Chứng sỹ săn tin!

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn: “Thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn tốt về giá, phù hợp để nắm giữ cho tầm nhìn dài hạn”

Tại Talkshow Phố Tài chính (The Finance Street) trên VTV8, ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp, Đại học Bristol, Anh đã đưa ra những quan điểm về thị trường chứng khoán cũng như cơ hội đầu tư trong năm 2022.

image

Lý giải về nguyên nhân thị trường biến động mạnh gần đây, ông Hồ Quốc Tuấn cho biết vấn đề thứ nhất là tâm lý nhà đầu tư. Vấn đề thứ hai là việc các nhà đầu tư sử dụng margin nhiều dẫn đến tình trạng call margin và phải bán giải chấp. Quá trình này cộng với thanh khoản thị trường cũng đang co lại, khiến tốc độ lao dốc của thị trường nhanh hơn. Đây là một vấn đề của hầu hết các thị trường, chức không chỉ ở Việt Nam.

Trong mỗi một thị trường lúc nào cũng sẽ có những giai đoạn mà nhà đầu tư rất phấn khởi và thanh khoản thị trường rất mạnh và có những giai đoạn dòng tiền không vào nhiều và sau đó nhà đầu tư bán nhiều và nó tạo ra hiệu ứng bán không chỉ những cổ phiếu đầu cơ mà cả những cổ phiếu tốt, dù làm ăn tốt thì vẫn bị ảnh hưởng. Đồng thời đi kèm với đó là những tin đồn cũng tạo ra những điều khó khăn. Về dài hạn, nhịp điều chỉnh này là tốt thì dòng tiền sau đó mới vào lại.

Thị trường chiết khấu mạnh, cơ hội mua cổ phiếu đã đến?

Về câu hỏi thời điểm này đã phải “tốt” để mua cổ phiếu hay chưa, ông Hồ Quốc Tuấn cho rằng cần phải xác định được là nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu và nắm giữ trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu. Nếu nhà đầu tư có một cái nhìn ngắn hạn trong một, hai tháng thì hiện nay có nhiều yếu tố vẫn còn chưa chắc chắn. Xét về quốc tế thì Fed trong tháng 5 mọi người kỳ vọng là sẽ tăng lãi suất bản 0,5% tạo ra rủi ro về lãi suất. Bên cạnh đó, một số quỹ đầu tư của nước ngoài hiện nay rơi vào tình trạng có nhiều khoản đầu tư và họ cần phải vay tiền để họ đáo hạn.

Thứ hai là rủi ro về phía Trung Quốc khi thực hiện chiến dịch phòng chống Covid-19. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm về tăng trưởng kinh tế, chuỗi cung ứng cho toàn cầu.

Thứ bai là tỷ giá USD/JPY đã tăng mạnh, tiềm ẩn nguy cơ khiến các đồng tiền của các khu vực các nước đang phát triển cũng có thể bị mất giá mạnh so với đồng USD. Đó là chưa kể tới câu chuyện ở Ukraine sẽ diễn biến như thế nào…

Nhưng nếu nhìn dài hạn hơn, như cuối năm 2022, ông Hồ Quốc Tuấn cho rằng có nhiều điểm tích cực. Việc FED có tăng lãi suất 4 lần, 5 lần hoặc là 7 lần đi nữa thì nếu mà xét về mặt bằng lịch sử, lãi suất vẫn sẽ ở mức thấp trong lịch sử cho đến cuối năm 2022. Nếu như vậy giá cổ phiếu sẽ vẫn có thể tiếp tục tăng, tại vì khi lãi suất thấp thì sẽ không có nhiều lựa chọn, người dân phải lựa chọn đầu tư một kênh đầu tư nào đó. Cổ phiếu là một trong những kênh đầu tư sinh lợi và việc đầu tư vào một doanh nghiệp tốt thì vẫn sinh lợi.

Do đó, với góc nhìn dài hạn hơn đến cuối 2022, ông Hồ Quốc Tuấn cho rằng đây là một giai đoạn tốt để vào đầu tư và Việt Nam đang có mức định giá mà nhiều người xem là hợp lý để nhà đầu tư nước ngoài họ mua vào trong triển vọng dài hạn. Việt Nam có một lợi thế là có một hệ thống chính trị ổn định sẽ tạo ra điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài có niềm tin hơn và ta vẫn thấy là FDI vẫn đang vào, cũng như nhà đầu tư nước ngoài đang mua vào cổ phiếu Việt Nam trong tháng vừa qua.

Cơ hội đầu tư với cổ phiếu bảo hiểm, xuất khẩu

Theo ông Hồ Quốc Tuấn, trong mùa hè năm nay, người dân sẽ đi du lịch nhiều, kéo theo nền kinh tế hồi phục trở lại. Thời điểm tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng cao, các doanh nghiệp làm ăn tốt sẽ là nằm ở giai đoạn đầu hoặc giữa quý 3, khi bắt đầu công bố kết quả kinh doanh. Do đó, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư sẽ bắt đầu tính toán đến chuyện đó vào giai đoạn đầu quý 3, thay vì là giai trong mùa hè.

Về câu chuyện FED, sau khi họ tăng lãi suất nhiều tháng liên tục cho đến cuối năm thì dư địa từ cuối năm trở đi nó không còn nhiều, lúc đó nhà đầu tư hy vọng nền kinh tế sẽ bắt đầu điều chỉnh tốt. Như vậy là tâm lý chung của thị trường sẽ có thể khá và vào giai đoạn cuối năm.

Về nhóm ngành đầu tư, ông Hồ Quốc Tuấn đánh giá cao nhóm bảo hiểm và nhóm liên quan đến xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn được hưởng lợi từ những hiệp định thương mại, khi chuỗi cung ứng toàn cầu mở ra, hoạt động xuất khẩu của chúng ta sẽ tốt lên. Ông Tuấn đánh giá hiện chúng ta đang ở một giai đoạn tốt về giá, phù hợp để nắm giữ cho tầm nhìn dài hạn với nhóm cổ phiếu tốt.

2 Likes

Canh mãi méo bao giờ mua dc :))))

May Phan Thiết (PTG) “hiện thực hoá” điều bất ngờ, chốt quyền trả cổ tức đợt 2 bằng tiền tỷ lệ 100%

Trong khi đó kế hoạch đặt ra hồi đầu năm của May Phan Thiết là chia cổ tức năm 2021 tỷ lệ 20%, và mới được điều chỉnh lên thành 120%.

Ngày 16/5 tới đây CTCP May xuất khẩu Phan Thiết (mã chứng khoán PTG) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền. Tỷ lệ thanh toán 100%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 10.000 đồng. Thời gian thanh toán vào 31/5/2022.

Đây cũng là thông tin khá bất ngờ với cổ đông công ty. Kết quả kinh doanh năm 2021, tổng doanh thu của công ty đạt hơn 400 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 92% kế hoạch đề ra, tuy nhiên nếu so với kế hoạch điều chỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh cho phép đạt tối thiểu 70% kế hoạch thì PTG vẫn được xem là hoàn thành kế hoạch năm. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của PTG đạt hơn 38 tỷ đồng, vượt 3% mục tiêu cả năm.

Dù chỉ hoàn thành và vượt nhẹ kế hoạch năm, nhưng May Phan Thiết lại bất ngờ trình kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021, trong đó muốn chia tiếp cổ tức lần 2 năm 2021 tỷ lệ 100%, tương ứng tổng chi thêm gần 50 tỷ đồng, nguồn tiền được trích từ lợi nhuận năm 2021 và các năm trước chưa chi.

Điều gây bất ngờ nhất cho cổ đông là trong kế hoạch đầu năm, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 20%, trong tháng 5 và tháng 6/2021, công ty đã tiến hành tạm ứng cổ tức năm 2021 bằng tiền tỷ lệ 20%.


Như vậy, tổng cộng trong năm 2021, cổ tức mà cổ đông PTG nhận về lên tới 120%. Trong khi đó trên thị trường, giá cổ phiếu PTG gần như “đóng băng” tại mức 200 đồng/cổ phiếu từ tháng 11/2021 đến nay. Như vậy với mức chi trả 12.000 đồng/cổ phiếu, May Xuất khẩu Phan Thiết chia cổ tức gấp 60 lần thị giá cho năm 2021.

May Phan Thiết (PTG) hiện thực hoá điều bất ngờ, chốt quyền trả cổ tức đợt 2 bằng tiền tỷ lệ 100% - Ảnh 2.

Nguồn bài viết: May Phan Thiết (PTG) "hiện thực hoá" điều bất ngờ, chốt quyền trả cổ tức đợt 2 bằng tiền tỷ lệ 100%

Top 50 cổ phiếu lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam biến động ra sao trong tháng 4?

Dữ liệu từ FiinPro mới công bố cho thấy, nhiều cổ phiếu vẫn tăng ngược dòng trong tháng 4 “bão tố” trong khi đa phần các cổ phiếu có mức giảm khá mạnh.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 4, VN-Index dừng ở mức 1.366,8 điểm, tương ứng giảm 125,35 điểm (-8,4%) so với cuối tháng 3, HNX-Index cũng giảm 83,79 điểm (-18,6%) xuống 365,83 điểm, UPCoM-Index giảm 12,73 điểm (-10,9%) xuống 104,31 điểm.

Thị trường chứng khoán đi xuống kèm theo thanh khoản sụt giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch bình quân trong tháng 4 đạt 26.299 tỷ đồng/phiên, giảm 18,8% so với tháng 3. Trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 19,8% xuống còn 24.194 tỷ đồng/phiên.

Theo dữ liệu từ FiinPro, toàn thị trường chứng khoán có tổng cộng 1.115 mã giảm trong khi chỉ có 312 mã tăng. Thống kê 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường có đến 42 mã giảm trong khi số mã tăng chỉ vỏn vẹn 8.

Trong Top 50 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán, giảm mạnh nhất là THD của Thaiholdings (mã: THD) với mức giảm 30% trong tháng 4. Hiện tại, giá cổ phiếu THD chỉ còn 117.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 55,6% so với mức đỉnh 265.500 đồng/cổ phiếu được thiết lập ở phiên 7/1. Năm 2022 Thaiholdings đặt mục tiêu đạt 8.880 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,7% so so với năm trước. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.503 tỷ đồng, tăng 4,9% so với lợi nhuận thực hiện năm 2021.

Cổ phiếu DIG của DIC Corp giữ vị trí á quân về thị giá giảm trong tháng 4 với mức giảm 29,5%. Theo báo cáo hợp nhất quý 1, doanh thu thuần của DIC Corp tăng 3,7% so với cùng kỳ và đạt 519 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 61,5 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021.

Cổ phiếu SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội cũng giảm 23,8% và giữ vị trí thứ 3 trong danh sách các cổ phiếu giảm mạnh nhất tháng 4. Tại đại hội cổ đông mới đây khi cổ đông băn khoăn về thị giá cổ phiếu liên tục giảm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đỗ Quang Hiển cho biết, cổ đông là những người chủ của ngân hàng, việc tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo chuẩn mực quốc tế, an toàn, bền vững. “Đúng là giá cổ phiếu có xuống thời gian gần đây. Giá trên thị trường sẽ có lên có xuống. Tuy nhiên, cổ đông có thể phân tích sẽ thấy giá trị cao hơn thị giá thời điểm hiện tại. Chúng ta nên có niềm tin và sự phân tích để đầu tư cổ phiếu có giá trị, bền vững”, Chủ tịch SHB nói.

