Chứng sỹ săn tin!

Hoa Kỳ công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam giai đoạn POR18

(vasep.com.vn) Ngày 07/9/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 18 (POR18) cho giai đoạn từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến ngày 31 tháng 7 năm 2021 đối với cá tra của Việt Nam.

Hoa Kỳ công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam giai đoạn POR18

Theo yêu cầu của các bên liên quan, DOC đã giữ nguyên mức thuế CBPG đang áp dụng đối với từng công ty căn cứ vào kết quả của các đợt rà soát gần nhất trước đó.

Trong POR17, DOC xác định 02 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc của Việt Nam nhận được mức thuế lần lượt là 0,00 USD/kg và 3,87 USD/kg, 01 công ty nhận thuế suất riêng rẽ 1,94 USD/kg và 32 công ty nhận mức thuế suất toàn quốc 2,39 USD/kg.

Trong đợt rà soát POR18 này, DOC cũng xác định một công ty xuất khẩu của Việt Nam không đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất riêng rẽ, do đó nhận mức thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg.

Hiện nay, DOC đang tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát thuế CBPG lần thứ 19 (POR19) cho giai đoạn từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến ngày 31 tháng 7 năm 2022 đối với cá tra, basa Việt Nam. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam và phía Hoa Kỳ theo dõi, cập nhật thông tin để xử lý các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong vụ việc.

Trong 8 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 08 tháng đầu năm 2022 lần lượt gần 540 triệu USD và 421 triệu USD. Mặc dù bị áp thuế từ năm 2003 đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa lớn của Việt Nam vẫn duy trì được mức thuế CBPG 0.00 USD/kg qua các kỳ rà soát để tiếp tục xuất khẩu vào thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Tải Kết luận cuối cùng của DOC tại đây

Nguồn bài viết: vasep

Đại khái là 2 ông VHC và ANV vẫn ngon lành cành đào thuế 0% với Mẽo =))) cổ đông thủy sản mừng nhóe

“Chỉ điểm” một cổ phiếu mà tự doanh cứ bán tháo khối ngoại lại tung tiền gom mạnh

Giao dịch tự doanh với khối ngoại diễn biến thường xuyên trái chiều nhau và ngay ở một cổ phiếu xu hướng cũng thể hiện rõ rệt.

Ảnh minh họa.

VN-Index đã có một phiên đáo hạn phái sinh rất yên bình, cuối phiên tăng nhẹ gần 5 điểm dù thanh khoản xuống thấp chỉ còn hơn 12.000 tỷ đồng cả ba sàn, giảm 22% so với phiên liền kề trước đó. VN-Index cuối phiên vẫn tăng nhẹ gần 5 điểm, một kết thúc khá yên bình trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 9.

Trụ giữ nhịp tăng cho thị trường gồm VCB, BCM, NVL riêng ba mã này đóng góp 3 điểm cho chỉ số, một số công thần khác như EIB, VNM, GVR, SAB, VIC, HVN cũng tăng rất tốt.

Khối ngoại hôm nay tiếp tục bán ròng hơn 334 tỷ đồng, xả mạnh nhất STB, SSI, GAS, PVT, BID nhưng lại gom mạnh HPG 57,87 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng HPG.

Khối ngoại và tự doanh diễn biến thường xuyên trái chiều nhau và ngay ở một cổ phiếu xu hướng cũng thể hiện rõ rệt. Chẳng hạn, trong khi khối ngoại gom mạnh HPG thì tự doanh lại bán ròng cổ phiếu quốc dân này với giá trị 32 tỷ đồng. Rất nhiều phiên gần đây tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều nhau ở mã cổ phiếu này.

Một số mã khác cũng bị tự doanh xả ròng hôm nay như HDG 26 tỷ đồng, MWG 19 tỷ đồng, FPT 13,4 tỷ đồng, KBC gần 8 tỷ đồng. TCB, MBB, REE, PNJ, SSI cũng bị tự doanh bán mạnh. Ở chiều ngược lại tự doanh gom không đáng kể HSG, AGM, MSN.

Tự doanh bán ròng HPG.

Tính chung tự doanh bán ròng 100 tỷ đồng phiên hôm nay, lũy kế bốn phiên gần nhất giá trị bán ròng 800 tỷ đồng.

