Chứng sỹ săn tin!

Tin tức thế giới 21-12: Nổ đường ống khí đốt Nga; Ukraine là ‘quốc gia của năm’

Đường ống khí đốt ở Nga nổ, giá ở châu Âu tăng vọt; Trung - Nga tập trận hải quân chung hôm nay; Đức, Hà Lan thu giữ 250 tấn pháo bông; Taliban không cho phụ nữ học đại học, bị lên án… là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 21-12.

Tin tức thế giới 21-12: Nổ đường ống khí đốt Nga; Ukraine là quốc gia của năm - Ảnh 1.

Hiện trường vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Urengoy-Pomary-Uzhgorod ở Cộng hòa Chuvashia thuộc Nga ngày 20-12 - Ảnh: RIA NOVOSTI

*** Nổ đường ống khí đốt Nga, 3 người thiệt mạng.** Một vụ nổ đã xảy ra với đường ống dẫn khí đốt Urengoy-Pomary-Uzhgorod ở Cộng hòa Chuvashia thuộc Nga, gây ra đám cháy lớn vào ngày 20-12, theo Đài Russia Today.

Vụ nổ xé toạc đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod trong lúc công ty vận hành đang sửa chữa, khiến một luồng khí đốt khổng lồ bốc cháy. Ba công nhân sửa chữa đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong vụ nổ. Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga giải thích đám cháy là do rò rỉ khí đốt tại đường ống ngầm gần làng Yambahtino.

Hãng tin Tass cho biết theo Sàn giao dịch ICE London, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt lên gần 1.260 USD/1.000m3 sau tin tức về vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Urengoy-Pomary-Uzhgorod ở Cộng hòa Chuvashia thuộc Nga.

Đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod bắt nguồn từ mỏ khí đốt ở Siberia và đi qua Ukraine trên đường tới châu Âu. Đường ống này được xây dựng vào năm 1983 để cung cấp khí tự nhiên cho các quốc gia Trung và Tây Âu. Đường ống đi qua biên giới Nga - Ukraine tại khu vực trạm đo khí Sudzha (vùng Kursk).

*** Tạp chí Anh chọn Ukraine là “quốc gia của năm”.** Hãng tin Tass (Nga) dẫn thông tin trên trang web của tạp chí Economist (Anh) cho biết ngày 20-12, tạp chí này đã chọn Ukraine là quốc gia của năm 2022, ca ngợi sự anh hùng của người dân nước này.

Economist thông tin rằng lần đầu tiên kể từ khi tạp chí này bắt đầu vinh danh các quốc gia của năm vào năm 2013, sự lựa chọn lần này không gây tranh cãi. Năm ngoái, Economist đã chọn Ý là quốc gia của năm vì những thành tựu chính trị của quốc gia này.

*** Đức, Hà Lan thu giữ 250 tấn pháo bông.** Ngày 20-12, Cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết đã thu giữ khoảng 250 tấn pháo bông hạng nặng trái phép sau khi đột kích vào một hầm chứa gần biên giới Hà Lan - Đức. Số pháo bông trái phép này lúc đầu dự kiến sẽ phục vụ lễ đón năm mới thường niên ở Hà Lan.

Cuộc đột kích diễn ra sau cuộc điều tra kéo dài một năm nhằm vào một nhóm tội phạm Hà Lan buôn bán “pháo bông nguy hiểm, có độ nổ cao”.

*** Ông Biden sắp đến Mexico vào tháng 1-2023 để dự Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ.** Ngày 20-12, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới Mexico vào ngày 9 và 10-1-2023 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ.

Tại hội nghị thượng đỉnh này, dự kiến ông Biden sẽ thảo luận với tổng thống Mexico, ông Andres Manuel Lopez Obrador, và thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau, về các vấn đề khí hậu, khả năng cạnh tranh kinh tế và di cư.

Tin tức thế giới 21-12: Nổ đường ống khí đốt Nga; Ukraine là quốc gia của năm - Ảnh 3.

Một đội tàu hải quân Trung Quốc - tham gia cuộc tập trận chung trên biển với Nga - nhổ neo từ cảng quân sự ở thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc hôm 20-12 - Ảnh: XINHUA

***** Trung - Nga tập trận hải quân chung kéo dài một tuần ở biển Hoa Đông từ hôm nay 21-12. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông tin cuộc tập trận chung diễn ra ở vùng biển phía đông bờ biển Trung Quốc, trải dài từ TP Chu Sơn tới TP Thai Châu thuộc tỉnh Chiết Giang đến ngày 27-12.

Theo Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), các nhà phân tích nhận định cuộc tập trận thể hiện năng lực của hai nước trong việc giải quyết các mối đe dọa an ninh hàng hải và bảo vệ hòa bình cũng như ổn định vào thời điểm phức tạp, khi Mỹ tiếp tục thúc đẩy “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” và Nhật Bản từ bỏ nguyên tắc chỉ phòng vệ.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình (Song Zhong Ping) nói rằng Mỹ tiếp tục thúc đẩy “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, còn Nhật Bản sửa đổi chiến lược an ninh, Trung Quốc và Nga có trách nhiệm bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, và đó là lý do hai nước này phải tăng cường hợp tác quân sự.

*** Bão tuyết khiến các chuyến bay tại sân bay nhộn nhịp thứ hai của Canada phải tạm dừng.** Tuyết rơi dày và tầm nhìn thấp do cơn bão mùa đông mạnh ở Canada đã buộc sân bay nhộn nhịp thứ hai của nước này tại thành phố Vancouver phải tạm dừng tất cả chuyến bay vào sáng 20-12 (giờ địa phương). Dự báo sự gián đoạn ​​sẽ còn tiếp tục trước lễ Giáng sinh vào cuối tuần, theo Hãng tin Reuters.

Sân bay quốc tế Vancouver đánh giá cơn bão này đã “tác động chưa từng có đối với các chuyến bay” và khiến hành khách hủy bỏ hàng loạt trong đêm.

*** Taliban cấm phụ nữ học đại học, bị lên án.** Ngày 20-12, Bộ Giáo dục bậc cao do Taliban điều hành ở Afghanistan đã đột ngột không cho nữ sinh học đại học cho đến khi có thông báo mới, khiến Mỹ, Anh và Liên Hiệp Quốc lên án mạnh mẽ, theo Hãng tin Reuters.

Cụ thể, một lá thư - đã được người phát ngôn của Bộ Giáo dục bậc cao Afghanistan xác nhận - chỉ thị các trường đại học công và tư của nước này ngay lập tức đình chỉ việc tiếp nhận sinh viên nữ, theo quyết định của chính quyền.

*** Mất điện diện rộng sau động đất ở California.** Theo Hãng tin Reuters, trận động đất mạnh 6,4 độ ngoài khơi bờ biển phía bắc bang California (Mỹ) vào ngày 20-12 đã khiến hai người bị thương, làm hư hỏng một cây cầu và một số con đường, đồng thời khiến hàng ngàn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh mất điện.

Trận động đất, cách San Francisco 350km về phía bắc, đã gây rò rỉ khí đốt, làm sập các đường dây điện, khiến một tòa nhà bị cháy nhưng ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt, và khiến hai tòa nhà khác bị sập, theo Cơ quan Lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy California.

Nguồn bài viết: Tin tức thế giới 21-12: Nổ đường ống khí đốt Nga; Ukraine là 'quốc gia của năm' - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Hòa Phát lần đầu xuất khẩu thép dài sang Châu Âu với lô hàng 10.000 tấn

image

Hòa Phát vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng 10.000 tấn thép dây cuộn sang Châu Âu. Đây là đơn hàng thép dài (long products) đầu tiên xuất sang khu vực này, mở ra thị trường mới.

Theo đại diện Công ty Thép Hòa Phát Hưng Yên, lô hàng thép dây cuộn sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM Mỹ, carbon thấp. Sản phẩm được dùng để rút dây hoặc làm lưới thép (wiremesh) thông dụng. Thời gian giao hàng dự kiến trong tháng 2/2023, xuất từ Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất – Quảng Ngãi.

Mặt hàng thép dài của Hòa Phát đã xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, châu Úc. Với đơn hàng Châu Âu này, sản phẩm thép dài của Hòa Phát đã có mặt ở cả 5 châu. Việc khai thác các thị trường mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Ngoài hàng thép dài, Hòa Phát đã xuất khẩu thép dẹt (HRC), tôn đi châu Âu.

Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín, sản xuất thép từ quặng theo công nghệ lò cao, Hòa Phát cung cấp cho thị trường mác thép đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác nước ngoài và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

11 tháng vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn thép xây dựng (gồm thép thanh, thép cuộn chất lượng cao) tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Canada, Úc…Trong đó, gần 50% sản lượng xuất khẩu là thép thanh chất lượng cao, mác thép B500B và 500B, đạt tiêu chuẩn BS4449 và CS2:2012 của Anh quốc (UK Cares).

Ngoài đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Hòa Phát đã ký một số đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường truyền thống như Canana, Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan… giao hàng trong tháng 1, tháng 2/2023.

Nguồn bài viết: https://markettimes.vn/

2 Likes

Trung Quốc dự kiến mở cửa nền kinh tế vào quý 2/2023 sẽ tác động ra sao tới các nhóm cổ phiếu?

Trung Quốc dự kiến mở cửa nền kinh tế vào quý 2/2023 sẽ tác động ra sao tới các nhóm cổ phiếu?

Bên cạnh những nhóm ngành hưởng lợi, VNDirect cho rằng sẽ có nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế trong thời gian tới.

Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong nước từ đầu tháng 12/2022 và dự kiến sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quý 2/2023.

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán VNDirect (VND) nhận định nhóm cổ phiếu sẽ hưởng lợi từ lộ trình mở cửa kinh tế Trung Quốc bao gồm Hàng không, Thuỷ sản, Xi măng, Cao su, Thép, Dệt may, Bán lẻ, Gạo.

Thứ nhất, nhóm cổ phiếu hàng không, VNDirect kỳ vọng sẽ được hưởng lợi khi tần suất các chuyến bay quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ phục hồi trong thời gian tới.

Theo đó ước tính lượng khách quốc tế đi/đến của thị trường TQ sẽ hồi phục về mức 20%/40%/60%/80% so với trước đại dịch trong Q1/Q2/Q3/Q4 của năm 2023. Do đó thời điểm lượng khách quốc tế TQ phục hồi mạnh sẽ rơi vào thời điểm Q2 và Q3 của năm 2023.

Lượng khách quốc tế của thị trường TQ chiếm 35% tổng lượng khách quốc tế của Việt Nam trước dịch, do đó, việc TQ mở cửa sẽ hỗ trợ mạnh cho triển vọng hồi phục của hàng không quốc tế Việt Nam.

Thứ hai, nhóm cổ phiếu thuỷ sản mặc dù bị hạn chế nhiều trong nửa đầu năm 2022 nhưng thị trường TQ vẫn là trụ cột cho ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, trong đó, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm gần 30%, đạt 638 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ.

Vì vậy, việc Trung Quốc mở cửa sẽ là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các DN trong năm 2023 của ngành này. Đặc biệt, những doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu và thị phần lớn ở thị trường này sẽ là những DN được hưởng lợi nhiều hơn.

Thứ ba, nhóm cổ phiếu xi măng cũng được dự báo sẽ có tín hiệu tích cực. Bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của xi măng Việt Nam khi chiếm tới 54% tổng sản lượng năm 2021.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu xi măng tại quốc gia này phục hồi.

Bên cạnh đó, việc kỳ vọng sản lượng xuất khẩu phục hồi cũng sẽ giúp các công ty xi măng Việt Nam cải thiện hiệu suất vận hành nhà máy qua đó giúp tăng biên lợi nhuận gộp trong thời gian tới (nhờ giảm chi phí khấu hao/từng sản phẩm).

Thứ tư, nhóm cổ phiếu cao su, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam, luôn chiếm khoảng 70-80% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su. Việt Nam cũng là một trong những đối tác cung cấp cao su lớn nhất với Trung Quốc với thị phần 10 tháng đầu năm 2022 là 16,7%, chỉ xếp sau Thái Lan là 33,6%.

Việc Trung Quốc mở cửa cho hoạt động xuất khẩu không chỉ gỡ được nút thắt về sản lượng đầu ra của cao su mà còn tạo đà tăng cho giá cao su tới từ nhu cầu cao su khá cao cho sản xuất lốp xe của quốc gia này. VNDirect cho rằng các DN dẫn đầu ngành có sản lượng xuất khẩu cao su lớn sang Trung Quốc như PHR, DPR sẽ được hưởng lợi.

Thứ năm, nhóm cổ phiếu thép, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép xây dựng tại quốc gia này phục hồi. Giá bán thép cũng sẽ được kỳ vọng tăng trở lại. Nhu cầu sản xuất công nghiệp tăng tại Trung Quốc cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục. Từ đó giúp các công ty xuất khẩu tôn mạ được hưởng lợi gián tiếp.

Những công ty mạ hàng đầu như HSG, NKG sẽ có cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất công nghiệp toàn cầu phục hồi. Nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh, HPG có khả năng xuất khẩu thép sang Trung Quốc. Trong giai đoạn 2020-21, công ty đã bán lần lượt 1,7-1,2 triệu tấn phôi thép sang Trung Quốc.

Thứ sáu, nhóm cổ phiếu dệt may dự báo được hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa. Bởi đây sẽ là yếu tố kích thích nhu cầu của ngành dệt may tại Việt Nam. Hơn nữa, với kỳ vọng lạm phát Mỹ (chiếm 39% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam) được dự báo giảm về mức khoảng 2-4% trong năm 2023 cũng sẽ là yếu tố phục hồi cho ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là mảng sợi.

Thứ bảy, nhóm cổ phiếu bán lẻ, đặc biệt là bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng (ICT) hưởng lợi rõ nhất là mảng sản phẩm Apple, khi Trung Quốc mở cửa thì đảm bảo được sản lượng cung ứng sản phẩm này.

Điều này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp bán lẻ ICT giảm bớt đi ảnh hưởng từ sự sụt giảm chung của tiêu dùng trong khi nhu cầu các sản phẩm Apple vẫn còn duy trì tốt hơn so với các sản phẩm ICT khác. Các công ty ICT kỳ vọng có kết quả đỡ tiêu cực hơn so với giai đoạn tháng 10-11 khi không có nguồn cung sản phẩm Apple.

Thứ tám, nhóm cổ phiếu gạo cũng có nhiều tiềm năng khi giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc hiện chiếm khoảng 12% tổng giá trị xuất khẩu gạo, đứng thứ 2 xếp sau Philipines. Vì vậy, với việc Trung Quốc mở cửa cũng đồng nghĩa là nhu cầu về gạo sẽ tăng lên. Từ đó sẽ có những tác động tích cực đến sản lượng xuất khẩu gạo qua Trung Quốc.

Hiện tại, các doanh nghiệp niêm yết có tỷ trọng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong cơ cấu doanh thu bao gồm LTG và TAR. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu của doanh thu của mảng này rất thấp (chỉ khoảng 5-10%). Hơn nữa, biên lợi nhuận gộp của mảng này cũng rất thấp, chỉ khoảng 5-7%. Do đó, tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa đến các DN này là hạn chế.

Bên cạnh những nhóm ngành hưởng lợi, VNDirect cho rằng nhóm phân bón sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc Trung Quốc mở cửa. Bởi Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu phân bón lớn thứ 2 thế giới (chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu). Do đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ cung cấp một lượng cung lớn ra thị trường.

Từ đó sẽ làm giá phân bón tiếp tục xu hướng giảm giá. Hơn nữa, xu hướng giảm này sẽ gia tăng do Nga (nước xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu) sẽ mở kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023.

Các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc giá bán giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.

1 Likes

Từng rất được săn đón, Viettel Post (VTP) bị khối ngoại bán ròng triền miên, cổ phiếu về vùng đáy lịch sử

Từng rất được săn đón, Viettel Post (VTP) bị khối ngoại bán ròng triền miên, cổ phiếu về vùng đáy lịch sử

Từ đầu tháng 12, VTP đã bị bán ròng trong 14 phiên liên tiếp với tổng giá trị 29 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, giá trị bán ròng đã lên đến gần 93 tỷ đồng.

Sự trở lại của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư thời gian gần đây. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn ngoại đổ vào mua gom trên diện rộng qua các quỹ chủ động, ETF,… trở thành động lực chủ yếu kéo thị trường hồi phục mạnh từ đáy.

Dù vậy, vẫn còn không ít cổ phiếu nằm ngoài xu hướng trên, thậm chí bị bán ròng khá mạnh có thể kể đến như VTP của Viettel Post. Từ đầu tháng 12, VTP đã bị bán ròng trong 14 phiên liên tiếp với tổng giá trị 29 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, giá trị bán ròng đã lên đến gần 93 tỷ đồng. Đây là một điều khá bất ngờ bởi cổ phiếu này từng rất được khối ngoại săn đón trong quá khứ.

Tại phiên đấu giá cổ phần Viettel Post thuộc sử hữu của Viettel vào tháng 11/2020, có đến 10 tổ chức nước ngoài đăng ký mua 6,14 triệu cổ phiếu, gấp 1,2 lần khối lượng chào bán. Sau phiên đấu giá thành công, danh sách cổ đông của Viettel Post có sự hiện diện của nhiều quỹ ngoại tên tuổi như Vietnam Holding Ltd, Lumen Vietnam Fund,…

Đáng chú ý, cổ phiếu này còn thường xuyên lọt vào top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục của Lumen Vietnam Fund. Tuy nhiên, theo cập nhất mới nhất đến thời điểm 15/12, VTP đã không còn nằm trong danh sách này. Không loại trừ khả năng, Lumen Vietnam Fund đã bán ròng mạnh cổ phiếu VTP từ đầu tháng 12.

Từng rất được săn đón, Viettel Post (VTP) bị khối ngoại bán ròng triền miên, cổ phiếu về vùng đáy lịch sử - Ảnh 2.

Động thái bán ròng triền miên của khối ngoại gây áp lực lớn lên VTP trong khi chưa thực sự thu hút được dòng tiền nội. Sau nhịp hồi ngắn ngủi từ đáy lịch sử, cổ phiếu này đã nhanh chóng quay đầu giảm và có xu hướng trôi về vùng đáy cũ. VTP hiện đang giao dịch quanh mức 27.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 30% so với mức thấp nhất lịch sử nhưng chỉ bằng 1/3 so với đỉnh đạt được đầu năm 2021.

Giá trị vốn hóa của Viettel Post cũng theo đó bị thổi bay hơn 6.000 tỷ đồng xuống chỉ còn khoảng 3.200 tỷ đồng. Con số này hiện chỉ bằng khoảng một nửa so với “người anh em” Viettel Construction (CTR).

Từng rất được săn đón, Viettel Post (VTP) bị khối ngoại bán ròng triền miên, cổ phiếu về vùng đáy lịch sử - Ảnh 3.

Cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

Một trong những yếu tố khiến Viettel Post dần trở nên kém hấp dẫn trong mắt khối ngoại đến từ mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực chuyển phát nhanh – một trong hai mảng hoạt động chính của doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia lĩnh vực vận chuyển, có thể kể tới như VNPost, Grab, GHTK, Giao Hàng Nhanh, Be, Ahamove…

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng biên lợi nhuận của mảng dịch vụ của Viettel Post sẽ giảm dần trong thời gian tới do cạnh tranh về giá trong các dịch vụ giao hàng ngày càng gay gắt, các sáng kiến cải thiện biên lợi nhuận và tối ưu hóa hoạt động thấp hơn dự kiến. Mặt khác, VCSC kỳ vọng biên lợi nhuận của mảng này có thể dần cải thiện với dự báo chi phí nhiên liệu sẽ giảm. Tuy nhiên, với biến động khó lường của giá dầu trong bối cảnh tình thế giới còn nhiều bất ổn, xu hướng trên vẫn cần thêm thời gian để kiểm chứng.

Trong năm 2023, VCSC kỳ vọng tăng trưởng tổng doanh thu sẽ được dẫn dắt bởi mảng dịch vụ với mức tăng trưởng 17% so với cùng kỳ. Sản lượng chuyển phát được kỳ vọng sẽ tăng 20% so với cùng kỳ trong năm 2023 do (1) thị trường Việt Nam phục hồi hoàn toàn và thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh và (2) kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy định đối với logistic trong nước vào năm 2023. Tuy nhiên, hai yếu tố tích cực này sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi sức mua yếu hơn của người tiêu dùng dẫn đến nhu cầu chi tiêu giảm.

Về trung hạn, VCSC đánh giá biên lợi nhuận gộp của Viettel Post sẽ được cải thiện nhờ sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu, mảng thương mại vốn có biên lợi nhuận thấp sẽ giảm dần. CTCK này dự phóng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS có thể đạt 13% trong giai đoạn 2023-2026 do (1) mảng thương mại điện tử tăng trưởng mạnh tại Việt Nam nhờ vào mức độ tiếp cận thương mại điện tử của khách hàng ngày càng tăng, (2) VTP cải thiện hiệu quả cơ cấu chi phí và (3) mảng dịch vụ chuyển phát phục hồi hoàn toàn trong khi chi phí vận hành giảm.

1 Likes

Hóa An sắp tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30%

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 03/01/2023.

Cụ thể, ngày 04/01/2023, DHA sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30%, cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 3,000 đồng.

Với gần 15 triệu cp đang lưu hành, ước tính DHA cần chi hơn 44 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến vào 13/01/2023.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 của DHA, cổ đông đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2022 dự kiến từ 30% đến 50% bằng tiền mặt. Như vậy, có khả năng sau đợt tạm ứng cổ tức 30%, Công ty sẽ tiếp tục chia phần cổ tức còn lại cho cổ đông là 20%, tương đương 1 cp được nhận 2,000 đồng.

Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, Hóa An ghi nhận doanh thu thuần 272 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm 29%, xuống 40 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí tài chính tăng cao, gấp 16.3 lần cùng kỳ năm trước.

Sau thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức 30% bằng tiền, giá cổ phiếu DHA tăng trần lên mức 33,650 đồng/cp trong phiên 21/12/2022.

1 Likes

VDSC: Hoa Sen (HSG) có thể lỗ gần nghìn tỷ trong quý 1 niên độ 2022-2023

Trên thị trường, hòa cùng “sóng” ngành thép, cổ phiếu HSG đã tăng 80% kể từ vùng đáy giữa tháng 11/2022 lên mức 13.150 đồng/cp.

Tại báo cáo phân tích CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính trong quý 1 niên độ 2022 - 2023 (từ ngày 1/10/2022 đến ngày 31/12/2022) doanh thu HSG đạt 7.077 tỷ đồng - giảm 58% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 982 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 638 tỷ đồng.

VDSC đánh giá triển vọng năm tài chính 2022 - 2023 của HSG sẽ phụ thuộc thị trường nội địa. Theo đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng xuất khẩu phục hồi nhẹ từ giữa năm 2023 nhờ lạm phát dịu đi sẽ khuyến khích nhu cầu toàn cầu về thép mạ.

Tuy nhiên, các chính sách thương mại tại các thị trường phương Tây và cạnh tranh từ các nước sản xuất thép lớn (Trung Quốc, Ấn Độ) đang trở nên thách thức hơn với các nhà sản xuất Việt Nam.

Do đó, sự dịch chuyển xuất khẩu sang thị trường châu Á có thể không đủ lớn để bù đắp cho thị trường EU và Bắc Mỹ.

Mặt khác, nhu cầu tại thị trường trong nước sẽ được hỗ trợ bởi giải ngân đầu tư công, mà Rồng Việt cho rằng sẽ mạnh mẽ hơn vào năm 2023 để thúc đẩy tăng trưởng GDP. Theo đó, sản lượng tôn mạ bán ra dự báo giảm 19%, trong đó xuất khẩu giảm 31% và trong nước giảm 3%. Ống thép có thể tăng 15%.

Tính đến thời điểm hiện tại, giá HRC dường như đã chạm đáy do nhiều nhà sản xuất thép trên thế giới cắt giảm công suất. Giá HRC đã giảm liên tục từ tháng 8 đến giữa tháng 10 và bắt đầu tăng từ đầu tháng 12/2022. Tuy nhiên, xu hướng tăng có thể không duy trì lâu do nhu cầu vẫn ở mức thấp.

Ngoài ra, tín dụng ngân hàng thắt chặt và nhu cầu yếu đang buộc các nhà sản xuất phải bán bớt hàng tồn kho giá cao để giải phóng dòng tiền, vì vậy Hoa Sen có thể thêm một khoản lỗ lớn trong quý 1 năm tài chính 2022-2023.

VDSC ước tính hàng tồn kho giá cao vào cuối quý 4 có thể mất 4 tháng để tiêu thụ hết. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến sẽ trở lại mức dương từ quý 2 và phục hồi tốt hơn trong nửa sau của năm 2023 với sự hỗ trợ nhiều hơn từ nhu cầu quay trở lại ở các thị trường phương Tây trong khi cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ giảm bớt.

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận gộp năm tài chính 2022 - 2023 của Hoa Sen có thể tăng lên 12,4% (năm tài chính 2021 - 2022 đạt 9,9%). Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 34.513 tỷ đồng (giảm 31% so với cùng kỳ) và 427 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ).

Về kết quả kinh doanh quý 4 niên độ 2021 - 2022, HSG cập nhật Sen báo lỗ 886,98 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn. Doanh thu đạt 7.939,12 tỷ đồng - giảm 49,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp âm 230,67 tỷ đồng trong khu cùng kỳ dương 2.474 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: VDSC: Hoa Sen (HSG) có thể lỗ gần nghìn tỷ trong quý 1 niên độ 2022-2023

1 Likes

APS rút hồ sơ chào bán 83 triệu cổ phiếu

HĐQT CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) đã thông qua nghị quyết rút hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng. Nguyên nhân là diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc phát hành và lợi ích của cổ đông.

HĐQT cho biết sẽ xem xét thời điểm phù hợp để tiếp tục triển khai phát hành cổ phiếu trong thời gian tới.

Theo phương án trước dó, APS dự kiến chào bán 83 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000 đồng/cp. Số tiền thu về từ đợt chào bán sẽ được dùng bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của Công ty như cho vay ký quỹ, tự doanh và bổ sung vốn lưu động.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, APS lỗ ròng 296 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi ròng gần 135 tỷ đồng. Kết quả lỗ đậm này đến từ mảng tự doanh của Công ty, lỗ hơn 400 tỷ đồng trong kỳ.

Tại thời điểm 30/09/2022, Công ty đang nắm giữ một số cổ phiếu nổi bật như IDJ, API, VPB, HPG, NBB. Tổng giá trị tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ của Công ty ở thời điểm này là 745.23 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm.

Dư nợ cho vay của Công ty cũng ghi nhận mức sụt giảm mạnh, từ 533 tỷ đồng đầu năm giảm xuống còn 154.4 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: APS rút hồ sơ chào bán 83 triệu cổ phiếu | Fili

1 Likes

Tin tức thế giới 22-12: Ông Zelensky trao huy chương cho ông Biden; Mỹ có đại sứ mới ở Nga

Ông Zelensky đến Washington, Mỹ hỗ trợ thêm 1,85 tỉ USD cho Ukraine; Hội đồng Bảo an yêu cầu chấm dứt bạo lực ở Myanmar; Nhà sáng lập FTX đồng ý bị dẫn độ sang Mỹ… là một số tin tức thế giới nổi bật ngày 22-12.

Tin tức thế giới 22-12: Ông Zelensky trao huy chương cho ông Biden; Mỹ có đại sứ mới ở Nga - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, ngày 21-12 - Ảnh: REUTERS

*** Tổng thống Mỹ và Ukraine thể hiện tình đoàn kết tại Nhà Trắng.** Ngày 21-12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thể hiện tình đoàn kết trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Zelensky giữa “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga.

“Thật vinh sự khi được sát cánh cùng ông trong nỗ lực phòng vệ thống nhất chống lại một cuộc chiến tranh tàn khốc”, ông Biden nói về cuộc xung đột trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai hiện nay.

Đáp lại, ông Zelensky đã trao huy chương cho ông Biden, bày tỏ lòng biết ơn đối với vai trò của tổng thống Mỹ trong việc giúp đỡ và tập hợp sự ủng hộ dành cho Ukraine.

*** Mỹ công bố hỗ trợ quân sự bổ sung 1,85 tỉ USD cho Ukraine.** Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington sẽ cung cấp khoản hỗ trợ quân sự bổ sung trị giá 1,85 tỉ USD cho Ukraine, bao gồm cả việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không Patriot.

Khoản hỗ trợ này bao gồm 1 tỉ USD hỗ trợ Ukraine nâng cấp “năng lực phòng không và tấn công chính xác”, và thêm 850 triệu USD hỗ trợ an ninh, ông Blinken cho biết.

Cực quang phát sáng phía sau trạm phóng tên lửa Patriot M903 ở Alaska - Ảnh: REUTERS

*** Đan Mạch viện trợ quân sự** 43 triệu USD cho Ukraine. Ngày 21-12, Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho biết Đan Mạch sẽ tặng 300 triệu crown (42,8 triệu USD) viện trợ quân sự cho Ukraine.

Số tiền này sẽ được quyên góp thông qua Quỹ quốc tế cho Ukraine do Anh đứng đầu, được sử dụng để cung cấp thiết bị quân sự và hỗ trợ khác cho các lực lượng vũ trang của Ukraine.

*** Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu chấm dứt bạo lực ở Myanmar.** Hội đồng Bảo an đã thông qua nghị quyết đầu tiên về Myanmar sau 74 năm vào ngày 21-12, yêu cầu chấm dứt bạo lực và hối thúc chính quyền quân sự trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, bao gồm cả nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi.

Hội đồng gồm 15 thành viên này từ lâu đã bị chia rẽ về cách giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar, với việc Trung Quốc và Nga phản đối hành động mạnh tay đối với chính quyền quân sự.

Cả hai nước trên và Ấn Độ đều bỏ phiếu trắng vào ngày 21-12.

*** Thượng viện Mỹ phê chuẩn đại sứ tại Nga.** Ngày 21-12, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Lynne Tracy làm đại sứ nước này tại Nga, chấm dứt tình trạng khuyết vị trí này 3 tháng qua trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do cuộc xung đột tại Ukraine.

Bà Lynne Tracy, người hiện là đại sứ Mỹ tại Armenia, và từng là nhân vật số 2 tại Đại sứ quán ở Matxcơva, làm đại sứ Mỹ tại Nga. Bà Tracy là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí ngoại giao chủ chốt này.

Người tiền nhiệm của bà Tracy là ông John Sullivan, đã nghỉ hưu hồi tháng 9 vừa qua vì lý do cá nhân. Tân đại sứ Mỹ tại Nga cũng từng làm việc tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây là Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Turkmenistan.

Tin tức thế giới 22-12: Ông Zelensky trao huy chương cho ông Biden; Mỹ có đại sứ mới ở Nga - Ảnh 5.

Ông Sam Bankman-Fried, người sáng lập và cựu CEO của sàn giao dịch tiền điện tử FTX, được hộ tống ra khỏi tòa án sơ thẩm ở Nassau, Bahamas, ngày 21-12 - Ảnh: REUTERS

*** Nhà sáng lập FTX đồng ý dẫn độ về Mỹ.** Một nhân chứng của Reuters cho biết người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã rời tòa án ở thủ đô Nassau của Bahamas vào ngày 21-12, sau khi đồng ý dẫn độ để đối mặt với cáo buộc gian lận ở Mỹ.

Theo Reuters, phiên điều trần dẫn độ của ông Bankman-Fried ở Bahamas trước đó bị hoãn lại sau khi người sáng lập 30 tuổi của FTX cho biết bản thân đồng ý bị dẫn độ về Mỹ.

Luật sư bào chữa của ông Bankman-Fried nói với một thẩm phán sơ thẩm rằng thân chủ của ông “rất muốn ra đi”.

*** Matxcơva phản đối Pháp về bình luận vụ quan chức Nga bị tấn công ở châu Phi.** Bộ Ngoại giao Nga thông báo đã triệu tập đại sứ Pháp và đưa ra “phản đối mạnh mẽ” về những bình luận về một vụ tấn công quan chức Nga ở Cộng hòa Trung Phi.

Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna tuần trước đã bác bỏ tuyên bố của người đứng đầu lực lượng dân quân Nga đổ lỗi cho Pháp về vụ tấn công. Bà Colonna gọi đó là “một ví dụ điển hình về tuyên truyền của Nga và trí tưởng viển vông đặc trưng cho việc tuyên truyền này”.

Tin tức thế giới 22-12: Ông Zelensky trao huy chương cho ông Biden; Mỹ có đại sứ mới ở Nga - Ảnh 6.

Đảo Rouzic thuộc quần đảo Sept-Iles, một khu bảo tồn chim, bị ảnh hưởng bởi đợt dịch cúm gia cầm nghiêm trọng hiện nay ở Pháp - Ảnh: REUTERS

*** Mỹ trừng phạt quan chức Iran đàn áp biểu tình.** Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Iran vào ngày 22-12, bao gồm cả tổng công tố và các quan chức quân sự chủ chốt, gia tăng áp lực lên Tehran về việc trấn áp các cuộc biểu tình.

Động thái này là phản ứng mới nhất của Washington đối với cuộc đàn áp của Iran đối với tình trạng bất ổn, sau cái chết của cô gái trẻ người Kurd gốc Iran Mahsa Amini khi bị cảnh sát giam giữ hồi tháng 9 vừa qua.

*** Tình hình cúm gia cầm trở nên tồi tệ ở Pháp.** Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết sự lây lan của dịch cúm gia cầm đã tăng nhanh trong những tuần qua làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng thiếu hụt gia cầm hơn nữa.

Pháp là nhà sản xuất gia cầm lớn thứ hai của Liên minh châu Âu. Quốc gia này đã phát hiện các đợt bùng phát cúm gia cầm trong mùa hè gia tăng, sau khi chứng kiến đợt dịch bệnh tồi tệ nhất vào mùa trước dẫn đến việc tiêu hủy khoảng 20 triệu gia cầm.

Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Marc Fesneau sẽ tới các khu vực bị dịch bệnh ảnh hưởng vào ngày 22-12 để đưa ra chiến lược chống dịch.

Nguồn bài viết: Tin tức thế giới 22-12: Ông Zelensky trao huy chương cho ông Biden; Mỹ có đại sứ mới ở Nga - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Kỳ vọng lợi nhuận quý 4 tích cực, chứng khoán Mỹ và giá dầu đồng loạt tăng mạnh

“Cổ phiếu đã bán quá nhiều (oversold) trong mấy ngày trước và tôi cho rằng thị trường đang tìm một cái cớ để tăng. Những con số mà Nike và FedEx đưa ra đã mang lại một cái cớ như vậy"…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (21/12), đánh dấu phiên tăng thứ hai liên tiếp, sau khi hai báo cáo kết quả kinh doanh khả quan làm dấy lên hy vọng rằng lợi nhuận của các công ty niêm yết có thể sẽ tốt hơn dự báo ngay cả khi có suy thoái kinh tế xảy ra. Giá dầu thô cũng tăng mạnh nhờ báo cáo thống kê cho thấy lượng dầu tồn kho của Mỹ giảm mạnh.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 526,74 điểm, tương đương tăng 1,6%, chốt ở 33.376,48 điểm. Chỉ số S&p 500 tăng 1,49%, chốt ở 3.878,44 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,54%, chốt ở 10.709,37 điểm.

“Cổ phiếu đã bán quá nhiều (oversold) trong mấy ngày trước và tôi cho rằng thị trường đang tìm một cái cớ để tăng. Những con số mà Nike và FedEx đưa ra đã mang lại một cái cớ như vậy. Tuy nhiên, câu hỏi thực sự của tôi là liệu đây có phải là một đợt tăng bền vững hay không”, chiến lược gia trưởng Sam Stovall của CFRA Research nhận định với hãng tin CNBC.

Cổ phiếu Nike tăng 12% sau khi hãng thời trang thể thao công bố doanh thu và lợi nhuận quý tốt hơn và mức tồn kho giảm nhanh hơn kỳ vọng của Phố Wall. Kết quả kinh doanh của Nike đã trở thành một cú huých cho các cổ phiếu bán lẻ khác.

Cổ phiếu FedEx tăng 3,4% sau khi hãng vận tải khổng lồ báo mức lợi nhuận/cổ phiếu (EPS) vượt dự báo và đưa ra một loạt biện pháp nhằm cắt giảm chi phí.

Nike và FedEx là hai trong số những doanh nghiệp được cho là “hàn thử biểu” của nền kinh tế.

Nhà đầu tư còn hào hứng khi đón nhận dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng tháng 12, với chỉ số đạt mức cao nhất kể từ tháng 4.

Năm 2022 đang dần khép lại, và các chỉ số chứng khoán Mỹ đang tiến tới hoàn tất năm giảm mạnh nhất kể từ 2008 và chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp. Trong đó, Dow Jones đã giảm 8,15% từ đầu năm và giảm 3,51% trong tháng 12 này; S&P 500 giảm tương ứng 18,63% và 4,94%; Nasdaq giảm 31,55% và 6,62%. Nguồn áp lực giảm chính đối với chứng khoán Mỹ năm nay là lãi suất tăng và nỗi lo xảy ra suy thoái kinh tế.

Trước kỳ nghỉ Giáng sinh, thị trường sẽ tiếp tục đón nhận thêm báo cáo kết quả kinh doanh quý của các công ty niêm yết.

“Chúng ta đang chứng kiến sự tăng điểm trên diện rộng. Đó là nhờ nhận định lạc quan của các doanh nghiệp và sự cải thiện của niềm tin người tiêu dùng”, chiến lược gia Angelo Kourkafas của Edward Jones nói với hãng tin Reuters.

Tuy nhiên, số liệu công bố ngày thứ Tư cũng cho thấy doanh số bán nhà đã qua sử dụng trong tháng 11 ở Mỹ giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp nhất 2 năm rưỡi. Đây là một dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang hứng chịu ảnh hưởng của lãi suất tăng. Nhưng dữ liệu này cũng làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm trở nên mềm mỏng hơn trong chính sách tiền tệ.

“Đây là một môi trường vĩ mô có sự suy yếu của nền kinh tế, nhưng cũng là một môi trường mà các công ty vẫn giữ được sự vững vàng và đạt được kỳ vọng tích cực về lợi nhuận. Sự kết hợp đó sẽ tốt cho thị trường”, Giám đốc đầu tư Brian Price của Commonwealth Financial Network phát biểu.

“Vẫn còn đó nhiều bấp bênh và thị trường sẽ còn biến động nhiều trong khoảng thời gian đầu năm tới, khi nền kinh tế có thể rơi vào một cuộc suy thoái nhẹ”, ông Kourkafas của Edward Jones nói, nhưng tin rằng sự suy yếu của nền kinh tế đã được phản ánh hết vào giá cổ phiếu. “Chúng ta vẫn sẽ gặp một số trở ngại phía trước, nhưng có lẽ thị trường sẽ không phải ánh hai lần một cuộc suy thoái kinh tế. Những gì chúng ta đã chứng kiến trong năm nay đã phản ánh một cuộ suy thoái nhẹ rồi”.

Giá dầu thô Brent giao sau ở London tăng 2,21 USD/thùng, tương đương tăng 2,76%, đạt 82,2 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 2,06 USD/thùng, tương đương tăng 2,7%, chốt ở 78,29 USD/thùng.

Dầu thô tăng giá sau khi dữ liệu hàng tuần từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) cho thấy lượng tồn kho dầu thô của nước này giảm 5,89 triệu thùng, mức giảm lớn hơn nhiều so với con số giảm 1,66 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó.

“Báo cáo này rất có lợi cho giá dầu, nhất là việc tồn kho dầu thô và các sản phẩm chưng cất cùng giảm, chấm dứt chuỗi tuần tăng trước khi diễn ra đợt lạnh này”, nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group nhận định.

Giá dầu cũng được hỗ trợ nhờ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ nới lỏng thêm một số hạn chế chống Covid sau khi không có ca tử vong mới nào do Covid được báo cáo. Theo Reuters, nhập khẩu dầu thô Nga vào Trung Quốc trong tháng 11 tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, khi các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc đẩy mạnh mua dầu Nga trước khi trần giá mà nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) áp lên dầu Nga và lệnh cấm vận dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) cùng chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia ngày thứ Ba nói rằng động thái cắt giảm sản lượng dầu của liên minh OPEC+, một quyết định bị chỉ trích nặng nề, hoá ra lại là một quyết định đúng. Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets nói rằng phát biểu này là một tín hiệu cho thấy OPEC+ có thể sẽ tiếp tục siết chặt nguồn cung dầu.

OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số đồng minh ngoài khối gồm Nga.

Tuy nhiên, mức tăng của giá dầu bị hạn chế vì một trận bão tuyết lớn sắp xuất hiện ở Mỹ, có thể gây suy giảm nhu cầu đi lại trong dịp nghỉ lễ.

Trong một diễn biến khác, xuất khẩu dầu thô Nga trong thời gian từ ngày 1-20/12 giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh ảnh hưởng từ lệnh cấm vận dầu Nga của EU - theo nhật báo Kommersant.

Nguồn bài viết: Kỳ vọng lợi nhuận quý 4 tích cực, chứng khoán Mỹ và giá dầu đồng loạt tăng mạnh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

có khi nào tin tốt ra là để… :)))

1 Likes

Thống kê 4 lần P/E “trôi” về 10.x lần trong quá khứ, VN-Index đều bật tăng mạnh mẽ 35-150% chỉ sau 1 năm

![Thống kê 4 lần P/E “trôi” về 10.x lần trong quá khứ, VN-Index đều bật tăng mạnh mẽ 35-150% chỉ sau 1 năm](https://d2jc2gfed7naqx.cloudfront.net/corp_news/cafefad32bf21f6db4b85ba9ae674d84413a9_1.png “Thống kê 4 lần P/E “trôi” về 10.x lần trong quá khứ, VN-Index đều bật tăng mạnh mẽ 35-150% chỉ sau 1 năm”)

TPS nhận định, TTCK Việt Nam đang ở giai đoạn tích sản hấp dẫn với lần thứ 5 trong lịch sử định giá P/E về dưới mức 11 lần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua năm 2022 đầy sóng gió với loạt biến cố lớn xuất hiện. VN-Index đã lao dốc mạnh từ mức đỉnh 1.528 điểm thiết lập hồi tháng 4 xuống 911 điểm vào tháng 11, tương đương mất hơn 40% giá trị. Các đợt sụt giảm mạnh khiến hơn 90% cổ phiếu trên thị trường giảm giá, trong đó có nhiều mã giảm đến 60-70% giá trị và liên tục xác lập đáy mới của năm.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho rằng tâm lý nhà đầu tư cũng đã ổn định hơn sau những biến động của thị trường. TPS sử dụng chỉ báo xác suất đầu tư của VN – Index bằng cách đo lường mức độ lan tỏa của thị trường để xác định diễn biến tâm lý của NĐT.

Thống kê 4 lần P/E trôi về 10.x lần trong quá khứ, VN-Index đều bật tăng mạnh mẽ 35-150% chỉ sau 1 năm - Ảnh 1.

Chỉ báo tâm lý bình quân 50 phiên hiện đang ở mức 39,7% so với vùng dao động 27,4% - 48,7% trong 10 năm gần đây. Như vậy, so với mức đáy gần nhất vào tháng 11/2022 là 31%, tâm lý NĐT nhìn chung đã trở nên ổn định hơn.

Nhìn lại lịch sử của thị trường 15 năm qua, đã có 4 lần thị trường bị bán tháo trong khủng hoảng và hỗn loạn kéo định giá P/E VN-Index giảm về dưới 11 lần. Tuy nhiên, những thời điểm này lại là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư dài hạn. Bởi tại những vùng định giá thấp này, VN-Index đã bật tăng đầy mạnh mẽ từ 35-150% trong 12 tháng sau đó và đều vượt qua vùng đỉnh cũ.

Một điều tích cực nữa khi nhìn vào biến động quá khứ đó là cho dù chỉ số chung có biến động ra sao thì dòng tiền vẫn sẽ không rời bỏ thị trường với việc giá trị giao dịch có xu hướng tăng theo thời gian.

Thống kê 4 lần P/E trôi về 10.x lần trong quá khứ, VN-Index đều bật tăng mạnh mẽ 35-150% chỉ sau 1 năm - Ảnh 2.

Do đó, TTCK Việt Nam đang ở giai đoạn tích sản hấp dẫn với lần thứ 5 trong lịch sử định giá P/E về dưới mức 11 lần. TPS nhận định, vĩ mô Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn ổn định và triển vọng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong 3-5 năm tới là tích cực.

Giai đoạn điều chỉnh mạnh này của thị trường chính là dấu chấm hết cho một chu kỳ tiền rẻ trước đó, để mở ra giai đoạn mới với động lực tăng bền vững hơn từ tăng trưởng nội tại của từng doanh nghiệp. Vì vậy, đây được xem là cơ hội thích hợp cho những nhà đầu tư dài hạn.

Mặt khác, so với các nước trong khu vực, dù tốc độ tăng trưởng tốt hơn và ROE cao hơn, nhưng những rủi ro về thanh khoản cùng các hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã khiến định giá của TTCK Việt Nam luôn ở mức thấp hơn.

Do đó, để đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường, TPS xem xét tỷ lệ chiết khấu định giá so với lịch sử. Hiện tại, P/E của VN - Index hiện đang thấp hơn 27% so với mức bình quân 21% trong 10 năm gần đây.

Nhìn xa hơn, TPS cho rằng động lực hỗ trợ thị trường vẫn còn nguyên vẹn.

Thống kê 4 lần P/E trôi về 10.x lần trong quá khứ, VN-Index đều bật tăng mạnh mẽ 35-150% chỉ sau 1 năm - Ảnh 3.

Nghị định 65 được sửa đổi một số quy định có thể giúp thị trường có thời gian thích ứng và giảm rủi ro vỡ nợ TPDN.

Nới room tín dụng và hỗ trợ thị trường BĐS sẽ cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường BĐS, giúp vực dậy thị trường này sau giai đoạn biến động trước đó.

Gia tăng đầu tư công. Dự kiến, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 là 726.684 tỷ đồng, tăng 34% so với kế hoạch năm 2022. Đầu tư công mang tính dẫn dắt và lan tỏa trên nhiều nhóm ngành. Trong đó, những nhóm hưởng lợi trực tiếp là Xây dựng hà tầng và Vật liệu xây dựng.

Nâng hạng thị trường . Luật Chứng khoán mới đã có hiệu lực và hệ thống công nghệ thông tin mới của HoSE được đưa vào vận hành sẽ giúp triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi FTSE vào năm 2023 trở nên thực tế hơn. Đây là cơ sở để thu hút thêm dòng tiền khối ngoại vào thị trường.

Dòng tiền từ ETFs . Tính đến ngày 14/12/2022, lượng tiền huy động của Fubon FTSE mới chỉ đạt 2,1 tỷ TWD, đồng nghĩa với dư địa còn gần 3 tỷ TWD để đạt mục tiêu 5 tỷ TWD. Thêm vào đó, ngày chuyển đổi chỉ số cơ sở của VNM ETF sẽ có hiệu lực dự kiến vào 17/03/2023. Dự kiến sẽ có khoảng hơn 100 triệu USD đổ vào TTCK Việt Nam nhờ việc này.

Mức định giá hấp dẫn . Mức định giá P/E của VN-Index đã về mức 10.x. Trong quá khứ, các vùng tạo đáy của những chu kỳ tăng trưởng lớn đều rơi về khoảng P/E từ 8.x - 10.x. Vì vậy đây đang là vùng giá hấp dẫn giúp thu hút dòng tiền đầu tư trung và dài hạn giải ngân.

1 Likes

HPG: Nhiều yếu tố bất lợi, Công ty chứng khoán hạ dự báo lợi nhuận Hòa Phát

Riêng trong quý 4/2022, dự báo lợi nhuận ròng chỉ HPG chỉ vỏn vẹn 120 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều số lãi 7.400 tỷ cùng kỳ năm 2021.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán KIS điều chỉnh giảm dự phóng kết quả kinh doanh đối với Tập đoàn Hoà Phát (HPG) với quan điểm doanh nghiệp đầu ngành thép sẽ gặp khó khăn cho tới hết năm 2023 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu

Cụ thể, cho năm 2022, KIS hạ 23% dự báo doanh thu và 66% dự báo về lợi nhuận ròng so với ước tính trước đó, lần lượt xuống mức 137.400 tỷ đồng và 10.600 tỷ đồng, tương ứng giảm 69% so với mức lãi ròng kỷ lục của năm 2021.

Theo KIS, khoản lỗ ròng bất ngờ 1.785 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua của Hoà Phát có nguyên nhân chính từ giá đầu vào cao, hàng tồn kho luân chuyển chậm cùng với giá bán thấp hơn. Đồng thời, Tập đoàn còn chịu khoản lỗ tỷ giá khoảng 1.000 tỷ đồng do đồng USD tăng. Chứng khoán KIS cho rằng hàng tồn kho chi phí cao và luân chuyển chậm vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HPG, dự báo doanh thu đạt 21.729 tỷ đồng (-51%) và lợi nhuận ròng vỏn vẹn mức 120 tỷ đồng (-98%) vào quý 4/2022 trong bối cảnh nhu cầu trong nước và thế giới thấp cộng thêm chi phí tồn kho vẫn ở mức cao.


Vấn đề trong nước và toàn cầu kéo triển vọng ngành thép đi xuống

Chứng khoán KIS nhận định hiện tại không phải là giai đoạn thuận lợi cho ngành công nghiệp toàn cầu. Quý 4 năm nay và sang tới cả 2023 sẽ không phải là khoảng thời gian tốt cho ngành thép nói chung và Hoà Phát nói riêng. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại vào năm 2023 làm giảm nhu cầu thép của các ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng và tác động của suy thoái kinh tế đang dần xuất hiện lên kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong các tháng tới đây. Vào năm 2023, Chứng khoán KIS cho rằng kết quả hoạt động của hầu hết các ngành sử dụng thép cuối cùng sẽ sụt giảm đáng kể.

Mặc dù có một số tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản tại Trung Quốc và chính sách Zero-COVID, nhưng điều này chỉ có thể giải tỏa phần nào lo ngại dư cung từ Trung Quốc và hỗ trợ giá thép toàn cầu. Còn lại, ngành thép toàn cầu sẽ không có cải thiện đáng kể nào trong năm 2023 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và nhu cầu ảm đạm. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nhu cầu toàn cầu chững lại.


Trong nước, sự bất ổn của thị trường bất động sản cũng có thể làm giảm nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thép. Với hơn 90% lượng tiêu thụ thép trong nước đến từ ngành xây dựng, thị trường nhà ở trì trệ có thể làm giảm nhu cầu trong nước trong những tháng tới. Trên thực tế, một số thông báo cắt giảm sản xuất đã được công bố kể từ tháng 9. Riêng Hoà Phát cũng đã công bố kế hoạch đóng cửa 2 trong số 3 lò cao tại Hải Dương và 2 trong số 4 lò cao tại Dung Quất trong tháng 11 và thêm một lò nữa vào tháng 12/2022 nếu nhu cầu vẫn yếu. Việc giảm sản lượng sản xuất này nhằm giảm tồn kho chi phí cao và chi phí vận hành.

Mới đây, ban lãnh đạo HPG bày tỏ kỳ vọng các lò cao sẽ hoạt động trở lại vào quý 1 năm 2023, tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức tiêu thụ tại thời điểm đó. Chi phí cho việc ngừng hoạt động và vận hành lại lò sẽ vào khoảng 40-50 tỷ đồng/lần và 7 ngày làm việc để hoạt động trở lại.

Chứng khoán KIS cho rằng sẽ không có ngoại lệ trong bối cảnh thị trường ảm đạm. Tuy nhiên đối với Tập đoàn Hòa Phát, việc giá HRC cải thiện gần đây nhờ tâm lý thị trường tốt hơn từ Trung Quốc có thể hỗ trợ phần nào cho kết quả hoạt động trong năm 2023. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào duy trì ở mức thấp có thể cải thiện được biên lợi nhuận.

Ở khía cạnh khác, tác động của nâng tỷ giá và chi phí đầu vào giảm nhiệt nhờ nỗ lực ổn định USD/VND của NHNN trong năm 2023 có thể giúp Hoà Phát cải thiện khoản lỗ tỷ giá. Dù vây, chi phí tài chính sẽ tiếp tục tăng do lãi suất cho vay ở mức cao cho cả 2 khoản vay USD và VND.


Dự phóng thu nhập giảm sút trong giai đoạn 2023-2024

Từ triển vọng kém tích cực, Chứng khoán KIS tiếp tục giảm ước tính thu nhập của Hoà Phát giai đoạn 2023-2024 khoảng 48%-56% so với dự phóng trước đó. Lý do chính đến từ sản lượng tiêu thụ được cho sẽ giảm đáng kể, khoảng 12%-41% tùy thuộc vào từng sản phẩm trong bối cảnh nhu cầu được dự báo yếu ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Doanh số bán hàng sẽ yếu hơn vào năm 2023 và doanh số bán hàng bắt đầu phục hồi từ năm 2024.


Điểm tích cực là biên lợi nhuận năm 2023 sẽ cải thiện nhờ giá đầu vào hạ nhiệt, tổng LN ròng trong năm 2023 dự phóng khoảng 13.270 tỷ đồng.

Đặc biệt, Hoà Phát sẽ có thể quay trở lại giai đoạn tăng trưởng mạnh từ năm 2024 nhờ nhu cầu phục hồi đáng kể và vận hành nhà máy Dung Quất 2. Dự án Dung Quất 2 dự kiến sẽ được ra mắt một phần từ cuối năm 2024 - “chậm trễ” so với kế hoạch ban đầu - song KIS đánh giá hợp lý trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu và chi phí tài chính đắt đỏ.

Chứng khoán KIS nhấn mạnh hiện tại Hoà Phát đang bước vào giai đoạn đầy khó khăn, như “dây cung đã căng hết cỡ”. Một khi tất cả các vấn đề như căng thẳng địa chính trị, thị trường bất động sản khó khăn, tỷ giá leo thang,… được giải quyết, cộng thêm nhu cầu thép toàn cầu cải thiện thì hiệu quả hoạt động của HPG sẽ tăng trưởng đáng kể. Báo cáo dự phóng mức lãi ròng của HPG có thể trên mức 17.600 tỷ đồng trong năm 2024. Dù vậy, con số này vẫn giảm gần 48% so với dự phóng 34.100 tỷ đồng trước đó của KIS.

Ngoài ra, chi phí tài chính cũng đang là một trong những áp lực đè nặng lên doanh nghiệp đầu ngành thép. Về nợ ngắn hạn, KIS giả định rằng Hoà Phát sẽ duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn/doanh thu ở mức 36%-24% trong giai đoạn 2023-2025 để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Đối với nợ dài hạn, KIS dự báo con số sẽ duy trì ổn định khoảng 13.400 tỷ đồng trước khi tăng lên khoảng 15.400 tỷ đồng vào năm 2024 để chi trả cho chi phí đầu tư của Dung Quất 2. Tính tới hết quý 3, HPG đang có một khoản vay bằng USD với tổng giá trị là 129.5 triệu USD và đã mua một hợp đồng swap (90 triệu USD) để phòng ngừa sự tăng giá của USD.

Cổ đông có thể không được chia cổ tức trong 2 năm tới

Với việc hạ dự phóng kết quả kinh doanh năm 2022 và 2023, cộng thêm chi phí đầu tư lớn cho dự án Dung Quất 2 trong bối cảnh lãi suất cho vay cao, KIS cũng cho rằng Hoà Phát sẽ không trả cổ tức bằng tiền mặt trong vòng 2 năm tới đây.

Dù vừa có quãng hồi phục tốt gần 70% kể từ đáy dài hạn trong khoảng 1 tháng gần đây, nhưng thị giá HPG hiện cũng chỉ quanh ngưỡng 19.000 đồng/cp, cách rất xa thời kỳ huy hoàng . Vốn hoá hiện dưới ngưỡng 110.000 tỷ đồng, chưa bằng nửa còn số 250.000 tỷ đồng (~10,6 tỷ USD) tại vùng đỉnh.

1 Likes

Trong khi EVN lỗ hơn 31.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp điện lại ăn nên làm ra, lợi nhuận tăng trưởng bằng lần

Trong khi EVN lỗ hơn 31.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp điện lại ăn nên làm ra, lợi nhuận tăng trưởng bằng lần

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN cho biết mỗi kWh điện bán ra EVN lỗ 180 đồng.

Tại hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ngày 21/12, Tập đoàn công bố con số lỗ ước tính trong năm 2022 là 31.360 tỉ đồng.

Trước đó, EVN từng cho biết do biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao.

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN từng nói “Chúng tôi đạt kế hoạch sản lượng, doanh thu nhưng kết quả kinh doanh vẫn lỗ. Giá than nhập khẩu tăng 6 lần so với đầu năm 2021 và tăng 3 lần so với đầu năm 2022. Việc này khiến chi phí của EVN tăng lên 47.000 tỷ đồng trong năm 2022. Giá khí ăn theo giá dầu tăng 5.500 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi kWh điện bán ra EVN lỗ 180 đồng”.

Trái ngược với tình hình khó khăn của EVN, kết thúc quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp ngành điện báo lãi lớn, tăng trưởng cao vượt bậc. Trong đó, nhiều doanh nghiệp báo lợi nhuận trước thuế luỹ kế 9 tháng đầu năm tăng bằng lần, phần lớn trong số đó là các công ty thuỷ điện. Các doanh nghiệp điện có tốc độ tăng trưởng tốt nhất là Thuỷ điện Miền Trung (mã CK: CHP) tăng 21 lần, Thuỷ điện Bắc Hà (mã CK: BHA) tăng 6 lần, Thuỷ điện Hủa Na (mã CK: HNA) tăng gần 4 lần, …

Các công ty thủy điện có công suất vào loại lớn nhất trên sàn như Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (EVN DHD - DNH) hay Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH) cũng tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Trong khi EVN lỗ hơn 31.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp điện lại ăn nên làm ra, lợi nhuận tăng trưởng bằng lần - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp đa ngành mà mảng năng lượng chỉ là một trong nhiều hoạt động kinh doanh chính như REE, Hà Đô hay PC1… cũng được có sự khởi sắc, chủ yếu là nhờ có thể các dự án điện gió hay điện mặt trời đi vào hoạt động.

Thuỷ điện cũng chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu bán điện của Cơ điện lạnh (REE). Doanh thu từ bán điện 9 tháng đầu năm của REE đạt hơn 3.800 tỷ đồng, tăng 105% so với cùng kỳ. Lãi ròng từ bán điện của REE cũng tăng 153% lên 1.184 tỷ đồng, đóng góp phần lớn vào lãi ròng hợp nhất của công ty.

Trong khi EVN lỗ hơn 31.000 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp điện lại ăn nên làm ra, lợi nhuận tăng trưởng bằng lần - Ảnh 2.

Ngoài ra, các doanh nghiệp như PC1, HDG trong 9 tháng đầu năm còn được cứu cánh nhờ mảng điện tăng cao khi mảng kinh doanh chủ đạo giảm sút. Cụ thể, doanh thu từ mảng kinh doanh điện của PC1 tăng 148%, đạt 1.244 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp từ bán điện của PC1 đạt 678 tỷ đồng, là mảng mang lại lợi nhuận gộp lớn nhất 9 tháng đầu năm, vượt mảng xây lắp. Tương tự PC1, dù doanh thu chính đến từ mảng xây lắp nhưng lợi nhuận gộp của yếu của Đạt Phương Group (DPG) lại đến từ mảng sản xuất điện.

Mảng điện cũng chiếm đến 60% lợi nhuận gộp của Hà Đô Group (HDG) khi mảng bất động sản giảm sút, nhờ đó, HDG vẫn lãi 1.040 tỷ đồng trong quý 3, tăng 43% so với cùng kỳ.

1 Likes

PNJ lãi sau thuế hơn 1,600 tỷ đồng sau 11 tháng, gần gấp đôi cùng kỳ

Theo báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh, tháng 11, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) ghi nhận doanh thu thuần 2,529 tỷ đồng và lãi sau thuế 152 tỷ đồng, tăng lần lượt 16.8% và 8.4% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế 11 tháng đạt gần 1,640 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch lợi nhuận năm.

PNJ cho biết kết quả tăng trưởng trên đạt được trong bối cảnh sức mua chung của các ngành bán lẻ có dấu hiệu chậm lại. Tuy nhiên, Công ty tiếp tục duy trì các nỗ lực tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận và chuẩn bị cho mùa Giáng sinh và Tết.

Lãi sau thuế từng tháng trong năm 2022 của PNJ

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Lũy kế 11 tháng năm 2022, PNJ thu về 31,063 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,639 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 85.4% và 96.1% so với cùng kỳ năm 2021.

Bóc tách cơ cấu doanh thu, doanh thu bán lẻ 11 tháng tăng 92.3% so với cùng kỳ (chiếm 60.7% tổng doanh thu); doanh thu sỉ tăng 71.6% (chiếm 12.2%); doanh thu vàng 24K tăng 84.8% (chiếm 25.6%), còn lại là doanh thu khác (chiếm 1.5%).

Kỳ này, biên lợi nhuận gộp trung bình 11 tháng chỉ đạt 17.4%, giảm 1 điểm phần trăm so với mức 18.4% cùng kỳ, do thay đổi cơ cấu hàng bán và ảnh hưởng lạm phát.

Tổng chi phí hoạt động tăng 64% nhưng nhờ những nỗ lực tối ưu hóa vận hành giúp tỷ lệ chi phí hoạt động/ lợi nhuận gộp giảm 58.4% so với mức 62.5% cùng kỳ 2021.

Tại cuối tháng 11, toàn hệ thống PNJ ghi nhận 362 cửa hàng tại 55 tỉnh, thành phố. Tính từ đầu năm 2022, Công ty đã mở mới 33 cửa hàng và đóng cửa 13 cửa hàng nhằm tái cấu trúc.

Năm 2022, PNJ đặt mục tiêu 25,835 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,320 tỷ đồng lãi sau thuế. Sau 11 tháng, Công ty vượt 20.2% chỉ tiêu doanh thu và 24.2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Kết quả kinh doanh và kế hoạch năm 2022 của PNJ

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: VietstockFinance

Phát hành 82 triệu cp thưởng

Ở diễn biến khác, PNJ thông báo 30/12/2022 là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Theo đó, PNJ dự kiến phát hành hơn 82 triệu cp thưởng , tỷ lệ 3:1, tức cổ đông sở hữu 3 cp sẽ được nhận thêm 1 cp mới. Số cổ phiếu lẻ phát sinh (nếu có) do làm tròn xuống sẽ được hủy bỏ.

Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần (400 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (hơn 420 tỷ đồng) tại thời điểm 31/12/2021 theo BCTC riêng năm 2021 đã được kiểm toán.

Về hạn chế chuyển nhượng, số cổ phiếu phát hành cho cán bộ nhân viên sở hữu cổ phiếu ESOP còn trong thời gian hạn chế chuyển nhượng sẽ bị hạn chế chuyển nhượng. Trong khi đó, số lượng cổ phiếu phát hành cho các cổ đông hiện hữu còn lại sẽ được tự do chuyển nhượng.

Sau khi hoàn tất kế hoạch trên, vốn điều lệ của PNJ sẽ tăng từ hơn 2,462 tỷ đồng lên 3,283 tỷ đồng.

Rót thêm vốn vào 2 công ty con

Ngày 21/12, HĐQT PNJ quyết định thông qua hỗ trợ tài chính cho 2 công ty con là Công ty TNHH Một thành viên Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP) và Công ty TNHH Một thành viên Thời trang CAO (CAF).

Theo BCTC tại ngày 30/09/2022, PNJP và CAF là hai công ty con của PNJ (cùng tỷ lệ sở hữu 100%), với vốn góp lần lượt 200 tỷ đồng và 130 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết mới công bố, PNJ sẽ rót thêm 300 tỷ đồng vào PNJP và 20 tỷ đồng vào CAF. Sau khi góp thêm, tổng số vốn góp của Công ty tại PNJP và CAF lần lượt là 500 tỷ đồng và 150 tỷ đồng. Thời điểm triển khai dự kiến vào ngày 23/12/2022.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu PNJ kết phiên 22/12 ở mức 109,000 đồng/cp, tăng hơn 15% kể từ đầu năm.

Giá cổ phiếu PNJ từ đầu năm 2022 đến nay

https://fili.vn/2022/12/pnj-lai-sau-thue-hon-1600-ty-dong-sau-11-thang-gan-gap-doi-cung-ky-737-1025941.htm

1 Likes

Quỹ ETF của iShares mua ròng mạnh cổ phiếu Việt, nhắm vào STB, SHB, VND

Trong giai đoạn từ 09-19/12, iShares MSCI Frontier & Select EM ETF – quỹ ETF chuyên tập trung vào các cổ phiếu thị trường cận biên và mới nổi – tiếp tục rót tiền mua ròng mạnh các cổ phiếu Việt Nam.

Tình hình mua bán cổ phiếu tại quỹ ETF của iShares từ 09-19/12/2022

Trong đó, quỹ xuống tiền mua mạnh tay nhất vào STB với số lượng 3.27 triệu cp. Xếp sau là SHB (hơn 2.2 triệu cp), VND (hơn 1.7 triệu cp), và HPG (gần 1.6 triệu cp). Quỹ không bán ra bất kỳ cổ phiếu Việt nào trong giai đoạn trên.

Cuối ngày 19/12, quỹ ETF của iShares nắm giữ tổng cộng 174 mã cổ phiếu thuộc các thị trường cận biên và mới nổi theo phân bậc MSCI. Tổng tài sản ròng của quỹ tăng từ 553 triệu USD (ngày 09/12) lên hơn 607.5 triệu USD. Trong đó, 29.4% được phân bổ cho thị trường Việt Nam, với các mã chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là HPG (2.62%), VNM (2.56%), MSN (2.55%), VIC (2.43%), và VHM (2.37%).

Nguồn bài viết: Quỹ ETF của iShares mua ròng mạnh cổ phiếu Việt, nhắm vào STB, SHB, VND | Fili

1 Likes

Nội ngoại nghỉ tết sớm, thanh khoản thấp kỷ lục

Không hẳn do chứng khoán thế giới quay đầu lao dốc đêm qua mà thị trường sáng nay thị trường trong nước suy yếu. Điều căn bản là dòng tiền ngày càng thu hẹp, nhà đầu tư từ chối cơ hội ngắn hạn và chấp nhận nghỉ ngơi. Sáng nay hai sàn “miệt mài” giao dịch còn chưa tới nổi 3,3 ngàn tỷ đồng, mức thấp kỷ lục 2022…

Cổ phiếu thanh khoản càng cao càng giảm giá nhiều.

Không hẳn do chứng khoán thế giới quay đầu lao dốc đêm qua mà thị trường sáng nay thị trường trong nước suy yếu. Điều căn bản là dòng tiền ngày càng thu hẹp, nhà đầu tư từ chối cơ hội ngắn hạn và chấp nhận nghỉ ngơi. Sáng nay hai sàn “miệt mài” giao dịch còn chưa tới nổi 3,3 ngàn tỷ đồng, mức thấp kỷ lục 2022.

Toàn thị trường vẫn có 6 cổ phiếu đạt giao dịch trên 100 tỷ đồng bao gồm HPG, VPB, GEX, VND, STB và NVL, thì duy nhất GEX tăng giá 1,11%, còn lại toàn giảm.

Thị trường không suy yếu ngay, mà “lịm” dần. VN-Index vẫn trồi sụt gần tham chiếu đến tận 10h15, vài đợt có giá xanh trước khi cắm đầu giảm trong thời gian còn lại. Tuy nhiên độ rộng cho thấy yếu tố đỡ trụ giữ điểm số là khá rõ. Cụ thể, độ rộng tốt nhất của VN-Index lúc 9h40 – thời điểm vượt tham chiếu lần thứ 2 – là 135 mã tăng/166 mã giảm. Khi chỉ số lần thứ 3 vượt tham chiếu lúc 10h10, độ rộng chỉ còn 149 mã tăng/196 mã giảm. Kết phiên, HoSE chỉ ghi nhận 92 mã tăng/287 mã giảm.

Điểm khá bất ngờ là đà giảm mạnh nhất lại thuộc về rổ VN30, với chỉ số đại diện bốc hơi 1,36% giá trị, độ rộng 5 mã tăng/23 mã giảm. GAS tăng 2,08%, BID tăng 0,77%, SAB tăng 0,46%, POW tăng 3,27% và PDR tăng 3,13% là những cổ phiếu nâng đỡ cả VN-Index. Không có gì khó hiểu khi những trụ như VCB, VIC, VHM, HPG, MSN… lao dốc mạnh nửa sau phiên khiến lực đỡ giằng co đầu ngày biến mất.

VN-Index lịm dần về cuối phiên.

Trong bối cảnh dòng tiền quá kém, những cổ phiếu thanh khoản thấp lại có lợi thế. Nhóm Smallcap giảm nhẹ nhất –0,83% và một nửa trong số các cổ phiếu tại HoSE còn tăng là thuộc rổ này. Mức thanh khoản phổ biến trong khoảng 10 tỷ đồng tới 30 tỷ đồng có thể đem lại sự hào hứng cho một bộ phân nhỏ nhà đầu tư, còn tổng thể thị trường vẫn là hứng chịu thua lỗ.

Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay cũng nghỉ Noel sớm, mới giải ngân có 192,2 tỷ đồng, bằng một nửa sáng hôm qua. Bán ra đạt 234,2 tỷ, đồng nghĩa với bán ròng khoảng 42 tỷ. Trong nhóm VN30, khối này giải ngân 118,2 tỷ đồng, chiếm 9,3% tổng giá trị rổ đồng thời bán ra 142,8 tỷ đồng.

Khối ngoại không phải là nguyên nhân khiến thị trường “lịm” dần sáng nay, hay nhóm VN30 giảm mạnh như vậy. STB bị bán nhiều nhất cũng chỉ khoảng 12,1 tỷ đồng ròng. Các cổ phiếu khác kế tiếp như MSN, NVL, VCB, BVH… thậm chí chỉ bị bán ròng vài tỷ. Chính lực bán từ nhà đầu tư trong nước đang khiến giá rơi xuống, nhưng lực bán này cũng khá nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là thị trường không có cầu đỡ nên mới duy trì được mức thanh khoản thấp và biên độ khá nhỏ. Thống kê cho thấy HoSE cũng mới có 144 cổ phiếu giảm trên 1% giá trị.

Điều đáng ngại hơn là khi lực cầu quá cạn, nhà đầu tư sẽ thay đổi dần tâm lý, vì số đông đang chấp nhận nghỉ ngơi nghĩa là sức mua sẽ còn thấp như vậy trong những phiên tới. Trừ các nhà đầu tư dài hạn, những giao dịch ngắn hạn sẽ đối diện với rủi ro tăng thêm từng ngày. Đây sẽ là động lực tạo sức ép lên thị trường.

Nguồn bài viết: Nội ngoại nghỉ tết sớm, thanh khoản thấp kỷ lục - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tổng Giám đốc Phát Đạt (PDR) mua xong 18 triệu cổ phiếu

Cổ phiếu PDR (Phát Đạt) hiện đang giao dịch tại mức 13.200 đồng thị giá - tăng gần 18% so với đáy 11.200 đồng ghi nhận ngày 16/11.

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã PDR - HOSE) vừa thông báo về việc Tổng Giám đốc Bùi Quang Anh Vũ đã mua thành công hơn 18,01 triệu cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh trong thời gian từ 24/11 - 20/12/2022.

Trước đó, vị lãnh đạo này đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu từ ngày 24/11 đến 23/12 song do thay đổi kế hoạch tài chính nên không thể mua hết số cổ phiếu như đã thông báo.

Tính theo mệnh giá, ông Vũ đã chi hơn 180 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên. Nếu tính theo giá trung bình trong thời gian vị lãnh đạo thực hiện giao dịch ở mức 13.375 đồng/cổ phiếu, tạm tính giao dịch của ông Bùi Quang Anh Vũ có tổng giá trị khoảng gần 241 tỷ đồng.

Sau giao dịch, lượng cổ phiếu PDR được sở hữu bởi Tổng Giám đốc tăng từ 3,21 triệu đơn vị (tỷ lệ 0,48%) lên 21,22 triệu đơn vị (tỷ lệ 3,16% vốn)

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PDR hiện đang giao dịch tại mức 13.200 đồng thị giá - tăng gần 18% so với đáy 11.200 đồng ghi nhận ngày 16/11. Phiên 22/12, mã này tăng trần lên mức 12.800 đồng thị giá và tiếp tục tăng 3% trong phiên 23/12 (lúc 14h26) kéo thị giá lên mức 13.200 đồng.

Dù vậy, so với thời điểm đầu năm, thị giá của mã hiện đã giảm 81% từ mức 69.850 đồng.

Ở diễn biến liên quan, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT Bất động sản Phát Đạt vừa bán ra 3,52 triệu cổ phiếu PDR nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ 292 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 43,48%) về còn 288,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 42,95%) theo phương thức khớp lệnh trong ngày 21/12/2022.

Được biết, đây thực chất là hoạt động do công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Tổng Giám đốc Phát Đạt (PDR) mua xong 18 triệu cổ phiếu

2 Likes

Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý những ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất

Trong tuần vừa qua, không còn ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Thậm chí, một vài ngân hàng đã công bố mức lãi suất mới thấp hơn nhiều so với trước đó…

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 9064/NHNN-TD gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung về công tác tín dụng, lãi suất trong thời gian tới.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ diễn biến của thị trường và tình hình tăng trưởng tín dụng, lãi suất của hệ thống tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung.

Thứ nhất, trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã thông báo, tổ chức tín dụng chủ động cần đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn.

Đồng thời, tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghề cao); các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu); xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản; trong đó, kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp…

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.

Thứ tư, tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay theo quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

“Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng này”, văn bản nêu rõ.

Hiện tại, cuộc đua tăng lãi suất huy động bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Trong tuần vừa qua, không còn ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Thậm chí, một vài ngân hàng đã công bố mức lãi suất mới thấp hơn nhiều so với trước đó như Saigonbank, BaoVietBank, MSB, OceanBank…

Động thái điều chỉnh trên của các ngân hàng diễn ra trong bối cảnh Hiệp hội Ngân hàng Việt nam kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm, bao gồm các khoản khuyến mại cộng lãi suất.

Trước đó, kể từ đầu năm 2022, các ngân hàng bắt đầu điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng lên. Xu hướng này được tiếp nối với tần suất nhiều hơn và cường độ lớn hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng 2 lần lãi suất điều hành.

Tính đến ngày 14/12/2022, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng đa số dao động ở mức từ 6,1% - 8,3%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11%/năm với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên… Nhìn chung, so với cuối năm 2021, mặt bằng lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng hiện nay tăng khoảng 3% – 4% ở các kỳ hạn trên 6 tháng và trên 12 tháng.

Để các tổ chức tín dụng yên tâm đồng thuận hạ lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực hỗ trợ thanh khoản thông qua thị trường mở và mở lại kênh bán ngoại tệ. Tuy nhiên, sau khi bơm ròng khoản tiền lớn với kỳ hạn dài, thị trường đã ổn định và thậm chí xuất hiện sự dôi dư. Theo đó, nhà điều hành tiền tệ cũng đã bắt đầu phải mở kênh hút tiền về.

Nguồn bài viết: Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý những ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

PV GAS lập kỷ lục doanh thu trên 100 nghìn tỷ năm 2022

2022 là năm có doanh thu cao nhất của PV GAS kể từ khi thành lập khi đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 16,6 nghìn tỷ đồng.

Ngày 22/12, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, HoSE: GAS) tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2022.

Phát biểu tổng kết, Tổng Giám đốc PV GAS Hoàng Văn Quang cho biết, PV GAS tiếp tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính năm 2022, về đích trước 2-6 tháng, tăng trưởng so với năm 2021. Đặc biệt, đây là năm có doanh thu và lợi nhuận cao nhất từ khi thành lập PV GAS.

Cụ thể, trong năm 2022, PV GAS đã cung cấp trên 7,7 tỷ m3 khí khô, tăng 8% so với năm 2021 (đạt 90% bao gồm phần bán cho Petronas). Đó là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh huy động khí cho sản xuất điện thấp.

PV GAS hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng condensate (đạt trên 100 nghìn tấn, bằng 155% kế hoạch, về đích trước kế hoạch 5 tháng) và sản lượng LPG kinh doanh (đạt trên 2 triệu tấn, bằng 118% kế hoạch, tương đương năm 2021 và về đích trước kế hoạch 2 tháng).

PV GAS cũng đảm bảo mục tiêu cung cấp khí cho khách hàng truyền thống và mở rộng thêm khách hàng mới (khách hàng Đạm và khách hàng Công nghiệp tiêu thụ khí vượt mức kế hoạch 1-3% và tăng 5% so với năm 2021).

Với kết quả đó, PV GAS tiếp tục duy trì cung cấp khí ổn định để sản xuất trên 11% sản lượng điện, khoảng 70% sản lượng phân đạm, đáp ứng gần 70% thị phần LPG cả nước, thị phần bán lẻ LPG chiếm 11% (chưa bao gồm Gas South) trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

2022 là năm có doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập PV GAS với tổng doanh thu đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch năm và tăng 25% so với năm 2021.

Lợi nhuận trước thuế đạt trên 16,6 nghìn tỷ đồng, vượt tới 89% kế hoạch năm và tăng 49% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 13,3 nghìn tỷ đồng, vượt 89% kế hoạch năm và tăng 51% so với năm 2021; nộp ngân sách nhà nước trên 7,2 nghìn tỷ đồng.

Các chỉ số ROA đạt trên 14%, ROE đạt trên 22%. PV GAS tiếp tục duy trì tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao 25%/vốn điều lệ.

Nguồn bài viết: PV GAS lập kỷ lục doanh thu trên 100 nghìn tỷ năm 2022

1 Likes

Đạm Cà Mau (DCM) ước doanh thu 2022 đạt kỷ lục 15.000 tỷ đồng

image

## Trong báo cáo ngành phân bón cập nhật mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa khuyến nghị khả quan với cổ phiếu DCM từ mức giá 26.700 đồng/cp.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - PVCFC (HOSE: DCM) vừa cập nhật kết quả kinh doanh ước tính năm 2022.

Cụ thể, DCM ước sản lượng sản xuất urê quy đổi ước đạt 914.380 tấn; sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 820.570 tấn. Nhà máy Đạm Cà Mau cán mốc sản lượng 9 triệu tấn ure.

Theo đó, tổng doanh thu năm 2022 của DCM ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng, đây là mức doanh thu cao nhất của doanh nghiệp phân bón này kể từ khi hoạt động.

Trước đó, theo báo cáo tài chính, 9 tháng đầu năm 2022, DCM mang về 11.466 tỷ đồng doanh thu thuần, 3.272 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 90% và 298% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2022, Đạm Cà Mau đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất là 9.049 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 513 tỷ đồng. Kết thúc quý 3/2022, DCM đã hoàn thành vượt 27% kế hoạch doanh thu và gấp 6,3 lần chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Theo đánh giá của Ban lãnh đạo, trong năm qua, Đạm Cà Mau đã chủ động ứng phó với diễn biến của thị trường, biến động giá dầu, thị trường trong nước và thế giới; triển khai và thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng.

Thông tin có liên quan, trong báo cáo ngành phân bón cập nhật ngày 17/11, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa khuyến nghị khả quan với cổ phiếu DCM từ mức giá 26.700 đồng/cp.

Cụ thể, VCSC điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2022/2023 của Đạm Cà Mau (DCM) thêm 19%/11%, chủ yếu do tác động tích cực của tỷ giá USD/VND cao hơn đối với giá bán urê tính bằng VND đồng thời tăng dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024 - 2026 lên khoảng 8%.

Theo VCSC, năng lực tài chính của DCM vững chắc với lượng tiền mặt ròng là 307 triệu USD và tỷ lệ tiền mặt ròng/vốn chủ sở hữu là khoảng 71%, điều này sẽ hỗ trợ cổ tức tiền mặt dự kiến là 1.800-2.000 đồng/cp (lợi suất 7,3%) trong giai đoạn 2022-2027.

Nhóm phân tích cho rằng định giá của DCM là hấp dẫn với P/E dự phóng 2022/2023/2024F là 3,6/5,9/7,2 lần - thấp hơn khoảng 69%/49%/38% so với P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực.

Tuy nhiên, rủi ro đối với quan điểm trên là giá urê toàn cầu giảm nhiều hơn dự kiến; giá dầu nhiên liệu và chi phí khí đầu vào trong nước cao hơn dự kiến.

Nguồn bài viết: https://f247.vn/news/dam-ca-mau-dcm-uoc-doanh-thu-2022-dat-ky-luc-15000-ty-dong-ktckd37c206986e44cd0a064450b750f3829

1 Likes