Theo đó, ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục được Đại hội cổ đông bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027.

Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế SHB ước đạt 3.226 tỷ đồng, hoàn thành gần 30% kế hoạch cả năm. Với kết quả này, ban lãnh đạo ngân hàng lạc quan sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận gần 11.700 tỷ trong năm nay.

Cổ phiếu SSI của Công ty Chứng khoán SSI cũng đứng thứ 4 về biên độ giảm điểm trong tháng 4 với -20%. Năm 2022, SSI đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 10.330 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 4.370 tỷ đồng - lần lượt tăng 31% và 30% so với thực hiện năm 2021.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 của SSI ghi nhận doanh thu đạt 2.068,4 tỷ - tăng 36% và lợi nhuận trước thuế 883 tỷ đồng – tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, danh sách các cổ phiếu giảm điểm mạnh trong tháng 4 còn ghi nhận EIB giảm 18.7%, BSR giảm 17,86%, GE3 giảm 17%, TPB giảm 16,3%, GVR giảm 15%, BID giảm 14,4%, CTG giảm 14,5%, VHM giảm 14%, PLX giảm 13%, HVN giảm 12,65%, STB giảm 12,6%, TCB giảm 11,2%…

Tuy vậy, tháng 4 nhiều cổ phiếu lớn vẫn “ngược dòng” tăng như BCM tăng 17% trong tháng 4 từ 73.700 đồng/cổ phiếu lên mức 85.900 đồng/cổ phiếu, DGC tăng 5,66%, NVL tăng 2,37%, MWG tăng 2,3%, VND tăng 1,64%, BVH tăng nhẹ 0,98%…

image

1 Likes

Một cổ phiếu tăng 61% sau 2 phiên giao dịch

Giá cổ phiếu MGR kết phiên 29/4 tại mức 16.100 đồng/cp, tăng 61% so với mức giá tham chiếu ngày chào sàn UPCoM.Năm nay, Mgroup dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 10%, dù trong các năm gần đây, công ty không chia cổ tức cho cổ đông.

Ngày 28/4, 20 triệu cổ phiếu MGR của Tập đoàn Mgroup (UPCoM:MGR) lên sàn UPCoM với mức giá tham chiếu 10.000 đồng/cp. Chốt tuần, kết phiên ngày 29/4, thị giá mã này leo lên mức 16.100 đồng/cp, tăng 61%.

Mgroup chính thức hoạt động năm 2013 với vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Sau 3 lần tăng vốn, đơn vị nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng vào ngày 27/11/2020 và duy trì cho đến nay. Trong cơ cấu cổ đông, ông Mai Nam Chương, Tổng Giám đốc tập đoàn nắm giữ nhiều nhất với 29,97% cổ phần, tương đương gần 6 triệu đơn vị MGR.

Xét về kết quả kinh doanh, năm 2021, doanh thu thuần giảm 41,8% còn 68,3 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu cung cấp dịch vụ môi giới bất động sản – khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất, giảm 49% còn 59,8 tỷ đồng. Giá vốn giảm 34% còn 57,2 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 26,1% còn 16,3%.

Chi phí bán hàng tăng 114,6% lên 1,6 tỷ đồng do trong năm chi phí nhân viên tăng từ 78 triệu đồng lên 1,3 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 51,6%, lên 23,8 tỷ đồng, do đơn vị phát sinh khoản giá trị lợi thế thương mại 11,3 đồng, còn các khoản khác đều có xu hướng giảm. Cụ thể, Mgroup đã mua 2,3 triệu cổ phần của CTCP Nam Hòa với giá 136,4 tỷ đồng, làm cho công ty có lợi thế thương mại là 113,1 tỷ đồng. Lợi thế thương mại này được hạch toán chia đều trong 10 năm, do đó mỗi năm chi phí cho khoản giá trị này là 11,3 tỷ đồng.

Kết quả, Mgroup lỗ sau thuế 13,7 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 9,2 tỷ đồng. EPS âm 676 đồng/cp, trong khi năm 2020 ở mức 440 đồng/cp.

picture2-1651463171-9931-1651463681.png
Kết quả kinh doanh Mgroup

Quy mô tổng tài sản của Mgroup là 249,1 tỷ đồng, giảm 9,6% so với đầu năm. Tài sản dài hạn chiếm 61,9%, tương đương 154,3 tỷ đồng. Lợi thế thương mại được nêu ở mức 99,9 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản dài hạn với 64,7%, giảm 10,2% so với cùng kỳ.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn tăng 47,5% lên 44,4 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí cho dự án khu nhà ở biệt thự Nam Hòa tăng 39,5% từ 30,1 tỷ đồng lên 42 tỷ đồng và phát sinh thêm 2,4 tỷ đồng cho dự án khu đô thị MPark Lai Châu 1.

Tổng tài sản ngắn hạn giảm 22,3% còn 94,8 tỷ đồng, chiếm 76,5% là các khoản phải thu ngắn hạn với 72,5 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ. Trong đó, khoản trả trước cho người bán ngắn hạn gấp 5,8 lần, lên 43 tỷ đồng, do số tiền trả trước cho CTCP Tư vấn Xây dựng Kiến Gia – khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng từ 3,1 tỷ đồng lên 41,5 tỷ đồng. Nợ xấu tăng từ 750 triệu đồng lên hơn 3,6 tỷ đồng, do công ty trích lập thêm hai khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đối với Đầu tư Golden Hill và Khách sạn bến du thuyền, với giá trị lần lượt là 1,8 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tổng nợ vay tài chính giảm 20,3% còn 627,9 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay ngắn hạn đi ngang ở mức 160,3 tỷ đồng, nợ vay dài hạn giảm 25,5% còn 467,6 tỷ đồng.

Xét nợ phải trả, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn đi ngang ở mức 2,5 tỷ đồng, trong đó khoản chiếm phần lớn đến từ công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Du lịch Khang Hưng với hơn 2 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn giảm 56,5% còn 8,1 tỷ đồng, chủ yếu bởi đơn vị giảm nợ phải trả cho Mland Miền Nam từ 12,4, tỷ đồng còn 2,2 tỷ đồng.

Vốn góp chủ sở hữu 200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 397,5 triệu đồng.

Sang năm nay, Mgroup đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 310 tỷ đồng, tăng 354% so với thực hiện năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế kì vọng đạt 2,5 tỷ đồng, cùng kỳ âm 13,7 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 10%, dù trong các năm gần đây, theo nghị quyết ĐHĐCĐ công ty không chia cổ tức cho cổ đông, lợi nhuận được giữ lại để bổ sung nguồn vốn kinh doanh và đầu tư dự án.

NGUỒN: NDH

1 Likes

Thanh khoản không lên nổi, thị trường lao dốc cuối phiên

Đợt phục hồi cuối phiên sáng “tắt lịm” nhanh chóng, lý do đơn giản là dòng tiền mua lên quá kém, chủ đạo “rình” giá thấp. Tổng thanh khoản hôm nay lại tụt xuống mức rất thấp, cho thấy lực bán vẫn yếu…

VN-Index lao dốc sâu hơn trong phiên chiều, do dòng tiền vẫn chờ đợi ở vùng giá thấp.

Đợt phục hồi cuối phiên sáng “tắt lịm” nhanh chóng, lý do đơn giản là dòng tiền mua lên quá kém, chủ đạo “rình” giá thấp. Tổng thanh khoản hôm nay lại tụt xuống mức rất thấp, cho thấy lực bán vẫn yếu…

Tính riêng buổi chiều, hai sàn niêm yết khớp lệnh giảm tới 26% so với phiên sáng, chỉ đạt gần 6.429 tỷ đồng. Trong khi đó độ rộng của VN-Index co lại còn 140 mã tăng/301 mã giảm và chỉ số này từ chỗ giảm chưa tới 5 điểm, thành -18,12 điểm.

Nhóm blue-chips lại là các cổ phiếu yếu nhất chiều nay. VN30-Index chốt phiên sáng giảm 0,92%, kết phiên chiều giảm 1,96%. Độ rộng co lại một chút, còn 8 mã tăng/21 mã giảm.

Dù độ rộng này không thay đổi nhiều so với phiên sáng, nhưng có tới 25/30 cổ phiếu của rổ VN30 tụt giá so với phiên sáng. Điều đó có nghĩa là giá đã yếu đi, ngay cả với các cổ phiếu còn tăng.

Lấy ví dụ, GAS đóng cửa trên tham chiếu 1,45%, tức là trả lại thị trường tới hơn 1% so với giá thời điểm cuối phiên sáng. MWG trả lại 0,7%, còn tăng 0,2% so với tham chiếu. PLX mất 0,7%, PNJ mất 1,1%. Chỉ có POW vẫn giữ nguyên giá kịch trần và BVH mạnh lên khoảng 1,12%, đóng cửa tăng 1,45% so với tham chiếu.

Nhóm trụ phục hồi khá cuối phiên sáng và trở lại tham chiếu là VCB, VIC, VHM thì buổi chiều lại suy yếu và rơi xuống vùng đỏ: VIC giảm 0,38%, VHM giảm 0,77%, VCB giảm 1,24%. Các cổ phiếu này gây ảnh hưởng khá lớn, bên cạnh hàng loạt mã trụ lao dốc nặng như VNM giảm 2,29%, TCB giảm 4,55%, MSN giảm 2,5%, VPB giảm 2,45%, CTG giảm 2,7%, ACB giảm 2,91%… Thống kê cho thấy rổ VN30 có tới 15 cổ phiếu đóng cửa dưới tham chiếu hơn 2% giá trị, tức là mạnh hơn mức giảm của chỉ số.

Nguyên nhân khiến nhóm blue-chips tụt giá mạnh buổi chiều là do dòng tiền mua quá kém. Rổ này lại xác lập phiên chiều có thanh khoản thấp kỷ lục, vượt qua con số chiều ngày 28/4 vừa qua, chỉ đạt 1.972,5 tỷ đồng. HPG là cổ phiếu thanh khoản nhất rổ VN30 và cũng là nhất thị trường, nhưng là một trong những mã yếu nhất buổi chiều. HPG giảm thêm 2,21% riêng chiều nay và đóng cửa giảm tổng cộng 3%. Xấu hơn HPG chỉ có TPB, với mức giảm riêng chiều tới gần 3,5% và đóng cửa giảm tổng cộng 4,76% so với tham chiếu.

Nhiều cổ phiếu vẫn đi ngược dòng mạnh mẽ trong phiên hôm nay.

Khá bất ngờ, nếu nhìn qua các chỉ số đại diện thì nhóm smallcap lại đề kháng tốt nhất, khi chỉ số chỉ giảm 0,56%. Tuy nhiên rổ này cũng chỉ có 69 mã tăng/128 mã giảm. Điểm tích cực là dòng tiền vào nhóm tăng giá khá hơn nhóm giảm. Cụ thể, phân bổ thanh khoản ở phía tăng – dù số lượng mã ít hơn – của nhóm VNSmallcap đạt 1.544,9 tỷ đồng (chiếm 59,1% giá trị cả rổ), trong khi phân bổ nhóm giảm là 1.013 tỷ đồng. Smallcap cũng là nhóm cổ phiếu duy nhất tăng thanh khoản hôm nay, giao dịch 2.614,5 tỷ đồng, cao hơn phiên trước 3,1%. Những cổ phiếu thanh khoản lớn, giá tăng tốt nổi bật là VSC, HAH, FCN, LCG, KSB, BCG, HQC đạt thanh khoản đều trên 50 tỷ đồng và giá tăng từ 2% tới kịch trần.

Mặc dù vẫn có cổ phiếu đi ngược thị trường, thậm chí khá mạnh, nhưng tổng thể hôm nay vẫn là một phiên giao dịch kém tích cực. Thanh khoản quá thấp tiếp tục cho thấy chiến lược “hứng giá” vẫn là chủ đạo, khi lượng hàng giá rẻ vẫn đang về và thanh khoản thời điểm bắt đáy vẫn cao hơn hiện tại.

Nhóm cổ phiếu dầu khí, xây dựng, vật liệu, cùng một số cổ phiếu bất động sản trung bình tới nhỏ giao dịch khá mạnh mẽ phiên này. Rất khó để phân nhóm cổ phiếu vì tính chất riêng lẻ ở từng mã tạo ảnh hưởng lên giá, hơn là yếu tố nhóm ngành. Dầu khí tăng đều nhất nhưng bất động sản cũng có nhiều cổ phiếu mạnh bất chấp số lớn giảm sâu. Trong bối cảnh dòng tiền quá thận trọng như lúc này, cổ phiếu thường đi đường riêng và các mã nhỏ tới vừa có lợi thế hơn.

Nguồn bài viết: Thanh khoản không lên nổi, thị trường lao dốc cuối phiên - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bỏ cổ phiếu ngân hàng, Warren Buffett quay sang “chơi lớn” với cổ phiếu dầu khí

Trong vòng 2 năm trở lại đây, có vẻ như Buffett đã thay đổi quan điểm đầu tư, một cách khá mạnh mẽ…

Warren Buffett - Ảnh: Bloomberg.

Trong suốt nhiều thập kỷ, Chủ tịch kiêm CEO Warren Buffett của Berkshire Hathaway duy trì một phương pháp tiếp cận tương đối thận trọng trong đầu tư. Ông ưa chuộng các cổ phiếu bán lẻ và ngân hàng, đồng thời giữ khoảng cách với những lĩnh vực có mức độ biến động cao hơn như công nghệ và năng lượng.

Trên thực tế, cổ phiếu các ngân hàng lớn của Mỹ luôn là một tài sản được ưa chuộng trong danh mục của nhà đầu tư huyền thoại, bởi các nhà băng này là một phần trong cơ sở hạ tầng của nước Mỹ - quốc gia mà ông luôn đặt cược như một thị trường đáng tin cậy.

Cho tới tận cuối năm 2019, Berkshire vẫn nắm cổ phần tại 4/5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Trước đó, Wells Fargo có 3 năm liên tiếp là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Berkshire, cho tới năm 2017.

BUFFETT “CHÁN” CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG, “MÊ” CỔ PHIẾU DẦU KHÍ?

Nhưng trong vòng 2 năm trở lại đây, có vẻ như Buffett đã thay đổi quan điểm đầu tư, một cách khá mạnh mẽ. Ông đã rót hàng tỷ USD để thâu tóm cổ phiếu của các công ty năng lượng và công nghệ, đồng thời thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng. Sau khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu vào đầu năm 2020, Buffett đã bán cổ phiếu Wells Fargo, JPMorgan Chase và Goldman Sachs, cho dù nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực này đã giảm giá về mức hấp dẫn để mua vào.

“Nhìn chung, tôi thích các ngân hàng. Tôi chỉ không thích tỷ trọng phân bổ vốn, xét tới mức độ rủi ro tiềm tàng nếu các ngân hàng đưa ra kết quả kinh doanh xấu tới mức mà chúng ta chưa từng phải đón nhận”, Buffett nói với nhà đầu tư tại đại hội cổ đông của Berkshire năm 2021.

Nhiều nhà phân tích đồng tình với việc Buffett thoái vốn khỏi cổ phiếu ngân hàng.

“Việc này nói lên một điều rằng Buffett nhận thấy sự cần thiết phải chuẩn bị cho những tình huống xấu, vì chúng ta đang ở trong một chu kỳ lạm phát kéo dài, thậm chí xảy ra tình trạng ‘stagflation’ (lạm phát cao kết hợp tăng trưởng yếu). Cổ phiếu ngân hàng có tính chu kỳ rất cao, và tất cả các chỉ báo hiện nay đều cho thấy chúng ta sẽ ở trong một môi trường lạm phát cao và lãi suất cao thêm một thời gian nữa. Điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay sẽ chịu áp lực suy giảm và hoạt động đầu tư cũng vậy”, giáo sư Phillip Phan thuộc Trường Kinh doanh, Đại học Johns Hopkins, nhận định với CNBC.

Cho dù lãi suất đang tăng - yếu tố thường giúp cổ phiếu ngân hàng tăng giá vì cải thiện tỷ suất lợi nhuận ở mảng cho vay – nhưng cổ phiếu ngân hàng Mỹ đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay, như Wells Fargo giảm 14%; JPMorgan Chase sụt 26,2%; Goldman Sachs trượt 227%… vì mối lo nền kinh tế Mỹ có thể sụt tốc khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất để chống lạm phát.

Song song với việc cắt giảm nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, Buffett gom mua cổ phiếu năng lượng, cho dù nhóm cổ phiếu này đang có mức định giá cao nhất trong nhiều năm. Ông đã mua thêm những cổ phiếu như Occidental Petroleum Corp. và Chevron Inc., mặc cho định giá của hai “ông lớn” dầu khí Mỹ này đang ở đỉnh của nhiều năm trở lại đây.

Theo niêm yết thông tin mới nhất của Berkshire, công ty này mua 118,3 triệu cổ phiếu Occidental thông qua nhiều giao dịch trong thời gian từ ngày 12-16/3, nâng tổng cổ phần lên 136,4 triệu cổ phiếu, tương đương 14,6% số cổ phiếu lưu hành của hãng dầu lửa. Berkshire cũng nắm một lượng chứng quyền cho phép mua thêm 83,9 triệu cổ phiếu phổ thông của Occidental với giá 59,62 USD/cổ phiếu, cộng thêm 100.000 cổ phiếu Occidental ưu đãi.

Trước đó, Berkshire tiết lộ đã mua 9,4 triệu cổ phiếu Chevron trong quý 4 năm ngoái, nâng tổng mức nắm giữ lên 38 triệu cổ phiếu. Hiện tại, cổ phần này có trị giá 6,2 tỷ USD.

TRIỂN VỌNG SÁNG CỦA CỔ PHIẾU DẦU KHÍ Ở MỸ

Cổ phiếu Occidental đã tăng gấp đôi trong 12 tháng qua, trong khi Chevron tăng 50%, với mức định giá cùng gần đỉnh của nhiều năm. Tuy nhiên, có vẻ như Buffett tin rằng các cổ phiếu này vẫn còn dư địa tăng - theo trang OilPrice.com.

CEO Vicki Hollub của Occidental cũng gom mua mạnh cổ phiếu công ty này trên thị trường mở, ngay cả khi giá cổ phiếu này đang ở gần đỉnh của 3 năm. Theo một niêm yết thông tin, vào hôm 28/3, bà Hollub chi 789.000 USD để mua 14.191 cổ phiếu Occidental với giá bình quân 56,24 USD/cổ phiếu, nâng tổng cổ phần lên 467.282 cổ phiếu, bên cạnh 23.390 cổ phiếu Occidental mà bà nắm giữ thông qua một chương trình tiết kiệm.

Lần gần đây nhất bà Holubb mua cổ phiếu Occidental trên thị trường mở là cách đây gần 3 năm, khi bà chi 1,8 triệu USD để mua 37.460 cổ phiếu vào hôm 10/6/2019, với giá bình quân 48,15 USD/cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu Occidental có giá 59,24 USD/cổ phiếu.

Giới phân tích ở Phố Wall cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng tăn giá của cổ phiếu Occidental. Nhà phân tích John Freeman của Raymond James gần đây nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu này từ 60 USD/cổ phiếu lên 85 USD/cổ phiếu, đồng nghĩa mức tăng gần 50%.

Cổ phiếu công ty khai thác dầu đá phiến APA Corp. gần đây cũng đạt mức đỉnh 52 tuần sau khi được Mizuho nâng hạng lên “mua” từ “trung tính” trước đó. Giá mục tiêu của cổ phiếu APA được Mizuho nâng từ 38 USD/cổ phiếu lên 56 USD/cổ phiếu.

“Năng lượng hiện là lĩnh vực duy nhất có được triển vọng cải thiện chất lượng, tăng trưởng và đà tăng đồng thời, trong khi vẫn duy trì được mức định giá hấp dẫn và triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp”, nhà phân tích Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase nhận định.

Theo một báo cáo của JPMorgan Chase, cổ phiếu năng lượng vẫn có triển vọng tăng cao hơn, dù đã tăng nhiều trong 1 năm qua. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán Mỹ đang được xem là rẻ, xét tới việc nhóm năng lượng trong chỉ số S&P 500 đang có mức định giá thấp hơn nhiều so với hồi năm 2014 – thời điểm gần đây nhất giá dầu vượt 100 USD/thùng.

Nguồn bài viết: Bỏ cổ phiếu ngân hàng, Warren Buffett quay sang “chơi lớn” với cổ phiếu dầu khí - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bắc Kinh đóng cửa nhiều ga tàu điện ngầm, tuyến xe buýt để dập dịch

TTO - Trong nỗ lực tránh nguy cơ phải phong tỏa như các thành phố khác, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc siết chặt các biện pháp chống dịch, bao gồm cho ngừng hoạt động hàng chục nhà ga tàu điện ngầm và hàng trăm tuyến xe buýt.

Bắc Kinh đóng cửa nhiều ga tàu điện ngầm, tuyến xe buýt để dập dịch - Ảnh 1.

Một nhà ga tàu ngầm ở Bắc Kinh bị đóng cửa ngày 4-5 - Ảnh: REUTERS

Ngày 4-5, Bắc Kinh thông báo đóng 40 ga tàu, khoảng 1/10 số nhà ga tại thành phố này và 158 tuyến xe buýt. Hầu hết dịch vụ bị đóng là tại quận Triều Dương, nơi tập trung nhiều ca COVID-19 nhất, theo báo South China Morning Post.

Trong ngày, chính quyền thành phố thông báo ghi nhận thêm 51 ca mắc COVID-19, 5 trong số đó không có triệu chứng. Con số này vẫn thấp hơn rất nhiều so với điểm dịch Thượng Hải với gần 5.000 ca, dù số ca bệnh mới tại đây đang có xu hướng giảm.

Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn kiên quyết mạnh tay dập dịch. Các trường học tại thành phố sẽ phải hoãn việc dạy học trực tiếp đến ngày 11-5. Trong khi đó, người dân muốn rời khỏi thành phố sẽ phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19 và muốn đi tàu lửa, máy bay phải có mã xanh y tế. Các cơ quan chức năng sẽ lập các chốt kiểm soát trên những tuyến đường ra vào thành phố.

Từ đêm 3-5, người dân tại 12 quận của Bắc Kinh đã bắt đầu xét nghiệm COVID-19 đại trà, chia thành 3 đợt và kéo dài đến ngày 5-5.

Báo Guardian đưa tin thủ đô Trung Quốc cũng mở cửa tại trung tâm cách ly đại trà là Bệnh viện Xiaotangshan Fangcai, cho thấy chính quyền đang chuẩn bị cho khả năng số ca bệnh gia tăng.

Dù mạnh tay là vậy, Bắc Kinh đến nay vẫn tránh việc phong tỏa toàn thành phố. Nhưng Hãng tin AFP dẫn lời một người dân nơi đây nói rằng “tôi nghĩ thành phố đã trong tình trạng đóng cửa bán phần” vì ngày càng nhiều khu vực nội thành phải sống sau rào chắn. “Không biết các biện pháp hạn chế sẽ kéo dài đến bao giờ”, một người dân khác nói.

Ở những nơi khác như thành phố Trịnh Châu ở miền trung Trung Quốc, chính quyền cũng đẩy mạnh chống dịch, yêu cầu người dân tại khu vực trung tâm phải ở trong nhà hoặc trong khu nhà của mình.

Tại Thượng Hải, các biện pháp chống dịch đã bắt đầu được nới lỏng từ đầu tuần này, khi chính quyền cho phép 1 thành viên của mỗi hộ gia đình được ra ngoài mua sắm ở siêu thị. Số ca bệnh và vùng phong tỏa tại thành phố 25 triệu dân này đã giảm mạnh trong những ngày qua. Nhưng đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy lệnh phong tỏa sẽ chấm dứt.

Nguồn bài viết: Bắc Kinh đóng cửa nhiều ga tàu điện ngầm, tuyến xe buýt để dập dịch - Tuổi Trẻ Online

Fed khó kiềm chế lạm phát mà không đẩy Mỹ vào suy thoái

Với Fed, việc giúp nền kinh tế thoát khỏi Covid-19 dường như còn dễ dàng hơn mục tiêu hiện tại: kiềm chế lạm phát mà không gây suy thoái.

Bill Dudley – cựu chủ tịch Fed New York cho biết trên CNN rằng việc đưa kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” sẽ rất thách thức do thị trường lao động đang rất nóng, đến mức để kiềm chế lạm phát, giới chức sẽ phải tăng tỷ lệ thất nghiệp. “Khả năng làm được việc này rất, rất thấp”, ông nhận định.

Lịch sử thì không đứng về phía Fed. “Trong quá khứ, khi nâng tỷ lệ thất nghiệp lên, anh gần như không thể thoát suy thoái”, Dudley cho biết, “Vấn đề mà Fed phải đối mặt là giờ đã quá muộn rồi”.

Trên lý thuyết, Fed vẫn có khả năng bắt kịp tốc độ lạm phát, bằng cách nâng lãi suất thật nhanh. Cơ quan này được kỳ vọng hôm nay sẽ nâng lãi suất thêm 0,5% lần đầu tiên kể từ năm 2000. Các thị trường đang chuẩn bị cho đợt nâng lãi lớn trong bối cảnh lạm phát Mỹ cao nhất 40 năm.

Cũng trên lý thuyết, Fed có thể nâng lãi cao tùy ý để chặn đà lạm phát. Tuy nhiên, nó cũng làm tăng rủi ro rằng một sự tính toán sai lầm có thể bóp chết đà phục hồi quá sớm.

“Đó là lý do vì sao hạ cánh mềm là việc rất khó”, Dudley nói, “Đến khi nhận ra mình làm quá tay, anh đã rơi vào suy thoái rồi”.

Bill Dudley – cựu chủ tịch Fed New York. Ảnh: Reuters

Bill Dudley – cựu chủ tịch Fed New York. Ảnh: Reuters

Quan chức Fed và một số nhà kinh tế bày tỏ sự lạc quan một cách thận trọng về việc ngăn hạ cánh cứng. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã chỉ ra hạ cánh mềm diễn ra vào năm 1965, 1984 và 1994. “Tôi tin rằng lịch sử cho thấy có lý do để lạc quan. Hạ cánh mềm khá phổ biến”, Powell cho biết trong một bài phát biểu hồi tháng 3.

Tuy nhiên, Dudley cho rằng trong các ví dụ của Powell, tỷ lệ thất nghiệp thực sự không tăng. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 3,6%, nằm trong khoảng được Fed coi là “toàn dụng”. Tỷ lệ này có thể tiếp tục giảm, chạm mốc chưa từng có kể từ thập niên 50.

“Fed sẽ phải làm giảm tốc nền kinh tế và thị trường lao động. Việc này rất khó”, ông nói. Dudley chỉ ra rằng theo lịch sử, khi tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng, nó thường “châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn diện”.

Đây cũng có thể là lý do về tâm lý. “Khi người dân thấy thị trường lao động bắt đầu xuống dốc, họ sẽ lo lắng về tương lai việc làm của mình, từ đó giảm chi tiêu”, ông giải thích.

Rủi ro suy thoái thấp

Tin tốt là suy thoái dường như chưa có dấu hiệu xuất hiện. Goldman Sachs đã nói với các khách hàng rằng việc suy thoái không phải là không tránh được. Tuy nhiên, những lo lắng về nền kinh tế được củng cố bằng báo cáo GDP tuần trước, cho thấy Mỹ tăng trưởng âm trong quý I.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng GDP giảm đột ngột phản ánh các yếu tố mang tính tạm thời, gây sức ép lên tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp. Dudley cho biết GDP âm vì “một số yếu tố điên rồ” liên quan đến tồn kho và thương mại. Ông cho rằng nhu cầu nền tảng trong nền kinh tế vẫn mạnh. “Khả năng suy thoái trong năm tới rất thấp”, ông dự báo.

Lo ngại hiện tại là kinh tế Mỹ năm 2023 và 2024 sẽ chống chịu thế nào trước một loạt đợt nâng lãi sắp tới. Lãi suất cơ bản tăng có thể kéo theo lãi vay mua nhà, mua ôtô, lãi thẻ tín dụng và vay kinh doanh.

Lãi suất tăng liên tiếp sẽ hãm phanh nền kinh tế. Việc này sẽ khiến rủi ro suy thoái “tăng lên nhiều”, Dudley cho biết. Rủi ro suy thoái năm 2023 và 2024 “chắc chắn cao hơn 50%”.

Dĩ nhiên, Fed có thể quyết định ngừng nâng lãi suất nếu sợ gây ra suy thoái. Theo một mặt nào đó, đây chính là kịch bản đã xảy ra năm 2019, khi Fed dừng tăng lãi suất vì lo ngại kinh tế giảm tốc. Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó vì Covid-19 xuất hiện ngay đầu năm sau, buộc Fed giảm lãi suất.

“Fed có thể cố trì hoãn”, Dudley nói, “Nhưng nếu họ làm vậy, lạm phát có thể quay lại, và họ sẽ phải kéo phanh sâu hơn nữa. Trì hoãn không thực sự mang lại hiệu quả đâu. Nó chỉ khiến việc hạ cánh thêm khó khăn thôi”.

Sai lầm chính sách

Nỗi lo suy thoái đã phản ánh tình thế khó khăn hiện tại của Fed. Mùa xuân và hè năm ngoái, họ phớt lờ lạm phát cao, vì cho rằng kinh tế đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Fed giữ nguyên các chính sách khẩn cấp và hy vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt.

Tuy nhiên, lạm phát sau đó kéo dài và lan ra rộng hơn dự kiến, một phần vì gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 và hiện tại là do chiến sự Ukraine. Bên cạnh đó, thị trường việc làm quay về trạng thái toàn dụng nhanh hơn dự kiến. Powell thừa nhận hồi tháng 3.

Dù Dudley cho rằng Fed “đáng khen” vì phản ứng “mạnh và nhanh” với đại dịch đầu năm 2020, họ cũng phải chịu trách nhiệm vì để lạm phát tăng tốc. “Họ đã quá chậm chạp trong việc rút chính sách nới lỏng”, Dudley cho biết, “Đó là một sai lầm chính sách”.

Nguồn bài viết: Fed khó kiềm chế lạm phát mà không đẩy Mỹ vào suy thoái - VnExpress Kinh doanh

Nga chịu sức ép bán năng lượng giá rẻ cho châu Á

Nga có thể chuyển hướng bán dầu, khí và than cho châu Á, nhưng phải giảm giá sâu để người mua chấp nhận rủi ro và chi phí.

Năm ngoái, tàu Grand Aniva của Nga - với 4 bồn hình cầu chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) - chịu trách nhiệm chuyên chở qua lại giữa một mỏ khí đốt ở miền đông nước Nga và các kho chứa ở Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Nhưng năm nay, hai ngày sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, con tàu chuyển hướng sang Trung Quốc.

Việc này cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn có thể tìm được khách hàng ở châu Á cho nhiên liệu hóa thạch, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng ông vẫn cần thêm người mua khi phương Tây đang tăng áp lực để Điện Kremlin ngừng chiến dịch ở Ukraine. Gần đây nhất, EU đã hoàn tất dự thảo kế hoạch cho gói trừng phạt sắp tới nhằm vào dầu thô Nga.

Trước đó, hôm 14/4, ông Putin kêu gọi đất nước “chuyển hướng xuất khẩu dần sang các thị trường đang phát triển nhanh chóng ở phía Nam và phía Đông”. Hai điểm đến rõ ràng nhất là Trung Quốc - thị trường năng lượng lớn nhất thế giới và Ấn Độ - thị trường lớn thứ ba thế giới.

Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào nhằm chuyển xuất khẩu năng lượng từ khách hàng châu Âu sang châu Á đều sẽ gặp phải những trở ngại lớn. Nga cần giảm giá mạnh để người mua cảm thấy xứng đáng với rủi ro và chi phí bỏ ra. Đồng thời, họ phải xây dựng các đường ống rất dài hoặc các cảng chuyên dụng như trên đảo Sakhalin - nơi tàu Grand Aniva nhận LNG. Những dự án hạ tầng này phải mất nhiều năm mới hoàn thiện.

Tàu Grand Aniva nhận LNG tại đảo Sakhalin vào tháng 9/2021. Ảnh: NYT

Tàu Grand Aniva nhận LNG tại đảo Sakhalin vào tháng 9/2021. Ảnh: NYT

Dầu thô sang châu Á cần được vận chuyển bằng đường biển. Nhưng do các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây, các công ty bảo hiểm đang từ chối bảo hiểm cho các tàu chở hàng của Nga. Các ngân hàng thì ngần ngại cho vay tiền trong thời gian vận chuyển dầu. Vì vậy, doanh nghiệp ở các nước như Ấn Độ đã yêu cầu giảm giá rất mạnh để bù đắp chi phí và rủi ro.

Than thì có thể được chất lên xe tải hoặc tàu hỏa để đưa sang Trung Quốc mà ít gặp trở ngại về hậu cần. Nhưng xuất khẩu than của Nga chỉ có giá trị bằng một phần mười so với dầu và một phần tư so với khí đốt nước này, theo dữ liệu từ Hải quan Nga. Đó là chưa kể các biện pháp trừng phạt của phương Tây với việc sử dụng USD để giao dịch với Nga đang làm giảm nhu cầu của Trung Quốc đối với than từ nước này.

“Ngay cả các nhà buôn than tư nhân của Trung Quốc giờ cũng không muốn đụng đến than Nga vì lo ngại các lệnh trừng phạt của phương Tây”, Zhou Xizhou, Chuyên gia lĩnh vực năng lượng Trung Quốc tại S&P Global, đánh giá.

Bất chấp những trở ngại, lãnh đạo các công ty năng lượng toàn cầu đang đặt cược rằng Nga vẫn có thể tìm ra cách xuất khẩu dầu và than, phần lớn là do nhu cầu vẫn ở mức cao. Thế giới đã thiếu năng lượng kể từ mùa thu, khi Trung Quốc gần như cạn kiệt than và mất điện trên diện rộng.

Giá khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, than đá đã tăng mạnh kể từ năm ngoái. Việc ngăn cản bất kỳ dạng năng lượng nào của Nga tiếp cận thị trường thế giới có thể khiến giá tiếp tục leo thang. “Đây thực sự là cuộc khủng hoảng năng lượng lớn hơn những năm 1970. Giai đoạn đó đơn giản hơn, vì chỉ thiếu dầu”, Daniel Yergin - nhà sử học năng lượng cho biết.

Một số lãnh đạo ngành năng lượng đang kêu gọi ra chính sách không chặn hoàn toàn hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga. Thay vào đó, mục tiêu là làm cho xuất khẩu của Nga gặp khó khăn, để họ chỉ bán được với giá rất thấp. “Vấn đề chính không phải là giảm hoặc vô hiệu hóa xuất khẩu của Nga sang châu Âu, mà là giảm doanh thu từ dầu khí của Nga”, Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế ở Paris, nói.

Giới quan sát cho rằng, ông Putin sẽ giữ bằng được dòng chảy xuất khẩu dầu và than. Nga hiện xuất khẩu gần 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và 3 triệu thùng dầu diesel, xăng và các sản phẩm tinh chế khác từ dầu. Theo ông Birol, Trung Quốc và Ấn Độ có ngành công nghiệp lọc dầu lớn nên sẽ quan tâm đến việc mua dầu thô đầu vào.

Khí đốt tự nhiên thì sẽ khó xuất khẩu hơn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga chỉ có khả năng hóa lỏng và chất lên tàu khoảng một phần mười lượng khí đốt xuất khẩu của mình. Hầu hết các chuyến hàng LNG đã bán cho khu vực Đông Á, với số lượng lớn xuất phát từ đảo Sakhalin, gần Nhật Bản.

Marine Traffic - hãng dịch vụ theo dõi tàu có trụ sở tại Athens (Hy Lạp) cho biết tàu Grand Aniva của Nga đã chuyển từ cung cấp cho Nhật Bản và Đài Loan năm ngoái sang cung cấp cho Trung Quốc trong hai tháng kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra. Grand Aniva thuộc sở hữu của Sovcomflot, một công ty vận tải nhà nước Nga và cũng là mục tiêu trừng phạt của phương Tây.

Trong chuyến gần đây nhất vào giữa tháng 4, Grand Aniva đi từ đảo Sakhalin đến cảng LNG ở Bắc Hải, trên bờ biển phía nam của Trung Quốc. Cảng này do Sinopec xây dựng và chuyển giao cho PipeChina 3 năm trước. Khách hàng Trung Quốc có thể giúp dầu Nga tiếp tục có đầu ra. Nước này đến nay vẫn đang tránh lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và từng mua dầu từ Iran và Venezuela bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

“Người Trung Quốc đã tìm được cách để vẫn mua dầu Iran và Venezuela. Họ sẽ tìm ra giải pháp cho dầu Nga thôi”, Michal Meidan, Giám đốc nghiên cứu khí đốt và năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết.

Nga đang tăng bán khí đốt tự nhiên đến Trung Quốc thông qua một đường ống mới hoàn thành ở Siberia. Nhưng vì các mỏ khí đốt ở Siberia không có đường ống kết nối với các mỏ khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Âu, năng lực vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc cũng bị hạn chế.

Thương mại giữa Nga và Trung Quốc, phần lớn là nhờ xuất khẩu năng lượng của Nga, đã tăng gần 30% trong ba tháng đầu năm nay so với một năm trước đó. Điều này “thể hiện đầy đủ khả năng phục hồi và tính năng động nội tại của hợp tác giữa hai nước”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Le Yucheng tuyên bố, “Bất kể tình hình quốc tế thay đổi như thế nào, Trung Quốc sẽ luôn tăng cường phối hợp chiến lược với Nga”.

Ngoài ra, vị thế thị trường của Nga có thể cải thiện vào mùa thu. Phần lớn dầu của Nga rất nặng, nên khi tinh chế sẽ tạo ra thêm được nhiều dầu diesel hơn. Dữ liệu từ Hải quan Nga cho thấy, năm ngoái, nước này xuất khẩu dầu diesel nhiều gấp 10 lần xăng.

Thị trường động cơ diesel chính của thế giới lại là ở Trung Quốc, với số lượng xe tải hạng nặng đang hoạt động gần gấp đôi so với Mỹ. Các đợt phong tỏa đã làm tê liệt phần lớn đội xe tải này trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở trong và xung quanh Thượng Hải.

Tuy nhiên, nhu cầu dầu diesel ở Trung Quốc hoàn toàn có thể đảo ngược vào mùa thu, khi các lệnh phong tỏa được dỡ bớt. Bắc Kinh vẫn chuộng chiến lược phục hồi sau những đợt suy thoái kinh tế bằng cách đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, như xây thêm các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu và các cơ sở hạ tầng khác. Tất cả những công việc xây dựng đó sẽ đòi hỏi một đội xe tải lớn chạy bằng dầu diesel, máy xúc, máy đóng cọc, máy ủi và các thiết bị khác.

Nguồn bài viết: Nga chịu sức ép bán năng lượng giá rẻ cho châu Á - VnExpress Kinh doanh

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp 100 tỉ như cam kết

TTO - Dù hứa sẽ nộp 100 tỉ đồng trước 30-4 để ‘thể hiện thiện chí’ nhưng đến cuối ngày hôm nay (4-5), hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp tiền.

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp 100 tỉ như cam kết - Ảnh 1.

Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp 100 tỉ đồng như đã cam kết - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lãnh đạo Chi cục Thuế TP Thủ Đức cho biết như trên khi trao đổi với Tuổi Trẻ Online.

Trước đó, sau khi có văn bản xin kéo dài thời gian nộp tiền trúng đấu giá đất và các khoản phí liên quan, bao gồm tiền phạt chậm nộp đến tháng 9-2022 nhưng không được chấp nhận, Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega có văn bản cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền 100 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước trước ngày 30-4 để thể hiện thiện chí tiếp tục thực hiện dự án.

Tuy nhiên đến nay đã qua thời hạn hai doanh nghiệp này vẫn chưa nộp tiền.

Lãnh đạo Chi cục Thuế TP Thủ Đức cũng cho biết cơ quan thuế đã liên hệ và lý do hai doanh nghiệp nêu ra đều là chưa thu xếp được tiền.

Trước đó, Chi cục Thuế TP Thủ Đức cho biết cũng đã gửi thông báo nhắc nợ đến hai doanh nghiệp này về số tiền phải nộp đợt 1 vào ngân sách trước ngày 6-5, tức trong vòng hai ngày tới.

Sau thời hạn này, Chi cục Thuế TP Thủ Đức sẽ cưỡng chế tài khoản ngân hàng theo quy định của Luật quản lý thuế, vì tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.

Hiện cơ quan thuế vẫn đang tính tiền chậm nộp theo quy định 0,03%/ngày. Việc tính chậm nộp cho đợt đầu tiên đã áp dụng từ ngày 6-2 và từ ngày 7-4, doanh nghiệp bị tính thêm tiền nộp chậm đợt 2. Hiện số tiền chậm nộp hai doanh nghiệp này phải trả hơn 2,3 tỉ đồng/ngày.

Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất số 3-5 (diện tích 6.446m2) nên phải đóng 3.820 tỉ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ với diện tích thực hiện chức năng thương mại dịch vụ.

Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất số 3-8 (diện tích 8.568,1m2), đóng 4.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất, được miễn nộp lệ phí trước bạ theo hướng dẫn về lệ phí trước bạ đối với diện tích đất ở.

Nguồn bài viết: Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chưa nộp 100 tỉ như cam kết - Tuổi Trẻ Online

Tổng Bí thư: Phải làm rõ vì sao đất đai chưa thành nội lực phát triển kinh tế - xã hội

Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 5 là thảo luận về việc tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP

Sáng 4/5, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII khai mạc tại Hà Nội, dự kiến diễn ra trong 7 ngày với chương trình nghị sự gồm xem xét và thảo luận nhiều vấn đề quan trọng.

Cụ thể, Trung ương sẽ xem xét, thảo luận Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và quyết định nhiều nội dung quan trọng khác.

Trong đó, đáng chú ý là nội dung về chính sách đất đai - một nội dung quan trọng, phức tạp, nhạy cảm và liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội, mọi người dân nên nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.

Hội nghị nhấn mạnh việc tổng kết chính sách pháp luật về đất đai tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Việc này đồng thời giải quyết được các vấn đề có tính chất cụ thể, ngắn hạn trong từng giai đoạn, giải phóng tối đa, khai thác, phát huy cao nhất nguồn lực đất đai phục vụ phát triển đất nước.

LÀM RÕ VÌ SAO VẪN CÒN LÃNG PHÍ NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn, rất khó và rất hệ trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu như đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện từ gốc, từ cơ sở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới…

Theo đó, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Với nội dung về đất đai, Tổng Bí thư nêu rõ đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

“Nhiều người giàu lên nhờ đất, nhưng cũng có không ít người nghèo đi vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất, mất cả tình nghĩa cha con, anh em, đồng chí cũng vì đất… Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua có tới hơn 70% số vụ tố cáo, khiếu nại thuộc về lĩnh vực đất đai”, Tổng Bí thư nói.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 5 sáng 4/5 - Ảnh: VGP

Vì vậy, ông nhấn mạnh việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về đất đai lần này là một yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo nguồn lực và động lực mới để phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, cơ bản, hết sức phức tạp, nhạy cảm, đặc biệt quan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước, hiện vẫn còn không ít ý kiến khác nhau.

Khi thảo luận, đánh giá tình hình và nguyên nhân, chúng ta cần nắm vững phương pháp duy vật biện chứng, các quan điểm và nguyên tắc cơ bản đã được xác định trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước để phân tích một cách toàn diện, khách quan kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 6 khoá XI và pháp luật về đất đai; chỉ rõ nội dung của Nghị quyết đã được thể chế hoá như thế nào? Những điểm gì thể chế hoá đúng, điểm gì chưa đúng? Những quan điểm, yêu cầu quan trọng nào của Nghị quyết chưa được thể chế hoá hoặc chưa được thực hiện một cách nghiêm túc? Tình hình thực hiện trong thực tế như thế nào? Những chủ trương, chính sách gì cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh?..

Ghi nhận những chuyển biến tích cực và những kết quả nổi bật đã đạt được trong gần 10 năm qua, song Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Tổng Bí thư yêu cầu tập trung làm rõ các nội dung như: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?..

“Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?..”, Tổng Bí thư phát biểu.

Trên cơ sở đó, đề xuất các chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; chú ý các vấn đề hiện đang vướng mắc hoặc gây bức xúc trong xã hội và những nội dung còn có ý kiến khác nhau.

NHIỀU NỘI DUNG QUAN TRỌNG KHÁC

Về nội dung liên quan nông nghiệp, Tổng Bí thư đề nghị Hội nghị tập trung nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới - đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề cập nội dung về kinh tế tập thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay vẫn chưa đạt mức phát triển như mục tiêu, yêu cầu đề ra. Do đó, ông đề nghị các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự hội nghị xuất phát từ thực tiễn, thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học về những kết quả, thành tích đã đạt được; đồng thời phân tích sâu sắc những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân.

Từ đó, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực tế đất nước, tập trung thảo luận làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp lớn cần được quán triệt và triển khai thực hiện để kinh tế tập thể ngày càng phát triển mạnh hơn, đúng đắn và lành mạnh hơn, thực sự trở thành một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP

Các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP

Về đề án thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị đã giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì xây dựng. Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm; ý kiến các ban, bộ, ngành, địa phương và thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đến nay, đã có 5 địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực, gồm Hà Nội, Thái Bình, Sóc Trăng, An Giang, Khánh Hòa. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nhất trí lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng bí thư đề nghị Trung ương nghiên cứu, cho ý kiến, quyết định về chủ trương lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống tham nhũng, tiêu cực để có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Về việc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021, Tổng bí thư đánh giá việc này đã được thực hiện nghiêm túc và bài bản trong năm qua và đạt được nhiều kết quả quan trọng và toàn diện, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, bạn bè thế giới đánh giá cao.

Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn còn tồn tại, hạn chế. Công tác dự báo chiến lược, hoạch định đường lối, chính sách và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận có lúc, có việc chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới. Trong phòng chống dịch bệnh có lúc, có nơi còn chủ quan, bị động, hoặc cứng nhắc, thiếu thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất.

Nguồn bài viết: Tổng Bí thư: Phải làm rõ vì sao đất đai chưa thành nội lực phát triển kinh tế - xã hội - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Fed quyết định tăng lãi suất ở mức lớn nhất trong hơn 20 năm

Fed quyết định tăng lãi suất ở mức lớn nhất trong hơn 20 năm

Sau quyết định mới nhất của Fed, lãi suất liên bang tại Mỹ sẽ ở phạm vi 0,75%-1%.

Sau cuộc họp chính sách ngày 4/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất chuẩn thêm 0,5 điểm phần trăm, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000 nhằm chống lại lạm phát ở mức cao nhất trong 40 năm qua.

Sau quyết định mới đưa ra, lãi suất liên bang tại Mỹ sẽ ở phạm vi 0,75%-1%. Theo dữ liệu của CME Group, thị trường dự đoán lãi suất sẽ tăng lên mức 2,75%-3% vào cuối năm nay.

Mặc dù một số thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã thúc đẩy tăng lãi suất ở mức cao hơn, nhưng động thái hôm thứ Tư đã nhận được thống nhất. Mức tăng 50 điểm cơ bản là mức tăng lớn nhất mà FOMC thực hiện kể từ tháng 5/2000. Khi đó, Fed đang chiến đấu với giai đoạn đầu của bong bóng dotcom.

Chủ tịch Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo: “Lạm phát đang ở mức rất cao và chúng tôi hiểu những khó khăn mà tình thế này gây ra. Chúng tôi đang khẩn trương khắc phục điều đó.” Ông lưu ý về gánh nặng lạm phát đối với những người thu nhập thấp và “cam kết sẽ mạnh tay ổn định lại tình hình giá cả”.

Fed quyết định tăng lãi suất ở mức lớn nhất trong hơn 20 năm - Ảnh 1.

Quy mô bảng cân đối kế toán và lộ trình nâng/hạ lãi suất của Fed.

Theo đó, dựa vào nhận xét của ông Powell, nhiều khả năng Fed sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong thời gian tới và không có bước đi nào căng thẳng hơn. Cùng với việc nâng lãi suất, NHTW cũng bắt đầu thu hẹp quy mô của bảng cân đối kế toán 9 nghìn tỷ USD. Fed đã mua trái phiếu để giữ lãi suất ở mức thấp và dòng tiền tiếp tục “chảy” vào nền kinh tế ở thời kỳ đại dịch. Song, áp lực lạm phát đã khiến Fed cân nhắc lại về chính sách tiền tệ.

Thị trường đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho cả 2 động thái này nhưng biến động vẫn diễn ra từ đầu năm đến nay. Nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào Fed trong việc đảm bảo thị trường hoạt động tốt hơn, nhưng lạm phát cao đòi hỏi các chính sách cần được thắt chặt.

Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau thông báo của Fed, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc đi xuống. Thị trường đang kỳ vọng NHTW sẽ tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất trong những tháng tới. Ông Powelll nói rằng mức tăng 50 điểm cơ bản sẽ được thảo luận trong những cuộc họp tiếp theo, nhưng dường như không có nhiều khả năng Fed sẽ đưa ra những quyết định “diều hâu” như dự đoán trước đó.

Chủ tịch Fed cho biết: “Chúng tôi không cân nhắc về mức tăng 70 điểm cơ bản.” Trong khi đó, hồi tháng 6, thị trường dự đoán Fed sẽ nâng 3/4 điểm phần trăm.

Ông nói thêm: “Nền kinh tế Mỹ rất mạnh mẽ và đang ở vị thế tốt để xoay chuyển với một chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn.” Ông dự đoán kinh tế Mỹ sẽ chứng kiến đợt “hạ cánh mềm hoặc mềm nhất” dù trải qua đợt thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, kế hoạch được Fed công bố sau cuộc họp ngày 4/5 cũng có việc giảm quy mô bảng cân đối kế toán diễn ra theo từng giai đoạn. NHTW Mỹ sẽ giới hạn số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đáo hạn mỗi tháng khi tái đầu tư phần còn lại. Bắt đầu từ ngày 1/6, mức 30 tỷ USD trái phiếu Kho bạc và 17,5 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp sẽ được áp dụng. Sau 3 tháng, mức giới hạn đối với trái phiếu Kho bạc sẽ tăng lên 60 tỷ USD và 35 tỷ USD với các khoản thế chấp.

Những con số trên hầu như phù hợp với các cuộc thảo luận gần đây nhất của Fed dù một số dự báo cho rằng mức giới hạn sẽ tăng với tốc độ chậm rãi hơn.

Thông báo của NHTW Mỹ hôm thứ Tư cũng lưu ý rằng hoạt động kinh tế nước này sụt giảm trong quý I nhưng “chi tiêu hộ gia đình và đầu tư cố định vẫn mạnh mẽ”. Ngoài ra, “lạm phát vẫn ở mức cao”.

Cuối cùng, Fed đề cập đến sự bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc và những nỗ lực của chính phủ trong việc giải quyết tình hình đó. NHTW nhận định: “Những đợt phong tỏa để phòng dịch ở Trung Quốc có khả năng sẽ khiến tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thêm trầm trọng. Uỷ ban rất chú ý đến rủi ro lạm phát từ sự kiện đó.”

Nguồn bài viết: Fed quyết định tăng lãi suất ở mức lớn nhất trong hơn 20 năm

Vụ cháy xe tải trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Sao lại chở vật liệu dễ cháy trên cao tốc?

TTO - Vụ cháy xe chở dầu nhớt trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương vào chiều 4-5 dù không thiệt hại về người nhưng khiến nhiều người lo lắng và đặt câu hỏi: Sao lại cho xe chở vật liệu dễ cháy lên cao tốc?

Khói bốc cao trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Ảnh: HỒNG ĐÀO

Theo diễn biến vụ việc, khoảng 12h40 ngày 4-5, chiếc xe tải chở dầu nhớt chạy trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hướng từ TP.HCM về miền Tây. Khi đi đến km37+550 thuộc địa phận Long An thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Đám cháy lan rộng, kéo dài theo vết loang trên mặt đường cao tốc, uy hiếp đến sự an toàn của những xe khác trên đường. Rất may thời điểm này các xe khác kịp dừng lại né đám cháy nên thiệt hại không nhiều.

Tuy nhiên, nhiều người dân (trong đó có nhiều tài xế) thắc mắc vì sao xe chở vật liệu dễ cháy nổ lại được chạy vào đường cao tốc. Nếu vụ việc xảy ra vào lúc đang kẹt xe, xe đang xếp hàng dài thì hậu quả thật khó lường.

Ông Nguyễn Văn Thành - cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV - cho biết hiện đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có quy định cấm xe chở vật liệu dễ cháy nổ đi vào. Tuy nhiên, chiếc xe bốc cháy nói trên không nằm trong danh mục xe chở vật liệu dễ cháy nổ (chở nhớt).

Ông Thành cho biết thêm ngay cả những xe bồn cung cấp xăng dầu cho trạm xăng trên đường cao tốc cũng phải đi bằng đường dân sinh (đường cặp mé đường cao tốc) chứ không được chạy vào đường cao tốc.

Mới đây, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào sử dụng. Đại diện Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, chủ đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cũng đã đưa ra danh mục các phương tiện không được chạy trên tuyến đường này gồm: xe quá khổ - quá tải, xe container từ 20 feet trở lên, xe đầu kéo kéo theo sơmi - rơmoóc, xe chở vật liệu dễ cháy nổ (xăng dầu, gas, nhựa đường…), người đi bộ, xe mô tô, xe thô sơ, xe gắn máy…

Nguồn bài viết: Vụ cháy xe tải trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Sao lại chở vật liệu dễ cháy trên cao tốc? - Tuổi Trẻ Online

Đồng rúp của Nga tăng giá cao kỷ lục trong vòng 2 năm so với USD, euro

TTO - Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.

Đồng rúp của Nga tăng giá cao kỷ lục trong vòng 2 năm so với USD, euro - Ảnh 1.

Đồng rúp của Nga liên tục tăng giá so với đồng USD - Ảnh: REUTERS

Ngày 4-5, đồng rúp đã tăng giá 0,7% so với USD, giao dịch với tỉ giá 1 USD đổi 70,49 rúp, mức cao nhất kể từ tháng 6-2020.

So với euro, giá đồng rúp tăng 1,2%, giao dịch ở mức 1 euro đổi 73,84 rúp, mức cao nhất kể từ tháng 2-2020.

Cổ phiếu tại Ngân hàng Sberbank đã tăng 0,3% sau khi Ủy ban châu Âu đề xuất đưa ngân hàng lớn nhất của Nga và 2 ngân hàng khác ra khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).

Các chỉ số chứng khoán Nga phản ứng trái chiều. Chỉ số RTS bằng đồng USD tăng 1,2% lên 1.094 điểm. Chỉ số MOEX bằng đồng rúp giảm 0,2% xuống còn 2.439 điểm.

“Mặc dù việc trở lại mức trước xung đột của đồng rúp có thể không còn nhiều ý nghĩa như trước đây, nhưng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt và kiểm soát vốn hiện tại, cho thấy Nga đang đối phó với tình hình tốt hơn những gì phương Tây mong đợi”, Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Ngân hàng Rabobank của Hà Lan cho biết.

Hồi tháng 3, đồng rúp đã rớt giá kỷ lục, giảm hơn 40% giá trị so với đầu năm, khi phương Tây ban hành các lệnh trừng phạt sâu rộng.

Nguồn bài viết: Đồng rúp của Nga tăng giá cao kỷ lục trong vòng 2 năm so với USD, euro - Tuổi Trẻ Online

Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc không có giá trị

Hội Nghề cá Việt Nam vừa có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban ngành liên quan về việc phản đối phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông …

Tàu thuyền Việt Nam được quyền đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam.

Theo Hội Nghề cá Việt Nam, vừa qua phía Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5 và dự kiến trong 3 tháng. Phạm vi lệnh cấm bao gồm một phần vùng biển vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

“Đây là hành động đơn phương, lặp lại và phi lý của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các quyền và lợi ích khác của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Đồng thời vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”, Công văn khẳng định.

Trước sự việc trên, Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động sai trái, đơn phương, lặp lại của phía Trung Quốc. Hội Nghề cá Việt Nam tuyên bố: Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý này ở Biển Đông, bao gồm cả các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn ngay lệnh cấm đánh bắt cá phi lý nêu trên của phía Trung Quốc.

Hội Nghề cá sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các hội thủy sản, hội nghề cá địa phương và các đơn vị có liên quan để tích cực, chủ động tuyên truyền, thông tin nhằm giúp người dân chấp hành đúng pháp luật khi đánh bắt trên biển. Đồng thời, hội sẽ hỗ trợ, vận động ngư dân yên tâm ra khơi bám biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Nguồn bài viết: Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc không có giá trị - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thị trường bất động sản: Nhiều luật chồng chéo, khó điều tiết

Lĩnh vực bất động sản có hàng chục luật điều phối nhưng lại thiếu đồng bộ, chồng chéo và mâu thuẫn…

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, mỗi dự án mất nhiều năm để thực hiện thủ tục pháp lý mà vẫn khó xong. Nguồn vốn cho bất động sản đã hạn chế lại ngày càng thắt chặt; hàng trăm dự án đang phải “đắp chiếu “ do vướng luật… Thực trạng này đang “bóp nghẹt” thị trường bất động sản nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng.

“Có khoảng 12 luật đang liên quan và điều phối thị trường bất động sản. Nếu các luật không thống nhất sẽ tạo ra rất nhiều vướng mắc, chồng chéo. Vì vậy, sự thống nhất quan điểm về chỉnh sửa luật giữa các cơ quan quản lý là hết sức cần thiết”, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest đã lưu ý như vậy tại Hội nghị góp ý sửa đổi Luật Nhà ở - Luật Kinh doanh bất động sản do Hiệp hội Bất động sản tổ chức mới đây.

CÓ TỚI 400 DỰ ÁN BỊ ÁCH TẮC

Luật Nhà ở không cho phép chuyển đổi các loại đất khác sang đất ở đang khiến lượng lớn dự án bị ách tắc. Hiện có khoảng 400 dự án tại Hà Nội, TP.HCM đang vướng. Từ đó gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp. Do vậy, việc sửa Luật Nhà ở cần chú ý đến điểm này.

“Tại Hà Nội và TP.HCM, các chung cư ngày càng phát triển mạnh, tranh chấp chung cư cũng liên tục xảy ra, trở thành chủ đề nóng. Chính vì thế, rất mong Bộ Xây dựng chấn chỉnh lại: Thứ nhất, những người tham gia Ban quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn rõ ràng và hiểu biết về pháp luật để giải quyết tranh chấp. Theo tôi, Bộ Xây dựng cần điều chỉnh lại Thông tư 06 điều hành công tác quản trị chung cư rõ ràng hơn. Thứ hai, về phí bảo trì chung cư, những căn hộ chưa mua, chưa bán được nhưng phải nộp phí là bất công với nhà đầu tư nên Bộ Xây dựng cũng cần xem xét lại vấn đề này”, ông Hiệp chỉ rõ.

Cho rằng các luật có sự chồng chéo và mâu thuẫn, ông Nguyễn Hồng Chung, Chủ tịch CTCP Đầu tư DVL VENTURES, dẫn chứng: “Việc sửa Điều 23 Luật Nhà ở, Luật Đầu tư là luật gốc là đúng nhưng Quốc hội lại chưa thông qua. Cơ chế đấu giá đấu thầu cũng rất nhiều vấn đề. Trong khuôn khổ góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, cần làm rõ việc nhà ở xã hội có phải qua hình thức đấu thầu sử dụng đất không? Bởi thực tế là có tỉnh đấu thầu, có tỉnh không. Bất động sản công nghiệp cũng vậy”. Về Luật Kinh doanh bất động sản, cần phải sửa đổi và điều chỉnh nhiều vấn đề. Ví dụ như về điều kiện kinh doanh bất động sản: Luật mới có quy định chung chung, chưa cụ thể. Tôi cho rằng, Luật phải làm rõ, từng đối tượng phải tách ra với các yêu cầu khác nhau, chủ đầu tư và kinh doanh nhỏ lẻ phải có điều kiện kinh doanh riêng”.

Về hoạt động môi giới bất động sản, trước đây bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và phải qua một quá trình đào tạo nhưng sau dịch Covid-19 cho thấy ai cũng đi làm bất động sản. Việc này rất bất cập. Cần phải có quá trình đào tạo rồi mới thi chứng chỉ môi giới, nếu không sẽ không có chuẩn mực cho hoạt động này… Ngoài ra, còn những vấn đề liên quan đến bất động sản hình thành tương lai, chuyển nhượng bất động sản cũng cần được tháo gỡ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw, nêu hai kiến nghị đối với Luật Nhà ở.

Thứ nhất, về vướng mắc của nhà chung cư, Luật Nhà ở cần kiên quyết sửa đổi. Hiện, chúng ta đang bế tắc, không có hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, đối với quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Luật Nhà ở 2014 chỉ cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở trong dự án nhà ở thương mại mà chưa có quy định rõ tổ chức, cá nhân nước ngoài có được phép nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hay không (không quy định rõ cấm hay được phép). Cần phải quy định rõ hơn điều này.

Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành cũng có nhiều nội dung còn chung chung, mang tính nguyên tắc nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, có một số tình huống mới phát sinh nhưng chưa được luật điều chỉnh. Có thể kể đến như: chưa đưa ra được khung pháp lý hiệu quả cho mọi loại bất động sản trên thị trường nên có nhiều loại bất động sản chưa chính thức được tham gia vào thị trường; Chưa có quy định cụ thể để quản lý hoạt động của những tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường như: Tổ chức định giá bất động sản, cung cấp thông tin bất động sản, cung cấp dịch vụ pháp lý bất động sản, bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh bất động sản…; Chưa tạo được nền tảng cho thị trường thế chấp thứ cấp hình thành, dẫn đến nguồn vốn cho thị trường hạn chế và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng với thị trường bất động sản.

THỊ TRƯỜNG CÓ THỂ ĐỨNG TRƯỚC BỜ VỰC

Liên quan đến nguồn vốn cho bất động sản, ông Vương Quốc Toàn, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng, bày tỏ thêm: “Dưới góc độ doanh nghiệp, chúng tôi khẳng định thị trường bất động sản đang rất khó. Nếu không gỡ vướng được về vốn cho thị trường thì từ nay đến cuối năm sẽ có rất nhiều khó khăn, hệ lụy. Các dự án bất động sản lớn, nhỏ đều sẽ dừng triển khai, thị trường bị tắc nghẽn, thậm chí có thể đi đến bờ vực”.

Khi bàn về vấn đề sửa luật, ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, nhận định, có 8 vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ, gồm: bất động sản phát triển rất nhanh nhưng thiếu bền vững do chúng ta chưa có định hướng dài hạn cho thị trường này. Công tác quản lý thị trường gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí nhìn nhận thẳng thắn là chưa có hiệu quả, dẫn đến hệ lụy là cung cầu bất cân xứng; “sốt” đất ở nhiều nơi. Chính cung cầu mất cân đối dẫn đến giá nhà tăng cao, nên có 2 hiện tượng: người muốn mua nhà gặp khó và nhiều người giàu lên nhanh chóng. Thị trường xuất hiện các sản phẩm mới nhưng chưa có quản lý phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong luật. Tài chính bất động sản chưa bao giờ được quy định trong luật.

Có sự giao thoa giữa các bộ luật, vậy thì luật nào là luật tổ chức gốc? Cơ quan nào đứng ra tổ chức và thống kê các vấn đề chồng chéo giữa các bộ luật?; các chỉ số, dấu hiệu của thị trường bất động sản như chỉ số về giá, về sự lành mạnh của thị trường bất động sản được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên, thế nào là thị trường lành mạnh? Chỉ số nằm ở đâu? Khi ngành ngân hàng, chứng khoán đều đang có chỉ số lành mạnh thì bất động sản lại chưa có; chi phí giao dịch của bất động sản cao nhất trong khu vực, làm thế nào để giảm thiểu chi phí này?

Về Luật Kinh doanh bất động sản, TS. Cấn Văn Lực nêu ba đề xuất:

Một là, nên thêm chương về tài chính và chương về chuyển đổi số để nhằm đem đến những thông tin, dữ liệu về bất động sản. Đây chính là những tài nguyên rất quan trọng. Vì vậy việc quy định rõ về vấn đề này là hết sức cần thiết. Ngoài ra, nên thêm một chương quy định rõ về các loại hình bất động sản mới phát sinh vừa qua như bất động sản nông nghiệp, nghĩa trang, bất động sản xanh.

Hai là, có những điều khoản, quy định nào khác mới xuất hiện thì nên lấy luật nào để điều chỉnh? Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm. Ví dụ như trần lãi suất, tín dụng đen.

Ba là, liên quan đến vấn đề quản lý kinh doanh bất động sản, nên chia tách cái nào của doanh nghiệp, cái nào của Nhà nước; các vấn đề về mua, chuyển nhượng về đăng ký vẫn còn nhiều vướng mắc, mập mờ, nên khi thế chấp rất khó. Ngoài ra, vấn đề kinh doanh quyền sử dụng đất, vừa “dính” Luật Đất đai vừa dính Luật Kinh doanh bất động sản. Vấn đề này phải làm theo Luật Đấu giá tài sản.

Trong khi đó, theo LS. Trương Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản của chúng ta đang không đi theo quy luật cung - cầu. Cầu cao, cung ít khiến giá tăng cao, nên vấn đề then chốt nhất là cần phải có giải pháp để gia tăng nguồn cung trên thị trường. Thị trường bất động sản nóng lên bởi yếu tố đầu cơ. bởi vậy, Luật Kinh doanh bất động sản phải ngăn chặn vấn đề đầu cơ bằng việc đánh mạnh vào vấn đề tài chính như thuế, phí và biện pháp kỹ thuật…

Nhìn nhận về sự cần thiết của việc sửa đổi các luật liên quan đến bất động sản, ông Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch VCCI, nêu quan điểm: “Hiện nay, chúng ta đang ở thời điểm phục hồi nền kinh tế và thị trường bất động sản là một thị trường quan trọng ảnh hưởng đến sự phục hồi này. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển sẽ giúp nền kinh tế phát triển, hồi phục…”.

Nguồn bài viết: Thị trường bất động sản: Nhiều luật chồng chéo, khó điều tiết - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

#SJF hợp tác với BARD AG (Thuỵ Sỹ) đầu tư nhà máy ván dăm tre 70 triệu EUR
Ngày 28/4/2022, Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (SJF) đã ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn BARD AG (Thuỵ Sỹ) để xây dựng nhà máy sản xuất tấm ép ván dăm và ván ép OSB từ tre.
Dự kiến nhà máy mới sẽ được đặt tại tỉnh Thanh Hoá, có tổng đầu tư 70 triệu EUR với công suất 225.000 m3 sản phẩm/năm, tiêu thụ mỗi ngày 1.000 - 2.000 tấn tre luồng. Được biết, nhu cầu sản phẩm ván ép cao cấp trên thị trường thế giới được dự báo 350 triệu m3/năm.

Đây là dự án trọng điểm của SJF trong năm 2022-2023, dự án đã được chuẩn bị rất kỹ từ lâu và đã bị chậm 2 năm so với dự kiến do dịch bệnh Covid-19. SJF và BARD đã có gần 8 năm phát triển mối quan hệ và chuẩn bị cho nhà máy mới. Địa điểm xây dựng nhà máy mới cũng như bản thiết kế dây chuyền sản xuất đã được thay đổi và hoàn thiện đến lần thứ 3 để đảm bảo quá trình sản xuất sau này hiệu quả và có thể mở rộng thêm các dây chuyền mới cũng như sản phẩm mới trong tương lai.

BARD AG là một trong những công ty lớn và lâu đời của Thuỵ Sỹ chuyên nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm phẩm nội thất cao cấp từ vật liệu gỗ ép. Sản phẩm ván tre ép OSB đã được BARD nghiên cứu phát triển từ cách đây 15 năm.

Theo ông Marcus Bard, Chủ tịch staBOO (Stable Bamboo Boards), đây là dự án công nghệ cao bởi sản phẩm và dây chuyền sản xuất đã được cấp 6 bằng phát minh sáng chế và được bảo hộ tại 42 nước trên thế giới cùng thương hiệu staBOO. Toàn bộ dây chuyền tự động hoá 100% với các robot điều khiển hoạt động, nhà máy hoạt động 24/24h trong cả năm trừ những ngày bảo dưỡng.

Sản phẩm ván dăm và OSB mới bằng tre ra đời sẽ là một cuộc cách mạng lớn trong ngành ván ép gỗ bởi nó không những giúp cho sản phẩm có độ cứng và bền gấp đôi so với sản phẩm tương tự bằng gỗ nhưng lại nhẹ hơn và ít thấm nước hơn và đặc biệt đây là sản phẩm xanh, thân thiện môi trường 100% bởi quá trình sản xuất hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường mà ngược lại sẽ hấp thụ hơn 400 triệu tấn/năm khí C02 cho trái đất.

Nhà máy sẽ có 3 dòng sản phẩm: ván dăm tre (particle board), ván ép định hướng (OSB) và ván ép OSB cao cấp (OSB premium). Trong đó dòng ván ép OSB cao cấp có tỷ trọng 900 kg/m3 có thể được sử dụng trong những ứng dụng công nghiệp cần chịu được trọng tải lớn như sàn xe tải hay sàn container đang có nhu cầu rất lớn cả hiện tại và trong tương lai.

Trước đó, SJF và BARD AG đã đi khảo sát các vị trí dự kiến đặt nhà máy tại hai huyện Bá Thước và Cẩm Thuỷ do tỉnh Thanh Hoá giới thiệu.

cre: https://stdgroup.vn

1 Likes

Lạm phát – lỗi tại ai?

(Tổ Quốc) - Cuộc sống đang ngày một khó khăn, đây là điều không thể tránh khỏi. Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho điều này? Liệu mọi người sẽ bày tỏ sự bất bình hay đành chấp nhận thực tế rằng mức sống giảm là nguyên nhân của khủng hoảng toàn cầu?

Cách chính xác nhất để đo độ giàu có chính là xem xét tỷ lệ giữa thời gian làm việc của một người với hàng hóa và dịch vụ họ mua. Có nghĩa là bạn phải làm việc bao lâu để có đủ tiền đi cắt tóc, uống cà phê, nhún nhảy trong quán bar ngập tràn ánh sáng hoặc du ngoạn đến thành phố gần nhất? Bằng cách tính toán này, con người đang dần trở nên giàu hơn trong vài trăm năm qua. Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng mà đôi khi cũng có những thăm trầm nhất định.

Liệu có phải căng thẳng tại Ukraine đã làm giá cả tăng cao? Câu trả lời là không. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2009 khi các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã khiến lãi suất quá thấp trong một thời gian dài các sản phẩm tiêu dùng tăng giá. Khi giá vượt ngưỡng nhất định, thay vì xoa dịu vấn đề, nhiều quốc gia thậm chí còn cắt giảm lãi suất và in thêm tiền.

Tuy vậy ở một mức độ nào đó, lạm phát không xảy ra ngay vì lúc đó Trung Quốc đang hội nhập thị trường toàn cầu, góp phần làm giảm giá hàng hóa và dịch vụ. Nhưng đáng buồn thay, nhiều chính trị gia và chủ tịch ngân hàng trung ương lại không cân nhắc kỹ càng mà quyết định mua thật nhiều trái phiếu.

Để rồi khi đại dịch bắt đầu lây lan, các nước trên thế giới đối phó với nó bằng cách ra chỉ thị buộc người dân phải cách ly tại nhà, khiến họ phải cố gắng kiếm được nhiều tiền hơn nữa để trang trải chi phí. Cung tiền tăng trong khi sản xuất hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh đã dẫn đến lạm phát. Hầu hết chúng ta đều phải làm việc thêm giờ nhưng mua được ít thứ hơn.

Chúng ta chưa thể lường trước được điều gì sẽ diễn ra trong tương lai. Một số nhà kinh tế và chính trị dựa vào “Lý thuyết tiền tệ hiện đại” thậm chí còn lập luận rằng chính phủ không thể phá sản nên việc in nhiều tiền không phải là vấn đề. Nhưng thực tế đâu dễ dàng đến vậy. Trong nhiều thế kỷ, thay vì được trả lương cao hơn, chúng ta phải bỏ nhiều tiền để chi trả hơn.

Có lẽ các thế hệ mai sau cần rút ra một bài học. Những con người ở 60 năm trước có lẽ còn nhớ đợt lạm phát mà Tổng thống Ronald Reagan đã miêu tả là “bạo lực như một kẻ ăn cắp, đáng sợ như một tên cướp có vũ trang và chết người như bị trúng đạn”.

Minh chứng điển hình của lạm phát là đất nước Peru. Trong suốt những năm 1970, đồng sol của Peru là một đơn vị tiền tệ có giá trị. Trước năm 1930, dân gian xưa gọi 10 tờ sol là “thiên bình” (cung hoàng đạo có phẩm chất thống lĩnh) vì nó có giá trị tương đương 1 bảng Anh.

Sau đó, một khủng hoảng nợ kéo dài diễn ra đã khiến chính phủ bắt đầu in nhiều tiền hơn. Năm 1985, Nhà nước tạo ra một loại tiền mới có tên là “inti”, trị giá 1.000 sol. Nhưng các số 0 tiếp tục nhiều lên cho đến năm 1991, 1 triệu intis chỉ bằng 1 sol mới. Nói cách khác, 1 sol mới có giá trị bằng một phần tỷ 1 sol cũ của 6 năm trước.

Từ đó, kinh tế quốc gia chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi không ai chịu đổi mới hoặc đầu tư sinh lời. Ngược lại, các khoản nợ của chính phủ lại giảm xuống. Ít ai biết rằng, lạm phát vận hành như một loại thuế “chui” vì nó giúp chính phủ thanh toán các khoản nợ công nhưng vô hình trung lại khiến cho cuộc sống người dân thêm đói khổ, đặc biệt là những người vô gia cư hay không có tài sản cố định.

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã nói: “Nếu lạm phát tiếp tục tăng, chính phủ có thể bí mật tịch thu một một phần tài sản của công dân. Bằng cách này, các cơ quan nhà nước không chỉ lén lút mà còn tùy tiện “cuỗm” tiền của người dân”.

Liệu chính phủ có phải là cơ quan chịu trách nhiệm cho vấn đề lạm phát? Một nghiên cứu của Andrew Scheer, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ đối lập của Canada chỉ ra rằng: “Những người ủng hộ Thủ tướng Justin Trudeau nói rằng lạm phát ở Canada không phải là lỗi của ông ấy vì các quốc gia khác cũng gặp vấn đề tương tự”. Andrew cũng đồng ý với quan điểm này. Thực tế là bất cứ quốc gia nào in tiền đều có lạm phát.

Có lẽ để xoa dịu cử tri, chính phủ cần có biện pháp giảm chi phí sinh hoạt, bãi bỏ thuế quan, bãi bỏ quy định cartel, cho phép sản xuất dầu khí dễ dàng hơn và cắt giảm thuế cá nhân. Nhưng hầu như không chính phủ nào trên thế giới có hứng thú với những cải cách này.

Nguồn bài viết: Lạm phát – lỗi tại ai?

Gần 1/4 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh sau tháng 4

Trong tháng 4/2022, VN-Index giảm 8.4%, từ 1,492.15 điểm lúc đóng cửa ngày 31/03 xuống còn 1,366.80 điểm ngày 29/04. Nhiều cổ phiếu đã giảm về dưới mệnh giá.

Theo dữ liệu VietstockFinance, tính đến hết ngày 29/04, 3 sàn có 382 mã cổ phiếu dưới mệnh giá, chiếm gần 1/4 trên tổng số 1,616 mã cổ phiếu.

Điểm chung của các cổ phiếu này là vốn hóa thị trường (VHTT) nhỏ, hầu hết dưới 1,000 tỷ đồng. Chỉ 5 mã có vốn hóa trên 1,000 tỷ đồng, tính trên cả 3 sàn.

Mặc dù giao dịch dưới mệnh giá, nhiều cổ phiếu có chỉ số P/E quý 1/2022 rất cao - lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần - cho thấy giá các cổ phiếu này không rẻ. Ngoài ra, một số cổ phiếu có P/E âm.

Hơn 1/7 cổ phiếu niêm yết giao dịch dưới mệnh giá

Tính đến hết ngày 29/04, số lượng cổ phiếu niêm yết dưới mệnh giá là 110 mã trên tổng số 757 mã trên 2 sàn HOSEHNX.

Thanh khoản của các cổ phiếu này tạm ổn, với 90/110 mã có khối lượng giao dịch trung bình khớp lệnh trong 30 phiên gần nhất (KLGDTB) trên 20,000 cp/phiên.

Gần 1/3 cổ phiếu UPCoM dưới mệnh, thanh khoản kém

Số lượng cổ phiếu UPCoM dưới mệnh giá là 282 mã trong tổng số 859 mã đang giao dịch trên sàn này.

Đáng chú ý, đến 206 mã nói trên có KLGDTB dưới 20,000 cp/phiên, trong đó 64 mã không có giao dịch hay KLGDTB bằng 0.

Một số cổ phiếu thỏa mãn tiêu chí lướt sóng

Tiêu chí lọc cổ phiếu:

  • Giá cổ phiếu < 10,000 đồng
  • KLGDTB > 20,000 cp/phiên
  • 0 < P/E < 20
  • VHTT > 200 tỷ đồng
  • Tăng trưởng lãi ròng trong quý 1 > 0

Danh sách cổ phiếu

Nguồn: Fili

gần 1/4 trên sàn là các cổ penny à :joy: