Chứng sỹ săn tin!

Một doanh nghiệp ngành than sắp trả cổ tức gấp 2,5 lần thị giá, chỉ số P/E duy trì dưới 1

(Tổ Quốc) - Doanh nghiệp ngành than này sắp chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ gần 25%.

Trên thị trường chứng khoán, có rất nhiều doanh nghiệp có cổ phiếu hiện giao dịch với thị giá rất thấp. Nếu suy nghĩ của một số “chứng sĩ” thì cổ phiếu giá thấp, nhất là những cổ phiếu có giá ngang “ly trà đá” thường gắn liền với một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh “lẹt đẹt”, không khởi sắc qua nhiều năm.

Tuy nhiên với nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, các doanh nghiệp này được chia ra nhiều nhóm khác nhau để có những cái nhìn khác nhau. Nhóm thứ nhất như những ý nghĩ ban đầu ở trên, thuộc về các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tăng trưởng, thậm chí thua lỗ… Nhóm thứ 2 là những cổ phiếu đã từng đánh mất niềm tin của nhà đầu tư, bị bán tháo tại một thời điểm nào đó. Nhóm nữa là những doanh nghiệp được xem là “bé hạt tiêu” với nhiều kỳ tích nhưng không có freefloat.

Nhắc đến những doanh nghiệp thuộc nhóm sau, nhà đầu tư nghĩ ngay đến những doanh nghiệp có vốn điều lệ khiêm tốn, kết quả kinh doanh có lãi đều đặn hàng năm, các chỉ số EPS duy trì ổn định, thậm chí luôn thuộc TOP cao trên thị trường, và đặc biệt thường xuyên chia cổ tức tỷ lệ cao hàng năm cho cổ đông. Do vậy những cổ phiếu này hầu như được các nhà đầu tư “giữ chặt”, ít có giao dịch trên thị trường. Thị giá những cổ phiếu này cũng thường chỉ được điều chỉnh qua những lần doanh nghiệp trả cổ tức, chia thưởng.

CTCP Vận tải và chế biến than Đông Bắc (mã chứng khoán VDB) cũng được xem là một trong những doanh nghiệp "bé hạt tiêu. Công ty có vốn điều lệ gần 78,9 tỷ đồng, tương ứng gần 7,89 triệu cổ phiếu đang giao dịch trên sàn. Cổ phiếu công ty đang giao dịch ở mức “ly trà đá” 1.000 đồng/cổ phiếu với gần như không có cổ phiếu khớp lệnh trên sàn trong suốt thời gian dài.

Trước đó tháng 1/2022 công ty đã từng chốt danh sách cổ đông phát hành 1,26 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 và phát hành cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tổng tỷ lệ 19%. Đó là lần điều chỉnh thị giá gần đây nhất của cổ phiếu VDB.

Lần này, ngày 18/5 tới đây công ty sẽ tiến hành chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền. Tỷ lệ chi trả 24,94%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.494 tỷ đồng. Với thị giá 1.000 đồng/cổ phiếu, cổ đông công ty sắp nhận số cổ tức gấp 2,5 lần thị giá. Thời gian thanh toán vào 31/5/2022.

Kết qủa kinh doanh, doanh thu năm 2021 đạt 4.857 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế giảm 24% xuống mức gần 22 tỷ đồng. EPS đạt 2.959 đồng. Với thị giá 1.000 đồng/cổ phiếu, chỉ số P/E của công ty đang ở mức 0,36 – duy trì dưới 1 từ nhiều năm nay.

Nguồn bài viết: Một doanh nghiệp ngành than sắp trả cổ tức gấp 2,5 lần thị giá, chỉ số P/E duy trì dưới 1

Lãnh đạo Bộ Xây dựng: Siết vốn, thị trường bất động sản sẽ không phát triển được!

Vốn là một trong những yếu tố không thể xem thường trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Thị trường vốn gắn chặt với bất động sản. Do đó, nếu siết thị trường vốn thì thị trường bất động sản không phát triển được…

Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).

Phát biểu tại buổi đối thoại chuyên đề Nhận diện chân thực vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế do VnEconomy/Tạp chí Kinh tế Việt Nam/Vietnam Economic Times tổ chức ngày 6/5, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết từ quý 4/2021, khi các địa phương gỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế chống dịch đồng thời kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, hoạt động đầu tư, kinh doanh và thị trường bất động sản đã có nhiểu khởi sắc.

Điểm sáng nhất là tồn kho bất động sản gần như không có, dự án ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Theo tổng hợp số liệu từ các địa phương có báo cáo, lượng giao dịch bất động sản tăng mạnh so với quý 3/2021. Giá bình quân các loại căn hộ chung cư (bao gồm căn hộ bình dân, trung cấp, cao cấp) trong quý 4/2021 tăng nhẹ 3-5% so với quý trước. Cá biệt có những vùng tăng 100%, 70% đặc biệt là đất nền, khu vực giáp ranh thành phố lớn giá tăng 15-20%. Ngược lại, bất động sản du lịch so với cùng kỳ quý 1/2021 thì cơ bản giảm, so với quý 4/2021 gần như đi ngang.

Đánh giá về những thách thức của thị trường bất động sản hậu Covid-19, theo ông Khởi, có năm điểm cần lưu ý.

Thứ nhất là về pháp lý. Trong thời gian qua từ năm 2020, Quốc hội, Chính phủ cùng các bộ ngành ban hành nhiều chính sách, nhiều Luật ra đời, tháo gỡ tương đối nhiều khó khăn với bất động sản như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, hàng loạt Nghị định của Chính phủ nhưng lại đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 nên tác động của Luật chưa đến thực tiễn nên vẫn khó khăn.

Thứ hai, nguồn cung ngày càng thiếu, thiếu nghiêm trọng tất cả các phân khúc. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhà đầu tư vẫn coi bất động sản vẫn là nơi trú ẩn an toàn sau đó mới đến vàng, chứng khoán. Do đó, cần có giải pháp kích cầu nguồn cung, tháo gỡ thủ tục pháp lý cho dự án, đặc biệt dự án nhà ở xã hội. Chỉ trong từ 25-19/4, Tp.HCM một lúc khởi công 5-6 dự án nhà ở xã hội, nhiều tình cũng khởi công, hầu hết là các dự án vướng mắc từ 2020-2021 giờ mới triển khai.

Thứ ba, là vốn. Vốn là một trong những yếu tố không thể xem thường trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Thị trường vốn gắn chặt với bất động sản. Bên cạnh những doanh nghiệp bất động sản có nguồn lực lớn thì nhiều doanh nghiệp vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng nhưng gần đây đã có một số quy định siết tín dụng vào bất động sản. “Siết thị trường vốn thì thị trường bất động sản không phát triển được. Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất sửa Nghị định 153 theo nguyên tắc không phải doanh nghiệp bất động sản nào ta cũng cấp vốn như nhau mà nên ưu tiên vốn cho dự án nào hạn chế dự án nào”, ông Khởi nói.

Thứ tư, các địa phương cũng phải kiểm soát chặt chia lô bán nền và đấu giá đất, bởi đây là 2 vấn đề có tác động ghê gớm đến thị trường, chỉ cần một dự án tăng giá hàng loạt dự án tăng giá theo. Đó là cái hạn chế địa phương cần tăng cường quản lý hạn chế méo mó thị trường.

Thứ năm, vừa rồi có tình trạng câu kết liên kết làm giá giữa sàn và chủ đầu tư, giữa các sàn với nhau, giữa các sàn với môi giới hay chủ đầu tư không đem hàng ra bán liên kết với sàn nâng giá làm nhiễu loạn thông tin.

Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ, Chính phủ đồng ý sẽ trình Quốc hội sửa một số luật, trong đó có 3 luật nếu sửa được như Luật Đất Đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sẽ khơi thông thị trường phát triển. Quốc hội cũng thống nhất đưa Luật Đấu thầu để sửa tiếp.

“Cần nhiều giải pháp tổng hợp không chỉ ở góc độ Bộ Xây dựng mà Chính phủ, các bộ ngành cùng tham gia. Tôi tin rằng, muốn thị trường bất động sản phát triển ta phải thực hiện nhiều giải pháp như trên”, ông Khởi nhấn mạnh.

Nguồn bài viết: Lãnh đạo Bộ Xây dựng: Siết vốn, thị trường bất động sản sẽ không phát triển được! - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về tiêu thụ thịt lợn trong năm 2022, với con số khoảng 3,4 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,1% trong giai đoạn 2022-2030.

Trong quý I/2022, giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng trở lại, trong đó tăng mạnh nhất là vào cuối tháng 01/2022 và trong 15 ngày đầu tháng 02/2022 do nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, giá giảm trở lại từ giữa tháng 02/2022 do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng.

Trong tháng 4/2022, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt tăng trở lại do việc mở cửa trở lại các hoạt động du lịch, văn hóa và lễ hội, các nhà hàng, nhà ăn tại trường học và nhà máy, nên giá lợn hơi tăng nhẹ trở lại tại một số khu vực. Giá lợn hơi trên cả nước tháng 4 trung bình dao động trong khoảng 53.000-58.000 đồng/kg, tăng 1.000-3.000 đồng/kg so với cuối tháng 3/2022.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong quý II/2022 dự báo vẫn chậm.

Cụ thể, giá lợn hơi miền Bắc dao động trong khoảng 53.000 - 56.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg. Còn giá lợn hơi tại miền Nam dao động trong khoảng 53.000 - 57.000 đồng/kg.

Thời gian tới, khả năng giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng khi giá thành chăn nuôi và giá xăng dầu ở mức cao, nhưng Bộ Công Thương đánh giá khó có thể tăng đột biến do các trường học sẽ bước vào kỳ nghỉ hè, các nhà hàng, quán ăn cũng đều đang giữ mức trung bình và chưa phục hồi như thời gian trước.

Tuy vậy, Bộ Công Thương cũng dẫn lại dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy Việt Nam vẫn có thể vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn trong năm 2022. Theo đó, tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam dự báo đạt 3,4 triệu tấn vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,1% trong giai đoạn 2022- 2030.

Việt Nam hiện đang là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, sản lượng thịt gia súc và gia cầm trong quý II khả năng đạt khoảng 1,6 triệu tấn (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, sản lượng thịt bò đạt khoảng 110 nghìn tấn (tăng 3,4%); sản lượng thịt trâu đạt khoảng 28,1 nghìn tấn (tăng 2,6%); sản lượng thịt lợn đạt khoảng 1,05 triệu tấn (tăng 4,7%), sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 476 nghìn tấn (tăng 5,7%).

Do nguồn cung thịt của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt, các doanh nghiệp của Việt Nam phải đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và các quy định thị trường mà chúng ta hướng tới. Trong đó cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.

Nguồn bài viết: Việt Nam có thể vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn - DNTT online

Tận dụng tốt các hiệp định thương mại, xuất khẩu của nước ta tăng trưởng mạnh mẽ

Nhờ tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu và mang lại sự tăng trưởng kim ngạch mạnh mẽ.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến hết tháng 4/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 122 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Điểm nổi bật trong năm nay là DN trong nước tăng đến 21,6%, cao hơn so với DN có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ tăng 14,7%). Điều này cho thấy sự nỗ lực của các DN trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp, chi phí vận chuyển tăng cao…

Bộ Công Thương cũng đánh giá năm 2022 sẽ là một năm “bùng nổ” trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, nhiều mặt hàng sẽ thiết lập các kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, 3 nhóm ngành dệt may, da giày, nông - lâm - thủy sản có sự tăng tốc ấn tượng nhất. Xuất khẩu nhóm nông - lâm - thủy sản đang tăng trưởng mạnh và tăng đều ở hầu khắp các thị trường.

