Chứng sỹ săn tin!

Lợi nhuận giảm, HĐQT Hòa Phát không nhận thù lao nửa đầu năm

HĐQT không nhận thù lao trong nửa đầu năm nhưng lương và thưởng ban giám đốc và ban kiểm soát tăng so với cùng kỳ. Đa phần thành viên HĐQT của Hòa Phát sở hữu hàng chục đến hàng trăm triệu cổ phiếu HPG, riêng Chủ tịch HĐQT có 1,5 tỷ cổ phiếu.

Theo BCTC hợp nhất sau soát xét, HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) không nhận thù lao trong nửa đầu năm, trong khi cùng kỳ năm trước nhận 17,7 tỷ đồng. Xét cả năm 2021, thù lao cho thành viên HĐQT lên đến 117,7 tỷ đồng và năm 2020 là 24,2 tỷ đồng.

Đối với thành viên ban giám đốc, lương và thưởng ghi nhận 3,6 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ; thù lao, lương và thưởng của thành viên ban kiểm soát cũng gấp 2,2 lần lên 1,4 tỷ đồng.

image

Đơn vị: tỷ đồng

HĐQT của Hòa Phát gồm 7 thành viên, trong đó ông Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT. Doanh nghiệp có 3 Phó Chủ tịch gồm ông Trần Tuấn Dương, ông Nguyễn Mạnh Tuấn và ông Doãn Gia Cường. Đồng thời, trong HĐQT chỉ có ông Nguyễn Việt Thắng kiêm nhiệm Tổng giám đốc.

Các thành viên HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát đều sở hữu hàng chục triệu cho đến hàng trăm cổ phiếu HPG. Như cá nhân ông Trần Đình Long sở hữu 1,5 tỷ cổ phiếu HPG, ông Trần Tuấn Dương sở hữu 134,5 triệu cổ phiếu, ông Doãn Gia Cường nắm gần 73 triệu đơn vị…

Vào giữa tháng 6, Hòa Phát đã chốt quyền chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 30% và tiền mặt tỷ lệ 5%. Qua đó, các thành viên HĐQT nhận tiền cổ tức và cổ phiếu được chia.

HĐQT Hòa Phát không nhận thù lao trong bối cảnh kết quả kinh doanh giảm sút. Cụ thể, doanh thu thuần tăng 23% lên 81.480 tỷ đồng, song lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 27% xuống 12.249 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải nguyên nhân do giá nhiên liệu tăng cao, giá thép biến động giảm mạnh, kết hợp tỷ giá và lãi suất ngân hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021, tập đoàn trả thù lao cho HĐQT lên đến 118 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Năm này cũng năm thăng hoa của Hòa Phát khi giá thép tăng cao nửa đầu năm và nhà máy Dung Quất đi vào hoạt động ổn định. Doanh thu đạt 150.865 tỷ đồng, tăng 65% so với 2020; lãi ròng đạt kỷ lục 34.478 tỷ đồng, gấp 2,6 lần.

Nguồn: NDH

Lợi nhuận giảm, HĐQT Hòa Phát không nhận thù lao nửa đầu năm

HĐQT không nhận thù lao trong nửa đầu năm nhưng lương và thưởng ban giám đốc và ban kiểm soát tăng so với cùng kỳ. Đa phần thành viên HĐQT của Hòa Phát sở hữu hàng chục đến hàng trăm triệu cổ phiếu HPG, riêng Chủ tịch HĐQT có 1,5 tỷ cổ phiếu.

Theo BCTC hợp nhất sau soát xét, HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) không nhận thù lao trong nửa đầu năm, trong khi cùng kỳ năm trước nhận 17,7 tỷ đồng. Xét cả năm 2021, thù lao cho thành viên HĐQT lên đến 117,7 tỷ đồng và năm 2020 là 24,2 tỷ đồng.

Đối với thành viên ban giám đốc, lương và thưởng ghi nhận 3,6 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ; thù lao, lương và thưởng của thành viên ban kiểm soát cũng gấp 2,2 lần lên 1,4 tỷ đồng.

image

Đơn vị: tỷ đồng

HĐQT của Hòa Phát gồm 7 thành viên, trong đó ông Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT. Doanh nghiệp có 3 Phó Chủ tịch gồm ông Trần Tuấn Dương, ông Nguyễn Mạnh Tuấn và ông Doãn Gia Cường. Đồng thời, trong HĐQT chỉ có ông Nguyễn Việt Thắng kiêm nhiệm Tổng giám đốc.

Các thành viên HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát đều sở hữu hàng chục triệu cho đến hàng trăm cổ phiếu HPG. Như cá nhân ông Trần Đình Long sở hữu 1,5 tỷ cổ phiếu HPG, ông Trần Tuấn Dương sở hữu 134,5 triệu cổ phiếu, ông Doãn Gia Cường nắm gần 73 triệu đơn vị…

Vào giữa tháng 6, Hòa Phát đã chốt quyền chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 30% và tiền mặt tỷ lệ 5%. Qua đó, các thành viên HĐQT nhận tiền cổ tức và cổ phiếu được chia.

HĐQT Hòa Phát không nhận thù lao trong bối cảnh kết quả kinh doanh giảm sút. Cụ thể, doanh thu thuần tăng 23% lên 81.480 tỷ đồng, song lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 27% xuống 12.249 tỷ đồng. Doanh nghiệp lý giải nguyên nhân do giá nhiên liệu tăng cao, giá thép biến động giảm mạnh, kết hợp tỷ giá và lãi suất ngân hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021, tập đoàn trả thù lao cho HĐQT lên đến 118 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Năm này cũng năm thăng hoa của Hòa Phát khi giá thép tăng cao nửa đầu năm và nhà máy Dung Quất đi vào hoạt động ổn định. Doanh thu đạt 150.865 tỷ đồng, tăng 65% so với 2020; lãi ròng đạt kỷ lục 34.478 tỷ đồng, gấp 2,6 lần.

Nguồn: NDH

Ai định giá khoản đầu tư KBC tăng từ 96 tỷ lên 2,500 tỷ đồng?

Giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng được ghi nhận đến 2.5 ngàn tỷ đồng, trong khi giá trị đầu tư chỉ 96 tỷ đồng. Từ đây đưa đến câu hỏi “Ai đã định giá khoản đầu tư của KBC cao như vậy?”.

Ngày 29/08, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) công bố BCTC soát xét bán niên 2022 với lợi nhuận sau thuế chênh lệch rất lớn so với BCTC tự lập. Cụ thể, sau soát xét, lợi nhuận sau thuế của KBC “bốc hơi” hơn 2.2 ngàn tỷ đồng so với BCTC tự lập, từ mức hơn 2.4 ngàn tỷ đồng xuống còn hơn 200 tỷ đồng, giảm gần 92%.

Nguyên nhân do loại bỏ lợi nhuận từ khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng. Giá trị hợp lý của khoản đầu tư này được ghi nhận đến 2.5 ngàn tỷ đồng, trong khi giá trị đầu tư chỉ 96 tỷ đồng.

Cụ thể, vào ngày 29/06, HĐQT KBC thông qua việc mua thêm 5.7 triệu cp của Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng, nâng tỷ lệ sở hữu lên 48% (tương ứng 9.6 triệu cp) và chuyển đơn vị này thành công ty liên kết của KBC. Theo BCTC tự lập, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này gần 2.5 ngàn tỷ đồng, trong khi giá trị đầu tư tương ứng chỉ 96 tỷ đồng. Khoản “đầu tư giá rẻ” này đã giúp KBC thu lãi tới gần 2.4 ngàn tỷ đồng, từ đó kéo lợi nhuận quý 2 và bán niên tăng vọt.

Đơn vị nào định giá khoản đầu tư của KBC?

Theo thuyết minh BCTC, Công ty đã bút toán tạm thời thu nhập chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần từ bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh từ thương vụ tăng tỷ lệ sở hữu tại Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Tại ngày lập BCTC hợp nhất bán niên 2022, Công ty vẫn đang trong quá trình làm việc với đơn vị tư vấn định giá chuyên nghiệp để thực hiện việc đánh giá chính thức giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua.

Như vậy, việc ghi nhận lợi nhuận của KBC mới chỉ được xác định tạm thời và chưa được đơn vị định giá đưa ra kết luận chính thức.

Theo công văn từ đơn vị kiểm toán Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y), báo cáo định giá Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng vẫn chưa hoàn tất do số lượng các tài sản là bất động sản và tính phức tạp của việc định giá.

Việc kế toán ban đầu của giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng đang được xác định tạm thời trên BCTC hợp nhất bán niên, dựa trên giá trị sổ sách của tài sản thuần tại ngày mua. Vì vậy, đơn vị kiểm toán đã loại trừ khoản lợi nhuận này.

KBC khẳng định khoản lợi nhuận 2.2 ngàn tỷ đồng không bị biến mất

Ngày 31/08, KBC tiếp tục gửi văn bản giải trình lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các cổ đông, làm rõ nghĩa bản chất, việc soát xét của Công ty Kiểm toán liên quan đến giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Theo đó, KBC khẳng định 2.2 ngàn tỷ đồng không bị biến mất trong BCTC mà sẽ được ghi nhận chính xác sau khi công ty kiểm toán hoàn thành việc soát xét.

Cụ thể, Công ty cho rằng bản giải trình ngày 29/08/2022 có đính kèm thư của đơn vị kiểm toán E&Y vẫn làm cho một số nhà đầu tư hiểu chưa đúng bản chất của sự việc.

Văn bản nêu rõ do giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng có tính chuyên môn cao, phức tạp, cần nhiều thời gian hơn để đơn vị kiểm toán soát xét nội dung như thư Công ty kiểm soát gửi KBC và KBC đã thực hiện CBTT toàn văn.

Vì vậy, trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022, Công ty chưa ghi nhận thu nhập cho giao dịch này từ việc định giá theo giá trị thị trường của tài sản thuần. Việc hoàn tất nghiệp vụ kế toán và ghi nhận thu nhập từ giao dịch trên sẽ được thực hiện ngay sau khi E&Y hoàn thành việc soát xét định giá và ghi nhận vào các BCTC hợp nhất trong năm 2022.

Cuối cùng, Công ty khẳng định khoản này sẽ được ghi nhận chính xác sau khi Công ty kiểm toán hoàn thành việc soát xét báo cáo định giá độc lập.

Đồng thời, nhằm khắc phục sự cố này, Công ty đang tích cực làm việc với đơn vị định giá, tiến hành ký kết hợp đồng/phụ lục với Công ty kiểm toán để hoàn thành sớm nhất việc soát xét giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng và sẽ công bố thông tin sớm nhất.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 5/9

=> DOANH NGHIỆP

  1. HBC: Lợi nhuận Xây dựng Hoà Bình giảm sau kiểm toán, dòng tiền âm kỷ lục

  2. HQC: Địa ốc Hoàng Quân cấn trừ nợ bằng tài sản nhà ở xã hội

  3. Doanh số tiêu thụ tháng 8 của Sao Ta gấp đôi cùng kỳ. Kết quả của tháng 8 cũng là thành quả cao thứ ba từ đầu năm đến nay của Sao Ta nhờ công ty đã hoàn tất vụ thả tôm nuôi thứ hai và giá tôm thương phẩm khá cao so với cùng kỳ.

  4. Hoàng Quân đề nghị được cấn trừ 123 tỷ đồng tiền thuế

  5. PV GAS Trading cung cấp chuyến tàu Propane đầu tiên cho Tổ hợp Hoá dầu miền Nam

  6. PLX: Lợi nhuận Petrolimex giảm mạnh sau soát xét

  7. Cổ phiếu PVD bị cắt margin

  8. PXS: Nhận về ý kiến ngoại trừ trong BCTC bán niên 2022

_

  1. TNG: Doanh thu tăng 20% trong tháng 8/2022

  2. G36: Đằng sau việc Chủ tịch cầm cố cổ phiếu vay vốn

  3. Hòa Phát vay nợ hơn 70.000 tỷ đồng, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng thế nào tới lợi nhuận?

  4. FLC: Dẫn đầu danh sách doanh nghiệp nợ thuế của Cục Thuế TP. Hà Nội

  5. Cổ phiếu HAI của Công ty CP Nông dược HAI là cổ phiếu tiếp theo trong ‘họ FLC’ nhận quyết định đình chỉ giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).

  6. Đại hội cổ đông bất thường của FLC Faros tổ chức vào ngày 15/9 tới đây sẽ bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS) để thay thế cho những lãnh đạo được miễn nhiệm.

  7. VCB: Lợi nhuận Vietcombank năm 2022 được kỳ vọng tăng đột biến 35%

  8. TDH: Lãi sau thuế giảm 80%, lỗ lũy kế gần 700 tỷ đồng

  9. TDA: Bất ngờ báo lãi bán niên tăng thêm 41,5 tỷ đồng sau soát xét

  10. CFV: Cổ phiếu CFV tiếp tục kéo dài “chuyến bay”, nâng số phiên tăng trần lên con số 14

  11. Lợi nhuận giảm, HĐQT Hòa Phát không nhận thù lao nửa đầu năm

  12. Nhà máy Giao Long 3 có thể giúp nâng công suất của Dohaco hơn gấp đôi vào giữa năm 2025

  13. MSB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. MWG: Thấy gì từ những lần “hở room ngoại” của MWG? Theo thống kê tất cả các phiên giao dịch kể từ năm 2014 đến tháng 8/2022 cho thấy, chỉ khoảng 30% phiên giao dịch có thay đổi số lượng nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài với MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động). Tuy nhiên, các giao dịch mua ròng có xu hướng chiếm ưu thế với quy mô về số lượng và giá trị lớn hơn đáng kể so với các giao dịch bán ròng.

  2. AGM: Angimex có cổ đông lớn mới sau khi Louis Holdings thoái vốn

  3. DXG, MBB, VNM, VSC, PHR, VDS, C47: Thông tin giao dịch cổ phiếu

_

  1. NVL: Novaland bảo lãnh cho công ty con huy động 2.300 tỷ đồng trái phiếu

  2. VDSC lùi thời gian chuyển nhượng quyền mua và nộp tiền mua cổ phiếu phát hành thêm

_

=> CỔ TỨC

  1. SMB: Bia Sài Gòn - Miền Trung sắp chi hàng chục tỷ đồng tạm ứng cổ tức 2022

  2. Cổ đông IDI sắp nhận cổ tức 1.500 đồng/cp

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu thép trần cả loạt, HSG, NKG thanh khoản kỷ lục

  • Bluechip ngân hàng đồng loạt giảm mạnh

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,16 điểm (-0,25%) xuống 1.277,35 điểm. Toàn sàn có 168 mã tăng, 283 mã giảm và 69 mã đứng giá

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 13.555 tỷ đồng, giảm 3% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 0,5% và đạt 11.625 tỷ đồng.

  • Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 400 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm mã NVL

-Phiên 05/09, tự doanh công ty chứng khoán bán ròng mạnh gần 209 tỷ đồng. Trong đó, MSN và HPG là 2 mã bị bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt hơn 88 và 36 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ, hàng tỷ cổ phiếu sẽ được ‘bơm’ ra thị trường

  2. Cổ phiếu KDH và SBT bất ngờ bị loại khỏi rổ FTSE Vietnam Index

  3. HoSE chính thức triển khai giao dịch lô lẻ từ ngày 12/9, nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

  4. VN-Index lọt top các thị trường diễn biến tích cực nhất trong tháng 8

  5. Chuyển động quỹ tuần 29/8 - 2/9: VinaCapital tiếp tục bán cổ phần Cao su Phước Hoà, Platinum Victory Pte. Ltd tiếp tục đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk

  6. Nhiều cổ phiếu bị HoSE xử lý vi phạm do lợi nhuận bán niên 2022 là con số âm

_

=> VIỆT NAM

  1. Khách du lịch nội địa trong 8 tháng qua gần bằng cả năm trước đại dịch

  2. Hà Nội: Tốc độ kinh tế 8 tháng năm 2022 phục hồi phát triển mạnh mẽ

  3. Giá lợn hơi dao động trong khoảng 60.000 - 69.000 đồng/kg

  4. Dự báo Trung Quốc tiếp tục tăng giá trị nhập khẩu cao su từ Việt Nam những tháng cuối năm

  5. Doanh thu xuất khẩu linh kiện phụ tùng của THACO Industries 7 tháng đầu năm tăng hơn 80% so với cùng kỳ

  6. Đề xuất nghiên cứu thêm hai sân bay ở Ninh Thuận và Đồng Nai trong quy hoạch cảng hàng không

  7. Giá tiêu tiếp tục lao dốc trong tháng 8

  8. Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam tăng mạnh

  9. PMI tăng lên 52,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam đã lấy lại động lực tăng trưởng

  10. Xuất khẩu tháng 8 tăng trưởng 54% nhưng ngành thủy sản vẫn không vui, vì sao?

  11. Nhóm thực phẩm tăng giá 4 tháng liên tiếp, tạo áp lực lớn lên CPI

  12. Ở kỳ điều hành ngày 5/9, giá xăng giảm 366-439 đồng xuống còn 23.359 - 24.230 đồng/lít , trong khi giá dầu diesel tăng 1.429 đồng, lên 25.188 đồng/lít.

  13. Hàng container thông qua cảng biển ước đạt 17 triệu TEUs, nhiều cảng nhỏ tăng trưởng đột biến

_

=> THẾ GIỚI

  1. Ấn Độ vượt Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Tính đến tháng 3/2022, quy mô nền kinh tế danh nghĩa của Ấn Độ đạt 854,7 tỷ USD, cao hơn mức 816 tỷ USD của Anh.

  2. Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm, nhiều đồng tiền trong khu vực suy yếu

  3. Châu Âu căng mình chống chịu khủng hoảng năng lượng: Chính phủ áp giá trần, tăng trợ cấp, cấm xuất khẩu, …

  4. Chi phí nhập khẩu năng lượng của Italy tăng hơn gấp đôi trong năm 2022

  5. Nhật Bản: Yêu cầu ngân sách cho tài khóa 2023 cao thứ hai trong lịch sử

  6. Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc đối với các tổ chức tài chính, động thái được cho là nhằm chặn đà mất giá mới đây của đồng Nhân dân tệ (NDT).

  7. Trung Quốc dự kiến bơm 29 tỷ USD ‘giải cứu’ các dự án bất động sản chưa hoàn thiện

  8. Đầu tuần ngày 05/09/2022, nước Anh công bố Tân Thủ tướng và cũng là nữ thủ tướng thứ ba trong lịch sử – bà Liz Truss. Từ các phát biểu trước đây, cộng đồng bỗng nhận ra bà là một người ủng hộ tiền mã hóa.

  9. G20 đã nhất trí về Nguyên tắc chung Bali trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch (Bali Compact).

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. LG ra mắt NFT marketplace và ví crypto trên màn ảnh nhỏ

  2. Công ty mẹ ví MetaMask phát hành NFT miễn phí để kỷ niệm The Merge

  3. Top 4 vụ hack lớn nhất trong tháng 8 và cách thức tấn công của tin tặc, người dùng đã mất khoảng 263 triệu USD tiền điện tử vì các vụ hack vào tháng 8.

  4. Tỷ lệ BTC đang lỗ tương đương với giai đoạn thiên nga đen 2020

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng trên mốc 20.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã yếu dần và để mất mốc này, lùi về gần 19.700 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Giá dầu đã giảm trong ba tháng liên tiếp vừa qua, sau khi chạm mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng Ba năm nay

  2. Mặc dù có nguồn dự trữ dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới, ngành công nghiệp dầu khí của Canada phải đối mặt với một loạt thách thức, từ chi phí sản xuất, vị trí địa lý cho tới rủi ro môi trường.

  3. Giá dầu tăng cao trước kì vọng OPEC+ cắt giảm nguồn cung

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,33 USD (+2,68%), lên 89,20 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,44 USD (+2,62%), lên 95,46 USD/thùng.

_

  1. Tính đến hết tháng 8/2022, đồng nhân dân tệ hạ giá đến tháng thứ 6 liên tiếp và như vậy khép lại chuỗi thời gian suy giảm tệ hại nhất tính từ thời kỳ căng thẳng Mỹ - Trung gần nhất vào tháng 10/2018.

  2. Đồng nhân dân tệ sụt giá mạnh gây ra hậu quả nặng nề khắp thế giới

  3. USD tiếp tục mạnh lên khiến loạt đồng tiền tại các nước mới nổi châu Á giảm giá, riêng VND giảm ít nhất

  4. Đồng euro giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong 20 năm

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 14,3 USD lên mức 1.712,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng rung lắc và giằng co nhẹ quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

_

  1. Mihir Sharma của Bloomberg Opinion cho biết lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ không làm giảm lạm phát hoặc cải thiện đáng kể an ninh lương thực của Ấn Độ, mà còn ảnh hưởng đến các nước đang phát triển khi họ có đủ khả năng chi trả.

  2. Sự chững lại trên thị trường hàng hóa toàn cầu báo hiệu lạm phát đang dịu bớt, tuy nhiên nó vẫn không thể lay chuyển quyết tâm tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.

  3. Xuất khẩu tôm của Ecuador tiếp tục xô đổ kỷ lục cũ, lần đầu tiên vượt 100.000 tấn trong tháng 7

  4. Giá quặng sắt tại Trung Quốc xuống dưới 100 USD/tấn, thấp nhất gần 10 tháng

  5. Giá phân bón trong nước tăng, photpho tại Trung Quốc đi lên

  6. Cuộc khủng hoảng khí đốt đang tác động xấu tới công nghiệp hóa chất châu Âu.

  7. Các nhà máy sản xuất phân bón, xi măng, thép, luyện kẽm cũng đang ngừng hoạt động vì giá điện và khí đốt quá cao.

  8. Tại Anh, Gresham House và Pivot Power, hai nhà cung cấp hệ thống trữ điện bằng pin lithium-ion hàng đầu ở Anh nằm trong những công ty được hưởng lợi từ sự biến động trên thị trường điện.

  9. Giá điện tăng phi mã, 60% nhà máy Anh có nguy cơ cao phải đóng cửa

  10. Thấy rõ những món hời khổng lồ từ mỗi tàu chở LNG tới châu Âu, Mỹ vẫn không thể tăng mạnh sản lượng xuất khẩu

Vàng SJC 66.7 tr/lượng

USD 23,680 đồng

Bảng Anh 27,436 đồng

EUR 23,987 đồng

Nguồn: Thông Tô

Lợi nhuận Vietcombank năm 2022 được kỳ vọng vượt mức 29.600 tỷ đồng, tăng đột biến 35%

Các chuyên gia KBSV nhận định chất lượng tài sản của Vietcombank thuộc nhóm tốt nhất trong toàn hệ thống ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì dưới 1% và việc ngân hàng đã hoàn thành trích lập 100% nợ tái cơ cấu trong năm 2021 nhờ đó sẽ tạo bộ đệm lợi nhuận giúp ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2022.


Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Chứng khoán KB (KBSV) mới đây có báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), theo đó trong năm 2022 các chuyên gia dự báo lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 29.663 tỷ đồng, tăng 35,2% so với năm trước.

Các chuyên gia nhận định chất lượng tài sản của Vietcombank thuộc nhóm tốt nhất trong toàn hệ thống ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì dưới 1% và việc ngân hàng đã hoàn thành trích lập 100% nợ tái cơ cấu trong năm 2021 nhờ đó sẽ tạo bộ đệm lợi nhuận giúp ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2022.

KBSV cho biết, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dự kiến ở mức thấp hơn so với năm 2021, đạt 8.407 tỷ đồng do trong năm 2021 ngân hàng đã đẩy mạnh trích lập dự phòng trong khi chất lượng tài sản vẫn duy trì ở mức tốt.

Bên cạnh đó, NIM được dự báo đạt 3,2% với kì vọng CASA của ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao, có thể bù đắp cho việc thanh khoản hệ thống không còn dồi dào như năm 2021 khiến chi phí đầu vào của Vietcombank sẽ tăng nhẹ.

Theo các chuyên gia, nhờ tận dụng tốt chi phí vốn thấp khi mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức nền thấp, NIM của ngân hàng trong quý II duy trì ổn định, đạt 3,34% chỉ giảm nhẹ 0,05 điểm% so với quý trước. Lãi suất đầu vào bình quân đạt 2,2% không thay đổi nhiều so với quý trước nhờ tỷ lệ CASA đạt 35,4%, giảm 0,92 điểm % so với quý trước nhưng vẫn duy trì cao hơn mức trung bình 33% của năm 2021.

Lợi nhuận Vietcombank năm 2022 được kỳ vọng vượt mức 29.600 tỷ đồng, tăng đột biến 35%
(Nguồn: KBSV)

Báo cáo của KBSV cũng dự báo tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Vietcombank ở mức 18% trong năm 2022, tăng so với mức dự báo 13,8% trước đó.

KBSV đưa ra mức kì vọng 18% do cho rằng ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao trong quá trình xem xét nới room tín dụng nhờ chất lượng tài sản tốt cùng với việc tỷ trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp, chỉ chiếm 1% tổng dư nợ.

Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 14,4%, sử dụng gần hết hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (15%) nhờ nhu cầu tín dụng tăng cao sau đại dịch COVID.

Dư nợ cho vay khách hàng tiếp tục được cải thiện trong quý II, tăng 7% so với quý trước và tăng 18% so với cùng kỳ. Trong khi đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỉ trọng nhỏ trong tổng mức tín dụng (1%) giúp cho dư nợ tín dụng quý II đạt 1,11 triệu tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ và tăng 7% so với quý trước.

Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 4,4% nhờ động lực từ tăng trưởng doanh thu bancassurance cùng với duy trì lợi thế ở mảng giao dịch ngoại hối.

Lợi nhuận Vietcombank năm 2022 được kỳ vọng vượt mức 29.600 tỷ đồng, tăng đột biến 35%
Tăng trưởng tín dụng 2018-2022. (Nguồn: KBSV)

Nguồn bài viết: Lợi nhuận Vietcombank năm 2022 được kỳ vọng vượt mức 29.600 tỷ đồng, tăng đột biến 35%

Địa ốc Hoàng Quân dự kiến cấn trừ nợ bằng tài sản dự án Nhà ở xã hội

CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC - sàn HoSE) thống nhất thông qua việc cấn trừ công nợ và chuyển giao tài sản sang Tập đoàn Hoàng Quân.

Công ty sẽ chuyển giao giá trị đầu tư xây dựng Dự án Nhà ở xã hội A6-A7 tại phường Quang Vinh, TP. Biên Hoà, Đồng Nai cho Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Quân, giá trị không được tiết lộ.

Theo tìm hiểu, Địa ốc Hoàng Quân đang là chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội Biên Hoà Glory (vị trí: đường Nguyễn Ái Quốc, phường Quang Vinh, TP. Biên Hoà, Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư 535 tỷ đồng, diện tích dự án 5.929,9 m2 và cung cấp ra thị trường 435 căn hộ. Tính tới cuối năm 2021, Dự án đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng và đang thực hiện gói thầu móng, cọc, hầm.

Tính tới 30/6/2022, Địa ốc Hoàng Quân đang ghi nhận mượn 23 tỷ đồng Tập đoàn Hoàng Quân.

Địa ốc Hoàng Quân đề nghị cấn trừ gần 122,89 tỷ đồng tiền thuế

Sau khi kiểm toán lưu ý về việc phát hành hoá đơn và kê khai, nộp thuế theo từng lần xuất hoá đơn của Cục thuế TP. HCM trong thời gian chờ giải quyết số thuế còn động, Địa ốc Hoàng Quân đã đưa ra giải trình về vấn đề này.

Cụ thể, Công ty cho biết nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên do Công ty đang thực hiện thủ tục để cấn trừ các khoản quyền lợi Công ty được hoàn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Chi tiết cấn trừ thuế, Địa ốc Hoàng Quân giải trình đã đề nghị cần trừ khoản được hoàn trả lại tiền sử dụng đất đã nộp cho Dự án Nhà ở xã hội HQC Plaza tại huyện Bình Chánh, TPHCM, số tiền gần 22,89 tỷ đồng, đồng thời đề nghị hoàn trả lại tiền đất tái định cư đối với Dự án Khu tái định cư Bến Lức khu 17 - Đô thị mới Nam thành phố, liên quan đến việc Công ty đã bàn giao 13.749,81 m2 đất tại dự án để UBND quận 8 bố trí tái định cư.

Ngoài ra, Công ty cũng đã có công văn gửi Tổng cục thuế, Cục thuế TP. HCM xin cần trừ tiền sử dụng đất, tiền tái định cư nêu trên, tiền thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ vào tiền nợ thuế với số tiền được hoàn ước tính khoảng 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm phát hành Báo cáo giải trình (29/08/2022), Địa ốc Hoàng Quân vẫn chưa được các cơ quan Nhà nước có liên quan giải quyết hoàn trả lại tiền, cần trừ tiền nợ thuế để Công ty tất toán nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

Theo Địa ốc Hoàng Quân, việc cấn trừ thuế sẽ tạo điều kiện để Công ty tập trung nguồn vốn triển khai các dự án nhà ở xã hội trong bối cảnh nguồn vốn hỗ trợ tín dụng của Nhà nước đối với nhà ở xã hội chưa được bố trí tiếp.

6 tháng đầu năm hoàn thành 9% kế hoạch lợi nhuận năm

Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Địa ốc Hoàng Quân ghi nhận doanh thu đạt 210,02 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 14,91 tỷ đồng, tăng 620,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 24,9% về còn 21,1%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 1,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,56 tỷ đồng lên 44,34 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 140,2%, tương ứng tăng thêm 11,41 tỷ đồng lên 19,55 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 21,6%, tương ứng giảm 4,44 tỷ đồng về 16,11 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 12,6%, tương ứng tăng thêm 3,34 tỷ đồng lên 29,84 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Trong năm 2022, Địa ốc Hoàng Quân đặt kế hoạch doanh thu 1.085 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 165 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 9% kế hoạch lợi nhuận năm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/8, cổ phiếu HQC tăng 20 đồng lên 4.860 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Địa ốc Hoàng Quân dự kiến cấn trừ nợ bằng tài sản dự án Nhà ở xã hội

Bộ Tài chính chuẩn bị mạnh tay quản chặt hoạt động kế toán, mạnh tay với chiêu trò “xào nấu” báo cáo tài chính

Sau gần 6 năm thực thi Luật Kế toán 2015, Bộ Tài chính nhìn nhận số lượng doanh nghiệp dịch vụ kế toán đăng ký hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ và phát sinh nhiều sai phạm như không tuân thủ quy định về quản lý tài chính, kế toán, “xào nấu” báo cáo tài chính để che giấu tình hình tài chính ở nhiều đơn vị…

Tính đến hết năm 2021 có 153 doanh nghiệp dịch vụ kế toán đăng ký hoạt động kinh doanh, tăng 3% so với năm 2020.

Trong dự thảo báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Luật Kế toán 2015 từ năm 2017 đến nay, Bộ Tài chính, đánh giá việc ban hành Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn trong gần 6 năm qua đã tạo cơ sở pháp lý để kế toán thực hiện vai trò là công cụ quản lý kinh tế quan trọng và chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế - tài chính - ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

Từ đó, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Với mục tiêu hội nhập kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, quy định của Luật Kế toán 2015 về cơ bản được quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán.

Kể từ khi triển khai Luật Kế toán, thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam đạt những kết quả đáng ghi nhận, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, theo bộ này, do mới bắt đầu thực hiện nên số lượng doanh nghiệp dịch vụ kế toán đăng ký hoạt động kinh doanh còn hạn chế về nghiệp vụ và quy mô còn khá nhỏ. Năm 2018 có 91 doanh nghiệp tăng 12,8% so với năm 2017; năm 2021 có 153 doanh nghiệp, tăng 3% so với năm 2020.

Mặc dù doanh nghiệp thành lập mới tăng qua từng năm nhưng số lượng khách hàng mới chỉ đạt con số 10.970 khách hàng trong năm 2020, tăng 48% so với năm 2019.

Về nguồn nhân lực kế toán, Bộ Tài chính nhìn nhận đội ngũ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề có trình độ chuyên môn, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp tốt.

Đối với nhân lực kế toán trong khu vực nhà nước, ngoài việc đáp ứng các tiêu chí chung trong lĩnh vực kế toán còn phải nắm vững các quy định về cơ chế tài chính đặc thù trong lĩnh vực tài chính công, các quy định về quản lý ngân sách nhà nước trong nước, các nguồn vốn cho vay, viện trợ, đầu tư công…

Số lượng người có chứng chỉ kế toán viên cho đến thời điểm tháng 12/2021 là 1.091 người, trong đó, có 419 người đang làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, chiếm 38% số người có chứng chỉ kế toán viên.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính chỉ rõ ý thức trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật của các đơn vị, của thủ trưởng các đơn vị kế toán, những người làm công tác kế toán ở các đơn vị chưa nghiêm, dẫn đến các hành vi không tuân thủ quy định về quản lý tài chính, kế toán, xảy ra các sai phạm cần phải xử lý.

“Các sai sót có thể phát sinh từ những nguyên nhân chủ quan, khách quan, việc thể hiện trách nhiệm đối với công tác kế toán dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí có những sai sót từ các lý do chủ quan của bản thân đơn vị kế toán và người đứng đầu đơn vị kế toán”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Trong bối cảnh các quy định pháp luật có liên quan thay đổi và phát sinh hàng loạt vướng mắc khác khi thực thi Luật Kế toán 2015, Bộ Tài chính cho rằng cần rà soát, nghiên cứu luật này, để đảm bảo quy định thống nhất, đồng bộ về giấy phép hành nghề, kinh doanh dịch vụ kế toán theo hướng đảm bảo sự tương đồng về yêu cầu, thủ tục, nghĩa vụ… của đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán…

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu xây dựng cơ chế phù hợp với đặc thù của lĩnh vực hoạt động nhằm tăng cường năng lực hoạt động của cơ quan quản lý, giám sát về kế toán. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp, đơn vị kế toán và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán.

Cùng với đó, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý phù hợp, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các đơn vị kế toán và các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và dịch vụ kế toán…

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính chuẩn bị mạnh tay quản chặt hoạt động kế toán, mạnh tay với chiêu trò “xào nấu” báo cáo tài chính - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

MSB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng

Việc thực hiện tăng vốn điều lệ được MSB thực hiện qua hai phương thức gồm phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và phát hành ESOP…

Ảnh minh hoạ

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo chấp thuận cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (mã chứng khoán: MSB) tăng vốn điều lệ thêm 4.725 tỷ đồng từ mức hiện tại 15.275 tỷ đồng.

Theo đó, MSB sẽ phát hành thêm tối đa 472.500.000 cổ phiếu thông qua hai kế hoạch. Thứ nhất, phát hành 458.250.000 cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 30% so với vốn điều lệ hiện tại. Thứ hai, phát hành 14.250.000 cổ phiếu cho người lao động (ESOP) theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2022.

Như vậy, tổng giá trị phát hành thêm theo mệnh giá là 4.725 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành dự kiến sau phát hành sẽ tăng lên 2 tỷ đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng.

Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần có thể sử dụng để tăng vốn điều lệ sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng lợi nhuận trước thuế của MSB đạt gần 3.336 tỷ đồng. Nếu không bao gồm khoản thu phí từ hợp đồng hợp tác bán Bancassurance với Prudential được tính vào quý 2/2021, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động lõi nửa đầu năm 2022 của MSB tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức lợi nhuận trên có được chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi. Trong đó, với thu nhập ngoài lãi, hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về 561 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ. Mảng đầu tư, mua bán chứng khoán cũng tăng tích cực, MSB ghi nhận lãi vượt trội hơn 660 tỷ đồng từ việc cơ cấu lại danh mục đầu tư trái phiếu chính phủ.

Mặt khác, thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm của MSB cũng tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.024 tỷ đồng. Với việc đưa tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 36,72%, MSB đã nâng biên lãi ròng (NIM) lũy kế 12 tháng đạt mức 4,05%.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng tính theo thông tư 11/2021/TT-NHNN dừng ở mức 1,1%. Các khoản nợ tái cơ cấu liên tục giảm và chỉ còn chiếm 2,15% tổng dư nợ tín dụng tại 30/6/2022. Riêng trái phiếu doanh nghiệp, MSB chỉ còn nắm giữ khoảng 3000 tỷ đồng.

Nhìn chung, từ việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay cũng như quản lý nợ, xây dựng kế hoạch tăng vốn hợp lý và sớm áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro, hệ số CAR của MSB đạt trên 12% và cũng là mốc cao nhất kể từ khi MSB áp dụng cách tính theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Diễn biến giá cổ phiếu MSB trong 3 tháng gần đây. Nguồn: Wichart

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MSB hồi phục khá tốt và hiện đang tích luỹ trong vùng giá 19.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá thị trường vào khoảng 31.000 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: MSB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Nóng: Hôm nay sẽ chính thức điều chỉnh room tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp cùng "ngóng"

Theo nguồn tin của Dân Việt, hôm nay Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức có văn bản điều chỉnh room tín dụng và tới “tay” các ngân hàng thương mại. Đây là văn bản mà cả ngân hàng và doanh nghiệp đều “nóng ruột” và ngóng chờ.

Ngân hàng thương mại được thông báo hạn mức tín dụng bổ sung trong hôm nay?

Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện một số ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại (chiều tối ngày 5/9), ngân hàng vẫn chưa nhận được thông tin chính thức nào về hạn mức room điều chỉnh.

“Hiện tại, vẫn còn im ắng lắm, chưa thấy thông tin chính thức từ Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh room tín dụng thế nào cho ngân hàng. Nhưng theo thông tin đã rò rỉ từ trước nghỉ lễ, ngân hàng được cấp thêm kha khá. Vì vậy, có khi vẫn phải ngồi đợi. Hy vọng Ngân hàng Nhà nước sớm có phân bổ hạn mức tín dụng bổ sung để ngân hàng có cơ sở cấp vốn cho khách hàng”, lãnh đạo một nhà băng lớn cho hay.

Còn theo một nguồn tin khác, chiều ngày 5/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thống nhất chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các trường hợp có văn bản đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu đã giao đầu năm.

Như vậy, nhiều khả năng trong ngày hôm nay 6/9 văn bản về điều chỉnh hạn mức tín dụng bổ sung sẽ chính thức “tới tay” các ngân hàng thương mại.

“Chúng tôi được thông tin, ngày hôm nay (6/9) sẽ có thông tin chính thức về room tín dụng, chậm thì có thể sang ngày 7/9”, đại diện một ngân hàng lớn chia sẻ với PV Dân Việt.

Nhiều khả năng các ngân hàng sẽ được thông tin về hạn mức tín dụng bổ sung vào hôm nay. (Ảnh: TN)

Trước đó, với định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 ở mức 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng ngân hàng trên 2 tiêu chí.

Thứ nhất, dựa vào kết quả xếp hạng từng ngân hàng theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52/2018 gồm vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường.

Hai là, xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí ngân hàng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng trong quá trình phân bổ, điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng.

Như vậy, các ngân hàng có khả năng được nới room cao là Vietcombank, MB, HDBank (nhận chuyển giao ngân hàng bắt buộc), VPBank, VietinBank, BIDV, Agribank, ACB,…

Mới đây, SSI Research cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3-5%, tùy vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.

Vốn vay ngày càng đắt đỏ

Không chỉ ngân hàng thương mại “ngóng” thông tin về nới room tín dụng, bản thân các doanh nghiệp cũng “nóng ruột” không kém, bởi mùa cao điểm sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa đã đến nhưng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn “chật vật” khi room tín dụng của các ngân hàng bị hạn chế.

Từ thực tế đó, hiện tượng một số ngân hàng tạm dừng cho vay mới một số lĩnh vực và nhóm khách hàng nổi lên từ tháng 4/2022. Căng thẳng này vẫn kéo dài cho đến nay.

Điều đáng nói, cùng với việc “cạn” room tín dụng, một số ngân hàng thương mại đã vô hình chung làm tăng lãi suất cho vay

Chia sẻ với PV, lãnh đạo ngân hàng cho biết ngân hàng ông phải áp dụng biện pháp kỹ thuật là tăng lãi suất cho vay thêm từ 0,5-1%/năm so với trước để hạn chế hồ sơ vay vốn đối với nhóm khách hàng cũ. Đối với nhóm khách hàng vay mới, do room tín dụng đã xài gần hết vì vậy việc cho vay đối với nhóm khách hàng này gần như không phát sinh. Ngân hàng ưu tiên cho vay mới với khách hàng nào chấp nhận trả lãi suất cao hơn.

Lãi suất cho vay tiếp tục tăng cao. (Ảnh: VCB)

Khảo sát của Dân Việt tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng cho thấy, so với trước lãi suất cho vay cũng đã tăng đáng kể.

Chẳng hạn, tại doanh nghiệp vật liệu xây dựng, lãi suất tính theo năm cũng đã tăng thêm 2 điểm % so với đầu năm. Hay như tại doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, đầu năm lãi vay doanh nghiệp phải trả là 6,2%/năm, tuy nhiên hiện tại lãi suất mà doanh nghiệp phải gánh lên tới 8%/năm.

Với doanh nghiệp bất động sản, bà Nguyễn Thanh Mai, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo cho biết: “Trong bối cảnh room tín dụng bị siết chặt, lãi suất đang có chiều hướng tăng nhẹ dần theo điều tiết của từng ngân hàng”.

Thống kê trên website của một số ngân hàng thương mại, lãi suất tham chiếu cho các khoản vay hiện nay cũng đã tăng lên so với đầu năm. Ví dụ như tại ABBank, lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ngân hàng này vào đầu tháng 7 là 8,3%/năm đến nay cũng đã lên tới 8,8%/năm, tương ứng tăng thêm 0,5 điểm %.

Theo giới phân tích, thời gian tới lãi suất huy động sẽ tăng nhanh khi hạn mức tăng trưởng tín dụng mới được cấp. Bên cạnh đó, từ 1/10, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn sẽ phải giảm từ 37% xuống 34%, kéo theo việc các ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn huy động dài hạn. Hai yếu tố này đẩy chi phí vốn bình quân của các ngân hàng cao hơn, kéo theo đó lãi suất cho vay tiếp tục tăng cao trong các tháng cuối năm.

Công ty chứng khoán KB (KBSV) cũng nhìn nhận lãi suất huy động sẽ nhích lên nửa cuối năm trước áp lực lạm phát và nhu cầu tín dụng hồi phục. Với kịch bản lạm phát tăng 3,8%, KBSV dự báo lãi suất huy động nhiều khả năng tăng 0,5-1%, đẩy lãi suất cho vay tăng khoảng 0,4 - 0,7%/năm.

Nguồn bài viết: Nóng: Hôm nay chính thức điều chỉnh room tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp cùng "ngóng"

BỐ ĐẺ CHỦ TỊCH MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ĐĂNG KÝ BÁN GẦN 2,4 TRIỆU CỔ PHIẾU

Ông Lê Văn Tam, bố ông Lê Văn Tân – Chủ tịch HĐQT – đăng ký bán toàn bộ 2.386.180 cổ phiếu (tỷ lệ 3,409%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/9 đến 7/10/2022.


https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/DownloadFile/18eb9386-212e-443f-962f-72979f2db65e?ridx=1615127674

AST có nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) thông báo về việc lưu ý Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco (Mã: AST) về khả năng hủy niêm yết.

HOSE đồng thời cũng có văn bản nhắc nhở doanh nghiệp này về khả năng hủy niêm yết đối với cổ phiếu AST.

Trong thông báo, HOSE cho biết, ngày 14/4/2022, Sở này đã ban hành Quyết định về việc chuyển cổ phiếu AST từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát đối do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ Taseco trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020 âm 49,01 tỷ đồng và năm 2021 là âm 118 tỷ đồng.

Nguồn: TH

Yêu cầu thanh tra thuế đột xuất Công ty Tân Tạo, chuyển công an nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm

Cụ thể, Tổng cục Thuế cho biết vừa qua có nhiều bài viết đưa tin về việc Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (Công ty Tân Tạo - mã chứng khoán ITA) điều chỉnh chỉ tiêu khoản phải thu khác đối với bà Maya Dangelas (Đặng Thị Hoàng Yến) trên bản đính chính báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 từ 1.973 tỉ đồng xuống 633 tỉ đồng. Trong đó có đặt nghi vấn về việc tiền mặt ở đâu để doanh nghiệp chuyển.

image

Bà Đặng Thị Hoàng Yến - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Tân Tạo - Ảnh: ITA

"Nhằm kịp thời xử lý trường hợp gian lận trong kê khai nộp thuế, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế TP.HCM thực hiện rà soát công tác quản lý thuế đối với Công ty Tân Tạo. Trong đó, Cục Thuế TP.HCM phải tập trung rà soát số liệu kê khai thuế của công ty với số liệu công ty công bố trên các website giao dịch chứng khoán, trong đó có trang web của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngoài ra phải kiểm tra xác minh số tiền mà công ty đã tạm ứng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến như thông tin báo đưa…, để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm (nếu có) và tránh thất thu cho ngân sách nhà nước", Tổng cục Thuế nhấn mạnh.

Tổng cục Thuế cũng cho biết căn cứ dữ liệu hệ thống quản lý thuế tập trung TMS, từ năm 2014 đến nay, Công ty Tân Tạo chưa được thanh tra, kiểm tra thuế. Do vậy Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tập trung đánh giá rủi ro trên cơ sở kết quả đánh giá để bổ sung công ty vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra đột xuất và thực hiện thanh tra, kiểm tra ngay để làm rõ thông tin rủi ro nêu trên, nếu có vi phạm pháp luật về thuế thì kịp thời xử lý theo quy định.

“Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Cục Thuế cần thực hiện phối hợp với các cơ quan có liên quan, đặc biệt là ngân hàng để xác minh việc thanh toán qua ngân hàng, giao dịch đáng ngờ. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm thì củng cố hồ sơ, chuyển cơ quan công an đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật”, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, đồng thời đề nghị Cục Thuế TP.HCM nghiêm túc thực hiện chỉ đạo nêu trên và báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Thuế trước ngày 30-9.

Đây là lần đầu tiên cơ quan thuế lên tiếng sau hàng loạt vụ lùm xùm liên quan đến Tân Tạo trong thời gian qua.

Trước đó Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo - Itaco (ITA) đã công bố báo cáo tài chính vào cuối tháng 7, trong đó nêu thông tin Tân Tạo tạm ứng cho chủ tịch hội đồng quản trị Maya Dangelas (tên mới của bà Đặng Thị Hoàng Yến) số tiền 1.936 tỉ đồng để tham gia dự án ở Mỹ, khiến dư luận xôn xao vì số tiền chuyển ra nước ngoài quá lớn.

Tuy nhiên, vào ngày 5-8, Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo công bố lại báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2022 vì lý do trước đó đã “hạch toán sai”.

Theo báo cáo mới được sửa này, chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến không tạm ứng 1.936 tỉ đồng cho việc tham gia dự án tại Mỹ, thay vào đó chỉ 633 tỉ đồng với mục đích “hợp đồng chuyển nhượng cổ phần” theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua vào ngày 29-4-2022.

Trước diễn biến trên, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ba lần yêu cầu Công ty Tân Tạo phải giải trình về vấn đề này nhưng Tân Tạo vẫn im lặng, dẫn đến cổ phiếu ITA của Công ty Tân Tạo bị cảnh báo.

Nguồn: Tuổi trẻ

1 Likes

Bộ Tài chính yêu cầu giám sát chặt chẽ các mã chứng khoán có thanh khoản lớn và bất thường

Bộ Tài chính vừa ban hành chỉ thị 02 yêu cầu tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán. Đặc biệt có yêu cầu về giám sát, kiểm tra hoạt động đăng ký niêm yết, thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu giám sát chặt chẽ các mã chứng khoán có thanh khoản lớn, diễn biến bất thường, tăng giảm liên tiếp, đột biến.

Theo đó, tại Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 05/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tăng cường công tác giám sát thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh; Giám sát chặt chẽ các mã chứng khoán có thanh khoản lớn, diễn biến bất thường, tăng giảm liên tiếp, đột biến, giá trị cổ phiếu không phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Thanh tra, kiểm tra xử lý quỹ đầu tư trái phép, quỹ không hoạt động để rút giấy phép và xử lý theo quy định pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nghiên cứu, đề xuất xây dựng bộ tiêu chí cảnh báo cũng như tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng trí tuệ nhân tạo chủ động phân tích, cảnh báo sớm hoạt động bất thường của các tài khoản giao dịch, các nhóm các tài khoản có dấu hiệu liên kết, cùng thời điểm liên tục mua vào bán ra tạo thanh khoản ảo, đẩy giá trục lợi. Đồng thời, chủ động theo dõi chặt chẽ các tài khoản này và khẩn trương báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính để phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an để xử lý, trong trường hợp cần thiết đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giám sát dòng tiền, đặc biệt là việc rút tiền, chuyển tiền số lượng lớn.

Giao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ động thanh tra, giám sát việc phát hành tăng vốn của các công ty đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán, phối hợp các Sở Giao dịch Chứng khoán tăng cường hơn nữa việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư về các hiện tượng bất thường trên thị trường; có cơ chế công bố thông tin, phân tích về hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp có mã chứng khoán đang được giao dịch bất thường, đột biến.

Tại Chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẩn trương đề xuất với Bộ Tài chính nhu cầu tăng cường cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát tương xứng với quy mô và sự phát triển của thị trường, đảm bảo hiệu quả công tác thanh kiếm tra để đáp ứng được định hướng quyết tâm minh bạch hóa, lành mạnh hóa thị trường chứng khoán.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính yêu cầu giám sát chặt chẽ các mã chứng khoán có thanh khoản lớn và bất thường | Fili

Bộ Tài chính chỉ đạo tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo ổn định thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính giao Uỷ ban Chứng khoán thẩm định chặt chẽ các hồ sơ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp, đặc biệt lưu ý các công ty có hiện tượng tăng vốn nhanh, các công ty mới thành lập…

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có Chỉ thị số 02/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, ổn định thị trường chứng khoán.

Theo Bộ Tài chính, trước tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng đầu năm 2022 có nhiều biến động bất thường, cơ quan này đã chỉ đạo, yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dấu hiệu bất thường trên thị trường để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm; khẩn trương chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để phối hợp xác minh, điều tra, xử lý theo quy định các trường họp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Diễn biến thị trường thời gian gần đây cho thấy, những chỉ đạo của Bộ Tài chính bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển ổn định, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết triệt để các vấn đề, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chính sách, hạn chế tối đa lỗ hổng chính sách tạo cơ hội cho các hành vi vi phạm…

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CHẶT CHẼ

Cụ thể, về kiểm tra hoạt động đăng ký niêm yết, thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp, Bộ Tài chính giao Uỷ ban chứng khoán chỉ đạo các Sở Giao dịch Chứng khoán tăng cường giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, thành viên giao dịch.

Thẩm định chặt chẽ các hồ sơ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp, chú trọng kiểm soát chất lượng, đảm bảo tính chính xác của hồ sơ, đặc biệt lưu ý các công ty có hiện tượng tăng vốn nhanh, các công ty mới thành lập, doanh thu chưa tương xứng với quy mô vốn, chưa có sản phẩm, định hướng kinh doanh rõ ràng…

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, của các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ niêm yết. Kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tùy theo mức độ vi phạm; có biện pháp xử phạt nghiêm khắc, có tính răn đe như: rút giấy phép hành nghề, đình chi kinh doanh… đồng thời khẩn trương chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra đối với các hành vi cố tình vi phạm, góp phần tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp lợi dụng để qua mắt cơ quan quản lý tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính giao Cục quản lý giám sát kế toán, kiểm toán chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán xem xét, phân công lại nhiệm vụ quản lý các công ty kiểm toán có lợi ích công chúng theo hướng chuyên môn hóa, tách biệt cơ quan xây dựng chính sách với cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện việc tuân thủ chính sách pháp luật.

Giao Uỷ ban Chứng khoán chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ, Tổng cục Thuế nghiên cứu, đề xuất với Ngân hàng Nhà nước các giải pháp giám sát chặt chẽ quá trình tăng vốn, góp vốn, chuyển nhượng vốn của các công ty đại chúng để đảm bảo hoạt động này diễn ra nghiêm túc, thực chất, theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng tăng vốn ảo, chuyển tiền lòng vòng, tiền thu được từ quá trình thay đổi cơ cấu vốn sử dụng không đúng mục đích đăng ký, giám sát chặt chẽ hiện tượng chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông chi phối lợi dụng vai trò điều hành doanh nghiệp rút lại khoản tiền đi vay khi thực hiện nghĩa vụ góp vốn…

GIÁM SÁT NHỮNG MÃ CÓ HIỆN TƯỢNG ĐỘT BIẾN

Cụ thể, về giám sát giao dịch chứng khoán, Bộ Tài chính giao Uỷ ban Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tăng cường công tác giám sát thị trường chứng khoán cơ sở và phái sinh.

Theo đó, giám sát chặt chẽ các mã chứng khoán có thanh khoản lớn, diễn biến bất thường, tăng giảm liên tiếp, đột biến, giá trị cổ phiếu không phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý quỹ đầu tư trái phép, quỹ không hoạt động để rút giấy phép và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính giao Trung tâm lưu ký chứng khoán nghiên cứu, đề xuất xây dựng bộ tiêu chí cảnh báo cũng như tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng trí tuệ nhân tạo chủ động phân tích, cảnh báo sớm hoạt động bất thường của các tài khoản giao dịch, các nhóm tài khoản có dấu hiệu liên kết, cùng thời điểm mua vào bán ra tạo thanh khoản ảo, đẩy giá trục lợi.

Chủ động theo dõi chặt chẽ các tài khoản này và khẩn trương báo cáo Uỷ ban Chứng khoán, Bộ Tài chính để phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an để xử lý. Trong trường hợp cần thiết đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giám sát dòng tiền, đặc biệt là việc rút tiền, chuyển tiền số lượng lớn.

Bộ Tài chính cũng giao Uỷ ban Chứng khoán chủ động thanh tra, giám sát việc phát hành tăng vốn của các công ty đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán, phối hợp với các Sở Giao dịch Chứng khoán tăng cường hơn nữa việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư về các hiện tượng bất thường trên thị trường. Song song, sẽ có cơ chế công bố thông tin, phân tích về hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp có mã chứng khoán đang được giao dịch bất thường, đột biến.

XÂY DỰNG KHUNG BÁO CÁO CHUNG

Về giám sát hoạt động của các công ty thành viên thị trường, Bộ Tài chính giao Uỷ ban Chứng khoán chủ trì xây dựng khung báo cáo và các tiêu chí liên quan, trên cơ sở đó yêu cầu các công ty chứng khoán cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động trong thời gian qua, đặc biệt tập trung vào một số nghiệp vụ như tự doanh, cấp margin, tư vấn môi giới đầu tư, bảo lãnh phát hành trái phiếu, cũng như tình hình tăng vốn rất mạnh trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022.

Trên cơ sở báo cáo của các công ty chứng khoán, giao Uỷ ban Chứng khoán chủ trì phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh tính chính xác của báo cáo, phân tích số liệu để từ đó chỉ ra những dấu hiệu bất thường (nếu có) trong hoạt động của các công ty chứng khoán.

Xem xét có hay không việc một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng, cấu kết với công ty chứng khoán để thao túng, làm giá cổ phiếu cũng như tư vấn, lách luật phân phối trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh đề nghị các cơ quan chủ động tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của các thành viên thị trường và đồng thời đề xuất bổ sung trách nhiệm, xem xét giới hạn một số nghiệp vụ của các công ty chứng khoán nhằm hạn chế tình trạng tăng trưởng nóng, thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng bền vững, an toàn.

Nguồn bài viết: Bộ Tài chính chỉ đạo tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo ổn định thị trường chứng khoán - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 7-9: Mỹ báo cho Nga chuyện thử tên lửa; Ông Biden mở lời gặp ông Tập

TTO - Nga phản bác thông tin mua đạn dược từ Triều Tiên để bổ sung kho dự trữ; Cam kết giải quyết “bão giá” của tân Thủ tướng Anh Lizz Truss; Động thái lạ của Mỹ trước giờ thử tên lửa hạt nhân… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 7-9.

Tin thế giới 7-9: Mỹ báo cho Nga chuyện thử tên lửa; Ông Biden mở lời gặp ông Tập - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) ngồi cùng các tướng lĩnh cấp cao của quân đội Nga, giám sát cuộc tập trận Vostok-2022 ngày 6-9 - Ảnh: REUTERS

  • Nga phản bác thông tin mua hàng triệu quả rocket, đạn dược từ Triều Tiên. Theo đánh giá của tình báo Mỹ, Nga có thể đang mua hàng triệu viên đạn, rocket và đạn pháo từ Triều Tiên để bổ sung cho kho dự trữ đang dần cạn kiệt vì chiến sự ở Ukraine.

Việc mua bán hiện vẫn chưa được chốt nhưng theo người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby, điều này cho thấy những khó khăn mà Nga phải đối mặt sau nhiều tháng bị phương Tây trừng phạt kinh tế và công nghệ.

Chưa có dấu hiệu nào cho thấy các vũ khí của Triều Tiên đã tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine hay Trung Quốc đang ủng hộ và bắt tay với Bình Nhưỡng, ông Kirby lưu ý thêm. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vassily Nebenzia, đã bác bỏ các thông tin mà ông mô tả là sai lệch.

*** Tân Thủ tướng Anh Lizz Truss cam kết khẩn trương giải quyết “bão giá”.** Trong bài phát biểu đầu tiên bên ngoài dinh thự thủ tướng Anh ngày 6-9 (giờ Anh), bà Truss cho biết nội các mới sẽ thực hiện ba ưu tiên là cắt giảm thuế để thúc đẩy nền kinh tế, kìm giá năng lượng đang tăng và rà soát giá dịch vụ y tế công.

Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh, bà Truss cũng đã có một số cuộc điện đàm với lãnh đạo nước ngoài như Mỹ, Ukraine trong cùng ngày 6-9. Trong đó bà bày tỏ sự ủng hộ với Ukraine và hứa sẽ thăm nước này khi cần thiết.

Tin thế giới 7-9: Mỹ báo cho Nga chuyện thử tên lửa; Ông Biden mở lời gặp ông Tập - Ảnh 2.

Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III - Ảnh: Military.com

*** Mỹ có động thái lạ trước màn thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.** Ngày 6-9, quân đội Mỹ thông báo sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III không mang đầu đạn vào sáng sớm 7-9 (giờ Mỹ).

Đây là đợt phóng thử thứ hai của Mỹ trong 2 tháng qua trong bối cảnh nước này đang có căng thẳng với cả Nga và Trung Quốc. Quân đội Mỹ xác nhận đã báo cho Nga về kế hoạch thử tên lửa, điều mà Hãng tin Reuters gọi là điều khác lạ.

“Tuyên bố công khai trước vụ phóng là một điều bất thường. Lầu Năm Góc chưa bao giờ nói về các vụ phóng tên lửa cho đến khi sự việc đã xong”, Reuters lưu ý.

*** Liên Hiệp Quốc thúc giục Nga, Ukraine cùng phi quân sự hóa nhà máy Zaporozhzhia.** Ngày 7-9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi cả Nga và Ukraine cùng ngừng pháo kích vào các vị trí xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporozhzhia của Ukraine nhưng Nga đang kiểm soát.

Ông thúc giục hai bên đàm phán về chu vi an toàn xung quanh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất hai bên. “Nga cần rút tất cả binh sĩ và thiết bị ra khỏi vành đai an toàn, Ukraine cũng cần cam kết sẽ không đưa quân đội vào Zaporozhzhia sau khi Nga đi”, ông Guterres nêu giải pháp.

  • Tiêm tăng cường mỗi năm sẽ ngăn biến thể mới của SARS-CoV-2? Bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho rằng để ngăn virus corona gây COVID-19 (SARS-CoV-2) tiếp tục biến đổi, người dân có thể cần phải tiêm tăng cường mỗi năm như tiêm vắc xin cúm.

Những người cao tuổi và suy giảm miễn dịch có thể cần phải tiêm với tần suất cao hơn người bình thường, theo ông Fauci. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ Rochelle Walenksky tính toán nếu tỉ lệ tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 tương tự tỉ lệ tiêm vắc xin cúm hằng năm, Mỹ có thể tránh được khoảng 100.000 ca nhập viện và 9.000 ca tử vong.

Làm điện mặt trời trong sa mạc

goc anh ngay 6

Ảnh: John Moore/Getty

Trong hình là ngọn tháp của nhà máy điện mặt trời Cerro Dominador nằm trong sa mạc Atacama, một trong những nơi khô nhất trên Trái đất, tại thị trấn Maria Elena, Chile. Chile đặt mục tiêu tới năm 2025 có 20% tổng nhu cầu năng lượng cả nước là năng lượng tái tạo.

*** Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn gặp trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.** “Nếu ông ấy đến hội nghị G20 ở Bali (Indonesia), tôi chắc chắn sẽ đi gặp ông ấy”, Tổng thống Biden trả lời báo chí khi được hỏi về sự kiện dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Hai nhà lãnh đạo đã hội đàm trực tuyến hồi cuối tháng 7, ngay trước khi quan hệ leo thang căng thẳng vì chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Chính quyền Biden được cho là đang muốn thúc đẩy một cuộc gặp trực tiếp giữa ông Biden với ông Tập để giảm căng thẳng về Đài Loan, thương mại và một loạt vấn đề khác.

*** Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Nhật Bản bị tấn công.** Trung tâm sẵn sàng ứng phó sự cố và chiến lược an ninh mạng quốc gia Nhật xác nhận cổng thông tin điện tử e-Gov của chính phủ nước này đã bị tin tặc tấn công ngày 6-9 theo hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).

Bộ Các vấn đề nội vụ và truyền thông cũng cho biết việc truy cập cổng thông tin thuế địa phương eLTAX cũng bị tắc nghẽn. Nhóm tin tặc Killnet đã đăng một thông báo trên nền tảng ■■■■■■■■ tuyên bố thực hiện vụ tấn công này.

*** Quan chức Nga chỉ định suýt bỏ mạng vì nổ xe ở Ukraine.** Ông Artyom Bardin, người được Nga chỉ định đứng đầu thành phố Berdiansk của UKraine nhưng hiện do Nga kiểm soát, suýt mất mạng trong một vụ nổ xe ngày 6-9.

Thông tin ban đầu nói ông này đã chết vì mất máu nhiều, tuy nhiên giới chức Berdiansk (cũng do Nga chỉ định) sau đó đính chính rằng ông Bardin vẫn đang chiến đấu giành giật sự sống và bị mất một chân.

HIện Ukraine chưa lên tiếng bình luận trước các cáo buộc của giới chức thân Nga ở Berdiansk. Hôm 30-8, một người từng thuộc đảng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng sau đó theo Nga để làm quan chức vùng Kherson đã bị bắn chết.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 7-9: Mỹ báo cho Nga chuyện thử tên lửa; Ông Biden mở lời gặp ông Tập - Tuổi Trẻ Online

Giá thép hôm nay 7/9: Giá thép và quặng sắt đồng loạt tăng mạnh

Giá thép hôm nay 7/9 ghi nhận giá thép thế giới tiếp tục tăng lên mức 3.677 Nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt cũng tăng 3%.

Cụ thể, giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng lên mức 3.677 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng 63,5% Fe giao tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc ngày 7/9 tăng hơn 3% so với cuối tuần trước và giao dịch ở 101 USD/tấn, đảo chiều sau khi liên tục giảm từ ngày 25/8. Tuy nhiên, giá mặt hàng này vẫn đang sát mức thấp nhất gần 10 tháng.

Giá thép hôm nay 7/9: Giá thép và quặng sắt đồng loạt tăng mạnh

Giá quặng giao tháng 1 trên sàn Đại Liên, Trung Quốc là 100 USD/tấn, tăng 4% so với cuối tuần trước. Giá mặt hàng này từng mất mốc 100 USD/tấn và xuống thấp nhất 5 tuần vì các biện pháp phong tỏa, phòng chống Covid-19 khiến nhu cầu đi xuống.

Giá thép hôm nay 7/9: Giá thép và quặng sắt đồng loạt tăng mạnh
Diễn biến giá quặng 63,5% Fe tại Trung Quốc

Giá một số kim loại màu cũng tăng. Nickel là 176.116 nhân dân tệ/tấn (25.397 USD/tấn), tăng 5,7% so với cuối tuần trước. Giá nhôm là 18.436 nhân dân tệ/tấn (2.658 USD/tấn), tăng 1,6%. Bạc là 4.178 nhân dân tệ/tấn (602 USD/tấn), tăng 0,8%.

Thép trong nước giữ giá sau phiên tăng mạnh 810.000 tấn ngày 31/8

Giá thép trong nước ngày 7/9 vẫn đà đi ngang với phiên tăng cao nhất 810.000 đ/tấn tình từ mốc bật tăng trở lại ngày 31/8, chấm dứt gần 4 tháng với 15 phiên giảm liên tiếp.

Như vậy, sau 15 phiên giảm liên tiếp từ 11/5, thép trong nước đã đồng loạt đổi chiều tăng sốc, tăng cao nhất lên tới 810.000 đồng/tấn.

Giá thép tại miền Bắc

Cụ thể, tại miền Bắc, thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 260.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này là 14,63 triệu đồng/tán và 15,28 triệu đồng/tấn.


Bảng giá thép miền Bắc

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 430.000 đồng/tấn và 220.000 đồng/tấn lên 14,57 triệu đồng/tấn và 15,02 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 600.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 14,64 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn.

Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn sau khi cùng tăng 300.000 đồng/tấn.

Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 14,62 triệu đồng/tấn và 15,17 triệu đồng/tấn sau khi tăng 210.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.

Còn với Pomina, CB240 và D10 CB300 tăng 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn lên 15,08 triệu đồng/tấn và 15,79 triệu đồng/tấn.

Công ty Gang thép Tuyên Quang là đơn vị tăng giá cao nhất với mức tăng lần lượt 500.000 đồng/tấn và 810.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 14,64 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.

Tương tự miền Bắc, thép Hòa Phát đồng loạt tăng giá với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 lên 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm xuống còn 15.280 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 14.340 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 lên mức 14.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg.

Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện có giá 15.080 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.790 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung


Bảng giá thép miền Trung

Thép Hòa Phát điều chỉnh tăng nhẹ giá bán, dòng thép cuộn CB240 tăng 250 đồng, ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 50 đồng, có giá 15.280 đồng/kg.

Thép Việt Đức không có biến động, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.250 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 tăng 300 đồng lên mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg - tăng 80 đồng.

Thép Pomina tăng giá trở lại, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.080 đồng/kg - tăng 200 đồng; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.790 đồng/kg - tăng 210 đồng.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 tăng 3300 đồng lên mức 14.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.090 đồng/kg - tăng 110 đồng.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 từ mức 14.670 đồng/kg tăng 210 đồng, hiện có giá 14.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.690 đồng/kg - tăng 410 đồng.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 tăng 270 đồng, lên mức 14.210 đồng/kg; tương tự, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg - tăng 170 đồng.

Nguồn bài viết: Giá thép hôm nay 7/9: Giá thép và quặng sắt đồng loạt tăng mạnh

Khủng hoảng thiếu điện buộc EU sẽ phải tìm kiếm nguồn thép rẻ ở châu Á gồm Việt Nam?

Với việc EU sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, người mua thép EU sẽ cần tìm kiếm các nguồn thép rẻ hơn ở châu Á, bao gồm Việt Nam…

Ảnh minh họa.

Sau một thời gian đi xuống, ở các thị trường nước ngoài, trong hai tháng trước đà giảm giá thép dường như đã chững lại. Chênh lệch giá HRC VN-Mỹ và VN-EU ổn định lần lượt ở mức 330-380 USD/tấn và 200-250 USD/tấn trong bốn tuần qua.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chứng khoán Rồng Việt, giá ít có dấu hiệu đi lên trở lại, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại chậm chạp và nỗi lo suy thoái ở các nước phương Tây.

Trong những tuần gần đây, việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu đã khiến giá điện ở châu Âu tăng vọt. Để đối phó với tình trạng trên, một số nhà máy thép trong khu vực đã cắt giảm một phần hoặc ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất. Các nhà máy cũng đang chào các mức giá bán cao hơn nhưng người mua vẫn duy trì trạng thái quan sát do nhu cầu tiêu dùng cuối cùng yếu.

Giá điện tăng vọt có thể tiếp tục làm giảm nhu cầu. Do đó, các nhà đầu tư không nên quá phấn khích trước một sự tăng giá do chi phí đẩy vào lúc này.

Tuy nhiên, theo VDSC, lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của EU áp dụng từ tháng 12 sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điện trong khu vực. Với việc EU sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, người mua thép EU sẽ cần tìm kiếm các nguồn thép rẻ hơn ở châu Á, bao gồm Việt Nam, khi nhu cầu ở EU phục hồi.

Tại thị trường trong nước, sau khi giảm liên tục trong bốn tháng qua, giá thép xây dựng của các nhà máy đã bắt đầu tăng vào tuần cuối cùng của tháng 8 trong khi HSG là nhà sản xuất tôn mạ đầu tiên nâng giá bán kể từ đầu tháng 9. Mặc dù mức tăng 150-200 đồng/kg không đáng kể so với mức giảm giá thời gian qua nhưng động thái này đã kích thích các nhà phân phối mua hàng trở lại, theo trang theo dõi thị trường giathepton.com. Các nhà sản xuất thép phẳng khác, có thể sẽ có cùng diễn biến giá bán và tiêu thụ.

Về tình hình tiêu thụ, do yếu tố mùa vụ nên tháng 7 và tháng 8 thường là mùa thấp điểm tiêu thụ thép nên càng tạo áp lực lên giá thép. Mặc dù tiêu thụ tôn mạ trong nước có thể được khuyến khích do giá tăng lên từ tháng 9, VDSC vẫn giữ quan điểm thận trọng về mức tăng giá và sản lượng của từng nhà sản xuất, do nhu cầu từ nước ngoài vẫn trầm lắng và các nhà sản xuất sẽ phải cạnh tranh để giải quyết lượng hàng tồn kho giá cao trong Q2.

Nhiều nhà sản xuất tôn mạ đã tăng dự trữ HRC trong giai đoạn đầu cuộc chiến tranh Nga-Ukraine tháng 3 và tháng 4 khi giá thép tăng vọt, với dự báo rằng chiến tranh sẽ gây ra tình trạng thiếu thép và nguyên liệu sản xuất thép.

Trên cơ sở đó, VDSC đưa ra triển vọng ảm đạm cho lợi nhuận của các nhà sản xuất thép phẳng trong Qúy 3 trước khi áp lực dịu bớt từ Qúy 4/2022.

Nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến giá HRC giảm và nhu cầu ở nước ngoài trầm lắng kể từ tháng 4 và tháng 5. Sức tiêu thụ sẽ phụ thuộc rất lớn vào thị trường trong nước, ít nhất là đến cuối năm. Cạnh tranh mạnh hơn trong một thị trường quy mô nhỏ dường như hạn chế khả năng tăng giá bán, do đó hạn chế khả năng phục hồi biên lợi nhuận.

“So với Q2, lượng tiêu thụ trong tháng 7, tháng 8 giảm kết hợp với tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc âm có thể dẫn đến việc ghi nhận lỗ trong Qúy 3. Các điều kiện thị trường tích cực được kỳ vọng sẽ được củng cố hơn trong Qúy 4, do đó giảm áp lực lên lợi nhuận”, VDSC kỳ vọng.

Nguồn bài viết: Khủng hoảng thiếu điện buộc EU sẽ phải tìm kiếm nguồn thép rẻ ở châu Á gồm Việt Nam? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin “nóng” từ Ngân hàng Nhà nước: Chính thức điều chỉnh tín dụng, 15 ngân hàng được nới room

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức gửi văn bản điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và gửi các tổ chức tín dụng này. Theo đó, 15 ngân hàng được nới room tín dụng với mức từ 3 - 5%.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông tin về kết quả điều hành tín dụng và định hướng những tháng cuối năm 2022.

Đến ngày 26/8/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 9,91%

Theo NHNN, từ đầu năm 2022, lạm phát thế giới tăng nhanh do giá nhiều hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới leo thang bắt nguồn từ xung đột Nga-Ukraine và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Áp lực lạm phát tăng cao trên toàn cầu tác động đến cuộc sống người dân và nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia, khiến hầu hết các NHTW lớn trên thế giới đều thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Ở trong nước, với thực tiễn nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào tín dụng của hệ thống ngân hàng, nên để điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong những năm qua, NHNN đã nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu tín dụng định hướng hàng năm và điều chỉnh theo tình hình thực tiễn, qua đó đã góp phần đắc lực vào kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Theo đánh giá của WB, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới (đến cuối năm 2021 tỷ lệ này đã đạt 124%) là mức cảnh báo Việt Nam về rủi ro bất ổn vĩ mô tiềm ẩn.

NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. (Ảnh: ABB)

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2022, để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5%, lạm phát bình quân khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 (Chỉ thị 01), NHNN tiếp tục điều hành giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD theo định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Theo đó, NHNN đã thông báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD trên cơ sở: Kết quả xếp hạng từng TCTD theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung); Xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro,…

Đến ngày 26/8/2022, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua.

Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với chỉ đạo tại Chỉ thị 01.

NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Cũng theo NHNN, việc thông báo và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các TCTD theo quy định của NHNN tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đồng thời khuyến khích các TCTD nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Căn cứ kết quả xếp hạng mới nhất theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN, tình hình hoạt động của các TCTD trong năm 2022, diễn biến thị trường và định hướng từ đầu năm tại Chỉ thị 01, NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các TCTD có đề nghị và có thông báo gửi các TCTD này. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về hạn mức tăng trưởng tín dụng bổ sung cụ thể cho từng ngân hàng không được Ngân hàng Nhà nước công bố.

Dự báo trước đó, nhiều ngân hàng được bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng thêm 3%.

Theo nguồn tin trước đó của Dân Việt, trong tháng 9 NHNN có thể sẽ điều chỉnh room tín dụng cho khoảng 3% - 5% cho 15 ngân hàng đã niêm yết. Trong đó, Vietcombank và MB là các ngân hàng sẽ được cấp hạn mức bổ sung cao nhất lần lượt 5% và 4%.

Các ngân hàng còn lại có thể được cấp thêm khoảng 3% gồm: BIDV, VietinBank, ACB, HDBank, SHB, Sacombank, VPBank, LienVietpostBank, MSB, Seabank, Eximbank,VIB và OCB.

Ngoài ra, Agribank theo tìm hiểu của Dân Việt cũng có trong lần điều chỉnh room tín dụng này của Ngân hàng Nhà nước.

Mới đây, SSI Research cũng cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3-5%, tùy vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.

NHNN cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành theo các nội dung đã đề ra tại Chỉ thị 01, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Nguồn bài viết: Tin "nóng" từ Ngân hàng Nhà nước: Chính thức điều chỉnh tín dụng, 15 ngân hàng được nới room

Bầu Đức bị “thổi bay” hơn 100 tỷ đồng sau khi HAGL công bố thông tin bất thường

Sau khi CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - HAG) công bố thông tin bất thường về việc bảo lãnh nợ cho công ty con với ngân hàng, khối tài sản của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã bị thổi bay hơn 100 tỷ đồng.**

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giao dịch giằng co trong phiên 06/09. Kết phiên giao dịch, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng chỉ 0,05 điểm đóng cửa ở 1.277,4 điểm. Chỉ số HN-Index cũng chỉ tăng 0,45 điểm tương đương 0,15% đóng cửa ở 293,27 điểm. Trong khi đó, UpCom-Index ghi nhận mức giảm 0,14 điểm để đóng cửa ở mức giá 91,64 điểm.

Trái ngược với mức tăng 0,05 điểm của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 6/9, nhóm ngành chăn nuôi lại diễn biến tiêu cực. Theo đó, HAG lao dốc 3,86%, DBC giảm mạnh 3,08%, HNG giảm 2,09%…

Đà lao dốc của HAG trong phiên giao dịch ngày 6/9 đến sau khi doanh nghiệp do bầu Đức làm Chủ tịch Hội đồng quản trị công bố thông tin bất thường về việc HĐQT thông qua bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai tại VPBank.

Theo đó, nội dung bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ của Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai (Hưng Thắng Lợi Gia Lai) được điều chỉnh theo phương thức cấp hạn mức/thấu chi trong thời hạn 6 tháng theo quy định tại hợp đồng cấp hạn mức/hợp đồng cho vay hạn mức thấu chi hoặc các hình thức thoả thuận khác được ký giữa Hưng Thắng Lợi Gia Lai và VPBank.

Khối tài sản của bầu Đức bị thổi bay 160 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 6/9

Trước đó, ngày 14/3/2022, HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cũng thông qua nghị quyết bảo lãnh cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai được vay khoản tín dụng trị giá 400 tỷ đồng tại VPBank để doanh nghiệp này bổ sung vốn lưu động.

Đây không phải lần đầu công ty của Bầu Đức bảo lãnh toàn bộ khoản vay của Hưng Thắng Lợi Gia Lai. Hồi tháng 7/2022, HAG từng công bố thông tin bất thường về việc HĐQT thông qua nghị quyết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của Hưng Thắng Lợi Gia Lai tại Sacombank chi nhánh Gia Lai với hạn mức tín dụng là 500 tỷ đồng.

Đà giảm của cổ phiếu HAG trong phiên giao dịch ngày 6/9 cũng thổi bay hàng trăm tỷ đồng trong khối tài sản của bầu Đức. Cụ thể, với việc đang nắm giữ gần 320 triệu cổ phiếu HAG, khối tài sản của bầu Đức ghi nhận mức giảm 160 tỷ đồng. Với mức giảm này, bầu Đức là một trong 3 người bị giảm tài sản mạnh nhất trong phiên giao dịch ngày 6/9 sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng và tỷ phú Trần Đình Long.

Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch ngày 6/9, khối tài sản bầu Đức đang trực tiếp nắm giữ có giá trị hơn 3.983 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 7/9, chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá hị trường vẫn giao dịch thiếu lực cầu hỗ trợ gần vùng cản 1.280 điểm của VN-Index và 1.300 điểm của VN30-Index. Hơn nữa, dòng tiền luân chuyển nhanh trong thị trường, đồng thời áp lực chốt lời cũng có xu hướng gia tăng rõ ràng hơn.

Với động thái chủ động của phe gấu trong phiên 6/9, dự kiến áp lực bán có khả năng sẽ lan rộng và khiến thị trường lùi bước ra trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng kỳ vọng dòng tiền hỗ trợ sẽ hoạt động tích cực trở lại khi VN-Index chỉnh về 1.270 điểm.

Chuyên gia của CTCK BIDV (BSC) nhận định kết phiên giao dịch ngày 6/9, chỉ số VN-Index hình thành cây nến với bóng nến trên dài thứ tư liên tiếp, cho thấy lực cản tại vùng 1.285-1.290 điểm khá lớn.

Theo BSC trong những phiên tới, nếu không có yếu tố dòng tiền thì chỉ số có lẽ sẽ vẫn tiếp tục tích lũy quanh vùng 1.270-1.280 điểm.

Trong khi đó, chuyên gia của CTCK Yuanta Việt Nam nhận định VN-Index có thể sẽ còn đi ngang trong vùng giá 1.260 – 1.285 điểm trong phiên giao dịch 07/09. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên tăng giảm đan xen. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn bi quan với diễn biến hiện tại, điểm tích cực là mức giảm của chỉ báo tâm lý không quá lớn cho nên các nhà đầu tư không còn tỏ ra quá bi quan với diễn biến hiện tại.

Nguồn: 24h

Tin “nóng” từ Ngân hàng Nhà nước: Chính thức điều chỉnh tín dụng, 15 ngân hàng được nới room

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông tin về kết quả điều hành tín dụng và định hướng những tháng cuối năm 2022.

Đến ngày 26/8/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 9,91%

Theo NHNN, từ đầu năm 2022, lạm phát thế giới tăng nhanh do giá nhiều hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới leo thang bắt nguồn từ xung đột Nga-Ukraine và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Áp lực lạm phát tăng cao trên toàn cầu tác động đến cuộc sống người dân và nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô tại nhiều quốc gia, khiến hầu hết các NHTW lớn trên thế giới đều thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Ở trong nước, với thực tiễn nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào tín dụng của hệ thống ngân hàng, nên để điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong những năm qua, NHNN đã nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu tín dụng định hướng hàng năm và điều chỉnh theo tình hình thực tiễn, qua đó đã góp phần đắc lực vào kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Theo đánh giá của WB, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới (đến cuối năm 2021 tỷ lệ này đã đạt 124%) là mức cảnh báo Việt Nam về rủi ro bất ổn vĩ mô tiềm ẩn.

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2022, để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5%, lạm phát bình quân khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 (Chỉ thị 01), NHNN tiếp tục điều hành giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD theo định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Theo đó, NHNN đã thông báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD trên cơ sở: Kết quả xếp hạng từng TCTD theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung); Xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro,…

Đến ngày 26/8/2022, tín dụng tăng 9,91% so với cuối năm 2021, là mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua.

Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, trong khi tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với chỉ đạo tại Chỉ thị 01.

NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Cũng theo NHNN, việc thông báo và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các TCTD theo quy định của NHNN tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN và đảm bảo góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đồng thời khuyến khích các TCTD nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Căn cứ kết quả xếp hạng mới nhất theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN, tình hình hoạt động của các TCTD trong năm 2022, diễn biến thị trường và định hướng từ đầu năm tại Chỉ thị 01, NHNN đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các TCTD có đề nghị và có thông báo gửi các TCTD này. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về hạn mức tăng trưởng tín dụng bổ sung cụ thể cho từng ngân hàng không được Ngân hàng Nhà nước công bố.

Theo nguồn tin của Dân Việt, NHNN có thể sẽ điều chỉnh room tín dụng cho 15 ngân hàng đã niêm yết.

Cụ thể, hạn mức tín dụng được cấp của một số ngân hàng nằm trong danh sách được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần này như sau: Sacombank (STB) 4%; HDBank (HDB) 3,4%; Tiếp theo là OCB (3,1%) và VIB (3%).

Một số nhà băng được cấp thêm 2,7% gồm: Techcombank; MBBank. TPBank cũng được bổ sung thêm 1,2% hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm nay. Khối quốc doanh, Vietcombank được cấp thêm 2,7%, trong khi đó BIDV và VietinBank chỉ được cấp thêm 0,7%.

Mới đây, SSI Research cũng cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3-5%, tùy vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.

NHNN cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành theo các nội dung đã đề ra tại Chỉ thị 01, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Nguồn:
Danviet: Tin "nóng" từ Ngân hàng Nhà nước: Chính thức điều chỉnh tín dụng, 15 ngân hàng được nới room
VTC1 money on