Chứng sỹ săn tin!

Lãnh đạo Cục Hàng không: Cần bảo vệ, hỗ trợ Bamboo Airways hoạt động theo đúng tiêu chuẩn tốt nhất

Chiều 30/3, tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam đã diễn ra cuộc họp báo cáo kế hoạch quản lý hoạt động, đảm bảo điều hành khai thác bay của Bamboo Airways trong giai đoạn mới…

Bamboo Airways đã và đang đảm bảo hoạt động khai thác liên tục và thông suốt.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nhận định: “Bamboo Airways là một trong các hãng hàng không có quá trình khởi nghiệp rất tốt. Đến thời điểm hiện nay, Cục đánh giá Bamboo Airways là hãng hàng không có những chỉ số ấn tượng về chất lượng dịch vụ, bay đúng giờ. Đặc biệt, chỉ số an toàn hàng không của Bamboo Airways nằm trong top đầu”.

Trên cơ sở này, Cục Hàng không tổ chức cuộc họp để lắng nghe các kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể của Bamboo Airways, cũng như tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị của hãng trong giai đoạn mới. Từ đó, trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước, Cục Hàng không có thể có phương án hỗ trợ, tạo điều kiện cho Bamboo Airways tiếp tục phát triển, đóng góp cho sự phát triển của ngành hàng không và kinh tế xã hội nói chung.

PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH

Báo cáo trước lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, lãnh đạo Bamboo Airways cho biết hãng đang khai thác đội tàu bay gồm 29 máy bay, bao gồm các dòng tàu bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner, máy bay thân hẹp Airbus A320/A321 và phản lực Embraer. Mạng bay của hãng có quy mô lên tới 70 đường bao gồm cả nội địa và quốc tế.

Bamboo Airways đã và đang đảm bảo hoạt động khai thác liên tục và thông suốt. Tỉ lệ bay đúng giờ trung bình của hãng dẫn đầu toàn ngành hàng không Việt Nam xuyên suốt từ năm 2019 đến nay. Đồng thời Bamboo Airways cũng không ngừng nâng cấp, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, cung cấp dịch vụ hàng không định hướng chất lượng 5 sao tới đông đảo hành khách trong nước và quốc tế.

Hiện hãng đang vận hành hệ thống quản trị điều hành hàng không hiệu quả theo AOC (Chứng nhận người khai thác tàu bay) do Cục Hàng không Việt Nam cấp, đáp ứng cao nhất các yêu cầu về an ninh, an toàn hàng không và chất lượng dịch vụ.

Toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là bộ máy lãnh đạo theo phê chuẩn AOC, AMO (Trung tâm bảo dưỡng), ATO (Trung tâm đào tạo), đội nhân sự chất lượng cao (phi công, tiếp viên hàng không, kĩ thuật…) cùng các vị trí nhân sự khác, với tổng quy mô gần 3000 nhân sự của Bamboo Airways, không có sự thay đổi.

Cùng với đó, ban lãnh đạo hãng cũng đã triển khai ngay các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động khai thác bay ổn định, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi cho cho khách hàng.

Theo đó, hãng hàng không đã quán triệt, củng cố mục tiêu trên toàn bộ máy hoạt động; nâng cấp công tác quản trị, điều hành; làm việc chặt chẽ với tất cả các đối tác (ngân hàng, nhà cho thuê tàu bay, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ…) để duy trì hoạt động, cam kết theo hợp đồng đã kí kết; xem xét kĩ lưỡng các dự án, chương trình để triển khai hiệu quả và bền vững.

ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN

Sau khi lắng nghe báo cáo chi tiết từ Bamboo Airways, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - Hồ Minh Tấn nhận định các lĩnh vực hoạt động của Bamboo Airways vẫn duy trì bình thường. Các kế hoạch phát triển và mục tiêu dài hạn của hãng không có gì thay đổi. “Đây là cơ sở để có thể đặt niềm tin vào tương lai phát triển của hãng”, ông Hồ Minh Tấn nói.

Ông Hồ Minh Tấn cho biết trên cơ sở báo cáo của Bamboo Airways và ý kiến của các đơn vị, Cục Hàng không Việt Nam sẽ thu thập thông tin, đánh giá các tác động từ sự cố pháp lý của lãnh đạo cấp cao Bamboo Airways đến hoạt động của hãng, từ đó báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ. Trong đó, hai tiêu chí đánh giá hàng đầu của Cục Hàng không là khả năng duy trì an toàn khai thác và đảm bảo quyền lợi của khách hàng của Bamboo Airways.

Bên cạnh đó, Phó Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho rằng cần có quan điểm bảo vệ, hỗ trợ cho Bamboo Airways hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn tốt nhất. “Bamboo Airways là hãng hàng không tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước đầy đủ. Các ảnh hưởng đến hoạt động của Bamboo Airways sẽ ảnh hưởng đến người lao động và ảnh hưởng chung đến thị trường hàng không”, ông Hồ Minh Tấn nói.

Phó Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho biết trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bamboo Airways theo dõi thông tin, đảm bảo hoạt động của hãng tuân thủ quy định của pháp luật, an toàn và hiệu quả.

Theo thông tin cập nhật mới nhất, ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Bamboo Airways sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bamboo Airways từ ngày 31/3/2022 cho đến khi có quyết định mới của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị.

Nguồn bài viết: Lãnh đạo Cục Hàng không: Cần bảo vệ, hỗ trợ Bamboo Airways hoạt động theo đúng tiêu chuẩn tốt nhất - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Doanh nghiệp thuỷ sản “ngóng” giải pháp đột phá trong phát triển cảng biển, logistics đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển cảng biển tầm cỡ và dịch vụ logistics tương xứng tại đồng bằng sông Cửu Long là mong mỏi của hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản…

80% hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn phải tập kết và xuất khẩu qua các cảng tại TP. Hồ Chí Minh khiến chi phí logistics tăng cao.

80% hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn phải tập kết và xuất khẩu qua các cảng tại TP. Hồ Chí Minh khiến chi phí logistics tăng cao.

Chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ logistics” được tổ chức ngày 30/3, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) bày tỏ, mong muốn lớn hiện nay của các doanh nghiệp ngành thuỷ sản vẫn là vận chuyển hàng xuất khẩu thuận lợi, giảm chi phí bằng việc có một cảng biển đón tàu lớn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

ĐỘI CHI PHÍ, HÀNG HOÁ CẠNH TRANH KÉM

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long từ 17 - 18 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, chỉ có 20% hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống cảng biển của vùng, còn lại 80% được vận chuyển bằng đường bộ chủ yếu để đến các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngược lại, toàn bộ sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cũng vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh.

Do chịu chi phí hai đầu nên các doanh nghiệp phải chịu chi phí vận tải cao hơn từ 10 – 40% tùy theo tuyến đường, vì vậy, hàng hóa sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long có sức cạnh tranh kém.

Mặt khác, trên 85% cảng, bến của các cảng biển đồng bằng sông Cửu Long có quy mô rất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu bốc xếp hàng rời, thiếu các cảng chuyên dùng cho container.

Bên cạnh đó, theo Tổng Thư ký VASEP, vận chuyển hàng hoá từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long gây kéo dài về thời gian cho các doanh nghiệp bởi đặc thù xuất khẩu thủy sản là toàn bộ hàng hoá phải đông lạnh và cần vận chuyển tức thì, rút ngắn thời gian càng nhiều càng tốt, ít khâu trung chuyển, đảm bảo nhiệt độ cho container.

Cần Thơ có lợi thế nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuận lợi cho việc tập kết hàng để vận chuyển đi các nơi thông qua hệ thống các cảng biển.

Dù TP. Cần Thơ có cảng Cái Cui, đủ năng lực để đón tàu lớn, nhưng luồng lạch còn khó khăn nên chưa thể phát huy hết khả năng của cảng này, tạo ra điểm nghẽn lớn về giao thương. Hàng hóa khu vực muốn xuất khẩu qua châu Âu, Mỹ phải về cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh và Cái Mép - Thị Vải, chi phí vận tải quá lớn.

Rõ ràng, hệ thống logistics khu vực đồng bằng sông Cửu Long cản trở, vừa không giải quyết được vấn đề về thời gian, chưa nói đến vấn đề chi phí bốc dỡ hai đầu, làm tăng phí cho doanh nghiệp. Trong khi đó, hiện hàng loạt chi phí đè nặng các doanh nghiệp thuỷ sản, từ phí trả cho hãng tàu, trả cho forwarder (đại lý giao nhận), chi phí liên quan đến dịch vụ cảng…

CẦN CẢNG BIỂN TẦM CỠ, CẮT GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS

Ông Trương Đình Hòe bày tỏ, các doanh nghiệp rất mong muốn có một vị trí xếp hàng thuận tiện hơn, giảm bớt chi phí và quan trọng hơn, giảm bớt thời gian để có thể luân chuyển dễ dàng.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

"Nhiều năm qua, hiệp hội đều kiến nghị với Chính phủ xây dựng một cảng biển đủ tầm cỡ hoặc cảng tại khu vực Cần Thơ có thể tiếp nhận hàng hóa của 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian tới, phải đặt ra chiến lược để giải quyết vấn đề này, thông luồng lạch để đón tàu lớn vào, chứ chờ đợi cảng Trần Đề đến khi nào".

Tổng Thư ký VASEP cho rằng, sắp tới, cần nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng xuất khẩu theo phương thức door to door (vận chuyển tận nơi) hoặc giải quyết các loại vận đơn, chứng từ ngay tại Cần Thơ, chứ không chờ lên tới Sài Gòn, lên tàu rồi mới ký được.

“Tương lai phải tính toán đưa Cần Thơ trở thành một điểm trung chuyển đủ năng lực để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp”, ông Hoè nhấn mạnh.

Khi có lượng hàng hoá tương đối, ông Hoè cho rằng sẽ có lực lượng forwarder mạnh tại địa bàn Cần Thơ, chứ không phải lệ thuộc vào TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, ngày 1/4 tới đây, sau gần 1,5 tháng thử nghiệm thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh, Cảng vụ Đường thủy nội địa TP. Hồ Chí Minh và một số đơn vị liên quan sẽ triển khai thu phí chính thức.

Do đó, đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh cho cảng Cần Thơ nếu tận dụng tốt, đưa ra một mức phí một cửa hợp lý cho các doanh nghiệp. Dù tốn chi phí nhưng so sánh với việc chở hàng hoá lên TP. Hồ Chí Minh, thời gian lại rút ngắn hơn.

Quan trọng hơn, ông Hoè cho rằng, phải đảm bảo được tính thông suốt trong suốt quá trình trung chuyển. Bởi nếu trong thời gian đó, nhiệt độ của container có vấn đề, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ không tin tưởng nữa, đồng thời, phải xem xét các vấn đề liên quan như thủ tục hạ bãi…

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) được định hướng đầu tư trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. “Siêu” cảng biển Trần Đề dự kiến có diện tích khu cảng khoảng 550ha, với cầu cảng vượt biển dài 16km. Ngoài ra, còn có khu dịch vụ logistics, hậu cần cảng với diện tích khoảng 4.000ha, các khu công nghiệp sau cảng tại cửa Mỹ Thanh 4.000ha…

Dự kiến cảng biển Trần Đề có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50.000 - 160.000 DWT và được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Khi cảng nước sâu Trần Đề được đưa vào sử dụng sẽ giải quyết cơ bản bài toán giảm chi phí logistics đến mức thấp nhất cho vùng thông qua xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp.

Nguồn bài viết: Doanh nghiệp thuỷ sản "ngóng" giải pháp đột phá trong phát triển cảng biển, logistics đồng bằng sông Cửu Long - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tổng thống Putin: Không trả bằng rúp, không có dầu

TTO - Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Không ai cho chúng tôi thứ gì miễn phí và chúng tôi cũng sẽ không làm từ thiện - nghĩa là các hợp đồng hiện tại sẽ dừng lại”.


Nga yêu cầu các đối tác mua khí đốt phải chi trả bằng đồng rúp, từ ngày 1-4 - Ảnh: Reuters

Ngày 31-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định ông đã ký sắc lệnh yêu cầu người mua nước ngoài bắt buộc phải trả tiền mua nhiên liệu của Nga bằng đồng rúp từ ngày 1-4. Hợp đồng sẽ bị ngừng nếu bên mua không thanh toán.

Hợp đồng sẽ dừng lại, nếu…

Ông Putin nói thêm: “Nếu không thanh toán, chúng tôi sẽ coi đây là quyết định từ phía người mua (và họ chịu trách nhiệm) với tất cả các hậu quả sau đó. Không ai cho chúng tôi thứ gì miễn phí và chúng tôi cũng sẽ không làm từ thiện - nghĩa là các hợp đồng hiện tại sẽ dừng lại”.

Sắc lệnh do ông Putin ký đặt ra một cơ chế để người mua chuyển ngoại tệ vào một tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Gazprombank của Nga. Ngân hàng này sau đó sẽ gửi lại đồng rúp cho người mua nước ngoài để thanh toán tiền khí đốt.

Ông Putin cho biết việc chuyển đổi này nhằm củng cố chủ quyền của Nga vì các nước phương Tây đang sử dụng hệ thống tài chính như một vũ khí và việc Nga giao dịch bằng USD và euro không có ý nghĩa gì khi tài sản bằng các loại tiền tệ đó đang bị đóng băng.

Ông Putin khẳng định Nga đã và sẽ tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ theo tất cả các hợp đồng, kể cả hợp đồng khí đốt và sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt với khối lượng quy định vì Nga coi trọng uy tín kinh doanh của mình.

Nga cung cấp khoảng một phần ba khí đốt cho châu Âu, vì vậy năng lượng là đòn mạnh mẽ nhất mà Tổng thống Nga Putin sử dụng khi ông cố chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây sau chiến dịch quân sự đặc biệt Nga thực hiện ở Ukraine. Động thái này khiến châu Âu đối mặt với viễn cảnh bị ngừng hơn 1/3 nguồn cung cấp khí đốt.

Các công ty và chính phủ phương Tây đã bác bỏ yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Nga vì vi phạm các hợp đồng hiện tại, được quy định là thanh toán bằng đồng euro hoặc USD.

Phản ứng sau quyết định của Nga, ngày 31-3, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Nga đã không thể chia rẽ châu Âu và cho biết các đồng minh phương Tây quyết tâm không bị Nga “tống tiền”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông đã nói với Tổng thống Nga rằng Đức đã kiểm tra các hợp đồng mua khí đốt với Nga và sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro hoặc thỉnh thoảng là USD.

Tương tự, người phát ngôn của Thủ tướng Boris Johnson cho biết Anh không có kế hoạch thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp và Chính phủ Anh đang theo dõi những tác động với thị trường châu Âu sau yêu cầu của Tổng thống Vladimir Putin.

Khi được hỏi liệu có bất kỳ trường hợp nào Anh sẽ trả bằng rúp cho khí đốt của Nga hay không, người phát ngôn nói với các phóng viên: “Đó không phải là điều chúng tôi sẽ làm”.

Các nước châu Âu đã chạy đua để đảm bảo nguồn cung khí đốt thay thế, nhưng với thị trường toàn cầu vốn eo hẹp, họ có rất ít lựa chọn.

Để mua khí tự nhiên của Nga, họ phải mở tài khoản đồng rúp với các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt được giao từ ngày mai.

Tổng thống Nga VLADIMIR PUTIN

Bớt gắn với USD

Một hệ quả dài hạn hơn của kế hoạch chỉ nhận đồng rúp của Nga có thể là sự suy giảm vị thế của đồng USD và một hệ thống tiền tệ quốc tế phân mảng. Bà Gita Gopinath, phó giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nói với báo Financial Times rằng các lệnh cấm vận qua lại hiện nay có thể dẫn tới sự xuất hiện của các khối tiền tệ phân mảng dựa trên thương mại giữa các nhóm quốc gia khác nhau.

“Ngay cả như thế, đồng USD vẫn sẽ là tiền tệ toàn cầu, nhưng sự phân mảng là một khả năng rất thực tế - bà Gopinath nói - Chúng ta đã thấy rồi, thực tế một số nước đang thương lượng lại loại tiền tệ mà họ muốn nhận trong thương mại”. Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD là một chiến dịch đã kéo dài nhiều năm của Nga và đặc biệt tăng tốc sau khi sáp nhập Crimea năm 2014.

Vấn đề là giờ không chỉ có Nga muốn vậy. “Các nước thường để dành dự trữ bằng loại tiền tệ mà họ dùng để mua bán với thế giới và vay mượn từ nước ngoài, nên ta có thể thấy một xu hướng từ từ dịch chuyển sang các loại tiền tệ khác trong dự trữ ngoại hối quốc tế”, bà Gopinath phân tích. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng sự thống trị của đồng USD - vốn được hậu thuẫn bởi các định chế mạnh và khả tín, thị trường rộng lớn và khả năng chuyển đổi tự do - nhiều khả năng chưa thay đổi trong trung hạn.

Bà lưu ý tỉ lệ USD trong dự trữ ngoại hối quốc tế đã giảm từ 70% xuống 60% hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, chưa có loại tiền tệ nào nổi lên là đối thủ thách thức thực sự. Dù đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã phổ biến hơn, song thực tế mới có 3% tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu là đồng tiền này, theo dữ liệu của IMF. Những nhược điểm của đồng nhân dân tệ, theo bà Gopinath, là khả năng chuyển đổi đầy đủ, một thị trường vốn thực sự mở, và các định chế hậu thuẫn cho nó.

Nguồn bài viết: Tổng thống Putin: Không trả bằng rúp, không có dầu - Tuổi Trẻ Online

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng

Trên sàn chứng khoán, có thể điểm mặt không ít các chủ doanh nghiệp đã xây dựng được khối tài sản nghìn tỷ nhờ mua lại cổ phần Nhà nước thoái vốn, trong đó có không ít người ở độ tuổi U40.

