Chứng sỹ săn tin!

TPS: Nếu các khó khăn vĩ mô thuyên giảm, VN-Index có thể hướng tới vùng 1,373-1,436 trong năm 2023

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn tích sản hấp dẫn với lần thứ 5 trong lịch sử. TPS nhận định vĩ mô Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn ổn định và triển vọng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong 3-5 năm tới là tích cực. Vì vậy, đây được xem là cơ hội thích hợp cho những nhà đầu tư dài hạn.

Trong báo cáo chiến lược năm 2023, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đánh giá chỉ số chung đang vận động kém hơn hiệu suất lịch sử. Thời điểm cuối năm 2022, VN-Index đang giao dịch tại mức P/E 11 lần, cách 2 lần độ lệch chuẩn so với trung bình 5 năm gần nhất.

Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn tích sản hấp dẫn với lần thứ 5 trong lịch sử. TPS nhận định vĩ mô Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn ổn định và triển vọng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong 3-5 năm tới là tích cực. Giai đoạn điều chỉnh mạnh này của thị trường chính là dấu chấm hết cho chu kỳ tiền rẻ trước đó, để mở ra giai đoạn mới với động lực tăng bền vững hơn từ tăng trưởng nội tại của từng doanh nghiệp. Vì vậy, đây được xem là cơ hội thích hợp cho những nhà đầu tư dài hạn.

Nguồn: TPS

Dẫn đầu về tiềm năng tăng trưởng EPS, định giá của thị trường Việt Nam vẫn chưa tương xứng với quy mô khu vực. So với nhóm các nước ASEAN, định giá của Việt Nam cũng nằm ở mức thấp nhất khu vực, nhưng lại đem lại dư địa tăng trưởng EPS lớn nhất và mức ROE đầy triển vọng.

Về triển vọng năm 2023, kịch bản cơ sở của TPS dự báo VN-Index sẽ giao động trong khoảng từ 1,150-1,210 điểm, tương ứng mức tăng trưởng thận trọng 5% cho cả năm.

Dưới góc nhìn lạc quan hơn, TPS kỳ vọng các khó khăn về vĩ mô sẽ thuyên giảm dần, tạo cơ sở cho các ngân hàng trung ương thế giới nâng lãi suất với tốc độ chậm lại và nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ. Qua đó kích thích hoạt động tiêu dùng tăng trưởng trở lại, tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Theo kịch bản khả quan, mức tăng trưởng toàn thị trường từ 10-15% sẽ dẫn dắt VN-Index đến vùng 1,373-1,436.

TPS đánh giá nhìn xa hơn, động lực hỗ trợ thị trường vẫn còn nguyên vẹn. Về điều kiện vĩ mô thế giới, lạm phát Mỹ có dấu hiệu tạo đỉnh giúp chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ nhẹ tay hơn. Trung Quốc dỡ bỏ chính sách Zero-COVID sẽ giúp nối lại chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần hạ nhiệt lạm phát.

Ở trong nước, Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp được xem xét gia hạn một số quy định sẽ giúp thị trường có thời gian thích ứng và giảm rủi ro vỡ nợ TPDN. Chính sách nới room tín dụng và hỗ trợ thị trường bất động sản sẽ cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường bất động sản, giúp vực dậy thị trường sau giai đoạn biến động trước đó.

Kế hoạch gia tăng đầu tư công cũng sẽ tác động tích cực tới thị trường. Dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 là 726,684 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2022. Đầu tư công mang tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành. Trong đó, nhóm hưởng lợi trực tiếp là xây dựng hạ tầng và vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, Luật Chứng khoán mới đã có hiệu lực và hệ thống công nghệ thông tin mới của HOSE được đưa vào vận hành sẽ giúp triển vọng nâng hạng thị trường vào FTSE 2023 trở nên thực tế hơn. Đây là cơ sở để thu hút thêm dòng tiền khối ngoại vào thị trường.

Song song đó, dòng tiền ngoại từ ETFs là động lực cho thị trường. Tính đến ngày 14/12/2022, lượng tiền huy động của Fubon FTSE mới chỉ đạt 2.1 tỷ TWD, đồng nghĩa dư địa còn gần 3 tỷ TWD để đạt được mục tiêu 5 tỷ TWD. Thêm vào đó, ngày chuyển đổi chỉ số cơ sở của VNM ETF sẽ có hiệu lực dự kiến vào 17/03/2023. Dự kiến có khoảng 100 triệu USD đổ vào thị trường Việt Nam nhờ việc này.

1 Likes

TS Đinh Thế Hiển: Lãi suất 2023 hạ nhiệt quý 1, ổn định quý 2, hấp dẫn quý 3

Tại buổi toạ đàm “Dự báo Kinh tế - Vượt ‘cơn gió ngược’ 2023” tổ chức ngày 27/12, TS Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế cho rằng áp lực lãi suất sẽ giảm bớt trong năm 2023, và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần cùng lãi suất hấp dẫn trong quý 3.

Cụ thể, vị chuyên gia cho biết dự báo từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2023 đạt đâu đó khoảng 6% hoặc 7%, và đi ngang trong năm 2024. Trong đó, xuất nhập khẩu sẽ không đóng góp gì nhiều vào GDP, chỉ ngang bằng và không đạt thực dương.

TS Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế tại buổi tọa đàm

Dự báo của các tổ chức tài chính thế giới cũng cho nhận định tương tự như WB. Tuy nhiên, TS Hiển nhận định đây vẫn là mức tăng trưởng tốt so với khu vực, khi ASEAn được dự báo chỉ là 4.9%, vùng châu Á Thái Bình Dương đạt 4.6%, và thế giới là 2%. GDP do Quốc hội phê duyệt trong năm 2023 cũng gần ngang bằng ở mức khoảng 6.5%.

Về khó khăn và thuận lợi trong thời gian tới, ông Hiển cho biết các tổ chức tài chính toàn cầu cũng như chuyên gia tại Việt Nam nhận định khó khăn sẽ không đến từ nội tại quốc gia mà từ yếu tố bên ngoài. Như WB nhận định 2 động lực của Việt Nam gồm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa đều chững lại do lạm phát toàn cầu cùng suy giảm kinh tế từ các đối tác thương mại. Trong khi đó, IMF cho rằng yếu tố nghịch đối với kinh tế Việt Nam năm 2023 gồm cầu bên ngoài chậm lại khiến động lực xuất khẩu suy yếu, và do điều kiện tài chính thắt chặt hơn.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn có những thuận lợi nhất định. TS Hiển cho biết theo quan sát từ tháng 9 đến tháng 12/2022, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dần kiểm soát được các khó khăn hiện hữu như lãi suất, tín dụng… Việt Nam ổn định được hệ thống tài chính, kiểm soát tỷ giá và lạm phát, qua đó ổn định tình hình kinh tế tài chính vĩ mô để giúp doanh nghiệp phát triển và thu hút vốn đầu tư FDI.

“Trong bối cảnh không ai nghĩ rằng tỷ giá sẽ giảm, thì chính sách từ Nhà nước đã giúp tỷ giá hạ nhiệt. Đây là điều cho chúng ta dự báo rằng trong quý 1, quý 2/2023 chúng ta sẽ ổn định được kinh tế vĩ mô” – trích lời vị chuyên gia.

Bên cạnh đó, TS Hiển cho biết Nhà nước đã kiểm soát và giải quyết gốc rễ việc cung ứng vốn dưới chuẩn và đầu cơ bất động sản tại Việt Nam, qua đó từng bước đưa thị trường về sự thiết thực và ổn định. Điều này sẽ hỗ trợ cung ứng vốn cho nền kinh tế và các công ty SXKD, trở thành động lực quan trọng để kinh tế nội địa phát triển.

Với những diễn biến trên, TS Hiển dự báo năm 2023 sẽ đi ngược với 2022. Trong đó lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý 1, trở về ổn định vào quý 2, qua đó giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được nguồn tín dụng ổn định với lãi suất hấp dẫn vào quý 3. Về xuất khẩu, khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 1 và quý 2, phục hồi vào quý 3. Nền kinh tế nội địa về cơ bản cũng sẽ ổn định hơn trong quý 3 nhờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ.

Riêng thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhẹ từ quý 4/2023, tập trung ở khu vực đô thị, quanh khu công nghiệp và hạ tầng tại các khu vực đang được đầu tư mạnh.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 28/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. NVL: Có 32.000 tỉ đồng gửi ngân hàng nhưng không thể dùng để trả nợ

  2. GVR: Rất ngờ điều chỉnh giảm 24% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 vào phút chót

  3. KBC nhất trí thông qua phương án mua lại 100 triệu cổ phiếu, tương ứng 13% số lượng cổ phiếu đang lưu hành như vậy VĐL sẽ giảm 1000 tỷ đồng

  4. KBC: CEO Nguyễn Thị Thu Hương: Kinh Bắc đang ấp ủ siêu dự án 5 tỷ USD

  5. AGM: Một tháng sau khi nộp đơn từ chức, hai lãnh đạo Angimex bất ngờ rút đơn ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

_

  1. GCF: Tăng gấp đôi sau một tuần chào sàn, cổ phiếu của “vua” nha đam bất ngờ quay đầu giảm sốc

  2. LDG góp thêm 100 tỷ đồng vào công ty con

😎 HHV: Sắp khởi công gói thầu 3.800 tỷ đồng thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

  1. TNS: Dự kiến lỗ trong quý 4, lên kế hoạch có lãi năm 2023

  2. Đất Xanh Services (DXS) muốn chuyển nhượng 16% cổ phần công ty con cho đối tác tiềm năng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. Vietravel đã nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ và chào bán riêng lẻ

  2. CX8: Sau pha “quay xe” không huỷ niêm yết, một doanh nghiệp bất động sản bất ngờ muốn chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá gấp đôi thị giá

_

=> CỔ TỨC

  1. PNJ sắp chi gần 150 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022, gia đình chủ tịch dự kiến nhận về hơn 16 tỷ đồng

  2. Sớm vượt 83% kế hoạch lợi nhuận, DAP VINACHEM (DDV) sắp chi tạm ứng cổ tức bằng tiền

  3. Lãi lớn, Hoá chất Việt Trì (HVT) chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thanh khoản thấp kỷ lục, tiền vẫn chạy loanh quanh cổ phiếu tài chính, bất động sản

  • Nhóm ngân hàng quốc doanh kéo chỉ số, LPB tăng kịch trần

  • Sau phiên căng thẳng cung cầu với hàng chục cổ phiếu dư mua giá trần hôm qua, thị trường đã dễ mua bán hơn trong phiên hôm nay, nhưng càng làm nổi bật sự co lại phòng thủ của dòng tiền. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết chỉ còn hơn 7 ngàn tỷ đồng, mức thấp kỷ lục của năm 2022, bất chấp khối ngoại vẫn giải ngân khá ổn định.

  • Thị trường điều chỉnh nhẹ đầu ngày, VN-Index lùi lại kiểm định mốc 1.000 điểm, nhưng nhóm blue-chips nhanh chóng phục hồi và tiếp tục làm trụ đỡ cho chỉ số. Kết phiên VN-Index tăng 11,09 điểm tương đương 1,1%, ghi nhận phiên phục hồi thứ hai liên tiếp.

  • Đây là phiên thứ 5 liên tiếp mức thanh khoản khớp lệnh xuống dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Tổng giao dịch được bù lại phần nào bằng thỏa thuận, riêng HoSE tới 4.235,5 tỷ đồng. Tuy vậy giao dịch thỏa thuận là các thương vụ đơn lẻ và không liên quan đến cung cầu tác động tới giá cổ phiếu hàng ngày.

  • Phiên 28/12: Khối ngoại mua ròng hơn 335 tỷ đồng, tâm điểm STB, SAB

  • Phiên 28/12: Tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng hơn 430 tỷ đồng, tập trung xả ròng VPB với 336 tỷ đồng

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Chưa vào mùa báo cáo tài chính, nhiều “đại gia” trên sàn chứng khoán đã báo lãi quý 4 giảm mạnh, thậm chí lỗ nặng

  2. Tập trung rà soát Luật Chứng khoán, triển khai dự án KRX trong năm 2023

  3. Vốn hóa thị trường chứng khoán giảm 32% so với đầu năm 2022

  4. 9 tháng không thanh khoản, cổ “họ” FLC vào diện kiểm soát

  5. Cú sốc thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các vụ án hình sự lọt Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2022

_

  1. Gói hỗ trợ lãi suất 2% và nghịch lý “có tiền nhưng khó tiêu”

  2. MSB giảm lãi suất cho vay

  3. Phó Thống đốc NHNN: Dùng trái phiếu doanh nghiệp làm TSBĐ là không phù hợp

  4. Thanh khoản ngân hàng “dư thừa” trong những ngày cuối năm 2022

  5. Thủ tướng: Bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống và thanh khoản ngân hàng thông suốt trong mọi tình huống

_

=> VIỆT NAM

  1. Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 1/2023

  2. Trong năm 2022, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới.

  3. Xuất khẩu tôm đạt khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021

  4. Ngành thủy sản đặt kế hoạch đi lùi, dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD trong năm 2023 vì lường trước được những khó khăn của nền kinh tế và ngành đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2022.

  5. Bộ trưởng Tài chính: Áp lực giải ngân đầu tư công là rất lớn

  6. Đón thời cơ Trung Quốc mở cửa biên giới

  7. Vietnam Airlines dẫn đầu số chuyến bay, Bamboo Airways đúng giờ nhất 11 tháng

  8. Philippines áp thuế chống bán phá giá 11 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam

  9. Cao tốc 30.000 tỷ do liên danh Vingroup - Techcombank kêu khó khăn vì thiếu vốn, nhà đầu tư chỉ thu xếp được 16.000 tỷ

  10. Sau Foxconn, thêm một nhà cung cấp Apple muốn xây nhà máy ở miền Bắc Việt Nam để sản xuất MacBook

  11. Đầu tư 6.800 tỷ đồng xây dựng tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

  12. Thị trường TMĐT Việt Nam 2022: Shopee dẫn đầu với doanh số 91.000 tỷ đồng sau 11 tháng, TikTok Shop trỗi dậy ở giai đoạn cuối năm

  13. Giá cước vận tải giảm 80% sau 1 năm: Lợi nhuận nhóm vận tải biển chuẩn bị “quay đầu”

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, KOSPI của Hàn Quốc nổi bật với mức giảm 2,24%

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch trong sắc xanh

  3. Thị trường chứng khoán Mỹ chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba (27/12) trong trạng thái không đồng nhất của các chỉ số, với Dow Jones tăng nhẹ nhưng S&P 500 và Nasdaq tụt giảm.

  4. Năm 2022 chỉ còn lại 3 ngày giao dịch, và chứng khoán Mỹ đang trên đà hoàn tất năm tồi tệ nhất kể từ 2008. Trong đó, mức giảm tệ nhất thuộc về Nasaq, chỉ số đã “bốc hơi” 33,8% từ đầu năm, trong bối cảnh nhà đầu tư dịch chuyển khỏi các cổ phiếu tăng trưởng vì mối lo suy thoái kinh tế. Dow Jones và S&P 500 đã giảm tương ứng 8,5% và 19,7%.

  5. Sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại đại dịch Covid-19, thị trường châu Á năm 2022 lại phải đối mặt với một bối cảnh chưa từng thấy, trong đó bị chi phối bởi lạm phát cao lịch sử và động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương…

  6. Sau 3 năm ‘ngủ đông’, Trung Quốc mở cửa du lịch quốc tế từ 8/1/2023

  7. Châu Âu đau đầu với bài toán năng lượng

  8. Bắc Kinh vừa mở cửa, Mỹ “dội gáo nước lạnh”: Cân nhắc các biện pháp phòng dịch bắt buộc với du khách tới từ Trung Quốc

  9. Nhật Bản: Tình hình kinh tế sẽ quyết định vị trí Thống đốc BoJ vào năm tới

  10. Sản lượng điện nguyên tử của Hàn Quốc đạt mức cao nhất trong 7 năm

  11. Singapore: Thao túng giá cổ phiếu, một cá nhân bị phạt 36 năm tù

  12. COVID-19 lan rộng, Apple gặp khó ở Trung Quốc

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. HSBC ra nhập ‘đường đua’ tiền số và sản phẩm metaverse

  2. Axie Infinity ra mắt Homeland – phiên bản trò chơi sử dụng NFT đất đai

  3. Công ty khai thác BTC Argo Blockchain tạm dừng giao dịch cổ phiếu trên Nasdaq

  4. Galaxy Digital chi 100 triệu USD giúp công ty đào BTC Argo Blockchain thoát khỏi phá sản

  5. Những công ty đào BTC lớn nhất tại Mỹ đã bán tất cả BTC được khai thác trong năm 2022

  6. Nhóm tin tặc Triều Tiên thử nghiệm chiêu thức lừa đảo mới

_

  1. Tổng thống Putin ký sắc lệnh cấm bán dầu cho những nước áp giá trần

  2. Bank of America cho rằng giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 100 USD/thùng trong năm 2023 khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc phục hồi sau quá trình mở cửa, nói thêm rằng nguồn cung của Nga có thể giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày và điều này cũng sẽ hỗ trợ cho giá dầu.

  3. Giá dầu châu Á giảm trong phiên 28/12 do những lo ngại về số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, sẽ làm gián đoạn sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh nước này dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến dịch bệnh, làm giới hạn tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu.

_

  1. Nga mở ‘mặt trận mới’ loại bỏ USD, khỏi bận tâm về đòn trừng phạt liên hoàn từ phương Tây

  2. Hầu hết các tiền tệ châu Á đều tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống COVID.

  3. Có một sự bất thường là trong khi USD – đồng tiền trú ẩn an toàn – tăng giá thì đồng đô la Úc – đại diện cho các tiền tệ rủi ro - cũng tăng 0,22% so với đồng bạc xanh lên 0,674 USD, trong khi đô la New Zealand tăng lúc đầu phiên nhưng sau đó giảm 0,14% xuống còn 0,629 đô la. Hai loại tiền tệ này thường có biến động cùng chiều với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Trong phiên vừa qua, nhân dân tệ Trung Quốc giao dịch ở nước ngoài có giá giảm 0,12% xuống 6,9661 CNH/USD.

  4. Đồng rúp đã mất giá khoảng 8% so với đồng đô la vào tuần trước và sắp kết thúc tháng giảm mạnh sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ và trần giá có hiệu lực.

  5. Giá vàng tăng lên mức cao nhất 6 tháng

_

  1. Nga: Vấn đề xuất khẩu phân bón chưa được giải quyết triệt để

  2. Việc Nga giảm dần nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống đã khiến giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng mạnh. Giá tham chiếu bán buôn tại châu Âu từng dao động quanh mức 20 euro/MWh. Năm nay, con số này đã tăng vọt lên tới 300 euro trước khi giảm xuống còn khoảng 100 euro.

  3. Các kim loại cơ bản ở Thượng Hải tăng, đồng đạt mức cao nhất trong hơn hai tuần, sau khi Trung Quốc quyết định loại bỏ các quy định kiểm dịch đối với du khách, thực hiện một bước quan trọng hướng tới nới lỏng hơn nữa chính sách ngăn chặn Covid.

  4. Đậu tương Chicago đóng cửa tăng nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất 6 tháng, được hỗ trợ bởi tiếp tục khô hạn tại Argentina. Ngô tăng sau khi các nhà xuất khẩu Mỹ báo cáo lượng ngô xuất sang Nhật Bản mỗi ngày đạt 177.500 tấn. Lúa mì giảm sau khi tăng trước đó.

Vàng SJC 66.7 tr/lượng

USD 23,750 đồng

Bảng Anh 28,771 đồng

EUR 25,820 đồng

Nguồn: Thông Tô

Vietravel (VTR) đón quỹ VinaCapital vào ghế cổ đông lớn công ty

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/12, cổ phiếu VTR đứng giá tại mức 21.300 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần ở mức khá thấp, chỉ vào nghìn đơn vị.

Ngày 28/12, Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel, mã chứng khoán VTR) đã công bố thông tin về việc Vinacapital chính thức trở thành cổ đông lớn tại Vietravel.

Theo đó, Tập đoàn Vietravel, cổ đông lớn nhất của Vietravel hiện đang nắm giữ 7,04 triệu cổ phiếu VTR, tương đương tỷ lệ 40,68%, đã chuyển nhượng thành công 1,78 triệu cổ phiếu VTR, tỷ lệ 10,3% vốn cho Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, với giá 24.000 đồng/CP. Giao dịch được thực hiện vào ngày 23/12/2022.

Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital, thuộc Tập đoàn VinaCapital là một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư tài chính ở Việt Nam.

Ở một diễn biến khác, Vietravel cũng vừa công bố chuyển nhượng hơn 39 triệu cổ phần, tương đương 30,22% cổ phần Công ty đang nắm giữ tại Vietravel Airlines cho Tập đoàn Vietravel nhằm hoàn thiện kế hoạch tái cấu trúc Vietravel theo mô hình Tập đoàn, để Vietravel tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của đơn vị là du lịch, đồng thời hoạt động tài chính của Công ty trở nên thanh thoát hơn.

Sau khi chuyển nhượng, số cổ phần Vietravel đang sở hữu tại Vietravel Airlines giảm còn 17,8 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 13,7%. Trong khi đó, Tập đoàn Vietravel sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Vietravel Airlines để trở thành cổ đông lớn nhất của Hãng khi nắm giữ tới 85,8% cổ phần.

Cũng nằm trong kế hoạch tái cấu trúc Công ty, trong năm 2022, Vietravel đã thực hiện chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Công ty CP Dịch vụ Vận chuyển Thế giới (WorldTrans) và Công ty CP XNK và Phát triển Văn hóa (CDIMEX) sang Tập đoàn Vietravel.

Đồng thời, Vietravel chỉ giữ lại cổ phần tại các công ty có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch gồm: Công ty Cổ phần Truyền thông & Sự kiện Đàn Ong Việt (Beevent), Công ty TNHH MTV Vietravel Huế, Công ty TripU và một số công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại các nước Mỹ, Úc, Pháp, Singapore, Campuchia, Thái Lan…

Sau khi thực hiện thành công kế hoạch chuyển nhượng cổ phần tại Vietravel Airlines, Vietravel và Vietravel Airlines sẽ trở thành các công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Vietravel. Hai đơn vị sẽ chủ động khai thác hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, đồng thời tạo ra sự cộng hưởng trong hệ sinh thái chung, gồm hàng không và lữ hành của Tập đoàn Vietravel.

Về kết quả kinh doanh, quý 3/2022 VTR ghi nhận doanh thu 1.479 tỷ đồng, gấp hơn 25 lần cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh đạt 145 tỷ, trong khi cùng kỳ lỗ tới 119 tỷ do ảnh hưởng của Covid-19.

Trong kỳ, VTR ghi nhận khoản lỗ hơn 44 tỷ từ công ty liên doanh liên kết, cụ thể là hãng bay Vietravel Airlines. Dù vậy, khấu trừ chi phí, VTR vẫn đạt gần 7 tỷ lợi nhuận ròng, cải thiện so với khoản lỗ 192 tỷ hồi quý 3/2021.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VTR ghi nhận doanh thu 2.681 tỷ đồng - gấp 4,5 lần cùng kỳ. Dù lợi nhuận gộp thu về 282 tỷ đồng, song gánh lỗ 162 tỷ từ công ty liên doanh liên kết và lỗ tài chính khiến VTR lỗ ròng 108 tỷ đồng sau 9 tháng, cùng kỳ lỗ gần 485 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/12, cổ phiếu VTR đứng giá tại mức 21.300 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần ở mức khá thấp, chỉ vào nghìn đơn vị.


Diễn biến giá cổ phiếu VTR thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Nguồn bài viết: Vietravel (VTR) đón quỹ VinaCapital vào ghế cổ đông lớn công ty

1 Likes

Thống đốc: Ba bài toán khó của ngành ngân hàng đã được giải

Bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng năm 2022 thật sự khó khăn nhưng ba bài toán khó về tín dụng, tỷ giá và thanh khoản hệ thống đã phần nào được hoá giải.

Nội dung trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu tại hội nghị ngành ngân hàng, ngày 28/2. Bà Hồng cho biết, năm nay, ngành ngân hàng đứng trước nhiều thách thức do tác động cộng hưởng bởi những biến động phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước.

Kinh tế toàn cầu chứng kiến lạm phát gia tăng, giá dầu, nguyên vật liệu tăng cao, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đều thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh, mạnh, khiến lãi suất toàn cầu và đồng đôla Mỹ liên tục đi lên.

Trong nước, sau đại dịch Covid 19, sản xuất kinh doanh phục hồi nhưng vẫn còn khó khăn. Thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đều gặp khó, niềm tin của nhà đầu tư suy giảm đã tạo áp lực rất lớn đối với việc điều hành chính sách tiền tệ.

Thống đốc chỉ ra ba bài toán khó của ngành ngân hàng năm 2022. Thứ nhất, làm thế nào để điều hành chính sách tín dụng hỗ trợ kinh tế trong khi phải đảm bảo an toàn hệ thống trong bối cảnh một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/ GDP đã và đang ở ngưỡng cảnh báo.

Bài toán khó thứ hai là ổn định thị trường ngoại hối khi nền kinh tế có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Mỹ.

Một nhiệm vụ khác khá quan trọng là phải ổn định được thị trường tiền tệ và thanh khoản hệ thống khi chịu tác động bởi sự cố SCB và niềm tin thị trường suy giảm.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị 28/2. Ảnh: VGP.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị 28/2. Ảnh: VGP

Trước tình thế khó khăn đó, bà Hồng cho biết, bằng sự ứng phó linh hoạt, dựa trên diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ đã giúp hoá giải ba bài toán này.

Kết quả, theo Thống đốc, lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,2%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (khoảng 8%). Ngoài ra, thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định khi tiền đồng đến ngày 27/12 mất giá khoảng 3,8%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1% một năm, mức tăng thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Trong kỳ báo cáo tháng 11/2022, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng sáng 28/12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết ngành ngân hàng sáng 28/12. Ảnh: VGP

Có mặt tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận một số kết quả của ngành ngân hàng. Trong năm tới, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống. Ngoài ra, ngành này phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thanh khoản thông suốt của hệ thống trong bất cứ tình huống nào, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và lạm phát, vừa bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, an toàn hệ thống, vừa góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng trong năm 2023 và thời gian tới là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, Thủ tướng cho biết. “Miệng nói, tay làm, tai lắng nghe, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, thực hiện có hiệu quả, vì lợi ích quốc gia”, Thủ tướng nói.

Nguồn: vnexpress

1 Likes

Dòng vốn ETF rút ròng toàn Đông Nam Á trước kỳ nghỉ Giáng sinh, riêng Việt Nam vẫn vào ròng 23,4 triệu USD

## Giống như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, dòng vốn ETF vào Việt Nam giảm tuần thứ ba liên tiếp nhưng vẫn là quốc gia duy nhất trong khu vực hút ròng dòng vốn ETF trong tuần qua.

Theo báo cáo cập nhật của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dòng tiền vào các quỹ ETF của Mỹ bị rút ròng 15,7 tỷ USD trong tuần giao dịch trước kỳ nghỉ Giáng sinh, sau một thời gian dài liên tục hút dòng tiền.

Trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì đà giảm trong tuần trước thì dòng tiền vào các quỹ ETF cổ phiếu tại Mỹ chứng kiến cảnh rút ròng mạnh 22,8 tỷ USD, trái ngược với con số huy động hơn 36,6 tỷ USD của tuần trước đó.

Dòng tiền vào các quỹ ETF cổ phiếu tại các thị trường khác và quỹ ETF trái phiếu tại Mỹ vẫn duy trì đà hút ròng tuy nhiên giá trị sụt giảm so với tuần trước đó lần lượt 67,5% và 6,1% so với tuần trước đó.

Các quỹ ETF đầu tư vào các loại hàng hóa là điểm sáng nhất khi hút ròng 66 triệu USD sau nhiều tuần bị rút ròng mạnh mẽ. Việc Trung Quốc đang dần loại bỏ chiến dịch “Zero COVID” kỳ vọng có tác động tích cực lên giá cả hàng hóa toàn cầu đã tác động tích cực hơn dòng vốn vào các quỹ ETF này.

Nguồn: ETF.com.

Cũng theo báo cáo của Yuanta Việt Nam, xu hướng rút ròng dòng tiền ra khỏi thị trường chứng khoán châu Á chiếm thế chủ đạo trong tuần qua, dẫn đầu tiếp tục là Đài Loan bị rút ròng 1,1 tỷ USD. Trong đó, dòng vốn vào thị trường cổ phiếu Việt Nam cũng giảm 36,6% so với tuần trước, đạt 50 triệu USD.

Tuần giao dịch vừa qua các quỹ ETF trong khu vực Đông Nam Á đã bị rút ròng 3,7 triệu USD, đây là tuần rút ròng đầu tiên sau 12 tuần hút ròng liên tục. Tương tự như các quốc gia trong khu vực, dòng vốn ETF vào Việt Nam giảm tuần thứ ba liên tiếp với tỷ lệ 26%, đạt 23,4 triệu USD. Dù vậy, Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất trong khu vực hút ròng dòng vốn ETF trong tuần qua.

Các quỹ ETF ngoại duy trì sức hấp dẫn hơn các quỹ ETF nội khi Fubon FTSE huy động thêm 12,1 triệu USD, Vaneck 7,3 triệu USD, trong khi E1VFVN30 bị rút ròng 2,4 triệu USD.

Liên quan đến giao dịch cụ thể của nhóm nhà đầu tư nước ngoài, EIB là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong tuần với quy mô hơn 1.600 tỷ đồng, và là tác nhân chính làm giảm tổng giá trị mua ròng trong tuần của khối ngoại.

Nguồn: Bloomberg.

Nguồn bài viết: Dòng vốn ETF rút ròng toàn Đông Nam Á trước kỳ nghỉ Giáng sinh, riêng Việt Nam vẫn vào ròng 23,4 triệu USD

1 Likes

GDP Việt Nam tăng trưởng 8,02% năm 2022

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%. Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

Nguồn bài viết: GDP Việt Nam tăng trưởng 8,02% năm 2022

1 Likes

Cổ phiếu Apax Holdings (IBC) bất ngờ được “giải cứu” sau 26 phiên sàn, khớp lệnh kỷ lục 14% công ty

Cổ phiếu Apax Holdings (IBC) bất ngờ được “giải cứu” sau 26 phiên sàn, khớp lệnh kỷ lục 14% công ty

Cập nhật đến 10h10p, IBC đã khớp lệnh gần 11,5 triệu đơn vị, chiếm khoảng 14% tổng khối lượng lưu hành của công ty, cao nhất trong lịch sử niêm yết của mã chứng khoán này.

Sau hai phiên hồi phục, thị trường chứng khoán mở cửa phiên 29/12 với trạng thái tương đối thận trọng. Tuy nhiên dòng tiền chảy vào đã giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại sắc xanh. Loạt cổ phiếu tăng điểm tích cực tuy nhiên sự chú ý lại được đổ dồn về sắc tím ghi nhận tại cổ phiếu IBC của Apax Holdings . “Phi vụ giải cứu” cổ phiếu này giúp thị giá chấm dứt tình trạng nằm sàn 26 phiên liên tiếp.

Cụ thể, cũng giống như những phiên gần đây, IBC mở cửa phiên 29/12 vẫn nhanh chóng giảm sàn. Tuy nhiên, cầu bắt đáy cuối cùng đã xuất hiện để giải cứu, thậm chí còn nhanh chóng đẩy cổ phiếu này tăng trần lên 2.580 đồng/cp. Cập nhật đến 10h20p, IBC đã khớp lệnh hơn 11,5 triệu đơn vị, chiếm khoảng 14% tổng khối lượng lưu hành của công ty, cao nhất trong lịch sử niêm yết của mã chứng khoán này. Nếu xét theo lượng vốn được giao dịch trong một phiên, con số này cũng chỉ xếp sau lượng khớp lệnh hơn 42% công ty của cổ phiếu Hải Phát Invest (HPX) trong phiên 30/11 trước đó.

Dù tăng trần nhưng sau cú trượt dốc chưa từng thấy trong lịch sử niêm yết, thị giá cổ phiếu IBC đã “bốc hơi” hơn 85%, vốn hóa thị trường tương ứng bị thổi bay 1.100 tỷ đồng.

Cổ phiếu Apax Holdings (IBC) bất ngờ được “giải cứu” sau 26 phiên sàn, khớp lệnh kỷ lục 14% công ty - Ảnh 1.

Apax Holdings của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) cũng lập thêm kỷ lục “buồn” khác khi có lần thứ 5 liên tiếp phải đưa ra văn bản giải trình cổ phiếu giảm sàn. Song, “điệp khúc” được lặp đi lặp lại khi cho biết nguyên nhân cổ phiếu giảm sàn liên tiếp là do nhà đầu tư có vay ký quỹ/ thế chấp bị bán chủ động/bán giải chấp từ các công ty chứng khoán để nhanh chóng thu hồi vốn và hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra.

Ngoài ra, Apax Holdings còn đưa ra thêm lý do khiến giá cổ phiếu IBC giảm sàn liên tiếp đến từ yếu tố tâm lý của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế cũng như những tác động của bối cảnh vĩ mô.

Với việc cổ phiếu giảm sâu, Shark Thủy và công ty mẹ của Apax Holdings là CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup tiếp tục nhận tin không vui bị bị bán giải chấp cổ phiếu IBC. Liên tục trong ba ngày từ 20/12 - 22/12, ông Thủy bị Chứng khoán Bảo Việt bán giải chấp 113,8 nghìn cổ phiếu IBC, giảm sở hữu của ông Thủy xuống còn 6,58 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 7,913%. Giao dịch được thực hiện bằng phương pháp thỏa thuận hoặc khớp lệnh liên tục.

Song song, các ngày 16, 19, 20 và 21/12, Egroup cũng bị Chứng khoán Mirea Asset bán giải chấp 716,8 nghìn cổ phiếu IBC. BVSC cũng bán giải chấp 71,9 nghìn cổ phiếu IBC của Egroup trong ngày 19/12. Các giao dịch này đã đẩy sở hữu của Egroup tại Apax Holdings xuống còn 58,81%, tương đương 48,9% vốn điều lệ của IBC.

Đà lao dốc mạnh của cổ phiếu IBC diễn ra sau hàng loạt lùm xùm liên quan đến việc các công ty thuộc sở hữu và liên quan đến ông Nguyễn Ngọc Thuỷ xuất hiện trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Hà Nội trong tháng 11 với số tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Trước đó, ngày 16/11/2022, Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Apax Holdings với tổng số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.

Đến ngày 13/12, Apax Holdings đã có công văn gửi HoSE giải trình về các thông tin không mấy tích cực. Trong đó, giải đáp những bức xúc và phản ánh của các nhà đầu tư đã tham gia góp vốn vào hệ thống của Egroup, Chủ tịch Apax Holdings cho biết “Trước đây, chúng tôi có kế hoạch sẽ niêm yết Egroup lên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, sau đó do điều kiện chưa phù hợp, chúng tôi có bán cổ phần để huy động vốn từ các nhà đầu tư. Chúng tôi có cam kết sẽ định giá và mua lại khoản đầu tư đó hàng năm” .

Ông Nguyễn Ngọc Thủy cũng nói thêm, mong mỏi nhất lúc này là nhận được sự bao dung, sự chia sẻ của tất cả các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng: “Chúng tôi nợ các phụ huynh một môi trường học tập như đã cam kết và vốn có trước đại dịch. Chúng tôi mong mỏi tất cả mọi người hãy giúp tôi, cho tôi cơ hội thực hiện được cam kết của mình” .

1 Likes

Những tập đoàn đầu tiên báo lãi nghìn tỷ đồng năm 2022

## Thời điểm này, nhiều tập đoàn, tổng công ty ở các lĩnh vực khác nhau công bố ước kết quả kinh doanh với mức lợi nhuận cả nghìn tỷ đồng.

Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, HoSE: GAS) công bố doanh thu ước trên 100.000 tỷ đồng, mức doanh thu cao nhất lịch sử, vượt 25% kế hoạch năm và tăng 25% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế trên 13.300 tỷ đồng, vượt 89% kế hoạch, tăng 51% so với năm trước. Như vậy bình quân mỗi tháng, PV GAS lãi trên 1.100 tỷ đồng.

Tập đoàn nộp ngân sách Nhà nước trên 7.200 tỷ đồng, vượt 77% kế hoạch, tăng 14% năm trước. Chỉ số ROA đạt trên 14%, ROE trên 22%; tiếp tục duy trì tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao, tương ứng 25%.

Doanh nghiệp "họ” dầu khí khác là Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans, HoSE: PVT) cũng tương tự. Doanh thu ước cả năm 2022 đạt 9.150 tỷ đồng, vượt 41% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.094 tỷ đồng, vượt 28% kế hoạch. Tổng công ty nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 481 tỷ đồng, vượt 96% kế hoạch.

Lãnh đạo PVTrans cho biết trong bối cảnh giá dầu biến động liên tục do ảnh hưởng của những bất ổn về chính trị - kinh tế, dẫn đến giá mua bán tàu tăng đột biến, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng rõ nét khiến công tác chuẩn bị đầu tư và tìm mua tàu phù hợp đảm bảo hiệu quả dự án đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, nhờ tranh thủ thời điểm đầu năm khi thị trường chưa biến động nhiều, một số đơn vị thành viên PV Trans có sự chuẩn bị từ cuối năm trước đã nỗ lực hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác 2 tàu chở dầu/hóa chất 13.000 DWT, 2 tàu chở dầu/hóa chất 20.000 DWT, 1 tàu chở hàng rời Supramax và 1 sà lan chở hàng rời 10.000 DWT.

Ngoài ra, PVTrans cũng đã ký hợp đồng thuê bareboat và đưa vào khai thác 1 tàu chở dầu/hóa chất 20.000 DWT, 1 tàu chở LPG 5.000 CBM và 1 tàu chở hàng rời Handysize; bán/thanh lý thu hồi vốn một số tàu già, như tàu PVT Athena, Song Hau. Quy mô và chất lượng tài sản ngày càng cải thiện sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định, bền vững của Công ty trong thời gian tới.

Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) ước năm 2022, doanh thu hợp nhất đạt 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất 1.090 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch nhưng giảm 25% so với năm trước.

Năm 2022, tổng nhu cầu thị trường dệt may toàn cầu đạt khoảng 757 tỷ USD, giảm 6% so với năm 2021, cơ cấu đơn hàng nhỏ, giá gia công giảm, giãn thời gian nhận hàng… Trong bối cảnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt khoảng 44,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) công bố tổng doanh thu ước đạt 15.381 tỷ đồng, vượt 49% kế hoạch năm, gấp 2 lần năm trước. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 7.561 tỷ đồng, gấp 4 lần kế hoạch năm và gấp gần 10 lần năm trước.

Lãnh đạo ACV nhận định các chỉ số trên cho thấy ACV đã phục hồi gần như toàn bộ (từ 70% đến 90%) so với thời điểm trước đại dịch. Một số chỉ số như chỉ số sản lượng hành khách nội địa đã tăng 21% so thời điểm trước dịch. Đây là một trong các tín hiệu tích cực về khả năng phục hồi toàn bộ trong năm tới 2023.

Năm 2023, ACV đặt mục tiêu tổng sản lượng phục vụ 116 triệu khách hàng, tăng 18% so với năm trước. Tổng doanh thu đạt 18.414 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận trước thuế 8.448 tỷ đồng, tăng 11%.

Đây là năm bản lề trong triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của ACV. Tổng công ty sẽ tập trung triển khai khởi công đồng bộ, phần thân nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh, đường lăn dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ngay trong quý I/2022, đảm bảo cuối năm 2023 cơ bản hình thành toàn bộ khung xây dựng của dự án; Hoàn thành toàn bộ phần móng cọc, sàn đáy tầng hầm nhà ga trong quý I/2023 để khởi công phần thân nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất; Hoàn thành xây dựng hạng mục đường Cất hạ cánh Cảng hàng không Điện Biên Quý IV/2023; Khởi công Dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng HKQT Nội Bài.

1 Likes

HSG: Giá vốn vượt doanh thu, báo lỗ kỷ lục

Lũy kế từ ngày 1.10.2021 đến ngày 30.9.2022, Hoa Sen báo doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận ròng chỉ còn 251 tỷ đồng, giảm đến 94%.

Dữ liệu tài chính hợp nhất quý IV niên độ 2021-2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) cho biết, trong quý 3.2022, doanh nghiệp có doanh thu thuần đạt 7.939 tỷ đồng, giảm một nửa so với mức 15.700 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, giá vốn bán hàng ghi nhận đạt mức 8.169 tỷ đồng, vượt qua doanh thu thuần. Thực trạng kinh doanh dưới giá vốn khiến lợi nhuận gộp của công ty ghi nhận âm 230 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ con số này là 2.473 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Hoa Sen ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 886 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, đây mức lỗ lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.

Diễn biến lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hoa Sen (Đơn vị: tỷ đồng).

Lũy kế từ ngày 1.10.2021 đến ngày 30.9.2022, Hoa Sen báo doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận ròng chỉ còn 251 tỷ đồng, giảm đến 94%.

Trong niên độ tài chính 2021-2022, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 46.399 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 1.500 tỷ đồng đến 2.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, Công ty mới hoàn thành được 10% kế hoạch lợi nhuận năm (kế hoạch lãi 2.500 tỷ đồng) và hoàn thành 16,7% kế hoạch năm (kế hoạch lãi 1.500 tỷ đồng).

Về tình hình tài chính, tính đến ngày cuối tháng 9.2022, tổng tài sản của Hoa Sen đạt mức 17.023,9 tỷ đồng, giảm 36% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là 7.373,8 tỷ đồng tồn kho, chiếm 43,3% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 5.958,8 tỷ đồng, chiếm 35% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.459,7 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng tài sản.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Hoa Sen giảm mạnh, vay nợ tài chính ngắn hạn giảm về mức hơn 4.000 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Hoa Sen âm 214 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức âm 84 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 33% về mức 330 tỷ đồng.

1 Likes

Chân dung doanh nghiệp thưởng Tết 900 triệu đồng ở Bình Dương: Doanh thu ngàn tỷ đồng, sản xuất nội thất cho Walmart, Vinmec, LandMark 81,…

Chân dung doanh nghiệp thưởng Tết 900 triệu đồng ở Bình Dương: Doanh thu ngàn tỷ đồng, sản xuất nội thất cho Walmart, Vinmec, LandMark 81,...

Giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì biến động kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng,… mức thưởng Tết gần 900 triệu được coi là hiếm có.

Mới đây, Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Dương đã thông tin về tình hình thưởng Tết của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Trong đó, đáng chú ý là thông tin Công ty Cổ phần Gỗ An Cường có mức thưởng Tết Quỹ Mão cao nhất 896 triệu đồng. Giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì biến động kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng,… mức thưởng Tết gần 900 triệu được coi là hiếm có.

Trên thực tế, Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (Gỗ An Cường) là nhà sản xuất cung cấp vật liệu, giải pháp và nội thất làm từ gỗ công nghiệp đã có mặt trên thị trường từ năm 1994. Khởi điểm với mảng kinh doanh thương mại, doanh nghiệp này đã thực hiện chuyển đổi sang sản xuất từ năm 2004 và sản xuất nội thất, xuất khẩu cho nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Nhật Bản, Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu, trong đó có Walmart.

Bên cạnh đó, Gỗ An Cường cũng là nhà cung cấp nội thất cho nhiều dự án căn hộ, khách sạn, cao ốc văn phòng,… lớn trong nước như Khách sạn Cocobay Nha Trang, Khách sạn Mường Thanh (TP.Đà Nẵng), Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, LandMark 81, Vinmec tại Nha Trang và Đà Nẵng, Vinhome Central Park,… Theo công bố từ doanh nghiệp, hiện Gỗ An Cường có hơn 3.000 nhân viên và hơn 40 showroom trên toàn quốc, cùng nhà máy sản xuất với diện tích 240.000 m2.

Chân dung doanh nghiệp thưởng Tết 900 triệu đồng ở Bình Dương: Doanh thu ngàn tỷ đồng, sản xuất nội thất cho Walmart, Vinmec, LandMark 81,... - Ảnh 1.

Nội thất gỗ tại công trình LandMark 81 do Gỗ An Cường sản xuất

Ngày 10/10/2022 Gỗ An Cường chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán ACG. Doanh nghiệp này cho biết hiện nắm giữ 55% thị phần mảng gỗ công nghiệp và nội thất làm từ gỗ công nghiệp phân khúc trung và cao cấp trong nước.

Từ năm 2017 đến 2021, doanh thu thuần của Gỗ An Cường quanh mức 3.100 tỷ đồng-3.800 tỷ đồng và đạt đỉnh 4.434 tỷ đồng vào năm 2019. Số liệu kinh doanh hợp nhất 10 tháng đầu năm 2022 cho thấy, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu thuần 3.497 tỷ đồng, đạt 82,4% kế hoạch cả năm, tăng 42,7% so với mức nền thấp cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận ròng đạt 498 tỷ đồng, tăng 52,3% so với cùng kỳ, đạt 90,5% kế hoạch năm. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu chỉ đóng góp 473 tỷ đồng vào tổng doanh thu thuần.

Chân dung doanh nghiệp thưởng Tết 900 triệu đồng ở Bình Dương: Doanh thu ngàn tỷ đồng, sản xuất nội thất cho Walmart, Vinmec, LandMark 81,... - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo cập nhật KQKD 10 tháng đầu năm 2022 CTCP Gỗ An Cường

“Nhờ nhu cầu đối với các sản phẩm của công ty duy trì ở mức cao trong mùa cao điểm của ngành nội thất, cùng với khả năng điều hướng linh hoạt các hoạt động kinh doanh của HĐQT trước những thách thức gần đây, bao gồm chủ động mở rộng hệ thống phân phối và sự thận trọng trong chính sách bán hàng, hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ổn định ở mức cao trong tháng qua, ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu”, doanh nghiệp này cho biết.

Bên cạnh đó, Gỗ An Cường còn đầu tư vào bất động sản. Tháng 4/2021, doanh nghiệp này chi 119,2 tỷ đồng mua gần 13% cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi (Thắng Lợi Group). Chủ tịch Gỗ An Cường - ông Lê Đức Nghĩa cũng được bầu vào HĐQT Thắng Lợi Group.

Đến Quý 1/2022, Gỗ An Cường tiếp tục rót thêm 393 tỷ đồng để mua 30% Công ty Bất động sản Central Hill từ Thắng Lợi Group. Chưa hết, Gỗ An Cường còn rót 285 tỷ đồng vào dự án bất động sản Novaworld Phan Thiết. Theo đó, hồi tháng 1/2021, công ty đã ký các biên bản thỏa thuận quyền chọn mua bất động sản thuộc dự án Novaworld Phan Thiết.

Quý 3/2022, báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy Gỗ An Cường không còn đầu tư thêm vào bất động sản. Theo thông tin sau chuyến thăm doanh nghiệp của Công ty chứng khoán VNDirect mới đây, Gỗ An Cường đã không đề cập đến chủ trương đầu tư lớn vào bất động sản trong kế hoạch kinh doanh năm 2022 – 2025.

1 Likes

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cá nhân cần hạn chế tâm lý đám đông, mua bán bằng mọi giá

Trong bối cảnh nhiều rủi ro, thách thức gia tăng với nhiều bất định, khó lường hơn, TS. Cấn Văn Lực khuyên nhà đầu tư cá nhân cần đầu tư dài hạn, thay vì “lướt sóng”; hạn chế tâm lý đám đông, mua bán bằng mọi giá; liên tục học hỏi, tích lũy kinh nghiệm…

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cá nhân cần hạn chế tâm lý đám đông, mua bán bằng mọi giá - Ảnh 1.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

Mới đây, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cùng nhóm tác giả viện đào tạo và nghiên cứu BIDV nhận định trong năm 2023, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với một số thách thức hiện hữu cả từ bên ngoài và bên trong như dịch bệnh, Ngân hàng Trung ương các nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất, giải ngân đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, thị trường chứng khoán và bất động sản điều chỉnh giảm, nợ xấu tiềm ẩn…

Trong bối cảnh nhiều rủi ro, thách thức gia tăng với nhiều bất định, khó lường hơn, TS. Cấn Văn Lực đã đưa ra 5 khuyến nghị đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Đầu tư dài hạn, thay vì “lướt sóng”

Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục, hướng đến đầu tư dài hạn, thay vì lướt sóng. Tùy mục tiêu, mức vốn và khẩu vị rủi ro mà nhà đầu tư có thể quyết định bản thân nên đầu tư vào kênh nào. Nhà đầu tư cần phải nắm rõ tình hình tài chính của mình trước khi có quyết định đầu tư; đặt các mục tiêu về lợi nhuận, thua lỗ; khả năng chịu đựng của mình. Đặc biệt hết sức lưu ý về những biến động của các yếu tố vĩ mô như lãi suất, tỷ giá… và cần kiểm soát dòng tiền, tính thanh khoản trong quá trình đầu tư của mình.

Chẳng hạn, với thị trường vàng hiện nay, nếu đầu tư ngắn hạn, lướt sóng có khá nhiều rủi ro do giá vàng trong nước và quốc tế không liên thông với nhau, dẫn đến chênh lệch giá hơn chục triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đầu tư vào vàng như một kênh tích lũy, dài hạn thì vẫn có thể chấp nhận được.

Đối với kênh bất động sản, có sự phân hóa do một số phân khúc hiện đang gặp khó khăn (bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch…) trong bối cảnh dòng tiền cho vay đầu tư đang bị siết lại. Tuy nhiên bất động sản nhà ở tại một số khu vực được hưởng lợi từ hạ tầng vẫn có triển vọng tích cực.

Đối với kênh chứng khoán, cần tránh những cổ phiếu mang tính đầu cơ, lựa chọn đúng các cổ phiếu của doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc, hoạt động ổn định và ít chịu ảnh hưởng của các biến động ngắn hạn.

Hạn chế tâm lý đám đông, mua bán bằng mọi giá

TS. Lực khuyên nhà đầu tư đừng bao giờ đầu tư theo cảm xúc, cảm tính bởi đầu tư không có chỗ dành cho cảm xúc.

Đối với đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần hết sức bình tĩnh, không nên rơi vào vòng xoáy bán lấy được, không dựa vào tin đồn thất thiệt, tâm lý đám đông mà cần kiểm chứng, nắm bắt sát tình hình và triển vọng, các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.

Đa dạng hóa kênh đầu tư, hạn chế đòn bẩy và kiên trì nâng cao kiến thức, kinh nghiệm đầu tư là rất cần thiết.

Khi ra quyết định đầu tư cũng cần kiên định với các đánh giá của mình, không bị phân tán bởi các thông tin không chính thống, tin đồn thất thiệt.

Liên tục học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm

Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư, tìm hiểu càng nhiều càng tốt. Trong đó, cần tập trung vào những kiến thức cơ bản cần thiết, tránh tình trạng thiếu hiểu biết hoặc hiểu không đầy đủ về kiến thức tài chính; học nhiều tài liệu liên quan; tích cực tham dự các hội thảo do các đơn vị uy tín tổ chức; tham khảo các lời khuyên, lời tư vấn một cách có chọn lọc.

Đồng thời, nhà đầu tư cũng cần học hỏi kinh nghiệm, thất bại của người đi trước, chuẩn bị kỹ các tình huống nhằm phòng tránh những cạm bẫy và rủi ro trong quá trình đầu tư.

Đặc biệt, đối với nhà đầu tư mới, có thể bắt đầu với những khoản đầu tư nhỏ để nắm bắt, hiểu biết về cách thức đầu tư, hoạt động của thị trường, trước khi đưa ra quyết định lớn hơn. Như vậy, theo thời gian, sẽ từng bước tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm.

Đầu tư qua các tổ chức trung gian nhiều hơn

Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nên lựa chọn và giao dịch với các công ty, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, có uy tín trên thị trường. Đây là những người cố vấn, đưa ra lời khuyên hữu ích giúp gia tăng lợi nhuận, đồng thời hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra khi thị trường biến động không thuận lợi, không theo kỳ vọng và dự tính ban đầu.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia để có định hướng đúng đắn trong đầu tư và quản lý nguồn vốn. Họ sẽ sát cánh cùng quá trình đầu tư, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, phân tích thị trường, đánh giá cơ hội đầu tư và xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả để tối ưu lợi nhuận và hạn chế thua lỗ.

Ưu tiên kênh đầu tư “trú ẩn” dòng tiền

Cuối cùng, ông Lực cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường như hiện nay, với nhiều rủi ro, bất định gia tăng, nhà đầu tư cần xác định và ưu tiên kênh đầu tư trú ẩn an toàn, chẳng hạn như phân khúc bất động sản tiềm năng (nhà ở, bất động sản khu công nghiệp…), bất động sản đất nền tại khu vực có hạ tầng đồng bộ, với điều kiện pháp lý đầy đủ và chủ đầu tư uy tín, chuyên nghiệp.

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 29/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. Cổ phiếu Apax Holdings (IBC) bất ngờ được “giải cứu” sau 26 phiên sàn, khớp lệnh kỷ lục 14% công ty

  2. Novaland (NVL) hoãn chia cổ tức, cựu Chủ tịch Bùi Thành Nhơn trở lại HĐQT

  3. DRC: Cao su Đà Nẵng dự kiến vay 597 tỷ đồng để nâng cấp nhà máy lốp xe

  4. BVSC: Xúc xích Ponnie “88% thịt” và Heo cao bồi đóng góp lớn nhất vào 1.400 tỷ mảng thịt chế biến cho Masan 9T2022

  5. CMG: Doanh thu mảng kinh doanh quốc tế của CMC tăng cao

  6. PET: Lợi nhuận 2022 ước đạt 240 tỷ, dự báo sản xuất của “ông lớn” Apple giảm 30% do ảnh hưởng từ Trịnh Châu

_

  1. TPB: Bloomberg - ‘TPBank được kỳ vọng sẽ có bước nhảy vọt về lợi nhuận trong năm tới’

😎 VKC Holdings giải thể toàn bộ chi nhánh, dừng góp vốn vào ba công ty

  1. VMT: 3 triệu cổ phiếu VMT chuẩn bị giao dịch trên thị trường UPCoM

  2. IBC: HoSE nhắc nhở Apax Holdings về việc công bố thông tin giao dịch với các bên liên quan

  3. KBC: Thường không hoàn thành kế hoạch, KBC dựa vào đâu đưa ra chỉ tiêu lãi 2023 tới 4.000 tỷ?

  4. Lợi nhuận quý IV của Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) ước giảm 47% so với cùng kỳ

  5. 200 triệu cổ phiếu KSV của Khoáng sản TKV sẽ rời sàn Upcom từ 17/1/2023

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. XMC: Khải Hưng muốn rút vốn khỏi Xuân Mai Corp, dự kiến bán toàn bộ gần 13,48 triệu cổ phiếu XMC, tương ứng 20,01% vốn điều lệ

  2. NVL: Chỉ bán được 98/150 triệu cổ phiếu Novaland đăng ký, NovaGroup vẫn thu về hơn 2.000 tỷ đồng

  3. BAF giảm 50% từ đỉnh, Phó Tổng Nông Nghiệp BAF vẫn bán sạch hơn 2,5 triệu cổ phiếu

  4. CMX giảm 70% từ đỉnh, một nhà đầu tư nhanh tay gom 11 triệu cổ phiếu

  5. KBC sẽ mua lại 100 triệu cổ phiếu với giá không cao hơn 34.000 đồng

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thanh khoản quá nhỏ khiến dao động giá cổ phiếu trở nên nhiễu loạn. Loạt cổ phiếu trụ bị đánh sập cuối phiên, VN-Index bổ nhào giảm điểm

  • Cổ phiếu ngân hàng đảo chiều giảm, BID mất 4,5% sau phiên tăng mạnh

  • Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,37 điểm (-0,63%) xuống 1.009 điểm.

  • Tâm lý thận trọng cùng dòng tiền dè dặt khiến chỉ số không thể duy trì sắc xanh và kết phiên ở mức điểm thấp nhất. Thanh khoản thị trường tụt áp với giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt 5.850 tỷ đồng, giảm 9,1% so với phiên trước và là mức thấp nhất trong vòng hơn 25 tháng kể từ ngày 12/11/2020.

  • Khối ngoại tiếp đà mua ròng trong phiên thị trường điều chỉnh, tập trung “xả” NVL

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Dòng vốn ETF rút ròng toàn Đông Nam Á trước kỳ nghỉ Giáng sinh, riêng Việt Nam vẫn vào ròng 23,4 triệu USD

  2. Hết quý III, bức tranh triển vọng ngành đã bắt đầu phản ánh những sắc màu u ám, với kết quả kinh doanh không như kỳ vọng. Nhiều đại diện doanh nghiệp nhận định năm 2023 tiếp tục là một năm thách thức với ngành. Trải qua năm 2022 đầy biến động, triển vọng doanh nghiệp xây dựng năm 2023 ra sao?

  3. *Các hình thức gian lận doanh thu trong báo cáo tài chính doanh nghiệp

  4. VnDirect: Ngành cảng biển mang nhiều cơ hội - GMD, VSC, HAH vào “tầm ngắm”?

  5. Tổng kết chứng khoán phái sinh năm 2022, khối lượng giao dịch bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 270.484 hợp đồng/phiên, tăng 43% so với năm 2021.

  6. Vi phạm cho vay ký quỹ, một công ty chứng khoán bị UBCKNN “gõ đầu”

  7. Tự doanh liên tục bán ròng những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022

  8. Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 6 doanh nghiệp

_

  1. Tăng trưởng tín dụng năm 2023: Cân nhắc thận trọng nhưng không cứng nhắc

  2. Tổng lượng kiều hối về Việt Nam dự báo tăng 4,4% trong năm 2022

  3. Huy động vốn của các TCTD tăng 5,99% sau gần 12 tháng

_

=> VIỆT NAM

  1. Quốc hội đã xác định chỉ tiêu lạm phát năm 2023 khoảng 4,5%

  2. Xăng dầu giảm giá kéo CPI tháng 12 giảm nhẹ

  3. Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021.

  4. Kinh tế năm 2022 tăng trưởng 8,02%, cao nhất trong 12 năm

  5. Đại diện Vụ Chính sách đa biên cho biết sau hơn ba năm thực thi EVFTA, rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang EU mới chiếm 2,7% thị phần, thủy sản chiếm 4,2%. Điều này cho thấy dư địa cho hàng nông sản Việt Nam vào EU còn rất lớn.

  6. Xuất khẩu gỗ sang Australia quay đầu giảm sâu 38% trong tháng 11 so với cùng kỳ

  7. Vốn FDI ước đạt gần 22,4 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm

  8. Ngân hàng Nhà nước: Tìm giải pháp khơi thông cho thị trường bất động sản năm 2023

  9. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,7%, Bắc Giang tiếp tục là ‘điểm sáng’

  10. Năm 2022, cứ 100 doanh nghiệp tham gia thì có 68 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

  11. Hơn 733 triệu tấn hàng thông qua cảng biển Việt Nam trong năm 2022, tăng 4% so với năm 2021.

_

=> THẾ GIỚI

  1. Tình hình dịch tại Trung Quốc “phủ bóng” chứng khoán châu Á chiều 29/12. Kospi tại Seoul tiếp tục giảm 1,93% xuống mức thấp nhất trong hai tháng

  2. Tại Châu Âu, các thị trường lớn đang giao dịch giằng co, trái chiều quanh mốc tham chiếu

  3. Phố Wall giảm vào phiên ngày thứ Tư (28/12), do lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng gây áp lực lên các cổ phiếu tăng trưởng, trong khi lĩnh vực năng lượng chịu tác động từ giá dầu trượt dốc.

  4. Các hãng xe toàn cầu âm thầm cắt giảm sản xuất phụ tùng ở Trung Quốc

  5. Nhu cầu xe điện của Malaysia dự kiến sẽ tăng mạnh trong 2023 nhờ các ưu đãi về thuế cũng như triển vọng ra mắt các loại EV có giá dễ tiếp cận hơn.

  6. Cổ phiếu Tesla lao dốc 70%, Elon Musk kêu gọi nhân viên đừng để tâm đến ‘sự điên rồ của thị trường chứng khoán’

  7. Giá nhà ở tại Mỹ kéo dài đà giảm trong tháng 10/2022

  8. Lần đầu tiên sau 15 năm, Chính phủ Singapore sẽ tăng thuế tiêu thụ thêm 1% kể từ ngày 1/1/2023. Nhiều người dân “Đảo quốc Sư tử” đã đổ xô đi mua sắm trước khi luật mới có hiệu lực.

  9. Trung Quốc hủy quy trình xét nghiệm COVID đối với thủy sản nhập khẩu

  10. Nền kinh tế Nga chỉ suy giảm 2% trong năm 2022

  11. Châu Phi có tiềm năng sản xuất hydro xanh hàng năm trị giá 1.000 tỷ euro

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Trung Quốc ra mắt NFT marketplace quốc gia đầu tiên

  2. Cổ phiếu Argo Blockchain tăng vọt sau khi bán cơ sở khai thác ở Texas cho Galaxy Digital

  3. MicroStrategy chi tiền mua thêm 2,500 BTC

  4. Tổng hợp những tổ chức bị liên đới từ sự sụp đổ của FTX

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co và giảm về 16.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này quanh ngưỡng 16.500 USD/BTC cho đến cuối ngày.

_

  1. Giá dầu giảm do nhà đầu tư lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới điều này lấn át tin tức nới lỏng những hạn chế về đại dịch tại nước này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu.

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,68 USD (-2,13%), xuống 77,28 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,42 USD (-1,71%), xuống 81,84 USD/thùng.

  3. Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga cho rằng nhu cầu về khí đốt của thế giới giảm 65 tỷ m3 trong năm 2022, trong đó 55 tỷ m3 là tại 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).

_

  1. ‘Gom’ hơn 670 tấn chỉ trong 1 tháng, các cá voi bí ẩn đang mua vàng với khối lượng chưa từng có trong 55 năm

  2. USD biến động thất thường, vàng suy yếu từ mức cao 6 tháng

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 9,4 USD xuống 1.804,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vọt lên 1.810 USD, nhưng đã rơi nhẹ xuống dưới ngưỡng này vào cuối ngày.

_

  1. Trong 1 tháng trở lại đây, giá cà phê trên cả 2 Sở ICE đều ghi nhận sự đảo chiều sau những thay đổi về triển vọng cung – cầu. Trong năm 2023 tới, với những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế - chính trị trên toàn cầu và tác động từ những thay đổi trong cung – cầu, giá cà phê sẽ nối tiếp đà khởi sắc hiện tại hay trở lại đà giảm trước đó?

  2. Giá đồng đạt mức cao nhất trong hai tuần do Trung Quốc đang nới lỏng những hạn chế về Covid, nhưng nguy cơ suy thoái và dự đoán nhu cầu yếu hơn đã hạn chế đà tăng.

  3. Đậu tương mạnh do thời tiết khô hạn tại Argentina và hy vọng nhu cầu của Trung Quốc

Vàng SJC 66.7 tr/lượng

USD 23,780 đồng

Bảng Anh 28,887 đồng

EUR 25,845 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Vinagame sẽ lên UPCoM ngày 05/01/2023 với giá 240,000 đồng/cp

Hơn 35.8 triệu cp CTCP VNG (Vinagame) sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày với mã là VNZ. Tổng giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch theo mệnh giá là hơn 358.4 tỷ đồng.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 240,000 đồng/cp, tương ứng tổng thị giá lên UPCoM ngày đầu là gần 8,603 tỷ đồng.

Công ty được thành lập vào năm 2004 với tên gọi ban đầu là CTCP Trò chơi Vi Na (Vinagame) với vốn điều lệ ban đầu 15 tỷ đồng. Qua 18 năm, Công ty có 16 lần tăng vốn chủ yếu thông qua việc chào bán cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư nước ngoài, tăng vốn theo chương trình phát hành thêm cổ phiếu cho người lao động. Có thời điểm Vinagame chào bán 294,309 cp cho 1 cổ đông chiến lược của Công ty có mức giá lên đến 666,345 đồng/cp (vào tháng 03/2015).

Vinagame hiện có 12 Công ty con trực tiếp, 14 Công ty con gián tiếp. Cơ cấu vốn cổ phần đã phát hành cho thấy Công ty có tỷ lệ sở hữu nước ngoài chiếm 49%, cổ đông trong nước 31.17% và cổ phiếu quỹ 19.93%. Nếu tính theo số cổ phiếu đang lưu hành thì tỷ lệ của nước ngoài lên tới 61.12% và chỉ do 1 tổ chức duy nhất nắm giữ.

Cụ thể, trong bản công bố thông tin, Vinagame cho biết có 373 cổ đông, trong đó có 3 cổ đông lớn với tổng số quyền biểu quyết chiếm hơn 79% theo danh sách chốt cổ đông để đăng ký UPCoM vào ngày 28/11/2022. Trong đó, VNG Limited (tổ chức mới được thành lập có trụ sở tại Cayman Islands) nắm nhiều nhất với 61.1%, Nhà sáng lập, Chủ tịch Lê Hồng Minh nắm 12.3% và CTCP Công nghệ BigV nắm 5.7%.

Công ty cho biết tính đến 30/11/2022, các công ty con của Công ty không còn sở hữu cổ phiếu của Vinagame nên Công ty đã tuân thủ các quy định về sở hữu chéo của Luật doanh nghiệp 2020.

Hoạt động kinh doanh chính của Vinagame gồm trò chơi trực tuyến, nền tảng kết nối, thanh toán và tài chính, dịch vụ đám mây. Vinagame có hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước và nước ngoài như Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore, Phillipines, Myanmar, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia.

Mảng hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất cho Vinagame là dịch vụ trò chơi trực tuyến (sản phẩm thẻ/mã số thẻ trò chơi được nạp vào trò chơi), chiếm trung bình 70 - 80% tổng doanh thu. 9 tháng đầu năm Vinagame đạt doanh thu 5,764 tỷ đồng, trong đó dịch vụ trò chơi trực tuyến đạt 4,056 tỷ đồng, chiếm hơn 70%. Tổng lợi nhuận gộp đạt 2,543 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ âm 419 tỷ đồng, chủ yếu ảnh hưởng từ khoản lỗ của Zion (đơn vị phát tiển ■■■■) và Tiki.

Tính đến cuối tháng 9, Vinagame có tổng giá trị tài sản hơn 9,189 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hợp nhất 5,579 tỷ đồng. Tổng gia trị các khoản vay hơn 433 tỷ đồng (từ Ngân hàng MSB với lãi suất 7.4%/năm trong 12 tháng đầu, thời hạn vay đến 20/05/2028), đều là vốn vay dài hạn nhằm phát triển dự án trung tâm dữ liệu và sản xuất phần mềm.

Tại Vinagame, tổng số người lao động là 2,565 người với mức lương bình quân 9 tháng đầu năm nay là 25,400 triệu đồng/người.

Cơ cấu lãnh đạo Vinagame cho thấy có 6 thành viên, trong đó có đến 4 thành viên độc lập.

Nguồn bài viết: Vinagame sẽ lên UPCoM ngày 05/01/2023 với giá 240,000 đồng/cp | Fili

2 Likes

Fubon ETF bất ngờ vào ròng 412 tỷ cao nhất trong vòng 2 tháng

## Riêng trong ngày 29/12/2022, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vào ròng gần 412 tỷ đồng, đây là mức vào ròng theo ngày cao nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây.

Ảnh minh họa.

Trong ngày giao dịch 28/12, các quỹ ETF nước ngoài vào ròng 231 tỷ đồng, tập trung ở quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF và Quỹ VanEck Vietnam ETF vào ròng lần lượt 152 tỷ đồng và 79,3 tỷ đồng. Quỹ Xtrackers FTSE Vietnam Swap ETF, quỹ Premia MSCI Vietnam ETF không có dữ liệu giao dịch do các thị trường này đang đóng cửa nghỉ lễ.

Riêng trong ngày 29/12/2022, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF vào ròng gần 412 tỷ đồng, đây là mức vào ròng theo ngày cao nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây. Quỹ VFMVN Diamond ETF vào ròng hơn 55 tỷ đồng.

Các quỹ ETF trong nước vào ròng 85 tỷ đồng. Tập trung toàn bộ ở hai quỹ do Dragon Capital quản lý là quỹ VFM VN30 ETF và quỹ VFMVN Diamond ETF.

Trước đó một hai tuần, dòng vốn vào Fubon ETF đã chững lại. Quan sát cho thấy, tuần đầu của tháng 12, quỹ này vào ròng gần 1.200 tỷ đồng nhưng sau đó tốc độ giảm dần chỉ còn 200-300 tỷ đồng/một tuần. Riêng ngày 26/12/2022, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF rút ròng nhẹ 5 tỷ đồng.

Xu hướng vào ròng của quỹ này phù hợp với quan điểm đại diện quỹ nhận định từ trước đó.

Ông Yang Yining, nhà quản lý quỹ Fubon FTSE cho biết, số lượng người đầu tư của Fubon Vietnam ETF tiếp tục đạt mức cao kỷ lục, tính đến tháng 10/2022, tổng số người đầu tư đã tăng từ 10.643 tại thời điểm thành lập lên 125.564. Tương đương lượng nhà đầu tư đã tăng thêm 114.921 người, tốc độ tăng trưởng cao tới 1080%. Do chi phí lao động thấp, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với nhiều nước, và được hưởng lợi từ chuyển giao thương mại Trung-Mỹ, sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong tương lai.

“Thời điểm tháng 12/2022 đến tháng 2/2023 là cơ hội để quỹ giải ngân vào chứng khoán Việt Nam”, đại diện quỹ nhấn mạnh.

Thống kê từ VnDirect cho thấy, các quỹ ETF đã ghi nhận dòng vốn vào ròng với giá trị đạt 12.636 tỷ đồng tương đương 537 triệu USD vào Việt Nam trong Q4/2022 so với chỉ 6,4 tỷ đồng trong Q3/2022.

Trong số các quỹ ETF, Fubon ETF có dòng tiền vào ròng lớn nhất trong Q4/22 với 5.252 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 41% tổng dòng vốn, tiếp theo là VNDiamond ETF với 2.890 tỷ đồng chiếm 22,6% tổng dòng vốn và V.N.M ETF với 2.762 tỷ đồng chiếm 21,6% tổng dòng vốn.

Trong năm 2022, dòng vốn ròng đến từ các quỹ ETF ghi nhận giá trị lên đến 20.853 tỷ đồng tương đương 880 triệu USD, gấp 4,3 lần so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ sự đóng góp lớn của Fubon ETF (~53,2% tổng dòng vốn vào) và ETF VNDiamond (32,8% tổng dòng vốn vào). Dòng vốn vào ròng của các ETF chiếm 81% tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trong năm 2022.

1 Likes

Đạm Cà Mau nâng mục tiêu lãi sau thuế gấp hơn 7 lần kế hoạch cũ

Ngày 29/12, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HOSE: DCM) công bố quyết định của HĐQT thông qua nghị quyết điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022, với các chỉ tiêu đều tăng ấn tượng so với kế hoạch cũ.

Chi tiết điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của Đạm Cà Mau

Nguồn: DCM

Theo đó, DCM điều chỉnh mục tiêu doanh thu cả năm 2022 lên gần 14,525 tỷ đồng (tăng hơn 60% so với kế hoạch cũ) và mục tiêu lợi nhuận sau thuế lên hơn 3,660 tỷ đồng (gấp hơn 7 lần kế hoạch cũ).

So với thực hiên năm 2021, chỉ tiêu doanh thu điều chỉnh tăng 47% và lợi nhuận sau thuế cao gấp 1.9 lần.

Đáng chú ý, tỷ lệ trả cổ tức cũng được điều chỉnh gấp 5 lần, từ 5% lên 25%.

Trước đó, ĐHĐCĐ DCM đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với mục tiêu đạt gần 9,060 tỷ đồng doanh thu và hơn 513 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 10% và 72% so với kết quả năm trước. Ngoài ra, Công ty đề xuất tỷ lệ chia cổ tức năm 2022 là 8%, thấp hơn mức 18% năm 2021.

Chi tiết điều chỉnh chỉ tiêu sản lượng của Đạm Cà Mau

Nguồn: DCM

Về sản lượng sản xuất năm 2022, DCM điều chỉnh tăng sản lượng đạm Cà Mau (Ure quy đổi) từ hơn 860 ngàn tấn lên 900 ngàn tấn - trong đó, các sản phẩm từ gốc ure giảm từ 80 ngàn tấn xuống 52 ngàn tấn; ngược lại, tăng NPK từ 80 ngàn tấn lên 120 ngàn tấn.

Về sản lượng kinh doanh, đạm Cà Mau (Ure) được điều chỉnh tăng từ hơn 770 ngàn tấn lên 800 ngàn tấn; các sản phẩm từ gốc ure giảm từ 80 ngàn tấn xuống 35 ngàn tấn; sản lượng NPK được giữ nguyên 80 ngàn tấn; phân bón tự doanh giảm mạnh từ 202 ngàn tấn xuống 83 ngàn tấn.

Về kế hoạch vốn đầu tư, DCM điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản, trang thiết bị năm 2022 từ gần 930 tỷ đồng xuống còn gần 90 tỷ đồng.

Ước doanh thu năm 2022 cao nhất lịch sử hoạt động

Ngày 23/12 vừa qua, DCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022. Lãnh đạo DCM cho biết 2022 là năm doanh nghiệp này ước đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục từ khi thành lập đến nay.

Cụ thể, Công ty ước tính tổng doanh thu năm 2022 hơn 15,000 tỷ đồng, tăng gần 49% so với thực hiện năm 2021. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục trong lịch sử hoạt động của DCM. So với kế hoạch mới, DCM dự kiến vượt hơn 3% chỉ tiêu doanh thu năm 2022.

Theo đánh giá của Ban lãnh đạo, năm 2022, Đạm Cà Mau đã chủ động ứng phó với diễn biến thị trường, biến động giá dầu, thị trường trong nước và thế giới; triển khai và thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng.

Ngoài ra, Công ty cũng đã tận dụng thời điểm giá cao để xuất khẩu urê. Cụ thể, sản lượng sản xuất urê quy đổi ước đạt 914.38 ngàn tấn; sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 820.57 ngàn tấn. Nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc sản lượng 9 triệu tấn ure.

Theo BCTC tại thời điểm 30/09/2022, Đạm Cà Mau ghi nhận tổng doanh thu 9 tháng đạt 11,887 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước và sau thuế gấp 4 lần năm trước, lần lượt gần 3.5 ngàn tỷ đồng và gần 3.3 ngàn tỷ đồng. So với kế hoạch kinh doanh đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022, Công ty vượt mục tiêu doanh thu gần 27% và gấp 6.4 lần mục tiêu lợi nhuận năm.

Doanh thu - Lợi nhuận của Đạm Cà Mau trong những năm qua

Giá cổ phiếu DCM kết phiên 29/12 ở mức 25,950 đồng/cp, giảm hơn 43% so với đỉnh 45,700 đồng/cp tại ngày 28/03.

Giá cổ phiếu DCM từ đầu năm 2022 đến nay

Nguồn bài viết: Đạm Cà Mau nâng mục tiêu lãi sau thuế gấp hơn 7 lần kế hoạch cũ | Fili

1 Likes

Vừa bán 10 triệu cổ phiếu còn chưa “ráo tay”, Chủ tịch Hải Phát Invest (HPX) tiếp tục muốn giảm sở hữu

Vừa bán 10 triệu cổ phiếu còn chưa “ráo tay”, Chủ tịch Hải Phát Invest (HPX) tiếp tục muốn giảm sở hữu

Cổ phiếu HPX đã giảm hơn 80% sau chưa đầy 2 tháng và hiện đang giao dịch quanh vùng đáy lịch sử dưới 5.000 đồng.

Ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invset – mã HPX) vừa thông báo đã hoàn tất bán ra 10 triệu cổ phiếu HPX với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trong 2 ngày 27-28/12/2022. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Hải đã giảm xuống còn 19,03%.

Đáng chú ý, ngay sau khi hoàn tất giao dịch trên, Chủ tịch Hải Phát Invest lại tiếp tục đăng ký bán thêm 8 triệu cổ phiếu HPX cũng với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ ngày 5/1 đến 3/2/2023. Nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký, tỷ lệ sở hữu của ông Hải sẽ giảm còn 16,4%.

Động thái liên tục giảm sở hữu của ông Hải diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu HPX đang giao dịch quanh vùng đáy lịch sử dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm trước khi lao dốc hồi đầu tháng 11, cổ phiếu này đã “bốc hơi” hơn 80% thị giá. Vốn hóa thị trường cùng theo đó bị thổi bay hơn 6.300 tỷ đồng sau chưa đầy 2 tháng, xuống còn gần 1.500 tỷ đồng.

Vừa bán 10 triệu cổ phiếu còn chưa “ráo tay”, Chủ tịch Hải Phát Invest (HPX) tiếp tục muốn giảm sở hữu - Ảnh 1.

Trước đà giảm sâu chưa từng có, ông Đỗ Quý Hải và các thành viên khác trong gia đình đã liên tục bị công ty chứng khoán bán giải chấp lượng lớn cổ phiếu. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, gia đình Chủ tịch Hải Phát Invest đã bị bán giải chấp lên đến khoảng 68,7 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 22,5% vốn điều lệ Hải Phát Invest.

Chiều ngược lại, ông Đỗ Quý Đường - em trai Chủ tịch Hải Phát Invest đã đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu HPX với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Đường sẽ nâng sở hữu lên 10,5 triệu cổ phiếu HPX, tương đương 3,46% vốn của Hải Phát.

Về kết quả kinh doanh, Hải Phát Invest ghi nhận doanh thu thuần quý 3 đạt 726 tỷ đồng, gấp gần 13 lần so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế thu về 93 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận gần 1.308 tỷ đồng doanh thu thuần và 123 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 30% và giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

2 Likes

Ắc quy Tia Sáng trước thềm Vinachem thoái vốn: Cổ phiếu kịch trần liên tục, cổ đông nội bộ mua bán lượng lớn và nới “room ngoại” lên 70%

Ắc quy Tia Sáng trước thềm Vinachem thoái vốn: Cổ phiếu kịch trần liên tục, cổ đông nội bộ mua bán lượng lớn và nới “room ngoại” lên 70%

Vinachem muốn thoái vốn với mức giá khởi điểm cao gấp hơn 4 lần thị giá của cổ phiếu TSB trên thị trường chứng khoán khi công bố. Ngay sau thông tin trên, TSB liên tục trần và tăng vọt từ 9.000 đồng/cp lên 15.000 đồng/cp chỉ sau 1 tuần giao dịch.

CTCP Ắc quy Tia sáng (TSB) gần đây xuất hiện những giao dịch lớn.

Bà Vũ Thị Quỳnh Nga, em dâu của Thành viên HĐQT Nguyễn Thị Thanh Hà, đăng ký mua vào 50.000 cổ phiếu TSB. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh và thoả thuận, thời gian từ ngày 30/12/2022 đến 29/1/2023.

Chiều ngược lại, ông Ngô Quang Huy, Thành viên HĐQT đăng ký bán 164.600 cổ phiếu, tương đương 2,44% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh và thoả thuận, thời gian từ ngày 26/12/2022 đến 25/1/2023.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu TSB giao dịch khá bất thường trên thị trường, sau thông tin Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) muốn thoái vốn với giá cao gấp 4 lần thị giá. Cụ thể, Vinachem cho biết sẽ bán đấu giá toàn bộ hơn 3,4 triệu cổ phiếu TSB đang nắm giữ, tương đương 51% vốn. Giá khởi điểm được công bố là 39.200 đồng/cp.

Ắc quy Tia Sáng trước thềm Vinachem thoái vốn: Cổ phiếu kịch trần liên tục, cổ đông nội bộ mua bán lượng lớn và nới “room ngoại” lên 70% - Ảnh 1.

Lúc bấy giờ, mức giá khởi điểm này cao gấp hơn 4 lần thị giá của cổ phiếu TSB trên thị trường chứng khoán. Ngay sau thông tin trên, TSB liên tục trần và tăng vọt từ 9.000 đồng/cp lên 15.000 đồng/cp chỉ sau 1 tuần giao dịch.

Theo đó, TSB đã có giải trình cho rằng đây là hiệu ứng của thị trường với thông tin thoái vốn của Vinachem. Công ty không có tác động lên giá giao dịch trên TTCK.

Mới đây, TSB đã thông báo về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại doanh nghiệp này, ấn định mức room ngoại 70%. Ghi nhận tại báo cáo thường niên năm 2021, Công ty hiện không có cổ đông ngoại.

Được biết, TSB có tiền thân là nhà máy ắc quy Tam Bạc, được thành lập ngày 2/9/1960 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Đến ngày 26/5/1993, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Ắc quy Tia Sáng theo Quyết định số 317 QĐ/TCNSĐT ngày 26/05/1993 của Bộ Công nghiệp nặng.

Tháng 10/2004, Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần thuộc Vinachem. Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản xuất các loại ắc quy chì - axit tích điện khô, ắc quy kín khí miễn bảo dưỡng, kinh doanh các nguyên vật liệu, vật tư thuộc ngành sản xuất ắc quy, xuất nhập khẩu trực tiếp ắc quy các loại, các phụ kiện, nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất ắc quy và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất ắc quy.

Giai đoạn 2019-2021, hoạt động kinh doanh Công ty ổn định với doanh thu thuần dao động trong khoảng 160 – 215 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đi ngang, đạt 4,5 – 4,6 tỷ đồng mỗi năm.

Sang năm 2022, luỹ kế 9 tháng doanh thu thuần Công ty đạt hơn 140 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế giảm 34,7%, đạt hơn 2,4 tỷ đồng.

3 Likes

Một cá nhân gom vào 11 triệu cp CMX

Trong 2 ngày 27/12 và 29/12, cổ đông ngoại và một cá nhân đã có động thái mua vào cổ phiếu của CTCP Camimex Group (HOSE: CMX), trong đó cá nhân được đề cập mua tới 11 triệu cp CMX.

Cổ đông ngoại đã thực hiện giao dịch là Công ty TNHH ES VINA, mua vào 111,200 cp CMX trong ngày 29/12/2022, qua đó nâng tỷ lệ sở từ 8.99% lên 9.11%, tương ứng gần 9.3 triệu cp. Chiếu theo giá đóng cửa ngày 29/12/2022, ước tính cổ đông này đã chi gần 824 triệu đồng cho thương vụ.

Cá nhân mua vào 11 triệu cp CMX là ông Hà Văn Bằng. Giao dịch được thực hiện vào ngày 27/12/2022. Sau giao dịch, ông Bằng trở thành cổ đông lớn của CMX với tỷ lệ sở hữu tăng từ 4.83% lên 15.62%, tương ứng gần 16 triệu cp.

Chiếu theo giá đóng cửa ngày 27/12/2022, ước tính ông Bằng đã chi 81.4 tỷ đồng cho thương vụ trên.

Cả 2 cổ đông mua vào cổ phiếu CMX trong bối cảnh giá cổ phiếu này vừa có đợt giảm nhẹ trong tháng 12 khi mất mốc 8,000 đồng/cp và chỉ còn 7,440 đồng/cp vào lúc 13h38 ngày 30/12/2022.

1 Likes

Nhóm Dragon Capital mua ròng 7,7 triệu cổ phiếu Hóa chất Đức Giang trong tháng 12

Nhóm Dragon Capital mua ròng 7,7 triệu cổ phiếu Hóa chất Đức Giang trong tháng 12

Cổ phiếu DGC hiện đang giao dịch quanh mức 58.000 đồng/cổ phiếu, tăng 20% sau hơn một tháng nhưng vẫn thấp hơn 55% so với đỉnh đạt được vào giữa tháng 6 năm nay.

Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã hoàn tất mua thêm 800.000 cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) trong ngày 28/12. Trong đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company, Hanoi Investments Holdings Limited và Norges Bank lần lượt mua vào 100.000; 200.000 và 500.000 đơn vị. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm đã tăng từ 6,84% lên 7,06%.

Thời gian gần đây, nhóm quỹ ngoại liên tục có động thái mua gom cổ phiếu DGC sau khi trở thành cổ đông lớn vào cuối tháng 11. Tính từ đầu tháng 11 đến nay, các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã mua ròng 7,7 triệu cổ phiếu DGC, tương đương khoảng 2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Hóa chất Đức Giang.

Động thái mua gom của quỹ ngoại diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DGC đang có dấu hiện chững lại sau nhịp hồi nhanh và mạnh từ đáy. Cổ phiếu này hiện đang giao dịch quanh mức 58.000 đồng/cổ phiếu, tăng 20% sau hơn một tháng nhưng vẫn thấp hơn 55% so với đỉnh đạt được vào giữa tháng 6 năm nay.

Nhóm Dragon Capital mua ròng 7,7 triệu cổ phiếu Hóa chất Đức Giang trong tháng 12 - Ảnh 1.

Trong tháng 12, Hóa chất Đức Giang cũng đã chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 30% (01 cổ phiếu nhận 3.000 đồng) vào ngày 20/12. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 10/1/2023. Với gần 379,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính DGC sẽ chi gần 1.140 tỉ đồng để trả cổ tức đợt này.

Trước đó, trong bối cảnh cổ phiếu DGC điều chỉnh sâu với nhiều phiên sàn liên tiếp và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng, ông Đào Hữu Huyền – Chủ tịch HĐQT Hóa chất Đức Giang đã mua vào 1 triệu cổ phiếu DGC nhằm tăng sở hữu trong khoảng thời gian từ ngày 17/11 đến 16/12/2022.

Ông chủ Đức Giang cho biết trong lịch sử 8 năm kể từ khi niêm yết, chưa bao giờ cổ phiếu DGC sập sàn 5 phiên liên tiếp, điều bất thường này lại xảy ra ngay năm mà KQKD Công ty cao nhất từ trước đến nay. Doanh thu ước đạt trên 14.000 tỷ và LNST ước trên 6.000 tỷ đồng. Ngay tại quý 4/2022, lãi tháng 10-11 đã ước đạt 800 tỷ đồng, chắc chắn kế hoạch lãi 1.100 tỷ sẽ đạt được. Chủ tịch cũng nhấn mạnh mọi hoạt động kinh doanh Công ty đều bình thường.

Nguồn bài viết: Nhóm Dragon Capital mua ròng 7,7 triệu cổ phiếu Hóa chất Đức Giang (DGC) trong tháng 12

1 Likes