Chứng sỹ săn tin!

Agriseco Research khuyến nghị 8 mã cổ phiếu tiềm năng nhất trong tháng 9/2022

Trong báo cáo danh mục khuyến nghị cổ phiếu tháng 9/2022, Agriseco Research đánh giá thị trường vẫn còn nhiều triển vọng đầu tư khi các yếu tố cơ bản đang được cải thiện, cơ hội sẽ đến với những doanh nghiệp có tăng trưởng về kết quả kinh doanh, đặc biệt trên mức nền thấp cùng kỳ do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Theo đó, Agriseco Research khuyến nghị 8 mã cổ phiếu đáng đầu tư trong tháng 9 có kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý 3/2022 và mặt bằng định giá vẫn ở mức hấp dẫn.

Kết thúc tháng 8/2022, VN-Index đóng cửa ở mức 1.282,6 điểm, tăng 6,73% so với đầu tháng. Giá trị giao dịch bình quân trên cả 3 sàn đạt khoảng 18.560 tỷ đồng, tăng 36% so với tháng trước đó. Thị trường tăng cả về điểm số và thanh khoản là tín hiệu lạc quan về triển vọng trong trung hạn. Mặc dù thị trường đã có một tháng tăng điểm ấn tượng nhưng định giá vẫn ở mức hấp dẫn với P/E hiện tại đang là 13,6 lần, thấp hơn trung bình 5 năm của thị trường (16,8 lần) và cũng thấp hơn một số nước khác trong khu vực như Thái Lan (16,9 lần); Malaysia (16,4 lần).

Agriseco Research đánh giá thị trường vẫn còn nhiều triển vọng đầu tư khi các yếu tố cơ bản đang được cải thiện. Tăng trưởng GDP có thể đạt mức rất cao trong quý 3/2022 so với mức nền thấp cùng kỳ 2021 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19. Trong khi đó, lạm phát Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát, CPI tháng 8/2022 tăng 2,89% so với cùng kỳ, tỷ giá và lãi suất cũng đang duy trì ổn định. Về cán cân thương mại, Việt Nam ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD trong tháng 8 và gần 4 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.

Bước sang tháng 9, Agriseco Research đánh giá cơ hội sẽ đến với những doanh nghiệp có tăng trưởng về kết quả kinh doanh, đặc biệt trên mức nền thấp cùng kỳ do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Sau quá trình nghiên cứu, Agriseco Research đã lựa chọn ra các doanh nghiệp có kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý 3/2022 và mặt bằng định giá vẫn ở mức hấp dẫn.


Nguồn: Agriseco Research

Cổ phiếu DRC - Cao su Đà Nẵng

6 tháng đầu năm, DRC ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.551 tỷ đồng (tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và 149,5 tỷ đồng (giảm 12%). Agriseco kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận của DRC sẽ vào quý III và quý IV khi giá bán tăng 3% ở thị trường nội địa kể từ tháng 8, đồng thời chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm cũng giúp cho biên lợi nhuận được cải thiện.

Mới đây, doanh thu tháng 7 của DRC đạt mức 574 tỷ đồng, tăng hơn 90% và cao hơn doanh thu bình quân các tháng từ đầu năm 2022 (425 tỷ đồng/tháng) khoảng 35%. Bên cạnh đó, DRC tiếp tục tăng giá bán 3% ở thị trường nội địa trong tháng 8 sau đợt nâng giá bán 5 - 7% trong tháng 4/2022.

Nhà máy lốp Radial giai đoạn 3 bắt đầu triển khai từ giữa năm. 2022 kỳ vọng nâng công suất lên 1.000.000 lốp radial/năm (tăng 67% so với hiện tại) và có thể đi vào vận hành trong 2024.

Cổ phiếu HPG - Tập đoàn Hòa Phát

Giá thép trong nước tăng nhẹ trở lại sau một thời gian phục hồi của giá thép tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt năng lượng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn tại châu Âu khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép.

Dự kiến mỏ than được HPG mua lại sẽ đóng góp vào hoạt động kinh doanh của tập đoàn từ năm 2023, giúp cải thiện biên lợi nhuận trong bối cảnh giá than thế giới tăng gấp 3 lần.

Thị phần thép xây dựng lên tới gần 50% riêng tại khu vực phía Nam và ở thị trường xuất khẩu. Theo đó, kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ đầu tư công trong nửa cuối năm, đặc biệt là các đoạn cao tốc khu vực phía Nam sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện sản lượng bán hàng trong nửa cuối năm 2022.

Giá cổ phiếu đã giảm 50% từ vùng đỉnh thiết lập trong nửa cuối năm 2021 và đang giao dịch ở mức giá 23.900 đ/cp, tương đương P/B 1.4x, là mức P/B khá thấp so với quá khứ đặc biệt từ khi đưa dự án Dung Quất 1 vào vận hành chính thức từ năm 2020.

Cổ phiếu MBB - Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)

Lợi nhuận trước thuế quý II tăng trưởng 76% nhờ thu lãi thuần tăng tốt 37% và chi phí dự phòng giảm mạnh 49%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của MBB đạt 11.896 tỷ đồng, tăng 49% và hoàn thành được 59% kế hoạch đặt ra.

Agriseco kỳ vọng, MBB sẽ được Ngân hàng Nhà nước ưu tiên nới room tăng trưởng tín dụng cao hơn so với ngành khi đã nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém để tái cơ cấu trong khi vẫn duy trì được chất lượng tài sản ổn định. MBB cũng là ngân hàng duy nhất trong hệ thống có CASA tăng trưởng dương (đạt 45,5%).

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên mức 1,2% trong quý II từ mức 0,9% đầu năm nhưng vẫn ở mức thấp của ngành trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì mức cao trên 200%. MBB dự kiến thực hiện tăng vốn sẽ giúp ngân hàng bổ sung nguồn lực về vốn và cải thiện hệ số an toàn vốn CAR, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Cổ phiếu MSN - Tập đoàn Masan

6 tháng đầu năm, doanh thu tăng 9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng 123% trên cơ sở so sánh tương đương, đạt lần lượt 36.023 tỷ đồng và 3.110 tỷ đồng, chủ yếu nhờ đóng góp của Masan Consumer và Masan High-Tech Materials (MHT). WinCommerce (WCM) tiếp tục nới rộng biên EBITDA từ 2,1% lên 2,2%.

Hợp tác với Trusting Social bước đầu đem về hiệu quả cho WCM, WCM tiếp tục duy trì biên EBITDA đạt 2,2% trong quý II mặc dù doanh thu giảm 3%, do việc tối ưu hoá các chi phí nhờ việc áp dụng công nghệ AI của Trusting Social.

Mới đây, MHT đã ký kết hợp tác chiến lược với Nyobolt - nhà cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh, với việc thương mại hoá sản phẩm pin Li-ion có lớp phủ Niobium và Vonfram sẽ có hiệu suất sạc tốt hơn các dòng pin hiện tại.

Cổ phiếu NTP - Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

6 tháng đầu năm 2022, NTP ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.892 tỷ đồng, tăng 20,8% và 327 tỷ đồng, tăng 20,9%. Tăng trưởng tích cực của NTP đến từ việc giá nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt là hạt nhựa PVC giảm mạnh giúp cải thiện biên lợi nhuận.

Từ đầu năm 2022 tới nay, giá hạt nhựa PVC đã trở nên ổn định hơn và thậm chí còn suy giảm trong thời gian gần đây xuống còn khoảng 960 USD/tấn, giảm từ mức trung bình 1.400 USD/tấn trong những tháng đầu năm và giảm từ mức đỉnh 1.850 USD/tấn vào tháng 10 năm ngoái

NTP là một trong các doanh nghiệp nằm trong danh sách thoái vốn của SCIC. Hiện SCIC đang sở hữu 37,11% cổ phần NTP. Agriseco kỳ vọng, NTP có thể được thoái vốn với giá cao hơn giá hiện tại.

Cổ phiếu PNJ - Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận

7 tháng đầu năm, PNJ tăng trưởng ấn tượng 71% về doanh thu và 66% về lợi nhuận sau thuế, đạt lần lượt 20.721 tỷ đồng và 1.167 tỷ đồng. Kết quả có được nhờ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông hiệu quả cũng như thay đổi cơ cấu sản phẩm bán ra giúp tối ưu kết quả kinh doanh. Agriseco dự báo, nửa cuối năm 2022 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của PNJ.

Tình hình tài chính vững mạnh sẽ giúp PNJ đạt được kế hoạch mở rộng cửa hàng cũng như đầu tư thêm vào các dây chuyền sản xuất mới. PNJ hiện đang có trên 1.500 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, trong khi tổng vay ngắn và dài hạn của PNJ chỉ có 885 tỷ đồng. Công ty có kế hoạch sẽ mở thêm 30 - 35 cửa hàng mới mỗi năm và hướng tới mở rộng nhà máy mới do 2 nhà máy hiện hữu tại Gò Vấp và Long Hậu đang hoạt động gần hết công suất.

Cổ phiếu PVT - Vận tải Dầu khí

Nửa đầu năm 2022,PVT ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 326,5 tỷ đồng, đi ngang cùng kỳ mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng 18,7%. Trong đó, doanh thu mảng dịch vụ vận tải tăng mạnh 27,2%, đạt 3.247 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế chỉ đi ngang so với cùng kỳ do năm nay PVT không có khoản lợi nhuận đột biến từ thanh lý tàu như trong 6 tháng đầu năm 2021.

Mặt bằng cước vận tải dầu thô và xăng dầu thành phẩm ở mức cao hỗ hoạt động kinh doanh chính của PVT. PVT có thể nâng giá cước đối với các tàu cho thuê định hạn này qua đó giúp cải thiện kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm 2022, PVT đã vận hành mới 6 tàu vận chuyển XDTP/HC, tăng tổng tải trọng lên 98,8 nghìn DWT, tăng 56%. Trong 6 tháng cuối năm 2022, PVT tiếp tục đầu tư thêm 3 tàu XDTP/HC với tổng công suất đạt 33.000 DWT, tăng 12,4% so với trước đó. Ngoài ra, Agriseco Research kỳ vọng PVT có thể hoàn tất việc thanh lý tàu và ghi nhận khoản lãi 100 tỷ trong nửa cuối năm.

