Chứng sỹ săn tin!

Gần một nửa giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là không có tài sản đảm bảo

image
(Tổ Quốc) - Lo ngại về thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng trái phiếu không đúng mục đích, dẫn đến rủi ro cho trái chủ hoặc doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thông tin tới trái chủ không đầy đủ và minh bạch.
Theo báo cáo mới đây nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, một trong những vấn đề nổi bật của thị trường bất động sản thời gian vừa qua chính là thương vụ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu hủy bỏ 9 lô trái phiếu đã phát hành của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, với tổng trị giá trên 10.000 tỷ đồng. Theo VARs, sự kiện này đã khiến thị trường thị trường trái phiếu doanh nghiệp trải qua một bước ngoặt mới, với nhiều sự kiểm soát và cảnh báo từ các cơ quan chức năng.

Báo cáo VARs ghi nhận, trái phiếu doanh nghiệp đã trải qua 4 năm phát triển mạnh mẽ với giá trị phát hành bùng nổ, đạt hơn 700 nghìn tỷ đồng, tương đương 16,7% GDP, chiếm gần 12% dư nợ tín dụng cả nước năm 2021.

“Đáng chú ý là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không ngừng tăng trưởng trong vài năm trở lại đây khi các chủ đầu tư ưu tiên sử dụng hình thức huy động vốn trái phiếu, hơn là các nguồn vốn từ ngân hàng hay nhà đầu tư, khách hàng. Các doanh nghiệp bất động sản đã vượt ngân hàng, đứng đầu về giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm 2021 với tỷ trọng 35% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành”, báo cáo ghi rõ.

Một điểm mà VARs đặc biệt nhấn mạnh, đó là: “Gần một nửa giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là không có tài sản đảm bảo. Việc có tài sản đảm bảo là không bắt buộc, nhưng đó là một trong những điều kiện tạo nên uy tín của doanh nghiệp cũng như trái phiếu đó phát hành - nhằm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư (trái chủ)”.

Tính đến giữa tháng 4/2022, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt gần 40.000 tỷ đồng. Quá nửa giá trị trái phiếu được phát hành trong tháng 1. Tỷ trọng TPDN bất động sản trong quý I/2022 chiếm tới 43%.

Điều khiến các cơ quan quản lý thị trường lo ngại về thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nói riêng khi: doanh nghiệp sử dụng trái phiếu không đúng mục đích, dẫn đến rủi ro cho trái chủ; Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thông tin tới trái chủ không đầy đủ và minh bạch. Hoặc hiện tượng các ngân hàng bán trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân, những người không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để tham gia thị trường trái phiếu vốn bất bình đẳng thông tin và chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, theo VARs, về lâu dài, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả, thể hiện sự năng động của một nền kinh tế, trao cơ hội đầu tư đa dạng cho các nhà đầu tư. So với các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Trên cơ sở đó, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, thị trường trái phiếu nói chung, đặc biệt trái phiếu bất động sản cần một giải pháp đồng bộ và hiệu quả để phát triển lành mạnh. Quan ngại của các cơ quan quản lý nhà nước thường bắt nguồn từ sự bất đối xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư (cá nhân hay tổ chức).

Chính vì vậy, việc đánh giá hạn mức tín nhiệm với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu là vô cùng cần thiết. Hạn mức tín nhiệm cho phép nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát đủ khách quan để đánh giá những rủi ro có thể khi đầu tư vào doanh nghiệp thông qua trái phiếu.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần đề ra một cơ chế kiểm tra hiệu quả với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngay từ bước gửi hồ sơ, thay vì phát hiện sai phạm và hủy bỏ các thương vụ đã phát hành thành công, gây tâm lý xáo trộn không đáng có cho thị trường.

Nguồn bài viết: Gần một nửa giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là không có tài sản đảm bảo

Dưới đây là một bài nhạc thiền tịnh mà bạn có thể tham khảo nhé:

1 Tuyển Chọn Nhạc Thiền Tịnh Tâm Và Thư Giãn - Peto

Đây là video có thời lượng là khoảng 33 phút với tất cả là 9 bài hát liền, những bài hát được thể hiện trong video với nền nhạc nhẹ nhàng kết hợp với lời bài hát cũng chính là những câu kinh Phật được các tăng ni, phật tử thể hiện. Sau khi nghe những bài thiền này thì đầu óc của bạn sẽ giảm bớt được một phần nào căng thẳng đó nhé.

Link

2 Kiếp Sau Nguyện Làm Một Đóa Sen

Đây là một bài mang giai điệu thiền tịnh nhẹ nhàng với thể loại nhạc Hoa và dịch lời Việt được thể hiện là nghệ sĩ Phi Nhung. Đây là một nghệ sĩ đã hướng lòng theo Phật và nguyện không lập gia đình, thường xuyên làm những việc công đức cho chùa,… cô được đông đảo khán giả yêu thích bởi tính hiền lành và chất giọng ngọt ngào.

Hoa sen là biểu tượng của Phật giáo, chính vì thế mà bài hát này có nội dung mong muốn kiếp sau sẽ hóa thân thành sen để quên đi những khổ cực, tình ái của đời người,… cuộc sống được hay mất đều phụ thuộc vào tự nhiên.

Link

3 Nhạc Thiền Tĩnh Tâm - Lời: Thích Nữ Minh Viên

Bài hát trên được cũng thể hiện với giai điệu nhẹ nhàng hoà cùng chất giọng cao và ngọt ngào của nghệ sĩ Phi Nhung, sau khi nghe bài hát này thì bao nhiêu mệt mỏi cũng sẽ được xóa tan, tâm sẽ được thanh tịnh và lòng cảm thấy bình an bởi nội dung bài hát như lời sám hối trước Phật sau những tội lỗi sai lầm mà chúng ta mắc phải, con người giác ngộ được những điều tốt trong cuộc sống hơn.

Link

4 Album nhạc Phật - Bát Nhã Thuyền

Video tổng hợp với 7 bài hát có nội dung liên quan đến Phật giáo thích hợp cho những lúc thiền tịnh, giúp thư giãn đầu óc. Những bài hát trên với giai điệu trầm nhẹ và được ca sĩ dân ca trẻ tuổi Phương Mỹ Chi thể hiện, nội dung trong các bài nhạc đều là những lời hay ý đẹp, truyền đạt lòng tôn kính đối với Phật giáo, truyền tải thông điệp tốt đẹp đến với quý Phật Tử.

Link

5 Những bài nhạc - Thanh Tịnh Thiền

Đây là video có thời lượng khoảng 1h20 phút, tổng hợp những bài hát về thiền hay và mới nhất, đây đều là những bài nhạc không lời với các giai điệu du dương, nhẹ nhàng và êm dịu, sẽ mang đến cho người nghe cảm giác bình yên và thư giãn sau những lo toan, vất vả của cuộc sống.

Link

6 Nhạc thiền tĩnh tâm - an nhiên- tự tại

Những bài hát trong video này cũng là những bài nhạc thiền cửa Phật hoàn toàn không có lời bài hát, với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng với thời lượng khoảng 1 tiếng. Nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ thì khi nghe đoạn video này thì tâm sẽ tịnh, đầu óc giảm căng thẳng quên đi những muộn phiền sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

7 Nhạc Thiền Tĩnh Tâm

Đoạn nhạc không lời với thời lượng 1h20 phút được hoà tấu bởi âm điệu nhẹ nhàng cùng tiếng sáo, tiếng đàn tranh. Những bài nhạc này bạn có thể nghe vào buổi sáng sớm hoặc có thể nghe vào những lúc chuẩn bị đi ngủ bạn sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và thư giãn cơ thể, không những thế nghe nhạc thiền còn giúp cho bạn tăng cường trí nhớ, làm việc hiệu quả hơn.

Link

8 Nhạc Thiền Tĩnh Tâm - Không lời

Video với thời lượng 1h35 phút, bạn hãy mở những bài nhạc này và nhắm mắt lại, lắng nghe những nốt nhạc bay bổng của các giai điệu nhẹ nhàng khi kết hợp giữa tiếng sáo trúc quen thuộc và tiếng đàn tranh sẽ giúp thư thái tâm hồn, một chút yên bình và xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng.

Link

9 Nhạc thiền tịnh tâm

Năm phát hành: 2019

Nhạc sĩ: Tô Tài Năng và Jenny Thuỷ Đinh

Ca sĩ: Nhật Kim Anh

Nhật Kim Anh là một nghệ sĩ quá quen thuộc với khán giả Việt Nam qua màn ảnh, cô vừa là ca sĩ, diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch người mẫu ảnh,… Ca khúc “Nhạc thiền tịnh tâm” được cô thể hiện với chất giọng trầm ấm và giai điệu nhẹ nhàng, du dương cùng với nội dung bài hát như lời Phật dạy phải biết hiếu thảo với mẹ cha và phải làm những việc tốt, có ích cho đời.

Link

10 Nhạc thiền sáo trúc nhẹ nhàng

Đoạn nhạc thiền này chỉ khoảng 42 phút và đây là nhạc không lời với giai điệu nhẹ nhàng từ tiếng piano phối hợp cùng với tiếng sáo trúc du dương, khi mệt mỏi, căng thẳng mà nghe những bài nhạc này sẽ là công dụng hữu hiệu cho bạn có giấc ngủ ngon, đầu óc cũng thoải mái hơn.

Link

Trên đây là tổng hợp [những bài hát, những video về các bản nhạc thiền tịnh]. Nghe nhạc là biện pháp giúp bạn lấy lại tinh thần thoải mái, giảm bớt những mệt mỏi, muộn phiền lo toan của cuộc sống đấy nhé.

1 Likes

Nghe xong tâm thanh thản, buông bỏ lo âu nên lôi hết cp ra bán​:joy::joy::joy:

linh nghiệm quá :joy: bình tĩnh xong h cả họ lôi ra bán luôn

Hiện tượng hiếm thấy: 2 mã cổ phiếu “trần” trong phiên giảm điểm “thảm khốc” hôm nay - Công ty Mai táng Hải Phòng và Bệnh viện tim Tâm Đức

Phiên giao dịch chứng khoán đầu tuần ngày 25/4, thị trường giảm 33 điểm trong phiên sáng và sau đó lao dốc phiên chiều. Kết phiên, Vn Index đóng cửa ở 1.310 điểm

Hiện tượng hiếm thấy: 2 mã cổ phiếu "trần" trong phiên giảm điểm "thảm khốc" hôm nay - Công ty Mai táng Hải Phòng và Bệnh viện tim Tâm Đức

Theo quan sát, VN-Index lúc 14:02 đã xuống 1.298,38 điểm, tương đương mất hơn 80 điểm. Mức giảm sau đó đã được thu hẹp bớt, và VN-Index đang ở quanh 1.308 điểm (giảm khoảng 72 điểm, tương đương -5,2%).

