Chứng sỹ săn tin!

Chuyên gia VFS: VN-Index chưa tạo đỉnh, nhịp giảm mạnh là cơ hội cho dòng tiền đứng ngoài

Ông nguyễn Minh Hoàng cho biết trong giai đoạn vĩ mô đang dần cải thiện, xác suất thị trường đã tạo đỉnh lớn để hình thành Downtrend không cao.

image
VN-Index đã có nhịp tăng trung hạn kéo dài 3,5 tháng với mức tăng 211 điểm (1.035-1.246,2 điểm). Do đó, khi điều chỉnh xảy ra, thị trường cần test lại cung cầu và kiểm tra vùng đáy nhiều lần trước khi trở lại xu hướng tăng bền vững.

Tuy nhiên, phiên giảm mạnh và có phần bất ngờ vào cuối tuần trước đã cho thấy lực cầu rất lớn với khoảng 1,6 tỷ cổ phiếu khớp lệnh. Nhiều nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi rằng có phải thị trường sẽ giảm sâu như năm 2008, 2018 hay 2022, một số khác lại băn khoăn liệu thị trường đã tạo đỉnh hay chưa?

Tại chương trình Khớp lệnh, ô ng Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) chỉ ra 2 góc độ để quan sát về đỉnh thị trường.

Yếu tố thứ nhất là định giá. Trở về quá khứ, ở những vùng đỉnh dài hạn hình thành vào năm 2008 và gần nhất là 2022 sau đó thị trường rơi vào Downtrend, định giá P/E VN-Index vào khoảng 18-20 lần.

Ngoài ra, ông Hoàng cũng cho biết khi nhà đầu tư nhìn vào đáy của những nhịp tăng dài hạn trong quá khứ sẽ thấy P/E thị trường nằm trong khoảng 8-10 lần.


Hiện tại, định giá của thị trường đang quanh 14 lần, con số này nằm ở khoảng giữa khi so sánh với lịch sử định giá của VN-Index trong quá khứ. Khi P/E thị trường chạy từ khoảng 9, 10 lần tháng 11/2022 đến nay là 14, 15 lần ở vùng trung vị, chỉ số chính sẽ thường gặp nhịp điều chỉnh.

Nhìn vào góc độ định giá như vậy, thị trường chỉ đang gặp nhịp điều chỉnh và tạo đỉnh ngắn hạn trong một nhịp tăng của thị trường, chứ không phải là đã hình thành vùng đỉnh lớn”, vị chuyên gia VFS nhìn nhận.

Yếu tố thứ hai là câu chuyện vĩ mô. Thông thường, ở những vùng đỉnh lớn như năm 2018 và 2022 sẽ xuất hiện những câu chuyện đảo chiều vĩ mô, chính sách tiền tệ,… Chuyên gia Nhất Việt cho rằng chính sách tiền tệ sẽ đi theo hướng thắt chặt khi hình thành đỉnh lớn. Minh chứng là năm 2022 là câu chuyện về lạm phát, áp lực trái phiếu cộng thêm áp lực bên ngoài của FED và thị trường thế giới gây nên sự đảo chiều về chính sách.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ông Hoàng nhìn nhận rằng chính sách vẫn đang duy trì nới lỏng từ việc hạ lãi suất, các biện pháp về chính sách tài khóa hay pháp lý đều đang theo xu hướng hỗ trợ. Nhờ đó, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi.

Xét trên góc độ vĩ mô, một số yếu tố như GDP từ mức thấp nhất đang dần phục hồi trong quý 3 và có thể đi lên. Thêm nữa, câu chuyện xuất nhập khẩu cũng đang có chiều hướng tốt lên; kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đang tốt dần lên nếu xét theo tháng.

Trong một giai đoạn vĩ mô đang dần cải thiện, xác suất thị trường đã tạo đỉnh lớn để hình thành Downtrend không cao. Dựa trên 2 yếu tố đã phân tích, thị trường hiện đang trong nhịp chỉnh ngắn hạn của một xu hướng lớn. Như vậy, một nhịp giảm mạnh có thể là cơ hội cho dòng tiền đang đứng ngoài”, chuyên gia nêu rõ quan điểm.

Nguồn bài viết: Chuyên gia VFS: VN-Index chưa tạo đỉnh, nhịp giảm mạnh là cơ hội cho dòng tiền đứng ngoài

Một doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp chốt ngày bán toàn bộ cổ phiếu quỹ, ước tính thu lãi hàng chục tỷ đồng

Tạm tính theo thị giá chốt phiên 22/8, lô cổ phiếu quỹ mà công ty muốn bán có giá trị thị trường gần 99 tỷ đồng trong khi giá trị ghi nhận tại BCTC quý 2 là 23 tỷ đồng.

Thông tin cập nhật từ HoSE, CTCP Sonadezi Long Thành (mã chứng khoán: SZL) thông báo về việc bán toàn bộ hơn 1,8 triệu cổ phiếu quỹ để bổ sung vốn lưu động cho công ty, thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 31/8 đến ngày 30/9. Phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn HOSE, giá bán theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

Tại thời điểm 30/6/2023, lô cổ phiếu quỹ trên của Sonadezi Long Thành có giá trị khoảng 22,8 tỷ đồng (theo BCTC quý 2/2023), tương đương trung bình mỗi cổ phiếu quỹ có giá 12.610 đồng/cp. Tạm tính theo thị giá SZL chốt phiên 22/8 là 54.500 đồng/cp, lô cổ phiếu quỹ mà SZL muốn bán đang có giá trị thị trường gần 99 tỷ đồng. Như vậy, công ty có thể thu lãi khoảng 76 tỷ đồng nếu bán hết lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ.

Bên cạnh việc bán cổ phiếu quỹ, ĐHĐCĐ thường niên 2023 của SZL đã thông qua phương án phát hành tối đa 10 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1 (sở hữu 2 cp nhận thêm 1 cp mới). Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 2-3/2023, sau khi UBCKNN nhận đầy đủ tài liệu báo cáo phát hành.

Về tình hình kinh doanh lũy kế 6 tháng đầu năm, Sonadezi Long Thành ghi nhận doanh thu thuần 211 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế tăng 16%, đạt 46 tỷ đồng.

Năm nay, SZL đặt mục tiêu doanh thu đạt 455,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 90,3 tỷ đồng. Với kết quả sau 6 tháng đầu năm, công ty đã lần lượt thực hiện được 46% và 51% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đã đề ra.

Sonadezi Long Thành được thành lập năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng với mục đích để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Long Thành. Hiện nay, vốn điều lệ của công ty tăng lên 200 tỷ đồng.

Theo kế hoạch của SZL, trong năm 2023, công ty sẽ xây dựng và tiếp thị cho thuê các nhà xưởng thuộc cụm xưởng giai đoạn 4, 5; cho thuê đất dịch vụ tại Khu công nghiệp (KCN) Long Thành; cho thuê nhà xưởng tại KCN Châu Đức; đồng thời tiếp tục phát triển các dịch vụ đi kèm như cung cấp nước, dịch vụ xử lý nước thải, trạm xăng dầu KCN Long Thành.

Ngoài ra, công ty cũng cho biết sẽ tiếp tục triển khai các công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Long Phước 1 (75 ha) và Khu dân cư Sonadezi Long Thành (3 ha); đồng thời tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư Khu đô thị Sona Riverview và nghiên cứu phát triển các dự án mới.

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp chốt ngày bán toàn bộ cổ phiếu quỹ, ước tính thu lãi hàng chục tỷ đồng

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc FiinGroup

Tiền có thể rẻ, nhưng chưa chắc đến được người cần

(ĐTCK) Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc FiinGroup kỳ vọng, thời kỳ tiền rẻ sẽ xuất hiện trong trung và dài hạn, nhưng khó có thể diễn ra ở tất cả các ngành và lĩnh vực kinh tế.

Theo ông, khi nào thì nền kinh tế sẽ xuất hiện tiền rẻ?

Thông thường, tiền rẻ được xác định khi mặt bằng lãi suất đi xuống nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhưng tiền rẻ đó không chỉ xuất hiện trên thị trường tiền gửi hay giao dịch giữa các ngân hàng, mà còn trên cả thị trường tín dụng. Tức là khi đó, dòng tiền rẻ được thẩm thấu vào nền kinh tế và doanh nghiệp có điều kiện để giảm chi phí lãi vay, qua đó làm chất xúc tác để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nhất là trong việc xem xét thực hiện các hoạt động dự án đầu tư vốn trung và dài hạn cho tương lai.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp ở nhiều ngành đang gặp khó khăn về đầu ra, trong đó có các ngành hướng đến xuất khẩu như dệt may, da giày, thủy sản. Riêng với ngành bất động sản vốn có nhu cầu vốn tín dụng lớn thì lại gặp vấn đề về pháp lý dự án cũng như huy động vốn trung và dài hạn còn hạn chế. Với ngành hạ tầng, trong đó có năng lượng, cảng, thì nhu cầu đầu tư rất lớn, nhưng chưa có nguồn vốn trung và dài hạn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu này, trong bối cảnh lãi suất thấp hiện nay. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế huy động nguồn lực vốn cho đầu tư dài hạn tại Việt Nam, trong đó có kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Do đó, tiền có thể rẻ, nhưng chưa chắc đã đến được người “cần mua”.

Nhìn lại số liệu trong quá khứ, đã khi nào nền kinh tế Việt Nam xuất hiện tiền rẻ?

Tùy các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp mà xác định tiền đã thực sự rẻ hay chưa.

Trong hơn 3 năm qua, do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC) của các doanh nghiệp nhìn chung ở mức rất thấp. Cụ thể, chỉ số ROIC chỉ đạt 7 - 8%, tùy giai đoạn (xem đồ thị). Do đó, trên bình diện chung, tôi kỳ vọng, lãi suất cho vay bình quân sẽ giảm về xung quanh mức này trong trung và dài hạn, khi đó có thể được xem là thời kỳ tiền rẻ xuất hiện.

image

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tiền rẻ sẽ diễn ra ở tất cả các ngành và lĩnh vực kinh tế. Những ngành chủ chốt của Việt Nam, ví dụ sản xuất phục vụ xuất khẩu, các ngành phục vụ cầu nội địa trong nước và nhất là những ngành sử dụng nhiều lao động như da giày, dệt may, thủy sản, nông nghiệp cần có những cơ sở thống kê để cho thấy thực sự tiền rẻ đã xuất hiện và khi đó, khả năng hấp thụ vốn sẽ tốt hơn, cùng với kỳ vọng vào sự hồi phục của đơn hàng và cầu về đầu ra.

