Chứng sỹ săn tin!

Nguồn: Thêm điểm tựa cho nhà đầu tư từ xếp hạng tín nhiệm nội địa - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thêm điểm tựa cho nhà đầu tư từ xếp hạng tín nhiệm nội địa

Lát thêm những “viên gạch” mới trong văn hóa áp dụng xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam, nhiều quỹ đầu tư hàng trăm triệu USD, định chế tài chính lớn đang tích cực sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm nội địa trong quản trị đầu tư và phân bổ tài sản, nhằm sớm ngăn ngừa rủi ro…

Khoảng trống về thông tin và thiếu minh bạch là “điểm mù” trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt.

Cập nhật tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp 9 tháng năm 2023 tại hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam” ngày 21/9 do FiinRatings tổ chức, giới phân tích đánh giá thị trường đang có nhiều tín hiệu khôi phục trở lại với giá trị phát hành đạt gần 143.000 tỷ đồng.

TỐC ĐỘ HỒI PHỤC THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CHẬM

Theo đánh giá của nhóm chuyên gia từ FiinRatings, áp lực thanh toán trái phiếu doanh nghiệp cao nhưng vẫn trong mức an toàn. Hơn nữa, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP cũng chuyển áp lực đáo hạn về tương lai, doanh nghiệp có cơ hội để tái cấu trúc.

Một số dấu hiệu tích cực cho thấy việc tái cấu trúc nợ đang có tiến triển nhất định, được chứng minh bằng việc 35,3% giá trị của các trái phiếu bị chậm thanh toán đã được các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu đồng ý gia hạn thanh toán/tái cấu trúc.

Bên cạnh đó, từ tháng 8, nhiều doanh nghiệp rục rịch có kế hoạch huy động vốn trở lại. Một trong 10 công ty quản lý quỹ có giá trị ủy thác và tư vấn đầu tư lớn nhất thị trường Việt Nam, Công ty cổ phần Quản lý quỹ PVI (PVIAM) cũng vừa giải ngân vốn hai thương vụ trên thị trường với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của bà Trịnh Quỳnh Giao, Tổng Giám đốc PVIAM, thị trường đang hồi phục và nhu cầu từ phía tổ chức phát hành (bên bán) và nhà đầu tư (bên mua) luôn tồn tại.

Tuy nhiên, theo quan sát của các chuyên gia, tốc độ hồi phục của thị trường tương đối chậm, khó bứt phá trong 12 tháng tới đây. Quy mô thị trường trái phiếu thu hẹp đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao. Sau những diễn biến phức tạp trên thị trường, giá trị phát hành giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt sau khi ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tụt dốc không phanh.

Riêng trong quý 4/2022, lượng phát hành giảm sốc đến 99% so với cùng kỳ, khiến quy mô thị trường cả năm 2022 co hẹp còn khoảng 10% GDP và thấp hơn nhiều so với bình quân của các nước ASEAN ở trong khoảng 30% GDP và vẫn thấp hơn nhiều so với Maylaysia (54%), Singapore (28%), Thái Lan (26%)…

Tín hiệu tiêu cực này do hoạt động phát hành mới sụt giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023, trong khi việc mua lại trái phiếu trước hạn diễn ra cấp tập. Trước đó, tại thời điểm đỉnh cao vào giữa năm 2022, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt quy mô giá trị lưu hành gần 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 14% GDP năm 2021.

9 tháng năm 2023, giá trị phát hành mới đạt gần 143.000 tỷ đồng, chủ yếu để đảo nợ. Quy mô thị trường trái phiếu cũng thu hẹp đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao.

Theo đánh giá của nhóm chuyên gia từ FiinRatings, thị trường trái phiếu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức ở cả hai phía cung và cầu. Về phía cầu, niềm tin của nhà đầu tư đối với các sản phẩm trái phiếu chưa hồi phục rõ ràng, tâm lý e ngại khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp vẫn là diễn biến chính trên thị trường.

Còn về phía cung, rủi ro suy thoái kinh tế khiến cho nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp bị giảm đi đáng kể, thể hiện thông qua tăng trưởng tín dụng khiêm tốn trong nửa đầu năm 2023.

Đáng nói, mặc dù quy mô trái phiếu doanh nghiệp lưu hành còn ở mức thấp so với các nước nhưng hơn 95% giá trị phát hành hiện là phát hành riêng lẻ còn kênh trái phiếu phát hành rộng rãi ra công chúng được kỳ vọng có chất lượng hơn và minh bạch hơn lại chiếm rất tỷ trọng rất khiêm tốn, dưới 5% tổng quy mô phát hành.

ĐIỂM TỰA CHO QUỸ ĐẦU TƯ

Để tiếp tục khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển một cách lành mạnh và bền vững, góp phần khai thông kênh cung ứng vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, nhiều diễn giả tại hội thảo đề cao việc mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức và đẩy mạnh kênh trái phiếu chào bán rộng rãi ra công chúng.

Theo đánh giá, hiện cơ sở nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngân hàng thương mại và nhà đầu tư cá nhân. Các định chế tổ chức như công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư trái phiếu tham gia còn hạn chế.

Chia sẻ khó khăn từ góc độ quỹ đầu tư, Tổng Giám đốc PVIAM cho biết hiện các công ty bảo hiểm bị hạn chế không được đầu tư trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích cơ cấu lại nợ, căn cứ theo Luật Kinh doanh bảo hiểm mới đi vào hiệu lực đầu năm 2023. Tuy nhiên, quy định này khá bất cập, bởi quỹ thiên về việc đánh giá tổ chức phát hành, dự án và nhìn từ rủi ro tổng thể thay vì soi mục đích phát hành của doanh nghiệp.

Hiện nhiều “ánh mắt” không mấy thiện cảm với việc “đảo nợ” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo bà Trịnh Quỳnh Giao, cần phải nhìn vào thực tế. Bởi doanh nghiệp khi đầu tư vào một dự án, thông thường thời gian để hoàn vốn là 5 năm, trong khi đó, các khoản nợ của vay của ngân hàng hay thậm chí kỳ hạn trên thị trường trái phiếu Việt Nam hầu hết chỉ 2-3 năm, hiếm hoi mới có trái phiếu 5 năm.

Như vậy, tổ chức phát hành dường như phải “chiều” theo khẩu vị nhà đầu tư mà không căn cứ vào vòng đời dự án cũng như kế hoạch đầu tư dẫn đến kỳ hạn “méo mó” và dẫn đến việc phải phát hành mới để “đảo nợ”.

Cũng theo bà Giao, mặc dù là quỹ đầu tư có tên tuổi trên thị trường, với hệ thống đánh giá tín nhiệm nội bộ và những chuyên viên phân tích kỳ cựu nhưng PVIAM vẫn nhận thấy sự cần thiết trong việc tăng cường hệ thống đánh giá độc lập và toàn diện hơn trong việc đánh giá cơ hội đầu tư và quản trị rủi ro.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings cũng nhấn mạnh về vai trò của xếp hạng tín nhiệm độc lập trong sự hồi phục và phát triển thị trường vốn nếu như được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư, không chỉ những nhà đầu tư đại chúng hay cá nhân, đặc biệt là các định chế tổ chức tài chính.

Điều này từng được lãnh đạo FiinRatings ví von như việc “dán nhãn” hàng hóa trong siêu thị, giúp bên mua và bên bán tiện lợi hơn trong giao dịch.

Ngoài ra, theo chia sẻ của lãnh đạo FiinRatings, doanh nghiệp phát hành cũng hưởng lợi khi gần đây, một doanh nghiệp xếp hạng A từng huy động lãi suất trái phiếu 15% từ một ngân hàng nhưng sau khi công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm, nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền với lãi suất thấp hơn nhiều còn 11% và thành công huy động 2.000 tỷ đồng.

HẠ BẬC TÍN NHIỆM SẼ PHÁT CẢNH BÁO SỚM

Hơn nữa, theo các ý kiến tại hội thảo, trong nhiều trường hợp, xếp hạng tín nhiệm gần như không có sự khác biệt khiến nhà đầu tư khó khăn khi ra quyết định. Khi đánh giá thị trường nội địa, xếp hạng tín nhiệm nội địa cũng có nhiều ưu thế hơn so với kết quả từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế do có dải điểm rộng hơn mà không bị giới hạn bởi mức trần xếp hạng quốc gia.

Mặt khác, một điểm nổi bật từ xếp hạng tín nhiệm đó là không chỉ dựa vào dữ liệu quá khứ hay báo cáo tài tài chính được kiểm toán. Theo lãnh đạo FiinRatings, một trong những tiêu chí được đơn vị chú trọng đó là sự linh hoạt về tài chính, phương án tài chính dự phòng để FiinRatings dự phóng trong tương lai, từ đó, sớm phát hiện rủi ro và điều chỉnh nâng/hạ bậc xếp hạng. Đặc biệt với doanh nghiệp yếu, phương án thu xếp tài chính sẽ được đánh giá rất kỹ.

Thực tế còn nhiều ngần ngại vì bối cảnh kinh tế nhiều biến động, không biết “sức khoẻ” doanh nghiệp 5 năm nữa ra sao, có phá sản hay không? Hiện doanh nghiệp có tiền nhưng ba năm nữa có tiền hay không? Khủng hoảng thanh khoản trong một thời gian ngắn khiến một “ông lớn” địa ốc điêu đứng cũng khiến nhà đầu tư không khỏi hoảng hốt và hy vọng việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm độc lập có thể giảm bớt các yếu tố bất ngờ với nhà đầu tư.

Về vấn đề này, thực tế, vẫn có khả năng doanh nghiệp AAA (mức xếp hạng cao nhất) cũng có khả năng vỡ nợ mà giới trong ngành gọi là “thiên thần gãy cánh” dù xác suất thấp.

Tuy nhiên, theo ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings, khẳng định thông tin từ những đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập sẽ khắc phục được tình trạng “khoảng trống” thông tin rất lớn giữa thị trường và nhà đầu tư, bởi nhà đầu tư gần như không nắm được nhiều thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện FiinRatings đang hình thành cơ sở dữ liệu về xác suất vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam tương ứng với mức xếp hạng tín nhiệm làm cơ sở tham chiếu định giá trái phiếu, phân bổ tài sản và công tác quản trị rủi ro, dự kiến công bố cuối năm nay.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, theo lãnh đạo PVIAM, việc xếp hạng tín nhiệm cũng là điều kiện bắt buộc và trợ thủ đắc lực nếu muốn khơi thông kênh phát hành đại chúng. Muốn thị trường phát triển với thanh khoản tốt, quỹ đầu tư có thể phản ứng kịp thời loại bỏ trái phiếu khi doanh nghiệp “rớt hạng” theo tiêu chí đặt ra trong danh mục, phải có sự đồng hành của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, bởi nhà đầu tư không thường xuyên thẩm định báo cáo phân tích của công ty do mất rất nhiều thời gian.

Thay vào đó, quỹ sẽ dựa trên việc công bố thông tin minh bạch của của doanh nghiệp và định mức tín nhiệm. Tuy nhiên, “đơn vị xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo uy tín, độc lập và báo cáo phải phát hành thường xuyên hàng quý”, bà Giao lưu ý.

Coteccons (CTD) dự lãi nửa cuối năm 2023 gấp 5,2 lần cùng kỳ

Coteccons (CTD) tự tin lên kế hoạch lãi khủng cho 6 tháng cuối năm 2023 sau khi doanh nghiệp ghi nhận lãi nửa đầu năm gấp gần 10 lần YoY.

CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) thông báo ngày 17/10 là ngày tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 theo hình thức trực tuyến.

Theo tài liệu gửi cổ đông, Coteccons đặt kế hoạch năm tài chính 2024 (từ 1/7/2023 đến 30/6/2024) với 17.793 tỷ đồng doanh thu gấp 2,6 lần, lợi nhuận sau thuế đạt 274 tỷ đồng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Đối với năm tài chính 2023, Coteccons dự kiến không chia cổ tức và không trích lập các quỹ.

Trước đó hồi cuối tháng 4, tại ĐHCĐ, CTD đã thông qua việc thay đổi năm tài chính 2023 chỉ kéo dài 6 tháng đến hết 30/6/2023 và đặt mục tiêu lợi nhuận 44 tỷ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Coteccons mang về gần 6.749 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế hơn 52 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và gấp gần 10 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 88% chỉ tiêu doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận.

Về bộ máy lãnh đạo của CTD, cuối tháng 8, HĐQT công ty đã thông qua việc phân công lại nhiệm vụ mới đối với các nhân sự cấp cao. Mục đích là để công ty thích ứng với những thay đổi của thị trường và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Cụ thể, ông Chris Senekki, Phó Tổng Giám Đốc sẽ đảm nhận nhiệm vụ mở rộng kinh doanh của Coteccons và các công ty con ra thị trường quốc tế. Ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Covestcons – một công ty con của Coteccons và thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Coteccons kể từ ngày 25/8. Bên cạnh thị trường nước ngoài, ông Chris Senekki vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ mảng phát triển kinh doanh các dự án vốn đầu tư nước ngoài của Coteccons tại thị trường Việt Nam.

Nguôn bài viết: Coteccons (CTD) dự lãi nửa cuối năm 2023 gấp 5,2 lần cùng kỳ

Dragon Capital: Rời khỏi thị trường tại thời điểm này không phải là quyết định tốt, biến động mạnh trong chu kỳ tăng giá không hiếm gặp

Dragon Capital khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ vững sự bình tĩnh và quan sát trong giai đoạn này.

Dragon Capital: Rời khỏi thị trường tại thời điểm này không phải là quyết định tốt, biến động mạnh trong chu kỳ tăng giá không hiếm gặp

Thanh khoản bán gia tăng mạnh trong phiên đầu tuần với gần 500 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó 110 mã giảm sàn trên HoSE đã đè nặng áp lực lên thị trường, khiến chỉ số VN-Index liên tục mất điểm, lùi sát về khu vực 1.150 điểm. Hành động bán mạnh xuất hiện ở nhiều cổ phiếu khiến nhóm thép, chứng khoán, bất động sản đồng loạt “xanh lơ”.

Mức giảm 3,34% là con số biến động lớn nhất trong vòng hơn một tháng kể từ phiên 18/8, qua đó đưa VN-Index trở thành chỉ số giảm mạnh nhất Châu Á trong phiên.

Trước diễn biến giảm mạnh gần đây của VN-Index, Dragon Capital Việt Nam đã có một số cập nhật quan trọng về những tác động có thể đang ảnh hưởng đến thị trường.

Thứ nhất, Dragon Capital chỉ ra áp lực toàn cầu, thị trường đang chịu áp lực từ các yếu tố vĩ mô toàn cầu. Cụ thể, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã báo hiệu khả năng tăng lãi suất vào tháng 11, và kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức. Điều này đã tạo ra tình hình khá căng thẳng cho tâm lý của các nhà đầu tư.

Thêm vào đó, thông tin về sự tăng giá của tỷ giá hối đoái cùng với các biện pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến việc phát hành tín phiếu điều tiết cung tiền trên thị trường đã khiến tâm lý thị trường trở nên không ổn định. Trong bối cảnh như vậy, Dragon Capital cho biết một số công ty chứng khoán thực hiện các biện pháp siết chặt đòn bẩy tài chính, tạo ra một đợt bán tháo mạnh mẽ trong các phiên giao dịch gần đây.

Thứ hai, các mô hình lịch sử cho thấy thị trường chứng khoán thường biến động mạnh vào các giai đoạn gần cuối của chu kỳ tăng lãi suất của FED. Do đó, lần này cũng không ngoại lệ và Dragon Capital dự đoán sẽ có sự biến động ngắn hạn trong thời kỳ tiếp theo cho đến tháng 11.

Thứ ba, tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại một số công ty chứng khoán lớn đã giảm khoảng 11% so với đỉnh điểm. Thông thường, trong các giai đoạn điều chỉnh giảm của thị trường trong một xu hướng tăng dài hạn, tỷ lệ đòn bẩy thường phải điều chỉnh sâu hơn, có lúc lên đến 20%.

Dragon Capital khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ vững sự bình tĩnh và quan sát trong giai đoạn này.

“Rời khỏi thị trường tại thời điểm này có thể không phải là quyết định tốt, bởi sự biến động trong khoảng từ 5% đến 12% trong một chu kỳ tăng giá không phải là điều hiếm gặp”, phân tích của Dragon Capital cho hay.

Liên tục trong thời gian gần đây, bất chấp biến động kém tích cực của thị trường chung, nhiều tổ chức ngoại đã liên tục có những nhận định khả quan về triển vọng TTCK Việt Nam. Quỹ Pyn Elite Fund trong thư gửi nhà đầu tư mới đây đã bày tỏ sự tự tin với những khoản đầu tư tại Việt Nam và đánh giá đây là một thị trường đầy hấp dẫn với mức định giá đang tương đối rẻ. Thậm chí với mức tăng trưởng lợi nhuận được dự đoán cho năm 2024, tỷ lệ P/E sẽ giảm xuống dưới 10 lần.

Quỹ ngoại đến từ Phần Lan kỳ vọng chỉ số VN -Index có thể lên ngưỡng là 2.500 điểm vào năm 2025 - 2026 dựa trên mức P/E là 16 lần theo dự báo tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết.

Quan điểm này cũng được phản ánh phần nào qua giao dịch của khối ngoại trên thị trường. Riêng trong phiên đầu tuần ghi nhận VN-Index mất gần 40 điểm, khối ngoại bất ngờ trở thành điểm sáng khi trở lại mua ròng hơn 800 tỷ đồng trên cả ba sàn. Còn nhớ giai đoạn tháng 11-12/2022, khi chứng khoán Việt Nam tìm về đáy ngắn hạn, nhà tư ngoại cũng vung hàng chục nghìn tỷ đồng gom ròng cổ phiếu Việt.

Nguồn bài viết: Dragon Capital: Rời khỏi thị trường tại thời điểm này không phải là quyết định tốt, biến động mạnh trong chu kỳ tăng giá không hiếm gặp

Fubon ETF trở lại mua cổ phiếu Việt Nam giữa lúc thị trường chỉnh mạnh, cổ phiếu nào là tâm điểm?

Kể từ phiên 19/9 tới nay, VN-Index mất gần 74 điểm nhưng quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã phát hành ròng thêm 14,5 triệu chứng chỉ quỹ.

Fubon ETF trở lại mua cổ phiếu Việt Nam giữa lúc thị trường chỉnh mạnh, cổ phiếu nào là tâm điểm?

Số liệu từ Fubon FTSE Vietnam ETF cho biết, trong phiên giao dịch 26/9, quỹ đã phát hành ròng 7 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng khoảng 2,6 triệu USD. Như vậy, quỹ ngoại này đã trở lại hút ròng hai phiên liên tiếp trên thị trường, trước đó phiên 25/9 quỹ đã phát hành thêm 3 triệu chứng chỉ quỹ tương ứng 1,1 triệu USD.

Lượng phát hành chứng chỉ quỹ trong hai phiên gần nhất 25-26/9 của Fubon ETF tương ứng khoảng 89 tỷ đồng và toàn bộ đã được giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam.

Trong hai phiên đầu tuần, khối ngoại bất ngờ trở lại mua ròng trên toàn thị trường với khối lượng gần 42 triệu cổ phiếu, giá trị ghi nhận xấp xỉ 1.500 tỷ đồng. Lực mua này có một phần đóng góp từ Fubon FTSE Vietnam ETF khi mua ròng thêm toàn bộ 30 cổ phiếu trong danh mục, tâm điểm với HPG, VIC, SSI,…

Động thái mua ròng trở lại của Fubon FTSE Vietnam ETF bắt đầu ghi nhận từ đầu tuần trước, càng trở nên đặc biệt trong bối cảnh thị trường quay đầu điều chỉnh mạnh. Kể từ phiên 19/9 tới nay, VN-Index mất gần 74 điểm nhưng Fubon FTSE Vietnam ETF đã phát hành ròng thêm 14,5 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng mua ròng 133 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam. Đà mua tập trung tại VIC (1,8 triệu cp), HPG (537 nghìn cổ phiếu), SSI (243 nghìn cổ phiếu), SHB (191 nghìn cổ phiếu),…

Fubon FTSE Vietnam ETF là quỹ ETF được thành lập từ tháng 3/2021. Tại ngày 26/9, quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF đạt gần 24,6 tỷ Đài Tệ, tương ứng hơn 761 triệu USD (khoảng 18.300 tỷ đồng), quỹ dành 100% đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index.

Trong cơ cấu danh mục, HPG hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10,17% (nắm giữ 72,2 triệu cổ phiếu), xếp tiếp theo lần lượt là VNM (9,97%), VHM (9,3%), VCB (9%), VIC (8,5%)…

Việc số lượng chứng chỉ quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF tăng trở lại trong vài phiên gần đây là tín hiệu tích cực, thu hẹp đôi chút đà rút vốn liên tiếp trong giai đoạn 4 tháng trở lại đây. Tính từ đầu tháng 9 tới nay, quỹ còn bị rút ròng gần 24 triệu USD. Dòng tiền vào ETF này luỹ kế từ đầu năm 2023 tới hiện tại còn âm khoảng 10 triệu USD.

Trước đó, Fubon FTSE Vietnam ETF vừa hoàn tất đợt cơ cấu trong phiên 15/9, thêm mới cổ phiếu bất động sản là PDR của Phát Đạt vào danh mục và không loại cổ phiếu nào khỏi danh mục.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Yuanta cho biết TTCK Việt Nam tiếp tục bị rút ròng 62 triệu USD trong tuần qua, tuy nhiên giá trị đã giảm 25% so với lượng hút ròng trong tuần trước đó. Đặc biệt, dòng tiền vào các quỹ ETF tại khu vực Đông Nam Á tiếp tục được bơm ròng thêm gàn 16 triệu USD. Riêng tại Việt Nam, các quỹ đầu tư ETF đảo chiều hút ròng 1,2 triệu USD sau 7 tuần bị rút ròng liên tiếp. Dòng tiền vào ròng chủ yếu ở các quỹ Kim Index VN30, Fubon ETF.

Nguồn: Fubon ETF trở lại mua cổ phiếu Việt Nam giữa lúc thị trường chỉnh mạnh, cổ phiếu nào là tâm điểm?

Một doanh nghiệp điện sắp chia cổ tức kỷ lục sau khi đón cổ đông ngoại đến từ Nhật Bản

Ước tính, doanh nghiệp này sẽ chi gần 140 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền cho năm 2022.

Một doanh nghiệp điện sắp chia cổ tức kỷ lục sau khi đón cổ đông ngoại đến từ Nhật Bản

Ngày 5/10 tới đây, CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam (mã VPD) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 13% (01 cổ phiếu nhận 1.300 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 24/10/2023.

Với gần 106,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, VPD dự kiến sẽ chi gần 140 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này. Cổ đông lớn nhất đang nắm giữ 36,65% vốn của VPD là Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) sẽ thu về gần 51 tỷ. Trong khi đó, cổ đông ngoại Tepco Renewable Power Singapore Pte.Ltd cũng sẽ “bỏ túi” gần 35 tỷ đồng nhờ nắm giữ 24,96% vốn.

Tepco Renewable Power Singapore là pháp nhân đăng ký kinh doanh tại Singapore của Tepco Renewable Power - thành viên chuyên biệt về lĩnh vực phát điện từ năng lượng tái tạo thuộc Tokyo Electric Power Company Holdings, Incorporated (Tepco Group) đến từ Nhật Bản.

Tổ chức này mới trở thành cổ đông lớn tại VPD từ cuối năm ngoái sau khi chi gần 800 tỷ để mua thoả thuận 26,6 triệu cổ phiếu. Sau khi trở thành cổ đông lớn, Tepco mới đây đã tiếp tục chào mua công khai thêm 55.000 cổ phiếu VPD (tỷ lệ 0,05% vốn) với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu và đầu tư dài hạn. Nếu thành công, cổ đông này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại VPD lên trên 25% vốn.

Về phía VPD, công ty được thành lập từ năm 2002 và là một trong những công ty liên kết của EVNGENCO1. VNPD hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, bán điện được, nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời và đủ sản lượng điện theo nhu cầu của Hệ thống điện quốc gia với chất lượng điện năng và độ ổn định cao.

VPD chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE từ đầu năm 2018 và vẫn duy trì truyền thống chi trả cổ tức đều đặn hàng năm. Con số 13% bằng tiền cho năm 2022 là mức chia cổ tức cao nhất của doanh nghiệp này kể từ khi chào sàn. Cổ phiếu VPD hiện đang giao dịch quanh mức 23.500 đồng/cp, tương ứng vốn hoá khoảng 2.500 tỷ đồng.

Sau một năm lãi kỷ lục, VPD lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 tương đối thận trọng với mục tiêu doanh thu đạt 524,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 161,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 23% và 43% so với thực hiện năm ngoái. Cổ tức dự kiến 14% bằng tiền.

6 tháng đầu năm, VPD ghi nhận doanh thu đạt gần 238 tỷ đồng, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 67,5 tỷ đồng, giảm 22% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã thực hiện 45% kế hoạch doanh thu và 42% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm đề ra.

Nguồn: Một doanh nghiệp điện sắp chia cổ tức kỷ lục sau khi đón cổ đông ngoại đến từ Nhật Bản

Một showroom thuộc hệ sinh thái Tasco

Tasco (HUT) phát hành báo cáo tổng hợp, doanh thu đạt hơn 1 tỷ USD

(ĐTCK) Theo số liệu Báo cáo đã công bố, doanh thu năm 2022 của CTCP Tasco (HUT - sàn HNX) theo quy ước đạt 26.846,6 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 1.218% so với doanh thu quy ước 2021.

Để thực hiện hồ sơ tiếp tục niêm yết theo quy định sau khi Tasco hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu hoán đổi với SVC Holdings ngày 31/08/2023, Công ty đã thực hiện lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước theo đúng quy định và được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán BDO.

Theo số liệu Báo cáo đã công bố, doanh thu năm 2022 của Tasco theo quy ước đạt 26.846,6 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 1.218% so với doanh thu quy ước 2021; lợi nhuận trước thuế quy ước 2022 đạt 739,5 tỷ đồng, tăng trưởng 350% so với cùng kỳ 2021.

Trong đó, đóng góp lớn nhất đến từ mảng kinh doanh cốt lõi là dịch vụ ô tô với 25.610 tỷ đồng, chiếm 95,4% tổng doanh thu; mảng thu phí không dừng (VETC) đạt 346 tỷ đồng, chiếm 1,3%; mảng BOT, bất động sản và các lĩnh vực khác đạt 890 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng doanh thu.

Sau khi thực hiện hoán đổi, Tasco sở hữu 100% vốn điều lệ của SVC Holdings, đồng thời tổ chức lại và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của SVC Holdings từ công ty cổ phần trở thành Công ty TNHH Một thành viên.

Theo đó, Tasco trở thành hệ thống phân phối và dịch vụ ô tô lớn nhất tại Việt Nam, hiện nay đang chiếm khoảng 13,5% thị phần trên toàn quốc (theo VAMA, 6 tháng năm 2023), phân phối 12 thương hiệu xe ô tô qua hệ thống 83 showroom trải dài từ Bắc vào Nam. Đây được coi là bước tiến quan trọng để thực hiện tầm nhìn “trở thành lựa chọn số 1 về giao thông thông minh và dịch vụ ô tô" của Tasco.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/9, cổ phiếu HUT đứng tại mức giá 23.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 5,57 triệu đơn vị. Đáng chú ý, cổ phiếu HUT trong những phiên giao dịch gần đây cũng được khối ngoại mua ròng mạnh, đạt hơn 80 tỷ đồng chỉ trong 3 phiên giao dịch 26-28/9.

Nguồn bài viết: Tasco (HUT) phát hành báo cáo tổng hợp, doanh thu đạt hơn 1 tỷ USD | Tin nhanh chứng khoán

Đóng góp phát

Đâu là cơ sở để kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng trong thời gian tới?

FTSE Russell vừa cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng trong đợt rà soát lần này do còn một số quy định chưa đáp ứng. Việc đưa hệ thống KRX “go-live” vào cuối năm nay được kỳ vọng sẽ giải quyết những nút thắt cuối cùng trong quá trình nâng hạng thị trường.

Miễn bình luận.

Cổ đông một doanh nghiệp mía đường đón “tin vui”: Tỷ lệ cổ tức bằng tiền từ 100% được nâng lên 150%

Kết phiên 29/9, cổ phiếu này phản ứng khá tích cực trước thông tin trên khi tăng gần 2,5%.

Nâng tỷ lệ cổ tức lên 150%

Ngày 26/9, CTCP Mía Đường Sơn La ( : SLS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023. Đáng chú ý, phương án phân phối lợi nhuận niên độ 2022-2023 bằng tiền đã được thông qua với tỷ lệ được nâng từ 100% lên 150%.

Niên độ 2022-2023 (từ 01/07/2022-30/06/2023), SLS ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc nhất từ khi đi vào hoạt động với doanh thu thuần ghi nhận trên 1.676 tỷ đồng và lãi ròng đạt hơn 523 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 93% và 179% so với năm trước. Như vậy, SLS đã xuất sắc vượt hơn 54% chỉ tiêu về doanh thu và vượt 595% chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra.

Với kết quả tích cực, SLS đề xuất chia cổ tức niên độ 2022-2023 bằng tiền với tỷ lệ 100% (giữ nguyên so với niên độ trước), tương ứng dự chi khoảng 98 tỷ đồng.

Song, trong phiên thảo luận tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, một số cổ đông của SLS đề nghị tăng tỷ lệ chia cổ tức niên độ 2022-2023 từ 100% lên 150%/vốn điều lệ (tương ứng tổng chi gần 147 tỷ đồng) và đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Trên thị trường, cổ phiếu SLS phản ứng khá tích cực trước thông tin trên khi tăng gần 2,5% trong phiên 29/9, tiến lên mốc 205.000 đồng/cp, thị giá thuộc top cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán.

agv.png

Kế hoạch lợi nhuận giảm 74% trong niên độ 2023-2024

Về kế hoạch kinh doanh niên độ 2023 – 2024 (1/7/2023 đến 30/6/2024), Mía đường Sơn La lên kế hoạch tổng doanh thu thuần xấp xỉ 1.046 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 39% so với thực hiện niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 137 tỷ đồng, giảm gần 74% so với con số thực hiện trong niên độ 2022 – 2023. Công ty dự kiến chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 50% cho niên độ 2023-24.

Đặt kế hoạch sụt giảm do Ban lãnh đạo SLS dự báo trước những khó khăn do thị trường, giá cả nguyên vật liệu, tác động của biến đổi khí hậu làm sụt giảm sản lượng mía. Công ty cho biết, bước sang năm 2023, ngành mía đường tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là biến đổi khí hậu, hiện tượng ElNino diễn ra khá nghiêm trọng khiến tình trạng khô hạn, nắng nóng của tỉnh Sơn La và các tỉnh Tây Bắc khá gay gắt. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến vùng nguyên liệu mía, nhiều diện tích bị chết hoặc ảnh hưởng do khô hạn nên nguy cơ năng suất, sản lượng vụ tới có khả năng giảm sâu.

Hơn nữa, giá cả vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao làm giảm thu nhập của người trồng mía, vùng nguyên liệu của công ty ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt với các loại cây trồng khác,…

Trong một báo cáo gần đây, SSI Research cho rằng giá đường tinh luyện sẽ duy trì quanh mức 20.000 đồng/kg (tăng 12% svck) từ quý 2/2023. Ngoài ra, đơn vị này kỳ vọng Bộ Công Thương sẽ nâng lượng đường nhập khẩu tối đa theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 để bổ sung nguồn cung đường trong nước, mang lại lợi ích cho các nhà máy đường tinh luyện trong nước nhập khẩu đường thô. SSI kỳ vọng giá đường trong nước tăng sẽ khuyến khích người nông dân quay trở lại trồng mía.

Các chính sách chống trợ cấp chống bán phá giá áp dụng đối với đường Thái Lan nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước là yếu tố góp phần cải thiện dài hạn sản lượng đường trong nước và giá đường.

Nguồn: Cổ đông một doanh nghiệp mía đường đón "tin vui": Tỷ lệ cổ tức bằng tiền từ 100% được nâng lên 150%

Yuanta Việt Nam: P/E và P/B nhóm phân phối xăng dầu khí đốt đang khá thấp so với trung bình 3 năm

(ĐTCK) Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), giá dầu sẽ neo ở mức cao từ nay đến cuối năm. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu phân phối xăng dầu khí đốt cũng được đánh giá có P/E và P/B thấp hơn trung bình 3 năm.

Giá dầu sẽ tiếp tục neo ở mức cao

Trong báo cáo mới đây, YSVN đánh giá, giá dầu đang có xu hướng tăng trở lại gần đây do các động thái cắt giảm nguồn cung. Ngày 05/09, Arab Saudi cho biết sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm. Nga cũng tuyên bố giảm xuất khẩu 300.000 thùng dầu/ngày cho đến cuối năm.

Cung – cầu dầu hiện vẫn đang thâm hụt 0,58 triệu thùng theo số liệu gần nhất vào tháng 08/2023. Các khoảng thời gian cung – cầu thâm hụt, giá dầu hầu như đều có xu hướng tăng.

Mặt khác, tồn kho dầu ở cả khối OECD và Mỹ đều dự báo đi ngang đến năm 2024, mặc dù mức tổng tồn kho hiện tại của OECD và Mỹ đang - 2,5 tỷ thùng là cao hơn so với thời điểm tháng 01/2022 nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn trước Covid nên giá dầu khó giảm mạnh trở lại.

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), giá dầu Brent được dự báo sẽ giao dịch trung bình quanh 93 USD/thùng trong quý IV/2023 và có xu hướng giảm xuống mức bình quân 87 USD/thùng trong năm 2024.

Goldman Sachs cho rằng, giá dầu Brent được kỳ vọng sẽ giao dịch quanh mức 86 USD/thùng vào tháng 12/2023 và tăng lên mức 93 USD/thùng trong nửa đầu năm 2024.

Còn YSVN kỳ vọng giá dầu sẽ giữ ở mức cao từ đây đến cuối năm 2023 nhờ hành động cắt giảm sản lượng của OPEC+; Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn làm hạn chế nguồn cung từ Nga và nhu cầu dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới hồi phục.

Ông Trương Quang Bình, Phó giám đốc phân tích nghiên cứu YSVN dự báo, với những yếu tố bên trên và không có nhiều biến động, giá dầu sẽ dao động trong mức 80 – 100 USD/thùng từ nay đến cuối năm.

Trong khi đó, sau giai đoạn tăng nóng năm 2021 – 2022 do Nga cắt nguồn cung qua đường ống đến châu Âu, giá khí hạ nhiệt quay trở lại mức bình thường do sản lượng điện khí giảm thay bởi các nguồn năng lượng khác (than, sinh học) và nguồn cung tăng lên từ Mỹ.

P/E và P/B khá thấp so với trung bình 3 năm

Một số dự án đang được kỳ vọng của ngành là kho LNG Thị Vải khởi công xây dựng ngày 28/10/2019 do GAS làm chủ đầu tư – đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được công nhận có đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LNG. Dự án này cũng giúp Việt Nam đánh dấu tên lên bản đồ LNG thế giới.

Dự án Sư Tử Trắng giai đoạn 2B có tổng mức đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD. Dự kiến dự án sẽ được triển khai EPCI (thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt, đấu nối và chạy thử) vào cuối năm 2023 để kịp đón dòng khí về bờ vào đầu năm 2026.

YSVN cho rằng Luật Dầu khí (sửa đổi) mới có hiệu lực từ tháng 7/2023 sẽ tạo cơ sở giúp việc thương lượng gia hạn các hợp đồng, cấu trúc lại thương vụ để xúc tiến giai đoạn 2B của Sư Tử Trắng kịp triển khai EPCI vào cuối năm 2023.

Đặc biệt, siêu dự án Lô B – Ô Môn là dự án trọng điểm Nhà nước về dầu khí. Tuy nhiên vướng mắc hiện tại là các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) ở khâu thượng nguồn cần được gia hạn trong 2023, với thời gian tới năm 2049 để đảm bảo thời gian khai thác là 23 năm kể từ 2026 và vướng mắc về cơ chế giá bán khí cho các nhà máy điện của EVN.

YSVN kỳ vọng FID của dự án sẽ được công bố trong nửa cuối của năm 2023 hoặc chậm nhất là vào đầu năm 2024. Đồng thời, Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ tạo khung pháp lý rõ ràng hơn giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án dầu khí.

Về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, trong quý II/2023, doanh thu các doanh nghiệp phân phối xăng dầu và khí đốt giảm 19% so với cùng kỳ do nhu cầu giảm. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn 42% do biên lãi gộp giảm, cũng như các loại chi phí tăng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận ròng chỉ giảm nhẹ do đặc tính các doanh nghiệp phân phối khí là vay nợ thấp nên ít bị ảnh hưởng bởi chi phí lãi vay.

Đối với cổ phiếu, YSVN đánh giá ngành phân phối xăng dầu và khí đốt hiện đang có P/E là 16,6x lần, khá thấp so với trung bình 3 năm và P/E giai đoạn 2021 – 2022. Theo đó, khi kết quả kinh doanh hồi phục, nhóm ngành này sẽ có cơ hội tăng giá trở lại.

Tương tự, P/B hiện tại cũng là 2,9x lần, khá thấp so với trung bình 3 năm và chỉ cao hơn thời gian Covid-19 xuất hiện.

Vào năm 2022, chỉ số giá cổ phiếu ngành phân phối xăng dầu khí đốt nhìn chung không giảm theo thị trường chung mà tương đối khả quan từ năm 2022. Bất chấp xu hướng bán ròng trên thị trường năm 2022, khối ngoại vẫn mua ròng nhóm này và thực tế, khối ngoại đã bắt đầu xu hướng mua ròng nhóm này kể từ tháng 10/2021.

Nguồn bài viết: Yuanta Việt Nam: P/E và P/B nhóm phân phối xăng dầu khí đốt đang khá thấp so với trung bình 3 năm | Tin nhanh chứng khoán

Bầu Đức muốn bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ

Bầu Đức đang muốn bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ. Vì khách sạn này nằm ngay trung tâm thành phố Pleiku, đối điện là hội sở chính của doanh nghiệp, nên người dân phố núi quen gọi đây là ‘ngã tư Hoàng Anh Gia Lai’, gắn liền tên tuổi bầu Đức.


Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai, tìm nhiều cách để trả nợ - Ảnh: HAG

Bầu Đức vừa thỏa thuận với Thaco, vừa thanh lý tài sản để giảm nợ

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) vừa công bố thông tin bất thường với hai nội dung chính gồm: tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu, kế hoạch thanh lý tài sản không sinh lợi của công ty.

Đầu tiên doanh nghiệp cho biết tính đến cuối tháng vừa qua đã bị chậm trả lãi tổng cộng hơn 2.870 tỉ đồng và chậm trả gốc 1.157 tỉ đồng đối với lô trái phiếu phát hành hồi cuối năm 2016.

Cách đây vài ngày doanh nghiệp đã trả 380 tỉ đồng tiền gốc. Dự kiến đến quý cuối năm nay sẽ thanh toán phần còn lại.

“Nguồn tiền để thanh toán là từ khoản nợ của Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) - hiện tại đã thỏa thuận lộ trình trả nợ ba bên và thanh lý một số tài sản không sinh lợi cho công ty”, đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Tại hội nghị nhà đầu tư diễn ra gần đây, chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cho hay Thaco của tỉ phú Trần Bá Dương còn nợ Hoàng Anh Gia Lai số tiền 1.600 tỉ đồng.

Từ năm 2023 Thaco sẽ trả 500 tỉ, nhưng hiện đang khó khăn nên thỏa thuận lại với ngân hàng, có thể quý cuối năm sẽ trả. Trước đó tỉ phú Dương đã đồng ý “ôm về” Công ty HNG, góp phần giúp Bầu Đức vượt qua khó khăn.

Báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2023 cho thấy Hoàng Anh Gia Lai đang gánh hơn 5.500 tỉ đồng nợ trái phiếu, tập trung chủ yếu tại Ngân hàng BIDV và công ty chứng khoán liên quan.

Bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, trả nợ tại BIDV

Tiếp đến, hội đồng quản trị doanh nghiệp cũng vừa nhất trí kế hoạch thanh lý tài sản không sinh lợi, bán tài sản gắn liền với đất là công trình khách sạn Hoàng Anh Gia Lai.

Đây là khách sạn tiêu chuẩn bốn sao đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên, nằm ngay quảng trường Phù Đổng - trung tâm thành phố Pleiku, hoạt động từ cuối năm 2005, công suất 117 phòng.

Vì khách sạn có độ hoành tráng, nổi bật hơn hẳn so với các công trình lân cận, phía đối diện còn có hội sở chính của doanh nghiệp, nên nhiều người dân phố núi quen gọi khu vực này là “ngã tư Hoàng Anh Gia Lai”.

“Toàn bộ số tiền thu được từ việc chuyển nhượng khách sạn Hoàng Anh Gia Lai sẽ ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai 2016 của công ty tại BIDV”, chủ tịch Đoàn Nguyên Đức thay mặt doanh nghiệp chia sẻ kế hoạch sử dụng nguồn tiền.

Dù chưa công bố rõ giá bán khách sạn, nhưng tại cuộc họp gần đây bầu Đức cũng chia sẻ kế hoạch trả nợ ở Ngân hàng BIDV, trong đó có khoảng 500 tỉ đồng từ việc bán tài sản không sinh lời…

Trước kia, doanh nghiệp này cũng có nhiều dự án lớn khác như: 2 resort ở Quy Nhơn và Đà Lạt, một khách sạn ở Đà Nẵng và một khách sạn ở thủ đô Yangon - Myanmar.

Tuy nhiên hơn mười năm trước, khi doanh nghiệp gặp biến cố, ông Đoàn Nguyên Đức đã dần rời khỏi mảng khách sạn - du lịch. Như vậy, doanh nghiệp sắp chính thức bán luôn khách sạn lớn cuối cùng của mình, nằm ở vị trí đắc địa tại Pleiku.

Xử lý để không còn ồn ào nợ nần

Mới đây cổ đông của Hoàng Anh Gia Lai cũng nhất trí cho doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, huy động về 1.300 tỉ đồng để trả nợ, bổ sung vốn lưu động…

Tại hội nghị nhà đầu tư diễn ra gần đây, nhiều người hỏi bầu Đức về khoản nợ 7.600 tỉ đồng của doanh nghiệp.

Ông Đức cho biết số nợ này thấp hơn nhiều so với khối tài sản doanh nghiệp đang có (21.340 tỉ đồng). Nhiều doanh nghiệp khác nợ nặng hơn, nhưng Hoàng Anh Gia Lai lại bị “mang tiếng rất nhiều, không biết tại sao”.

“Hoàng Anh Gia Lai đang xử lý để không còn ồn ào nợ nần nữa”, ông Đức chia sẻ.

Tính chung nửa đầu năm, doanh nghiệp gặt hái hơn 3.140 tỉ đồng doanh thu, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước. Trừ giá vốn và chi phí, doanh nghiệp giữ lại lãi ròng sau thuế 405 tỉ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, mã HAG đang neo ở vùng 7.800 đồng/cổ phiếu, tương đương biến động giảm 14% trong vòng một tháng nay, giữa bối cảnh thị trường chung liên tục điều chỉnh mạnh.

Nguồn bài viết: Bầu Đức muốn bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ - Tuổi Trẻ Online

Cổ phiếu VRE có thể lọt rổ VNDiamond trong kỳ cơ cấu tháng 10, ba quỹ ETF quy mô gần 20.000 tỷ đồng sẽ mua bán ra sao?

Ba quỹ ETF với quy mô gần 20.000 tỷ sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 3/11/2023.

Cổ phiếu VRE có thể lọt rổ VNDiamond trong kỳ cơ cấu tháng 10, ba quỹ ETF quy mô gần 20.000 tỷ đồng sẽ mua bán ra sao?

Ngày 21/10 tới đây, Hose sẽ công bố danh mục các cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VNDiamond Index và chỉ số này sẽ có hiệu lực từ ngày 6/11/2023.

Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam có 3 chứng chỉ quỹ ETF đang tham chiếu theo chỉ số VNDiamond là DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) với quy mô gần 19.500 tỷ đồng và hai “tân binh” gồm MAFM VNDIAMOND ETF (FUEMAVND) với quy mô hơn 433 tỷ đồng vừa giao dịch trong đầu tháng 4 và ETF BVFVN DIAMOND (FUEBFVND) quy mô hơn 56 tỷ. Cả ba quỹ ETF này với quy mô gần 20.000 tỷ sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 3/11.

Chứng khoán BSC vừa đưa ra dự báo về hoạt động tái cơ cấu danh mục cho kỳ quý 4/2022, theo đó BSC cho rằng chỉ số VNDiamond sẽ loại bỏ cổ phiếu DHC do không đáp ứng về điều kiện thanh khoản. Chiều ngược lại, rổ Diamond đón thêm cổ phiếu VRE vì đã đáp ứng một số tiêu chí và để đảm bảo tính đa dạng khi có 1 nhóm ngành bị áp dụng ngưỡng giới hạn tỷ trọng vốn hóa 40%.

Với giả định trên, BSC ước tính ba quỹ ETF sẽ mua vào hơn 13 triệu cổ phiếu VRE (tỷ trọng mới đạt 1,77%), đồng thời mua hơn 20 triệu cổ phiếu ACB (tỷ trọng mới đạt 7,04%), mua thêm 11 triệu cổ phiếu MSB (tăng tỷ trọng lên 2,42%), gần 7 triệu cổ phiếu GMD (tỷ trọng mới đạt 10,49%),…

Trong khi đó, DHC bị bán toàn bộ ra khỏi danh mục tương ứng hơn 740 nghìn đơn vị, một số cổ phiếu khác có thể bị giảm tỷ trọng, bao gồm PNJ (-8 triệu cổ phiếu), FPT (-3,5 triệu cổ phiếu), MBB (-3 triệu cổ phiếu), TPB (-2 triệu cổ phiếu),…


BSC lưu ý quy trình tính toán giới hạn tỷ trọng vốn hóa sử dụng giá đóng cửa, KLCP lưu hành, tỷ lệ free-float và tỷ trọng thanh khoản của cổ phiếu thành phần thuộc danh mục chỉ số tại phiên giao dịch liền trước thứ Hai lần thứ 3 của tháng 4. Dữ liệu dự báo dựa trên số liệu kết thúc tại ngày 29/09/2023.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu VRE có thể lọt rổ VNDiamond trong kỳ cơ cấu tháng 10, ba quỹ ETF quy mô gần 20.000 tỷ đồng sẽ mua bán ra sao?

Ông Lã Giang Trung: “Quá nhiều rủi ro, VN-Index có thể thủng đáy của năm 2022”

Thị trường với quá nhiều rủi ro hiện tại như khả năng suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng kinh tế, VN-Index sẽ xuống thấp hơn mức thấp nhất của năm ngoái trong năm nay…

Ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment.

“Thị trường với quá nhiều rủi ro hiện tại như khả năng suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng kinh tế, Vn-Index sẽ xuống thấp hơn mức thấp nhất của năm ngoái trong năm nay”, ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment nói như vậy tại chương trình Bí mật đồng tiền diễn ra trưa ngày 22/3.

Đáy của VN-Index năm 2022 rơi vào tháng 11, khi đó chỉ số có lúc chạm mốc 874 điểm.

Cụ thể, theo ông Trung, kịch bản khủng hoảng kinh tế đã nằm trong kịch bản Passion Investment nghiên cứu và dự tính có khả năng xảy ra cao nhất. Hai cuối tuần vừa qua là sự kiện Silicon Valley Bank sụp đổ, tiếp theo là Credit Suisse bị mua lại, thể hiện một điều là những vấn đề của nền kinh tế đang được phát hiện và nổi lên rất nhanh.

Trong giai đoạn khi thắt chặt kinh tế, hệ thống tài chính khó khăn, những việc như vậy xảy ra nhanh và SVB, Credit Suisse là chỉ báo đầu tiên khả năng khủng hoảng kinh tế, đây là khả năng xảy ra cao nhất.

“Thực ra, chúng tôi đã làm trước việc quản trị rồi và đang đợi kịch bản này xảy ra. Khủng hoảng theo tôi hiểu là suy thoái nặng, nếu suy thoái nặng diễn ra, tăng trưởng GDP thế giới âm vài quý, nếu việc tiếp tục khó khăn giữa các tổ chức tài chính, nhiều tổ chức bị phá sản, mua lại thì dòng chảy tài chính chậm lại. Khi đó tất cả hoạt động kinh tế chậm lại đột ngột, dù Fed bơm tiền ra nhanh thì hoạt động kinh tế vẫn chậm lại”, ông Trung nhấn mạnh.

Bình luận thêm về kịch bản đêm nay của Fed, theo ông Trung, nếu Fed dừng tăng lãi suất ở thời điểm hiện tại sẽ không đồng nhất, còn tăng quá mạnh thì bây giờ mới tăng đến ngưỡng này và nhiều ngân hàng đã gặp khó khăn, tăng tiếp 50 điểm nữa thì hơi quá. Khả năng cao, theo dự đoán, Fed tăng 0,25 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, dù Fed tăng lãi suất nhanh nhưng việc hút thanh khoản trở về từ năm ngoái đến giờ cũng không nhiều. Thực tế cho thấy, dù tăng lãi suất nhưng lại bơm ra thị trường 300 tỷ, động thái ngược chiều nhau như thế này cho thấy một mặt chống lạm phát, một mặt vẫn hỗ trợ thị trường tài chính.

Tác động của Fed đối với việc đầu tư là rất lớn, nhất là ở một số thời điểm mang tính bước ngoặt, còn sau khi bước ngoặt xảy ra thì Fed không tác động nhiều nữa.

Các bước ngoặt này gồm thời điểm Fed bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, thị trường sau đó một khoảng thời gian sẽ bước vào giai đoạn tăng lên; và thời điểm Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, thị trường sau đó một khoảng thời gian sẽ bắt đầu đi xuống.

Liên quan đến khối ngoại, vị chuyên gia này cho biết hiện khối ngoại đang mua ròng rất tốt nhưng khi kịch bản khó khăn của nền kinh tế xảy ra thì khối ngoại chắc chắn sẽ đảo chiều trở lại bán ròng, khi đó cùng với thanh khoản rất thấp, thị trường sẽ thực sự trở nên đáng lo ngại.

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư thế giới cũng như Việt Nam giờ đây hướng sang Fed - ngân hàng trung ương sẽ kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ vào rạng sáng mai theo giờ Việt Nam. Tại lần họp này, Fed sẽ cập nhật các dự báo kinh tế và có thể tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát.

“Fed sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm và thị trường sẽ không bận tâm lắm về việc đó. Điều khiến nhà đầu tư quan tâm là những gì mà Chủ tịch Fed Jerome Powell nói về nền kinh tế và lạm phát, cũng như việc liệu ông có thể thuyết phục công chúng rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng chỉ là do quản trị kém tại một số ngân hàng mà thôi”, ông Pursche nhận định.

Hiện tại, thị trường tài chính đang đặt cược khả năng 83,4% Fed nâng lãi suất 25 điểm phần trăm và 16,6% Fed giữ nguyên lãi suất - theo công cụ FedWatch của CME Group.

Nguồn: Ông Lã Giang Trung: “Quá nhiều rủi ro, VN-Index có thể thủng đáy của năm 2022” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

:melting_face::melting_face::melting_face: tháng 3/2023 các bác ạ

Warren Buffett bất ngờ cắt lỗ hàng trăm triệu USD cổ phiếu

(ĐTCK) Theo hồ sơ gửi lên SEC, tỷ phú Warren Buffett đã bán khoảng 142 triệu USD cổ phiếu của một công ty trong những ngày gần đây và có thể chịu lỗ khoảng 14%.

Theo hồ sơ gửi lên Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), Tập đoàn Berkshire của tỷ phú Warren Buffett đã bán khoảng 142 triệu USD cổ phiếu HP, với mức giá trung bình khoảng 25,75 USD/cổ phiếu, vào các ngày 28/9, 29/9 và 2/10.

Hiện tại, Berkshire đang nắm giữ 100,9 triệu cổ phiếu HP, trị giá khoảng 2,6 tỷ USD dựa theo giá giao dịch hiện tại là khoảng 25,67 USD.

Trong 9 phiên giao dịch vừa qua, Tập đoàn Berkshire đã liên tục bán cổ phiếu HP và hiện đang nắm giữ 10,2% cổ phần của công ty này. Trước đợt bán ra vào đầu tháng 9, Berkshire nắm giữ khoảng 120 triệu cổ phiếu HP.

Berkshire bắt đầu đầu tư cổ phiếu HP từ đầu năm 2022 và lần đầu tiên bán ra trong tháng vừa qua, kể từ khi công ty này hoàn tất thương vụ mua cổ phiếu hãng máy tính vào tháng 4/2022. Theo Barron’s, việc Tập đoàn Berkshire liên tục bán cổ phiếu HP có thể là dấu hiệu cho thấy tỷ phú Warren Buffett có kế hoạch tiếp tục cắt giảm cổ phần trong HP.

Trong năm vừa qua, tỷ phú Buffett đã bán bớt cổ phiếu của các công ty trước đây từng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục, bao gồm U.S. Bancorp và Bank of New York Mellon.

Tỷ phú Buffett là nhà đầu tư có xu hướng mua và bán cổ phiếu trong sự lặng lẽ, tuy nhiên vì Tập đoàn Berkshire nắm giữ tới hơn 10% cổ phần trong Công ty HP nên công ty cần nộp đơn lên SEC trong vòng 2 ngày kể từ khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào.

Nếu nắm giữ ít hơn 99 triệu cổ phiếu HP, Berkshire sẽ không phải báo cáo khi thực hiện các đợt bán ra cổ phiếu này nếu có.

Theo ước tính của Barron’s, tập đoàn Berkshire có thể đã thua lỗ trong thương vụ bán cổ phiếu HP, khi trước đó mua vào với giá khoảng 30 USD.

Tương tự, The Motley Fool cho rằng, đây là thương vụ “thất bại” của huyền thoại đầu tư Buffett. Không khó để hiểu điều gì đã thu hút tỷ phú Buffett và Berkshire đến với cổ phiếu của HP. Đầu năm 2022, Công ty HP vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng khi lượng người dùng tăng và các doanh nghiệp mua hàng loạt máy tính mới, cùng các thiết bị văn phòng khác trong thời kỳ đại dịch.

HP đã tận dụng cơ hội này để tiếp tục tăng cổ tức và mua hàng tỷ USD cổ phiếu quỹ. Tỷ phú Buffett là một nhà đầu tư yêu thích cổ tức và các công ty trả tiền mặt cho các cổ đông.

Tuy nhiên, vấn đề là thị trường PC không còn là một ngành tăng trưởng nữa và sản phẩm này đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua. Do vậy, doanh số bán hàng của hãng lại mang tính chu kỳ. Một cổ phiếu giá rẻ, hấp dẫn giờ đây lại chỉ là một doanh nghiệp trải qua giai đoạn lợi nhuận cao một cách tạm thời.

Nguồn bài viết: Warren Buffett bán cắt lỗ cổ phiếu HP | Tin nhanh chứng khoán

Chính phủ: ‘NHNN không tạo ra biến động mạnh, thay đột ngột chính sách tiền tệ’

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; không tạo ra những biến động mạnh, thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân.

Chính phủ: 'NHNN không tạo ra biến động mạnh, thay đột ngột chính sách tiền tệ'

Chính phủ yêu cầu NHNN không được tạo ra biến động mạnh, đột ngột trong chính sách tiền tệ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP ngày 4/10/2023 sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bám sát diễn biến thị trường để tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Cùng với đó, không tạo ra những biến động mạnh, thay đổi đột ngột, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân; điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Chính phủ cũng yêu cầu, NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay để tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và thúc đẩy giải ngân các gói tín dụng 40 nghìn tỉ đồng hỗ trợ lãi suất, 120 nghìn tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, 15 nghìn tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Ngoài ra, nghị quyết cũng yêu cầu tháo gỡ hiệu quả các vướng mắc phát sinh trong thực tế về tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp; giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu, có giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh tăng, nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý các ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ.

Nghị quyết cũng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được ban hành. Đối với các chính sách có hiệu lực hết năm 2023, chủ động nghiên cứu, rà soát, xem xét, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền gia hạn trong trường hợp cần thiết để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Cần hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đã quy định tại Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 trong năm 2024, trình Chính phủ trong tháng 10/2023.

Chính phủ đề xuất việc trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, báo cáo Quốc hội vào kỳ họp gần nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 7/10/2023.

Nguồn: Chính phủ: 'NHNN không tạo ra biến động mạnh, thay đột ngột chính sách tiền tệ'

Nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu cùng ảnh hưởng tỷ giá, PYN Elite Fund có hiệu suất đầu tư thua VN-Index trong tháng 9

Tính chung 9 tháng đầu năm, hiệu suất của quỹ đầu tư đến từ Phần Lan chỉ còn dương 4,11%.

image

Pyn Elite Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 9/2023 với hiệu suất đầu tư âm 7,39%, ghi nhận tháng đầu tư “buồn” nhất kể từ tháng 2/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm, hiệu suất của quỹ đầu tư đến từ Phần Lan chỉ còn dương 4,11%.

Trong tháng 9, VN-Index giảm 5,7% song hiệu suất Pyn Elite Fund âm tới 7,4%, một phần nguyên nhân bởi ảnh hưởng của tỷ giá. Thị trường phản ứng tích cực sau khi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam được nâng cấp và kỳ vọng hệ thống giao dịch (KRX) sắp ra mắt. Tuy nhiên, trạng thái này không kéo dài do VND liên tục mất giá so với USD, giảm tới 3,2% so với đầu năm.

Theo Pyn Elite Fund, Ngân hàng nhà nước ngay sau đó đã có động thái nhằm giảm bớt áp lực lên tỷ giá hối đoái và hấp thụ sự thừa vốn trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời, lãi suất đã giảm về thời Covid-19, ở mức 5,5% đi kèm khối lượng giao dịch trung bình ngày trong tháng 9 duy trì mức 927 triệu USD. "Thanh khoản thị trường giảm mạnh về cuối tháng cho thấy nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn về diễn biến chứng khoán toàn cầu, về hành động của NHNN và có phần chờ đợi kết quả kinh doanh quý 3/2023", quỹ đến từ Phần Lan nhận định.

Tại thời điểm 29 / 9 /2023, giá trị tài sản ròng/ccq của PYN Elite Fund đạt trên 411,5 Euro. Quy mô danh mục (AUM) đạt hơn 719 triệu Euro (~18.500 tỷ đồng). Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục chiếm hơn 85% danh mục của quỹ, không thay đổi so với cuối tháng 8 với 5 cổ phiếu ngân hàng (STB, CTG, TPB, MBB, HDB), chứng chỉ quỹ VNFinLead ETF mô phỏng nhóm tài chính - nơi 90% là cổ phiếu ngân hàng và một vài cái tên quen thuộc khác như ACV, VRE, VHM…

Hiện, STB đứng đầu danh mục của PYN Elite Fund với tỷ trọng 15,4%, VHM đứng vị trí thứ 2 trong danh mục (tỷ trọng 12%), VRE đứng thứ 3 với tỷ trọng 9,3% trong khi TPB đứng liền sau với tỷ trọng 8,6%.

Dù vậy, một số cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục của quỹ có hiệu suất không mấy khả quan, VHM giảm mạnh 16,8%, VRE giảm 13,9% và TPB giảm 8,9%. Ngược lại, HDB diễn biến ấn tượng nhất với mức tăng 3% trong tháng 9.

Đánh giá riêng về ACV, Pyn Elite Fund cho biết ACV quản lý 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa ở Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp ước tính lợi nhuận trước thuế 6.500 tỷ đồng, hoàn thành 77% kế hoạch cả năm. Lượng khách quốc tế tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 21 triệu lượt. Bên cạnh đó, ACV đang bước vào giai đoạn mở rộng với nhiều dự án nâng cấp và một sân bay quốc tế mới gần TP. HCM nhằm tối đa hóa hạ tầng của 2 sân bay lớn nhất cả nước do đã duy trì hoạt động vượt quá công suất thiết kế nhiều năm.

Về tình hình vĩ mô, GDP của Việt Nam đã phục hồi trong quý 3 với mức tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ vẫn là động lực mạnh nhất, tăng trưởng 6,2% cùng kỳ năm trước, ngành công nghiệp và xây dựng phục hồi ổn định với mức tăng 5,2% so với cùng kỳ 2022.

Đáng chú ý, FDI giải ngân 9 tháng đạt mức cao kỷ lục hơn 15,9 tỷ USD; Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện là những quốc gia có nguồn vốn FDI lớn nhất.

Nguồn bài viết: Nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu cùng ảnh hưởng tỷ giá, PYN Elite Fund có hiệu suất đầu tư thua VN-Index trong tháng 9

Fed sẽ hướng tới một đợt tăng lãi suất khác trong tháng 11

(ĐTCK) Báo cáo việc làm nóng hơn dự kiến của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất một lần nữa vào cuối năm nay.

Fed sẽ hướng tới một đợt tăng lãi suất khác trong tháng 11

Hôm thứ Sáu (6/10), báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy dữ liệu việc làm phi nông nghiệp đã tăng 336.000 vào tháng 9, mức tăng đáng kể so với hai tháng trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 3,8% và tiền lương tăng với tốc độ khiêm tốn.

Luke Tilley, nhà kinh tế trưởng tại Wilmington Trust Corp. cho biết: “Điều này sẽ khiến Fed phải hết sức thận trọng và rất lo ngại về rủi ro giá tăng trở lại”.

Các quan chức Fed đang cố gắng quyết định xem liệu có cần tăng lãi suất một lần nữa hay không sau khi đã tăng hơn 5 điểm phần trăm trong 19 tháng qua. Fed đã giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách gần đây nhất vào tháng 9. Nhưng theo các dự báo được đưa ra tại cuộc họp, 12 trong số 19 quan chức cho biết họ sẽ ủng hộ một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay.

Các quan chức Fed tin rằng thị trường lao động vẫn quá nóng, góp phần gây áp lực về giá, đẩy lạm phát vượt xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

“Việc giảm lạm phát có thể đòi hỏi một khoảng thời gian tăng trưởng dưới xu hướng và một số điều kiện thị trường lao động dịu đi”, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết.

Đồng thời, ông Powell và các nhà hoạch định chính sách khác của Fed đã nhiều lần nói rằng họ sẽ thận trọng với các động thái bổ sung khi gần kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, cho thấy một số cảnh giác về việc tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 11.

Ngoài ra, sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu dài hạn có thể đã thực hiện một số công việc của ngân hàng trung ương.

“Thị trường trái phiếu hiện đang gây gánh nặng lớn cho Fed. Điều đó nói lên rằng sự tăng tốc của lợi suất trái phiếu sẽ biện minh cho lãi suất cao hơn và những người diều hâu sẽ vẫn lo ngại về việc thụt lùi về những tiến bộ đã đạt được trong vấn đề lạm phát khi họ gặp nhau vào tháng 11”, Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại KPMG LLP ở Chicago cho biết.

Lợi suất trái phiếu dài hạn đã tăng lên kể từ cuộc họp tháng 9 khi thị trường điều chỉnh theo thông điệp của Fed rằng lãi suất có thể sẽ duy trì ở mức cao lâu hơn so với suy nghĩ trước đây. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 30 năm đã tăng trên 5% trong tuần này, đạt mức cao nhất kể từ năm 2007.

Trong khi đó, dữ liệu mới nhất cũng cho thấy thu nhập trung bình mỗi giờ đã tăng 0,2% trong tháng trước và tăng 4,2% so với một năm trước đó, mức tăng hàng năm nhỏ nhất kể từ giữa năm 2021.

Kathy Jones, chiến lược gia trưởng về thu nhập cố định của Charles Schwab cho biết: “Nó chắc chắn cho thấy một thị trường lao động mạnh mẽ, nhưng tốc độ tăng lương đang chậm lại. Điều này mở ra cơ hội cho một đợt tăng lãi suất khác của Fed. Đó là sự cân bằng khó khăn giữa áp lực lạm phát giảm và tăng trưởng mạnh mẽ”.

Trong khi báo cáo mới nhất cho thấy động lực kinh tế vẫn mạnh, các ngân hàng trung ương cũng sẽ theo dõi cẩn thận các báo cáo lạm phát, bao gồm cả báo cáo giá tiêu dùng quan trọng được công bố vào ngày 12/10.

NGuồn: Fed sẽ hướng tới một đợt tăng lãi suất khác trong tháng 11 | Tin nhanh chứng khoán

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Vì sao doanh nghiệp không mặn mà, người thu nhập thấp thờ ơ?

Các doanh nghiệp không mặn mà với việc tham gia các dự án thuộc gói tín dụng 120.000 tỷ đồng bởi bị khống chế mức lợi nhuận không quá 10%. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay lên tới 8,2%/năm là quá cao, quá sức chịu đựng của người có thu nhập thấp ở đô thị.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, sửa chữa chung cư cũ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ, đến nay mới có BIDV và Agribank đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 3 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh và Bắc Ninh, số tiền giải ngân đạt 82,7 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay nhà ở xã hội cao hơn vay mua nhà thương mại?

Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết dù ngân hàng đang tiếp cận nhiều dự án nhưng quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý, gây mất rất nhiều thời gian cho các doanh nghiệp khi thực hiện.

-6299-1696845096.jpg
Nhiều khách hàng so sánh lãi suất ưu đãi thời gian đầu cho vay mua nhà thương mại tại một số ngân hàng thấp hơn lãi suất cho vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Bà Bình cho rằng các doanh nghiệp không mặn mà với việc tham gia các dự án thuộc gói tín dụng này bởi họ bị khống chế mức lợi nhuận không quá 10%. Hơn nữa, mức giá bán và người mua nhà lại do các sở, ban ngành của tỉnh/thành phố nơi có dự án lựa chọn.

“Chỉ cần dự án chậm tiến độ thôi là chủ đầu tư sẽ không có lãi, nên họ không mặn mà với việc tham gia vào những dự án như thế này”, bà Bình nói.

Trong khi đó, nhiều người muốn tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cũng bày tỏ quan điểm lãi suất lên đến 8,2%/năm là quá cao, quá sức chịu đựng của người có thu nhập thấp ở đô thị. Chẳng hạn, trường hợp căn hộ nhà ở xã hội có giá 1 tỷ đồng, thanh toán trước 20% là 200 triệu đồng và được vay 80% là 800 triệu đồng, với lãi suất 8,2%/năm thì người vay phải trả bình quân 5,46 triệu đồng/tháng trong năm đầu tiên, đồng thời còn phải trả một phần nợ gốc.

Thực tế, mức lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà ở thương mại đang được một số ngân hàng áp dụng trong thời gian ngắn còn thấp hơn cả lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, như Woori Bank (7,2%/năm), SHB, MBBank và Hong Leong Bank (7,5%/năm), Shinhan Bank (7,6%/năm); BIDV (7,8%/năm), Agribank và Vietcombank (8%/năm)…

Chị Nguyễn Minh Phương (Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, được một số người thân giới thiệu có gói tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5%/năm nhưng gần 2 năm nay, tôi vẫn chưa tìm được dự án nào có hỗ trợ gói vay này. Vừa rồi, tôi tìm hiểu gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, nhưng lãi suất cho vay lên tới 8,2%/năm, còn cao hơn cả lãi suất cho vay mua nhà thương mại tại các ngân hàng. Trong khi thủ tục cho vay mua nhà thương mại thuận lợi hơn nhiều so với vay gói 120.000 tỷ. Vì vậy, tôi đang cân nhắc việc từ bỏ ý định mua nhà ở xã hội”.

Chưa kể, thời gian ưu đãi của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đối với người mua nhà chỉ trong 5 năm là quá ngắn. Riêng thời gian ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong 3 năm chỉ phù hợp với các dự án quy mô trung bình, chưa phù hợp với các dự án quy mô lớn.

Lại lo ‘ế’ vốn

Nhìn từ gói tín dụng mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100 cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, với mức lãi suất 4,8-5%/năm cũng đang “ế” vốn, nhiều chuyên gia băn khoăn liệu gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có đi vào “vết xe đổ” như một số gói tín dụng trước đó?

Theo tìm hiểu của VnBusiness, kế hoạch giải ngân gói tín dụng cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100 trong năm 2022 sẽ cho vay 6.800 tỷ đồng và năm 2023 là 8.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, năm 2022 chỉ giải ngân được 4.183 tỷ đồng với 11.545 khách hàng. Số vốn còn lại để cho vay trong năm 2023 là gần 11.000 tỷ đồng, nhưng danh sách các địa phương gửi về thì nhu cầu vốn đến nay chỉ hơn 4.300 tỷ đồng, như vậy còn "ế " gần 7.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, đối với việc cho vay qua các tổ chức tín dụng được chỉ định, đến nay, 4 ngân hàng thương mại nhà nước đều đã ban hành đầy đủ quy trình triển khai cho vay, nhưng lại chưa thể triển khai. Nguyên nhân là do ngân sách nhà nước chưa bố trí được nguồn ngân sách cấp bù lãi suất.

Trong khi đó, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội lý giải nguyên nhân giải ngân gói này chậm là do thiếu dự án nhà ở xã hội để thuê, mua; một số đối tượng đăng ký vay nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu.

Chia sẻ với VnBusiness, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, đánh giá nếu so sánh với gói tín dụng cho nhà ở xã hội theo Nghị định 100 thì gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có vẻ gian nan hơn cho người vay vốn, bởi chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư và người dân vay vốn kém hấp dẫn hơn.

“Nếu có nguồn cung nhà ở xã hội thì người mua, thuê mua nhà ở xã hội chắc chắn sẽ lựa chọn vay ưu đãi 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội, thay vì phải vay với lãi suất lên tới 8,2%/năm. Nên gói tín dụng 120.000 nghìn tỷ đồng có thể “bị ế” vì người mua, thuê mua nhà ở xã hội không lựa chọn để vay”, ông Hiếu nói.

Chuyên gia này phân tích, kể cả nếu vay được vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, sau thời gian ưu đãi, khi người vay phải thỏa thuận lãi suất với ngân hàng sẽ có rủi ro. Nếu phải trả lãi theo lãi suất thương mại bình thường thực sự là gánh nặng đối với bên vay khi đây đều là người có thu nhập thấp.

“Thông thường, số tiền người vay phải trả cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi không nên quá 50% thu nhập mỗi tháng, nhưng với lãi suất sau thời gian ưu đãi có thể vượt mức 10%/năm, tiền phải trả cho ngân hàng rất nhiều. Vì vậy, gói hỗ trợ này chưa chắc đã thu hút sự quan tâm của người mua nhà”, ông Hiếu nhận định.

Nguồn: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Vì sao doanh nghiệp không mặn mà, người thu nhập thấp thờ ơ?

Chứng khoán Mỹ nới dài đà tăng điểm khi lợi suất tiếp tục đi xuống, VinFast giao dịch dưới 8 USD/cp

Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 10/10 sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ hạ nhiệt. Đây là phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp của thị trường.

Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 10/10, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 135 điểm, tương đương 0,4% và đóng cửa ở mức 33.739 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 0,52%, chốt phiên với 4.358 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đi lên 0,58%, đạt 13.563 điểm.

Cổ phiếu VinFast (VFS) vừa phục hồi 3,6% lên mức 7,49 USD/cp. Khối lượng giao dịch đạt 3,9 triệu, thấp hơn so với trung bình. Với kết quả trên, vốn hóa của VinFast đạt 17,5 tỷ USD, vẫn ở vị trí thứ 23 trong bảng xếp hạng những hãng xe lớn nhất thế giới.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã hạ nhiệt, nhưng vẫn ở ngưỡng cao nhất trong nhiều năm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm gần 13 điểm cơ bản, xuống khoảng 4,65% khi các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản an toàn trong bối cảnh xung đột tại Trung Quốc leo thang. Lợi suất trái phiếu và giá có quan hệ đối nghịch với nhau.

Động thái trên là phản ứng đầu tiên của thị trường trái phiếu Mỹ sau cuộc xung đột Israel - Hamas. Thị trường trái phiếu đã đóng cửa hôm 9/10 nhân Ngày Columbus. Giá dầu cũng đã giảm xuống, giúp xoa dịu tâm lý căng thẳng của nhà đầu tư

Lợi suất trái phiếu đi xuống đã hỗ trợ cho cổ phiếu, nhất là khi Phố Wall vẫn lo ngại về việc lãi suất tăng nhanh trong giai đoạn gần đây.

Các nhà đầu tư cũng bắt đầu bỏ qua rủi ro địa chính trị do cuộc xung đột tại Trung Đông gây ra, nhờ báo cáo việc làm tháng 9 tốt hơn dự kiến và sự lạc quan vào những báo cáo kết quả kinh doanh quý III sắp được công bố trong tuần này.

Trước đó, vào ngày 7/10, lực lượng Hamas đã phát động một cuộc tấn công vào Israel. Thị trường ban đầu có phản ứng bất ngờ trước cuộc xung đột, nhưng sau đó đã phục hồi.

“Tôi nghĩ rằng lợi suất trái phiếu giảm đã hỗ trợ thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư cũng có thể nhẹ nhõm hơn khi biết rằng lợi suất đã qua một mức đỉnh nào đó”, bà Mona Mahajan, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Edward Jones, nhận định.

“Một hy vọng mới đang hình thành khi nhà đầu tư tin rằng có lẽ chúng ta đã ở cuối chu kỳ thắt chặt của của Fed”, bà nói thêm.

Bà Mahajan lưu ý rằng các nhà đầu tư đang quan sát dữ liệu lạm phát, dự kiến sẽ công bố trong tuần này. Chỉ số giá sản xuất (PPI) sẽ được công bố vào ngày 11/10, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ được công bố một ngày sau đó.

Một điểm sáng khác trong phiên giao dịch hôm qua là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Chỉ số Russell 2000 và S&P 500 Small Cap 600 đã tăng hơn 1%. Russell 2000 đã ghi nhận chuỗi tăng điểm kéo dài 5 phiên liên tiếp, một kỷ lục kể từ cuối tháng 7/2023.

Tuy nhiên, theo một số nhà đầu tư, bao gồm cả Giám đốc đầu tư Todd Jones của Gratus Capital, đợt phục hồi hôm 10/10 là do thị trường vốn đã được định giá theo tâm lý tiêu cực và đang ở trong tình trạng bán tháo quá mức.

Ông Jones nhấn mạnh: "Bức tranh lạm phát vẫn còn khá tệ”. Đồng thời, vị giám đốc nói thêm rằng mình kỳ vọng kết quả kinh doanh quý IV sẽ đi ngang, ngay cả khi dự báo trong quý III cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng tích cực.

Cổ phiếu PepsiCo đã tăng 1,9% sau khi nhà sản xuất đồ uống và đồ ăn nhẹ báo cáo kết quả quý III tốt hơn mong đợi và nâng triển vọng về lợi nhuận. Một số tên tuổi trong ngành năng lượng cũng tiếp tục đi lên trong ngày 10/10. Enphase Energy đã tăng 5%, trong khi Generac Holdings tăng 3,8%.

Một nhóm ngành được dự báo gây bất ngờ với KQKD tăng trưởng vượt bậc trong quý 3/2023

Trong báo cáo mới đây, KIS đưa ra dự báo về kết quả kinh doanh một số nhóm ngành trong quý 3/2023.

Một nhóm ngành được dự báo gây bất ngờ với KQKD tăng trưởng vượt bậc trong quý 3/2023

Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán KIS ước tính kết quả quý 3/2023 có thể phân hóa giữa các ngành, trong đó ngành Chứng khoán có thể gây bất ngờ cho thị trường với mức tăng trưởng vượt bậc vào cuối quý.

Lợi nhuận quý 3 của các ngành Bán lẻ, Xuất khẩu (hải sản, dệt may, gỗ) có thể giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng đã chạm đáy vào năm 2023 nhờ tín hiệu hồi phục từ các nước nhập khẩu (EU, Mỹ, Trung Quốc) vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, ngành Công nghệ thông tin, Dược phẩm và Vận tải là những lựa chọn yêu thích mà đội ngũ phân tích đưa ra.

Đối với ngành Ngân hàng, KIS đánh giá KQKD quý 3 có thể duy trì tích cực, song triển vọng quý 4/2023 không mấy sáng sủa do tăng trưởng tín dụng chậm chạp và NIM phục hồi chậm hơn dự kiến.

Theo đó, kỳ vọng KQKD của các ngân hàng sẽ cải thiện trong năm 2024. Triển vọng đầu tư trong ngành cũng hấp dẫn hơn nhờ vào (1) định giá thấp (2) những khó khăn dần vượt qua. Đà tăng giá cổ phiếu có thể theo sự tăng trưởng lợi nhuận Q3/2023 và các sự kiện riêng biệt của các ngân hàng.

Riêng với nhóm Bất động sản, đội ngũ phân tích nhìn nhận KQKD khó có thể không giữ được đà tăng trưởng mạnh mẽ như quý 2/2023 do VHM không còn được hỗ trợ bởi doanh thu bán hàng số lượng lớn và lợi nhuận ròng dự báo trong quý 3 có thể giảm 30% so với quý trước và giảm 60% cùng kỳ.

KQKD quý 3 dự kiến sẽ ảm đạm cho cả toàn ngành và tình trạng thua lỗ vẫn tiếp diễn ở một số công ty đang gặp khó khăn như NVL, NRC, DIG, NBB và DXG. VPI và PDR có thể giảm do phần lớn mức tăng trưởng nghiêng về quý 4. Mặt khác, KIS đánh giá KQKD của NLG, KDH đi ngang tốt hơn cùng kỳ do quý 3 năm ngoái kém. Nguyên nhân là hoạt động bán hàng trong quý 3 kém sôi động hơn dự kiến, song kỳ vọng quý 4 có thể cải thiện nhờ lãi suất thế chấp ngày càng giảm.

Với nhóm Xây dựng, KIS cho rằng dù khối lượng xây dựng thấp hơn, song biên lợi nhuận gộp của các nhà thầu dân dụng sẽ mở rộng trong hai quý cuối năm nhờ giá vật liệu giảm. Giá thép xây dựng giảm xuống 13.480 VND/kg (-13% cùng kỳ), trong khi các vật liệu khác như xi măng, đá dăm và cát không có biến động đáng kể. Điều này có thể giúp biên lợi nhuận gộp được mở rộng đối với các nhà thầu xây dựng dân dụng và công nghiệp trong hai quý cuối năm 2023.

Nhóm Thép được đội ngũ phân tích đánh giá vẫn ảnh hưởng bởi sức cầu yếu. Dù vậy, doanh số bán hàng có thể hồi phục trở lại vào quý 4/2023. Bên cạnh đó, kỳ vọng sự cải thiện cho ngành thép từ Q4/23 với việc cải thiện ASP và nhu cầu tốt hơn từ đầu 2024…

Về chiến lược đầu tư trong mùa báo cáo, KIS cho rằng nhà đầu tư trung hạn có thể tận dụng đợt điều chỉnh để bắt đầu lựa chọn các cổ phiếu ngành Dầu khí và Tiện ích tiềm năng dài hạn.

Nguồn bài viết: Một nhóm ngành được dự báo gây bất ngờ với KQKD tăng trưởng vượt bậc trong quý 3/2023