Chứng sỹ săn tin!

Lo hệ lụy từ thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM, các hiệp hội kiến nghị khẩn tới Thủ tướng

Sau giai đoạn trì hoãn do ảnh hưởng của đợt dịch bùng phát lần 4 tại Việt Nam, việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM từ 1/4/2022 đang khiến hoàng loạt doanh nghiệp và hiệp hội “đứng ngồi không yên”…

Nhiều doanh nghiệp lo ngại nhiều hệ lụy.

Tiếp nhận phản ánh từ các hiệp hội như Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics, Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hóa, Hiệp hội Chủ hàng, Hội Vận tải thủy nội địa, Hiệp hội Chủ tàu, Hiệp hội Cà phê Ca cao; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Thép, Hiệp hội Nhôm thanh định hình, Hiệp hội Phân bón… cùng một số hiệp hội ngành hàng khác, cũng như khối doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai, Bình Dương, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết hiện nay hàng loạt doanh nghiệp và hiệp hội đều đang rất lo lắng về những hệ lụy từ quyết định thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP.HCM.

QUYẾT ĐỊNH GÂY NHIỀU BẤT CẬP

Cụ thể, Đề án “Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM” đã được Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua ngày 09/12/2020.

Sau giai đoạn trì hoãn thu do ảnh hưởng của đợt dịch bùng phát lần 4 tại Việt Nam, ngày 29/03/2022, UBND TP.HCM có Thông báo số 43/TB-UBND quy định chi tiết về đối tượng và mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM và áp dụng thu phí kể từ 01/4/2022.

“Tuy nhiên, với khối lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu đi qua các cảng trên địa bàn TP.HCM như hiện nay, số lượng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và hệ lụy từ quyết định này là đặc biệt lớn”, Ban IV cho biết.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quyết định đang tạo ra một số hệ lụy không nhỏ, không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn ảnh hưởng tới khâu thực thi pháp luật trong hệ thống cac cơ quan hành pháp.

Thứ nhất, việc TP.HCM gia tăng một gánh nặng chi phí mới cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa bối cảnh chi phí logistics đã tăng quá cao trong thời gian qua thể hiện sự “ngược dòng” với chủ trương của Chính phủ về thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau đại dịch.

“Trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm, nỗ lực và yêu cầu đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp để tạo đà cho phục hồi doanh nghiệp và nền kinh tế, quyết định của một địa phương như vậy có thể làm giảm rất nhiều niềm tin của các nhà đầu tư, đồng thời tạo ra hệ lụy là tăng chi phí logistics, đội giá thành sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn hơn trong việc cạnh tranh, phục hồi và làm giảm sức hút của môi trường đầu tư trong nước”, ban IV nhận định.

Thứ hai, việc quy định mức thu phí chênh lệch giữa việc mở tờ khai tại TP.HCM và ngoài TP.HCM là không phù hợp Luật Phí, Lệ phí và Luật Hải quan hiện hành, tạo sự phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận, đồng thời cũng gây xáo trộn trong công tác quản lý của chính quyền và hệ thống cơ quan hải quan các tỉnh giáp TP.HCM với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn trước xu hướng “dịch chuyển” sau biện pháp kĩ thuật của TP.HCM về phân biệt mức phí.

Thứ ba, việc có quy định không chính xác về một số đối tượng thu phí như phản ánh của một số hiệp hội cũng không phù hợp với pháp luật về Phí, lệ phí hiện hành và ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp vào chính sách, pháp luật của nhà nước.

Đồng thời, với 1 số lĩnh vực đang cần đặc biệt thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển như lĩnh vực thủy nội địa để giảm tải gánh nặng cho các hạ tầng khác, sẽ không đạt mục tiêu và chủ trương chung của quốc gia.

BA KIẾN NGHỊ KHẨN TỚI THỦ TƯỚNG

Từ thực tiễn nêu trên, Ban IV cùng các Hiệp hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TP.HCM nghiên cứu, thực hiện khẩn trương một số vấn đề.

Một là, bài toán lợi ích của địa phương phải được cân nhắc sau bài toán chung của quốc gia, theo đó, doanh nghiệp, hiệp hội đề nghị dừng việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP. HCM để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển.

Hai là, trường hợp khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, doanh nghiệp cũng đã cơ bản phục hồi, nếu có xem xét triển khai thu phí thì mức phí được ban hành phải tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Phí, Lệ phí và Luật Hải quan (thu trên cơ sở minh bạch nguồn đầu tư trước đó, thu để bù đắp một phần đầu tư thay vì thu để đầu tư xây dựng các hạ tầng khác của Thành phố, thu công bằng giữa các chủ thể sử dụng hạ tầng thay vì phân biệt như hiện nay theo địa điểm mở tờ khai thông quan).

Ba là, không thu phí đối với những đối tượng không đúng theo quy định của Luật và các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Cụ thể, không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa; và không thu phí Cơ sở hạ tầng cảng biển đối với hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất.

Nguồn bài viết: Lo hệ lụy từ thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM, các hiệp hội kiến nghị khẩn tới Thủ tướng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

CEO JPMorgan Chase: Kinh tế Mỹ đang đối mặt nhiều rủi ro lớn

Tổng giám đốc (CEO) Jamie Dimon của JPMorgan Chase cảnh báo rằng nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với những rủi ro chưa từng có tiền lệ, có thể dẫn tới những biến động lớn…

CEO Jamie Dimon của JPMorgan Chase - Ảnh: WSJ.

Trong lá thư thường niên gửi cổ đông đề ngày 4/4, người đứng đầu ngân hàng lớn nhất của Mỹ xét về giá trị tài sản đưa ra quan điểm lạc quan về sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại. Ông nhấn mạnh rằng người tiêu dùng và các công ty của Mỹ đang rủng rỉnh tiền, tiền lương của người lao động tiếp tục tăng, và nền kinh tế vẫn giữ nhịp tăng trưởng nhanh sau đợt suy giảm vì Covid-19. Niềm tin người tiêu dùng Mỹ gần đây có giảm, nhưng ông cho rằng tiêu chí đánh giá quan trọng hơn chính là việc tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Dù vậy, ông Dimon cảnh báo rằng chiến tranh ở Ukraine có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn nữa, dẫn tới làm chậm sự phục hồi kinh tế sau đại dịch và thay đổi các liên minh trên toàn cầu trong những thập kỷ tới đây.

“Tình hình hiện nay hoàn toàn khác so với những gì chúng ta đã trải qua trong quá khứ. Ảnh hưởng của các yếu tố hiện nay có thể làm gia tăng nhanh chóng rủi ro trong thời gian tới”, ông Dimon nhận định. “Có khả năng và cũng là hy vọng rằng những vấn đề này sẽ tìm ra được giải pháp êm thấm, chúng ta vẫn cần phải chuẩn bị cho những tình huống tiêu cực có thể xảy ra”.

Nhiều thay đổi đã xảy ra kể từ khi ông Dimon gửi đi lá thư cổ đông thường niên 2021. Tháng 4 năm ngoái, khi nền kinh tế thế giới mới bắt đầu phục hồi sau cú gục ngã vì đại dịch, vị CEO đã nhận thấy cơ hội cho “thời kỳ vàng” kinh tế, với tăng trưởng nhanh và bền vững trong khi lạm phát và lãi suất tăng chậm. Giờ đây, tăng trưởng kinh tế vẫn diễn ra, nhưng lạm phát đã vượt xa kỳ vọng.

“Hoá ra, phương thuốc đã quá nhiều và kéo dài quá lâu”, ông Dimon viết trong lá thư mới nhất, khi nói về các biện pháp kích thích kinh tế thời đại dịch nhằm giúp kích cầu tiêu dùng và giữ lãi suất ở mức thấp.

Ông Dimon cảnh báo rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)có thể tăng lãi suất “cao hơn nhiều so với những gì thị trường kỳ vọng”.

Fed bắt đầu nâng lãi suất vào tháng 3 vừa qua và phát tín hiệu sẽ có thêm nhiều đợt nâng trong năm nay. Thậm chí, ngân hàng trung ương này để ngỏ khả năng tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo, thay vì nâng 0,25 điểm phần trăm như thường thấy.

“Quá trình này sẽ gây nhiều hoảng hốt mà mức độ biến động lớn trên thị trường”, ông Dimon nói thêm.

Theo ông Dimon, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sẽ gây giảm tốc nền kinh tế toàn cầu. Giá hàng hoá cơ bản và nông sản đã biến động mạnh vì cuộc chiến này. Nếu Nga bị trừng phạt thêm, ảnh hưởng của các biện pháp đó đối với kinh tế toàn cầu sẽ gia tăng mạnh mẽ và khó lường, nhà ngân hàng kỳ cựu nhận định.

“Cùng với sự khó lường của cuộc chiến tranh và bất định trong chuỗi cung ứng hàng hoá cơ bản toàn cầu, tình hình có thể bùng nổ” thành một trạng thái rất xấu - ông Dimon nhận định.

Ông cũng tiết lộ rằng JPMorgan Chase có thể mất 1 tỷ USD trong hoạt động kinh doanh ở Nga.

Một lần nữa, ông Dimon đưa ra lời kêu gọi về một “Kế hoạch Marshall” mới – tương tự như sáng kiến cùng tên của Mỹ nhằm giúp châu Âu tái thiết sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ông nhấn mạnh rằng đầu tư năng lượng là vô cùng cần thiết để giúp thế giới thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu thô và khí đốt từ Nga. Ông kêu gọi Mỹ tăng cường cấp phép cho các dự án dầu khí và đẩy mạnh xuất khẩu khí hoá lỏng (LNG) sang châu Âu.

Ông Dimon nói thêm rằng việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng không đồng nghĩa với việc phải cắt giảm đầu tư vào năng lượng xanh cũng như các nỗ lực khác nhằm giảm khí thải carbon.

“Chúng ta cần đảm bảo đầy đủ nguồn cung năng lượng cho vài năm tới. Việc này có thể được thực hiện trong khi chúng ta cắt giảm khí thải CO2”, ông viết.

Nguồn bài viết: CEO JPMorgan Chase: Kinh tế Mỹ đang đối mặt nhiều rủi ro lớn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Mỹ ngăn Nga trả nợ nước ngoài bằng USD, châu Âu trừng phạt dầu, than và vận tải biển của Nga

TTO - Mỹ thông báo từ ngày 5-4 sẽ ngăn Nga trả nợ nước ngoài bằng đồng USD gửi trong các ngân hàng Mỹ. Châu Âu cũng đề xuất gói biện pháp mới, trong đó có thể bao gồm trừng phạt dầu, than và vận tải biển của Nga.


Một phần đường ống dẫn dầu tại Ust-Luga, Nga - Ảnh: REUTERS

Hãng tin AFP dẫn lời Bộ Tài chính Mỹ xác nhận chặn việc trả nợ của Nga từ các tài khoản tại Mỹ có hiệu lực ngay từ ngày 5-4, hạn chót để Nga thanh toán một đợt nợ.

“Nga phải lựa chọn giữa việc cạn kiệt nguồn dự trữ còn lại hoặc doanh thu mới, với sự vỡ nợ”, người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ nói.

Trước đây, các biện pháp nhằm cô lập Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu không cản trở việc Nga trả nợ và Matxcơva thời gian qua cũng thanh toán một số khoản nợ nước ngoài thông qua các ngân hàng lớn ở Mỹ. Nga cũng được phép nhận tiền bán dầu và khí đốt, mặc dù Mỹ đã cấm nhập khẩu từ Nga.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, biện pháp mới nhất sẽ làm cạn kiệt hơn nữa các nguồn lực của Nga và gây thêm bất ổn trong hệ thống tài chính nước này.

Trong khi đó, các quan chức châu Âu cũng hé lộ chi tiết của gói trừng phạt mới đối với Nga.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói nước này đang bàn với Đức về gói trừng phạt mới, trong đó bao gồm nhắm vào dầu và than của Nga. Còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng nói rằng các lãnh đạo Ủy ban châu Âu (EU) đã đề xuất các biện pháp như cấm nhập khẩu than từ Nga, cấm tàu Nga vào các cảng ở châu Âu, từ tàu chở nông sản, thực phẩm, viện trợ nhân đạo và năng lượng.

“Chúng tôi vẫn đang thảo luận về các biện pháp bổ sung, bao gồm việc nhập khẩu dầu, và đang xem xét ý kiến của các thành viên”, bà von der Leyen nói. Các đề xuất của EU sẽ cần có sự đồng thuận của toàn bộ 27 thành viên.

Nguồn bài viết: Mỹ ngăn Nga trả nợ nước ngoài bằng USD, châu Âu trừng phạt dầu, than và vận tải biển của Nga - Tuổi Trẻ Online

NÓNG: Elon Musk mua chui cổ phiếu Twitter, hưởng lợi 1,1 tỷ USD

NÓNG: Elon Musk mua chui cổ phiếu Twitter, hưởng lợi 1,1 tỷ USD

Xem chừng Elon Musk lại sắp bị mời lên Uỷ ban Chứng khoán Mỹ.

Tờ CNBC nhận định, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) vừa có thêm một lý do nữa để trừng phạt Elon Musk.

Cụ thể, người đàn ông giàu nhất thế giới tiết lộ hôm thứ hai rằng ông đã mua 9,2% cổ phần của Twitter, khiến cổ phiếu của công ty truyền thông xã hội này tăng hơn 28% trong giao dịch buổi chiều. Đây là mức tăng lớn nhất trong ngày của cổ phiếu Twitter trong hơn bốn năm qua. Lượng cổ phần của Musk thậm chí gấp 4 lần mức 2,25% của đồng sáng lập Twitter là Jack Dorsey.

Việc nộp hồ sơ đánh dấu sự tích lũy cổ phiếu phổ thông của Musk đến ngày 14 tháng 3.

Trong khi đó, theo quy định SEC, bất kỳ ai mua được hơn 5% cổ phần phổ thông của một công ty đều phải tiết lộ số cổ phần nắm giữ của họ trong vòng 10 ngày sau đó. Trong khi đó, Musk đã ký vào hồ sơ nộp lên SEC của mình sau tới 21 ngày kể từ ngày 14/3. Đáng nói, nếu mốc thời gian mua là đúng như vậy, Musk có thể đã chứng kiến tài sản tăng khoảng 1,1 tỷ USD kể từ giữa tháng 3, dựa trên sự tăng giá cổ phiếu của Twitter vào đầu phiên giao dịch hôm thứ hai.

Vào ngày 25/3, một ngày sau khi khoảng thời gian quy định 10 ngày trôi qua, Musk đã đăng một cuộc thăm dò trên Twitter, với phần mở đầu như sau: “Tự do ngôn luận là điều cần thiết cho một nền dân chủ hoạt động. Bạn có tin rằng Twitter tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này không”.

Musk đã theo dõi cuộc thăm dò của chính mình bằng cách nói rằng: “Kết quả của cuộc thăm dò này sẽ rất quan trọng. Hãy bình chọn cẩn thận”.

Tờ CNBC nhận định, Musk thực sự đã mua được số cổ phần lớn của mình tại Twitter vào thời điểm này - và về mặt pháp lý, ông phải tiết lộ điều đó.

Trong lịch sử, các mức phạt của SEC với hành vi chậm công bố thông tin này rất khiêm tốn - thường là khoảng 100.000 USD. Theo Forbes, giá trị tài sản ròng của Musk hiện tại là khoảng 300 tỷ USD. Như vậy, 100.000 USD tiền phạt chỉ tương đương với 0,00003% tài sản của ông mà thôi.

Hiện tại, ý định của Musk với số cổ phần lớn của mình tại Twitter là không rõ ràng. Vào cuối tháng 1, chuyên gia Dinesh D’Souza, người bị kết tội gian lận tài chính vào năm 2014, đã tag Musk trong một dòng tweet nói rằng ông “có thể thay đổi đáng kể bối cảnh chính trị và văn hóa” bằng cách mua và tiếp quản “một nền tảng phương tiện truyền thông xã hội”.

Musk trả lời dưới bài đăng này rằng: “Ý tưởng khá thú vị”.

Twitter đang chịu áp lực phải di chuyển nhanh hơn trong việc xây dựng các sản phẩm mới. Công ty đã đặt ra các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và người dùng đầy tham vọng để thuyết phục các nhà đầu tư hoài nghi rằng họ nghiêm túc trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù Twitter đã tăng trưởng ổn định trong nhiều năm, nhưng cổ phiếu của họ lại tụt hậu so với các công ty cùng ngành.

Musk đã chỉ trích sự phát triển gần đây của Twitter về ảnh hồ sơ được liên kết với các mã thông báo không thể thay thế, nói rằng công ty truyền thông xã hội đã có những ưu tiên sai lầm.

Nguồn: CNBC

Nguồn bài viết: NÓNG: Elon Musk mua chui cổ phiếu Twitter, hưởng lợi 1,1 tỷ USD

HoSE tiếp tục cắt margin với 66 mã chứng khoán trong quý 2/2022, điển hình có NVT, JVC, HAG, TDH, OGC, TTF, CII…

Danh sách 66 cổ phiếu còn một số mã có thời gian niêm yết dưới 6 tháng nên chưa thể tham gia giao dịch margin, trong đó CTR, EVF, HHV là những mã mới chuyển sàn niêm yết sang HOSE hồi đầu năm nay.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã công bố danh sách 66 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 2/2022

Đây chủ yếu là những cổ phiếu đang nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát như AAM APC, AST, CIG, DAH, DLG, DXV, FTM, HAG, HAS, HNG, HOT, HVN, JVC, LCM, OGC, NVT, PIT, PMG…

Đáng chú ý, xuất hiện trong danh sách cũng có một vài nhóm cổ phiếu “làm mưa làm gió” trên thị trường chứng khoán những tháng đầu năm 2022 như hai mã NVT và JVC thuộc họ "DNP-Tasco). Theo đó, NVT chính là cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HOSE trong tháng 3 với 12 phiên tím trần, đẩy giá tăng 112% chỉ trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên tăng sốc thì đi kèm với giảm sâu, mã này đã giảm sàn 3 /4 phiên gần nhất xuống mốc 27.000 đồng. JVC cũng tăng hơn 20% kể từ đầu năm.

Hiện NVT đang thuộc diện cảnh báo của HOSE do LNST chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là số âm và JVC thuộc diện kiểm soát của HOSE do LNST chưa phân phối năm 2019 và LNST trên BCTC kiểm toán năm 2020 âm.

Hay cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM cũng không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 2 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm. Được biết luỹ kế cả năm 2021, doanh thu Công ty giảm phân nửa xuống còn 2.916 tỷ đồng, thua lỗ ròng hơn 341 tỷ đồng.

Đặc biệt, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup cũng bị HOSE cắt margin trong quý 2 này do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 là số âm. Cụ thể, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, năm 2021, Vingroup lần đầu tiên lỗ sau thuế hơn 7.500 tỷ đồng dù LNTT vẫn dương hơn 3.300 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận âm do các mảng kinh doanh dịch vụ như bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí chịu ảnh hưởng lớn bởi các đợt giãn cách kéo dài. Công ty cũng quyết định dừng sản xuất xe xăng để tập trung nguồn lực cho xe điện khiến phát sinh một khoản chi phí một lần. Bên cạnh đó là chi phí cho các hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch covid riêng trong năm 2021 là gần 6.100 tỷ đồng.

Nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm như kể trên, Vingroup ghi nhận lợi nhuận sau thuế 4.373 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương 97% kế hoạch đầu năm.

Mặt khác, một số cái tên quen thuộc như TDH, VOS, VIS, YEG, VPH, TTF, TGG, TNI, SJF, SJD, RDP… tiếp tục nằm trong danh sách.

Bên cạnh đó, danh sách 66 cổ phiếu còn một số mã có thời gian niêm yết dưới 6 tháng nên chưa thể tham gia giao dịch margin như ABR, BAF, GMH, NHT… trong đó CTR, EVF, HHV là những mã mới chuyển sàn niêm yết sang HOSE hồi đầu năm nay.

Một vài nguyên nhân dẫn đến việc cắt margin còn là việc doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 6 tháng/năm 2021 là số âm hoặc BCTC bán niên có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.

Nguồn bài viết: HoSE tiếp tục cắt margin với 66 mã chứng khoán trong quý 2/2022, điển hình có NVT, JVC, HAG, TDH, OGC, TTF, CII... - DNTT online

“Trùm đất vàng” Tân Hoàng Minh trước khi bị bắt: “Tôi mua đúng giá, không phá giá”

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nổi tiếng với nhiều phát ngôn gây tranh cãi, từ tuyên bố trúng thầu đất Thủ Thiêm là không phá giá đến “lời xin lỗi chân thành” khi bỏ cọc.

Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.

Trước khi bị bắt, ông chủ Tân Hoàng Minh có không ít phát ngôn gây xôn xao dư luận:

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt tạm giam ngày 5/4.

Tôi mua đúng giá chứ không hề phá giá

Tân Hoàng Minh của chủ tịch Đỗ Anh Dũng nhiều lần gây chú ý vì các dự án bất động sản cao cấp, với các mức đầu tư lớn và vị trí đắc địa. Tuy nhiên, màn đấu giá thành công lô đất 3-12 có diện tích gần 10.060 m2 tại Thủ Thiêm với số tiền cao gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm hồi tháng 12/2021 khiến cho cái tên Đỗ Anh Dũng một lần nữa gây “sóng” dư luận.

Nói về việc Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, một thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh có thể trả được mức đấu giá đất lên đến 2,45 tỉ đồng/m2 ở thời điểm đó, chủ tịch Đỗ Anh Dũng đã có không ít phát ngôn gây chú ý.

“Mức giá 24.500 tỷ đồng trúng thầu lô đất thực tế không quá cao”, ông chủ Tân Hoàng Minh khẳng định.

Vị chủ tịch còn giải thích rằng: “Bên cạnh đó, tôi nhìn thấy nhiều cái lợi cho Tân Hoàng Minh cũng như cho TPHCM, cho đất nước ta nếu như có được mảnh đất đó, nên tôi quyết tâm sở hữu bằng được!”

Ông Đỗ Anh Dũng cũng từ tâm sự: “Tôi trăn trở với câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp Việt Nam ta không cạnh tranh được với họ ngay trên chính đất nước mình? Tại sao đất đai - tài nguyên quý giá của nước mình lại tạo ra lợi nhuận cho người nước ngoài? Vì vậy tôi quyết tâm phải có được lô đất đẹp này - kể cả bằng một cái giá mà theo nhiều người là gây sốc”.

"Cuối cùng, với việc chấp nhận mua với giá 2,4 tỷ đồng/m2 đất Thủ Thiêm, tôi muốn góp phần đặt dấu chấm hết cho tình trạng mua bán đất công với giá rẻ mạt một cách bất thường. Tôi bỏ số tiền xứng đáng với giá trị của lô đất để mua lấy sự minh bạch.

Tôi có thể yên tâm thực hiện dự án trên mảnh đất đó mà không cần phải chờ đợi thủ tục, cũng chẳng phải lo những cuộc thanh tra, kiểm tra… Như vậy, có thể khẳng định là tôi mua đúng giá chứ không hề phá giá!".

“Tôi muốn tất cả tư bản nước ngoài vào đây phải mua đất của Việt Nam với giá như Tokyo hoặc New York”

Thừa nhận mức giá mà Tân Hoàng Minh thắng đấu giá lô đất Thủ Thiêm không chỉ là kỷ lục ở Việt Nam, mà không hề rẻ hơn so với cả các khu vực đắt đỏ nhất thế giới như Phố Đông - Thượng Hải, Mahatan- New York hay The Peak - Hong Kong… song ông Dũng vẫn khẳng định: “Tôi có thể dễ dàng giải các “bài toán” về kinh doanh với lô đất này, khi giá sàn những căn hộ ở đây có thể lên tới 400-500 triệu đồng/m2. Tôi có kế hoạch riêng của mình để đồng tiền bỏ ra đầu tư phải mang lại hiệu quả”.

Nói xa hơn, ông này khẳng định trên báo Dân sinh: “Tôi muốn tất cả tư bản nước ngoài vào đây phải mua đất của Việt Nam với giá như Tokyo hoặc New York, có như vậy nhân dân ta mới giàu nhanh, đất nước mới phát triển được. Chúng ta phải xây dựng và phát triển đất nước ta đẹp và giàu mạnh về kinh tế, để không cho bất cứ kẻ thù nào có thể nhòm ngó vào lãnh thổ của chúng ta”.

Tân Hoàng Minh nổi tiếng với những dự án cao cấp ở Hà Nội, TP HCM.

Với giới siêu giàu thì mức giá vài triệu USD cho một căn hộ không phải là vấn đề lớn

Sau màn đấu giá vô tiền khoáng hậu khu đất, ông Dũng đã hé lộ kế hoạch sẽ xây tòa nhà có tên là D’Billionaire - tòa nhà Tỷ phú. "Những người giàu và siêu giàu có nhu cầu và mong muốn được sở hữu một căn hộ tại TP HCM, có thể đến đây để mua những căn hộ vài ba triệu đô. Với giới siêu giàu thì mức giá vài triệu USD cho một căn hộ không phải là vấn đề lớn.

Vấn đề là phải tạo ra được một sản phẩm xứng tầm để họ cảm thấy hài lòng", ông Dũng khẳng định.

Lời xin lỗi chân thành nhất

Thế rồi, ngôn từ rất tự tin của nhà đầu tư này đã giảm tông trong bức “tâm thư” hôm 11/1 ông gửi các nhà lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo cao cấp ở Trung ương và TP HCM với lời xin lỗi “chân thành nhất” để xin chấm dứt hợp đồng mua lô đất.

"Sau khi trúng đấu giá với giá cao như vậy, chúng tôi đã suy nghĩ và lắng nghe rất nhiều dư luận xã hội theo nhiều chiều khác nhau và thấy rằng kết quả trúng đấu giá ở mức cao như vậy có thể dẫn đến hệ luỵ không tốt. Đặc biệt sau khi tiếp thu ý kiến nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất vừa qua.

Chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm và nhận thấy rằng việc trúng đấu giá với kết quả trên sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và kinh tế nói chung" – ông Dũng nêu trong tâm thư ngày 10/1/2022.

Từ đó, ông Dũng cho biết, doanh nghiệp xin tự nguyện đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (điều này đã được nêu trong quy định đấu giá và Hợp đồng đã được ký kết 3 bên giữa doanh nghiệp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Trung tâm Đấu giá TP.HCM) và chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này theo quy định.

Nguồn bài viết: "Trùm đất vàng" Tân Hoàng Minh trước khi bị bắt: "Tôi mua đúng giá, không phá giá" - DNTT online

Tổng thống Ukraine Zelensky sắp có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình?

Cuộc gọi giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Ukraine cho thấy một tín hiệu mới rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ sớm có cuộc đối thoại với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại mong muốn của nước này về việc ngừng bắn trong cuộc đàm phán với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba. Theo Tân Hoa xã, đây là cuộc trao đổi đầu tiên của lãnh đạo Ngoại giao Trung Quốc với Ukraine kể từ 1/3. Cuộc nói chuyện diễn ra vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu thúc giục ông Tập nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine.

Ông Vương lưu ý rằng ông Tập đã nói rõ ràng về nhu cầu đối thoại và hòa đàm, nhưng nhà ngoại giao Trung Quốc không đưa ra cam kết mới nào về việc hòa giải xung đột. Ông Vương cũng nói rằng: “Trung Quốc không tìm kiếm lợi ích địa chính trị, cũng như không ngồi yên theo dõi sự kiện từ một khoảng cách an toàn, hay đổ thêm dầu vào lửa.”

Sau hội nghị trực tuyến qua video của ông Tập vào thứ Sáu với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cuộc gọi giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine “luôn nằm trong chương trình nghị sự”. Các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc thường trao đổi với những người đồng cấp của họ trước khi các cuộc gọi của ông Tập với các nhà lãnh đạo nước ngoài được thực hiện. Tuy nhiên, cuộc thảo luận trước đó của Vương với ông Kuleba không dẫn đến cuộc trao đổi nào giống như vậy.

Trung Quốc đã chịu áp lực từ Mỹ và nhiều nước khác nhằm đưa ra một đường lối rõ ràng chống lại chiến sự.

NGuồn bài viết: Tổng thống Ukraine Zelensky sắp có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? - DNTT online

Uỷ ban Chứng khoán lý giải về quyết định huỷ 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Ba công ty thành viên của Tân Hoàng Minh đều là công ty chưa đại chúng và các công ty này không báo cáo Uỷ ban Chứng khoán về các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Như VnEconomy đưa tin, Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước vừa công bố Quyết định 181/QĐ-UBCK ngày 3/4/2022 về việc huỷ 9 đợt phát hành trái phiếu, trị giá 10.030 tỷ đồng của Tập đoàn Tân Hoàng Minh từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 do che giấu, công bố thông tin sai sự thật.

Trao đổi thêm với báo chí về quyết định trên, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, theo kết quả xác minh của cơ quan có thẩm quyền cho thấy đã có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ đối với 9 đợt chào bán với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 7/2021 - 3/2022 của các Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt), Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông (Công ty Cung điện Mùa đông), Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil (Công ty Soleil) thuộc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Căn cứ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Chứng khoán quy định thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước “đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, ngày 3/4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 181/QĐ-UBCK về việc hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ của 3 công ty nêu trên.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán cũng cho biết, theo quy định hiện hành, việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định 153).

Đặc biệt, qua rà soát hồ sơ, 3 công ty nêu trên đều là công ty chưa đại chúng và các công ty này không báo cáo Uỷ ban Chứng khoán về các đợt phát hành và chỉ đăng ký thông tin qua cổng thông tin trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Hiện tại, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét. Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán kiểm tra các tổ chức tư vấn, hồ sơ chào bán, đại lý phát hành cho các đợt chào bán của 3 công ty nêu trên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Trong trường phát hiện vi phạm, các đơn vị chức năng của Bộ xử lý nghiêm theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

“Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hiện đang phối hợp với HNX, cơ quan có thẩm quyền, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý phát hành của các công ty chứng khoán liên quan đến các đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh nêu trên”, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán thông tin.

Vị đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đưa ra lưu ý, các doanh nghiệp phát hành (công ty đại chúng và chưa đại chúng), các tổ chức trung gian (tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, đại lý phát hành…) có hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (hiện nay là Nghị định số 156/2020/NĐ-CP và Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, hành vi công bố thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.

“Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, các tổ chức trung gian phải đảm bảo tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Nghị định 153/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư”, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo.

Theo quy định pháp lý hiện hành, trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; tuy nhiên, qua tìm hiểu, vẫn có nhiều trường hợp nhà đầu tư mua trái phiếu theo phong trào, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gặp phải.

“Nhà đầu tư cần nắm bắt các quy định pháp luật liên quan, tìm hiểu đầy đủ thông tin về tổ chức phát hành, thông tin liên quan đến đợt phát hành để có nhận định, đánh giá và quyết định đầu tư an toàn, tránh rủi ro thiệt hại phát sinh”, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: Uỷ ban Chứng khoán lý giải về quyết định huỷ 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm do EU né trừng phạt dầu của Nga

TTO - Giá dầu đã giảm xuống sau khi Liên minh châu Âu (EU) tránh các lệnh trừng phạt đối với nguồn dầu từ Nga và đồng USD mạnh hơn làm giảm sức hấp dẫn của giao dịch hàng hóa.

Tính đến 8h30 sáng 6-4 theo giờ Việt Nam, Hãng tin Bloomberg ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,3% xuống còn 101 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 6-2022 cũng giảm 0,3% xuống 106,37 USD/thùng trên sàn giao dịch của châu Âu.

Mặc dù EU sẽ áp dụng các hình phạt bổ sung đối với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine, dầu thô vẫn chưa trở thành mục tiêu của những biện pháp này.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối sẽ tiếp tục thúc đẩy cuộc tranh luận giữa các thành viên về việc áp trừng phạt đối với dầu thô của Nga.

Trong khi đó, đồng USD vẫn duy trì đà tăng sau khi nhảy vọt vào ngày 5-4. Đồng USD mạnh hơn thường làm cho hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này trở nên kém hấp dẫn hơn, trong đó có cả dầu thô.

Giá dầu đã tăng khoảng 30% trong quý đầu tiên của năm 2022, chạm mức cao nhất kể từ năm 2008, do “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine và phản ứng dữ dội từ Mỹ và phương Tây sau đó.

Trong khi Anh và Mỹ đều đã cấm vận dầu thô của Nga, giới chuyên gia nhận định EU sẽ khó đưa ra động thái tương tự vì sự phụ thuộc vào nguồn dầu từ Nga.

Washington đã phối hợp với đồng minh nhằm khai thác nguồn dự trữ xăng dầu chiến lược, cố gắng làm dịu giá cả.

Theo Bloomberg, các nhà đầu tư đang theo dõi đợt bùng phát COVID-19 ở Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới. Việc một loạt thành phố tại Trung Quốc bị phong tỏa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng toàn cầu.

Nguồn bài viết: Giá dầu thế giới tiếp tục giảm do EU né trừng phạt dầu của Nga - Tuổi Trẻ Online

FDI dịch chuyển về ‘vùng trũng’

TTO - Nhiều địa phương vốn được coi là “vùng trũng”, ít nhận được sự quan tâm, nay cũng thu hút được nhiều vốn FDI.

Ông Đoàn Duy Hưng, tổng giám đốc Cổng thông tin bất động sản công nghiệp VN, cho hay ở khu vực phía Bắc, bên cạnh những địa phương nổi bật về thu hút đầu tư FDI thời gian qua như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… thì Thái Bình có nhiều triển vọng trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư FDI.

Nguyên nhân do tỉnh Thái Bình có sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, vị trí gần cụm cảng biển nước sâu Lạch Huyện (TP Hải Phòng), tuyến đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng - Thái Bình đang gấp rút xây dựng…

Chỉ trong năm 2021, Khu công nghiệp dịch vụ đô thị Liên Hà Thái (Thái Bình) đã thu hút được 4 dự án đầu tư lớn, với tổng vốn đầu tư trên 440 triệu USD, ông Hưng cho biết thêm.

Một số chuyên gia cũng cho rằng đang có sự dịch chuyển đầu tư FDI từ hai trung tâm lớn là khu vực quanh Hà Nội và khu vực TP.HCM về “vùng trũng” miền Trung vì lợi thế có nhiều cảng nước sâu, giá thuê đất rẻ, khoảng 40-50 USD/m2, bằng một nửa, thậm chí 1/3 hai trung tâm lớn, nhân công giá rẻ nên đang hút những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động, diện tích đất lớn.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn - phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sớm hay muộn thì cũng sẽ có sự phân bổ lại nền công nghiệp trong thời gian tới. Những “vùng trũng” cũ, khi môi trường đầu tư được cải thiện, hạ tầng tốt lên, gần cảng biển… sẽ có sự bứt phá trong thu hút đầu tư FDI.

Đáng lưu ý, tình trạng dịch chuyển lao động từ trung tâm kinh tế lớn như khu vực TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về các tỉnh miền Trung trong đại dịch vừa qua, nhiều lao động chưa trở lại cũng đang định hình lại xu hướng đầu tư FDI để hạn chế những rủi ro khan hiếm lao động.

“Dịch bệnh đã định hình lại xu hướng đầu tư trong và ngoài nước, giờ địa phương nào có sẵn nguồn lao động sẽ là một lợi thế thu hút đầu tư”, ông Đoàn Duy Hưng nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: FDI dịch chuyển về 'vùng trũng' - Tuổi Trẻ Online

2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chưa nộp tiền: Bắt đầu tính tiền chậm nộp, trong 90 ngày

TTO - Đến cuối ngày 6-4, thời hạn phải nộp 50% tiền sử dụng đất (đợt 1), 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm là Công ty CP Dream Republic và Công ty CP Sheen Mega vẫn chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Đại diện các doanh nghiệp tham gia buổi đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức (tháng 12-2021) - Ảnh: NHẬT THỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM cho biết tại buổi làm việc với cơ quan thuế trước đó, đại diện của hai doanh nghiệp này cho biết đang nỗ lực sắp xếp nguồn tài chính và cam kết sẽ cố gắng nộp số tiền trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm trong thời gian sớm nhất.

“Căn cứ vào hợp đồng ký giữa công ty và UBND TP.HCM, phải sau thời hạn 180 ngày mà doanh nghiệp vẫn không nộp tiền vào ngân sách mới được xem là bỏ cọc. Còn hiện nay, cơ quan thuế chỉ tính tiền chậm nộp”, vị này nói.

Theo quy chế, trong hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo trên, các doanh nghiệp phải đóng lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất (đợt 1). Trong hạn 60 ngày tiếp theo, các đơn vị trúng đấu giá phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại (đợt 2). Thời hạn đóng tiền đợt 1 là ngày 7-2 vừa qua, còn ngày 6-4 là thời hạn mà hai công ty trúng đấu giá phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại (đợt 2).

Nếu quá thời hạn 90 ngày mà vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất trúng đấu giá theo thông báo của Cục Thuế TP, các doanh nghiệp này phải đóng tiền chậm nộp 0,03%/ngày trên số tiền chậm nộp. Như vậy, hai doanh nghiệp trúng đấu giá các lô đất 3-5 và 3-8 ở khu đô thị mới Thủ Thiêm còn 90 ngày nữa để đóng tiền sử dụng đất, thực hiện hợp đồng mua đấu giá hai lô đất trên.

Nếu quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo thuế mà hai doanh nghiệp trên không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá, Trung tâm Phát triển quỹ đất (đại diện chủ sở hữu) sẽ báo cáo Sở Tài nguyên - môi trường trình UBND TP hủy kết quả đấu giá. Tiền đặt cọc sẽ thuộc về ngân sách, các lô đất sẽ được Nhà nước đưa ra đấu giá lại hoặc giao đất theo quy định.

Trước đó, ngày 10-12-2021, Trung tâm Đấu giá tài sản TP.HCM đã tổ chức đấu giá 4 lô đất mang các số hiệu lần lượt 3-5, 3-8, 3-9 và 3-12 tại khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng giá trị trúng đấu giá hơn 37.000 tỉ đồng.

Trong đó Công ty CP Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446m2), với số tiền sử dụng đất phải nộp là 3.820 tỉ đồng và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ. Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1m2), với 4.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất phải nộp, được miễn nộp lệ phí trước bạ theo hướng dẫn về lệ phí trước bạ đối với diện tích đất ở.

Riêng hai doanh nghiệp trúng đấu giá lô đất 3-9 và 3-12 đã xin bỏ cọc.

Nguồn bài viết: 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chưa nộp tiền: Bắt đầu tính tiền chậm nộp, trong 90 ngày - Tuổi Trẻ Online

Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam dần trở thành chỗ trú an toàn cho nhà đầu tư

TTO - Theo Hãng tin Bloomberg, ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư, trong số các quốc gia đang phát triển.

image
Công nhân làm việc tại một nhà máy cơ khí ở Hà Nội, Việt Nam - Ảnh: REUTERS

Trong thông tin đăng tải ngày 7-4, hãng tin của Mỹ đánh giá tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam xuất phát từ việc mở cửa thương mại và du lịch trở lại, tăng trưởng kinh tế tích cực và tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp.

Chỉ số VN Index đã tăng hơn 1% trong năm nay, mức tăng trưởng lạc quan trong bối cảnh chỉ số MSCI của châu Á giảm gần 8%.

Giới chuyên gia ghi nhận chỉ số VN Index hiện chỉ thấp hơn 0,4% so với mức cao nhất mọi thời đại và có thể còn tăng lên, bất chấp việc lạm phát gia tăng và những khó khăn từ cuộc chiến ở Ukraine.

Theo Bloomberg, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những lý do chính tạo nên tâm lý lạc quan đối với thị trường Việt Nam.

Ông Bill Stoops, giám đốc đầu tư của quỹ Dragon Capital, cho biết tăng trưởng lợi nhuận của 60 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam được kỳ vọng đạt mức trung bình khoảng 23% trong năm nay, tính trên cơ sở thả nổi tỉ giá.

Theo ông Stoops, các doanh nghiệp hàng đầu như khối ngân hàng và bất động sản có thể tăng trưởng 30% so với cách đây một năm.

Ông Stoops cũng nói thêm rằng thặng dư thương mại và nợ nước ngoài nhỏ của Việt Nam đã giúp che chắn nền kinh tế trước chi phí nhập khẩu tăng cao. Ông cũng đánh giá cao các cổ phiếu Việt Nam trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, thép và các nhà cung cấp dịch vụ CNTT như FPT.

Theo Bloomberg, các nhà đầu tư đang xem xét những ảnh hưởng tích cực từ việc Việt Nam mở cửa lại biên giới cho du khách nước ngoài, sau 2 năm áp dụng biện pháp chống dịch COVID-19.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam sẽ ​​tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5% trong năm nay, khi các ngành như sản xuất và du lịch tiếp tục phục hồi. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm 2022. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt khoảng 2,6%.

Tuy nhiên, nhà đầu tư Ruchir Desai lưu ý cuộc chiến ở Ukraine vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất hiện nay. Tình hình căng thẳng đang trở thành gánh nặng của chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá thực phẩm và dầu mỏ lên cao hơn.

Ông Desai cảnh báo những diễn biến này cuối cùng có thể làm tổn hại đến chỉ số VN Index vốn nhạy cảm với lạm phát.

Nguồn bài viết: Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam dần trở thành chỗ trú an toàn cho nhà đầu tư - Tuổi Trẻ Online

Kỷ lục lịch sử: 271.000 tài khoản cá nhân mở mới, Việt Nam cán mốc 5% dân số “đánh” chứng khoán

Số liệu tài khoản cá nhân lại lập kỷ lục mới trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam với 271.000 tài khoản mở mới trong tháng 3 vừa qua…

Cụ thể, dữ liệu từ Trung tâm lưu lý chứng khoán Việt Nam cho thấy, trong tháng 3 vừa qua, số tài khoản giao dịch nhà đầu tư cá nhân mở mới ghi nhận tăng thêm 271.619 tài khoản. Luỹ kế tới cuối tháng 3/2022, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân đạt gần 5 triệu tài khoản.

Trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 270.949 tài khoản, luỹ kế đạt 4,93 triệu tài khoản tính đến cuối tháng 3. Tổ chức trong nước mở mới 229 tài khoản, luỹ kế đạt 13.511 tài khoản; cá nhân nước ngoài mở mới 401 tài khoản và tổ chức nước ngoài mở mới 40 tài khoản.

Dân số Việt Nam tính đến ngày 4/4/2022 là 98,7 triệu người, như vậy, số lượng tài khoản chứng khoán/đầu người chính thức cán mốc 5%. Tỷ lệ này đạt được sớm hơn hẳn 3 năm với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra 5% dân số đầu tư vào chứng khoán vào năm 2025. Với mức tăng trưởng này, tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường chứng khoán vào năm 2030 đạt 10% hoàn toàn khả thi.

Cùng với lượng tài khoản mở mới, thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể trong tháng 3 vừa qua sau khi sụt giảm mạnh 2 tháng đầu năm 2022. Giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn chính tăng 14,5% so với đầu tháng và tăng 61,2% so với cùng kỳ lên 31.530 tỷ đồng/phiên, trong đó giá trị giao dịch bình quân trên HOSE tăng lên 26.051 tỷ đồng/phiên +11,4% so với đầu tháng và giá trị giao dịch bình quân trên HNX tăng đến 3,617 tỷ đồng/phiên tăng 40,3% so với đầu tháng. Giá trị giao dịch bình quân trên UPCOM cũng tăng 18,2% sv tháng trước lên 1.863 tỷ đồng/phiên.

Trong tháng 3, tổng giá trị giao dịch ở các nhóm nhà đầu tư có sự hồi phục rõ nét tăng 62,55% so với tháng 2, trong đó nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch chiếm 88,6% thị trường, tăng 1,88% so với tháng trước và tăng 2,4% so với bình quân 12 tháng. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức tiếp tục xu hướng giảm.

screen-shot-2022-04-07-at-14-30-29

Trước đó, ông Trần Hải Hà, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MBS trong một cuộc tọa đàm tổng kết 2021 nhận xét thị trường 2021 đa phần các nhà đầu tư đều thắng lợi, đây là một niềm hân hoan để có thể bước tiếp một chặng đường mới với nhiều thành công mới. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp. Tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng ở mức thấp trong 4 năm gần đây.

Ông Hà cũng đánh giá chưa bao giờ chứng khoán lại gần với chúng ta đến thế. Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thì nhà đầu tư có thể mở tài khoản online, chuyển tiền online, có thể đặt lệnh qua nền tảng app và web của công ty chứng khoán. Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chứng kiến một lượng nhà đầu tư mở tài khoản lớn chưa từng thấy.

Nguồn bài viết: Kỷ lục lịch sử: 271.000 tài khoản cá nhân mở mới, Việt Nam cán mốc 5% dân số “đánh” chứng khoán

1 Likes

Bầu Đức: ‘HAGL tìm đối tác có tiền, không cần kinh nghiệm’

Bầu Đức cho rằng đủ kinh nghiệm đưa công ty phát triển mạnh năm tới và đang rất cần tìm đối tác có tiền để đầu tư mở rộng, không cần tư vấn.

Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nóng lên khi ban lãnh đạo chia sẻ về phương án chào bán hơn 161,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.500 đồng một cổ phần. Nhiều cổ đông lo ngại việc phát hành này khiến công ty rủi ro nếu “bắt tay” với đối tác không có kinh nghiệm.

Trước lo lắng của cổ đông, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL cho biết có thừa kinh nghiệm để dẫn dắt công ty “bùng nổ”, sớm nhất là năm 2023. “Chúng tôi đang cần tiền để đầu tư mở rộng, không cần tư vấn”, Bầu Đức nói.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL. Ảnh: Đức Đồng

Theo ông Đức, công ty không phân biệt đối tác, quỹ nào có tiền muốn hợp tác công ty đều chấp nhận. Với tổng số tiền dự kiến thu được là 1.700 tỷ đồng từ phát hành chào bán cổ phiếu, công ty sẽ dùng để bổ sung vốn lưu động cho các công ty con, đầu tư trồng 7.000 cây chuối và một triệu con heo. Ngoài ra, công ty sẽ dùng 500 tỷ đồng để thanh toán một phần nợ gốc trái phiếu phát hành ngày 30/12/2016.

“HAGL đã đi xuống quá nhiều và ngã ngựa rồi. Chúng tôi sẽ không để ngã ngựa lần thứ 2 và hứa hẹn trở lại thời hoàng kim 2008”, ông Đức nói và đề nghị cổ đông ủng hộ công ty phát hành để có tiền đầu tư.

Liên quan việc này, cổ đông HAGL mong muốn công ty phát hành cho cổ đông hiện hữu để họ cùng chia sẻ với công ty. Tuy nhiên, ông Đức cho rằng vì vướng hồi tố do 3 năm lỗ liên tiếp trước đó nên công ty không được phát hành đại chúng. Do đó, ông mong cổ đông thông cảm.

Tại đại hội, cổ đông cũng miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT của bà Nguyễn Thị Huyền kể từ ngày 8/4 và bầu bổ sung thêm một thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.

Năm nay, HAGL sẽ trồng thêm 2.000 ha chuối, xây thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt. Trong số đó, có 2 cụm chuồng trại tại Lào và 2 cụm tại Campuchia, nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 với công suất hơn một triệu con heo thịt mỗi năm.

Năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu doanh thu 4.820 tỷ, lợi nhuận 1.120 tỷ đồng. Đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất của HAGL kể từ năm 2015 tới nay. Công ty tiếp tục không chia cổ tức năm nay.

Phương án kinh doanh trên được xây dựng với giá heo hơi 53.000 một kg, và chuối ở mức 13.000 đồng một kg. Ông Đức dự báo giá heo sẽ tăng 60.000 đồng trong một tháng nữa do giá thức ăn chăn nuôi đang tăng 30%, giá chuối cũng đang tăng lên 15.000 đồng một kg.

1 Likes

Thủ tướng Chính phủ ban công điện chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất.

VnEconomy xin được trích nguyên văn nội dung công điện như sau:

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Chính phủ về phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, tín dụng…, tuy nhiên thời gian vừa qua, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp có những vi phạm pháp luật và đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ngày 5/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan, tiến hành điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.

Để bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, phát triển bền vững và hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tuân thủ quy định pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương: Khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích, hiệu quả, lành mạnh, minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng cường nắm tình hình, kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất nhằm trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, các hoạt động phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

Chủ động rà soát khung khổ pháp luật, xây dựng các kịch bản ứng phó gắn với việc triển khai quyết liệt các giải pháp ổn định, phát triển thị trường và ổn định tâm lý nhà đầu tư; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp các thông tin chính thống về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường vốn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, công bố thông tin và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng*:* Khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không chất lượng… theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 4 năm 2022.

Khẩn trương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp và phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, an toàn; có chế tài cảnh báo sớm, quản lý rủi ro và xử lý mạnh mẽ, nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định pháp luật. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát trước ngày 30 tháng 4 năm 2022.

Chủ động công bố thông tin liên quan đến vụ việc nêu trên và thực hiện các giải pháp ổn định tâm lý nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.

Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo quy định pháp luật; cảnh báo sớm và có phương án xử lý kịp thời các rủi ro có thể phát sinh, bảo đảm an toàn thị trường. Chủ động phối hợp chặt chẽ và cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu theo quy định cho các cơ quan chức năng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra các vụ việc.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo rà soát, tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, bất động sản ở các địa phương. Đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, gây mất ổn định thị trường, kịp thời xác minh, làm rõ các sai phạm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật không để xảy ra trục lợi. Rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời phát hiện các bất cập, thiếu sót, tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất nhằm phòng, chống hiệu quả các hành vi lợi dụng, hành vi vi phạm để trục lợi.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành, đầu tư, phân phối… trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các trái phiếu phát hành của doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm…

Rà soát hoạt động cho vay vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng để nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, kiểm tra, tăng cường công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây mất ổn định thị trường.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí kịp thời đưa tin trung thực, chính xác; xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin, bài không đúng quy định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư và ổn định thị trường tài chính.

Nguồn bài viết: Thủ tướng Chính phủ ban công điện chấn chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Không chỉ tăng lãi suất, Fed còn muốn giảm quy mô bảng cân đối kế toán hơn 1 nghìn tỷ USD mỗi năm

Giới phân tích xem đây là bằng chứng cho thấy các quan chức Fed giờ đây đang lo ngại rằng họ đã bị muộn trong cuộc chiến chống lạm phát…

Trụ sở Fed ở Washington DC - Ảnh: Bloomberg.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã vạch ra một kế hoạch được chờ đợi từ lâu nhằm thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán khổng lồ. Theo đó, bên cạnh việc nâng lãi suất quyết liệt, Fed dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 1 nghìn tỷ USD khỏi bảng cân đối kế toán trong vòng 1 năm, nhằm chống lại mức lạm phát đang cao nhất trong 4 thập kỷ.

Lộ trình cắt giảm nắm giữ số tài sản mà Fed mua vào trong thời gian đại dịch Covid-19 đã được ngân hàng trung ương này đưa ra vào ngày thứ 6/4, trong biên bản cuộc họp tháng 3 của Fed. Biên bản cho thấy các quan chức Fed đã tính tới việc cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán với tốc độ mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã chọn thận trọng trong bối cảnh những bấp bênh liên quan đến chiến tranh Nga-Ukraine.

Ngoài ra, nhiều quan chức Fed xem việc nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm ít nhất một lần trong năm nay là phù hợp nếu trong thời gian tới sức ép giá cả không giảm đi. Tháng 3 vừa qua, Fed đã có đợt nâng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2018, với mức tăng 0,25 điểm phần trăm.

“FED CUỐI CÙNG ĐÃ NHẬN RA SAI LẦM”

Giới phân tích xem đây là bằng chứng cho thấy các quan chức Fed giờ đây đang lo ngại rằng họ đã bị muộn trong cuộc chiến chống lạm phát và đang “cuống cuồng” đưa lãi suất cơ bản – hiện ở ngưỡng 0,25-0,25% - về ngưỡng trung tính. Lãi suất trung tính là mức lãi suất về lý thuyết không có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và cũng không gây giảm tốc nền kinh tế.

“Fed đã duy trì chính sách dễ dãi quá lâu và cuối cùng đã nhận ra sai lầm”, chuyên gia kinh tế trưởng Stephen Stanley của Amherst Pierpont Securities nhận định. “Giờ họ đang xoay sở để đưa chính sách tiền tệ về trạng thái trung tính một cách nhanh nhất có thể. Khi tiến gần tới ngưỡng trung tính rồi, họ sẽ phải tính xem phải đưa chính sách vào ngưỡng thắt chặt ở mức độ như thế nào để kiểm soát lạm phát”.

Nỗ lực cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán của Fed là một trụ cột quan trọng bên cạnh nâng lãi suất trong cuộc chiến chống lạm phát của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới. Từ năm ngoái, Fed đã bắt đầu cắt giảm quy mô nchương trình mua tài sản từ mức 120 tỷ USD mỗi tháng, và việc mua vào trái phiếu này đã kết thúc vào tháng 3 vừa qua. Sau khi việc mua tài sản kết thúc là lúc Fed tính cắt giảm số tài sản đang nắm giữ, và kế hoạch cắt giảm này có thể được phê chuẩn trong cuộc họp tiếp theo của Fed, dự kiến diễn ra vào ngày 3-4/5.

Biên bản cuộc họp tháng 3 vừa công bố cho thấy các quan chức Fed đề xuất cắt giảm tối đa mỗi tháng 60 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ và 35 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng nợ bất động sản. Tốc độ cắt giảm như vậy phù hợp với kỳ vọng của thị trường và cao gần gấp đôi so với tốc độ cắt giảm 50 tỷ USD trong lần gần đây nhất Fed cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán kéo dài từ 2017-2019.

Tuy nhiên, Fed sẽ không áp dụng ngay mức cắt giảm 95 tỷ USD mỗi tháng, mà sẽ thực hiện từ mức thấp hơn và nâng dần trong 3 tháng -“hoặc trong thời gian dài hơn tuỳ theo điều kiện thị trường” - để đạt tới con số như vậy.

Biên bản cuộc họp cũng cho thấy 16 thành viên Uỷ ban Thị trường mở (FOMC), bộ phận đưa ra các quyết sách trong Fed, ủng hộ việc nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm.

“Nhiều thành viên nói rằng việc có một hoặc nhiều lần nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm sẽ là phù hợp trong các cuộc họp tới, nhất là nếu áp lực lạm phát vẫn ở mức cao hoặc tăng thêm”, biên bản viết. “Các thành viên dự họp đánh giá rằng việc đưa lập trường chính sách tiền tệ về trạng thái trung tính một cách nhanh chóng là điều phù hợp”.

Theo ước tính của các quan chức Fed, lãi suất trung tính trong điều kiện hiện nay là 2,4%. Biên bản cũng nói các quan chức nhận thấy rằng tuỳ theo tình hình kinh tế và diễn biến thị trường tài chính “việc dịch chuyển tới một lập trường chính sách thắt chặt hơn có thể phù hợp”.

CÓ KHẢ NĂNG FED PHẢI HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT HƠN NỮA

Chuyên gia kinh tế Anna Wong của Bloomberg Economics nhận định rằng biên bản cuộc họp này phần nào lý giải quan điểm rất cứng rắn mà Chủ tịch Fed Jerome Powell thể hiện sau cuộc họp tháng 3. Dường như các quan chức Fed “đã trở nên lo ngại hơn nhiều về các diễn biến của lạm phát”.

Chiến tranh Nga-Ukraine được xem là một nhân tố “tiếp lửa” cho lạm phát ở Mỹ. Kể từ khi bùng nổ vào hôm 24/2, cuộc chiến này đã đẩy giá năng lượng và các hàng hoá cơ bản khác tăng vọt. Trong bối cảnh như vậy, ông Powell hôm 21/3 tuyên bố Fed có thể nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 5 nếu cần thiết.

Với mục tiêu của Fed giờ đây đã rõ là đưa chính sách tiền tệ về trạng thái trung tính, nhà đầu tư đang cố gắng xác định xem Fed định đạt tới mục tiêu đó nhanh như thế nào. Các dữ liệu lạm phát trong ngắn hạn sẽ giữ một vai trò lớn trong việc quyết định tốc độ hành động của Fed. Trong tháng 3, ông Powell nói rằng “tuỳ theo diễn biến của triển vọng, chúng tôi sẽ điều chỉnh chính sách cho phù hợp”.

Thị trường tương lai ở Phố Wall đang phản ánh khả năng cao Fed nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 5. Ảnh hưởng của việc Fed cắt giảm bảng cân đối kế toán đối với các điều kiện tài chính nhiều khả năng sẽ được theo dõi chặt chẽ trong nửa sau của năm nay.

“Tôi cho rằng nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm sẽ là một lựa chọn mà chúng tôi phải xem xét, bên cạnh những vấn đề khác”, Chủ tịch Fed chi nhánh Kansas, bà Esther George, nói với Bloomberg hôm 5/4. “Chúng tôi phải rất cẩn trọng và hành động có chủ đích rõ ràng khi rút lại sự nới lỏng. Tôi rất tập trung vào vấn đề là cắt giảm bảng cân đối kế toán một cách song hành ra sao với nâng lãi suất”.

Một rủi ro lớn, một thách thức chính sách đối với Fed là cuộc chiến Nga-Ukraine có thể dẫn tới giá năng lượng và lương thực-thực phẩm cao kéo dài, trong thời gian đủ để dẫn tới một đợt tăng lương và tăng giá cả nữa trong nền kinh tế. Trong trường hợp như vậy, Fed sẽ phải có những hành động chính sách quyết liệt hơn nữa nếu thị trường bắt đầu thay đổi kỳ vọng vào khả năng kiểm soát giá cả của Fed.

“Trong bối cảnh kinh tế có sự bấp bênh lớn và liên tục thay đổi, Fed đã dịch chuyển từ chỗ chỉ nói đến chỗ phải bắt tay vào hành động. Vì lý do này, các điều kiện tài chính sẽ tiếp tục biến động mạnh trong 6 tháng tới”, chiến lược gia Guy LeBas của Janney Montgomery Scott nhận xét.

Nguồn bài viết: Không chỉ tăng lãi suất, Fed còn muốn giảm quy mô bảng cân đối kế toán hơn 1 nghìn tỷ USD mỗi năm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Sẽ xử lý nghiêm đối tượng tung tin thất thiệt gây náo loạn thị trường

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an đang chỉ đạo các lực lượng chức năng thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ, xử lý nghiêm những đối tượng đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng.
Se xu ly nghiem doi tuong tung tin that thiet gay nao loan thi truong hinh anh 1Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an. (Nguồn: TTXVN)

Vừa qua, cơ quan công an đã liên tiếp điều tra, khởi tố các vụ án dư luận quan tâm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,… ngày 8/4, [Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an đã có trao đổi với phóng viên TTXVN về những thông tin liên quan đến vấn đề này đồng thời có khuyến cáo đến người dân, nhà đầu tư về những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng.

- Vừa qua, xuất hiện nhiều thông tin cho rằng thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ khởi tố và xử lý những cá nhân, doanh nghiệp có ảnh hưởng trên thị trường tài chính, chứng khoán tương tự vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Tập đoàn FLC, xin Trung tướng cho biết rõ hơn về những thông tin này?

Trung tướng Tô Ân Xô: Thời gian gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, điều tra một số vụ án hình sự liên quan đến vi phạm trên lĩnh vực y tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản (xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Tân Hoàng Minh…), được đông đảo dư luận quần chúng nhân dân đặc biệt quan tâm, đồng tình, ủng hộ.

Lợi dụng việc Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra các vụ án trên, một số cá nhân sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng được cho là vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp khác (chủ yếu trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản), thu hút lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội; xuất hiện những bình luận, chia sẻ cho rằng thời gian tới cơ quan chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân, doanh nghiệp này, tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam, gây thiệt hại về uy tín, kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

  • Bộ Công an đã làm gì với hiện tượng nêu trên, Trung tướng có khuyến cáo gì với các nhà đầu tư và người dân trong cả nước?

Trung tướng Tô Ân Xô: Bộ Công an đang chỉ đạo các lực lượng chức năng thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ, kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định tất cả những đối tượng có hoạt động đăng tải thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, góp phần tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh.

Bộ Công an khuyến cáo người dân không nghe theo và tiếp tay lan tỏa những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng./.

Nguồn bài viết: LINK

1 Likes

FAO: Giá lương thực thế giới đã tăng 13%, còn tăng nữa

TTO - Ngày 8-4, Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết giá lương thực thế giới đã tăng 13% trong tháng 3, đạt mức cao kỷ lục mới do cuộc xung đột tại Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc và dầu ăn.


Trong siêu thị tại thủ đô Berlin, Đức - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, chỉ số giá lương thực của FAO (FFPI) trong tháng 3 là 159,3 điểm, tăng so với con số 141,4 điểm hồi tháng 2. FFPI là chỉ số FAO dùng để theo dõi giá quốc tế theo tháng của một số mặt hàng.

Cụ thể, chỉ số giá ngũ cốc của FAO tăng 17% trong tháng 3, đạt mức cao kỷ lục trong khi chỉ số giá dầu thực vật tăng 23%, cũng là mức tăng chưa từng có.

FAO cho biết giá đường và các sản phẩm từ sữa cũng tăng mạnh trong tháng 3.

Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu lớn các mặt hàng như lúa mì, ngô, lúa mạch và dầu hướng dương qua Biển Đen. Chiến dịch quân sự dài 6 tuần qua của Nga tại Ukraine đã khiến xuất khẩu của Kiev bị đình trệ.

Tháng 3 vừa qua, FAO cho biết giá lương thực và thực phẩm có thể tăng tới 20% do cuộc xung đột tại Ukraine, làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới.

Giá lương thực cao hơn góp phần làm tăng lạm phát trên diện rộng khi các nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19.

FAO cũng cảnh báo giá lương thực cao hơn đang khiến người dân nghèo gặp khó khăn hơn ở các nước phụ thuộc vào nhập khẩu.

Ngoài ra, ngày 8-4, FAO cũng hạ mức dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu trong năm 2022, từ 790 triệu tấn trong tháng 3 xuống còn 784 triệu tấn do lo ngại ít nhất 20% khu vực trồng trọt vụ đông của Ukraine sẽ không thể thu hoạch.

Nguồn bài viết: FAO: Giá lương thực thế giới đã tăng 13%, còn tăng nữa - Tuổi Trẻ Online

Tăng từ 7.900 lên 108.000 đồng sau 4 tháng lên sàn, một công ty báo lãi đột biến 700 tỷ nhờ mua bán cổ phiếu 2 công ty liên quan Tân Hoàng Minh

image

(Tổ Quốc) - Trong báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, kiểm toán viên nhấn mạnh về khoản doanh thu tài chính phát sinh trong năm 2021 của Tổng Bách Hoá (TBH) tăng 791 tỷ đồng cùng với chi phí tài chính giảm 38 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 820 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận kế toán trước thuế công ty tăng 804 tỷ đồng.

CTCP Tổng Bách Hóa (Mã CK: TBH) mới đây vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021. Về kết quả kinh doanh, năm 2021 doanh thu thuần của TBH đạt 4,51 tỷ đồng, giảm 79,5% so với năm 2020. Trừ đi giá vốn hàng bán, TBH lỗ gộp gần 2,4 tỷ đồng, trong khi năm 2020 lãi gộp 12,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty đột nhiên tăng mạnh 791 tỷ đồng cùng với các khoản chi phí giảm đi đáng kể. Trong đó, đặc biệt chi phí lãi vay của TBH giảm tận 27 lần chỉ còn 1,4 tỷ đồng so với mức 39,7 tỷ đồng năm 2020. Nguyên nhân vì trong năm nay, tổng nợ công ty đã giảm mạnh từ 1340 tỷ đồng của năm 2020 về 248 tỷ đồng.

Tăng từ 7.900 lên 108.000 đồng sau 4 tháng lên sàn, một công ty báo lãi đột biến 700 tỷ nhờ mua bán cổ phiếu 2 công ty liên quan Tân Hoàng Minh - Ảnh 1.

Tăng từ 7.900 lên 108.000 đồng sau 4 tháng lên sàn, một công ty báo lãi đột biến 700 tỷ nhờ mua bán cổ phiếu 2 công ty liên quan Tân Hoàng Minh - Ảnh 2.

Kết quả, TBH báo lãi sau thuế lên tới 709 tỉ đồng trong năm 2021 so với năm 2020 lỗ hơn 40 tỷ đồng.

Đặc biệt, tính đến hết năm 2020, công ty đang có số lỗ luỹ kế là 452 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 416 tỷ đồng. Nhờ khoản lãi năm 2021, tại thời điểm 31/12/2021, TBH đã xoá sạch lỗ luỹ kế và vốn chủ sở hữu cũng dương 1.193 tỷ đồng.

Tăng từ 7.900 lên 108.000 đồng sau 4 tháng lên sàn, một công ty báo lãi đột biến 700 tỷ nhờ mua bán cổ phiếu 2 công ty liên quan Tân Hoàng Minh - Ảnh 3.

Doanh thu tài chính của TBH chủ yếu đến từ khoản đầu tư vào hai công ty CTCP Đầu tư Bất Động Sản Ngọc Viễn Đông và CTCP Cung Điện Mùa Đông.

Trong năm 2021, TBH đã mua lại 33,84 triệu cổ phiếu Ngọc Viễn Đông từ bà Phùng Thị Mai và bà Lê Hồng Trang với giá 10.000 đồng/cp, tổng giá trị là 338,4 tỷ đồng. Sau đó TBH bán lại số cổ phiếu trên cho hai cá nhân Trần Thị Hà và Lưu Hoàng Anh với giá 22.000 đồng/cp, thu về 744,5 tỷ đồng.

Tương tự, TBH cũng mua hơn 20,58 triệu cổ phiếu Cung Điện Mùa Đông từ ông Lê Mạnh Dũng, ông Nguyễn Khoa Đức, ông Trần Hồng Sơn với giá 18.165 đồng/cp, tổng giá trị 373,8 tỷ đồng và bán lại với giá cao hơn là 22.489 tỷ đồng/cp, thu về 462,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2021 CTCP Cung Điện Mùa Đông đã chi trả cổ tức với tỷ lệ 125,11%/mệnh giá, đồng nghĩa với cổ đông sở hữu 1 cổ phần phổ thông nhận được 12.511 đồng.Với số lượng cổ phần nắm giữ là hơn 20,58 triệu cổ phần, như vậy TBH thu về 257,46 tỷ đồng tiền cổ tức Cung Điện Mùa Đông.

Tổng lợi ích mà TBH thu về từ việc đầu tư vào Ngọc Viễn Đông và Cung điện Mùa Đông lên tới 752,5 tỉ đồng, so với số vốn bỏ ra là 712,2 tỷ đồng, TBH đã lãi 105,6% trong 3 tháng đầu tư.

Được biết, Cung điện Mùa Đông, Ngọc Viễn Đông và TBH đều là các công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Tính đến cuối năm 2021, TBH có quy mô vốn điều lệ 931,1 tỷ đồng, trong đó CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Thanh sở hữu 96,65% vốn điều lệ.

Dù chỉ được giao dịch mỗi tuần 1 lần, cổ phiếu TBH đã có chuỗi tăng giá phi mã từ 7.900 đồng khi lên sàn vào tháng 8/2021 lên mức đỉnh 108.000 đồng vào tháng 1/2022. Ở mức giá hiện tại là 85.500 đồng, vốn hóa của TBH đạt xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.

Về phía Công ty Phú Thanh, doanh nghiệp này được biết đến là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đóng vai trò là đơn vị triển khai dự án D’. El Dorado II tại Tây Hồ.

Công ty Phú Thanh được thành lập năm 2014 do bà Hoàng Phương Linh (sinh năm 1983) làm Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Vào tháng 4/2021, công ty này đã thông báo tăng vốn từ 210 tỷ lên 1.110 tỷ đồng. Đến đầu tháng 2/2022, công ty này tiếp tục tăng vốn lên 4.110 tỷ đồng.

Ngày 5/4 mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã phát đi thông báo bán khoản nợ của Công ty Phú Thanh tại chi nhánh Bắc Ninh và khoản nợ của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Minh Việt tại chi nhánh Ba Đình.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Phú Thanh bao gồm toàn bộ tài sản hình thành trong tương lai trong Dự án xây dựng nhà ở cao tầng thuộc Dự án “Đầu tư xây dựng khu nhà ở phía đông Hồ Nghĩa Đô” tại địa chỉ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Minh Việt là toàn bộ các quyền tài sản hiện tại, hình thành trong tương lai từ dự án “Đầu tư xây dựng khu nhà ở tại số 486 Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”. Dự án này do TBH làm chủ đầu tư.

Nguồn bài viết: Tăng từ 7.900 lên 108.000 đồng sau 4 tháng lên sàn, một công ty báo lãi đột biến 700 tỷ nhờ mua bán cổ phiếu 2 công ty liên quan Tân Hoàng Minh

“Bơm” một loạt thông tin tích cực, cổ phiếu “họ” Gelex vẫn đồng loạt giảm sàn

image
(Tổ Quốc) - Nhóm cổ phiếu liên quan đến Gelex bị bán mạnh trong bối cảnh một loạt thông tin hỗ trợ tích cực đến từ kết quả kinh doanh ước tính quý 1, kế hoạch kinh doanh năm 2022, các thương vụ M&A, niêm yết công ty con và chính sách cổ tức,…vừa được hé lộ thời gian gần đây.

Thị trường chứng khoán vừa khép lại phiên cuối tuần đầy biến động, VN-Index mất hơn 20 điểm với sắc đỏ bao trùm trên hầu hết các nhóm cổ phiếu. Trong đó, nhóm cổ phiếu có liên quan đến Gelex nằm trong tâm bão khi một loạt cái tên như GEX, VGC, VIX, IDC, MHC nằm sàn trong khi GEE, PXL cũng giảm rất mạnh, lần lượt 6,6% và 11,5%.

“Bơm” một loạt thông tin tích cực, cổ phiếu “họ” Gelex vẫn đồng loạt giảm sàn - Ảnh 1.

Cổ phiếu “họ” Gelex bị bán mạnh

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu liên quan đến Gelex của doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn bị bán tháo trong bối cảnh một loạt thông tin hỗ trợ tích cực đến từ kết quả kinh doanh quý 1, kế hoạch kinh doanh năm 2022, các thương vụ M&A, niêm yết công ty con và chính sách cổ tức,… vừa được hé lộ thời gian gần đây.

Về phía hạt nhân Gelex (GEX), tập đoàn này lên kế hoạch năm 2022 với mục tiêu 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng LNTT hợp nhất, tăng lần lượt 26% và 27% so với thực hiện 2021. Gelex đề xuất không chia cổ tức năm 2021 nhưng đặt mục tiêu chi cổ tức năm 2022 tỷ lệ 15%/năm.

Tập đoàn tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng trưởng các mảng kinh doanh cốt lõi thông qua hoạt động M&A (qua Gelex mẹ và các đơn vị thành viên). Ngoài ra, Gelex cho biết sẽ tiến hành niêm yết hoặc đăng ký giao dịch với cổ phần tại Gelex Hạ tầng và tăng vốn, đăng ký niêm yết với cổ phần Gelex Electric khi cần thiết trên cơ sở Tập đoàn mẹ vẫn nắm tỷ lệ chi phối (Gelex Electric đã giao dịch trên UpCOM vào 8/3/2022).

Viglacera (VGC) – đơn vị mới trở thành công ty con của Gelex năm ngoái cũng đã tiết lộ kết quả kinh doanh đầy khởi sắc trong quý đầu năm. Cụ thể, tại cuộc họp đánh giá kết quả kinh doanh quý 1 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch quý 2, lãnh đạo tổng công ty cho biết lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 885 tỷ đồng, gấp 2,5 cùng kỳ năm trước.

“Tân binh” mới chào sàn UpCOM là Gelex Electric (mã GEE) cũng đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng đột biến 144,5% so với cùng kỳ lên mức 2.000 tỷ đồng. Với kế hoạch này, Gelex Electric dự kiến chi cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu với tổng tỷ lệ 40%. Đồng thời, công ty cũng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 20%.

Tương tự, IDICO (mã IDC) cũng lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 đầy tham vọng với tổng doanh thu mục tiêu 3.347 tỷ đồng, gấp gần gấp 3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 83% đạt 2.333 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, IDICO vẫn giữ nguyên kế hoạch chi trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 40% gồm 30% được chi bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Cadivi (mã CAV) đã vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2022 sáng 8/4 thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu hợp nhất 12.079 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 526 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 24% so với thực hiện năm 2021. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 50%.

Trước đó, Chứng khoán VIX (mã VIX) đã triển khai phương án phát hành 274,6 triệu cổ phiếu, tỉ lệ 1:1 để chào bán cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, dự kiến huy động được khoảng 4.119 tỷ đồng cho mục đích bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nâng cao năng lực đầu tư tự doanh và năng lực cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán.

Nguồn bài viết: “Bơm” một loạt thông tin tích cực, cổ phiếu “họ” Gelex vẫn đồng loạt giảm sàn