Chứng sỹ săn tin!

Phiên 8/9: Khối ngoại mua ròng hơn trăm tỷ đồng, một cổ phiếu ngân hàng được “gom” mạnh 500 tỷ

![Phiên 8/9: Khối ngoại mua ròng hơn trăm tỷ đồng, một cổ phiếu ngân hàng được “gom” mạnh 500 tỷ](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2023/9/8/avatar1694161524174-16941615247471372035945.jpeg “Phiên 8/9: Khối ngoại mua ròng hơn trăm tỷ đồng, một cổ phiếu ngân hàng được “gom” mạnh 500 tỷ”)

Trong bối cảnh giằng co của thị trường chung, giao dịch khối ngoại lại trở thành điểm sáng khi trở lại mua ròng 141 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Phiên 8/9: Khối ngoại mua ròng hơn trăm tỷ đồng, một cổ phiếu ngân hàng được "gom" mạnh 500 tỷ

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục điều chỉnh trong phiên giao dịch 8/9. Dù sắc xanh chiếm sóng hầu hết thời gian, áp lực bán gia tăng tại vùng giá cao khiến VN-Index đóng cửa giảm nhẹ. Kết phiên, VN-Index giảm 1,66 điểm xuống 1.241,48; HNX-Index tăng nhẹ 0,06 điểm lên 256,2 điểm. Thanh khoản trên HoSE giảm đôi chút so với phiên trước, giá trị khớp lệnh đạt trên 22.600 tỷ đồng.

Trong bối cảnh giằng co của thị trường chung, giao dịch khối ngoại lại trở thành điểm sáng khi trở lại mua ròng 141 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị gần 99 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu ngân hàng VPB được mua ròng mạnh nhất với giá trị 524 tỷ đồng; VNM và DGC xếp tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh với giá trị trên 40 tỷ đồng. Ngoài ra, PDR, VCB cũng được mua ròng mạnh khoảng 30-36 tỷ mỗi cổ phiếu.

Chiều ngược lại, CCQ FUEVFVND bị bán ròng mạnh với giá trị 215 tỷ đồng; HPG cũng bị bán ròng tới 126 tỷ đồng. Bên cạnh đó, MSN, VHC và STB xếp tiếp theo danh sách bán ròng mạnh với giá trị bán lần lượt 58, 43 và 43 tỷ đồng.

hsse-89.png

T rên HNX, khối ngoại mua ròng gần 30 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu IDC hôm nay được khối ngoại mua ròng 12 tỷ đồng, tương tự, TNG, CEO, TSB cũng được mua ròng một vài tỷ đồng mỗi cổ phiếu.

Tại chiều bán, khối ngoại bán ròng mạnh nhất tại NVB với giá trị 2 tỷ đồng, theo sau PSD, HCC, VFS và PSW cùng bị bán ròng nhẹ.

hnx-89(1).png

T rên UPCoM, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 13 tỷ đồng

Cổ phiếu BSR được khối ngoại mua ròng 12 tỷ, theo sau VTP, ABI đều được mua ròng mỗi mã từ 1-8 tỷ đồng trên UPCoM.

Chiều ngược lại, ACV bị bán ròng 5 tỷ đồng, MPC bị bán 3 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác như LTG, FOC, VGG,… bị bán ròng từ vài trăm tới 1 tỷ đồng.

image

Nguồn bài viết: Phiên 8/9: Khối ngoại mua ròng hơn trăm tỷ đồng, một cổ phiếu ngân hàng được "gom" mạnh 500 tỷ

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động

UBCKNN nhận thấy có hiện tượng sử dụng công nghệ robot để đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động với tần suất lớn. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro và làm ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường chứng khoán.

Trong thông báo mới nhất, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện rà soát và dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động; đồng thời có biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các hình thức đặt lệnh tự động và yêu cầu nhà đầu tư chấm dứt việc sử dụng hình thức trên khi chưa được cơ quan quản lý cho phép.

Theo UBCKNN, qua công tác quản lý và giám sát với hoạt động cung ứng dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến, Uỷ ban đã nhận thấy có hiện tượng sử dụng công nghệ robot để đặt lệnh giao dịch chứng khoán trực tuyến tự động với tần suất lớn. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro và làm ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường chứng khoán.

Cụ thể, việc đặt lệnh tự động làm gia tăng đột biến lệnh từ các CTCK vào Sở Giao dịch Chứng khoán trong cùng một thời điểm, dẫn đến số lệnh vào sàn vượt quá năng lực thiết kế của cả hệ thống, gây hiện tượng quá tải hệ thống. Đồng thời, hoạt động này cũng gây ra nguy cơ dẫn đến việc đổ vỡ dây chuyền khi TTCK diễn biến xấu, từ đó tác động tiêu cực đến công tác quản trị rủi ro của CTCK.

UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán nghiêm túc thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề trên.

Từ đầu năm 2023, thị trường hồi phục và thanh khoản tăng trở lại trong bối cảnh dòng tiền chảy mạnh hơn vào chứng khoán. Các giải pháp nhằm quản lý và phát triển thị trường, đảm bảo giao dịch ổn định cho nhà đầu tư vẫn đang được các cơ quan quản lý thực thi. Câu chuyện thu hút sự quan tâm nhất hiện nay là việc kiểm thử hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được HOSE ký kết với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX). Dự kiến, các công tác chuẩn bị cuối cùng sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12/2023 để sẵn sàng triển khai. Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị quyết tâm hoàn thành dự án và chuẩn bị hệ thống sẵn sàng đi vào vận hành vào cuối năm nay.

Hệ thống KRX được kỳ vọng sẽ mang đến các sản phẩm, giải pháp giao dịch và thanh toán mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam như: giao dịch trong ngày (T+0), bán khống (short selling), rút ngắn thời gian thanh toán, hợp đồng quyền chọn (option contract)…; tạo tiền đề giải quyết các nút thắt để tiến tới được nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi như: thanh toán bù trừ trung tâm (CCP), nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng.

Nguồn bài viết: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán dừng ngay việc sử dụng hình thức đặt lệnh tự động

Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chiều 10/9/2023, ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thăm cấp nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng…

Tổng Bí thư Nguyễn Phúc Trọng hội đàm với Tổng thống Joe Biden.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng, đánh giá cao Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện. Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt, là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi về quan hệ hai nước và các vấn đề quốc tế vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững ở khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về cuộc trao đổi chân tình với ngài Joe Biden khi Tổng Bí thư thăm Hoa Kỳ hồi tháng 7 năm 2015, đánh giá cao những ý kiến trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo trong thời gian qua và cám ơn Tổng thống Joe Biden vào tháng 6 vừa qua đã gửi thư mời Tổng Bí thư sớm thăm lại Hoa Kỳ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi về những thành tựu Việt Nam đạt được qua gần 40 năm đổi mới toàn diện nhằm các mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo các phương hướng chính là phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư chúc mừng những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Joe Biden và những đóng góp của Hoa Kỳ trong việc góp phần thúc đẩy hợp tác toàn cầu giải quyết những thách thức lớn đặt ra như y tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam thực hiện đường lối quốc phòng “bốn không”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại… khi phát biểu với báo chí Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế. Ảnh: Việt Dũng.

Đối với các tình hình phức tạp và xung đột quốc tế, Việt Nam mong muốn các bên đối thoại, giải quyết hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Việt Nam đánh giá cao lập trường của Hoa Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông. Đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ, đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, hợp tác, bảo đảm các quyền tự do hàng hải, hàng không và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia ở Biển Đông, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động trái với luật pháp quốc tế làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện DOC, sớm ký kết COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại Việt Nam đã hợp tác với Hoa Kỳ chống phátxít trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Chủ tịch Hồ Chí Minh trích một phần Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ngay trong phần mở đầu của Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, gửi thư đến Chính phủ Hoa Kỳ đề nghị thiết lập quan hệ đầy đủ với Hoa Kỳ. Tuy nhiên quan hệ hai nước đã trải qua không ít thăng trầm, đặc biệt là cuộc chiến tranh dài ngày, khốc liệt nhất trong Thế kỷ XX sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Việt Nam vui mừng nhận thấy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, đặc biệt là sau khi xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2013, quan hệ đã có bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất, hiệu quả.

Trên những cơ sở quan trọng nêu trên, vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, Việt Nam hoan nghênh việc hai nước xác lập quan hệ ở tầm cao mới là Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden nhất trí rằng thực tế đã qua cho thấy những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là việc tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Tổng Bí thư nhấn mạnh sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng.

Phương châm đặc thù cho sự phát triển quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Việt Nam đánh giá cao và coi trọng khẳng định của Hoa Kỳ là ủng hộ Việt Nam “mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng”.

Tổng Bí thư đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững. Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số phương hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Trong đó có việc tiếp tục tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thực hiện những nguyên tắc định hướng, tạo ổn định lâu dài, gặp gỡ, hợp tác cấp cao, giữa các ngành, các cấp, giao lưu nhân dân.

Tổng Bí thư hoan nghênh việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm theo hướng đổi mới sáng tạo tiếp tục là nền tảng trọng tâm, động lực cho quan hệ hai nước và việc hai bên nhất trí tạo đột phá trong hợp tác về khoa học, công nghệ.

Tổng thống Joe Biden đánh giá cao việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung…

Tổng thống Joe Biden bày tỏ sự vui mừng được đến thăm Việt Nam, cám ơn sự đón tiếp trọng thị đối với cá nhân Tổng thống và đoàn; vui mừng gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống nhấn mạnh chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với quan hệ hai nước, mà còn đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới, nêu quan điểm của Hoa Kỳ về ủng hộ một khu vực mở, ổn định, an toàn, liên kết và thịnh vượng.

Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh sự coi trọng đối với vai trò, vị trí của Việt Nam ở khu vực, đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trên nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu, trong đó có vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổng thống khẳng định sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và mong muốn hợp tác với Việt Nam để đóng góp vào đoàn kết và thịnh vượng của ASEAN. Tổng thống nhấn mạnh Biển Đông có vị trí quan trọng đối với thịnh vượng, ổn định quốc tế và khẳng định lại quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông. Ngài Tổng thống cũng nêu sự coi trọng của Hoa Kỳ đối với những mục tiêu của Khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tổng thống Joe Biden bày tỏ sự trân trọng đối với đất nước Việt Nam, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam về phát triển, đóng góp vào công việc quốc tế và những đóng góp, vai trò lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngài Tổng thống bày tỏ sự ủng hộ đối với sự phát triển của Việt Nam, trong đó có hợp tác kinh tế và khoa học-công nghệ trong giai đoạn mới, trong đó có việc phát triển công nghiệp điện tử, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch. Tổng thống Joe Biden đánh giá cao việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng cuộc hội đàm đã diễn ra trong không khí hữu nghị, bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, trao đổi sâu rộng, toàn diện và đạt kết quả tốt đẹp. Những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm và chuyến thăm của ngài Tổng thống Joe Biden sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của quan hệ hai nước trong giai đoạn mới vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Sau cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã phát biểu với báo chí Việt Nam, Hoa Kỳ và quốc tế.

Trước đó, Lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón…

Các đồng chí lãnh đạo chào đón Tổng thống Joe Biden.

Các cháu thiếu nhi Thủ đô Hà Nội chào đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các thành viên trong Đoàn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. .

Nguồn bài viết: Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

GMD đang ở năm tăng giá thứ 13 trong lịch sử 22 năm giao dịch trên HOSE

Cổ phiếu GMD của Công ty CP Gemadept đã xác lập mức giá cao nhất lịch sử trong tuần giao dịch vừa qua. Đây cũng là năm tăng thứ 13 của GMD kể từ khi niêm yết trên HOSE từ năm 2002.

Cổ phiếu xác lập kỷ lục giá mới và thường xuyên “đánh bại” VN-Index

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, GMD đã tăng 3,35% lên 64.800 đồng/cổ phiếu, vượt xa mức tăng của VN-Index là 1,42%. Đây cũng là tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp của GMD và đặc biệt mức giá đóng cửa của GMD còn là mức giá cao nhất từ trước tới nay.

Với kỷ lục giá mới của GMD, nhà đầu tư cũng có thể nhìn lại lịch sử giao dịch của cổ phiếu. Theo đó, năm 2023 đang là năm tăng thứ 13 của GMD trong lịch sử giao dịch bắt đầu từ năm 2002. Đồng nghĩa, xác suất một năm tăng giá của GMD là gần 60%.

GMD đang ở năm tăng giá thứ 13 trong lịch sử 22 năm giao dịch trên HOSE - Ảnh 1.

Trong 3 năm trở lại, GMD chỉ giảm giá vào năm 2022 với mức thiệt hại là 1,61%. Trong khi đó, mức thiệt hại của VN-Index trong năm 2022 là 32,78%.

Với các năm 2020 và 2021, GMD tăng trưởng lần lượt 46,28% và 48,78% còn VN-Index tăng trưởng 14,87% và 35,73%. Nếu chỉ xét riêng năm 2023, GMD hiện cũng đang tăng tốt hơn VN-Index. Cổ phiếu tăng gần 40% trong khi thành tích của VN-Index chỉ là hơn 21%.

Những số liệu trên cho thấy, GMD vẫn thường “đánh bại” VN-Index và có thể xem là một trong khoản đầu tư ổn định cho nhiều nhà đầu tư ưa thích trường phái đầu tư dài hạn.

Với trạng thái ngắn hạn, sau khi lập kỷ lục giá mới, GMD có thể sẽ có những phản ứng điều chỉnh. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch các phiên trên vùng đỉnh mới cũng không có sự gia tăng đột biến cho thấy người bán không có sự gấp gáp trong việc chốt lời. Vì vậy, sự điều chỉnh có thể sẽ chỉ mang tính chất lành mạnh.

Ấn tượng về biên lợi nhuận gộp trong bối cảnh xuất khẩu kém tích cực

Trong quý II/2023, GMD đã ghi nhận kết quả tốt hơn kỳ vọng, mặc dù nhu cầu nước ngoài yếu. Doanh thu thuần chỉ giảm 6,7% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận trước thuế (LNTT) cốt lõi chỉ giảm 10% (và tăng 8% so với quý trước).

Doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ giảm 2,4% đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, trong khi LNTT đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm 1,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận bất thường từ việc thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ được ghi nhận vào quý II/2023. Nếu không tính khoản lãi bất thường, LNTT cốt lõi trong 6 tháng 2023 sẽ đạt 642 tỷ đồng (-11%).

Công ty Chứng khoán SSI cho biết xuất khẩu danh nghĩa của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 giảm 11,9%, trong khi quý II/2023 giảm 12,1% (so với mức giảm 11,8% trong quý I/2023) – đây là mức giảm theo quý lớn nhất kể từ năm 2009.

Mặt khác, nhập khẩu danh nghĩa giảm mạnh hơn, toàn ngành ghi nhận mức giảm 18,2% trong nửa đầu năm 2023 và riêng trong quý II/2023 giảm 20,6% (quý I/2023 giảm 15,4%). Khiến hoạt động liên quan đến các dịch vụ logistic như cảng biển, vận chuyển, kho bãi và vận tải đều giảm. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2023, tổng sản lượng container thông qua cảng biển ở Việt Nam giảm 8%. Vì mô hình kinh doanh của GMD dựa trên việc cung cấp hệ sinh thái logistics, nên GMD sẽ chịu ảnh hưởng kém tích cực bởi nhu cầu bên ngoài yếu, đặc biệt là khi 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận mức nền cao.

Ở mảng cảng, tổng sản lượng container thông qua cảng trong nửa đầu năm 2023 chỉ đạt 1,3 triệu TEU (-17,4%), giảm mạnh hơn mức giảm bình quân của ngành (-8% so với cùng kỳ), do GMD có nhiều hoạt động sang thị trường Mỹ/châu Âu thông qua cảng Gemalink. Theo ban lãnh đạo, cảng Gemalink chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhu cầu của Mỹ/châu Âu đang sụt giảm mạnh hơn so với nhu cầu trong khu vực châu Á (thông qua Hệ thống cảng phía Bắc tại tỉnh Hải Phòng).

GMD đang ở năm tăng giá thứ 13 trong lịch sử 22 năm giao dịch trên HOSE - Ảnh 2.

Tuy nhiên, doanh thu cảng thực tế chỉ giảm 13% trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1,3 nghìn tỷ đồng nhờ doanh thu/TEU cao hơn, nhờ tăng cước tại một số cảng của Việt Nam và có thêm nhiều dịch vụ cung cấp cho mỗi container đi qua cảng biển như vận tải đường bộ. Cùng với đó là việc nhận được nhiều hàng hóa hơn từ các hãng tàu có doanh thu cao hơn.

Tỷ suất lợi nhuận gộp cho mảng cảng trong nửa đầu năm 2023 lên mức 45% - đây là mức cao nhất trong lịch sử.

Về mảng logistics (chủ yếu bao gồm vận tải biển và một số kho bãi), doanh thu và lợi nhuận giảm liên tục so với quý trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao khi so sánh với cùng kỳ do GMD đang cho thuê 3 tàu với giá cho thuê tốt.

Nhìn chung, lợi nhuận gộp toàn công ty đạt 857 tỷ đồng, +8,8% nửa đầu năm 2023 bất chấp bức tranh toàn ngành tiêu cực, chủ yếu nhờ doanh thu/TEU và tỷ suất lợi nhuận cải thiện. Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện lên 47% trong 6 tháng đầu năm 2023 so với mức 42% trong 6 tháng đầu năm 2022.

SSI cho biết nhu cầu ở nước ngoài sẽ bắt đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2023, do các hoạt động giải phóng hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ toàn cầu giảm tốc và mùa lễ mua sắm vào cuối năm đang đến gần.

GMD đã ghi nhận sản lượng tháng 6 tăng 5% so với tháng 5. Do đó, tổng sản lượng qua cảng của GMD trong nửa cuối năm 2023 có thể đạt 1,4 triệu TEU (-5% và +9,5% so với nửa đầu năm 2023). Theo đó, SSI ước tính tổng sản lượng của GMD trong năm 2023 sẽ đạt 2,9 triệu TEU (-6%), trong đó sản lượng của Gemalink ước tính đạt 900 nghìn TEU – 18%.

Trong năm 2024, sản lượng ước đạt 3,5 triệu TEU (+22%). Trong đó, sản lượng của Gemalink sẽ đạt 1,3 triệu TEU (+44%).

Doanh thu của GMD sẽ tăng 6,3% trong năm 2023 và giảm nhẹ 1,1% trong năm 2024, do mảng cảng phục hồi (+9%) nhờ sản lượng qua cảng tăng lên, tuy nhiên mảng logistics ghi nhận doanh thu thấp hơn (-50%) do giả định các hợp đồng cho thuê tàu sẽ được gia hạn với giá cho thuê ở mức bình thường.

GMD đang ở năm tăng giá thứ 13 trong lịch sử 22 năm giao dịch trên HOSE - Ảnh 3.

Lợi nhuận trước thuế cốt lõi trong nửa cuối năm 2023 dự kiến đạt 712 tỷ đồng (+21% và +10% so với nửa đầu năm 2023). Trong năm 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 1,6 nghìn tỷ đồng nhờ sản lượng qua cảng phục hồi mạnh.

Nguồn: GMD đang ở năm tăng giá thứ 13 trong lịch sử 22 năm giao dịch trên HOSE

Petrolimex (PLX) sắp chi gần nghìn tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông trong tháng 10 tới đây

Với hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Petrolimex sẽ chi khoảng 942 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.

Ngày 22/9 tới đây, T ập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt tỷ lệ 7%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 700 đồng.

Với hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Petrolimex sẽ chi khoảng 942 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông. Ngày thanh toán dự kiến vào 10/10/2023.

Hiện cơ cấu cổ đông của Petrolimex ghi nhận Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang là cổ đông lớn nhất PLX với gần 982 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 75,87%, tương ứng sẽ nhận về khoảng 687 tỷ đồng cổ tức trong đợt này.

Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm 2023, PLX ghi nhận doanh thu thuần đạt 133.182 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp vẫn đạt 1.559 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.

Theo Petrolimex, lợi nhuận tăng nhờ tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu về cơ bản ổn định, có hiệu quả và không chịu tác động bất thường như cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác của Tập đoàn về cơ bản ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ các công ty con, liên doanh liên kết kinh doanh hoá dầu, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận ngoài xăng dầu trong 6 tháng đầu năm 2023 ghi nhận giảm so với cùng kỳ, chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ đã bình ổn trở lại không cao như cùng kỳ là giai đoạn tăng mạnh sau dịch Covid-19. Lợi nhuận từ các công ty con kinh doanh dịch vụ kho hiệu quả thấp hơn do nhu cầu dự trữ xăng dầu của các nhà cung cấp lớn có xu hướng giảm.

Trên thị trường, kết phiên 12/9, cổ phiếu PLX đạt 40.000 đồng/cp.

Nguồn bài viết: Petrolimex (PLX) sắp chi gần nghìn tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông trong tháng 10 tới đây

Cổ phiếu một công ty chứng khoán được HoSE cấp margin trở lại, thị giá lập tức bốc đầu tăng kịch trần

Nhờ khoản lãi lớn hơn trăm tỷ sau nửa đầu năm 2023, cổ phiếu được giao dịch margin trở lại.

Trong thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu APG của CTCP Chứng khoán APG ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Nguyên nhân do công ty đã khắc phục tình trạng không đủ điều kiện giao dịch margin.

Trước đó, APG trong danh sách không được giao dịch margin do lợi nhuận sau thuế trên BCTC kiểm toán 2022 là số âm. Cụ thể năm 2022, APG ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 185 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2021. Chi phí tăng cao khiến APG lỗ sau thuế hơn 190 tỷ đồng, ghi nhận năm đầu tiên thua lỗ kể từ khi công ty đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.

Sang nửa đầu năm 2023, tình hình hoạt động của APG khả quan trở lại. Doanh thu hoạt động 6 tháng tăng 28% lên 186 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 108 tỷ đồng, gấp 165 lần so với khoản lãi của nửa đầu năm ngoái. Tính đến ngày 30/6/2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của APG đạt 172 tỷ đồng. Nhờ lãi lớn, APG được giao dịch margin trở lại.

Trên thị trường, cổ phiếu APG nhanh chóng phản ứng với thông tin tích cực trên, tăng kịch trần ngay từ đầu phiên 13/9 lên mức 11.400 đồng/cp.

Nguồn: Cổ phiếu một công ty chứng khoán được HoSE cấp margin trở lại, thị giá lập tức bốc đầu tăng kịch trần

Giám đốc Dragon Capital: VN-Index sẽ có mức tăng vượt trội vào năm 2024, nhiều cổ phiếu xứng đáng tăng gấp đôi, nhưng có mã cần “chia đôi” giá

image

Theo chuyên gia, với giả định lợi nhuận năm 2024 đúng như dự báo, VN-Index sẽ có mức tăng vượt trội so với dự đoán của nhiều người.

VN-Index đang trong pha hồi phục

Tại tọa đàm “Chủ động đón vận hội mới” do VnExpress tổ chức mới đây, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Phân tích Dragon Capital cho rằng cần dựa trên 5 yếu tố để đánh giá triển vọng của thị trường chứng khoán là triển vọng chỉ số S&P 500, độ ổn định của Việt Nam, tăng trưởng thu nhập doanh nghiệp, định giá, dòng tiền và rủi ro về chính trị.

Xét trên tính chu kỳ, chuyên gia Dragon Capital đưa ra mô hình dựa trên (1) tăng trưởng (2) lạm phát/ lãi suất để nhà đầu tư có thể dễ dàng dò đáy đoán đỉnh. Trong giai đoạn đáy tăng trưởng, lãi suất vẫn còn có dư địa đi xuống tiếp trong 3-6 tháng tới và nền kinh tế dần phục hồi, kênh đầu tư chứng khoán sẽ hồi phục rất tốt.

Để biết thị trường đang ở trong chu kỳ nào, cần quan tâm đến một vài yếu tố như lãi suất, tỷ giá, thanh khoản, vỡ nợ và kỳ vọng lợi nhuận. Hiện tại, VN-Index đã bước qua vùng đáy để bước vào pha hồi phục khi hội tụ cả 4/5 yếu tố là lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, các giải pháp hỗ trợ thực hiện. Để thị trường tăng mạnh mẽ hơn, chỉ còn duy nhất yếu tố kỳ vọng biên lợi nhuận cải thiện, doanh thu phục hồi.

Về tăng trưởng lợi nhuận thị trường nửa sau năm 2023 kỳ vọng đạt mức 34% do mức nền thấp trong cùng kỳ năm trước. Tổng tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 sẽ đạt khoảng 3-4% và điều này đã được thị trường dự báo. Điều đáng chú ý là Dragon Capital dự báo lợi nhuận ròng toàn thị trường năm 2024 sẽ hồi phục mạnh mẽ 25% so với cùng kỳ nhờ vào biên lợi nhuận ròng được cải thiện.

“Với giả định lợi nhuận năm 2024 đúng như dự báo, tôi cho rằng VN-Index sẽ có mức tăng vượt trội so với dự đoán của nhiều người. Có nghĩa là nếu kỳ vọng của đám đông là chỉ số đạt 1.300 điểm thì mức tăng sẽ cao hơn rất nhiều”, chuyên gia Dragon Capital dự báo.

Về mặt định giá, thị trường đã phản ánh tương đối thu thập tương lai khi chỉ số PER 12 tháng liên tiếp đang chạm mức trung bình 10 năm. Tuy nhiên, PBR 12 tháng liên tiếp vẫn thấp hơn 18% so với trung bình 10 năm. Trong giai đoạn này, Dragon Capital duy trì trạng thái trung tính, nhà đầu tư không nên rời khỏi thị trường.

Rủi ro có thể tiềm ẩn khi nhà đầu tư có cảm giác an toàn khi xuống tiền

Dù vậy, ông Lê Anh Tuấn cho rằng rất khó để dự báo một con số chính xác cho VN-Index, bởi trong chỉ số có những doanh nghiệp xứng đáng được tăng giá gấp đôi, có những doanh nghiệp cần chia hai giá.

Theo chuyên gia, nhà đầu tư cần lưu ý thời điểm có cảm giác an toàn khi xuống tiền là lúc rủi ro tiềm ẩn. Bởi khi tất cả mọi thứ đều tốt đẹp khiến bạn cảm thấy an tâm thì chắc chắn sẽ không có định giá rẻ để đầu tư.

Hiện tại, thị trường vẫn còn nhiều ẩn số về xu hướng rút vốn của khối ngoại, lợi nhuận không đạt như kỳ vọng nên thị trường vẫn còn tiềm năng, điều quan trọng nhất là xác định phương pháp đầu tư cho mình.

Nếu nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm cần xác định rủi ro có thể đối diện khi thị trường đảo chiều giảm. Còn những nhà đầu tư kiên định với chiến lược bền vững có thể tham khảo phương pháp đầu tư đều đặn hàng tháng vào chứng khoán.

“Với phương pháp này, nhà đầu tư có thể tăng tiền mua vào gấp đôi khi thị trường điều chỉnh và giảm tiền xuống một nửa khi thị trường tăng nóng. Nếu có thể duy trì 3 năm, tôi tin chắc lợi nhuận thu về sẽ vượt trội hơn nhiều so với gửi tiết kiệm”, ông Lê Anh Tuấn chia sẻ.

Nguồn bài viết: Giám đốc Dragon Capital: VN-Index sẽ có mức tăng vượt trội vào năm 2024, nhiều cổ phiếu xứng đáng tăng gấp đôi, nhưng có mã cần "chia đôi" giá

Mua

Công ty chứng khoán đặt ‘nhầm lệnh’ bán thành mua

TPO - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt 2 công ty chứng khoán vì các lỗi vi phạm, như: Đặt nhầm lệnh của nhà đầu tư từ bán thành mua, cho nhà đầu tư đặt lệnh mua khi tài khoản không đủ tiền.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt CTCP Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), với tổng số tiền hơn 110 triệu đồng do vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng không chính xác.

Cụ thể, Mirae Asset đã nhận và đặt lệnh cho giao dịch bán cổ phiếu LCG (CTCP Lizen) của nhà đầu tư Nguyễn Văn Nghĩa, trong thời gian từ ngày 8-16/6. Tuy nhiên, Chứng khoán Mirae Asset đã thực hiện giao dịch mua 20.000 cổ phiếu LCG (vào ngày 9/6) không đúng lệnh giao dịch của khách hàng. Thêm vào đó, Chứng khoán Mirae Asset còn bán vượt quá khối lượng đăng ký giao dịch của khách hàng (bán vượt 20.000 cổ phiếu LCG).

Công ty chứng khoán khác là DNSE bị phạt 125 triệu đồng khi cho 4 tài khoản đặt lệnh mua thỏa thuận chứng khoán khi không có đủ tiền trên tài khoản giao dịch chứng khoán.

Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán và thực hiện giao dịch mua bán tương ứng với số tiền và chứng khoán có trong tài khoản.

Công ty chỉ nhận lệnh giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng khi có đủ tiền hoặc cổ phiếu để thực hiện lệnh. Vào cuối ngày, tùy lệnh mua hoặc bán, công ty sẽ hạch toán đến từng tài khoản của khách hàng giao dịch chứng khoán.

Với nhóm chứng khoán, UBCKNN vừa ban hành quyết định về việc chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt của CTCP Chứng khoán Tân Việt, do doanh nghiệp đã khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Tuần qua, UBCKNN còn xử phạt CTCP Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín bị phạt 92,5 triệu đồng vì không công bố, công bố thông tin không đúng thời gian theo quy định với một số tài liệu trong các năm 2020, 2021, 2022 như báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu

Nguồn: Công ty chứng khoán đặt 'nhầm lệnh' bán thành mua

Chứng khoán tuần 18 đến 22-9: Nhóm cổ phiếu nào sẽ dẫn dắt thị trường?

Khi dòng cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán mạnh mẽ, một nhóm cổ phiếu đang nổi lên và có dấu hiệu trở thành nhóm dẫn dắt thị trường chứng khoán

Các cổ phiếu ngân hàng những ngày cuối tuần qua đã thể hiện sức mạnh của nhóm “cổ phiếu vua” giúp nâng đỡ và kéo thị trường chứng khoán phục hồi.


image

Nguồn bài viết: Chứng khoán tuần 18 đến 22-9: Nhóm cổ phiếu nào sẽ dẫn dắt thị trường? - Báo Người lao động

Cổ phiếu thép tăng sớm sau ATO, một mã tăng 54% sau 3 tuần

Thị trường chứng khoán khởi đầu tuần mới với sắc đỏ của chỉ số đại diện sàn HOSE. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu thép đang nổi bật hơn cả.

10h:

VN-Index giảm gần 8 điểm và lùi về dưới mốc 1.220. VN30-Index thậm chí giảm 10 điểm với 23 mã đỏ và chỉ 4 mã xanh. HPG , STB, GAS và SHB là các mã tăng giá nhẹ dưới 1%. Ngược lại, SAB, MWG, BCM, SSB đang dẫn đầu chiều giảm với biên độ quanh ngưỡng 2%.

Nhóm cổ phiếu thép đang tạm thời trở thành tâm điểm trong đó VGS (+3,9%), HSG (+2,1%), TLH (+2%), HPG (+0,9%),… Trong số này, VGS của Ống thép Việt Đức là cái tên nổi bật nhất. Tính từ mức thấp nhất phiên 22/8 (13.930 đồng/cp), tạm tính đến thời điểm hiện tại, mã đã tăng gần 54% chỉ sau 3 tuần - vượt trội so với thị trường chung cũng như các cổ phiếu thép còn lại.

Nhóm cổ phiếu dầu khí họ P tiếp tục tăng nhẹ với PVB tăng 0,9%, PVC tăng 0,5%,… Các mã PVS, PSH, PLX,… đang đứng tham chiếu.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu thép tăng sớm sau ATO, một mã tăng 54% sau 3 tuần

Chuỗi “hở room” kéo dài nhất trong nhiều năm tại Thế giới Di động (MWG): Dư hàng triệu cổ phiếu nhưng nhà đầu tư ngoại không còn tranh mua

Chuỗi “hở room” kéo dài nhất trong nhiều năm tại Thế giới Di động (MWG): Dư hàng triệu cổ phiếu nhưng nhà đầu tư ngoại không còn tranh mua

Trái với tình cảnh phải mua với giá chênh lệch hàng chục phần trăm cách đây không lâu, cổ phiếu MWG đang có chuỗi “hở room” khối ngoại kéo dài nhất trong nhiều năm.

Chuỗi “hở room” khối ngoại dài nhất trong vòng nhiều năm của cổ phiếu MWG

Trong quá khứ, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động được ví như một trong những thỏi nam châm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Room ngoại của MWG thường xuyên được phủ kín 49% và hầu như chỉ hở ra do các hoạt động ESOP nhưng đều được lấp đầy ngay sau đó. Nhiều giao dịch ghi nhận khối ngoại phải chấp nhận trả một mức giá chênh (premium) cao nhất thị trường, lên đến 40% so với thị giá để sở hữu MWG.

Tuy nhiên thời gian gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu bớt phần hào hứng với MWG. Những giao dịch premium không còn xuất hiện, thậm chí các lệnh thỏa thuận trực tiếp trên sàn với biên độ tối đa +/-7% cũng gần như không còn xuất hiện.

Đặc biệt, cổ phiếu MWG ghi nhận tình trạng “hở room" ngoại diễn ra thường xuyên hơn. Ghi nhận trong hơn một tháng qua, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MWG giảm rõ rệt, từ mức tối đa 49% đã giảm về sát ngưỡng 48,4%, tương ứng lượng cổ phiếu NĐTNN có thể mua thêm lên tới gần 8,5 triệu đơn vị. Đây cũng là quãng “hở” room dài nhất trong nhiều năm trở lại đây của cổ phiếu ông lớn ngành bán lẻ này.

Chuỗi “hở room” kéo dài nhất trong nhiều năm tại Thế giới Di động (MWG): Dư hàng triệu cổ phiếu nhưng nhà đầu tư ngoại không còn tranh mua - Ảnh 1.

Arisaig Asian Fund Limited, quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners (Singapore) từng nhiều lần khẳng định việc đầu tư dài hạn vào MWG và không có tư duy giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên sau khoảng 3 năm nắm giữ, quỹ ngoại này đã liên tục bán bớt cổ phiếu và giảm sở hữu tại MWG với mục đích đưa ra là tái cơ cấu đầu tư. Tính chung từ đầu tháng 8 tới nay, cổ phiếu MWG cũng lọt top chứng khoán bị bán ròng mạnh nhất bởi nhà đầu tư nước ngoài với giá trị hơn 500 tỷ đồng.

Khối ngoại không còn quá mặn mà, điều gì đang diễn ra với MWG?

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MWG có xu hướng giảm trong bối cảnh dòng vốn ngoại đang có xu hướng bán ròng trên thị trường chung. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới những cổ phiếu được khối ngoại nắm giữ lượng lớn như MWG.

Bên cạnh đó, hoạt động của doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ này đang kém thuận lợi hơn những năm trước, phần nào khiến khối ngoại không còn quá hào hứng.

Tại những mảng kinh doanh chính, doanh thu bán đồ điện tử tại các chuỗi Thế giới Di Động và Điện Máy Xanh hầu như chỉ đi ngang do ảnh hưởng từ sức mua sụt giảm cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt.

Chuỗi nhà thuốc An Khang vẫn đang cho thấy sự “chật vật” trong việc tìm kiếm lợi nhuận sau 5 năm hoạt động, khoản lỗ lũy kế lên tới hơn 469 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2/2023. Trong khi đó, dù được xem là mảng hoạt động tiềm năng của MWG song Bách Hóa Xanh cũng đang gặp khó với mục tiêu hòa vốn, thậm chí lỗ luỹ kế giai đoạn từ 2016 đến 30/6/2023 đã hơn 8.053 tỷ đồng.

Công ty vừa ghi nhận giảm nguồn thu từ mảng lõi, vừa phải “gồng lỗ” cho chuỗi cửa hàng mới hay siêu thị mini, nhà thuốc,… Việc đóng cửa những thử nghiệm không hiệu quả là điều tất yếu, có thể kể tới như mô hình “shop in shop” bán kính mắt, đồng hồ; cửa hàng xe đạp, trang sức hay gần nhất là AVASport và chuỗi Bluetronics tại Campuchia đều phải tạm dừng hoạt động. Bên cạnh đó, MWG cũng tạm dừng kế hoạch mở mới cửa hàng thuốc An Khang trong khi số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh bị thu hẹp từ cuối năm 2021 khi đóng cửa những điểm bán kém hiệu quả.

Kết quả kinh doanh đã phản ánh phần nào thế khó của “đại gia” ngành bán lẻ này. Sáu quý gần nhất lãi ròng công ty đều sụt giảm so với quý trước. Gần nhất trong quý 2/2023, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 29.465 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái, biên lãi gộp lại tiếp tục bị thu hẹp xuống chỉ còn 18,5%. Sau khi trừ các chi phí, Tập đoàn lãi ròng vỏn vẹn 17 tỷ đồng trong quý 2, giảm 98% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2014.

Chuỗi “hở room” kéo dài nhất trong nhiều năm tại Thế giới Di động (MWG): Dư hàng triệu cổ phiếu nhưng nhà đầu tư ngoại không còn tranh mua - Ảnh 3.

Câu chuyện lợi nhuận phục hồi phải đợi tới năm 2024

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán Everest (EVS) đánh giá kết quả kinh doanh của Bách Hóa Xanh có thể tăng trưởng mạnh sau khi tái cơ cấu. Lũy kế 7 tháng đầu năm, doanh thu đạt 16,5 nghìn tỷ tăng 9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do chuỗi siêu thị tăng các đơn hàng từ khách hàng hiện hữu và đẩy mạnh quảng bá tới khách hàng tiềm năng. EVS dự phóng doanh thu sẽ đi ngang trong 1-2 tháng tiếp theo do vào mùa mưa và tăng trưởng lên 1,7 nghìn tỷ/ cửa hàng vào những tháng cuối năm.

Đặc biệt, sau khi áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá (kể từ tháng 4/2023) công ty đã tăng được ít nhất 5% tổng thị phần ICT. Do đó khi Iphone 15 ra mắt cùng lợi thế thị phần và là đối tác lớn của Apple sẽ giúp Thế giới Di động có nguồn hàng sớm, đẩy mạnh tiêu thụ gia tăng doanh thu.

Chuỗi “hở room” kéo dài nhất trong nhiều năm tại Thế giới Di động (MWG): Dư hàng triệu cổ phiếu nhưng nhà đầu tư ngoại không còn tranh mua - Ảnh 4.

Nguồn: VCBS

Trong khi đó, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo chuỗi Bách Hóa Xanh có thể hòa vốn kể từ cuối 2023. Bên cạnh đó, sự hồi phục của thị trường ICT cũng là yếu tố đáng chờ đợi sau khi MWG đã chiếm lĩnh được thêm thị phần nhờ chiến lược giá rẻ. Dù vậy cho cả năm 2023, VCBS dự phóng doanh thu thuần và LNST của MWG vẫn sẽ sụt giảm, lần lượt đạt 139.010 tỷ đồng (-10%) và 1.361 tỷ đồng (-67%). Phải sang tới năm 2024, các chỉ tiêu kinh doanh có thể hồi phục tốt hơn với lần lượt 139.010 tỷ đồng doanh thu thuần và 3.079 tỷ LNST.

Trên thị trường, dù diễn biến tương đối khả quan trong vài tháng trở lại đây song thị giá MWG vẫn còn cách xa 30% so với mức đỉnh cao cũ sát 80.000 đồng/cp hồi giữa năm 2022. Chốt phiên 19/9, cổ phiếu MWG đạt 55.500 đồng/cp.

Chuỗi “hở room” kéo dài nhất trong nhiều năm tại Thế giới Di động (MWG): Dư hàng triệu cổ phiếu nhưng nhà đầu tư ngoại không còn tranh mua - Ảnh 5.

Nguồn bài viết: Chuỗi “hở room” kéo dài nhất trong nhiều năm tại Thế giới Di động (MWG): Dư hàng triệu cổ phiếu nhưng nhà đầu tư ngoại không còn tranh mua

Fubon ETF bất ngờ giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam sau hơn 4 tháng miệt mài rút vốn

Việc Fubon FTSE Vietnam ETF trở lại mua cổ phiếu Việt Nam là tín hiệu tích cực khi mà quỹ đã bị rút vốn liên tiếp trong giai đoạn vài tháng trở lại đây.

Fubon ETF bất ngờ giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam sau hơn 4 tháng miệt mài rút vốn

Theo tin từ Fubon FTSE Vietnam ETF, trong phiên giao dịch 19/9, quỹ đã phát hành ròng 6 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng khoảng 2,5 triệu USD. Đây là lần đầu tiên trong khoảng hơn 4 tháng trở lại đây quỹ ngoại đến từ Đài Loan (Trung Quốc) ghi nhận hút ròng trên thị trường.

Lượng phát hành chứng chỉ quỹ kể trên của Fubon ETF tương ứng khoảng 60 tỷ đồng và toàn bộ đã được giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam.

Dù Fubon ETF trở lại hút ròng song áp lực bán của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tương đối lớn, giá trị bán ròng xấp xỉ 400 tỷ đồng trong phiên 19/8. Lực bán tập trung vào các cổ phiếu lớn như HPG, STB, HCM, VCI, VRE…

Tại ngày 19/9, quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF đạt gần 26,5 tỷ Đài Tệ, tương ứng gần 830 triệu USD (khoảng 20.200 tỷ đồng), quỹ dành 100% đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index.

Trong cơ cấu danh mục, HPG hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10,03% (nắm giữ 71,9 triệu cổ phiếu), xếp tiếp theo lần lượt là VHM (9,49%), VNM (9,4%), VIC (8,8%), VCB (8,45%)…

Việc số lượng chứng chỉ quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF tăng trở lại trong phiên 19/9 là tín hiệu tích cực khi mà quỹ đã bị rút vốn liên tiếp trong giai đoạn 4 tháng trở lại đây. Tính từ đầu tháng 9 tới nay, quỹ đã bị rút ròng gần 26 triệu USD (~620 tỷ đồng). Dòng tiền vào ETF này luỹ kế từ đầu năm 2023 tới hiện tại đã âm khoảng 12 triệu USD.

Trước đó, Fubon FTSE Vietnam ETF vừa hoàn tất đợt cơ cấu trong phiên 15/9, đáng chú ý là việc quỹ ngoại này đã thêm mới cổ phiếu bất động sản là PDR của Phát Đạt vào danh mục. Ở chiều ngược lại, Fubon FTSE Vietnam ETF không loại ra khỏi danh mục. Như vậy, sau kỳ cơ cấu này, số lượng cổ phiếu trong danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF lên tới con số 30.

Số liệu tháng 9 tính tới thời điểm 19/9

Nguồn: Fubon ETF bất ngờ giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam sau hơn 4 tháng miệt mài rút vốn

Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm, phát tín hiệu sẽ thực hiện thêm một đợt tăng trong năm nay

Ở cuộc họp lần này, Fed không tăng lãi suất và duy trì ở phạm vi 5,25% đến 5%, mức cao nhất trong khoảng 22 năm.

Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 20/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất. Ngoài ra, NHTW cũng cho biết có thể sẽ thực hiện thêm một đợt tăng nữa trước cuối năm nay và có ít đợt hạ lãi suất hơn so với dự kiến vào năm tới.

Với động thái tăng lãi suất được dự kiến thực hiện vào cuối năm, thì Fed sẽ thực hiện hàng chục đợt tăng kể từ khi bắt đầu thắt chặt chính sách vào tháng 3/2022.

Ở cuộc họp lần này, thị trường cũng dự đoán Fed sẽ không tăng lãi suất, duy trì ở phạm vi 5,25% đến 5%, mức cao nhất trong khoảng 22 năm.

Dù không tăng lãi suất, song thị trường vẫn chưa chắc chắn về bước đi tiếp theo của FOMC. Các dự báo được đưa ra trong biểu đồ dot plot của Fed cho thấy khả năng NHTW sẽ tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay, sau đó là 2 đợt cắt giảm vào năm 2024 - ít hơn 2 lần so với lần cập nhật gần đây nhất vào tháng 6. Theo đó, lãi suất liên bang sẽ ở khoảng 5,1%.

Trong đó, 12 thành viên của uỷ ban đồng ý thực hiện thêm 1 đợt tăng lãi suất mới, trong khi có 7 người phản đối. Ngoài ra, dự báo về mức lãi suất chuẩn cũng tăng cao hơn vào năm 2025, trung bình là 3,9% trong khi trước đó là 3,4%.

Về dài hạn, các thành viên FOMC cho biết lãi suất chuẩn sẽ ở khoảng 2,9% vào năm 2026. Con số này cao hơn mức mà Fed coi là ngưỡng lãi suất trung tính (neutral rate, tức là mức lãi suất không có tác động tiêu cực hay tích cực đến nền kinh tế). Đây cũng là lần đầu tiên FOMC đưa ra triển vọng cho năm 2026, với mức lãi suất trung tính trong dài hạn dự kiến là 2,5%.

Ngoài duy trì lãi suất ở mức tương đối cao, Fed đang tiếp tục giảm lượng nắm giữ trái phiếu, thực hiện quá trình cắt giảm khoảng 815 tỷ USD trên bảng cân đối kế toán từ tháng 6/2022. Fed loại bỏ khoảng 95 tỷ USD trái phiếu kho bạc và chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) khỏi bảng cân đối kế toán mỗi tháng, thay vì tái đầu tư.

Ngoài ra, các thành viên cũng điều chỉnh mạnh đối với kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong năm nay, với GDP dự kiến tăng 2,1%. Con số này cao hơn gấp đôi so với ước tính hồi tháng 6, cho thấy các thành viên không dự báo về một cuộc suy thoái sớm xảy ra. Triển vọng GDP năm 2024 tăng từ 1,1% lên 1,5%.

Biểu đồ dot-plot mới nhất.

Tỷ lệ lạm phát dự kiến cũng giảm 0,2% điểm phần trăm so với tháng 6 xuống 3,7%. Giới chức dự đoán tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm từ 4,1% trước đó xuống 3,8%.

Hơn nữa, thông báo sau cuộc họp cũng cho thấy sự thay đổi trong dự báo của các quan chức về triển vọng kinh tế. FOMC cho biết hoạt động kinh tế “tăng trưởng với tốc độ vững chắc”, trong khi trước đó dùng từ “vừa phải”. Uỷ ban cũng lưu ý rằng đà tăng của thị trường lao động “chậm lại trong những tháng gần đây nhưng vẫn ở mức cao”, trước đó dùng từ “mạnh mẽ”.

Hiện tại, ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy Fed có thể đạt mục tiêu “hạ cánh mềm” trong việc kiềm chế lạm phát mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu. Tuy nhiên, tương lai vẫn là chưa chắc chắn và quan chức Fed vẫn thận trọng trước việc tuyên bố chiến thắng quá sớm.

Thị trường lao động Mỹ cho đến nay vẫn có triển vọng rất tích cực, khi tỷ lệ thất nghiệp là 3,8%, chỉ cao hơn 1 chút so với 1 năm trước. Số liệu lạm phát cũng cho thấy sự khả quan, dù mức hiện tại vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed. Thước đo lạm phát ưa thích của NHTW - CPI lõi, trong tháng 7 đang ở mức 4,2%.

Người tiêu dùng Mỹ, vốn chiếm khoảng 2/3 hoạt động kinh tế, đã tiếp tục chi tiêu mạnh dù tiền tiết kiệm giảm dần và nợ thẻ tín dụng lần đầu tiên vượt mốc 1 nghìn tỷ USD. Trong cuộc khảo sát gần đây của Đại học Michigan, triển vọng tương ứng về lạm phát trong 1 và 5 năm đã ở mức thấp nhất rtong nhiều năm.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát lại phản ánh sự lo ngại về tình trạng hiện tại của nền kinh tế. Trong cuộc Khảo sát All-American Survey gần đây nhất của CNBC, 69% số người được hỏi bày tỏ sự không hài lòng với nền kinh tế Mỹ, mức cao kỷ lục về kết quả trong 17 năm qua.

Nguồn: Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm, phát tín hiệu sẽ thực hiện thêm một đợt tăng trong năm nay

1 Likes

Lâu ngày quay trở lại vẫn thấy pic đông người xem nhỉ =)) nhờ bác @PinkPanther

1 Likes

Một công ty chuyên bán vàng bạc bất ngờ muốn kinh doanh thêm xe điện, cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh một năm

Trong bối cảnh cổ phiếu bứt phá mạnh, cơ cấu cổ đông của công ty cũng có nhiều biến động khi một loạt lãnh đạo muốn thoái vốn nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

CTCP Cencon Việt Nam (mã CEN) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc góp vốn thành lập Công ty TNHH Ô tô điện Cencon với ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn ô tô và xe có động cơ khác. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 80 tỷ đồng trong đó Cencon dự kiến góp 38,4 tỷ đồng tương ứng 48% cổ phần.

Cencon được thành lập năm 2015, chuyên đầu tư kinh doanh các sản phẩm truyền thống như thực phẩm, hàng tiêu dùng. Từ năm 2019, công ty đã chuyển hướng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh vàng bạc đá quý. Nhận thấy sự phát triển của xe điện chính là xu hướng của tương lai, Cencon đã quyết định lấn sân sang lĩnh vực mới này.

Công ty liên doanh được Cencon thành lập để kinh doanh xe điện CHERY và tiến đến là lắp ráp xe điện tại Việt Nam. Ban lãnh đạo Cencon cho biết, dự kiến quý 4/2023, công ty sẽ nhập lô ô tô điện CHERY đầu tiên về bán thương mại và đến năm 2025 sẽ lắp ráp trong nước. Theo đại diện công ty, doanh thu dự kiến ở mảng nhập khẩu và bán xe điện khoảng 600-800 tỷ đồng/năm.

Động thái bất ngờ của Cencon diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của công ty không mấy khởi sắc. 6 tháng đầu năm, Cencon ghi nhận doanh thu thuần đạt 41,8 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do sức tiêu thị hàng thực phẩm, vàng bạc tiêu thụ chậm. Sau khi trừ chi phí, Cencon lãi ròng vỏn vẹn hơn 50 triệu đồng, “bốc hơi” đến 96% so với cùng kỳ 2022.

Năm 2023, Cencon lên kế hoạch doanh thu đạt 140 tỷ đồng, giảm 25% so với thực hiện năm 2022 nhưng mục tiêu lợi nhuận lại tăng vọt lên mức 1,4 tỷ đồng so với con số chỉ vỏn vẹn 1,1 triệu đồng năm ngoái. Với kết quả đạt được sau nửa đầu năm, công ty mới thực hiện gần 30% kế hoạch doanh thu và 4% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Cơ cấu cổ đông biến động mạnh

Bất chấp kết quả kinh doanh có phần ảm đạm, cổ phiếu CEN của Cencon lại giao dịch khởi sắc trước động thái lấn sân táo bạo sang lĩnh vực mới đầy thách thức. Chỉ sau 3 phiên, cổ phiếu này đã tăng vọt 33% qua đó leo lên đỉnh một năm và hiện đang dừng ở mức 9.600 đồng/cp. So với thời điểm đầu năm, thị giá CEN đã tăng gấp gần 3 lần.

Trong bối cảnh cổ phiếu CEN bứt phá mạnh, cơ cấu cổ đông của Cencon cũng có nhiều biến động khi một loạt lãnh đạo của công ty muốn thoái vốn với mục đích giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Dự kiến, tổng lượng cổ phiếu CEN sẽ được các lãnh đạo Cencon bán ra thị trường trong đợt này vào khoảng gần 6,24 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 28,72% vốn.

Cụ thể, ông Lê Văn Bình - thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty đăng ký bán hết hơn 2,1 triệu cổ phiếu CEN (tỷ lệ 9,84% vốn) từ ngày 8/9 đến 6/10/2023. Trong cùng khoảng thời gian này, bà Trần Thị Hà - thành viên Ban kiểm soát cũng đăng ký bán sạch 2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,21% vốn). Trước đó, ông Trần Ngọc Sơn - Kế toán trưởng công ty đã hoàn tất bán ra toàn bộ 2,1 triệu cổ phiếu CEN (tỷ lệ 9,67% vốn) trong khoảng thời gian từ 8-12/9/2023.

Chiều ngược lại, ông Nguyễn Xuân Bắc - một nhà đầu tư cá nhân đã mua vào hơn 1,1 triệu cổ phiếu CEN qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên mức 5,25% và trở thành cổ đông lớn của Cencon từ ngày 11/9/2023. Nếu ông Bình và bà Hà bán thành công toàn bộ số cổ phiếu đăng ký, Cencon sẽ chỉ còn 2 cổ đông lớn là ông Bắc và Chủ tịch HĐQT Trần Mạnh Sơn (nắm 5,07% vốn).

Nguồn bài viết: Một công ty chuyên bán vàng bạc bất ngờ muốn kinh doanh thêm xe điện, cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh một năm

Xe điện giờ là xu hướng, công nghệ sạch cho mội trường phải ko @PhanQuanAtula

Cổ phiếu một công ty chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát

Trước đó, cổ phiếu này đã bị HNX đưa vào diện cảnh báo và rơi vào danh sách chứng khoán bị cắt margin

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về quyết định đưa cổ phiếu cổ phiếu APS của CTCP Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (Chứng khoán Apec) vào diện kiểm soát từ ngày 25/9. Lý do là tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán bán niên quá hạn 30 ngày so với quy định.

Trước đó vào ngày 8/9, cổ phiếu APS đã bị HNX đưa vào diện cảnh báo do tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán bán niên quá hạn 15 ngày so với quy định. Ngay sau đó, mã cổ phiếu này đã bị HNX bổ sung vào danh sách chứng khoán bị cắt margin.

Mới nhất, Chứng khoán Apec đã có giải trình về việc cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo và biện pháp khắc phục. Theo đó, năm 2023, công ty có sự thay đổi về đơn vị kiểm toán. Vì vậy, đơn vị kiểm toán cần có thêm thời gian để thực hiện kiểm toán lại số dư đầu kỳ và phát sinh trong năm 2023. Đồng thời, công ty đang hoàn thiện thủ tục xin cấp phép thay đổi người đại diện theo pháp luật và đang đợi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hướng dẫn và cho ý kiến về vấn đề này.

Về biện pháp khắc phục, Chứng khoán Apec cho biết công ty đã thực hiện công bố thông tin báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm tự lập. Ngày 22/8/2023, công ty đã ký hợp đồng kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY. Đơn vị kiểm toán đang trong quá trình soát xét báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của công ty.

Sau khi đơn vị kiểm toán hoàn tất soát xét, Chứng khoán Apec sẽ công bố báo cáo tài chính theo quy định. Đồng thời, công ty mong muốn UBCKNN hỗ trợ, xem xét hồ sơ thay đổi cấp phép người đại diện theo pháp luật để công ty kịp thời công bố thông tin.

Theo báo cáo tài chính tự lập quý 2/2023, Chứng khoán Apec ghi nhận doanh thu hoạt động trong 6 tháng đầu năm đạt 360 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 46 tỷ đồng trong khi nửa đầu năm ngoái lỗ 304 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu APS hiện đang dừng ở mức 8.300 đồng/cp, tăng gần 50% so với mức thấp nhất kể từ đầu năm ghi nhận hồi giữa tháng 7. Tuy nhiên, mức thị giá này vẫn thấp hơn khoảng 40% so với thời điểm trước khi ông Nguyễn Đỗ Lăng cùng 5 bị can khác bị khởi tố vì tội “Thao túng thị trường chứng khoán” hồi cuối tháng 6.

Sau vụ việc trên, Chứng khoán Apec cũng đã miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Đỗ Lăng, đồng thời bổ nhiệm thay thế ông Nguyễn Đức Quân vào vị trí này kể từ ngày 9/8/2023.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu một công ty chứng khoán bị đưa vào diện kiểm soát

Một doanh nghiệp bia có EPS gần 41.000 đồng chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 150%

Một doanh nghiệp bia có EPS gần 41.000 đồng chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 150%

Nhìn lại quá khứ, doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt “khủng”, có năm lên đến 200%.

CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long (mã HLB) thông báo ngày 28/9 tới sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ lên tới 150%. Theo đó, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 15.000 đồng.

Với hơn 3 triệu cổ phiếu hiện đang lưu hành, công ty sẽ chi tương ứng 46,53 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 27/9 và thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 16/10 tới đây.

Nhìn lại lịch sử, đây cũng không phải lần đầu tiên HLB chi trả cổ tức tiền mặt “khủng”. Trong giai đoạn 2014- 2018, công ty đều đặn chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông, năm 2016 với tỷ lệ 60%, năm 2017 là 70%, thậm chí năm 2018 lên đến 200%.

Năm 2019 hoạt động cổ tức bị gián đoạn do HLB dành toàn bộ phần lợi nhuận còn lại sau khi trích thưởng để đầu tư nâng cấp và hoàn thiện nhà máy sản xuất bia Đông Mai công suất 50 triệu lít/năm. Doanh nghiệp chia cổ tức trở lại cho cổ đông vào năm 2020 với tỷ lệ 20% bằng tiền. Với lợi nhuận kỷ lục, năm 2021, HLB tiếp tục gây chú ý khi chia cổ tức tiền mặt đến 100% cho cổ đông.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HLB giao dịch trên sàn UPCOM từ tháng 2/2017 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 24.000 cổ phiếu. Hiện nay, thị giá của HLB là 223.000 đồng/cp, thuộc top cao nhất thị trường và là cổ phiếu đắt giá nhất ngành bia. Tuy nhiên, cổ phiếu thường trong tình trạng không có giao dịch hoặc chỉ giao dịch vài trăm cổ phiếu.

Thị giá vượt xa hai mã lớn ngành bia là Sabeco (SAB) và Habeco (BHN) nhưng vốn hóa của HLB khiêm tốn hơn rất nhiều với khoảng gần 700 tỷ đồng do chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu lưu hành. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng khá “èo uột” với nhiều phiên thậm chí không có giao dịch.

Doanh thu và lợi nhuận năm 2022 lập kỷ lục

HLB tiền thân là nhà máy liên hợp thực phẩm Hồng Gai, thành lập từ năm 1967. Đến giữa tháng 2/2023, HLB chính thức chuyển đổi thành CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long với vốn điều lệ 30 tỷ đồng.

Ban đầu doanh nghiệp chỉ tập trung phát triển tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, song đến thời điểm hiện tại thương hiệu bia Hạ Long đã phủ sóng khắp 13 tỉnh phía Bắc.

Không chỉ tập trung vào những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp còn tập trung khai thác nhiều loại sản phẩm cao cấp đa dạng trong những năm gần đây. Một số sản phẩm tiêu biểu của HLB bao gồm Hạ Long Classic, bia Hạ Long Sapphire, bia Hạ Long Golden, Rồng Việt,…

Nền tảng kinh doanh ổn định là yếu tố giúp doanh nghiệp ngành bia duy trì cổ tức tiền mặt cao. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2016-2021 đạt 24% với doanh thu và 25% với lợi nhuận sau thuế.

Riêng năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động. Doanh thu năm 2022 ghi nhận 1.369 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2021. Mảng bán bia đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu HLB khi đem về 1.241 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90%, còn lại là nguồn thu đến từ vận chuyển bia.

Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 127 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021. EPS công ty đạt 40.886 đồng/cp, cao hàng đầu thị trường.

Sang năm 2023, doanh nghiệp đặt kế hoạch sản lượng bia các loại đạt 82 triệu lít, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Về kế hoạch kinh doanh, mục tiêu tổng doanh thu đạt 1.616 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm 37% xuống còn gần 80 tỷ đồng.

Dù dự báo về sản lượng ngành bia khá ổn định, có khả năng tăng trưởng 0-5% trong năm 2023. Tuy nhiên, ban lãnh đạo doanh nghiệp vẫn thận trọng trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn do lãi suất cao, ngành bia cũng chịu ảnh hưởng.

Nguồn: Một doanh nghiệp bia có EPS gần 41.000 đồng chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 150%

Lịch chốt quyền cổ tức tuần 25-29/9: Gần 30 doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt, cao nhất 150%

rong số các doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt tuần này, có đến 7 doanh nghiệp trả cổ tức trên 20%, cao nhất là 150% và thấp nhất là 1,5%.

Theo thống kê, có 33 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 25– 29/9. Trong đó, 29 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 2 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp thực hiện quyền mua và 1 doanh nghiệp phát hành thêm trong tuần này.

Trong số các doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt tuần này, có đến 7 doanh nghiệp trả cổ tức trên 20%, cao nhất là 150% và thấp nhất là 1,5%.

CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long (HLB – UPCoM) thông báo, ngày 28/9 tới sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ lên tới 150%.

Theo đó, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 15.000 đồng và với 3,09 triệu cổ phiếu hiện đang lưu hành, Công ty sẽ chi tương ứng 46,53 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 27/9 và thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 16/10/2023.

Nhìn lại lịch sử, HLB không phải cái tên xa lạ trong top doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khủng”. Trong giai đoạn 2014- 2018, công ty đều đặn chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông,năm 2016 với tỷ lệ 60%, năm 2017 là 70%, thậm chí năm 2018 lên đến 200%.

Ngày 29/9 tới đây là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP PVI (mã PVI) chi trả cổ tức năm 2022 toàn bộ bằng tiền mặt với tỷ lệ 30%. Con số này cao hơn kế hoạch 25% đề ra.

Đây là năm thứ 8 liên tiếp chi trả cổ tức ở mức cao hơn 20%. Tổng giá trị cổ tức chi trả là 702 tỷ đồng.
Hai cổ đông lớn nhất của PVI gồm HDI Global SE và PVN sẽ nhận về số tiền lớn nhất. Với tỷ lệ 35%, cổ đông nhà nước nhận về gần 246 tỷ đồng.

Ngày 29/9 tới đây, Tổng Công ty IDICO – CTCP (mã IDC) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 2.000 đồng. Ngày dự kiến thanh toàn vào 13/10/2023.

Với gần 330 triệu cổ phiếu đang được lưu hành, ước tính IDC sẽ cần chi khoảng 660 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông đợt này. Cơ cấu cổ đông của IDC ghi nhận Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G nắm hơn 74 triệu cổ phần (tỷ lệ 22,5% vốn) và Sản xuất và Thương mại Bách Việt nắm 39 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 11,9% vốn). Hai tổ chức trên sẽ lần lượt nhận về khoảng 148 tỷ đồng và 79 tỷ đồng tiền cổ tức trong đợt tạm ứng này.

CTCP Cảng Cát Lái (mã CLL) thông báo trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ thực hiện là 36,8%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 3.680 đồng.

Với 34 triệu đơn vị CLL đang lưu hành, Cảng Cát Lái sẽ phải chi hơn 125 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Ngày đăng ký cuối cùng là 2/10/2023, thời gian thực hiện dự kiến vào ngày 12/10/2023.

Tính đến ngày 30/06/2023, Cảng Cát Lái có 2 cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn với gần 8,72 triệu cp, tỷ lệ 25.64% và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Thanh niên xung phong nắm giữ gần 7,5 triệu cp, tỷ lệ 22.06%. Theo đó, ở lần nhận cổ tức này, 2 cổ đông lớn nói trên sẽ thu về lần lượt 32 tỷ đồng và 27,6 tỷ đồng.

CTCP Dây cáp điện Việt Nam (mã CAV) thông báo ngày ĐKCC để thực hiện quyền nhận tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 bằng tiền. Cụ thể, CAV chốt ngày 2/10 là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 40% (1 cổ phiếu nhận được 4.000 đồng).

Ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/9. Ngày thanh toán dự kiến là 20/10. Với hơn 57 triệu cổ phiếu đang được lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi khoảng 230 tỷ đồng để trả cổ tức trong đợt này.

Với tỷ lệ chi trả cổ tức cao và ổn định, Cadivi được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” cho cổ đông trong suốt những năm qua. Giai đoạn 2018-2021, mức cổ tức duy trì 50% bằng tiền. Năm 2022, ĐHĐCĐ thường niên của CAV nhất trí tăng tỷ lệ cổ tức lên gấp đôi 100%. Sang năm 2023, cổ đông tiếp tục thông qua kế hoạch trả cổ tức ở mức 100%.

https://markettimes.vn/lich-chot-quyen-co-tuc-tuan-25-29-9-gan-30-doanh-nghiep-tra-co-tuc-tien-mat-cao-nhat-150-41023.html