Ngược lại, chúng ta cũng không nên kỳ vọng lãi suất tín dụng phải giảm đồng loạt ở tất cả các ngành, nhất là những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao hơn, ví dụ bất động sản dân cư, hoặc trong từng ngành thì cũng tùy chất lượng tín dụng hay đặc điểm của công cụ nợ. Do đó, chúng ta kỳ vọng lãi suất giảm trên thị trường tín dụng, bao gồm tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp, nhưng cần chấp nhận các khoản tín dụng hoặc lô trái phiếu có lãi suất cao, thậm chí tới 12 - 15%/năm tùy theo mức độ rủi ro, điểm xếp hạng tín nhiệm và kỳ hạn, hoặc điều khoản của sản phẩm đó theo đánh giá của bên cho vay hay nhà đầu tư trái phiếu.

image

Vì sao hệ thống ngân hàng liên tục hạ lãi suất trong thời gian qua mà tiền vẫn không rẻ?

Đó có lẽ là vấn đề của chúng ta hiện nay, vì những lý do sau.

Thứ nhất, hiện nay, những dữ liệu công bố cho thấy, lãi suất giảm chủ yếu diễn ra trên thị trường 1 (tiền gửi), trong khi lãi suất trên thị trường tín dụng doanh nghiệp có lẽ cần thời gian hoặc thống kê thêm.

Thứ hai, quan trọng hơn cả là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp ở nhiều ngành chủ chốt còn thấp. Tôi muốn lấy ví dụ cụ thể tại ngành dệt may, doanh thu của ngành này chịu tác động tiêu cực bởi sự sụt giảm mạnh về cầu ở các thị trường trọng điểm (bao gồm Mỹ, châu Âu). Biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu hẹp do chi phí đầu vào tăng, trong khi giá đầu ra giảm vì cầu yếu (xem biểu đồ).

Do đó, nhu cầu vốn hay khả năng hấp thụ vốn sẽ rất thấp. Nếu chúng ta thực hiện đẩy mạnh tín dụng thì rủi ro có thể là chủ doanh nghiệp lại tranh thủ đầu tư vào các kênh có tính đầu cơ như chứng khoán.

Theo tôi, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp ngành dệt may cần được hỗ trợ thêm ngoài tín dụng, ví dụ các chính sách hỗ trợ tài khóa qua giảm thuế, phí nhiều hơn. Với tín dụng, có thể cần một chương trình có điều kiện ưu tiên những doanh nghiệp không hoặc hạn chế sa thải lao động hàng loạt, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và có sự duy trì, nhất là về nhân lực lao động để có thể đón chờ cơ hội khi đơn hàng hồi phục.

Dệt may không chỉ đóng góp gần 37,5 tỷ USD xuất khẩu (giá trị xuất khẩu ròng 9,4 tỷ USD) trong năm 2022, mà còn cung cấp hơn 3 triệu việc làm (khoảng 6% tổng lực lượng lao động của Việt Nam). Đây cũng là một trong những ngành cần có chính sách hỗ trợ để “cầm cự” qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Thực tế, triển vọng nửa cuối năm 2023 có thể sẽ “sáng” hơn nửa đầu năm nhờ kỳ vọng cầu hồi phục ở Mỹ và châu Âu khi mùa lễ hội cuối năm đang đến gần.

Thời kỳ tiền rẻ thường đưa đến những hoạt động kinh tế sôi động, tuy nhiên, liệu có rủi ro gì đối với nền kinh tế và đâu là giải pháp đề phòng?

Trong bối cảnh khả năng hấp thụ tín dụng thấp hiện nay, nhưng nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế có triển vọng hồi phục trong một vài quý tới. Giải pháp quan trọng nhất là triển khai các chương trình tài khóa và tiền tệ có chọn lọc theo chương trình, theo nhóm ngành, với tiêu chí hỗ trợ hoặc điều kiện cụ thể. Khi đó, các chính sách sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, thách thức chính với chúng ta là khâu tổ chức triển khai và giám sát, nhằm hạn chế trục lợi chính sách và phát huy tối đa hiệu quả của các chính sách hỗ trợ.

Còn nếu không, với việc cung tiền nới lỏng mạnh mẽ và hàng loạt, rủi ro tiền rẻ có thể diễn ra là dòng tiền chảy vào các kênh đầu cơ, trong đó có chứng khoán. Khi đó, mục tiêu của các chính sách nhằm hỗ trợ khôi phục kinh tế tăng trưởng không những không hiệu quả, mà còn khiến nền kinh tế đối mặt với vấn đề nợ xấu hay các hệ lụy khác từ việc triển khai các chính sách tiền rẻ hiện nay trong tương lai.

Nguồn bài viết: Kỳ vọng lãi suất cho vay giảm còn 7 - 8%/năm | Tin nhanh chứng khoán

Lỗ kỷ lục quý 2 dù chuỗi Long Châu đã xuất sắc “gánh team”, kỳ vọng nào cho FPT Retail trong nửa cuối năm?

image

Long Châu được kỳ vọng sẽ là nguồn thu chính cho FRT trong năm 2023 khi chuỗi FPT Shop đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ chiến lược giảm giá bán của các nhà bán lẻ.

Doanh thu từ bán thuốc lần đầu tiên “vượt mặt” máy tính, điện thoại

Trước bối cảnh sức mua suy yếu cùng nhu cầu sụt giảm, quý 2 vừa qua tiếp tục là khoảng thời gian tương đối khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ, và CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã: FRT) không phải ngoại lệ.

Mức lỗ gần 220 tỷ đồng trong quý vừa qua là con số lỗ ròng (lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ) lớn nhất lịch sử của công ty này.

FRT cho biết, giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động, thị trường bán lẻ ICT 6 tháng đầu 2023 đối mặt với những thách thức lớn nhất trong nhiều năm khi thị trường chung giảm khoảng 24%, kèm theo đó là cuộc chiến cạnh tranh giá khốc liệt để giành thị phần.


Trong khi mảng ICT đối diện khó khăn lớn chưa từng có, điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của FPT Retail đến từ chuỗi dược phẩm Long Châu. Quý 2/2023, chuỗi nhà thuốc này tiếp tục mở mới gần 190 cửa hàng, riêng FPT Shop đã phải đóng cửa 7 cửa hàng. Doanh thu chuỗi Long Châu quý 2/2023 nhờ đó tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ đạt 3.615 tỷ đồng, con số này giúp Long Châu lần đầu tiên vượt doanh thu của chuỗi FPT Shop (ghi nhận 3.605 tỷ đồng).

image
Báo cáo mới cập nhật về FPT Retail của Chứng khoán An Bình (ABS) nêu rõ, động lực tăng trưởng chính của FRT đến từ chuỗi nhà thuốc Long Châu . Nhóm phân tích đánh giá rằng Long Châu sẽ là nguồn thu chính cho FRT trong năm 2023 khi chuỗi FPT Shop đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ chiến lược giảm giá bán của các nhà bán lẻ và bối cảnh thị trường ICT bão hòa, nhu cầu tiêu thụ suy yếu.

Trong dài hạn, ABS kỳ vọng Long Châu sẽ tiếp tục là động lực của FRT nhờ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và lợi thế về quy mô. CTCK này dự báo số nhà thuốc của Long Châu trong năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.340 cửa hàng và 1.763 cửa hàng, với doanh thu TB/cửa hàng đạt tăng trưởng 10%/năm trong giai đoạn này.
image

Đối với chuỗi FPT Shop, dù gặp nhiều khó khăn song triển vọng hồi phục trong thời gian tới được hỗ trợ bởi một số yếu tố, điển hình là việc tập trung đẩy mạnh bán hàng gia dụng trong chuỗi FPT Shop. Việc đưa hàng gia dụng vào chuỗi FPT Shop giúp FRT có thể tận dụng lượng khách đến cửa hàng, tăng doanh thu trên mỗi cửa hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, FRT đã nâng số cửa hàng FPT Shop bán hàng gia dụng lên 585 cửa hàng (tăng 285 cửa hàng so với đầu năm). FRT đặt mục tiêu mảng kinh doanh này sẽ đóng góp 15% doanh thu cho doanh nghiệp trong 3 năm tới.

Ngoài ra, ABS cũng kỳ vọng sức tiêu thụ được phục hồi trong nửa cuối năm nhờ tình hình lạm phát đã hạ nhiệt và mặt bằng lãi suất giảm . Thêm vào đó, việc NHNN giảm lãi suất 4 lần từ đầu năm đã gỡ khó giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay cao như FRT.

image
image

Mặt khác, một trong những động lực tăng trưởng khác đến từ việc FRT đã được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn quốc để khai thác kinh doanh lĩnh vực viễn thông di động.

FPT Retail sẽ cung cấp các dịch vụ mạng viễn thông di động mặt đất trên phạm vi toàn quốc (mạng di động ảo - MVNO). Đặc biệt, công ty sẽ tập trung vào định hướng phát triển các thuê bao sử dụng 3G/4G hoặc các công nghệ cao hơn, ABS đánh giá rằng FRT có nhiều lợi thế vượt trội trong khai thác mảng kinh doanh này.

Thêm vào đó, dư địa tăng trưởng của các doanh nghiệp MVNO vẫn còn rất rộng mở. Theo số liệu của Cục Viễn thông, số lượng thuê bao ĐTDĐ tại Việt Nam khoảng 130 triệu thuê bao, trong đó số lượng thuê bao của các doanh nghiệp MVNO đạt 2,65 triệu, chiếm 2,1% tổng số lượng thuê bao toàn thị trường.

Như vậy, đây vẫn là một lĩnh vực tiềm năng mà FRT có thể khai thác trong thời gian tới, nhờ đó trở thành động lực tăng trưởng cho FRT trong tương lai", báo cáo cũng chỉ rõ.

MVNO (Mobile Virtual Network Operator) là mô hình mạng di động, trong đó nhà cung cấp dịch vụ không sở hữu hạ tầng mạng lưới viễn thông mà sẽ thuê của một đơn vị khác.

Ở Việt Nam hiện nay, Bộ TT&TT đã cấp phép cho 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng di động ảo mới nhất là FPT Retail, 4 doanh nghiệp khác gồm: I-Telecom của Đông Dương Telecom, mạng ảo Reddi của Mobicast, mạng ảo Local của Công ty cổ phần viễn thông ASIM, Công ty TNHH Dịch vụ số Digilife Việt Nam (thuộc VnPay).

Nguồn bài viết: Lỗ kỷ lục quý 2 dù chuỗi Long Châu đã xuất sắc “gánh team”, kỳ vọng nào cho FPT Retail trong nửa cuối năm?

Cổ phiếu mía đường đồng loạt tăng trần sau tin Ấn Độ lần đầu cấm xuất khẩu đường sau 7 năm

image

Tâm điểm thị trường dồn về cổ phiếu mía đường khi đua nhau tăng tốc với sắc tím bao phủ trong phiên sáng 24/8. Nổi bật nhất là SBT của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa - cổ phiếu ngành mía đường có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán khi bất ngờ tăng hết biên độ với dư mua trần lên tới 1,2 triệu đơn vị, thanh khoản cũng tăng vọt hơn 3 triệu đơn vị khớp lệnh chỉ sau hơn một tiếng giao dịch.

Cổ phiếu LSS của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn và KTS của Công ty cổ phần Đường Kon Tum cũng đồng loạt tím trần, trắng bên bán. SLS và QNS cũng không nằm ngoài xu hướng tăng khi cùng bứt phá 6,9%.

Cổ phiếu mía đường đồng loạt tăng trần sau tin Ấn Độ lần đầu cấm xuất khẩu đường sau 7 năm - Ảnh 1.

Cổ phiếu mía đường bứt phá mạnh sau thông tin Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đường

Sự bùng nổ của cổ phiếu ngành đường diễn ra sau thông tin Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10/2023. Động thái tạm dừng xuất khẩu này của Ấn Độ diễn ra lần đầu tiên sau 7 năm, trong bối cảnh tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía.

Trọng tâm chính của New Delhi là đáp ứng nhu cầu đường trong nước và sản xuất ethanol từ mía dư thừa. Trong niên vụ sắp tới, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ không có đủ đường để phân bổ cho hạn ngạch xuất khẩu.

Ấn Độ chỉ cho phép các nhà máy xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại tính đến ngày 30/9, sau khi cho phép các doanh nghiệp bán kỷ lục 11,1 triệu tấn trong niên vụ trước. Năm 2016, Ấn Độ đã áp thuế 20% đối với xuất khẩu đường để hạn chế doanh số bán ra nước ngoài.

Lo ngại về nguồn cung khan hiếm đè nặng lên an ninh lương thực toàn cầu khiến giá đường tiếp tục neo ở mức cao nhất 11 năm. Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá đường thô thế giới đạt 23,85 US cent/pound, tăng 27,5% so với thời điểm đầu năm nay.

Cổ phiếu mía đường đồng loạt tăng trần sau tin Ấn Độ lần đầu cấm xuất khẩu đường sau 7 năm - Ảnh 2.

Giá bán đường thế giới duy trì mức cao là một trong những luồng thông tin tích cực góp phần giúp cổ phiếu nhóm mía đường bùng nổ.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), sản lượng đường trong nước dự kiến đạt 87.000 tấn tăng 16,6% cho niên độ 2022/2023. Giá đường trong nước được dự báo nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức cao và đi cùng pha với giá đường thế giới trong năm 2023 do đường nhập khẩu chiếm 2/3 nguồn cung đường của Việt Nam.

Chứng khoán KBSV dự báo giá đường mía sẽ tiếp tục neo ở mức cao, hỗ trợ đà tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước và trên thế giới trước khi bước giai đoạn điều chỉnh rõ ràng hơn.

Trong một báo cáo gần nhất, SSI Research cho rằng giá đường tinh luyện sẽ duy trì quanh mức 20.000 đồng/kg (tăng 12% so với cùng kỳ) từ quý II/2023. Ngoài ra, đơn vị này kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ nâng lượng đường nhập khẩu tối đa theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 để bổ sung nguồn cung đường trong nước, mang lại lợi ích cho các nhà máy đường tinh luyện trong nước nhập khẩu đường thô.

Bên cạnh đó, các chính sách chống trợ cấp chống bán phá giá áp dụng đối với đường Thái Lan nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước là yếu tố góp phần cải thiện dài hạn sản lượng đường trong nước và giá đường.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi sẽ được trình Quốc hội trong tháng 5/2024. Tuy nhiên, SSI Research cho rằng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ít có tác động đến tiêu thụ đường trong nước. Vì vậy, đơn vị này cho rằng cũng cho rằng kết quả kinh doanh của ngành sẽ diễn biến khả quan trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu mía đường đồng loạt tăng trần sau tin Ấn Độ lần đầu cấm xuất khẩu đường sau 7 năm

Một công ty tài chính mua thành công 12 triệu cổ phiếu VFS

image
Trong thông báo mới nhất, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance, mã: EVF) vừa báo cáo hoàn tất mua vào 12 triệu cổ phiếu VFS của CTCP Chứng khoán Nhất Việt phiên 21/8.

Trước giao dịch, công ty tài chính không sở hữu bất kỳ cổ phiếu VFS nào. Hiện EVF sở hữu 10% vốn tại VFS. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hải, Thành viên độc lập HĐQT EVF và ông Lê Long Giang, Trưởng Ban Kiểm soát EVF đang nắm lần lượt 34 nghìn cổ phiếu và 35 nghìn cổ phiếu VFS. Tổng lượng sở hữu nhóm cổ đông EVF tại Chứng khoán Nhất Việt là 10,058% vốn.

Việc EVNFinance mua vào cổ phần nằm đợt phát hành riêng lẻ của VFS. Chứng khoán Nhất Việt chào bán gần 40 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp, tương ứng số tiền EVF chi ra để hoàn tất mua vào khoảng 120 tỷ đồng. Trong khi đó, thị giá VFS trên sàn là 26.100 đồng/cp.


Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là gần 398 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng để bổ sung cho hoạt động đầu tư tự doanh chứng khoán, còn lại gần 198 đồng dùng cho vốn hoạt động cho vay ký quỹ. Thời gian dự kiến giải ngân vào quý 3-4/2023.

Theo danh sách VFS công bố trước đó, 8 nhà đầu tư chuyên nghiệp gồm có 7 cá nhân và 1 tổ chức tham gia mua vào cổ phần trong đợt phát hành. Ngoài EVF, Tổng Giám đốc VFS Trần Anh Thắng cũng đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu. Ông Thắng sau đó cũng đã báo cáo mua vào thành công đúng lượng đăng ký.

Về VFS, công ty chứng khoán thành vừa thành công niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX cuối tháng 7 vừa qua. Trước đó cổ phiếu giao dịch trên UPCoM. Hiện vốn điều lệ Chứng khoán Nhất Việt là 802,5 tỷ đồng. Theo kế hoạch, VFS đang trình UBCKNN thông qua phương án tăng vốn lên mức 2.400 tỷ đồng

Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, VFS ghi nhận doanh thu hoạt động gần 135 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 44 tỷ đồng, lần lượt tăng 50% và 23% so với cùng kỳ. So với kế hoạch, công ty đã thực hiện được 55% mục tiêu lãi cả năm.

image

Nguồn: Một công ty tài chính mua thành công 12 triệu cổ phiếu VFS

Vị Chủ tịch 8X mới mua thành công 7 triệu cổ phiếu VFS là ai?

Vị Chủ tịch 8X mới mua thành công 7 triệu cổ phiếu VFS là ai?

Kết thúc đợt chào bán riêng lẻ, 39,75 triệu cổ phiếu VFS đã được phân phối hết cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong đó, cá nhân mua lượng cổ phiếu VFS nhiều nhất là ông Trần Anh Thắng

Mới đây Công ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt (tên viết tắt và mã cổ phiếu đều là VFS) đã chào bán thành công 39,75 triệu cổ phiếu phổ thông nhằm huy động 397,5 tỷ đồng cho mục đích tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng.

Sau phát hành, số lượng cổ phiếu VFS lưu hành tăng lên là 120 triệu cổ phiếu. Trong đó, cổ phần mới được chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày kết thúc/hoàn thành đợt chào bán.

Đã có tổng cộng 8 nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia mua cổ phiếu VFS đợt này, bao gồm:

  • Công ty Tài chính cổ phần điện lực: mua 12 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch, doanh nghiệp này giữ tỷ lệ sở hữu 10% tại VFS.

  • Ông Trần Anh Thắng: mua 7 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch ông Thắng nâng lượng sở hữu cổ phiếu VFS lên 15,61 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 13,01%.

Ông Thắng chính là Phó Chủ tịch thường trực, Tổng giám đốc của Chứng khoán Nhất Việt.

Ông Trần Anh Thắng sinh năm 1984 là thạc sỹ Tài chính Quản trị kinh doanh. Giai đoạn 2010-2016, ông Thắng là Trưởng phòng Phân tích và tư vấn đầu tư tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và CTCP Chứng khoán Everest (EVS).

Ngày 16/02/2017, ông Trần Anh Thắng được HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Nhất Việt bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2014-2019 và được chính thức thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 và đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 29/3/2017.

Ông Trần Anh Thắng tiếp tục được bầu là thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT. Từ ngày 10/4/2021, ông Trần Anh Thắng thôi giữ vị trí Chủ tịch của VFS và đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch thường trực HĐQT.

Ngoài đảm nhiệm vị trí tại VFS, ông Thắng hiện còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Amber Capital Holdings và là thành viên HĐQT độc lập của Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (EIB).

Ngoài ông Thắng, có 6 cá nhân khác đã mua thành công 20,75 triệu cổ phiếu VFS trong đợt chào bán riêng lẻ này, bao gồm:

Ngày 13/10/2008, công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 100/GP-UBCK của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Công ty hiện đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, dịch vụ chứng khoán với trọng tâm là cho vay ký quỹ khách hàng cá nhân và tổ chức.

Nguồn bài viết: Vị Chủ tịch 8X mới mua thành công 7 triệu cổ phiếu VFS là ai?

Các tổ chức đồng loạt dự báo cổ phiếu chứng khoán và bất động sản được thêm mới trong kỳ review quý 3, ba quỹ ETF ngoại quy mô gần 45.000 tỷ đồng sẽ mua bán ra sao?

Hiện tại, tổng tài sản của quỹ FTSE ETF đạt 384 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng), quỹ V.N.M ETF đạt 620 triệu USD (khoảng 14.900 tỷ đồng) trong khi Fubon FTSE ETF có quy mô đạt 21 tỷ Đài Tệ, tương ứng 21.000 tỷ đồng.

Các tổ chức đồng loạt dự báo cổ phiếu chứng khoán và bất động sản được thêm mới trong kỳ review quý 3, ba quỹ ETF ngoại quy mô gần 45.000 tỷ đồng sẽ mua bán ra sao?

Ngay trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh, một sự kiện nhà đầu tư cần chú ý chính là hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF. Cụ thể vào ngày 1/9, FTSE sẽ công bố danh mục cổ phiếu thành phần bộ chỉ số FTSE Vietnam All-share và FTSE Vietnam Index.

Tiếp sau đó 1 tuần, vào rạng sáng 8/9, MarketVector cũng sẽ công bố danh mục cổ phiếu thuộc chỉ số MarketVector Vietnam Local Index. FTSE Vietnam 30 Index, chỉ số tham chiếu của quỹ Fubon ETF cũng sẽ đến kỳ đánh giá quý 3/2023.

Ngày 15/9, các quỹ ETF tham chiếu ba bộ chỉ số trên sẽ hoàn tất cơ cấu toàn bộ danh mục.

Hiện tại, tổng tài sản của quỹ FTSE ETF đạt 384 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng), quỹ V.N.M ETF đạt 620 triệu USD (khoảng 14.900 tỷ đồng) trong khi Fubon FTSE ETF có quy mô đạt 21 tỷ Đài Tệ, tương ứng 21.000 tỷ đồng.

Chứng khoán BIDV (BSC) vừa có dự phóng về hoạt động cơ cấu danh mục các ETF.

Với chỉ số FTSE Vietnam 30 Index (ETF Fubon tham chiếu), dự kiến chỉ số không loại bỏ cổ phiếu nào và sẽ thêm mới LPB do danh mục hiện tại bao gồm 29 cổ phiếu, khi NVL đã bị loại do trong trường hợp bị cảnh báo.

Tuy nhiên do sự khác biệt về tỷ lệ free-float và trọng số đầu tư mà FTSE áp dụng, KDH (ở ngưỡng điều kiện sàng lọc về thanh khoản) và HCM (ở ngưỡng tiêu chí tỷ lệ nước ngoài) có thể bị loại. Trong trường hợp KDH, HCM bị loại thì BSC cho rằng hai mã là PDR và NLG sẽ thay thế lần lượt các cổ phiếu này.

Dự báo về giao dịch của Fubon ETF trong đợt cơ cấu quý 3 này, BSC cho rằng LPB sẽ được mua vào 14,5 triệu đơn vị, cùng với đó là mua thêm HCM (5,8 triệu cp), GEX (4,5 triệu cp), KBC (4,3 triệu cp), KDH (2,6 triệu cp). Ngược lại, quỹ ngoại từ Đài Loan có thể bán ra SSI (-7 triệu cp), HPG (-5 triệu cp), SBT (-6,5 triệu cp),…

Với FTSE Vietnam Index (FTSE ETF tham chiếu), BSC dự phóng sẽ không loại bỏ cổ phiếu nào và sẽ thêm mới cổ phiếu ngành chứng khoán là VIX do đã đáp ứng các điều kiện. Ngoài ra, cổ phiếu bất động sản Phát Đạt (PDR) đang ở ngưỡng điều kiện giá trị vốn hóa để có thể xem xét vào rổ.

Trong kịch bản này, BSC dự báo gần 8 triệu cổ phiếu VIX sẽ được quỹ FTSE ETF mua vào để thêm mới vào danh mục. Ngoài ra, quỹ ETF này cũng có thể mua thêm gần 3 triệu cổ phiếu VND, gần 2 triệu cổ phiếu GEX và gần 2 triệu cổ phiếu KBC trong đợt cơ cấu này. Ngược lại, theo BSC, FTSE ETF có thể bán ra hơn 3,3 triệu cổ phiếu SSI, 1,5 triệu cổ phiếu SHB, 1 triệu cổ phiếu VRE…

Với chỉ số MarketVector Vietnam Index (Van Eck Market Vector Vietnam Local Index ETF - V.N.M ETF tham chiếu), BSC dự kiến không loại bỏ cổ phiếu nào và có thể thêm mới là mã CEO. Dù vậy, cổ phiếu HNG ở ngưỡng giới hạn vốn hóa 98% có thể bị loại nếu không đáp ứng điều kiện này.

CEO với việc được thêm mới có thể được V.N.M ETF mua vào hơn 12 triệu đơn vị để đạt tỷ trọng hơn 2% trong danh mục. Ngoài ra, trong đợt cơ cấu này, quỹ ETF có thể mua thêm 1 triệu cổ phiếu VIX, trong khi bán bớt SSI (-2,4 triệu cp), SHB (-1,4 triệu cp), HNG (-1,4 triệu), HAG (-1,3 triệu), VIC (-1,6 triệu),…

Tổng cộng, sẽ có gần 9 triệu cổ phiếu VIX, 14,5 triệu cổ phiếu LPB, 12 triệu cổ phiếu CEO, 10 triệu cổ phiếu VND… được ba quỹ ETF mua vào trong đợt cơ cấu quý 3.


Trước đó, SSI Research và Chứng khoán Yuanta cũng đã có dự phóng về hoạt động cơ cấu của các rổ chỉ số trên.

Với FTSE Vietnam Index, cả SSI và Yuanta đồng quan điểm với BSC khi dự báo cổ phiếu VIX có thể được thêm mới vào rổ chỉ số. Do đó, SSI Research dự báo quỹ FTSE ETF sẽ mua vào gần 9,5 triệu cổ phiếu VIX trong khi Yuanta cho rằng FTSE ETF sẽ mua mới 14,7 triệu đơn vị VIX. Ngoài ra, SSI cho rằng PDR cũng sẽ lọt rổ và được mua mới hơn 5 triệu đơn vị.

Trong khi đó, khác với BSC, SSI và Yuanta dự báo MarketVector Vietnam Index sẽ không có sự thay đổi về danh mục và giữ nguyên 42 cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Các tổ chức đồng loạt dự báo cổ phiếu chứng khoán và bất động sản được thêm mới trong kỳ review quý 3, ba quỹ ETF ngoại quy mô gần 45.000 tỷ đồng sẽ mua bán ra sao?

Động lực nào đẩy vốn hóa Vinamilk tăng 1,3 tỷ USD sau 2 tháng, ngoài bộ nhận diện thương hiệu mới?

Tính từ đáy hồi cuối tháng 6, cổ phiếu Vinamilk đã tăng gần 23% thị giá, tương ứng vốn hóa thị trường có thêm 30.300 tỷ (~1,3 tỷ USD).


Thị trường chứng khoán vừa có phiên bứt phá mạnh trở lại mốc 1.200 điểm với “đầu tàu” là cổ phiếu Vinamilk (mã VNM). Cổ phiếu này tăng 4% lên mức 77.900 đồng/cp, cao nhất trong vòng 7 tháng. Mức tăng này đưa VNM trở thành cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào VN-Index trong phiên 28/8 vừa qua.

Thực tế, cổ phiếu VNM đã bắt đầu đi lên từ cuối tháng 6 và được tiếp thêm động lực để tăng tốc với sự kiện ra mắt nhận diện thương hiệu mới ngày 6/7. Kể từ sự kiện đó đến nay, cổ phiếu này đã tăng thêm 14%. Tính từ đáy cách đây hơn 2 tháng, VNM đã tăng gần 23% thị giá, tương ứng vốn hóa thị trường có thêm 30.300 tỷ (~1,3 tỷ USD), lên gần 163.000 tỷ đồng.


Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng sự kiện tái định vị thương hiệu với việc thay đổi logo, mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ vào trong tương tác với khách hàng cho thấy những nỗ lực trẻ hóa thương hiệu để hướng đến nhóm tiêu dùng trẻ, năng động. Các dự án số hóa nhằm ứng dụng công nghệ sẽ giúp Vinamilk có thể tiếp cận và hiểu được khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, nhằm đưa ra các giải pháp giúp tăng hiệu suất hoạt động.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, Vinamilk tự tin sẽ giành lại được thị phần trong các quý sắp tới nhờ vào Chiến dịch tái định vị thương hiệu và thay đổi bao bì sản phẩm mới (công ty đã giành lại được thị phần trong tháng 6). Hiện tại, thị phần của ngành hàng Sữa nước đang đạt hơn 60%, Sữa chua khoảng 80%, Sữa đặc lớn hơn 80% và Sữa bột ở mức quanh 20%.

Biên lãi gộp tiếp tục cải thiện

Bên cạnh hoạt động tái định vị thương hiệu, một yếu tố quan trọng được đánh giá có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của Vinamilk là xu hướng giảm giá nguyên vật liệu đầu vào. Giá sữa bột gầy (SMP) và sữa nguyên kem (WMP) trong thời gian qua đã liên tục điều chỉnh giảm kể từ thời điểm nổ ra xung đột tại Ukraine.

Giá nguyên liệu đầu vào giảm giúp biên lợi nhuận gộp của Vinamilk có mức cải thiện lớn nhất kể từ đầu năm 2021. Biên lãi gộp trong quý 2/2023 đạt 40,5% (lũy kế 6 tháng năm 2023 đạt 39,7%), tương ứng với mức tăng 170 điểm cơ bản so với quý trước. Theo PHS, Vinamilk kỳ vọng xu hướng hồi phục của biên lợi nhuận gộp sẽ tiếp diễn trong các quý tiếp theo với mục tiêu quay trở về mức trước đại dịch Covid.


Tuy nhiên, PHS đánh giá Vinamilk cũng không miễn nhiễm với các tác động từ hiện tượng thời tiết cực đoạn El Nino khi nhiệt độ tăng cao có thể làm tăng giá nguyên liệu chăn nuôi, cũng như làm giảm sản lượng sữa. Theo CTCK này, Vinamilk đã điều chỉnh giá thu mua sữa lên 7% để chia sẻ với người nông dân trong thời gian vừa qua và đã chốt giá nguyên vật liệu tới cuối quý 3 và đầu quý 4/2023.

PHS dự phóng thị trường sữa và các sản phẩm liên quan tại Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng CAGR khoảng 4,0%/năm. Trong khi đó, thị phần của Vinamilk có thể tăng 0,3 điểm phần trăm mỗi năm. Biên lợi nhuận gộp trong năm 2023 theo dự phóng của CTCK này có thể đạt 41,2%, tăng 136 điểm cơ bản so với năm trước nhờ vào xu hướng giảm của giá nguyên vật liệu.

Tương tự, SSI Research trong một báo cáo mới đây, cũng kỳ vọng xu hướng giảm giá sữa bột nhập khẩu sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận ròng của Vinamilk thời gian tới. Bên cạnh đó, chiến lược chuyển đổi trung hạn của Vinamilk với nhận diện thương hiệu mới, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh thu và bảo vệ thị phần. Trong năm 2024, SSI Research dự phóng tỷ suất lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ tăng từ 42,1% lên 43% để phản ánh xu hướng giảm của sữa bột nhập khẩu.


Trong một diễn biến khác, Villico (công ty con của VNM) đã công bố kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng với thời gian nhận đăng ký mua sẽ diễn ra từ ngày 24/7 đến 28/8/2023. Số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 603 tỷ đồng sẽ được Villico sử dụng để tăng phần vốn góp tại công ty liên doanh với Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản, để thực hiện dự án bò thịt. Dự án đã được khởi công vào quý 1/2023 và dự kiến hoàn thành và tung sản phẩm ra thị trường vào cuối quý 3/2024.

Nguồn bài viết: Động lực nào đẩy vốn hóa Vinamilk tăng 1,3 tỷ USD sau 2 tháng, ngoài bộ nhận diện thương hiệu mới?

Bitagco (ABS) tiếp tục kéo dài thời gian trả cổ tức năm 2021 lần thứ 5 liên tiếp

(ĐTCK) CTCP Dịch vụ nông nghiệp Bình Thuận (Bitagco, mã ABS – sàn HOSE) thông qua việc tiếp tục gia hạn thời gian thanh toán cổ tức năm 2021 cho cổ đông, kéo dài tới 29/9/2023.

image
Cụ thể, Bitagco thông qua việc gia hạn thời gian chi trả cổ tức năm 2021 lần thứ 5, chậm nhất sẽ thanh toán đến ngày 29/9/2023.

Được biết, ngày 11/10/2022, Bitagco chốt danh sách trả cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng, thời gian thanh toán dự kiến là ngày 26/10/2022. Với 80 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Bitagco sẽ phải trả tổng cộng 40 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2021.

Mặc dù Công ty dự kiến trả cổ tức lần 1 vào ngày 26/10/2022 nhưng do một số vấn đề phát sinh ngoài dự kiến cụ thể là nguồn tiền thu từ khách hàng không đúng theo kế hoạch dự kiến, vì vậy Công ty cần thêm thời gian cân đối dòng tiền để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công ty thông báo điều chỉnh thời gian thanh toán sang ngày 22/12/2022.

Lần hai, Công ty dự kiến sẽ trả thanh toán vào ngày 18/4/2023 do vấn đề phát sinh ngoài dự kiến và tình hình thị trường sau đại dịch gặp nhiều khó khăn.

Lần ba, Công ty dự kiến thanh toán cổ tức vào ngày 31/5/2023 nhưng cũng không thanh toán, với lý do tương tự trên.

Lần tư, Công ty dự kiến chuyển thời gian trả cổ tức năm 2021 từ 31/5 sang 31/8/2023.

Như vậy, khi đến gần thời gian thanh toán, Bitagco liên tục kéo dài thời gian trả cổ tức cho cổ đông.

Được biết, tính tới 30/6/2023, Bitagco đang sở hữu 121,4 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 7,5% tổng tài sản và lớn hơn tổng số tiền trả cổ tức năm 2021 là 40 tỷ đồng.

Một diễn biến đáng lưu ý khác, ông Trần Văn Mười, Chủ tịch HĐQT Bitagco đăng ký bán 5,85 triệu cổ phiếu ABS để giảm sở hữu từ 19,81%, xuống còn 12,5% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 14/8 đến ngày 12/9.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/8, cổ phiếu ABS tăng 110 đồng lên 7.340 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Bitagco (ABS) tiếp tục kéo dài thời gian trả cổ tức năm 2021 lần thứ 5 liên tiếp | Tin nhanh chứng khoán

Novaland: Lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2023 giảm do trích lập dự phòng

Báo cáo tài chính bán niên, sau kiểm toán của Novaland có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Novaland trong 6 tháng đầu năm 2023 chênh lệch giảm 483,2 tỷ đồng so với báo cáo tài chính trước khi soát xét. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty trích lập dự phòng và điều chỉnh giảm thu nhập theo yêu cầu của kiểm toán.


NovaWorld Phan Thiết đã đưa vào vận hành giai đoạn 1, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) luôn tuân thủ nghiêm túc trong việc thực hiện công bố thông tin theo quy định, đặc biệt là công bố thông tin báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính bán niên.

Sau gần một năm đầy khó khăn và biến động của nền kinh tế, 6 tháng đầu năm 2023, thị trường Bất động sản trong nước có những điểm sáng mới. Tuy nhiên, việc các tổ chức tài chính thắt chặt chính sách tín dụng bất động sản cùng niềm tin thị trường chưa kịp hồi phục tiếp tục là rào cản lớn khiến dòng thanh khoản của Novaland chưa thực sự ổn định như kỳ vọng. Điều này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty bị giảm trong báo cáo tài chính bán niên.

Báo cáo tài chính bán niên, sau kiểm toán của Novaland có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Novaland trong 6 tháng đầu năm 2023 chênh lệch giảm 483,2 tỷ đồng so với báo cáo tài chính trước khi soát xét. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty trích lập dự phòng và điều chỉnh giảm thu nhập theo yêu cầu của kiểm toán. Tuy nhiên, năm nay, Novaland đã có lịch thu tiền 283,8 tỷ đồng trong số 483,2 tỷ đồng nêu trên.

Ngoài ra, hiện nay một số đối tác của Novaland chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng hợp tác, do đó, khoản thu nhập của Công ty trong kỳ bị giảm. Khoản thu nhập này sẽ được ghi nhận trong kỳ kế toán tiếp theo sau khi Novaland thu được các nghĩa vụ tài chính từ các đối tác trễ hạn thanh toán cho Công ty và được hoàn thành trong năm 2023.

Cũng trong báo cáo tài chính bán niên, đơn vị kiểm toán độc lập đã lưu ý về giả định hoạt động liên tục của Novaland. Về điều này, Công ty đã cập nhật và chia sẻ minh bạch các khó khăn hiện nay như tình hình kinh tế thế giới, khu vực với nhiều biến động, lãi suất tăng cao và ảnh hưởng hậu covid khiến nền kinh tế chưa kịp phục hồi, cộng với các khó khăn, chậm trễ pháp lý đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động, kinh doanh và thanh khoản của Công ty.


Dự án The Grand Manhattan của Novaland tại Quận 1 (TP.HCM) đang được thi công trở lại

Với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và sự quyết liệt của các Cơ quan, Ban ngành, những vướng mắc về pháp lý và thủ tục đầu tư tại các dự án của Novaland như: NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, The Grand Manhattan… đã và đang được tháo gỡ và nhận được những tín hiệu tích cực. Trước đó, nhiều dự án của Công ty cũng được tái khởi động dưới sự hỗ trợ của các đối tác tài chính lớn như TPBank, MBBank, VPBank… và các nhà thầu, đơn vị xây dựng giàu kinh nghiệm.

Nguồn: Novaland: Lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2023 giảm do trích lập dự phòng

Chủ tịch UBCKNN: Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán mới nổi trước 2025, hai vấn đề trọng yếu đang được khẩn trương tháo gỡ

image
Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương

Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ ngành có liên quan để tháo gỡ, như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngày 29/8/2023, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì Hội nghị Gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức và các đối tác với chủ đề “Khai mở tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam – hướng tới vị thế thị trường mới nổi”.

Hội nghị được phối hợp tổ chức cùng Hiệp Hội Thị trường Tài chính và Chứng khoán châu Á (ASIFMA) với sự hỗ trợ của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm bàn thảo những giải pháp, hướng tới nâng hạng cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Toàn cảnh phiên thảo luận chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư quốc tế tại Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBCKNN, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Kông. Cùng với đó, Hội nghị còn sự tham dự của đại diện các tổ chức đầu tư lớn, quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản, công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, và đại diện của hai tổ chức xếp hạng thị trường quốc tế FTSE Russell và MSCI.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương cho biết, nâng hạng TTCK là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới. Mục tiêu này đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”; đồng thời, cũng đã được đưa vào trong dự thảo “Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030”. Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Do đó, "Hội nghị lần này là cơ hội quý báu để trao đổi thông tin, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các tổ chức đầu tư; đồng thời, cũng là một trong những diễn đàn quan trọng để trao đổi các tổ chức xếp hạng quốc tế về các giải pháp mang tính thực tiễn cao, hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường như đã đề ra” – Chủ tịch UBCKNN nhấn mạnh.

Cũng tại Hội nghị, Lãnh đạo UBCKNN đã khẳng định, trong thời gian vừa qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam. Theo đó, về khuôn khổ pháp lý, Luật Chứng khoán 2019, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường như: tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin bằng tiếng Anh; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm các sai phạm để thị trường minh bạch hơn…

“Bên cạnh việc phát triển về quy mô, thanh khoản, TTCK Việt Nam ngày càng minh bạch và lành mạnh hơn khi nhiều sai phạm đều bị xử lý nghiêm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động trong việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, trong đó, riêng nhóm VN30 đã có 100% doanh nghiệp công bố thông tin bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới hỗ trợ cho nâng hạng cũng đã được quy định rõ ràng hơn trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP và Thông tư 96/2020/TT-BTC. Sắp tới, UBCKNN sẽ tiếp tục đề xuất sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan để đảm bảo TTCK tăng tính minh bạch, công khai, bền vững, hỗ trợ cho tiến trình nâng hạng” – đại diện UBCKNN nêu.

“Những nỗ lực về cả sửa đổi pháp lý cũng như các giải pháp thực tiễn của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các thị trường vốn của Việt Nam” – Lãnh đạo UBCKNN nói thêm.

Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng thường xuyên trao đổi với MSCI và FTSE Russell nhằm cập nhật thông tin thực tế tới các tổ chức này, cũng như để các cơ quan quản lý hiểu rõ các các yêu cầu, tiêu chí từ các tổ chức, từ đó có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện. Đồng thời, Bộ Tài chính, UBCKNN đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan bộ, ngành, các tổ chức, thành viên thị trường để có những giải pháp giải quyết, tháo gỡ các nhóm vấn đề.

Theo đánh giá chung các tổ chức xếp hạng và các định chế tài chính quốc tế lớn, Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hiện có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK trong thời gian tới, đó là: Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding); và giới hạn sở hữu nước ngoài. Cả hai vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các cơ quan, bộ ngành có liên quan để tháo gỡ, như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tại Hội nghị lần này, đây tiếp tục là 2 vấn đề đặc biệt được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Theo các nhà đầu tư, để có thể được nâng hạng, Việt Nam cần triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) đã được quy định trong Nghị định 155/2020/NĐ-CP, trong đó ngân hàng lưu ký phải được là thành viên thanh toán bù trừ; và công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hạn chế tiếp cận và chỉ hạn chế sở hữu nước ngoài đối với những ngành thực sự cần thiết. Riêng đối vấn đề prefunding, khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì giải pháp triển khai hệ thống CCP trong đó ngân hàng lưu ký phải là thành viên bù trừ (bên cạnh các thành viên bù trừ là các công ty chứng khoán) là phương án tối ưu để xử lý vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch. Nếu không khắc phục được vấn đề prefunding thì câu chuyện nâng hạng của TTCK Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu.

Thông tin tại Hội nghị, đại diện UBCKNN cho biết thêm, trong khi chờ CCP, hiện cơ quan quản lý đang nghiên cứu các giải pháp trước mắt mang tính kỹ thuật để giảm thiểu các lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề ký quỹ trước giao dịch. Còn về lâu dài, CCP phải được triển khai, trong đó các ngân hàng lưu ký cũng là thành viên bù trừ bên cạnh các công ty chứng khoán, tuy nhiên điều này cần sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Lyndon Chao - đại diện Hiệp hội các Thị trường tài chính và chứng khoán châu Á (ASIFMA) đánh giá, Việt Nam đã và đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng. Theo Viện Nghiên cứu McKinsey, gần 70% người tiêu dùng Việt Nam có cái nhìn lạc quan về tương lai. Các nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục tăng cường đầu tư vào châu Á và Việt Nam là điểm đến đầu tư nổi bật trong tương lai ở châu Á, khi nỗ lực cải cách thị trường của cơ quan quản lý sẽ giúp các nhà quản lý quỹ toàn cầu tiếp cận Việt Nam dễ dàng hơn.

Trao đổi tại Hội nghị, các nhà đầu tư bày tỏ sự đánh giá cao và thực sự mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại TTCK Việt Nam. Các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm và đặt ra đối với Việt Nam đó là cần tiếp tục thúc đẩy một thị trường vốn minh bạch, lành mạnh và tạo thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong phần thảo luận, nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề nâng hạng, các giải pháp phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới… đã đặt ra và được đại diện lãnh đạo UBCKNN, VSDC, HOSE trả lời cụ thể.

Tiếp sau Hội nghị, Đoàn công tác của UBCKNN đã có các cuộc họp song phương với các tổ chức xếp hạng thị trường để cập nhật một số thông tin về các giải pháp cũng như cam kết của Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN trong các nỗ lưc thúc đẩy nâng hạng thị trường Việt Nam thời gian qua, cũng như chia sẻ một số định hướng chính sách trong thời gian sắp tới./.

Thời gian quan, UBCKNN đã chủ động, tích cực có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ quan, bộ ngành, tổ chức liên quan để trao đổi, xác định rõ các tiêu chí, các nhóm vấn đề vướng mắc cần giải quyết, đề xuất giải pháp để giải quyết từng nhóm vấn đề một cách toàn diện, dài hạn, hướng tới cải thiện đánh giá đối với TTCK mang tính bền vững. UBCKNN đã tổ chức nhiều cuộc họp, trao đổi với các tổ chức xếp hạng thị trường (MSCI, FTSE Russell), các thành viên thị trường, các bộ ngành có liên quan, đồng thời tham vấn từ Ngân hàng Thế giới, kể cả trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nguồn bài viết: Chủ tịch UBCKNN: Việt Nam hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán mới nổi trước 2025, hai vấn đề trọng yếu đang được khẩn trương tháo gỡ

Tím đi

Điều gì khiến cổ phiếu nhóm vận tải biển bất ngờ tăng tốc?

Những thay đổi về chính sách trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ trở thành cú huých đối với nhóm cổ phiếu vận tải biển trong bối cảnh tình hình kinh doanh đang gặp nhiều sóng gió.

image

Sau thời gian có phần “im hơi, lặng tiếng”, nhóm cổ phiếu vận tải biển vừa bất ngờ có cú bứt tốc mạnh mẽ ngay trước kỳ nghỉ lễ 2/9. Các cổ phiếu như GMD, HAH, VSC, VOS,… đều tăng mạnh cùng giao dịch đầy sôi động. Cổ phiếu GMD đã leo lên lập đỉnh lịch sử mới trong khi HAH cũng trở lại đỉnh 11 tháng,…


Cổ phiếu nhóm vận tải biển đồng loạt bứt phá có thể xuất phát từ thông tin Cục Hàng hải Việt Nam đã ban hành Dự thảo thay thế Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.

Dự thảo đề xuất tăng 10% giá dịch vụ xếp dỡ container từ ngày 1/1/2024 tại một số khu vực, bao gồm Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cái Mép Thị Vải. Bên cạnh đó, dự thảo còn đề xuất các bến có khả năng tiếp nhận tàu trên 160.000 DWT có thể áp mức tăng thêm 10% phí dịch vụ xếp dỡ, đồng nghĩa với việc các bến có cơ hội tăng phí bốc xếp lên 20% so với hiện tại nếu được thông qua.

Dự thảo nếu được thông qua có thể trở thành cú huých đối với nhóm cổ phiếu vận tải biển trong bối cảnh tình hình kinh doanh đang gặp nhiều sóng gió. Suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu vận tải biển dẫn đến giá cước chưa thể hồi phục trở lại. Sau khi đạt đỉnh vào quý 3/2021, giá cước vận tải container (theo quan sát qua Chỉ số container thế giới của Drewry) đã liên tục giảm mạnh và hiện đang “ngụp lặn” quanh vùng đáy 3 năm, với 1.700 USD/container 40 feet.


Hoạt động vận tải biển hồi phục chậm đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Đa phần các doanh nghiệp như HAH, VSC, VOS, VNA,… đều ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục thủng đáy lợi nhuận, thậm chí một số cái tên chỉ thoát lỗ trong gang tấc.

GMD là cái tên cá biệt trong nhóm ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng đột biến tuy nhiên kết quả này lại đến từ khoản lãi bất thường do bán Cảng Nam Hải Đình Vũ. Theo tính toán của SSI Research, nếu không tính khoản lãi bất thường, lợi nhuận cốt lõi của doanh nghiệp này sẽ tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp tục gia cố thêm đội tàu

Sau nửa đầu năm với nhiều khó khăn bủa vây, các doanh nghiệp vận tải biển đang kỳ vọng vào triển vọng tích cực hơn trong thời gian tới. Điều này phần nào được phản ánh qua việc các hãng tàu trong ngành vẫn đang lên kế hoạch sẽ tiếp tục đầu tư gia cố, làm trẻ hoá thêm đội tàu đang sở hữu.

Trong đó, VIMC công bố kế hoạch đầu tư thêm 4 tàu container từ 1.700 TEUS đến 2.200 TEUS và 08 tàu hàng khô trọng tải đến 60.000 tấn (DWT) sẽ thực hiện thanh lý 24 tàu với tổng trọng tải khoảng 617.000 tấn (DWT). Dự kiến đến năm 2025, đội tàu của VIMC có tổng số 40 tàu, tổng trọng tải khoảng 1,2 triệu tấn. Trong đó, đội tàu container đạt trọng tải khoảng 200.000 tấn DWT (13.000 - 16.000 TEU), tương đương 30% trọng tải đội tàu container Việt Nam.

Với Hải An, doanh nghiệp này đang có 11 tàu vận hành và sẽ đón thêm 3 tàu mới trong năm nay. Nguyên nhân là do Hải An đang có 3 tàu có sản lượng nhỏ và cũ, việc đóng tàu mới sẽ giúp trẻ hóa lực lượng này của công ty. Ngoài ra, việc này cũng sẽ đáp ứng những quy định mới của hàng hải quốc thế.

Theo các công ty nghiên cứu thị trường, tốc độ tăng trưởng của thị trường tàu hàng khô trong năm 2023 sẽ đạt mức 1,5-2,5%. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2023, số lượng tàu đóng mới được giao ở mức cao, sẽ tác động mạnh lên nguồn cung tàu và giá giao ngay sẽ khó có thể tăng trưởng lên mức cao như hồi 2022.

Thị trường tàu container trong nửa cuối năm 2023 được dự báo sẽ diễn biến chậm do số lượng tàu đóng mới được giao mở mức cao (120 tàu), trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hoá thấp như hiện nay sẽ xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung. Các hãng tàu được cho là sẽ tiếp tục giảm giá cước vận chuyển như trong nửa đầu năm để đảm bảo hoạt động của đội tàu.

Ở góc độ lạc quan hơn, SSI Research nhận định ngành vận tải container đã cải thiện đúng như kỳ vọng, quay trở lại trạng thái cân bằng hơn và chờ đợi sự phục hồi nhu cầu nhiều hơn. Về phía nguồn cung, các hãng tàu đều nỗ lực kiểm soát nguồn cung, tăng phá dỡ tàu (dữ liệu so với đầu năm cao hơn cả năm 2021 và 2022 cộng lại) dựa trên dữ liệu của Clarksons.

Bên cạnh đó, việc giá cho thuê tàu cải thiện từ 15-20% so với mức đáy phần nào cho thấy các hãng vận chuyển đang ở vị thế tốt hơn. Do đó, SSI Research cho rằng công suất tăng mạnh là để đáp ứng nhu cầu sắp tới khi xử lý hàng tồn kho kết thúc và việc nhập hàng lại bắt đầu trong những tháng tới.

Nguồn bài viết: Điều gì khiến cổ phiếu nhóm vận tải biển bất ngờ tăng tốc?

Quỹ tỷ USD của Dragon Capital đẩy mạnh giải ngân ngay trước nhịp hồi phục của VN-Index

Cổ phiếu VNM của Vinamilk bất ngờ thay thế BCM xếp vị trí thứ 10 những khoản đầu tư lớn nhất với tỷ trọng 3,32%.

image

Cập nhật hoạt động đến ngày 24/8, tỷ trọng tiền mặt của quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý – Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) giảm xuống 2,71%.

Với quy mô tài sản hơn 1,8 tỷ USD, lượng tiền mặt trong danh mục đạt hơn 50 triệu USD tương ứng 1.207 tỷ đồng, giảm gần 2.170 tỷ đồng chỉ sau 2 tuần quỹ VEIL nâng lượng tiền nắm giữ lên cao nhất 9 tháng.

Đáng chú ý, quỹ VEIL có động thái giảm gần 1.650 tỷ đồng lượng tiền nắm giữ trong tuần giao dịch 17/8-24/8 khi VN-Index có phiên giảm mạnh nhất 15 tháng. Sau những phiên rung lắc, thị trường hồi phục và tăng hơn 40 điểm trong tuần trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (2/9), qua đó đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 8 ở ngưỡng 1.224 điểm.

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất của VEIL tại ngày 24/8 vẫn ghi nhận cổ phiếu VPB đứng đầu với tỷ trọng 10,68%; theo sau là HPG (8,5%) và ACB (7,34%). Thêm vào đó, cổ phiếu VNM của Vinamilk bất ngờ thay thế BCM xếp vị trí thứ 10 với tỷ trọng 3,32%.

Theo nhận định của Dragon Capital, quý 2/2023 là quý thứ 2 liên tiếp có sự tăng trưởng lợi nhuận so với các quý trước, mặc dù lợi nhuận ròng giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã tăng 9% so với quý trước. Ngân hàng tiếp tục đóng vai trò trụ cột cho thị trường, chiếm 59% tổng lợi nhuận từ đầu năm đến nay, duy trì sự ổn định so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, nhóm ngành năng lượng, nguyên liệu, hóa chất và bản lẻ lại có sự sụt giảm trong quý này. Dự báo cho quý 3 sẽ mở rộng ra động lực tích cực cho sự phục hồi của thị trường trong nửa cuối năm 2023.

Nguồn bài viết: Quỹ tỷ USD của Dragon Capital đẩy mạnh giải ngân ngay trước nhịp hồi phục của VN-Index

Tổ chức liên quan tới con gái Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu HQC, dự chi gần trăm tỷ

N gay trước đó, trong tháng 8, tổ chức đã mua vào 1 triệu cổ phiếu trên tổng số 20 triệu cổ phiếu HQC đăng ký, lý do không hoàn tất do tổ chức không thu xếp đủ nguồn tài chính.

Trong thông báo mới nhất, CTCP Đầu tư Nam Quân vừa đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu HQC của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân. Giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện từ 8/9 đến 7/10/2023. Nếu hoàn tất thương vụ, tổ chức trên sẽ nắm giữ 21 triệu cổ phiếu HQC, tương ứng tỷ lệ 4,4% vốn.

Đầu tư Nam Quân là tổ chức có liên quan đến Phó Tổng Giám đốc HQC Trương Nguyễn Song Vân. Lãnh đạo này đồng thời là Thành viên HĐQT của Đầu tư Nam Quân, vào thời điểm cuối năm 2022 đang nắm hơn 10% vốn điều lệ của Nam Quân. Đồng thời, bà Vân là con gái ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân

Ngay trước đó, từ 2/8 đến 25/8/2023, Đầu tư Nam Quân vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu trên tổng số 20 triệu cổ phiếu đăng ký, phương thức là thỏa thuận. Lý do không hoàn tất do tổ chức không thu xếp đủ nguồn tài chính.

Đóng cửa phiên 5/9, thị giá cổ phiếu HQC đạt 4.430 đồng/cp. Tạm tính theo giá thị trường, giao dịch của Đầu tư Nam Quân có giá trị khoảng 89 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, chỉ trong ba phiên từ ngày 9 - 11/8, ông Trương Anh Tuấn đã bán thành công toàn bộ 16,3 triệu cổ phiếu HQC đang nắm giữ, tương ứng tỷ lệ 3,43% vốn điều lệ. Cùng thời gian, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Quân, tổ chức liên quan đến ông Trương Anh Tuấn cũng đã thoái sạch hơn 3 triệu cổ phiếu HQC.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, Địa ốc Hoàng Quân chỉ ghi nhận doanh thu thuần 145 tỷ đồng và LNST vỏn vẹn hơn 2,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 31% và giảm 85% so với nửa đầu năm 2022. So với kế hoạch lãi ròng 140 tỷ đồng đề ra cho năm nay, doanh nghiệp bất động sản này mới chỉ thực hiện được chưa đầy 2% mục tiêu cả năm.

Ngoài ra, trong BCTC soát xét bán niên 2023, đơn vị kiểm toán cũng có vấn đề nhấn mạnh về việc phát hành hóa đơn và kê khai, nộp thuế theo từng lần xuất.

Nguồn bài viết: Tổ chức liên quan tới con gái Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu HQC, dự chi gần trăm tỷ

Thêm 9 mã chứng khoán trên HNX bị cắt margin

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra các quyết định bổ sung 9 mã chứng khoán vào diện không được phép giao dịch ký quỹ (vay margin) bao gồm: SDG, DDG, ICG, AAV, DST, GMA, DVG, QTC và SPC.

Thêm 9 mã cổ phiếu trên HNX bị cắt margin. Ảnh minh họa: hnx

1. Cổ phiếu SDG của CTCP Sadico Cần Thơ vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ từ ngày 6/9 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2023 trên Báo cáo tài chính bán niên năm 2023 của Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ được soát xét bởi chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Cần thơ là số âm.
2. Cổ phiếu DDG của CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất Nhập khẩu Đông Dương vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ kể từ ngày 6/9 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2023 và lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 30/6/2023 trên Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023 của Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Xuất Nhập khẩu Đông Dương được soát xét bởi Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam là số âm.
3. Cổ phiếu ICG của CTCP Xây dựng Sông Hồng vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ ngày 6/9 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2023 của Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng tại Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023 được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học MOORE AISC là số âm.
4. Cổ phiếu AAV của CTCP AAV Group vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ ngày 6/9 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2023 trên Báo cáo tài chính hợp nhất bản niên năm 2023 của CTCP AAV Group
được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán TTP là số âm.
5. Cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng Long vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ ngày 6/9 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 06 tháng đầu năm 2023 của CTCP Đầu tư Sao Thăng Long tại Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023 được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán TTP là số âm.
6. Cổ phiếu GMA của CTCP G-Automobile vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ kể từ ngày 7/9 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 06 tháng đầu năm 2023 của CTCP G-Automobile tại Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023 được soát xét bởi Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC là số âm.
7. Cổ phiếu DVG của CTCP Đại Việt Group DVG vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ kể từ ngày 7/9 do Tổ chức niêm yết có báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2023 có ý kiến không phải là ý kiến chấp thuận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
8. Cổ phiếu QTC của CTCP Công trình Giao thông Vận tải Quảng Nam vào danh sách chứng khoản không được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 8/9 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2023 trên Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023 của CTCP Công trình Giao thông Vận tải Quảng Nam được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là số âm.
9. Cổ phiếu SPC của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ kể từ ngày 8/9 do lợi nhuận sau thuế công ty CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn được soát xét bởi Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC là số âm./.

Nguồn: Thêm 9 mã chứng khoán trên HNX bị cắt margin

Cổ phiếu thép vượt đỉnh, chiến lược đầu tư với hai “ông lớn” HPG và HSG?

Hầu hết các cổ phiếu thép đã tăng bằng lần kể từ đáy như HSG +173%, NKG +160%, HPG +135, TLH +115%,… để leo lên mức đỉnh trong hơn 1 năm.

Phiên 6/9, cổ phiếu nhóm thép bùng nổ với “anh cả” Hòa Phát (HPG) tăng 4,3% lên mức 29.000 đồng/cp và góp cho VN-Index 1,8 điểm. Đây đã là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của mã thép. Gần 52,6 triệu cổ phiếu HPG đã được các nhóm đầu tư sang tay (cao gấp đôi mức trung bình 20 phiên); các giao dịch mua chủ động chiếm áp đảo với 60% so với mức 33% ở chiều ngược lại.

Cùng với HPG, nhóm thép phiên này cũng được mua mạnh; các cổ phiếu HSG, NKG, VGS cùng được kéo lên mức giá trần trong khi TLH tăng 6,4%, TVN tăng 5,6%, POM tăng 4,4%,…

Thời gian gần đây, cổ phiếu thép cũng đang trên đà phục hồi cùng với xu hướng chung của thị trường. Hầu hết các cổ phiếu đã tăng bằng lần kể từ đáy như HSG +173%, NKG +160%, HPG +135, TLH +115%,… để leo lên mức đỉnh cao nhất trong hơn 1 năm.

Diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu thép diễn ra trong bối cảnh giá thép thế giới hồi phục nhẹ sau khi có nhịp “rơi” vào giữa tháng 8. Hiện giá thép thanh vằn tại Trung Quốc đã hồi phục khoảng 5% trong hơn 2 tuần qua lên mức 3.747 CNY/tấn.

Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán dự báo nhu cầu thép xây dựng có thể bùng nổ trong năm 2024 và công ty có lợi thế về chi phí như tập đoàn Hòa Phát (HPG) có thể ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể về sản lượng và tiêu thụ mặt hàng này.

Theo quan sát, dòng tiền vào nhóm thép đang gia tăng trong đó có dấu ấn lớn của các nhà đầu tư cá mập. Với phiên tăng mạnh, cả HPG và HSG đều vượt kháng cự thành công và xác nhận xu hướng tích cực ngắn hạn. Nhà đầu tư có thể gia tăng vị thế mua trong những phiên tới.

Thời gian gần đây, các công ty chứng khoán cũng đưa ra khuyến nghị đầu tư với 2 mã hot ngành thép là HSG, HPG.

HSG: Mục tiêu 23.160-25.000 đồng/cp

Chứng khoán BSC đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu HSG với giá trị hợp lý năm 2024 là 25.000 đồng/cp.

Định giá phù hợp để mua trong dài hạn. HSG hiện đang giao dịch với mức P/B FWD 2023 = 1.1x, P/B FWD 2024x = 1.0x, thuộc vùng định giá đáy của nhóm tôn mạ. Nhìn về 1 chu kỳ thép, BSC cho rằng HSG có thể duy trì mức lợi nhuận trung bình 1,200 – 1,500 tỷ VNĐ/năm, P/E FWD= 8- 9x – tương đương P/E trung bình của HSG trong chu kỳ thép.

Với (1) cơ cấu tài chính an toàn, chiến lược hàng tồn kho thận trọng, (2) thời điểm xấu nhất đối với ngành thép đã qua, BSC cho rằng vùng định giá hiện tại phù hợp để tích lũy trong dài hạn.

BSC kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ phục hồi kể từ quý 4/2023 và HSG sẽ là doanh nghiệp tôn mạ phục hồi đầu tiên nhờ sở hữu hệ thống đại lý lớn, có thị phần đứng đầu cả nước.

Cùng quan điểm, FSC dự phóng giá mục tiêu của HSG là 23.160 đồng/cp. Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật HSG, nhóm phân tích Chứng khoán Yuanta cho rằng mã này đang cho tín hiệu mua.

HPG: Giá mục tiêu 31.920 đồng/cp

Theo chuyên gia KBSV, HPG là cổ phiếu vừa mang tính tăng trưởng vừa mang tính chu kỳ

Biên lợi nhuận gộp của HPG thay đổi mạnh dựa trên giá thép thế giới. Điều này là nguyên nhân chính tạo ra chu kỳ tăng giảm giá cổ phiếu thép này giai đoạn 2016-2018 và giai đoạn 2020-2021.

Về dài hạn, doanh nghiệp liên tục mở rộng nhà máy, gia tăng tài sản liên tục giúp doanh thu và lợi nhuận cũng liên tiếp tăng trưởng qua các năm. Nhà đầu tư có thể mua HPG ở vùng giá hiện tại với câu chuyện tăng trưởng dài hạn.

Mới đây, FSC cũng khuyến nghị tích cực với cổ phiếu HPG, giá mục tiêu 31.920 đồng/cp. Nhóm phân tích kỳ vọng triển vọng tốt hơn trong nửa cuối năm 2023 khi HPG mở cửa trở lại 7 nhà máy và với điều kiện tốt như quý 2, chúng tôi kỳ vọng HPG có thể kiếm được lợi nhuận tốt trong nửa cuối năm 2023. Trong đó, thị trường nội địa, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng có thể đạt 1.7 triệu tấn (tương đương 1H23), khi thị trường BĐS trong nước vẫn sẽ chỉ chính thức phục hồi từ cuối quý 4/2023. Về thị trường xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC), công ty đã có đơn hàng tiêu thụ cho đến hết tháng 09/2023.

Nguồn: Cổ phiếu thép vượt đỉnh, chiến lược đầu tư với hai “ông lớn” HPG và HSG?

Lực bán gia tăng, cổ phiếu FPT bị chốt lời từ đỉnh

VN-Index tạm lùi về dưới mốc 1.250 điểm; thanh khoản sàn HOSE đạt 11.500 tỷ đồng.

11h:

Lực bán ở một số cổ phiếu trụ khiến đà tăng của chỉ số thu hẹp còn hơn 2 điểm lúc 11h. FPT bất ngờ bị chốt lời vùng đỉnh dù có thời điểm tăng vượt 100.000 đồng/cp. HPG, VJC, VIC, VNM, SSI cũng đang giảm nhẹ.

VN-Index tạm lùi về dưới mốc 1.250 điểm; thanh khoản sàn HOSE đạt 11.500 tỷ đồng.

10h:

Sau khi vượt thành công kháng cự 1.240 điểm, VN-Index tiếp tục tăng sớm đầu phiên với biên độ 6,6 điểm và vượt mốc 1.250 điểm. Tạm tính, đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của chỉ số. Sắc xanh chiếm áp đảo trên cả 3 sàn. Rổ VN30 có 21 mã tăng và 4 mã giảm trong đó GVR đang tăng 3,4%, SSB - VJC - BCM giảm dưới 1%.

Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn nhanh chóng vượt mức 5.000 tỷ đồng chỉ sau chưa đầy 1h giao dịch.

Dòng tiền ghi nhận tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu bất động sản - xây dựng trong đó BCG được kéo lên mức cận trần 12.400 đồng/cp; FCN tăng 5%, LCG tăng 4%, DPG tăng 3,7%, HHV tăng 3,5%,… Cổ phiếu BMP sau phiên tăng trần hôm qua tiếp tục mở gap tăng 3% lên 96.500 đồng/cp. Mã hiện cách đỉnh cũ 102.x đồng (phiên 25/7) chỉ 1 phiên tăng trần.

các mã HQC, ITA, LDG, HAG, NDN cũng tăng từ 1 - 3,5%. Một số cổ phiếu đầu ngành vận tải biển, phân bón, dệt may, thép,… cũng đang tăng tích cực như HSG, DGC, GMD, DPM, MSH, BSR, DBC,…

Nguồn: VN-Index vượt 1.250 điểm, cổ phiếu BCG tăng cận trần, nhóm đầu tư công bứt tốc

Một quỹ đầu tư hạ tỷ trọng cổ phiếu, bán sạch FPT và MWG trong tháng 8

Tại thời điểm 31/8, tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục của quỹ ở mức 53% trong khi con số này trước đó một tháng lên đến gần 70%.

Một quỹ đầu tư hạ tỷ trọng cổ phiếu, bán sạch FPT và MWG trong tháng 8

Sau khi mạnh tay giảm tỷ trọng cổ phiếu trong tháng 7 trước đó, Ballad Fund - quỹ đầu tư thuộc SGI Capital tiếp tục bán bớt cổ phiếu và tăng tỷ trọng tiền mặt trong tháng 8 vừa qua.

Tại thời điểm 31/8, tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục của quỹ ở mức 53% trong khi con số này trước đó một tháng lên đến gần 70%.

Tỷ trọng tiền mặt tương ứng tăng lên 47% danh mục, từ mức gần 18 tỷ đồng hồi cuối tháng 7 lên hơn 41 tỷ đồng vào thời điểm 31/8. Ngoài ra, Ballad Fund còn có khoản hơn 137 triệu đồng cổ tức được nhận.

Song song với việc giảm tỷ trọng cổ phiếu, Ballad Fund cũng mạnh tay cơ cấu lại danh mục khi bán sạch một loạt cổ phiếu là FPT và MWG. Tại thời điểm cuối tháng 7, hai cổ phiếu này còn chiếm tỷ trọng lần lượt là 4,12% và 12,38% danh mục quỹ, song cuối tháng 8 không còn ghi nhận. Chiều ngược lại, quỹ đã mua mới VTO và DHG trong tháng 8 với khối lượng lần lượt là 320.000 và 27.500 nghìn đơn vị.

Cũng trong tháng 8, Ballad Fund đã bán bớt TVS (-63.235 đơn vị), ACB (-50.000 đơn vị) và BMP (-38.600 đơn vị). Mặt khác, quỹ đã mạnh tay mua thêm PNJ (26.200 đơn vị) và TLG (12.600 đơn vị).

Thời điểm cuối tháng 8, ACB có tỷ trọng lớn nhất danh mục Ballad Fund với 11,71% (455.250 cổ phiếu), PNJ đứng thứ hai với 8,81% (96.200 nghìn cổ phiếu).

Thực tế, sau nhiều thời gian đứng ngoài thị trường, Ballad Fund bắt đầu giao dịch sôi động trở lại vài tháng gần đây. Thậm chí tháng 6/2023, quỹ đã vung tiền mua mạnh một loạt cổ phiếu, đưa tỷ trọng cổ phiếu lên sát ngưỡng 88% danh mục. Tuy nhiên, hai tháng trở lại đây quỹ đã nhanh chóng bán bớt cổ phiếu để đưa tỷ trọng tiền mặt ngang với cổ phiếu trong danh mục giữa bối cảnh thị trường chứng khoán phục hồi tốt. Dù vậy, hiệu suất của Ballad Fund không mấy khả quan với mức giảm hơn 3% trong tháng 8. Trước đó trong tháng 7, quỹ này vừa xuất sắc với mức tăng hơn 6%.

Luỹ kế từ đầu năm đến cuối tháng 8, Ballad Fund đạt hiệu suất đầu tư 9,46% trong khi VN-Index đã tăng đến 21,5%.

Ballad Fund được thành lập từ giữa tháng 11/2021 – thời điểm thị trường chứng khoán Việt đang đang trong giai đoạn thăng hoa. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tề gang, quỹ đầu tư này đã sớm phải đối mặt với sóng gió khi thị trường giảm mạnh từ đỉnh hồi đầu tháng 4/2022. Đến thời điểm hiện tại, quỹ đã lỗ 20,6% kể từ khi đi vào hoạt động.

Nguồn bài viết: Một quỹ đầu tư hạ tỷ trọng cổ phiếu, bán sạch FPT và MWG trong tháng 8