Chứng sỹ săn tin!

Những phát ngôn ấn tượng về sầu riêng của Bầu Đức

Theo đánh giá của bầu Đức, trong 10 năm tới sầu riêng vẫn là cây trồng tiềm năng, bán giá 30.000 đồng/kg cũng có lãi.


Mới đây, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh tháng 10/2023. Theo đó, HAGL đã xuất 39.542 tấn trái cây, trong đó có 442 tấn sầu riêng. Ảnh: HAGL


Chia sẻ trên Dân Việt, bầu Đức khẳng định, trong 10 năm tới sầu riêng vẫn chưa đủ cung ứng nhu cầu tiêu dùng. Ảnh: Vietnamnet


Theo bầu Đức, sầu riêng là cây lâu năm, trồng phải 6-7 năm mới ra quả. Trong khi đó, cây sầu riêng rất khó trồng, không phải nơi nào cũng ra quả được. Ảnh: HAGL


Bầu Đức cho rằng, giá sầu riêng hiện nay vẫn quá đắt, chỉ 10% người dân Trung Quốc được ăn sầu riêng. Do đó, 10 năm sau sầu riêng vẫn là cây trồng tiềm năng. Ảnh: HAGL


Theo đánh giá của bầu Đức, giá sầu riêng chỉ 30.000 đồng/kg là người trồng đã có lãi. Ảnh: HAGL


Trong một lần đi thăm vườn sầu riêng hồi tháng 8, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết xuống thăm sầu riêng ông thấy sướng hơn cả đi đánh golf. Ảnh: HAGL

Nhung phat ngon an tuong ve sau rieng cua Bau Duc-Hinh-7
Bầu Đức từng tiết lộ, sầu riêng của ông cho trái với lợi nhuận cao “khó tin” khi một đồng vốn bỏ ra, thu về 5 đồng lời. Ảnh: HAGL


Tại đại hội cổ đông diễn ra hồi tháng 4/2023, bầu Đức cho biết không có gì lo lắng trước nhiều cảnh báo về sầu riêng dội chợ. Ông khẳng định: “Quan trọng nhất là giá thành sầu riêng rất thấp nên giá nào cũng được, không lo lỗ”. Ảnh; HAGL

Nhung phat ngon an tuong ve sau rieng cua Bau Duc-Hinh-9
Cũng theo Chủ tịch HAGL, nhiều nông dân quen với mức giá sầu riêng 100.000 đồng/kg nên khi giá thấp hơn thì “sốc” chứ không thể nào lỗ được. Ảnh: Internet


HAGL của bầu Đức hiện có 1.200 ha sầu riêng, trong đó có 700 ha sầu riêng thu hoạch tháng 10-11 năm 2024. Ảnh; HAGL


HAGL cũng đang trồng thêm sầu riêng, tiến tới tổng diện tích 2.000 ha vào năm 2026. Ảnh: Dân trí

Nguồn bài viết: Những phát ngôn ấn tượng về sầu riêng của Bầu Đức

HDBank: Tổng Giám đốc đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu để đầu tư

HDBank: Tổng Giám đốc đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu để đầu tư

Ông Phạm Quốc Thanh - Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa thông báo sẽ mua vào 2 triệu cổ phiếu HDB để đầu tư

Theo tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), ông Phạm Quốc Thanh - đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu HDB theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Mục đích giao dịch nhằm để đầu tư và thực hiện trong giai đoạn từ ngày 23/11/2023 đến 22/12/2023.

Cổ phiếu HDB hiện nằm trong rổ các chỉ số quan trọng nhất của HoSE như VN30 Index, VNFinlead Index, VNFinSelect Index, đồng nghĩa nằm trong danh mục đầu tư của nhiều quỹ ETF lớn. Mới đây, trong kỳ cơ cấu tháng 10, VN-Diamond đã chính thức đưa HDB vào rổ chỉ số các cổ phiếu Kim cương Việt Nam, danh mục có hiệu lực từ ngày 6/11/2023.

Sau 9 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của HDBank đạt 8.632 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Hệ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn) đạt 22,4%, nằm trong top những ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Nguồn bài viết: HDBank: Tổng Giám đốc đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu để đầu tư

Bây giờ thì tin tốt hay xấu thì thị trường cũng đã trơ với tin tức tồi

Microsoft tuyển dụng cựu CEO Sam Altman sau màn sa thải gây sốc của OpenAI

Trang tin The Verge hôm 20/11 cho biết tập đoàn Microsoft đang triển khai việc tuyển dụng cựu Giám đốc Điều hành (CEO) Công ty OpenAI là Sam Altman và người đồng sáng lập công ty này là Greg Brockman.

Cựu CEO Công ty OpenAI là Sam Altman đã bất ngờ bị sa thải vào tuần trước. (Nguồn: CNN)

Cựu CEO Công ty OpenAI là Sam Altman đã bất ngờ bị sa thải vào tuần trước. (Nguồn: CNN)

Greg Brockman, đồng sáng lập OpenAI, cũng sẽ gia nhập Microsoft với tư cách là thành viên của nhóm nghiên cứu AI tiên tiến

Trang tin The Verge hôm 20/11 cho biết tập đoàn Microsoft đang triển khai việc tuyển dụng cựu Giám đốc Điều hành (CEO) Công ty OpenAI là Sam Altman và người đồng sáng lập công ty này là Greg Brockman.

Altman đã bất ngờ bị OpenAI đuổi việc hôm thứ Sáu tuần trước, sau khi hội đồng quản trị ra thông báo cho biết họ “không còn tin tưởng vào khả năng tiếp tục dẫn dắt OpenAI" của anh này. Sau một tuần đàm phán với OpenAI, hiện là đối tác lớn của Microsoft, về khả năng đưa Altman trở lại công ty, CEO Microsoft Satya Nadella đã chính thức thông báo rằng cả Sam Altman và Greg Brockman sẽ gia nhập nhóm nghiên cứu AI tiên tiến mới được Microsoft thành lập.

“Chúng tôi rất vui khi thông báo tin Sam Altman và Greg Brockman, cùng với các đồng nghiệp của họ, sẽ gia nhập Microsoft để lãnh đạo một nhóm nghiên cứu AI tiên tiến. Chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp cho nhóm những nguồn lực cần thiết, để họ thành công," ông Nadella thông báo trên tài khoản chính thức ở mạng xã hội X.

Ông cũng cho biết thêm rằng Microsoft giữ cam kết hợp tác với OpenAI và tin tưởng vào lộ trình sản phẩm của mình, cũng như khả năng tiếp tục đổi mới liên quan tới các sản phẩm công ty đã công bố tại sự kiện Microsoft Ignite. Microsoft mong đợi việc được làm quen với tân CEO Emmett Shear và đội ngũ lãnh đạo mới của OpenAI.

Việc tuyển dụng Altman vào Microsoft diễn ra chỉ vài giờ sau khi các cuộc đàm phán với hội đồng quản trị của OpenAI dẫn tới kết cục là không thể đưa ông trở lại vị trí CEO của OpenAI.

Thay vào đó, cựu CEO và đồng sáng lập nền tảng livestream Twitch, ông Emmett Shear, đã được bổ nhiệm làm CEO tạm thời của OpenAI.

Ông Shear sẽ tiếp quản các công việc từ Mira Murati, người được bổ nhiệm làm CEO tạm thời của OpenAI sau vụ sa thải gây sốc của Altman. OpenAI hiện chưa xác nhận việc bổ nhiệm Shear với báo giới. Nhưng trong bối cảnh lãnh đạo Microsoft đã thông báo quyết định thuê Altman, việc công bố một cơ cấu lãnh đạo mới ở OpenAI sẽ sớm diễn ra.

Theo The Verge, Altman đã đàm phán để trở lại làm CEO OpenAI. Nhưng hội đồng quản trị gồm bốn người của OpenAI đã từ chối đề nghị này và không chào đón ông trở lại.

Nguồn bài viết: Microsoft tuyển dụng cựu CEO Sam Altman sau màn sa thải gây sốc của OpenAI | Vietnam+ (VietnamPlus)

Cổ phiếu BSI tăng 40% từ đầu tháng 11, Chứng khoán BIDV sắp bán toàn bộ cổ phiếu quỹ

9 tháng năm 2023, Chứng khoán BIDV - BSC (Mã BSI) báo lợi nhuận sau thuế 344 tỷ đồng - tăng 258% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Chứng khoán BIDV - BSC (Mã BSI - HOSE) thông báo về kế hoạch bán cổ phiếu quỹ. Theo thông báo, BSI dự kiến bán toàn bộ 505.600 cổ phiếu quỹ nhằm tăng vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Phương án này đã được HĐQT công ty thông qua hồi cuối tháng 9 vừa qua.

Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 30/11 - 29/12/2023 theo phương thức khớp lệnh trực tiếp trên sàn. Giá bán không thấp hơn 24.391 đồng/cp.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BSI kết phiên 21/11 tăng 2,8% lên mức 46.050 đồng/cp - tăng gần 40% kể từ đầu tháng 11. Mã hiện cách đỉnh lịch sử phiên 18/11/2021 chỉ 140 đồng thị giá.


Diễn biến giá cổ phiếu BSI

Quý 3/2023, BSC ghi nhận doanh thu hoạt động tăng 52% so với cùng kỳ, đạt 386 tỷ đồng nhà việc tất cả các mũi kinh doanh chính đều ghi nhận tăng trưởng. Sau trừ thuế phí, công ty báo lợi nhuận sau thuế gấp 6,5 lần cùng kỳ năm trước, đạt 123 tỷ.

Lũy kế 9 tháng, Chứng khoán BIDV đạt 990 tỷ đồng doanh thu - tăng 18% YoY; lợi nhuận trước thuế ở mức 428 tỷ - gấp hơn 3 lần và đạt 76% kế hoạch năm; lãi sau thuế 344 tỷ - tăng 258% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu BSI tăng 40% từ đầu tháng 11, Chứng khoán BIDV sắp bán toàn bộ cổ phiếu quỹ

Nóng: Binance thừa nhận 3 tội danh và bị phạt 4 tỷ USD, CZ rời ghế CEO

Binance Holdings và CEO Chanpeng Zhao vừa nhận tội rửa tiền và vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ.

Nóng: Binance thừa nhận 3 tội danh và bị phạt 4 tỷ USD, CZ rời ghế CEO

Binance đồng ý nộp phạt hơn 4 tỷ USD. CZ chấp thuận rời ghế CEO và nộp phạt 50 triệu USD. Những phán quyết này khép lại cuộc điều tra ở sàn tiền số lớn nhất thế giới mà Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai đã theo đuổi suốt mấy năm qua.

Theo kết luận điều tra, Binance đã phạm phải 3 tội danh: rửa tiền, kinh doanh dịch vụ chuyển tiền mà không được cấp phép và vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ. Công ty đã giao dịch với nhiều tổ chức khủng bố, trong đó có Hamas, Al Quaeda và tổ chức IS ở Iraq và Syria.

Binance đã cho phép ít nhất 1,1 triệu giao dịch với tổng trị giá 898 triệu USD, trong đó có nhiều giao dịch phục vụ các khách hàng ở Iran.

“Binance trở thành sàn tiền số lớn nhất thế giới một phần bởi những tội danh mà công ty này đã phạm phải, và hiện đang phải chịu một trong những mức phạt lớn nhất đối với 1 doanh nghiệp trong lịch sử nước Mỹ”, Tổng chưởng lý Merrick Garland cho biết trong cuộc họp báo.

Đọc thêm: Từng là “vua tiền ảo”, tài sản ông chủ Binance ‘bốc hơi’ hơn 12 tỷ USD khi coin hết thời!

Bộ Tư pháp Mỹ kết luận từ tháng 8/2017 đến tháng 10/2022, Binance và Zhao đã trục lợi từ thị trường Mỹ mà không tuân thủ pháp luật Mỹ “với suy nghĩ làm như vậy sẽ hạn chế khả năng thu hút và giữ chân người dùng Mỹ”.

Từ năm 2017, Binance đã tiết lộ người dùng Mỹ chiếm hơn 23% tổng số người dùng, tỷ lệ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Năm 2019, CZ viết rằng nếu như Binance chặn các khách hàng Mỹ trong những ngày đầu tiên thì công ty sẽ “không thể lớn mạnh như ngày nay”.

Xuất hiện tại phiên tòa, nhân vật từng quyền lực nhất trong thế giới tiền số mặc bộ vest tối màu kết hợp với 1 chiếc cavat màu xanh nhạt. Ông cho biết “muốn chịu trách nhiệm và khép lại chương này của cuộc đời”. Tòa phán quyết Zhao sẽ được thả và có thể trở về căn nhà ở UAE trước khi thi hành án.

Với những tội danh trên, Zhao có thể bị phạt tối đa 10 năm tù.

Ra đời năm 2017, Binance ngay lập tức bùng nổ và vượt mặt tất cả các đối thủ trên thị trường tiền số. Thị phần của Binance trên thế giới đã tăng lên mức hơn 60% sau khi FTX sụp đổ vào tháng 11 năm ngoái.

Nguồn bài viết: Nóng: Binance thừa nhận 3 tội danh và bị phạt 4 tỷ USD, CZ rời ghế CEO

Vingroup vừa có thêm hơn 17.000 cổ đông, vượt xa nhiều ngân hàng

Sau tháng 8/2023 ghi nhận khối lượng giao dịch cổ phiếu VIC kỷ lục, số lượng cổ đông của Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) tăng thêm 17.222 cổ đông. Quy mô nhà đầu tư đồng hành cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang lớn hơn Vietcombank, BIDV, VPBank, FPT, BSR.

Lượng cổ đông của Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail. Nguồn: HL tổng hợp.

Theo dữ liệu của Tổng Công ty Lưu ký và Bù Trừ Chứng khoán Việt Nam, tại ngày chốt quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản 25/8/2023, Tập đoàn Vingroup có 54.599 cổ đông. Theo dữ liệu công bố trên báo cáo thường niên, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam có 37.377 cổ đông thời điểm cuối năm 2022. Như vậy, lượng cổ đông của Vingroup tăng thêm 17.222 nhà đầu tư sau gần 8 tháng.

Cuối năm 2022, 93,5% cổ đông của Vingroup là nhà đầu tư trong nước. Đi kèm với xu hướng bán ròng từ khối ngoại trong thời gian gần đây, nhà đầu tư nội khả năng chiếm phần lớn trong con số tăng trưởng 17.222 cổ đông nêu trên.

Nói thêm, nếu so với thời điểm tỷ phú Phạm Nhật Vượng bắt đầu lấn sân sang mảng ô tô cuối năm 2017, lượng cổ đông của Tập đoàn Vingroup hiện gấp 4,5 lần. Quy mô gần 54.600 cổ đông của Vingroup nhiều hơn một số ngân hàng như VPBank, Vietcombank, BIDV hay FPT, BSR, đồng thời là mức kỷ lục dựa trên các tài liệu được tập đoàn tư nhân này đưa ra.

Vậy động cơ nào đã khiến lượng cổ đông của Tập đoàn Vingroup vươn lên mức kỷ lục?

Ghi nhận trong tháng 8, hưởng ứng thông tin hãng ô tô Việt – VinFast niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu VIC của Vingroup nổi sóng tăng từ quanh 50.000 đồng/cp lên vùng đỉnh quanh 75.000 đồng/cp.

Giá cổ phiếu tăng vọt, thanh khoản đi lên với nhiều phiên giao dịch đạt khối lượng trên 20 triệu đơn vị. Hệ quả là, tháng 8 ghi nhận thanh khoản kỷ lục của cổ phiếu VIC.

Tại ngày chốt quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, VIC trong giai đoạn khớp lệnh với khối lượng lớn. Điều này có thể giải thích tại sao lượng cổ đông của công ty lên cao so với thời điểm đầu năm.

Số lượng cổ đông của một số công ty vốn hóa tỷ USD trên thị trường. Nguồn: HL.

Trong nhóm ba doanh nghiệp “họ Vin” niêm yết trên HOSE, tại thời điểm cuối năm 2022, Vingroup có lượng cổ đông lớn nhất, xếp sau là Vinhomes (31.513 cổ đông) và Vincom Retail (19.379 cổ đông).

So với cuối năm 2021, lượng cổ đông của hai thành viên của Vingroup đều sụt giảm mạnh trong khi tập đoàn mẹ có thêm nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quan sau 5 năm lên sàn, Vinhomes và Vincom Retail đã “đại chúng hóa” thành công với số lượng cổ đông gấp hàng chục lần. Thời điểm trước khi lên sàn, tại ngày 3/10/2017, Vincom Retail có 306 nhà đầu tư nắm giữ cổ phần, trong khi đỉnh điểm cuối năm 2021 có hơn 34.000 cổ đông.

Tương tự, lượng cổ đông của nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam tăng từ 323 nhà đầu tư cuối tháng 4/2018 lên cao nhất 43.709 cổ đông cuối năm 2021.

Song, diễn biến kém sắc thời gian gần đây tạo xu hướng đối lập giữa số lượng cổ đông và thị giá cổ phiếu. Hiện cổ phiếu VHM đang giao dịch quanh vùng đáy kể từ khi niêm yết (40.000 đồng/cp). Mã VRE đang có thị giá cao hơn khoảng 10% mốc đáy lịch sử ghi nhận cuối quý I/2020 khi dịch COVID-19 nổ ra.

Trong khi đó, cổ phiếu VIC đang giao dịch ở vùng thấp nhất trong 6 năm, đóng cửa phiên 24/11 ở 41.350 đồng/cp. Nhiều nhà đầu tư đang ở trạng thái lỗ khi nắm giữ cổ phiếu VIC. Nhưng tại đại hội cổ đông năm nay, khi được cổ đông đặt câu hỏi liên quan đến giá cổ phiếu, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng đưa quan điểm thị giá đang thấp hơn nhiều so với giá trị thực và cổ đông trung thành với công ty không mất gì khi chưa bán.

“Tôi tin tưởng rằng cùng với thời gian cổ phiếu VIC sẽ trở lại. Tại sao không trở lại khi VIC là chủ rất nhiều công ty có giá trị cho cổ đông”, tỷ phú Vượng trả lời cổ đông.

Với thị giá như hiện giờ, vốn hóa của Vinhomes và Vingroup lần lượt đạt 170.256 tỷ đồng và 157.706 tỷ đồng, đứng thứ 4 và 5 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xếp sau Vietcombank, BIDV và PV Gas. Quy mô vốn hóa hiện nay của Vingroup chênh lệch không nhiều so với đơn vị xếp ngay sau là Hòa Phát với 153.510 tỷ đồng.

Nguồn: Vingroup vừa có thêm hơn 17.000 cổ đông, vượt xa nhiều ngân hàng

Bloomberg: Thế giới đối mặt với ‘sóng thần nợ’

(VTC News) -

Theo Bloomberg, doanh số bán trái phiếu chính phủ có thể tăng thêm trong năm tới khi thâm hụt ngân sách tăng vọt trên khắp thế giới.

Theo phân tích của Bloomberg, thế giới đang phải đối mặt với “cơn sóng thần nợ” - với việc lợi suất trái phiếu tăng đáng kể ở các nước phát triển, cùng với đó doanh số bán trái phiếu chính phủ có thể tăng thêm trong năm tới khi thâm hụt ngân sách tăng vọt trên khắp thế giới.

Bloomberg: Thế giới đối mặt với ‘sóng thần nợ’. (Ảnh minh họa)

Ví dụ tại Mỹ, việc phát hành trái phiếu kho bạc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,34 nghìn tỷ USD vào năm tới. Trong khi đó, thâm hụt của Mỹ vào năm 2026 được dự đoán sẽ tăng lên tới 2 nghìn tỷ USD.

Báo cáo chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị trái phiếu, nhưng “có một yếu tố không đổi trong một thế giới luôn thay đổi là việc phát hành nợ ngày càng tăng”.

Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) được cho là đã cắt giảm 95 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán mỗi tháng kể từ tháng 6/2022, giảm xuống còn 7,8 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi so với mốc 4 nghìn tỷ USD trước đại dịch.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở EU, nơi Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng doanh số bán trái phiếu lên hơn 1,1 nghìn tỷ euro (1,2 nghìn tỷ USD) vào năm tới. Ủy ban châu Âu cũng dự kiến ​​sẽ phát hành 150 tỷ euro trái phiếu.

Trong khi đó, nguồn cung trái phiếu chính phủ Anh dự kiến sẽ vào khoảng 260 tỷ bảng Anh vào năm tới, tăng 20% so với năm nay.

Bloomberg viết: “Có nhận thức ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương đang ở đỉnh điểm của chu kỳ tăng lãi suất, nhưng việc giảm danh mục trái phiếu sẽ tiếp tục thắt chặt các điều kiện tiền tệ”.

Trước đó, theo TTXVN, nợ công toàn cầu trong quý 3 năm 2023 đã lên mức cao kỷ lục 307.400 tỷ USD, trong đó tỷ lệ nợ công tính theo Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) ở các nền kinh tế đang nổi cũng ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Báo cáo ngày 16/11 của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính nợ toàn cầu đến cuối năm nay sẽ lên tới 310.000 tỷ USD, tăng 25% trong 5 năm.

IIF cho biết nợ chính phủ trong quý 3 có mức tăng lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch COVID-19.

Khoảng 65% số nợ tăng trong quý vừa qua tập trung ở các nền kinh tế phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Nguồn: Bloomberg: Thế giới đối mặt với 'sóng thần nợ'

Pyn Elite Fund: “Nhu cầu tài chính tại các công ty sản xuất đang tăng chứng tỏ đơn hàng đang tăng lên”

Quỹ nhận được thông tin từ các ngân hàng rằng nhu cầu tài chính của các công ty sản xuất đang tăng, điều này cho thấy số lượng đơn đặt hàng đang tăng lên…

Ông Petri Deryng, người đứng đầu quản lý quỹ đến từ Phần Lan - Pyn Elite Fund.

Ông Petri Deryng, người đứng đầu quản lý quỹ đến từ Phần Lan - Pyn Elite Fund.

Trong thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng, người đứng đầu quản lý quỹ đến từ Phần Lan - Pyn Elite Fund cho rằng, chỉ số chứng khoán Việt Nam vẫn đang giằng co quanh ngưỡng 1.000 điểm. Các sự kiện hàng ngày đưa chỉ số lên xuống theo chu kỳ rất ngắn. Tại Việt Nam, giai đoạn tăng trưởng kinh tế chững lại đã qua và tốc độ tăng tốc đang dần ghi nhận, tuy nhiên nhà đầu tư trong nước vẫn tỏ ra thận trọng và chưa chuyển sang xu hướng lạc quan trên thị trường chứng khoán.

Xuất khẩu của Việt Nam dự báo ghi nhận mức giảm -5% trong năm 2023, mặc dù quý 3 đã chuyển sang tăng trưởng dương. Quỹ nhận được thông tin từ các ngân hàng rằng nhu cầu tài chính của các công ty sản xuất đang tăng lên, điều này cho thấy số lượng đơn đặt hàng đang tăng lên. Bán lẻ và dịch vụ sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm chạp vào năm 2023, nhưng lãi suất huy động đã giảm mạnh và tính thanh khoản tốt của các ngân hàng chắc chắn sẽ bắt đầu phản ánh qua mức tăng trưởng tiêu dùng từ cuối năm và đặc biệt là vào năm 2024.

Trong lúc VN-Index gặp khó khăn, quỹ đã cố gắng phân bổ lại danh mục đầu tư để có thể tận dụng tối đa lợi thế khi thị trường chứng khoán khởi sắc sau này. Dự phòng nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng trong năm 2023, nhưng mức nợ xấu ở Việt Nam vẫn rất thấp. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng vẫn tốt và suy thoái kinh tế ngắn hạn không đe dọa đến triển vọng cũng như khả năng thanh toán của họ.

Pyn Elite Fund mới đây đã công bố báo cáo hoạt động trong tháng 10/2023 với hiệu suất đầu tư âm 10,53%, đây là tháng thứ ba ghi nhận hiệu suất âm liên tiếp và cũng là tháng đầu tư “buồn” nhất kể của quỹ từ tháng 2/2023. Lũy kế từ đầu năm, hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund âm 6,85%.

Theo Pyn Elite Fund, thị trường trở nên ảm đạm bởi ảnh hưởng của tỷ giá, việc VND mất giá 3,7% so với USD chỉ trong 3 tháng làm dấy lên lo ngại NHNN sẽ có những hành động để bảo vệ VND trước động thái lãi suất không chắc chắn của FED.

Thêm vào đó, đà bán mạnh còn được kích hoạt bởi hành động phòng ngừa rủi ro (hedging) của nhà đầu tư khi tham gia đợt phát hành 250 triệu USD trái phiếu của Tập đoàn Vingroup. Ngoài ra, thị trường cũng phản ứng kém tích cực với kết quả kinh doanh quý 3 của một số công ty niêm yết không như kỳ vọng.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp cốt lõi mà Pyn Elite Fund nắm giữ lại gây bất ngờ khi phục hồi tốt, tổng thu thập tăng 24% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm, vượt trội hơn so với mức giảm 10% tổng thu nhập các công ty trên sàn. Top những cổ phiếu khiến quỹ âm nặng gồm VCI giảm 21%; bộ đôi họ nhà Vingroup là VRE và VHM lần lượt giảm 14,9% và 14,3% trong khi đó HDB dù ghi nhận hiệu suất “tốt” nhất song vẫn giảm 0,9%.

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục gồm 5 cổ phiếu ngân hàng (STB, CTG, TPB, MBB, HDB), chứng chỉ quỹ VNFinLead ETF mô phỏng nhóm tài chính và một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác như ACV, VRE, VHM…

Nguồn bài viết: Pyn Elite Fund: “Nhu cầu tài chính tại các công ty sản xuất đang tăng chứng tỏ đơn hàng đang tăng lên” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Điểm danh những cổ phiếu được khối ngoại ngược dòng mua ròng phiên 30/11: NKG, DBC, HAG, VHM…

Trái ngược với diễn biến bán ròng gần 400 tỷ đồng của khối ngoại phiên hôm qua, nhiều cổ phiếu được nhóm này ngược dòng mua ròng lượng lớn.

Thị trường chứng khoán đang có nhiều biến động những phiên giao dịch gần đây, đặc biệt là những động thái của khối ngoại và khối tự doanh. Khối ngoại đã có 3 phiên liên tiếp bán ròng, trong đó phiên ngày 30/11 – phiên cuối tháng đã bán ròng hơn 383 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy phiên ngày 30/11 khối ngoại mua vào tổng cộng 48,7 triệu cổ phiếu và bán ra đến 54,2 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị chứng khoán mua vào 1.184 tỷ đồng và tổng giá trị chứng khoán bán ra 1.567 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân được cho là các quỹ ngoại đang cơ cấu lại danh mục đầu tư, lựa chọn những cổ phiếu tiềm năng tăng mạnh dịp cuối năm.

Những cổ phiếu nào lọt “mắt xanh” khối ngoại, khiến nhóm này ngược xu thế, mua ròng phiên 30/11?

NKG đứng đầu với hơn 2,5 triệu cổ phiếu. Giá thép đang tăng mạnh cả thị trường trong nước và quốc tế đã tiếp đà tăng cho giá cổ phiếu ngành thép nói chung. Tuy vậy trong TOP 10 cổ phiếu được khối ngoại ngược dòng mua ròng hôm qua, NKG là đại diện duy nhất của ngành thép.

Điểm danh những cổ phiếu được khối ngoại ngược dòng mua ròng phiên 30/11/2023

Cuối năm là dịp các cổ phiếu nhóm ngành chăn nuôi như HAG, DBC đón sóng. HAG sau những phiên tăng điểm tích cực đã có phiên giảm ngày 30/11. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã mua ròng hơn 2,5 triệu cổ phiếu HAG trong phiên.

Tuy vậy “chiếm sóng” ngành chăn nuôi phải kể đến DBC của Dabaco. Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, hoành hành khắp nơi, nhìn chung đang là thách thức với ngành chăn nuôi nói chung. Song Dabaco lại là 1 trong 3 doanh nghiệp tại Việt Nam tiên phong trong việc nghiên cứu thành công vaccine dịch tả lợn Châu Phi. Đây là tín hiệu vui trước hết cho chính doanh nghiệp nói riêng và góp phần giải bài toán trăm năm của ngành nói chung.

Bên cạnh đó, Dabaco đang bắt tay cùng đối tác ngoại trong lĩnh vực sản xuất vaccine thú y. Cộng thêm ngọn “gió đông” khi việc đề xuất tiêm phòng dịch tả lợn Châu Phi đang được đưa ra xem xét, khiến miếng bánh tỷ đô ngày càng hiện hữu trước mắt.

Đây cũng chính là những lý do khiến khối ngoại ngược dòng, tích cực mua gom cổ phiếu DBC. Sự xuất hiện của dòng tiền ngoại cũng là động lực khiến DBC tăng mạnh 3 phiên liên tiếp. Thanh khoản phiên ngày 30/11 vừa qua đột biến, đạt gấp đôi những phiên trước đó lên trên 12 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu DBC lọt TOP 6 những cổ phiếu được khối ngoại mua vào nhiều nhất phiên 30/11.

Nhóm tài chính, ngân hàng góp mặt 2 đại diện được khối ngoại mua ròng là TCB của Techcombank và EVF. Nhóm cổ phiếu bất động sản có VHM, DXG, KOS. Ngoài ra ngành phân bón DCM góp mặt ở vị trí thứ 10.

Nguồn bài viết: Điểm danh những cổ phiếu được khối ngoại ngược dòng mua ròng phiên 30/11

Mua mạnh thật.

Toàn hàng hot kkkk

Sóng thép à cả nhà :joy:

Góc nhìn chuyên gia: VN-Index vẫn trong xu hướng sideway, tận dụng cơ hội gom một số nhóm cổ phiếu đón sóng kết quả kinh doanh quý 4

Đa số các chuyên gia đồng thuận thị trường đã dần hấp thụ hết các thông tin không mấy tích cực trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng khiến VN-Index thiếu động lực bứt phá.

Thị trường vận động tích lũy trong với biên độ hẹp trong một tuần có nhiều thông tin vĩ mô quan trọng. Đà tăng tốt trong phiên cuối đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam lần thứ hai trong ba phiên liên tiếp vượt lên trên ngưỡng 1.100 điểm. Tổng cộng, VN-Index kết thúc tuần 27/11 - 1/12 ở mức 1.102,16 điểm tăng nhẹ 0,6% so với tuần trước và vượt lên vùng giá tâm lý. Thanh khoản giảm mạnh 29% so với tuần trước cả về khối lượng lẫn giá trị giao dịch thể hiện phần nào tâm lý thận trọng khi thị trường duy trì tích lũy kéo dài.

Đa số các chuyên gia đồng thuận thị trường đã dần hấp thụ hết các thông tin không mấy tích cực trong thời gian vừa qua. Khả năng thị trường vẫn sẽ có những nhịp rung lắc và VN-Index cần vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng để xác định xu hướng tăng bền vững.

Thị trường đang ở mức chiết khấu hợp lý , nhà đầu tư nên đi tìm cổ phiếu có câu chuyện riêng

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Trưởng nhóm vĩ mô và chiến lược thị trường Trung tâm phân tích DSC, bối cảnh thị trường từ đầu tháng 11 đã chuyển từ hồi phục bước vào pha đi ngang, tạo ra 1 vùng giao dịch sideway biên độ thấp 1.080 – 1.120 . Trong giai đoạn này, nhà đầu tư đã được đón nhận cả những tin tích cực lẫn tiêu cực nhưng không tạo ra được quá nhiều tác động lên thị trường do các tin tức xấu, rủi ro tiềm ẩn phần nào đã được phản ánh vào giá. Nếu không có các thông tin bất ngờ xuất hiện thì thị trường đang ở mức chiết khấu hợp lý. Tuy nhiên, sau 2 pha giảm mạnh gồm lần đầu từ 1.250 điểm và lần 2 từ 1.160 điểm, tâm lý nhà đầu tư đang rất thận trọng, đề cao tính an toàn hơn lợi nhuận, và chưa sẵn sàng mở vị thế mới, từ đó khiến cho thị trường thiếu đi động lực bứt phá.

Ở thời điểm hiện tại, 2 phe “bò và gấu” đang ở trong tình trạng lưỡng bại câu thương. Theo đánh giá của ông Hiệp, nếu thị trường có thể tiếp tục tích lũy trong tuần sau và sau đó bứt phá thoát khỏi được vùng đỉnh cũ gần nhất 1.130 thì có thể xác nhận xu hướng tăng mới. Tuy nhiên, nếu thị trường bị thủng khỏi vùng nền 1.080, khả năng cao sẽ về kiểm chứng vùng đáy cũ 1.000 – 1.020.

Do đó, với các nhà đầu tư đã thành công bắt đáy tại vùng 1.020, chuyên gia khuyến nghị tiếp tục duy trì vị thế. Trong trường hợp thị trường điều chỉnh thì hoàn toàn vẫn có khả năng chốt lời. Các nhà đầu tư đang duy trì tỷ trọng tiền mặt cao có thể tiếp tục quan sát thị trường, chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng rõ ràng – tích lũy rồi vượt 1.130 hoặc thủng 1.080 – trước khi đưa ra quyết định giải ngân.

Trong thời gian này, ông Hiệp đánh giá cổ phiếu sẽ có sự phân hóa rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư nên chú ý đi tìm những câu chuyện riêng của doanh nghiệp, và lọc ra những cổ phiếu Midcap có triển vọng KQKD quý 4 vì những mã này sẽ vẫn được thị trường trả thưởng xứng đáng dù bối cảnh chung đi ngang.

“Hiện nhóm VN30 không được ưa chuộng do dòng tiền vào thị trường khá yếu, khó để giúp các cổ phiếu nhóm này tăng mạnh. Thêm vào đó, tâm lý nhà đầu tư e ngại các cổ phiếu ngân hàng do rủi ro nợ xấu ngày càng tăng cao. Nhóm cổ phiếu small-cap với mức P/E đạt 19,5 đã rất cao. P/E cao không phải là vấn đề nếu doanh nghiệp có thể tăng trưởng nhanh, nhưng ở thời điểm nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện tại thì các doanh nghiệp gặp khó nhất chính là các doanh nghiệp small-cap. Do đó, tôi khuyến nghị nhà đầu tư đi tìm các cổ phiếu mid-cap có câu chuyện riêng, có khả năng tăng trưởng kinh doanh”, ông Hiệp chia sẻ.

Ưu tiên giải ngân tích luỹ một số nhóm ngành kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 4 tốt

Theo ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường VNDirect, thị trường chứng khoán vừa có tuần phục hồi sau khi đón nhận một số thông tin vĩ mô hỗ trợ cả trong lẫn ngoài nước. Cụ thể, lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt với chỉ số PCE lõi (chỉ số giá chi tiêu cá nhân không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) tăng 0,2% trong tháng 10 và 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Cả hai con số này đều khớp với dự báo của thị trường trước đó và giảm so với mức tăng của tháng 9 tương ứng là 0,3% và 3,7%. Thông tin này càng củng cố kỳ vọng của thị trường rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp vào trung tuần tháng 12 tới.

Trong nước, đà phục hồi của nền kinh tế bứt tốc trong tháng 11 với sản lượng công nghiệp, tổng mức bán lẻ và số liệu xuất khẩu đều khả quan hơn so với tháng trước. Đồng thời, lạm phát và tỷ giá hạ nhiệt tạo điều kiện để Ngân hàng nhà nước tiếp tục bơm ròng qua kênh OMO, qua đó kéo lượng tín phiếu đang lưu hành về chỉ còn khoảng 15.000 tỷ đồng. Động thái này sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm lý của nhà đầu tư và thúc đẩy dòng tiền đầu cơ quay trở lại thị trường.

Với những chuyển biến tích cực hơn của các yếu tố vĩ mô trong những tuần gần đây, chuyên gia bảo lưu quan điểm rằng thị trường vẫn đang duy trì vận động trong xu hướng phục hồi. Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tích lũy và xây nền tại vùng 1.080-1.120 điểm trước khi hướng tới các ngưỡng kháng cự cao hơn. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét tích lũy dần cổ phiếu cho giai đoạn tới, ưu tiên các nhóm ngành có triển vọng kết quả kinh doanh cải thiện tích cực trong quý 4 như nhóm xuất khẩu (thép, đồ gỗ, nội thất,…), đầu tư công, bất động sản khu công nghiệp và chứng khoán.

VN -Index có thể sẽ có Sideway Up trong tuần tới

Theo ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng phân tích - Nghiên cứu Chứng khoán Agriseco, thị trường cho thấy việc thiếu động lực thúc đẩy giá ở nhóm vốn hóa lớn phần nào khiến chỉ số VN-Index đang chững lại. Thanh khoản thị trường ở mức thấp cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn còn đang thận trọng chờ đợi xác nhận xu hướng tăng một cách rõ ràng hơn. Chuyên gia cho rằng thị trường đã dần hấp thụ hết các thông tin không mấy tích cực trong thời gian vừa qua. Cùng với diễn biến tích cực của các TTCK trên thế giới, VN-Index có thể tiếp tục tích lũy trong biên độ hẹp và sẽ sớm xác nhận xu hướng tăng khi dòng tiền lớn quay trở lại thị trường.

"VN-Index đang tạo nền tích lũy quanh vùng 1.100 điểm với thanh khoản ở mức thấp. Với việc liên tục vượt rồi sau đó lại mất mốc hỗ trợ/kháng cự mang tâm lý trên, chỉ số có thể đang chờ đợi nhiều hơn các tín hiệu tại 2 mốc điểm quan trọng hơn là hỗ trợ tại vùng 1.080 điểm và kháng cự tại MA200 quanh vùng 1.120 điểm. Dựa vào kênh giá hồi phục được hình thành từ đầu tháng 11, thị trường có thể sẽ có Sideway Up trong tuần tới ", ông Khoa chia sẻ.

Hiện tại nhà đầu tư có thể chờ đợi cơ hội mới khi một vài doanh nghiệp đầu ngành công bố KQKD tháng và 2 ETF nước ngoài cơ cấu danh mục. Ngoài ra, việc cập nhật tiến độ đầu tư công có thể mang đến cơ hội với nhóm vật liệu và xây dựng hạ tầng. Ngoài ra, tháng 12 sẽ tương đối gần với thời điểm đồng bộ và vận hành thử KRX, kì vọng thanh khoản phục hồi có thể sẽ giúp dòng tiền gia tăng trở lại tại nhóm chứng khoán.

Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư giữ tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải khoảng 30-40% danh mục, có thể giải ngân thăm dò khi về giá về vùng hỗ trợ tại kênh dưới để tìm lợi thế giá vốn. Đồng thời nhà đầu tư có thể quan tâm tới một số nhóm ngành có triển vọng KQKD quý 4 cải thiện và có câu chuyện phục hồi hoặc tăng trưởng có thể kể đến như nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công bao gồm xây dựng và vật liệu xây dựng, nhóm chứng khoán, nhóm dầu khí.

Nguồn: Góc nhìn chuyên gia: VN-Index vẫn trong xu hướng sideway, tận dụng cơ hội gom một số nhóm cổ phiếu đón sóng kết quả kinh doanh quý 4

1 Likes

Ông Nguyễn Đức Nhân: ‘Khát khao của nhà đầu tư bây giờ không phải là giá rẻ, họ muốn tìm thấy doanh nghiệp có thể sống tốt trong 10 năm tới’

Doanh nghiệp có thể sống tốt trong 10 năm tới phải có vị thế top đầu trong ngành đang hoạt động và có những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ khác trong ngành.

Thị trường chứng khoán đang có những động thái hồi phục nhưng rất chậm. Cộng đồng nhà đầu tư thể hiện sự thận trọng, chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng trước khi rót tiền đầu tư. Bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay dường như đang khác xa những năm trước rất nhiều. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) công - đã và đang chăm sóc lượng nhà đầu tư hàng nghìn người - nhận định, khẩu vị nhà đầu tư hiện nay rất khác.

Thưa ông, đứng ở góc độ là người thường xuyên tương tác với lượng lớn nhà đầu tư, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, ông thấy suy nghĩ của nhà đầu tư hiện nay có gì khác biệt?

Tôi thấy rằng bối cảnh thị trường thay đổi sẽ khiến suy nghĩ và hành động của nhà đầu tư thay đổi. Trong gần 2 năm qua, thị trường chứng khoán đi vào giai đoạn khó khăn với nhiều cú sụt giảm mạnh. Diễn biến này gây ra nhiều tổn thất cả về mặt tài chính và tinh thần, từ đó khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy cần phải cẩn trọng hơn.

Nói về sự chuyển dịch phương pháp đầu tư của cộng đồng sau 2 năm biến cố, nhà đầu tư sẽ rút ra bài học rằng những cổ phiếu của các doanh nghiệp không có nền tảng tốt cuối cùng sẽ sụt giảm mạnh và không thể phục hồi trở lại. Đôi khi đó còn là những cái bẫy có thể khiến nhà đầu tư bị mất vốn lâu dài, điển hình như trường hợp xảy ra của các cổ phiếu FLC, IDJ hay LDG, …

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu: Mua, bán hay giữ DXS, CII, VIX?