Đến hơn 14h bên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 5,06% xuống 340,94 điểm.

Toàn thị trường chìm trong sắc đỏ, HOSE ghi nhận tới 459 mã giảm giá, trong đó gần 100 mã giảm sàn. Toàn bộ cổ phiếu nhóm VN-30 đều giảm giá, trong đó có tới 20 mã đã hoặc đang giao dịch tại giá sàn.

Hiện tượng hiếm thấy: 2 mã cổ phiếu trần trong phiên giảm điểm thảm khốc hôm nay - Công ty Mai táng Hải Phòng và Bệnh viện tim Tâm Đức - Ảnh 1.

Kết phiên Vn - Index đóng cửa ở 1.310 điểm

Trong 1 phiên giao dịch “đau lòng nhà đầu tư” như ngày 25/04, bên cạnh rất nhiều mã cổ phiếu “lau sàn”, có 2 cổ phiếu “bất biến giữa dòng đời vạn biến” là mã cổ phiếu của Công ty dịch vụ mai táng Hải Phòng (CPH) và " Bệnh viện Tim Tâm Đức (TTD) đều ở sàn Upcom. Đặc điểm chung của 2 mã cổ phiếu này là vốn hóa nhỏ, số lượng cổ phiếu lưu hành ít.

Công ty Cổ phần Mai táng Hải Phòng là doanh nghiệp trong ngành dịch vụ mai táng đầu tiên và hiện là duy nhất trên sàn chứng khoán.

CHP đưa 4,4 triệu cổ phiếu lên sàn từ tháng 2.2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên đến nay chưa một cổ phiếu nào khớp lệnh qua sàn. Giá cổ phiếu CHP chủ yếu điều chỉnh qua các đợt chia cổ tức của công ty, mặc dù từng tạo ra những “cơn sốt” trên thị trường chứng khoán khi nhiều phiên dư mua với lượng lớn, nhưng không cổ phiếu nào được bán ra.

Ngày 25/04, khi thị trường chung đang trong diễn biến “rơi không thấy đáy” thì đâu đó vẫn có hơn 25.000 lệnh “kiên trì” đặt mua CPH với giá trần 2.600 đồng/cp nhưng không có người bán.

Hiện, UBND Thành phố Hải Phòng đang nắm giữ 64,5% vốn tại CPH. Ngoài ra, CPH có 1 cổ đông lớn tổ chức là Công ty TNHH Đầu tư Công trình và Thương mại Hoàng Phát nắm giữ 10% vốn.

Hiện tượng hiếm thấy: 2 mã cổ phiếu trần trong phiên giảm điểm thảm khốc hôm nay - Công ty Mai táng Hải Phòng và Bệnh viện tim Tâm Đức - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu CPH trong 3 năm trở lại đây. Mặc dù được nhiều người “nhòm ngó” nhưng có được CPH không phải dễ.

Bệnh viện tim Tâm Đức được giới thiệu là Bệnh viện tim mạch lớn và uy tín nhất tại tp.HCM với đội ngũ y bác sĩ y đức tốt, chuyên môn cao,… lên sàn Upcom từ năm 2017. Hiện, có hơn 15,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành với giá trị vốn hóa 679,62 tỷ đồng.

Sau khi “sàn” vào ngày 21/04, giá cổ phiếu TTD lại có diễn biến tích cực trái ngược thị trường vào ngày 25/04, khi tăng “trần” lên mức giá 50.200 đồng với vỏn vẹn 200 cổ phiếu được khớp lệnh.

Hiện tượng hiếm thấy: 2 mã cổ phiếu trần trong phiên giảm điểm thảm khốc hôm nay - Công ty Mai táng Hải Phòng và Bệnh viện tim Tâm Đức - Ảnh 3.

Nguồn bài viết: Hiện tượng hiếm thấy: 2 mã cổ phiếu "trần" trong phiên giảm điểm "thảm khốc" hôm nay - Công ty Mai táng Hải Phòng và Bệnh viện tim Tâm Đức

Nếu tái cơ cấu “ngân hàng 0 đồng” bất thành, MB sẽ bán đi như một khoản đầu tư

Phương án nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng là chủ đề nóng, được nhiều cổ đông quan tâm và đặt câu hỏi tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán: MBB - HOSE)…

Cổ đông dự Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Một trong các phương án mà lãnh đạo MB trả lời tại Đại hội là “nếu tái cơ cấu “ngân hàng 0 đồng” bất thành, MB sẽ bán đi như một khoản đầu tư”.

Đáng chú ý là ông Lưu Trung Thái, Tổng giám đốc MB, đã chỉ ra những điểm được nhiều hơn rủi ro khi MB nhận chuyển giao “ngân hàng 0 đồng”. Hiện nay Ngân hàng chưa công bố danh tính của “ngân hàng 0 đồng” được chuyển giao vì thuộc danh mục bí mật nhà nước. “Tuy nhiên, nó chỉ nằm trong phạm vi dưới 10% tổng tài sản của MB và lỗ luỹ kế không được vượt quá 20.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của “ngân hàng 0 đồng” mà MB tiếp nhận ở mức khoảng 47%”, Tổng giám đốc MB tiết lộ.

NHẬN CHUYỂN GIAO, MB GẶP RỦI RO GÌ?

Cũng theo ông Thái, lộ trình nhận chuyển giao “ngân hàng 0 đồng” đã được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ, xin chủ trương của Bộ Chính trị. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ra nghị quyết về phương án nhận chuyển giao. Sau đó, MB mới đề ra phương án chi tiết, tiếp tục trình Chính phủ lần nữa. Sau khi được phê duyệt phương án chi tiết, MB mới tiến hành nhận chuyển giao.
“Thủ tục là vô cùng chặt chẽ, xin ý kiến tất cả các Bộ, ban ngành. Khó đến mức tất cả các lực lượng chính trị đều tham gia”, ông Lưu Trung Thái khẳng định độ khó của việc nhận chuyển giao và tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng.

Theo ông, rủi ro lớn nhất khi nhận chuyển giao liên quan đến quy trình, thủ tục, thẩm quyền… và quá trình này ngốn không ít thời gian.

Rủi ro thứ hai là về kinh tế, ông Lưu Trung Thái khẳng định là có, vì kinh doanh phải có rủi ro: “Tuy nhiên, rủi ro này chỉ nằm ở chỗ quá trình tái cơ cấu nhanh hay chậm. Hiện, MB đang cử một đội ngũ sang rà soát các mặt ở một “ngân hàng 0 đồng”. Cả MB và Ngân hàng Nhà nước đều thuê kiểm toán quốc tế vào kiểm toán”.

"KHÚC XƯƠNG" ĐỔI KHÔNG GIAN TÍN DỤNG

Mặc dù vậy, Tổng giám đốc MB thẳng thắn cho rằng “việc không khó thì không đến lượt chúng ta”. Cái lợi lớn nhất khi MB thực hiện nhiệm vụ chính trị này là có thêm không gian tăng trưởng tín dụng.

“Lý do là trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu tăng trưởng của MB đang lớn hơn khả năng được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cho phép MB tăng trưởng tín dụng từ 20-25%, tuy nhiên khả năng của MB có thể tăng trưởng 30-35% mà vẫn kiểm soát được rủi ro”, Tổng giám đốc MB nói.

Việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng giúp MB có cơ hội tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5 đến 2 lần trong dài hạn, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới.

Theo tính toán của ban lãnh đạo, MB mất khoảng 7-8 năm để giải quyết dứt điểm lỗ luỹ kế của ngân hàng này.

Trong trường hợp tái cơ cấu không thành công, MB không thể trả lại “ngân hàng 0 đồng” cho Nhà nước nhưng hoàn toàn có thể bán đi như một khoản đầu tư hoặc IPO chuyển thành ngân hàng cổ phần.

Nếu tái cơ cấu thành công, ngân hàng đó có thể sáp nhập vào MB giúp quy mô tài sản của MB tăng lên.

Ngoài ra, Tổng giám đốc MB cũng cho biết ngân hàng 0 đồng hiện nay có hơn 100 chi nhánh, phòng giao dịch; khi nhận chuyển giao sẽ giúp MB tăng độ phủ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt ở các tỉnh.

Nguồn bài viết: Nếu tái cơ cấu "ngân hàng 0 đồng" bất thành, MB sẽ bán đi như một khoản đầu tư - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Phát triển logistics: cần một chính sách đồng bộ

Phát triển logistics tại Việt Nam đang có nhiều thuận lợi như thị trường nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực châu Á, có sức tiêu thụ lớn, xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh… Nhưng để xoay chuyển tiềm năng thành hiện thực, cần một chính sách phát triển đồng bộ từ thu hút đầu tư tới cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính…

Ngành dịch vụ logistics có nhiều tiềm năng phát triển

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết: theo con số tổng hợp từ các báo cáo sơ bộ của 45/63 tỉnh thành trên cả nước, hiện Việt Nam có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp.

NHIỀU LỢI THẾ LÀM ĐÒN BẨY

Theo nghiên cứu trong năm 2021 của Bộ Công Thương, chỉ số năng lực hoạt động của ngành logistics tăng đạt 3,34 điểm so với 3,27 điểm của năm 2018. Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong Top 10 Chỉ số logistics thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng khá cao, ở mức 14 - 16%/năm.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cũng đồng tình rằng sự phát triển logistics Việt Nam có một số điểm thuận lợi. Đó không chỉ là sự phục hồi của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 mà còn là nhu cầu trên thế giới tăng cao, kéo theo hoạt động vận chuyển logistics tăng mạnh. Ngoài ra còn do hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào thị trường thế giới, thể hiện qua số lượng các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao. Năm 2020, doanh thu từ thương mại điện tử của Việt Nam đạt 14 tỷ USD, dự kiến con số này sẽ tăng lên 52 tỷ USD vào năm 2025. Đây cũng là ngành hứa hẹn tiềm năng cho dịch vụ logistics.Cũng theo ông Hải, một lợi thế quan trọng nữa của logistics hiện nay là ngành này đang được sự quan tâm mạnh mẽ từ các cấp chính quyền trung ương, địa phương trong thúc đẩy phát triển như: đào tạo nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin…

Ông Đinh Hữu Thạnh, CEO Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Con Ong bổ sung thêm: “Ngành logistics của Việt Nam rất có tiềm năng, nếu khai thác tốt chúng ta sẽ có một vị trí trên bản đồ logistics thế giới. Chúng ta có một vị trí chiến lược trong khu vực châu Á, dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn, là thị trường mới nổi thứ tám, thương mại điện tử phát triển mạnh, là trung tâm sản xuất mới của khu vực, thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài…”, ông Thạnh nói.

Ngoài ra, Việt Nam được hưởng lợi từ chính sách Trung Quốc +1. Với những bất ổn địa chính trị gần đây, với xu hướng di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam thì môi trường đầu tư của Việt Nam đang trở nên hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để logistics phát triển.

Mặc dù vậy, hạn chế trong phát triển logistics vẫn còn lớn. Theo ông Hải, số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics phát triển nhanh nhưng chất lượng, quy mô của các doanh nghiệp hiện còn đang rất thấp và gặp một số khó khăn nhất định. Điểm yếu của ngành logistics Việt Nam thời gian qua là mới tập trung phát triển thị trường nội địa, do đó cần mở rộng thị trường xúc tiến thương mại để thúc đẩy ngành này phát triển hơn nữa.

Theo ông Hải, với Quyết định 200/QĐ-TTg và Quyết định 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, chúng ta đang thực hiện các giải pháp thúc đẩy ngành logistics, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, kho bãi, tập trung phát triển nguồn nhân lực logistics, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động logistics… Đây là những động lực lớn cho dịch vụ logistics phát triển trong thời gian tới.

MỞ CỬA THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO LOGISTICS

Do hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ nên nhu cầu hợp tác với các doanh nghiệp logistics nước ngoài rất lớn. Hiện nay một số địa phương như An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Kiên Giang, Nghệ An, Tiền Giang, Quảng Ninh,… đang tập trung triển khai, kêu gọi thu hút đầu tư vào các trung tâm logistics hạng I, hạng II, các trung tâm logistics chuyên dụng. Có nhiều mô hình để hợp tác cùng phát triển như mua bán và sáp nhập, hợp tác tại nước thứ ba để gia tăng quy mô phục vụ, làm đại lý của nhau, hợp tác với các hãng tàu, hàng không…

Để hợp tác thành công, theo ông Thạnh, các cơ quan quản lý nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thủ tục hành chính, giúp quá trình hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp thuận lợi, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, ông Thạnh cũng cho rằng hiện nay thương mại điện tử phát triển mạnh, xu thế vận tải xuyên biên giới giữa các nước, do vậy thủ tục hải quan tuy đã được cải tiến rất nhiều nhưng các thủ tục nhà nước liên quan tới lĩnh vực này cần thuận lợi hơn. “Chúng ta có nhiều công cụ quản lý, do đó đề nghị Nhà nước nghiên cứu nhằm thúc đẩy phát triển logistics cho thương mại điện tử phát triển minh bạch tại Việt Nam”, ông Thạnh đề xuất.

Hiện nay giữa các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự chia sẻ liên kết dữ liệu, song cần tăng cường chia sẻ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu có thể Nhà nước cần tạo ra một nền tảng ở một số khu vực để liên kết giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng. “Cần phải tạo sự liên kết giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng, như: hải quan, cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu… giúp giảm thời gian giao nhận hàng nhanh hơn. Khi ấy chỉ cần mỗi một container tiết kiệm được 30 phút thì đã là con số khổng lồ”, ông Thạnh đề xuất thêm và kiến nghị cơ quan quản lý phải coi logistics là ngành công nghiệp hỗ trợ để có chính sách hỗ trợ phù hợp, chẳng hạn như cho phép doanh nghiệp gia công đóng gói, dán nhãn hàng hóa tại kho ngoại quan.

Ông Kim Sam Mo, Tổng giám đốc Công ty Kukdong Logistics, Chủ tịch Hiệp hội logistics Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCA), nhận định Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển cao, có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực ASEAN và chuỗi cung ứng logistics quốc tế. Tốc độ tăng trưởng logistics của Việt Nam dự kiến là 13% trong năm 2022 và có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong tương lai do xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng.

Để thu hút FDI vào ngành logistics Việt Nam, ông Kim Sam Mo cho rằng cần nới lỏng tỷ lệ vốn đầu tư vào logistics trên vốn đầu tư nước ngoài để không kìm hãm nguồn vốn FDI vào logistics Việt Nam.

Tiêu chuẩn hóa hạ tầng logistics đang là vấn đề cấp thiết với các doanh nghiệp. Đơn cử như các chi phí phát sinh tại cảng Hải Phòng như phụ phí xếp dỡ cho tất cả các tàu quốc tế không được áp dụng đồng nhất. Hay các công ty vận tải biển và các bến cảng khác nhau được tính với mức giá khác nhau. Chính sự không đồng bộ này gây ảnh hưởng tới các kế hoạch tài chính của công ty cho các chi phí hậu cần. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp còn do dự cho các hoạt động hậu cần trong tương lai. Do đó, ông Kim Sam Mo đề xuất Việt Nam cần tiêu chuẩn hóa dịch vụ hạ tầng logistics bằng việc áp dụng giá cước chuẩn hóa, thống nhất hệ thống thu phí.

Ngoài ra, Việt Nam cần hình thành hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. Trong đó các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất thì việc nhận và xử lý nghiệp vụ sẽ tiết kiệm nhiều thời gian.

Đại diện KOCA cũng lưu ý đến chi tiết: tuy thị trường cạnh tranh tự do nhưng có những công ty độc quyền trong một số lĩnh vực nên họ đơn phương tăng giá cước. Vì vậy cơ quan quản lý Việt Nam cần xem xét lý do tăng giá có chính đáng hay không, hay do độc quyền? Nếu không, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của ngành logistics Việt Nam.

Nguồn bài viết: Phát triển logistics: cần một chính sách đồng bộ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thúc tiến độ dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

TTO - Ngày 26-4, Sở Giao thông vận tải TP.HCM có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM về việc đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trong kế hoạch phối hợp triển khai dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giữa TP.HCM và Tây Ninh, thời gian dự kiến trình Bộ Kế hoạch và đầu tư hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vào tháng 9-2021. Tuy nhiên, đến nay việc trình hồ sơ đã trễ so với kế hoạch đề ra.
Để đẩy nhanh tiến độ, Sở Giao thông vận tải kiến nghị UBND TP xem xét, chỉ đạo về việc thành lập Hội đồng thẩm định nội bộ về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP khẩn trương tiếp thu ý kiến của các sở ngành, đơn vị để hoàn thiện hồ sơ, trình Hội đồng thẩm định nội bộ.

Sở Giao thông vận tải TP đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư khẩn trương thực hiện các thủ tục theo quy định, tham mưu UBND TP trình Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo dự án tiền khả thi trong tháng 5-2022.

Đồng thời, Sở Kế hoạch và đầu tư TP chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham mưu về nguồn vốn đầu tư dự án (vốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn TP khoảng 5.900 tỉ đồng); bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP trình HĐND TP trong kỳ họp gần nhất (dự kiến tháng 7-2022).

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài 53,5km, trong đó đoạn qua TP.HCM dài 23,7km, còn lại đi qua tỉnh Tây Ninh. Ở giai đoạn 1, dự án thực hiện từ 2021 - 2025 với 4 làn xe, tổng mức đầu tư 15.900 tỉ đồng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BOT). Riêng việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư từ nguồn vốn ngân sách TP.HCM và Tây Ninh.

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đầu tư sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và giảm tải cho quốc lộ 22. Đây sẽ là tuyến giao thông xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.

Cao tốc này cũng đi qua hai huyện Hóc Môn, Củ Chi, nơi đang được tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông để tăng tốc phát triển kinh tế.

Mới đây, ngày 12-4, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và Củ Chi (TP.HCM) năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị nhanh chóng xắn tay tháo gỡ những nút thắt về cơ chế chính sách để huy động nguồn lực đầu tư các tuyến giao thông có tính huyết mạch như cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đường vành đai 3, vành đai 4, các tuyến đường ven sông… Kết nối Củ Chi, Hóc Môn với trung tâm, với sân bay, cảng biển.

Nguồn: Thúc tiến độ dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

ĐỌC NHANH 27-4: Ông Putin họp với Tổng thư ký LHQ qua bàn dài 6 mét

TTO - Trong cuộc gặp Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí cho phép dân thường sơ tán khỏi nhà máy thép Azovstal ở TP cảng Mariupol của Ukraine.

  • Theo Hãng tin AFP, trong cuộc gặp tại thủ đô Matxcơva vào ngày 26-4, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres rằng ông vẫn đặt hy vọng vào các cuộc đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

“Mặc dù chiến dịch quân sự đang diễn ra, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng sẽ có thể đạt được các thỏa thuận trên con đường ngoại giao. Chúng tôi đang đàm phán (với Ukraine) và chúng tôi không từ chối đàm phán” - ông Putin nói với ông Guterres.

Tổng thống Putin nói với người đứng đầu Liên Hiệp Quốc rằng “biết rõ những lo ngại của ngài về chiến dịch quân sự của Nga” ở Ukraine và sẵn sàng thảo luận về vấn đề này. Còn ông Guterres kêu gọi Nga và Ukraine phối hợp với Liên Hiệp Quốc để lập các hành lang viện trợ và sơ tán cho dân thường ở Ukraine.

Theo thông tin của Liên Hiệp Quốc về cuộc gặp, Tổng thống Putin “về nguyên tắc” đã đồng ý cho phép sơ tán dân thường trong nhà máy thép Azovstal ở TP cảng Mariupol của Ukraine. Điều này được thực hiện có sự phối hợp với Liên Hiệp Quốc, Hội Chữ thập đỏ quốc tế, Bộ Quốc phòng Nga và các quan chức Ukraine.

  • Theo TTXVN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết ông đã có một cuộc thảo luận nồng ấm và mang tính xây dựng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đồng thời nhấn mạnh rằng các đồng minh của Mỹ có thể đóng góp nhiều hơn để giúp Ukraine tự vệ.

Ông Austin lưu ý, Mỹ và các đồng minh sẽ cung cấp hỗ trợ cho Ukraine với tiến độ kỷ lục, và nêu rõ: “Chúng tôi có thể làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraine tiếp tục tự vệ”. Bộ trưởng Austin cũng cho hay, điều quan trọng là cần chắc chắn rằng Mỹ và các đồng minh làm hết khả năng để đảm bảo Ukraine sẽ thành công, và đó là con đường tốt nhất để giải quyết nguy cơ lan rộng của cuộc chiến.

ĐỌC NHANH 27-4: Ông Putin họp với Tổng thư ký LHQ qua bàn dài 6 mét - Ảnh 2.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) cùng Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres chuẩn bị họp báo sau cuộc gặp tại Matxcơva ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

  • Theo Hãng tin Reuters, ngày 26-4, ông Andriy Yermak - chánh Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - cáo buộc Nga “bắt đầu tống tiền châu Âu” bằng cách cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria khi cuộc chiến ở Ukraine chưa có lối thoát.

  • Hãng tin Interfax tường thuật ngày 26-4, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng quân sự nước này đã giải phóng toàn bộ khu vực Kherson ở phía nam Ukraine. Hãng tin này dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết ở những nơi khác ở miền nam Ukraine, quân Nga cũng đã chiếm các khu vực Zaporizhzhia và Mykolaiv cũng như một phần khu vực Kharkov ở phía đông Ukraine.

  • Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo các thành viên của phái bộ ngoại giao Mỹ tại Ukraine - những người đã phải chuyển đến Ba Lan do chiến sự ở Ukraine - đã đến thành phố Lviv ở phía tây Ukraine vào ngày 26-4. Đây là bước đầu tiên trong nỗ lực của Washington nhằm đảm bảo các nhà ngoại giao của họ quay trở lại Ukraine.

ĐỌC NHANH 27-4: Ông Putin họp với Tổng thư ký LHQ qua bàn dài 6 mét - Ảnh 3.

Ảnh chụp hôm 26-4 cho thấy người dân đặt hoa trên công trình tưởng niệm ở Chernobyl để tưởng nhớ những lính cứu hỏa đã thiệt mạng trong thảm họa tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Ngày 26-4, Cơ quan Nặng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) của Liên Hiệp Quốc cho biết việc Nga kiểm soát tạm thời địa điểm Chernobyl vào đầu chiến dịch quân sự là “rất nguy hiểm” và làm tăng bức xạ, nhưng bây giờ tình hình tại nhà máy này đã trở lại bình thường - Ảnh: AFP

  • Công ty năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga nói với Công ty dầu khí PGNiG của Ba Lan rằng họ sẽ ngừng cung cấp khí đốt dọc theo đường ống Yamal từ sáng 27-4. Tuy nhiên, Chính phủ Ba Lan cho biết họ có đủ dự trữ.

  • Theo Hãng tin Reuters, ngày 26-4, Bộ Ngoại giao Ukraine cáo buộc Nga cố gắng lôi kéo vùng ly khai Transdniestria (được cho là thân Nga) của Moldova vào cuộc chiến Nga - Ukraine, sau khi nhà chức trách ở Transdniestria cho biết họ đã ghi nhận một số vụ nổ tại địa phương và đổ lỗi cho phía Ukraine về vụ việc. Trước đó, phía Nga tuyên bố lực lượng Nga có kế hoạch chiếm toàn bộ miền nam Ukraine và thiết lập hành lang trên bộ tới vùng Transdniestria của Moldova.

  • Phát biểu tại cuộc họp báo ở Kiev sau khi thăm Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 26-4, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết ông đã đồng ý với Ukraine về việc giúp sửa chữa nhà máy này sau khi nơi đây bị quân đội Nga kiểm soát vào những ngày đầu chiến sự.

Nguồn bài viết: ĐỌC NHANH 27-4: Ông Putin họp với Tổng thư ký LHQ qua bàn dài 6 mét - Tuổi Trẻ Online

“Gạn đục, khơi trong", “tiền phòng, hậu kiểm” vì sự phát triển bền vững của thị trường tài chính

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, bên cạnh việc xử lý dứt điểm, nhanh gọn các hành vi sai phạm trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, Bộ sẽ áp dụng các biện pháp “tiền phòng, hậu kiểm” đảm bảo thị trường phát triển ổn định, bền vững…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn biến động mạnh và điều chỉnh giảm sâu kể từ cuối tháng 3 đến nay. Dòng tiền tham gia nhỏ giọt, nhà đầu tư dường như đua nhau bán tháo khiến VN-Index lao dốc với mức giảm kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thậm chí, nhiều thời điểm xuyên thủng mốc 1.300 điểm.

Lý giải đà giảm kỷ lục của thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, ngoài các tác động từ vĩ mô ngoài nước, thị trường chứng khoán còn một phần chịu tác động tâm lý khi các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý xử lý nghiêm các vụ việc trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

VÌ SAO VN-INDEX LAO DỐC?

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, tiếp nối năm 2021, quý đầu năm 2022, thị trường chứng khoán cơ bản vẫn giữ được nhịp tăng tốt và ổn định.

Sau khi lập đỉnh mới, tính đến cuối quý 1/2022, chỉ số VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,4% so với thời điểm cuối năm ngoái. Thị trường mới chịu áp lực điều chỉnh giảm và biến động mạnh kể từ cuối tháng 3 đến nay. Chỉ số VN-Index đóng cửa ngày 25/4 tại 1.310,92 điểm, như vậy, điều chỉnh giảm khoảng hơn 200 điểm so với cuối tháng 3.

Đây là đợt điều chỉnh tương đối mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới sự tác động tổng hòa của nhiều nguyên nhân khác nhau cả trong nước và thế giới, cả khách quan lẫn chủ quan.

Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trên thế giới, áp lực lạm phát tăng khiến các ngân hàng trung ương lớn đều có động thái thắt chặt chính sách và điển hình nhất là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất điều hành sau 3 năm.

Cùng với đó, tình hình xung đột Nga – Ukraine càng làm gia tăng rủi ro cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhất là khi giá năng lượng, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh,…

Điều đó tác động tới nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới, khiến nhiều thị trường giảm điểm mạnh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không ngoại lệ khi áp lực bán tăng dần vào cuối quý 1 và điều chỉnh giảm mạnh kể từ cuối tháng 3 sau quá trình dài liên tục tăng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh giảm điểm mạnh cũng một phần tương đồng với nhịp giảm chung của thế giới, chẳng hạn như trong phiên giảm mạnh (hơn 68 điểm) ngày 25/4 thì các thị trường lớn trên thế giới cũng giảm điểm rất sâu.

Bên cạnh đó, “áp lực điều chỉnh sau quá trình tăng dài và tâm lý thận trọng trên thị trường trước các vụ việc đơn lẻ khiến thị trường biến động mạnh theo chiều hướng giảm”, Bộ trưởng nhìn nhận.

THANH LỌC SẼ TÍCH CỰC TRONG TRUNG, DÀI HẠN

Nhằm thanh lọc và xử lý nghiệm các sai phạm trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, hàng loạt lệnh xử phạt hành chính, thậm chí khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp như cựu Chủ tịch FLC Group Trịnh Văn Quyết, ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng…

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, các sự việc vừa qua chỉ là các sự vụ đơn lẻ, tác động tới tâm lý của thị trường trong ngắn hạn. Theo đó, mục tiêu của cơ quan quản lý là xây dựng, phát triển thị trường chứng khoán an toàn, minh bạch và bền vững.

Vì vậy, “thanh lọc thị trường sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính, tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán trong việc thu hút thêm các dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, góp phần hỗ trợ quá trình nâng hạng từ cận biên lên mới nổi”, tư lệnh ngành Tài chính khẳng định.

Việc kiên quyết xử lý các sai phạm có thể tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn, khiến thị trường tăng trưởng chậm lại, nhưng là nỗ lực để thị trường tăng trưởng minh bạch, bền vững hơn.

Trong mọi quá trình phát triển, luôn cần những thay đổi, những bước chuyển để hoàn thiện hơn và với thị trường chứng khoán cũng vậy, chúng tôi nghĩ rằng, sau những chặng đường phát triển cũng cần những hành động để “gạn đục, khơi trong”.

“Chúng tôi cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nguyên đó các yếu tố hỗ trợ tích cực mang tính nền tảng từ kinh tế vĩ mô và nội tại thị trường. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, chất lượng hơn, khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ yếu quan trọng của nền kinh tế, doanh nghiệp; đồng thời là kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn, hiệu quả của nhà đầu tư”, Bộ trưởng khẳng định.

DÙ ĐAU NHƯNG KIÊN QUYẾT CẮT BỎ UNG NHỌT

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: tại hội nghị thát triển thị trường vốn hôm 22/4, không dưới 2 lần Thủ tướng Chính phủ khẳng định và nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và luôn có chính sách hỗ trợ, khuyến khích những doanh nghiệp tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, làm ăn hiệu quả, chính đáng, minh bạch, làm giàu chính đáng cho mình, đóng góp cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân”.

Dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “một cái ung nhọt dù đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan nguy hiểm”, Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, nếu chúng ta không làm quyết liệt, “con sâu làm rầu nồi canh” sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn trung và dài hạn, đến thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chủ trương phát triển thị trường vốn, đến niềm tin nhà đầu tư trong và ngoài nước và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính quyết tâm cao để thực hiện giải pháp lành mạnh hóa thị trường, không để một số vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, lợi ích chính đáng của các thành viên thị trường, của doanh nghiệp và cao nhất là vấn đề huy động vốn qua thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Chiều ngày 25/4, Bộ Tài chính cũng tiếp tục có thêm buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan chức năng hai Bộ. Tinh thần không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế một lần nữa được thống nhất cao.

Về phía Bộ Tài chính sẽ ủng hộ hết mức các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và các nhà đầu tư chân chính, nhưng đồng thời sẽ xử lý nghiêm, dứt điểm, nhanh gọn các hành vi sai phạm trên thị trường chứng khoán.

Chúng ta tôn trọng quy luật và tính thị trường của thị trường chứng khoán, là thị trường thì có lúc tăng, lúc giảm bởi phải tuân theo cung cầu của người mua, người bán.
Nhà nước tôn trọng quy luật khách quan của thị trường, nhưng luôn có sự giám sát, quản lý, điều tiết hợp lý dựa trên các quy định của pháp luật.

Cái tốt, các yếu tố mang tính giá trị cơ bản, tích cực sẽ luôn được ủng hộ, thậm chí Bộ Tài chính cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng tạo mọi điều kiện để các tổ chức sai phạm vừa qua sớm ổn định, nhanh chóng hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi cho cổ đông và người lao động.

SIẾT CHẶT CÁC ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA TAI NẠN

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, so với lịch sử của các nhiều thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là còn non trẻ.

Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam có sự phát triển rất nhanh, mạnh và còn nhiều dư địa để phát triển, với mục tiêu trở thành kênh thu hút vốn trung và dài hạn chủ yếu, quan trọng cho nền tài chính quốc gia và nền kinh tế của đất nước.

Để hiện thực được mục tiêu đó, bên cạnh nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường, Bộ Tài chính sẽ có các giải pháp để ngăn ngừa, tức là “tiền phòng, hậu kiểm”, để bảo vệ cho lợi ích của nhà đầu tư, cũng như các công ty hoạt động trên thị trường một cách bình đẳng, minh bạch và đúng đắn nhất.

Theo đó, Bộ Tài chính có đề xuất trình Chính phủ sẽ sửa đổi Luật Chứng khoán.

Đồng thời cũng kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp và các quy định khác liên quan để tạo điều kiện phát triển tốt hơn, sát thực tiễn và nhu cầu của thị trường chứng khoán.

Sớm hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán về dài hạn.

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hiện chúng tôi hoàn thành việc chỉnh sửa các quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP và đang trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Về công tác điều hành, quản lý, Bộ Tài chính cũng chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính Ngân hàng, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán và các đơn vị chức năng khác triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo hướng vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định, vừa tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm để tăng kỷ cương, kỷ luật thị trường.

Riêng với hoạt động của thị trường chứng khoán, Bộ cũng chỉ đạo tiếp tục thực hiện tái cấu trúc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ rà soát, phân loại, kiểm tra tại chỗ, xây dựng phương án đối với từng công ty để có biện pháp xử lý.

Tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư nhằm cải thiện chất lượng cầu đầu tư, hướng tới cầu đầu tư bền vững.

Cùng với đó, triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng nghẽn lệnh giao dịch; hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin; nghiên cứu khuôn khổ pháp lý cho phát triển các dịch vụ mới, sản phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bên cạnh việc hoàn thiện pháp lý, Bộ chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh các sai phạm.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ kiểm tra và chấn chỉnh các tổ chức kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là trong vấn đề sai phạm, lách quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Bộ Tài chính cũng chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tiến hành áp dụng cả biện pháp trực tiếp và gián tiếp.

Theo đó, sẽ trực tiếp kiểm tra báo cáo tài chính kiểm toán tại các đơn vị phát hành, đồng thời cũng kiểm tra lại những công ty kiểm toán mà kiểm toán các doanh nghiệp đó. Nếu phát hiện sai phạm xử lý nghiêm các đơn vị kiểm toán độc lập thiếu trách nhiệm để xảy ra sai sót.

Ngoài ra, chỉ đạo các đơn vị tăng cường hơn nữa công tác đào tạo để trang bị kiến thức tài chính cho nhà đầu tư; tăng cường công tác tuyên truyền để nhà đầu tư và doanh nghiệp nắm được các quy định pháp luật, các cơ hội, rủi ro để đầu tư hiệu quả trên cả thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.

Nguồn bài viết: “Gạn đục, khơi trong", “tiền phòng, hậu kiểm” vì sự phát triển bền vững của thị trường tài chính - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tuyên bố dừng bơm khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, Nga bắt đầu dùng năng lượng làm “vũ khí”?

Động thái này của Moscow đẩy căng thẳng giữa Nga với phương Tây lên một nấc cao mới. Việc Nga đòi thanh toán bằng Rúp không chỉ đe doạ nguồn cung năng lượng của EU mà còn giúp củng cố sức mạnh cho đồng Rúp trong bối cảnh chiến tranh…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Nga sẽ cắt cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4, sau khi hai nước này từ chối dùng đồng Rúp để thanh toán tiền mua khí đốt từ Nga. Động thái này của Moscow đẩy căng thẳng giữa Nga với phương Tây lên một nấc cao mới.

Theo trang CNN Business, công ty khí đốt quốc doanh Ba Lan PGNiG cho biết sẽ “dừng hoàn toàn” cung cấp khí đốt thông qua đường ống Yamal bắt đầu từ buổi sáng ngày 27/4 theo giờ địa phương.

“Vào ngày 26/4, Gazprom thông báo cho PGNiG về ý định cắt toàn bộ việc cung cấp khí đốt theo hợp đồng Yamal bắt đầu từ ngày 27/4”, tuyên bố của PGNiG cho biết. Thông tin này ngay lập tức đẩy giá khí đốt ở Mỹ tăng khoảng 3% trong phiên ngày 26/4.
Gazprom, tập đoàn khí đốt quốc doanh khổng lồ của Nga, chưa xác nhận việc cung cấp khí đốt cho Ba Lan đã dừng hay chưa – theo hãng thông tấn Nga Tass. Một người phát ngôn của Gazprom nhấn mạnh rằng Ba Lan phải thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng Rúp. Tuy nhiên, giống như các quốc gia phương Tây khác, Ba Lan đã từ chối yêu cầu này của Nga.

Gazprom cũng đã thông báo với công ty khí đốt quốc doanh của Bulgaria là Bulgargaz rằng phía Nga sẽ dừng bơm khí đốt cho nước này từ ngày 27/4 - một tuyên bố của Bộ Năng lượng Bulgaria cho hay. Cơ quan này nói rằng việc dùng Rúp để thanh toán tiền mua khí đốt Nga là “không thể chấp nhận” và đặt ra “những rủi ro lớn” đối với Bulgaria. Tuyên bố nói phía Bulgaria đã “hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ và thực hiện đúng lúc tất cả các khoản thanh toán quy định trên hợp đồng, một cách kỹ lưỡng và tuân thủ đầy đủ mọi điều khoản”.

Trước đó, Chính phủ Bulgaria đã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung thay thế cho khí đốt Nga trong trường hợp bị Nga cắt cung cấp khí đốt. “Hiện tại, không có biện pháp hạn chế nào được áp dụng đối với tiêu thụ khí đốt ở Bulgaria”, Bộ Năng lượng nước này cho hay.

Tháng trước, Nga đưa ra “tối hậu thư” rằng các nước “không thân thiện” với Nga sẽ phải trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng Rúp bắt đầu từ ngày 1/4, nếu không sẽ bị Moscow cắt khí đốt. Sau đó, dòng chảy khí đốt Nga vẫn duy trì.

Điện Kremlin nói rằng các nước khách hàng đã thanh toán cho khí đốt được bơm đến cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, nên Nga chưa cắt ngay dòng chảy khí đốt sang châu Âu.

Yêu cầu thanh toán tiền mua khí đốt bằng Rúp mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đã gây ra một cú sốc lớn ở châu Âu. Nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) được cho là sẽ gặp một thách thức chưa từng có tiền lệ nếu không có khí đốt Nga. Điện Kremlin đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng đến một thời điểm nào đó Nga sẽ giảm mạnh dòng chảy khí đốt nhằm đáp trả việc phương Tây áp các biện pháp trừng phạt cứng rắn lên Nga do cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

PGNiG cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng để đó nguồn cung khí đốt từ các nguồn khác, bao gồm thông qua các kết nối khí đốt ở khu vực biên giới phía Tây và phía Nam, cũng như nguồn khí hoá lỏng (LNG) nhập khẩu tại cảng ở phía Tây Bắc. Công ty này cũng nói dự trữ khí đốt của Bulgaria hiện đang đầy 80%. Trước mắt, công ty vẫn sẽ cung cấp khí đốt cho khách hàng theo nhu cầu, đồng thời sẽ theo dõi tình hình và chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản khác nhau.

Bộ trưởng Bộ Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa ngày 26/4 xác nhận rằng sẽ không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt ở Ba Lan cho dù Nga dừng cung cấp khí đốt cho nước này.

“Ba Lan có dự trữ khí đốt và nguồn cung cấp cần thiết để bảo vệ an ninh năng lượng của mình. Chúng tôi thực ra đã có thể độc lập với nguồn cung từ Nga trong nhiều năm rồi”, bà Moskwa viết trên Twitter. “Các gia đình ở Ba Lan không hề thiếu khí đốt”.

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, châu Âu đã vạch ra một lộ trình nhằm “cai” năng lượng Nga. Khối này đã cấm nhập than Nga và đang bàn thảo việc cấm vận dầu thô Nga. Tuy nhiên, việc dừng nhập khí đốt từ Nga sẽ đòi hỏi một lộ trình dài hơn, bởi Nga là nguồn cung cấp tới 40% nhu cầu khí đốt của EU.

Cho đến hiện tại, nhập khí đốt Nga vào châu Âu được thanh toán 60% bằng đồng Euro và số còn lại bằng đồng USD. Việc Nga đòi thanh toán bằng Rúp không chỉ đe doạ nguồn cung năng lượng của EU mà còn giúp củng cố sức mạnh cho đồng Rúp trong bối cảnh chiến tranh.

Nguồn bài viết: Tuyên bố dừng bơm khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, Nga bắt đầu dùng năng lượng làm “vũ khí”? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Fubon ETF hút ròng 600 tỷ đồng mua cổ phiếu Việt Nam trong phiên 26/4

Trong phiên 26/4, khối ngoại đã mua ròng 1.040 tỷ đồng trên sàn HoSE và lực mua này có đóng góp không nhỏ từ Fubon ETF.

Số liệu từ Fubon FTSE Vietnam ETF cho biết trong phiên giao dịch 26/4, quỹ đã phát hành ròng 46 triệu chứng chỉ quỹ, con số kỷ lục từ trước tới nay. Lượng phát hành chứng chỉ quỹ kể trên của Fubon ETF tương ứng gần 600 tỷ đồng và toàn bộ đã được giải ngân mua cổ phiếu Việt Nam.

Trong phiên 26/4, khối ngoại đã mua ròng 1.040 tỷ đồng trên sàn HoSE và lực mua này có đóng góp không nhỏ từ Fubon ETF.

Lũy kế từ đầu tháng 4 tới nay, Fubon ETF đã hút ròng gần 1.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Việt Nam trong bối cảnh thị trường có nhịp điều chỉnh khá mạnh, có thời điểm chỉ số VN-Index đã rơi sâu xuống dưới 1.300 điểm.

Tại ngày 26/4, quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF đạt 14,2 tỷ Đài Tệ, tương ứng hơn 11.100 tỷ đồng, quỹ dành 100% đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index.

Trong cơ cấu danh mục Fubon ETF, VIC hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10,53% (nắm giữ 15,07 triệu cổ phiếu), xếp tiếp theo lần lượt là MSN (10,46%), VHM (9,36%), HPG (9,35%), VNM (7,8%)…

Việc Fubon FTSE Vietnam ETF cùng với các quỹ ETF do Dragon Capital quản lý đang hút vốn khá mạnh những ngày gần đây là tín hiệu tích cực, góp phần hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư khi thị trường giảm sâu.

Danh mục Fubon ETF tại ngày 26/4

Nguồn bài viết: Fubon ETF hút ròng 600 tỷ đồng mua cổ phiếu Việt Nam trong phiên 26/4

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang học vật lý hạt nhân nhưng… đi buôn mỳ gói: "Nhiều người nhầm tưởng tôi có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Marketing’’

(Tổ Quốc) - Trong bức thư ngỏ kéo dài đến 8 trang, Chủ tịch HĐQT Masan Nguyễn Đăng Quang viết: “Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tôi có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Marketing bởi bằng Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân của tôi chẳng liên quan gì đến ngành tiêu dùng”.

Khác với những văn bản tài chính nơi diễn đạt có phần máy móc và xơ cứng, Báo cáo thường niên năm 2021 của CTCP Tập đoàn Masan (MCK: MSN) đã đặc biệt dành tới 8 trang cho thư ngỏ của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang.

Xuyên suốt, vị Chủ tịch Masan bày tỏ tâm nguyện và tham vọng ‘‘thực hiện cú nhảy vọt, chuyển đổi từ một doanh nghiệp truyền thống thành một nền tảng tiêu dùng ứng dụng công nghệ’’ của tập đoàn này.

Kim chỉ nam của Masan là "đặt người tiêu dùng làm trọng tâm"

Từ nỗ lực cách mạng hóa thị trường nước mắm đến tái định hình hạ tầng tiêu dùng, Masan đều hướng đến mục tiêu giúp người Việt Nam chi trả ít hơn cho các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, đồng thời gia tăng chất lượng cuộc sống.

Nhiều người vẫn xem Masan là một tập đoàn đa ngành và hoài nghi rằng liệu chúng ta có đang áp dụng cùng một cách tư duy khi triển khai chiến lược Point of Life và xây dựng mini mall hay không. Câu trả lời là không. Mô hình mini mall được phát triển để đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng ngay trên cùng một điểm chạm”, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cho biết.

Để làm được điều đó, Masan thông qua các bước đi chiến lược như nhân rộng mô hình “mini mall” tại mỗi WinMart/WinMart và kết nối thói quen mua sắm offline của người tiêu dùng thành một trải nghiệm đa kênh thuận tiện, liền mạch từ offline đến online (O2).

Theo ông Quang, mini mall là chìa khóa để hợp nhất toàn bộ nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng và mở rộng quy mô nền tảng O2. Mô hình mini mall có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiêu dùng từ 25% lên 60 – 80%.

Theo đó, tập đoàn này sẽ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày bằng những thương hiệu mạnh như WinMart (nhu yếu phẩm), Techcombank (dịch vụ tài chính), Phúc Long (trà và cà phê) và Phano (chăm sóc sức khỏe).

Sẽ bổ sung lĩnh vực nội dung và giải trí vào hệ sinh thái

Với ông, dù cho công nghệ phát triển đến mức nào thì con người vẫn là mấu chốt: ‘‘Chúng ta cần hợp lực để thực hiện số hóa, đồng thời vẫn tuân theo tôn chỉ hàng ngày nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam’’.

Ông xác định hành trình của Masan hành trình làm chủ công nghệ, kết nối vạn nhu cầu để phụng sự người tiêu dùng. Từ đó, Chủ tịch Masan hướng đến mục tiêu bổ sung lĩnh vực nội dung và giải trí vào hệ sinh thái MSN.

Vị tỷ phú khẳng định, đón nhận thay đổi và dẫn đầu xu hướng là là tâm thế và tư duy Masan cần có xuyên suốt hành trình này để vươn tới những đỉnh cao mới, những khát vọng mới.

Học vật lý hạt nhân nhưng… đi buôn mỳ gói

Một điểm nhấn trong tâm thư của Chủ tịch Masan là bên cạnh những chia sẻ thêm về phương cách hoạt động, mô hình kinh doanh của tập đoàn, ông còn nhớ lại những bước đi ban đầu, về xuất thân từ một Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân đến tỷ phú mỳ gói.

"Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tôi có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Marketing bởi bằng Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân của tôi chẳng liên quan gì đến ngành tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ và marketing sẽ tạo ra “phản ứng hạt nhân” bùng nổ giúp chúng ta phụng sự người tiêu dùng tốt hơn" - ông nói.

Đây không hẳn là lần đầu tiên ông Quang nhắc đến hành trình rẽ ngang của mình mà trước đó, ngày 24/4/2019, buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của CTCP Tập đoàn Masan cũng từng ‘‘phá vỡ’’ mọi công thức vận hành của đa phần các doanh nghiệp niêm yết khác.

Không giống các lãnh đạo lên phát biểu, đọc báo cáo được in sẵn vốn quen thuộc nhưng không mấy thú vị. Ông khảng khái bước lên sân khấu và chia sẻ một cách đầy nhiệt huyết về cách xây dựng nên “đế chế” trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, bởi lẽ có người vẫn không thể hiểu được vì sao ông học vật lý hạt nhân nhưng lại đi buôn mỳ gói.

Thực sự chúng tôi không lựa chọn mỳ gói, mà ngược lại, bối cảnh khó khăn lúc đó “buộc” chúng tôi phải chọn mỳ gói” - ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ. Cũng theo ông, với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn thời kỳ đó, cách để làm cuộc sống tốt hơn và cụ thể là “để làm cái bụng ấm hơn” thì phải dựa vào mỳ gói.

Người đứng đầu tập đoàn cũng tự tin với mô hình kinh doanh đang theo đuổi, Masan sẽ trở thành một tổ chức kinh doanh có doanh thu, lợi nhuận cao và bền vững.

Chúng ta sẽ kinh doanh thành công, bởi làm những điều tốt, có ý nghĩa cho xã hội. Mỗi ngày chúng ta sẽ tạo ra những giá trị nho nhỏ cho mỗi người dân Việt Nam và sẽ được tưởng thưởng bởi doanh thu, lợi nhuận cao” - ông khẳng định với các cổ đông.

Đến thời điểm này, ông Nguyễn Đăng Quang là vị tỷ phú giàu thứ 6 Việt Nam, xếp thứ 1.594 thế giới với tổng tài sản 2 tỷ USD (theo Forbes).

Trong năm 2022, MSN đặt mục tiêu doanh thu thuần từ 90.000 - 100.000 tỷ đồng, tăng từ 1,5% - 2,8% so với thực hiện năm 2021, lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.900 - 8.500 tỷ đồng.

Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/

Vốn hoá 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam “bốc hơi” hơn 400 nghìn tỷ đồng trong gần 3 tuần thị trường giảm sâu, duy nhất ông trùm khu công nghiệp ngược dòng

Trong số 12 phiên giao dịch kể từ ngày 7/4, VN-Index có tới 7 phiên giảm trên 20 điểm và xuất hiện tình trạng bán tháo ở hàng loạt cổ phiếu từ hàng cơ bản đến hàng đầu cơ. Trước áp lực căng thẳng từ thị trường, loạt cổ phiếu của 20 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán cũng theo đà giảm, bốc hơi hàng nghìn tỷ đồng vốn hoá.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có biến động tiêu cực trong khoảng gần 3 tuần trở lại đây.

Trước khi hồi phục mạnh mẽ ngày 26/4, tính từ phiên 7/4 đến 25/4, VN-Index đã để mất 212 điểm (-13,92%) và đang ở mức 1.310,9 điểm, tương tự, HNX-Index giảm 109,32 điểm (-24,47%) xuống 337,51 điểm, UpCom-Index cũng giảm 17,3 điểm (-14,8%) xuống 99,54 điểm.

Chỉ tính riêng tổng trị giá vốn hoá của 20 doanh nghiệp lớn nhất sàn cũng đã giảm tới 409 nghìn tỷ đồng từ ngày 7/4 và 334 nghìn tỷ đồng từ đầu năm 2022.

Trong top 20 doanh nghiệp thì đã có tới 6 ngân hàng. Tổng cộng giá trị vốn hoá của 6 ngân hàng này đã giảm tới 140 nghìn tỷ đồng từ 7/4 trở đi.

Bộ đôi Vingroup (mã CK: VIC) và Vinhomes (mã CK: VHM) là 2 doanh nghiệp có giá trị vốn hoá giảm nhiều nhất từ đầu năm tới nay. Đứng đầu là VHM giảm tới 83 nghìn tỷ đồng (-23,2%) trong đó giai đoạn 7/4 đến nay vốn hoá VHM giảm 58 nghìn tỷ đồng. Còn VIC cũng giảm tới 72 nghìn tỷ đồng (-19,9%).

Nhưng tính về tỷ lệ thì vốn hoá của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã CK: GVR) mới là giảm nhiều nhất với mức giảm là 25,7%.

Ngoài ra, trong số 20 doanh nghiệp trên thì chỉ có Becamex IDC (mã CK: BCM) đi ngược thị trường khi trong gần 3 tuần từ 7/4 trở đi, vốn hoá vẫn tăng thêm được 2 nghìn tỷđồng (+3%) và từ đầu năm đã tăng thêm được 13 nghìn tỷ đồng (+19,5%).

Nếu tính từ đầu năm 2022 tới đây thì một số doanh nghiệp vẫn ghi nhận vốn hoá tăng là Vietcombank (VCB), PV Gas (GAS), Thế giới di động (MWG), Bia - Rượu - Nước giả khát Sài Gòn (SAB) và FPT (FPT).

Dòng tiền bắt đáy xuất hiện trong phiên 26/4 giúp thị trường phục hồi nhanh chóng. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 30,42 điểm (2,32%) lên 1.341,34 điểm; HNX-Index tăng 2,27% lên 345,17 điểm và UpCom-Index tăng 1,62% lên 101,15 điểm.

Trong 20 công ty trên ngoại trừ cổ phiếu VCB giảm 1,6% và MSN tham chiếu, toàn bộ các cổ phiếu còn lại đều tăng. Các cổ phiếu tăng tốt nhất là SAB tăng 6,7%, VPB tăng 6,3%, GAS 4,3%, GVR tăng 3,8%, VNM tăng 3,3%, VHM tăng 3,2%.

310

Nhiều công ty chấp nhận trả tiền mua khí đốt Nga bằng Rúp, châu Âu lên tiếng cảnh báo

Hiện châu Âu vẫn đang cố gắng tập trung sức mạnh của toàn khối để ứng phó với việc Moscow bắt đầu cắt cung cấp khí đốt cho một số nước - động thái được coi là “vũ khí hoá” năng lượng…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo các công ty trong khu vực không được chấp nhận yêu cầu mà phía Nga đưa ra về việc trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng Rúp. Hiện châu Âu vẫn đang cố gắng tập trung sức mạnh của toàn khối để ứng phó với việc Moscow bắt đầu cắt cung cấp khí đốt cho một số nước - động thái được coi là “vũ khí hoá” năng lượng.

Tập đoàn khí đốt quốc doanh Gazprom của Nga ngày 27/4 đã ngừng bơm khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, đẩy căng thẳng giữa Nga với phương Tây lên một nấc cao mới. Động thái này hiện thực hoá lời cảnh báo mà điện Kremlin đưa ra hồi tháng 3 rằng nếu các quốc gia “không thân thiện” không dùng đồng Rúp để thanh toán cho khí đốt mua từ Nga, họ sẽ bị Nga cắt khí đốt.

Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc này là những nước tiêu thụ nhiều khí đốt Nga nhất trong EU, như Đức và Italy, sẽ phản ứng thế nào với động thái của Nga. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck đã cảnh báo rằng nguy cơ có thêm các quốc gia trong EU bị Nga cắt khí đốt cần phải được nhìn nhận nghiêm túc.

Nỗ lực của châu Âu nhằm tạo ra một mặt trận thống nhất trước yêu cầu của Nga đang bị thử thách – hãng tin Bloomberg nhận định.

Theo một nguồn thạo tin thân cận với Gazprom, một số công ty châu Âu đã đáp ứng yêu cầu thanh toán bằng Rúp mà phía Nga đưa ra. Nguồn tin nói rằng đã có 4 công ty thực hiện thanh toán bằng Rúp và 10 công ty mở tài khoản Rúp.

Hãng năng lượng khổng lồ Eni SpA của Italy đang chuẩn bị các bước cần thiết để có thể mua khí đốt Nga bằng đồng Rúp. Hãng Uniper SE của Đức tin rằng có thể tiếp tục mua khí đốt từ Nga mà không vi phạm các biện pháp trừng phạt.

“Các công ty có hợp đồng mua khí đốt Nga không nên ngả theo yêu sách của Nga”, bà von der Leyen phát biểu. “Đó sẽ là một sự vi phạm trừng phạt, đặt ra rủi ro cao cho các công ty đó”.

Thời hạn để châu Âu trả tiền khí đốt Nga bằng Rúp sẽ bắt đầu từ tháng tới, và các chính phủ và doanh nghiệp trong khu vực sẽ phải lựa chọn giữa một bên là đáp ứng yêu cầu này, một bên là đối mặt với cảnh phải chia khầu phần khí đốt.

Giá khí đốt tại thị trường châu Âu có lúc tăng hơn 20% trong phiên ngày 27/4, nhưng sau đó thu hẹp mức tăng khi các nhà giao dịch đánh giá về khả năng cắt khí đốt trên diện rộng.

Chính phủ Đức tiếp tục kêu gọi các công ty của nước này duy trì thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng Euro, theo đúng hướng dẫn của EU. Ông Habeck nói châu Âu cần chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp bị Nga ngừng cung cấp khí đốt trên toàn khối.

“Nga đang chứng tỏ là họ đang sẵn sàng làm đúng những gì họ nói. Nếu như có một ai đó không tuân thủ đúng yêu cầu về thanh toán, họ sẵn sàng dừng cung cấp khí đốt”, ông Habeck phát biểu. “Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, cả Đức và các nước châu Âu khác”.

Tuy nhiên, các công ty năng lượng châu Âu đang tiếp tục tìm kiếm những “đường vòng”, và hướng dẫn mà EU đưa ra vào tuần trước có thể khuyến khích họ làm điều đó. Khối này đã ra một tài liệu nói rằng các công ty nên tiếp tục trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng Euro, nhưng yêu cầu mà Nga đưa ra không báo trước sự miễn trừ. Điều này có nghĩa là các công ty có thể tìm kiếm sự xác nhận của phía Moscow rằng một giao dịch đã được hoàn tất một khi thanh toán được thực hiện bằng Euro, cho dù sau đó số Euro này được chuyển đổi sang Rúp.

Uniper cho biết đang đàm phán với Gazprom về vấn đề này.

Ông Habeck nói hiện chưa rõ Nga sẽ phản ứng thế nào nếu các công ty châu Âu tiếp tục thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng Euro.

Các đợt thanh toán tiền mua khí đốt nối tiếp nhau, và Ba Lan có vẻ là một trong những nước đầu tiên nhận hoá đơn thanh toán bằng Rúp. Những khách mua khác có nhiều thời gian hơn, như Uniper phải đến cuối tháng 5 mới phải thanh toán bằng Rúp.

Ba Lan là một trong những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và là một trong những quốc gia vận động trừng phạt ngành năng lượng Nga. Đến nay, châu Âu chưa đưa ra một biện pháp mạnh tay nào với năng lượng Nga, nhưng đang cân nhắc cấm vận dầu thô Nga.

Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin khiến cả châu Âu bị sốc khi đưa ra yêu cầu rằng khách hàng “không thân thiện” mua khí đốt Nga, chủ yếu là các nước châu Âu, phải thanh toán bằng Rúp. Ông Putin cũng liên tục nhấn mạnh về tổn thất kinh tế và chính trị khi giá năng lượng leo thang ở châu Âu, cho rằng các nước phương Tây không thể chịu được sức ép của một đợt cắt khí đốt kéo dài.

Nguồn bài viết: Nhiều công ty chấp nhận trả tiền mua khí đốt Nga bằng Rúp, châu Âu lên tiếng cảnh báo - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chuyên gia SSI: Trải qua 2 năm uptrend của thị trường, thứ “giết” chúng ta chính là kỷ niệm

image

“Chúng ta nghĩ việc giảm điểm vừa rồi rất ngắn và thị trường sẽ hồi lại rất nhanh nên không chuẩn bị tâm thế cho việc thị trường cứ giảm liên tục như vậy. Cuối cùng thì thứ giết chết chúng ta sẽ là kỷ niêm, bởi nhà đầu tư không có cách ứng xử khi thị trường diễn biến xấu thực sự”,chuyên gia SSI Research nêu nhận định.

Nếu đầu năm nay, nhiều nhà đầu tư vẫn còn hào hứng trước thị trường tin tưởng chinh phục mốc 1.600 - 1.700 điểm thì hiện tại không ít “chứng sĩ” đang cảm thấy mất hết niềm tin thuở ban đầu. Thị trường Việt Nam vẫn luôn còn đó những ẩn số khó đoán và có vẻ giai đoạn dễ dàng đã qua đi. Vậy nhà đầu tư nên hành động như thế nào trong thời điểm này?

Chia sẻ tại chương trình Bí mật đồng tiền số 18 phát sóng trên VTV Digital với chủ đề ‘’Hàng đầu hay đầu hàng?’’, chuyên gia Phạm Lưu Hưng (Mr. X30) - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng, nhiều nhà đầu tư F0 đã trải hai năm huy hoàng nhất của thị trường chứng khoán là năm 2020 và năm 2021.

Trong xu hướng uptrend của thị trường hai năm qua, nhiều nhà đầu tư chưa từng trải qua một giai đoạn thị trường giảm quá sâu và kéo dài. Kể cả cú sụt giảm hơn 70 điểm vào hồi tháng 1/2021 thị trường cũng lấy lại thăng bằng rất nhanh. Do đó, nhiều nhà đầu tư hầu như không có ấn tượng xấu về thị trường mà chỉ toàn ký ức đẹp đẽ.

“Chúng ta nghĩ việc giảm điểm vừa rồi rất ngắn và thị trường sẽ hồi lại rất nhanh nên không chuẩn bị tâm thế cho việc thị trường cứ giảm liên tục như vậy. Cuối cùng thì thứ giết chết chúng ta sẽ là kỷ niêm, bởi nhà đầu tư không có cách ứng xử khi thị trường diễn biến xấu thực sự”, chuyên gia SSI Research nêu nhận định.

Theo vị chuyên gia, qua giai đoạn giảm điểm này nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều bài học hơn. Nhiều nhà đầu tư sẽ có một kỷ niệm mới, dù không được đẹp nhưng cũng sẽ giúp mọi người có tâm thế giao dịch tốt hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiều khuyến nghị đưa ra là trong giai đoạn này nên đứng ngoài, song ông Phạm Lưu Hưng cho rằng những nhịp điều chỉnh của thị trường vẫn có những cơ hội đầu tư tốt để nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục.

Nguồn bài viết: Chuyên gia SSI: Trải qua 2 năm uptrend của thị trường, thứ "giết" chúng ta chính là kỷ niệm

Công ty kiểm toán cần bớt dễ dãi

(ĐTCK) Áp lực nâng cao chất lượng hàng hóa niêm yết là động lực chính để các công ty kiểm toán, nhất là công ty ngoài nhóm Big 4 bớt dễ dãi hơn trong kiểm toán.

Mới đây, kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Đất Việt tại Hà Nội đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2021 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã QBS). Lý do là công ty kiểm toán này được bổ nhiệm kiểm toán sau ngày 31/12/2021 nên không được tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và cũng không thể thực hiện các thủ tục thay thế. Chính vì vậy, kiểm toán không thể đánh giá được tính hiện hữu và chính xác của các khoản mục tồn kho trị giá 652 triệu đồng.

Được biết, năm 2020, báo cáo tài chính của QBS được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và thẩm định giá Việt Nam, khác với đơn vị kiểm toán năm 2021.

Khoản mục tồn kho giá trị không lớn nên việc đưa ra ý kiến loại trừ thể hiện sự cẩn trọng của kiểm toán viên.

Có không ít trường hợp khi doanh nghiệp gặp sự cố, lãnh đạo dính lao lý hay kiểm toán để M&A, nhóm cổ đông mới kiểm toán lại… thì những vấn đề trong báo cáo tài chính mới lộ ra, dẫn đến công ty kiểm toán phải đưa ý kiến loại trừ hoặc không thể xác nhận.

Các trường hợp lớn có thể nhắc tới là việc hàng tồn kho của Công ty cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã TTF) bốc hơi 980 tỷ đồng năm 2016 và các khoản phải thu của Công ty cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật (mã JVC) bốc hơi 552 tỷ đồng khi lãnh đạo dính vào lao lý.

Hay trường hợp Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (mã TDH), nhóm cổ đông mới đã trích lập hơn 630 tỷ đồng khoản thuế tạm nộp cho Cục Thuế liên quan đến khoản thuế xuất khẩu linh kiện điện tử và nông sản trong khi ban lãnh đạo cũ vẫn ghi nhận đó là khoản phải thu. Tùy theo mức độ cẩn trọng của Ban lãnh đạo thì ghi nhận khoản mục này khác nhau. Nhưng nếu không trích lập dự phòng thì công ty kiểm toán cần có ý kiến lưu ý về khoản mục này trên quan điểm cẩn trọng.

Cũng trên quan điểm cẩn trọng thì chắc rằng báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết có hàng tồn kho cao, phải thu lớn tồn tại nhiều năm mà dòng tiền kém sẽ phải thêm các ý kiến lưu ý, chứ không thể ngắn gọn như hiện nay.

Mới đây, cơ quan quản lý đã phát đi thông điệp đẩy mạnh quá trình thanh tra, giám sát hoạt động của các đơn vị kiểm toán đối với doanh nghiệp niêm yết để bảo vệ người sử dụng báo cáo kiểm toán như nhà đầu tư, ngân hàng và các đối tượng liên quan.

Cụ thể, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban đang tăng cường rà soát các báo cáo tài chính kiểm toán trên thị trường chứng khoán. Cơ quan này cũng đã có kế hoạch kiểm tra một loạt công ty kiểm toán trong năm 2022, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định, với tinh thần là “sai đến đâu, xử lý đến đó”.

Trong nhiều năm trở lại đây, những sai phạm trên thị trường liên quan tới kiểm toán thường diễn ra ở hai khoản mục chính là tồn kho và khoản phải thu. Trong đó, các công ty niêm yết sử dụng các giao dịch mua bán chịu giữa tổ chức với tổ chức, hoặc với cá nhân để gia tăng doanh thu hàng năm và giúp bức tranh lợi nhuận khả quan. Tuy nhiên, thực tế đây chủ yếu là giao dịch qua lại, không phát sinh dòng tiền thực tế.

Tương tự như vậy, các công ty thực hiện huy động vốn để mở rộng kinh doanh bằng việc tăng tồn kho như nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá…

Hiện nay, yêu cầu công bố thông tin đối với doanh nghiệp niêm yết chủ yếu công bố báo cáo tài chính, thuyết minh một số khoản mục đáng chú ý trong báo cáo tài chính và không phải thuyết minh chi tiết các giao dịch, dẫn tới nhà đầu tư tài chính bên ngoài khó kiểm tra được chất lượng khoản phải thu và tồn kho thực tế của các doanh nghiệp niêm yết.

Thực tế, chỉ có đơn vị kiểm toán mới có khả năng kiểm toán, tra soát các khoản phải thu để đánh giá khả năng thu hồi vốn và kiểm kê tồn kho thực tế mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Nếu kiểm toán vẫn còn dễ dãi thì những người điều hành doanh nghiệp vẫn sử dụng chiêu này để làm đẹp báo cáo tài chính. Vì thế, việc rà soát báo cáo tài chính kiểm toán và kiểm tra các công ty kiểm toán của cơ quan chức năng rất cần thiết ở thời điểm này để thúc đẩy sàng lọc, nâng cao chất lượng cổ phiếu niêm yết.

Đại diện UBCKNN: Tăng cường xử phạt cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam là “sân chơi” bình đẳng và minh bạch cho nhà đầu tư

Riêng trong 4 tháng đầu năm 2022, UBCKNN đã ban hành gần 100 quyết định xử phạt với số tiền lên tới 9,6 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, trong cả năm 2021, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ra gần 570 quyết định xử phạt, tổng số tiền phạt lên tới 25,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho tới những tháng đầu năm 2022, hàng loạt vụ việc tiêu cực đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và khởi tố. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2022, UBCKNN đã ban hành gần 100 quyết định xử phạt với số tiền lên tới 9,6 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể thấy, UBNCKNN đang vô cùng quyết liệt trong việc xử lý các hoạt động vi phạm để minh bạch hóa hơn, trong sạch hơn thị trường chứng khoán. Thậm chí những quyết định xử phạt còn đưa được ra đã tăng lên nhiều theo Luật chứng khoán sửa đổi.

Đại diện UBCKNN: Tăng cường xử phạt cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam là sân chơi bình đẳng và minh bạch cho nhà đầu tư - Ảnh 1.

Host và Khách mời tại Bí mật đồng tiền số 18

Trong chương trình Bí mật đồng tiền số 18 phát sóng trên VTV Digital với chủ đề ‘’Hàng đầu hay đầu hàng?’’, ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng UBCKNN cho rằng, không phải nói miệng là tăng cường thúc đẩy nữa, vì trên thực tế, UBCKNN đã mạnh tay xử lý rất nhiều vụ việc cụ thể, theo từ khóa chủ đề là "chấn chỉnh ngắn, phát triển dài".

“Theo dõi trong cả quá trình phát triển của thị trường chứng khoán, hầu như quyết định xử phạt được ban hành sau đó đều tăng hơn năm trước và cũng có nhiều vụ việc phức tạp hơn”, ông Điên cho hay.

Nhìn lại trong quá khứ, trong 5 năm đầu thị trường mới thành lập, UBCKNN thậm chí còn không đưa ra bất kỳ quyết định xử phạt nào vì khi đó còn phải đi thu hút từng doanh nghiệp tham gia vào thị trường, để có được bối cảnh như hiện tại. Ông Điền đánh giá rằng, hiện các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã quen dần với các quy định của thị trường, đồng thời đều là những doanh nghiệp tiên phong để tham gia vào một thị trường có thể nói là chịu một quy định khắt khe nhất về minh bạch công bố thông tin.

“Giai đoạn đầu chỉ là nhắc nhở, song càng về sau các quy định càng thắt chặt hơn. Đặc biệt, Luật chứng khoán năm 2019 ban hành những chế tài rất cụ thể và đã thúc đẩy xử lý nhiều vi phạm hơn. Nếu quy định không chặt chẽ sẽ đồng nghĩa có ít vi phạm hơn”, lãnh đạo UBCKNN nhấn mạnh.

Đại diện UBCKNN: Tăng cường xử phạt cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam là sân chơi bình đẳng và minh bạch cho nhà đầu tư - Ảnh 2.

Ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng UBCKNN

Với việc áp dụng chiến lược "cây gậy và củ cà rốt", UBCKNN cũng hỗ trợ tối đa về thủ tục hành chính về tất cả các vấn đề trong kinh doanh để doanh nghiệp có thể phát triển được.

Bên cạnh đó cũng phải có các xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh, tính công bằng trên thị trường. Các nhà đầu tư trong nước và quốc tế khi nhìn vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng thấy được thị trường chứng khoán Việt Nam là một sân chơi bình đẳng và minh bạch.

Nguồn: Cafef

1 Likes

Chớm vào hè, cổ phiếu chủ hãng Kem Tràng Tiền đã “cháy hàng”

(Tổ Quốc) - OCH được biết đến nhiều với vai trò chủ sở hữu trực tiếp của thương hiệu bánh Givral và hãng Kem Tràng Tiền. Doanh nghiệp này đã có những thay đổi mang tính bản lề tại Đại hội cổ đông vừa qua.

Thị trường chứng khoán hồi phục sau giai đoạn trượt dài tạo điều kiện để nhiều cổ phiếu đua xanh, tím trở lại trong đó nổi bật phải kể đến OCH. Tạo đáy trước VN-Index, cổ phiếu này hồi phục nhanh chóng theo hình chữ “V” đã tăng 5 phiên liên tiếp trong đó có đến 4 phiên “tím lịm”. Thậm chí, OCH còn liên tục “cháy hàng” với dư mua hàng trăm nghìn đơn vị tại mức giá trần.

Chớm vào hè, cổ phiếu chủ hãng Kem Tràng Tiền đã “cháy hàng” - Ảnh 1.

Cổ phiếu OCH tăng nóng

OCH được biết đến nhiều với vai trò chủ sở hữu trực tiếp của thương hiệu bánh Givral nổi tiếng hơn 70 năm tuổi tại TP.HCM và hãng Kem Tràng Tiền tại Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn sở hữu chuỗi khách sạn, resort Sunrise tại khu vực miền Trung với các dự án Sunrise Nha Trang; Sunrise Premium Resort & Spa HoiAn; Star City Nha Trang…

Năm 2021, doanh thu từ F&B chiếm đến hơn 88% tổng doanh thu hợp nhất của OCH. Dù không công bố số liệu cụ thể nhưng có thể ước tính mảng kem với thương hiệu Kem Tràng Tiền vẫn có đóng góp không nhỏ vào doanh thu của doanh nghiệp này. Trong năm 2020 trước đó, doanh số của Kem Tràng Tiền đạt 118 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng doanh thu hợp nhất của OCH.

Không loại trừ khả năng, đà tăng nóng của cổ phiếu OCH một phần đến từ việc nhà đầu tư đón đầu nhu cầu tiêu thụ kem khi bước vào mùa hè. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán mang tính vui vẻ. Có lẽ, kỳ vọng vào những thay đổi tích cực sau Đại hội cổ đông thường niên 2022 vừa qua mới là động lực thực sự đẩy cổ phiếu bứt phá.

Theo đó, cổ đông OCH đã thông qua việc đổi tên thành CTCP One Capital Hospitality đồng thời chuyển trụ sở về tầng 23 tòa nhà Leadvisors Tower, để nâng cao giá trị thương hiệu và hợp nhất hoạt động với các công ty khác trong cùng hệ thống.

Đại hội cũng đánh dấu những thay đổi lớn trên thượng tầng để chuẩn bị cho giai đoạn mới. Cụ thể, OCH đã bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT thay thế cho 5/6 thành viên đã từ nhiệm trước đó đồng thời miễn nhiệm Tổng giám đốc cũ và bổ nhiệm ông Lê Đình Quang vào vị trí này. Bên cạnh đó, công ty cũng bầu bổ sung 2 thành viên Ban Kiểm soát mới.

Như vậy, nhóm cổ đông IDS Equity Holdings sẽ chính thức tiếp quản và điều hành OCH. “Cổ đông chiến lược của IDS là những doanh nghiệp đầu ngành của Nhật Bản đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và thực phẩm, khi tình hình dịch bệnh đã trở nên ổn định, họ sẵn sàng qua Việt Nam để cùng hỗ trợ phát triển OCH” – ông Huỳnh Minh Việt, thành viên HĐQT chia sẻ.

Với kỳ vọng từ bộ máy lãnh đạo mới và ngành du lịch hồi phục, cổ đông OCH đã thông qua kế hoạch năm 2022 với mục tiêu doanh thu 991 tỷ đồng, tăng 228% so với thực hiện năm 2021 và lợi nhuận trước thuế đạt 54,8 tỷ đồng khả quan hơn rất nhiều so với khoản lỗ 74 tỷ đồng năm trước do ảnh hưởng của Covid.

Tuy nhiên, số liệu doanh thu và lợi nhuận năm 2021 sẽ có thể có thay đổi do Đại hội đã nhất trí với tờ trình của HĐQT v/v không thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2021 mà lựa chọn đơn vị kiểm toán mới để rà soát và kiểm toán lại.

Nguồn bài viết: Chớm vào hè, cổ phiếu chủ hãng Kem Tràng Tiền đã “cháy hàng”

1 Likes