Chứng sỹ săn tin!

Giải quyết dứt điểm vướng mắc mặt bằng trong tháng 4 và nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1

Để đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1, lãnh đạo Chính phủ đề nghị khẩn trương bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 4 và đẩy nhanh thủ tục cấp phép mỏ vật liệu đất đắp nền đường tại các địa phương…

Hiện tổng thể công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt 99,99%.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện 366/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Giao thông vận tải; Tỉnh ủy, UBND 9 tỉnh: Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công nghiệp - Viễn thông Quân đội về việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khối lượng còn lại của công tác giải phóng mặt bằng và xử lý vướng mắc về mỏ vật liệu đất đắp nền đường của dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

VẪN VƯỚNG MẶT BẰNG, THIẾU VẬT LIỆU

Công điện nêu rõ, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Chính phủ thông qua mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án, gồm 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 652,86km trong năm 2024. Trong đó, 4 dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây phải hoàn thành, đưa vào khai thác trong năm 2022.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, các địa phương rất tích cực triển khai dự án, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hiện tổng thể công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt 99,99%, các cơ quan, đơn vị đang quyết tâm, nỗ lực tổ chức thi công.
Theo đó, liên quan đến các tồn tại về công tác giải phóng mặt bằng tính đến ngày 15/4, thứ nhất, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, tỉnh Nghệ An phát sinh vướng mắc khu đất nghĩa trang Giáo xứ thuộc xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai và 12 vị trí cột điện cao thế chưa hoàn thành di dời.

Thứ hai, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, tỉnh Nghệ An còn 56m do 4 hộ dân huyện Hưng Nguyên chưa thực hiện các thủ tục bồi thường.

Bên cạnh đó, khoảng 2.725m bồi thường nhưng chưa bàn giao mặt bằng, trong đó, huyện Diễn Châu còn 35m qua khu nghĩa trang xóm Tây Thọ, xã Diễn Thọ và 800m rừng phòng hộ xã Diễn Phú; huyện Hưng Nguyên còn 100m qua khu nghĩa trang xóm Đại Huệ, xã Hưng Tây và 1.790m qua 11 khu dân cư. Ngoài ra, còn 30 vị trí đường điện chưa hoàn thành di dời, gồm 3 vị trí điện cao thế, 12 vị trí điện trung thế và 15 vị trí điện hạ thế.

Thứ ba, đoạn Cam Lộ - La Sơn, hiện còn 1 vị trí đường điện 220KV và phần mặt bằng của một số hạng mục phát sinh do điều chỉnh, xử lý kỹ thuật thuộc tỉnh Quảng Trị và 13 vị trí đường điện cao thế chưa di dời và phần mặt bằng của một số hạng mục phát sinh do điều chỉnh, xử lý kỹ thuật thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thứ tư, đoạn Nha Trang - Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa hiện còn khoảng 1,0km do 10 hộ dân và vật liệu đá tập kết của 02 mỏ đá Hoá An 1, Phước Thành chưa di dời; 08 vị trí cột điện cao thế, 36 vị trí cột điện trung thế, 18 vị trí cột điện hạ thế.

Thứ năm, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo hiện còn 1 vị trí cột điện trung thế và 50m cáp viễn thông chưa di dời thuộc tỉnh Khánh Hòa; khoảng 400m đường ống nước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Thứ sáu, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận hiện còn 17 vị trí cột điện cao thế 220kV - 500kV.

Thứ bảy, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây hiện còn 1 vị trí cột điện 500kV, 10 cột điện hạ thế, 41 cột viễn thông nằm trên tuyến nối cao tốc với Quốc lộ 1A thuộc tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai hiện còn 1 đường điện 220kV, 1 đường điện 500kV chưa được nâng cao tĩnh không, 14 vị trí cột điện trung thế và 8.020m đường ống nước chưa di dời.

Thứ tám, cầu Mỹ Thuận 2, tỉnh Tiền Giang hiện còn 3 vị trí cột điện cao thế chưa hoàn thành di dời.

Liên quan đến những tồn tại về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, công điện 366 chỉ rõ, hiện vẫn còn thiếu 4,1 triệu m3 chưa hoàn thành thủ tục cấp giấy phép khai thác.

Trong đó, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 (tỉnh Ninh Bình) thiếu khoảng 0,4 triệu m3; đoạn Nha Trang - Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) thiếu khoảng 0,8 triệu m3; đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo (tỉnh Ninh Thuận) thiếu khoảng 2,0 triệu m3; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) thiếu khoảng 0,9 triệu m3.

Bên cạnh đó, còn 3 mỏ đất với tổng trữ lượng 1,34 triệu m3 tại tỉnh Bình Thuận thuộc đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết được cấp phép nhưng chưa được khai thác do đang hoàn tất các thủ tục thuê đất, nộp các khoản thuế, phí và thực hiện bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất,…

BÀN GIAO TOÀN BỘ MẶT BẰNG NGAY TRONG THÁNG 4

Để đảm bảo mục tiêu hoàn thành dự án, đặc biệt là 4 dự án thành phần hoàn thành năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quyết tâm, nỗ lực khẩn trương hoàn thành khối lượng còn lại của công tác giải phóng mặt bằng nêu trên để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án trong tháng 4/2022.

Đồng thời, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật để hoàn thành di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng nêu trên.

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các điều kiện, thủ tục về giấy phép đối với các mỏ vật liệu còn lại theo quy định đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu phục vụ thi công dự án; rút ngắn các thủ tục hành chính trong thuê đất, nộp phí, lệ phí.

“Riêng đối với địa bàn tỉnh Ninh Bình và tỉnh Bình Thuận cần hỗ trợ giải quyết dứt điểm các vướng mắc về vật liệu đất đắp nền đường cung cấp cho đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết hoàn thành trong tháng 4/2022”, công điện lưu ý.

Đặc biệt, vận động người dân tạo điều kiện cho nhà thầu có thể khai thác vật liệu đất từng phần ngay sau khi thực hiện bồi thường các loại nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, không phải chờ đến khi hoàn thành bồi thường toàn bộ diện tích mỏ mới được khai thác.

Về phía Bộ Giao thông vận tải, cần chỉ đạo các Ban quản lý dự án và các nhà thầu phối hợp chặt chẽ với các địa phương, chủ quản lý, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật cần di dời trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật bảo đảm tiến độ hoàn thành nêu trên.

Chủ động rà soát các tồn tại, vướng mắc phát sinh về giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu cung cấp cho từng dự án, kịp thời làm việc với các địa phương để giải quyết, tháo gỡ.

Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công nghiệp - Viễn thông Quân đội khẩn trương chỉ đạo các chủ quản lý, chủ sử dụng công trình hạ tầng điện, đường cáp viễn thông thuộc phạm vi quản lý, đẩy nhanh tiến độ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn lại bảo đảm tiến độ hoàn thành bàn giao mặt bằng.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chậm bàn giao mặt bằng và hoàn thành xử lý vướng mắc về mỏ vật liệu đất đắp nền đường làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Nguồn bài viết: Giải quyết dứt điểm vướng mắc mặt bằng trong tháng 4 và nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nga nhích thêm một bước đến bờ vực vỡ nợ

Nga bị cho là đã phá vỡ điều khoản hợp đồng của hai lô trái phiếu, theo đó nhích thêm một bước nữa tới vụ vỡ nợ cấp quốc gia lần đầu tiên trong khoảng 1 thế kỷ của nước này – hãng tin Bloomberg cho hay…

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: CNBC.

Uỷ ban Quyết định phái sinh tín dụng (Credit Derivatives Determinations Committee – CDDC) ngày 20/4 nói rằng việc Nga dùng đồng Rúp để thanh toán nợ liên quan đến hai lô trái phiếu USD là sự kiện “khả năng không trả được nợ” đối với các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS). Bao gồm ba ngân hàng lớn Goldman Sachs và JPMorgan Chase của Mỹ và Barclays của Anh, uỷ ban này nói rằng sự kiện mà họ nhắc đến đã xảy ra vào hôm 4/4.

Tuy nhiên, Nga vẫn tránh được cảnh vỡ nợ nếu dùng USD để trả cho chủ nợ trái phiếu trước khi thời kỳ ân hạn 30 ngày kết thúc vào ngày 4/5.

“Hợp đồng của các lô trái phiếu đó đều nêu rõ rằng việc dùng Rúp để thanh toán cho trái phiếu phát hành bằng USD sẽ cấu thành vỡ nợ”, chiến lược gia Brendan Mckenna của Wells Fargo Securities nhận định. “Đến ngày 4/5, trừ phi những trở ngại quanh việc dùng USD để trả nợ được tháo gỡ - mà điều này khó có khả năng xảy ra, tôi cho rằng Nga sẽ bị tuyên là vỡ nợ trái phiếu quốc tế”.

Nguy cơ vỡ nợ của Nga - dù nước này sở hữu dự trữ ngoại hối lên tới 640 tỷ USD - là một ví dụ nữa cho thấy Moscow đang đương đầu với những thách thức lớn như thế nào do các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đưa ra nhằm đáp trả cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine.

Nếu xảy ra, đây sẽ là vụ vỡ nợ nước ngoài đầu tiên của Nga kể từ năm 1918. “Đồng hồ đếm ngược” đang nhích dần đến ngày 4/5 – thời điểm kết thúc ân hạn. Nếu Nga bị tuyên vỡ nợ, những người nắm giữ hợp đồng CDS trái phiếu Nga có thể khởi động quy trình để được thanh toán tiền bảo hiểm cho tổng số nợ khoảng 40 tỷ USD trái phiếu quốc tế Nga.

Doanh nghiệp Nga đang đối mặt với những trở ngại ngày càng lớn do lệnh trừng phạt áp lên nước này. CDDC đã quyết định rằng các hợp đồng CDS liên quan đến nợ của công ty đường sắt Nga Russian Railways JSC sẽ được kích hoạt, sau khi công ty này không thể thanh nợ trái phiếu đáo hạn do bị chặn bởi trừng phạt.

Chỉ riêng trong tuần này, ba trong số ngân hàng lớn nhất của Nga đã trễ hạn thanh toán tiền lãi trái phiếu. VTB Bank, Alfa Bank và Ngân hàng Nông nghiệp Nga đều đến hạn thanh toán tiền lãi trái phiếu, nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa nhận được tiền – theo tiết lộ của nguồn thạo tin với Bloomberg.

Alfa Bank nói rằng ngân hàng này “về mặt kỹ thuật không thể thực thi các nghĩa vụ” liên quan đến trái phiếu đã phát hành ở thị trường châu Âu, dù có tiền mặt để trả nợ. Ngân hàng Nông nghiệp Nga đã xin phép Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) để thực hiện việc trả nợ, đồng thời đề nghị đại lý thanh toán là chi nhánh London của ngân hàng Mỹ BNY Mellon chuyển các hướng dẫn phù hợp đến CBR.

Trong khi đó, VTB đã thực hiện việc thanh toán bằng đồng Rúp – theo tờ báo Nga Vedomosti. Trái chủ ở Nga và các quốc gia “thân thiện” đã nhận được tiền trực tiếp thông qua tài khoản Rúp của họ, trong khi nhà đầu tư ở các nước ‘không thân thiện” đã nhận được tiền Rúp thông qua tài khoản “Type C” mở ở Nga, bài báo cho hay.

Thông thường, một vụ vỡ nợ cấp quốc gia sẽ được tuyên bởi các tổ chức đánh giá tín nhiệm. Tuy nhiên, tuân thủ lệnh trừng phạt của EU đối với Nga, tất cả các tổ chức đánh giá tín nhiệm của phương Tây đều đã ngừng việc đánh giá Nga.

Trước khi ngừng đánh giá tín nhiệm Nga, S&P Global Ratings đã hạ điểm tín nhiệm của Chính phủ Nga xuống mức “vỡ nợ một phần” (selective default). Moody’s Investors Service khi đó cũng tuyên rằng việc Nga dùng Rúp để thanh toán trái phiếu USD “bị coi là vỡ nợ” nếu vấn đề không được khắc phục trước khi kết thúc thời gian ân hạn. Nhưng Moody’s nói rằng đánh giá này không đồng nghĩa với thay đổi đánh giá tín nhiệm đối với Nga.

Về phần mình, Bộ tài chính Nga lập luận rằng Moscow vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ, đồng thời cáo buộc Mỹ và các nước “không thân thiện” khác chặn việc Nga thanh toán cho các chủ nợ, đồng thời đe doạ có hành động pháp lý để đáp trả.

Nguồn bài viết: Nga nhích thêm một bước đến bờ vực vỡ nợ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

ĐỌC NHANH ngày 22-4: Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Ukraine tại Nhà Trắng

TTO - Mỹ cho rằng tuyên bố của Nga về việc “giải phóng” thành phố Mariupol là không đúng. Trong khi đó, tổng thống Ukraine nói vẫn hy vọng vào hòa bình nhưng bác bỏ khả năng sang Matxcơva để đàm phán.

image
Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tại Nhà Trắng ngày 21-4 - Ảnh: NHÀ TRẮNG

  • Lần đầu tiên trong lịch sử, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 21-4 đã kết thúc cuộc họp thường kỳ 6 tháng mà không đưa ra tuyên bố chung. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine được nói là nguyên nhân khiến IMF không thể đi đến thống nhất về một thông cáo chung.

  • Ukraine tiếp tục gia hạn tình trạng thiết quân luật đến ngày 25-5. Tình trạng thiết quân luật được áp đặt vào ngày 24-2 sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia này.

  • Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 21-4 cho biết Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ (EUCOM) mới đây đã chính thức thành lập Trung tâm kiểm soát tình hình Ukraine có trụ sở tại Stuttgart, Đức nhằm hỗ trợ cả lực lượng an ninh và hỗ trợ nhân đạo đối với Ukraine.

  • Dẫn lời Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, báo Augsburger Allgemeine đưa tin Đức sẽ cung cấp thêm 37 triệu euro (40,12 triệu USD) cho Ukraine để tái thiết sau chiến tranh. Cụ thể, khoảng 22,5 triệu euro sẽ được sử dụng vào việc tái thiết mạng lưới điện của Ukraine. 14,4 triệu euro còn lại sẽ được dành để xây dựng lại nhà cửa bị hư hại và đầu tư thiết bị y tế.

  • Nhà Trắng thông báo ngày 21-4-2022 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tại thủ đô Washington D.C., trong đó ông Biden khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine.

Tại cuộc gặp, Tổng thống Biden đề cập tới khoản hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 800 triệu USD và khoản hỗ trợ kinh tế 500 triệu USD cho Ukraine mà chính quyền Mỹ mới thông báo trước đó, nâng tổng số tiền Mỹ đóng góp cho nền kinh tế Ukraine trong hai tháng qua lên tới hơn 1 tỉ USD.

ĐỌC NHANH ngày 22-4: Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Ukraine tại Nhà Trắng - Ảnh 2.

Đoàn xe của lực lượng thân Nga di chuyển ở Mariupol, Ukraine ngày 21-4 - Ảnh: REUTERS

  • Ngày 21-4, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói thông tin Nga kiểm soát Mariupol “vẫn còn nghi vấn” và “chưa có bằng chứng” cho thấy thành phố này hoàn toàn thất thủ, theo Hãng tin AFP. Còn người phát ngôn Ned Price của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Chúng tôi biết rằng các lực lượng của Ukraine tiếp tục giữ vững chiến địa của họ”.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Tổng thống Vladimir Putin rằng “đã giải phóng Mariupol”, chỉ còn lại khoảng 2.000 binh sĩ Ukraine trú ẩn bên trong Nhà máy thép Azovstal nhờ vào hệ thống đường hầm.

  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố lực lượng Nga đang kiểm soát phần lớn thành phố Mariupol nhưng lực lượng Ukraine vẫn giữ được một phần thành phố này. Ông cho biết có khoảng 120.000 dân thường đang mắc kẹt tại đây.

  • Ông Zelensky nói vẫn hy vọng vào hòa bình dù phía Nga đã bác bỏ đề xuất đình chiến. Tuy nhiên ông bác bỏ việc đến Matxcơva để đàm phán trực tiếp với các nhà lãnh đạo Nga. “Vì đất nước, tôi sẵn sàng đến bất cứ nơi đâu trên hành tinh này nhưng chắc chắn không phải Nga, không phải lúc này”, Hãng tin Reuters dẫn lời tổng thống Ukraine.

  • Điện Kremlin cho biết Nga vẫn đang chờ phản hồi của Kiev về đề xuất đàm phán mới nhất và khẳng định đã gửi đề xuất này đến đoàn đàm phán của Ukraine. Tổng thống Ukraine Zelensky nói ông không thấy hay nghe về đề xuất này.

ĐỌC NHANH ngày 22-4: Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Ukraine tại Nhà Trắng - Ảnh 3.

Người dân ở Mariupol xếp hàng đi di tản ngày 20-4 - Ảnh: REUTERS

  • Phát biểu tại hội nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng thống Zelensky cho biết nước này cần hỗ trợ 7 tỉ USD mỗi tháng để giữ vững kinh tế do ảnh hưởng từ cuộc chiến với Nga. Ông Zelensky cáo buộc quân đội Nga muốn tiêu diệt tất cả các cơ sở kinh tế của Ukraine như các ga đường sắt, kho lương thực, kho dầu mỏ, nhà máy lọc dầu.

Theo IMF, kinh tế Ukraine dự kiến giảm 35% trong năm nay trong khi kinh tế Nga giảm 8,5%.

  • Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thông báo Mỹ sẽ hỗ trợ 500 triệu USD để giúp chính quyền Ukraine chi trả lương, lương hưu và các dịch vụ khác. Khoản hỗ trợ kinh tế bổ sung này sẽ đưa tổng số tiền Mỹ đóng góp cho nền kinh tế Ukraine trong hai tháng qua lên tới hơn 1 tỉ USD.

Tổng thống Biden cũng đã thông báo cho phép khoản hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine. Gói hỗ trợ mới sẽ có cả vũ khí hạng nặng, 144.000 viên đạn và máy bay do thám chiến thuật. Ngoài ra, chính quyền Mỹ sẽ cho phép người dân Ukraine đến Mỹ sinh sống tạm thời nếu họ có người ở Mỹ đứng ra bảo trợ.

ĐỌC NHANH ngày 22-4: Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Ukraine tại Nhà Trắng - Ảnh 4.

Xác một máy bay Nga ở khu vực Kiev, Ukraine ngày 21-4 - Ảnh: REUTERS

  • Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederikse thông báo nước này sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 90 triệu USD. Phát biểu tại cuộc họp báo trong chuyến thăm Kiev, bà Frederiksen cho biết tổng hỗ trợ quân sự của Đan Mạch cho Ukraine lên tới khoảng 146 triệu USD.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết nước này đã gửi một lô hàng mới gồm 200 tấn đạn dược và vật tư quân sự cho Ukraine, nhiều hơn gấp đôi số lượng hàng viện trợ quân sự mà nước này đã gửi tới Kiev trước đó.

  • Ngày 21-4, Nga thông báo áp đặt cấm đi lại đối với Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg và 27 nhân vật nổi tiếng khác người Mỹ, nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt chống Nga. Bộ Ngoại giao Nga cho biết lệnh cấm đi lại cũng áp dụng với các quan chức Lầu Năm Góc, các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và các nhà báo Mỹ. Lệnh này sẽ có hiệu lực “vô thời hạn”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói lệnh cấm của Nga là một “vinh dự”. “Tôi phải nói rằng đó không gì khác hơn là một sự khen ngợi từ chính phủ (Nga)… Thật vinh dự khi được chia sẻ điều đó với những người nói lên sự thật khác”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Ned Price.

Nguồn bài viết: ĐỌC NHANH ngày 22-4: Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Ukraine tại Nhà Trắng - Tuổi Trẻ Online

Chính phủ quyết tâm bảo vệ nhà đầu tư chân chính, nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi

Chính phủ sẽ cương quyết xử lý các hành vi cố tình vi phạm pháp luật nhưng sẽ không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, những vụ việc xảy ra liên quan đến thị trường vốn trong thời gian gần đây có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là quản lý nhà nước còn lỏng lẻo và trong thời gian dài việc giám sát, kiểm tra không được đẩy mạnh.

"Tất cả chúng ta có mặt ở đây hôm nay và nhiều người đều đặt câu hỏi tại sao lại có vụ việc phát hành trái phiếu như Tân Hoàng Minh, tại sao lại có vụ việc thao túng chứng khoán của Chủ tịch công ty FLC, hay công ty chứng khoán Trí Việt… Và sẽ có nhiều câu hỏi liên quan đến việc phát hành trái phiếu, đến thị trường chứng khoán…

Nếu chúng ta không làm quyết liệt, “con sâu làm rầu nồi canh” sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn trung và dài hạn, đến thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chủ trương phát triển thị trường vốn, đến niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chúng ta phải suy nghĩ và hành động về việc đó", Thủ tướng nói

Đồng thời, Thủ tướng cũng nêu quan điểm: “Ai vi phạm phải xử lý nhưng quan trọng nhất là bảo vệ các nhà đầu tư chân chính chiếm đại đa số trên thị trường, xử một người để cứu nhiều người, bảo vệ đa số các nhà đầu tư”.

Vì vậy, Thủ tướng giao Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tiền tệ với quyết tâm cao lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có hiệu quả. Ai cố tình vi phạm pháp luật thì phải cương quyết xử lý nhưng không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cần khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định bất cập hiện hành, đặc biệt là liên quan đến quy định việc minh bạch thông tin doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của các chủ thể quản lý, tham gia thị trường như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty chứng khoán, nhà đầu tư, tăng cường các giải pháp chế tài để xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư, từ đó khôi phục niềm tin, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng thao túng, làm giá, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững.

“Yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo khắc phục ngay tình trạng nghẽn lệnh và đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Riêng về thị trường tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát, củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý tình trạng tồn tại bất cập thời gian qua, nhất là liên quan đến vấn đề sở hữu chéo, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát để xử lý tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Nguồn bài viết: Chính phủ quyết tâm bảo vệ nhà đầu tư chân chính, nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Hơn 3.900 tỷ đồng nâng cấp hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam

Dự án “Phát triển các hành lang đường thuỷ và logistics khu vực phía Nam” với tổng mức đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới, cải tạo đồng bộ các tuyến sông, kênh qua 8 tỉnh, thành phố…

Dự án rút ngắn quãng đường và thời gian chạy tàu từ Đồng bằng sông Cửu Long đến TP.HCM và đến các cảng chính trong khu vực.

Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình số 3765 đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam”.

Mục tiêu chính của dự án là đầu tư, cải tạo đồng bộ các tuyến sông, kênh qua 8 tỉnh, thành phố phía Nam, gồm: TP. HCM, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, nhằm phát triển 2 hành lang vận tải thủy nội địa phía Nam, gồm lành lang Đông - Tây và hành lang Bắc - Nam để phát triển vận tải thủy, kè bờ bảo vệ bờ các tuyến sông, kênh.

Từ đó, góp phần rút ngắn quãng đường và thời gian vận chuyển so với tuyến hiện hữu, qua đó giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền lưu thông, tăng năng lực cạnh tranh giữa đường thủy so với đường bộ.

Cụ thể, dự án sẽ cải tạo, nâng cấp hành lang Đông - Tây với chiều dài 197km qua các sông Hậu, sông Trà Ôn, kênh Măng Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, kênh Kỳ Hôn, kênh Rạch Lá, sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắt Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải.

Sau khi hoàn thành dự án, các tuyến thuộc hành lang này đạt cấp II kỹ thuật đường thủy nội địa với chiều rộng luồng 55 m đối với kênh, 75 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu 3,3 m, bán kính cong tối thiểu 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu thiết kế đề xuất tàu tự hành trọng tải 1.500 tấn, đội sà lan 2x500 tấn, tàu container 3 lớp.

Đối với hành lang Bắc – Nam dài 82km qua các sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua/Tắt Bài, sông Gò Gia, sông Thị Vải.

Sau khi nâng cấp, hành lang này sẽ đạt cấp II đường thủy nội địa với chiều rộng luồng 60 m đối với kênh, 90 m đối với sông, chiều sâu chạy tàu 7 m, bán kính cong tối thiểu 500 m đối với kênh và 700 m đối với sông. Đội tàu thiết kế đề xuất tàu trọng tải 3.000 - 5.000 tấn, tàu container 4 lớp.

Bên cạnh đó, dự án còn tiến hành cải tạo nâng cấp cầu Trà Ôn và cầu Chợ Lách 2; xây dựng mới 6 bến khách ngang sông tại 3 vị trí cắt cong tại sông/kênh Măng Thít, Rạch Lá; hoàn trả đường dân sinh và 3 cầu dân sinh trên tuyến; xây dựng hệ thống công trình thủy lợi và cống thoát nước và lắp đặt hệ thống báo hiệu trên tuyến.

Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 3.901,377 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.255 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 766 tỷ đồng…

Do điều chỉnh về quy mô đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến tại bước nghiên cứu tiền khả thi giảm so với bước đề xuất dự án khoảng 1.728,05 tỷ đồng.

Cơ cấu nguồn vốn của dự án gồm vốn vay Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trị giá 2.479,417 tỷ đồng (tương đương 107,273 triệu USD) sử dụng cho chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT); vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc dự kiến 13,451 tỷ đồng (tương đương 0,582 triệu USD) sử dụng cho chi phí cập nhật báo cáo nghiên cứu khả thi.

Vốn đối ứng trị giá 1.408,508 tỷ đồng sử dụng cho thuế; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn trong nước; chi phí giải phóng mặt bằng.

Nguồn bài viết: Hơn 3.900 tỷ đồng nâng cấp hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu từ Nga từ cuối năm nay

Đức sẽ giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào mùa hè này và dừng hoàn toàn vào cuối năm nay, tiếp đó sẽ là khí đốt…

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp báo ở Riga, Latvia ngày 20/4/2022 - Ảnh: Reuters

Chính phủ Đức vừa tuyên bố dự kiến dừng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay và bắt đầu giảm dần nhập khẩu khí đốt từ nước này. Đây là các động thái nằm trong lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt.

“Tại đây, tôi tuyên bố rõ ràng rằng Đức đang tiến tới dừng nhập khẩu hoàn toàn năng lượng từ Nga”, tờ National Review dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock sau một cuộc họp với đại diện đến từ ba nước Baltic gồm Latvia, Estonia và Lithuania ngày 20/4. “Chúng tôi sẽ giảm một nửa lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào mùa hè này và dừng hoàn toàn vào cuối năm nay, tiếp đó sẽ là khí đốt. Kế hoạch này nằm trong lộ trình chung của châu Âu".

Các quốc gia châu Âu như Đức đang bắt đầu tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong bối cảnh thị trường trải qua biến động mạnh kể từ khi chiến tranh nổ ra. EU nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 27% dầu mỏ từ Nga để đáp ứng nhu cầu trong khối, theo CNN.

“Chúng tôi đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ từ Nga. Chúng tôi tin rằng mình có thể làm được điều này trong năm nay”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết trong cuộc họp báo với Thủ tướng Anh Boris Johnson tại London (Anh) đầu tháng này.

Nord Stream 2 hoàn thành vào 9/2021 nhưng chưa thể đi vào hoạt động - Ảnh: AP

Hồi tháng 2, Chính phủ Đức đã dừng quy trình phê chuẩn dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 vốn dự kiến đưa vào hoạt động trong năm nay. Trị giá 11,6 tỷ USD, Nord Stream 2 nếu được đưa vào hoạt động sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga sang Đức. Dự án này đã hoàn thành vào 9/2021 nhưng chưa thể đi vào hoạt động vì còn chờ hoàn tất thủ tục cấp phép của cơ quan quản lý Đức và các nước EU.

Trong chiến lược nhằm “dứt tình” với năng lượng Nga, EU đã cam kết từ nay đến cuối năm giảm 66% tiêu thụ khí đốt Nga, và chấm dứt sự phụ thuộc của khối vào năng lượng Nga vào năm 2027. Tuy nhiên, đây được đánh giá là một mục tiêu không dễ thực hiện.

Đầu tháng này, Liên minh châu Âu (EU) công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu than từ tháng 8 tới. Đây là một phần trong gói trừng phạt thứ năm mà châu Âu đưa ra đối với Nga nhằm đáp trả cuộc chiến của Nga tại Ukraine. Tuy nhiên, dầu thô và khí đốt – hai mặt hàng năng lượng quan trọng mà Nga cung cấp cho châu Âu – vẫn vắng bóng trong gói trừng phạt này của EU. Việc này khiến Mỹ không ngừng thúc giục EU áp đặt biện pháp trừng phạt với ngành năng lượng Nga.

Mới đây, trong cuộc họp trực tuyến giữa Mỹ và các lãnh đạo EU liên quan đến giai đoạn mới nhất của cuộc chiến ở Ukraine, hai bên đã đạt được đồng thuận về sự cần thiết phải gia tăng sức ép đối với điện Kremlin thông qua việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt.

“Chúng tôi sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga một lần nữa”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen xác nhận trong một bài đăng trên Twitter sau đó.

Hiện chưa rõ những biện pháp trừng phạt nào sẽ được đưa ra, song ngành năng lượng được dự đoán là mục tiêu hàng đầu. Theo thông cáo báo chí của Chính phủ Italy ngày 19/4, các quan chức tham gia cuộc họp đã tái khẳng định “cam kết chung trong việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Nga”.

Nguồn bài viết: Đức sẽ dừng nhập khẩu dầu từ Nga từ cuối năm nay - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Khối ngoại và tổ chức trong nước chi 5.400 tỷ bắt đáy trong tuần VN-Index “bay màu”

Kiều Linh -

Chỉ riêng tuần giao dịch vừa qua, khối ngoại và tổ chức trong nước gồm tự doanh đã mua ròng 5.400 tỷ đồng trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam…

Ảnh minh hoạ.

Vn-Index kết thúc tuần tuyệt vời hơn mong đợi. Dù sao thì đến giấy phút cuối cùng của phiên chỉ số cũng hồi phục về 1.379 điểm, một nỗ lực đáng khen sau thời điểm ám ảnh kinh hoàng cứ 14h hàng bị lôi ra xả tới tấp. Dù vậy thì kết thúc một tuần, chỉ số đã bay 76 điểm, tương đương mất 5%. Cá biệt trong một số phiên áp lực xả hàng dữ dội đã khiến chỉ số về sát mốc 1.350 điểm.

KHỐI NGOẠI VÀ TỔ CHỨC TRONG NƯỚC MUA RÒNG 5.400 TỶ ĐỒNG

So với các nhóm chỉ số, VnSmall có mức giảm ác liệt nhất 283 điểm đã bốc hơi trong tuần giao dịch vừa qua, tiếp theo là VnMid đánh mất 179 điểm, Vn30 - trụ cứng đỡ chỉ số phong độ hơn nhiều chỉ mất đâu đó 40-50 điểm không đáng ngại so với tình hình bi kịch chung của cả thị trường.

Tuy vậy, thanh khoản đã cải thiện đáng kể trong những ngày giao dịch qua. Vn-Index mỗi phiên khớp lệnh giá trị trung bình gần 25.000 tỷ đồng, tuần trước đó con số chỉ dừng lại ở 22.000 tỷ. Vn30 trung bình mỗi phiên 7.595 tỷ đồng; Vn-Mid 9.810 tỷ còn VnSmall 4.539 tỷ đồng, đều tăng nhẹ so với tuần giao dịch trước đó.

Thanh khoản tốt có lẽ nhờ một phần lực hấp thụ của dòng vốn đến từ nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức trong nước. Lực bán ra của nhà đầu tư cá nhân đã được hai khối này khớp liên tục với 5/5 phiên mua ròng.

Phiên giao dịch cuối tuần, khối ngoại mua ròng 923 tỷ đồng tập trung gom chủ yếu DXG, MSN, DGC, VNM, GAS, HPG, GEX, KHD, NLG. Luỹ kế cả tuần qua, nhóm này chi 2.700 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu trên toàn bộ 3 sàn chứng khoán Việt Nam HSX, HNX và UPCoM.

Trong đó, GEX là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị 306 tỷ đồng, đây cũng là mã mất nhiều điểm nhất trong tuần qua tương ứng với mất 13,11% thị giá. DXG được gom ròng 185 tỷ đồng, tiếp theo là NLG được mua ròng 183 tỷ đồng, VRE cũng được khối ngoại mạnh tay gom 176 tỷ hay một số mã khác như STB, VNM, VIC, KBC. Ở chiều ngược lại, khối ngoại lại bán ra VHM, DGC, CII, HPG.

Giá trị mua ròng của khối ngoại những phiên gần đây.

Với tổ chức trong nước gồm tự doanh, phiên giao dịch cuối tuần, nhóm này bắt đáy khá nhiều với giá trị lên đến gần 2.000 tỷ. Mã được nhóm này mua tích cực nhất là MSN, MWG, FPT, PNJ, MBB, HPG, VHC, VHC, DGC. Luỹ kế tuần qua, nhóm này mua ròng 2.700 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ riêng tuần giao dịch vừa qua, khối ngoại và tổ chức trong nước gồm tự doanh đã mua ròng 5.400 tỷ đồng trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam.

LÊN THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI VIỆT NAM HÚT 10 TỶ USD

Đánh giá về dòng vốn ngoại tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế diễn ra chiều 22/4 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, riêng trong 5 tuần gần đây, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ với giá trị 3.589 tỷ đồng, khoảng 155 triệu USD. Đây là những số liệu cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bộ trưởng cho biết thêm, sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam theo lộ trình đã đặt ra.

Nhìn từ góc độ bên ngoài, ông Zafer Mustafaeglu, Giám đốc Khối Nghiệp vụ về Tài chính, Năng lực Canh Tranh và Đổi mới sáng tạo, Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, Việt Nam đang bắt kịp với các quốc gia trong khu vực, về quy mô thị trường. Đây là bằng chứng rõ ràng về những nỗ lực liên tục của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường thuận lợi cho thị trường, bao gồm thông qua các định hướng chính sách, quy định và rất nhiều diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận về phát triển thị trường.

Ông Zafer Mustafaeglu, Giám đốc Khối Nghiệp vụ về Tài chính, Năng lực Canh Tranh và Đổi mới sáng tạo, Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB).

Ông Zafer Mustafaeglu, Giám đốc Khối Nghiệp vụ về Tài chính, Năng lực Canh Tranh và Đổi mới sáng tạo, Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB).

Quy mô thị trường của Việt Nam đã trở nên quá lớn để ở lại nhóm Thị trường Cận biên. Thị trường cổ phiếu của Việt Nam đã có trọng số trên 30% trong Chỉ số Thị trường Cận biên Toàn cầu của MSCI. Đây là trọng số lớn nhất, tiếp theo là Maroc là 10%. Việt Nam giống như võ sĩ hạng trung nhưng vẫn đang tham gia thi đấu trong nhóm hạng nhẹ.

Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực nâng cấp thành Thị trường Mới nổi. Điều đó không chỉ đem lại cải thiện về chất lượng mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế thứ hạng lớn đến Việt Nam.

“Ví dụ trên thị trường cổ phiếu, nâng cấp thành Thị trường Mới nổi có thể đem lại thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới cho Việt Nam, trong đó riêng năm đầu tiên có thể tiếp nhận thêm từ 2-5 tỷ”, đại diện World Bank nói.

Ông Zafer Mustafaeglu cũng kiến nghị Việt Nam nên cam kết đẩy nhanh lộ trình nâng cấp thành Thị trường Mới nổi. Điều này có nghĩa là Việt Nam cũng cần mở hơn nữa với các nhà đầu tư gián tiếp trên quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng thị trường. Thông tin phải kịp thời, đáng tin cậy và dễ tiếp cận hơn.

Việt Nam có thể cân nhắc các biện pháp làm tăng nguồn cung chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường sâu hơn, đa dạng hơn, sẽ làm giảm cơ hội thao túng và trục lợi.

Về vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, trong thời gian qua Việt Nam đã tạo lập được niềm tin với nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài do chúng ta ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường đầu tư và đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đản các cân đối lớn của nền kinh tế.

“Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Một điểm nữa được Thủ tướng nhấn mạnh là ổn định môi trường đầu tư, đặc biệt là sự nhất quán, ổn định chính sách để nhà đầu tư yên tâm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguồn: Vneconomy

Chủ tịch Techcombank: Không chia cổ tức cũng vì lợi ích cổ đông

Hàng chục cổ đông đã đặt câu hỏi chất vấn lãnh đạo Techcombank tại ĐHĐCĐ sáng nay, chủ yếu bày tỏ bức xúc về cổ tức cũng như nỗi lo lắng về tín dụng bất động sản, trái phiếu.

Lãnh đạo “khoe” lợi nhuận, cổ đông “đói lòng” cổ tức

Sau các bài trình bày lợi nhuận ấn tượng của lãnh đạo Techcombank, nhiều cổ đông đặt câu hỏi, tại sao kết quả kinh doanh của ngân hàng “đẹp như mơ” mà ngân hàng lại không chia cổ tức. “Không biết Techcombank muốn mơ đến đâu, và trong giấc mơ đó có nghĩ đến lợi ích cổ đông không”, một cổ đông đặt câu hỏi.

Với lợi nhuận giữ lại chưa phân bổ lên tới hơn 40.000 tỷ đồng, cổ đông cho rằng, Techcombank nên chia cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn để mở rộng dư địa tăng trưởng trong tương lai. Suốt 11 năm qua (tính cả năm nay), năm 2018 là năm duy nhất Techcombank chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông trước thềm niêm yết lên sàn HoSE.

Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cho rằng, chia hay không chia phụ thuộc vào chiến lược phát triển của ngân hàng.

“Tất cả đều mang lại lợi ích cho cổ đông. Phát hành ra bên ngoài cũng mang lại lợi nhuận cho cổ đông. Quan trọng là bền vững. Cổ phiếu không lên được nhưng bền và kháng cự tốt. Cả thị trường hiểu đó là giá trị thật”- ông Hùng Anh nói.

Trên thị trường, cổ phiếu TCB của Techcombank đã giảm 13,4% kể từ đầu năm và giảm hơn 18% kể từ giữa tháng 2/2022, thuộc nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất dòng ngân hàng.

Tiếp đó, lãnh đạo Techcombank “khoe” ngân hàng có nợ xấu thấp, chi phí huy động vốn, thu nhập từ mảng dịch vụ tăng trưởng tốt và cho biết đang sở hữu nền tảng vốn mạnh mẽ, thanh khoản dẫn đầu thị trường.

“Tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank rất cao, CAR đạt 15% cao hơn nhiều so với yêu cầu 8%", ông cho biết. Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện những gì mà ngân hàng đang làm tốt, chẳng hạn phân khúc dành cho khách hàng thu nhập cao, thu nhập khá. Techcombank cũng sẽ phát triển hệ sinh thái giúp đa dạng hoá thu nhập, tối ưu hoá tiềm năng tăng tưởng của Techcombank”, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho hay.

NHNN thanh tra, không thấy sai phạm của Techcombank với tín dụng bất động sản

Bên cạnh câu chuyện cổ tức, nhiều cổ đông cũng tỏ ra băn khoăn với chất lượng cho vay bất động sản của ngân hàng khi Techcobank có tỷ trọng cho vay bất động sản cao nhất hệ thống và vừa phải “phanh” mảng này.

Lãnh đạo Techcombank khẳng định, ngân hàng “không có một vấn đề gì với cho vay bất động sản” trong 5 năm qua và cho rằng, thời gian qua, các động thái của cơ quan chức năng về việc thanh lọc thị trường tài chính, bất động sản là cần thiết để minh bạch thị trường.

“Cách chúng tôi quản trị rủi ro với tín dụng bất động sản hay trái phiếu DN là rất đáng tin cậy. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều cuộc làm việc, kiểm toán, thanh kiểm tra Techcombank về lĩnh vực này nhưng không phát hiện sai phạm về vấn đề này. Chúng tôi khẳng định, 5 năm qua, Techcombank không có vấn đề gì với cho vay bất động sản”- ông Jens Lottner- CEO Techcombank nhấn mạnh.

Hiện Techcombank là ngân hàng nắm giữ khối lượng TPDN lớn nhất hệ thống với hơn 62.000 tỷ đồng cuối năm 2021.

Tuy vậy, trả lời tới những quan ngại của cổ đông, lãnh đạo Techcombank khăng định hoàn toàn tự tin với mục tiêu phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng, việc thẩm định trái phiếu cũng như thẩm định một khoản vay trung và dài hạn, thẩm định nguồn và khả năng trả nợ rất chặt chẽ. Các dự án Techcombank đầu tư đều thuộc các chủ DN uu tín.

Theo Techcombank, việc Chính phủ siết thị trường TPDN gần dây sẽ làm lành mạnh thị trường, tạo cơ hội cho các DN và tổ chức làm việc 1 cách chỉn chu.

Nguồn: Baodautu

Lão mèo @Fearless dựng được cái pic có ý nghĩa phết nhỉ!

1 Likes

Tin gì hot là vào topic của lão ấy hết :grin:

Cảm ơn ông bạn, bữa nào vào ủng hộ vài tin :joy:

“Doanh nghiệp phải tự đặt mình trong khuôn khổ pháp lý khi phát hành trái phiếu”

Đại diện các doanh nghiệp lớn chung quan điểm như vậy tại “Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” do Thủ tướng chủ trì chiều hôm qua (22/4)…

REE sẽ nâng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, nước sạch và bất động sản văn phòng cho thuê.

Chia sẻ tại “Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì chiều ngày 22/4, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) khẳng định, thị trường vốn là xương sống, là mạch máu của nền kinh tế.

Chủ tịch REE cho rằng bên cạnh vốn vay ngân hàng, kênh huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp vô cùng quan trọng phục vụ phát triển công ty trong trung và dài hạn.

Tuy nhiên bà Thanh cho rằng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu đều đòi hỏi tính minh bạch và các doanh nghiệp phải tự đặt mình trong khuôn khổ pháp lý và phải thể hiện tinh thần trách nhiệm với nhà đầu tư và thị trường.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE).

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE).

"Với số vốn tích lũy được trên 16.000 tỷ, REE cũng quyết định nâng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, cân đối hợp lý việc huy động nguồn vốn vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp để tiếp tục phát triển công suất trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nước và môi trường", bà Thanh cho biết.

Gần đây, REE phát hành thành công 2 đợt trái phiếu doanh nghiệp có quy mô 1.000 tỷ và 100 triệu USD, để đầu tư phát triển công suất điện năng lượng tái tạo, nước sạch và bất động sản văn phòng cho thuê.

Một trong những điểm khiến nhà đầu tư quan tâm đến 2 lô hàng nói trên của REE là tính minh bạch và cam kết của tổ chức phát hành trái phiếu.

REE từng được nhắc tới như một điển hình về việc thu hút vốn từ quỹ đầu tư nước ngoài ngay trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế khu vực 1996 - 1997. Lúc đó, Dragon Capital đã đề nghị bảo lãnh phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế 5 triệu USD với lãi suất 4%/năm, P/E chuyển đổi là 10 đối với REE. Thương vụ này sau đó đã thành công, nhà đầu tư sau đó sở hữu 24% vốn cổ phần tại REE.

Đại diện Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), đơn vị có tổng doanh thu vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng và tổng nguồn vốn gần 130.000 tỷ đồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Bá Dương cho biết, thời gian vừa qua và hiện nay, Thaco chỉ sử dụng lợi nhuận và trích khấu hao hàng năm cùng với vốn vay dài hạn với tỷ lệ hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco.

"Với ý thức doanh nghiệp là một thực thể của nền kinh tế đất nước và thị trường vốn của nền kinh tế chỉ an toàn, minh bạch, hiệu quả và bền vững khi hầu hết các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng vốn một cách an toàn, minh bạch, hiệu quả và có ý thức thượng tôn pháp luật".

“Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, ô tô và công nghiệp hỗ trợ, từng bước Thaco sẽ tự cân đối ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Dương nói.

Chia sẻ cách thức huy động vốn thành công tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), bà Nguyễn Thị Mai Thanh nhấn mạnh, hơn ai hết, Hội đồng quản trị công ty phải chịu trách nhiệm về công bố thông tin báo cáo định kỳ và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn huy động được đặt đúng chỗ và phát huy hiệu quả.

Cần phải có một tổ chức để giám sát tính minh bạch trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, với các tổ chức phát hành là công ty niêm yết, tính khả thi được chứng minh trong quá khứ, thể hiện trên kết quả báo cáo tài chính hợp nhất. Qua đó, nhà đầu tư, trái chủ có thể kiểm chứng thông tin dễ dàng. Cùng đó, doanh nghiệp phải bảo đảm trả lãi và vốn đúng hạn cho nhà đầu tư.

Về mặt luật định, đại diện REE kiến nghị cần có thêm các quy định chặt chẽ hơn về người chịu trách nhiệm và tài sản thế chấp phải được định danh cũng như có tính thanh khoản cao.

Ngoài ra, chế tài cũng cần được đặt ra đối với những trường hợp chệch hướng như thông tin đã được công bố. Về pháp lý, cần củng cố thêm trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán, định giá và giám sát tài sản.

Nguồn bài viết: "Doanh nghiệp phải tự đặt mình trong khuôn khổ pháp lý khi phát hành trái phiếu" - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ngày 28-4, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ nối nhịp

TTO - Trải qua nhiều khó khăn trong đầu tư, thi công, cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, chuẩn bị khánh thành vào ngày 28-4 tới. Nằm ở vị trí “vàng”, cây cầu giúp giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm.

TTO - Trải qua nhiều khó khăn trong đầu tư, thi công, cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, chuẩn bị khánh thành vào ngày 28-4 tới. Nằm ở vị trí “vàng”, cây cầu giúp giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm.

Cầu Thủ Thiêm 2 đã sẵn sàng đưa vào hoạt động

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phan Công Bằng - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP - cho biết công trình cầu Thủ Thiêm sẽ hoàn thành vào ngày 28-4.

“Công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối giao thông khu đô thị mới Thủ Thiêm, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM, thúc đẩy phát triển TP Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung”, ông Bằng chia sẻ.

Theo ông Bằng, quá trình thi công cây cầu này cũng gặp một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thay đổi các cơ chế chính sách về đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và cần có thời gian rà soát, tháo gỡ.

Còn chủ đầu tư dự án, Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh cho biết cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn, điểm cuối kết nối vào đường Trần Bạch Đằng (tuyến R1) với tổng chiều dài gần 1,5km.

Công trình cầu Thủ Thiêm 2 có kiến trúc cầu rồng, với hình dáng cong về phía sau của tháp cầu và hình uốn lượn nhìn từ mặt bên của cầu. Kiến trúc này đem lại cho cầu tính thẩm mỹ độc đáo và tạo điểm nhấn kiến trúc trên sông Sài Gòn. Tháp cầu nghiêng về phía Thủ Thiêm được xem như là một biểu tượng cổng chào mừng du khách tới với khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ kết cấu chính đã hoàn thành đảm bảo chất lượng, hiện nhà thầu đang khẩn trương hoàn thiện và nghiệm thu các hạng mục để kịp khánh thành dự án.

Trong giai đoạn tiếp theo, sau khi được UBND thông qua phương án chiếu sáng mỹ thuật, chủ đầu tư sẽ tiếp tục thực hiện hạng mục này.

Chủ đầu tư cũng nhận định giai đoạn đầu đưa vào khánh thành cầu, dự kiến lưu lượng xe rất lớn do một bộ phận người dân sẽ chuyển từ di chuyển qua cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm qua cầu Thủ Thiêm 2. Chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan sở ngành TP hỗ trợ điều tiết giao thông để tránh ùn tắc.

Nhiều công trình giao thông khánh thành dịp 30-4, 1-5

Song song với việc hoàn thành cầu Thủ Thiêm 2, dịp lễ 30-4 và 1-5, ông Phan Công Bằng - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố - cho hay ngành giao thông cũng đưa vào hoàn thành các công trình tỉnh lộ 9 (Đặng Thúc Vịnh) trên địa bàn huyện Hóc Môn, đường song hành Võ Văn Kiệt (quận 1).

Cùng với đó, thành phố cũng đẩy nhanh các thủ tục, để chuẩn bị khởi công 3 dự án cửa ngõ trong năm nay như mở rộng quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), đường nối Cộng Hòa với đường Trần Quốc Hoàn kết nối sân bay Tân Sơn Nhất, nút giao An Phú (TP Thủ Đức). Đây là 3 công trình được người dân chờ đợi từ lâu, khi hoàn thành hạn chế ùn tắc cho các cửa ngõ thành phố.

Nguồn bài viết: Ngày 28-4, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ nối nhịp - Tuổi Trẻ Online

Ông Macron tái đắc cử Tổng thống Pháp, hứa ‘không ai bị bỏ lại phía sau’

TTO - Theo các thăm dò sau cuộc bỏ phiếu, đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron giành chiến thắng trước đối thủ Marine Le Pen với cách biệt an toàn để tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm 5 năm.


Vợ chồng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ăn mừng kết quả tại Paris tối 24-4, giờ địa phương - Ảnh: REUTERS

Rạng sáng ngày 25-4, giờ Việt Nam, kết quả thăm dò công bố trên các kênh truyền hình Pháp cho thấy ông Macron giành khoảng 58% phiếu bầu trong vòng thứ 2 của cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 24-4. Ứng viên cực hữu Marine Le Pen được khoảng 42% phiếu bầu. Kết quả không quá bất ngờ khi ông Macron đã dẫn trước trong các thăm dò trước bầu cử.

Trong khi đó, Bộ Nội vụ Pháp đã công bố kết quả kiểm 45% số phiếu cho biết ông Macron đang dẫn đầu với 51,57% số phiếu bầu, trong khi lãnh đạo đảng cực hữu giành được 48,43% số phiếu ủng hộ.

Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp của Pháp dự kiến sẽ công bố kết quả chính thức vào ngày 27-4 tới.

Ngay sau khi các kết quả trên được công bố, Tổng thống Macron đã có bài phát biểu dưới chân tháp Eiffel ở thủ đô Paris trước những người ủng hộ. Ông cam kết sẽ thay đổi và xoa dịu sự giận dữ của những người đã bỏ phiếu cho phe cực hữu.

Ông Macron trở thành tổng thống Pháp đầu tiên đắc cử nhiệm kỳ hai kể từ thời ông Jacques Chirac vào năm 2002.

“Cần phải tìm ra câu trả lời cho sự tức giận và bất đồng đã khiến nhiều người dân bỏ phiếu cho cực hữu. Đó sẽ là trách nhiệm của tôi và của những người xung quanh”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Macron.

Tổng thống Macron nhấn mạnh ông không phải là ứng cử viên của một phe phái nào mà là “Tổng thống của tất cả mọi người”, khẳng định sẽ không ai bị bỏ lại phía sau trong nhiệm kỳ 5 năm tới của ông.

Nhà lãnh đạo đảng cực hữu của Pháp, bà Le Pen cũng thừa nhận thất bại. Tuy nhiên, bà gọi đây là một “chiến thắng rực rỡ” và tuyên bố sẽ tiếp tục “cuộc chiến chính trị chống lại” Tổng thống Macron trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6-2022.

Kết quả bầu cử Pháp cũng khiến châu Âu thở phào. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, cùng nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau khi ông tái đắc cử.

“Tôi mong muốn chúng ta tiếp tục hợp tác sâu rộng và mang tính xây dựng trong Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên trong liên minh”, bà von der Leyen viết trên mạng xã hội Twitter.

Còn ông Michel nêu: “Trong giai đoạn hỗn loạn này, chúng ta cần một châu Âu vững chắc và một nước Pháp hoàn toàn cam kết đối với một Liên minh châu Âu chủ quyền và chiến lược hơn”.

Lãnh đạo Anh, Ý, Đức, Bỉ cũng gửi lời chúc mừng đến ông Macron. Điện Elysée cho biết ông Macron đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi biết kết quả sơ bộ với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, thể hiện “tình hữu nghị Pháp - Đức”.

Nguồn bài viết: Ông Macron tái đắc cử Tổng thống Pháp, hứa 'không ai bị bỏ lại phía sau' - Tuổi Trẻ Online

Ashley Harkleroad - tay vợt nữ từng được đánh giá rất cao giờ bất ngờ chuyển sang đóng phim tại nhà trên một trang web dành cho người lớn.

Cựu sao quần vợt và người mẫu Playboy là Ashley Harkleroad hy vọng sẽ có được những thành công từ Flirty-Love sau khi gia nhập OnlyFans. Người phụ nữ 36 tuổi này tự nhận mình là ‘thể thao, tán tỉnh, vui tươi, vui vẻ và đang ở độ tuổi đỉnh cao’ khi lôi kéo người xem các phim dành cho người lớn tại nhà của mình.

Cựu số 1 thế giới tuyên bố: “Tôi là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp đầu tiên từng xuất hiện trên trang bìa của Playboy và giờ là trên Onlyfans!”.

Harkleroad gây tranh cãi vào năm 2008 khi là vận động viên quần vợt đầu tiên chụp ảnh ngực trần cho tạp chí Playboy. Cô nàng này giải thích ngay sau đó: “Tôi đã nghĩ về điều đó, và đó là điều mà tôi đã làm. Tôi tự hào về cơ thể của mình. Tôi đang đại diện cho cơ thể của một nữ vận động viên”.

1 năm trước đó, cô gái Mỹ đã nghỉ việc để sinh con đầu lòng. Cô trở lại với thể thao vào năm 2010 sau sự ra đời của đứa con thứ hai. Giờ cô theo nghiệp bình luận viên trên Tennis Channel. Ashley Harkleroad từng được coi là tài năng trẻ quần vợt của Mỹ. Ashley Harkleroad giành 8 danh hiệu cá nhân trong sự nghiệp.

Trên trang Instagram của Harkleroad có hơn 40.000 người theo dõi: “Tôi thích đăng tải những bức ảnh đẹp” là tôn chỉ của người đẹp trên trang cá nhân. Dù là mẹ hai con, tay vợt một thời vẫn giữ được thân hình gợi cảm, sự trẻ trung và ít ai nghĩ rằng đây là người phụ nữ đã trải qua cuộc hôn nhân.

Những hình ảnh đáng chú ý về cô nàng Ashley Harkleroad:


Sau 2 tháng, cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc

TTO - Ngày 24-4 đánh dấu tròn 2 tháng kể từ khi Nga phát động ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ tại Ukraine. Nhưng cuộc chiến đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc.

Tuổi Trẻ Online điểm lại một số cột mốc chính trong 2 tháng chiến sự:

Ngày 24-2 , Nga đưa quân sang Ukraine từ 3 hướng, chính thức bắt đầu cuộc chiến lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết “hoạt động quân sự đặc biệt” này nhằm “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraine.

Cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nước diễn ra ngày 28-2 tại Belarus nhưng không có bước đột phá nào. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn không phận Ukraine. Phương Tây cho biết lực lượng Ukraine kháng cự quyết liệt trong khi Nga gặp phải các vấn đề về hậu cần.

Ngày 2-3, các lực lượng Nga tấn công thành phố cảng Mariupol ở phía nam Ukraine và tuyên bố chiếm được trung tâm đô thị của thành phố cảng Kherson tại Biển Đen.

Ngày 4-3, lực lượng Nga chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) bác bỏ lời kêu gọi của Ukraine về việc lập vùng cấm bay do lo ngại làm leo thang xung đột.

Theo Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), tính đến ngày 8-4, hơn 2 triệu người đã rời khỏi Ukraine.

Sau 2 tháng, cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc - Ảnh 2.

Nhiều tòa nhà tại một khu vực phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine bị phá hủy ngày 20-4 - Ảnh: AFP

Ngày 13-3, Nga mở rộng chiến dịch vào sâu phía tây Ukraine, bắn tên lửa vào một căn cứ ở Yavoriv sát biên giới Ba Lan - một thành viên NATO. Chính quyền địa phương cho biết vụ tấn công khiến 35 người thiệt mạng và 134 người bị thương.

Hai bên tiến hành đàm phán vòng thứ 4 từ ngày 14 đến 17-3. Vòng đàm phán thứ 5 diễn ra ngày 21-3.

Ngày 3-4 , Ukraine cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh sau khi nhiều thi thể dân thường được phát hiện tại thị trấn Bucha. Điện Kremlin phủ nhận cáo buộc và chỉ trích đây là các hình ảnh bị dàn dựng.

Ngày 6-4, Lầu Năm Góc của Mỹ cho biết Nga đã rút hoàn toàn lực lượng khỏi khu vực thủ đô Kiev và thành phố Chernihiv ở miền bắc để chuẩn bị tập trung cho mặt trận ở miền đông Ukraine.

Ngày 14-4, soái hạm Moskva của Nga ở Biển Đen bị chìm. Phía Ukraine và Mỹ nói con tàu bị tấn công bằng tên lửa của Kiev, trong khi Nga cho biết tàu chìm do một vụ nổ kho đạn.

Sau 2 tháng, cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc - Ảnh 3.

Biểu đồ các khu vực tại Ukraine tính đến ngày 23-4, trong đó các vùng đỏ đang do Nga kiểm soát - Nguồn: Al Jazeera

Ngày 18-4, Nga mở cuộc tấn công vào miền đông Ukraine với mục tiêu kiểm soát vùng Donbass.

Chiến thắng tại khu vực này sẽ tạo ra bước ngoặt cho chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết đến ngày 20-4 đã có hơn 5 triệu người Ukraine di tản sang nước ngoài.

Ngày 21-4, Nga tuyên bố đã “giải phóng” Mariupol, nhưng sẽ không tấn công vào nhà máy thép Azovstal - thành trì cuối cùng của lực lượng phòng thủ Ukraine tại Mariupol - vì “không thực tế”.

Thay vào đó, Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho lực lượng Nga tiếp tục vây hãm nhà máy để “không một con ruồi nào lọt qua”, theo Hãng tin Sputnik và Hãng tin AFP.

Nguồn bài viết: Sau 2 tháng, cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc - Tuổi Trẻ Online

á ■■ :joy: chơi gì gắt z cha

tôi cũng muốn cung cấp thêm tư liệu cho anh em!

1 Likes

thua đấy =))))))) có thì ib vùng kín thôi nhé

Vi phạm trong công bố thông tin, loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt tổng cộng hàng trăm triệu đồng

image

(Tổ Quốc) - Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) bị phạt tiền 70.000.000 đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn nhiều tài liệu.

Ngày 20/4/2022, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí – Công ty cổ phần (mã chứng khoán: PVE).

Cụ thể, PVE đã vi phạm khi không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tài chính (BCTC) Quý 4 năm 2019, BCTC năm 2019 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2019, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, BCTC Quý 1,2,3,4 năm 2020, Báo cáo tình hình quản trị công ty 06 tháng đầu năm 2020, BCTC bán niên năm 2020 đã được soát xét, BCTC năm 2020 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2020, BCTC Quý 1 năm 2021.

Tổng công ty cũng công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tài liệu: BCTC Quý 3 năm 2019; công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020.

Do đó, PVE bị UBCKNN phạt tiền 100.000.000 đồng.

Đến ngày 21/4, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Thiết bị điện (mã chứng khoán: THI).

Cụ thể, THI đã không công bố thông tin trên hệ thống CBTT của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (hệ thống IDS) và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) các tài liệu: Giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh (KQKD) của: Báo cáo tài chính (BCTC) năm 2020, BCTC kiểm toán năm 2019, 2020 và BCTC riêng Quý 3/2020

Công ty cũng hông CBTT trên trang thông tin điện tử của HSX và chậm CBTT trên hệ thống IDS các tài liệu: Giải trình biến động KQKD của BCTC Quý 1/2020 và 06 tháng đầu năm 2021; đồng thời chậm CBTT trên hệ thống IDS và trang thông tin điện tử của HSX các tài liệu: Hồ sơ chốt danh sách Đại hội đồng cổ đông năm 2020; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai ngày 31/3/2020; Giải trình biến động lợi nhuận Quý 4/2020, Quý 1/2021; Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 8 ngày 04/10/2021.

THI còn CBTT không đúng thời hạn trên hệ thống IDS và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tài liệu: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 7 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 23/4/2021

Do đó, THI bị UBCKNN phạt tiền 85.000.000 đồng.

Cùng ngày, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH).

Theo đó, Hải An đã công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống CBTT của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh các tài liệu: Báo cáo thường niên năm 2020; Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 (ngày họp: 26/5/2021, ngày CBTT: 24/5/2021) và Công văn giải trình thông tin chênh lệch kết quả kinh doanh tại báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020 so với năm 2019.

Do vậy, Hải An bị phạt tiền 70.000.000 đồng.

Nguồn bài viết: Vi phạm trong công bố thông tin, loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt tổng cộng hàng trăm triệu đồng