Cụ thể, trong 4 tháng qua, nhóm ngành này ước đạt trên 10 tỉ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điểm sáng đáng chú ý trong nhóm hàng này là xuất khẩu thủy sản tiếp tục đạt trên 1 tỉ USD trong tháng 4, tăng gần 40% so với tháng 4.2021. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp mặt hàng này xuất khẩu vượt mức 1 tỉ USD.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, riêng xuất khẩu thủy sản cả nước ước tính đạt gần 3,6 tỉ USD, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm trước.

Tận dụng tốt các hiệp định thương mại, xuất khẩu của nước ta tăng trưởng mạnh mẽ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 5,288 tỉ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng cao trong điều kiện đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở trong nước và nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Ngành da giày đặt kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 20 tỉ USD trong năm 2022, tăng 12,7% so với năm 2021.

Có được kết quả khả quan trên, Bộ Công Thương cho rằng đó là do các DN đã tận dụng tốt cơ hội thị trường và thuế quan mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại. Việt Nam ký hợp tác FTA song phương và đa phương với nhiều đối tác, từ đó mở ra cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa. Mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA khá cao, chiếm 96% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Ngành này tận dụng được ưu đãi thuế quan nhờ tiêu chí xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong các FTA được đánh giá là phù hợp với khả năng đáp ứng của DN Việt Nam.

Ưu đãi FTA cũng được các DN ngành nông - lâm - thủy sản tận dụng tốt. Theo Bộ NN-PTNT, 4 tháng đầu năm 2022 đã có 5 nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.

Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chủ tịch Đỗ Xuân Lập cho rằng, hiện tại nhu cầu gỗ và đồ nội thất trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục tăng và DN ngành gỗ, đặc biệt là ngành nội thất cũng đã kín đơn hàng đến hết quý 3/2022, thậm chí là hết năm 2022. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu ngành gỗ đạt 16 tỉ USD là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Theo ông Lập, hàng loạt FTA đang được thực thi như EVFTA, CPTPP tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm khi mức thuế giảm dần về 0%. Bên cạnh đó, Trung Quốc - nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn trên thế giới lại hạn chế xuất khẩu để chống dịch COVID-19; Ý, Đức và các nước phát triển khác đang giảm sản xuất do ảnh hưởng suy thoái và chi phí tăng cao… Đây là cơ hội để VN gia tăng xuất khẩu mặt hàng này.

Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), ông Cao Hữu Hiếu nhận xét: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) là một FTA thế hệ mới đã tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu, trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số.

Trong khối Hiệp định RCEP có một số nước là thành viên của Hiệp định CPTPP sẽ hóa giải những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu “đầu vào” vì sẽ giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay. Đơn cử, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng, nếu như trước đây, hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản (trong khi Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc), thì nay với Hiệp định RCEP, hàng may mặc được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Ông Cao Hữu Hiếu cho rằng, đối với bất kỳ FTA nào, DN luôn luôn khuyến khích cũng như phổ biến kiến thức cho các đơn vị về lộ trình giảm thuế, cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan, thuận lợi hóa thương mại… Ngoài ra, tập đoàn cũng tổ chức các chuyến kết nối thực tế giữa DN trong Vinatex với khách hàng để DN chủ động tìm hướng hợp tác, thúc đẩy xuất khẩu, tận dụng tối đa các lợi ích mà hiệp định này mang lại.

Nguồn bài viết: Tận dụng tốt các hiệp định thương mại, xuất khẩu của nước ta tăng trưởng mạnh mẽ - DNTT online

Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường mới nổi?

Trong quá khứ, những động thái như vậy của Fed thường là “điềm xấu” đối với các nền kinh tế mới nổi…

Trụ sở Fed ở Washington DC - Ảnh: Bloomberg.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có đợt tăng lãi suất thứ hai trong một chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời chuẩn bị cho việc cắt giảm quy mô của bảng cân đối kế toán nhằm chống lại đà leo thang của lạm phát.

Trong quá khứ, những động thái như vậy của Fed thường là “điềm xấu” đối với các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng lần thắt chặt này của Fed sẽ không ra nhiều “sóng gió” như trước kia.

NHÌN LẠI LỊCH SỬ

Vào cuối năm 1993, Fed bắt đầu nâng lãi suất từ mức 2,97%. Cuối cùng, lãi suất Fed trong chu kỳ tăng kéo dài 18 tháng đó đạt 6,02% vào tháng 6/1995. Như một hệ quả tất yếu, đồng USD tăng giá mạnh và các dòng vốn đầu tư đảo chiều để quay trở về Mỹ. Chính sự tháo chạy này của dòng tiền đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng đó, ở đâu đâu giới đầu tư cũng nói đến những nền kinh tế “con hổ” châu Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc - những nước với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm đạt từ 6-9%.

Một bài báo gần đây trên tạp chí International Banker đã nhìn lại những thiệt hại to lớn mà cuộc khủng hoảng tài chính châu Á gây ra cho các nền kinh tế “con hổ” trong khu vực. Từ năm 1996-1997, GDP bình quân đầu người đã giảm 43,2% ở Indonesia, giảm 21,2% ở Thái Lan, giảm 19% ở Malaysia, giảm 18,5% ở Hàn Quốc, và giảm 12,5% ở Philippines. Đến đầu năm 1998, thị trường chứng khoán các nước này mất tới 70% giá trị vốn hoá so với thời gian trước khủng hoảng.

“Bão tố” lại nổi lên ở các thị trường mới nổi vào các năm 2008 và 2013, khi Fed tiến hành “taper tantrum” - cụm từ thường được dùng để nói về việc ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới rút lại các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi Chủ tịch Fed ở thời điểm đó là ông Ben Bernanke công bố vào tháng 5/2013 ý định cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng (QE) - biện pháp bơm tiền vào nền kinh tế thông qua mua trái phiếu kho bạc Mỹ và trái phiếu đảm bảo bằng nợ địa ốc - các điều kiện tài chính tại hàng chục nền kinh tế mới nổi lớn ngay lập tức chuyển xấu.

Một đợt “taper tantrum” khác được khởi động vào năm 2018 khi Fed bắt đầu cắt giảm quy mô bảng cân đối kế toán. Nhưng lần này, chỉ có hai quốc gia là Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina bị ảnh hưởng nhiều.

Nói về những gì đã xảy ra trong thập niên 1990, giới chuyên gia cho rằng có nhiều yếu tố kết hợp để tạo ra một “cơn bão hoàn hảo” đối với các nền kinh tế “con hổ” châu Á. Các yếu tố đó bao gồm đầu tư quá nóng, giá trị trên thị trường chứng khoán và giá nhà bị đẩy cao quá mức, dự trữ ngoại hối ở mức thấp, sự neo buộc thiếu bền vững của đồng nội tệ vào đồng USD, và giám sát tài chính lỏng lẻo.

NHỮNG THAY ĐỔI TÍCH CỰC

Nhưng các điều kiện hiện nay rất khác so với ở thời điểm đó, giúp các nền kinh tế mới nổi có được sự vững vàng hơn trước rất nhiều.

Một yếu tố đặc biệt quan trọng là dự trữ ngoại hối - “tấm nệm” giúp một quốc gia có thể hấp thụ bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào của việc tăng lãi suất ở Mỹ và sự đi lên của tỷ giá đồng USD. Nguyên tắc số một về một dự trữ ngoại hối đầy đủ - theo quan điểm mà Chủ tịch Fed khi đó là ông Alan Greenspan đưa ra hồi năm 1999 - là một quốc gia cần quản lý dự trữ ngoại hối sao cho đủ “đủ sống” trong thời gian ít nhất 1 năm mà không cần vay mượn thêm bên ngoài. Mức dự trữ này được xác định là 7% GDP. Vào thời điểm năm 2013, trong số 13 nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới, có tới 8 nước nắm dự trữ ngoại hối dưới mức này, nhưng đến cuối năm 2020, chỉ có 2 nước ở trong tình trạng như vậy.

“Các nền kinh tế mới nổi đều đã có dự trữ ngoại hối lớn hơn trước, nợ ngoại tệ thấp hơn và thâm hụt cán cân vãng lai nhỏ hơn”, một báo cáo của Fed chi nhánh Dallas nhận định. “Điều này cho thấy bảng cân đối kế toán của các nền kinh tế này giờ đây tốt hơn trước rất nhiều so với đợt taper tantrum năm 2013”.

Một báo cáo của Viện Brookings cũng chỉ ra những điểm cải thiện của các nền kinh tế mới nổi. Chẳng hạn, vào năm 2013, thâm hụt cán cân vãng lai của các nền kinh tế mới nổi dễ tổn thương nhất là 4,4% GDP so với mức 0,4% ở thời điểm giữa năm 2021. Bên cạnh đó, tỷ trọng của các dòng vốn từ bên ngoài chảy vào các nước này cũng thấp hơn so với trước đây, và tỷ giá hối đoái thực tế của đồng nội tệ các nước này cũng không bị đẩy lên quá cao như trước.

Những thay đổi tích cực này có được là nhờ nỗ lực không ngừng của chính các nền kinh tế mới nổi. Trước đây, các quốc gia này có sự phụ thuộc lớn vào khai thác, xuất khẩu nguyên vật liệu thô và nguồn nhân công giá rẻ. “Ngày nay, các nền kinh tế mới nổi, nhất là ở châu Á, đang phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ”, chiến lược gia trưởng Craig Basinger của Purpose Investments phát biểu.

Hàn Quốc đã bước lên địa vị nước phát triển, trong khi nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang đẩy mạnh nền kinh tế tiêu dùng và đầu tư không ngừng nghỉ cho sự phát triển của công nghệ.

Câu chuyện đầu tư hiện nay cũng rất khác. “Chúng tôi ưa chuộng những cổ phiếu dựa vào thị trường tiêu dùng nội địa” ở các nền kinh tế mới nổi - nhà nghiên cứu chứng khoán Lorraine Tan của Morningstar phát biểu. Và trong khi Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, Trung Quốc vẫn đang nới lỏng. “Chứng khoán Trung Quốc đã giảm rồi nên sẽ khó có chuyện bán tháo nữa. Nếu thị trường phục hồi, sự phục hồi có thể diễn ra nhanh hơn”, bà Tan nói.

“SẼ KHÔNG CÓ KHỦNG HOẢNG”

Các thị trường mới nổi khác như Malaysia và Thái Lan - vốn là những nước vẫn còn sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu - có thể dễ tổn thương hơn trước các biến động tài chính ở Mỹ và Trung Quốc. “Nhưng thị trường chứng khoán các nước này không hề bị đẩy giá lên quá cao. Thậm chí, nhiều cổ phiếu còn đang rẻ vì Covid”, bà Tan nhấn mạnh.

Ông Aidan Garrib, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu của PGM Global cũng cho rằng triển vọng của các nền kinh tế mới nổi trong thời gian tới sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách tiền tệ của Mỹ hay Trung Quốc, mà sẽ chịu tác động nhiều hơn từ triển vọng tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

“Kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, và Mỹ cũng vậy. Rất khó để lạc quan về các thị trường mới nổi”, ông Garrib nói, và chỉ ra một số nước có thể vững vàng hơn, như Brazil, Chile hay Cộng hòa Czech.

Nói về Brazil, ông Garibb cho rằng việc nước này xuất khẩu nhiều mặt hàng - từ sản phẩm công nghiệp, cho tới kim loại, dầu khí và thực phẩm - nên sẽ trụ vững hơn so với những quốc gia phải nhập khẩu hàng hoá cơ bản, thậm chí là vững hơn so với những nước xuất khẩu dầu lửa như Saudi Arabia phải nhập khẩu lương thực-thực phẩm với mức giá đắt đỏ.

