Chứng sỹ săn tin!

“Cơn sốt” bất động sản ở nhiều thành phố lớn châu Á bất ngờ hạ nhiệt

Một vài thị trường địa ốc đắt đỏ nhất ở khu vực châu Á đang bắt đầu giảm nhiệt sau đợt tăng chóng mặt vào năm ngoái…

Một khu dân cư ở Sydney, Australia - Ảnh: Bloomberg.

Giá nhà bắt đầu giảm ở Sydney và Hồng Kông. Tại Singapore, giá nhà gần như không tăng trong quý 1 năm nay. Nguyên nhân là những người có ý định mua nhà thận trọng với môi trường lãi suất tăng và các trở ngại kinh tế, nên quyết định chưa vội xuống tiền.

Hãng tin Bloomberg nhận định rằng sự giảm nhiệt này của “cơn sốt” bất động sản ở châu Á không thể đột ngột hơn, sau khi lãi suất thấp và nỗi lo bỏ lỡ cơ hội (FOMO) trong thời gian đại dịch Covid-19 căng thẳng đã châm ngòi cho một đợt leo thang không biết mệt của giá nhà trên toàn cầu, trải rộng từ Toronto đến Aukland. Giá nhà năm 2021 ở Sydney tăng 27%, ở Singapore tăng mạnh nhất hơn 1 thập kỷ, trong khi Hồng Kông giữ vững ngôi vị là thành phố có giá nhà “chát” nhất thế giới.

Nguyên nhân khiến giá nhà dịu đi không hoàn toàn giống nhau tại các thị trường, nhưng có một số điểm chung dẫn tới sự giảm nhiệt này. Mối lo về sự đắt đỏ của nhà ở đã khiến Chính phủ Singapore đưa ra các biện pháp kiểm soát. Rủi ro lạm phát đã và đang buộc nhiều ngân hàng trung ương cân nhắc tăng lãi suất – biện pháp sẽ khiến việc vay mua nhà trở nên đắt đỏ hơn.

Ở Trung Quốc, dịch Covid-19 bùng phát là một lý do khiến thị trường địa ốc nước này giảm tốc. Tại Hồng Kông, công tác chống Covid bị cho là sai lầm đã dẫn tới một làn sóng di cư khỏi vùng lãnh thổ này. Tại Trung Quốc đại lục, những đợt phong toả để chống dịch, đặc biệt ở Thượng Hải, đã dập tắt hy vọng về một sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản sau đợt sụt giảm vì chiến dịch của Bắc Kinh nhằm giảm tình trạng vay nợ quá đà tại các công ty địa ốc.

“Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính phủ trong khu vực đã trở nên cảnh giác hơn bao giờ hết với sự tăng giá tài sản. Trong khi đó, đại dịch khiến vấn đề khoảng cách giàu nghèo gia tăng càng được quan tâm hơn bao giờ hết”, bà Victoria Garrett – trưởng bộ phận bất động sản nhà ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở Knight Frank – phát biểu. “Sự giảm nhiệt của giá nhà sẽ mở ra cơ hội cho người mua nhà, nhưng người mua nhà cũng vì thế mà trở nên kén chọn hơn và nhạy cảm hơn với giá cả”.

Theo dự báo của bà Garrett, trong năm 2022, giá nhà ở châu Á sẽ tăng với tốc độ chậm hơn và bền vững hơn, dao động từ 3-5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,1% ghi nhận trong năm 2021.

Có một điều chắc chắn là nhu cầu nhà ở sẽ duy trì ở mức cao tại một số thị trường, một phần do tình trạng thiếu cung nhà khó có khả năng được khắc phục trong 12 tháng tới. Chưa kể, chu kỳ tăng lãi suất mới ở giai đoạn đầu, nên vẫn còn cơ hội để người mua tranh thủ mức lãi suất còn chưa tăng cao – bà Garrett nhấn mạnh.

Tại nhiều khu vực khác trên thế giới, cơn sốt bất động sản vẫn đang diễn ra. Tại Anh, giá nhà trong tháng 3 vừa qua tăng mạnh nhất kể từ năm 2004. Giá nhà tại 20 thành phố lớn của Mỹ cũng giữ đà tăng trong tháng 3.

Bloomberg đã điểm qua xu hướng giá nhà mới nhất tại một số thành phố chủ chốt của châu Á:

SYDNEY

Giá nhà ở Sydney, thành phố đông dân nhất Australia, đang có những dấu hiệu chững lại ở gần ngưỡng kỷ lục, do kỳ vọng gia tăng rằng Ngân hàng Trung ương nước này (RBA) sẽ sớm nâng lãi suất.

Ở phân khúc cấp cao của thị trường địa ốc Sydney, chênh lệch giữa giá nhà với thu nhập ngày càng lớn do mức tăng của thu nhập không kịp với mức tăng của giá nhà. Từ tháng 3/2020-12/2021, tiền lương của người lao động ở Australia chỉ tăng 3,3%, trong khi giá nhà cao cấp ở Sydney tăng 22,6%. Giá nhà trung bình ở Sydney hiện đang cao gấp hơn 17 lần so với mức lương trung bình hàng năm của hộ gia đình ở Australia. Điều này có nghĩa là một gia đình ở Australia làm việc liên tục và không chi tiêu gì trong suốt 17 năm mới đủ tiền mua một căn nhà trung bình ở Sydney.

Bên cạnh đó, tổng nợ của hộ gia đình ở Australia đang tương đương gần 200% so với thu nhập khả dụng. Mức vay nợ “khủng” này là một nguyên nhân nữa khiến người có ý định mua nhà ở Sydney, thị trường bất động sản lớn nhất ở Australia, thận trọng. Giá này ở Sydney đã giảm 0,2% trong tháng 3, sau khi giảm trong tháng 2, chấp dứt chuỗi tháng tăng liên tục bắt đầu từ tháng 10/2020.

“Việc giá nhà giảm có liên quan nhiều đến vấn đề lãi suất. Sydney vốn đã là một thị trường bât động sản rất đắt đỏ, nên chuyện lãi suất tăng lại càng nhạy cảm hơn”, chuyên gia kinh tế trưởng Nerida Conisbee của công ty bất động sản Ray White phát biểu. Mức độ cạnh tranh giảm xuống tại các cuộc đấu giá nhà ở Sydney “phản ánh tâm lý đã thực sự thay đổi của người mua nhà trong việc có sẵn sàng trả giá cao hơn so với giá khởi điểm hay không” – theo bà Conisbee.

HỒNG KÔNG

Giá nhà ở Hồng Kông đã ở trong xu hướng giảm kể từ tháng 8 năm ngoái và được dự báo sẽ không sớm hồi phục. Thị trường bất động sản ở vùng lãnh thổ này đang đối mặt một loạt thách thức, từ nền kinh tế giảm tốc và lãi suất tăng cho tới làn sóng người bản xứ và lao động ngoại quốc rời bỏ Hồng Kông vì lý do bấp bênh chính trị và không hài lòng với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Năm ngoái, giá nhà ở Hồng Kông tăng không gì cản nổi, đạt mức kỷ lục vào tháng 8. Từ đó đến nay, giá nhà đã giảm 7,3% - theo dữ liệu từ Centaline Property Agency Ltd. Ngân hàng Thuỵ Sỹ UBS dự báo giá nhà tại Hồng Kông sẽ tiếp tục giảm trong năm nay do làn sóng di cư và lãi suất tăng. Ngân hàng Mỹ Goldman Sachs thậm chí còn bi quan hơn, dự báo giá nhà tại vùng lãnh thổ này từ nay đến năm 2025 sẽ giảm 20%.

“Giá nhà sẽ tiếp tục đương đầu với áp lực giảm, ít nhất là trong ngắn hạn”, bà Rosanna Tang, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Hồng Kông thuộc Colliers International, phát biểu. “Ngoài Covid-19, những yếu tố bấp bênh khác đối với thị trường bao gồm vấn đề địa chính trị và rủi ro tăng lãi suất cũng khiến người muốn mua nhà trì hoãn việc ra quyết định”.

SINGAPORE

Sau khi tăng mạnh nhất 1 thập kỷ trong năm 2021, giá nhà ở Singapore bắt đầu dịu đi do các biện pháp kiểm soát và mức thuế bất động sản cao hơn mà Chính phủ nước này triển khai. Tốc độ tăng giá nhà tư nhân mới ở nước này trong quý 1 năm nay giảm còn 0,4%, trong khi doanh số tháng 3 giảm xuống mức thấp nhất 21 tháng.

Nhà chức trách đưa ra các biện pháp giảm sốt bất động sản vào tháng 12 năm ngoái nhằm giải quyết tình trạng khả năng sở hữu nhà ngày càng vượt xa tầm với của các hộ gia đình, trong bối cảnh lãi suất tăng lên khiến cho việc thanh toán các khoản vay thế chấp nhà trở nên khó khăn hơn. Tiếp đó, đến tháng 2, đảo quốc sư tử áp dụng thuế bất động sản cao hơn đánh vào tầng lớp giàu có. Động thái này khiến nhiều người mua nhà ở phân khúc cao cấp trì hoãn việc mua.

Tuy nhiên, giới phân tích nói rằng các biện pháp này có thể chỉ là giải pháp ngắn hạn, xét tới nhu cầu có thực của người dân bản xứ, chẳng hạn nâng cấp lên một căn hộ tư nhân từ căn hộ thuộc dự án nhà ở của chính phủ, hay việc những người trẻ muốn mua nhà riêng.

Lạm phát tăng cũng có thể khuyến khích người Singapore sớm muộn gì cũng mua nhà để giữ được sức mua của số tiền mà họ có – theo Giám đốc nghiên cứu Alan Cheong của Savills Plc. “Lạm phát chính là một động lực thúc đẩy nhu cầu mua nhà”, ông Cheong phát biểu.

THƯỢNG HẢI

Giá nhà ở Thượng Hải, một trong những thị trường bất động sản vững giá nhất ở Trung Quốc, nối lại xu hướng tăng vào tháng 12 năm ngoái sau 3 tháng giảm liên tiếp. Sự tăng giá diễn ra sau khi sau khi nhà chức trách nỗ lực ngăn sự sụt giảm của thị trường mà nguyên nhân là cuộc khủng hoảng thanh khoản tại các công ty địa ốc lớn. Giờ đây, sự phục hồi đó đang bị đe doạ bởi việc Thượng Hải phong toả để chống dịch Covid-19 bùng phát.

“Covid đang bùng mạnh ở Thượng Hải, có thể hạn chế khả năng tăng của thị trường bất động sản ở thành phố này trong quý 2”, Giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Jones Lang LaSalle, ông Roddy Allan, phát biểu.

Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của thị trường bất động sản Thượng Hải vẫn tốt, xét tới số nhà tồn kho còn ít và lãi suất giảm xuống. Nền kinh tế giảm tốc buộc Trung Quốc phải chuyển sang lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng, trái ngược với xu hướng thắt chặt tại các nền kinh tế phát triển khác. Hồi tháng 1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ một lãi suất chủ chốt lần đầu tiên sau khoảng 2 năm. Các ngân hàng lớn của nước này cũng đã giảm lãi suất cho vay thế chấp nhà và rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay.

Doanh số bán nhà ở Thượng Hải có thể ổn định trong năm nay và tăng từ khoảng cuối năm trở đi – theo ông Yang Hongxu, một giám đốc của E-House China Enterprise Holdings Ltd.

Nguồn bài viết: “Cơn sốt” bất động sản ở nhiều thành phố lớn châu Á bất ngờ hạ nhiệt - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Giá lương thực thế giới cao kỷ lục

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, giá lương thực thế giới đã đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua, trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc và dầu ăn.

Theo FAO, chỉ số giá lương thực trong tháng 3 tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức trung bình 159,3 điểm. Cụ thể, chỉ số giá ngũ cốc của FAO tăng 17% trong tháng 3, đạt mức cao kỷ lục, trong khi chỉ số giá dầu thực vật tăng 23%, cũng là mức tăng chưa từng có.

FAO cho biết giá đường và các sản phẩm từ sữa cũng tăng mạnh trong tháng 3.

Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng, giá vẫn có thể tăng cao hơn nữa. Giá lương thực cao hơn sẽ làm tăng lạm phát trên diện rộng trong khi các nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19.

Giá lương thực thế giới cao kỷ lục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Xung đột Nga - Ukraine đã khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong khu vực trọng yếu ở Biển Đen, làm gia tăng áp lực lên dòng chảy thương mại toàn cầu và gây ra sự thiếu hụt các mặt hàng chủ lực như lúa mì và dầu ăn. Điều đó đã khiến giá lương thực lên mức kỷ lục.

Ngoài ra, nông dân trên khắp thế giới tiếp tục phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và tác động của biến đổi khí hậu.

Tháng trước, FAO cảnh báo giá lương thực và thực phẩm có thể tăng 20% do cuộc xung đột tại Ukraine, làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới.

FAO cũng giảm mức dự báo sản lượng lúa mỳ toàn cầu trong năm 2022 từ 790 triệu tấn xuống còn 784 triệu tấn do lo ngại rằng ít nhất 20% khu vực trồng cấy vụ Đông ở Ukraine có thể không có sản phẩm thu hoạch.

Erin Collier, Chuyên gia kinh tế tại FAO, cho biết chi phí tăng cao đang thúc đẩy một số quốc gia ngừng nhập khẩu, tìm kiếm nhà cung cấp mới hoặc giải phóng bớt các kho dự trữ trong nước. Mặc dù đây không phải là giải pháp khắc phục lâu dài.

FAO đã phải nâng triển vọng dự trữ ngũ cốc toàn cầu, thường là một dấu hiệu tốt cho nguồn cung, nhưng hiện tại, động thái này phần lớn là do ngũ cốc bị mắc kẹt ở khu vực Biển Đen. Xuất khẩu của Ukraine sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột. Các lô hàng lúa mì giảm 5 triệu tấn và ngô giảm 12,5 triệu tấn so với ước tính trước đó. Những thách thức về vận chuyển hàng hóa và tài chính cũng đang ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng của Nga.

Nguồn bài viết: Giá lương thực thế giới cao kỷ lục - DNTT online

Vinamilk đặt kế hoạch đến 2026 lợi nhuận trước thuế có thể cán mốc 16.000 tỷ đồng

Mục tiêu 5 năm (2022-2026) trong Báo cáo thường niên mới được Vinamilk công bố được đánh giá là “thận trọng” nhưng khá khả quan trước các diễn biến khó lường hiện nay. Yếu tố tạo bất ngờ và động lực tăng trưởng có thể đến từ các dự án mới như bò thịt, liên doanh hay các trang trại, nhà máy đang xây dựng mới trong những năm tới.

Kết sổ năm 2021 với kỷ lục về doanh thu

Cuối năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu hợp nhất quý 4/2021 đã tăng trưởng xấp xỉ 10%, là mức tăng trưởng theo quý nhanh nhất trong gần 5 năm trở lại đây. Kỷ lục doanh thu này được đóng góp từ cả 3 mảng: Nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài.

Tổng doanh thu trong 5 năm của Vinamilk

Tổng doanh thu trong 5 năm của Vinamilk

Tại thị trường nội địa, kênh hiện đại tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với mức tăng trưởng hai chữ số. Bên cạnh việc các đối tác phân phối đẩy mạnh mở rộng điểm bán thì chuỗi Giấc Mơ Sữa Việt của Vinamilk cũng đã mở mới 120 cửa hàng trong năm 2021 và nâng tổng số cửa hàng tại thời điểm cuối năm lên gần con số 600. Kênh trực tuyến đã ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, một phần do xu hướng này gia tăng khi đại dịch diễn ra và cũng xuất phát từ nền tảng đã được Vinamilk đầu tư nhiều năm qua.

Hệ thống cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt của Vinamilk đã cán mốc 600 cửa hàng trong năm 2021

Mặt khác, Vinamilk hiện vẫn đang là doanh nghiệp sữa “nội” năng động nhất trong mảng xuất khẩu. Với 2 thị trường xuất khẩu mới được khai thác trong năm, tổng số thị trường xuất khẩu lũy kế của doanh nghiệp này đã tăng lên 57.

Trong năm 2021, doanh thu thuần xuất khẩu trực tiếp đã đạt 6.128 tỷ đồng. Tuy đóng góp trong tổng doanh thu còn ít nhưng tốc độ tăng trưởng rất đáng ghi nhận khi đạt 10,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Vinamilk đã bắt đầu xuất khẩu sản phẩm cho liên doanh tại Philippines từ cuối quý 3/2021 với những đánh giá khá tích cực từ người tiêu dùng.

Vinamilk chủ động tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường quốc tế ngay sau khi các chuyến bay thương mại được hoạt động trở lại vào đầu năm 2022

Yếu tố được cho là giúp Vinamilk duy trì được hoạt động và tăng trưởng về doanh thu trong năm dịch bệnh diễn ra nặng nề là hệ thống trang trại và nhà máy “khủng” ở cả trong và ngoài nước. Điều này tạo ra thế mạnh lớn cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và góp phần lớn để duy trì và gia tăng thị phần khi kết hợp cùng hệ thống bán lẻ lớn, bao phủ tất cả các kênh.

Kỳ vọng tăng trưởng và phục hồi trong giai đoạn 2022-2026

Theo Báo cáo thường niên vừa mới được công bố, giai đoạn 2022 – 2026, Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần thêm 0,5% lên 56% và doanh thu lên 5% đạt 64.070 tỷ đồng, cao hơn so với mức tăng 2,2% của năm 2021 mặc dù bức tranh kinh doanh còn đang phải đối mặt nhiều khó khăn, đáng kể đến là việc sức mua của người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng lớn do tình hình lạm phát liên quan đến các cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu chưa thể sớm hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2022. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) cả năm thu về dự kiến đạt mức 12.000 tỷ đồng.

Xa hơn, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2026. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận. Mục tiêu này xây dựng trên kỳ vọng ngành hàng tiêu dùng phục hồi nhanh từ sau năm 2022, khi mà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2022-2026 có thể tăng tốc lên mức 7,7% và 7,5%/năm.

Vinamilk đặt kế hoạch đến 2026 lợi nhuận trước thuế có thể cán mốc 16.000 tỷ đồng - Ảnh 4.

Động lực tăng trưởng đến từ các dự án tiềm năng

Năm 2022 cũng được dự báo sẽ là năm mà nhiều dự án của Vinamilk sẽ được khởi động mạnh mẽ. Về bò sữa, dự án trang trại tại Lào dự kiến đi vào hoạt động sẽ tiếp tục giúp Vinamilk duy trì thế mạnh là công ty có vùng nguyên liệu sữa lớn (hiện Vinamilk đang quản lý đàn bò sữa gần 160.000 con). Kết hợp với dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng và tổng công suất thiết kế ước tính khoảng 400 triệu lít/năm được xây dựng, năng lực sản xuất sữa của doanh nghiệp này trong ít nhất 5 năm tới là khó có thể bắt kịp.

Ngoài ngành sữa, Dự án về bò thịt tại Việt Nam với tổng mức đầu tư 500 triệu đô la Mỹ, với giai đoạn 1 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất là khoảng 30.000 bò thịt/năm. Theo đánh giá của Bộ phận phân tích Vietcombank Securities, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy Vinamilk tăng trưởng từ hai con số từ 2023-2024 trở đi. Doanh thu từ thịt bò trong năm đầu tiên của Vinamilk dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ đồng khi đi vào hoạt động.

Sản xuất thịt bò được xem là mảng tiềm năng nhất để thúc đẩy Vinamilk đạt mục tiêu tăng trưởng trong 5 năm tới.

Liên doanh Vibev giữa Vinamilk và Kido đã cho ra mắt sản phẩm đầu tiên “Oh Fresh” bao gồm sữa đậu xanh tươi và sữa bắp tươi, tìm kiếm những cơ hội tăng trưởng từ những ngành hàng mới là thức uống tươi với các thế mạnh sẵn có. Liên doanh tại Philippines cũng nhận được các đánh giá khả quan, khi khai thác tốt tiềm năng từ thị trường lớn nhất nhì khu vực này.

Tháng 4/2022, Vinamilk sẽ công bố tài liệu đại hội cổ đông trên website công ty, trong đó có kế hoạch kinh doanh chính thức trình đại hội phê duyệt. Dự kiến đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 26/4/2022 theo hình thức trực tuyến.

Nguồn bài viết: Vinamilk đặt kế hoạch đến 2026 lợi nhuận trước thuế có thể cán mốc 16.000 tỷ đồng - DNTT online

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung “xả” VHM, HPG

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, tâm điểm bán ròng của khối ngoại trong tuần ghi nhận tại cổ phiếu họ Vin là VHM, ngoài ra các mã khác dòng bất động sản như VIC, NLG, KDH,… cũng bị bán ròng mạnh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần giao dịch 4-8/4 không mấy khả quan. Chỉ số VN-Index một lần nữa đánh mất ngưỡng 1.500 điểm, diễn biến từng phiên khá giằng co. Theo đó, thị trường phải đối mặt áp lực điều chỉnh khá lớn khi thị trường chứng khoán thế giới diễn biến tăng giảm trái chiều trước quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu do ảnh hưởng của căng thẳng Nga - Ukraine.

Xét theo mức độ đóng góp, BID, VNM, DIG và SHB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index trong khi các bluechips như NVL, HPG, MSN và GVR dưới áp lực điều chỉnh đã quay đầu giảm điểm, từ đó kìm hãm đà tăng của thị trường.

Đóng cửa tuần, VN-Index giảm 34,44 điểm (2,27%) về mức 1.482, còn HNX-Index giảm 4,86% về mức 432,02; UPCoM-Index giảm 2,8% xuống mức 113,84 điểm. Thanh khoản thị trường trong tuần trên cả ba sàn ở mức trung bình, bình quân đạt 30.837 tỷ đồng/phiên.

Diễn biến giao dịch khối ngoại tuần qua ghi nhận áp lực bán ròng khá mạnh với giá trị bán ròng cả tuần đạt mức 997 tỷ đồng trong tuần. Cụ thể. nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại đã bán ròng tới 1.037 tỷ đồng. Trong khi đó, họ mua ròng 40 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận qua đó thu hẹp đà bán ròng chung.

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM, HPG - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, tâm điểm bán ròng của dòng tiền ngoại trong tuần ghi nhận tại cổ phiếu họ Vin là VHM, ngoài ra các mã khác dòng bất động sản như VIC, NLG, KDH,… cũng bị bán ròng mạnh. Các mã như HPG, E1VFVN30, PVD, STB cũng đứng vị trí cao trong danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần với giá trị trăm tỷ đồng.

Trong khi đó, lực mua của khối ngoại dẫn đầu tại ba cổ phiếu NVL, FUEVFVND và MSN với giá trị trên 120 tỷ đồng. Họ cũng mua ròng VNM và DXG với giá trị đều vượt trên 100 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại còn chảy vào các cổ phiếu như DXG, SSI, TPB, SAB…

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM, HPG - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, khối ngoại duy nhất ghi nhận mua ròng trong phiên thứ 4 (6/4), còn lại liên tục bán ròng, thậm chí bán ròng vượt 1.300 tỷ trong ngày thứ 5 (7/4), tổng giá trị bán ròng cả tuần đạt 999 tỷ đồng. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại mua bán ròng 1.041 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, bên cạnh đó lại mua ròng 42 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận.

Bluechips ngành bất động sản VHM là tâm điểm bán ròng tuần qua với giá trị ghi nhận 292 tỷ đồng. Trong tuần, diễn biến cổ phiếu VHM cũng không mấy khả quan, gần như đi ngang so với tuần trước. Ngoài ra, khối ngoại cũng tiếp tục bán ròng mạnh HPG với giá trị 223 tỷ đồng. Các mã tại sàn HoSE bị bán ròng mạnh trong tuần qua còn có thể kể đến là E1VFVN30 (141 tỷ đồng), VIC (124 tỷ đồng ), PVD (110 tỷ đồng), STB (109 tỷ đồng)…

Tại chiều mua, tâm điểm dòng vốn ngoại trong tuần tìm đến là các cổ phiếu NVL và chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị mua ròng lần lượt đạt 136 tỷ đồng và 126 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng các cổ phiếu là MSN, VNM, DXF với giá trị tại mỗi mã khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM, HPG - Ảnh 3.

thị trường, tập trung “xả” VHM, HPG

10-04-2022 - 07:33 AM | Thị trường chứng khoán

BÁO NÓI - 5:14

![Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung “xả” VHM, HPG](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/4/10/photo1649550668113-1649550668313630686844.jpg “Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung “xả” VHM, HPG”)

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, tâm điểm bán ròng của khối ngoại trong tuần ghi nhận tại cổ phiếu họ Vin là VHM, ngoài ra các mã khác dòng bất động sản như VIC, NLG, KDH,… cũng bị bán ròng mạnh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có một tuần giao dịch 4-8/4 không mấy khả quan. Chỉ số VN-Index một lần nữa đánh mất ngưỡng 1.500 điểm, diễn biến từng phiên khá giằng co. Theo đó, thị trường phải đối mặt áp lực điều chỉnh khá lớn khi thị trường chứng khoán thế giới diễn biến tăng giảm trái chiều trước quan ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu do ảnh hưởng của căng thẳng Nga - Ukraine.

Xét theo mức độ đóng góp, BID, VNM, DIG và SHB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index trong khi các bluechips như NVL, HPG, MSN và GVR dưới áp lực điều chỉnh đã quay đầu giảm điểm, từ đó kìm hãm đà tăng của thị trường.

Đóng cửa tuần, VN-Index giảm 34,44 điểm (2,27%) về mức 1.482, còn HNX-Index giảm 4,86% về mức 432,02; UPCoM-Index giảm 2,8% xuống mức 113,84 điểm. Thanh khoản thị trường trong tuần trên cả ba sàn ở mức trung bình, bình quân đạt 30.837 tỷ đồng/phiên.

Diễn biến giao dịch khối ngoại tuần qua ghi nhận áp lực bán ròng khá mạnh với giá trị bán ròng cả tuần đạt mức 997 tỷ đồng trong tuần. Cụ thể. nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại đã bán ròng tới 1.037 tỷ đồng. Trong khi đó, họ mua ròng 40 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận qua đó thu hẹp đà bán ròng chung.

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM, HPG - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, tâm điểm bán ròng của dòng tiền ngoại trong tuần ghi nhận tại cổ phiếu họ Vin là VHM, ngoài ra các mã khác dòng bất động sản như VIC, NLG, KDH,… cũng bị bán ròng mạnh. Các mã như HPG, E1VFVN30, PVD, STB cũng đứng vị trí cao trong danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần với giá trị trăm tỷ đồng.

Trong khi đó, lực mua của khối ngoại dẫn đầu tại ba cổ phiếu NVL, FUEVFVND và MSN với giá trị trên 120 tỷ đồng. Họ cũng mua ròng VNM và DXG với giá trị đều vượt trên 100 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại còn chảy vào các cổ phiếu như DXG, SSI, TPB, SAB…

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM, HPG - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, khối ngoại duy nhất ghi nhận mua ròng trong phiên thứ 4 (6/4), còn lại liên tục bán ròng, thậm chí bán ròng vượt 1.300 tỷ trong ngày thứ 5 (7/4), tổng giá trị bán ròng cả tuần đạt 999 tỷ đồng. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại mua bán ròng 1.041 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, bên cạnh đó lại mua ròng 42 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận.

Bluechips ngành bất động sản VHM là tâm điểm bán ròng tuần qua với giá trị ghi nhận 292 tỷ đồng. Trong tuần, diễn biến cổ phiếu VHM cũng không mấy khả quan, gần như đi ngang so với tuần trước. Ngoài ra, khối ngoại cũng tiếp tục bán ròng mạnh HPG với giá trị 223 tỷ đồng. Các mã tại sàn HoSE bị bán ròng mạnh trong tuần qua còn có thể kể đến là E1VFVN30 (141 tỷ đồng), VIC (124 tỷ đồng ), PVD (110 tỷ đồng), STB (109 tỷ đồng)…

Tại chiều mua, tâm điểm dòng vốn ngoại trong tuần tìm đến là các cổ phiếu NVL và chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị mua ròng lần lượt đạt 136 tỷ đồng và 126 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng các cổ phiếu là MSN, VNM, DXF với giá trị tại mỗi mã khoảng hơn 100 tỷ đồng.

[![Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM,

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng theo xu hướng bán ròng với giá trị ghi nhận 58 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 50 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh và tiếp tục bán ròng 8 tỷ đồng qua thỏa thuận.

Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận cổ phiếu NVB và PVS bị bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 24 tỷ đồng và 12 tỷ đồng. Theo sau là VCS và BVS với giá trị bán ròng mỗi cổ phiếu khoảng 8-9 tỷ đồng trong khi TNG, CAN, THD… cũng bị bán ròng trong tuần qua.

Ngược lại, khối ngoại tuần qua mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại cổ phiếu IDC với 12 tỷ đồng; ngoài ra, mã PVI cũng được khối ngoại mua ròng 3 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có SHS, BAX, TA9, PTS, VHL…

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM, HPG - Ảnh 4.

Duy nhất trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 60 tỷ đồng, trong đó giao dịch tại kênh khớp lệnh ghi nhận họ mua ròng 54 tỷ đồng, đổng thời mua ròng thêm 6 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận.

Cổ phiếu QNS tuần này được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với khoảng 49 tỷ đồng, chủ yếu đều qua khớp lệnh. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến LTG và VTP với giá trị mua ròng ghi nhận lần lượt là 19 tỷ đồng và 8 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có NTC, VEA, ACV, WSB, HPP…

Tại phía bán ra, cổ phiếu ABI tuần này dẫn đầu danh sách bán ròng khi bị khối ngoại bán ròng 11 tỷ đồng trên khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có MCH, CSI, QTP, UDJ, VGI…

Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung xả VHM, HPG - Ảnh 5.

Nguồn bài viết: Tuần 4-8/4: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung "xả" VHM, HPG

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn

TTO - Sắp đến hạn báo cáo kết quả thanh tra kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch; Đếm ngược 31 ngày trước SEA Games 31; Giá xăng dầu sẽ giảm mạnh?; Đầu tuần mới, đất liền có mưa dông, ngoài biển sóng to gió lớn… là những tin sáng nay.

TTO - Sắp đến hạn báo cáo kết quả thanh tra kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch; Đếm ngược 31 ngày trước SEA Games 31; Giá xăng dầu sẽ giảm mạnh?; Đầu tuần mới, đất liền có mưa dông, ngoài biển sóng to gió lớn… là những tin sáng nay.

Hà Nội xét nghiệm sàng lọc ngoài cộng đồng cho người dân - Ảnh: NAM TRẦN

Sắp đến hạn báo cáo kết quả thanh tra kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch

Thanh tra Chính phủ đồng ý lùi thời hạn báo cáo kết quả thanh tra chuyên đề về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng chống dịch COVID-19 tới ngày 15-4-2022.

Từ tháng 1-2022, Thanh tra Chính phủ thành lập 3 đoàn thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế, TP Hà Nội và TP.HCM.

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Ảnh 2.

Đếm ngược 31 ngày trước khi SEA Games 31

8h sáng nay 11-4, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ phát động “Hà Nội đếm ngược 31 ngày hướng tới SEA Games 31”. Chương trình được diễn ra tại vườn hoa Lý Thái Tổ, bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lễ phát động sẽ diễn ra với nhiều hoạt động như tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; phát động giải chạy báo Hà Nội Mới lần thứ 47 - Vì hòa bình…

Dự kiến, sẽ có 3.000 người là vận động viên và các tầng lớp nhân dân tham gia chạy hưởng ứng. Tại sự kiện, nghi thức đếm ngược 31 ngày trước khi SEA Games 31 khởi tranh sẽ được thực hiện.

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Ảnh 3.

Công nhân chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty cổ phẩn Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) - Ảnh: Q.ĐỊNH

Bất chấp khó khăn, thủy sản ‘đầy ắp’ đơn hàng đến cuối năm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước đạt 900 triệu USD, đưa lũy kế 3 tháng đầu năm ước đạt 2,4 tỉ USD (tăng 38,7%).

Đây là mức tăng kỷ lục tính theo 1 tháng và quý của xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ trước đến nay.

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Ảnh 4.

Người dân đổ xăng tại một cây xăng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM sau 15h ngày 21-3 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Giá xăng dầu sẽ giảm mạnh?

Giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào ngày 11-4, nhưng do rơi vào ngày nghỉ bù lễ giỗ Tổ, theo các thương nhân đầu mối, điều chỉnh giá kỳ này có thể được lùi một ngày, tức 12-4.

Dự đoán trong kỳ điều chỉnh mới, mức giảm với mặt hàng xăng có thể từ 700 - 800 đồng/lít.

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Ảnh 5.

Du khách đông đúc ở Thảo Cầm Viên ngày 10-4 - Ảnh: DUYÊN PHAN

  • Kể từ khi đưa vào hoạt động chính thức từ ngày 7-4 đến nay, đ ền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ mỗi ngày đón hàng chục ngàn lượt khách của Cần Thơ và các tỉnh thành Nam Bộ đến tham quan, dâng hoa, dâng hương nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022.

- Lễ hội nghinh Ông Đông Hải thu hút đông đảo du khách tham quan, chiêm bái. Từ ngày 8 đến 10-4 (tức mùng 8 đến 10-3 âm lịch), tại lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra Lễ hội nghinh Ông Đông Hải lần thứ XIX - năm 2022.

- Lễ hội Then Kin Pang tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu diễn ra trong 3 ngày từ 8 đến 10-4 (tức ngày 8 đến 10-3 âm lịch) với nhiều hoạt động mang bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái trắng từ xa xưa để lại đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến để tham quan, trải nghiệm.

  • Lễ hội văn hóa truyền thống huyện Thoại Sơn lần thứ 21 năm 2022 được huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm nhằm tri ân công đức của danh thần Thoại Ngọc Hầu và các bậc tiền nhân đã có công khai mở vùng đất Thoại Sơn của tỉnh An Giang.

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Ảnh 6.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Đầu tuần mới, đất liền có mưa dông, ngoài biển sóng to gió lớn

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 11-4, khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thời tiết chủ đạo đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.

Riêng khu vực Tây Bắc chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Đà Nẵng trở vào Nam Bộ, bao gồm các tỉnh Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của rãnh thấp xích đạo (tồn tại nhiễu động gây mưa và là nơi hình thành các cơn áp thấp nhiệt đới, bão) nên khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7, sóng biển cao từ 1,5-2,5m.

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Ảnh 7.

Bản đồ thời tiết cả nước ngày 11-4 - Ảnh chụp từ website Tổng cục Khí tượng thủy văn

Về tình trạng môi trường cả nước, khu vực tỉnh Điện Biên, Gia Lai, TP.HCM, Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái, Tây Ninh được ứng dụng Pamair cảnh báo có chỉ số AQI (Air Quality Index - một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hằng ngày) ở mức ô nhiễm.

Trong ngày đầu tuần, chỉ số tia cực tím trên cả nước đều ở mức cao. Các tỉnh thành phố từ Bắc vào Nam như TP Hạ Long, Hải Phòng, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, TP Hội An, TP Nha Trang, TP.HCM, TP Cần Thơ, Cà Mau đều ở mức 9-11, mức độ nguy hiểm.

Theo dự báo, tia UV trong ngày sẽ ở mức cao, người dân cần chú ý che chắn kỹ khi đi đường, đặc biệt là người đi xe máy, cũng như cần chọn lộ trình và thời gian di chuyển thích hợp.

Đặt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vắc xin, hoàn thành tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4; đẩy nhanh tiến độ cung ứng vắc xin, hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng rủi ro cao, vì hiệu quả miễn dịch của vắc xin suy giảm theo thời gian.

Cả nước đã tiêm được hơn 207 triệu liều vắc xin. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 190 triệu liều, tỉ lệ bao phủ mũi 1 và 2 cho nhóm tuổi này lần lượt là 100% và 99,8%. Số liều tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi là hơn 17 triệu liều, tỉ lệ bao phủ mũi 1, 2 cho nhóm tuổi này lần lượt là 99,8% và 95,1%.

Đến hết quý 1-2022, ước 60% người từ 18 tuổi trở lên đủ thời gian để tiêm mũi 3 (40,4 triệu người). Đến hết 31-3-2022, tỉ lệ bao phủ mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên là 49% (đạt khoảng 83% số người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm mũi 3).

Đến nay đã có 53 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Ảnh 9.

Bệnh viện điều trị COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Tình hình dịch bệnh ở Hà Nội

Ngày 10-4 ghi nhận 2.181 ca COVID-19 mới, xấp xỉ số mắc ngày hôm qua. Thanh Trì, Long Biên là hai địa phương có số ca mắc cao nhất. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Thanh Trì (186); Long Biên (167); Hoàng Mai (149); Sóc Sơn (137); Hà Đông (104).

Từ 29-4-2021 đến nay, Hà Nội có 1.522.800 ca COVID-19 với 1.331 ca tử vong (chiếm tỉ lệ 0,08% tổng ca mắc). Tới hết ngày 9-4, toàn thành phố còn gần 149.700 ca COVID-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 900 ca so với ngày trước đó. Trong đó, số ca phải điều trị ở bệnh viện chỉ còn 654 người, giảm 20 ca; số còn lại hơn 149.000 ca theo dõi cách ly tại nhà.

Hà Nội đã tiêm được gần 4,2 triệu liều vắc xin COVID-19 nhắc lại (đạt 88%), ngoài ra có thêm 139.200 mũi nhắc lại được tiêm bởi các bệnh viện trên địa bàn thành phố. 91% người dân từ 18 tuổi trở lên ở thủ đô đã được tiêm vắc xin COVID-19 mũi nhắc lại; gần 100% người dân cần tiêm mũi bổ sung cũng đã được tiêm.

Nguồn bài viết: Tin sáng 11-4: Giá xăng từ mai sẽ giảm mạnh; tuần này mưa dông, biển sóng to gió lớn - Tuổi Trẻ Online

Mỹ thu hồi quy chế tối huệ quốc của Nga, gây tác động ra sao?

TTO - Với việc Quốc hội Mỹ tán thành đình chỉ quan hệ thương mại bình thường với Nga, Tổng thống Joe Biden giờ đây có thể siết chặt hơn các biện pháp bao vây kinh tế với Matxcơva.

Ngày 9-4, lưỡng viện Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua việc thu hồi quy chế tối huệ quốc của Nga và cấm nhập khẩu dầu của Matxcơva, trong đó Hạ viện gần như đồng thuận hoàn toàn, còn Thượng viện bỏ phiếu với tỉ lệ ủng hộ tuyệt đối 100%.

Trước đó, trong tháng 3-2022, ông Biden đã cùng các đồng minh của Washington tuyên bố tước quy chế tối huệ quốc của Nga, đồng thời thông báo cấm nhập khẩu dầu, khí đốt hóa lỏng, than, rượu vodka, kim cương và hải sản từ Nga. Mỹ cũng sẽ cấm xuất khẩu sang Nga nhiều mặt hàng xa xỉ.

Việc thu hồi quy chế tối huệ quốc là một trong những biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất để Mỹ phản ứng trước “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine. Ông Biden giờ đây có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới với Nga như nâng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước này, như nhôm và thép.

Theo quy chế tối huệ quốc, trong cách gọi của Mỹ là Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (NTR), các nước là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cam kết sẽ dành những ưu đãi thương mại tương tự nhau với các thành viên khác cùng thuộc tổ chức này.

Ví dụ, nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu 13% đối với găng tay da thì các nước xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ như Pháp, Trung Quốc, Brazil, Nga sẽ chịu mức thuế chung như trên.

Trong những năm qua, Mỹ đã thu hồi quy chế này đối với hơn 20 quốc gia, chủ yếu vì các lý do chính trị, và đã khôi phục cho phần lớn các nước, trừ Cuba và Triều Tiên.

Mỹ thu hồi quy chế tối huệ quốc của Nga, gây tác động ra sao? - Ảnh 2.

Kim cương bên trong một trung tâm phân loại kim cương ở Matxcơva, Nga - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AP, biện pháp này sẽ không tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ tức thời đối với kinh tế Nga, nhưng nó sẽ gây sức ép lớn lên Matxcơva khi kết hợp với các biện pháp khác của Mỹ và các đồng minh.

Nói cách khác, động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng. Tháng trước, khi Washington áp lệnh cấm đối với các mặt hàng dầu, khí đốt và than của Matxcơva, lượng nhập khẩu các mặt hàng này đã giảm đến 60%. Mỹ cũng không phải là nước nhập khẩu nhiều năng lượng từ Nga.

Mỹ nhập khẩu chưa tới 30 tỉ USD các loại hàng hóa từ Nga trong năm 2021, trong đó gồm 17,5 tỉ USD dầu thô, theo báo New York Times.

Tổng nhập khẩu rượu, hải sản và kim cương từ Nga sang Mỹ cũng chưa đến 1 tỉ USD. Cụ thể, chỉ 1% rượu vodka và 2% hải sản nhập khẩu vào Mỹ là từ Nga.

Theo ông Ed Gresser, giám đốc phụ trách các thị trường toàn cầu và thương mại của Viện Chính sách tiến bộ, nhiều khả năng thuế của Mỹ đối với các mặt hàng tài nguyên tự nhiên từ Nga, như dầu và các kim loại palladium, rhodium, uranium… sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên thuế sẽ tăng đáng kể đối với các mặt hàng khác như nhôm, gỗ ván ép, thép bán thành phẩm…

Nguồn bài viết: Mỹ thu hồi quy chế tối huệ quốc của Nga, gây tác động ra sao? - Tuổi Trẻ Online

Nay f247 có chức năng mới rồi =))) chuẩn bị dẹp tiệm pic này các bác ạ

Trích lập quỹ bình ổn ‘kỷ lục’, giá xăng dầu giảm chưa tới 1.000 đồng/lít

TTO - Tăng trích lập quỹ bình ổn cao nhất lên tới 650 đồng/lít khiến cho đà giảm của giá xăng dầu trong nước ngày 12-4 thấp hơn so với kỳ vọng.

Nhân viên một cây xăng tại quận Bình Thạnh, TP.HCM điều chỉnh giá xăng dầu lúc 15h chiều ngày 12-4 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Liên bộ Công thương - Tài chính vừa phát thông tin về việc điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, với đà giảm của giá thế giới cùng việc áp dụng giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ ngày 1-4, nên giá xăng dầu tiếp tục ghi nhận mức giảm trong kỳ điều hành lần này.

Cụ thể, giá xăng E5RON92 giảm 830 đồng/lít, từ mức 27.309 đồng/lít giảm xuống còn 26.479 đồng/lít.

Xăng RON95-III giảm 840 đồng/lít, từ mức 28.153 đồng/lít xuống còn 27.313 đồng/lít.

Mặt hàng dầu ghi nhận mức tăng ở kỳ điều hành ngày 1-4 đã quay đầu giảm do tác động từ việc giảm giá của giá dầu thế giới.

Cụ thể, dầu diesel giảm 700 đồng/lít, từ mức 25.080 đồng/lít giảm xuống còn 24.380 đồng/lít; dầu hỏa giảm 740 đồng/lít, từ mức 23.764 đồng/lít giảm còn 23.024 đồng/lít. Dầu mazut giữ nguyên mức 20.929 đồng/ký.

Với dư địa giá xăng dầu giảm, cơ quan quản lý đã thực hiện tăng trích lập Quỹ bình ổn giá ở mức “kỷ lục”.

Cụ thể, đối với các mặt hàng E5RON92 trích lập lên mức 650 đồng/lít và xăng RON95 trích lập lên mức 550 đồng/ít, dầu diesel trích lập lên mức 500 đồng/lít, dầu hỏa từ việc không trích lập đã tăng trích lập 350 đồng/lít.

Đồng thời, nhà điều hành cũng dừng chi Quỹ bình ổn giá đối với tất cả mặt hàng, ngoại trừ dầu mazut là 481 đồng/ký.

Như vậy, sau 6 lần tăng liên tục và 2 phiên giảm, giá xăng dầu tiếp tục ghi nhận mức giảm khi trước đó giá xăng dầu đã có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7-2014.

Nguồn: Trích lập quỹ bình ổn 'kỷ lục', giá xăng dầu giảm chưa tới 1.000 đồng/lít - Tuổi Trẻ Online

Bán tháo, hơn trăm mã giảm sàn

Tốc độ thua lỗ đang gia tăng rất nhanh khi số lượng cổ phiếu giảm giá hôm nay rất nhiều, biên độ lại lớn. Đến cuối phiên chiều nay đã có tín hiệu bán tháo, khi số giảm sàn tăng vùn vụt. VN-Index bốc hơi tiếp gần 27 điểm nữa…

VN-Index phục hồi thất bại, chấp nhận đóng cửa thấp nhất phiên.

Tốc độ thua lỗ đang gia tăng rất nhanh khi số lượng cổ phiếu giảm giá hôm nay rất nhiều, biên độ lại lớn. Đến cuối phiên chiều nay đã có tín hiệu bán tháo, khi số giảm sàn tăng vùn vụt. VN-Index bốc hơi tiếp gần 27 điểm nữa.

Chỉ trong 3 phiên chỉ số giảm tới gần 68 điểm là chuỗi phiên giảm sốc nhất kể từ đầu tháng 12 năm ngoái. Trong 3 phiên vừa qua, VN-Index giảm 4,44%, chỉ thua kém 3 phiên đầu tiên của tháng 12/2021 với mức giảm 4,82%.

Điều gây mệt mỏi là thị trường không thực sự có sức ép nào nhìn thấy rõ mà thay vào đó là nỗi sợ hãi mơ hồ. Với hơn 400 cổ phiếu giảm giá, VN-Index xác nhận một phiên giảm toàn diện.

Thị trường chiều nay yếu hơn phiên sáng, chỉ số thấp hơn khoảng 7,2 điểm (cuối phiên sáng chỉ số mới giảm 19,53 điểm). Tuy nhiên mặt bằng giá cổ phiếu thì yếu hơn rất nhiều: Số giảm sàn từ 14 tăng lên 64 mã; 110 mã giảm trên 3%; 40 mã giảm trên 2%; 55 mã giảm trên 1%. Sàn HNX cũng ghi nhận 32 mã giảm sàn, tính thêm 3 mã ở UpCOM thì thị trường phiên này có trên trăm mã đóng cửa kịch sàn.

Đây vẫn chưa phải là phiên giao dịch tệ nhất, hôm 24/1/2022, VN-Index bốc hơi 33,18 điểm và hai sàn niêm yết ghi nhận 153 mã giảm hết biên độ. Hôm 17/1/2022 chỉ số giảm 43,18 điểm, hai sàn có tới 174 mã giảm hết biên độ. Dù so sánh đơn lẻ một phiên thì hôm nay chưa quá sốc, nhưng tính về chuỗi 3 phiên thì đây là nhịp giảm rất sốc vì nhà đầu tư đã phải chịu đựng liên tục nhiều ngày và biên độ giảm giá là rất mạnh.

VN30-Index vẫn là chỉ số giảm “nhẹ” nhất chỉ mất 1,12%, trong khi VN-Index giảm 1,8%, Midcap giảm 2,6%, Smallcap giảm 3,02%, HNX-Index giảm 2,55%, HNX30 giảm 2,95%… Rổ blue-chips này cũng có 7 mã giảm trên 3%, 5 mã giảm trên 2% và 7 mã giảm trên 1%. BVH giảm 5,51%, TPB giảm 5,35% và GVR giảm 5,31% là 3 cổ phiếu rơi sâu nhất. Khá may là trong số các mã giảm 2-3% chỉ có một vài trụ là BID, CTG, VHM, HPG.

Cổ phiếu giảm giá là liệt hôm nay, từ blue-chips tới penny.

Cả sàn HoSE phiên này có 67 mã đi ngược dòng, trong đó 6 mã kịch trần. Tuy nhiên chỉ có CMX, IDI là tăng trần với thanh khoản chấp nhận được. Một số mã khác thanh khoản lớn và giá vẫn mạnh là ASM giao dịch 157,1 tỷ đồng, giá tăng 3,67%; DPM giao dịch 319,5 tỷ, giá tăng 2,19%; MWG giao dịch 394,8 tỷ, giá tăng 1,8%; VIX giao dịch 113,7 tỷ, giá tăng 1,23%; FPT giao dịch 342,5 tỷ, giá tăng 1,2%.

Tuy nhiên số cổ phiếu đi ngược dòng chỉ là phần rất nhỏ của thị trường. Đại đa số cổ phiếu mất giá nghiêm trọng trong phiên và giảm thêm thảm trong 3 phiên vừa qua. Đây là áp lực rất lớn lên nhà đầu tư cầm cổ phiếu vì mức thua lỗ đã đến ngưỡng có thể phải xử lý.

Chiều nay thị trường cũng đã xuất hiện những nỗ lực phục hồi nhưng không thành công. Nửa đầu phiên chiều VN-Index hồi trở lại, mức giảm chỉ còn khoảng 6 điểm so với tham chiếu. Tuy nhiên đợt hồi này nhanh chóng bị nhấn chìm vì lực bán lại tăng lên, nhất là do không có cổ phiếu nâng đỡ chỉ số. VHM, GVR, BID, HPG, CTG là những blue-chips thất bại. Chỉ số đóng cửa tại ngưỡng thấp nhất phiên và rơi sát về đáy ngắn hạn.

Thanh khoản phiên chiều cũng chưa cho thấy có cầu bắt đáy rõ rệt. HoSE chỉ khớp thêm 8.887 tỷ đồng, bằng khoảng 79% so với phiên sáng. Tính chung hai sàn niêm yết, thanh khoản phiên chiều chưa tới 10 ngàn tỷ đồng, cũng giảm 28% so với phiên sáng.

Khối ngoại chiều nay lại giảm bán mà tăng mua. Mức ròng cuối phiên sáng tại HoSE ghi nhận -350,5 tỷ đồng, nhưng cuối phiên còn -273,5 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ E1VFMVN30, FUESVFL, FUEVFVND được mua ròng bất ngờ, tương ứng 59,3 tỷ, 52,7 tỷ và 38,2 tỷ đồng. NVL cũng được mua ròng tốt với 58,7 tỷ, VIC hơn 33 tỷ đồng.

Nguồn: Bán tháo, hơn trăm mã giảm sàn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bàn về quan điểm “Những người lướt sóng cổ phiếu là ký sinh trùng chứ không phải cổ đông” của Chủ tịch Haxaco

“Họ đang là ký sinh trùng, bám vào công ty để kiếm lợi, họ không phải là cổ đông”

Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng Xanh (Haxaco, mã: HAX) diễn ra trong kỳ nghỉ lễ 10/3 vừa qua. Theo tài liệu đã công bố, HAX đưa ra mục tiêu lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2022 đạt 212 tỷ đồng, tương ứng tăng 4% so với thực hiện năm 2022.

Đại hội đã thông qua phương án phát hành 49,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, giá bán 12.000 đồng/cổ phiếu, 7,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% cổ phiếu. Ngoài ra, Haxaco còn phát hành 1,6 triệu cổ phiếu ESOP giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho người lao động; 800.000 cổ phiếu thưởng cho cán bộ quản lý đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

Năm 2021, dù dịch bệnh nhưng Haxaco đã báo lãi cao nhất lịch sử khi ghi nhận 5.552 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt 160 tỷ đồng tăng 28% so với năm ngoái, EPS đạt 3.337 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, một thông tin được nhà đầu tư cùng giới truyền thông đang thảo luận sôi nổi đó là phát biểu về lướt sóng cổ phiếu của Chủ tịch Haxaco Đỗ Tiễn Dũng tại đại hội cổ đông của doanh nghiệp: “Cổ đông nào là những người cùng hướng với công ty trong lúc hoạn nạn, khó khăn, đó mới là cổ đông. Còn cổ đông nào cứ muốn cổ phiếu lên mua 10 bán 50, xong rồi lướt sóng, mang danh nghĩa cổ đông thì hoàn toàn không phải, tôi không định nghĩa đó là cổ đông mà tựa như tay buôn chứng khoán. Họ đang là ký sinh trùng, bám vào công ty để kiếm lợi, họ không phải là cổ đông. Có những người nắm rất nhiều cổ phiếu nhưng họ đâu đến tham dự Đại hội cổ đông, bởi họ đâu quan tâm năm sau như thế nào mà họ chỉ quan tâm đến việc mai giá cổ phiếu có lên không thì họ bán. Đấy là quan điểm của tôi, tôi luôn luôn trân trọng những cổ đông chân chính, nhưng đối với những người lướt sóng cổ phiếu thì không phải là cổ đông”.

Theo ông Dũng, sự khác biệt giữa nhà đầu tư và nhà đầu cơ ở chỗ nếu các bạn mua bán thì các bạn là nhà đầu tư, nghĩa là thấp thì mua cao thì bán xong xuống thấp lại mua lại. Còn những nhà đầu cơ lướt sóng họ chỉ chơi một thời gian rồi họ không quay lại nữa. Nhà đầu cơ phải dùng mưu mẹo, dùng lượng tiền rất lớn để đẩy giá cổ phiếu lên sau đó họ bán ra, họ không quan tâm công ty sống hay chết.

Câu nói của Chủ tịch Haxaco rất đáng suy ngẫm vì nó phản ánh một phần không thể thiếu của thị trường chứng khoán đó là lướt sóng cổ phiếu. Đầu tư chứng khoán lướt sóng (Swing Trading) là tận dụng những biến động lên xuống của các cổ phiếu hoặc thị trường trong một khoảng thời gian ngắn để thu về lợi nhuận. Việc lướt sóng có thể cho về lợi nhuận cao nhưng cũng kèm thua lỗ lớn.

Thực tế quan điểm của Chủ tịch Haxaco cũng giống nhiều nhà đầu tư giá trị trên thế giới.

Trên thế giới không hiếm các nhà đầu tư lớn, doanh nghiệp lớn bài xích việc lướt sóng cổ phiếu của các nhà đầu tư. Năm 2022, ông Charlie Munger - Phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, người được mệnh danh là “cánh tay phải” của huyền thoại đầu tư Warren Buffet - một lần nữa đã bày tỏ quan điểm về lướt sóng chứng khoán (day trading) và gọi đây là “hoạt động lý tưởng của sòng bạc”.

Chia sẻ tại cuộc họp cổ đông thường niên của Daily Journal – công ty do ông làm chủ tịch, ngày 16/2, Munger nói rằng ông ước không có nhiều nhà đầu tư xem thị trường chứng khoán như một sòng bạc. “Khi tôi còn ở Trường luật Harvard, nhà đầu tư Mỹ hiếm khi giao dịch 1 triệu cổ phiếu một ngày, giờ đây con số này lên tới hàng tỷ. Chúng ta không cần một thị trường có mức thanh khoản như vậy. Mức thanh khoản hiện tại - có nghĩa là dễ dàng bán cổ phiếu để lấy tiền mặt – đã tạo ra một sự dư thừa đáng lo ngại và nguy hiểm cho đất nước. Việc một lượng tiền khổng lồ dịch chuyển mỗi ngày giống như một người say xỉn trong bữa tiệc và không nghĩ gì về hậu quả vậy”, tỷ phú 98 tuổi nhận xét.

Quan điểm trên của Chủ tịch Haxaco vốn đề cập đến hai phương pháp đầu tư có thể gọi là hai trường phái đầu tư lớn nhất trên thị trường hiện nay đó là đầu tư giá trị sát cánh cùng doanh nghiệp và đầu tư lướt sóng kiếm tiền dựa vào mua thấp bán cao cổ phiếu của doanh nghiệp.

Đại diện cho trường phái đầu tư giá trị đó chính là nhà đầu tư lỗi lạc nhất thế giới - tỷ phú Warren Buffett. Theo quan niệm của Chủ tịch Berkshire Hathaway về đầu tư: “Giá là cái bạn phải trả. Còn giá trị mới là cái bạn nhận được”. Nguyên tắc đầu tư quan trọng nhất của ông là tìm mua và nắm giữ lâu dài cổ phiếu của những công ty có thị giá thấp hơn giá trị nội tại.

Trong khi đó huyền thoại đầu cơ, lướt sóng cổ phiếu là tỷ phú gốc Do Thái nổi tiếng George Soros. Nói về đầu tư, George Soros cho rằng: “Bạn đúng hay anh sai, điều đó không quan trọng, cái chính là bạn kiếm được bao nhiêu khi đúng và mất bao nhiêu khi sai”. George Soros là bậc thầy trong việc đầu cơ ngắn hạn. Ông tận dụng những xu hướng của thị trường tài chính, những xu thế kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng để tiến hành những thương vụ mua bán trái phiếu, tiền tệ. Ông “đánh cược” vào sự “hỗn loạn” để đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Ở Việt Nam vẫn tồn tại yếu tố T+3, nên việc lướt sóng tần suất thấp hơn các nước áp dụng T+0 trên thế giới song đó là một phần sự tồn tại của thị trường chứng khoán. Yếu tố thanh khoản cũng chủ yếu đến từ phía nhà đầu tư cá nhân (chiếm hơn 80% giao dịch hàng ngày). Dù tồn tại nhiều trường phái đầu tư nhưng lướt sóng vẫn là một phần không thể thiếu của thị trường chứng khoán.

Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo rằng sự dễ dàng trong việc sử dụng các ứng dụng giao dịch chứng khoán khiến cho người dùng mất tiền nhiều hơn và nhanh hơn. Tổng giám đốc HOSE Lê Hải Trà từng cho biết có tới hơn 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Một lãnh đạo MBS từng nói về một thống kê ở thị trường chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy, từ năm 1992 - 2006, hơn 75% những người lướt sóng trong ngày đều nghỉ đầu tư sau 2 năm. Sau 15 năm, tổng hiệu quả của tất cả các nhà đầu tư trading trong ngày đều thua lỗ. Nếu tính theo hàng năm, thì chỉ 5% nhà đầu tư trading trong ngày có lãi (có thể hôm nay là mình, hôm sau là người khác)… Chỉ 1% nhà đầu tư trading trong ngày kiếm được lãi trong suốt thời gian nghiên cứu.

Công ty cổ phần Đầu tư AF1 cũng từng phân tích rằng nhà đầu tư lướt sóng T+ và thay đổi danh mục liên tục, số đông nhà đầu tư sẽ có kết quả thua lỗ về trung hạn và dài hạn. Thắng lợi lúc đầu nếu có chỉ làm nhà đầu tư lầm tưởng vào khả năng của mình và tiếp tục lún sâu vào sai lầm. Theo AF1 nhà đầu tư chỉ nên chọn cổ phiếu tốt và kiên trì nắm giữ, nếu ham lướt sóng có thể lướt trên danh mục các cổ phiếu này.

Nói về ý kiến của Chủ tịch Haxaco, một số nhà đầu tư trên thị trường cho rằng dù đúng hay sai, lãi hay lỗ thì lướt sóng cũng là một phần không thể thiếu trên thị trường và điều này được Luật Chứng khoán cho phép. Ngay cả bản thân vợ chồng Chủ tịch Haxaco vừa qua cũng đăng ký bán ra cổ phiếu khi giá tăng mạnh 3 lần trong năm qua. Vừa qua, bà Vũ Thị Hạnh - vợ Chủ tịch Haxaco đã bán ra 1,26 triệu cổ phiếu hồi đầu tháng 3. Mới đây ông Dũng cũng đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu HAX.

Chủ tịch Haxaco có phân trần: “Tôi đăng ký bán cổ phiếu công khai chứ không bán chui, được thì tôi bán không thì thôi. Lương của tôi không phải quá nhiều, nên khi cần làm việc lớn thì tôi bán. Tôi không muốn úp sọt nhà đầu tư”.

Về vấn đề chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 bị nhiều cổ đông phản đối thời điểm đó, ông Dũng cũng nhấn mạnh: “Năm ngoái chúng tôi quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu vấp phải sự phản đối của rất nhiều cổ đông. Đến ngày hôm nay, những cổ đông phản đối chắc năm nay cũng đã vui vẻ do giá cổ phiếu đã gấp 3 lần, không có lãi suất nào bì kịp. Năm nay, tôi tạm thời đưa ra phương án trả cổ tức 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu”.

Thực tế, hồi cuối năm 2021, chúng tôi đã đưa tin về “cơn mưa tiền” ở cổ phiếu đầu cơ khi mỗi ngày cổ phiếu đầu cơ đều tăng trần hàng trăm cổ phiếu tạo nên con sóng thần đầu cơ ở thời điểm đó. Khi đó, ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO tại Công ty cổ phần Tư Vấn Đầu Tư S-Talk, một nhà đầu tư sống trên thị trường gần 20 năm nay cho rằng: Thị trường chứng khoán không phải là sòng cờ bạc, nơi mà tiền nhiều át trí tuệ, liều lĩnh lấn kiến thức. Dù đôi khi điều này được xảy ra nhưng không thể kéo dài mãi.

“Với kinh nghiệm 20 năm trên thị trường chứng khoán, tôi nhận thấy dòng tiền dù rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định trong trung và dài hạn. Dòng tiền rất hay thay đổi, chung thủy là sự xa xỉ đối với dòng tiền. Chính vì vậy những yếu tố vĩ mô quyết định xu hướng, nội tại doanh nghiệp quyết định giá cả, vẫn là những điều mang lại sự bền chắc trong đầu tư. Cổ phiếu cơ bản hay đầu cơ, khi quyết định theo hướng nào đều phải hiểu thật rõ cuộc chơi, biết chấp nhận và phải biết cách quản trị rủi ro”, ông Điệp nói.

Nguồn bài viết: Bàn về quan điểm "Những người lướt sóng cổ phiếu là ký sinh trùng chứ không phải cổ đông" của Chủ tịch Haxaco

Chủ tịch Quốc hội: Chủ trương mới của Đảng về đất đai phải được thể chế hoá bằng pháp luật

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu chính sách đất đai theo chủ trương mới của Đảng phải được thể chế hoá bằng pháp luật, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai và hạn chế tình trạng khiếu kiện, tố cáo trong lĩnh vực này…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 12/4, Đảng đoàn Quốc hội đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Nghị quyết số 19-NQ/TW là Nghị quyết hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến hệ thống pháp luật về đất đai của nước ta.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW đã được triển khai trong năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Song song với đó, Chính phủ cũng tiến hành tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013, phấn đấu trình Quốc hội sửa đổi toàn diện đạo luật quan trọng này trong năm 2022 – 2023. Bộ Chính trị đã hai lần cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Nghị quyết số 19-NQ/TW. Các nội dung xin ý kiến Đảng đoàn lần này vừa liên quan trực tiếp đến chủ trương của Trung ương, vừa liên quan trực tiếp đến việc Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai (dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2022).

Mục tiêu của việc tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW và sửa đổi Luật Đất đai là nhằm quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay khi có khoảng 70% số vụ việc khiếu nại, tổ cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai.

“Thực tiễn phong phú và phức tạp như vậy nên với đề xuất mới, nhất là các đề xuất mới còn có ý kiến khác nhau. Đề nghị các thành viên Đảng đoàn Quốc hội và Ban Chỉ đạo cùng thảo luận, làm rõ nội hàm chính sách như thế nào, đánh giá tác động ra sao để sau này, nếu được Trung ương thông qua thì có thể thể chế hoá, cụ thể hoá được ngay”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết hiện nay, Ban Kinh tế Trung ương - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã dự thảo Nghị quyết mới của Trung ương (dự thảo lần thứ 15) về vấn đề đất đai trong khuôn khổ của Cương lĩnh năm 2011, Hiến pháp năm 2013 và sau khi đã tiếp thu ý kiến từ báo cáo của các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức hội, 63 đảng uỷ các địa phương, các ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước tại các hội thảo, tọa đàm, hội nghị lấy ý kiến các chuyên đề nghiên cứu phục vụ công tác tổng kết…

Theo ông Trần Tuấn Anh, đất đai là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Thông qua quá trình xây dựng báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, có một số vấn đề đã được thống nhất, một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất và xin ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội về các nội dung này, giúp Ban Chỉ đạo hoàn thiện Tờ trình và dự thảo Nghị quyết để trình Bộ Chính trị tiếp tục xem xét, trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến, quyết định ban hành Nghị quyết mới của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, dự kiến sẽ khai mạc vào tháng sau (tháng 5/2022).

Tại buổi làm việc, trên cơ sở báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và theo gợi ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các ý kiến đã tập trung thảo luận, làm rõ các điểm mới của báo cáo tổng kết và dự thảo Nghị quyết mới so với Nghị quyết số 19-NQ/TW trên cơ sở chính trị là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013, căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn của các đề xuất, đồng thời làm rõ đánh giá tác động của các đề xuất đối với việc quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc xây dựng, ban hành các Nghị quyết của Đảng rất quan trọng nhưng riêng các Nghị quyết về đất đai thì càng phải đề cao sự cẩn trọng hơn nữa.

“Thường trực Ban Chỉ đạo phải tiếp tục chắt lọc các ý kiến đóng góp của Đảng đoàn Quốc hội, bám sát thực tiễn đời sống xã hội, khung khổ các cơ sở chính trị về đất đai, bảo đảm các chủ trương mới của Đảng về chính sách đất đai phải được thể chế hoá bằng pháp luật, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai và hạn chế tình trạng khiếu kiện, tố cáo trong lĩnh vực này”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục nghiên cứu kỹ các chủ trương lớn của Đảng, thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội để tiếp tục bám sát báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 19 và triển khai xây dựng chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Quốc hội: Chủ trương mới của Đảng về đất đai phải được thể chế hoá bằng pháp luật - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin trong nước:

  • Từ 15/4, sẽ tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2022 trên phạm vi cả nước
  • Bộ Chính trị yêu cầu khắc phục sơ hở trong đấu giá đất, chứng khoán
  • Hà Nội: Dần xoá sổ 4 bến xe nội đô, xây mới bến xe bám trục Vành đai 4, đường sắt đô thị
  • Hà Nội muốn thu hồi 29 dự án
  • Quý I/2022, thu nhập của nhân viên bất động sản tăng nhanh gấp đôi nhân viên tài chính ngân hàng
  • Chủ tịch nước: Hóc Môn và Củ Chi như con rồng đang ngủ bên cạnh phần còn lại phát triển rất sôi động của TP.HCM
  • Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng mạnh 71%
  • VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2022 nhờ doanh số bán, hoặc bán trước căn hộ mới tăng gấp đôi; vượt trội hơn hẳn tỷ lệ giảm 50% vào năm 2021 do đại dịch và các vấn đề pháp lý.
  • Xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD trong quý I/2022. Với vị trí thứ 2 về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại Châu Á và có tốc độ tăng trưởng nhanh ở mức 17%/năm, các chuyên gia kinh tế tin tưởng xuất khẩu gỗ tiếp tục thăng hoa trong năm 2022.
  • MWG: Khối ngoại chi 1.500 tỷ đồng gom cổ phiếu MWG ngay khi vừa hở room
  • DIG: Ráo riết thoái vốn, Him Lam thu về gần 200 tỷ đồng sau khi bán tiếp 2,4 triệu cổ phiếu DIG
  • DXG: Liên tục “lướt sóng”, nhóm quỹ Dragon Capital mua thêm 1 triệu cổ phiếu DXG
  • NLG: IFC mua trái phiếu trị giá 1.000 tỷ đồng do Nam Long phát hành
  • PDR: Phát Đạt (PDR) dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 36,3%
  • Viglacera (VGC) đặt kế hoạch lãi hợp nhất 1.700 tỷ đồng, chia cổ tức 16% trong năm 2022
  • PAN: PAN Group đặt mục tiêu lợi nhuận gấp rưỡi, không chia cổ tức để dồn lực cho M&A
    Tin thế giới:
  • Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/4), khi nhà đầu tư đón nhận số liệu lạm phát “nóng” nhất 41 năm.
  • Lạm phát của Anh lập kỷ lục trong 30 năm
  • New Zealand tăng lãi suất tiền mặt lên 1,5%.
  • Trung Quốc hôm nay công bố số liệu thương mại tháng 3 cho thấy xuất khẩu tăng vượt kỳ vọng, tính theo USD tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu giảm 0,1%, thấp hơn đáng kể so với dự báo tăng 8%. Tình hình Covid-19 tại nền kinh tế số hai thế giới tiếp tục gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư
  • Mỹ vượt qua Đức trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Thụy Sỹ
  • Giá năng lượng tái tạo toàn cầu tăng cao do nhu cầu lớn, chuỗi cung ứng hỗn loạn
  • Lạm phát ở Trung Quốc khác xa ở Mỹ, làm khó cho PBoC
  • Sự bất mãn ở Thượng Hải thử thách giới hạn ‘Zero COVID’ của Trung Quốc

Ngày 14/04/2022:

Tin trong nước:

  • Quý I/2022: Doanh nghiệp phân bón lãi tăng gấp 5-10 lần cùng kỳ
  • Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp bị chuyển sang diện cảnh báo
  • NHNN bổ nhiệm nhiều lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
  • Cuối năm 2022, nợ xấu theo Nghị quyết 42 có thể tăng lên mức 430.000 tỷ đồng
  • Quy hoạch vùng huyện Gia Lâm thành khu vực phát triển mới của đô thị trung tâm
  • Tái cấu trúc nền kinh tế 2021 - 2025: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Khánh Hòa dự kiến thu hồi đất 56 dự án với diện tích trên 300ha
  • Xuất khẩu cá tra sang Malaysia tăng gấp đôi trong quý I
  • Bộ Chính trị: Mở rộng phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước: Dẹp bỏ ‘sân sau’
  • Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra 18 cơ quan, doanh nghiệp tại Đà Nẵng
  • Tháng 3, doanh số bán ô tô ở Việt Nam tăng đến 60%
  • Xuất siêu 1,46 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm
  • CTG: giải ngân gần 4.800 tỷ đồng cho ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt
  • EVF: phát hành gần 27 triệu cổ phiếu để trả cổ tức hơn 8%
  • NVL: sẽ rót gần 190 tỷ đồng vào Nova Hồng Ngự
  • DGC: sắp chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 117%
  • PVS: đặt mục tiêu lãi ròng giảm 28%, cổ tức 7% năm 2022
  • VHC: Doanh thu quý I tăng 83%
  • PTB: chia cổ tức 2021 tỷ lệ 45%, chào bán gần 11 triệu cổ phiếu giá 25.000 đồng/cp
  • OIL: ước lãi 295 tỷ đồng quý I

Tin quốc tế:

  • Giá sản xuất tại Mỹ tăng cao kỷ lục trong hơn 12 năm qua
  • Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 14/4.
  • Nợ nước ngoài của Nga thấp nhất trong 13 năm
  • Tỷ lệ thất nghiệp của Australia tháng 3 vẫn giữ ở 4%.
  • Mùa báo cáo lợi nhuận quý I bắt đầu, Phố Wall tăng điểm
  • JPMorgan Chase - Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ báo cáo lợi nhuận quý 1 giảm 42%
  • WB, IMF, WFP và WTO kêu gọi hành động phối hợp khẩn cấp về an ninh lương thực
  • Giới chức hàng đầu Trung Quốc khẳng định vẫn theo đuổi chính sách không COVID-19
  • Nếu các biện pháp phong tỏa phát huy hiệu quả và Thượng Hải kiểm soát thành công làn sóng dịch hiện tại, Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ phong tỏa cục bộ và thường xuyên.

Quỹ đầu tư giao dịch rộn ràng

Đóng góp chính trong bức tranh giao dịch rộn ràng của các quỹ đầu tư đến từ quỹ ngoại Dragon Capital.

Theo đó, Dragon Capital có động thái lướt sóng hàng triệu cổ phiếu MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động) trong tuần qua.

Cụ thể, thành viên Hanoi Investments Holdings Limited của Dragon Capital đã bán 1 triệu cp MWG trong phiên 12/04/2022, giảm sở hữu của cả nhóm xuống còn gần 73 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 9.96% vốn điều lệ.

Dragon Capital bán ra cổ phiếu trong bối cảnh giá cổ phiếu MWG tăng trở lại sau phiên giảm mạnh trước đó (08/04/2022), lên mức 152,700 đồng/cp. Ước tính theo mức giá này, Dragon Capital đã thu về gần 153 tỷ đồng từ việc bán lượng cổ phiếu trên.

Tuy nhiên, ngay sau đó, trong phiên 13/04, Dragon Capital lại thông qua 5 quỹ thành viên mua trở lại tổng cộng 3.83 triệu cp MWG, nâng sở hữu của cả nhóm lên gần 77 triệu cp, chiếm tỷ lệ 10.49% vốn MWG.

Chiếu theo mức giá cuối phiên 13/04 là 156,200 đồng/cp, tạm tính nhóm Dragon Capital đã phải chi ra hơn 598 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu MWG.

Ở một diễn biến khác, Dragon Capital đã bán 1 triệu cp HPX (CTCP Đầu tư Hải Phát) trong phiên 12/04 và mua vào 380,000 cp DGC (CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang) trong phiên 14/04.

Nguồn: Khang Di Fili

Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt và Chủ tịch Louis Holdings bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán

image

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings và một số công ty có liên quan.

Kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ đã thu thập có căn cứ xác định:

Trong thời gian từ 04/01/2021 đến ngày 06/10/2021, Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Holdings, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land thông đồng với Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt và các đối tượng khác sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần Louis Capital (mã TGG), Công ty Cổ phần Louis Land (mã BII) và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Ngày 20/04/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings, Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land và các đơn vị liên quan; đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 04 cá nhân về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự, gồm:

  1. Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Công ty Cổ phần Louis Holdings, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land.

  2. Trịnh Thị Thúy Linh, Giám đốc Hành chính Công ty Cổ phần Louis Holding.

  3. Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt.

  4. Lê Thị Thùy Liên, nhân viên Dịch vụ tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tổ chức thi hành các Quyết định/Lệnh tố tụng đối với các bị can đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng để củng cố tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra, truy tìm và thu hồi triệt để tài sản cho các nhà đầu tư.

1 Likes

Giá bán và sản lượng tăng cao, Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi ròng kỷ lục 2.100 tỷ trong quý 1, gấp hơn 2 lần kế hoạch năm

image

Chỉ sau quý 1/2022, Đạm Phú Mỹ thực hiện gần 53% mục tiêu doanh thu và vượt 125% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 5.829 tỷ đồng, tăng 200% so với quý 1/2021. Trong khi đó tỷ lệ tăng chi phí vốn chỉ 99% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 2.823 tỷ đồng, gấp 6,5 so với số lãi gộp 433 tỷ đồng ghi nhận trong cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ 22% quý 1/2021 lên 48,4% quý 1 vừa qua.

Chi tiết,DPM ghi nhận sản lượng bán hàng phân bón, hóa chất đều tăng mạnh trong quý 1/2022. Cụ thể sản lượng bán hàng urea tăng 30%, NPK tăng 33%, NH3 tăng 13% so cùng kỳ.

Trong quý, doanh thu tài chính đạt 47 tỷ đồng (tăng 62% so với cùng kỳ) và chi phí tài chính tăng 51% lên hơn 28 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt đạt 218 tỷ và 103 tỷ đồng, tương ứng tăng 45% và 32% so với cùng năm năm trước.

Do vậy, Đạm Phú Mỹ đã lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 2.520 tỷ đồng – gấp 12 lần cùng kỳ. Trong quý công ty ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 2 tỷ đồng.

Kết quả, quý 1/2022 Đạm Phú Mỹ lãi trước thuế 2.522 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục 2.126 tỷ đồng – gấp 12 lần so với số lãi 179 tỷ đồng ghi nhận trong quý 1/2021; trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt 2.114 tỷ đồng.

Theo giải trình, DPM cho biết giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón tăng mạnh trong quý 1/2022 dẫn đến doanh thu và lợi nhuận tăng tương ứng.

Giá bán và sản lượng tăng cao, Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi ròng kỷ lục 2.100 tỷ trong quý 1, gấp hơn 2 lần kế hoạch năm - Ảnh 1.
Bước sang năm 2022, Đạm Phú Mỹ đặt kế hoạch doanh thu đạt 11.059 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 945 tỷ đồng, lần lượt tăng 33% và 158% so với thực hiện trong năm 2021.

Như vậy, chỉ sau quý 1/2022, Đạm Phú Mỹ thực hiện gần 53% mục tiêu doanh thu và vượt 125% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tính đến 31/3/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng mạnh 14% lên hơn 15.800 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn đạt hơn 11.500 tỷ đồng. DPM đang nắm 3.500 tỷ tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn 4.900 tỷ đồng.

Giá bán và sản lượng tăng cao, Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi ròng kỷ lục 2.100 tỷ trong quý 1, gấp hơn 2 lần kế hoạch năm - Ảnh 2.

Nguồn bài viết: Giá bán và sản lượng tăng cao, Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi ròng kỷ lục 2.100 tỷ trong quý 1, gấp hơn 2 lần kế hoạch năm

Bộ Công an thông báo tìm bị hại đã mua cổ phiếu FLC bị nhóm ông Trịnh Văn Quyết ‘thổi giá’

TTO - Liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC, cơ quan điều tra thông báo các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu bị nhóm ông Trịnh Văn Quyết ‘thổi giá’ liên hệ công an để giải quyết theo quy định.

Ngày 21-4, xác nhận với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) cho biết cơ quan này vừa có thông báo tìm người bị hại do hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” của bị can Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC và các bị can khác gây ra.

Theo thông báo, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan.

Kết quả điều tra ban đầu xác định hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết được xác định thực hiện từ đầu tháng 12-2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10-1-2022 - phiên chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu.

Theo cơ quan điều tra, bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo phó chủ tịch Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung cùng các thuộc cấp là Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Nguyễn Quỳnh Anh và một số người có liên quan cho mượn, sử dụng các tài khoản đã mở để mua/bán chứng khoán, thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, đẩy giá cổ phiếu FLC lên cao.

Cụ thể, giá cổ phiếu FLC từ ngày 1-12-2021 được “thổi” lên cao, tăng “trần” liên tục từ 15.500 đồng/cổ phiếu lên giá 24.050 đồng/cổ phiếu ngày 10-1-2022. Giá cổ phiếu FLC giao dịch ngày 10-1 mức trung bình 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64% kể từ lúc nhóm ông Trịnh Văn Quyết bắt đầu thực hiện hành vi “thổi giá”.

Sau khi giá cổ phiếu FLC được “thổi” lên cao ngất ngưởng, chủ tịch tập đoàn này đã chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC do nhóm ông Quyết bán ra khớp lệnh 74,8 triệu, với giá trung bình 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán “chui”, không công bố trước khi thực hiện giao dịch.

Sau phiên bán “chui” của ông Trịnh Văn Quyết, giá cổ phiếu FLC giảm sàn 8 phiên giao dịch liên tiếp. Bước đầu cơ quan điều tra xác định hành vi thao túng cổ phiếu của các bị can đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư mua 60,1 triệu cổ phiếu FLC trên sàn chứng khoán ngày 10-1, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán.

Để phục vụ yêu cầu điều tra, cơ quan điều tra thông tin để các nhà đầu tư (bị hại) biết, liên hệ với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (Phòng 4 thuộc C01) trước ngày 15-6 để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trước đó, liên quan đến vụ án này, C01 cũng có văn bản gửi đến các địa phương đề nghị rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản như bất động sản, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn đứng tên cá nhân cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp, cùng hai em gái ruột Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế.

Bộ Công an cũng đề nghị các tỉnh tạm dừng cho giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp… với các khối tài sản như bất động sản, cổ phần, góp vốn, cổ phiếu của ông Quyết và các cá nhân trên.

Đến nay, C01 đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 người trong vụ án này gồm ông Trịnh Văn Quyết; Trịnh Thị Minh Huế, nguyên nhân viên kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC; Hương Trần Kiều Dung, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán BOS kiêm phó chủ tịch thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC; Trịnh Thị Thúy Nga, nguyên thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc và Nguyễn Quỳnh Anh, nguyên tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán BOS.

Cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố và làm rõ hành vi sai phạm của những người liên quan khác.

Trung tướng Tô Ân Xô: Công an đang rà soát đối tượng tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng môi trường đầu tư

Hoạt động tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh đều phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an.

Trước tình trạng xuất hiện những đối tượng tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ Công an đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng này. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã có cuộc trao đổi với báo chí một số thông tin về vấn đề trên.

Thưa đồng chí, thị trường thời gian qua chứng kiến những đối tượng tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh, sau đối tượng Đặng Như Quỳnh, Bộ Công an đang điều tra đối tượng nào đáng chú ý?

Trung tướng Tô Ân Xô: Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm An ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế xác định “Bảo vệ An ninh kinh tế là bảo vệ An ninh quốc gia”.

Quán triệt thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Đảng, đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an quyết liệt chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo vệ An ninh kinh tế với tinh thần mọi hoạt động vi phạm pháp luật, trong đó có hoạt động tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh đều phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Đúng như nhận định, có việc đối tượng tung tin đồn thất thiệt, đưa tin thiếu kiểm chứng trên không gian mạng, như đối tượng Đặng Như Quỳnh vừa qua đã tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ Công an đã và đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, phát hiện, có thể khẳng định, mọi tài khoản mạng xã hội, mọi hành vi đưa tin thiếu kiểm chứng trên không gian mạng đều đang được lực lượng Công an rà soát, những đối tượng, hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ có những hình thức xử lý nghiêm minh trong thời gian tới theo đúng quy định của pháp luật.

Thưa đồng chí, Bộ Công an có kế hoạch gì để hạn chế hiện tượng trên, khuyến nghị gì tới cộng đồng đầu tư?

Trung tướng Tô Ân Xô: Để hạn chế tình trạng tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ Công an đã triển khai bài bản rất nhiều giải pháp.

Thứ nhất, tham mưu Đảng Nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật, trọng tâm là Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành, củng cố cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý những hành vi đưa tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng, vi phạm pháp luật.

Thứ hai, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thực hiện pháp luật, để người dân hiểu, chấp hành pháp luật, không có các hành vi tung tin thất thiệt thiếu kiểm chứng, xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh.

Thứ ba, tổ chức lực lượng, biện pháp, bao gồm cả biện pháp nghiệp vụ chuyên biệt để thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ về các hành vi đưa tin thiếu kiểm chứng, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng môi trường đầu tư kinh doanh; giáo dục, thuyết phục những đối tượng có hành vi đưa tin sai sự thật.

Thứ tư, kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật về hành chính và hình sự đối với những đối tượng có hành vi đưa tin thiếu kiểm chứng, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ Công an khuyến nghị nhà đầu tư cần tỉnh táo, không bị tác động bởi các tin đồn thất thiệt, chưa được kiểm chứng, theo dõi sát thông tin từ các nguồn chính thống. Cảnh giác với thông tin lợi dụng việc cơ quan chức năng xử lý một số doanh nhân có hành vi vi phạm pháp luật vừa qua để tung tin thất thiệt, mục tiêu chống Đảng, Nhà nước, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Xin đồng chí cho biết, hình phạt với những đối tượng vi phạm dự kiến là gì?

Trung tướng Tô Ân Xô: Với những đối tượng tung tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng tới môi trường đầu tư kinh doanh, tùy theo mức độ vi phạm pháp luật có thể xử phạt hành chính theo Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội hoặc xử lý hình sự tội “Vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự hoặc tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Nguồn bài viết: Trung tướng Tô Ân Xô: Công an đang rà soát đối tượng tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng môi trường đầu tư - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam năm 2021 tăng cao kỷ lục

Bất chấp những biến động thị trường do đại dịch Covid-19 gây ra, vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 vẫn đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD…

Các đại biểu mở khóa công bố Báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam.

Ngày 21/4, tại Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures đã phát hành Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, đại dịch Covid-19 kéo dài với diễn biến phức tạp đã và đang làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tuy đặt ra nhiều thử thách cho nền kinh tế, Covid-19 lại trở thành một chất xúc tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Công nghệ số đã giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, nhiều công ty đạt tăng trưởng vượt bậc.

“Sau một năm 2022 đầy khó khăn, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong nước đã hồi phục trở lại và vươn lên một tầm cao mới. Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021 với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với con số 874 triệu USD kỷ lục năm 2019”, Thứ trưởng Đông cho biết.

NHIỀU KỲ LÂN MỚI XUẤT HIỆN

Còn theo bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Do Ventures, sự thuận tiện của các ứng dụng hội thảo trực tuyến đã khiến cho việc hạn chế đi lại không còn là rào cản trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư.

Nhờ đó, tổng vốn đầu tư vào đổi mới sáng tạo năm 2021 đã vượt qua con số kỷ lục 874 triệu USD năm 2019 và bỏ xa con số 451 triệu USD năm 2020.

Năm 2021, khẩu vị của các nhà đầu tư cũng có sự dịch chuyển nhanh chóng theo hướng tập trung vào các nhóm ngành không bị tác động mạnh bởi đại dịch.

Hoạt động đầu tư công nghệ bật tăng trở lại sau một năm sóng gió. Đặc biệt là giai đoạn nửa cuối năm, vốn đầu tư đã tăng 6,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái và gấp 2 lần so với kỷ lục thiết lập được trong nửa cuối năm 2021. Số lượng giao dịch cũng tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, theo đại diện Do Ventures, trong năm 2021, Việt Nam đã đón chào sự xuất hiện của 2 kỳ lân công nghệ mới (Momo được định giá 2 tỷ USD và Sky Mavis là 3 tỷ USD) nhờ vào tần suất sử dụng các sản phẩm số ngày một tăng cao của người dùng trong thời gian dịch bệnh.

Tổng số vốn đầu tư và số thương vụ trong nửa đầu và cuối năm thống kê.

“Thành công của hai công ty này càng khẳng định vị thế của Việt Nam như một trung tâm công nghệ mới nổi của khu vực. Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn khi hiện có hàng chục công ty với định giá vài trăm triệu USD đang phát triển mạnh mẽ và sẽ sớm trở thành những kỳ lân mới trong những năm tiếp theo”, Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư Do Ventures nhận định.

CÁC VÒNG GỌI VỐN LỚN XUẤT HIỆN TRỞ LẠI

Trong năm 2021, tổng số quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam cũng tăng 60%, phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Trong số đó, quốc gia có số lượng nhà đầu tư tích cực nhất là Singapore, tiếp theo là Việt Nam và Hoa Kỳ. Đáng chú ý, hoạt động đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng dần sôi động hơn sau 2 năm chững lại vì Covid-19.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

“NIC sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các cơ chế chính sách vượt trội, khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) nhằm khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước, đảm bảo sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Với những thành quả đã đạt được trong năm 2021, chúng ta có thể tin rằng 2022 sẽ là năm bản lề để hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam có những bước phát triển đột phá, mở ra nhiều cơ hội cho giai đoạn phát triển tiếp theo của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và nền kinh tế số Việt Nam”.

Thanh toán và Thương mại điện tử vẫn là hai ngành đứng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư, tiếp đến là ngành Trò chơi trực tuyến (Gaming) nhờ vào sự thành công trên toàn cầu của Sky Mavis cùng sản phẩm Axie Infinity.

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 tạo nên sự bùng nổ về lượng giao dịch ở một số ngành mới, từ đó dẫn đến mức tăng trưởng vượt bậc về số tiền đầu tư trong những lĩnh vực này.

Ba ngành nổi bật nhất bao gồm Y tế, Giáo dục, và Chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mức tăng trưởng trong năm 2021 lần lượt là 1.016%, 526%, và 205%.

Đặc biệt, các vòng gọi vốn lớn xuất hiện trở lại với tổng số giao dịch của các thương vụ trên 10 triệu USD vượt 1 tỷ USD, tăng 255% so với năm trước.

Trong khi nguồn vốn chảy vào vòng Seed tăng lên mức cao kỷ lục cả về số lượng và giá trị thương vụ, thì nguồn vốn chảy vào các vòng sau series A đã trở về mức trước Covid-19. Đặc biệt, năm 2021 chứng kiến sự xuất hiện của 05 giao dịch trị giá trên 100 triệu USD trong các lĩnh vực Thanh toán, Thương mại điện tử, và Gaming.

“Với số lượng lớn các công ty giai đoạn đầu đầy tiềm năng và môi trường kinh doanh thuận lợi nhờ vào sự hỗ trợ sâu sát của Chính phủ, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn trưởng thành hơn”, bà Uyên Vy nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: Vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam năm 2021 tăng cao kỷ lục - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bắt giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc trong doanh nghiệp sản xuất phân bón tại An Giang

Tại An Giang và nhiều tỉnh lân cận đã xuất hiện tình trạng sản xuất, nhập lậu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, nhái thương hiệu… khiến nông dân khốn đốn…

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc tại công ty Trang Điền

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc tại công ty Trang Điền

Khoảng 16 giờ ngày 19/4, Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang và các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại -Dịch vụ-Sản xuất Trang Điền (gọi tắt là Công ty Trang Điền), trên đường Nguyễn Văn Cừ, khóm 1, thị trấn Tri Tôn, do ông Nguyễn Phương Trí (sinh năm 1977, trú tại địa chỉ trên) làm Giám đốc.

Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện có 80 bao nguyên liệu than bùn (40 kg/bao) không nhãn hiệu, 22 bao nguyên liệu bột sắt (25 kg/bao), 9 bao nguyên liệu aminoacid (20 kg/bao), 158 bao phân thành phẩm nhãn mác nước ngoài (50 kg/bao), 480 chai phân bón thành phẩm vi lượng Bò vàng 9999 và 2.300 bao bì nhãn mác nước ngoài.

Tại thời điểm kiểm tra, người đại diện Công ty Trang Điền chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số bao bì nhãn mác nước ngoài; chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu đầu vào và không xuất trình được chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận hợp quy.

Được biết, trước đó vào ngày 14/10/2020, các cơ quan chức năng tỉnh An Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Trang Điền số tiền 152 triệu đồng đối với các hành vi “Kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó và sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.”

Hiện, tổ công tác liên ngành đã giao Đội Quản lý thị trường số 2 thụ lý vụ việc, ra quyết định lập biên bản tạm giữ số tang vật trên để tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Theo lực lượng chức năng tỉnh An Giang, trên thực tế thời gian qua, tại các địa bàn trọng điểm về trồng trọt, sản xuất nông nghiệp của địa phương, xuất hiện tình trạng của hàng, cơ sở sản xuất, bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, nhái thương hiệu thường lợi dụng quy định của pháp luật để sản xuất phân bón kém chất lượng.

Thậm chí, trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét… để tăng khối lượng các sản phẩm phân bón. Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định, nhãn hàng hoá có thông tin không đúng bản chất, sự thật, hoặc ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ vi phạm về nhãn hiệu, bao bì để gây nhầm lẫn, ngộ nhận, đánh lừa người tiêu dùng.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, công an tỉnh An Giang cho biết sẽ tiếp tục chủ động triển khai nhiều biện pháp, nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả và xử lý nghiêm hành vi sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Nguồn bài viết: Bắt giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc trong doanh nghiệp sản xuất phân bón tại An Giang - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới