Chứng sỹ săn tin!

Tin HOT trong ngày 05/05/2022:

Tin trong nước:

  • Ngành du lịch bừng sức sống trở lại: 4 ngày lễ thu 22.000 tỷ đồng
  • Thị trường bất động sản: Nhiều luật chồng chéo, khó điều tiết
  • 29 doanh nghiệp bất động sản kêu cứu về thủ tục pháp lý
  • Gần 2,7 tỉ USD vốn ‘tây’ đổ vào bất động sản
  • Hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm tiếp tục trễ hạn đóng tiền
  • ‘Bão giá’ nguyên liệu làm khó sản xuất công nghiệp
  • Xuất khẩu cá ngừ sang Bồ Đào Nha tăng 135%
  • Nông sản xuất khẩu Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn đang có dấu hiệu hồi phục sau đại dịch Covid-19 khi lượng xe hàng thông quan tăng nhanh qua từng ngày.
  • Shinhan đạt thỏa thuận mua 10% cổ phần của Tiki
  • Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 2,8%
  • Đề nghị TP.HCM và Đồng Nai bàn giao mặt bằng để khởi công đường vành đai 3
  • Bộ Chính trị ra quy định 5 bước về luân chuyển cán bộ
  • Hơn 1,1 triệu người Việt đã đi máy bay du lịch trong dịp lễ
  • NHNN bơm ròng 3.300 tỷ đồng hỗ trợ
  • EIB: Lãi quý I tăng gần 3 lần, 59% nợ xấu có khả năng mất vốn
  • STB: lãi quý I tăng 59%, nợ xấu giảm 7%
  • VCB: lãi quý I tăng 15%, nợ xấu tăng 37%
  • BID: báo lãi trước thuế quý I tăng 33%, nợ xấu dưới 1%
  • POW: vượt kế hoạch lợi nhuận ngay trong quý I
  • SBT: lãi ròng quý III niên độ tài chính đạt hơn 205 tỷ đồng, tăng gần 7%
  • TNG: Doanh thu tháng 4 đạt 551 tỷ đồng, tăng 52%
  • FMC: Doanh số tháng 4 tăng 10%
  • KHG: hoàn thành 6% kế hoạch năm sau quý I
  • VTP: báo lãi quý 1 giảm 5%
  • PVS: lãi 250 tỷ đồng đạt 51% mục tiêu lợi nhuận năm 2022
  • VSC: báo lãi ròng quý I tăng 42% do doanh thu từ cung cấp dịch vụ tăng

Tin thế giới:

  • Fed tăng lãi suất 0,5%, giảm bảng cân đối tài sản từ tháng 6
  • Nhật Bản, Indonesia và loạt quốc gia châu Á cân nhắc áp dụng tuần làm việc 4 ngày
  • Thụy Điển nhận được đảm bảo an ninh từ Mỹ khi xin gia nhập NATO
  • Quỹ phòng hộ nổi tiếng của công ty quản lý quỹ nổi tiếng Tiger Global lỗ nặng vì đặt cược vào cổ phiếu công nghệ
  • Du lịch thế giới lao đao vì vắng bóng du khách Trung Quốc, Nga
  • Đài CCTV bị chỉ trích vì đăng bản tin ‘người họ Ma bị bắt’ khiến Alibaba mất 26,5 tỉ USD
  • Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 0,5%, gấp hai lần quy mô của một đợt tăng lãi suất thông thường đánh, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000 nhằm chống lại lạm phát ở mức cao nhất trong 40 năm qua.
  • Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (4/5), sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có động thái chính sách tiền tệ như dự báo và loại trừ khả năng đẩy mạnh thắt chặt hơn nữa, S&P 500 và Dow Jones có phiên tăng mạnh nhất tính từ năm 2020
  • Hàng trăm công ty Trung Quốc sắp bị ‘trục xuất’ khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, có cả JD.com và Pinduoduo
  • ‘Bom hạt nhân tài chính’ trị giá 3.200 tỷ USD của Trung Quốc khiến Phương Tây phải e dè
  • Thâm hụt thương mại của Mỹ trong quý I tăng 22,3% lên 109,8 tỷ USD, lên mức cao kỷ lục
  • Quy mô nền kinh tế Saudi Arabia sẽ vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD trong năm 2022
  • Đường cao tốc đầu tiên của Campuchia dự kiến đi vào hoạt động tháng 7 tới

‘Thần tốc’ hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2

(Chinhphu.vn) - Từ thời điểm Quốc hội có chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT cho biết, với hàng loạt cơ chế được Chính phủ “khơi thông”, cơ quan này đang khẩn trương hoàn thành các công tác chuẩn bị thực hiện đầu tư dự án, đảm bảo khởi công dự án ngay trong năm 2022.

05/05/2022 20:40

‘Thần tốc’ hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 - Ảnh 1.

Tiến độ dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đang đáp ứng đúng kế hoạch đề ra - Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Bộ GTVT phát ra ngày hôm nay (5/5) về dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2 – PV), đến thời điểm này, 12/12 tỉnh có dự án đi qua đã có văn bản thỏa thuận hướng tuyến, công trình.

Cùng với đó, 9/10 dự án đã có ý kiến Bộ Quốc phòng. Riêng dự án Hậu Giang-Cà Mau chưa có ý kiến của Bộ Quốc phòng về hướng tuyến đi qua các khu vực đất quốc phòng, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/5 tới đây.

Tiến độ cao tốc giai đoạn 2 đáp ứng yêu cầu của Chính phủ

Bộ GTVT cũng cho biết, công tác khảo sát hiện trường địa hình, địa chất, thủy văn tại 12/12 dự án đã hoàn thành. Công tác lập hồ sơ khảo sát vật liệu và bãi đổ thải đang được các đơn vị tư vấn hoàn thiện, dự kiến trước ngày 15/5.

Về mặt bằng, Bộ GTVT đã chấp thuận đợt 1 được 136,3 km mặt bằng, thẩm định 483,3 km, đạt 619,6 km/729 km (85%). Các đoạn còn lại khoảng 109,4 km sẽ thẩm định xong trước ngày 30/6/2022. Tính đến ngày 30/4, dự án đã bàn giao cho địa phương được 424,8 km/729 km (58% mặt bằng), dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ 619 km vào ngày 15/5.

“Tiến độ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025 đáp ứng Nghị quyết 18/CP của Chính phủ. Công tác khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cuả 12/12 dự án cũng đã có văn bản gửi Bộ TN&MT thẩm định báo cáo…”, Bộ GTVT thông tin.

Đột phá về thời gian chuẩn bị dự án

Dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017- 2020 (giai đoạn 1 – PV) là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017. Trước mắt đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) khoảng 12.401 tỷ đồng, diện tích thu hồi khoảng 4.835 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 28.183; tái định cư khoảng 3.690 hộ dân và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB.

Tuy nhiên, đến nay sau 3 năm triển khai, dự án giai đoạn 1 vẫn còn khoảng 0,1% chiều dài tuyến còn vướng mặt bằng và một số công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc một số hạng mục công trình đã được bồi thường nhưng chưa được di dời.

‘Thần tốc’ hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 - Ảnh 3.

Dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, tổ chức triển khai thi công trong năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026 - Ảnh minh họa

Đối với dự án Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 (2021-2025) được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 44/2022/QH15 ngày 11/1/2022, với tổng chiều dài khoảng 729 km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố, với sơ bộ tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công.

Theo tính toán sơ bộ, nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.481 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 14.983 hộ, số hộ tái định cư khoảng 11.905 hộ; tổng khối lượng vật liệu đắp nền đường cho 12 dự án khoảng 85,94 triệu m3. Dự án giai đoạn 2 được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, tổ chức triển khai thi công trong năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.

Khác với giai đoạn 1, để đảm bảo tiến độ thực hiện giai đoạn 2 theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành cơ chế theo thẩm quyền cho phép triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngay từ trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Nhờ vậy, Bộ GTVT đã rà soát, tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương theo từng giai đoạn tùy theo mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/6 tới.

Các địa phương khẩn trương thực hiện các công tác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đảm bảo bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công cuối năm 2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023.

Đến nay, các ban quản lý dự án đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB, bàn giao cho địa phương 424,8 km/729 km.

Như vậy có thể thấy, tính từ thời điểm Quốc hội có chủ trương đầu tư, dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 có thời gian chuẩn bị thực hiện đầu tư dự án nhanh hơn rất nhiều so với dự án giai đoạn 1.

Cụ thể, Bộ GTVT hoàn thành bàn giao hồ sơ, cắm cọc GPMB cho địa phương trong thời gian khoảng 5 tháng; chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án khoảng 10 tháng; công tác GPMB sẽ được hoàn tất trong thời gian khoảng 1,5 năm. Đây có thể được coi là bước “đột phá” về thời gian chuẩn bị thực hiện đầu tư dự án.

“Sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, việc rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, từ khảo sát đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa, đánh giá tác động môi trường, khung chính sách GPMB… thời gian từ khi bắt đầu triển khai đến khi trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 chỉ khoảng 5 tháng. Trong khi đó, ở dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1, thời gian mất khoảng 11-12 tháng”, đại diện Bộ GTVT cho biết.

Nguồn bài viết: ‘Thần tốc’ hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng cao tốc Bắc-Nam

Liên tục bán ra dù thị giá giảm sâu, Him Lam không còn là cổ đông lớn DIC Corp (DIG)

Liên tục bán ra dù thị giá giảm sâu, Him Lam không còn là cổ đông lớn DIC Corp (DIG)

Him Lam rời ghế cổ đông lớn DIC Corp (DIG)

Cổ phiếu DIG đã giảm 45% trong 1 tháng rưỡi xuống 58.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa 29.000 tỷ đồng, chưa bằng một nửa thời điểm đạt đỉnh hồi trung tuần tháng 1/2022.

CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam vừa thông báo đã hoàn tất bán ra hơn 4,3 triệu cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC Corp) trong 2 ngày 20-27/4. Ước tính, số tiền Him Lam thu về từ giao dịch lần này có thể lên đến gần 300 tỷ đồng. Sau giao dịch, tổ chức này đã giảm sở hữu tại DIG xuống 24,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,99%) và không còn là cổ đông lớn.

Trên thị trường, cổ phiếu DIG sau nhịp hồi ngắn ngủi cuối tháng 4 đã lại quay đầu tiếp tục lao dốc trong 2 phiên đầu tháng 5. Thị giá DIG hiện đang dừng ở mức 58.100 đồng/cổ phiếu, giảm 45% trong khoảng 1 tháng rưỡi. Vốn hóa tương ứng giảm xuống còn 29.000 tỷ đồng, chưa bằng một nửa thời điểm đạt đỉnh hồi trung tuần tháng 1/2022.

Liên tục bán ra dù thị giá giảm sâu, Him Lam không còn là cổ đông lớn DIC Corp (DIG) - Ảnh 1.

Cổ phiếu DIG liên tục dò đáy

Kể từ sau khi rót tiền vào DIG cuối năm 2020, Him Lam đã không ngừng chốt lời đặc biệt trong giai đoạn tăng nóng cuối năm ngoái đến đầu năm nay. Tần suất bán ra ngày càng dày đặc bất chấp cổ phiếu này đã quay đầu điều chỉnh sâu sau khi đạt đỉnh. Ước tính từ đầu năm, Him Lam đã “bơm” ra thị trường khoảng 42 triệu cổ phiếu DIG. Chiều đối ứng chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân do đó không bất ngờ khi lượng cổ đông tham dự ĐHCĐ thường niên 2022 tăng đột biến.

Năm 2022, DIG lên kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 43% và 48% so với thực hiện trong năm 2021. Công ty dự kiến sẽ chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 17% và phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5% từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Đáng chú ý, DIG đang có kế hoạch chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá dự kiến 30.000/đồng/cổ phiếu, nhằm đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân. Thời gian triển khai trong quý 3 - quý 4/2022. Nhiều khả năng, Him Lam sẽ thoái sạch vốn trước khi DIG triển khai phương án chào bán trên.

Bên cạnh phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu, DIG dự kiến sẽ phát hành trái phiếu có tổng giá trị huy động tối đa 2.500 tỷ đồng hoặc tối đa 100 triệu USD, thời hạn từ 2-7 năm với mục đích tài trợ vốn cho các dự án đầu tư, tăng quy mô vốn, cơ cấu lại nguồn vốn.

Thời gian tới, DIG dự kiến đầu tư 9 dự án với tổng vốn hơn 6.200 tỷ đồng như dự án Khu trung tâm Chí Linh; Chung cư A5, Chung cư A4 – Chí Linh; Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu; Khu phức hợp Cap Saint Jacques; Khu Dân cư đợt đầu 35 ha tại Đô thị mới Phú Mỹ ATA,… tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án KĐT du lịch sinh thái Đại Phước; Khu Dân cư Hiệp Phước; Khu Đô thị du lịch Long Tân, Nhơn Trạch tại Đồng Nai.

Nguồn bài viết: Liên tục bán ra dù thị giá giảm sâu, Him Lam không còn là cổ đông lớn DIC Corp (DIG)

Người Mỹ nợ kỷ lục gần 16 nghìn tỷ USD

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ngườii Mỹ đang nợ kỷ lục gần 16 nghìn tỷ USD. Đặc biệt, tốc độ gia tăng nợ tiêu dùng trong quý 4/2021 đạt mức cao nhất kể từ năm 2007…

Nguồn bài viết: Người Mỹ nợ kỷ lục gần 16 nghìn tỷ USD - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tổng cục Thuế đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế

Sau khi thí điểm tại 5 ngân hàng thương mại lớn, Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khác cung cấp các thông tin người nộp thuế theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP…

Tổng cục Thuế vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp các thông tin người nộp thuế theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Theo đó, Tổng cục Thuế đề nghị, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải cung cấp cho cơ quan thuế tên chủ tài khoản, số hiệu, ngày mở (hoạt động, ngày đóng tài khoản cho cơ quan thuế (qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế). Trách nhiệm của cơ quan thuế là khai thác, truyền nhận, lưu trữ và bảo mật hoàn toàn các thông tin của người nộp thuế mà ngân hàng cung cấp.

Tổng cục thuế cung cấp mã số thuế của người nộp thuế cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài các tài khoản thanh toán của khách hàng có thông tin mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đối chiếu và cung cấp thông tin tài khoản thanh toán theo mã số thuế.

Trường hợp khách hàng không có mã số thuế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đối chiếu với số, loại giấy tờ do Tổng cục thuế cung cấp theo mã số thuế của người nộp thuế. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm bảo mật và chỉ sử dụng thông tin do Tổng cục thuế cung cấp để phục vụ việc trao đổi thông tin với Tổng cục thuế.

Thời gian chậm nhất trong thời gian 90 ngày, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập và gửi danh sách tài khoản thanh toán của người nộp thuế lần đầu đến Tổng cục thuế, bao gồm toàn bộ các tài khoản thanh toán của người nộp thuế còn hiệu lực của tháng liền kề tháng cung cấp thông tin. Định kỳ hàng tháng (chậm nhất ngày 10 của tháng kế tiếp), các ngân hàng thương, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mại cung cấp thông tin số hiệu tài khoản phát sinh mới trong kỳ và các tài khoản có ngày đóng trong kỳ.

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã thí điểm triển khai việc cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế cho cơ quan thuế với 5 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Công Thương (Vietinbank), Ngoại Thương (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển (BIDV), Quân đội (MB) và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank).

Nguồn bài viết: Tổng cục Thuế đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Đồng Nai khẩn trương hoàn tất giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành trong tháng 6

TTO - Làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Long Thành về dự án sân bay Long Thành ngày 6-5, ông Hồ Thanh Sơn - phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương lo cho dân an cư và bàn giao mặt bằng như chỉ đạo của Thủ tướng.

Đồng Nai khẩn trương hoàn tất giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành trong tháng 6 - Ảnh 1.

Huyện Long Thành và chủ đầu tư ACV xác định vị trí đất để bàn giao - Ảnh: H.M.

Ông Hồ Thanh Sơn nhắc đi nhắc lại đây là dự án mà lãnh đạo Chính phủ thường vào Đồng Nai kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Đến nay, huyện Long Thành đã thực hiện giải phóng mặt bằng đạt gần 90% khối lượng công việc. Đây là nỗ lực rất lớn của địa phương.

Theo ông Sơn, thời gian tới chính là giai đoạn quyết định của dự án. Do đó, các trường hợp dân còn khiếu nại phải giải thích cho dân hiểu đây là dự án vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Còn những vướng mắc cơ chế, chính sách thì chính quyền cần tập trung vận động dân. Đi tới từng hộ dân giải thích, nhưng phải có cán bộ am hiểu chuyên môn giải quyết ngay những vướng mắc để không ảnh hưởng đến tiến độ chung.

“Phải hoàn thành bàn giao mặt bằng khu vực ưu tiên để thực hiện dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong tháng 5 và bàn giao mặt bằng toàn bộ dự án trong tháng 6-2022. Nhưng chú ý đến việc rà soát tái định cư, an cư cho dân” - ông Sơn nhấn mạnh.

Giải thích với đoàn công tác của Tỉnh ủy Đồng Nai, ông Dương Minh Dũng - bí thư Huyện ủy Long Thành - cho hay nhiều hộ dân cũng đã vào khu tái định cư sinh sống. Tuy nhiên, ở khu vực tái định cư vẫn chưa lắp đặt hệ thống viễn thông, chưa xây dựng khu công viên… để phục vụ người dân ở khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.

Đồng Nai khẩn trương hoàn tất giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành trong tháng 6 - Ảnh 2.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Đồng Nai lưu ý huyện Long Thành những việc phải làm trong đền bù giải tỏa - Ảnh: H.M.

Còn ông Võ Tấn Đức - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - nói Chính phủ đã yêu cầu bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án trong tháng 6-2022. Do vậy, huyện Long Thành phải tập trung hoàn thành, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp chưa được đền bù, đồng thời rà soát, xét tái định cư cho các hộ dân. Phải xử lý dứt điểm và chốt thời gian bàn giao mặt bằng như chỉ đạo của Thủ tướng.

Tại cuộc họp, ông Hồ Thanh Sơn lưu ý có những vướng mắc trong việc giải quyết chính sách cho hộ phụ (người thân của chủ đất có sở hữu trong phần đất cần giải tỏa mặt bằng) thì chính quyền địa phương cùng các sở ngành nghiên cứu giải quyết sao cho hợp lý.

Ông Sơn dẫn chứng có trường hợp cả 3 thế hệ sống trong một căn hộ nhưng di dời, xem xét hộ phụ ra sao phải đối thoại, lắng nghe giải quyết trên cơ sở pháp luật…

Nguồn bài viết: Đồng Nai khẩn trương hoàn tất giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành trong tháng 6 - Tuổi Trẻ Online

Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư “tệ” nhất kể từ tháng 3/2020, quy mô danh mục giảm gần 2.000 tỷ đồng trong tháng 4

(Tổ Quốc) - Pyn Elite Fund đánh giá nhịp điều chỉnh của thị trường tạo ra nhiều cơ hội hơn là đe dọa khi P/E dự phóng năm 2022 của VN-Index đã giảm xuống 12,7, so với mức trung bình 17,6 lần của chứng khoán Thái Lan, Philippines và Indonesia. Một số Bluechips thậm chí giao dịch với P/E dưới 10 lần dù triển vọng tăng trưởng lợi nhuận rất lớn.

Theo báo cáo hoạt động tháng 4 mới được công bố, Pyn Elite Fund cho biết trong tháng 4 vừa qua, chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 8,4% trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn sau một số vụ bắt giữ lãnh đạo Tập đoàn lớn liên quan tới việc thao túng chứng khoán cũng như sai phạm trong phát hành trái phiếu.

Trong bối cảnh đó, hiệu suất đầu tư Pyn Elite Fund ghi nhận mức giảm 10,2%, với “đầu tàu” giảm giá là VHM, CTG, TPB và MBB. Đây cũng là hiệu suất đầu tư “tệ” nhất tính theo tháng mà Pyn Elite Fund ghi nhận kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong tháng 3/2020. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, hiệu suất đầu tư của Pyn Eite Fund ghi nhận mức âm 11,73%.

Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư “tệ” nhất kể từ tháng 3/2020, quy mô danh mục giảm gần 2.000 tỷ đồng trong tháng 4 - Ảnh 1.

Pyn Elite Fund có tháng đầu tư “tệ” nhất kể từ tháng 3/2020

Bất chấp những biến động ngắn hạn, Pyn Elite Fund tin rằng động thái thanh lọc thị trường sẽ giúp tăng tính ổn định, lành mạnh môi trường kinh doanh trong dài hạn.

Pyn Elite Fund đánh giá nhịp điều chỉnh của thị trường tạo ra nhiều cơ hội hơn là đe dọa khi P/E dự phóng năm 2022 của VN-Index đã giảm xuống 12,7, so với mức trung bình 17,6 lần của chứng khoán Thái Lan, Philippines và Indonesia. Một số Bluechips thậm chí giao dịch với P/E dưới 10 lần dù triển vọng tăng trưởng lợi nhuận rất lớn.

Tính tới cuối tháng 4/2022, quy mô danh mục Pyn Elite Fund đạt 487 triệu Euro (khoảng 18.500 tỷ đồng). So với tháng trước đó, quy mô danh mục của quỹ đã giảm xấp xỉ 80 triệu Euro (hơn 1.900 tỷ đồng).

Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục vẫn là những cái tên quen thuộc như VHM (tỷ trọng 17,4%), CTG (14,2%), VRE (9,9%), VEA (9,8%), MBB (9,3%)…Trong danh mục Pyn Elite Fund, SCS là cổ phiếu có biến động tích cực nhất trong tháng 4 với mức tăng 11,3%, CMG tăng 2,9%.

Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư “tệ” nhất kể từ tháng 3/2020, quy mô danh mục giảm gần 2.000 tỷ đồng trong tháng 4 - Ảnh 2.

Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục Pyn Elite Fund vào cuối tháng 4

Pyn Elite Fund cũng đưa ra những đánh giá tích cực với Vincom Retail (VRE). Vào cuối tháng 4 vừa qua, VRE đã khai trương TTTM Vincom Mega Mall mới rộng 68.000 m2 tại khu đô thị Smart City (Hà nội), sau đó sẽ tiếp tục khai trương thêm 2 TTTM Vincom tại miền nam trong tháng 6. 3 TTTM mới này sẽ có tỷ lệ lấp đầy từ 95-98%, đánh dấu sự trở lại của việc mở rộng TTTM VRE sau thời gian dài trì hoãn vì Covid-19. Tổng diện tích mặt bằng (GFA) cho thuê của VRE dự kiến sẽ tăng 80% - 130% vào năm 2026, điều này được hỗ trợ bởi quỹ đất lớn và mức độ thâm nhập TTTM thấp của Việt Nam. Hoạt động kinh doanh VRE sẽ hồi phục trong năm 2022 với lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng 83% so với năm trước.

Nguồn bài viết: Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư “tệ” nhất kể từ tháng 3/2020, quy mô danh mục giảm gần 2.000 tỷ đồng trong tháng 4

IMF vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP khu vực châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2022, giảm 0,5 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra vào tháng 1 và tốc độ tăng trưởng này cũng thấp hơn so với mức 6,5% của năm trước…

Triển khai nhanh chóng, hiệu quả Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ có ý nghĩa then chốt trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chia sẻ tại buổi họp báo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương gần đây, bà Anne-Marie Gulde-Wolf, Giám đốc điều hành IMF khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Triển vọng của khu vực châu Á giống như phần lớn các nước trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Ukraine. Châu Á có quan hệ thương mại và tài chính trực tiếp tương đối nhỏ với Nga và Ukraine, nhưng phạm vi tiếp cận của các nền kinh tế của các nước này sẽ bị ảnh hưởng do giá hàng hóa cao hơn và tăng trưởng chậm hơn ở các nước châu Âu. Sự tụt hạng ở châu Á thấp hơn ở châu Âu, nơi có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Nga và Ukraine, nhưng nhiều hơn so với các khu vực xuất khẩu hàng hóa như Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ Latinh”.

CHÂU Á VẪN LÀ KHU VỰC NĂNG ĐỘNG NHẤT THẾ GIỚI

Mặc dù bị tụt hạng, theo bà Gulde-Wolf, châu Á vẫn là khu vực năng động nhất thế giới và là nguồn quan trọng của tăng trưởng toàn cầu. Lạm phát trong khu vực đang bắt đầu tăng, dự kiến sẽ tăng lên 3,4% vào năm 2022, cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 1.

Chia sẻ với Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, bà Gulde-Wolf cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 và 2023 sẽ tăng trở lại.

“Việt Nam thực sự là một trường hợp thành công sớm trong việc đối phó với Covid-19. Vì vậy, vào năm 2020, Việt Nam đạt mức tăng trưởng nhanh nhất ở toàn châu Á. Tuy nhiên, thật không may, điều đó cũng khiến chiến dịch tiêm chủng bắt đầu chậm chạp và vào năm 2021, chúng tôi đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về tốc độ tăng trưởng, từ hơn 5% xuống còn 2,6%, do ảnh hưởng của một làn sóng Covid-19 mới. Hiện tại, chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu của nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ do Việt Nam đã có một chiến dịch tiêm chủng rất thành công. Doanh số bán lẻ, sản xuất và xuất khẩu tăng, chính sách “sống chung với Covid-19” đã có những tác động tích cực so với trước đây”, bà Gulde-Wolf nói.

Bà Gulde-Wolf cho biết, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 là 6% và 7,2% vào năm 2023, khi nền kinh tế bình thường hóa và IMF nhận thấy gói hỗ trợ tài khóa được phê duyệt gần đây là phù hợp và bắt đầu phát huy tác dụng.

Trước đó, đoàn cán bộ của IMF do bà Era Dabla-Norris làm trưởng đoàn đã tiến hành các cuộc thảo luận trong khuôn khổ đợt tham vấn Điều khoản IV năm 2022 với Việt Nam trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 20/4/2022. Đoàn đã thảo luận với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương, Quốc hội và một số cơ quan nhà nước khác. Đoàn cũng đã gặp và làm việc với nhiều đại diện đến từ khu vực doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu chính sách và các bên liên quan khác.

Kết thúc chuyến làm việc, bà Dabla-Norris đưa ra tuyên bố:

Nhờ có chiến dịch triển khai tiêm vaccine đầy ấn tượng và các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, nền kinh tế đang hồi phục sau làn sóng bùng phát dịch nghiêm trọng trong năm 2021. Tuy nhiên, cho đến nay sự phục hồi diễn ra không đồng đều, khu vực dịch vụ vẫn đang hồi phục một cách chậm chạp, trong khi các rủi ro tài chính và bất bình đẳng dường như đã gia tăng.

Tiến trình phục hồi được dự báo sẽ mạnh lên nhờ Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thông qua gần đây. Cuộc xung đột ở Ucraina được dự báo sẽ có tác động vừa phải đến tốc độ phục hồi và lạm phát. Mặc dù giá cả hàng hóa nguyên liệu thô đang tăng lên, lạm phát cho đến nay vẫn được kiểm soát và được dự báo vẫn nằm dưới mục tiêu 4% mà các cơ quan chức năng đề ra, điều này phần nào cho thấy các hoạt động kinh tế còn cầm chừng.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

“Triển vọng trong thời gian tới có nhiều rủi ro đáng kể”, báo cáo của IMF nhận định. Các rủi ro tăng trưởng thiên về hướng làm giảm tăng trưởng, trong khi các rủi ro lạm phát thiên về hướng làm tăng lạm phát. Các rủi ro trước mắt bao gồm sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Các rủi ro khác là sự thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu và những diễn biến trên thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

“Nhanh chóng xây dựng chính sách, quy mô và cơ cấu gói hỗ trợ chính sách nên được điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ phục hồi. Chính sách tài khóa nên đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ chính sách, đặc biệt trong trường hợp các rủi ro làm suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, vì dư địa cho việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ là rất hạn chế trong bối cảnh các rủi ro lạm phát đang gia tăng”, bà Dabla-Norris lưu ý.

Triển khai nhanh chóng, hiệu quả Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sẽ có ý nghĩa then chốt trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chương trình này đã ưu tiên lĩnh vực y tế, phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng trung hạn. Trong thời gian tới, chính sách tài khóa sẽ cần cân bằng giữa một bên là hỗ trợ có mục tiêu mang tính tạm thời với một bên là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế. Thâm hụt tài khóa chung được dự báo sẽ tăng vừa phải trong năm 2022.

Chính sách tiền tệ nên tiếp tục thận trọng trước các áp lực lạm phát đang gia tăng. Nếu xuất hiện các áp lực lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Nhà nước nên thắt chặt vị thế chính sách tiền tệ và truyền thông rõ ràng các yếu tố dẫn dến quyết định này để giúp kiểm soát lạm phát. Trong thời gian tới, chính sách tăng trưởng tín dụng nên cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định tài chính. Đoàn công tác của IMF hoan nghênh những bước đi gần đây nhằm tăng cường sự linh hoạt của tỷ giá và hiện đại hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ.

Đại diện của IMF cũng cho biết tăng cường sức chống chịu của khu vực ngân hàng là thiết yếu để hỗ trợ một cách bền vững cho tăng trưởng trong trung hạn. Nên chấm dứt nới lỏng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng khi sự phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn. Các quy định cho phép cơ cấu lại nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ không nên được gia hạn áp dụng sau thời hạn tháng 6/2022 vì điều này sẽ làm chậm trễ việc ghi nhận các tài sản xấu và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phân bổ tín dụng sai lệch và chấp nhận rủi ro quá mức.

“Cần có những cải cách cơ cấu quyết liệt hơn để hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng bao trùm, bền vững của Việt Nam. Môi trường kinh doanh nên được cải thiện thông qua việc kiến tạo một sân chơi bình đẳng về tiếp cận đất đai, tài chính, và giảm thiểu gánh nặng các quy định quản lý, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp còn non trẻ. Cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động và giảm mất cân đối cung cầu kỹ năng lao động. Các chính sách cần lưu tâm đến những hàm ý đối với bất bình đẳng thu nhập và tài sản, vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng sẽ làm suy giảm tăng trưởng. Nên tiếp tục duy trì những nỗ lực nhằm tăng cường quản trị, khắc phục các khoảng trống dữ liệu khi Việt Nam đang hướng tới các chuẩn mực của nền kinh tế mới nổi”, bà Dabla-Norris kết luận

Nguồn bài viết: IMF vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Elon Musk huy động được hơn 7 tỷ USD cho thương vụ thâu tóm Twitter

Hoàng thân Saudi Arabia Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud, người ban đầu phản đối thương vụ này, cũng đã đồng ý rót 1,89 tỷ USD cho Musk thay vì rút vốn khỏi Twitter…

Elon Musk gây chú ý lớn khi đề nghị mua lại Twitter với gái 44 tỷ USD - Ảnh: Getty Images

Theo một văn bản gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) ngày 5/5, tỷ phú Elon Musk, CEO hãng xe điện Tesla, đã huy động được 7,14 tỷ USD từ một nhóm nhà đầu tư, bao gồm ông Larry Ellison - người đồng sáng lập Oracle - và công ty Sequoia Capital, để thực hiện thương vụ thâu tóm Twitter Inc. với giá 44 tỷ USD.

Hoàng thân Saudi Arabia Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud, người ban đầu phản đối thương vụ này, cũng đã đồng ý rót 1,89 tỷ USD cho Musk thay vì rút vốn khỏi Twitter. Ông Ellison, hiện cũng là thành viên hội đồng quản trị của Tesla và tự nhận là bạn thân của ông Musk, cam kết đầu tư 1 tỷ USD cho thương vụ.

Cũng theo công văn này, Musk cũng điều chỉnh cam kết đầu tư bằng tiền cá nhân cho thương vụ từ 21 tỷ USD công bố trước đó lên 27,25 tỷ USD.

Ông Musk sẽ tiếp tục đàm phán với các cổ đông hiện hữu của Twitter, bao gồm người đồng sáng lập, cựu CEO Jack Dorsey, để mua lại cổ phần của họ.

Qatar Holding và quỹ đầu tư Vy Capital có trụ sở tại Dubai cũng tham gia nhóm đầu tư nói trên. Vy Capital hiện là một nhà đầu tư của startup The Boring Company do Musk sáng lập.

Tuần trước, hãng tin Reuters dẫn nguồn thân cận cho biết ông Musk đang thảo luận với một số quỹ đầu tư lớn và các cá nhân giàu có để thảo luận về việc tài trợ vốn cho thương vụ mua lại Twitter và giảm bớt số tiền túi phải bỏ ra.

Giá cổ phiếu Twitter đã tăng khoảng 2,9% lên mức 50,5 USD/cổ phiếu ngoài giờ trước phiên giao dịch chính thức ngày 6/5. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn so với đề nghị mua lại Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu của Musk.

Theo một nguồn tin CNBC, ông Musk dự kiến sẽ giữ chức CEO tạm thời của Twitter trong vòng vài tháng sau khi hoàn tất thương vụ này. Trong khi đó, CEO hiện tại Parag Agrawal mới chỉ tại vị được vài tháng sau khi cựu CEO Dorsey từ chức vào tháng 11 năm ngoái. Ở thời điểm hiện tại, chưa có nhiều cuộc thảo luận về việc thương vụ thâu tóm của Musk có dẫn tới một cuộc “thay máu” trong ban lãnh đạo của mạng xã hội này hay không. Tháng trước, Reuters dẫn một nguồn tin thân cận cho biết Musk đã chuẩn bị một CEO mới cho Twitter.

Musk đề nghị mua lại Twitter giữa thời điểm quan trọng đối với công ty này. CEO Agrawal cho biết ông sẽ tập trung vào phát triển lượng người dùng hoạt động hàng ngày và tung ra các sản phẩm mới cho khách hàng. Trong báo cáo lợi nhuận quý 1, Twitter cho biết có 229 triệu người dùng hoạt động, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo một nguồn của CNBC, Musk gần đây đã có một số bài thuyết trình trước các nhà đầu tư, trong đó ông đưa ra đánh giá và dự báo của mình về Twitter. Cụ thể, Musk nói rằng ông cảm thấy biên lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của Twitter quá thấp và công ty này “có quá nhiều kỹ sư làm việc chưa đủ”. Vị tỷ phú cũng cam kết biến Twitter trở thành một “thỏi nam châm hút nhân tài”.

Nguồn bài viết: Elon Musk huy động được hơn 7 tỷ USD cho thương vụ thâu tóm Twitter - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tổng thống Mỹ sắp hết tiền viện trợ cho Ukraine

TTO - Trong tuyên bố ngày 6-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận các khoản tiền mà ông có thể toàn quyền quyết định viện trợ cho Ukraine sắp hết, và thúc giục Quốc hội Mỹ sớm thông qua khoản viện trợ khổng lồ 33 tỉ USD cho Kiev.

Tổng thống Mỹ sắp hết tiền viện trợ cho Ukraine - Ảnh 1.

Lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm được Mỹ chuyển đến Ukraine bằng máy bay - Ảnh: REUTERS

“Với tuyên bố ngày hôm nay, chính quyền của tôi đã gần như cạn kiệt nguồn quỹ có thể được dùng để cung cấp các hỗ trợ an ninh cho Ukraine”, Tổng thống Biden thừa nhận trong tuyên bố được Nhà Trắng phát ngày 6-5.

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, Ukraine sẽ nhận được 25.000 quả đạn dùng cho lựu pháo cỡ nòng 155mm, radar xác định vị trí pháo binh đối phương cùng các thiết bị gây nhiễu và phụ tùng thay thế.

Số vũ khí được xác định “dư thừa” này sẽ được lấy từ kho dự trữ của quân đội Mỹ và chuyển cho Ukraine theo quy trình nhanh, không cần thông qua Quốc hội. Đây là lần thứ 9 Mỹ xuất kho vũ khí hỗ trợ Kiev, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Theo Hãng thông tấn AFP, với gói 150 triệu USD công bố ngày 6-5, số tiền trong quỹ mà Tổng thống Biden có thể toàn quyền quyết định hỗ trợ cho Ukraine và không cần thông qua Quốc hội chỉ còn 100 triệu USD.

"Để Ukraine thành công trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến này, các đối tác quốc tế của họ, bao gồm cả Mỹ, phải tiếp tục thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm giữ cho vũ khí cùng đạn dược được chuyển liên tục tới Ukraine.

Quốc hội cần nhanh chóng cung cấp nguồn kinh phí được yêu cầu để tăng cường sức mạnh cho Ukraine trên chiến trường và trên bàn đàm phán", ông Biden thúc giục các nhà lập pháp Mỹ.

Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội phê chuẩn gói viện trợ khổng lồ lên tới 33 tỉ USD cho Ukraine, trong đó có 20 tỉ USD dành cho quân sự. Đây là một con số rất lớn và được dự báo có thể làm thay đổi cục diện chiến trường với lợi thế nghiêng về Ukraine.

Tổng thống Mỹ sắp hết tiền viện trợ cho Ukraine - Ảnh 2.

Người dân địa phương ở gần thành phố Irpin xem xác chiếc xe tăng của Nga bị phá hủy - Ảnh: REUTERS

Nếu tính từ ngày 24-2 (thời điểm Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine), Mỹ đã viện trợ các vũ khí trị giá hơn 3,8 tỉ USD cho Kiev bao gồm các lô tên lửa chống tăng và phòng không, pháo hạng nặng, trực thăng và máy bay không người lái.

Gói viện trợ 150 triệu USD được công bố ngay trước thềm một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của lãnh đạo các nước G7 và Ukraine dự kiến diễn ra ngày 8-5.

Nhà Trắng mô tả hội nghị là một thông điệp mà Kiev và phương Tây muốn gởi đến Nga ngay trước ngày kỷ niệm chiến thắng phát xít 9-5.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tiết lộ các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhắm vào Nga trong hội nghị.

Nguồn bài viết: Tổng thống Mỹ sắp hết tiền viện trợ cho Ukraine - Tuổi Trẻ Online

Xung đột Nga - Ukraine: Khi tình báo rũ bỏ bức màn bí mật

TTO - Giống như bất kỳ cuộc chiến nào đã từng xảy ra, tình báo là một phần không thể thiếu trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Song ở Ukraine, cuộc chiến tình báo giữa các bên đã nâng thành một cấp độ khác.

Xung đột Nga - Ukraine: Khi tình báo rũ bỏ bức màn bí mật - Ảnh 1.

Nguồn: Washington Post, New York Times, The Guardian - Dữ liệu: Duy Linh - Đồ họa: T.ĐẠT

Trong hai ngày liên tiếp 5 và 6-5, truyền thông chính thống Mỹ đưa tin Washington cung cấp tin tình báo cho Ukraine “tiêu diệt” tướng lĩnh Nga và bắn chìm tuần dương hạm Moskva. Dù hai thông tin này được chính quyền Mỹ trả lời lấp lửng, nhưng nó cũng khiến dư luận tò mò về cuộc chiến tình báo trong chiến sự ở Ukraine.

Chưa từng có tiền lệ

Trong suy nghĩ của nhiều người, tình báo là một mặt trận âm thầm và ít khi được công khai. Điều này hoàn toàn ngược lại trong cuộc xung đột ở Ukraine, khi Mỹ và đồng minh liên tục công bố các thông tin “giải mật” về các hoạt động quân sự của Nga và cả những gì diễn ra bên trong Điện Kremlin.

Trong một bài phát biểu hồi tháng trước, ông Jeremy Fleming, người đứng đầu cơ quan tình báo điện tử của Anh, đã thừa nhận rằng tốc độ và quy mô giải mật - công bố các thông tin tình báo về tình hình Ukraine - thực sự là chưa từng có tiền lệ.

Nói như chuyên gia Mark Galeotti thuộc Đại học College London, chúng ta đang trải qua một giai đoạn rất khác trong chính trị và quan hệ quốc tế, giai đoạn mà chiến dịch tình báo rũ bỏ màn bí mật để công chúng biết nhiều hơn về cuộc chiến. Ở một khía cạnh nhất định, có thể xem đây vừa là một cuộc chiến thông tin vừa là một cuộc chiến tình báo.

Nếu nhìn xuyên suốt từ trước cuộc chiến, sẽ thấy rõ Mỹ cùng đồng minh đã thiết lập một hệ thống chia sẻ thông tin tình báo xuyên Đại Tây Dương và từng bước nâng cấp nó.

Nỗ lực công khai đầu tiên bắt đầu vào tháng 11-2021 khi Tổng thống Joe Biden phái giám đốc CIA William Burns đến Matxcơva để cảnh báo rằng Mỹ biết rõ các động thái của quân đội Nga.

Nhà Trắng thường rất kín tiếng về các chuyến đi của người đứng đầu CIA, nhưng chính quyền Biden đã tính toán rằng trong tình huống này, họ cần quảng bá chuyến đi để đánh động cả trong và ngoài nước Nga, theo Đài ABC News.

Ngay sau chuyến đi của ông Burns, các quan chức Mỹ quyết định họ cần phải tăng tốc chia sẻ tình báo nhạy cảm với Ukraine và các thành viên khác của Liên minh Ngũ Nhãn gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand.

Có vùng cấm không?

Chia sẻ thông tin tình báo được coi là một hình thức trợ giúp “an toàn” vì nó vô hình hoặc khi cần thiết có thể phủi tay phủ nhận.

Nhìn chung, các thông tin mà Mỹ cảm thấy tương đối thoải mái để chuyển cho Ukraine bao gồm vị trí các điểm tập kết của quân Nga trên lãnh thổ Ukraine, đôi khi là các thông tin mà Kiev nhờ xác nhận như vị trí các sở chỉ huy di động của Nga.

Tất nhiên có những thông tin tình báo không thể công bố để tránh lộ nguồn tin và cách thức thu thập. Song nhìn chung phương Tây dường như đang muốn cảnh báo Nga rằng họ đang đứng sau Ukraine và luôn sẵn sàng cung cấp những thông tin có giá trị chiến thuật theo thời gian thực.

Lấy ví dụ như việc đánh chìm chiến hạm Moskva - một sự cố mà Nga tuyên bố là do nổ kho đạn. Trích dẫn các nguồn tin cấp cao trong chính quyền Mỹ, New York Times cho biết có 2 quan chức nói rằng Ukraine đã biết vị trí con tàu và Mỹ chỉ xác nhận thông tin đó.

Tuy nhiên các quan chức còn lại tiết lộ vai trò của Mỹ trong việc đánh chìm soái hạm hạm đội Biển Đen của Nga lớn hơn nhiều người nghĩ.

Các thông tin đã được chuyển cho Ukraine vài giờ trước khi 2 quả tên lửa diệt hạm Neptune rời bệ phóng. Nguồn tin của New York Times trong chính quyền Mỹ từ chối tiết lộ thông tin cụ thể nào đã được chuyển đi, nhưng một người khẳng định đó không chỉ đơn giản là một báo cáo nói rằng con tàu đang cách Odessa 65 hải lý về phía nam.

Khi được hỏi về điều này ngày 6-5, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby không xác nhận hay phủ nhận mà uyển chuyển vấn đề. Ông cho rằng Kiev dựa vào nguồn tin tình báo của riêng mình rồi kết hợp với các thông tin được Mỹ và đồng minh chia sẻ để “tự ra quyết định”.

Tương tự trước tin đồn Mỹ đã chuyển tin giúp Ukraine “tiêu diệt” các tướng lĩnh Nga, một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã đưa ra một tuyên bố lấp lửng rằng Washington chưa bao giờ có ý định kết liễu các tướng Nga khi chuyển các thông tin tình báo cho Ukraine.

Các quan chức Mỹ cũng thừa nhận Washington đang tự cấm mình cung cấp cho Ukraine các thông tin tình báo nhạy cảm như vị trí của các tướng lĩnh cấp cao nhất của Nga trên chiến trường hay các mục tiêu có giá trị trên lãnh thổ Nga.

Mỹ lo ngại Nga sẽ xem việc cung cấp các thông tin tình báo nhạy cảm này là sự can thiệp của phương Tây, khiến cuộc chiến lan rộng hơn ở châu Âu.

Nguồn bài viết: Xung đột Nga - Ukraine: Khi tình báo rũ bỏ bức màn bí mật - Tuổi Trẻ Online

Bí kíp chọn cổ phiếu “đẻ trứng vàng” trên thị trường chứng khoán

image

Theo giới chuyên gia, việc đầu tư chứng khoán năm 2022 không còn dễ dàng, song những cổ phiếu tốt vẫn có cơ hội sinh lời lớn. Chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra 4 bí kíp giúp nhà đầu tư chọn lựa cổ phiếu tốt.

Thứ nhất, đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nổi trội

Theo phân tích của chuyên gia, không ai muốn đầu tư cho 1 doanh nghiệp không có sản phẩm hay bí quyết kinh doanh nổi trội, bởi như thế chẳng khác nào “ném tiền qua cửa sổ”. Để nói về lợi thế cạnh tranh, chuyên gia Yuanta đưa ra ví dụ với Vietjet. Tuy là một hãng hàng không mới, xuất hiện sau cây đa cây đề là Vietnam Airlines nhưng Vietjet đã từng bước giành thị phần của đối thủ nhờ lợi thế tập trung vào phân khúc giá rẻ, một phân khúc bị thị trường bỏ ngỏ và tiết kiệm chi phí, tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp từ mảng bán và thuê lại máy bay, điều mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được. Điều này đã giúp VJC tăng trưởng mạnh trong nhiều năm và đạt giá cao hơn hẳn so các đối thủ trong ngành.

Lấy dẫn chứng trong ngành bán lẻ, chuyên gia đánh giá Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động (mã MWG) là một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhờ quản lý tài nguyên kinh doanh, hàng tồn kho, mô hình kinh doanh lõi dễ nhân bản. Chính lợi thế này đã giúp MWG đạt tốc độ gia tăng cửa hàng mở rộng mô hình kinh doanh nhanh, điều mà các đối thủ chưa thực hiện được. Đây cũng là lý do giúp doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm liên tiếp, và giá cổ phiếu luôn bứt phá đạt các mốc đỉnh cao mới.

Thứ hai, đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp có yếu tố tăng trưởng trong tương lai

Có lợi thế cạnh tranh bền vững và có thành tích tốt trong quá khứ chưa chắc đã đảm bảo cho doanh thu và lợi nhuận cao trong tương lai, trừ khi công ty có kế hoạch phát triển cụ thể để biến tiềm năng thành doanh thu thực tế. Nếu công ty không có chiến lược ngắn hạn, dài hạn thì sẽ mãi giậm chân tại chỗ. Do đó, nhà đầu tư cần phải đảm bảo rằng công ty mình muốn đầu tư có một số yếu tố tăng trưởng: phát triển dòng sản phẩm mới, mở rộng công suất, mở rộng ra thị trường mới,…và để đảm bảo được yếu tố này thì nhà đầu tư phải luôn theo dõi kế hoạch kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.

Thứ ba, đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp có nhiều quỹ đầu tư lớn đẩy mạnh mua vào

Những quỹ đầu tư lớn sẽ có đội ngũ chuyên gia phân tích giàu kinh nghiệm để lựa chọn một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển để đầu tư, bởi vậy với nhà đầu tư cá nhân việc “theo chân” những quỹ này để rót vốn cũng là một phương pháp tối ưu cho khoản đầu tư nếu như nhà đầu tư chưa có quá nhiều kỹ năng phân tích đánh giá doanh nghiệp. Thường các quỹ đầu tư lớn sẽ yêu cầu vị trí trong hội đồng quản trị hoặc thành viên trong ban kiểm soát để giám sát hoạt động của doanh nghiệp, như vậy sẽ đảm bảo sự khách quan cũng như minh bạch cho các cổ đông nhỏ khác phòng trường hợp ban lãnh đạo muốn gian lận báo cáo tài chính của công ty hoặc đưa ra quyết định không vì lợi ích của đa số cổ đông.

Thứ tư, đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp có biên an toàn cao

Biên an toàn là khái niệm mà Warren Buffett đã nhắc đến khi đề cập đến bí quyết đầu tư của mình. Đó là việc nhà đầu tư không nên cố gắng mua doanh nghiệp trị giá 83 ngàn đồng bằng cách bỏ ra 80 ngàn đồng, thay vào đó nhà đầu tư chỉ cân nhắc mua với giá 50 ngàn đồng, hoặc thậm chí 30.000 đồng, giá bạn mua càng thấp so với định giá thật sự của cổ phiếu thì biên an toàn càng cao. Do đó, nhà đầu tư cần phải tìm một biên an toàn lớn khi đầu tư vào một cổ phiếu. Với cổ phiếu nếu định giá 80.000 đồng mà bạn mua với giá 50.000 thì 30.000 sẽ là biên an toàn của bạn và cũng là lợi nhuận tiềm năng của bạn khi thị trường định giá lại cổ phiếu.

Nguồn: cafef

Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng sắp phát hành 525 triệu USD trái phiếu quốc tế

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa có thông báo về việc phê duyệt các điều khoản và điều kiện của Trái phiếu quốc tế, các văn kiện và các nội dung khác liên quan đến việc phát hành trái phiếu quốc tế. Theo đó tập đoàn sẽ phát hành 525 triệu USD với mệnh giá giá chào bán 1 triệu USD/trái phiếu. Thời gian phát hành trong tháng 5.

Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng sắp phát hành 525 triệu USD trái phiếu quốc tế.

Các văn kiện đã được Hội đồng quản trị phê duyệt như các hợp đồng đặt mua trái phiếu giữa Vingroup, VinFast Trading & Investment Pte. Ltd. và mỗi nhà đầu tư liên quan, các thỏa thuận giữa Vingroup và các đại lý liên quan đến trái phiếu…

Đây là bước đầu trong kế hoạch huy động trái phiếu quốc tế với tổng giá trị tối đa 1,5 tỷ USD. Số tiến thu về dùng để bổ sung vốn cho Vingroup thanh toán các khoản chi phí cho việc phát hành trái phiếu và góp vốn trực tiếp vào VinFast để thực hiện dự án tổ hợp sản xuất ôtô VinFast.

Ban đầu, tập đoàn dự kiến thực hiện trong quý I nhưng sau đó đã chuyển thời gian thực hiện trong năm 2022 và chia làm 2 đợt.

Liên quan đến VinFast, phía chủ quản gần đây đã gửi hồ sơ đăng ký lên Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) liên quan đến chào bán lần đầu ra công chúng (IPO).Quy mô đợt phát hành và giá chào bán cổ phiếu vẫn chưa được xác định.

Nguồn: 24h

1 Likes

Bộ Chính trị ra nghị quyết về phát triển Thủ đô Hà Nội

Ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

Và đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

HÀ NỘI CẦN RÕ VAI TRÒ TRUNG TÂM, ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG CHO VÙNG BẮC BỘ VÀ CẢ NƯỚC

Nghị quyết 15 nêu rõ giai đoạn 2011 – 2020, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kinh tế duy trì tăng trưởng khá, đạt bình quân 6,83%/năm; GRDP/người năm 2020 đạt 5.325 USD, gấp 2,3 lần năm 2010. Quy mô, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Hạ tầng kinh tế, xã hội được nâng lên một bước; kết quả xây dựng nông thôn mới là dấu ấn nổi bật.

Sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, công tác bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả tích cực; chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô không ngừng được nâng lên.

Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng; vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao ở cả trong nước và quốc tế. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả…

Bên cạnh những kết quả và thành tích đã đạt được, Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới.

Hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng, phát triển đô thị, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường còn hạn chế; liên kết, hợp tác giữa Thủ đô với các địa phương trong vùng và cả nước chưa hiệu quả…

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế; việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và công tác cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cá biệt còn có cán bộ chủ chốt bị kỷ luật, bị xử lý hình sự ảnh hưởng đến uy tín của Đảng bộ.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do công tác quán triệt, thể chế hoá, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị hiệu quả chưa cao.

Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và trách nhiệm của Thủ đô chưa sâu sắc, toàn diện.

Năng lực, phương thức lãnh đạo, sức chiến đấu, tư duy, tầm nhìn chiến lược, ý chí và khát vọng phát triển của một số cấp uỷ, tổ chức đảng còn hạn chế; năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa ngang tầm nhiệm vụ; ý thức, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp chưa tốt.

Một số cơ chế, chính sách đặc thù chưa phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, nhiệm vụ phát triển Thủ đô. Việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương đối với Thủ đô có mặt chưa hợp lý, thiếu thường xuyên, kịp thời.

ĐƯA GRDP/NGƯỜI ĐẠT TRÊN 36.000 USD VÀO NĂM 2045

Nghị quyết đạt thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế…

Theo đó, tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá.

Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định.

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

Đến năm 2045, Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; và có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

XÂY MÔ HÌNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC THỦ ĐÔ TẠI PHÍA BẮC VÀ PHÍA TÂY

Với mục tiêu đề ra, Nghị quyết đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Thứ hai, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực

Trong đó, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội.

Ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp - công nghệ cao và các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hoá.

Phát huy vai trò dẫn dắt, tạo động lực của đầu tư công kết hợp với khuyến khích, phát huy các nguồn vốn từ khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế…; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, tài nguyên gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng và hệ thống quỹ tài chính; phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có cơ chế phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của kinh tế Thủ đô.

Quyết liệt cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Thứ ba, phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch với trọng tâm là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội.

Nghiên cứu tăng tỉ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng. Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn hài hoà, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn kết hợp với phát triển du lịch xanh.

Tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Thủ đô một cách tổng thể, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả; trong đó chú trọng phân bổ, ưu tiên hợp lý nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kết hợp với đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho các dự án kết cấu hạ tầng, nhất là dưới hình thức đối tác công tư (PPP), gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Thủ đô.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.

Tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) đi đôi với quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm. Phấn đấu đến năm 2025 có 3 - 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1 - 2 huyện phát triển thành quận.

Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hoá tại khu vực nội đô lịch sử. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, thực hiện hiệu quả việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành; ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.

Thứ năm, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Thủ đô trong mọi tình huống.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô.

Thứ bảy, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh cùng với nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, liên thông, hiệu lực, hiệu quả, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ…

Thứ tám, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.

Nguồn bài viết: Bộ Chính trị ra nghị quyết về phát triển Thủ đô Hà Nội - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tòa nhà trụ sở của FLC đã về tay OCB

Từ cuối năm 2020, FLC đã dùng tòa nhà là trụ sở tại 265 Cầu Giấy (Hà Nội) để cấn trừ nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng OCB.

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC mới đây gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) bổ sung 51 nghị quyết của HĐQT về giao dịch với các bên liên quan từ năm 2018 đến tháng 5/2021. Tập tài liệu này nhằm cải chính nội dung sai lệch, bổ sung thông tin trong báo cáo quản trị năm 2020, 2021, khắc phục các vi phạm về công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán của FLC theo quyết định của SSC hồi cuối tháng 3.

Một trong 51 nghị quyết được công bố có tài liệu do cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết ký từ tháng 11/2020, thông qua việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của FLC và Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes để thay nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC cùng các công ty con, công ty liên kết tại Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Theo đó, tòa nhà tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội - nơi FLC, Bamboo Airways đặt trụ sở - đã được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ bao gồm toàn bộ dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại OCB. Tòa nhà này do FLC xây dựng từ năm 2015, tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2019; gồm 38 tầng nổi, 4 tầng hầm, diện tích sử dụng hơn 100.000 m2.

Bamboo Airways Tower trụ sở của FLC, Bamboo Airways. Ảnh: FLC

Sau khi gán nợ, FLC thuê lại một phần tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại này từ chính OCB để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các bên thứ ba do FLC chỉ định.

OCB hiện là một trong ba ngân hàng cho vay nhiều nhất, sau Sacombank và BIDV. Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng từng nói với VnExpress, tổng dư nợ hiện là 2.800 tỷ đồng, bao gồm 1.500 tỷ đồng cho vay FLC, 1.000 tỷ đồng cho Bamboo Airways và 300 tỷ tại các công ty con.

Hai tháng trước khi gán nợ toà nhà này, ngày 21/9/2020, HĐQT FLC cũng thông qua việc sử dụng thương phẩm hình thành trong tương lai của 3 tầng hầm, 6 tầng trung tâm thương mại (từ tầng 1 đến 6), khu tháp văn phòng (từ tầng 7 đến 17 và từ tầng 21 đến 38) ở 265 Cầu Giấy để đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho Bamboo Airways tại OCB chi nhánh Thăng Long.

Đến 31/3, theo báo cáo tài chính hợp nhất, FLC ghi nhận khoản vay ngắn hạn khoảng 713 tỷ đồng tại OCB và 817 tỷ đồng trái phiếu phát hành cho nhà băng này. FLC và OCB thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện từ đầu năm 2019.

Ngoài nội dung về tòa nhà ở Cầu Giấy, các nghị quyết HĐQT vừa được FLC công bố bổ sung cũng cho biết chi tiết các bất động sản, cổ phần hãng hàng không Bamboo Airways thuộc sở hữu doanh nghiệp này được sử dụng để đảm bảo cho các hợp đồng vay tại một số ngân hàng khác, hợp đồng thuê tàu bay…

Nguồn: Vnexpress

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2

TTO - Ông Emmanuel Macron đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ thứ 2 sau chiến thắng trong cuộc bầu cử cách đây 2 tuần. Nhiệm kỳ của ông bắt đầu với việc đối mặt nhiều thách thức lớn trong chính sách đối ngoại và đối nội.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 - Ảnh 1.

Ông Emmanuel Macron phát biểu tại Điện Elysee trong buổi lễ nhậm chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ thứ 2 ở Paris vào ngày 7-5 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP và Hãng tin Reuters, lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (44 tuổi) được tổ chức tại Điện Elysee vào ngày 7-5, với khoảng 500 người tham dự, trong đó có vợ ông là bà Brigitte và các cựu tổng thống Pháp là ông Francois Hollande và Nicolas Sarkozy.

Buổi lễ tái cử diễn ra với quy mô tương đối khiêm tốn, nhưng đánh dấu lần đầu tiên sau 20 năm một tổng thống Pháp tái đắc cử và đảm nhận nhiệm kỳ thứ hai.

Theo truyền thống, để chào mừng lễ nhậm chức của Tổng thống Macron, 21 phát đại bác được bắn từ khu tưởng niệm quân sự Invalides. Tuy nhiên, không có hoạt động tuần hành mang tính biểu tượng trên đại lộ Champs-Elysees.

Bước vào nhiệm kỳ thứ 2, ông Macron đối mặt với một chương trình nghị sự khó khăn, gồm việc thực hiện các cải cách mà ông hứa khi ông trở thành tổng thống trẻ nhất trong lịch sử Pháp vào năm 2017, cũng như đối phó với các vấn đề liên quan cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 - Ảnh 2.

Ông Emmanuel Macron phát biểu trong buổi lễ nhậm chức tổng thống Pháp nhiệm kỳ thứ 2 ở vào ngày 7-5 - Ảnh: AFP

Đặc biệt về mặt đối nội, Tổng thống Macron phải đối phó với cuộc khủng hoảng do chi phí sinh hoạt tăng cao, và có thể là các cuộc biểu tình có khả năng sẽ xảy ra khi ông thực hiện kế hoạch cải cách lương hưu đã ấp ủ của mình, với việc dự định nâng tuổi nghỉ hưu của người Pháp.

“Tôi hứa sẽ xây dựng một hành tinh đáng sống hơn, một nước Pháp sống động và mạnh mẽ hơn” - ông Macron nói trong bài phát biểu tại Điện Elysee, đồng thời tuyên bố sẽ áp dụng “phương pháp mới” để lãnh đạo đất nước sau nhiệm kỳ đầu tiên chứng kiến nước Pháp bị chia rẽ sâu sắc.

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Macron sẽ chính thức bắt đầu khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông kết thúc vào nửa đêm 13-5.

Nguồn bài viết: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 - Tuổi Trẻ Online

Ứng viên duy nhất John Lee được bầu làm trưởng đặc khu Hong Kong

TTO - Trưa 8-5, thẩm phán Keith Yeung Kar của Hong Kong xác nhận ông John Lee (Lý Gia Siêu) chiến thắng cuộc bỏ phiếu bầu trưởng đặc khu trong cuộc đua “độc mã” vì ông là ứng viên duy nhất.

Ứng viên duy nhất John Lee được bầu làm trưởng đặc khu Hong Kong - Ảnh 1.

Đặc khu trưởng tương lai của Hong Kong John Lee chụp ảnh cùng vợ sau khi công bố kết quả - Ảnh: REUTERS

“Tôi tuyên bố ứng viên duy nhất, ông John Lee, đã được bầu trong cuộc bỏ phiếu. Xin chúc mừng”, báo South China Morning Post dẫn lời ông Keith Yeung Kar nói.

Ông Lee nhận được 1.416 trên 1.424 phiếu bầu, tương đương 99,4% số phiếu. Không có phiếu bầu nào không hợp lệ.

Sau tuyên bố, ông cúi chào trong tiếng vỗ tay chúc mừng và có bài phát biểu ngắn cảm ơn Ủy ban bầu cử.

“Dù có ủng hộ tôi hay không, tôi rất cảm ơn mọi người đã ủng hộ cuộc bầu cử đặc khu trưởng. Hôm nay là một ngày quan trọng. Nó không chỉ là ngày bầu cử mà còn là Ngày của mẹ, ngày Nụ cười thế giới. Tất cả chúng ta có thể cùng cười trong ngày lịch sử này”, đặc khu trưởng tương lai của Hong Kong nói.

Trong cuộc họp báo tiếp đó, ông John Lee nhấn mạnh cam kết bảo vệ Hong Kong và tiếp tục thực hiện mô hình “một quốc gia, hai chế độ” với Trung Quốc. Ông hứa sẽ lập chính quyền có thể giải quyết các vấn đề hiệu quả và mời gọi người tài tham gia.

Khi được hỏi ưu tiên hàng đầu khi lên nắm quyền, ông nói sẽ tập trung vào các vấn đề nhà ở và đẩy mạnh hội nhập với Trung Quốc đại lục. Ông sẽ đi theo hướng tiếp cận coi trọng kết quả trong giải quyết các vấn đề hiện nay.

Đặc khu trưởng đương nhiệm Carrie Lam chúc mừng ông John Lee và cho biết sẽ gửi kết quả bầu cử đến chính quyền trung ương Trung Quốc. Bà cũng cam kết sẽ đảm bảo chuyển giao quyền lực suôn sẻ và ủng hộ chính quyền mới.

Từ 9h ngày 8-5, giờ địa phương, 1.461 thành viên Ủy ban bầu cử Hong Kong bỏ phiếu bầu đặc khu trưởng mới trong 5 năm tới. Ông John Lee, cựu tổng thư ký chính quyền Hong Kong và trước đó nữa là người phụ trách an ninh của đặc khu, là ứng cử viên duy nhất.

Chỉ 3 phút sau khi bắt đầu kiểm phiếu, ông đã đạt đủ 750 phiếu ủng hộ cần thiết để giành chiến thắng. Do chỉ có 1 ứng viên, các thành viên Ủy ban bầu cử chỉ cần bỏ phiếu “ủng hộ” hoặc “không ủng hộ”.

An ninh được siết chặt trong ngày bầu cử. Các sĩ quan từ cấp 1, cấp 2 và lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố bao gồm đội cảnh sát đặc nhiệm sân bay, lực lượng phản ứng đường sắt… được triển khai nhằm đảm bảo quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu diễn ra an toàn và suôn sẻ.

Trong ngày bầu cử có 6.000 - 7.000 cảnh sát được huy động tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự.

Hong Kong bầu đặc khu trưởng sau mỗi 5 năm. Cuộc bỏ phiếu năm nay ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 27-3, nhưng đã bị hoãn đến ngày 8-5 do dịch COVID-19.

Nguồn bài viết: Ứng viên duy nhất John Lee được bầu làm trưởng đặc khu Hong Kong - Tuổi Trẻ Online

Ông Putin hứa Nga ‘sẽ giành chiến thắng, giống như năm 1945’

TTO - Ngày 8-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố “giống như năm 1945, chúng ta sẽ giành chiến thắng”, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2. Ông Zelensky cũng có diễn văn kỷ niệm Thế chiến thứ 2.

Ông Putin hứa Nga sẽ giành chiến thắng, giống như năm 1945 - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: REUTERS

Trong phần phát biểu ngày 8-5, ông Putin nói những người lính của Nga “giống như ông cha của họ, đang sát cánh chiến đấu để giải phóng quê hương”. Ông tin rằng “như năm 1945, chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta”.

Theo Hãng tin AFP, ông Putin còn nhấn mạnh nhiệm vụ chung của nước Nga hiện tại là “ngăn chặn sự tái sinh của chủ nghĩa quốc xã”, và hy vọng “các thế hệ mới có thể xứng đáng với ký ức về cha ông của họ”.

Tổng thống Nga không chỉ đề cập đến những người lính, mà còn cả những thường dân trên “mặt trận quê hương… những người đã đập tan chủ nghĩa quốc xã với cái giá phải trả là hy sinh vô số”.

“Đáng buồn thay, ngày nay, chủ nghĩa quốc xã lại ngóc đầu dậy”, ông Putin nói.

Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố “cái ác đã quay trở lại” châu Âu trong một bài diễn văn kỷ niệm Thế chiến thứ 2.

Ông Zelensky cho rằng quá khứ đã quay trở lại với “bộ đồng phục khác, dưới khẩu hiệu khác”.

Trước đó, Tổng thống Putin từng khẳng định Ukraine đang nằm trong vòng kiềm tỏa của chủ nghĩa phát xít. Ông xem tình hình này là mối đe dọa đối với Nga và cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine.

Nga đã tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine hồi tháng 2 cũng vì lý do trên.

Trong bài phát biểu, ông Putin cầu chúc “tất cả người dân Ukraine một tương lai hòa bình và công bằng”.

Vào ngày 9-5, Matxcơva sẽ chính thức kỷ niệm chiến thắng trước Đức Quốc xã bằng một cuộc duyệt binh quy mô.

Nguồn bài viết: Ông Putin hứa Nga 'sẽ giành chiến thắng, giống như năm 1945' - Tuổi Trẻ Online

Dòng tiền đổ vào thị trường mới nổi, vốn ETF vào Việt Nam trong tháng 4/2022 cao nhất 9 tháng

Dòng vốn cổ phiếu vào thị trường phát triển (DM) đảo chiều sang rút ròng -35,3 tỷ USD – mức rút ròng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021 do áp lực từ thị trường Mỹ. Trong khi đó, tại Việt Nam dòng vốn vào mạnh…

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thông tin từ SSI Research cho thấy, dòng tiền vào các tài sản tài chính toàn cầu tiếp tục suy giảm mạnh khi nhà đầu tư giảm tỷ trọng các tài sản rủi ro trong danh mục.

DÒNG VỐN TOÀN CẦU RÚT KHỎI THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU

Trong tháng 4, các động thái có phần quyết liệt của Fed và rủi ro về suy thoái kinh tế tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư và mức phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính. Dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (rút ròng -22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020), các quỹ trái phiếu (-29,8 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (-37,9 tỷ USD).

Dòng vốn cổ phiếu vào thị trường phát triển (DM) đảo chiều sang rút ròng -35,3 tỷ USD – mức rút ròng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021 do áp lực từ thị trường Mỹ. Dòng vốn vào Mỹ ghi nhận rút ròng -32,6 tỷ USD trong tháng 4, lần đầu tiền kể từ tháng 10/2020.

Dòng tiền tiếp tục ghi nhận sự rút mạnh ra khỏi nhóm cổ phiểu nhạy cảm với lãi suất (ví dụ công nghệ), với việc chỉ số Nasdaq đã giảm 23% kể từ đỉnh và chính thức rơi vào “thị trường gấu”.

Ngược lại, dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) tăng mạnh, lên mức 12,9 tỷ USD (+90.1% so với tháng 2 và gấp 3 lần cùng kỳ) nhờ định giá hấp dẫn. Trong năm 2021, cổ phiếu thị trường mới nổi ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn thị trường phát triển 24,5% trong khi mức này chỉ là 3,5% trong 4 tháng đầu năm nay. Chỉ số P/E forward của cổ phiếu EM là 12,0x trong khi đó cổ phiếu DM là 17,2x (theo tính toán từ JP Morgan) cho thấy EM hiện đang được định giá tương đối rẻ.

Dòng vốn vào thị trường mới nổi tập trung ở các thị trường có một số câu chuyện đặc thù như Trung Quốc (+9,5 tỷ USD, chính sách tiền tệ - tài khóa phân kỳ với phần còn lại của thế giới) hay các quốc gia có thể mạnh xuất khẩu và đầu tư như Đài Loan (+1,7 tỷ USD) và Hàn Quốc (+317 triệu USD).

Trong khi đó dòng tiền cổ phiểu tiếp tục duy trì mua ròng tại các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu hàng nguyên vật liệu thô. Giá hàng hóa vẫn duy trì đà tăng mạnh mẽ giúp dòng tiền vẫn tiếp tục phân bổ vào các quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu nguyên vật liệu thô, đặc biệt là khu vực ASEAN như Indonesia hay Malaysia. Cả Indonesia, Malaysia đều ghi nhận bơm ròng trong tháng 4 (lần lượt là gần 10 và 30 triệu USD).

Dự kiến, trong thời gian tới, phân bổ dòng vốn vào các tài sản tài chính, đặc biệt là cổ phiếu tới thị trường phát triển sẽ không mấy khả quan khi các rủi ro vẫn được duy trì với việc xung đột Nga-Ukraine kéo dài, Ngân hàng Trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và suy thoái kinh tế.

Theo khảo sát các nhà quản lý quỹ của Bank of America Merill Lynch trong tháng 4, rủi ro về suy thoái kinh tế và các động thái thắt chặt từ Ngân hàng Trung ương trở thành rủi ro lớn nhất đối với các nhà quản lý quỹ, thay cho lo ngại về chiến tranh Nga-Ukraine và lạm phát.

Nhìn chung, dòng tiền sẽ tương đối phân hóa, tập trung vào các ngành cố phiếu cơ bản và không bị tác động nhiều từ việc tăng lãi suất như ngân hàng hoặc năng lượng. Trong khi đó, thị trường trái phiếu đã có những phản ứng tương đối mạnh trong thời gian qua trước động thái của Fed, do vậy lợi suất không còn quá nhiều dư địa để có thể tăng mạnh được nữa.

SSI Research kỳ vọng dòng tiền vào thị trường trái phiếu có thể được cải thiện khi nhu cầu phân bổ tỷ trọng vào các tài sản ít rủi ro hơn sẽ tăng trong bối cảnh khó lường của thị trường toàn cầu.

VIỆT NAM HÚT VỐN NGOẠI

Tại thị trường Việt Nam, dòng vốn ETF đảo chiều hồi phục trong tháng 4. Dòng vốn ETF đảo chiều khởi sắc trở lại trong tháng 4 sau 2 tháng bị rút ròng, khi định giá thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn sau khi giảm tới 9,9% trong tháng 4.

Lực mua trong tháng chủ yếu đến từ quỹ VFM VNDiamond (nhờ dòng vốn từ nhà đầu tư Thái Lan thông qua hình thức DR) và quỹ Fubon với giá trị ròng lần lượt đạt +886 tỷ đồng và +953 tỷ đồng. Quỹ VFM VN30 cũng đảo chiều sang hút ròng với giá trị +223 tỷ đồng. Ngược lại, các quỹ ETF ngoại bao gồm VanEck và FTSE tiếp tục bị rút vốn -146 tỷ đồng và -308 tỷ đồng.

Nhìn chung, tổng dòng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận bơm ròng với tổng giá trị đạt 1.690 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 9 tháng gần đây. Dù vậy tính chung cho 4 tháng đầu năm, dòng vốn ETF vẫn ghi nhận mức vào ròng khá khiêm tốn, 1.845 tỷ đồng (so với mức kỷ lục 13.200 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2021) với lực mua chủ yếu đến từ Quỹ Fubon và VFM VNDiamond.

Dòng tiền từ các quỹ chủ động cải thiện trong nửa cuối tháng 4. Các quỹ chủ động ghi nhận mức bán ròng -136 tỷ đồng trong tháng, chủ yếu trong nửa đầu tháng và thấp hơn nhiều so với tháng 3 (-594 tỷ đồng). Tính chung 4 tháng đầu năm, các quỹ chủ động rút gần 1,2 nghìn tỷ đồng. Nhờ dòng vốn tích cực từ ETF giúp thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận dòng vốn vào ròng trong 4 tháng đầu năm.

Giao dịch khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán trong tháng 4, với tổng giá trị là 4.020 tỷ đồng (2.520 tỷ đồng nếu loại trừ giao dịch đột biến của cổ phiếu MWG). Đây là tháng khối ngoại mua ròng đầu tiên kể từ tháng 7/2021. Nhờ vậy, nếu loại trừ các giao dịch đột biến (MSN và MWG), trong 4 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã đảo chiều mua ròng 706 tỷ đồng.

Quan sát thấy khối ngoại có xu hướng tập trung giải ngân vào ngành cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như ngân hàng, hoặc ngành Việt Nam có lợi thế về dài hạn như bán lẻ và bất động sản khu công nghiệp.

SSI Research tiếp tục duy trì quan điểm về việc dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại Việt Nam trong năm 2022, với sự ổn định của tỷ giá cũng như định giá thị trường Việt Nam đã tương đối hấp dẫn cho đầu tư dài hạn (P/E ước tính năm 2022 hiện đạt chỉ ở mức 13.x lần).

Áp lực lên các thị trường mới nổi sẽ xuất hiện rõ nét hơn trong vòng 1-2 quý tới và Việt Nam nhiều khả năng sẽ không năm ngoài xu thế khi Fed tăng lãi suất và đồng USD tiếp tục mạnh lên.

Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, thanh khoản tiền đồng trong nước không phụ thuộc nhiều vào dòng vốn ngoại, cũng như VND được hỗ trợ tích cực bởi thặng dư cán cân vãng lai và bộ đệm từ dự trữ ngoại hối (tính đến cuối năm 2021 đã đạt 110 tỷ USD – tương đương với khoảng 4 tháng nhập khẩu). Trên thực tế, nhờ sự ổn định của tỷ giá, Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan và Singapore.

Nguồn bài viết: Dòng tiền đổ vào thị trường mới nổi, vốn ETF vào Việt Nam trong tháng 4/2022 cao nhất 9 tháng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Sắp IPO, CTCP Đầu tư Tài chính Licogi 14 làm ăn ra sao?

VietTimes – Hoạt động đầu tư tài chính đã đem đến mức lợi nhuận ‘khủng’ cho L14 FI trong năm 2021, xa hơn là kế hoạch IPO và niêm yết cổ phiếu của công ty này.

Công ty đầu tư tài chính Licogi 14 làm ăn ra sao?

CTCP Đầu tư Tài chính Licogi 14 (L14 FI) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 với doanh thu thuần đạt 16,9 tỉ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn hàng bán, công ty này báo lãi gộp vỏn vẹn 2,7 tỉ đồng, giảm 26,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, nhờ khoản doanh thu tài chính đột biến tới 140 tỉ đồng (chỉ tiêu này trong quý 1/2021 chỉ là 13,2 triệu đồng), L14 FI báo lãi sau thuế lên đến 102,9 tỉ đồng trong quý đầu năm 2022, gấp hơn 100 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lưu ý rằng, đây không phải quý đầu tiên L14 FI ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan nhờ vào hoạt động tài chính. Cụ thể, trong quý cuối năm 2021, doanh thu tài chính của L14 FI cũng tăng đột biến lên đến 376,7 tỉ đồng, qua đó giúp công ty này báo lãi sau thuế 314,4 tỉ đồng.

Tính đến cuối năm 2021, số dư chứng khoán kinh doanh của L14 FI đạt 486 tỉ đồng (đầu năm 2021 không ghi nhận khoản đầu tư này), với giá trị hợp lý lên tới 815,7 tỉ đồng. Danh mục chứng khoán kinh doanh này bao gồm 7,57 triệu cổ phiếu CEO (giá gốc 298 tỉ đồng, tương đương 39.368 đồng/cp) và 2,88 triệu cổ phiếu DIG (giá gốc 188 tỉ đồng, tương đương 65.168 đồng/cp).

Trong quý đầu năm 2022, hoạt động đầu tư tài chính vẫn được L14 FI đẩy mạnh với số dư chứng khoán đầu tư đạt 644 tỉ đồng tại ngày 31/3/2022, tăng 158 tỉ đồng so với cuối năm 2021. Đáng chú ý, khoản đầu tư này chiếm tới 92,7% tổng tài sản của L14 FI.

Năm 2022, L14 FI đặt mục tiêu tổng doanh thu 331 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 252 tỉ đồng (giảm 21,6% so với năm 2021). Trong đó, doanh thu hoạt động tài chính dự kiến đạt 256 tỉ đồng, chiếm 77,3% cơ cấu tổng doanh thu của L14 FI.

Sắp IPO, CTCP Đầu tư Tài chính Licogi 14 làm ăn ra sao? ảnh 1

Như VietTimes từng đề cập, L14 FI tiền thân là CTCP Licogi 14.6, được thành lập từ tháng 6/2018 bởi CTCP Licogi 14 (Mã CK: L14) và hai thể nhân, là các ông Phạm Văn Quang và Phạm Hùng Sơn.

Tính đến cuối năm 2021, L14 FI có vốn điều lệ 110 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: L14 (51%), ông Phạm Hùng Sơn (10%), ông Phạm Gia Lý (12,73%), ông Phạm Văn Quang (0,5%) và các cổ đông khác (25,77%).

Trong năm 2022, L14 FI có kế hoạch phát hành 550.000 cổ phiếu ESOP (tỉ lệ 5%), phát hành 2,31 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 (tỉ lệ 20%) và phát hành 26,565 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ sau khi phát hành dự kiến tăng lên 404,25 tỉ đồng.

Đáng chú ý, LFI dự kiến sẽ chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) và niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán trong quý 4/2022 – quý 1/2023. Sau IPO, LFI sẽ trở thành công ty liên kết của L14.

Mức giá IPO 34.899 đồng/cp của L14 FI

Theo Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, giá trị cổ phần L14 FI xác định theo phương pháp tài sản tại thời điểm 31/12/2021 là 71.135 đồng/cp; theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu là 145.139 đồng/cp; và theo phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức là 168.486 đồng/cp.

Bình quân 3 phương pháp này, giá trị cổ phần L14 FI tại thời điểm 31/12/2021 được xác định là 128.253 đồng/cp. Sau khi phân phối lợi nhuận và phát hành thêm cổ phiếu, tổng giá trị vốn điều lệ công ty là 404,25 tỉ đồng, từ đó, giá trị cổ phần L14 FI được xác định lại cho mục đích IPO là 34.899 đồng/cp.

Tuy nhiên, các phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu, chiết khấu dòng cổ tức đều dựa trên giả định doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động đều đặn hàng năm. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của L14 FI phụ thuộc phần lớn và đầu tư tài chính./.

Nguồn bài viết: Sắp IPO, CTCP Đầu tư Tài chính Licogi 14 làm ăn ra sao?