Điều nhà đầu tư quan tâm hiện tại là khi nền kinh tế hồi phục thì các doanh nghiệp nào có thể hồi phục nhanh và mạnh mẽ hơn. Nhà đầu tư đang có xu hướng lựa chọn cổ phiếu của các doanh nghiệp có chiến lược phát triển bền vững, những doanh nghiệp nói đơn giản là có thể sống tốt trong 10 năm tới.

Đây thường là các doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh vững vàng, vị thế dẫn đầu trong ngành và có hệ thống quản trị hiệu quả, đáng tin cậy. Những doanh nghiệp như vậy có thể trải qua thăng trầm cùng biến động của nền kinh tế nhưng nếu đồng hành lâu dài nhà đầu tư sẽ gặt hái được lợi nhuận tốt.


Ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Trung tâm kinh doanh - Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Ông nhận định ra sao về diễn biến thị trường chứng khoán năm 2024, 2025 với xu hướng mới này của nhà đầu tư?

Tôi cho rằng thị trường chứng khoán trong 2 năm tới sẽ ổn định và có nhiều cơ hội hơn 2 năm vừa qua. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã gần như kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.

Lạm phát đang dần được kiểm soát và nhu cầu đang dần dần hồi phục mặc dù giai đoạn đầu thường còn chậm và chưa rõ ràng. Rủi ro về suy thoái kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn được loại bỏ nhưng xác suất xảy ra đã giảm đi đáng kể. Các trụ cột tăng trưởng của Việt Nam như Đầu tư công, xuất khẩu, tiêu dùng có thể sẽ hồi phục tốt hơn trong thời gian tới.

Với bối cảnh trên, về việc lựa chọn cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán, tôi cho rằng sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ. Doanh nghiệp nào có đường lối phát triển bền vững, lâu dài sẽ được cộng đồng nhà đầu tư đón nhận. Thậm chí, nhà đầu tư nên dành một phần tương đối lớn trong danh mục để tích lũy các cổ phiếu cơ bản tốt. Nhà đầu tư cũng nên đánh giá yếu tố này cao hơn việc cố gắng mua cổ phiếu giá rẻ nhưng doanh nghiệp kinh doanh thiếu bền vững.

>> Chuyên gia đề xuất nới thời gian giao dịch chứng khoán tới 16h để đẩy thanh khoản lên 30.000 tỷ/phiên

Theo ông, những yếu tố nào cần chú ý về doanh nghiệp để nhà đầu tư xác định được đâu là công ty có thể sống tốt trong 10 năm tới?

Theo tôi, đó phải là những doanh nghiệp có vị thế top đầu trong ngành đang hoạt động và có những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ khác trong ngành. Ban lãnh đạo của công ty cần là những người có uy tín, nói được làm được và đã chứng minh được năng lực. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính mạnh, vay nợ vừa phải để vẫn có thể sống tốt trong môi trường lãi suất cao và thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp khó như thời gian vừa qua.

Để có thể tăng trưởng lợi nhuận, doanh nghiệp cần có các dự án đầu tư mở rộng bài bản và có tiềm năng thành công cao. Các dự án mở rộng có thể là tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh hoặc khai phá sang một thị trường mới. Đặc biệt, những doanh nghiệp thu hút được nhà đầu tư chiến lược sẽ là dấu hiệu trực quan nhất về tiềm năng dài hạn.

Lý thuyết là như thế nhưng thực tế nhà đầu tư không dễ tìm ra doanh nghiệp có tính chất như vậy, ông có thể lấy vài ví dụ?

Đúng là không có nhiều doanh nghiệp hội đủ được đầy đủ các tiêu chí như trên. Trong quá khứ, chúng ta có thể nhìn lại quá trình phát triển của Hòa Phá hội tụ được nhiều yếu tố để nhà đầu tư yên tâm và quả thực nhiều người đã có kết quả đầu tư khả quan khi đặt niềm tin vào đúng chu kỳ. , một doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép.

Trong hơn 10 năm qua trước khi biến cố lĩnh vực bất động sản gây ảnh hưởng đến thép, HPG là cổ phiếu mang lại sự giàu có cho các nhà đầu tư gắn bó. Bởi vì sau mỗi dự án mở rộng kinh doanh thành công, lợi nhuận của Hòa Phát lại lên một đỉnh cao mới, từ đó giá cổ phiếu sẽ chạy theo.

Ở thời điểm hiện tại, khi thị trường đã về mức định giá khá rẻ, tôi cho rằng nhà đầu tư dễ dàng tìm kiếm được cơ hội ở nhiều ngành và nhiều cổ phiếu đơn lẻ. Ví dụ: Ở ngành ngân hàng, nhà đầu tư có thể lựa chọn rất nhiều cổ phiếu khi P/E hầu hết đang ở vùng dưới 6. Việc rất nhiều ngân hàng đẩy mạnh số hoá thành công sẽ giúp họ nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng và nâng cao quy mô nhanh chóng khi nhịp phục hồi của nền kinh tế bắt đầu.

>> Quỹ Pyn Elite: VN-Index có thể phục hồi và lên tới 2.500 điểm

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng quy mô thị trường tài chính của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, tức room để các ngân hàng bứt phá chu kỳ dài là rất lớn. Đối với cổ phiếu ngân hàng, những ngân hàng đang giữ được thị phần cho vay xanh như HDBank (HDB), SHB…là những ngân hàng có lợi thế trong xu hướng xanh đang lan toả toàn cầu. Các ngân hàng khác có thể quan tâm bên cạnh những ông lớn là những ngân hàng dám chi mạnh chuyển đổi số như Nam Á Bank (NAB); BVBank (BVB)…

Cổ phiếu dầu khí cũng cho thấy rất nhiều câu chuyện lớn. Nếu như từ trước đến nay, đầu tư vào ngành này thường hay nhìn vào diễn biến giá dầu thì bây giờ câu chuyện ngành đã bước lên tầm cao mới. Thời gian qua và sắp tới đây, hàng loạt dự án lĩnh vực dầu khí tỷ USD sẽ thay đổi diện mạo ngành vốn đang rất mạnh mẽ này.

Đối với lĩnh vực bán lẻ, chúng ta dễ nhận thấy sự nổi lên của Digiworld (DGW) khi họ chứng minh năng lực “phân phối được mọi thứ từ cây kim, sợi chỉ đến tàu thuỷ, xe hơi” khi chinh phục thành công những thương hiệu ngoại ở các ngành hàng khác ngoài ngành công nghệ như bia,hàng gia dụng…

Mới đây, Digiworld lại có thêm động thái phân phối phần mềm cho thương hiệu ngoại và cứ như thế, có thể Digiworld sẽ “vẽ” được tương lai sáng sủa cho chu kỳ 10 năm tới của mình, không phụ thuộc vào “up and down” của ngành công nghệ. Hoặc một cổ phiếu thú vị khác là FRT với chuỗi cửa hàng thuốc Long Châu đang bứt phá mạnh mẽ vượt trội so với các chuỗi khác.

>> Sở hữu rất nhiều lợi thế, chuyên gia kỳ vọng cổ phiếu DGW (Digiworld) tăng 14%

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, một doanh nghiệp khác cũng đang dần hội tụ những yếu tố kể trên là Dabaco (DBC). Từ trước đến nay Dabaco vẫn luôn phát triển hệ sinh thái của mình theo mô hình 3F (Feed - Farm - Food). Đây là mô hình tiên tiến từng tạo nên rất nhiều thương hiệu lớn toàn cầu.

Hiện tại, Dabaco đã cơ bản hoàn thiện những mảnh ghép trong chuỗi giá trị như thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi sạch và phát triển sản phẩm chế biến sâu. Với 3F thành hình, Dabaco có thể bứt phá toàn diện.

Đặc biệt, Dabaco đang tiến hành những bước cuối cùng để có thể sản xuất thương mại vaccine và thị trường tỷ USD vaccine dành cho thú y có thể mở ra chu kỳ lớn.

Nếu Dabaco thu hút thêm được những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng ngành tham gia, thậm chí thị trường của công ty có thể mở rộng nhanh hơn nữa từ đó tiếp sức tăng trưởng đường dài.

Nguồn: Ông Nguyễn Đức Nhân: "Khát khao của nhà đầu tư bây giờ không phải là giá rẻ, họ muốn tìm thấy doanh nghiệp có thể sống tốt trong 10 năm tới"

Dòng vốn ngoại ồ ạt “xả hàng”, giá trị bán ròng từ đầu năm vượt mức 20.000 tỷ đồng trên toàn thị trường

Nếu chỉ xét từ đầu tháng 4 - thời điểm khối ngoại chuyển hướng sang bán ròng trên thị trường, tổng giá trị bán ròng trên HoSE lên xấp xỉ 29.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD).

Động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục dồn dập, đã 6 tuần liên tiếp khối ngoại “xả hàng” trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thậm chí không ít phiên giao dịch ghi nhận giá trị bán ròng hàng nghìn tỷ đồng. Tính chung từ đầu năm 2022 tới hiện tại, giá trị bán ròng của khối ngoại vượt mức 20.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng 22.600 tỷ đồng trên sàn HoSE. Xu hướng này thậm chí chưa có dấu hiệu dừng lại và chỉ còn cách khoảng 4.000 tỷ đồng sẽ xoá tan mọi thành quả mua ròng trong cả năm 2022 liền trước trên sàn HoSE (26.700 tỷ).

Nếu chỉ xét từ đầu tháng 4 - thời điểm khối ngoại chuyển hướng sang bán ròng trên thị trường, tổng giá trị bán ròng trên HoSE lên xấp xỉ 29.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD). Danh sách cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất từ đầu năm 2023 đến hiện tại gồm EIB (-4.300 tỷ), VPB (-3.300 tỷ), MWG (-3,200 tỷ), VHM (-2.500 tỷ đồng). Bên cạnh đó, một số chứng chỉ quỹ cũng bị xả hàng nghìn tỷ như FUEVFVND (-2.300 tỷ) hay FUESSVFL (-1.900 tỷ đồng).

Đà bán miệt mài của nhà đầu tư ngoại khiến thị trường mất đi lực đỡ quan trọng. Ngay cả trong những nhịp điều chỉnh mạnh, sức mua của nhà đầu tư ngoại tương đối yếu ớt và nhanh chóng quay trở lại bán ròng ngay khi thị trường có dấu hiệu hồi phục. Điều này càng gia tăng áp lực cho chỉ số VN-Index.

Điều gì đang xảy ra?

Việc các cổ phiếu lọt top bán ròng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một phần đến từ hoạt động thoái vốn của những tổ chức ngoại là cổ đông lớn/cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhóm quỹ chủ động thực hiện bán ra/ chốt lời một phần lượng cổ phiếu nắm giữ. Mặt khác, áp lực bán ròng một phần đến từ xu hướng rút vốn đang diễn ra trên một số quỹ ETF lớn. Điển hình là bộ đôi DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) và DCVFM VN30 ETF (E1VFVN30) của Dragon Capital đều bị nhà đầu tư Thái Lan xả hàng mạnh trong năm 2023. Ngoài ra, SSIAM VNFinlead ETF cũng bị rút vốn khá mạnh những tháng gần đây.

Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại bán cổ phiếu có thể xuất phát từ những lo ngại về sự ảnh hưởng của các sự kiện quốc tế như chính sách của Fed, biến động của lãi suất, tỷ giá leo thang, giá dầu… Áp lực rút vốn được dự báo sẽ mạnh hơn trên các thị trường cận biên (frontier) như chứng khoán Việt Nam và khó có thể kỳ vọng các quỹ cận biên giải ngân thêm vào trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, câu chuyện nâng hạng thị trường hiện vẫn chỉ dừng ở việc kỳ vọng. Tại kỳ đánh giá gần nhất vào tháng 9/2023 của tổ chức FTSE Russell, Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging market) dù đã được thêm vào danh sách theo dõi từ năm 2018.

Song, nâng hạng chưa chắc đã quan trọng bằng nâng chất lượng thị trường. Hiện tại, cơ cấu thị trường Việt Nam đang tương đối mất cân bằng giữa các nhóm ngành. Theo dữ liệu từ Bloomberg, nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản (theo hệ thống phân ngành GICS) trên TTCK Việt Nam chiếm tổng tỷ trọng đến hơn 57% vốn hóa. Con số này cao hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,… Nếu so với các thị trường hàng đầu trên thế giới, tỷ trọng này của Việt Nam thậm chí còn vượt trội hơn.

Trong khi các lĩnh vực công nghệ, dược phẩm, sản xuất, dịch vụ,… lại hiện diện tương đối ít, không có nhiều cái tên tiêu biểu. Đây là những nhóm ngành thu hút sự quan tâm lớn của khối ngoại và thường được nhà đầu tư chấp nhận mức định giá cao. Sự thiếu hụt này là một trong những rào cản khiến nhà đầu tư ngoại khó tiếp cận với chứng khoán Việt Nam. Dòng vốn ngoại không có nhiều lựa chọn, dẫn tới tình trạng “phập phù” suốt nhiều năm qua.

Trong báo cáo mới cập nhật, quỹ Lumen Vietnam Fund (LVF) cho rằng áp lực bán của nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chỉ tập trung vào một số cái tên, cho thấy mục đích bán có thể phục vụ cho tái cân bằng danh mục đầu tư, thay vì dòng tiền rút khỏi thị trường.

Quỹ tự tin rủi ro trên thị trường ngày càng thu hẹp và cơ hội đầu tư khả quan xuất hiện nhiều hơn. Điều này xuất phát từ các yếu tố hỗ trợ gồm bức tranh kinh tế vĩ mô hồi phục, mức định giá thấp đủ để hạn chế rủi ro giảm giá, tỷ giá VND/USD đã ổn định và trữ lượng USD dồi dào giúp thị trường tiền tệ ổn định hơn.

Nguồn bài viết: Dòng vốn ngoại ồ ạt "xả hàng", giá trị bán ròng từ đầu năm vượt mức 20.000 tỷ đồng trên toàn thị trường

Bank of America: Sẽ có 152 đợt cắt giảm lãi suất trên toàn cầu năm 2024

Các ngân hàng trung ương trên thế giới chuẩn bị chuyển từ tăng sang giảm lãi suất vào năm 2024.

Theo biểu đồ từ Bank of America, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới sẽ tăng cường cắt giảm lãi suất vào năm 2024.

Sự kết hợp giữa lạm phát vừa phải và tăng trưởng kinh tế lý tưởng cho thấy các ngân hàng trung ương trên thế giới đang bắt đầu chuyển từ việc kiềm chế lạm phát sang quản lý chu kỳ kinh doanh.

Quá trình chuyển đổi như vậy sẽ mang lại cho các ngân hàng trung ương cơ hội điều chỉnh chính sách lãi suất thông qua việc cắt giảm. Họ đã tăng lãi suất hơn 300 lần từ năm 2021 đến năm 2023.

Các đợt tăng và cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu.

Các nhà kinh tế học tại ngân hàng Bank of America dự báo sẽ có 152 lần cắt giảm lãi suất từ các ngân hàng trung ương toàn cầu trong năm 2024, ghi nhận mức cắt giảm lãi suất cao nhất kể từ năm 2020. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, các ngân hàng trung ương đã phải thực hiện nới lỏng tiền tệ chưa từng có.

Tại Mỹ, các nhà đầu tư đều đồng tình rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 5 lần với 25 điểm cơ bản mỗi lần. Trong khi đó, một số khác dự báo sẽ có tới 11 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024.

Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng trung ương đều quy chiếu theo tín hiệu từ FED. Vì vậy, nếu FED bắt đầu cắt giảm lãi suất, các ngân hàng trung ương toàn cầu có thể sẽ thực hiện theo.

Chuyên gia Phil Camporeale của JPMorgan nói với CNBC: “Không chỉ FED đang tạm dừng và có thể nới lỏng chính sách. Tôi nghĩ nhiều ngân hàng trung ương G4 (FED, ECB, BOE, BOJ) đang có tâm lý muốn khiến mọi thứ dễ dàng hơn một chút”.

Nguồn bài viết: Bank of America: Sẽ có 152 đợt cắt giảm lãi suất trên toàn cầu năm 2024

Tiếp đà bán ròng, nhóm quỹ Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn

Nhóm quỹ Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC), sau hành động bán ra 100 ngàn cp của quỹ thành viên Norges Bank, nối tiếp đà bán ròng của nhóm quỹ này từ đầu năm 2023.

Cụ thể, quỹ thành viên Norges Bank thuộc nhóm Dragon Capital đã bán ra 100 ngàn cổ phiếu VHC trong phiên 13/12. Nếu xét theo mức giá đóng cửa 75,600 đồng/cp của phiên này, ước tính nhóm Dragon Capital đã thu về khoảng 7.6 tỷ đồng sau thương vụ.

Sau giao dịch, quỹ thành viên này giảm sở hữu tại VHC từ hơn 4.36 triệu cp (tương ứng tỷ lệ 2.33%) xuống còn hơn 4.26 triệu cp (tương ứng tỷ lệ 2.28%). Qua đó, nhóm Dragon Capital cũng giảm sở hữu tại VHC từ gần 9.39 triệu cp (tương ứng 5.02%) xuống còn gần 9.29 triệu cp (tương ứng 4.97%), và không còn là cổ đông lớn tại “nữ hoàng” cá tra.

Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến thời điểm thực hiện giao dịch nêu trên, nhóm Dragon Capital đã bán ròng khoảng 5.2 triệu cp VHC.

Sau giao dịch, cổ phiếu VHC tiếp tục có nhịp điều chỉnh về giá 70,100 đồng/cp khi kết phiên 18/12. So với đầu năm 2023, giá cổ phiếu VHC gần như không thay đổi, thanh khoản trung bình hơn 700 ngàn cp/ngày.

Diễn biến giá cổ phiếu VHC từ đầu năm 2023 đến hiện tại

Về tình hình kinh doanh, tháng 11 vừa qua, VHC ghi nhận doanh thu 855 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu sang thị trường chủ lực là Mỹ đạt 213 tỷ đồng, giảm 41%, bên cạnh sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, thị trường nội địa (Việt Nam), châu Âu và thị trường khác ghi nhận tăng trưởng.

Doanh thu của các mặt hàng chủ lực như cá tra và sản phẩm phụ đều giảm lần lượt 22% và 43% so với cùng kỳ, còn 376 tỷ đồng và 116 tỷ đồng. Ngược lại, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bánh phồng tôm, bún và bánh gạo có sự tăng trưởng.

Cơ cấu doanh thu tháng 11 của VHC

(Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: Bản tin IR tháng 11 của VHC

Ở một diễn biến khác, VHC có kế hoạch chi hàng chục tỷ đồng để mở rộng vùng nuôi. Ngày 14/12, HĐQT VHC thống nhất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản tại xã Nhơn Mỹ và xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang với tổng diện tích gần 108.9 ngàn m2. Số tiền chuyển nhượng hơn 20.5 tỷ đồng cho 6 thửa đất, từ ba cá nhân là ông Huỳnh Đức Trung, bà Lê Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Lý.

Nguồn: Tiếp đà bán ròng, nhóm quỹ Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Vĩnh Hoàn | Fili

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP – MỘT NĂM NHÌN LẠI






Nguồn: Investment Data Platform IDP - FIDT - Hệ thống khuyến nghị đầu tư

Khối tự doanh công ty chứng khoán 27/12: Ngược dòng - DBC, EIB, VIX, NVL được gom

Trong phiên Vn-Index giảm nhẹ, khối tự doanh công ty chứng khoán bất ngờ mua ròng lượng lớn, tập trung chính vào 4 mã cổ phiếu.

Phiên giao dịch hôm nay 27/12 Vn-Index giảm nhẹ, kết thúc chuỗi 6 phiên tăng điểm trước đó, về dưới 1.122 điểm. Thanh khoản tăng so với những phiên trước với 776,8 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tổng giá trị 19.333 tỷ đồng. Toàn sản có 219 mã tăng trong đó có 5 mã tăng trần, 230 mã giảm trong đó có 3 mã giảm sàn, còn lại 11 mã đứng giá.

Nhóm VN30 ghi nhận sắc xanh bao phủ với 13 mã tăng, 13 mã giảm và 4 mã đứng giá, không có mã tăng trần cũng không có mã giảm sàn. Tổng 246 triệu cổ phiếu khớp lệnh với giá trị 9.407 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 ghi nhận phiên có 14 mã giảm, 8 mã tăng và 8 mã đứng giá. Tổng gần 44 triệu cổ phiếu giao dịch với giá trị 997 tỷ đồng.

Sàn HNX đóng cửa với 81 mã tăng trong đó có 9 mã tăng trần, 75 mã giảm trong đó có 9 mã giảm sàn, còn lại 71 mã đứng giá.

Sàn Upcom có 50,7 triệu cổ phiếu giao dịch với giá trị 875 tỷ đồng.


Diễn biến thị trường ngày 27/12

Bất ngờ khi khối tự doanh công ty chứng khoán phiên hôm nay ngược dòng mua vào lượng lớn. Tổng hơn 22,5 triệu cổ phiếu mua vào và gần 5 triệu cổ phiếu bán ra. Tổng giá trị chứng khoán mua vào 542 tỷ đồng và tổng giá trị chứng khoán bán ra 167 tỷ đồng - tương ứng giá trị mua ròng 375 tỷ đồng.

Ở chiều mua vào, EIB tiếp tục gây bất ngờ khi được tự doanh mua thỏa thuận 6,2 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 113 tỷ đồng. Kết phiên EIB đóng cửa ở giá tham chiếu - kéo dài 8 trong số 10 phiên gần đây nhất không tăng giá. Tuy vậy thanh khoản tăng khoảng 1 triệu đơn vị so với hôm qua, đạt hơn 8,6 triệu đơn vị.

Cổ phiếu VIX ghi nhận phiên thanh khoản tăng đột biến, đạt hơn 19 triệu đơn vị. Đáng chú ý, khối tự doanh công ty chứng khoán mua gom 1,8 triệu cổ phiếu, tổng giá trị 29,5 tỷ đồng theo phương thức thỏa thuận. Kết phiên VIX đóng cửa ơ rmức tham chiếu.

Bất ngờ nhất đến từ NVL với 1,3 triệu cổ phiếu được mua thỏa thuận, trong khi đó các công ty chứng khoán không khớp lệnh mua NVL qua sàn. Kết phiên NVL giảm 0,59% - phiên giảm điểm thứ 5 trong tổng số 10 phiên giao dịch gần đây nhất. Thanh khoản cũng tăng 90% so với phiên hôm qua, tổng 16,8 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

Khối tự doanh phiên hôm nay còn mua vào 2,7 triệu cổ phiếu TPB và chỉ bán 16.300 cổ phiếu - tương ứng giá trị mua ròng với cổ phiếu ngân hàng này đạt hơn 46 tỷ đồng. HPG cũng được khối tự doanh mua vào 1,3 triệu cổ phiếu, tuy vậy lượng bán ra khá lớn, 511.600 cổ phiếu - tương ứng tự doanh mua ròng 23,3 tỷ đồng với HPG.

DBC tiếp tục chứng kiến chuỗi mua ròng của khối tự doanh với 1 triệu cổ phiếu được gom vào, chiều bán ra chỉ 100.000 cổ phiếu. Tương ứng tự doanh mua ròng khoảng 25 tỷ đồng với cổ phiếu DBC trong phiên.

Ngược dòng thị trường, kết phiên DBC cũng tăng mạnh 1,49% - kéo dài chuỗi 3 phiên tăng điểm liên tiếp và là phiên tăng điểm thứ 7 trong số 10 phiên giao dịch gần đây nhất. Đây cũng là thành quả của loạt tín hiệu vui của doanh nghiệp thời gian gần đây khi góp tên vào các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất vaccine dịch tả lợn Châu Phi; và động thái gần đây nhất là thông tin cổ đông ngoại đang muốn đầu tư lớn vào Dabaco.

Trên thị trường cổ phiếu DBC đang áp sát vùng giá đỉnh của 1 năm gần đây.

Ở chiều bán ra, không ghi nhận cổ phiếu nào bị khối tự doanh bán tổng cộng trên 1 triệu cổ phiếu. NVL bị “xả” nhiều nhất với 930.200 cổ phiếu, tổng giá trị 15,7 tỷ đồng.

HAH cũng ghi nhận phiên bị tự doanh “xả” gần 1 triệu cổ phiếu, tổng giá trị hơn 37 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Khối tự doanh công ty chứng khoán 27/12: Ngược dòng - DBC, EIB, VIX, NVL được gom mạnh

1 Likes