Ông Basinger có cùng quan điểm lạc quan thận trọng như bà Tan và ông Garrib. “Khi thế giới đối mặt với điều kiện tài chính thắt chặt, các thị trường mới nổi thường gặp thách thức lớn hơn”, ông Basinger nói, nhưng tin rằng những thách thức lần này sẽ không lớn như những gì từng xảy ra trước đây. “Khủng hoảng tài chính 1997 sẽ không tái diễn”, ông Tan khẳng định.

Nguồn bài viết: Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường mới nổi? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Elon Musk muốn doanh thu Twitter tăng 5 lần, nhưng giảm thu từ quảng cáo

Đây là một trong những nội dung trong một bài thuyết trình mà Elon Musk, tỷ phú giàu nhất thế giới, đưa ra trước các nhà đầu tư của Twitter…

Tỷ phú Elon Musk - Ảnh: Getty Images

Tỷ phú Elon Musk - Ảnh: Getty Images

Tờ New York Times dẫn nguồn tin thân cận cho biết tỷ phú Elon Musk đặt mục tiêu tăng doanh thu của Twitter lên 26,4 tỷ USD vào năm 2028, tăng từ mức 5 tỷ USD năm 2021.

Đây là một trong những nội dung trong một bài thuyết trình mà tỷ phú giàu nhất thế giới trình bày với các nhà đầu tư của Twitter.

Bài thuyết trình được thực hiện giữa lúc ông Musk đang chuẩn bị tài chính để thực hiện thương vụ mua lại mạng xã hội này. Theo tin từ Wall Street Journal, sau khi hoàn tất thương vụ, tỷ phú này dự định đưa Twitter trở thành một công ty tư nhân và có thể sẽ đưa công ty trở lại sàn chứng khoán sớm nhất trong 3 năm tới.

Theo bài thuyết trình trên, Musk dự kiến giảm tỷ trọng nguồn thu từ quảng cáo trong tổng doanh thu, từ mức khoảng 90% của năm 2020. Mục tiêu doanh thu quảng cáo năm 2028 của ông là 12 tỷ USD, tức chiếm khoảng 45% tổng doanh thu. Trong khi đó, doanh thu từ thuê bao đăng ký được kỳ vọng mang về thêm 10 tỷ USD trong năm này.

Ngoài ra, ông Musk – hiện là CEO hãng xe điện – cũng đặt mục tiêu tăng dòng tiền của Twitter lên 3,2 tỷ USD vào năm 2025 và 9,4 tỷ USD vào năm 2028.

Tháng trước, ông Musk đạt được thỏa thuận với Twitter để mua mạng xã hội này với giá 44 tỷ USD bằng tiền mặt. Thương vụ này sẽ làm thay đổi hoàn toàn quyền kiểm soát của mạng xã hội đang có hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng ngày - bao gồm nhiều nguyên thủ quốc gia - này. Bản thân ông Musk là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trên Twitter với hơn 80 triệu người theo dõi.

Musk cam kết sẽ tái sinh Twitter và tăng lượng người dùng bằng cách ngăn chặn các chương trình gửi thư rác và giảm sự kiểm duyệt nhằm thúc đẩy “tự do ngôn luận” hơn nữa.

Theo nguồn tin thân cận của Reuters, sau khi hoàn tất thương vụ, ông dự kiến sẽ trở thành CEO tạm thời của Twitter.

Các mục tiêu khác của ông Musk đối với Twitter là đưa doanh thu mảng thanh toán lên 15 triệu USD vào năm 2023 và lên khoảng 1,3 tỷ USD vào năm 2028. Tỷ phú này cũng nói rằng ông có thể tăng doanh thu bình quân trên mỗi người dùng của Twitter lên 30,22 USD vào năm 2028, từ 24,83 USD của năm ngoái. Về nhân sự, Musk dự kiến tăng số lượng nhân viên lên 11.072 người vào năm 2025, từ khoảng 7.500 người hiện tại.

Ngoài ra, dịch vụ thuê bao trả phí cao cấp Twitter Blue của Twitter - ra mắt vào năm ngoái - có mục tiêu tăng số lượng người dùng lên 69 triệu vào năm 2025.

Trong một dòng đăng tải trên Twitter vào tháng trước (hiện đã xóa), ông Musk đã đề xuất một loạt thay đổi đối với dịch vụ trả phí Twitter Blue, trong đó có việc giảm giá.

Tuần trước, Musk công bố một danh sách gồm nhiều nhà đầu tư đình đám đã cam kết cấp vốn khoảng 7,14 tỷ USD để ông thực hiện thương vụ Twitter. Danh sách này bao gồm tỷ phú Larry Ellison - CEO của hãng phần mềm, Oracle quỹ Sequoia Capital và thậm chí cả Hoàng thân Saudi Arabia Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud - người ban đầu phản đối thương vụ này.

Musk đã tăng mức cam kết tài chính cho thương vụ này lên 27,25 tỷ USD, bao gồm cam kết từ 19 nhà đầu tư, và giảm khoản vay thế chấp bằng cổ phiếu Tesla tại Morgan Stanley xuống còn 6,25 tỷ USD. Đến hiện tại, ông đã được cam kết cho vay 13 tỷ USD để mua lại cổ phiếu Twitter.

Nguồn bài viết: Elon Musk muốn doanh thu Twitter tăng 5 lần, nhưng giảm thu từ quảng cáo - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin sáng 10-5: Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; Thu hồi thuốc kháng sinh vi phạm chất lượng

TTO - Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; 15 tỉnh thành không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong ngày 9-5; Thu hồi lô thuốc kháng sinh Zinnat vi phạm chất lượng… là những tin đáng chú ý sáng nay.

Tin sáng 10-5: Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; Thu hồi thuốc kháng sinh vi phạm chất lượng - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong chuyến thăm Việt Nam, ngày 25-8-2021 - Ảnh: BAOCHINHPHU.VN

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm và làm việc tại Mỹ

Tối nay 10-5, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ rời Hà Nội lên đường dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - Mỹ trong hai ngày 12, 13-5 tại thủ đô Washington D.C., Mỹ theo lời mời của Tổng thống Joe Biden.

Nhân dịp này, Thủ tướng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam thăm, làm việc tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc, từ ngày 11 đến 17-5.

Quan hệ đối thoại ASEAN - Mỹ chính thức thiết lập năm 1977 và nâng cấp lên đối tác chiến lược tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần 3 vào ngày 21-11-2015. Mỹ thành lập Phái đoàn đại diện thường trực tại ASEAN vào tháng 6-2010 và cử đại sứ chuyên trách tại ASEAN vào tháng 4-2011.

Theo Bộ Ngoại giao, thương mại song phương Việt - Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh với tổng kim ngạch năm 2021 đạt hơn 111,56 tỉ USD. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ…

Lượt truy cập vào cổng thông tin Bộ Y tế cao nhất trong các bộ ngành

Tin sáng 10-5: Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; Thu hồi thuốc kháng sinh vi phạm chất lượng - Ảnh 2.

Cổng thông tin Bộ Y tế

Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, tính từ ngày 1-1 đến 30-4-2022, trong các bộ ngành, lượt truy cập vào cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế là nhiều nhất với hơn 9,9 triệu lượt, tiếp đến là Bộ Giáo dục và đào tạo hơn 2 triệu lượt, Bộ Tài chính hơn 1,3 triệu lượt.

Trong khi đó, cổng thông tin điện tử ba bộ có lượt truy cập ít nhất là Bộ Khoa học và công nghệ với hơn 61.000 lượt, Bộ Giao thông vận tải hơn 196.000 lượt, Bộ Kế hoạch và đầu tư hơn 587.000 lượt.

Còn với cổng thông tin các địa phương, tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đầu với hơn 4 triệu lượt truy cập, Bắc Giang hơn 3,8 triệu lượt, Đắk Lắk hơn 2,8 triệu lượt, Quảng Bình hơn 2,4 triệu lượt, Thanh Hóa hơn 2,3 triệu lượt.

Cổng thông tin tỉnh Ninh Thuận có lượt truy cập thấp nhất với hơn 88.000 lượt, Tây Ninh hơn 115.000 lượt, Đắk Nông hơn 147.000 lượt, Trà Vinh hơn 158.000 lượt, Gia Lai hơn 169.000 lượt.

Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón

Tin sáng 10-5: Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; Thu hồi thuốc kháng sinh vi phạm chất lượng - Ảnh 3.

Nông dân ở xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh bón đạm, chăm sóc cây lúa - Ảnh: LÊ MINH

Đề xuất của Bộ NN&PTNT nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), giá phân bón vừa tăng cao chưa từng có trong 50 năm qua do những diễn biến tăng theo giá thế giới. Trong khi đó, giữa lúc phân bón khan hiếm, các số liệu cho thấy xuất khẩu phân bón của Việt Nam 4 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tới 33%.

Thực tế, giá phân bón và đầu vào nông nghiệp tăng khiến nhiều nông dân giảm sản xuất. Kiểm soát xuất khẩu, đánh thuế xuất khẩu phân bón dự kiến sẽ giúp bình ổn hơn giá trong nước.

Bộ Tài chính dự kiến đánh thuế xuất khẩu phân bón bao nhiêu, bao giờ áp dụng… sẽ có trong nhật báo Tuổi Trẻ số ra sáng 10-5, mời bạn đọc theo dõi.

TP.HCM dẫn đầu tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến

Tin sáng 10-5: Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; Thu hồi thuốc kháng sinh vi phạm chất lượng - Ảnh 4.

Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của doanh nghiệp tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: hcmcpv.org.vn

Tính từ ngày 1-1 đến 30-4-2022, TP.HCM đứng đầu cả nước về tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến với 72,31%, tiếp theo là Hòa Bình (65,23%), Quảng Ninh (60%), Ninh Bình (59,54%)… Ở chiều ngược lại, Quảng Bình là địa phương có tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến thấp nhất với 2,72%, tiếp đó là Bạc Liêu (3,43%)…

Theo Bộ Thông tin và truyền thông, số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến hiện nay nhìn chung còn hạn chế, tính đến tháng 4-2022, tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến trung bình chỉ đạt chưa đến 25%.

Đối với các bộ, Bộ Công thương có tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến cao nhất với 99,95%, Bộ Nội vụ (99,25%), còn Bộ Tài nguyên và môi trường có tỉ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến thấp nhất với 13,85%.

15 tỉnh thành không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong ngày 9-5

Theo báo cáo của Bộ Y tế, ngày 9-5 có 48 tỉnh thành ghi nhận ca mắc COVID-19 mới, 15 tỉnh thành không phát sinh thêm ca bệnh. Đây là những con số đáng khích lệ tính từ khi chủng Omicron xuất hiện và lan tràn hồi đầu năm nay.

Số ca mắc ngày 9-5 (hơn 2.100 ca) cũng là số mắc mới trong ngày thấp nhất trong 10 tháng vừa qua.

Tin sáng 10-5: Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; Thu hồi thuốc kháng sinh vi phạm chất lượng - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Thu hồi lô thuốc kháng sinh Zinnat vi phạm chất lượng mức 2

Cục Quản lý dược vừa thông báo thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg (Cefuroxim axetil 125mg), số đăng ký lưu hành VN-20513-17, số lô 7S6A, hạn dùng: 13-11-2022 và số lô 2P7N, hạn dùng 16-7-2022, do Công ty Glaxo Operations UK (Anh) sản xuất, Công ty GlaxoSmithKline (Singapore) đăng ký, Công ty Zuellig Pharma nhập khẩu, do mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu cảm quan, độ ẩm, tạp chất, tương ứng vi phạm mức độ 2.

Công ty đề nghị thu hồi tự nguyện ở cấp độ người sử dụng. Trong 2 ngày kể từ ngày ký công văn, nhà nhập khẩu phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng các lô thuốc kể trên, đồng thời gửi hồ sơ thu hồi về Cục Quản lý dược trong 18 ngày kể từ ngày ký công văn, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng nhập khẩu, ngày nhập khẩu, số thu hồi, bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc.

Nguồn bài viết: Tin sáng 10-5: Đề xuất cấm xuất khẩu phân bón; Thu hồi thuốc kháng sinh vi phạm chất lượng - Tuổi Trẻ Online

Nga và Ukraine đều tuyên bố sẽ chiến thắng

TTO - Đúng dịp kỷ niệm 77 năm ngày chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Thế chiến 2, cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều tự tin tuyên bố sẽ chiến thắng trong cuộc chiến hiện tại.

Nga và Ukraine đều tuyên bố sẽ chiến thắng - Ảnh 1.

Binh sĩ Nga trong lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 9-5-2022

Ngày 8-5, trong thông điệp gửi đến các nước hậu Xô viết nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Chiến thắng, ông Putin đã tuyên bố “như năm 1945, chiến thắng sẽ thuộc về chúng tôi (Nga)”.

Một ngày sau đó, ông Zelensky khẳng định Ukraine sẽ “chắc chắn giành chiến thắng dù con đường đến chiến thắng rất khó khăn”.

Ông Putin: "Đừng quên bài học Thế chiến 2"

Sáng 9-5, cuộc duyệt binh kỷ niệm 77 năm Ngày Chiến thắng phát xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã khởi động tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Matxcơva với màn phô diễn kho vũ khí của Nga.

Tuy nhiên, trái với kế hoạch, Nga đã hủy phần trình diễn không quân và kết thúc cuộc duyệt binh sớm với lý do được Điện Kremlin đưa ra là thời tiết xấu.

Mặc dù không thể trình diễn 77 máy bay và trực thăng cũng như máy bay chỉ huy chiến lược trên không Ilyushin Il-80, nhưng Nga đã đưa vào cuộc duyệt binh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars, hệ thống tên lửa đất đối không S-400…

Cuộc duyệt binh không chỉ gây chú ý bởi dàn vũ khí và quy mô lớn mà còn bởi bài phát biểu của Tổng thống Putin.

Đề cập liên tục tới chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine trong bài phát biểu mở màn cuộc duyệt binh ngày 9-5, ông Putin cho biết các lực lượng Nga có mặt ở Ukraine hiện nay đang bảo vệ Tổ quốc Nga trước “mối đe dọa hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

​​Theo Hãng tin AFP, Tổng thống Putin thu hút sự ủng hộ của công chúng đối với chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine bằng cách liên kết cuộc xung đột Nga - Ukraine với cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trong Thế chiến 2.

“Các bạn đang chiến đấu vì Tổ quốc, vì tương lai của Tổ quốc, để không ai quên bài học của Thế chiến 2” - ông Putin phát biểu trước hàng ngàn binh sĩ có mặt tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Matxcơva.

Ông Putin cáo buộc các nước phương Tây đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công nhằm vào “các vùng đất lịch sử của chúng ta (Nga)”, trong đó có vùng Donbass nói tiếng Nga và bán đảo Crimea.

“Một mối đe dọa hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi đã được tạo ra, ngay tại biên giới của chúng tôi” - ông Putin nói và cho rằng “phương Tây không muốn lắng nghe Nga”.

Do đó, theo ông Putin, Nga không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine để phản ứng. Ông gọi đây là “quyết định đúng đắn duy nhất” đối với một “quốc gia có chủ quyền, mạnh mẽ và độc lập” như Nga.

Nga và Ukraine đều tuyên bố sẽ chiến thắng - Ảnh 2.

Ông Zelensky: "Sẽ sớm có 2 Ngày Chiến thắng ở Ukraine"

Cùng ngày nước Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng, tại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố đất nước của ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga và sẽ không từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết Ukraine là một dân tộc tự do đã chiến đấu để bảo vệ đất đai của họ nhiều lần trong lịch sử và có “con đường riêng” của mình. “Chúng tôi sẽ không cho ai một mảnh đất lịch sử của mình” - ông Zelensky nói.

“Hôm nay (9-5), chúng ta kỷ niệm Ngày Chiến thắng trước chủ nghĩa Quốc xã. Chúng tôi tự hào về tổ tiên của mình, những người cùng với các quốc gia khác trong liên minh chống Hitler đã đánh bại chủ nghĩa Quốc xã. Và chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai thôn tính chiến thắng này. Chúng tôi sẽ không cho phép chiếm đoạt nó” - ông Zelensky nói.

“Sẽ sớm có hai Ngày Chiến thắng ở Ukraine. Ai đó sẽ không có ngày nào” - Tổng thống Ukraine nói trong đoạn video quay cảnh ông đi trên những con đường vắng ở Ukraine, với hàng cột chống tăng dựng phía sau lưng. “Chúng ta đã chiến thắng vào năm xưa. Chúng ta sẽ chiến thắng năm nay. Khreschatyk sẽ sớm thấy cuộc diễu binh chiến thắng!”.

Trong khi đó, trong bài phát biểu tại Quảng trường Đỏ, ông Putin không nhắc đến trận chiến ác liệt giành quyền kiểm soát thành phố Mariupol ở đông nam Ukraine.

Theo Đài Deutsche Welle, đến lúc này giao tranh giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều mặt trận, nhưng tại thành phố cảng Mariupol, Nga đang là bên tiến gần nhất tới chiến thắng. Những binh sĩ Ukraine còn lại tại đây vẫn đang cố thủ trong Nhà máy thép Azovstal.

Việc kiểm soát được hoàn toàn Mariupol sẽ cho phép Nga tạo ra hành lang trên bộ giữa bán đảo Crimea và các khu vực ở miền đông Ukraine vốn do lực lượng ly khai kiểm soát.

Sau 2 tháng rưỡi thực hiện chiến dịch quân sự mà chưa tìm ra lối thoát, hiện nay Nga đang tăng cường các cuộc tấn công ở miền đông Ukraine.

Cuộc duyệt binh của Nga ngày 9-5 diễn ra một ngày sau khi các quan chức Ukraine cáo buộc lực lượng Nga không kích khiến 60 người thiệt mạng tại một trường học ở khu vực Lugansk, miền đông Ukraine.

Nguồn bài viết: Nga và Ukraine đều tuyên bố sẽ chiến thắng - Tuổi Trẻ Online

Gelex (GEX) bất ngờ sửa tài liệu cổ đông, dự kiến chi 426 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 và trả nợ trái phiếu trước hạn

(Tổ Quốc) - Trong tài liệu cũ Gelex đề xuất không chia cổ tức năm 2021. Tuy nhiên, theo tài liệu sửa đổi mới công bố, Gelex dự kiến chi gần 426 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 5% vốn điều lệ để trả cổ tức tiền mặt năm 2021.

Theo thông tin mới cập nhật, CTCP Tập đoàn Gelex (mã GEX) vừa công bố về việc sửa đổi, bổ sung tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 tổ chức vào ngày 12/5 tới đây.

Cụ thể, trong tài liệu cũ Gelex đề xuất không chia cổ tức năm 2021. Tuy nhiên, theo tài liệu sửa đổi mới công bố, Gelex dự kiến chi gần 426 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 5% vốn điều lệ để trả cổ tức tiền mặt năm 2021. Theo đó, mỗi nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu GEX sẽ được nhận 500 đồng.

Như vậy, sau khi 426 tỷ đồng để trả cổ tức và trích quỹ khen thưởng phúc lợi 5 tỷ đồng, Gelex còn hơn 78 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại trên báo cáo tài chính riêng.

Gelex (GEX) bất ngờ sửa tài liệu cổ đông, dự kiến chi 426 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 và trả nợ trái phiếu trước hạn - Ảnh 1.

Theo lý giải của ban lãnh đạo Gelex, lý do điều chỉnh chính sách cổ tức nhằm cân đối giữa lợi nhuận phân phối cho cổ đông và lợi nhuận để lại phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tái đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tập đoàn.

Cùng ngày 9/5, Gelex cũng thông qua phương án mua lại toàn bộ 300 trái phiếu trước hạn trị giá 300 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu được phát hành vào ngày 19/5/2021 với lãi suất cố định 8,5% mỗi năm, ngày đáo hạn là 19/5/2024. Nguồn tiền mua lại là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư hợp pháp của Gelex. Thời gian mua lại là vào 19/5/2022.

Về kết quả kinh doanh quý 1, Gelex ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 8.645 tỷ đồng, cao gấp gần 2 lần so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 1.830 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với quý 1/2021. Biên lãi gộp cải thiện từ 11,7% lên 21,2%.

Gelex (GEX) bất ngờ sửa tài liệu cổ đông, dự kiến chi 426 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 và trả nợ trái phiếu trước hạn - Ảnh 2.

Sau khi trừ các khoản chi phí, doanh nghiệp lãi sau thuế 694 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần cùng kỳ năm ngoái. LNST thuộc về công ty mẹ là 268 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 315 đồng.

Nguồn bài viết: Gelex (GEX) bất ngờ sửa tài liệu cổ đông, dự kiến chi 426 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021 và trả nợ trái phiếu trước hạn

Hé lộ lý do Him Lam thoái vốn tại DIC Corp

Tính từ đầu năm đến nay, Him Lam đã bán gần 40 triệu cp DIG của DIC Corp và chính thức không còn là cổ đông lớn vào ngày 27/4 vừa qua.

Đầu tháng 12/2020, Him Lam Land (CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam) mua 67,69 triệu cổ phiếu DIG , qua đó trở thành cổ đông lớn nhất của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, Mã: DIG) với tỷ lệ sở hữu 21,5%. Thương vụ được ước tính có giá trị khoảng 1.455 tỷ đồng.

Từ cuối tháng 8/2021, thị trường đón nhận thông tin DIC Corp mong muốn hợp tác với CTCP Him Lam phát triển khu đô thị mới ở Vũng Tàu. Đây được xem là giải pháp giảm áp lực về nguồn vốn cho DIC Corp vào thời điểm đó bởi “việc hợp tác với Him Lam sẽ tạo điều kiện cho hai bên sử dụng tối ưu lợi thế, cùng phát triển nhanh, mạnh hơn các dự án chiến lược của DIC Corp” như chia sẻ của Tổng giám đốc DIC Corp Hoàng Văn Tăng.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm đến nay, Him Lam liên tục thoái vốn tại DIC Corp và đã bán tổng cộng gần 40 triệu cp DIG, chính thức không còn là cổ đông lớn vào ngày 27/4 vừa qua sau khi bán tiếp hơn 4,3 triệu cp, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,8% xuống còn 4,9%.

Động thái này của Him Lam thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư và cổ đông DIC Corp cũng bày tỏ lo ngại tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 diễn ra vào ngày 22/4 vừa qua. “Him Lam liên tục thoái vốn, cứ bán hoài bán hoài, công ty có kế hoạch thay đổi cổ đông lớn không?”, một cổ đông đặt câu hỏi.

Diễn biến giá cổ phiếu DIG. (Nguồn: TrandingView).

Theo chia sẻ của Tổng giám đốc DIC Corp Hoàng Văn Tăng, Him Lam đã vào với DIC cách đây khá lâu. Theo định hướng ban đầu, hai bên đặt ra nhiều kế hoạch phát triển lâu dài cùng nhau.

“Tuy nhiên, vừa rồi có rất nhiều biến động trên thị trường như thông tin liên quan đến đấu giá đất đai, một số lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt,… Có thể phía Him Lam cần thay đổi định hướng theo mục tiêu của họ.

Thật sự tôi và Chủ tịch cũng liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG, chứ thật ra nếu họ làm căng thì có khi cổ phiếu còn đi sâu hơn nữa.

Mấy hôm vừa rồi, kể cả 21 và 22/4 (thời điểm diễn ra ĐHĐCĐ DIC Corp), chúng tôi đã đề nghị Him Lam không được bán ra nữa. Họ cũng thừa nhận rằng việc làm của họ có ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông khác. Họ xin lỗi và cam kết tạm dừng, không bán nữa trong thời gian tới cho thị trường ổn định lại”.

Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp, cũng chia sẻ thêm, tính đến ngày 21/4, cổ đông Him Lam đã bán ra tổng cộng 24 triệu cp DIG.

“Khi Him Lam trao đổi với chúng tôi, họ cũng chia sẻ có cái khó xử của họ. Thực tế, Him Lam rất giàu có và mạnh nhưng cũng có những khó khăn nhất thời. Có thời điểm họ cần tiền gấp thì chỉ có cách giải phóng cổ phiếu DIG ra mới nhanh được. Đây là phương án của họ.

Him Lam cũng xin phép tôi không làm cổ đông lâu dài của DIC Corp nữa, họ sẽ bán hết 52 triệu cp trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi đang kỳ vọng Him Lam sẽ có lộ trình thoái vốn khác đi. Có thể chúng ta sẽ bàn lại với họ mua lại một phần với giá thỏa thuận để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến các cổ đông khác trong ngắn hạn”, Chủ tịch DIC Corp chia sẻ.

Nói thêm về giải pháp cho đà giảm sâu của cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây, lãnh đạo cho biết trước mắt doanh nghiệp sẽ xem xét đến một số phương án.

Thứ nhất, HĐQT sẽ xem xét việc mua lại cổ phiếu quỹ khi doanh nghiệp có nguồn thu tốt. Theo dự kiến từ đây đến cuối năm, DIC Corp sẽ có dòng tiền 6.000-10.000 tỷ đồng và nếu thực tế đạt được, doanh nghiệp dự chi 1.000-2.000 tỷ đồng để làm việc này.

“Khi có tiền tươi thóc thật trong tài khoản, chúng tôi sẽ bàn đến việc này, có thể tại ĐHĐCĐ bất thường”, Tổng Giám đốc DIC Corp nói.

Thứ hai, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và gia đình sẽ mua thêm cổ phiếu DIG; đồng thời kêu gọi thêm cổ đông hiện hữu tăng tỷ lệ sở hữu.

Thứ ba, DIC Corp sẽ tìm kiếm thêm đối tác có năng lực tài chính, có thể thay thế cho Him Lam.

“Về vấn đề cứu giá, thật ra chúng tôi cũng không biết được đến thời điểm nào thì nên cứu vì cổ đông người thì vào lúc này, người thì vào lúc kia. Về nguyên tắc, những gì chúng tôi cam kết với cổ đông tại ĐHĐCĐ tuyệt đối phải làm bằng được để cổ đông yên tâm về sự phát triển của tập đoàn.

Thật sự nếu thấy giá cổ phiếu biến động bất thường quá thì chúng tôi sẽ tìm cách, ví dụ như xem xét việc mua cổ phiếu quỹ như Chủ tịch vừa chia sẻ”, Tổng Giám đốc DIC Corp thông tin đến cổ đông.

Nguồn: Vietnambiz

Ảo ma

Đại sứ Marc Knapper: Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay và không ngừng phát triển mỗi ngày

(Chinhphu.vn) - Trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Chính phủ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh: Quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay. Mối quan hệ đó dựa trên sự tôn trọng thể chế chính trị của nhau, sự tôn trọng chung đối với luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ và một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập đang cùng hợp tác với cam kết chung vì hòa bình và thịnh vượng.

Cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân hai nước

Thưa ông, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sẽ sang thăm và làm việc tại Hoa Kỳ trong thời gian tới. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng trong bối cảnh Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, tự tin mở cửa trở lại. Ông đánh giá như thế nào về chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tới Hoa Kỳ trong bối cảnh hiện nay?

Đại sứ Marc Knapper: Chúng tôi rất vui mừng vì Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ đến Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN và chúng tôi vui mừng chào đón ông cùng phái đoàn tham dự các cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ, doanh nghiệp và giới nghiên cứu Hoa Kỳ.

Đà phát triển của mối quan hệ song phương của chúng ta đã được tăng cường nhờ các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao thường xuyên, bao gồm: Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Nhà Trắng năm 2015; chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam năm 2016; chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới Washington D.C. vào năm 2017; các chuyến thăm của Tổng thống Trump đến Hà Nội vào năm 2017 và 2019; và chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Hà Nội vào năm ngoái.

Lịch trình bận rộn của phái đoàn của Thủ tướng cho chuyến thăm này thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đối với cả hai quốc gia, bao gồm các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh và quốc phòng, thương mại và phát triển.

Thông qua Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN lịch sử lần đầu tiên được tổ chức tại Washington, chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của ASEAN đối với Hoa Kỳ. Chúng tôi hoan nghênh một ASEAN mạnh mẽ và độc lập, đóng vai trò dẫn đầu ở khu vực. Chúng tôi ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và hỗ trợ ASEAN trong nỗ lực đưa ra giải pháp bền vững cho những thách thức cấp bách nhất của khu vực.

Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác lâu dài với ASEAN, đồng thời khởi động các chương trình hợp tác cấp cao mới về sức khỏe, khí hậu và môi trường, năng lượng, giao thông vận tải, công bằng giới và bình đẳng giới. Hoa Kỳ hiện là đối tác đầu tư số một ở các nước thành viên ASEAN - đầu tư của chúng tôi nhiều hơn ba đối tác đầu tư tiếp theo của Đông Nam Á cộng lại.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những bước tiến quan trọng nào trong quan hệ hai nước thời gian qua, thưa ông? Đâu là động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay?

Đại sứ Marc Knapper: Quan hệ đối tác của hai nước chúng ta phát triển rất mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng bền chặt hơn. Trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại, phát triển, giáo dục, y tế, năng lượng và an ninh, Hoa Kỳ và một nước Việt Nam vững mạnh và độc lập đang cùng hợp tác với cam kết chung vì hòa bình và thịnh vượng.

Chúng ta đang cùng nhau xây dựng năng lực cho hệ thống y tế nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân hai nước ở thời điểm hiện tại cũng như đủ sức ứng phó với các mối đe dọa về y tế trong tương lai. Chúng ta đang cùng nhau thiết lập mối quan hệ bền chặt thông qua các chương trình trao đổi, qua đó xây dựng mối giao lưu nhân dân sâu sắc giữa sinh viên và chuyên gia của hai nước. Chúng ta đang cùng nhau xây dựng khả năng chống chịu để thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu và đạt được các mục tiêu chung về không phát thải ròng.

Chúng ta đang cùng nhau xây dựng sự thịnh vượng cho người dân của cả Việt Nam và Hoa Kỳ, với 113 tỷ USD thương mại song phương, 2,8 tỷ USD Hoa Kỳ đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam, đầu tư của Việt Nam vào nền kinh tế Hoa Kỳ đang gia tăng, hỗ trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của Việt Nam. Sự hợp tác của chúng ta nhằm thúc đẩy thương mại tự do, công bằng và cởi mở; hai nền kinh tế của chúng ta ngày càng kết nối với nhau. Sự thịnh vượng của chúng tôi cũng là sự thịnh vượng của các bạn.

Mối quan hệ của chúng ta dựa trên sự tôn trọng thể chế chính trị của nhau, sự tôn trọng chung đối với luật pháp quốc tế và sự hiểu biết chung rằng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở mang lại lợi ích cho không chỉ Hoa Kỳ và Việt Nam mà còn toàn bộ khu vực.

Chúng ta đang cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho người dân hai nước. Chúng ta đã cho thấy mối quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta mạnh mẽ như thế nào và hướng tới một tầm cao mới.

Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay và không ngừng phát triển mỗi ngày - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper

Việt Nam là một nhân tố quan trọng trên trường quốc tế

Hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ không chỉ giới hạn trong các vấn đề song phương mà đang mở rộng sang các vấn đề khu vực và toàn cầu cũng như trong xử lý nhiều vấn đề lớn của thế giới, ông có thể cho biết thêm quan điểm về vấn đề này?

Đại sứ Marc Knapper: Việt Nam là một nhân tố quan trọng trên trường quốc tế, minh chứng là nhiệm kỳ hai năm thành công của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mới đây. Chúng tôi hợp tác với Việt Nam trong nhiều nội dung liên quan đến các mục tiêu chung của chúng ta về hòa bình và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu. Trong đó, đáng chú ý là việc chúng tôi hỗ trợ Việt Nam triển khai các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi vui mừng hợp tác với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam nhằm cung cấp thiết bị, đào tạo và trao đổi chuyên môn với lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam.

Chúng tôi cũng vui mừng khi là đối tác của Việt Nam trong khối ASEAN. Chúng tôi ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và hỗ trợ ASEAN trong nỗ lực đưa ra giải pháp bền vững cho những thách thức cấp bách nhất của khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác lâu dài với ASEAN, đồng thời khởi động các chương trình hợp tác cấp cao mới về sức khỏe, khí hậu và môi trường, năng lượng, giao thông vận tải, công bằng giới và bình đẳng giới. Chúng tôi sẽ hợp tác với ASEAN để xây dựng sức mạnh của ASEAN với vị trí một tổ chức khu vực hàng đầu.

Hoa Kỳ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong quá trình chúng tôi phát triển tầm nhìn về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhằm nâng cao sức mạnh, tính bao trùm và năng lực cạnh tranh cho các nền kinh tế của chúng ta. Thông qua sáng kiến này, chúng tôi mong muốn đóng góp vào sự hợp tác, hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững của khu vực. Chúng tôi cũng hy vọng học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trước đây để chuẩn bị cho việc Hoa Kỳ đăng cai tổ chức APEC vào năm 2023.

Không ngừng phát triển mỗi ngày

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đang trên đà phát triển tích cực, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng, cơ hội nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thưa ông?

Đại sứ Marc Knapper: Quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay và như các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nói, chưa bao giờ Việt Nam có uy tín quốc tế cao như hiện nay. Hai nước chúng ta đã đi từ một lịch sử xung đột và chia rẽ đến Quan hệ Đối tác Toàn diện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, an ninh, kinh tế và giao lưu nhân dân, cũng như nỗ lực giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại. Quan hệ đối tác của chúng ta không ngừng phát triển mỗi ngày và chúng tôi chân thành mong muốn nâng cấp mối quan hệ này. Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi nêu rõ rằng Việt Nam và quan hệ đối tác này với Việt Nam đóng vai trò trọng tâm trong cam kết của chúng tôi đối với khu vực quan trọng này.

Về quan hệ kinh tế và kinh doanh, chúng ta đang ở trong một thời điểm quan trọng. Quan hệ thương mại giữa hai nước là một trong những thành quả lớn nhất của chúng ta. Dù chịu tác động của COVID-19, song thương mại song phương Hoa Kỳ-Việt Nam đạt gần 113 tỷ USD vào năm 2021, tăng 26% so với năm 2020. Các công ty Hoa Kỳ và Việt Nam đã đầu tư và tiếp tục cùng đầu tư hàng tỷ USD trong các lĩnh vực quan trọng như y tế, năng lượng, công nghệ và cơ sở hạ tầng.

Chúng tôi là một đối tác mạnh mẽ của Việt Nam trong suốt đại dịch COVID-19 và chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác để hỗ trợ quá trình Việt Nam phục hồi kinh tế. Chúng tôi đã cung cấp gần 40 triệu liều vaccine và các công ty của chúng tôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm hàng nghìn máy thở mới. Chúng tôi vui mừng vì những nỗ lực này đã góp phần bảo vệ sinh mạng người dân không chỉ ở các thành phố mà còn ở các tỉnh và vùng sâu vùng xa. Và dù đại dịch đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và vận tải hàng hóa, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp và nền kinh tế của hai nước chúng ta, quan hệ đối tác đã giúp chúng ta nỗ lực phục hồi sau đại dịch để hướng tới những ngày tốt đẹp hơn.
Như chúng tôi nghe thông tin từ Đặc phái viên của Tổng thống, ông John Kerry, trong chuyến thăm Việt Nam của ông vào tháng Hai vừa qua, thập kỷ này sẽ là thập kỷ hành động vì khí hậu, và không khu vực nào trên thế giới có vai trò quan trọng hơn các nền kinh tế tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong việc thực hiện mục tiêu toàn cầu về không phát thải ròng vào năm 2050. Chúng tôi nhận thấy những cơ hội to lớn trong việc khu vực tư nhân – gồm các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam – với các hoạt động đổi mới và đầu tư, có thể hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoa Kỳ là đối tác bền bỉ của Việt Nam trong những nỗ lực này, không chỉ trong nhiều năm mà nhiều thập kỷ tới.

Một lĩnh vực hợp tác song phương đầy hứa hẹn khác là nền kinh tế số, lĩnh vực này ngày càng có vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế. Trong hai năm qua, thương mại điện tử, các cuộc họp trực tuyến và thanh toán điện tử đã giúp cho các nền kinh tế tiếp tục phát triển trong bối cảnh một đại dịch toàn cầu chưa từng có tiền lệ. Năm 2020, nền kinh tế số chiếm khoảng 5% GDP của Việt Nam, và “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia” của Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng tỷ trọng này lên 30% GDP vào năm 2030. Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam đạt vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế số, nhưng việc xây dựng tốt các cấu trúc cơ bản có vai trò quan trọng. Chúng ta đã có nhiều cuộc thảo luận hữu ích về chủ đề này và chúng tôi vui mừng khi tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc cân bằng giữa cơ hội phát triển và đổi mới với nhu cầu về quyền riêng tư và bảo mật.

Khi chúng ta nhìn về tương lai, tôi nhận thấy những cơ hội to lớn để chúng ta làm sâu sắc thêm và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ và các khu vực tư nhân của chúng ta để hỗ trợ các mục tiêu chung tại Việt Nam: Xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và tăng trưởng bền vững; phát triển nền kinh tế số phù hợp với thông lệ toàn cầu, đồng thời đưa các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp thế giới của Hoa Kỳ đến Việt Nam để hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Nguồn bài viết: Quan hệ hợp tác Hoa Kỳ-Việt Nam chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay

Tiền vào bắt đáy giá thấp, vốn ngoại cũng nhanh tay “cướp hàng”

Tổng thanh khoản hai sàn niêm yết sáng nay vẫn tụt giảm nhẹ so với sáng hôm qua, nhưng diễn biến đáng chú ý là dòng tiền vào rất nhanh nửa đầu phiên sáng, đẩy thanh khoản gia tăng với tốc độ mạnh hơn hẳn phiên trước. Đó là tín hiệu của lực cầu chọn bắt đáy lúc hoảng loạn…

Trong số các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index thì nhóm tăng chưa thể áp đảo, vẫn là các mã tầm trung bật lên dễ dàng hơn.

Tổng thanh khoản hai sàn niêm yết sáng nay vẫn tụt giảm nhẹ so với sáng hôm qua, nhưng diễn biến đáng chú ý là dòng tiền vào rất nhanh nửa đầu phiên sáng, đẩy thanh khoản gia tăng với tốc độ mạnh hơn hẳn phiên trước. Đó là tín hiệu của lực cầu chọn bắt đáy lúc hoảng loạn.

Đà giảm vẫn tiếp diễn sau phiên giảm cực sốc hôm qua với kỷ lục về số mã giảm sàn. VN-Index lao dốc sâu nhất lúc 9h30, xuống 1.232,57 điểm, giảm 2,92% so với tham chiếu. VN30-Index cũng giảm tới 2,16% giá trị.

Nhịp lao dốc sớm này đã đẩy VN-Index thủng đáy ngắn hạn trong tháng 4/2022 và mức thấp nhất của chỉ số tương đương đáy thấp nhất hồi tháng 7/2021. Giá cổ phiếu dĩ nhiên tạo đáy còn sâu hơn và thị trường lại xuất hiện tín hiệu bắt đáy.

Tổng giao dịch khớp lệnh hai sàn niêm yết cả buổi sáng đạt 10.401 tỷ đồng, thấp hơn sáng hôm qua khoảng 4%. HoSE khớp giảm 4,5%, đạt 9.458 tỷ đồng. Tuy nhiên thay đổi đáng chú ý nhất là thời điểm gia tăng thanh khoản.

Ngay thời điểm 9h30, thanh khoản sàn HoSE đã cao gấp đôi cùng thời điểm hôm qua. Chênh lệch cao nhất là đến gần 10h, sau đó đà tăng thanh khoản giảm dần. Đến khoảng 11h thanh khoản đã tương đương phiên trước và suy yếu trong thời gian còn lại.

Diễn biến thanh khoản này khác so với hôm qua, khi thanh khoản ban đầu ít và giá lình xình, nhưng thanh khoản tăng với tốc độ lớn khi giá lao dốc. Đó là do ảnh hưởng của hoạt động bán ra ngày càng mạnh. Ngược lại sáng nay thanh khoản tăng vọt nhanh khi giá lao dốc sớm và giảm dần cường độ khi giá phục hồi. Đây là kết quả của hoạt động bắt đáy giá thấp và bên mua giảm dần hưng phấn khi giá lên cao hơn.

Tốc độ gia tăng thanh khoản nhanh ở thời điểm giá giảm sâu nhất.

Diễn biến của các chỉ số cũng tương thích với diễn biến thanh khoản nói trên. Từ chỗ giảm sâu nhất 2,92%, VN-Index quay lại và vượt nhẹ tham chiếu lúc sau 1h0h, tăng 0,03% trước khi cầu suy yếu và chỉ số lại tụt nhẹ xuống. Kết phiên sáng VN-Index vẫn giảm 1,14%.

Tuy nhiên diễn biến của VN30-Index tốt hơn. Từ mức giảm sâu nhất 2,16%, đến 10h chỉ số này đã phục hồi vượt qua được tham chiếu, sau đó đi ngang đến hết phiên. Kết phiên sáng VN30-Index chỉ giảm nhẹ 0,33%. Độ rộng duy trì 11 mã tăng/18 mã giảm, trong khi VN-Index vẫn là 117 mã tăng/329 mã giảm. Thống kê độ rộng của VN-Index cũng cho thấy thời điểm đạt đỉnh phiên sáng và trên tham chiếu, số mã tăng ghi nhận 171 mã tăng/244 mã giảm. Như vậy hiện tượng phục hồi đảo chiều, sau đó lại tụt giá xuống là tình trạng chung. Chỉ có mức giữ giá tốt hơn tập trung vào nhóm blue-chips.

Nỗ lực thoát đáy của các blue-chips VN30 đã tạo nên biên độ dao động khá rộng. Rổ này tính đến cuối phiên sáng có 7 mã thoát đáy với biên độ trong khoảng 2%, 15 mã khác thoát đáy với biên độ từ 3% trở lên.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng phục hồi khá ấn tượng, nhất là các cổ phiếu nhạy với biến động như chứng khoán. SSI đảo chiều tới trên 5% so với giá đáy đầu phiên và đang chốt trên tham chiếu 1,49%; ACB, BID, VPB, HDB, MBB, TPB đều đảo chiều 2-3% so với đáy và nhiều mã vượt được tham chiếu.

Do dòng tiền mua vào vẫn canh giá thấp và thận trọng khi giá đã hồi lên cao, sức mạnh của cổ phiếu thể hiện ở khả năng giữ giá. Với độ rộng vẫn rất hẹp tức là đa số mã giảm so với tham chiếu, thì mức giảm càng nhẹ càng thể hiện khả năng nâng đỡ tốt hơn. Midcap chốt phiên sáng vẫn giảm 2,61%, Smallcap giảm 2,95% cho thấy chỉ có nhóm blue-chips VN30 đang khá nhất. Rổ này vẫn đang còn 13 mã chốt dưới tham chiếu trên 1%, trong đó GVR giảm 4,61%, STB giảm 4,21%, BVH giảm 3,2%…

Vn30-Index thể hiện khả năng giữ giá sau phục hồi tốt hơn ở nhóm blue-chips.

Vn30-Index thể hiện khả năng giữ giá sau phục hồi tốt hơn ở nhóm blue-chips.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đáy mạnh sáng nay khi tổng mức giải ngân tại HoSE đạt gần 920 tỷ đồng, tương đương 8,9% giá trị sàn này. Mức mua ròng đạt 307,7 tỷ đồng. STB, SSI, DIG là 3 mã được mua ròng trên 20 tỷ; DPM, DGC, VND, CTG, FRT, VNM, LHG, DCM là các mã được mua ròng từ 10 tỷ đồng trở lên. Phía bán ròng chỉ có chứng chỉ E1 với -35,5 tỷ, VRE -16,9 tỷ, FUEVFVND -16 tỷ, VHM -15,3 tỷ, VCB -12,4 tỷ là đáng kể.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đang ghi nhận số giảm sàn là 24 mã trên HoSE, HNX còn 8 mã và UpCOM là 13 mã. Số lượng ít đi rất nhiều so với hôm qua cho thấy độ hoảng hốt đã giảm. Dù vậy với phiên được bắt đáy khá rõ như buổi sáng thì các cổ phiếu vẫn bị bán sàn hoặc đảo chiều yếu với thời gian ngắn vẫn tiềm ẩn lực bán lớn hoặc nhà đầu tư chưa bắt đáy đủ mạnh.

Nguồn bài viết: Tiền vào bắt đáy giá thấp, vốn ngoại cũng nhanh tay “cướp hàng” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Vốn ETF tiếp tục mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong tuần đầu tháng 5

Ròng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận vào ròng với giá trị 1.690 tỷ đồng mức cao nhất trong vòng 9 tháng gần đây. Tuần giao dịch vừa qua, dòng vốn này vẫn tích cực.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, dữ liệu thống kê từ Kis cho thấy, dòng vốn âm tiếp tục duy trì tại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 10 triệu USD trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5/2022. Sự duy trì của dòng vốn âm là do lực cầu đã suy yếu đáng kể tại Việt Nam và Singapore. Tuy nhiên, dòng vốn âm cũng phần nào hạ nhiệt tại Thái Lan và Malaysia trong khi dòng vốn tại Indonesia và Philippines không ghi nhận hoạt động nào đáng kể.

Tại Việt Nam, dòng vốn tích cực tiếp tục duy trì nhưng hoạt động của dòng vốn đã giảm đáng kể. Cụ thể, lực cầu suy yếu trong tuần trước và chỉ tập trung vào VFMVN30 và VFMVN Diamond với giá trị nhỏ giọt lần lượt là 0,5 triệu USD và 0,8 triệu USD. Các ETF còn lại giá trị giao dịch ròng bằng 0.

Vốn vào ETF tập trung nhiều nhất ở nhóm tài chính với tỷ trọng 30%, tiếp theo là bất động sản, tiêu dùng thiết yếu.

Vốn ETF vào Việt Nam suy yếu trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu đang chịu áp lực lớn từ các động thái có phần quyết liệt của Fed và rủi ro về suy thoái kinh tế. Dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (rút ròng -22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020), các quỹ trái phiếu (-29,8 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (-37,9 tỷ USD).

Dòng vốn cổ phiếu vào thị trường phát triển (DM) đảo chiều sang rút ròng -35,3 tỷ USD – mức rút ròng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021 do áp lực từ thị trường Mỹ. Dòng vốn vào Mỹ ghi nhận rút ròng -32,6 tỷ USD trong tháng 4, lần đầu tiền kể từ tháng 10/2020.

Tuy vậy, trong 4 tháng đầu năm, dòng vốn ETF vào Việt Nam vẫn ghi nhận ròng 1.845 tỷ đồng (khiêm tốn so với mức kỷ lục 13.200 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2021) với lực mua chủ yếu đến từ Quỹ Fubon và VFM VNDiamond.

Luỹ kế 6 tháng vừa qua, Việt Nam vẫn thu hút 112 triệu USD thông qua ETF, tập trung chủ yếu trên VFMVN Diamond và Fubon FTSE.

SSI Research tiếp tục duy trì quan điểm về việc dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại Việt Nam trong năm 2022, với sự ổn định của tỷ giá cũng như định giá thị trường Việt Nam đã tương đối hấp dẫn cho đầu tư dài hạn (P/E ước tính năm 2022 hiện đạt chỉ ở mức 13.x lần). Trên thực tế, nhờ sự ổn định của tỷ giá, Việt Nam đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan và Singapore.

Trao đổi trên Talk show Phố Tài chính mới đây, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng CTCK MB (MBS) cũng lạc quan về dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam.

Theo ông Tuấn, trên phương diện vừa là một nhà đầu tư và cũng là một chuyên gia chuyên đi tư vấn cho các quỹ đầu tư nước ngoài, thì thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao mức độ minh bạch của thị trường - một điều hết sức quan trọng. “Do đó các động thái vừa rồi và các cơ quan quản lý và để thanh lọc thị trường tôi cho rằng là hết sức nghiêm túc và cần thiết và đáng lẽ chúng ta phải làm việc đấy từ lâu rồi. Trong tương lai sẽ có thêm rất nhiều các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam”, ông Tuấn kỳ vọng.

Nguồn: Vneconomy

Thao túng giá, làm giá trên thị trường chứng khoán ngày càng tinh vi

TTO - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi.

Thao túng giá, làm giá trên thị trường chứng khoán ngày càng tinh vi - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Ảnh: Q.H.

Sáng 11-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. GDP quý 1 ước tăng 5,03% so với cùng kỳ năm 2021.

CPI tháng 4 tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất cùng kỳ các năm 2017-2022, tính chung 4 tháng, CPI tăng 2,1%, tương đối thấp so với cùng kỳ các năm 2018-2020…

Xuất khẩu, nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ, đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, theo Chính phủ, giá dầu tăng cao sẽ tác động tiêu cực đến nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 và 2023.

Ngoài ra, nguy cơ nợ xấu; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp có những phiên điều chỉnh mạnh trong tháng 4, một số vụ việc thao túng giá cổ phiếu tác động tiêu cực đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư, tiềm ẩn rủi ro đối với tăng trưởng và thị trường tài chính nếu không có giải pháp kịp thời, quyết liệt.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu ra những rủi ro tiềm ẩn khi thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi.

Việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm.

Làm rõ rủi ro các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đến hạn báo cáo cho thấy năm 2021, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 720.000 tỉ đồng, tăng 52,5% so với năm 2020.

Quý 1-2022, tổng giá trị phát hành đạt 56,4 ngàn tỉ đồng, trong đó phát hành riêng lẻ đạt 49,4 ngàn tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 87,6% tổng giá trị phát hành; phát hành ra công chúng đạt 7.000 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 12,4%.

Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, ngành bất động sản và tài chính - ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, lần lượt là 41,6% và 20,4% giá trị phát hành.

Cơ quan thẩm tra lưu ý cơ cấu thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn tồn tại sự mất cân đối.

Hầu hết các trái phiếu doanh nghiệp nhất là ngành bất động sản phát hành thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết, sức khỏe doanh nghiệp còn yếu, trong khi nhiều trái phiếu không có tài sản bảo đảm.

“Đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể những rủi ro đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian vừa qua, trong đó cần làm rõ rủi ro các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đến hạn và có các giải pháp phù hợp để giải quyết”, ông Thanh nêu.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, có ý kiến lo ngại việc xử lý các doanh nghiệp lớn vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là tâm lý e ngại đầu tư trên thị trường vốn, dẫn đến hạn chế huy động vốn cho nền kinh tế trong khi đây là một thị trường quan trọng.

Vì vậy đề nghị các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đánh giá, có phương án ứng xử, tiếp cận phù hợp, kịp thời sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật nhằm ổn định thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư…

Liên quan thị trường bất động sản, cơ quan thẩm tra đề nghị cần có giải pháp quản lý chặt chẽ các giao dịch bất động sản chưa đạt chuẩn, như sản phẩm không đủ điều kiện để bán, tính pháp lý kém như phân lô, bán nền bừa bãi.

Đồng thời cần hoàn thiện thể chế với việc định giá, tư vấn, phát hành, mua bán trái phiếu trong hệ thống theo hướng loại bỏ mọi xung đột lợi ích trên thị trường…

Ngoài ra, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn tình trạng đẩy giá đất trong đấu giá đất đai để trục lợi; hiện tượng cò đất, thổi giá đất tạo nên những cơn sốt ảo, làm bất ổn thị trường đất đai; hiệu quả sử dụng đất của các dự án dở dang có nhiều hạn chế, các lô đất đã trúng thầu hoặc trúng đấu giá nhưng lại sang nhượng qua tay để thu lợi, đầu tư dở dang hoặc bỏ đất trống, gây lãng phí…

Nguồn bài viết: Thao túng giá, làm giá trên thị trường chứng khoán ngày càng tinh vi - Tuổi Trẻ Online

Còn nhiều băn khoăn trước khi trình Quốc hội về đầu tư công 3 cao tốc gần 85.000 tỷ đồng

Ba tuyến cao tốc quan trọng quốc gia với tổng mức đầu tư gần 85.000 tỷ đồng được Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét đầu tư công toàn bộ và nằm trong danh mục dự án thuộc chương trình phục hồi. Nếu đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 khai mạc ngày 23/5 tới đây, tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về suất đầu tư và hình thức đầu tư…

Ba dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu được đề xuất đầu tư công toàn bộ.

Chiều ngày 10/5, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành thẩm tra chủ trương đầu tư ba dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu.

Theo tờ trình của Chính phủ, dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có chiều dài 188,2 km, quy mô đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h.

Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 117,5 km, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài 53,7 km, quy mô 4-6 làn xe với tốc độ thiết kế 100 km/h.

Đáng chú ý, cả ba dự án đều được đầu tư công toàn bộ và được Chính phủ đề xuất trong danh mục dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thuộc đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, nghĩa là được áp dụng cơ chế chỉ định thầu có tiết kiệm 5% theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 43.
Do đó, một phần vốn triển khai 3 dự án được lấy từ chính chương trình phục hồi, lần lượt là khoảng: 3.800 tỷ đồng, 2.320 tỷ đồng và 3.500 tỷ đồng.

Phần còn lại, ngoài nguồn vốn dự kiến bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, vốn cho các dự án còn được huy động từ ngân sách địa phương như nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 và rà soát, cơ cấu lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021.

Chính phủ khẳng định, toàn bộ nguồn vốn trong giai đoạn 2022-2025 được cân đối đầy đủ cho cả 3 dự án.

Sau khi các dự án hoàn thành sẽ tổ chức thu phí để hoàn trả số vốn ngân sách trung ương bố trí đầu tư theo quy định của pháp luật, tương tự như các dự án thành phần đầu tư công của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và giai đoạn 2021-2025.

Trong bối cảnh nguồn lực khó khăn, khối lượng công việc lớn, Chính phủ cho biết cân nhắc lựa chọn cách tiếp cận mới để triển khai nhanh, đồng bộ, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, phát huy trách nhiệm của địa phương, huy động các cấp vào cuộc và huy động tối đa mọi nguồn lực cả trung ương và địa phương tham gia dự án.

Theo đó, cơ chế đặc thù được Chính phủ kiến nghị là cho phép trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện như dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội cho phép các địa phương bố trí ngân sách địa phương tham gia dự án và cho phép phân chia các dự án thành theo địa giới hành chính các tỉnh/thành phố.

Tuy nhiên, không đồng tình đầu tư công toàn bộ ba dự án, theo ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, nên chuyển đầu tư công dự án Biên Hòa - Vũng Tàu sang phương thức đối tác công tư (PPP) vì khả năng thu hồi vốn cao. Đặc biệt, hiện vốn ngân sách trung ương hạn hẹp trong khi đó, ngân sách địa phương còn nhiều nhiệm vụ quan trọng không kém gì dự án đường cao tốc.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn về suất đầu tư dự án ba dự án chênh nhau quá lớn.

Ngoài 3 dự án trên, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội còn xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 TP.HCM, cũng là các dự án quan trọng quốc gia.

Nguồn bài viết: Còn nhiều băn khoăn trước khi trình Quốc hội về đầu tư công 3 cao tốc gần 85.000 tỷ đồng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thị giá trượt dốc với loạt lệnh bán lớn, CEO DIC Corp: “Tôi và Chủ tịch liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG”

![Thị giá trượt dốc với loạt lệnh bán lớn, CEO DIC Corp: “Tôi và Chủ tịch liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG”](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/5/10/photo1652147907995-1652147908206937217019.png “Thị giá trượt dốc với loạt lệnh bán lớn, CEO DIC Corp: “Tôi và Chủ tịch liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG””)

“Him Lam cũng xin phép tôi không làm cổ đông lâu dài của DIC Corp nữa, họ sẽ bán hết 52 triệu cổ phiếu trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi đang kỳ vọng Him Lam sẽ có lộ trình thoái vốn khác đi. Có thể chúng ta sẽ bàn lại với họ mua lại một phần với giá thỏa thuận để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến các cổ đông khác trong ngắn hạn”, Chủ tịch DIC Corp chia sẻ.

CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam vừa thông báo đã hoàn tất bán ra hơn 4,3 triệu cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC Corp) trong 2 ngày 20-27/4. Ước tính, số tiền Him Lam thu về từ giao dịch lần này có thể lên đến gần 300 tỷ đồng. Sau giao dịch, tổ chức này đã giảm sở hữu tại DIG xuống 24,9 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,99%) và không còn là cổ đông lớn. Tính từ đầu năm đến nay, Him Lam đã bán hơn 43 triệu cổ phiếu DIG.

Cùng với áp lực giảm điểm chung, cổ phiếu DIG lao dốc mạnh, thậm chí có lúc liên tục nằm sàn trước đà bán mạnh của cổ đông lớn. Hiện, thị giá DIG chỉ còn ở mức 50.400 đồng/cp, giảm phân nửa thị giá tính từ mức đỉnh thiết lập hồi đầu năm. Tương ứng, vốn hóa Công ty đã “bốc hơi” đến 26.000 tỷ đồng.

Thị giá trượt dốc với loạt lệnh bán lớn, CEO DIC Corp: Tôi và Chủ tịch liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG - Ảnh 1.

Đây là vấn đề nóng được cổ đông DIC Corp chất vấn tại ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 22/4 vừa qua: “Him Lam liên tục thoái vốn, cứ bán hoài bán hoài, Công ty có kế hoạch thay đổi cổ đông lớn không?”.

"Him Lam xin lỗi và cam kết tạm dừng, không bán nữa trong thời gian tới cho thị trường ổn định lại"

Trả lời, Tổng giám đốc DIC Corp Hoàng Văn Tăng cho biết: "Him Lam đã vào với DIC cách đây khá lâu. Theo định hướng ban đầu, hai bên đặt ra nhiều kế hoạch phát triển lâu dài cùng nhau. Tuy nhiên, vừa rồi có rất nhiều biến động trên thị trường như thông tin liên quan đến đấu giá đất đai, một số lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt…

Có thể phía Him Lam cần thay đổi định hướng theo mục tiêu của họ.

Thật sự tôi và Chủ tịch cũng liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG, chứ thật ra nếu họ làm căng thì có khi cổ phiếu còn đi sâu hơn nữa.

Mấy hôm vừa rồi, kể cả 21 và 22/4 (thời điểm diễn ra ĐHĐCĐ DIC Corp), chúng tôi đã đề nghị Him Lam không được bán ra nữa. Họ cũng thừa nhận rằng việc làm của họ có ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông khác. Họ xin lỗi và cam kết tạm dừng, không bán nữa trong thời gian tới cho thị trường ổn định lại".

Ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp, cũng chia sẻ thêm: "Khi Him Lam trao đổi với chúng tôi, họ cũng chia sẻ có cái khó xử của họ. Thực tế, Him Lam rất giàu có và mạnh nhưng cũng có những khó khăn nhất thời. Có thời điểm họ cần tiền gấp thì chỉ có cách giải phóng cổ phiếu DIG ra mới nhanh được. Đây là phương án của họ.

Him Lam cũng xin phép tôi không làm cổ đông lâu dài của DIC Corp nữa, họ sẽ bán hết 52 triệu cổ phiếu trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi đang kỳ vọng Him Lam sẽ có lộ trình thoái vốn khác đi. Có thể chúng ta sẽ bàn lại với họ mua lại một phần với giá thỏa thuận để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến các cổ đông khác trong ngắn hạn".

Trở thành cổ đông lớn nhất với giá vốn chỉ 16.800 đồng/cp, Him Lam lãi cả hàng ngàn tỷ với thương vụ cổ phiếu DIG

Điểm lại, Him Lam rót tiền vào DIG cuối năm 2020 sau khi một loạt tổ chức bán như Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Khahomex và cổ đông ngoại Taekwang Vina đồng loạt thoái vốn từ giữa năm. Tổ chức này chính thức trở thành cổ đông lớn của DIG từ ngày 2/12/2020 sau khi mua gần 68 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 21,49% vốn thời điểm đó.

Cùng ngày, cổ phiếu DIG xuất hiện giao dịch thỏa thuận đột biến hơn 134 triệu cổ phiếu với tổng giá trị gần 2.900 tỷ đồng, tương ứng giá bình quân 21.600 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo mức giá này, số tiền Him Lam có thể đã chi cho thương vụ này vào khoảng 1.500 tỷ đồng.

Việc mua vào số lượng lớn cổ phiếu DIG của Him Lam diễn ra sau thất bại liên quan đến kế hoạch hợp tác với DIC Corp phát triển dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu quy mô 90,5ha. Ban lãnh đạo DIC Corp xác định vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp là không có nguồn vốn để đầu tư các dự án trọng điểm và kỳ vọng việc hợp tác với Him Lam sẽ tạo dòng tiền để đẩy mạnh triển khai dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được cổ đông thông qua tại Đại hội bất thường hồi tháng 9/2020.

Sau khi ngồi ghế cổ đông lớn, Him Lam không mua thêm bất kỳ cổ phiếu nào ngay cả trong đợt chào bán riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu của DIC Corp năm ngoái mà chỉ nhận cổ tức bằng cổ phiếu (2 đợt gồm 10% của năm 2019 và 17% của năm 2020). Ước tính giá vốn của Him Lam sau điều chỉnh do chia tách của Him Lam chỉ vào khoảng 16.800 đồng/cp.

Ngay với mức thị giá đã giảm một nửa so với đỉnh như hiện tại, Him Lam vẫn còn lãi rất lớn với khoản đầu tư vào DIG dù đã “chốt lời” hàng nghìn tỷ.

Thị giá trượt dốc với loạt lệnh bán lớn, CEO DIC Corp: Tôi và Chủ tịch liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG - Ảnh 2.

Phương án DIG nhằm “đỡ giá” cổ phiếu: Chủ tịch và gia đình cam kết mua, cuối năm với dòng tiền hàng ngàn tỷ sẽ mua tiếp cổ phiếu quỹ…

Nói thêm về giải pháp cho đà giảm sâu của cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây, lãnh đạo DIG tại Đại hội vừa qua cũng cho biết trước mắt doanh nghiệp sẽ xem xét đến một số phương án.

Thứ nhất, HĐQT sẽ xem xét việc mua lại cổ phiếu quỹ khi doanh nghiệp có nguồn thu tốt. Theo dự kiến từ đây đến cuối năm, DIC Corp sẽ có dòng tiền 6.000-10.000 tỷ đồng và nếu thực tế đạt được, doanh nghiệp dự chi 1.000-2.000 tỷ đồng để làm việc này.

"Khi có tiền tươi thóc thật trong tài khoản, chúng tôi sẽ bàn đến việc này, có thể tại ĐHĐCĐ bất thường", Tổng Giám đốc DIC Corp nói.

Thứ hai, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và gia đình sẽ mua thêm cổ phiếu DIG; đồng thời kêu gọi thêm cổ đông hiện hữu tăng tỷ lệ sở hữu.

Thứ ba, DIC Corp sẽ tìm kiếm thêm đối tác có năng lực tài chính, có thể thay thế cho Him Lam.

"Về vấn đề cứu giá, thật ra chúng tôi cũng không biết được đến thời điểm nào thì nên cứu vì cổ đông người thì vào lúc này, người thì vào lúc kia. Về nguyên tắc, những gì chúng tôi cam kết với cổ đông tại ĐHĐCĐ tuyệt đối phải làm bằng được để cổ đông yên tâm về sự phát triển của tập đoàn.

Thật sự nếu thấy giá cổ phiếu biến động bất thường quá thì chúng tôi sẽ tìm cách, ví dụ như xem xét việc mua cổ phiếu quỹ như Chủ tịch vừa chia sẻ", Tổng Giám đốc DIC Corp thông tin đến cổ đông.

Nguồn bài viết: Thị giá trượt dốc với loạt lệnh bán lớn, CEO DIC Corp: "Tôi và Chủ tịch liên hệ hàng ngày với Him Lam, yêu cầu họ không có động thái làm áp lực quá đến cổ phiếu DIG"

‘Thị trường chứng khoán không ngày nào ổn định thì các đồng chí thấy có yên tâm không?’

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thị trường chứng khoán “sáng mưa, chiều nắng”, “bất thường, không ngày nào ổn định thì các đồng chí thấy có yên tâm không?”.

Sáng 11/5, phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, thị trường chứng khoán bây giờ “quá thất thường”. Ông dẫn chứng trong phiên ngày hôm qua, 10/5, phiên sáng giảm điểm mạnh, nhưng đến chiều lại đảo chiều tăng. Hay trong ngày 9/5, thị trường giảm gần 60 điểm (hơn 4,4%).

Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề, thị trường chứng khoán “sáng mưa, chiều nắng”, “bất thường, không ngày nào ổn định thì các đồng chí thấy có yên tâm không?”

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chúng ta để thị trường trái phiếu quá nóng. Ông Huệ yêu cầu làm rõ các doanh nghiệp đã phát hành bao nhiêu trái phiếu, trong đó dành bao nhiêu cho bất động sản. Bên cạnh đó, cần làm rõ số nợ đến hạn bao nhiêu, trong đó nợ đến hạn mà không thanh toán được là bao nhiêu; vì sao để thị trường trái phiếu doanh nghiệp quá nóng như vậy? Nếu nghị định về lĩnh vực này không chặt chẽ thì ai chịu trách nhiệm?

“Nghị định vừa ban hành mà các đồng chí đã nói không chặt chẽ, sơ hở thì ai chịu trách nhiệm chỗ này? Đừng có đổ thừa cho khách quan. Lỗi chủ quan thì phải quy trách nhiệm chỗ này. Cơ quan nào, ai chịu trách nhiệm chuyện này chứ không nói chung chung được”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị, trước những hiện tượng thao túng giá, làm giá ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán thì cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp, đồng thời bên cạnh trách nhiệm của các doanh nghiệp, cần làm rõ trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi để xảy ra việc này.

Thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản “liên thông nhau”

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu), thị trường tiền tệ và thị trường bất động sản là “liên thông nhau”. Trong đó, thị trường bất động sản chưa tiếp cận đến cung - cầu thật sự nên việc đầu cơ, mua bán, găm giữ… và vốn chảy vào thị trường này còn nhiều vấn đề. “Đây là bất cập rất lớn”, Phó Thủ tướng nói và cho biết, Chính phủ đã đánh giá, chỉ đạo các bộ, ngành để làm sao kiểm soát được thị trường. Vì nếu không sẽ ảnh hưởng tới vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát lạm phát sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính xin ý kiến Bộ Tư pháp thẩm định sửa Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Trong lúc chờ sửa Nghị định, Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình, báo cáo đầy đủ tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường tiền tệ cho vay bất động sản, những khoản nào tới hạn. Còn khoản nào phát hành mới thì rà soát, đánh giá rủi ro để kiểm soát tốt nhất.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thị trường vốn rất quan trọng, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn. Vì vậy, Chính phủ sẽ cố gắng để kiểm soát để phát triển tốt thị trường này.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng đề cập đến những rủi ro tiềm ẩn khi thị trường chứng khoán, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. “Trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm”, ông Thanh cho hay.

Nguồn: Vietstock

Tin hot ngày 11/5/2022

Tin trong nước:

  • Xuất khẩu cá tra sang Canada tăng 69%
  • Đề nghị điều chỉnh nhiều nội dung dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành
  • Chủ tịch Quốc hội: ‘Ngày nào tôi cũng xem chứng khoán, thị trường gần đây bất thường’
  • Bắt cựu giám đốc CDC Hậu Giang và 2 trưởng khoa do sai phạm liên quan Việt Á
  • “Làm giá chứng khoán ngày càng tinh vi, có lo ngại việc xử lý các doanh nghiệp lớn”
  • Ông Phạm Nhật Vượng: 600.000 xe điện VinFast sẽ xuất khẩu sang Mỹ vào năm 2026, đề xuất loạt ưu đãi mời các nhà sản xuất chip mở nhà máy tại Việt Nam
  • Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Việc xử phạt thời gian qua giúp tăng tính minh bạch, không ảnh hưởng đến mục tiêu và định hướng phát triển thị trường chứng khoán
  • Cao su Phước Hoà (PHR) lên kế hoạch lãi 220 tỷ đồng trong quý 2
  • 4 tháng đầu năm, CTR đạt doanh thu 2.717 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm 2021
  • Dabaco báo lãi chưa tới 10 tỷ quý I do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao
  • May Sông Hồng chuẩn bị chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 50%
  • VBB: báo lãi quý I giảm 9%, tỷ lệ nợ xấu vượt 4%
  • POW: ước doanh thu 2.824 tỷ đồng tháng 4
  • MPC: báo lãi quý I đạt 90 tỷ đồng, thực hiện gần 7% kế hoạch năm
  • HPG: Sản lượng bán hàng các loại thép tháng 4 giảm 28% so với tháng trước
  • BWE: lãi 262 tỷ đồng sau 4 tháng, thực hiện 35% kế hoạch năm

Tin thế giới:

  • Tổng thống Mỹ xem xét dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với Trung Quốc
  • Kinh tế đình trệ và lạm phát tiếp tục tăng cao tại Pháp
  • Dow Jones “đỏ” 4 phiên liên tiếp, giá dầu tuột mốc 100 USD/thùng, BTC cầm cự mốc 30.000 USD
  • Trung Quốc: Quan tham ngân hàng không nhận tiền mặt, tạo “ma trận” để vơ vét 150 triệu USD
  • Khủng hoảng lạm phát Mỹ: Bố mẹ bỏ bữa cho con có cái ăn, cân đo đong đếm từng lát bánh mỳ vì sợ suy thoái kinh tế
  • Ngành công nghệ toàn cầu đang trải qua ‘cuộc đại tu’ sau 20 năm: Khủng hoảng bán tháo thường trực, rủi ro một làn sóng sa thải mới sắp bắt đầu
  • Từng có lúc lãi nhiều hơn bất kỳ công ty Nhật Bản nào, Softbank của Masayoshi Son hiện thua lỗ trên mọi mặt trận, sắp tạo ra kỷ lục đáng buồn