[DGC: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang]

Trong một buổi trò chuyện với Tổng giám đốc một doanh nghiệp vừa chuyển đổi cơ cấu sở hữu sau khi Nhà nước thoái vốn, vị này cho biết nếu trước đây để quyết một vấn đề như đầu tư dự án, doanh nghiệp Nhà nước thường mất rất nhiều thời gian họp lên họp xuống. Trong khi đó, vào tay tư nhân, các quyết định này chỉ mất ngày một ngày hai.

Không thể phủ nhận vai trò của kinh tế tư nhân sau khi Nhà nước cổ phần hoá. Rất nhiều doanh nghiệp dường như lột xác và có sự tăng trưởng thần kỳ dưới bàn tay tài hoa của các ông chủ, bà chủ có cái nhìn nhanh nhạy với thời cuộc như câu chuyện của Vinamilk, REE, Vinaconex…

Trên sàn chứng khoán, có thể điểm mặt không ít các chủ doanh nghiệp đã xây dựng được khối tài sản nghìn tỷ nhờ mua lại cổ phần Nhà nước thoái vốn, trong đó có không ít người ở độ tuổi U40 như ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Gelex, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch DIC Group, ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp tăng trưởng thần kỳ sau khi Nhà nước thoái vốn

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 2.

CTCP Tập đoàn Gelex

Tập đoàn Gelex tiền thân là Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện, IPO (bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng) vào năm 2010 và trở thành CTCP với vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng. Gelex giao dịch trên sàn Upcom lần đầu tiên vào năm 2015. Tháng 12/2015, Bộ Công thương thoái toàn bộ 100% vốn đầu tư tại Gelex trong phiên giao dịch lịch sử khi hơn 100 triệu cổ phiếu được khớp thẳng trên sàn chỉ trong vài phút đồng hồ.

Tháng 9/2016, ông Nguyễn Văn Tuấn chính thức giữ vai trò Tổng giám đốc Gelex, và sau đó đảm nhiệm thêm vị trí Chủ tịch HĐQT tại các công ty thành viên của GEX như Tổng công ty Viglacera (VGC), CTCP Thiết bị điện Gelex (GEE), CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CAV).

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng giám đốc GELEX có khối tài sản gần 10.000 tỷ

Sau 6 năm chuyển đổi cơ cấu sở hữu, hiện khối tài sản của ông Nguyễn Văn Tuấn trên sàn giao dịch chứng khoán lên tới 9.790 tỷ đồng. Trong khi đó, Gelex đã trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành, có tổng số vốn điều lệ gần 8.515 tỷ đồng, hoạt động theo theo mô hình Holdings, với 2 mảng hoạt động kinh doanh chủ lực là (1) Sản xuất công nghiệp trong đó cụ thể gồm ngành Sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng là chủ lực và (2) Hạ tầng gồm sản xuất điện, nước, Khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp.

Giai đoạn 2016-2022, Gelex thực hiện nhiều hoạt động M&A, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần từ 700 tỷ năm 2016 lên hơn 2.000 tỷ năm 2021. Tổng tài sản năm 2021 vượt mức 61.000 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước.

CTCP Tập đoàn hoá chất Đức Giang

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoá chất Đức Giang, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hóa chất Việt Nam được thành lập từ năm 1963 với sản phẩm “Bột giặt Đức Giang” rất quen thuộc với người tiêu dùng.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 4.

Hai cha con Chủ tịch Đức Giang - Đào Hữu Huyền (phải) và Đào Hữu Duy Anh

Ông Đào Hữu Huyền đã làm việc tại Nhà máy hoá chất Đức Giang từ những năm đầu thập niên 90. Sau một thời gian được cử đi nghiên cứu tại Áo, ông Huyền nghỉ việc tại Đức Giang và cùng vợ lập nên Công ty Văn Minh - chuyên nhập hóa chất từ Trung Quốc về bán cho thị trường trong nước.

Năm 2004, Đức Giang cổ phần hoá, ông Huyền quay lại mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty. Khi đó, vốn điều lệ của Đức Giang chỉ vỏn vẹn 15 tỷ đồng.

Sau 18 năm cổ phần hoá, hiện vốn điều lệ của Đức Giang lên tới 1.710 tỷ đồng, vốn hoá thị trường vượt 1,5 tỷ USD, tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2021 lên 8.520 tỷ, lợi nhuận trước thuế 2.500 tỷ, gấp hơn 2,5 lần năm trước đó.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 5.

Giá trị tài sản của gia đình ông Đào Hữu Huyền đã tăng hàng chục lần chỉ sau vài năm

Trong giai đoạn 2020-2021, Đức Giang “gặp thời”, tăng trưởng thần tốc đã giúp khối tài sản của gia đình ông Đào Hữu Huyền hiện nay đã lên tới gần 770 triệu USD, trong đó riêng tài sản ông Đào Hữu Huyền vượt 7.000 tỷ đồng, em trai và em dâu là Đào Hữu Kha, Ngô Thị Ngọc Lan gần 5.000 tỷ, con trai Đào Hữu Duy Anh 1.110 tỷ, vợ Nguyễn Thị Hồng Lan 1.453 tỷ. Có thể nói, Đức Giang đã biến từng thành viên trong gia đình ông Đào Hữu Huyền trở thành đại gia nghìn tỷ từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty là ngành hoá chất.

CTCP Cơ điện lạnh – REE Corp

Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh được thành lập từ năm 1977, tên gọi ban đầu là Xí Nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu Nhà nước.

Là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993, REE cũng là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000. Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng.

Gần 30 năm sau cổ phần hoá, REE giờ đây đã trở thành một tập đoàn đa ngành, tập trung vào mảng năng lượng gồm các nhà máy điện và nhà máy cung cấp nước sạch, dịch vụ cơ điện công trình (M&E), bất động sản và sản xuất mang thương hiệu Reetech.

Vốn điều lệ của REE đã tăng 20 lần từ 150 tỷ lên 3.100 tỷ, tổng tài sản 31.000 tỷ, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt gần 2.400 tỷ đồng.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 6.

Thành quả này của REE là nhờ khả năng chèo lái của nữ tướng Nguyễn Thị Mai Thanh.

Sau khi tốt nghiệp đại học tại Đức ngành cơ khí, năm 1982 bà Thanh gia nhập Xí nghiệp Thiết bị lạnh với vai trò kỹ sư và sau đó trở thành Giám đốc xí nghiệp năm 1987 khi vừa tròn 33 tuổi.

Không thể phủ nhận lịch sử phát triển của REE gắn liền với bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Quyết định đưa REE lên niêm yết từ những ngày đầu thành lập TTCK của bà Mai Thanh là một quyết định lịch sử, giúp REE tiếp cận nguồn vốn ngoại từ rất sớm. Quyết định đầu tư mảng năng lượng khi thị trường còn sơ khai cũng là quyết định gây tranh cãi tại các kỳ đại hội cổ đông. Nhưng thành quả hiện tại, giá trị tài sản của bà Mai Thanh lên tới gần 2.800 tỷ đồng, vốn hoá thị trường của REE cũng vượt 1 tỷ USD là minh chứng rõ nhất cho sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Danh mục các nhà máy điện của Tập đoàn hiện đang đóng góp gần 12 tỷ kWh vào tổng sản lượng điện năng toàn quốc.

Trong giai đoạn 2004 - 2021, REE đã đẩy mạnh đầu tư vào mảng Nước với danh mục bao gồm 4 nhà máy sản xuất nước, 3 công ty phân phối nước, 1 công ty nước chuỗi và 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn công nghệ và thi công cải tạo các dự án nhà máy nước, trải rộng trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 7.

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam tiền thân là tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc được thành lập năm 1996 thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Bắc. Năm 2005 công ty chuyển đổi sang mô hình CTCP và IPO lần đầu vào năm 2007.

Ông Nguyễn Như So, từ bộ đội sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia Công ty vật tư Hà Bắc năm 1988, sau đó trở thành Giám đốc Công ty nông sản Bắc Ninh năm 1996. Khi nhà nước cổ phần hoá, ông So trở thành cổ đông lớn, nắm giữ gần 30% công ty.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 8.

Thời điểm tiếp nhận doanh nghiệp nhà nước, khi đó công ty không còn hoạt động sản xuất, chỉ còn vài công nhân, cơ sở vật chất gần như không có gì ngoài mấy chiếc máy hàn và khu đất cỏ mọc um tùm. Khi đó, ông So nhận thấy Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng 80% thức ăn phải nhập khẩu bên ngoài, ông đã quyết định chuyển sang sản xuất thức ăn chăn nuôi và con giống.

Sau 17 năm cổ phần hoá, Dabaco đã trở thành doanh nghiệp đầu ngành cả nước trong lĩnh vực phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất con giống đến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thịt với các hệ thống trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2021, tổng tài sản của Dabaco đã vượt 10.800 tỷ, doanh thu 2 năm liên tiếp 2020-2021 vượt 10.000 tỷ, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 979 tỷ giảm mạnh so với năm 2020 do giá lợn hơi giảm mạnh. Mặc dù vậy, giá trị cổ phiếu DBC ông So nắm giữ vẫn tăng lên 2.560 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với năm 2021.

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng – DIG Corp

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (tiền thân là Nhà nghỉ Xây dựng) được Bộ Xây dựng thành lập ngày 26 tháng 5 năm 1990. Với chức năng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, điều dưỡng cho cán bộ công nhân ngành Xây dựng, đồng thời kết hợp kinh doanh du lịch - nghỉ mát cho du khách trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Thiện Tuấn được Bộ Xây dựng bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà nghỉ Xây dựng, có trụ sở tại số 2 Thùy Vân – TP Vũng Tàu ( Nay là 169 Thùy Vân Vũng tàu).

Năm 2007, DIG cổ phần hoá với vốn điều lệ 370 tỷ đồng, trải qua 15 năm, hiện vốn điều lệ của DIG tăng lên gần 5.000 tỷ đồng, vốn hoá thị trường hơn 2 tỷ USD.

Trong vòng 2 năm, giá cổ phiếu DIG tăng gấp 5 lần, đưa giá trị tài sản của ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch DIG lên 4.745 tỷ đồng, trong khi Phó Chủ tịch DIG ông Nguyễn Hùng Cường cũng có giá trị cổ phiếu hơn 4.800 tỷ đồng.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch DIG Corp

Trong lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông, DIC Corp từng tham gia góp vốn cũng như thực hiện một số dự án giao thông đường bộ như Quốc lộ 51 (nối TP. Biên Hòa - TP. Vũng Tàu), Đường 25C (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)… Về lĩnh vực vật liệu xây dựng, DIC Corp sở hữu mỏ đá xây dựng tại xã Châu Pha, TX. Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được cho là có trữ lượng đủ cung cấp nguồn đá xây dựng cho khu vực Đông Nam Bộ.

Quy mô Gelex, DIG, Đức Giang cùng nhiều doanh nghiệp tăng trưởng phi mã sau khi nhà nước thoái vốn, các lãnh đạo chủ chốt sở hữu lượng cổ phiếu trị giá cả chục nghìn tỷ đồng - Ảnh 10.

Biến động giá GEX, DIG, DGC và REE từ khi niêm yết

1 Likes

Hế lô anh công an =))) nghe rén thật sự

Tập đoàn FLC đề nghị tạm dừng giao dịch cổ phiếu để điều tra bất thường trong phiên 1-4

TTO - Tập đoàn FLC vừa gửi văn bản đề nghị cơ quan chức năng tạm ngừng giao dịch đối với cổ phiếu FLC để kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1-4, xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch nếu phát hiện vi phạm.

Tập đoàn FLC đề nghị tạm dừng giao dịch cổ phiếu để điều tra bất thường trong phiên 1-4 - Ảnh 1.

Cổ phiếu thuộc “họ FLC” trở thành tâm điểm của thị trường, trong khi các phiên trước liên tục nằm sàn, thì hôm nay 1-4 xuất hiện thanh khoản tăng đột biến - Ảnh: BÔNG MAI

Ông Đặng Tất Thắng - chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) - đã gửi văn bản đến Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, về việc áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.

Người đứng đầu Tập đoàn FLC cho biết, trong phiên giao dịch hôm nay, mã FLC có thanh khoản tăng đột biến với tổng khối lượng khớp lệnh 59 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng. Chốt phiên, có hơn 100 triệu cổ phiếu được khớp và đóng cửa ở giá 10.850 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, tại hai phiên giao dịch liền trước đó (30 và 31-3), mã FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp trong phiên giao dịch ngày 1-4, có nghĩa thanh khoản phiên hôm nay tăng đột biến gấp 100 lần.

Vào tối 31-3, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mua gom cổ phiếu FLC. Thậm chí còn có thông tin chủ tịch hội đồng quản trị mới của Tập đoàn FLC là ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC.

“Chúng tôi khẳng định thông tin ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cổ đông FLC nói riêng và các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu FLC nói chung. Trong trường hợp có tổ chức, cá nhân nào phát tán thông tin nói trên thì có thể được xem là hành vi có mục đích thâu tóm doanh nghiệp; làm mất an ninh, an toàn của thị trường; gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin đối với thị trường chứng khoán của nhiều nhà đầu tư”, FLC cho hay.

Theo lãnh đạo Tập đoàn FLC, việc phát sinh nhiều dấu hiệu bất thường trước, trong và sau phiên giao dịch ngày 1-4-2022 đối với cổ phiếu FLC có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Tập đoàn FLC nói riêng và sự ổn định của thị trường chứng khoán nói chung. Việc tiếp tục có những dấu hiệu bất thường nói trên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tập đoàn FLC, tiềm ẩn rõ ràng nguy cơ gây thiệt hại cho cổ đông của công ty.

Vì vậy, tập đoàn này đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại điều 7 Luật chứng khoán 2019 (bao gồm nhưng không giới hạn ở các biện pháp): tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với mã FLC, kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1-4 của cổ phiếu FLC và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện trong ngày 1-4 nếu phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.

Cổ phiếu thuộc “họ FLC” trở thành tâm điểm của thị trường, trong khi các phiên trước liên tục nằm sàn, thì hôm nay 1-4 lại xuất hiện thanh khoản tăng đột biến, kéo mã FLC (Tập đoàn FLC) và ROS (Xây dựng FLC Faros) đổi màu từ xanh lơ sang xanh đỏ, lần lượt đạt mức giá 10.850 đồng và 6.920 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, có tới 4 mã thuộc “họ FLC” tăng trần, chuyển từ xanh lơ sang màu tím, bao gồm các mã: mã HAI (Nông dược H.A.I), mã AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone), KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS) và mã ART (Chứng khoán BOS).

Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán

Trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Như đã đưa tin, ngày 30/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Theo cơ quan điều tra, Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt giam để làm rõ những sai phạm liên quan đến việc bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1.

Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

Bị can Trịnh Văn Quyết.

Cũng liên quan đến vụ bán “chui” cổ phiếu này, Trịnh Văn Quyết đã bị phạt hành chính 1,5 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động chứng khoán 5 tháng bởi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Không báo cáo về giao dịch dự kiến” từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trịnh Văn Quyết có nhiều thủ đoạn, mánh khóe tinh vi để tạo cung, cầu giả, đẩy giá cổ phiếu nhằm thu lời bất chính

Về vụ việc này, có người đặt câu hỏi vì sao Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ra quyết định xử phạt ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động chứng khoán 5 tháng nhưng vẫn bị khởi tố?

Theo CAND online, trả lời về việc trên, Thiếu tướng Lê Văn Tân, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, tháng 1/2022, Trịnh Văn Quyết bị xử phạt hành chính về hành vi không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.

Sau khi vào cuộc xác minh, điều tra, cơ quan chức năng phát hiện trong vụ việc bán chui cổ phiếu ngày 10/1, Trịnh Văn Quyết đã có nhiều thủ đoạn, mánh khóe tinh vi để tạo cung, cầu giả, đẩy giá cổ phiếu nhằm thu lời bất chính số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.

Do đó, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố Trịnh Văn Quyết về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

“Trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, sau khi bị khởi tố, điều tra thì toàn bộ quyết định xử phạt hành chính trước đây đều không có hiệu lực” – Thiếu tướng Lê Văn Tân cho biết.

Được biết, hành vi thao túng thị trường chứng khoán của Trịnh Văn Quyết tác động tiêu cực tới thị trường và gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.

Các cán bộ điều tra niêm phong tài liệu, chứng cứ về việc phạm tội của bị can Trịnh Văn Quyết.

Đang điều tra những cá nhân giúp sức tích cực, tạo điều kiện để Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi vi phạm

Ngoài ông Trịnh Văn Quyết đã bị khởi tố, bắt tạm giam, hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tích cực điều tra những cá nhân giúp sức tích cực, tạo điều kiện để bị can thực hiện hành vi vi phạm.

Trong quá trình xác minh điều tra, cơ quan Công an sẽ xem xét, làm rõ mục đích, vai trò của từng người để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nếu những người đó thực hiện hành vi dưới danh nghĩa công ty (pháp nhân), nhằm trục lợi bất chính cho đơn vị thì tùy theo mức độ thiệt hại gây ra cho nhà đầu tư và số tiền thu lợi bất chính, pháp nhân này có thể bị phạt tiền từ 2-10 tỷ đồng,

Trường hợp người thực hiện hành vi dưới danh nghĩa cá nhân, tiếp tay làm lũng đoạn thị trường nhằm tư lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự.

Ngoài ra, những đối tượng này còn phải bồi thường dân sự cho những nhà đầu tư bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra./.

Nguồn bài viết: Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán

Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán

Trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Như đã đưa tin, ngày 30/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Theo cơ quan điều tra, Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt giam để làm rõ những sai phạm liên quan đến việc bán “chui” 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1.

Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

Bị can Trịnh Văn Quyết.

Cũng liên quan đến vụ bán “chui” cổ phiếu này, Trịnh Văn Quyết đã bị phạt hành chính 1,5 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động chứng khoán 5 tháng bởi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Không báo cáo về giao dịch dự kiến” từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trịnh Văn Quyết có nhiều thủ đoạn, mánh khóe tinh vi để tạo cung, cầu giả, đẩy giá cổ phiếu nhằm thu lời bất chính

Về vụ việc này, có người đặt câu hỏi vì sao Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã ra quyết định xử phạt ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động chứng khoán 5 tháng nhưng vẫn bị khởi tố?

Theo CAND online, trả lời về việc trên, Thiếu tướng Lê Văn Tân, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, tháng 1/2022, Trịnh Văn Quyết bị xử phạt hành chính về hành vi không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.

Sau khi vào cuộc xác minh, điều tra, cơ quan chức năng phát hiện trong vụ việc bán chui cổ phiếu ngày 10/1, Trịnh Văn Quyết đã có nhiều thủ đoạn, mánh khóe tinh vi để tạo cung, cầu giả, đẩy giá cổ phiếu nhằm thu lời bất chính số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.

Do đó, Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố Trịnh Văn Quyết về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

“Trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, sau khi bị khởi tố, điều tra thì toàn bộ quyết định xử phạt hành chính trước đây đều không có hiệu lực” – Thiếu tướng Lê Văn Tân cho biết.

Được biết, hành vi thao túng thị trường chứng khoán của Trịnh Văn Quyết tác động tiêu cực tới thị trường và gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.

Các cán bộ điều tra niêm phong tài liệu, chứng cứ về việc phạm tội của bị can Trịnh Văn Quyết.

Đang điều tra những cá nhân giúp sức tích cực, tạo điều kiện để Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi vi phạm

Ngoài ông Trịnh Văn Quyết đã bị khởi tố, bắt tạm giam, hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tích cực điều tra những cá nhân giúp sức tích cực, tạo điều kiện để bị can thực hiện hành vi vi phạm.

Trong quá trình xác minh điều tra, cơ quan Công an sẽ xem xét, làm rõ mục đích, vai trò của từng người để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Nếu những người đó thực hiện hành vi dưới danh nghĩa công ty (pháp nhân), nhằm trục lợi bất chính cho đơn vị thì tùy theo mức độ thiệt hại gây ra cho nhà đầu tư và số tiền thu lợi bất chính, pháp nhân này có thể bị phạt tiền từ 2-10 tỷ đồng,

Trường hợp người thực hiện hành vi dưới danh nghĩa cá nhân, tiếp tay làm lũng đoạn thị trường nhằm tư lợi bất chính, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự.

Ngoài ra, những đối tượng này còn phải bồi thường dân sự cho những nhà đầu tư bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra./

Nguồn: baochinhphu.vn

1 Likes

anh công an nhanh quá ạ :joy: :joy: :joy:

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) từ chối yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường của nhóm cổ đông lớn

image

Mặt khác, HQC nhấn mạnh nhóm cổ đông, nhà đầu tư cũng chưa cung cấp đủ bằng chứng chứng minh về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại HQC tại thời điểm gửi yêu cầu triệu tập đại hội bất thường.

HĐQT Địa ốc Hoàng Quân (HQC) vừa công bố thông tin Nghị quyết HĐQT về việc từ chối yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường của nhóm cổ đông lớn.

Trước đó, nhóm cổ đông liên quan nhóm Louis (được cho đã nắm hơn 10% vốn) đã tập hợp đủ chữ ký vào văn bản gửi HQC đề nghị triệu tập ĐHCĐ bất thường trong thời hạn 30 ngày. Trong văn bản, nhóm cổ đông cho rằng, việc HQC hoãn cuộc họp đại hội cổ đông là không có lý do hợp lý và “là hành động tùy tiện, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của HĐQT, đã vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý theo quy định tại khoản 1 điều 115 và Khoản 1 điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020”.

Phản ứng lại quan điểm trên, phía HQC cho biết việc HĐQT quyết định dời ngày tổ chức đại hội và hủy danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng là cần thiết và không vi phạm quyền cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc quyết định vượt quá thẩm quyền được giao. Do đó, yêu cầu triệu tập ĐHCĐ bất thường đối với HQC là không phù hợp Luật Doanh nghiệp.

Mặt khác, HQC nhấn mạnh nhóm cổ đông, nhà đầu tư cũng chưa cung cấp đủ bằng chứng chứng minh về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại HQC tại thời điểm gửi yêu cầu triệu tập đại hội bất thường.

Trước đó, Công ty cũng đã có văn bản giải trình về việc hoãn tổ chức ĐHĐCĐ cũng như hủy bỏ danh sách cổ đông chốt quyền tham dự đại hội vào ngày 7/2/2022. Theo Công ty, do chỉ còn khoảng 6 ngày đến kỳ họp thì các thành viên Ban lãnh đạo, Ban tổ chức bị nhiễm Covid-19 và lây chồng chéo nhau.

Đồng thời, số lượng cổ đông hiện đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ và vượt xa số lượng dự kiến, HQC cho biết sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức. Do đó, HQC xin hoãn lại kỳ họp ĐHĐCĐ năm nay và sẽ sắp xếp lại hội trường đủ sức chứa.

Được biết, Đại hội lần này HQC sẽ xin ý kiến cổ đông về phương án phát hành hoán đổi nợ cho Chủ tịch và một số cổ đông. Phương án này được đưa ra trong bối cảnh thị trường xuất hiện luồng tin ngoài rằng “một nhóm cổ đông đang muốn năm quyền điều hành với ban lãnh đạo hiện hữu”. Động thái này được cho là nhằm gia tăng sở hữu của ban lãnh đạo, bao gồm Chủ tịch Trương Anh Tuấn, trong bối cảnh căng thẳng hiện tại.

Đỉnh điểm tối ngày 22/3/2022, nhóm cổ đông ngoài đã gửi văn bản yêu cầu đề cử người của mình vào HĐQT là bà Nguyễn Giang Quyên – hiện đang là Tổng Giám đốc BII.

Nguồn bài viết: Địa ốc Hoàng Quân (HQC) từ chối yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường của nhóm cổ đông lớn - DNTT online

Bộ Tài Chính yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát công tác kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện nghiêm các chỉ đạo để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, công chúng; góp phần phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán.

image

Trong ngày 1/4, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục giám sát Kế toán, Kiểm toán và Thanh tra Bộ về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác kiểm toán doanh nghiệp niêm yết.

Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện nghiêm các chỉ đạo để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, công chúng; góp phần phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán.

Cụ thể, Bộ trưởng giao Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán thực hiện kế hoạch kiểm tra đã được Bộ phê duyệt đối với các doanh nghiệp kiểm toán thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định. Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán.

Chủ trì, phối hợp Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng yêu cầu khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, có biện pháp chấn chỉnh để các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện đúng các quy định về kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan; bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quá trình kiểm toán; kiểm soát tốt đạo đức nghề nghiệp người hành nghề, nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm toán viên hành nghề; thực hiện nghiêm, đúng quy định quy trình kiểm toán; xác định rõ nội dung, trách nhiệm của kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán.

Rà soát, đánh giá và kịp thời tham mưu cho Bộ về việc sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn, nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.

Rà soát và cập nhật các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế; sửa đổi các yêu cầu về báo cáo kiểm toán áp dụng cho công ty niêm yết để cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng; sửa đổi, bổ sung những bất cập trong Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành để phản ánh các giao dịch kinh tế theo đúng bản chất, bảo đảm tính trung thực, khách quan tình hình tài chính của các doanh nghiệp.

Bộ trưởng giao Ủy ban Chứng khoán nhà nước tăng cường giám sát tình hình hoạt động, tình hình tài chính của các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư khi có những biến động lớn về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ trì, phối hợp Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán và Thanh tra Bộ Tài chính có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng; chú ý đối với các doanh nghiệp có báo cáo tài chính sai lệch hoặc có nhiều sai sót, dẫn đến phải sửa đổi… làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Song song với đó là rà soát, sửa đổi, bổ sung các chế tài xử lý các hành vi vi phạm thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán nhà nước đối với các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng trong lĩnh vực chứng khoán, bảo đảm tính răn đe.

Nguồn bài viết: Bộ Tài Chính yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát công tác kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết - DNTT online

Lạ kỳ doanh nghiệp sản xuất kềm duy nhất trên sàn chứng khoán: Lợi nhuận vài chục tỷ mỗi năm, EPS cao top đầu với hơn 9.000 đồng nhưng thị giá chỉ 1.600 đồng

Đây cũng là một trong những doanh nghiệp sở hữu ngành nghệ kinh doanh “độc, lạ” trên thị trường chứng khoán.

Meinfa (mã chứng khoán MEF) có thể sẽ xa lạ với các nhà đầu tư xét theo danh mục đầu tư. Tuy vậy Meinfa lại thường xuyên được nhắc đến ở một phương diện khác – doanh nghiệp sở hữu ngành nghề kinh doanh độc, lạ, là doanh nghiệp duy nhất trên sàn trong ngành nghề kinh doanh chính của mình.

Lạ kỳ doanh nghiệp sản xuất kềm duy nhất trên sàn chứng khoán: Lợi nhuận vài chục tỷ mỗi năm, EPS cao top đầu với hơn 9.000 đồng nhưng thị giá chỉ 1.600 đồng - Ảnh 1.

Meinfa có mặt hàng chục năm trên thị trường chứng khoán, từ tháng 11/2011 – là doanh nghiệp duy nhất trên sàn bán các loại kềm. sản xuất cơ khí, máy móc, thiết bị y tế thông dụng, các sản phẩm kim loại, dụng cụ cầm tay. Đặc biệt, nhà đầu tư biết đến Meinfa với các loại kềm. Meinfa còn được nhắc đến là doanh nghiệp thường xuyên chi trả cổ tức cao hàng năm. Thậm chí nhiều năm trở lại đây đã được áp dụng cơ chế đặc biệt, không điều chỉnh giá mỗi kỳ thanh toán cổ tức – vì tỷ lệ trả cổ tức cao hơn cả thị giá.

Trên thực tế, cổ đông Meinfa cũng hầu như không đưa cổ phiếu ra giao dịch, chỉ “chờ” dịp nhận cổ tức. Hiện Meinfa đang duy trì giá 1.600 đồng/cổ phiếu trên thị trường.

Kết quả kinh doanh của Meinfa cũng rất khả quan. Doanh thu 5 năm trở lại đây đều trên 300 tỷ, trong đó doanh thu năm 2021 vừa qua đạt gần 369 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2020. Biên lợi nhuận gộp đạt 22,7%.

Lạ kỳ doanh nghiệp sản xuất kềm duy nhất trên sàn chứng khoán: Lợi nhuận vài chục tỷ mỗi năm, EPS cao top đầu với hơn 9.000 đồng nhưng thị giá chỉ 1.600 đồng - Ảnh 2.

Lợi nhuận sau thuế năm 2021 bất ngờ đạt trên 37 tỷ đồng, tăng hơn 10 tỷ đồng so với năm trước đó, tương ứng tỷ lệ tăng 37,5% lợi nhuận. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp lợi nhuận của công ty đạt quanh vùng 27-37 tỷ đồng. EPS hàng năm đều rất cao, trong đó EPS năm 2021 vừa qua đạt 9.158 đồng. Chỉ số PE chỉ quanh quanh 0.2.

Nguồn bài viết: Lạ kỳ doanh nghiệp sản xuất kềm duy nhất trên sàn chứng khoán: Lợi nhuận vài chục tỷ mỗi năm, EPS cao top đầu với hơn 9.000 đồng nhưng thị giá chỉ 1.600 đồng - DNTT online

Khởi công dự án trục Đông - Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có mức đầu tư hơn 2.100 tỷ

Với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương và hai nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án quan trọng, có tính kết nối vùng trong tỉnh và kết nối Hải Dương với các tỉnh lân cận…

Khởi công Đường trục Đông - Tây và 2 nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Sáng ngày 3/4, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ khởi công dự án Đường trục Đông – Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường tỉnh 390 và 392.

Dự án xây dựng đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 2022 - 2024.

Dự án có chiều dài tuyến đường là 36,5 km, quy hoạch 4 đến 6 làn xe, quy mô đường cấp III. Tuyến đường đi qua địa phận 3 huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang và Thanh Miện. Trong đó, xây dựng mới 21,76 km và cải tạo, nâng cấp 14,73 km đường hiện có. Điểm đầu dự án (km0) giao cắt với đường tỉnh 392C tại km7+470, tiếp giáp và kết nối với đường dẫn cầu vượt sông Chanh (cầu vượt sông Chanh do tỉnh Hưng Yên đầu tư), thuộc địa phận xã Đoàn Kết (Thanh Miện); điểm cuối (km36+493) giao đường tỉnh 391 tại km24+600 thuộc địa phận xã Cộng Lạc (Tứ Kỳ).

Đường trục Đông - Tây tỉnh Hải Dương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi hình thành, trục Đông - Tây tỉnh là trục giao thông chính liên kết các vùng huyện phía nam của tỉnh Hải Dương và huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Tuyến đường cũng sẽ liên kết các trục giao thông đối ngoại quan trọng như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 38B, quốc lộ 37 với mạng lưới đường tỉnh 393, 391, 396, 392B…

Con đường này sẽ giúp giảm tải lưu lượng phương tiện qua các tuyến đường có mật độ giao thông lớn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực phía đông nam TP. Hải Dương đến tỉnh Hưng Yên. Đặc biệt, đường trục Đông - Tây hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu kinh tế chuyên biệt của tỉnh trong tương lai.

Dự án Nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường tỉnh 392 tại huyện Bình Giang, có tổng mức đầu tư 321 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tài trợ, còn VIDIFI chịu trách nhiệm đầu tư hệ thống thu phí.

Điểm đầu nút giao tại Km9+080, đường tỉnh 392; điểm cuối đấu nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại Km39+900. Quy mô dự án bao gồm toàn bộ phần còn lại của nút giao (không bao gồm những hạng mục VIDIFI đã đầu tư xây dựng). Nút giao gồm các hạng mục chính như 1 cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 1 cống chui dân sinh và 3,6 km đường dẫn.

Dự án xây dựng Nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường tỉnh 390 tại huyện Thanh Hà, tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng do Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc tài trợ, VIDIFI chịu trách nhiệm đầu tư hệ thống thu phí.

Điểm đầu của nút giao giao với đường tỉnh 390 tại km1+956; điểm cuối đấu nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại km70+660 (trùng với vị trí nút giao đã giải phóng mặt bằng của dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng). Quy mô công trình gồm các hạng mục chính như 1 cầu vượt đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với chiều rộng 15,5 m; 1 cống chui dân sinh và 3 km đường.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, đường trục Đông – Tây là dự án quan trọng, có quy mô lớn liên quan đến nhiều ngành, địa phương. Quá trình chuẩn bị triển khai các dự án này có nhiều điểm khác biệt. Thay vì triển khai từng phần việc, đơn vị đã phối hợp để triển khai đồng bộ các bước chuẩn bị đầu tư, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục. Các hạng mục công việc được tiến hành song song với nhau.

Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng khẳng định Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là nơi có lợi thế lớn trong việc giao lưu, trao đổi thương mại với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.

Việc tập trung tối đa các nguồn lực, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện một số công trình hạ tầng trọng điểm, tạo điều kiện bứt phá cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cùng với tập trung tối đa nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, tỉnh Hải Dương đã tăng cường vận động thu hút các nguồn lực xã hội hóa hợp pháp để cùng chung tay góp sức hỗ trợ phát triển kết nối hạ tầng giao thông.

“Khi 3 công trình giao thông hoàn thành sẽ hình thành trục vành đai giao thông thông suốt; tạo điều kiện thuận lợi để kết nối liên vùng và là huyết mạch khai thông phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận. Cả vùng đất rộng lớn phía nam tỉnh sẽ được đánh thức hết tiềm năng vốn có; các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp có thế mạnh sẽ tìm thấy cơ hội đầu tư mới, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho các khu vực này”, Chủ tịch Triệu Thế Hùng nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: Khởi công dự án trục Đông - Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có mức đầu tư hơn 2.100 tỷ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Phí hạ tầng cảng biển ở TP.HCM: Thu hơn 8 tỉ đồng/ngày

TTO - Chiều 2-4, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đã có báo cáo kết quả sau hai ngày vận hành thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.

image
TP.HCM cam kết sẽ sử dụng nguồn thu phí đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các cảng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo Sở Giao thông vận tải TP, việc thu phí hạ tầng cảng biển chính thức thực hiện từ 0h ngày 1-4. Qua theo dõi, hệ thống thu phí vận hành ổn định, đảm bảo thông suốt cho các doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp đã phối hợp tốt và chấp hành việc thu phí của cơ quan chức năng.

Kết quả, ngày 1-4 có 6.139 tờ khai với số tiền 8,25 tỉ đồng. Ngày 2-4 (tính đến 17h) có 4.138 tờ khai với số tiền gần 4,7 tỉ đồng. Dự kiến năm 2022, TP sẽ thu 3.036 tỉ đồng, bình quân 8,32 tỉ đồng/ngày.

Như vậy, số tiền phí ngày đầu tiên gần bằng bình quân số thu mỗi ngày dự kiến trong đề án thu phí.

Theo Cảng vụ đường thủy nội địa TP (đơn vị thu phí), hình thức thu không sử dụng tiền mặt thông qua hệ thống 24/7 của các ngân hàng thương mại, không ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa. Khi doanh nghiệp nộp phí, dữ liệu sẽ được tích hợp về các cổng cảng biển để quản lý xe ra vào.

Đối với các doanh nghiệp đã làm tờ khai thu phí nhưng chưa kịp nộp tiền, xe chở hàng vẫn ra cảng bình thường. Hải quan và cảng vụ sẽ tiến hành đối soát và gửi thông báo chưa đóng phí cho doanh nghiệp. Việc xử lý như trên để không làm ảnh hưởng tới vận chuyển hàng hóa ra vào cảng.

Nguồn bài viết: Phí hạ tầng cảng biển ở TP.HCM: Thu hơn 8 tỉ đồng/ngày - Tuổi Trẻ Online

Nga có thể thu về 321 tỉ USD nếu dầu và khí đốt tiếp tục chảy ra thế giới

TTO - Hãng tin Bloomberg dự kiến ​​Nga sẽ kiếm được gần 321 tỉ USD từ xuất khẩu năng lượng trong năm 2022 theo giá hiện tại, tăng hơn 1/3 so với năm 2021 nếu việc bán dầu và khí đốt tiếp tục lưu thông.

Viện Tài chính quốc tế (IIF) cũng cho biết Nga đang trên đà phát triển thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục trong năm 2022, có thể lên tới 240 tỉ USD.

Thặng dư tài khoản vãng lai là hiện tượng tài khoản vãng lai tích cực khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, theo Hãng tin Bloomberg.

Các nhà kinh tế của IIF cho biết trong một báo cáo: "Động lực lớn nhất, duy nhất dẫn đến thặng dư tài khoản vãng lai của Nga là dầu và khí đốt có vẻ vẫn vững chắc”.

Tuy nhiên, phép tính có thể thay đổi trong trường hợp Nga bị cấm vận dầu và khí đốt hoàn toàn. Nhiều khách hàng truyền thống của Nga đang tìm kiếm nguồn cung khác và quyết định không ký hợp đồng mới đối với Matxcơva. Những nước khác như Ấn Độ đang mua dầu của Nga với giá giảm mạnh.

Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến Đức và các đồng minh trong Liên minh châu Âu (EU) điều chỉnh chính sách năng lượng. EU cũng đang gấp rút cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Hiện tại, Đức (nền kinh tế lớn nhất châu Âu) phản đối các lệnh trừng phạt hoặc áp lực chính trị có thể dẫn đến lệnh cấm vận năng lượng của Nga hoàn toàn. Chỉ một số quốc gia - bao gồm cả Mỹ và Anh - đã áp đặt các lệnh cấm rõ ràng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nga.

Dầu và khí đốt chiếm khoảng một nửa xuất khẩu của Nga và đóng góp khoảng 40% vào thu ngân sách năm 2021 của nước này.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa đồng rúp mất giá mạnh và giá dầu cao hơn sẽ tạo ra thêm 8,5 nghìn tỉ rúp (103 tỉ USD) doanh thu ngân sách trong năm 2022 của Nga, theo Ngân hàng Lombard.

Bà Madina Khrustaleva - một nhà phân tích tại Ngân hàng Lombard ở London (Anh) - cho biết Bộ Tài chính Nga sẽ sử dụng khoản tiền này để giảm nhẹ lạm phát thêm nữa.

Ngân hàng đa quốc gia Mỹ Goldman Sachs Group cũng ước tính thặng dư tài khoản vãng lai năm 2022 của Nga là 205 tỉ USD. Điều này có thể đủ để Ngân hàng Trung ương Nga đáp ứng nhu cầu ngoại hối của khu vực tư nhân và cho phép ngân hàng này nới lỏng kiểm soát vốn.

Với việc người tiêu dùng Nga đã hứng chịu một loạt cú sốc từ lạm phát đến thu nhập, các nhà kinh tế của Goldman Sachs dự đoán nhập khẩu của Nga sẽ giảm 20% trong năm 2022, gấp đôi mức sụt giảm dự kiến ​​trong xuất khẩu.

Một bảng cân đối kế toán lành mạnh sẽ không giúp Nga thoát khỏi suy thoái sâu nhưng nó sẽ giúp duy trì chi tiêu của chính phủ vào thời điểm chính phủ không có khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

Các nhà phân tích của TS Lombard - công ty tư vấn dự báo kinh tế vĩ mô có trụ sở chính tại London - cho biết tỉ giá hối đoái của đồng rúp được hỗ trợ hiệu quả bởi dòng tiền hiện tại, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đóng băng phần lớn dự trữ tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga.

Nguồn bài viết: Nga có thể thu về 321 tỉ USD nếu dầu và khí đốt tiếp tục chảy ra thế giới - Tuổi Trẻ Online

Ba Lan cảnh báo lệnh trừng phạt Nga không hiệu quả vì đồng rúp… vẫn lên giá

TTO - Tỉ giá đồng rúp đang quay trở lại thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự với Ukraine. Điều này có nghĩa là lệnh trừng phạt không gây ra hiệu quả như mong muốn, thủ tướng Ba Lan nói.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết các biện pháp trừng phạt chống Nga đã không có hiệu quả như mong đợi, bằng chứng là đồng rúp đang mạnh lên, theo Hãng thông tấn TASS của Nga.

Ông Morawiecki cũng kêu gọi châu Âu áp dụng “các biện pháp trừng phạt thực tế hơn”.

Đồng rúp của Nga bắt đầu tăng trở lại kể từ ngày 31-3, sau khi rớt giá vì các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh châu Âu liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, theo Economic Times.

Nga đã sử dụng các biện pháp tài chính để giảm nhẹ các hình phạt của phương Tây. Khi phương Tây áp đặt các mức trừng phạt chưa từng có đối với nền kinh tế Nga, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất đồng rúp lên 20% và Điện Kremlin đã áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt đối với những người muốn đổi rúp sang USD hoặc euro.

Đồng rúp được giao dịch ở mức xấp xỉ 85 rúp đổi 1 USD vào ngày 31-3, gần bằng với tỉ giá trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine một tháng trước (24-2). Tỉ giá ngày 3-4 là 84 rúp đổi 1 USD.

Hồi đầu tháng 3, đồng rúp đã giảm xuống mức thấp, khoảng 150 rúp/1 USD vào ngày 7-3, khi có tin chính quyền Tổng thống Biden cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga.

Trên tờ Izvestia của Nga, nhà phân tích Oleg Syrovatkin tại bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Otkritie Investments cho rằng sức mạnh của đồng rúp được hậu thuẫn sau khi các nhà xuất khẩu được yêu cầu bán 80% thu nhập ngoại hối. Tiếp đến, việc Tổng thống Vladimir Putin đề nghị các quốc gia nằm trong danh sách “không thân thiện” phải thanh toán hóa đơn nhập khẩu khí đốt Nga bằng đồng rúp sẽ còn thúc đẩy giá trị của đồng nội tệ này hơn nữa.

Trong khi đó, chiến lược gia đầu tư tại BCS World of Investments Alexander Bakhtin cho biết vì nhu cầu du lịch quốc tế từ Nga bị giảm mạnh nên nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng giảm theo (người Nga ít đổi rúp sang USD và euro), dẫn đến việc đồng rúp mạnh lên.

Nguồn bài viết: Ba Lan cảnh báo lệnh trừng phạt Nga không hiệu quả vì đồng rúp… vẫn lên giá - Tuổi Trẻ Online

Nga cảnh báo thanh toán khí đốt bằng đồng rúp chỉ là khởi đầu

TTO - Điện Kremlin cho biết việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp sẽ là ‘nguyên mẫu’ cho việc mở rộng sang các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác, đáp trả việc phương Tây đóng băng tài sản Nga.


Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: REUTERS

Nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Mỹ và đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt gây tê liệt cho kinh tế Nga, do “chiến dịch quân sự đặt biệt” Matxcơva triển khai tại Ukraine từ ngày 24-2.

Theo Hãng tin Reuters, cho đến nay, phản ứng chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin về mặt kinh tế là yêu cầu xuất khẩu khí đốt của Nga phải được thanh toán bằng đồng rúp.

Song, kế hoạch này vẫn cho phép người mua thanh toán bằng các đồng tiền khác theo hợp đồng, sau đó ngân hàng Gazprombank sẽ chịu trách nhiệm chuyển đổi thành đồng rúp.

“Đó sẽ là nguyên mẫu của hệ thống này”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói về hệ thống thanh toán khí đốt bằng đồng rúp với kênh truyền hình nhà nước Channel One của Nga.

“Tôi không nghi ngờ gì về việc nó sẽ được mở rộng sang các nhóm hàng hóa mới”, ông Peskov cho biết thêm.

Cũng theo ông Peskov, việc phương Tây đóng băng 300 tỉ USD dự trữ của ngân hàng trung ương Nga là một hành động “cướp giật”.

Ông Peskov cho rằng việc này đã “đẩy nhanh sự xói mòn niềm tin đối với đồng USD và đồng euro”. Ông cũng cảnh báo ngày càng nhiều nước tìm cách giảm phụ thuộc vào hai đồng tiền trên để làm tiền dự trữ.

Ông Peskov tuyên bố Điện Kremlin muốn có một hệ thống mới để thay thế các cấu trúc tài chính, do các cường quốc phương Tây thiết lập từ năm 1944.

“Rõ ràng là, ngay cả khi đây là một viễn cảnh xa vời, chúng ta sẽ tiến tới một hệ thống mới”, ông Peskov nói.

Trước đó, các quan chức Nga đã nhiều lần nói rằng nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga là một hành động phi lý. Họ tin rằng việc này sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng vọt, đồng thời đưa cả châu Âu và Mỹ vào suy thoái.

Nguồn bài viết: Nga cảnh báo thanh toán khí đốt bằng đồng rúp chỉ là khởi đầu - Tuổi Trẻ Online

Ông Peskov: Đồng USD và Euro “trọng thương”, Mỹ sắp bị đánh bật khỏi đỉnh kinh tế thế giới

Đại diện của Điện Kremlin nhấn mạnh về việc ngày càng có nhiều quốc gia chuyển dần sang sử dụng đồng tiền quốc gia trong các thỏa thuận song phương.


RT dẫn lời Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin, nhận định rằng uy tín của đồng USD và đồng euro đã chịu “chấn động lớn” bởi các lệnh trừng phạt chống Nga, khiến ngày càng nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng đồng tiền quốc gia trong các cuộc giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài.

Ông Peskov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh Belarus-24 TV: “Thật vậy, trong bối cảnh của những trò chơi trừng phạt mang tính chất bạo lực này, uy tín của đồng USD và đồng euro đã bị lung lay, quan trọng nhất là vai trò của đồng USD như là đồng tiền dự trữ chính”.

Đại diện của Điện Kremlin nhấn mạnh về việc ngày càng có nhiều quốc gia chuyển dần sang sử dụng đồng tiền quốc gia trong các thỏa thuận song phương.

“Quá trình này hiện đang ở giai đoạn đầu, nhưng không còn có thể ngăn chặn được nữa”, quan chức này nhấn mạnh và cho biết thêm rằng toàn bộ hệ thống Bretton Woods - vốn cho phép Mỹ đứng đầu kim tự tháp kinh tế của thế giới đối trong nhiều thập kỷ - bây giờ đang bắt đầu bị xói mòn."

Hệ thống Bretton Woods đã tạo ra một chế độ trao đổi tiền tệ quốc tế, yêu cầu các đồng tiền có tỷ giá tiền tệ với đồng USD còn chính đồng USD thì được quy định theo giá vàng. Nó đã làm cho USD trở thành tiền tệ dự trữ chính của thế giới. Nhưng giờ đây, theo ông Peskov, hệ thống này “sẽ bị cuốn trôi hoàn toàn” khi các nước “chuyển quan hệ sang tiền tệ quốc gia, và thông lệ này sẽ mở rộng.”

Theo ông Peskov, thế giới sẽ thu được lợi nhuận từ thực tế là cơ chế này đang thay đổi.

Ông lưu ý: “Có rất nhiều lựa chọn ở đây, và tất cả đều là nguyên mẫu của hệ thống kinh tế tương lai, chúng ta đang chứng kiến sự hình thành của chúng”.

Mặc dù thỏa thuận bằng tiền tệ quốc gia đã tồn tại trước đây, nhưng chúng không phổ biến. Tuy nhiên, vào tháng trước, một số quốc gia phương Tây, bao gồm hầu hết EU và Mỹ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga để trả đũa hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine.

Theo quy định của các gói trừng phạt, phần lớn tài sản nước ngoài của Nga đã bị đóng băng, trong khi nước này cũng bị cắt khỏi hệ thống nhắn tin liên ngân hàng SWIFT, điều này gây nguy hiểm cho khả năng của Nga trong việc thanh toán với các đối tác nước ngoài bằng đồng euro và USD.

Đáp lại, Moscow tuần trước thông báo rằng họ đang thay đổi cơ chế thanh toán cho hàng xuất khẩu sang các quốc gia ‘không thân thiện’ đã giáng đòn trừng phạt vào Nga, bắt đầu với khí đốt tự nhiên.

Một số nước muốn mua khí đốt Nga hiện phải thiết lập tài khoản bằng đồng rúp trong các ngân hàng của Nga để các khoản thanh toán cho các nhà cung cấp khí đốt của Nga có thể được thực hiện bằng đồng tiền của Nga, đồng rúp. Ngoài ra, Nga cũng đang đàm phán với một số đối tác nước ngoài, bao gồm cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, đề xuất thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng tiền quốc gia tương ứng của họ để tránh đồng USD và đồng euro.

Nguồn bài viết: Ông Peskov: Đồng USD và Euro "trọng thương", Mỹ sắp bị đánh bật khỏi đỉnh kinh tế thế giới - DNTT online

Mỹ, Nhật muốn cùng ASEAN ngăn chặn cuộc khủng hoảng chip tiếp theo

Đầu tư cho sản xuất chip tại Đông Nam Á đang được đẩy mạnh với tham vọng đưa khu vực trở thành một trung tâm về chất bán dẫn toàn cầu…

Ảnh: Reuters

Theo nguồn tin từ Nikkei Asia, Mỹ và Nhật Bản có ý định mời các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham gia vào một khuôn khổ về chuỗi cung ứng mới, được thiết kế nhằm ngăn chặn xảy ra tình trạng thiếu chất bán dẫn cũng như các mặt hàng chiến lược khác. Động thái này được đưa trong bối cảnh hai quốc gia này đang muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.

Washington dự kiến trong năm nay sẽ công bố một Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới nhằm xây dựng một lĩnh vực kinh tế mới cùng “các đối tác tin cậy”.

Nguồn tin cho biết, Mỹ gần đây đã gửi một dự thảo cho Chính phủ Nhật, hướng tới khuyến khích các nước ASEAN tham gia vào khuôn khổ nói trên.

“Hai bên hiện đang thảo luận về câu chữ cụ thể và việc này cần được hiệu chỉnh kỹ càng để tránh làm Trung Quốc nổi giận, đồng thời tạo điều kiện cho các nước thành viên ASEAN vốn có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh cũng có thể tham gia”, nguồn tin của Nikkei Asia cho biết.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều bất ổn do xung đột ở Ukraine và đại dịch Covid-19, khuôn khổ mới này nhằm giảm các rủi ro về an ninh kinh tế bằng cách xây dựng lại các chuỗi cung ứng tậm trung vào các “quốc gia thân thiện”, như Nhật Bản, nguồn tin nói.
Dự thảo nói trên nhấn mạnh rằng, việc đảm bảo các chuỗi cung ứng quốc tế hoạt động bình thường sẽ củng cố hoạt động sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn cung sản phẩm và duy trì việc làm. Xác định các lĩnh vực ưu tiên là chất bán dẫn và năng lượng sạch, dự thảo kêu gọi các quốc gia tham gia mở rộng hợp tác để đảm bảo khả năng tiếp cận với các mặt hàng quan trọng.

Về mục tiêu trung hòa carbon, dự thảo đặt mục tiêu đầu tư tập trung vào công nghệ để thúc đẩy triển khai ứng dụng năng lượng sạch. Dự thảo cũng đề cập tới các mục tiêu hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số và duy trì tự do thương mại.

Nguồn tin cho biết, khuôn khổ này không nhằm mục đích xây dựng một thỏa thuận kinh đơn thuần. Mỹ được cho là sẽ thúc đẩy Hàn Quốc tham gia nhưng việc này có thể gặp khó khăn.

Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, mùa thu năm ngoái, Washington đã tiếp cận cả Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm thành lập một nhóm hành động về việc cung ứng chất bán dẫn. Cũng có đề xuất đưa Đài Loan - nơi có những nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới - vào nhóm này.

Tuy nhiên, việc này không có tiến triển suốt 6 tháng qua do bất đồng giữa Nhật và Hàn Quốc về nguyên vật liệu sản xuất chip. Năm 2019, Nhật đã hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng sang Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao liên quan tới vấn đề lao động thời chiến tranh và sự cố tàu khu trục của Hàn Quốc khóa radar điều khiển hỏa lực trên một máy bay tuần tra của Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, dự kiến nhậm chức vào tháng 5 tới, có vẻ sẵn sàng tiến tới cải thiện quan hệ với Nhật Bản, dù điều này không hề dễ dàng bởi các vấn đề lịch sử của hai quốc gia này là chủ đề nhạy cảm với công chúng Hàn Quốc.

Washington được cho là sẽ thúc đẩy chính quyền mới của ông Yoon hợp tác với Tokyo. Hồi tháng 2, Bộ trưởng Ngoại giao của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã có cuộc gặp tại Hawaii (Mỹ) và đưa ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc hợp tác nhằm tăng cường an ninh kinh tế”.

Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan hiện chiếm hơn 70% sản lượng chip toàn cầu. Đầu tư cho lĩnh vực này tại Đông Nam Á cũng đang được đẩy mạnh với tham vọng đưa khu vực trở thành một trung tâm về chất bán dẫn toàn cầu. Các nhà phân tích nhận định, việc hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ giúp các bên tham gia chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra xung quanh Đài Loan – vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh muốn thống nhất với Trung Quốc đại lục.

Theo TrendForce, công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) của Đài Loạn hiện nắm giữ 52,1% thị phần chip toàn cầu trong quý 4/2021. Theo sau là tập đoàn Samsung của Hàn Quốc với thị phần 18,3%. Các công ty còn lại trong top 5 nhà sản xuất chip dẫn đầu về thị phần gồm UMC của Đài Loan (7%), GlobalFoundries của Mỹ (6,1%) và SMIC của Trung Quốc Đại lục (5,2%).

Nguồn bài viết: Mỹ, Nhật muốn cùng ASEAN ngăn chặn cuộc khủng hoảng chip tiếp theo - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới