Chứng sỹ săn tin!

ACG giảm gần 50%, Chủ tịch Gỗ An Cường tiết lộ lợi nhuận 2022 cao nhất 5 năm, cho rằng giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị DN

“Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp vốn hóa 1 tỷ USD, năm tới doanh nghiệp sẽ hợp tác với công ty kiểm toán EY để tiến hành dự án tái cấu trúc về mặt chiến lược ” – Ông Nghĩa nói.

CTCP Gỗ An Cường (mã chứng khoán ACG) vừa tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 vào ngày 23/12 vừa qua, công bố lợi nhuận hợp nhất dự kiến năm nay đạt 600 tỷ đồng.

Chủ tịch cho rằng giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp

Tại đại hội, trước những băn khoăn của cổ đông về việc giá cổ phiếu giảm, tình trạng mất thanh khoản của ACG sau khi lên sàn HOSE, cũng như câu hỏi về việc triển khai kế hoạch tái cấu trúc để đạt mục tiêu vốn hóa 1 tỷ USD theo nội dung họp ĐHCĐ thường niên 2021, ông Lê Đức Nghĩa – Chủ tịch HĐQT cho biết công ty đang thực hiện cấu trúc về cải tiến phần mềm và số hóa.

“Năm tới doanh nghiệp sẽ hợp tác với công ty kiểm toán EY để tiến hành dự án tái cấu trúc về mặt chiến lược với mục tiêu trở thành doanh nghiệp vốn hóa 1 tỷ USD” – Ông Nghĩa nói.

135,8 triệu cổ phiếu ACG của Gỗ An Cường chính thức giao dịch trên HOSE lần đầu tiên vào ngày 10/10/2022 với giá tham chiếu 67.300 đồng/cp. Kết phiên giao dịch ngày 22/12, thị giá ACG còn 35.000 đồng, giảm 48% so với mức giá khi chào sản. Vốn hóa công ty chỉ còn hơn 4.700 tỷ đồng.

Ông Nghĩa giải thích lý do chính của tình trạng này là cơ cấu cổ đông của An Cường quá cô đặc.

“Bản thân tôi nắm hơn 51%, các cổ đông chiến lược như Sumimoto Forestry, Vina Capital nắm khoảng 40%, tổng cộng hơn 88% và hiện tại chưa có kế hoạch bán ra” – Ông Nghĩa nói. Theo con số công bố chính thức tại bản cáo bạch 2022, Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam – công ty của ông Lê Đức Nghĩa đang nắm 50,04%, 2 tổ chức nước ngoài nắm 37,67%.

Ngoài ra, theo Chủ tịch của An Cường, trong thời gian qua, triển vọng ngành gỗ nói chung cũng bị đánh giá tiêu cực. Trong 6 tháng cuối năm vừa qua và những tháng sắp tới dự báo sẽ còn khó khăn hơn. Các thông tin như: nhà máy ở Bình Dương cắt giảm công nhân, các đơn hàng xuất khẩu bị hạn chế, ngành bất động sản khó khăn đã làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán, theo đó cổ phiếu của An Cường cũng bị ảnh hưởng theo diễn biến chung.

Ông Nghĩa cho rằng giá cổ phiếu của An Cường trên sàn chứng khoán không phản ánh đúng giá trị công ty.

“Hiện các quỹ đầu tư đang đánh giá tích cực về An Cường nên quý cổ đông có thể yên tâm. Chúng tôi cũng khuyến khích cổ đông nên đầu tư vào ACG theo quan điểm dài hạn bởi hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng cao và cổ tức vẫn được chi trả thường xuyên” – Ông Nghĩa nói.

Dự kiến lợi nhuận 600 tỷ đồng, không tiến sâu vào bất động sản

Chia sẻ về tình hình kinh doanh năm 2022, ông Lê Đức Nghĩa cho biết lợi nhuận sẽ đạt 600 tỷ đồng – tăng trưởng 35, 40% so với năm 2021. Ông Nghĩa kỳ vọng con số thực tế sẽ cao hơn 600 tỷ. Đây là con số cao nhất 5 năm qua của công ty.

Vào ngày 22/12, Gỗ An Cường đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 11 tháng đầu năm 2022 với doanh thu thuần đạt 3.950 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 553 tỷ đồng, tăng lần lượt 41% và 45,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Nói về năm 2023, Chủ tịch An Cường cho biết đã lường trước tình hình khó khăn của kinh tế thế giới và Việt Nam và tin rằng “cái khó ló cái khôn”.

“Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi và ban lãnh đạo An Cường, những thời điểm tình hình thị trường bất động sản khó khăn thì An Cường lại ghi nhận kết quả tăng trưởng khá tốt” – Ông Nghĩa chia sẻ. Theo đó, vị này cho rằng hiện tại, các dự án nhà ở đã được bàn giao rất nhiều nhưng vẫn chưa hoàn thiện nội thất. Đây sẽ là cơ hội cho các dòng sản phẩm của công ty gồm An Cường, Malocca và Aconcept trong thời gian tới.

Ngoài ra, bối cảnh thị trường khó khăn cũng là cơ hội để thanh lọc thị trường theo hướng lành mạnh hơn. Thực tế 6 tháng cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương chỉ hoạt động 60-70% công suất nhưng An Cường lại tăng trưởng 35-40%, nhà máy hoạt động với công suất tối đa.

Ông Nghĩa cũng đánh giá thị trường bất động sản ở Việt Nam đang gặp khó khăn thực sự, tuy nhiên đây chỉ là tình huống ngắn hạn vì nhu cầu thực tế vẫn đang có.

Ông Nghĩa cho biết An Cường đã chủ động giảm tỷ trọng doanh thu từ các dự án bất động sản từ mức 30% - 40% giai đoạn 2019 – 2022 về mức 20% trong năm 2021 và trong năm 2022 chỉ còn hơn 10%.

“Với mức tỷ trọng doanh thu như hiện tại, bất động sản không có quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của An Cường. Thay vào đó chúng tôi đang đẩy mạnh các hoạt động phân phối, mở thêm hệ thống đại lý. Hiện tại An Cường đã phủ sóng gần như khắp toàn quốc, doanh thu tại thị trường trong nước cũng tăng trưởng vượt bậc” – Ông Nghĩa tiếp tục chia sẻ về sự “kỳ lạ” của An Cường.

Trả lời câu hỏi về dự án Central Hills Long An, ông Nghĩa cho biết An Cường chỉ nắm giữ 30% cổ phần tại Công ty Central Hills, đây là công ty con của tập đoàn BĐS Thắng Lợi, An Cường chỉ là cổ đông và không trực tiếp triển khai dự án.

An Cường không chủ trương mở rộng ngành nghề kinh doanh. Mảng bất động sản chỉ là hoạt động đầu tư tài chính, nhằm tạo ra sự cộng hưởng cho ngành nghề chính của An Cường thông qua việc bán các gói lắp đặt nội thất cho khách hàng mua nhà của Thắng Lợi.

Theo đó, Central Hills dự kiến sẽ cung cấp 10 nghìn căn hộ, và hàng năm Thắng Lợi sẽ liên tục chào ra thị trường vài nghìn căn hộ. An Cường sẽ đồng hành với các dự án để bán ra các sản phẩm nội thất của An Cường, Malloca, Aconcept. Từ tháng 3 đến tháng 6/2023 sẽ xong giấy phép, sale gallery sẽ hoàn thành vào tháng 3/2023. Hiện tại dự án này cũng đang trong giai đoạn đàm phán để nhận thêm khoản đầu tư từ Sumitomo Forestry. Khi hoàn tất, tỷ lệ sở hữu của An Cường sẽ giảm còn khoảng 20%.

https://markettimes.vn/acg-giam-gan-50-chu-tich-go-an-cuong-tiet-lo-loi-nhuan-2022-cao-nhat-5-nam-cho-rang-gia-co-phieu-khong-phan-anh-dung-gia-tri-dn-12312.html

1 Likes

60.000 tỷ đồng “dư thừa”, lãi suất liên ngân hàng đồng loạt giảm sâu

Ba phiên liên tiếp Ngân hàng Nhà nước hút về 60.000 tỷ đồng, lãi suất VND đồng loạt giảm mạnh trên thị trường liên ngân hàng.

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sáng 23/12 - Nguồn: MSB Research

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sáng 23/12 - Nguồn: MSB Research

Như thông tin cập nhật từ giữa tuần, lãi suất liên ngân hàng liên tiếp giảm và thị trường đón sự trở lại hút bớt tiền về của Ngân hàng Nhà nước ngay trong mùa cao điểm.

Cụ thể, sau thời gian tạm ngừng từ tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn (7 ngày) để hút bớt tiền về. Quy mô hút về ở đây rất lớn, lên tới 20.000 tỷ đồng/phiên và đến cuối tuần qua đã lên tới 60.000 tỷ đồng.

Lượng hút bớt nói trên chưa tính nguồn tiền Ngân hàng Nhà nước bơm hỗ trợ hệ thống trước đó qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) cũng đang lần lượt đáo hạn chảy về.

Cùng với diễn biến trên, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng có tuần thứ hai liên tiếp sụt giảm, đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng. Tuần qua, tốc độ giảm tiếp tục mạnh hơn, trong đó lãi suất qua đêm lần lượt thủng các mốc 5% rồi thủng mốc 4%/năm, cuối tuần qua chỉ còn quanh 3,5%/năm.

Đáng chú ý, sau một thời gian neo giữ ở vùng kỷ lục nhiều năm qua, lãi suất các ngân hàng thương mại vay mượn nhau trên thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn 3-6 tháng cũng đã giảm rất mạnh. Mức cao nhất vừa qua ghi nhận tới trên 11%/năm, hiện đã rơi về dưới 9%/năm.

Với diễn biến trên, đặc biệt ở kỷ lục lãi suất các kỳ hạn 3-6 tháng vừa qua, chi phí vốn của hệ thống trên thị trường này đã giảm rất mạnh. Điều này được chú ý khi hệ thống và nền kinh tế bước vào mùa cao điểm thanh toán và chi trả cuối năm.


Tỷ giá USD/VND đã nhanh chóng cân bằng trở lại, cập nhật sáng 23/12 - Nguồn: MSB Research

Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng trở lại hút tiền về quy mô lớn như trên nhằm cân đối lãi suất và giảm thiểu tác động tới tỷ giá. Sau khi lãi suất VND giảm sâu trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND trên cùng thị trường đã có một nhịp bật lên khá mạnh nhưng cũng nhanh chóng hạ nhiệt từ giữa tuần qua.

Tỷ giá USD/VND giao ngay trên thị trường liên ngân hàng sau khi bật trên 23.800 VND đã rơi về quanh 23.600 VND tính đến phiên 23/12. Giá USD bán ra của các ngân hàng cũng hạ nhiệt đáng kể, từ quanh 23.870 VND hiện còn quanh 23.750 VND.

Như vậy, sau khi có biến động đột biến tới trên 9% so với đầu năm lẫn so với cùng kỳ năm trước hồi tháng 10 và tháng 11 vừa qua, tỷ giá USD/VND đã nhanh chóng cân bằng trở lại với mức biến động chỉ còn quanh 3,5% so với đầu năm và chỉ còn tăng 2,9% so với cùng kỳ 2021, tính theo tỷ giá giao ngay trên thị trường liên ngân hàng.