Cổ phiếu SZC - Sonadezi Châu Đức

Nhóm chuyên gia dự báo kết quả kinh doanh quý III và nửa cuối năm 2022 cải thiện hơn so với các quý trước nhờ: ghi nhận bàn giao khoảng 80% toàn bộ dự án shophouse tại khu dân cư Hữu Phước 40ha giai đoạn 1; Doanh thu cho thuê KCN Châu Đức sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Trong 6 tháng đầu năm, giá thuê đất tại KCN Châu Đức tăng gần 15% từ 70 USD lên 80 USD/ha. Agriseco kỳ vọng giá thuê tại KCN sẽ tiếp tục tăng 10% trong năm 2022.

SZC kỳ vọng tăng trưởng trong dài hạn nhờ 4 yếu tố: tiềm năng từ quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn khoảng hơn 700ha; Vũng Tàu đang là một trong các tỉnh thu hút vốn FDI lớn nhất cả nước; tiến độ bán hàng Khu dân cư Hữu Phước tăng; Sân Golf Châu Đức và dự án BOT768 sẽ bắt đầu đóng góp vào doanh thu năm 2022.

Nguồn: Kinh tế chứng khoán

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo về việc lưu ý Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (mã CK: HVN) về khả năng hủy niêm yết như sau:


https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/DownloadFile/98a373fd-91be-4d61-ab83-ff472c6b4a16?ridx=1554829420

Tin thêm:

Giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) quyết định về việc giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (HOSE: HVN).

image

Theo HOSE, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là âm 5.167,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/6/2022 là âm 28.904,2 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 4.897,4 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2022, HVN chưa đáp ứng quy định tại điểm b và điểm d khoản 4 Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo quyết định ngày 31/3/2022 của HOSE.

Do đó, HOSE sẽ giữ nguyên diện kiểm soát đổi với cổ phiếu HVN theo Quyết định số 359/QĐ-SGDHCM ngày 01/06/2022 của SGDCK TP.HCM.

Theo BCTC quý 2/2022 vừa công bố, doanh thu của HVN tăng mạnh 178% đạt 18.324 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 190% trong đó doanh thu nội địa tăng 252% và doanh thu quốc tế tăng 1.039% so với cùng kỳ do thị trường phục hồi mạnh mẽ sau khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa. Đáng chú ý, lỗ gộp đã giảm mạnh từ mức 3.400 tỷ đồng cùng kỳ về mức 377 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các khó khăn còn tồn tại khiến hàng không chưa thể thoát lỗ gồm giá nhiên liệu bay (chiếm 40% chi phí khai thác) tăng cao đột biến - mức giá nhiên liệu bình quân cao gấp đôi cùng kỳ, thị trường quốc tế phục hồi chậm chạp, chưa được như kỳ vọng.

Tổng chi phí quý 2 của HVN tăng 75%, tương đương tăng 6.399 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí này, HVN vẫn lỗ 2.570 tỷ; đánh dấu quý thua lỗ thứ 10 liên tiếp. Tuy nhiên, mức lỗ đã giảm 1.879 tỷ đồng, tương đương giảm 42% cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng, HVN ghi nhận 30.113 tỷ đồng doanh thu, tăng 113% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của hãng vẫn báo số âm hơn 5.118 tỷ đồng, thấp hơn gần 40% so với giai đoạn nửa đầu năm 2021. Tính đến 30/6, khoản lỗ luỹ kế của hãng bay này khoảng 28.900 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm 4.914 tỷ đồng, tăng 2.700 tỷ so với thời điểm hết quý 1.

Tính tới cuối quý 2/2022, Vietnam Airlines ghi nhận nợ ngắn hạn lên tới gần 53.000 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 41.000 tỷ đồng đầu năm. Trong đó, chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn là 27.000 tỷ đồng và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 15.000 tỷ). Trong khi đó, nợ dài hạn giảm 2.000 tỷ về gần 19.000 tỷ đồng.

Năm 2022, hãng hàng không quốc gia đặt kế hoạch lỗ sau thuế 11.000 tỷ đồng chủ yếu do giá nhiên liệu tăng mạnh. Tuy nhiên nếu tiếp tục lỗ trong năm 2022, Vietnam Airlines sẽ đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết do vi phạm tiêu chí lỗ 3 năm liên tiếp.

Trên thị trường giao dịch, đóng cửa phiên giao dịch 7/9, cổ phiếu HVN dừng ở mức 16.250 đồng/cổ phiếu.

Nguồn: Thương trường

Một doanh nghiệp ‘mua chui’ cổ phiếu bị phạt 200 triệu đồng

Sau dịp nghỉ lễ 2/9, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) liên tục công bố các quyết xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Có doanh nghiệp (DN) bị phạt 200 triệu đồng vì “mua chui” cổ phiếu, DN khác chịu phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán khi trở thành công ty đại chúng.

Mới nhất, hôm nay (7/9), UBCKNN công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest (mã VPI). Không đăng ký (chào mua) công khai, nhưng ngày 25/6/2021, Văn Phú - Invest mua gần 3,8 triệu cổ phiếu của CTCP Thực phẩm Hà Nội (mã HAF), dẫn đến số lượng nắm giữ sau khi giao dịch tương ứng tỷ lệ 25,65% vốn điều lệ của HAF.

Văn Phú - Invest chịu phạt 200 triệu đồng, đồng thời bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm. Ngoài ra, DN phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực (5/9).

Ngày 6/9, UBCKNN thông báo quyết định xử phạt CTCP Dược liệu Trung Ương 2 với tổng số tiền 410 triệu đồng. Trong đó, 350 triệu đồng là tiền phạt cho hành vi vi phạm hành chính: không đăng ký giao dịch chứng khoán. CTCP Dược liệu Trung Ương 2 trở thành công ty đại chúng trước ngày 1/1/2016 (thời điểm Thông tư số 180 của Bộ trưởng Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết có hiệu lực). Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp này không thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán.

UBCKNN buộc CTCP Dược liệu Trung Ương 2 phải nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày theo quy định.

CTCP Dược liệu Trung Ương 2 còn bị phạt 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật về các tài liệu: Tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2021, 2022; Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020.

Cũng trong ngày 6/9, UBCKNN công bố quyết định xử phạt Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 85 triệu đồng vì không báo cáo UBCKNN theo quy định pháp luật đối với các tài liệu: Báo cáo tài chính (BCTC) riêng và hợp nhất năm 2021 đã được kiểm toán; Báo cáo thường niên năm 2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020, năm 2021, 6 tháng đầu năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022; báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật các tài liệu: BCTC riêng và hợp nhất quý 3, 4 năm 2020; BCTC riêng và hợp nhất bán niên soát xét năm 2020, 2021; Báo cáo thường niên năm 2020; BCTC riêng và hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán; BCTC riêng và hợp nhất quý 1,3,4 năm 2021; BCTC riêng và hợp nhất quý 1,2 năm 2022.

Ngày 5/9, UBCKNN công bố quyết xử phạt CTCP Nông nghiệp Sông Con 100 triệu đồng. Cụ thể, công ty bị phạt 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn các tài liệu: BCTC năm 2020 đã kiểm toán, Giải trình ý kiến ngoại trừ của Công ty kiểm toán trong BCTC năm 2020; 40 triệu đồng vì nộp không đúng thời hạn hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng đến UBCKNN chậm hơn 30 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua tại Nghị quyết ĐHĐCĐ số 01/NQ-ĐHĐCĐ ngày 6/5/2022.

Nguồn: Tiền Phong

Hơn 6 triệu cổ phiếu VND đã kịp khớp ngay trước khi giá xuống sàn vào ATC, NĐT đã kịp cắt lỗ T+2 thành công

Nến ngày:

Nến 15p phiên hôm nay ngày 7/9:

Khối lượng mua bán:

Tin thế giới 8-9: Lãnh đạo Triều Tiên vắng họp Quốc hội; Vợ chồng ông Obama trở lại Nhà Trắng

TTO - Ukraine thông báo tập trung ngân sách 2023 cho chiến tranh; Lầu Năm Góc ngừng nhận tiêm kích F-35 vì có vật liệu từ Trung Quốc; Nga thảo luận dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua Mông Cổ… là một số tin tức thế giới đáng chú ý ngày 8-9.

Tin thế giới 8-9: Lãnh đạo Triều Tiên vắng họp Quốc hội; Vợ chồng ông Obama trở lại Nhà Trắng - Ảnh 1.

Lễ công bố chân dung của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama, tại Washington, Mỹ - Ảnh: REUTERS

*** Vợ chồng ông Obama công bố chân dung tại Nhà Trắng.** Cựu tổng thống Barack Obama và vợ Michelle Obama đã trở lại Nhà Trắng vào ngày 7-9 để công bố chân dung chính thức của họ.

Được tổ chức bởi Tổng thống Joe Biden hơn 5 năm sau khi ông Obama rời nhiệm sở, vợ chồng ông Obama đã nhận được tràng pháo tay của các cựu nhân viên tập trung tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng.

Việc tổ chức lễ lưu lại chân dung người tiền nhiệm đã không được ông Donald Trump thực hiện trong nhiệm kỳ của mình.

*** Lầu Năm Góc ngừng tiếp nhận F-35 vì có vật liệu từ Trung Quốc.** Ngày 7-9, Hãng tin Reuters cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã ngừng tiếp nhận tiêm kích tàng hình F-35 mới do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, sau khi phát hiện một nam châm được sử dụng trong động cơ của máy bay này làm bằng vật liệu trái phép từ Trung Quốc.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Russell Goemaere cho biết có một hợp kim trong máy bơm chất bôi trơn của động cơ F-35 không tuân thủ luật mua hàng của Mỹ. Ông Goemaere khẳng định nam châm này không truyền thông tin hay gây hại cho máy bay, và không có rủi ro nào liên quan.

Tiêm kích tàng hình F-35 - Ảnh: AP

Chứng khoán toàn cầu phục hồi trong ngày 7-9 sau những khoản lỗ gần đây khi lợi suất chuẩn của Kho bạc Mỹ giảm xuống và giá dầu giảm còn dưới 90 USD/thùng.

Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 24 năm so với đồng yen và cao nhất trong 37 năm so với đồng bảng Anh.

Giá dầu thô Brent giao sau chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2, giảm xuống dưới mức trước “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 435,98 điểm, tương đương 1,4%, lên 31.581,28.

S&P 500 .SPX tăng 71,68 điểm, tương đương 1,83%, lên 3.979,87.

Nasdaq Composite tăng 246,99 điểm, tương đương 2,14%, lên 11.791,90.

Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu mất 0,57%, trong khi thước đo chứng khoán trên toàn cầu của MSCI tăng 1,06%.

*** IAEA thông báo một đường dây dự phòng tại Zaporizhzhia hỏng do pháo kích.** Phái đoàn giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho biết các cuộc pháo kích vào ngày 6-9 đã làm hư hỏng một đường dây điện dự phòng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) của Ukraine nhưng hiện do Nga kiểm soát ở Ukraine.

ZNPP được cho là đã mất cả bốn đường dây điện chính của mình. “Trong số ba đường dây dự phòng giữa ZNPP và nhà máy nhiệt điện, một đường dây hiện đã bị hư hỏng do pháo kích, còn hai đường dây khác bị ngắt kết nối”, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tuyên bố.

Tin thế giới 8-9: Lãnh đạo Triều Tiên vắng họp Quốc hội; Vợ chồng ông Obama trở lại Nhà Trắng - Ảnh 4.

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Triều Tiên khóa 14 khai mạc tại Bình Nhưỡng vào ngày 7-9 - Ảnh: REUTERS

*** Lãnh đạo Kim Jong Un vắng họp Quốc hội.** Phương tiện truyền thông Triều Tiên đưa tin Quốc hội nước này đã bắt đầu kỳ họp thứ 7 để thảo luận và thông qua luật về phát triển nông thôn và cảnh quan.

Theo Hãng tin KCNA của Triều Tiên, kỳ họp thứ 7 của Hội đồng Nhân dân tối cao (SPA, tức Quốc hội Triều Tiên) khóa 14 khai mạc tại Bình Nhưỡng vào ngày 7-9. Tuy nhiên, theo Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không tham dự cuộc họp này.

*** Ukraine dồn ngân sách năm 2023 cho chiến tranh.** Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ngân sách năm sau sẽ là ngân sách chiến tranh, dành hơn 1.000 tỉ hryvnias (khoảng 27,40 tỉ USD) cho chi tiêu quốc phòng và an ninh.

Trong một bài phát biểu trên video vào buổi tối, ông Zelensky cũng khẳng định các nghĩa vụ xã hội như lương hưu phải được trang trải đầy đủ, đồng thời cho biết các chi tiêu không thiết yếu sẽ bị giới hạn tối đa.

Tin thế giới 8-9: Lãnh đạo Triều Tiên vắng họp Quốc hội; Vợ chồng ông Obama trở lại Nhà Trắng - Ảnh 5.

Người dân đến tiêm vắc xin đậu mùa khỉ ở Arizona, Mỹ - Ảnh: REUTERS

*** Châu Mỹ là tâm điểm mới của bệnh đậu mùa khỉ.** Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) tuyên bố các quốc gia châu Mỹ đang trở thành tâm điểm của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ toàn cầu.

Tại châu Mỹ, hầu hết các trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ được phát hiện là đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới, mặc dù ít nhất 145 trường hợp cũng đã được xác nhận ở phụ nữ và 54 trường hợp ở trẻ em dưới 18 tuổi.

Theo PAHO, đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận 30.772 ca mắc đậu mùa khỉ tại 31 quốc gia châu Mỹ và 4 trường hợp tử vong ở Brazil, Cuba và Ecuador.

*** Mỹ - Ấn nhất trí tăng cường quan hệ song phương.** Ấn Độ và Mỹ nhất trí tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương nhằm hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, kết nối và an toàn.

Sự đồng thuận trên đạt được trong cuộc họp liên ngành theo cơ chế 2+2 tại New Delhi giữa các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao và Quốc phòng của Ấn Độ và Mỹ. Đây là Đối thoại liên ngành 2+2 lần thứ 6 giữa Ấn Độ và Mỹ.

*** Nga thảo luận dự án cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua Mông Cổ.** Ngày 7-9, Tổng thống Vladimir Putin xác nhận Nga đang thảo luận một dự án mới về cơ sở hạ tầng quy mô lớn để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc qua Mông Cổ.

Thông tin trên được Tổng thống Putin đưa ra trong cuộc gặp Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrai Oyun-Erdene bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) tại thành phố Vladivostok.

Ngoài ra, ông Putin cũng tuyên bố Matxcơva và Ulaanbaatar đã nhất trí về mọi điều khoản liên quan hợp đồng cung cấp dầu mỏ cho Mông Cổ.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 8-9: Lãnh đạo Triều Tiên vắng họp Quốc hội; Vợ chồng ông Obama trở lại Nhà Trắng - Tuổi Trẻ Online

Loạt cổ phiếu bị giữ nguyên diện cảnh báo vì thua lỗ

DLG, HNG, TTF, và NVT bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) giữ nguyên diện cảnh báo với cùng lý do: Lỗ sau thuế!

Mới đây, HOSE đưa ra các văn bản liên quan đến việc xử lý vi phạm cổ phiếu - cụ thể là giữ nguyên diện cảnh báo - đối với một số công ty.

Đầu tiên là CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG). DLG bị HOSE giữ nguyên diện cảnh báo vào ngày 05/09 do lỗ ròng 6 tháng đầu năm hơn 370 tỷ đồng và lỗ sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2022 hơn 1.2 ngàn tỷ, theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022.

Cổ phiếu DLG vốn đã bị HOSE chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo từ ngày 18/04/2022, do kết quả kinh doanh thua lỗ tính đến thời điểm cuối tháng 12/2021. Đến quý 2/2022, DLG tiếp tục trải qua một kỳ “đen tối” khi ghi nhận doanh thu từ hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất là linh kiện điện tử sụt giảm mạnh, lại không còn ghi nhận doanh thu từ mảng sản phẩm nông nghiệp, qua đó khiến doanh thu thuần chỉ còn 375 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ.

Nhờ giá vốn giảm mạnh hơn, lãi gộp của DLG tăng 22%, lên gần 74 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản chi phí bật tăng mạnh đã khiến phần lợi nhuận này… tan thành mây, với các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá (25 tỷ đồng), dự phòng giảm giá chứng khoán (25 tỷ đồng), hay chi phí quản lý cũng tăng lên gần 300 tỷ đồng.

So với đỉnh 10,400 đồng/cp ngày 07/01, thị giá ngày 08/09 đã chia gần 3 lần giá trị, chỉ còn 3,700 đồng/cp.

Chung cảnh ngộ là CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG). Trong ngày 05/09, HOSE ra quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với HNG, do lỗ sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2022 gần 4.1 ngàn tỷ đồng, theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022.

Riêng trong quý 2, doanh thu thuần của HNG giảm mạnh 41% (còn gần 148 tỷ đồng), trong khi giá vốn và đặc biệt là chi phí tài chính tăng mạnh (gấp 2.7 lần cùng kỳ, lên gần 377 tỷ đồng), khiến Công ty báo lỗ ròng 557 tỷ đồng.

Theo giải trình của HNG, nguyên nhân lỗ do tình trạng thiếu hụt lao động tại Lào dẫn đến sản lượng thu hoạch giảm 13% so cùng kỳ. Mặt khác, giá mua phân bón tăng 150%, vật tư nông nghiệp và bao bì đóng gói tăng 50% so với năm 2021, trong khi chi phí vận chuyển tăng cao so cùng kỳ. Đồng thời, chi phí tài chính tăng mạnh khiến Công ty ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá gần 330 tỷ đồng.

Trên thị trường, giá cổ phiếu HNG đang được giao dịch quanh vùng 6,000-7,000 đồng/cp. Thị giá phiên sáng 08/09 là 6,100 đồng/cp, chia hơn 2 lần giá trị so với đỉnh 13,500 đồng/cp ngày 10/01/2022.

Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) ngày 06/09 cũng nhận quyết định giữ nguyên diện cảnh báo từ HOSE dù không còn bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ lần đầu tiên sau 4 năm kể từ kỳ BCTC soát xét bán niên 2018. Lý do giữ nguyên diện cảnh báo là lỗ sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối tháng 6/2022 hơn 3 ngàn tỷ đồng, chưa đáp ứng đúng quy định.

Trước đó, vào ngày 21/04/2022, TTF bị chuyển từ diện kiểm soát sang cảnh báo với lý do BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021 ghi nhận lỗ ròng gần 9 tỷ đồng và lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2021 đã kiểm toán hơn 3 tỷ đồng.

Trên thực tế, TTF vừa có một kỳ kinh doanh “ngắt mạch” lãi liên tiếp 4 quý liền (từ quý 2/2021 đến quý 1/2022). Quý 2/2022, Công ty lỗ gần 7 tỷ đồng, đồng thời lãi sau thuế sau soát xét bán niên 2022 giảm 42% so với BCTC tự lập, còn 4.5 tỷ đồng. Theo giải trình, nguyên nhân do Công ty ghi nhận bổ sung phần lãi trong công ty liên doanh liên kết. Vào thời điểm lập BCTC tự lập, số liệu trên báo cáo của các công ty liên doanh liên kết mà Công ty vừa thực hiện góp vốn đầu tư trong kỳ chưa ghi nhận đủ.

Trên thị trường, giá cổ phiếu TTF rơi vào đà giảm sốc từ cuối tháng 3/2022. Tính từ đỉnh 17,200 đồng/cp ngày 29/03, giá TTF hiện đã chia hơn 2 lần giá trị, với thị giá 7,300 đồng/cp tại phiên sáng 08/09.

Với lý do tương tự, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) bị HOSE duy trì diện cảnh báo kể từ ngày 21/06/2022. Lỗ sau thuế chưa phân phối của NVT là 710 tỷ đồng tính đến ngày 30/06 theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2022. Dù vậy, trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận lãi sau thuế 11.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ sau thuế 15.3 tỷ đồng, nhờ doanh thu của các công ty con tăng mạnh khi hoạt động du lịch trong nước phục hồi.

Sau khi lập đỉnh 32,400 đồng/cp ngày 30/03, giá cổ phiếu NVT lao dốc, hiện đang được giao dịch ở mức 14,500 đồng/cp (phiên sáng 08/09).

Nguồn: Fili

ECB vừa ra quyết định tăng 0.75% lãi suất để kiềm chế lạm phát

Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm thứ Năm đã thông báo tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, đưa lãi suất tiền gửi chuẩn lên 0,75%.

Nó cho biết trong một tuyên bố: “Bước quan trọng này thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ mức chính sách có tính tương thích cao hiện hành sang mức sẽ đảm bảo lạm phát trở lại kịp thời với mục tiêu trung hạn 2% của ECB”.

Ngân hàng trung ương nói thêm rằng họ “dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất hơn nữa, bởi vì lạm phát vẫn còn quá cao và có khả năng duy trì trên mục tiêu trong một thời gian dài.”

Nó đã điều chỉnh tăng kỳ vọng lạm phát, dự báo trung bình 8,1% vào năm 2022, 5,5% vào năm 2023 và 2,3% vào năm 2024.

Các thị trường phần lớn đã định giá trong một đợt tăng 75 điểm cơ bản, với đồng euro vẫn đi ngang so với bảng Anh và tăng nhẹ so với đồng đô la lên 1.0005. Hôm thứ Hai, đồng euro lần đầu tiên giảm xuống dưới 99 cent sau 20 năm.

Động thái của ECB sau khi tăng từ -0,5% lên 0 tại cuộc họp tháng 7. Ngân hàng trung ương, đặt chính sách tiền tệ cho đồng 19 euro
-các quốc gia sử dụng, đã giữ tỷ giá trong lãnh thổ âm kể từ năm 2014 nhằm thúc đẩy chi tiêu và chống lạm phát thấp.

Bây giờ nó phải đối mặt với một vấn đề rất khác, với giá tiêu dùng trong khu vực đồng euro tăng 9,1% trong tháng 8, lập kỷ lục thứ chín liên tiếp.

Lạm phát đang được gia tăng do giá năng lượng bỏ chạy, vốn đã tăng vọt kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Giá cũng đang tăng trong các lĩnh vực bao gồm thực phẩm, quần áo, ô tô, thiết bị gia dụng và dịch vụ. Các yếu tố bao gồm các vấn đề về chuỗi cung ứng đang diễn ra và tác động của các đợt nắng nóng gần đây đã giúp đẩy giá lên.

Tổng sản phẩm quốc nội trên toàn khu vực đồng euro tăng 0,8% trong quý II, tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng suy thoái khu vực đồng euro là tất cả nhưng không thể tránh khỏi trong những tháng tới khi sức chi tiêu của người tiêu dùng bị thắt chặt và các doanh nghiệp phải vật lộn để vượt qua chi phí đầu vào cao hơn.

Như ở Mỹ, cảnh báo suy thoái được đưa ra bất chấp thị trường lao động cực kỳ thắt chặt, với tỷ lệ thất nghiệp trên toàn khối ở mức thấp kỷ lục 6,6%.

Rủi ro suy thoái giảm
Trong cuộc họp báo sau đó, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết Hội đồng quản trị ngân hàng trung ương đã đưa ra quyết định nhất trí về việc tăng ba mức lãi suất chính của nó.

Lagarde nói rằng ngân hàng vẫn phụ thuộc vào dữ liệu trong cuộc họp và họ đã đánh giá số liệu lạm phát và dự báo tăng trưởng kể từ lần họp cuối cùng vào tháng Bảy.

Bà nói: “Trong khi chúng tôi kết luận rằng năng lượng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát, cùng với sự gia tăng lương thực, chúng tôi cũng có lạm phát lan rộng trên một loạt các sản phẩm và dịch vụ mà nhu cầu đóng vai trò quan trọng.

“Vì vậy, khi đối mặt với lạm phát cực kỳ cao, mức độ nghiêm trọng và kéo dài qua các lĩnh vực có tính chất đó, cần phải có hành động kiên quyết.”

Chống lại những cáo buộc rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu đang tụt hậu so với các ngân hàng trung ương lớn khác trong việc tăng lãi suất, Lagarde cho biết họ đã bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ từ tháng 12 khi kết thúc chương trình mua tài sản.

Được hỏi bởi Annette Weisbach của CNBC về việc liệu suy thoái có nằm trong dự báo của ECB hay không, Lagarde cho biết triển vọng cơ bản của khối là tăng trưởng GDP 3,1% cho năm 2022, 0,9% cho năm 2023 và 1,9% cho năm 2024, tránh suy thoái.

Nhưng kịch bản mặt trái của nó, bao gồm các rủi ro bao gồm việc Nga ngừng cung cấp hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng cho phần còn lại của châu Âu và phân bổ, là tăng trưởng 2,9% vào năm 2022, giảm 0,9% vào năm 2023 và tăng trưởng 1,9% vào năm 2024.

Willem Sels, Giám đốc đầu tư toàn cầu của HSBC cho biết: “ECB và các ngân hàng trung ương khác đã bị giằng xé giữa nhu cầu kiềm chế lạm phát và nhận thức rằng rủi ro suy thoái tiếp tục gia tăng”.

“Giá xăng đang tăng mạnh và chúng tôi biết rằng ECB lo ngại rằng lạm phát gia tăng dẫn đến nhu cầu tiền lương cao hơn, điều này có thể khiến áp lực lạm phát trở nên khó khăn hơn. Chính sách tiền tệ hoạt động với độ trễ và các thống đốc ECB có thể đã đánh giá rằng tốt hơn là tăng lãi suất tải trước và hoàn thành việc tăng lãi suất vào cuối năm, ”ông nói thêm trong một ghi chú.

Sels cho biết thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu đã phản ứng với “một số lo ngại.”

Ông nói thêm: “Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng thêm chi phí đi vay của các nước ngoại vi và thắt chặt các điều kiện tài chính, điều này có thể làm suy thoái sâu hơn”.

Chỉ số Stoxx Europe 600 toàn châu Âu đã giảm 0,42% sau thông báo, sau một phiên sáng trong màu xanh

Sels cho biết thêm, bất kỳ sự tăng giá nào được cung cấp cho đồng euro sẽ không bền vững khi Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Anh dự kiến ​​tăng lãi suất, chi phí nợ tăng, suy thoái tiềm ẩn, cuộc bầu cử sắp tới ở Ý và rủi ro địa chính trị, Sels nói thêm.

Pan-European Stoxx Europe 600
đã giảm 0,42% sau khi công bố, sau một phiên sáng trong màu xanh.

Việc tăng lãi suất vào thứ Năm giữ cho ECB ở dưới mức lãi suất “trung lập” từ 1% đến 2%.

Konstantin Veit, giám đốc danh mục đầu tư tại công ty đầu tư Pimco, nói với CNBC “Squawk Box Europe” vào hôm thứ Năm rằng hiện tại là “không thể kiểm soát” trong tổ chức có trụ sở tại Frankfurt, Đức để đạt được phạm vi này trước cuối năm nay.

Ông nói, câu hỏi “thú vị hơn” bây giờ là “tỷ giá cuối cùng” - điểm cao nhất - sẽ là bao nhiêu trong chu kỳ đi bộ đường dài này.

Thị trường hiện sẽ tìm kiếm manh mối về việc liệu nó có di chuyển trên phạm vi trung lập để thắt chặt lãnh thổ hay không.

Nguồn: CNBC

Giá thép thanh vằn của Trung Quốc tăng 2%


Diễn biến giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc. Nguồn: Trading Economics

Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc ngày 8/9 là 3.918 nhân dân tệ/tấn (563 USD/tấn), tăng gần 2% so với ngày trước đó và là mức cao nhất kể từ ngày 30/8.

Về giá giao ngay, thép cuộn cán nóng là 3.920 nhân dân tệ/tấn (564 USD/tấn), tăng 0,3% so với ngày trước đó. Giá quặng sắt ngày 8/9 cũng tăng 1% lên 756 nhân dân tệ/tấn (108 USD/tấn).

Về kim loại màu, giá bạc cũng tăng hơn 2% lên 4.227 nhân dân tệ/tấn (608 USD/tấn). Giá nickel là 182.383 nhân dân tệ/tấn (26.248 USD/tấn), tăng 1% so với ngày trước đó.

Về thị trường trong nước, giá thép giữ nguyên sau điều chỉnh ngày 6/9. Từ chiều 6/9, nhiều doanh nghiệp thông báo tăng giá thép xây dựng, cao nhất đến 490.000 đồng/tấn. Đây là lần tăng thứ hai liên tiếp sau 15 lần giảm từ ngày 11/5. Trước đó, giá thép tăng 200.000-810.000 đồng/tấn vào ngày 31/8.

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), sản lượng tiêu thụ thép trong quý III vẫn ở mức thấp do là mùa thấp điểm xây dựng (mùa mưa) dẫn tới nhu cầu về thép không cao. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất tại các nhà máy thép cầm chừng do tồn kho lớn. BSC nhận định rằng tình hình tiêu thụ sẽ khả quan hơn trong quý IV nhờ hoạt động xây dựng thường đẩy mạnh trong quý cuối năm và chi phí xây dựng giảm do giá thép đã đi xuống.

Nguồn: Giá thép thanh vằn của Trung Quốc tăng 2%

Cổ phiếu SSI giảm 5 phiên liên tiếp, gần 470 triệu cổ phiếu chính thức được giao dịch bổ sung

Đầu phiên, nhóm VN30 chỉ có 2 mã giảm điểm nhẹ là VHM và SSI. Một số cổ phiếu bất động sản rổ này hiện vẫn tỏ ra đuối sức trong đó PDR, NVL, KDH đều đứng tham chiếu.

Đầu phiên: Thị trường tăng sớm

Sau ATO, đa số cổ phiếu ngân hàng đều hồi phục đáng kể sau phiên giảm trước đó.

Nhóm VN30 chỉ có 2 mã giảm điểm nhẹ là VHM và SSI. Một số cổ phiếu bất động sản rổ này hiện vẫn tỏ ra đuối sức trong đó PDR, NVL, KDH đều đứng tham chiếu.

Với SSI, hôm nay là ngày gần 470 triệu cổ phiếu của công ty này chính thức được giao dịch bổ sung. Mã hiện cũng đang có phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp qua đó mất mốc 20.000 đồng. Tính chung, cổ phiếu này hiện đã có 2 tuần lao mạnh từ vùng 25.x đồng.

VN-Index đang tăng hơn 4 điểm và trở lại mốc 1.240; HNX-Index cũng tăng 0,8% lên 284 điểm.

Trước đó, kết phiên 8/9, VN-Index giảm 8,57 điểm (0,69%) về 1.234,6 điểm; HNX-Index giảm 1,9 điểm (0,67%) về 282,15 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (0,08%) xuống 90,31 điểm.

Tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.880 tỷ đồng - giảm 32% so với phiên trước trong đó giá trị khớp lệnh sàn HOSE giảm 32,4% và đạt 12.723 tỷ đồng.

CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định, chỉ số VN-Index hiện đang lùi về ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1.21x, tương ứng với đường MA50 và kỳ vọng có thể xuất hiện một nhịp hồi kỹ thuật trong phiên 9/9.

Nguồn: Người quan sát

vậy mà múc hpg, hmc, nkg à ae

HOSE: Thông báo danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ - AMD, LHG, SJF

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thông báo danh sách bổ sung chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ như sau (nội dung chi tiết xin xem tệp tin đính kèm):

Nguồn: Vietstock

Giá điện gấp hơn 10 lần năm trước, châu Âu họp khẩn tìm giải pháp ứng phó

Giá điện bán buôn đã tăng gấp hơn 10 lần trên thị trường châu Âu, một mức giá quá cao và không phản ánh đúng thực tế sản xuất điện năng.

Khi giá khí đốt tăng vọt, cơ chế tính giá điện bán buôn hiện tại ở châu Âu đang phản tác dụng, làm trầm trọng thêm khủng hoảng giá điện.

Ở châu Âu, điện năng được sản xuất từ sức gió, mặt trời, thủy điện, điện nguyên tử, nhiệt điện dùng than hay khí đốt. Từ 20 năm nay, Liên minh châu Âu áp dụng quy tắc tính giá điện bán buôn căn cứ theo nguồn nguyên liệu có chi phí cao nhất được huy động. Khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng tới mức phải dùng điện nguyên tử, thì chi phí sản xuất điện nguyên tử là căn cứ tính giá điện. Nhu cầu cao hơn, phải khởi động nhiệt điện dùng than, thì giá bán điện căn cứ theo than. Các nguồn nguyên liệu rẻ hơn nghiễm nhiên được hưởng giá bán cao theo nhiệt điện.

Quy tắc này có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo. Nhưng khi nhu cầu điện cao tới mức phải khởi động cả các nhà máy điện dùng khí đốt và giá khí đốt tăng vọt, thì nảy sinh vấn đề. Giá bán buôn điện tăng quá nhiều, giúp các doanh nghiệp đầu tư vào điện gió, điện mặt trời thu lợi nhuận siêu ngạch: gió là gió trời, nắng là nắng trời, miễn phí, trong khi lại bán được điện với giá rất cao.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz: “Chúng tôi nhận thấy có hiện tượng đầu cơ trên thị trường điện bán buôn, khi mà giá khí đốt rất cao và giá điện vẫn neo vào giá khí đốt, nhiều doanh nghiệp sản xuất điện đang thu được lợi nhuận siêu ngạch. Do đó chúng tôi quyết tâm cải tổ thị trường điện để lợi nhuận của các nhà sản xuất điện về mức hợp lý”.

-3059-1662688480.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, giá bán buôn trên thị trường điện châu Âu phải gắn với chi phí sản xuất điện. Ảnh: Reuters

Đức cũng như các nước châu Âu nhận thấy phải cải tổ thị trường bán buôn điện.

  • Hoặc giữ nguyên mô hình, nhưng đánh thuế vào lợi nhuận siêu ngạch của năng lượng tái tạo và điện nguyên tử, dùng tiền đó để trợ giá điện bán lẻ, như đề xuất của Pháp.

  • Hoặc tách giá điện khỏi giá khí đốt, theo đề xuất của Áo và căn cứ vào mức giá của nguyên liệu ngay sát sau, lúc này là than.

  • Hoặc bãi bỏ cơ chế hiện có, áp đặt giá trần cho từng loại hình phát điện. Phương án này dễ làm mất động lực phát triển năng lượng tái tạo.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: “Giá bán buôn trên thị trường điện châu Âu phải gắn với chi phí sản xuất điện. Ngày nay, giá bán buôn điện phụ thuộc quá nhiều vào giá khí đốt”.

Đó là về giá điện bán buôn. Giá bán buôn không tỷ lệ với giá bán lẻ, vì người dùng điện còn phải trả thêm chi phí truyền tải điện và các loại thuế. Giá bán buôn điện có tăng, nhưng chi phí truyền tải vẫn vậy, nếu giảm thuế tương ứng thì vẫn kiềm chế được giá bán lẻ. Tuy nhiên, khi mà giá bán buôn tăng gấp cả chục lần, thì giảm thuế không còn tác dụng, các nước châu Âu nay phải dùng công quỹ trợ giá điện bán lẻ. Nhờ giảm thuế và trợ giá mà giá điện bán lẻ tại Vương quốc Bỉ chẳng hạn không tăng tỷ lệ với giá điện bán buôn.

Các phương án khẩn cấp nhằm kéo giá điện đi xuống

-3172-1662688480.jpg
Giá bán buôn không tỷ lệ với giá bán lẻ, vì người dùng điện còn phải trả thêm chi phí truyền tải điện và các loại thuế.

Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Liên minh châu Âu họp bất thường tại Bruxelles vào ngày 9/9 để tìm giải pháp cải tổ thị trường điện năng. Ủy ban châu Âu nghiêng về phương án áp đặt giá trần cho từng loại hình phát điện, điện sản xuất từ gió thì phải bán với giá thấp hơn điện sản xuất từ than.

Vấn đề rất khó là sản phẩm cuối đều là điện cả, nếu phân chia các loại điện tùy theo làm từ nguyên liệu gì, thì thị trường sẽ vận hành ra sao? Phương án đó cũng làm giảm động lực đầu tư cho năng lượng tái tạo. Chính cơ chế 20 năm qua đã thúc đẩy điện gió điện mặt trời, để tới bây giờ, năng lượng sạch đóng góp tới hơn một nửa trong cơ cấu năng lượng của nước Đức chẳng hạn. Tìm giải pháp khẩn cấp nhưng không gây hại cho lâu dài là bài toán khó của cuộc họp.

Ủy ban châu Âu khuyến khích trợ giá điện, tùy từng nước, có thể là phát tiền cho các hộ gia đình như cách nước Đức đang làm, hoặc giảm thuế đánh vào điện bán lẻ. Cách nữa là kêu gọi tiết kiệm điện, hoặc thưởng cho hộ gia đình và doanh nghiệp tùy theo mức độ tiết kiệm. Về lâu dài, ngoài việc thúc đẩy hơn nữa điện gió, điện mặt trời, bắt buộc phải mở lại dần một số nhà máy điện nguyên tử. Các nhà máy điện nguyên tử đã đóng cửa dần dần do sức ép của phong trào sinh thái trước đây, nhưng nay không còn nhiều tiếng nói chống lại điện hạt nhân như trước. Hiện nay điện nguyên tử cung cấp tới 55% tổng lượng điện mà nước Pháp cần đến, một lợi thế hiển nhiên khi giá khí đốt cao như lúc này.

Báo cáo mới nhất của Goldman Sachs cho biết, hóa đơn năng lượng của EU sẽ tăng 2.000 tỷ USD cho tới năm 2023. Chi phí cho các loại năng lượng của EU sẽ tương đương 15% GDP khối này và đây sẽ là cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn cả khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Việc chi phí cho năng lượng ngày càng gia tăng buộc chính phủ các quốc gia châu Âu cần nhanh chóng hành động để giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Nguồn: Giá điện gấp hơn 10 lần năm trước, châu Âu họp khẩn tìm giải pháp ứng phó

Cảng Hải Phòng được đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM từ ngày 14/9

Giá tham chiếu của cổ phiếu PHP trong ngày này là 17.100 đồng/cp, biên độ giao động giá là ±40%.Trước đó, ngày 31/8 cổ phiếu PHP bị hủy niêm yết docó ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trên BCTC trong 3 năm 2019, 2020, 2021.

Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố chấp thuận cho 326,9 triệu cổ phiếu PHP của CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) giao dịch trên UPCoM. Ngày giao dịch đầu tiên là 14/9. Giá tham chiếu trong ngày này là 17.100 đồng/cp, biên độ giao động giá là ±40%.

Trước đó, HNX đã huỷ niêm yết bắt buộc của cổ phiếu PHP vào ngày 31/8. Lý do được phía HNX đưa ra là do BCTC năm đã được kiểm toán của Cảng Hải Phòng có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong 3 năm 2019, 2020, 2021.

image

Trên BCTC kiểm toán năm 2021, đơn vị kiểm toán là công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã đưa ra ý kiến ngoại trừ rằng công ty đang ghi nhận tại chỉ tiêu “Tài sản cố định hữu hình” đối với các tài sản thuộc cầu càng số 04, 05 và bãi container Cảng Chùa Vẽ với tổng nguyên giá là 279,7 tỷ dồng, giá trị còn lại là 149,4 tỷ đồng. Nguồn hình thành nên các tải sản này được ghi nhận tại chỉ tiêu “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn” với giá trị tương đương là 342,1 tỷ đồng.

Đây là tài sản thuộc dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ. Hiện tại, công ty đang trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thuê khai thác các dự án này.

Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Cảng Hải Phòng đã tạm nộp vào ngân sách Nhà nước một số khoản có liên quan đến dự án nêu trên, bao gồm khoản khấu hao từ năm 2014 đến 31/12/2018 (44,8 tỷ đồng), chi phí lãi vay ODA Nhật Bản tạm trích trước (149,3 tỷ đồng). Theo nghị quyết HĐQT ngày 12/6/2020, công ty đã dừng trích khấu hao, dừng ghi nhận chi phí lãi vay kể từ ngày 1/1/2020 đối với các tài sản thuộc nhóm tài sản trên và đang chờ phê duyệt để quản lý chính thức.

Cảng Hải Phòng được thực dân Pháp thành lập và xây dựng vào năm 1874. Đến năm 2007, Cảng Hải Phòng đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công TNHH MTV trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN). Đến năm 2014 đơn vị này đã chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP và đến năm 2015 cổ phiếu PHP đã được niên yết lên HNX. Ở thời điểm hiện tại, VIMC vẫn đang là công ty mẹ của Cảng Hải Phòng khi nắm giữ 92,5% vốn.

Vốn điều lệ khi niêm yết trên sàn chứng khoán của công ty là 3.269 tỷ đồng và không thay đổi kể từ đó đến này. Từ năm 2015, Cảng Hải Phòng đều đặn ghi nhận lợi nhuận hàng trăm tỷ mỗi năm. Trong năm 2021, Cảng Hải Phòng đạt gần 550 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, con số lớn nhất từ trước tới nay.

-1250-1662693948.png
Đơn vị: tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm nay, sau 6 tháng, Cảng Hải Phòng ghi nhận doanh thu 1.159 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 310 tỷ đồng, tăng 3,3%. Như vậy, công ty đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 60,8% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

CỔ PHIẾU KPF SAU 5 PHIÊN SÀN LIÊN TIẾP , DƯ MUA HÀNG TRĂM NGHÌN CỔ NHƯNG NGAY SAU ATO ĐÃ CHUYỂN TỪ DƯ MUA SANG DƯ BÁN, TỪ SÀN LÊN TRẦN

Tin thêm: KPF: Cổ phiếu KPF giảm sàn ‘tắt’ thanh khoản

Theo quy định hiện hành, KPF sẽ phải giải trình vì sao giá cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp.

Cổ phiếu KPF (HoSE) của Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Hoàng Minh chốt phiên 8/9 giảm hết biên độ về 15.850 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp của mã chứng khoán này và theo quy định, KPF sẽ phải thực hiện giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

Đáng chú ý, KPF giảm sàn với thanh khoản rất thấp, chỉ 3.100 cổ phiếu khớp lệnh với hơn 220 nghìn đơn vị dư bán sàn.

Trước đó, chỉ sau 14 phiên (từ 11/8-30/8), KPF đã có đà tăng sốc, gấp đôi từ 10.800 đồng/cổ phiếu lên 22.600 đồng/cổ phiếu, trong đấy có tới 8 phiên trần.

Cổ phiếu KPF biến động mạnh trong bối cảnh không có thông tin chính thức nào đáng chú ý.

Gần đây nhất, HĐQT Cổ phần Đầu tư Tài chính Hoàng Minh ngày 20/6/2022 đã có Nghị quyết về việc triển khai phương án chào bán 47,2 triệu cổ phần riêng lẻ cho 3 nhà đầu tư chiến lược là Công ty Cổ phần VN Stock, Công ty Cổ phần VN Value và nhà đầu tư nước ngoài Lin Yi Hoang.

Về kết quả kinh doanh, trong nửa đầu năm, doanh thu của KPF đạt 8,1 tỷ đồng, lãi sau thuế 22,9 tỷ đồng, giảm lần lượt 81% và 51% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng hoàn thành 1,8% và 9,16% so với kế hoạch kinh doanh cả năm đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Võ Quyền

Asean Times

Chủ casino lớn nhất Quảng Ninh miễn nhiệm hết dàn lãnh đạo

Công ty Quốc tế Hoàng Gia (RIC), chủ casino Royal Ha Long, mới thông báo miễn nhiệm tổng giám đốc và phó tổng giám đốc vì “điều chuyển công việc”.
image

Theo đó, ông Kuo Ta Wei rời ghế tổng giám đốc và ông Công Nghĩa Nam cũng không còn giữ chức phó tổng giám đốc từ ngày 9/9.

Trong nửa đầu năm, công ty cũng đã miễn nhiệm 3 phó tổng giám đốc khác nên ban lãnh đạo hiện không còn ai. Hội đồng quản trị công ty hiện chưa công bố quyết định bổ nhiệm người thay thế các vị trí này. Người đại diện pháp luật đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Lin Yi Huang.

Ngoài biến động nhân sự cấp cao thì số lượng nhân viên phổ thông cũng giảm đến 10% trong 6 tháng. Theo số liệu công bố gần nhất vào cuối tháng 8 thì công ty chỉ còn 600 nhân viên.

Những biến động này diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh của công ty vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc đáng kể. Doanh thu nửa đầu năm đạt 50 tỷ đồng, trong đó câu lạc bộ trò chơi có thưởng mang về 15 tỷ đồng – giảm phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí không được tiết giảm nhiều nên công ty báo lỗ sau thuế 32 tỷ đồng, nâng khoản lỗ luỹ kế lên gần 450 tỷ đồng. Công ty hiện có tài sản xấp xỉ 900 tỷ đồng và nợ hơn 230 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo công ty cho rằng kết quả kinh doanh không khả quan bởi “từ tháng 1 đến tháng 5/2022, dịch bệnh bùng phát mạnh, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc”.

Sau khi bị huỷ niêm yết bắt buộc tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM và chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM, cổ phiếu của công ty giằng co quanh vùng 13.000 đồng với thanh khoản èo uột.

Nguồn: Vnexpress

Cổ phiếu dầu khí bứt phá, VN-Index tiếp tục tăng điểm

Các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 12/9 trước sự bứt phá mạnh của nhóm cổ phiếu dầu khí, trong đó, PXS tăng 7,9%, PVD tăng 5,9%, PVS tăng 3,7%… Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn như VRE, HPG, GAS, VPB… cũng đồng loạt tăng giá tốt và góp phần kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.

Chiều ngược lại, không có quá nhiều cổ phiếu lớn giảm giá, trong đó, BCM giảm 0,8%, VJC giảm 0,5%, NVL giảm 0,2%, MSN giảm 0,1%…

Hiện tại VN-Index tăng 6,64 điểm (0,53%) lên 1.255,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 66,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.529 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,68 điểm (0,24%) lên 285,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,5 triệu cổ phiếu, trị giá 277 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (0,29%) lên 90,9 điểm.

Thị trường điều chỉnh trở lại sau 7 tuần tăng lên tiếp của VN-Index. Thanh khoản thị trường thấp hơn so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt đạt 17.758 tỷ đồng/phiên, giảm 4% so với tuần trước, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 5,9% và đạt 15.990 tỷ đồng/phiên.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục giao dịch theo chiều hướng tích cực, trong khi đó, tổ chức trong nước cũng không còn duy trì được đà tiêu cực như các tuần trước.

Chứng khoán Asean (AseanSC) cho rằng VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng kháng cự gần 1.250 – 1.255 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.260 – 1.265 điểm.

Theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục trong phiên giao dịch kế tiếp và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.260 điểm.


Nhóm dầu khí lúc 10h30

Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:

Giá dầu WTI chốt tuần ở ngưỡng 86,1 USD/thùng, giảm 0,1% so với tuần trước đó. Trong tuần, giá dầu WTI chạm đáy 7 tháng ở ngưỡng 81,2 USD/thùng bắt nguồn từ quan ngại phong tỏa phòng dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Trong khi đó, giá dầu Brent khép lại tuần cũ ở mức giá 92,42 USD, giảm 0,2%. Trước khi hồi phục trong hai ngày cuối tuần, giá dầu Brent cũng chạm ngưỡng thấp nhất 7 tháng 87,25 USD/thùng.

Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm, khép lại chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp trong khoảng một tháng trở lại đây, phần nào giúp giải tỏa áp lực giảm điểm phủ bóng thị trường bắt nguồn từ quan ngại siết chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Theo đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 377,19 điểm, tương đương 1,19%, lên 32.151,71 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,53% lên 4.067,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,11% lên 12.112,31 điểm. Chốt tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2,66%, S&P 500 tăng 3,65% và Nasdaq tăng 4,14%.

Nguồn: NDH

Tin thêm: DSC: Chứng khoán DSC có gì mà cổ phiếu tăng 50% sau 4 phiên?

16 Thg 08

Trong 4 phiên gần đây, cổ phiếu DSC của CTCP Chứng khoán DSC (sàn UPCoM) liên tục tăng trần. Với mức tăng 14,8% mỗi phiên, chỉ sau 4 phiên, mã này đã tăng gần 60%.

Từ mức giá 20.100 đồng/cp phiên 9/8, DSC đã vươn lên mức giá 30.200 đồng sau phiên hôm nay (16/8). Còn tính từ 20/6 đến nay thì cổ phiếu này đã tăng 170%, từ mức giá 11.200 đồng. Trong quá khứ, DSC từng có giai đoạn đạt đỉnh ở mức giá 88.000 đồng. Đó là thời điểm tháng 5/2018, khi Chứng khoán DSC mới niêm yết cổ phiếu lên sàn. Tuy nhiên sau đó, mã nhanh chóng rớt giá sâu và lình xình quanh vùng 5.000-10.000 đồng trong thời gian dài (6/2019-3/2021).

Chứng khoán DSC tiền thân là CTCP Chứng khoán Đà Nẵng, được thành lập từ tháng 06/2006. Năm 2021, công ty này có biến động lớn về cổ đông khi CTCP Đầu tư NTP mua vào 70 triệu cổ phiếu DSC (tỷ lệ 70%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch, Đầu tư NTP không sở hữu cổ phiếu nào.

Đây là số cổ phiếu mà Công ty NTP mua vào khi Chứng khoán Đà Nẵng phát hành riêng lẻ 94 triệu cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư, nhằm tăng vốn điều lệ gấp 16 lần, từ 60 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

"Theo thông báo số 3407 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 18/6/2022 chính là ngày giao dịch chính thức của 24 triệu cổ phiếu DSC bị hạn chế chuyển nhượng trong đợt phát hành 94 triệu cổ phiếu của DSC nhằm tăng vốn điều lệ nói trên. 70 triệu cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng còn lại có ngày giao dịch chính thức là 16/8/2024."

Sau khi có sự thay đổi về cổ đông, Chứng khoán Đà Nẵng đã đổi tên thành CTCP Chứng khoán DSC, đồng thời chuyển trụ sở chính tại Hải Châu, Đà Nẵng ra địa chỉ 80 Dịch Vọng Hậu (Quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Trong cơ cấu cổ đông của DSC, ngoài CTCP Đầu tư NTP là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 70% thì còn có ông Nguyễn Đức Anh – Chủ tịch HĐQT sở hữu 1,499% vốn điều lệ và bà Nguyễn Thị Thu Hà – Thành viên HĐQT sở hữu 1,499%.

Hậu tăng vốn, DSC ngắt mạch thua lỗ và bắt đầu có lãi từ nửa sau của năm 2021. Trong quý 3 và quý 4/2021, công ty chứng khoán này lần lượt báo lãi sau thuế 2,7 tỷ đồng và 23,8 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận sau thuế của DSC đạt 24,85 tỷ đồng, trong khi năm 2020 con số này bằng 0. Đáng chú ý, tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của DSC đạt 1.809 tỷ đồng, cao gấp 26 lần so với đầu năm.

Sang năm 2022, do tình hình thị trường chứng khoán không thuận lợi nên DSC lại thua lỗ trong quý 2/2022. Cụ thể, doanh thu hoạt động của công ty đạt gần 25 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, do ghi nhận lỗ từ các tài sản tài chính (FVTPL) 11 tỷ đồng và chi phí lãi vay hơn 7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ không có nên kết quả, DSC lỗ hơn 4 tỷ đồng sau thuế (cùng kỳ lỗ 1,6 tỷ đồng).

Nhờ kết quả quý 1 khả quan nên lũy kế 6 tháng đầu năm, DSC ghi nhận 58 tỷ đồng doanh thu, gấp 15 lần cùng kỳ năm ngoái; gần 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kỳ lỗ 1,8 tỷ đồng). Tài sản tăng từ 1.809 tỷ đồng hồi đầu năm lên 2.077 tỷ đồng.

Năm 2022, DSC đặt mục tiêu doanh thu đạt 188 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 45 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới thực hiện được 31% kế hoạch doanh thu và 22% kế hoạch lợi nhuận.

Asean Times

Các quỹ ETF sắp bán ra hàng triệu cổ phiếu STB, HDB, HPG, HSG, DXG

(VNF) - Trong kỳ tái cơ cấu tới, các quỹ ETF có thể bán ra tới 9,4 triệu cổ phiếu STB; 9,3 triệu cổ phiếu HDB; 7,8 triệu cổ phiếu HPG; 5,6 triệu cổ phiếu HSG; 2,5 triệu cổ phiếu DXG. Ở chiều ngược lại, các quỹ có thể mua vào 4,4 triệu cổ phiếu HAG; 3,2 triệu cổ phiếu DGC; 2,5 triệu cổ phiếu VHM; 2,1 triệu cổ phiếu SSB; 2 triệu cổ phiếu VND.

Các quỹ ETF có thể sắp bán ra hàng triệu cổ phiếu STB, HDB, HPG, HSG, DXG

FTSE Russell và MVIS đã công bố kết quả danh mục các chỉ số mới. Danh mục mới sẽ có hiệu lực từ ngày 19/9, do đó các quỹ ETF liên quan sẽ cần hoàn thành tái cơ cấu danh mục vào ngày thứ 6 (16/9) tới đây.

Cụ thể, FTSE Vietnam Index loại KDH, SBT và không thêm cổ phiếu nào. Theo ước tính của Công ty Chứng khoán SSI, quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF ước tính sẽ bán khoảng 3,5 triệu cổ phiếu KDH và 3 triệu cổ phiếu SBT.

Đối với FTSE Vietnam All-share Index, rổ chỉ số đã thêm CTR, VGC và loại HT1. Tuy nhiên, hiện tại không có ETF nào trực tiếp sử dụng chỉ số này nên các thay đổi này không ảnh hưởng tới các cổ phiếu.

Với MVIS Vietnam Index, HAG được thêm mới trong kỳ này, còn APH và CEO sẽ bị loại khỏi chỉ số.

Danh mục MVIS Vietnam Index sẽ bao gồm 58 cổ phiếu, trong đó có 44 cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam và 14 cổ phiếu nước ngoài có liên quan. Quỹ VanEck Vectors Vietnam trực tiếp sử dụng chỉ số trên, đang có tổng giá trị tài sản 371 triệu USD.

Trong khi đó, liên quan đến chỉ số FTSE Vietnam 30 Index, Fubon FTSE Vietnam ETF sử dụng chỉ số này hiện là quỹ ETF lớn thứ 2 trên thị trường Việt Nam với tài sản 13.900 tỷ đồng. Do chỉ số FTSE Vietnam 30 Index không công bố thay đổi và chi tiết danh mục, SSI ước tính tỷ trọng danh mục với giả định thêm vào DGC, SSB và loại ra HSG, HDB.

Tổng hợp thay đổi của các quỹ theo ước tính của SSI

Tổng hợp các thay đổi, trong kỳ tái cơ cấu tới, SSI ước tính các quỹ ETF sẽ bán ra tới 9,4 triệu cổ phiếu STB; 9,3 triệu cổ phiếu HDB; 7,8 triệu cổ phiếu HPG; 5,6 triệu cổ phiếu HSG; 2,5 triệu cổ phiếu DXG. Một số cổ phiếu có thể bị bán ra hơn 1 triệu cổ phiếu bao gồm VCG, APH, CEO, VJC, KBC và SHS.

Ở chiều ngược lại, các quỹ ETF có thể mua vào 4,4 triệu cổ phiếu HAG; 3,2 triệu cổ phiếu DGC; 2,5 triệu cổ phiếu VHM; 2,1 triệu cổ phiếu SSB; 2 triệu cổ phiếu VND. Các cổ phiếu có thể được mua vào hơn 1 triệu đơn vị có thể kể đến SSI, VRE, SHB, POW và VCB.

Nguồn: VietnamFinance

Cổ phiếu DGW và PET tăng manh đầu phiên hôm nay, kết phiên KLGD cải thiện

Kinh doanh mặt hàng Apple cũng đóng góp phần lớn trong doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HoSE: PET). Petrosetco chính thức trở thành nhà phân phối ủy quyền của Apple tại Việt Nam vào tháng 6/2020. Vào 5/8 vừa qua, tổng công ty tiếp tục ký hợp đồng phân phối ủy quyền tất cả các dòng sản phẩm chính hãng của Apple tại thị trường Việt Nam từ năm 2022 đến năm 2023.

Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng và sôi động hơn trong giai đoạn cao điểm vào quý III và quý IV, sau khi hợp đồng phân phối ủy quyền tất cả các dòng sản phẩm chính hãng của Apple tiếp tục được gia hạn.

Nửa đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần 8.273 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ; trong đó phần lớn nhờ sự tăng trưởng của hoạt động phân phối các thiết bị điện tử, đặc biệt là sản phẩm laptop (1.806 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ) và điện thoại di động (3.073 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ). Điều này có đóng góp lớn từ doanh số bán các sản phẩm mang thương hiệu Apple. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 18% xuống 82 tỷ đồng.

Digiworld (HoSE: DGW) cũng trở thành nhà phân phối sản phẩm Apple và Huawei từ 2020, bên cạnh Xiaomi. Doanh số điện thoại di động đóng góp 47% cơ cấu doanh thu 2021. Doanh thu điện thoại di động tăng trưởng 64% trong năm 2020 và tăng 54% trong năm 2021 lên lần lượt 6.384 tỷ đồng và 9.857 tỷ đồng.

Nguồn: kinh tế chứng khoán

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 12/9

=> DOANH NGHIỆP

  1. DGC: Lãnh đạo Hoá chất Đức Giang ‘Doanh thu giai đoạn đầu của dự án Khu liên hợp Nhôm - Đắk Nông có thể đạt 430 triệu USD’

  2. DXG: Đất Xanh có kế hoạch mở rộng quỹ đất thêm 188 ha trong 2022-2023, tốc độ bán hàng của Gem Sky World đang chậm lại

  3. DIG: Quá trình huy động vốn ảnh hưởng đến tiến độ phát triển dự án của DIG

  4. “Gót Achilles” của KDH. KDH sẽ gặp rủi ro nếu quy định cấm phát hành trái phiếu để góp vốn các dự án, đầu tư… có hiệu lực.

  5. PAN: PAN Group ước lãi tăng mạnh 192% trong quý III/2022

_

  1. VTR: Từ 13/9, cổ phiếu VTR sẽ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần

  2. HBC và SAM bị HoSE nhắc nhở về chậm giải trình BCTC bán niên

  3. LLM: Lilama bị phạt và truy thu thuế gần 7,5 tỷ đồng

  4. LIC: Licogi bị truy thu hơn 1,1 tỷ đồng tiền thuế

  5. HVN: Trái ngược với sự phục hồi của ngành hàng không, vốn hóa Vietnam Airlines lại sắp chạm đáy lịch sử

  6. Vinamilk sẽ khởi công nhà máy sữa 4.600 tỷ đồng tại Hưng Yên vào cuối năm nay

  7. FLC: Những bài học về phân tích báo cáo tài chính nhìn từ vụ việc ông Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn điều lệ FAROS

  8. Cổ phiếu ITA và FLC: Bộ đôi lẩn quẩn trong vấn đề công bố thông tin

  9. DLG: Nói gì khi lỗ nặng hơn sau soát xét, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động?

  10. QCG: Quốc Cường Gia Lai giảm phân nửa vốn góp tại Diamond Bay

  11. NHA: Có Tân Tổng Giám đốc 9X

  12. HU3: HUD 3 nói về ý kiến ngoại trừ với khoản tiền lớn gấp hơn 90 lần lợi nhuận

  13. Đất Xanh Services muốn thoái hết vốn tại hai công ty con

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. FIR: Cựu Chủ tịch HĐQT First Real Nguyễn Hào Hiệp bán ra 1 triệu cổ phiếu FIR

  2. REE: Platinum Victory Pte.Ltd - Cổ đông lớn nhất từ Singapore muốn mua hơn 6 triệu cổ phiếu REE

_

  1. TDH: Thủ Đức House thay đổi phương án, muốn chào bán 58 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng

  2. CTS: Gần 33,8 triệu cổ phiếu CTS được phát hành thêm ra thị trường

_

=> CỔ TỨC

  1. THG: Thu nghìn tỷ từ bán bê tông, một doanh nghiệp đều đặn trả cổ tức hàng chục % mỗi năm

  2. Loạt doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức tiền mặt, cao nhất 30%

  3. SNZ: Sonadezi chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

  4. EIB: Sau khi hoàn tất phát hành hơn 245,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 20%, vốn điều lệ của Eximbank dự kiến tăng từ 12.355 tỷ đồng lên 14.814 tỷ đồng.

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu bán lẻ công nghệ phục hồi nhờ kỳ vọng vào iPhone 14 ra mắt

  • Bluechip ngân hàng bị bán mạnh cuối phiên, thanh khoản toàn ngành ở mức thấp

Sắc xanh của thị trưởng chủ yếu được củng cố bởi đà tăng của nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu dòng bán lẻ, bất động sản và ngân hàng. Phiên hôm nay cũng chứng kiến sự luân chuyển mạnh mẽ của dòng tiền.

  • Thị trường cố gắng bảo vệ ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,84 điểm (0,07%) lên 1.249,62 điểm. Toàn sàn có 238 mã tăng, 215 mã giảm và 73 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.651 tỷ đồng, giảm 20% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 10.052 tỷ đồng, giảm 20%.

  • Phiên 12/9: Khối ngoại duy trì mua ròng hơn 177 tỷ đồng, tâm điểm PVD, HPG, DGC

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Tuần 5 - 9/9: NĐT cá nhân mua ròng hơn 610 tỷ đồng, tập trung gom cổ phiếu chứng khoán

  2. Tuần từ 5-9/9, tự doanh bán ròng 265,5 tỷ đồng với 3/5 phiên rút ròng.

  3. Hủy niêm yết cổ phiếu: ‘Lọc sạn’ thị trường

  4. Các chỉ số chứng khoán giảm 2,5%, PE Việt Nam về 13,41 lần

  5. Các quỹ ETF ngoại giao dịch ra sao trong kỳ cơ cấu quý III?

  6. Điểm danh 3 cổ phiếu bị quỹ ETF ngoại xả gần 30 triệu đơn vị trong kỳ cơ cấu tới

  7. Quỹ Ballad Fund đã bắt đầu mua cổ phiếu trở lại sau nhiều tháng hạ mạnh tỷ trọng.

  8. Hơn 1 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam nằm trong danh mục các quỹ đầu tư Đài Loan (Trung Quốc)

  9. Ngày đầu tiên giao dịch lô lẻ: NĐT từ hào hứng đến tụt hứng

  10. Thị trường quốc tế nào có mối quan hệ tương quan cao nhất với VN-Index?

_

  1. Home Credit huy động 600 tỷ đồng trái phiếu

  2. Savills: Nới room tín dụng không phải cây “đũa thần” để tăng nguồn cung BĐS

  3. Một công ty thành viên Tân Hoàng Minh bị cưỡng chế thuế hơn 61 tỷ đồng

  4. ACBS: NHNN đã bán khoảng 21 tỷ USD dự trữ ngoại hối từ đầu năm, có thể nâng lãi suất điều hành thêm 0,5-0,75 điểm %

_

=> VIỆT NAM

  1. Trong 8 tháng, có hai hãng trễ hơn 11.000 chuyến bay

  2. Dù không công bố kết quả doanh thu 8 tháng đầu năm nhưng PVN cho biết số tiền nộp vào ngân sách nhà nước trong giai đoạn qua tăng 45% so với cùng kỳ.

  3. Mở đường xuất khẩu cho nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long

  4. Hải Phòng: Nhiều “nút thắt” cần sớm được tháo gỡ trong hoạt động đường thủy nội địa

  5. Sơn La đề xuất xây thêm sân bay Mộc Châu với tổng vốn đầu tư 6.500 tỷ đồng

  6. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 65% trong tháng 8 nhưng không phải điều đáng mừng

  7. Gần 30 dự án vào “tầm ngắm” kiểm toán

  8. Sân bay Long Thành: Nhiều thủ tục như giao nhận đất, chuẩn bị hồ sơ tổng mặt bằng… đang thực hiện chưa đạt yêu cầu về tiến độ.

  9. Đồng Nai duyệt nhiệm vụ quy hoạch ba phân khu hơn 2.800 ha tại TP Biên Hòa

  10. Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 1.000 đồng/lít, xăng 95 còn 23.210 đồng/lít

  11. Giá gas hôm nay 12/9 tiếp tục giảm và là tháng thứ 5 liên tiếp giá gas giảm ở thị trường bán lẻ trong nước. Dự báo giá gas sẽ tăng cao vào thời điểm mùa Đông

  12. Xuất khẩu thủy sản sang Nga trong tháng 8/2022 tăng tới 98%

  13. Cát Lái là cảng container quốc tế lớn nhất VN, đầu mối trọng điểm trong hệ thống cảng biển vùng Đông Nam Bộ nhưng suốt nhiều năm bị bủa vây bởi ùn tắc đã làm suy giảm hoạt động kinh tế toàn khu vực. TP.HCM đang quyết liệt triển khai loạt dự án trọng điểm để “giải cứu” giao thông cảng Cát Lái.

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á tăng điểm, Nikkei tăng hơn 1% nhờ vào diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu du lịch.

  2. Tối ngày 13/09, Mỹ sẽ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho tháng 08/2022. Đây là tín hiệu đại diện cho tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã ở mức cao nhất 4 thập niên qua trong những tháng trở lại đây.

  3. CK Châu Âu tương lai tăng; Tình hình chiến sự tại Ukraine hỗ trợ tâm lý

  4. Tỷ lệ thất nghiệp tại Canada tăng đầu tiên trong 7 tháng

  5. Reuters: Mỹ hạn chế xuất khẩu chip tới Trung Quốc từ tháng tới

  6. Ngành bán dẫn Hàn Quốc đang bước vào thời kỳ khủng hoảng

  7. Nga gặp khó khăn trong phân bổ ngân sách trong 3 năm tới

  8. Liên minh châu Âu nhấn mạnh kỷ luật tài khóa và chống lạm phát

  9. Kinh tế Mỹ tránh kịch bản suy sụp nghiêm trọng, hướng tới mục tiêu ‘hạ cánh mềm’

  10. Tăng trưởng đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục, thị trường bất động sản sụt giảm và các công ty đang phải vật lộn với những cơn đau đầu về chuỗi cung ứng. Trung Quốc đang bị bao vây bởi các vấn đề kinh tế nghiêm trọng.

  11. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin gặp nhau tuần này ở Trung Á

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Ngân hàng lớn nhất Singapore nhảy vào metaverse

  2. Gần 70% nhà đầu tư crypto tin mình sẽ trở thành tỷ phú trong cuộc khảo sát 1.900 người

  3. Những điều các nhà đầu tư ETH cần lưu ý trước The Merge

  4. Hoạt động NFT trên Solana bất ngờ bùng nổ trở lại khi thị trường “ngập ngừng”

  5. Blockchain.com ‘dọn đường’ hợp pháp hóa tại Dubai

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 21.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên và vượt 22.100 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Bank of America: Giá dầu có thể tăng hoặc giảm 20% trong những tháng tới vì 8 rủi ro này

  2. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,92 USD (+1,06%), lên 87,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,09 USD (+1,17%), lên 93,93 USD/thùng.

_

  1. 51 tấn vàng đã rời khỏi các quỹ ETF trong tháng 8

  2. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 8,2 USD lên mức 1.717,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp lên 1.725 USD/ounce và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

_

  1. Ukraine xem xét cung cấp 100.000 tấn than nhiệt cho Ba Lan

  2. Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng hai con số trong 8 tháng qua

  3. Giá thịt heo Trung Quốc tiếp tục tăng cao vì nguồn cung hạn chế. Trong vòng hơn 3 tháng, giá heo hơi Trung Quốc tăng 53% lên 23,34 nhân dân tệ ( tương đương 3,4 USD)/kg

  4. Ngành thép Trung Quốc đối mặt cú sốc kép

  5. Giá thép, quặng sắt, bạc đồng loạt tăng nhẹ

Vàng SJC 67.0 tr/lượng

USD 23,670 đồng

Bảng Anh 27,759 đồng

EUR 24,406 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes