư nợ hiện hữu và phát sinh mới tại ngân hàng, trừ nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán…


Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank0

Với các đối tượng khách hàng thuộc diện được hỗ trợ, Vietcombank sẽ chủ động giảm lãi suất mà khách hàng không cần phải đề nghị, tiết giảm tối đa chi phí, thời gian đi lại cho khách hàng, đồng thời tạo sự minh bạch trong việc áp dụng chính sách lãi suất đồng đều đến tất cả các khách hàng thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Trước đó, trong năm 2022, Vietcombank là một trong những ngân hàng tiên phong giảm lãi suất cho vay khách hàng với mức giảm đồng loạt 1%/năm với hầu hết khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có dư nợ hiện hữu từ ngày 1/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Đợt giảm lãi suất này có tác động đến khoảng 175.000 khách hàng với quy mô dư nợ khoảng 500.000 tỷ đồng, chiếm một nửa danh mục tín dụng của Vietcombank.

Năm 2023, ông Nguyễn Thanh Tùng khẳng định Vietcombank sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ở mức cạnh tranh nhất thị trường nhằm hỗ trợ tối đa khách hàng trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn.

Đồng thời, Vietcombank sẽ tiếp tục đầu tư nâng cao chuẩn mực quản trị rủi ro cả về tín dụng, thanh khoản và nhiều yếu tố khác để từ đó cung cấp sản phẩm dịch vụ an toàn tới khách hàng; quyết liệt hơn trong đầu tư triển khai chuyển đổi số, không chỉ về sản phẩm, dịch vụ mà chuyển đổi cả về mô hình tổ chức, phương pháp làm việc mới hướng đến khách hàng, làm sao để cung cấp sản phẩm dịch vụ kịp thời hơn. Năm 2023, Vietcombank tiếp tục quá trình hoàn thiện nhằm đáp ứng chuẩn mực quốc tế Basel III.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh năm 2022, lãnh đạo Vietcombank cho biết, tổng tài sản của ngân hàng chính thức vượt mốc 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2021. Về huy động vốn, dù luôn giữ mặt bằng lãi suất huy động ở mức hợp lý để góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhưng tăng trưởng huy động của Vietcombank vẫn đạt mức 9%, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn hệ thống (khoảng 6%). Về tín dụng, tính đến hết năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đạt 19,05% tương đương mức tăng ròng gần 200.000 tỷ đồng.

“Toàn bộ dư nợ tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực rủi ro như trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán… chỉ chiếm chưa tới 1% dư nợ và đều là khách hàng tốt, trả nợ đúng hạn”, ông Tùng cho hay.

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2022 được kiểm soát ở mức 0,62%, thấp nhất trong các ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam, dự phòng bao nợ xấu khoảng 380% (tức với mỗi 100 đồng nợ xấu, Vietcombank đang dành tới 380 đồng để trích lập dự phòng rủi ro).

Về dịch vụ, sản phẩm, năm 2022 cũng là năm thành công của Vietcombank. Doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại trong năm tăng 33%, đạt khoảng 136 tỷ USD, duy trì thị phần 18% tổng doanh số thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng tổ chức, cá nhân đều được đầu tư, ứng dụng công nghệ mới với mức đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Tuy con số lợi nhuận cụ thể của năm 2022 chưa được tiết lộ nhưng lãnh đạo Vietcombank cho biết ngân hàng này tiếp tục là ngân hàng thương mại Nhà nước có số nộp ngân sách lớn nhất và đứng số 1 về lợi nhuận trước thuế cả năm.

1 Likes

10 cổ phiếu mua vào đầu năm 2022 vẫn lãi đậm dù VN-Index rớt 33%

## Mặc những giông bão năm 2022, trên thị trường chứng khoán vẫn có những cổ phiếu vốn hóa hàng nghìn, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mà nhà đầu tư nếu đặt niềm tin vào thì vẫn lãi đậm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu năm 2022 trong sự hân hoan của đông đảo nhà đầu tư. Chỉ số VN-Index tăng mạnh ngay trong phiên giao dịch đầu năm, từ mức 1.498,28 điểm lên 1.525,58 điểm, tương đương tăng 27,3 điểm. Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường, các phiên giao dịch tỷ USD đã trở nên quá quen thuộc.

Thời điểm đó, có lẽ không mấy ai ngờ được thị trường chứng khoán lao dốc mạnh như vậy trước những biến động khó lường từ cả trong và ngoài nước. Kết năm 2022, VN-Index đứng tại mức 1.007,09 điểm, giảm 32,8% so với đầu năm.

Dẫu vậy, trên thị trường vẫn có những cổ phiếu vốn hóa hàng nghìn, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mà nhà đầu tư nếu đặt niềm tin vào thì vẫn lãi đậm.

FIR tăng 72%

Việc cổ phiếu FIR của Công ty Cổ phần Địa ốc First Real trở thành một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường gây bất ngờ với nhiều nhà đầu tư, trong bối cảnh đa phần cổ phiếu bất động sản giảm giá rất sâu trong năm 2022, mất 50-90% giá trị.

Lực đẩy cho giá cổ phiếu FIR tăng cao đến từ kết quả kinh doanh khả quan khi trong năm tài chính vừa qua (1/10/2021 - 30/9/2022), doanh thu thuần của FIR đạt 384 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm tài chính trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt 119 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần.

Trong năm qua, cổ phiếu FIR từng bị vào diện cảnh báo. Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu FIR vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/6/2022. HoSE cho biết nguyên nhân là Công ty chưa họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.

Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tháng sau, HoSE đưa cổ phiếu FIR ra khỏi diện chứng khoán bị cảnh báo kể từ ngày 5/7. Lý do là Công ty đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vào ngày 30/6/2022, khắc phục được nguyên nhân đưa chứng khoán vào diện cảnh báo.

Bên cạnh đó, ở FIR cũng xuất hiện “game” tăng vốn trong năm 2022. Theo đó, vào tháng 5/2022, FIR huy động được 202,8 tỷ đồng, sử dụng vào mục đích thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các lô dự án Khu dân cư An Phú (phường An Phú, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam), do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, người nội bộ của FIR cũng liên tục mua vào cổ phiếu từ đầu năm đến nay.

CTF tăng 71%

Công ty Cổ phần City Auto (CTF) có tiền thân là Công ty Cổ phần Tân Thành Đô City Ford, được thành lập vào năm 2009. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh phân phối xe ô tô. CTF trở thành công ty đại chúng từ năm 2016. CTF là đại lý ủy quyền chính thức của Công ty TNHH Ford Việt Nam. CTF được niêm yết vào giao dịch trên HoSE từ tháng 5/2017.

Việc cổ phiếu CTF tăng mạnh cũng có lực đẩy từ kết quả kinh doanh tích cực. Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần của CTF đạt 4.050 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 338 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 6,6% lên 8,34%. Lãi ròng 74 tỷ đồng, tăng 797% so với 9 tháng năm 2021.

Năm 2022, doanh thu mục tiêu của CTF là 7.884 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 104 tỷ đồng. Với kết quả trên, CTF đã hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu và 75% kế hoạch lợi nhuận.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Minh Tiến, Tổng giám đốc City Auto, trước bối cảnh thị trường đang thiếu hụt nguồn cung trong khi lượng khách chờ mua xe rất lớn, City Auto kỳ vọng sẽ đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm và tăng trưởng tích cực trong các năm tiếp theo.

“Mục tiêu 5 năm, chúng tôi sẽ đưa City Auto phát triển cùng với xu thế tăng trưởng của thị trường. Thị trường ô tô Việt Nam đang phát triển mạnh dựa trên các yếu tố nền với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, hành vi mua sắm khách hàng mua ô tô đi thay xe máy. Dự báo tăng trưởng của ngành ô tô mỗi năm tăng 15-20%. City Auto cũng trong xu thế tăng trưởng đó”, ông Tiến cho biết.

PNJ tăng 27%

Một cổ phiếu có vốn hóa hàng chục nghìn tỷ đồng cũng đi ngược dòng thị trường trong năm qua là PNJ của Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận.

Nhìn chung, lực đẩy cho giá cổ phiếu PNJ đi lên vẫn là kết quả kinh doanh khả quan, nhất là trong bối cảnh sức mua chung của ngành bán lẻ có dấu hiệu chậm lại.

Theo đó, lũy kế 11 tháng năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PNJ lần lượt đạt 31.063 tỷ đồng, tăng 85,4% và 1.639 tỷ đồng, tăng 96,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Biên lợi nhuận gộp trung bình lũy kế 11 tháng đạt 17,4% so với mức 18,4% cùng kỳ do sự thay đổi cơ cấu hàng bán và sự ảnh hưởng của lạm phát.

Như vậy, kết thúc 11 tháng, công ty đã hoàn thành 120% kế hoạch doanh thu và 124% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, PNJ mở mới 28 cửa hàng vàng, nâng cấp 30 cửa hàng vàng, mở mới 3 cửa hàng Style by PNJ, mở mới 2 cửa hàng PNJ Watch, đóng cửa 6 cửa hàng vàng và 7 cửa hàng bạc.

Kết quả, tính đến cuối tháng 11/2022, PNJ có 362 cửa hàng độc lập bao gồm: 341 cửa hàng vàng, 7 cửa hàng bạc, 3 cửa hàng CAO Fine (thương hiệu trang sức cao cấp của PNJ), 5 cửa hàng Style by PNJ, 3 cửa hàng PNJ Watch và 3 cửa hàng PNJ Art.

BCM tăng 27%

Một “ông lớn” khác cũng ghi nhận giá cổ phiếu tăng mạnh bất chấp thị trường chung lao dốc là BCM của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC).

9 tháng, Becamex IDC ghi nhận doanh thu 5.681 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% cùng kỳ và gần cán đích năm (5.739 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.748 tỷ đồng, tăng 24,32% so với cùng kỳ và vượt 2,7% kế hoạch cả năm (1.702 tỷ đồng).

“Ông lớn” bất động sản này đã nhận 590 tỷ đồng từ lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết, góp 31% vào lợi nhuận trước thuế cùng kỳ.

Trong các công ty liên doanh, VSIP là liên doanh mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Becamex IDC. Được biết, VSIP là liên doanh lớn nhất của Becamex IDC hợp tác cùng Tập đoàn Sembcorp của Singapore. Becamex IDC đầu tư vào liên doanh này theo giá gốc 461 tỷ đồng, tương đương 49% vốn. Khoản đầu tư này đã được đánh giá lại theo quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa tổng công ty là 1.295 tỷ đồng.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Becamex IDC tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, trong tương lai, Liên doanh VSIP sẽ được IPO để nâng tầm phát triển.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán VNDirect, các nhà phát triển khu công nghiệp (KCN) sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong 2 năm tới do quy trình phê duyệt dự án chậm và nguồn vốn hạn chế. Tuy nhiên, đây có thể là cơ hội cho những doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê như Becamex IDC.

Lợi nhuận ròng của công ty cũng được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 - 2023, đạt mức tăng lần lượt 58,2% và 84,7% so với cùng kỳ.

VNDirect kỳ vọng doanh thu từ mảng bất động sản nhà ở sẽ tăng vọt trong năm 2023 nhờ ghi nhận lợi nhuận một lần khoảng 5.000 tỷ đồng từ chuyển nhượng đất của dự án Thành phố mới Bình Dương từ CapitaLand. Trong khi đó, doanh thu từ mảng KCN sẽ tăng trưởng ổn định 17% và 44% trong giai đoạn 2022 - 2023 nhờ sự đóng góp của KCN Cây Trường và KCN Bàu Bàng mở rộng.

KDC tăng 23%

Góp mặt trong danh sách những cổ phiếu tăng ấn tượng trong năm 2022 còn có một đại diện của nhóm doanh nghiệp đa ngành (holding company), đó là KDC của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.

Báo cáo của KIDO cho thấy, 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần đạt 9.569 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 485 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và 1% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch đề ra, KIDO đã thực hiện 54% mục tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng.

Giải trình với cổ đông về kết quả kinh doanh trên, ban lãnh đạo công ty cho rằng đây là sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trước bối cảnh giá nguyên liệu diễn biến bất thường.

Trong năm 2023, ban lãnh đạo KIDO cho biết sẽ tách hoạt động kinh doanh làm 4 mảng gồm: dầu ăn, kem, bánh kẹo, gia vị (nước mắm, nước chấm). Mục tiêu giúp công ty liên doanh liên kết với các tập đoàn đa quốc gia theo từng mảng để đưa sản phẩm của KIDO bành trướng ở thị trường nội địa và quốc tế.

Trong một diễn biến mới đây, lãnh đạo KIDO cho biết sẽ bán hơn 22 triệu cổ phiếu quỹ cho một công ty nước ngoài chuyên hàng tiêu dùng nhằm giúp doanh nghiệp đưa hàng ra thị trường quốc tế.

Ở chiều ngược lại, sau khi hoàn tất bán hết lượng cổ phiếu quỹ trên, KIDO sẽ mua 10 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Phương án này đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.

TLG tăng 21%

Kết quả kinh doanh khả quan được cho là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ giá cổ phiếu TLG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long.

Theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận 11 tháng năm 2022 ghi nhận kết quả cao nhất trong lịch sử, mặc dù xu hướng tăng trưởng có chậm lại vào những tháng cuối năm do đặc tính mùa vụ kinh doanh của ngành.

“Dựa trên kết quả kinh doanh 11 tháng năm 2022, TLG tự tin có thể đạt được những cột mốc tăng trưởng vượt kế hoạch đã đặt ra và phê duyệt bởi đại hội đồng cổ đông vừa qua, trong đó vượt kế hoạch doanh thu gần 10% và lợi nhuận hơn 50%”, phía Thiên Long tiết lộ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, TLG ghi nhận gần 2.800 tỷ đồng doanh thu sau 9 tháng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước đó. Cùng với đó là 404 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2021.

REE tăng 20%

Tương tự như KDC, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HoSE: REE) cũng là một doanh nghiệp đa ngành ghi nhận mức tăng ấn tượng về giá cổ phiếu trong năm 2022.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect, REE là một trong số những tập đoàn đa ngành hàng đầu, tập trung đầu tư vào những ngành nghề tiện ích, có tính ổn định cao và dòng tiền đều đặn bao gồm ngành điện, nước, và cho thuê văn phòng. REE đang sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng từ công ty con đến công ty liên doanh liên kết, hàng năm ghi nhận một tỷ lệ dòng tiền/doanh thu tốt và chính sách cổ tức ổn định (tỷ suất cổ tức trung bình 5%).

“Chúng tôi nhận thấy REE là một trong số ít các doanh nghiệp duy trì được kết quả tài chính tăng trưởng và lành mạnh trong bối cảnh thị trường đầy khó khăn như năm 2022 nhờ những mảng kinh doanh có tính bền vững và phòng thủ cao. Chúng tôi kỳ vọng REE có thể duy trì mức ROE ổn định trên 15% trong giai đoạn 2023-2025. Doanh nghiệp cũng đang tiếp tục đầu tư thêm các thương vụ thủy điện nhỏ, cũng như các dự án điện mặt trời mái nhà dự kiến là động lực tăng trưởng chính của mảng điện trong các năm tới”, phía VNDirect cho hay.

Luỹ kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần của REE tăng 61% lên hơn 6.300 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.545 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước.

Như vậy, so với kế hoạch đặt ra năm 2022 là doanh thu hợp nhất 9.247 tỷ đồng và lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 2.061 tỷ đồng (lần lượt tăng 60% và 10% so với thực hiện năm ngoái), kết thúc quý III, REE đã hoàn thành 68% kế hoạch doanh thu và gần về đích với kế hoạch lợi nhuận cả năm.

KOS tăng 18%

Ngoài FIR thì cổ phiếu KOS của Công ty Cổ phần Kosy cũng là cổ phiếu bất động sản hiếm hoi tăng đáng kể trong năm đầy sóng gió của ngành bất động sản.

Về tình hình kinh doanh, doanh thu 9 tháng năm 2022 của Kosy đạt 1.016 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 20 tỷ đồng, tăng 30%. Đây được cho là một trong những nền tảng giúp cổ phiếu KOS vững vàng trong năm 2022.

Mới đây, Chủ tịch Kosy là ông Nguyễn Việt Cường thông báo đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu trong tổng số cổ phiếu nắm giữ gần 102 triệu đơn vị (tỷ lệ 46,95%). Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh từ 29/12/2022 đến 27/1/2023 với mục đích giảm tỷ lệ sở hữu.

Theo thông tin từ phía Kosy, Tập đoàn Kosy có hơn 20 đơn vị thành viên trực thuộc, trong đó, Công ty Cổ phần Kosy là một thành viên quan trọng của Tập đoàn, chuyên về lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Kosy cũng đang là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản, thủy điện, điện gió, điện mặt trời… với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Mục tiêu doanh thu tới năm 2023 mà Tập đoàn Kosy đặt ra là đạt 12.000 tỷ đồng, năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng.

NT2 tăng 17%

Thường xuyên góp mặt trong nhóm các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao trong nhiều năm qua, nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào NT2 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 trong một năm đầy sóng gió như 2022.

Luỹ kế 9 tháng năm 2022, doanh thu của NT2 đạt 6.863 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 724 tỷ đồng, tăng 75%.

Năm 2022, NT2 đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 8.129 tỷ đồng, tăng 32% so với thực hiện năm 2021; lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 12,2% xuống còn 468 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 6 tháng đầu năm, công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận và sau 9 tháng đã vượt 55%.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, xu hướng giảm giá khí có thể hỗ trợ cho các nhà máy điện khí như NT2.

“Ở mức giá thị trường hiện tại, tỷ suất cổ tức năm 2022 của NT2 là 9,6%. Sẽ là tốt hơn nếu NT2 giao dịch ở mức tỷ suất cổ tức hấp dẫn hơn khoảng 13%-15%, cao hơn lãi suất tiền gửi 12 tháng hiện trong khoảng 8-10%. Việc NT2 không có các khoản nợ vay là điểm tích cực giúp tránh các rủi ro khi lãi suất cho vay tăng lên và biến động tỷ giá. Đối với ngành điện, cũng như NT2, chúng tôi kỳ vọng nhiều hơn về tỷ suất cổ tức hơn là mức độ tăng trưởng”, SSI cho biết trong một báo cáo công bố đầu tháng 12/2022.

SAB tăng 15%

Từng giao dịch khá lu mờ kể từ sau khi về tay người Thái nhưng năm 2022 có thể coi là năm thành công với cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Sabeco có tiền thân là một xưởng bia nhỏ do người Pháp thành lập vào năm 1875. Sabeco hoạt động chính trong ngành sản xuất bia và các loại nước giải khát. Doanh nghiệp này hiện có 26 nhà máy với tổng công suất sản xuất đạt trên 2,2 tỷ lít bia/năm.

Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) kỳ vọng doanh thu của công ty trong năm 2022 sẽ đạt 33.400 tỷ đồng (tăng 32,3%) bởi sự hồi phục trong tiêu thụ rượu bia sau thời gian giãn cách xã hội cùng với sự kiện World Cup sắp diễn ra trong năm. Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 5.424 tỷ đồng (tăng 1,3%).

PHS cũng nêu 3 điểm nhấn đầu tư đối với Sabeco.

Thứ nhất, Sabeco hưởng lợi nhờ đặc điểm dân số và thói quen tiêu thụ rượu bia của người Việt Nam. Việt Nam hiện tại đang sở hữu cơ cấu dân số vàng với nhóm từ 14-60 tuổi chiếm xấp xỉ 70% vào năm 2019. Tiêu thụ rượu bia cũng tăng bất chấp thời kỳ dịch bệnh khi lượng tiêu thụ tăng từ 0,9 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020, theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê.

Thứ hai, Sabeco đang tích cực thay đổi chiến lược marketing và quảng bá thương hiệu nhắm hướng về giới trẻ và phân khúc cận cao cấp (phân khúc được dự báo sẽ tăng trưởng trong thời gian sắp tới) và bảo vệ thị phần phổ thông trước Heineken.

Thứ ba, Sabeco đang trải qua quá trình tối ưu hóa chi phí và tái cơ cấu sau khi được mua lại bởi Thaibev, đã được nhiều kết quả khả quan về lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế, đồng thời vẫn còn những dư địa để có thể tiết giảm chi phí, tuy không nhiều.

1 Likes

NĐT cá nhân có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp với hơn 2.300 tỷ đồng, tâm điểm HPG, STB

Trong tuần VN-Index tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, nhà đầu tư cá nhân có tuần bán ròng thứ 8 liên tục với quy mô 2.316 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ xả ròng 1.894 tỷ đồng.

Diễn biến rung lắc mạnh, tăng giảm đan xen vẫn được ghi nhận trong tuần vừa qua với lực cầu thưa thớt xuất hiện ở những phiên cuối tuần, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm so với tuần trước. Thanh khoản sụt giảm mạnh cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước diễn biến lình xình thị trường.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index chịu áp lực bán mạnh ngay trong phiên đầu tuần khiến chỉ số chung liên tục đánh mất các mốc hỗ trợ mềm và lui sát về vùng điểm 980. Tuy thanh khoản sụt giảm rõ rệt nhưng sự xuất hiện của lực cầu bắt đáy cũng đã giúp cho chỉ số chung thu hẹp đà giảm và quay trở lại vùng điểm 1.020.

Kết tuần, VN-Index giảm 13,25 điểm tương đương với 1,3% so với tuần trước xuống 1.007,09 điểm. Bộ đôi VCB và OCB dẫn đầu về mức ảnh hưởng tích cực lên VN-Index khi giúp chỉ số chính tăng lần lượt 1,07 điểm và 0,64 điểm. Chiều giảm điểm gọi tên VHM, TCB với tổng mức ảnh hưởng hơn 3,35 điểm.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, hai nhóm ngành chịu áp lực bán tiêu cực nhất là chứng khoán và bán lẻ với mức giảm lần lượt là 3,26% và 5,46%. Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, thanh khoản mất hút xuyên suốt phiên, chỉ đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.

Đà mua ròng của khối ngoại trong tuần vừa qua cũng có phần chững lại và tỏ ra khá thận trọng. Trong phiên cuối tuần, khối ngoại bất ngờ mua ròng về kết phiên với thanh khoản lớn 536 tỷ, tập trung mua HPG, DXG, VND. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân có tuần bán ròng thứ 8 liên tục với quy mô 2.316 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ xả ròng 1.894 tỷ đồng.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Cá nhân trong nước tiếp tục chốt lời cổ phiếu ngân hàng, thép

Theo thống kê từ Fiintrade, tính riêng kênh khớp lệnh thì cán cân giao dịch nghiêng hẳn bên bán với 17/18 nhóm ngành bị bán ròng. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu của các ngân hàng với giá trị lên tới gần 320 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu vua có tuần giao dịch với tỷ trọng giá trị giao dịch tăng lên 22,17% toàn thị trường, chỉ số giá ngành giảm 1,21% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này đã có lực bán ra.

Nhóm cổ phiếu nhà băng chỉ có VCB, BID là tăng điểm trong năm, trong khi nhóm còn lại giảm mạnh trên hai chữ số, top cổ phiếu giảm mạnh nhất là VBB, BVB, ABB, KLB, PGB, TPB, TCB, SHB, VAB, NAB, toàn bộ giảm 45% - 61%.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm ngân hàng giảm mạnh trong tuần chỉ số giá giảm cho thấy có lực bán ra. Trong khi đó, chỉ số dòng tiền của nhóm ngân hàng trong tuần đi ngang cho thấy so với thị trường chung nhóm này giao dịch cân bằng.

Tiếp theo, nhà đầu tư cá nhân cũng bán ròng hơn 271 tỷ đồng ở nhóm tài nguyên cơ bản, trước khi rút ròng cổ phiếu thực phẩm & đồ uống (226 tỷ đồng), hóa chất (202 tỷ đồng), dầu khí (178 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (138 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (111 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, duy nhất cổ phiếu truyền thông được mua ròng nhưng với quy mô không đáng kể.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

HPG dẫn đầu top bán ròng

Thống kê giao dịch theo từng mã, lực xả lớn nhất được ghi nhận tại đại diện HPG của Tập đoàn Hòa Phát với 234,5 tỷ đồng. Giao dịch của các cá nhân trong nước gần như đối ứng với lực mua của NĐT nước ngoài.

Đồng thuận với giao dịch cổ phiếu của ông lớn Hòa Phát, STB và GEX cũng bị bán ròng với giá trị 211 tỷ đồng và 168,8 tỷ đồng.

Tương tự, một số cổ phiếu vốn hóa trung bình khác cũng nằm trong top bán ròng, như DGC, PVD, OCB với giá trị từ 85 đến 150 tỷ đồng. Danh mục thoái vốn của cá nhân nội còn có sự góp mặt của các cổ phiếu bất động sản như VRE (82,5 tỷ đồng), NLG (68,8 tỷ đồng), KBC (65,3 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PDR của Phát triển Bất động sản Phát Đạt vươn lên trở thành mã được mua ròng nhiều nhất trong tuần qua. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân mua ròng 250,7 tỷ đồng cổ phiếu PDR, bỏ xa các mã còn lại trong top 10 mua ròng.

Liên quan đến giao dịch cổ phiếu PDR, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 3,5 triệu cổ phiếu PDR trong phiên giao dịch ngày 21/12, theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu mà vị Chủ tịch Phát Đạt nắm giữ giảm từ 292,01 triệu đơn vị xuống 288,49 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 43,48% xuống 42,95%.

Như vậy, sau gần một tháng, Chủ tịch Phát Đạt đã bị các công ty chứng khoán bán giải chấp tổng cộng gần 42,3 triệu cổ phiếu PDR, tỷ lệ sở hữu giảm từ 48,99% xuống 42,95% (tương ứng giảm hơn 12% tỷ lệ sở hữu).

Cùng chiều, cổ phiếu REE cũng được gom ròng với quy mô 62,6 tỷ đồng. Tương tự loạt mã ngân hàng trong danh mục mua ròng như TCB (33,6 tỷ đồng), BID (33,4 tỷ đồng), VPB (21,6 tỷ đồng), VIB (14,3 tỷ đồng), …

Nguồn bài viết: NĐT cá nhân có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp với hơn 2.300 tỷ đồng, tâm điểm HPG, STB

1 Likes

Ông Biden ký sắc lệnh cấm TikTok

Đây được xem là khởi đầu cho những tháng ngày khó khăn của TikTok tại Mỹ sắp tới.

Mỹ đang ra sức loại bỏ TikTok do lo ngại an ninh quốc gia. Ảnh: Daily Express.


Mỹ đang ra sức loại bỏ TikTok do lo ngại an ninh quốc gia. Ảnh: Daily Express.

Ngày 29/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua đạo luật cấm TikTok tại Mỹ trong dự luật chi ngân sách tài khóa 2023.

Cụ thể, theo quy định, nền tảng chia sẻ video ngắn của Trung Quốc sẽ bị cấm trên 4 triệu thiết bị thuộc chính phủ Mỹ. Song, ứng dụng này vẫn được phép sử dụng trong những trường hợp ngoại lệ như phục vụ mục đích thực thi pháp luật, các hoạt động và lợi ích an ninh quốc gia cũng như nghiên cứu bảo mật

Lệnh cấm được thông qua ngay sau loạt động thái chặn TikTok trên thiết bị công của chính quyền các bang tại Mỹ. NBC News cho rằng giữa bối cảnh hành vi bài trừ TikTok của chính phủ Mỹ ngày càng tăng cao, những ngày tháng tiếp theo sẽ tràn ngập thách thức dành cho mạng xã hội này.

Ứng dụng video dạng ngắn phổ biến của Trung Quốc đang đối mặt với sự phản đối và giám sát chặt chẽ ngày càng tăng đến từ chính quyền, các nhà làm luật tại Mỹ. Họ lo ngại TikTok mang những rủi ro về an ninh quốc gia vì mối quan hệ với ByteDance, công ty mẹ có trụ sở ở Trung Quốc.

Do đó, việc chính quyền ông Biden gây áp lực lên TikTok được cho là nối tiếp sắc lệnh cấm TikTok của cựu Tổng thống Donald Trump vào 2 năm trước do các lo ngại về an ninh quốc gia.

TikTok sẽ bị cấm trên tất cả thiết bị chính phủ Mỹ. Ảnh: AP.


TikTok sẽ bị cấm trên tất cả thiết bị chính phủ Mỹ. Ảnh: AP.

Theo NBC News, gần đây, TikTok đã nhận về hàng loạt chỉ trích khi thừa nhận các nhân viên của họ có thể truy cập trái phép dữ liệu của các nhà báo, lén xem thông tin và theo dõi vị trí của họ. Business Insider cho rằng vụ việc này đã làm gia tăng lo ngại của chính phủ Mỹ đối với TikTok và đẩy nhanh quá trình thông qua lệnh cấm mạng xã hội tại các bang và trường đại học trong nước.

“Tôi quan ngại sâu sắc với những ứng dụng gây nguy hại đến dữ liệu riêng tư của người dùng Mỹ và có quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Chúng tôi cần những bằng chứng xác thực của TikTok về chính sách chia sẻ dữ liệu và mạng xã hội phải có trách nhiệm giải trình cho những hành vi của mình”, Thượng nghị sĩ Steve Daines nói với NBC News.

Megan Stifel, Giám đốc chiến lược tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST), cho rằng sắc lệnh mới sẽ khiến TikTok khó lòng chứng minh sự minh bạch trong việc quản lý dữ liệu nhằm tháo gỡ những lo ngại an ninh của người Mỹ.

Bà Stifel cho biết cuộc đàm phán giữa TikTok và chính quyền ông Biden liên quan đến việc TikTok hoạt động ở Mỹ đã rơi vào ngõ cụt từ lâu.

Về phía TikTok, mạng xã hội bày tỏ sự phản đối với quyết định của chính quyền Mỹ. “Chúng tôi thất vọng khi biết Quốc hội đã thông qua sắc lệnh cấm TikTok trên các thiết bị thuộc chính phủ. Động thái chính trị chẳng có ích gì trong việc giúp tăng cường an ninh quốc gia. Thay vào đó, họ nên yêu cầu các cơ quan chính phủ đánh giá lại các biện pháp an ninh”, đại diện TikTok khẳng định.

Nền tảng chia sẻ video Trung quốc còn cho rằng nếu thỏa thuận giữa họ với Mỹ được thông qua, họ sẽ có thể tháo gỡ những lo ngại an ninh của các nhà lập pháp.

Theo NBC News, trong thời gian gần đây, TikTok đã trở thành mục tiêu của hàng loạt lệnh cấm đến từ các cơ quan chính phủ và chính quyền các bang. Hôm 16/12, dự luật cấm TikTok (No Tiktok) trên các thiết bị của nhân viên liên bang do thượng nghị sĩ Josh Hawley đề xuất đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ.

Ngay sau đó, hàng loạt tiểu bang như Georgia, Maryland, Texas… cũng công bố đạo luật cấm TikTok dành cho nhân viên công chức và các thiết bị thuộc chính phủ. Với một số bang, lệnh cấm TikTok không chỉ áp dụng đối với các nhân viên công chứng mà còn có hiệu lực với giới học sinh, sinh viên sử dụng Wi-Fi công cộng tại trường như University of Oklahoma và Auburn University ở bang Alabama.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

1 Likes

Cổ phiếu Bảo hiểm PTI tăng gấp đôi trong 2 tuần cuối năm

Đà tăng nóng đi ngược lại xu thế thị trường của cổ phiếu PTI diễn ra ít ngày trước thời điểm chốt sổ sách tài chính thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Chốt phiên giao dịch cuối năm 2022, cổ phiếu PTI của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) có phiên tăng điểm thứ 13 trong 14 phiên liên tiếp khi tăng 2,9% lên mức 49.900 đồng/CP. Nếu tính từ giá tham chiếu phiên 13/12 là 24.000 đồng/CP, mã này đã tăng 108% chỉ trong hơn 2 tuần và là một trong những mã tăng nóng nhất trên thị trường chứng khoán trong vòng nửa tháng cuối năm 2022.

Đáng chú ý, cổ phiếu PTI trên sàn HNX giao dịch trong 2 tuần qua gần như với cùng một diễn biến khi không có thanh khoản trong suốt buổi sáng và chỉ tăng mạnh về chiều, đặc biệt chủ yếu là vào phiên phiên ATC.


Diễn biến cổ phiếu PTI trong phiên 30/12/2022. Ảnh SSI Iboard

Đơn cử như ở phiên giao dịch ngày 30/12, PTI tắt thanh khoản cả buổi sáng khi không có cầu mua, trong khi hàng chục nghìn cổ phiếu treo bán ở trên mức tham chiếu. Điều này diễn ra xuyên suốt cho tới thời điểm 14h43. Ở phút giao dịch áp chót phiên ATC, 30.000 cổ phiếu PTI bất ngờ được kê lệnh mua với giá 49.900 đồng/CP.

Lệnh mua này giúp PTI tăng mạnh vào phút chót. Kết phiên, có tổng cộng 27.300 cổ phiếu được giao dịch và tất cả đều được trao tay trong phiên ATC.

Đà tăng phi mã của PTI đi ngược lại xu hướng chung của thị trường chứng khoán cũng như ngành bảo hiểm. Tính từ phiên 13/12 đến nay, chỉ số VN-Index giảm 4,01% xuống còn 1007,09 điểm, HNX-Index giảm 4,04% xuống còn 205.31 điểm. Dưới áp lực điều chỉnh, các mã đầu ngành bảo hiểm như BVH, MIG giảm lần lượt 6,6% và 9%.

Ngoài ra, cổ phiếu PTI tăng mạnh trong bối cảnh không có nhiều thông tin tích cực hỗ trợ, bên cạnh tình hình kinh doanh của công ty không thực sự khả quan. Trong 9 tháng đầu năm, PTI lỗ lũy kế 348 tỷ đồng, tính riêng trong quý 3, con số lỗ ròng đã là 170 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh như trên, PTI là doanh nghiệp báo lỗ lớn nhất trong số các công ty bảo hiểm đang được niêm yết.

Chính vì vậy, đà tăng dồn dập của PTI thu hút không ít sự chú ý của giới đầu tư. Một trong những bên hưởng lợi lớn nhất từ nhịp tăng vừa qua của mã PTI chính là CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) – cổ đông lớn của PTI.

Điểm sáng của VNDirect

Đà tăng trưởng lợi nhuận của VNDirect có xu hướng suy giảm trong 3 quý đầu năm 2022, khi quý 1, quý 2 và quý 3 lần lượt báo lãi sau thuế 760,7 tỷ đồng, 455,6 tỷ đồng và 42,34 tỷ đồng. Báo cáo tài chính cho thấy, hoạt động tự doanh đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu của VND.

Ở mảng này, tính đến thời điểm hiện tại, VNDirect sở hữu tổng cộng 15.805.396 cổ phiếu PTI, tương đương 19,66% vốn điều lệ (trực tiếp 13.216.055 cổ phiếu và gián tiếp 2.589.341 cổ phiếu thông qua Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán IPA).

Lô cổ phiếu kể trên có giá gốc hơn 458,3 tỷ đồng (tương đương gần 29.000 đồng/CP), giá trị hợp lý gần 1.135 tỷ đồng (tức 71.800 đồng/CP, tại ngày 30/6/2022). Đây là khoản đầu tư lớn nhất (chiếm gần một nửa) và có tỷ suất sinh lợi cao nhất (đạt 148%) trong danh mục cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết của VNDirect trong nửa đầu năm 2022.

Biến động giá cổ phiếu PTI theo đó sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả hoạt động tự doanh của VNDirect thông qua “Chênh lệch tăng về đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL”.

Trong nửa đầu năm, lãi từ đánh giá lại khoản đầu tư cổ phiếu PTI lên tới 676,5 tỷ đồng, chiếm tới 95,7% khoản lãi từ đánh giá lại tài sản FVTPL, và bằng 44,6% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của VNDirect trong kỳ.

Việc PTI tăng phi mã tại thời điểm hiện nay càng có ý nghĩa đối với VNDirect trong bối cảnh các lĩnh vực kinh doanh khác của ông lớn ngành chứng khoán này chịu áp lực suy giảm mạnh trong năm 2022. Cụ thể, trong quý 3, lợi nhuận sau thuế của VND giảm tới 92,9% xuống còn gần 42,34 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cũng chỉ vỏn vẹn ở mức 35 VND, thấp hơn nhiều con số 1.494 VND cùng kỳ năm ngoái.

Tính toán nhanh cho thấy giá trị hợp lý của lô cổ phiếu PTI mà VNDirect đang sở hữu tại ngày 30/12/2022 là 788,7 tỷ đồng, cao hơn 330 tỷ đồng so với giá gốc. Nếu so với mức “đáy” phiên 12/12 (24.000 đồng/CP – tương đương 379,3 tỷ đồng), giá trị hợp lý khoản đầu tư tại PTI đã tăng 409,4 tỷ đồng.


Chủ tịch PTI bà Phạm Minh Hương trong buổi lễ bổ nhiệm ông Nguyễn Kim Lân vào ghế Quyền Tổng Giám đốc. Ảnh: PTI

Sự hiện diện của VNDirect tại PTI bắt đầu từ khi đơn vị này tiến hành tư vấn niêm yết cổ phiếu PTI lên sàn chứng khoán vào năm 2010. Tuy nhiên phải tới tháng 10/2012, VND mới chính thức trở thành cổ đông lớn của PTI khi mua vào 5,2 triệu cổ phiếu.

Kể từ đó đến nay, VNDirect liên tục mua gom cổ phiếu PTI. Đáng chú ý nhất là vào tháng 12/2021, nhóm cổ đông VNDirect thông qua 2 cá nhân là bà Hoàng Thị Minh Phương và bà Vũ Thị Thư đã trúng đấu giá thành công 18 triệu cổ phần PTI trong thương vụ thoái vốn đình đám của Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam (VNPost) với tổng giá trị 1.200 tỷ đồng.

Mức đấu giá thành công trung bình lên tới 77.341 đồng/CP, cao hơn nhiều thị giá cổ phiếu PTI ở thời điểm đó (giao dịch quanh mức 50.000 đồng/CP).

Theo công bố từ PTI, trên sổ sách, nhóm cổ đông liên quan của VNDirect hiện nắm 42,33% vốn của PTI, trong đó VNDirect sở hữu 16,44%, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Đầu tư I.P.A nắm 3,22%, các cá nhân là Hoàng Thị Minh Phương, Vũ Thị Thư và bà Hoàng Thị Vân lần lượt nắm 9,9%; 9,9% và 2,89%. Chủ tịch HĐQT VNDirect bà Phạm Minh Hương cũng đồng thời là chủ tịch HĐQT của PTI.

Dù là cổ đông lớn nhất và có nhiều đại diện nắm giữ các vị trí chủ chốt của PTI, VNDirect vẫn chưa thể nắm quyền chi phối công ty bảo hiểm này. Cổ đông Hàn Quốc DB Insurance dù có tỷ lệ sở hữu thấp hơn là 37,32% nhưng lại có quyền phủ quyết rất mạnh tại PTI theo điều lệ hiện hành. Đơn cử như tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, cổ đông ngoại đã dễ dàng phủ quyết 3 tờ trình tăng vốn do HĐQT PTI - đứng đầu là Chủ tịch Phạm Minh Hương đề xuất.

Ở một diễn biến liên quan, vào ngày 22/9 vừa qua, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư IPA (HNX: IPA) – một doanh nghiệp khác thuộc hệ sinh thái của vợ chồng doanh nhân bà Phạm Minh Hương và ông Vũ Hiền, đã có nghị quyết thông qua phương án chào bán hơn 213,8 triệu cổ phiếu phổ thông (tỷ lệ 1:1) với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu.

Số tiền huy động dự kiến hơn 2.138 tỷ đồng, 1.600 tỷ đồng trong số đó sẽ được IPA ưu tiên sử dụng để mua cổ phần PTI. Với thanh khoản PTI chỉ vài nghìn đơn vị mỗi phiên, nhiều khả năng IPA sẽ thực hiện giao dịch này với các pháp nhân/thể nhân trong cùng nhóm.

Trước đó, vào tháng 6/2022, IPA đăng ký mua vào gần 4,3 triệu cổ phiếu PTI nhằm trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, hết thời hạn đăng ký, IPA đã không mua vào bất kỳ cổ phiếu PTI nào, với lý do “thay đổi kế hoạch đầu tư và điều kiện giao dịch chưa phù hợp”.

3 Likes

BAF: Cựu Chủ tịch vừa hoàn tất thoái toàn bộ 2,48 triệu cổ phiếu

Cổ phiếu giảm 51,6% từ đỉnh, lãnh đạo CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF – sàn HoSE) vừa bán ra toàn bộ cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,73% về 0% vốn điều lệ.

Cụ thể, ông Phan Ngọc Ân, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc vừa bán ra toàn bộ 2.477.500 cổ phiếu BAF để giảm sở hữu từ 1,73% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện trong ngày 27/12/2022.

Trước đó, từ ngày 7/10 đến 11/10/2022, ông Phan Ngọc Ân đã bán 6.593.700 cổ phiếu BAF để giảm sở hữu từ 6,32% về còn 1,73% vốn điều lệ.

Theo tìm hiểu, ông Phan Ngọc Ân sinh năm 1976, trình độ cử nhân Tài chính Kế toán. Từ tháng 3/2021 đến 3/2022, ông Phan Ngọc Ân giữ chức Chủ tịch HĐQT BaF Việt Nam. Tuy nhiên, sau Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, BaF Việt Nam bất ngờ bổ nhiệm ông Trương Sỹ Bá giữ chức Chủ tịch HĐQT BaF Việt Nam thay ông Phan Ngọc Ân.

Được biết, từ ngày 18/7 đến ngày 27/12, cổ phiếu BAF giảm 51,6% từ 38.050 đồng về 18.400 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu BAF đang có dấu hiệu đi ngang.

Thêm nữa, bà Bùi Hương Giang, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc đăng ký bán ra 499.750 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 3,6% về 3,25% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 26/12/2022 đến ngày 20/1/2023.

Từ ngày 26/12/2022 đến ngày 20/1/2023, ông Lê Xuân Thọ, thành viên HĐQT cũng đăng ký bán 795.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 839.200 cổ phiếu (0,58% vốn điều lệ) về 44.200 cổ phiếu (0,03% vốn điều lệ).

Ngược lại, CTCP Siba Holdings, tổ chức liên quan ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 4.557.250 cổ phiếu BAF để nâng sở hữu từ 37,32% lên 40,5% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 26/12/2022 đến ngày 20/1/2023.

Kế toán trưởng bị bán giải chấp 9 phiên mới công bố

Ở một diễn biến khác, ông Ngô Cao Cường, Kế toán trưởng CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam vừa bị bán giải chấp 24.500 cổ phiếu BAF để giảm sở hữu từ 66.900 cổ phiếu về còn 42.400 cổ phiếu, giao dịch được thực hiện từ ngày 14/11 đến ngày 21/11/2022.

Điểm đáng lưu ý, ngày 5/12, CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam mới công bố thông tin Kế toán trưởng bị bán giải chấp và ngày 6/12, thông tin mới được công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Như vậy, kết thúc 9 phiên giao dịch, Kế toán trưởng CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam mới công bố thông tin bị bán giải chấp.

Theo điểm đ, Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch (trường hợp giao dịch kết thúc trước thời hạn đăng ký) hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục XV hoặc Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này”.

Như vậy, căn cứ quy định luật pháp hiện hành, Kế toán trưởng CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam có dấu hiệu báo cáo kết quả giao dịch trễ hơn so với quy định.

Được biết, cổ phiếu BAF chỉ là một cổ phiếu mới niêm yết trên sàn HoSE hơn 1 năm, cổ phiếu niêm yết ngày 3/12/2021. Trong đó, Chủ tịch là ông Trương Sỹ Bá, đồng thời ông cũng là Chủ tịch Tập đoàn Tân Long.

Lợi nhuận tăng 16,8% lên 286,24 tỷ đồng và dòng tiền âm 240,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 1.919,65 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 158 tỷ đồng, tăng 258,5% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 199,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 143,54 tỷ đồng lên 215,59 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 149%, tương ứng tăng thêm 3,1 tỷ đồng lên 5,18 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 149,7%, tương ứng tăng thêm 26,22 tỷ đồng lên 43,73 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 15,46 tỷ đồng lên 14,28 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận âm 1,18 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 4.889,15 tỷ đồng, giảm 46,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 286,24 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ.

Xét về cơ cấu doanh thu, trong 9 tháng đầu năm, doanh thu bán nông sản giảm 54,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 4.632,4 tỷ đồng về 3.933,8 tỷ đồng; doanh thu hoạt động chăn nuôi tăng 95% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 465,5 tỷ đồng lên 955,4 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, BaF Việt Nam hoàn thành được 71,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, BaF Việt Nam ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 240,6 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 156,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 461,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 741,04 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, BaF Việt Nam đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt và mở rộng đầu tư.

Được biết, theo dữ liệu iBoard của Chứng khoán SSI, từ năm 2019 tới năm 2021, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh âm vượt 240,6 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2019 với giá trị âm 230,48 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/12/2022, cổ phiếu BAF tăng 100 đồng lên 18.350 đồng/cổ phiếu.

TH

1 Likes

HBC: ‘Cuộc chiến’ quyền lực cuối năm ở Xây dựng Hòa Bình

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) ghi nhận biến động nhân sự cao cấp vào thời điểm cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Thêm một “cuộc chiến quyền lực” có thể đang xảy ra ở một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu Việt Nam - Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) sau khi có những thông tin trái ngược về người nắm vị trí Chủ tịch Tập đoàn đoàn này.

Ngày 31/12, Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã công bố Nghị quyết 53/2022, thông qua việc hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm (được ký ngày 12/12/2022) chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải kể từ ngày 1/1/2023; cũng như hoãn thi hành đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT.

Nghị quyết cũng hoãn thi hành việc thành lập Hội đồng Sáng lập, hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT theo Nghị quyết ngày 14/12/2022.

HBC ra thông báo vào tối muộn ngày 1/1/2023. (Nguồn: HBC)

Nghị quyết cũng hoãn thi hành việc bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho ông Lê Viết Hiếu.

Như vậy, với nghị quyết mới được công bố trong ngày 31/12 và được đăng tải trên trang web của doanh nghiệp, ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình từ ngày 1/1/2023.

Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin này được công bố, sáng ngày 1/1/2023, một số thành viên HĐQT gồm ông Nguyễn Công Phú, ông Lê Quốc Duy, ông Dương Văn Hùng và ông Albert Antoine đã phát đi một bác bỏ động thái của ông Lê Viết Hải đưa ra hôm 31/12.

Thông báo trên trang fanpage trước đó. (Nguồn: HBC)

Một đại diện của HBC cho biết, Nghị quyết mới được đưa ra trong ngày 31/12 là đúng luật.

Trong thông cáo báo chí phát đi vào tối muộn ngày 1/1, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) cho biết, ngày 31/12, HĐQT đã công bố Nghị quyết 53/2022 theo đúng quy định công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cũng như tổ chức cuộc họp HĐQT đảm bảo theo quy định đúng luật định và điều lệ công ty.

Trên trang web còn thông tin trước đó về việc ông Hải làm giữ chức chủ tịch hội đồng sáng lập. (Nguồn: HBC)
Thông cáo báo chí cũng cho biết, kể từ 1/1/2023, mọi thông tin, nội dung, văn bản không được ban hành chính thức từ Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và đại diện là ông Lê Viết Hải đều không có giá trị.

Thông cáo cũng khẳng định HBC không chịu trách nhiệm về những thông tin, nội dung mà các cá nhân, tổ chức nhân danh Hòa Bình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

1 Likes

2022 - Năm sóng gió của các Shark

Chương trình truyền hình thực tế về kinh doanh và gọi vốn Shark Tank Việt Nam sắp sửa bước sang mùa thứ 6, song năm vừa rồi chứng kiến nhiều biến động đối với “bể cá mập”.

"Shark Thủy"

Năm qua, nhà sản xuất chương trình Shark Tank Việt Nam đã phải lên tiếng “đoạn tuyệt” với ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, sau những thông tin tiêu cực liên quan đến các doanh nghiệp của ông. Cụ thể, đại diện nhà sản xuất Shark Tank Việt Nam khẳng định không có sự hợp tác nào với ông Nguyễn Ngọc Thuỷ hay các doanh nghiệp do ông sở hữu điều hành trong thời điểm hiện tại.

“Shark Thủy” là từ khóa được nhắc tới nhiều nhất trong nhiều tháng cuối năm với những lùm xùm liên quan tới CTCP Đầu tư Apax Holdings - đơn vị sở hữu hệ thống trung tâm tiếng Anh Apax English. Doanh nghiệp thuộc sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Thủy bị phản ánh là quỵt nợ, không trả lương nhân viên, thu tiền học phí nhưng không đảm bảo được tiến trình học tập của học viên…

Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn EGroup từng đảm nhiêm vị trí “cá mập khách mời” tại Shark Tank Việt Nam. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

COVID-19 là nguyên nhân chính khiến chuỗi trung tâm tiếng Anh của ông Nguyễn Ngọc Thủy rơi vào cảnh lao đao. Điều này đã được vị “cựu cá mập” thừa nhận. Theo chia sẻ của ông Thủy trên báo VietnamNet, có thời điểm, Apax English tổn thất gần 1.000 tỷ đồng trong 6 tháng do các cơ sở buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh.

Doanh nghiệp đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các nhà đầu tư, cổ đông, đối tác để xin hoãn, giãn thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận nhằm tập trung nguồn lực cho việc tái cấu trúc, dự kiến quá trình này có thể mất tới ba năm.

Trước khi rơi vào khó khăn, ông Nguyễn Ngọc Thủy từng thực hiện rất tốt vai trò của một nhà đầu tư trên sóng Shark Tank Việt Nam. Có tới 8/9 thương vụ gọi vốn từ “Shark Thủy” được giải ngân tiền đầu tư, với tổng số tiền lên tới hơn 70 tỷ đồng. Nổi bật trong các thương vụ đầu tư của Shark Thủy tại Shark Tank là Soya Garden.

Trong giai đoạn 2018 – 2020, Soya Garden nhanh chóng mở rộng quy mô lên mức 50 cửa hàng tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước. Song, quá trình tăng trưởng này không đi kèm với hiệu quả, đại dịch COVID-19 ập tới khiến hàng loạt cửa hàng của Soya Garden phải đóng cửa, hiện chỉ còn 4 cửa hàng đang hoạt động tại Hà Nội, theo website của công ty.

Shark Bình

Shark Nguyễn Hòa Bình không còn là gương mặt xa lạ với khán giả của Shark Tank Việt Nam và hồi tháng 8 năm nay, vị cá mập bất ngờ công khai hẹn hò với nữ diễn viên Phương Oanh. Ở thời điểm đó, câu chuyện hẹn hò của ông chủ Tập đoàn NextTech không diễn ra suôn sẻ.

Shark Bình và nữ diễn viên Phương Oanh. (Ảnh: FBNV).

Khi tin đồn về mối quan hệ giữa Shark Bình và Phương Oanh tràn lan trên mạng xã hội, vị cá mập đã phải lên tiếng khẳng định ông đã độc thân trong thời gian dài và bạn gái cũng không phải người thứ ba. Song, phía vợ của Shark Bình là bà Đào Lan Hương lại phủ nhận thông tin này, khẳng định hai vợ chồng chưa hoàn tất thủ tục ly hôn. Bà Hương cũng đã có nhiều động thái cứng rắn để bảo vệ gia đình và các con.

Những ngày gần đây, tin đồn về mối quan hệ rạn nứt giữa Shark Bình và nữ diễn viên “Quỳnh búp bê” lại rộ lên. Trả lời Zing News, vị cá mập cho biết: “Trang cá nhân là nơi có thể chia sẻ tâm trạng và chuyện riêng tư của mỗi người. Cuộc sống bộn bề đủ thứ, chẳng hạn công việc, xã hội… chứ không chỉ có chuyện tình cảm. Riêng chủ đề đời tư cá nhân, tôi xin phép không chia sẻ”.

Nerman với Shark Bình

Sau khi thành công với thương vụ Coolmate trong mùa 4, Shark Bình đã có thêm một deal đầu tư tiềm năng vào Nerman - một startup chuyên về sản phẩm làm đẹp cho nam giới. Theo đó, Nerman đã chốt deal với đề xuất 1 triệu USD đổi lấy 27% cổ phần cùng sự tham gia của Shark Bình và Shark Phú.

Tuy nhiên, thương vụ đã đổ bể ngay sau khi những cái gật đầu xuất hiện trên sóng. Cuối tháng 6, phía Shark Bình tố Nerman “bùng kèo”, “đào mỏ” và có ý lợi dụng chương trình Shark Tank Việt Nam. Nguồn cơn của sự việc là do startup không đồng ý thực hiện thẩm định với NextTech.

Starup Nerman gọi vốn thành công từ Shark Phú và Shark Bình trong Thương vụ Bạc tỷ mùa 5. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Sau đó, nhà sáng lập Thanh Định của Nerman đã lên tiếng khẳng định startup này không có ý định lợi dụng chương trình. Phía Nerman cảm thấy thương vụ không phù hợp với định hướng gọi vốn nên từ chối nhận deal từ Shark Bình, chỉ làm việc với Shark Phú. Startup Nerman cũng đã gửi thư xin lỗi tới phía Shark Bình và Shark Tank Việt Nam.

Lên tiếng về vụ lùm xùm này, bà Lê Hạnh, Giám đốc sản xuất chương trình cho rằng startup đã thiếu chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi, uy tín của Shark Bình và quỹ đầu tư Next100. Đồng thời, đại diện nhà sản xuất thông tin thêm rằng Nerman đã vi phạm Bản cam kết tham gia chương trình.

Shark Linh

Đồng sáng lập kiêm CEO TVL Group, bà Thái Vân Linh hay Shark Linh, là vị “cá mập” xuất hiện ở cả 4 mùa Shark Tank Việt Nam. Trong đó, bà Linh có vai trò Shark chính ở mùa một, mùa hai và Shark khách mời ở mùa ba, mùa bốn. Trong mùa 5, bà Linh cũng tham gia và có một deal đầu tư trực tiếp vào 8k Creative với giá trị 5 tỷ đồng.

Tại mùa một, Shark Linh đồng ý đầu tư cho 4 startup (tính cả các deal đầu tư chung với Shark khác) với số vốn lên tới 26,8 tỷ đồng (cao thứ hai, chỉ sau Shark Hưng). Đến mùa hai, Shark Link đầu tư hơn 25 tỷ đồng. Ở mùa ba, Shark Linh xuất hiện trong ba tập phát sóng song không có deal đầu tư nào thành công. Mùa 4, Shark Thái Vân Linh cũng cam kết rót 6 tỷ đồng trên sóng truyền hình.

Shark Linh xuất hiện trong mùa 5 của Thương vụ Bạc tỷ với vai trò shark khách mời. (Ảnh: Shark Tank Việt Nam).

Tuy nhiên, tính đến thời điểm đầu mùa 5, Shark Linh vẫn chưa giải ngân cho bất cứ startup nào trong 4 mùa. Lên tiếng về vụ việc này, Shark Linh cho biết bà đã rót vốn cho một vài startup nhưng chưa công bố vì phía startup chưa sẵn sàng. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Shark Linh vẫn chưa công bố bất kỳ thương vụ đầu tư thành công nào cho các startup gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam.

1 Likes

HAG: Không thể thanh toán gốc và lãi trái phiếu lên tới 1.021,3 tỷ đồng vào ngày 30/12/2022

Mặc dù đến ngày trả lãi và gốc trái phiếu nhưng Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG – sàn HoSE) bất ngờ kéo dài thời gian thanh toán từ ngày 30/12/2022 sang quý II/2023.

Ngày 30/12/2022, Hoàng Anh Gia Lai cho biết ngày 30/12/20222 là ngày thanh toán 140,3 tỷ đồng lãi vay và 881 tỷ đồng gốc vay của trái phiếu đã phát hành mã HAGLBOND16.26.

HAG không thể thanh toán gốc và lãi trái phiếu HAGLBOND16.26 (Nguồn: HAG).

Tuy nhiên, Công ty dự kiến thời gian thanh toán là quý II/2023, lý do chậm thanh toán là nguồn tiền để thanh toán là từ khoản nợ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (hiện tại đã thỏa thuận lộ trình trả nợ ba bên) và thanh lý một số tài sản không sinh lợi của Hoàng Anh Gia Lai.

Như vậy, tổng số tiền gốc và lãi tới hạn thanh toán là 1.021,3 tỷ đồng nhưng Hoàng Anh Gia Lai chưa thanh toán và dự kiến dời sang quý II/2023.

Ở một diễn biến khác, ngày 12/10/2022, Hoàng Anh Gia Lai cho biết có 2 khoản trái phiếu gồm dư nợ 5.271 tỷ đồng, phát hành ngày 30/12/2016 và đáo hạn ngày 30/12/2026; dư nợ 300 tỷ đồng, phát hành ngày 18/6/2012 và đáo hạn ngày 30/9/2023. Hiện tại, cả 2 khoản trái phiếu nêu trên đều có đầy đủ tài sản bảo đảm cho dư nợ hiện tại.

Tính tới 30/9/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai tăng 4,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 337,2 tỷ đồng lên 8.623,6 tỷ đồng và chiếm 44,6% tổng nguồn vốn. Trong đó, 2.743,1 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 5.880,5 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Hoàng Anh Gia Lai thuyết minh công ty có dư nợ 5.271 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016, đáo hạn ngày 30/12/2026, tổ chức thu xếp vốn là BIDV và CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; 300 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 25/4/2012, đáo hạn ngày 18/6/2023 và đơn vị thu xếp là Công ty TNHH Chứng khoán ACB.

Hoàn nhập dự phòng 1.250 tỷ đồng giúp HAG thoát lỗ trong 9 tháng đầu năm 2022

Trong quý III/2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 1.441,42 tỷ đồng, tăng 160,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 360,74 tỷ đồng, tăng 14,21 lần so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 31,9% về chỉ còn 19,5%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 59,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 104,29 tỷ đồng lên 280,81 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 10,9%, tương ứng giảm 14,36 tỷ đồng về 117,52 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 76%, tương ứng giảm 525,49 tỷ đồng về 166,05 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 51,4%, tương ứng tăng thêm 19,9 tỷ đồng lên 58,59 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ ghi nhận âm 181,06 tỷ đồng (bình thường chi phí ghi nhận số dương) so với cùng kỳ âm 456,99 tỷ đồng; và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Công ty thuyết minh việc ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp là số âm do hoàn nhập dự phòng 219,7 tỷ đồng so với cùng kỳ hoàn nhập 493 tỷ đồng.

Nếu loại bỏ đi bất thường về chi phí quản lý doanh nghiệp khi ghi nhận số âm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng), trong quý III, Công ty ghi nhận 56,17 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 553,71 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 3.471,46 tỷ đồng, tăng 154,5% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 890,49 tỷ đồng, tăng 20,24 lần so với cùng kỳ.

Điểm đáng lưu ý, chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ ghi nhận âm 1.136,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 314,4 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu do Công ty hoàn nhập dự phòng 1.250 tỷ đồng so với cùng kỳ hoàn nhập 759,1 tỷ đồng.

Nếu loại bỏ chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận chính (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng), trong 9 tháng đầu năm Công ty sẽ ghi nhận lỗ 682,82 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 879,9 tỷ đồng.

Mặc dù ghi nhận lãi 890,49 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nhưng tới 30/9/2022, Công ty vẫn ghi nhận lỗ lũy kế lên tới 3.578,5 tỷ đồng, bằng 38,6% vốn điều lệ. Ngoài ra, Công ty cũng đang còn ghi nhận lỗ tỷ giá tới 1.246,7 tỷ đồng.

Tiếp tục mô hình kinh doanh thâm hụt vốn từ năm 2018 tới nay

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 478,9 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 2.550,7 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 452,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 79,4 tỷ đồng.

Theo dữ liệu iBoard của Chứng khoán SSI, nếu nhìn rộng ra từ năm 2018 tới năm 2021, Công ty đã trải qua 4 năm dòng tiền kinh doanh liên tục âm. Trong đó, năm 2018 ghi nhận âm 2.917,7 tỷ đồng, năm 2019 ghi nhận âm 2.537,6 tỷ đồng, năm 2020 ghi nhận âm 1.764,1 tỷ đồng và năm 2021 âm 640,3 tỷ đồng.

Như vậy, hoạt động kinh doanh chính vẫn chưa có dấu hiệu tạo tiền, tiếp tục mô hình thâm hụt vốn kéo dài từ năm 2018 tới nay.

Chi phí phát triển vườn cây được vốn hóa thay vì ghi nhận chi phí trong kỳ phát sinh

Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai tăng 4,9% so với đầu năm lên 19.338,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 7.175,9 tỷ đồng, chiếm 37,1% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 4.576,5 tỷ đồng, chiếm 23,7% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 3.589 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 9,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 640,2 tỷ đồng lên 7.175,9 tỷ đồng; tồn kho tăng 152% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 623,4 tỷ đồng lên 1.033,4 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn tăng 30,9%, tương ứng tăng thêm 1.081,4 tỷ đồng lên 4.576,5 tỷ đồng.

Điểm đáng lưu ý, tài sản dở dang dài hạn tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, ghi nhận chi phí phát triển vườn cây ăn quả 2.632,5 tỷ đồng, tăng 266,5 tỷ đồng so với đầu năm; dự án chăn nuôi ghi nhận 1.826,5 tỷ đồng, tăng 888,1 tỷ đồng so với đầu năm …

Về nguyên tắc, chi phí phát triển vườn cây ăn quả bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc phát triển vườn cây ăn quả & vườn cây khác như chi phí khảo sát, đền bù đất, khai hoang, vườn ươm, phân bón, vận chuyển cây giống, nguyên vật liệu khác, chi phí nhân công, đường đi & hàng rào, phòng cháy chữa cháy và chi phí bảo vệ, các chi phí khác liên quan.

Việc Công ty ghi nhận là tài sản dở dang dài hạn là chi phí phát triển vườn cây ăn quả, điều này sẽ giúp không phải ghi nhận chi phí hợp nhất vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí và từ đó giảm áp lực chi phí trong kỳ báo cáo mặc dù các chi phí này phát sinh trong kỳ báo cáo.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/12/2022, cổ phiếu HAG tăng 260 đồng lên 9.160 đồng/cổ phiếu.

1 Likes

Tiền ảo 2023: Không chỉ là “mùa đông”, thậm chí có thể là “kỷ băng hà”?

Năm 2022 là phép thử niềm tin kể cả với những tín đồ tiền ảo trung thành nhất, khi các sàn tiền ảo và quỹ đầu tư tiền ảo trên toàn ngành rơi vào khủng hoảng. Giá của các đồng tiền kỹ thuật số sụt mạnh, tài sản của các công ty trong lĩnh vực này lao dốc, và hàng nghìn nhân viên bị sa thải…

Giá các loại tiền ảo trên bảng giá ở Hồng Kông ngày 21/12 - Ảnh: Getty Images

Trong thế giới tiền ảo, các nhà đầu tư đã quen với sự biến động chóng mặt. Tuy nhiên, theo Nikkei Asia, năm 2022 là phép thử niềm tin kể cả với những tín đồ tiền ảo trung thành nhất, khi các sàn tiền ảo và quỹ đầu tư tiền ảo trên toàn ngành rơi vào khủng hoảng. Giá của các đồng tiền kỹ thuật số sụt mạnh, tài sản của các công ty trong lĩnh vực này lao dốc, và hàng nghìn nhân viên bị sa thải.

Liệu ngành tiền ảo sẽ phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn trong năm 2023? Sau một năm sóng gió, kể cả những người tin tưởng vào ngành này cũng dự báo về một chặng đường dài và gập ghềnh phía trước.

NHỮNG CƠN LỐC HÌNH THÀNH KỶ BĂNG HÀ TIỀN ẢO

“Cơn ác mộng” của giới tiền ảo trong năm nay bắt đầu ở Singapore. Vụ quỹ đầu cơ tiền ảo Three Arrows Capital (3AC) phá sản vào tháng 7/2022 sau sự sụp đổ của tiền ảo Luna đã châm ngồi cho một đợt giảm giá mạnh trên toàn thị trường, dẫn tới điều mà nhiều người mô tả là “mùa đông tiền ảo”.

Những hỗn loạn sau đó đã kéo theo sự sụp đổ của những tên tuổi lớn, và đáng chú ý nhất trong số này là một công ty có nguồn gốc châu Á - FTX. Người sáng lập sàn giao dịch tiền ảo FTX, Sam Bankman-Fried, đã từ một tỷ phú tiền ảo trở thành tội phạm bị cáo buộc gian lận ở Mỹ khi công ty của ông phá sản vào tháng 11.


Sam Bankman-Fried, người sáng lập và cựu Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền ảo FTX, rời khỏi tòa án Bahamas ở Nassau vào ngày 19/12 - Ảnh: Reuters

Chỉ một năm trước đó, vào tháng 11/2021, toàn thị trường tiền ảo đạt vốn hóa kỷ lục khoảng 3 nghìn tỷ USD, trước khi sụt giảm chỉ còn chưa tới 1 nghìn tỷ USD vào giữa năm nay.

BTC - tiền ảo phổ biến nhất và có vốn hóa lớn nhất - đã giảm giá xuống dưới 16.000 USD, giảm gần 80% so với mức cao nhất mọi thời đại thiết lập vào cuối năm ngoài. Đồng tiền này hiện giao dịch với giá dưới 17.000 USD.

Cơn cuồng loạn này không chỉ khiến các nhà đầu tư không còn mặn mà với tài sản kỹ thuật số mà còn khiến hàng nghìn người lao động trong lĩnh vực này bị sa thải. Một số chuyên gia trong ngành dự báo “mùa đông tiền ảo” có thể kéo dài và trở thành một thứ gì đó nghiêm trọng hơn.

"Bây giờ phải gọi là kỷ nguyên băng hà tiền ảo”, ông Alex Au, người sáng lập công ty quản lý tài sản Alphalex Capital ở Hồng Kông, nhận xét. “Tôi cho rằng năm 2023 thị trường tiền điện tử sẽ tiếp tục suy yếu, chủ yếu do niềm tin của các bên tham gia thị trường”.

Ông Au, cũng là người đồng sáng lập của quỹ đầu tư tài sản kỹ thuật số Hong Kong Digital Asset Society, cho rằng thị trường tiền ảo có thể phải mất 2 năm để phục hồi.

Sau khi những rắc rối của FTX bị phơi bày trước ánh sáng, số dư tiền trên các sàn tiền ảo toàn cầu đã giảm 20,7 tỷ USD trong 11 ngày, xuống còn 102,8 tỷ USD vào ngày 13/11, theo công ty cung cấp dữ liệu CoinGecko.

Theo ông Au, hầu hết các nhà đầu tư sẽ chờ cho giai đoạn suy thoái qua đi, lưu trũ tài sản kỹ thuật số trong “ví lạnh” - loại ví tiền ảo không được kết nối Internet - để tránh bị hack. Bên cạnh đó, lãi suất trên toàn cầu tăng cao năm qua cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư thanh lý tài sản kỹ thuật số của họ để đầu tư vào lĩnh vực khác.

"Thị trường sẽ duy trì ở trạng thái đứng im trong một thời gian”, ông Au dự báo.

Làn sóng sa thải vừa qua tương phản rõ rệt so với thời điểm 2 năm trước, khi các công ty liên quan tới tiền ảo khắp châu Á ồ ạt tuyển dụng và mở rộng mạnh mẽ. Nền tảng đầu tư tiền ảo Paradigm giờ đây giảm mạnh lương của nhân viên, còn sàn tiền ảo ByBit vừa thông báo đợt sa thải nhân sự thứ hai trong năm nay, giảm 30% nhân sự.

Công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Amber Group, có trụ sở tại Singapore, đã ngừng mở rộng hoạt động và sa thải hơn 15% trong tổng số 1.000 nhân viên trong nửa cuối năm 2022.

Bà Annabelle Huang, quản lý tại Amber Group, cho biết cắt giảm nhân sự sẽ giúp công ty tập trung hơn vào những khách hàng là cá nhân giàu có và dịch vụ quản lý tài sản kỹ thuật số.

"Tôi cho rằng lúc này, nguyên nhân là bản thân thị trường gần như đã chết”, bà Huang nói, tỏ ra thiếu niềm tin vào tiền ảo. “Mọi người đều hoảng sợ và không biết giao dịch ở đâu. Mọi người đều đang chờ giông tố lắng xuống”.

Amber Group cho biết chưa tới 10% danh mục của công ty nằm trên sàn FTX, nhưng từ chối tiết lộ số tiền chính xác.

SỰ DÈ CHỪNG CỦA GIỚI QUẢN LÝ

Cơn bão gần đây trên thị trường tiền ảo cũng khiến các nhà quản lý ở châu Á lo ngại và bắt đầu siết quản lý với lĩnh vực này. Thái Lan đã làm chậm quy trình cấp giấy phép đối với các sàn giao dịch tiền ảo và đưa ra yêu cầu ký quỹ mới để loại trừ các sàn giao dịch nhỏ khỏi thị trường.

Hồi tháng 10, Singapore đề xuất các quy định mới nhằm cấm cấp tín dụng cho các giao dịch mua tiền ảo. Hồng Kông gần đây cũng thông qua các luật nhằm quản lý tất cả sàn giao dịch tiền ảo. Còn Trung Quốc hiện đã cấm hoàn toàn tiền điện tử.

Hồng Kông và Singapore - hai trung tâm tài chính châu Á cạnh tranh để trở thành kinh đô tiền điện tử châu Á - hiện đang cố gắng đạt được sự cân bằng giữa việc khuyến khích lĩnh vực này và bảo vệ nhà đầu tư.

Hồng Kông, nơi sàn FTX ra đời, từ lâu được xem là địa điểm lý tưởng để đặt trụ sở cho các công ty tiền điện tử, nhờ thị trường chất lượng cao và quy định thông thoáng. Tuy nhiên, vào năm 2019, việc thành phố này đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với ngành tiền ảo đã dẫn tới làn sóng dịch chuyển của các doanh nhân trong lĩnh vực này sang Singapore và những thành phố ít quy định hơn.

Khoảng một tháng trước, khi chính quyền Hồng Kông thông báo sẽ nới lỏng các quy định hạn chế giao dịch tiền ảo với các nhà đầu tư có danh mục ít nhất 1 triệu USD và cho phép nhà đầu tư cá nhân tiếp xúc với tiền ảo thông qua các quỹ giao dịch hoán đổi. Thành phố này cũng phát tín hiệu hợp pháp hóa giao dịch tiền ảo của nhà đầu tư cá nhân trong năm tới. Tuy nhiên, đó là những động thái trước khi FTX sụp đổ. Từ đó đến nay, các nhà chức trách Hồng Kông ủng hộ việc tuân thủ quy định và tính minh bạch của ngành này như một cách củng cố vị thế là một trung tâm tiền điện tử của Hồng Kông.

Tương tự, Singapore cũng quyết liệt quảng bá như một kinh đô tiền ảo của khu vực khi tổ chức nhiều sự kiện lớn về tiền ảo và thu hút các startup Trung Quốc tìm kiếm “đại bản doanh” mới sau khi bị Bắc Kinh siết quản lý năm ngoái. Tuy nhiên, quốc đảo này cũng tỏ ra thận trọng. Hồi tháng 10, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cảnh báo các nhà đầu tư không được “đầu cơ” tiền ảo để kiếm lời.

CƠ HỘI ĐỂ LÀM MỚI VÀ TRỞ LẠI MẠNH MẼ HƠN?

Về phía các nhà đầu tư, không phải ai cũng lo sợ “mùa đông tiền ảo” khi giới nhà giàu châu Á vẫn đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Tại khu vực này, 80% những cá nhân có tài sản lớn và 70% các công ty quản lý tài sản gia đình vẫn quan tâm tới tài sản số như một công cụ đầu tư, theo công ty dịch vụ tài chính tài sản số Matrixport có trụ sở tại Singapore.

Đây là kết quả nghiên cứu do Matrixport và Longitude Research thực hiện được công bố vào tháng 10. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 1.500 người tham gia là những nhà đầu tư giàu có ở Singapore, Hồng Kông và Đài Loan sau sự lao dốc của thị trường tiền điện tử vào giữa năm.


Khách hàng tại Triển lãm Tài chính Quốc tế Đài Bắc 2020 - Ảnh: Reuters

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gần một nửa những người tham gia nói rằng hầu hết các loại tài sản trong tương lai sẽ là tài sản số và sự quan tâm tới tài sản số vẫn lớn kể cả sau khi ‘mùa đông tiền ảo’ bắt đầu”, bà Eugene Lim, người đứng đầu bộ phận tài sản tư nhân tại Matrixport, cho biết. “Sự quan tâm này lớn nhất ở Singapore, theo sau là Hồng Kông và Đài Loan”.

Tuy nhiên, theo ông Ray Tam, CEO của Revo Digital Family Office, các công ty quản lý tài sản gia đình ở châu Á nhìn chung vẫn thận trọng về tiền ảo. Tài khoản tiền ảo hiện chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng danh mục của các công ty quản lý tài sản gia đình châu Á.

Theo các chuyên gia, hiện tại là thời điểm hoàn hảo để các công ty tiền ảo tái định hình và cải thiện chiến lược kinh doanh của mình

“Hy vọng năm 2023 và các năm sau đó, hầu hết các nền tảng có vốn hóa tốt đều có thể tồn tại, đưa vào chiến lược quản trị rủi ro tốt hơn và có một chiến lược vận hành tương lai hiệu quả hơn để ngành này có thể vượt qua khó khăn và trở nên mạnh mẽ hơn”, bà Huang của Amber Group nói.

Dù vậy, một số chuyên gia trong ngành dự báo có thể mất nhiều năm để khôi phục thiệt hại sau những vụ bê bối xảy ra trong ngành tiền ảo năm nay. Các startup tiền điện tử đang bán tiền ảo và tài sản số mà mình thiết kế để huy động tiền.

“Nhưng trong kỷ băng hà tiền ảo như thế này thì rất khó để bán tiền ảo, và cũng rất khó để khiến nhà đầu tư tin rằng họ có thể thu về lợi ích với rủi ro lớn như vậy”, ông Au của Alphalex Capital, nhận định.

Nguồn bài viết: Tiền ảo 2023: Không chỉ là “mùa đông”, thậm chí có thể là “kỷ băng hà”? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tin tức thế giới 3-1: Mỹ sợ Trung Quốc chiếm Mặt trăng; Ukraine hạ nhiều drone của Nga

Hoàng tử Harry muốn giảng hòa với cha và anh; NASA lo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng; Mỹ - Hàn bàn răn đe tăng cường với Triều Tiên… là các tin tức thế giới đáng chú ý ngày 3-1.

Tin tức thế giới 3-1: Mỹ sợ Trung Quốc chiếm Mặt trăng; Ukraine hạ nhiều drone của Nga - Ảnh 1.

Tên lửa Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-15 được chuyển đến khu vực phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền của Trung Quốc - Ảnh: XINHUA

*** NASA sợ Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng.** Giám đốc NASA Bill Nelson cho rằng Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng nếu các phi hành gia Trung Quốc hạ cánh ở đây.

“Có một thực tế là chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vào không gian. Sự thật là tốt hơn hết chúng ta nên cẩn thận họ (Trung Quốc) sẽ không dừng lại ở Mặt trăng với lý do nghiên cứu khoa học. Họ có thể sẽ nói: Tránh xa ra, chúng tôi ở đây, đây là lãnh thổ của chúng tôi”, ông Nelson nói với tờ Politico.

Người đứng đầu NASA hy vọng Mỹ sẽ trở lại Mặt trăng trước Trung Quốc. Phát biểu của ông thu hút sự chú ý đến những tiến bộ của Bắc Kinh trong thập kỷ qua về không gian.

Ông thừa nhận ngày Trung Quốc hạ cánh lên Mặt trăng ngày càng gần hơn.

Tháng 3-2021, Nga và Trung Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tạo ra Trạm khoa học quốc tế Mặt trăng.

*** Tên lửa của Ukraine đánh vào TP Makiivka do Nga kiểm soát.** Theo Hãng tin Reuters, một đoạn phim đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một tòa nhà (được cho là trường cao đẳng dạy nghề) ở Makiivka, thành phố thuộc khu vực do Nga kiểm soát ở tỉnh Donetsk của Ukraine, đã biến thành đống đổ nát.

Ông Daniil Bezsonov, một quan chức cấp cao tại đây, cho biết ngôi trường bị tên lửa HIMARS (do Mỹ chuyển cho Ukraine) tấn công vào khoảng nửa đêm, đúng vào lúc mọi người đang ăn mừng năm mới trong lúc Tổng thống Vladimir Putin có bài phát biểu trên truyền hình.

*** Ukraine tiếp tục bị tấn công bằng máy bay không người lái do Iran sản xuất.** Thị trưởng Kiev - ông Vitali Klitschko viết trên ■■■■■■■■ rằng hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ 22 vật thể bay trên bầu trời Kiev vào sáng sớm ngày 2-1. Có một người bị thương do mảnh vỡ của chiếc máy bay không người lái.

Ngoài ra, Bộ chỉ huy quân sự khu vực miền Đông của Ukraine đã tiêu diệt 9 máy bay không người lái do Iran sản xuất ở Dnipropetrovsk và Zaporizhzhia.

Ngày 2-1, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine nắm được tin rằng Nga đang lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch tấn công kéo dài bằng máy bay không người lái nhằm “làm cạn kiệt” Ukraine.

Tin tức thế giới 3-1: Mỹ sợ Trung Quốc chiếm Mặt trăng; Ukraine hạ nhiều drone của Nga - Ảnh 3.

Nhân viên y tế sơ tán người dân bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Nga ở Berislav tại vùng Kherson, Ukraine ngày 2-1-2023 - Ảnh: REUTERS

*** Mỹ - Hàn thảo luận về răn đe tăng cường đối với đe dọa từ Triều Tiên.** Trong một cuộc phỏng vấn đăng ngày 2-1, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận về các cuộc tập trận chung có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Phát biểu này của ông đưa ra sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gọi Hàn Quốc là “kẻ thù hiển nhiên” trong việc làm bùng phát căng thẳng xuyên biên giới và Triều Tiên.

Ông Yoon cho rằng việc lập kế hoạch và các cuộc tập trận chung nhằm mục đích triển khai hiệu quả hơn việc “răn đe tăng cường” (nghĩa là có sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ) và rằng Washington cũng “khá tích cực” với ý tưởng này.

*** Vụ tấn công nhà tù** ở Mexico nhằm giải cứu thủ lĩnh băng đảng. Ngày 2-1, Chính phủ Mexico xác nhận các tay súng đã tổ chức một cuộc tấn công quy mô vào một nhà tù ở Ciudad Juarez, gần biên giới với Mỹ.

Vụ việc xảy ra ngày 1-1 làm 19 người chết (gồm 10 lính canh, 7 tù nhân và 2 tay súng) và giúp 25 tù nhân vượt ngục, trong đó có một thủ lĩnh băng đảng.

Ảnh bìa cuốn tự truyện tên Spare của hoàng tử Anh Harry, dự kiến phát hành ngày 10-1 - Ảnh: INDEPENDENT

*** Hoàng tử Anh Harry nói muốn** thân thiết trở lại với cha và anh. Hoàng tử Anh Harry bắn tin muốn làm hòa với cha và anh, trong cuộc phỏng vấn với Đài ITV nhân dịp cuốn tự truyện của mình sắp sửa phát hành, dự kiến vào ngày 10-1 tới.

Harry cũng nói phía “họ”, nhưng không rõ là ai trong hai người, “hoàn toàn không cho thấy thiện chí muốn hòa giải” các mâu thuẫn giữa đôi bên. Toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ phát hành ngày 8-1.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn với Đài CBS, Harry cho rằng mình bị Hoàng gia Anh “phản bội”.

Harry đã bán cuốn hồi ký của mình cho Nhà xuất bản Penguin Random House. Dự kiến, cuốn tự truyện sẽ là “một bức chân dung cá nhân trung thực và quyến rũ” về cuộc đời của người đã tạo ra nhiều sóng gió truyền thông cho Hoàng gia Anh trong những năm gần đây.

*** Sự cố máy tính làm trục trặc hệ thống kiểm soát không lưu ở Florida.** Ngày 2-1, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết họ đang khắc phục sự cố máy tính đã làm chậm trễ các chuyến bay tại các sân bay lớn ở bang Florida.

Người phát ngôn của sân bay quốc tế Miami cho biết sự chậm trễ bằng khoảng 1/5 khối lượng bình thường trong khoảng 2 giờ qua.

Nguồn bài viết: Tin tức thế giới 3-1: Mỹ sợ Trung Quốc chiếm Mặt trăng; Ukraine hạ nhiều drone của Nga - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Dự báo thế giới 2023: Những kịch bản ‘công phá’ các thị trường toàn cầu

Điều gì sẽ xảy ra với các thị trường toàn cầu nếu Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất 200 điểm cơ bản vì kinh tế Mỹ suy thoái sâu hay giá dầu lao xuống mức 40 USD/thùng khi kinh tế toàn cầu suy thoái và cuộc xung đột Ukraine được giải quyết? Đây là 2 trong số 8 kịch bản bất ngờ mà Standard Chartered, tập đoàn tài chính hàng đầu của Anh, cho rằng có thể gây ra những cú sốc với các thị trường trong năm 2023.

Trụ sở FED ở Washington DC. AFP/TTXVN

Cụ thể, trong báo cáo công bố tháng 12/2022, nhóm các nhà chiến lược của Standard Chartered đã liệt kê 8 kịch bản “phiền não” có thể dẫn tới những biến động mạnh trên các thị trường chứng khoán, trái phiếu và tiền điện tử. Đầu tiên là khả năng FED cắt giảm lãi suất ở mức 200 điểm cơ bản vì kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng trong nửa đầu năm 2023 do ảnh hưởng của biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay.

Trong năm 2022, FED đã nâng lãi suất ở mức 400 điểm cơ bản và cũng đang có kế hoạch siết chặt nguồn tiền trong nền kinh tế thông qua chương trình thắt chặt định lượng với số tiền 95 tỷ USD/tháng. Tuy nhiên, cũng có khả năng FED phải nhanh chóng đảo chiều chính sách này nếu các dữ liệu kinh tế chỉ ra việc siết chặt chính sách tiền tệ diễn ra quá nhanh.

Theo nhóm nghiên cứu do Eric Robertson, chiến lược gia trưởng của Standard Chartered đứng đầu, trong năm 2023, tình trạng bất ổn kinh tế ban đầu ở mức nhẹ có thể trở thành một cuộc khủng hoảng “đau đớn”, khi các chương trình sa thải nhân viên lan dần từ lĩnh vực công nghệ sang lĩnh vực nhà ở và bán lẻ, rồi đến các ngành công nghiệp và dịch vụ tài chính. Ngay lập tức FED sẽ tạm dừng biện pháp thắt chặt tiền tệ và đến giữa năm 2023 sẽ đảo chiều toàn bộ chính sách. Khi đó, có thể xảy ra khả năng Ủy ban Thị trường mở của FED sẽ dừng chương trình thắt chặt định lượng và giảm lãi suất 200 điểm cơ bản vào cuối năm 2023.

Bể chứa dầu tại kho dự trữ ở Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một kịch bản khác, nhóm nghiên cứu đánh giá về khả năng dầu Brent giảm xuống chỉ còn 40 USD/thùng khi nhu cầu cũng giảm mạnh vì suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó, khả năng cuộc xung đột tại Ukraine được tháo gỡ cũng giúp giải tỏa nguy cơ hàng đầu với chi phí năng lượng, dẫn tới giá giảm. Hiện giá dầu Brent giao dịch ở mức 80 USD/thùng, đồng nghĩa rằng xuống đến 40 USD/thùng là giảm tới 50%. Theo Standard Chartered, các yếu tố gồm suy thoái kinh tế toàn cầu, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và khả năng đạt được lệnh ngừng bắn tại Ukraine sẽ dẫn tới “một cơn bão hoàn hảo” với các thị trường dầu, kéo theo tình trạng giảm giá khôn lường.

Một kịch bản bất ngờ khác được Standard Chartered đề cập là khi các đồng tiền điện tử tiếp tục mất giá trong năm 2023, trong đó đồng BTC giảm tới 70% giá trị xuống chỉ còn 5.000 USD. Đồng tiền điện tử có mức đảm bảo cao nhất thị trường này vốn đã giảm tới 64% giá trị trong năm 2022. Đặc biệt, sự cố sàn giao dịch FTX sụp đổ hồi tháng trước có thể tiếp tục làm lung lay thị trường các tài sản điện tử.

Ngoài ra, Standard Chartered còn điểm thêm 5 kịch bản khác tiềm tàng khả năng công phá các thị trường toàn cầu trong năm 2023. Thứ nhất, đồng Euro tăng 19% giá so với đồng USD lên mức 1,25 USD đổi 1 Euro nếu cuộc xung đột tại Ukraine được giải quyết theo hướng có lợi cho Kiev.

Thứ 2, chỉ số chứng khoán công nghệ Nasdaq 100 giảm thêm 50% khi các công ty công nghệ đương đầu với làn sóng phá sản giống như vụ bong bóng dot-com từng xảy ra những năm 2000.

Thứ 3, đồng NDT phục hồi sau khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, tăng 10% về mức 6,4 NDT đổi 1 USD. Thứ 4, giá lương thực giảm mạnh khoảng 15% khi xung đột Ukraine được tháo gỡ, dẫn tới nguồn cung dư thừa và dần giảm phát giá lương thực. Và cuối cùng là kịch bản biến động chính trị tại Mỹ gây khó khăn cho đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden.

Nguồn bài viết: Những kịch bản 'công phá' các thị trường toàn cầu | baotintuc.vn

2 Likes

Thận trọng với nhịp hồi của cổ phiếu IBC

## Bước sang nửa đầu phiên giao dịch ngày 3/1/2023, cổ phiếu IBC của CTCP Apax Holdings tiếp tục được kéo lên mức giá trần 2.950 đồng với khối lượng khớp lệnh tạm tính hơn 3,3 triệu đơn vị.

2 phiên giao dịch cuối cùng trước khi năm 2022 kép lại, cổ phiếu IBC của CTCP Apax Holdings (sàn HOSE) đã được giải cứu bằng 2 “cây” tím lịm cùng mức thanh khoản đột biến qua đó chấm dứt chuỗi 26 phiên giảm sàn liên tiếp.

Bước sang nửa đầu phiên giao dịch ngày 3/1/2023, mã tiếp tục được kéo lên mức giá trần 2.950 đồng với khối lượng khớp lệnh tạm tính hơn 3,3 triệu đơn vị.

Theo ghi nhận, trong 2 phiên gần nhất, mã bất ngờ ghi nhận số lệnh đặt mua tăng gấp 10 lần trước đó lên ngưỡng 3.500 - 4.000 lệnh. Tương ứng, khối lượng đặt mua cũng tăng gấp hàng chục lần đạt lần lượt 42,3 triệu đơn vị và 21 triệu đơn vị.

Ngược lại, phe bán ra chỉ còn đạt trung bình hơn 150 lệnh với khối lượng đặt bán trung bình 6,5 triệu cổ phiếu/phiên.

Dù nhận được lực cầu lớn mua vào tại vùng giá thấp song vẫn chưa thể khẳng định việc cổ phiếu IBC đã tạo đáy hay chưa bởi:

  • Hiện câu chuyện nội tại của Apax Holdings vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn dù cho mới đây, CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup - công ty mẹ của Apax Holdings vừa bổ nhiệm ông Allen Lê Hoài Nam làm Phó Chủ tịch HĐQT thường trực (ông Nam được mệnh danh là Nam 300% vì trong suốt quá trình đầu tư bất động sản chưa dự án nào lợi nhuận thu về dưới 300% lợi nhuận".

Vấn đề đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm là việc IBC đang có gần 2.000 tỷ trong tổng số 3.190 tỷ đồng nợ phải trả đến từ vay tài chính trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1.61 tỷ đồng.


Kết quả kinh doanh của IBC các quý gần đây

  • Từ việc cổ phiếu NVL, PDR, HPX được giải cứu sau chuỗi giảm sàn trước đó, các mã này tiếp tục bị bán sàn trở lại sau 1- 3 phiên tăng trần và xuất hiện tình trạng đáy sau sâu hơn đáy trước;


Đồ thị giá cổ phiếu IBC

  • Hiện giá cổ phiếu IBC vẫn đang nằm dưới các đường MA ngắn hạn. Nhà đầu tư cần chờ tín hiệu rõ nét hơn tại mức 4.290 đồng (đường MA20) trước khi ra quyết định giao dịch.
1 Likes

Dragon Capital bán hơn 6.6 triệu cp MWG

Ngày 26/12/2022, các thành viên thuộc quỹ Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 6.65 triệu cp của CTCP Thế giới di động (HOSE: MWG).

Theo báo cáo về thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, 5 nhóm quỹ dưới quyền quản lý của Dragon Capital đã bán 6.65 triệu cp MWG, hạ tỷ lệ sở hữu tại MWG từ 10.12% (hơn 148 triệu cp) xuống còn 9.67% (gần 141.5 triệu cp).

Ngày 26/12, thị trường ghi nhận hơn 7.8 triệu cp được giao dịch, trong đó 5.25 triệu cp được giao dịch theo hình thức thỏa thuận và 2.56 triệu cp khớp lệnh trên sàn. Giả sử toàn bộ khối lượng giao dịch thỏa thuận là của nhóm Dragon Capital, ước tính nhóm quỹ này đã thu về gần 319 tỷ đồng sau khi giao dịch hoàn tất.

Về tình hình kinh doanh, MWG công bố kết quả kinh doanh tháng 11 ở mức “thấp nhất kể từ tháng 4/2017”, với doanh thu hơn 9.9 ngàn tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ), và lãi sau thuế giảm đến 67%, đạt 159 tỷ đồng. Tính chung 11 tháng, MWG ghi nhận doanh thu thuần gần 124 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế giảm 9%, xuống còn gần 4 ngàn tỷ đồng. Với kết quả này, MWG thực hiện được 88% chỉ tiêu doanh thu và 63% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tính đến hết tháng 11/2022, quỹ lớn nhất của Dragon Capital là VEIL (Vietnam Enterprise Investments Limited) vẫn lỗ 37.35%, cao hơn mức giảm của VN-Index cùng thời gian (giảm 31.3% từ đầu năm), dù giá trị tài sản ròng tăng 2% trong tháng 11, lên hơn 1.58 tỷ USD.

Tuy nhiên, với giá trị tài sản ròng giảm mạnh trong 2 tháng trước đó (tháng 9 giảm 14.8% và tháng 10 giảm 14%) thì dù có lãi 2% trong tháng 11, lỗ sau 11 tháng tại thị trường Việt Nam của VEIL vẫn ở mức 37.35%, cao hơn mức giảm của VN-Index (giảm 31.3% kể từ đầu năm).

Kết phiên 03/01/2022, giá cổ phiếu MWG ở mức 43,950 đồng/cp.

https://fili.vn/2023/01/dragon-capital-ban-hon-66-trieu-cp-mwg-739-1028382.htm

1 Likes

Lý do Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức hoãn trả lãi trái phiếu

Nguồn tiền bị ảnh hưởng từ khoản nợ của HAGL Agrico, doanh nghiệp của bầu Đức đã thông báo xin hoãn trả tiền gốc và lãi trái phiếu sang quý II/2023.

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; HoSE: HAG) vừa thông báo về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu do công ty phát hành từ 30/12/2016.

Theo đó, lô chứng khoán có mã HAGLBOND16.26 với hạn thanh toán theo lịch là 30/12/2022. Trong đó tiền gốc phải thanh toán là 881 tỷ đồng, tiền lãi hơn 140 tỷ đồng .

Tuy nhiên, công ty dự kiến sẽ rời lịch thanh toán vào quý II/2023 do nguồn tiền để thanh toán đến từ khoản nợ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico; HoSE: HNG) (hiện tại đã thỏa thuận lộ trình trả nợ giữa các bên) và thanh lý một số tài sản không sinh lợi của tập đoàn.

Trước đó vào tháng 9/2022, HAGL thông báo sẽ mua lại trước hạn trái phiếu công ty phát hành. Nguồn tiền dùng để mua lại lấy từ khoản thu nợ của HNG và tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo kế hoạch, doanh nghiệp của bầu Đức dự kiến sẽ mua lại 605 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu HAGLBOND16.26, thời gian dự kiến trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố thông tin (22/9).

Thông tin thêm về lô trái phiếu, lô trái phiếu HAGLBOND16.26 do HAGL phát hành ngày 30/12/2016, trái chủ của số trái phiếu trên là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Giá trị phát hành của lô trái phiếu là 6.600 tỷ đồng, hiện đang lưu hành 5.876 tỷ đồng, thời gian đáo hạn vào cuối năm 2026. Khoản vay này nhằm mục đích bổ sung vốn cho các dự án đầu tư và tái cấu trúc nợ vay của tập đoàn.

Cuối tháng 9, HNG đã hoàn tất trả nợ đợt 1 số tiền 600 tỷ đồng cho HAGL và chỉ còn nợ doanh nghiệp này 1.520 tỷ đồng. Bù lại, HNG sẽ nhận lại quyền sử dụng đất với diện tích 9.470 ha và các tài sản trên đất thuộc sở hữu công ty TNHH Hoàng Anh Andoung Meas.

Thông tin về các khoản vay, tính tới 30/9/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của HAGL tăng 4,1% so với đầu năm đạt 8.623 tỷ đồng và chiếm 44,6% tổng nguồn vốn. Trong đó, 2.743 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 5.880 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Cụ thể, công ty có dư nợ 5.271 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016, đáo hạn ngày 30/12/2026, tổ chức thu xếp vốn là BIDV và CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; 300 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 25/4/2012, đáo hạn ngày 18/6/2023 và đơn vị thu xếp là Công ty TNHH Chứng khoán ACB.

Về tình hình kinh doanh của công ty, trong thư gửi cổ đông, bầu Đức cho biết, lũy kế 11 tháng năm 2022, doanh thu thuần của HAGL đạt 4.100 tỷ đồng. Trong đó, ngành cây ăn trái đóng góp 2.132 tỷ đồng; ngành chăn nuôi đóng góp 1.349 tỷ đồng và ngành phụ trợ là 619 tỷ đồng.

Sản lượng tiêu thụ ngành chăn nuôi 11 tháng đạt 243.059 con heo thịt và 268.085 tấn cây ăn trái (151.053 tấn chuối xuất khẩu và 117.032 tấn chuối dùng cho sản xuất thức ăn gia súc). Khấu trừ các chi phí, HAGL báo lãi 1.115 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 99% kế hoạch lợi nhuận đề ra năm 2022.

Nguồn bài viết: Lý do Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức hoãn trả lãi trái phiếu

1 Likes

Quỹ ngoại từ Đức vừa gom 64,2 triệu cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai

## Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/1, cổ phiếu GEG giảm 3,12% xuống mức 15.500 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 2 triệu đơn vị.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chấp thuận kết quả phát hành 64,2 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức chuyển đổi riêng lẻ của Công ty CP Điện Gia Lai (Mã GEG - HOSE) cho quỹ Deutsche Investitions - Und (DEG) - định chế tài chính thuộc Ngân hàng Tái thiết CHLB Đức.

Số cổ phần ưu đãi có thời hạn 6 năm, hoàn tất chuyển nhượng sau hơn 1 năm thực hiện thẩm định và đàm phán giữa GEG và DEG. Số cổ phần này được phép chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau 24 tháng kể từ ngày phát hành, với giá chuyển đổi 32.000 đồng/cp, gấp 2 lần thị giá GEG hiện tại. Mức cổ tức ưu đãi áp dụng cố định 6%/năm bằng tiền mặt. Sau thương vụ, vốn điều lệ của GEG tăng từ 3.219 tỷ đồng lên 3.861 tỷ.

Trước DEG, JERA Asia Vietnam Holdings Pte. Ltd thuộc sở hữu của Tập đoàn JERA Nhật Bản (Jera Co.) đã hoàn tất nhận chuyển nhượng 113 triệu cổ phiếu - tương ứng 35,1% vốn của GEG từ Tổ chức Tài Chính Quốc Tế (IFC) và một cá nhân. Giá trị chuyển nhượng là 112 triệu USD - cao hơn 40% so với giá hiện hành của cổ phiếu GEG (15.600 đồng/cổ phiếu).

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/1, cổ phiếu GEG giảm 3,12% xuống mức 15.500 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 2 triệu đơn vị.


Diễn biến giá cổ phiếu GEG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Về kết quả kinh doanh, quý III/2022, Điện Gia Lai ghi nhận doanh thu khả quan, đạt hơn 521 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí giá vốn, nhà máy điện này có lãi gộp 220 tỷ đồng, tăng trưởng 21%, tương ứng biên lãi gộp ở mức 50%.

GEG cho biết, doanh nghiệp hiện đang vận hành và thi công 23 nhà máy năng lượng tái tạo đa dạng loại hình từ thủy điện, điện mặt trời, áp mái và điện gió tại 14 tỉnh, thành với tổng công suất 728MWp, đưa doanh thu bán điện trở thành nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp với tỷ trọng 92%.

Hoạt động tài chính đem lại cho GEG 175 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 10 lần so với quý III/2021, chủ yếu từ việc chuyển nhượng cổ phần. Tuy vậy, chi phí tài chính, phần lớn là lãi vay cũng tăng theo khá nhanh, lên gần 147 tỷ đồng, cho thấy áp lực trả nợ của GEG là tương đối lớn.

Bên cạnh đó, các chi phí vận hành như quản lý doanh nghiệp, bán hàng tăng không đáng kể. Đóng lại quý III, lợi nhuận sau thuế của GEG đạt 136 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp thông tin, lợi nhuận tăng trưởng là nhờ doanh thu bán điện tăng mạnh, do một số nhà máy điện gió mới đã đi vào vận hành thương mại từ quý IV/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, GEG ghi nhận doanh thu đạt gần 1.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 350 tỷ đồng, lần lượt tăng 70% và 66% so với cùng giai đoạn 2021. Như vậy, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch lợi nhuận, mặc dù còn 1 quý nữa trước mắt.

Tính đến hết tháng 9, tổng tài sản của GEG tăng 30% so với đầu năm, đạt 16.157 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở nhóm tài sản ngắn hạn (tăng 47%). Doanh nghiệp ghi nhận 650 tỷ đồng tiền “nhàn rỗi”, tăng gấp 2,6 lần.

Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả của GEG tại thời điểm chốt quý III là hơn 11.000 tỷ đồng, hầu hết là nợ ngắn hạn (7.700 tỷ đồng). Trong đó, khoản nợ lớn nhất là với Vietcombank - Chi nhánh Gia Lai (4.800 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm). Mặt khác, GEG đang có dư nợ trái phiếu gần 1.200 tỷ đồng.

1 Likes

Khối ngoại mua ròng khớp lệnh kỷ lục gần 32.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Khối ngoại mua ròng khớp lệnh kỷ lục gần 32.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2022, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh, khối ngoại mua ròng lên tới 31.944 tỷ đồng (~1,3 tỷ USD) - con số kỷ lục trong lịch sử hơn 22 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

VN-Index kết thúc năm 2022 đầy giông bão với mức giảm 32,78% so với đầu năm xuống còn 1.007,09 điểm. Dù không có nhiều biến động thuận lợi, song một trong những điểm sáng của năm qua đã được ghi nhận tại giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Tổng cộng cả năm 2022, khối ngoại mua ròng tới 29.262 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khoảng 1,2 tỷ USD chảy vào chứng khoán Việt.

Điều này thêm phần ấn tượng khi trước đó liên tiếp trong hai nắm 2020 và 2021, nhà đầu tư ngoại liên tục bán ròng tại thị trường Việt Nam với hơn 78.000 tỷ bị rút ra khỏi thị trường. Như vậy, tính chung lại từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam (từ đầu năm 2020), tổng lượng bán ròng của khối nhà đầu tư ngoại trên toàn thị trường thu hẹp về ngưỡng 48.800 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng khớp lệnh kỷ lục gần 32.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

Năm mua ròng kỷ lục trên kênh khớp lệnh

Trở lại với năm 2022, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh, khối ngoại mua ròng lên tới 31.944 tỷ đồng (~1,3 tỷ USD) - con số kỷ lục trong lịch sử hơn 22 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi lẽ năm 2018, dù nhà đầu tư ngoại chi mạnh gần 42.000 tỷ đồng mua ròng trên HoSE, nhưng chủ yếu đều nhờ các giao dịch thoả thuận “cứu cánh”, trong khi vẫn bán ròng khớp lệnh cả năm hơn 15.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, lượng mua ròng khớp lệnh của khối ngoại bất ngờ đột biến chỉ trong 2 tháng cuối năm 2022, khiến cán cân giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoại nghiêng hoàn toàn về bên mua. Riêng trong tháng 11/2022, nhà đầu tư ngoại lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu khi mua ròng kỷ lục 15.906 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh; sau đó tiếp diễn trong tháng 12 với 14.036 tỷ đồng mua ròng, động thái diễn ra ngay cả trong bối cảnh chỉ số giảm mạnh.

Trong đó, nổi bật là các quỹ ETF dần khẳng định vai trò dẫn dắt dòng vốn ngoại đổ vào TTCK Việt Nam. Fubon FTSE Vietnam ETF – thỏi nam châm hút tiền từ khu vực Đông Á hay bộ đôi DCVFM VNDiamond và DCVFM VN30 ETF đang được nhà đầu tư Thái Lan rất ưa thích là những ví dụ điển hình. Loạt quỹ ETF mới đã được cho ra mắt năm 2022 cũng cho thấy ETF là xu hướng tất yếu và nở rộ mạnh. Các sản phẩm mới mang đến thêm những lựa chọn với “khẩu vị” đa dạng qua đó góp phần thu hút không chỉ khối ngoại mà cả nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư chứng khoán Việt Nam ngày càng đông đảo.

Khối ngoại mua ròng khớp lệnh kỷ lục gần 32.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 2.

Xét về cổ phiếu cụ thể, trong số các mã chứng khoán được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong năm 2022, STB là cái tên dẫn đầu với giá trị đạt 4.590 tỷ đồng. Theo sau là chứng chỉ quỹ Diamond FUEVFVND với giá trị mua ròng đạt 3.897 tỷ đồng. Với lợi thế danh mục gồm nhiều cổ phiếu hết room, FUEVFVND luôn được nhiều quỹ ngoại ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên về thị giá, hai mã chứng khoán này trong năm 2022 diễn biến lại không mấy tích cực song vẫn thấp hơn mức giảm chung của toàn thị trường, STB giảm gần 29% sau 1 năm giao dịch trong khi FUEVFVND giảm hơn 25% để kết phiên cuối năm tại mức 22.400 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu DGC cũng được khối ngoại mua ròng hơn 3.144 tỷ đồng, tập trung phần lớn trên kênh khớp lệnh. Động thái gom ròng gần nhất được ghi nhận tại nhóm quỹ Dragon Capital khi mua ròng gần 8 triệu đơn vị chỉ trong tháng 12. Cổ phiếu này hiện đang giao dịch dưới mức 59…000 đồng/cổ phiếu, tăng 20% sau hơn một tháng nhưng vẫn thấp hơn 55% so với đỉnh đạt được vào giữa tháng 6 năm nay.

Top 10 cổ phiếu được khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm còn có sự hiện diện của “ông lớn” trong ngành ngân hàng là CTG (3.013 tỷ đồng) - trước đó vừa bị bán ròng gần 5.200 tỷ trong năm 2021. Cùng chung áp lực điều chỉnh, thị giá CTG từ đầu năm 2022 đến hết phiên 30/12 giảm 24% xuống mức 27.250 đồng/cp, song mức giá hiện tại đã phục hồi gần 40% so với đáy hồi tháng 10.

Bên cạnh đó, DPM và VHM cũng được khối ngoại mua ròng lần lượt 2.398 tỷ và 2.210 tỷ đồng trong cả năm 2022. Danh sách mua ròng nhiều nhất năm còn ghi nhận NLG của Nam Long được mua ròng 1.939 tỷ, Vinamilk (VNM) được mua ròng 1.916 tỷ, PVD được gom ròng 1.456 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng khớp lệnh kỷ lục gần 32.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 3.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng EIB dẫn đầu danh sách bán ròng khi bị khối ngoại bán ròng gần 5.000 tỷ đồng trong cả năm nay, hầu hết là bán thoả thuận, tập trung trong vài phiên cuối tháng 10. Cổ phiếu EIB trong năm qua ghi nhận đợt sóng tăng mạnh đầu quý 4, ngược dòng thị trường chung để lên đỉnh 42.000 đồng/cp phiên 27/10 trước khi quay đầu trượt dốc dài xuống đáy thấp kỷ lục trong lịch sử niêm yết trong nửa tháng sau đó. Đóng cửa năm, thị giá EIB hồi phục đôi chút lên 27.950 đồng/cp, thấp hơn 17% so với đầu năm.

Xếp thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại là mã ngành thép HPG với giá trị 4.194 tỷ đồng, mạch bán ròng tiếp nối từ năm 2021. Mặc dù có quãng mã này đã thu hút dòng tiền trở lại, song vẫn không đủ so với đà bán ra của nửa đầu năm. Thị giá HPG trong năm 2022 cũng không mấy khởi sắc khi liên tục dò đáy hàng chục tháng, kết phiên 30/12 đạt 18.000 đồng/cp, giảm gần 50% so với mức giá hồi đầu năm.

Danh sách bán ròng trong năm qua còn ghi nhận loạt cổ phiếu nhóm bất động sản - xây dựng như NVL (3.536 tỷ), VIC (2.934 tỷ), CII (905 tỷ), HPX (471 tỷ). Trong đó cổ phiếu NVL và HPX có năm giao dịch vô cùng bất lợi trước làn sóng “call margin” rộng đẩy thị giá rơi xuống mức thấp chưa từng thấy, thậm chí HPX dưới ngưỡng “trà đá” 5.000 đồng/cp.

Đà mua có thể kéo tới 2023?

Chia sẻ với chúng tôi về động lực mua ròng của khối ngpại, ông Thái Hữu Công, Chuyên viên phân tích Chứng khoán KBSV chỉ ra rằng các nhà đầu tư khối ngoại thường là các tổ chức với nguồn vốn dồi dào và tầm nhìn đầu tư dài hạn. Việc họ đẩy mạnh đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua là do định giá thị trường đã về mức hợp lý với chiến lược đầu tư cũng như tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai.

Tuy nhiên, về sát cuối năm, dòng vốn ngoại chảy vào thị trường có phần hạ nhiệt. Tuy nhiên, vị chuyên gia đến từ KBSV đánh giá điều này sẽ không có nhiều tác động tiêu cực lên thị trường. Xu hướng của khối ngoại trong đầu năm 2023 tới đây sẽ phụ thuộc nhiều vào việc liệu các nền kinh tế lớn trên thế giới có rơi vào suy thoái hay không, sức chống chịu của Việt Nam trước tác động tiêu cực các yếu tố vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tỷ giá,…) như thế nào và tình hình tài chính cũng như triển vọng kinh doanh riêng của từng doanh nghiệp.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 3/1

=> DOANH NGHIỆP

  1. FMC: Doanh thu Sao Ta đạt mức cao nhất một thập kỷ

  2. Viettel lãi 43.100 tỷ trong năm 2022, đã chuyển về nước gần 70% số tiền đầu tư nước ngoài

  3. Sông Đà 1.01 (SJC) thay máu HĐQT và Ban Kiểm soát

  4. Nam Long (NLG) thu lớn từ chuyển nhượng trước thềm chốt sổ năm tài chính 2022

  5. HBC: Nợ vay của HBC đã tăng mạnh trước khi lùm xùm về khả năng “thâu tóm” diễn ra

  6. HBC: Ông Lê Viết Hải cho biết một vài cá nhân mà chủ yếu là những người không phải cổ đông của Xây dựng Hoà Bình đang thực hiện các hành vi sai trái không chỉ nhằm bôi nhọ uy tín, danh dự của ông mà còn nhằm mục đích chiếm quyền quản lý công ty và không loại trừ động cơ tiếp tay cho các thế lực nhằm thâu tóm công ty.

_

  1. GVR: Cao su Việt Lào hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

😎 VC2: Bị phạt 245 triệu đồng

  1. THD: Thaiholdings có tổng giám đốc mới

  2. NLG: Hoàn tất chuyển nhượng 25% vốn tại Paragon Đại Phước

  3. HBC: Điều gì đang xảy ra ở ‘đế chế’ Xây dựng Hòa Bình?

  4. HPG: Hòa Phát sản xuất thành công thép thanh vằn đóng cuộn theo tiêu chuẩn Anh

  5. Sau dấu mốc doanh số quốc tế 1 tỷ USD, FPT tiếp tục cán mốc 60.000 nhân sự

  6. VTR: Vietravel Airlines thua lỗ, Vietravel lợi nhuận âm hơn 100 tỷ đồng

  7. PVP: Cổ phiếu PVP chính thức được chấp thuận niêm yết trên sàn HOSE

  8. MWG: Một công ty con của Thế giới Di động bị hủy tư cách công ty đại chúng

  9. Dệt NTT bị xử phạt thuế hơn 4,5 tỷ đồng - vượt cả lợi nhuận 9 tháng

  10. Sợi Phú Bài (SPB) bị Hải quan Thừa Thiên Huế xử phạt

  11. Dược Cửu Long vượt ngưỡng doanh thu 1.000 tỷ

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. GEX: Muốn tăng sở hữu tại công ty mẹ của Viglacera

  2. MWG: Dragon Caiptal bán 6,6 triệu cổ phiếu Thế Giới Di Động

_

  1. HAG: Không thể thanh toán gốc và lãi trái phiếu lên tới 1.021,3 tỷ đồng vào ngày 30/12/2022

  2. HAG: Nguồn tiền bị ảnh hưởng từ khoản nợ của HAGL Agrico, doanh nghiệp của bầu Đức đã thông báo xin hoãn trả tiền gốc và lãi trái phiếu sang quý II/2023.

_

=> CỔ TỨC

  1. FOX: Sắp chi gần 330 tỷ đồng trả cổ tức đợt 1/2022

  2. Becamex IJC sắp phát hành gần 35 triệu cổ phiếu trả cổ tức

  3. Kinh Bắc sắp nhận gần 1.200 tỷ đồng cổ tức từ công ty con

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng ngập sắc xanh phiên giao dịch đầu năm 2023, BID dẫn dắt chỉ số với tỷ lệ tăng 6,7%

  • Tâm lý hưng phấn chiều nay còn dâng cao hơn buổi sáng. Dù về mặt thanh khoản, giao dịch phiên chiều không tăng, nhưng một phần do có quá nhiều cổ phiếu “trắng bên bán”, một phần do người cầm cổ không chịu “nhả” hàng, khiến giá tăng nóng đồng loạt.

  • Thanh khoản HOSE đạt 9.249 tỷ đồng

  • Như vậy thanh khoản khá cạn trong buổi chiều không xuất phát từ dòng tiền yếu, mà đúng hơn là có tiền cũng không mua được. Nhiều mã siêu thanh khoản như HPG, SSI, VND dư mua còn rất lớn. Nếu vẫn còn lượng bán ra thì giá trị giao dịch hôm nay sẽ còn tăng nữa.

  • Đóng cửa, VN-Index tăng 36,81 điểm (3,66%) lên 1.043,9 điểm, HNX-Index tăng 7,26 điểm (3,53%) đạt 212,56 điểm. Mức tăng gần 37 điểm giúp chỉ số chính lập kỷ lục khi là phiên đầu năm tăng điểm tốt nhất trong hơn 22 năm hoạt động.

  • VN30-Index thậm chí tăng tới 42 điểm (4,18%)

  • Khối ngoại mua ròng gần 300 tỷ đồng trong ngày giao dịch đầu năm, gom mạnh HPG

  • Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 7 liên tục, tập trung HPG, VNM

  • Phiên 3/1: Tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng trên HoSE, phần lớn qua thỏa thuận

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Khi “cá mập” Việt Vingroup, Masan, Thaco… tích lũy đủ nguồn lực: DN Việt dẫn dắt cuộc chơi chính trên thị trường M&A 2022

  2. Vinhomes, Nam Long, Khang Điền,… triển vọng tích cực năm 2023 khi thị trường tiếp tục ảm đạm

  3. Xu hướng ETF bùng nổ tại Việt Nam: Tổng quy mô danh mục 3,3 tỷ USD, mua ròng hơn 1,1 tỷ USD cổ phiếu trong năm 2022

  4. Fubon FTSE Vietnam ETF gom mạnh cổ phiếu Việt, tập trung HPG

  5. VNDirect chỉ ra thế khó của ngành cảng, vận tải biển trong năm 2023

  6. Kết thúc năm 2022, hầu hết các cổ phiếu nhóm chứng khoán vẫn giảm trên 50%, thậm chí một vài cái tên còn mất hơn 70% thị giá. Vốn hóa thị trường cũng theo đó “bốc hơi” hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Từ đỉnh cao với 4 cái tên trong danh sách 10 tỷ USD vốn hóa, nhóm các CTCK kết thúc năm 2022 chỉ còn duy nhất một đại diện và cũng đang ngấp nghé ngưỡng bị “rớt đài”.

  7. L14/THD: Hai cổ phiếu từng đắt đỏ nhất sàn chứng khoán và cú trượt sâu trong năm 2022

  8. Dự báo triển vọng 2023 của Vinhomes, Nam Long, Khang Điền

  9. Top10 tăng/giảm giá quý IV/2022: Cổ phiếu bất động sản chiếm sóng top giảm mạnh trên HOSE và HNX

  10. SSI Research: KDH sẽ bị loại khỏi nhóm VN30, BCM thay thế

  11. Từ nội chiến HBC, nhìn lại cuộc tranh chấp ‘vương quyền’ tại Coteccons

  12. 4 cổ phiếu sắp lên sàn chứng khoán trong tuần này 2 - 6/1/2023

_

  1. NHNN tiếp tục hút tiền từ kênh tín phiếu trong tuần cuối năm, lãi suất liên ngân hàng giảm về dưới 3%

  2. Ngân hàng 2022: Nới room tín dụng trước giờ G, “tuýt còi” lãi suất, kiểm soát đặc biệt ngân hàng sau “cú sốc” trái phiếu

  3. Những yếu tố giúp thu ngân sách năm 2022 vượt 27,8% dự toán

_

=> VIỆT NAM

  1. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,72 triệu tấn, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021

  2. Giá gạo ở mức cao, xuất khẩu có nhiều cơ hội đột phá trong năm 2023

  3. Sau gần 3 năm kiên trì với chính sách “Zero-COVID”, Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiểm dịch, đồng thời sẽ mở cửa lại biên giới vào ngày 8/1/2023. Ngành chăn nuôi của Việt Nam có liên hệ khá mật thiết với sự kiện mở cửa trở lại của Trung Quốc, do đó động thái này tạo ra những kỳ vọng mới cho doanh nghiệp chăn nuôi, nhưng đi kèm đó vẫn còn những nỗi lo, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có khả năng rơi vào suy thoái do giá hàng hóa tăng và lạm phát cao.

  4. Việt Nam cảnh báo có thể dừng nhập trâu bò từ Lào, Campuchia, Thái Lan

  5. Thanh Hóa: Mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng 17% trong năm 2023

  6. Một công ty của Anh vừa hoàn tất thâu tóm Coca-Cola Việt Nam

  7. CPI cả năm 2022 tăng 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

  8. PMI tháng 12 giảm còn 46,4 điểm, tương đương giai đoạn 2012 - 2013

  9. Bắc Giang đón hai dự án 760 triệu USD từ nhà đầu tư Trung Quốc, Singapore

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, VN-Index nổi bật nhất khu vực với mức tăng 3,66%

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch khởi sắc, STOXX 600 đại diện 600 công ty của Châu Âu tăng 1%

  3. Đà suy giảm hoạt động sản xuất ở khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) có thể đã vượt qua điểm trũng nhất khi các chuỗi cung ứng bắt đầu phục hồi và sức ép lạm phát dịu lại, theo dữ liệu mới nhất của S&P Global.

  4. Cổ phiếu công nghệ trượt dài trong năm 2022, không còn là ‘con cưng’ của chứng khoán Mỹ

  5. Kinh tế Trung Quốc phục hồi chật vật sau khi bỏ kiểm soát COVID-19

  6. Theo nhà phân tích Leon Li tại CMC Markets (Trung Quốc), thị trường không thể kỳ vọng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh sau ba năm thực hiện chính sách kiểm soát dịch nghiêm ngặt, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp tăng, tỷ lệ tiết kiệm xã hội tăng và số ca mắc và tử vong do COVID-19 tăng mạnh trong những tháng gần đây.

  7. BoJ xem xét nâng dự báo lạm phát

  8. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng tăng cao

  9. Tổng cộng thị trường chứng khoán châu Á đã sụt giảm gần 5.000 tỷ USD vốn hóa trong năm ngoái. 2022 cũng là năm tồi tệ nhất kể từ 2008. Tuy nhiên, theo Bloomberg, có nhiều lý do để kỳ vọng chứng khoán châu Á sẽ hồi phục trong năm 2023.

  10. Kinh tế Anh có nguy cơ suy thoái nặng nề nhất trong Nhóm G7

  11. Nhật Bản già, Ấn Độ trẻ và những thách thức với thế giới 8 tỷ dân

  12. Tesla báo cáo lượng giao xe đạt kỷ lục quý IV/2022

  13. Hàn Quốc đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng

  14. Top 100 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2022: Phần lớn đến từ Mỹ, nhóm doanh nghiệp công nghệ vẫn đứng đầu

  15. Financial Times: EU muốn tặng vắc xin ngừa COVID để giúp Trung Quốc khống chế dịch

  16. Elon Musk trở thành người đầu tiên mất 200 tỷ USD

  17. Năm 2022 đi vào lịch sử với những biến động kỳ dị trên toàn bộ các thị trường

  18. Chiến sự Ukraine đã phá hủy mô hình kinh doanh của Nga như thế nào?

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Binance mua lại sàn giao dịch của Hàn Quốc

  2. Số lượng ATM tiền điện tử của Úc tăng bất chấp các quy định thắt chặt

  3. Các tập đoàn tài chính Hồng Kông chuẩn bị dịch vụ crypto cho các thương nhân bán lẻ

  4. Vương Quốc Anh miễn thuế crypto cho người nước ngoài

  5. Ý bắt đầu truy thu thuế 26% lên tài sản crypto

  6. Nhà phát triển BTC kỳ cựu Luke Dashjr bị hack ví, mất 3,3 triệu USD BTC

  7. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên trên 16.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã rung lắc và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Mỹ sẽ tiếp nhận dầu thô từ Venezuela lần đầu tiên sau 4 năm

  2. Đức đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga qua đường ống kể từ ngày 1/1, theo cam kết đã đưa ra trước đó, dù lệnh cấm vận dầu của EU loại trừ việc nhập khẩu dầu từ Nga qua đường ống.

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,37 USD (-0,46%), xuống 79,89 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,49 USD (-0,57%), xuống 85,42 USD/thùng.

_

  1. 2022 là năm đồng USD có hiệu suất tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 2015.

  2. Cú ngoặt chính sách của BOJ khiến đồng yên Nhật tăng mạnh sau nhiều tháng bị bán tháo

  3. Giới chuyên gia phân tích cho hay đồng yen dự kiến sẽ tăng giá vào năm 2023 trong một đợt phục hồi mạnh từ khi đồng nội tệ của Nhật Bản lao dốc xuống mức thấp nhất trong 32 năm so với đồng USD.

  4. Giá vàng châu Á tăng 1% lên mức cao nhất của 6 tháng trong phiên 3/1 nhờ hoạt động mua bán kỹ thuật, trong khi đó nhà đầu tư chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để tìm kiếm manh mối về lộ trình tăng lãi suất.

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối cùng của năm 2022 tại Mỹ tăng 9,1 USD lên 1.824,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vọt lên 1.850 USD, nhưng cũng đã lùi dần về quanh 1.840 USD/ounce và rung lắc.

_

  1. Dự báo nhu cầu thép được dự báo sẽ tăng 2,2% so với năm 2022 lên 1,88 tỷ tấn. Các biện pháp kích thích ở Trung Quốc được đưa ra vào năm 2022 có khả năng hỗ trợ nhu cầu thép tăng trưởng tích cực trong năm 2023. Tuy nhiên, Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) dự báo rằng mùa đông đến ở Trung Quốc và số ca nhiễm COVID-19 gia tăng có thể sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu thép của nước này trong thời gian tới.

  2. Trong năm 2022, giá ngô đã tăng gần 14,4%, lúa mì cuối năm gần như đi ngang so với đầu năm mặc dù trong năm biến động rất mạnh, trong khi đó đậu tương tăng 13,8%.

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,690 đồng

Bảng Anh 28,507 đồng

EUR 25,555 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Tổ chức trong nước mua ròng mua ròng khớp lệnh gần 1.500 tỷ đồng tháng 12, tập trung gom VPB, MBB song xả mạnh nhất TPB

## Trong tháng 11, bên cạnh động thái liên tục mua ròng của khối ngoại, tổ chức trong nước là một trong ba bên xuống tiền nâng đỡ chỉ số. Về giá trị, họ mua ròng 634 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ gom ròng 1.492 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 12, VN-Index dừng tại mốc 1.007,09 điểm, giảm 41,33 điểm, tương đương giảm 3,94% so với tháng liền trước.

Mặc dù dòng tiền thận trọng hơn trong các phiên giao dịch cuối năm, tính chung cả tháng thanh khoản tăng 22,32% so với tháng 11, tăng 13,1% so với thanh khoản trung bình 5 tháng nhưng giảm 26,5% so với trung bình 20 tháng gần đây.

Trong tháng 12, nhóm ô tô và phụ tùng, du lịch và giải trí tăng mạnh nhất trong khi cổ phiếu bất động sản, chứng khoán giảm mạnh nhất. Tính từ đầu năm các ngành truyền thông, chứng khoán, thép, bất động sản nằm trong top giảm điểm trên 50%.

Tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất cổ phiếu ngân hàng

Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì mua ròng của các tổ chức trong nước chiếm ưu thế khi diễn ra ở 13/18 nhóm ngành.

Trong đó cổ phiếu ngân hàng vươn lên trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền của các tổ chức nội với quy mô đạt 769 tỷ đồng. Lực cầu từ tổ chức trong nước cũng lan tỏa sang nhóm chứng khoán, bán lẻ với giá trị vào ròng lần lượt là 303 tỷ đồng và 315 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động giải ngân mạnh mẽ của tổ chức nội cũng được chứng kiến ở nhóm dầu khí (174 tỷ đồng), công nghệ thông tin (152 tỷ đồng), hóa chất (149 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (130 tỷ đồng), thép (112 tỷ đồng), ….

Ở chiều ngược lại, NĐT tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất cổ phiếu nhóm bất động sản với 495 tỷ đồng, quy mô giảm gần một nửa so với tháng trước đó. Trong tháng 12, ngành địa ốc vẫn là tâm điểm bán ròng của các tổ chức nội trong bối cảnh ngành này diễn biến phân hóa.

Áp lực bán giải chấp ở nhiều cổ phiếu trong ngành như PDR, NVL, DIG, CEO, L14, … nhìn chung đã hạ nhiệt tuy nhiên sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế. Tính từ đầu năm, cổ phiếu địa ốc giảm mạnh thứ hai trên thị trường với tỷ lệ mất giá gần 51%.

Nhóm ngành còn lại chịu áp lực bán ròng là thực phẩm & đồ uống (113 tỷ đồng), du lịch & giải trí (51 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (50 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (7 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Cổ phiếu nào được mua/bán ròng mạnh nhất?

Giao dịch lớn của tổ chức trong nước tuần chủ yếu tập trung ở loạt bluechips trong rổ VN30, cụ thể là nhóm ngân hàng. Trong top 5 mã được mua ròng nhiều nhất tháng 12, có tới 4 đại diện đến từ nhóm ngân hàng. Cụ thể, cổ phiếu VPB của VPBank dẫn đầu với giá trị mua ròng lớn nhất lên tới 371,5 tỷ đồng.

Cùng chiều, một số đại diện khác của các nhà băng nằm trong danh mục giải ngân như MBB (308,4 tỷ đồng), STB (263,7 tỷ đồng), TCB (258,6 tỷ đồng).

Mã cuối cùng trong top 5 gom ròng là MWG của Thế giới Di động với quy mô 286,3 tỷ đồng.

Liên quan đến giao dịch cổ phiếu MWG, vừa qua nhóm quỹ Dragon Capital đã bán 6,65 triệu cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động trong phiên giao dịch ngày 26/12.

Quỹ thành viên Amersham Industries Limited bán 3 triệu đơn vị, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán 1,5 triệu đơn vị, KB Vietnam Focus Balanced Fund bán 150.000 đơn vị, Norges Bank bán 1 triệu đơn vị và Vietnam Enterprise Investments Limited bán 1 triệu đơn vị.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu MWG mà nhóm quỹ Dragon Capital nắm giữ giảm từ 148,1 triệu đơn vị xuống 141,45 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 10,12% xuống 9,66%. Tạm tính theo giá kết phiên 26/12 là 42.600 đồng/cp, ước tính Dragon Capital thu về số tiền hơn 283 tỷ đồng sau khi thực hiện giao dịch trên.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu TPB của TPBank chịu áp lực rút vốn mạnh nhất với giá trị xả ròng 888,3 tỷ đồng. Giao dịch của tổ chức nội đối ứng với lực cầu của các NĐT cá nhân (868,2 tỷ đồng) và tự doanh (22,6 tỷ đồng).

Ở nhóm ngân hàng, cổ phiếu TPB là mã giảm sâu nhất năm qua khi thị giá bốc hơi gần một nửa, từ 41.050 đồng/cp xuống 21.400 đồng/cp.

Theo dõi giao dịch của tổ chức trong nước, dòng tiền tiếp tục rút khỏi các cổ phiếu bất động sản như VIC và SZC với giá trị rút ròng lần lượt là 569,7 tỷ và 94,6 tỷ đồng. Giao dịch bán ròng còn được chứng kiến ở SBT (244,1 tỷ đồng) và GEX (165,9 tỷ đồng).

Nguồn bài viết: Tổ chức trong nước mua ròng mua ròng khớp lệnh gần 1.500 tỷ đồng tháng 12, tập trung gom VPB, MBB song xả mạnh nhất TPB

1 Likes