Nguồn: nhipsongkinhdoanh

1 Likes

Đại gia tài chính Hàn Quốc Mirae mua nhà tạo lập thị trường ETF lớn thứ 3 châu Âu

Tập đoàn tài chính Mirae của Hàn Quốc quyết định tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Âu bằng cách mua lại nhà tạo lập thị trường ETF lớn thứ 3 của khu vực này.

Mirae đang mua lại công ty GHCO có trụ sở tại London, Anh, một nhà tạo lập thị trường của giới ETF tại châu Âu. Đây cũng được coi là đối thủ của Flow Traders và Jane Street, hai công ty gần như kiểm soát toàn bộ giao dịch ETF trên thị trường OTC tại khu vực này.

Trước đó, Mirae Asset Financial Group đã thực hiện một loạt giao dịch nhằm tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường ETF đang phát triển nhanh.

Tháng 06/2022, tập đoàn này đã thâu tóm ETF Securities, một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực ETF của Australia. Năm 2018, Mirae sáp nhập Global X, một nhà phát hành có trụ sở ở New York nhưng cũng hoạt động ở châu Âu và châu Á. Ba năm sau, họ tiếp tục mua Horizons ETFs của Canada. Tiger ETF có trụ sở ở Hàn Quốc cũng nằm trong tay Mirae.

Mirae cũng đang điều hành các sàn tạo lập thị trường ở Hàn Quốc và Hồng Kông, một sàn giao dịch ETF ở New York và một nhóm nhỏ các nhà giao dịch tài sản có thu nhập cố định ở London, song lại không có cơ sở giao dịch ETF nào ở châu Âu.

Dan Izzo, giám đốc điều hành của GHCO, sẽ vẫn giữ chức vụ hiện tại sau khi thương vụ của Mirae hoàn tất. Ông cho biết GHCO có 40 nhân viên, và sẽ tăng thêm khoảng 10 người nhờ khoản đầu tư mới.

Theo ông, thương vụ sáp nhập này có thể dấy lên lo ngại về cuộc xung đột lợi ích tiềm ẩn, vì GHCO là nhà tạo lập thị trường hàng đầu của hơn 40% đợt niêm yết ETF tại châu Âu và sau này sẽ thuộc sở hữu của công ty mẹ vốn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các công ty phát hành lớn.

GHCO tuyên bố là nhà tạo lập thị trường lớn nhất trong mảng giao dịch ETF trên sàn ở châu Âu, với khối lượng giao dịch hàng tháng là 3 tỷ USD, theo Mirae. Nhưng, công ty này lại là một “người chơi” rất nhỏ trên các nền tảng giao dịch OTC như Tradeweb và Bloomberg, nơi mà phần lớn giao dịch diễn ra. Những người tham gia thị trường cho rằng điều đó sẽ làm giảm bớt những lo ngại trên.

Ông Izzo nói: “Việc có một chủ sở hữu mới như Mirae sẽ giúp chúng tôi đạt được khối lượng lớn hơn trong mảng giao dịch OTC. Thương vụ này cũng sẽ cung cấp cho chúng tôi những gì chúng tôi cần để chiếm thị phần”.

“Tôi nghĩ đó là một điều tốt. Lĩnh vực tạo lập thị trường chỉ có một số ít người tham gia và việc có một người khác với vốn hóa tốt hơn tham gia là điều tốt cho tất cả người chơi trên thị trường ETF, từ tổ chức phát hành đến nhà đầu tư”, Hector McNeil, đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành của công ty phát hành ETF HANetf, cho biết.

Theo MJ Lytle, giám đốc điều hành của Tabula Investment Management và cũng là một chuyên gia về ETF trái phiếu, lĩnh vực tạo lập thị trường ETF ở châu Âu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau khi một số ngân hàng, như Deutsche Bank và Société Générale, rút lui vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hai ngân hàng trên đã chuyển mảng kinh doanh ETF từ bộ phận ngân hàng đầu tư sang bộ phận quản lý tài sản, nhằm nới lỏng mối liên hệ giữa hoạt động tạo lập thị trường và ETF của họ.

Ông Lytle cho biết: “Lĩnh vực tạo lập thị trường ở châu Âu cần được đầu tư. Đó là lĩnh vực bị hạn chế về khả năng sinh lời và đã có những người phải rời bỏ. Điều đó có nghĩa là nó ngày càng phụ thuộc vào các thực thể có vốn hóa thấp và tập trung hơn vào lợi nhuận hàng quý. Nếu nó không hiệu quả với họ, họ có thể thoái vốn”.

https://fili.vn/2022/12/dai-gia-tai-chinh-han-quoc-mirae-mua-nha-tao-lap-thi-truong-etf-lon-thu-3-chau-au-772-1026393.htm

1 Likes

Kinh tế trưởng SSI: Đi săn voi thì đừng nên quá quan tâm đến dấu chân thỏ

Sau giai đoạn bứt phá mạnh khoảng 25% từ đáy, đà tăng của thị trường đã chững lại và chỉ số đang bước vào trạng thái vận động không xu hướng trong vùng 1,000 - 1,080 điểm. Nhiều người cho rằng trong bối cảnh thị trường hiện tại có thể kết hợp giữa việc tích sản và lướt sóng ngắn hạn.

Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng SSI chia sẻ trong chương trình Bí mật đồng tiền

Theo quan điểm của ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng SSI, mọi người hay nói nhiều đến tích sản như một hình thức đầu tư giá trị, bằng cách bỏ ra một khoản tiền mua một hoặc một số mã cổ phiếu một cách liên tục và đều đặn, cho đến khi họ sở hữu một khối lượng cổ phiếu tương đối nhiều như mục tiêu đã đề ra.

Tuy nhiên, ông Hưng cho rằng ngay cả với việc tích sản, nhà đầu tư cũng không nên chỉ nhắm vào một cổ phiếu vì điều đó là khá rủi ro, thay vào đó mọi người nên đa dạng hóa danh mục.

Mặt khác chuyên gia cho rằng việc trộn lẫn giữa đầu tư dài hạn và ngắn hạn nhiều khi sẽ dẫn đến việc lẫn lộn giữa các phương pháp đầu tư khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến mục đích chung. Chuyên gia ví von: “Điều này giống như khi mình đi săn voi thì đừng nên quá quan tâm đến dấu chân thỏ, nếu việc chính của mình là đầu tư dài hạn nhưng thỉnh thoảng lại sa đà vào những đợt lướt sóng ngắn hạn thì tôi nghĩ đó cũng không phải điều tích cực”.

Ngoài ra, chuyên gia SSI cũng đưa ra một số lời khuyên về việc mua cổ phiếu theo “game”. Gần đây, nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những câu chuyện thâu tóm và đổi chủ ngay trên sàn qua khớp lệnh. Điển hình như cổ phiếu HPX có những phiên cổ phiếu lưu hành chỉ khoảng 300 triệu đơn vị thì khớp lệnh lên đến hơn 160 triệu và những phiên sau đó liên tục khớp lệnh hàng chục triệu đơn vị. Từ đó đặt ra câu hỏi về việc có ai đó đang thâu tóm và mua lại qua sàn chứng khoán.

Bàn luận về vấn đề này, ông Hưng cho biết khi tư vấn đầu tư mọi người hay dùng từ cổ phiếu có “game” và câu chuyện này xuất hiện rất nhiều vào giai đoạn 2020 - 2021. Cổ phiếu có “game” rất được giới trẻ ưa thích không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Mỹ, bởi vì ai chơi game cũng nghĩ là mình sẽ thắng, kể cả những phe mạnh nhất hay kiểu gì cũng có cheat code (mã ăn gian) hoặc đường tắt để thắng game đó.

"Nhưng trên thực tế thì những “game” về doanh nghiệp chúng ta đang nói ở trên mạng xã hội thường ẩn chứa trong đó “thuyết âm mưu” rất cao. Nếu thực sự có “game” thì tại sao nó lại được đăng tải một cách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang mạng xã hội như vậy?

Do vậy tôi nghĩ chúng ta cũng không nên quá suy diễn quá các giao dịch lớn của các cổ phiếu hay cố gán cho nó một “game” gì đó, nhất là việc đầu tư theo nữa thì rủi ro là rất lớn. Với các nhà đầu tư khi nghe những câu chuyện kiểu như vậy, trừ khi nắm bắt được hết thông tin và có thể suy xét cho bản thân để làm bài tập, tốt nhất là không nên tin theo", ông Hưng khẳng định.

Nguồn bài viết: https://f247.vn/news/kinh-te-truong-ssi-di-san-voi-thi-dung-nen-qua-quan-tam-den-dau-chan-tho-vtsk93f836b7de5443f083764585c10f5595

1 Likes

3 điều khối ngoại sẽ đặc biệt chú ý năm 2023

(ĐTCK) Dù thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, nhưng có một số điều mà khối ngoại sẽ quan sát rất kỹ trong năm 2023, bao gồm cả vấn đề thanh khoản.
Có một thực tế khá thú vị, năm 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam dù được đánh giá là chịu tác động từ những biến động kinh tế quốc tế, nhưng VN-Index lại không có sự song hành với thị trường chứng khoán quốc tế, khi giảm điểm mạnh nhất thế giới.

Tại Talkshow Chọn Danh mục kỳ 9 với chủ đề: Nhận diện biến số năm 2023 sáng ngày 23/12, bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc SSI Research lý giải, các yếu tố nội tại của thị trường Việt Nam gần đây xuất phát từ bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, mà hai thị trường này có mối liên hệ khá chặt với hệ thống ngân hàng nên đã có tác động khá lớn đến nền kinh tế. Do đó, nhà đầu tư cần xác định vấn đề của thị trường này đang nằm ở đâu.

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong 3 năm vừa qua, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn đến từ các doanh nghiệp bất động sản, đơn cử như năm 2021, có 44% lượng phát hành đến từ bất động sản, cao hơn cả khối ngân hàng. Trong khi đó, hiện tại thị trường bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi mức lãi suất cao, như mức lãi suất cho vay mua nhà khoảng 13%, không kích thích được nhu cầu của người đi mua nhà.

Chính vì vậy, trong năm 2023, quan điểm của SSI Research là lãi suất có khả năng hạ nhiệt, tuy nhiên nhà đầu tư cần chờ thêm rằng mức lãi suất đó hạ liệu có đủ hấp dẫn kích thích nhu cầu trên thị trường bất động sản hay không. Ngoài ra, việc đáo hạn trái phiếu tạo ra các áp lực trong năm 2023, thị trường cần chờ thêm dự thảo sửa đổi Nghị định 65 được thông qua giúp giảm nhẹ những áp lực này.

“Tôi cho rằng những yếu tố nội tại năm 2023 đối với thị trường sẽ dễ thở hơn năm 2022, chủ yếu là những khó khăn này phản ánh khá nhiều vào thị trường. Tuy nhiên, thị trường có thể vẫn “gập ghềnh” do những vấn đề tôi vừa nhắc đến”, bà Hoàng Việt Phương lưu ý.


Talkshow Chọn Danh mục kỳ 9 với chủ đề: Nhận diện biến số năm 2023.

Với tư cách là một quỹ có sản phẩm niêm yết quốc tế cũng như huy động vốn ngoại lớn, bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư, Người điều hành Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF), VinaCapital cho biết, nhà đầu tư ngoại từ trước nay luôn đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn, dựa trên những lợi thế cạnh tranh đặc trưng của Việt Nam so với các nước lân cận.

Những lợi thế mà bà Phương liệt kê bao gồm: dân số năng động (đông dân nhưng tỷ lệ tham gia lao động nữ cao, dư địa đô thị hóa, vay nợ hộ gia đình ở mức thấp), khả năng thu hút FDI,… những yếu tố hấp dẫn này vẫn còn nguyên ngay cả trong giai đoạn khó khăn vừa rồi. Kể cả những nút nghẽn như hạ tầng chưa phát triển, hay năng suất lao động chưa cao cũng được cho là dư địa cho kinh tế Việt Nam.

Thị trường chứng khoán dựa trên tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn cũng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Bà Phương lấy dẫn chứng, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam mới chiếm 60% GDP (so với thị trường Đài Loan (Trung Quốc) là trên 260%, Thái Lan trên 110%, Hàn Quốc 120% và Ấn Độ 125%), số lượng và chất lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường sẽ tăng. Quy mô thị trường và chất lượng nhà đầu tư thay đổi sẽ làm thị trường tăng trưởng bền vững và bớt biến động hơn.

“Cho nên những biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa rồi do tác động vĩ mô thế giới, cũng như từ Việt Nam là rủi ro ngắn hạn. Nhà đầu tư nước ngoài xem đó là cơ hội để tăng giải ngân ở thị trường Việt Nam ở một mức giá hấp dẫn, gần như có một không hai trong lịch sử”, chuyên gia VinaCapital thông tin.

Bà Hoài Phương nói thêm, nhà đầu tư nước ngoài hiện đang quan tâm chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ra sao trong năm 2023 trong bối cảnh kinh tế thế giới chậm lại và nguy cơ suy thoái. Song song đó, khối ngoại sẽ chú ý đến cả sức tiêu dùng của người dân Việt Nam có thay đổi nào trong bối cảnh lãi suất cao, cùng với thanh khoản ngân hàng và chất lượng tài sản thay đổi ra sao khi thị trường đang chậm lại.

Nguồn bài viết: 3 điều khối ngoại sẽ đặc biệt chú ý năm 2023 | Tin nhanh chứng khoán

1 Likes

Báo Hàn: SK Group có thể bán một số tài sản ở Việt Nam, Malaysia để “trữ vốn” khi suy thoái kinh tế

Theo số liệu của tờ báo này, SK South East Asia Investment đang nắm 6,1% cổ phần của Vingroup, 9,5% cổ phần của Masan Group, 4,5% cổ phần của Pharmacity, 54% cổ phần của Imexpharm, 16,3% cổ phần của Wincommerce và 4,9% cổ phần của The CrownX Corp.

Tờ The Korea Economic Daily đưa tin, SK Group có thể bán một số tài sản ở Việt Nam, Malaysia để thu về hàng tỷ đô la. Trong khi tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, SK Group kỳ vọng thông qua việc bán tài sản để lấy tiền về trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Theo nguồn tin thân cận, các khoản tài sản được bán thuộc sở hữu của công ty đầu tư SK South East Asia Investment. Việc dự kiến bán tài sản xảy ra vào thời điểm các công ty lớn của Hàn Quốc đang tích trữ tiền mặt, hạn chế đầu tư mạnh vào các dự án mới khi triển vọng kinh doanh năm tới khá ảm đạm.

The Korea Economic Daily đưa ra số liệu về tỷ lệ sở hữu hiện tại của SK South East Asia Investment như sau: Nắm giữ 6,1% cổ phần của Vingroup JSC (mã chứng khoán VIC), 9,5% cổ phần của Masan Group (MSN), 14,5% cổ phần của chuỗi bán lẻ Pharmacity, 54% cổ phần của Công ty Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP), 16,3% cổ phần của nhà bán lẻ VinCommerce (nay là Wincommerce), 4,9% cổ phần của The CrownX Corp. và một cổ phần không xác định trong BigPay, một đơn vị fintech của Malaysia’s AirAsia Group Bhd.

Theo thống kê của chúng tôi, tỷ lệ sở hữu của các quỹ thành viên SK Investment I, II, III và SK Energy tại các doanh nghiệp Việt Nam như sau:

Báo Hàn: SK Group có thể bán một số tài sản ở Việt Nam, Malaysia để trữ vốn khi suy thoái kinh tế - Ảnh 1.

Một lãnh đạo tại SK cho biết vẫn chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra. Các chi tiết như bán công ty nào và quy mô cổ phần ra sao sẽ được xác định sau.

“SK không gặp khủng hoảng tài chính” - Một nguồn tin trong ngành ngân hàng đầu tư cho biết SK chỉ muốn đảm bảo nguồn vốn để chuẩn bị cho các điều kiện kinh tế ngày càng xấu đi.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2018, SK South East Asia Investment có trụ sở tại Singapore đã dẫn đầu các hoạt động đầu tư của tập đoàn trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trên khắp Đông Nam Á.

Năm chi nhánh của SK Group bao gồm SK Inc., SK E&S Co., SK Hynix Inc., SK Telecom Co. và SK Innovation Co. – mỗi công ty đã rót 200 triệu đô la vào các loại hình đầu tư với tổng số vốn là 1 tỷ đô la.

SK South East Asia Investment, hợp tác với quỹ hưu trí nhà nước của Hàn Quốc National Pension Service, đã chi tới 3 nghìn tỷ won (2,34 tỷ USD) để mua cổ phần của bảy công ty Việt Nam và Malaysia.

Tháng trước, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won cho biết tại một cuộc họp của công ty rằng sự sống còn hiện tại được ưu tiên hàng đầu so với lợi nhuận và hiệu quả quản lý. Điều đó thúc đẩy giám đốc điều hành các chi nhánh của tập đoàn tích trữ tiền mặt để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp.

Theo The Korea Economic Daily, nợ vay ròng chưa thanh toán tại SK Inc., công ty mẹ của SK Group, đã tăng vọt lên 10,87 nghìn tỷ won trên cơ sở hợp nhất vào cuối quý 3 từ mức 6,88 nghìn tỷ won vào cuối năm 2018.

Là một phần trong nỗ lực bảo đảm tiền vốn trên toàn tập đoàn, SK On Co., một nhà sản xuất pin, vào giữa tháng 12 đã huy động được 1,32 nghìn tỷ won bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi hoàn lại (RPS) cho Korea Investment Private Equity và các công ty cổ phần tư nhân (PEF) khác.

Trong khi đó, SK E&S đã huy động được 1,38 nghìn tỷ won thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi có thể hoàn lại (RCPS) trị giá 735 tỷ won tại Busan City Gas Co. và bán trụ sở chính với giá 633 tỷ won.

Trong năm nay, SK Group được cho là đã “dự trữ” tới 4 nghìn tỷ won trong quỹ khẩn cấp cho đến nay. Nhưng tập đoàn này được biết là đang đầu tư mạnh vào các động cơ tăng trưởng trong tương lai như chất bán dẫn, nguyên liệu thô và trí tuệ nhân tạo.

Một số tiền thu được từ việc bán cổ phần tại các công ty Việt Nam và Malaysia có thể được tái đầu tư vào các công ty đầy triển vọng ở Đông Nam Á, các nguồn tin cho biết.

SK thành lập công ty con SK South East Asia Investment vào tháng 8/2018 với mục đích đầu tư vào các doanh nghiệp phát triển nhanh ở Đông Nam Á. Lý do dẫn đến quyết định đầu tư vào thị trường nước ngoài của SK là rủi ro khi mô hình kinh doanh quá tập trung vào thị trường Hàn Quốc. Mặc dù là chaebol lớn thứ ba Hàn Quốc, hầu hết hoạt động kinh doanh của SK như hóa dầu, viễn thông dựa cả vào thị trường nội địa.

Hoạt động đầu tư của SK tại Việt Nam cũng bắt đầu từ năm 2018 này với khoản đầu tư 480 triệu USD để mua cổ phần của Masan Group. Năm 2019, SK đầu tư 1 tỷ USD vào Vingroup.

Kể từ thời điểm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, giới quan sát nhận thấy tập đoàn này đầu tư vào một số lĩnh vực đang phát triển mạnh như lĩnh vực phân phối bán lẻ, hậu cần và fintech. Nhưng trong năm 2022, SK đầu tư tập trung vào ngành dược phẩm với việc chi thêm hàng ngàn tỷ vào Imexpharm và chính thức lộ diện tại Pharmacity.

Thực tế, kể từ năm 2020, SK Group đã có những sự thay đổi sâu sắc về chiến lược phát triển của tập đoàn. Họ bán các tài sản “không phù hợp” để đẩy mạnh việc chuyển dịch từ các lĩnh vực kinh doanh truyền thống và từng là hàng đầu của mình sang tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng mới như pin xe điện, nhiên liệu hydro, sinh học và chip.

1 Likes

Lô trái phiếu 10,000 tỷ đồng tư vấn phát hành qua TCBS đã hoàn tất thanh toán lãi và gốc trong 2 tháng cuối 2022

Ngày 20.12, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thông báo lô trái phiếu 10,000 tỷ đồng do công ty tư vấn phát hành đã hoàn tất thanh toán lãi và gốc trong tháng 12/2022.

Đây là các trái phiếu đáo hạn lần lượt trong tháng 12/2022 được phát hành bởi Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Vinfast và do TCBS tư vấn. Các trái phiếu trên được bảo lãnh thanh toán bởi Công ty mẹ là Tập đoàn Vingroup – Công ty CP, được phát hành riêng lẻ theo quy định tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, trong tháng 11.2022, lô trái phiếu Vinfast trị giá 2,280 tỷ đồng đã được thanh toán đúng hẹn đến nhà đầu tư. Tiếp đó, trong tháng 12, tính tới ngày 19/12/2022, Vinfast đã hoàn tất thanh toán 5,700 tỷ đồng và dự kiến 2,020 tỷ đồng sẽ được thanh toán đợt cuối trong ngày 23/12/2022. Như vậy, trong 2 tháng cuối năm 2022, 10,000 tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu Vinfast đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, ước tính khoảng 38,000 tỷ đồng tiền trái tức và gốc đến hạn ứng với trên 400 mã trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn, thông tin từ TCBS cho biết thêm.

Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của TCBS đang đạt trên 300% thuộc top đầu các công ty chứng khoán và cao hơn nhiều so với quy định 220%. TCBS cũng chủ động đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn vốn vay tín chấp từ các định chế nước ngoài được xem là có tính ổn định và dài hạn hơn dù tiêu chí khắt khe. Ngày 2/12/2022, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ký kết hợp đồng vay hợp vốn tín chấp trị giá khoảng 125 triệu USD (khoảng 2,900 tỷ đồng), nâng tổng giá trị huy động thị trường vốn quốc tế lên hơn 300 triệu USD trong một năm qua, cao nhất ngành chứng khoán.

Bốn định chế tài chính lớn gồm Ngân hàng CTBC Bank, Taishin International Bank, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC - Singapore) và Chứng khoán Maybank (Singapore) – thành viên của Tập đoàn Ngân hàng đầu tư Maybank cùng tham gia với vai trò đồng thu xếp cho khoản vay hợp vốn tín chấp trị giá 125 triệu USD trên.

TCBS liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực ở đa dạng các mảng nghiệp vụ Fintech, với liên tiếp 2 giải thưởng quốc tế công nghệ ở hạng mục Ứng dụng Big Data trong Ngân hàng tại Asian Technology Excellence Awards 2022, Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất tại FinanceAsia Country Awards 2022, đồng thời được UpGuard xếp hạng A+ hệ thống bảo mật thông tin mạng an toàn cấp độ cao nhất. Ngày 23/11/2022, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã thông báo về kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá hơn 10,000 tỷ đồng theo đúng lộ trình chiến lược 5 năm 2021-2025.

https://fili.vn/2022/12/lo-trai-phieu-10000-ty-dong-tu-van-phat-hanh-qua-tcbs-da-hoan-tat-thanh-toan-lai-va-goc-trong-2-thang-cuoi-2022-737-1026431.htm

1 Likes

Còn hơn 2.000 tỷ đồng chờ Fubon ETF giải ngân vào chứng khoán Việt Nam, những cổ phiếu nào sẽ được gom mạnh?

Còn hơn 2.000 tỷ đồng chờ Fubon ETF giải ngân vào chứng khoán Việt Nam, những cổ phiếu nào sẽ được gom mạnh?

Với tốc độ như hiện tại, ước tính Fubon ETF có thể tiếp tục giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam đến hết tháng 1/2023.

Theo số liệu cập nhật từ ngày 29/11 đến nay, Fubon FTSE Vietnam ETF đã phát hành ròng 219 triệu chứng chỉ quỹ (ccq), tương đương khoảng 2,3 tỷ TWD. Trước đó, quỹ đã huy động bổ sung lần thứ 4 với số vốn 5 tỷ TWD từ ngày 29/11.

Uớc tính Fubon ETF sẽ còn có thể mua khoảng 2,7 tỷ TWD (~2.100 tỷ đồng) cổ phiếu Việt Nam . Với tốc độ như hiện tại, động thái mua ròng của Fubon có thể kéo dài đến hết tháng 1/2023.

Fubon ETF đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index gồm 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất HoSE (điều kiện còn room ngoại). Tạm tính theo tỷ trọng rổ chỉ số này tại thời điểm 23/12, hơn một nửa số tiền có thể giải ngân thêm sẽ được rót vào các cổ phiếu VIC, VHM, MSN, VNM, HPG. Về khối lượng, HPG dự kiến sẽ được mua thêm nhiều nhất với khoảng hơn 11 triệu cổ phiếu, theo sau là VIC, VHM, SSI, VRE, SHB,…

Tại thời điểm 23/12, giá trị tài sản ròng (NAV) của Fubon ETF đạt xấp xỉ 21 tỷ TWD (~16.000 tỷ đồng) và là ETF ngoại có quy mô lớn nhất trên TTCK Việt Nam. Danh mục cổ phiếu chiếm đến 98,86% NAV của quỹ trong đó top 10 khoản đầu tư lớn nhất hiện tại lần lượt là VIC, VHM, MSN, VNM, HPG, VCB, VRE, SSI, VJC, STB.

Kể từ khi bắt đầu rót vốn vào chứng khoán Việt Nam từ tháng 3/2021, Fubon ETF luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn từ khu vực Đông Á. Quỹ đầu tư đến từ Đài Loan (Trung Quốc) là ETF duy nhất không bị rút vốn trong tất cả các tháng từ đầu năm với đỉnh điểm vào tháng 11 vừa qua khi quỹ hút ròng đến gần 133 triệu USD (~3.150 tỷ đồng).

Fubon ETF hút vốn mạnh từ đầu năm

Xu hướng vẫn đang được tiếp tục cho đến những ngày cuối tháng 12. Lũy kế từ đầu năm, Fubon ETF đã hút ròng hơn 526 triệu USD (~12.400 tỷ đồng), lớn nhất trong số các ETF đang đầu tư trên TTCK Việt Nam. Đây cũng là mức giá trị dòng tiền vào kỷ lục một quỹ ETF từng đạt được trong lịch sử.

Fubon ETF liên tục hút tiền mạnh trong bối cảnh hiệu suất đầu tư của quỹ không mấy khả quan khi âm hơn 37% từ đầu năm, NAV/ccq tại thời điểm 23/12 chỉ còn 11,11 TWD. Trong bối cảnh thị trường không thuận lợi từ đầu năm, hầu hết các quỹ đầu tư lớn đều phải đổi mặt với không ít sóng gió và Fubon ETF cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, hiệu suất tệ hơn mức giảm của VN-Index (-31,9%) và VN30-Index (-32,7%) phần nào cho thấy sức chống chịu yếu đến từ danh mục của quỹ trước những biến động không tích cực.

Còn hơn 2.000 tỷ đồng chờ Fubon ETF giải ngân vào chứng khoán Việt Nam, những cổ phiếu nào sẽ được gom mạnh? - Ảnh 3.

NAV/ccq của Fubon ETF liên tục sụt giảm

Hiệu suất tệ nhưng vẫn liên tục gọi thêm vốn, có thể thấy Fubon ETF đang “đặt cửa” cao vào khả năng hồi phục của TTCK Việt Nam, đặc biệt với danh mục gồm nhiều cổ phiếu trụ có tỷ trọng lớn. Việc quỹ đầu tư này không ngừng hút tiền thời gian qua cũng cho thấy dòng vốn từ Đông Á vẫn đánh giá cao triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam.

Trong ngắn hạn, mức định giá thấp so với tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết là một trong những yếu tố thúc đẩy dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào thị trường. Trong một chia sẻ hồi cuối tháng 11, ông Yang Yining cho rằng định giá P/E của VN-Index đã giảm xuống mức thấp lịch sử và tạo cơ hội tốt cho một sự phục hồi mạnh từ vùng đáy ngắn hạn. “Thời điểm hiện tại cho tới tháng 2/2023 sẽ là giai đoạn vô cùng tốt để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam” – nhà quản lý quỹ Fubon ETF nhấn mạnh.

Mục tiêu đầu tư của Fubon ETF hướng đến là 100% cổ phiếu Việt Nam và lựa chọn các ngành tiềm năng. Ngoài việc nắm bắt được chiều sâu và bề rộng của ngành, quỹ cũng tỏ ra lạc quan về dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào chứng khoán Việt Nam. “Nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong thời gian tới, TTCK Việt Nam sẽ thu hút thêm các dòng vốn ngoại” – quỹ đầu tư chia sẻ.

1 Likes

ACV lãi trước thuế tăng mạnh

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ghi nhận doanh thu lẫn lợi nhuận tăng đột biến nhờ sự phục hồi của thị trường vận tải hàng không sau 2 năm dịch bệnh.

Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đánh giá thị trường vận tải hàng không quốc tế đang từng bước phục hồi về tần suất, mạng đường bay, sản lượng vận chuyển.

Riêng thị trường nội địa bắt đầu tăng trưởng mạnh từ cuối quý I và giai đoạn cao điểm hè chứng kiến mức tăng hơn 30% so với thời kỳ trước dịch năm 2019. Tín hiệu tích cực này giúp các doanh nghiệp hàng không bao gồm ACV dần phục hồi tăng trưởng.

Tổng hành khách thông qua các cảng hàng không ước tính lên tới 99 triệu khách, đạt 122% kế hoạch năm và tăng 228% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, khách quốc tế đạt 12 triệu khách, đạt 193% kế hoạch năm và cao gấp gần 23 lần so với năm 2021. Khách nội địa đạt 87 triệu khách, đạt 116% kế hoạch năm và tăng 194% so với 2021.

Tổng hạ cất cánh đạt 658.000 lượt chuyến, đạt 114% kế hoạch năm và tăng 125% so với năm 2021.

Tổng doanh thu của ACV ước đạt 15.381 tỷ đồng, đạt 149% kế hoạch năm và tăng gấp 2 lần so với năm 2021. Tổng chi phí ước đạt 7.819 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm và tăng 25% so với năm 2021.

ACV lãi trước thuế 7.561 tỷ đồng, đạt 295% kế hoạch năm, tăng gần 10 lần so với năm 2021. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.548 tỷ đồng.

Báo cáo về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, ACV cho biết đến nay việc triển khai thực hiện các hạng mục của dự án đều đáp ứng yêu cầu theo đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo Nhà nước về tiến độ.

Công tác san nền, thoát nước bắt đầu được khởi công vào tháng 2 và bám sát tiến độ đề ra. Các đơn vị thi công đang tập trung triển khai các khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và các khu vực bố trí các dự án thành phần 1, 2, 4 theo đúng kế hoạch.

Móng cọc nhà ga hành khách đã hoàn thành vượt tiến độ hơn 1 tháng so với hợp đồng. Riêng phần thân nhà ga, hiện ACV đang tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Ngày 24/12 vừa qua, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cũng chính thức được khởi công. ACV cho biết TP.HCM đã cơ bản hoàn tất phương án bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và bàn giao diện tích 14,757 ha (đợt 1) cho chủ đầu tư để thi công dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh chỉ ra một số hạn chế của ACV như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển vẫn đạt thấp so với kế hoạch do tiến độ khởi công dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chậm so với kế hoạch (5 tháng do vướng mắc mặt bằng thi công) và nhà ga hành khách - Cảng hàng không quốc tế Long Thành (phát sinh tình huống phải xử lý trong quá trình thực hiện kế hoạch đấu thầu).

Năm 2023, ACV đặt mục tiêu phục vụ 116 triệu khách, tăng 18% so với năm 2022. Tổng sản lượng phục vụ hàng hóa đạt 1,6 triệu tấn, tăng 18%. Tổng sản lượng hạ cất cánh đạt 768.000 lượt chuyến, tăng 17%.

Doanh nghiệp cũng có kế hoạch nâng doanh thu lên 18.414 tỷ đồng, tăng 20% so với năm ngoái cùng lợi nhuận trước thuế đạt 8.448 tỷ đồng, tăng 11%. Nộp ngân sách đạt 1.831 tỷ đồng, tăng 18%.

ACV dự định tập trung nguồn lực thực hiện các dự án trọng điểm như sân bay Long Thành giai đoạn 1, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, xây dựng Cảng hàng không Điện Biên, mở rộng Nhà ga T2 Nội Bài, nhà ga T2 Cát Bi…

1 Likes

Khối ngoại tranh thủ “gom” gần 500 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm 35 điểm

![Khối ngoại tranh thủ “gom” gần 500 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm 35 điểm](https://d2jc2gfed7naqx.cloudfront.net/corp_news/cafefeb23716931d447c4a1f30e4bc174768b_1.jpeg “Khối ngoại tranh thủ “gom” gần 500 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm 35 điểm”)

Trái ngược với lực bán mạnh mẽ của nhà đầu tư nội, giao dịch khối ngoại lại là điểm sáng khi họ mua ròng 467 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Chứng khoán Việt Nam khép lại phiên thứ Hai cuối cùng của năm bằng diễn biến không mấy tích cực. Tâm lý bi quan bao phủ khiến VN-Index rung lắc khá mạnh trong phiên sáng. Lực bán bung ra càng lúc càng dồn dập khiến chỉ số tiếp tục “lặn sâu” dưới ngưỡng 1.000 điểm và kết phiên với mức giảm mạnh nhất.

Bên cạnh đà lao dốc của chỉ số, thanh khoản cũng “hụt hơi” khi giá trị giao dịch trên HOSE chỉ còn dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Sắc đỏ lấn lướt trên cả 3 sàn với 695 mã giảm, trong đó có đến 171 mã giảm sàn.

Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 35,13 điểm (-3,44%) xuống 985 điểm. HNX-Index giảm 6,8 điểm xuống 198 điểm và UPCoM-Index giảm 1,31 điểm xuống 69 điểm.

Trái ngược với lực bán mạnh mẽ của nhà đầu tư cá nhân, giao dịch khối ngoại lại là điểm sáng khi họ mua ròng 467 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, khối ngoại mua ròng 437 tỷ đồng

Tại chiều mua, HPG được mua ròng nhiều nhất với giá trị 128 tỷ đồng, VCB xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 39 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng PVD và VNM với giá trị lần lượt 35 tỷ đồng và 33 tỷ đồng.

Khối ngoại tranh thủ gom gần 500 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm 35 điểm - Ảnh 1.

Ngược lại, VHM và SHB chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị lần lượt là 11 tỷ đồng và 7 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có VGC (6 tỷ đồng), NVL (3 tỷ đồng) và BVH (3 tỷ).

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 22 tỷ đồng

IDC được khối ngoại mua ròng mạnh với 13,5 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới PVS, CEO, BVS,… với giá trị mua ròng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Khối ngoại tranh thủ gom gần 500 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm 35 điểm - Ảnh 2.

Ngược lại, tại chiều bán, THD, SHS, NRC… bị bán ròng vài trăm triệu đồng trên HNX.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 8 tỷ đồng

Cụ thể, cổ phiếu MCH hôm nay được khối ngoại mua ròng 3,8 tỷ đồng, tương tự, PNS, MPC, MCM, ACV cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.

Khối ngoại tranh thủ gom gần 500 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm 35 điểm - Ảnh 3.

Ngược chiều, VTP hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 2,8 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại VEC, VEA, ABB,…

1 Likes

Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất bị thanh tra thuế

Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành quyết định số 1475 /QĐ - CTQNG về việc thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất.

Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất bị thanh tra thuế

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Nguồn ảnh: taichinhdoanhnghiep

Quyết định được Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi ban hành ngày 20/12, theo đó sẽ thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất (mã số thuế 4300793861) về các nội dung sau:

- Thanh tra sau hoàn thuế GTGT;

  • Thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế, gồm: Thuế Thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm nội dung thanh tra giá giao dịch liên kết), thuế Thu nhập cá nhân, thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi trường, Thuế Nhà thầu nước ngoài;
  • Thanh tra việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn;
  • Ghi nhận việc trích và nộp các khoản đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.

Về thời kỳ thanh tra:
- Thanh tra sau hoàn thuế GTGT: từ tháng 9/2021 đến tháng 10/2022.

  • Thanh tra thuế TNDN, thuế TNCN, thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi trường, thuế Nhà thầu nước ngoài từ năm 2017 đến năm 2021.
  • Thanh tra tình hình in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn từ năm 2017
    đến năm 2021.
  • Ghi nhận việc trích nộp BHXH, BHYT: Từ năm 2017 đến năm 2021

Thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.

Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất được thành lập tháng 2/2017, là chủ đầu tư xây dựng, vận hành Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là dự án chiến lược quan trọng, sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo vị thế nhà sản xuất thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á cho Tập đoàn Hòa Phát.

Sau khi giai đoạn 1 đi vào hoạt động, Hòa Phát bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có công suất 5,6 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư lên tới 85.000 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 6/2021.

Đến ngày 20/6/2022, tỉnh Quảng Ngãi đã giải phóng mặt bằng 221,99ha, còn 57,81ha chưa giải phóng mặt bằng. Trong số diện tích chưa giải phóng mặt bằng, địa phương đã chi trả bồi thường 16,58ha (chưa bàn giao mặt bằng), 27,97ha chưa chi trả bồi thường, còn vướng mắc 13,25ha.

Nguồn bài viết: Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất bị thanh tra thuế

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 26/12

=> DOANH NGHIỆP

  1. DBC: Lợi nhuận Dabaco có thể tăng trưởng gần 50% trong năm 2023 với giả định giá lợn hơi trung bình sẽ đạt 60.000 đồng/kg.

  2. Những diễn biến mới tại Eximbank: Hàng trăm triệu cổ phiếu được sang tay, HĐQT sắp có thêm thành viên mới

  3. Trong khi Tasco rót thêm 612 tỷ đồng vào công ty bảo hiểm TIC, Bamboo Capital sẽ “cắt” bớt 960 tỷ định rót cho Bảo hiểm AAA

  4. VIB: Kỳ vọng được chia cổ tức tiền mặt năm 2023, nâng room ngoại lên 30%

  5. Đạm Cà Mau (DCM) ước doanh thu 2022 đạt kỷ lục 15.000 tỷ đồng, đây là mức doanh thu cao nhất của doanh nghiệp phân bón này kể từ khi hoạt động.

  6. SEP: Thưởng Tết ‘không giống ai’ - Bảo vệ cũng bằng tổng giám đốc, 25 triệu/người

_

  1. KBC: Dùng 300 tỷ đồng đảm bảo cho khoản nợ của chủ khu công nghiệp Quang Châu

😎 PVD: Do chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến động tình hình tài chính thế giới dẫn đến tăng tỷ giá, tăng lãi suất nên lợi nhuận năm 2022 của PV Drilling dự kiến không đạt được như kỳ vọng. Tuy nhiên sang năm 2023, lãnh đạo PVD chia sẻ bức tranh sẽ lạc quan hơn, nêu điểm sáng của ngành dầu khí trong năm 2023

  1. Lợi nhuận PV OIL giảm 54% trong quý IV, doanh thu cả năm cao kỷ lục

  2. NBB: Pearl City - đối tác ‘ruột’ của NBB làm ăn thế nào?

  3. Nghệ An: Công ty con của Petrolimex, PV Oil bán xăng dầu ‘chưa phù hợp quy định’

  4. CTCP Chứng khoán VPBank (VPBank Securities) vừa thông báo đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 8.920 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay.

  5. SAM: 4 năm sau khi Shark Vương từ nhiệm vị trí TGĐ và bán hơn 15 triệu cổ phiếu, Sam Holdings hoạt động ra sao?

  6. PVT: PVTrans ước lãi quý 4 hơn 260 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

  7. HPG: Kịch bản cho ngành thép và Hoà Phát năm 2023

  8. Bức tranh ngành chưa hết ảm đạm, Thép SMC kỳ vọng có lãi 150 tỷ đồng năm 2023

  9. C4G: Cienco4 và liên danh trúng thầu 30 km cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Bình

  10. Chủ tịch Tập đoàn Thái Tuấn xin rút khỏi Yeah1, một lãnh đạo thuộc thành viên của Bamboo Capital vừa gia nhập HĐQT

  11. VTR: Vietravel nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ lên UBCKNN

  12. MSN: Đối thủ ngoại dồn dập đổ tiền đầu tư, ông trùm bán lẻ Masan đặt cược vào hệ sinh thái tích hợp ngân hàng, nhà thuốc, quán cà phê .

  13. KSF: KSFinance bị phạt và truy thu hơn 2 tỷ đồng tiền thuế

  14. POW: Hoàn thành kế hoạch sản lượng điện trong bối cảnh giá nhiên liệu cao, Qc thấp

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. NLG: Thêm nhiều lãnh đạo Nam Long “thất hứa” khi không mua đủ cổ phiếu NLG đăng ký

  2. “Sếp tổng” Kosy đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu KOS

  3. BHT: Mua ‘chui’ cổ phiếu, Chủ tịch BHT bị phạt 100 triệu đồng

  4. Chứng khoán APEC bị buộc phải bán ra hàng triệu cổ phiếu API do không đăng ký chào mua công khai

  5. IBC: Shark Thủy và Egroup bị bán giải chấp lượng lớn cổ phiếu IBC

  6. OPC: Cổ đông lớn của Dược phẩm OPC vừa thoái bớt hơn 7% vốn với giá cao hơn 14%

  7. TTF: Thành viên HĐQT Gỗ Trường Thành đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu

  8. CC4: Công ty mẹ nâng sở hữu lên 72,5% vốn sau giao dịch

_

  1. Một công ty con của Hải Phát liên tục mua lại trái phiếu

  2. MSN: Diễn biến mới về lô trái phiếu “3 không” 4.000 tỷ đồng của Masan

  3. BAB: Bac A Bank sắp chào bán 2.564 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

_

=> CỔ TỨC

  1. SD6: Sông Đà 6 tiếp tục nợ cổ tức 2015 - 2016 sang năm thứ 8

  2. Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền tuần từ 26 - 30/12

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo, 4 mã giảm sàn

  • Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 35,13 điểm (-3,44%) xuống 985 điểm, trong đó VN30 giảm tới -4.48%

  • Bên cạnh đà lao dốc của chỉ số, thanh khoản cũng “hụt hơi” khi giá trị giao dịch trên HOSE chỉ còn dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Sắc đỏ lấn lướt trên cả 3 sàn với 695 mã giảm, trong đó có đến 171 mã giảm sàn.

  • Khối lượng giao dịch đạt 768,9 triệu đơn vị (11.935 tỷ đồng). Theo quan sát, lực cầu tăng nhanh hơn trong những phút cuối phiên chiều khi VN-Index rơi khỏi vùng 1.000 điểm, tuy nhiên dòng tiền không đủ mạnh để níu lại đà giảm của chỉ số chính.

  • Khối ngoại tranh thủ “gom” gần 500 tỷ đồng trong phiên VN-Index giảm 35 điểm, tập trung gom HPG

  • Phiên 26/12, khối tự doanh công ty chứng khoán bán ròng gần 10 tỷ đồng. Trong đó, HPG là mã bị bán nhiều nhất với 84 tỷ đồng, theo sau là NAB với gần 52 tỷ đồng. Ngược lại, GEX là mã được mua nhiều nhất với 21.6 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Các quỹ ETF mua ròng gần 13.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong quý 4. Lũy kế từ đầu năm 2022, dòng vốn ròng đến từ các quỹ ETF ghi nhận giá trị lên đến 20.853 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ.

  2. Dragon Capital cạn tiền giải ngân, quay trở lại bán ròng nhẹ. Như đã phản ánh trong các bài viết trước đó, quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) đã tích cực giải ngân trở lại trong nhịp hồi phục của thị trường. Đây là hoạt động cơ cấu lại danh mục của quỹ sau giai đoạn bán ròng liên tiếp trước đó.

  3. VN30 thay đổi gì trong kỳ cơ cấu tháng 1/2023?

  4. VNDirect: Cổ phiếu BCM có thể thay thế KDH trong rổ VN30 nửa đầu năm 2023

  5. Chứng khoán tuần này: Áp lực rút tiền trước kỳ nghỉ lễ

  6. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sẽ tiếp tục có giải pháp ổn định thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

  7. Trọng tâm tái cơ cấu, thoái vốn của Bộ Xây dựng tại Viglacera, HUD, VICEM

  8. Biên lợi nhuận gộp của Dabaco, Hoàng Anh Gia Lai, Masan MeatLife được dự báo sẽ cải thiện trong năm 2023

  9. Top10 tăng/giảm tuần 19 - 23/12: Nhóm bất động sản đồng loạt lao dốc sau nhịp hồi phục

  10. NĐT cá nhân xả ròng gần 2.650 tỷ đồng khi VN-Index giảm tuần thứ hai liên tục, tâm điểm STB, HPG

  11. Tuần 19 – 23/12: Khối tự doanh đảo chiều mua ròng gần 1.300 tỷ đồng cổ phiếu, EIB và NVL nhộn nhịp hai chiều mua bán

  12. PNJ, Hoàng Anh Gia Lai và loạt doanh nghiệp sớm cán đích lợi nhuận năm

  13. “Kỳ lân” VNG (VNZ) sắp lên sàn chứng khoán

_

  1. NHNN hút ròng hơn 94.000 tỷ đồng trong tuần qua, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt

_

=> VIỆT NAM

  1. Điểm loạt sai phạm của ông lớn xăng dầu: Mua bán kiểu ‘chở củi về rừng’

  2. Vay mượn, mua trái quy định, nhiều ông lớn xăng dầu vẫn thiếu hàng

  3. Nợ thuế hơn 47 tỷ đồng, Asanzo bị hải quan cưỡng chế

  4. Khai trương tuyến dịch vụ vận tải container nội địa đầu tiên tại cảng Chân Mây

  5. Việc kiểm soát lạm phát trong giai đoạn cuối năm 2022 – đầu năm 2023 gần như ở trong “tầm tay”, nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại khi lạm phát cơ bản vẫn đang tiếp tục tăng nhanh.

  6. Rau quả Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, chiếm trên 40% thị phần

  7. Xuất khẩu tôm trong tháng 11 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm

  8. Xuất khẩu tôm sang Australia đạt gần 214 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ 2021 là mức tăng kỷ lục ở các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

  9. Phòng vệ Thương mại: Thách thức “vựa tỷ đô” của cá tra, ba sa Việt Nam

  10. Giá gạo Việt tăng mạnh, dự báo lập kỷ lục xuất khẩu 4 tỷ USD với hơn 7 triệu tấn

  11. Do gặp khó trong thanh khoản, thị trường BĐS cuối năm xuất hiện các chính sách chiết khấu thanh toán nhanh lên đến 40 - 50% giá trị bất động sản tiếp tục được một số chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

  12. Một số nhà máy thép phải đóng cửa lò cao, giãn kế hoạch sản xuất vì nhu cầu yếu, giá nguyên liệu thấp

  13. Dự toán VinFast nộp gần 6.000 tỷ đồng vào ngân sách nhưng chỉ thu được một nửa, thuế đất giảm, thu ngân sách của Hải Phòng giảm hơn 5.000 tỷ đồng

  14. Trung Quốc mở cửa, doanh nghiệp ngành nào sẽ “chịu thiệt” ?

  15. Giải ngân vốn FDI tăng trưởng 13,5%

_

=> THẾ GIỚI

  1. Nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Anh… xin gia nhập Hiệp định CPTPP

  2. Ngày 26/12, các thị trường chứng khoán châu Á đã khởi đầu tuần mới trong sắc xanh nhờ “lực đẩy” từ Phố Wall trong tuần trước, dù cho tình hình dịch bệnh phức tạp tại Trung Quốc ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư.

  3. Tiếp theo Thanh Đảo và Đông Quản, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc cũng công bố dữ liệu ca mắc Covid-19 với số lượng lớn. Giới chức tỉnh này cho biết, hiện mỗi ngày toàn tỉnh báo cáo hơn 1 triệu ca bệnh, thời kỳ đỉnh dịch có thể lên tới 2 triệu ca.

  4. Ngày đầu tuần 26/12, dòng người đeo khẩu trang đổ về các tuyến phố và ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh và Thượng Hải khi hai thành phố lớn nhất Trung Quốc bắt đầu sống chung với COVID-19. Các bệnh viện đang phải gồng mình chống đỡ khi số ca nhiễm lên tới hàng triệu mỗi ngày.

  5. Thâm hụt ngân sách Mỹ lên đỉnh mới, chi phí lãi vay ngày càng cao

  6. Canada công bố chi tiết về lệnh cấm người nước ngoài mua nhà trong hai năm

  7. Trung Quốc đưa ra loạt giải pháp “cứu” bất động sản

  8. Doanh số bán trái phiếu ESG (trái phiếu huy động vốn cho những dự án hướng đến các tiêu chuẩn cao về môi trường, xã hội và quản trị) trên toàn cầu sẽ sụt giảm lần đầu tiên trong năm nay do sự biến động của thị trường và lãi suất cao hơn.

  9. Tài sản của các tỷ phú trên toàn cầu đã bay hơi gần 2.000 tỷ USD trong năm nay, riêng tài sản của nhóm tỷ phú Mỹ giảm 660 tỷ USD, còn các tỷ phú Trung Quốc mất 620 tỷ USD.

  10. Lạm phát Singapore vẫn ở mức cao trong tháng 11

  11. Trung Quốc xác định không đối đầu với Mỹ, hợp tác sâu hơn với Nga

  12. Tesla tạm dừng sản xuất ô tô Model Y tại nhà máy ở Thượng Hải (Trung Quốc)

  13. Doanh số bán hàng của các hãng xe Hàn Quốc tăng 86% nhờ xuất khẩu

  14. Từng là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới, Huawei đang phải chịu cảnh hết chip xử lý dành cho điện thoại thông minh, sau khi các lệnh trừng phạt từ Mỹ bắt đầu “ngấm”.

  15. Chỉ số tổng hợp gồm 8 chỉ số sớm của Bloomberg cho thấy hoạt động kinh tế tại Trung Quốc tháng 12 tiếp tục giảm sau khi suy yếu trong tháng 11, theo đó mở ra triển vọng năm mới ảm đạm.

  16. Lạm phát của Đức vẫn ở mức cao trong hai năm

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Cơ quan quản lý chứng khoán Brazil cho phép các quỹ đầu tư vào tiền điện tử

  2. Caroline Ellison thừa nhận che giấu khoản vay hàng tỷ đô la của Alameda Research

  3. Dự án NFT danh tiếng nhất trên Solana quyết định “chuyển nhà” sang Ethereum

  4. Dữ liệu của Coinglass đã cho thấy 44.444 BTC trị giá 745 triệu đô la đã bị rút khỏi các sàn giao dịch trong 30 ngày qua

  5. Thợ đào tại Mỹ gặp khó khăn vì bão tuyết, hashrate BTC đột ngột lao dốc hơn 30%

  6. Forbes: Các tỷ phú crypto mất 116 tỷ USD tài sản trong năm 2022

  7. Giao thương giữa Thụy Sỹ và Nga tiếp tục tăng bất chấp xung đột tại Ukraine và lệnh trừng phạt của Thụy Sỹ.

  8. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co quanh 16.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Nga cảnh báo nguy cơ thế giới thiếu hụt năng lượng trong những năm tới do các công ty dầu mỏ và khí đốt phương Tây ít đầu tư trong lĩnh vực

  2. Các quốc gia châu Âu đang chuyển sang sử dụng LNG để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, vốn chủ yếu được vận chuyển bằng đường ống. Từ tháng 1 đến tháng 9/2022, EU đã nhập khẩu kỷ lục LNG.

  3. Xuất khẩu dầu Baltic của Nga có thể giảm 20% trong tháng 12 so với tháng trước đó sau khi Liên minh Châu Âu và các quốc gia G7 áp đặt các lệnh trừng phạt và giá trần với dầu thô của Nga từ ngày 5/12, theo tính toán của Reuters và các thương nhân.

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,07 USD (+2,67%), lên 79,56 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,94 USD (+3,63%), lên 83,92 USD/thùng.

_

  1. Ai Cập thiếu ngoại tệ trầm trọng, chỉ cho phép khách nước ngoài mua vé tàu bằng USD, euro

  2. Ngân hàng châu Á thu lợi từ xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ tăng 6,3 USD lên mức 1.798,5 USD/ounce. Giá vàng nghỉ giao dịch phiên châu Á.

_

  1. Dịch cúm gia cầm lịch sử đẩy giá trứng gà ở Mỹ lên mức cao kỷ lục

  2. Nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc đã vượt 5 tỷ USD khi chỉ còn vài ngày nữa là sang năm 2023. Con số này tăng 59% so với cùng kỳ 11 tháng của năm ngoái và cao hơn nhiều so với mức nhập khẩu trung bình của những năm trước.

Vàng SJC 66.9 tr/lượng

USD 23,800 đồng

Bảng Anh 28,979 đồng

EUR 25,826 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Dòng tiền thông minh 27/12: NĐT cá nhân bán ròng hơn 420 tỷ đồng phiên VN-Index thủng mốc 1.000 điểm, tập trung HPG, VNM

Trong phiên VN-Index đánh mất vùng 1.000 điểm, NĐT cá nhân bán ròng 421,2 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 469,8 tỷ đồng.

Với nền thanh khoản thấp, thị trường tiếp tục trong trạng thái thận trọng khi bước vào tuần mới. Động thái thận trọng của dòng tiền đã khiến cho thị trường dần lùi bước. Vùng 1.000 điểm của VN-Index cũng không thể giúp thị trường hồi phục trở lại và diễn biến tiêu cực vẫn là chủ đạo vào giai đoạn cuối phiên.

Kết phiên, VN-Index giảm 35,13 điểm, tương đương 3,44% và đóng cửa tại 985,21 điểm. Thanh khoản tăng với 566,9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Diễn biến nhóm VN30 cũng tương đồng nhưng có phần tiêu cực hơn với mức giảm 4,48% khi kết phiên. Trong nhóm, chỉ có duy nhất GAS (+1,1%) giữ được mức giá xanh. Còn lại có đến 29 mã chìm trong sắc đỏ với 8 mã giảm sàn như NVL (-7%), MWG (-7%), GVR (-7%), TCB (-6,9%), PDR (-6,9%) …

Với diễn biến tiêu cực của thị trường chung, hầu hết các nhóm ngành đều có diễn biến giao dịch kém và số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm phần lớn trên toàn thị trường.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh và tổ chức nội có phiên bán ròng nhẹ

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, tự doanh bán ròng 2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 107,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 16/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là thực phẩm và đồ uống, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 26/12 gồm GEX, VNM, MSN, VIC, HPG, VCB, VHM, VJC, CTG, SSI.

Trong khi đó, top bán ròng là nhóm truyền thông. Top các mã bị bán ròng gồm FUEVFVND, VPB, OCB, VIB, E1VFVN30, STB, HDB, FUEVN100, MIG, BWE.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Giao dịch cùng chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 22,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 13,9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm ngân hàng. Top bán ròng có MSN, VCB, STB, VJC, SSI, VPB, KDH, VRE, DPM, SHB.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng có HPG, HAH, VNM, OCB, FPT, PLX, ACB, GEX, SZC, CTG.

Cá nhân trong nước bán ròng hơn 420 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index đánh mất vùng 1.000 điểm, NĐT cá nhân rút ròng 421,2 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 469,8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ chỉ mua ròng duy nhất ngành truyền thông. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm VPB, STB, SHB, VIB, VHM, VGC, NVL, TCB, FUEVFVND, DCM.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 17/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành tài nguyên cơ bản, thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có HPG, VNM, PVD, VCB, BID, GEX, PLX, CTG, HAH.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Khối ngoại là bên mua ròng duy nhất

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 475,9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 348,2 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, VCB, PVD, VNM, BID, MSN, VND, KDH, DPM, HSG.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm bảo hiểm. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VHM, SHB, VGC, NVL, BVH, VIC, HPX, DCM, SZC.

Nguồn bài viết: Dòng tiền thông minh 27/12: NĐT cá nhân bán ròng hơn 420 tỷ đồng phiên VN-Index thủng mốc 1.000 điểm, tập trung HPG, VNM

1 Likes

Ngân hàng Nhà nước tăng cấp công cụ hút tiền, rút về 20.000 tỷ trong phiên đầu tuần này

Khác với các đợt phát hành trong tuần trước, loại tín phiếu chào thầu phiên 26/12 có kỳ hạn dài hơn gấp đôi.

Ngân hàng Nhà nước tăng cấp công cụ hút tiền, rút về 20.000 tỷ trong phiên đầu tuần này

Phiên giao dịch đầu tuần mới (26/12) tiếp tục ghi nhận hoạt động hút ròng thanh khoản mạnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên kênh tín phiếu. Cụ thể, Nhà điều hành đã chào thầu thành công 20.000 tỷ đồng cho 3 thành viên thị trường, hút về lượng tiền tương ứng.

Khác với các đợt phát hành trong tuần trước, loại tín phiếu chào thầu phiên 26/12 có kỳ hạn dài hơn gấp đôi là 14 ngày. Điều này cho thấy định hướng ‘‘nhốt tiền’’ lâu hơn của NHNN.

Trước đó, NHNN đã hút về 80.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong tuần trước sau hơn 1 tháng tạm dừng. Cụ thể, ngày 20/12, NHNN đã hút 20.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,37%/năm. Ba phiên sau đó (21-23/12), NHNN cũng hút mỗi phiên thêm 20.000 tỷ đồng, tín phiếu kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3,98%/năm. Với kỳ hạn 7 ngày, số tín phiếu này sẽ lần lượt đáo hạn trong tuần này, tương ứng với số thanh khoản được trả lại hệ thống.

Trên kênh mua kỳ hạn giấy tờ có giá (OMO), NHNN đã bơm mới cho 6 thành viên 6.000 tỷ đồng, kỳ hạn 14 ngày và lãi suất 6%. Trong khi có hơn 6.200 tỷ các khoản vay trước đó đáo hạn.

Tính chung trên cả kênh tín phiếu và OMO, NHNN đã hút về hơn 20.200 tỷ trong phiên giao dịch 26/12. Qua đó, kéo dài chuỗi hút ròng trên thị trường mở sang phiên thứ 6 với tổng khối lượng lũy kế lên tới tới hơn 114.250 tỷ đồng. Trong đó, 100.000 tỷ được rút ra qua kênh tín phiếu và hơn 14.250 tỷ qua kênh OMO đáo hạn.

Hiện, lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường đã tăng lên mức 100.000 tỷ, trong khi lượng OMO lưu hành giảm về còn 55.487 tỷ đồng. Sau đợt hút ròng mạnh vừa qua, NHNN đã chuyển trạng thái từ hỗ trợ thanh khoản sang hút thanh khoản (số dư cho vay ròng giảm về mức âm 44.513 tỷ đồng từ mức dương 64.681 tỷ đồng ghi nhận vào đầu trước).

NHNN đẩy mạnh hút ròng thanh khoản hệ thống trong bối cảnh lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm.

Theo số liệu của NHNN, trong phiên giao dịch 23/12, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm đã giảm xuống còn 3,49%/năm – mức thấp nhất trong 2 tháng gần đây. Đồng thời, lãi suất ở các kỳ hạn 3-6 tháng cũng có xu hướng giảm.

Xu hướng này khiến chênh lệch lãi suất VND – USD bị thu hẹp, gây áp lực lên tỷ giá. Thực tế, tỷ giá USD/VND đã bật tăng trong đầu tuần trước sau giai đoạn rơi sâu vào tháng 11 và đầu tháng 12.

Sau khi NHNN hút mạnh tiền về, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng cũng đã hạ nhiệt. Hiện giá USD tại Vietcombank đang được mua – bán ở mức 23.430 – 23.780 VND/USD, giảm 140 đồng ở giá mua và 100 đồng ở giá bán so với mức cao điểm ghi nhận vào đầu tuần trước.

Theo dự báo của giới phân tích, NHNN sẽ tiếp tục duy trì chênh lệch lãi suất VND và USD liên ngân hàng dương để hỗ trợ tỷ giá VND/USD. Do đó, lãi suất liên ngân hàng có thể tăng trong tháng cuối của năm 2022 và trong nửa đầu năm 2023 khi FED dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Nguồn bài viết: Ngân hàng Nhà nước tăng cấp công cụ hút tiền, rút về 20.000 tỷ trong phiên đầu tuần này

1 Likes

Quỹ ngoại Singapore kiên trì đăng ký mua vào cổ phiếu REE

## Platinum Victory Pte. Ltd (Singapore) đăng ký mua 4.813.688 cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, Quỹ này sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên 124.371.154 cổ phiếu, chiếm 34,99% vốn điều lệ tại REE…

Sơ đồ giá cổ phiếu REE từ đầu năm 2022 đến nay trên HoSE.

Platinum Victory Pte. Ltd. thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (mã REE-HOSE).

Theo đó, Platinum Victory Pte. Ltd (Singapore) đăng ký mua 4.813.688 cổ phiếu. Nếu giao dịch thành công, Quỹ này sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên 124.371.154 cổ phiếu, chiếm 34,99% vốn điều lệ tại REE.

Thời gian giao dịch từ ngày 29/12 đến ngày 27/1/2023 theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh trên HOSE hoặc thông qua VSD.

Như vậy, từ đầu năm 2022, quỹ này đã có hơn 10 lần đăng ký mua vào cổ phiếu REE với khối lượng mua thành công là 8.655.092 cổ phiếu.

Quỹ này là đơn vị có liên quan đến Thành viên HĐQT Stephen Patrick Gore và Phó Chủ tịch HĐQT Alain Xavier Cany. Cả hai vị lãnh đạo này của Cơ khí Điện lạnh đều là đại diện theo ủy quyền tại Platinum Victory Pte. Ltd.

Trong cơ cấu cổ đông của REE, Platinum Victory đang là nhà đầu tư lớn nhất, tiếp đến là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh với 12,20%; chồng Chủ tịch là ông Nguyễn Ngọc Hải nắm giữ 5,5%, con trai Nguyễn Ngọc Thái Bình - thành viên HĐQT nắm giữ 1,9%.

Kết thúc quý 3/2022, REE đã công bố doanh thu tăng 104% so với cùng kỳ đạt 2.233 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 834 tỷ đồng và lợi nhuận sau lợi ích CĐTS tăng gần gấp 3 so với cùng kỳ đạt 681 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng 2022, REE ghi nhận doanh thu đạt 6.302 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.545 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.971 tỷ đồng - hoàn thành 78% dự báo cả năm.

REE cho biết, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của cổ đông công ty mẹ quý 3/2022 đạt gần 681 tỷ đồng, tăng 158% so với cùng kỳ là do sự tăng trưởng của mảng năng lượng mang lại lợi nhuận tăng 283 tỷ đồng so với cùng kỳ, đóng góp chủ yếu từ các công ty thuộc Nhón Thuỷ điện: CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh; CTCP Thuỷ Điện Thác Bà, CTCP Thuỷ điện Sông Ba Hạ…

Bên cạnh đó, mảng bất động sản cũng ghi nhận tăng gần 88 tỷ đồng chủ yếu đến từ công ty liên kết CTCP Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - trong khi đó, lợi nhuận từ mảng Bất động sản giảm so với cùng kỳ là do công ty thực hiện giảm 20% tiền thuê và phí dịch vụ để cùng chia sẻ khó khăn trong đại dịch Covid19 với khách thuê.

Mới đây, VCSC đã điều chỉnh giảm 8% giá mục tiêu đối với CTCP Cơ điện lạnh (REE) xuống 85.900 đồng/cổ phiếu và giữ nguyên khuyến nghị “khả quan” và VCSC đánh giá tích cực tiềm năng mở rộng công suất của REE trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đầy hứa hẹn của Việt Nam nhờ mở rộng công suất năng lượng mặt trời lắp mái và điện gió trên bờ, cũng như kế hoạch tham vọng của REE là tăng gấp đôi doanh thu lên 1 tỷ USD trong vòng 5 năm tới so với dự báo của chúng tôi là khoảng 600 triệu USD vào năm 2026.

VCSC cho biết, giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi là do (1) tổng LNST dự phóng giai đoạn 2022-2026 thấp hơn và (2) các giả định về chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ của chúng tôi cao hơn lần lượt là 100 điểm cơ bản và 200 điểm cơ bản.

Mặt khác, VCSC điều chỉnh giảm dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 do chúng tôi (1) ghi nhận lãi suất cao hơn, dẫn đến mức giảm 3% tổng lợi nhuận dự phóng của mảng năng lượng và (2) giảm 9% tổng lợi nhuận của mảng M&E sau tiến độ xây dựng dự án chậm.

Bên cạnh những yếu tố này ảnh hưởng đến dự báo tổng LNST cao hơn 5% của chúng tôi đối với mảng cho thuê văn phòng của REE và VCSC cũng dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS 21% trong giai đoạn 2021-2026, được thúc đẩy bởi sự đóng góp từ 500 MW công suất điện gió, 438 MWp công suất điện mặt trời trên mái nhà và tòa nhà Etown 6 đi vào hoạt động thương mại vào cuối năm 2023.

VCSC cho rằng mức định giá của REE là hấp dẫn với P/E 2023 là 10,6 lần, tương ứng với PEG là 0,5 dựa theo CAGR EPS 19% giai đoạn 2021-2024. VCSC cho rằng yếu tố hỗ trợ đối với REE là sản lượng cao hơn dự kiến từ danh mục thủy điện vào năm 2023 và rủi ro đối với REE là phê duyệt/M&A nhà máy điện gió mới vào năm 2023 chậm hơn dự kiến.

Trên thị trường, đóng cửa phiên ngày 26/12 giá cổ phiếu REE giảm còn 70.300 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Quỹ ngoại Singapore kiên trì đăng ký mua vào cổ phiếu REE - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

DPM: Tin mừng cho các cổ đông Đạm Phú Mỹ
Đạm Phú Mỹ (DPM) tăng tỷ lệ cổ tức tiền mặt lên 70%, ước lãi trên 6.400 tỷ đồng trong năm 2022

Sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh kỷ lục, ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 của Đạm Phú Mỹ đã thông qua việc nâng mức chi cổ tức bằng tiền mặt lên 7.000 đồng/cổ phiếu.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ; HoSE: DPM) đã tổ chức thành công phiên họp bất thường của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2022.

Trong phiên họp, Hội đồng quản trị Đạm Phú Mỹ trình bày nội dung điều chỉnh kế hoạch chia cổ tức năm 2022 và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ.

Theo đó, tại ĐHCĐ thường niên năm 2022 được tổ chức vào tháng 6 vừa qua, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chia cổ tức năm 2022 là 50% vốn điều lệ (tương ứng 5.000 đồng/cổ phiếu), là mức cao nhất từ trước tới nay của cổ phiếu DPM.

Tuy nhiên, năm 2022 PVFCCo đã đạt các chỉ tiêu tài chính kỷ lục trong lịch sử hoạt động của mình, như doanh thu đạt gần 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 6.400 tỷ đồng (tương đương 160% vốn điều lệ, gần gấp đôi so với năm 2021).

ĐHĐCĐ năm 2022 của Đạm Phú Mỹ đã thông qua mức chi cổ tức 7.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2022

Trước tình hình đó, ĐHĐCĐ đã thông qua mức chi cổ tức 7.000 đồng/cổ phiếu bằng tiền mặt cho năm 2022. Với khối lượng hơn 391 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự tính số tiền chi cổ tức là gần 2.800 tỷ đồng. Phần lợi nhuận chưa phân phối còn lại của năm 2022 và các năm trước được Ban điều hành PVFCCo dự trù cho các dự án đầu tư phát triển trong các năm tới.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý III/2022, Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu 3.930 tỷ đồng, tăng 37%. Sau khi trừ các chi phí, công ty báo lãi trước thuế 1.213 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm với doanh thu ước đạt gần 15.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 5.300 tỷ đồng, lần lượt tăng 92% và 95,6% so với thực hiện năm trước.

Diễn biến thị giá cổ phiếu DPM (Nguồn: TradingView).

Kết thúc quý III/2022, Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Đạm Phú Mỹ đã sản xuất gần 900.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, vượt kế hoạch và cùng kỳ năm 2021. Sản lượng các sản phẩm chính như phân urê đạt hơn 680.000 tấn, phân NPK đạt gần 140.000 tấn, NH3 thương mại đạt hơn 50.000 tấn. Theo Đạm Phú Mỹ, nhờ có nguồn cung dồi dào nên tổng sản lượng kinh doanh phân bón và hóa chất các loại đạt gần 940.000 tấn.

Trên thị trường, cổ phiếu DPM có giá chốt phiên 27/12 là 43.000 đồng/cổ phiếu, tăng 2,75% so với số tham chiếu.

1 Likes

Kho bạc Nhà nước đang gửi 900.000 tỷ đồng ở ngân hàng nào?

Kho bạc Nhà nước cho biết, hiện nay có khoảng 900.000 tỷ đồng tiền ngân quỹ nhà nước đang được gửi tại ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Các ngân hàng trong danh sách nhận tiền gửi ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng tiêu chí của Bộ Tài chính, được Ngân hàng Nhà nước đánh giá đáp ứng an toàn vốn và phải tham gia đấu thầu về lãi suất.

Ngày 27/12, tại họp báo cung cấp kết quả hoạt động của hệ thống kho bạc năm 2022, đại diện Kho bạc Nhà nước đã trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong về số tiền ngân quỹ nhà nước khoảng 900.000 tỷ đồng đang gửi ở các ngân hàng nào và lãi suất bao nhiêu.

Ông Lưu Hoàng - Cục trưởng Cục Quản lý Ngân quỹ, Kho bạc Nhà nước - cho biết, nguồn tiền của Kho bạc Nhà nước gửi tại hệ thống ngân hàng khoảng 900.000 tỷ đồng. Nguồn tiền bao gồm: Tồn quỹ của ngân sách trung ương, tồn quỹ ngân sách địa phương (khoảng 700.000 tỷ đồng); tồn quỹ của hơn 700 huyện, hơn 10.000 xã. Trong đó, số dư tồn quỹ của ngân sách địa phương lớn nhất.

“Số tiền này gửi ở ngân hàng chia thành 2 loại. Thứ nhất là tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định. Cuối ngày, toàn bộ tiền dư trong hệ thống Kho bạc Nhà nước sẽ gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Thứ 2 là số tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại đáp ứng quy định của Bộ Tài chính với các kỳ hạn 1-2-3 tháng. Trong đó, chủ yếu kỳ hạn 1 tháng với lãi suất hiện nay theo quy định đấu thầu giữa các ngân hàng với mức khoảng 6%”, ông Hoàng cho biết.

Khoảng 800.000 tỷ đồng tiền ngân quỹ nhà nước đang được gửi tại ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Ảnh minh họa

Theo bà Trần Thị Huệ - Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước gửi có kỳ hạn tại một số ngân hàng thương mại theo đúng quy định pháp luật. Kho bạc Nhà nước gửi tại các ngân hàng hoạt động tốt, đáp ứng an toàn vốn theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước.

Trên cơ sở danh sách của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra tiêu chí đánh giá và lựa chọn danh sách ngân hàng để gửi số tiền ngân quỹ. Hiện nay, tiền ngân quỹ nhà nước được gửi tại 4 ngân hàng thương mại có cổ phần nhà nước chi phối.

Ngoài ra, năm 2022, Kho bạc Nhà nước chủ động báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh khối lượng huy động vốn so với kế hoạch dự toán ban đầu để đảm bảo hiệu quả huy động vốn.

“Kho bạc Nhà nước sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi (khoản khoảng 900.000 tỷ đồng) để cho ngân sách trung ương vay trong trường hợp huy động vốn trên thị trường khó khăn không đạt khối lượng dự kiến hoặc phải vay với lãi suất cao. So sánh chi phí vay nợ giữa 2 kênh này, vay ngân quỹ nhà nước chỉ có lãi suất 0,8%. Tuy nhiên, ngân quỹ nhà nước đã có nguồn chi nên không thể cho vay với kỳ hạn dài. Kho bạc Nhà nước hài hòa giữa 2 khoản này và góp phần giúp huy động Trái phiếu Chính phủ năm 2022 giảm xuống thấp”, bà Huệ cho biết.

Trước đó, vào tháng 11/2022, trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, do việc giải ngân khó khăn nên còn gần 900.000 tỷ đồng ngân sách đang được gửi tại ngân hàng. Trong đó, khoản tiền gửi không kỳ hạn khoảng 600.000 tỷ đồng và có kỳ hạn 290.000 tỷ đồng. Số tiền ngân sách gửi tại ngân hàng trên do nhiều khoản dự toán chi chưa đạt kế hoạch. Bước sang tháng 12/2022, sau khi giải ngân các khoản chi nên số tiền ngân quỹ còn khoảng 800.000 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Kho bạc Nhà nước đang gửi 900.000 tỷ đồng ở ngân hàng nào?

1 Likes

Chắc là các ngân hàng này các bác ạ, “1 ngân hàng 100% vốn nhà nước là Agribank và 3 ngân hàng có vốn nhà nước chi phối là Vietcombank, VietinBank và BIDV (gọi chung là NHTM nhà nước)”

1 Likes

Vietravel (VTR) sắp phát hành 6 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ cho Tập đoàn Hưng Thịnh, giá 28.000 đồng/cp

Hiện, khoản nợ vay tại Hưng Thịnh có thời hạn 6 tháng, với lãi suất 11,5% năm. Tài sản đảm bảo chính là 6 triệu cổ phiếu được VTR thế chấp.

Vietravel (VTR) sắp phát hành 6 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ cho Tập đoàn Hưng Thịnh, giá 28.000 đồng/cp

HĐQT Vietravel (mã chứng khoán VTR) vừa thông qua phương án phát hành thêm 12 triệu cổ phiếu tăng vốn. Trong đó, 6 triệu cổ phiếu dùng để hoán đổi nợ với giá 28.000 đồng/cp. Đối tượng phát hành là CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh theo hợp đồng vay nợ ký ngày 26/11/2021. Như vậy, tổng giá trị nợ hoán đổi là 168 tỷ đồng.

Hiện, khoản nợ vay tại Hưng Thịnh có thời hạn 6 tháng, với lãi suất 11,5% năm. Tài sản đảm bảo chính là 6 triệu cổ phiếu được VTR thế chấp.

Công ty cũng chào bán 6 triệu cổ phiếu mới với giá 12.000 đồng/cp, thấp hơn nửa so với thị giá hiện tại. Trên thị trường, VTR đang trong diện hạn chế giao dịch trên UpCOM và chỉ được giao dịch vào ngày thứ 6 hàng tuần do âm vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu này giao dịch quanh vùng đáy với mức 21.300 đồng/cp, giảm 75% so với đỉnh đạt được hồi đầu tháng 10/2019.

Mới đây, Tập đoàn Vietravel (Vietravel Corporation) vừa đăng ký bán hơn 1,78 triệu cổ phiếu VTR, tương đương 10,7% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 16/12/2022 đến ngày 13/1/2023.

Vietravel Corporation là tổ chức có liên quan đến Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Kỳ và hiện đang là cổ đông lớn nhất của Vietravel nắm giữ gần 7,04 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 42,24%. Nếu giao dịch thành công, tổ chức này sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 31,5%. Ngoài ra, cá nhân ông Kỳ cũng đang trực tiếp nắm giữ 1,72% cổ phần tại Vietravel.

Tạm tính tại mức thị giá hiện tại, Vietravel Corporation có thể thu về khoảng 38 tỷ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn.

Về kết quả kinh doanh 9 tháng, VTR ghi nhận doanh thu đạt 2.680 tỷ đồng, cao gấp 4,4 lần so với cùng kỳ nhưng lại lỗ 108 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do khoản lỗ từ công ty liên kết trong khi mảng du lịch đang đóng góp lợi nhuận khá tốt.

Theo giải trình, nhờ mở cửa du lịch cũng như rơi vào cao điểm dịp Hè, chỉ tính riêng mảng du lịch, doanh thu quý 3 của Vietravel đạt gần 1.500 tỷ đồng, gấp 26 lần cùng kỳ, lợi nhuận từ mảng du lịch đạt hơn 144 tỷ đồng. Ngược lại tại mảng hàng không, lợi nhuận từ các đường bay nội địa của Vietravel Airlines đang triển khai vẫn chưa bù đắp được cho các khoản chi phí.

Hiện, Vietravel Airlines đang trong quá trình thực hiện các thủ tục xin cấp phép để mở rộng đường bay quốc tế vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Với các đường bay quốc tế được đưa vào khai thác, Vietravel Airlines nhiều khả năng cân đối được chi phí và tạo được lợi nhuận cho Vietravel.

Nguồn bài viết: Vietravel (VTR) sắp phát hành 6 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ cho Tập đoàn Hưng Thịnh, giá 28.000 đồng/cp

1 Likes

9 tháng không có giao dịch, cổ phiếu GAB bị chuyển sang diện kiểm soát

HoSE quyết định về việc chuyển cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng & Quản lý Tài sản FLC (mã GAB-HOSE) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 05/01/2023…

Trang web của công ty.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) quyết định về việc chuyển cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng & Quản lý Tài sản FLC (mã GAB-HOSE) từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 05/01/2023.

Nguyên nhân là do cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 09 tháng, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trước đó, HOSE thông báo cổ phiếu GAB chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 07/10/2022 theo Quyết định số 720/QĐ-SGDHCM ngày 30/09/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, cổ phiếu GAB chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.

Nguyên nhân là do GAB chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Ngoài ra, cổ phiếu GAB đang trong diện cảnh báo do cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 06 tháng theo Quyết định số 720/QĐ-SGDHCM ngày 28/9/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Mới đây, GAB tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 2 vào ngày 23/12/2022. Tuy nhiên cuộc họp này không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 18 Điều lệ Công ty do số cổ đông tham dự họp đại diện không đủ từ 33% tổng số phiếu biểu quyết của Công ty theo danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cô đông bất thường năm 2022 do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam lập ngày 17/10/2022.

Theo đó, công ty thông báo sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 lần 3 vào ngày 17/1/2023 tại Hội trường tầng 5, FLC LandMark Tower, Lê Đức Thọ, Hà Nội.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2022, công ty ghi nhận tổng doanh thu đạt 7,15 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ gần 1,3 tỷ đồng. GAB cho biết, công ty lỗ là do ảnh hưởng khách quan của việc nguyên Chủ tịch FLC ông Trịnh Văn Quyết dẫn đến các đối tác, tổ chức tín dụng dừng hoặc hạn chế giao dịch với công ty do lo ngại là bên liên quan.

Đồng thời, do giá cả thị trường có sự biến động mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước, cũng như giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, bên cạnh đó thị trường tiêu thụ hàng hóa các mặt hàng nông sản trong kỳ giảm.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của GAB đạt 174 tỷ và lỗ sau thuế gần 1,3 tỷ đồng - cùng kỳ lãi hơn 1,1 tỷ đồng.

1 Likes