Ở thị trường phái sinh, tự doanh hôm nay long 3.212 hợp đồng giá trị 405 tỷ đồng và short 1.737 hợp đồng giá trị 218 tỷ đồng. Như vậy, tự doanh long ròng gần 200 tỷ đồng trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 9.

Nguồn bài viết: "Chỉ điểm" một cổ phiếu mà tự doanh cứ bán tháo khối ngoại lại tung tiền gom mạnh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cổ phiếu LHG vào diện cảnh báo từ ngày 22/9

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) quyết định đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Long Hậu (LHG) vào diện cảnh báo từ ngày 22/09/2022.

Theo đó, cổ phiếu LHG bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 22/09/2022 theo Quyết định số 663/QĐ-SGDHCM ngày 15/09/2022 của Tổng Giám đốc SGDCK TP.HCM.

Nguyên nhân là do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu LHG vào diện cảnh báo từ ngày 229

Mới đây, ngày 8/9, HOSE thông báo đưa cổ phiếu LHG vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin). Lý do được HOSE đưa ra là CTCP Long Hậu chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.

Trước đó, ngày 31/8, HoSE đã có văn bản nhắc nhở Long Hậu chậm nộp Báo cáo tài chính bán niên năm 2022, nhưng Công ty vẫn không công bố và đưa ra giải trình.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 2/2022, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 233,36 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 40,85 tỷ đồng, giảm 81,3% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 54,1% về chỉ còn 24,8%.

Công ty cho biết doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu giảm 65,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 321,4 tỷ đồng về 172,5 tỷ đồng.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 347,7 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 89,52 tỷ đồng, giảm 64,4% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, Long Hậu đặt kế hoạch tổng doanh thu 781 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 110,9 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, công ty hoàn thành được 80,7% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Long Hậu tăng 3% so với đầu năm lên 3.003 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.261 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản. Hàng tồn kho đạt 620,5 tỷ đồng, chiếm 20,7% tổng tài sản.

Về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 186,2 tỷ đồng, dòng tiền đầu tư âm 141,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 23,3 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/9, cổ phiếu LHG dừng tại mức 35.620 đồng/cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu LHG vào diện cảnh báo từ ngày 22/9

Cổ phiếu STB bị khối ngoại bán ròng mạnh hơn 224 tỷ

Đặt nghi vấn cổ phiếu bị thao túng, CFV “cầu cứu” sau 20 phiên trần liên tiếp

Cổ phiếu của CTCP Cà phê Thắng Lợi (UPCoM: CFV) từ ngày 12/08-15/09 đã tăng giá gấp 17 lần, từ 4,300 đồng lên 79,400 đồng/cp, với 22 phiên bật trần liên tiếp.

Ngày 13/09, CFV đã có văn bản giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Giá cổ phiếu CFV tăng trần liên tục suốt 1 tháng qua

Nguồn: [VietstockFinance]

Theo trình bày của Công ty, giá cổ phiếu CFV đã tăng trần liên tiếp từ ngày 15/08-13/09/2022, đẩy thị giá từ 4,300 đồng/cp lên 60,100 đồng/cp. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh qua các phiên giao dịch rất thấp, hầu hết từ 100-300 cp/phiên.

CFV đã giải trình nhiều lần theo đúng quy định với mỗi 5 phiên cổ phiếu tăng trần. Trong các văn bản giải trình, CFV cho biết Công ty, ban lãnh đạo và những người liên quan đều không có tác động nào để đẩy giá cổ phiếu lên cao, cũng không thực hiện giao dịch liên quan đến cổ phiếu Công ty trên thị trường chứng khoán.

CFV nhận định việc cổ phiếu liên tục tăng trần với khối lượng giao dịch thấp như vậy là điều bất thường (tất cả các phiên tăng trần đều chỉ có 1 lệnh mua và bán giá trần trong phiên). “Công ty nghi ngờ một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng của thị trường chứng khoán để tác động đến giá cổ phiếu vì động cơ cá nhân”, văn bản CFV nêu rõ.

Để đảm bảo giá trị cổ phiếu về đúng giá trị thực, minh bạch thông tin trên thị trường, Công ty đề nghị UBCKNN và HNX tiến hành kiểm tra các cá nhân thực hiện giao dịch dẫn tới việc biến động tăng trần bất thường của CFV” - CFV tiếp tục trình bày.

Tăng trần liên tục dù thua lỗ

Đà tăng sốc của cổ phiếu CFV bắt đầu từ ngày 15/08. Tính đến ngày 15/09, CFV đã trải qua 22 phiên liên tục tăng trần. Thậm chí, phiên chiều 16/09, mã này vẫn đang “tím lịm” với thị giá 91,300 đồng/cp.

Đường cong tăng giá của CFV vẫn đang tiếp tục diễn ra

Diễn biến liên tục trần của CFV diễn ra trong bối cảnh Công ty báo lỗ vào quý 2/2022. Nửa đầu năm nay, CFV đạt gần 222 tỷ đồng doanh thu, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng hơn 10%, lên 218 tỷ đồng, đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến lãi gộp bán niên giảm hơn 65%, còn hơn 4 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính giảm gần 19% (còn gần 2 tỷ đồng), trong khi chi phí tài chính bật tăng lên 1.6 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ). Dù các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm, Công ty vẫn lỗ gần 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 2.5 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/06, CFV lỗ lũy kế gần 4 tỷ đồng.

Trước văn bản “cầu cứu” UBCKNN và HNX, CFV đã nhiều lần giải trình về việc cổ phiếu tăng trần liên tục. Tuy nhiên, nội dung đa phần đều cho rằng Công ty không có bất kỳ tác động nào đến giá cổ phiếu và “không có căn cứ giải trình”, thậm chí còn có “thông tin bất lợi” vì báo lỗ trong quý 2.

CFV tiền thân là Nông trường Cà phê Thắng Lợi, được thành lập vào tháng 03/1977, với hoạt động kinh doanh chính là trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê. Ngày 22/04/2016, Công ty được cổ phần hóa theo quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk. Ngày 03/06/2019, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên thị trường UPCoM, với vốn điều lệ ban đầu hơn 62 tỷ đồng. Tính đến nay, vốn điều lệ Công ty đã tăng lên hơn 126 tỷ đồng, với 2 cổ đông lớn là UBND tỉnh Đắk Lắk (nắm giữ 36% cổ phần, tương đương hơn 4.5 triệu cp) và bà Phạm Thị Linh, vợ ông Đỗ Hoàng Phúc - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của CFV, theo báo cáo quản trị bán niên 2022.

Nguồn bài viết: Đặt nghi vấn cổ phiếu bị thao túng, CFV “cầu cứu” sau 20 phiên trần liên tiếp | Fili

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một chung cư

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa chung cư…

Ảnh minh họa.

Tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam. Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư (bao gồm cả chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp).

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Về số lượng nhà ở riêng lẻ: trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ có 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của dự án và tối đa không vượt quá 250 căn nhà; Trường hợp có từ 02 dự án trở lên thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ tại mỗi dự án và tổng số nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại tất cả các dự án không vượt quá 250 căn nhà;

Trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu đủ số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định (250 căn) thì tổ chức, cá nhân nước ngoài không được mua và sở hữu thêm nhà ở riêng lẻ tại các dự án khác của khu vực này.

Số dân trong một dự án đầu tư xây dựng nhà ở được xác định theo đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường được xác định theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở, trừ dự án nằm trong khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh để xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở.

Nguồn bài viết: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một chung cư - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

FLC: Ông Lã Quý Hiển từ chức Phó Tổng Giám đốc

Sau khi thôi chức Thành viên HĐQT hồi tháng 6, ông Lã Quý Hiển tiếp tục từ nhiệm Phó Tổng Giám đốc và không còn trong ban lãnh đạo Tập đoàn FLC.


Trong ba tháng gần đây, ông Lã Quý Hiển đã lần lượt từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT và Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC. (Ảnh minh họa: FLC, Song Ngọc).

Ngày 15/9/2022, Tập đoàn FLC đã nhận được đơn đề nghị thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc của ông Lã Quý Hiển.

Trước đó vào ngày 22/6, ông Hiển đã có đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT của Tập đoàn FLC. Đại hội cổ đông bất thường ngày 2/7 đã chính thức miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Lã Quý Hiển. Ông Hiển có bằng cử nhân kế toán, ngồi ghế Thành viên HĐQT của Tập đoàn FLC từ ngày 26/6/2019.

Trước đó, ông Hiển từng làm Trưởng Ban Tài chính – Kế toán của Tập đoàn FLC, Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (Mã: AMD), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Quản lý quỹ Hợp lực. Liên tục từ tháng 6/2017 đến khi từ nhiệm vào ngày 15/9/2022, ông Hiển là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC.

Sau khi ông Hiển từ chức, Tập đoàn FLC còn lại 6 Phó Tổng Giám đốc gồm bà Đàm Ngọc Bích, ông Trần Thế Anh, bà Võ Thị Thùy Dương, bà Lê Thị Trúc Quỳnh, bà Đặng Thị Lưu Vân, và ông Đỗ Việt Hùng. Tổng Giám đốc là bà Bùi Hải Huyền - người kiêm nhiệm chức Phó Chủ tịch thường trực HĐQT.

Hôm 14/7 năm nay, một Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn FLC cũng đã từ nhiệm là bà Vũ Đặng Hải Yến – người được cựu Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết ủy quyền toàn bộ cổ phần tại các doanh nghiệp và nhiều tài sản khác.

Cổ phiếu FLC nằm trong diện đình chỉ giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) kể từ ngày 9/9/2022, tức là nhà đầu tư hiện nay không thể mua bán được cổ phiếu này.

Nguồn: Vietnambiz

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 16/9

=> DOANH NGHIỆP

  1. DGC: Chiếm 40% doanh thu của Hóa chất Đức Giang, photpho vàng tăng 35% trong 1 tháng

  2. DIG: DIC Corp hủy buổi họp cổ đông bất thường do không đủ cổ đông tham dự, kế hoạch điều chỉnh dự án Long Tân vẫn bỏ ngỏ

  3. Đại diện SMBC chính thức rời Hội đồng quản trị Eximbank

  4. Chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022, HoSE đưa cổ phiếu LHG vào diện cảnh báo

  5. HAG: Thịt heo ăn chuối Bapi của bầu Đức “tiến quân” vào Tp.HCM bằng mô hình khác Đà Nẵng

_

  1. HVN: Vietnam Airlines hợp tác với China Southern Airlines

  2. HPG: Doanh nghiệp có “lợi nhuận tốt nhất Việt Nam” nhưng nợ hơn 100.000 tỷ đồng

  3. TDC: Bán dự án Uni Galaxy cho Gamuda Land với giá 1.285 tỷ đồng

  4. GAB: Một cổ phiếu họ FLC vẫn đắt nhất nhì thị trường chứng khoán

  5. LM7: Bị truy thu thuế 590 triệu đồng, chuyển lỗ 1,3 tỷ đồng từ năm 2017 sang 2019

  6. API: Cổ phiếu giảm 39% sau hơn nửa tháng - Nhà đầu tư nên thận trọng mua bán

  7. SJE: “Căng mình” trên các công trình trọng điểm

  8. Tín Nghĩa (TID) bị thu hồi hơn 3.521 m2 đất tại Đồng Nai

  9. Louis Land (BII) có Chủ tịch mới sau hơn 3 tháng bỏ trống

  10. VHH “tím lịm” 7 phiên liên tiếp, công ty thanh minh: không tác động đến giá

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. HJS: BVIF đăng ký bán hơn 24% vốn

_

  1. TNG: Sắp phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP cho 291 cá nhân

  2. Xếp dỡ Hải An (HAH) muốn phát hành hơn 2 triệu cổ phiếu ESOP

  3. NBB: Triệu tập ĐHĐCĐ bất thường thông qua việc chào bán cổ phiếu tăng vốn, đây là lần mới nhất sau 5 năm, NBB huy động vốn từ cổ đông

  4. KHG: Muốn phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động

  5. Transimex tiếp tục đăng ký bán hơn 3 triệu cổ phiếu CLX

_

=> CỔ TỨC

  1. HDBank sắp phát hành hơn 500 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2021, tỷ lệ 25%

  2. IDI: Đầu tư vào CTCP Vĩnh An Đăk Nông, chuẩn bị chia cổ tức sau 3 năm vắng bóng

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Các quỹ ETF cơ cấu danh mục, thị trường tiếp tục gặp sức ép

  • Cổ phiếu ngân hàng đỏ lửa phiên các quỹ ETF cơ cấu danh mục, có mã vẫn tăng 6,6%

  • Quỹ ngoại “dội bom” cuối phiên, cổ phiếu giảm giá gấp 4 lần tăng

  • Trong phiên ATC, hàng loạt các cổ phiếu thuộc danh mục hai chỉ số FTSE Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF (FTSE ETF) và MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) thực hiện giao dịch để hoàn thành cơ cấu danh mục đầu tư quý III. Trong đó, các cổ phiếu được tăng tỷ trọng như VRE, VNM, PVD… đồng loạt tăng giá mạnh. Trong khi đó, các mã bị giảm tỷ trọng cũng như bị loại như STB, DXG, HSG… đều giảm sâu.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa ở mốc 1234.03, giảm mạnh 11.63 điểm (-0.93%). Thanh khoản lại tăng đột biến trong phiên hôm nay khi có đến hơn 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 15 nghìn tỷ đồng, tăng 48% so với phiên trước đó

  • Điểm số giảm mạnh đồng nghĩa với việc sắc đỏ chiếm phần lớn ở trên bảng điện. Toàn thị trường hôm nay có đến 368 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 95 mã, còn lại là 70 mã đóng cửa tham chiếu.

  • Phiên 16/9: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 435 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB, VJC

  • Tính chung cả tuần, khối ngoại đã có 4/5 phiên bán ròng với tổng giá trị đạt 1.129,9 tỷ đồng.

  • Phiên 16/09, khối tự doanh CTCK bán ròng hơn 186 tỷ đồng. Trong đó, IDC, FPT, PNJ là những mã bị bán ròng mạnh nhất. Ở chiều mua HJS được mua ròng hơn 37 tỷ đồng. Đáng chú ý, gần đây Quỹ đầu tư giá trị Bảo Việt (BVIF) đăng ký bán toàn bộ 5.1 triệu cp (24.29% vốn) đang sở hữu tại HJS.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Tự doanh nâng số phiên bán ròng trên HOSE lên con số 4, tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng

  2. Thêm 4 mã chứng khoán gồm DNM, KTT, KLF và ART không được vay margin kể từ từ ngày 16/9.

_

  1. Thị trường trái phiếu ‘rơi’ đột ngột, DN mất đòn bẩy tài chính

  2. ‘So găng’ lợi nhuận Big4 kiểm toán tại Việt Nam

  3. Tỷ giá USD/VND lên mức kỷ lục. Tính riêng tuần này, tỷ giá quy đổi USD sang Đồng Việt Nam bình quân đã tăng gần 0,6%, nâng mức tăng từ đầu năm lên hơn 3,6% và đang ở vùng cao nhất trong lịch sử quy đổi.

_

=> VIỆT NAM

  1. Lộ diện “phễu lọc” nhà thầu xây lắp cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2, mỗi gói trị giá 3.000 - 5.000 tỷ đồng

  2. Vĩnh Phúc: Hoàn thiện 95% khối lượng xây dựng giai đoạn I siêu dự án logistics 3.900 tỷ

  3. Nới lỏng quy định kiểm tra tôm xuất khẩu sang Australia

  4. Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 1 tỷ USD

  5. VNDIRECT: Tăng trưởng GDP cả năm có thể lên 7,7%, khả năng nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng không cao

  6. Việt Nam đang kiểm soát lạm phát khá tốt

  7. Ngày càng có nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam

  8. Nha Trang tạm dừng tách thửa đất

  9. 13/36 doanh nghiệp xăng dầu vẫn âm quỹ bình ổn giá dù đã trích lập hơn 1.000 tỷ đồng

  10. EVN: Sản lượng điện 8 tháng đầu năm tăng 5%, nhiệt điện than chiếm tỷ trọng lớn nhất

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 15/9 đồng loạt đi xuống khi nhà đầu tư đón nhận một số báo cáo vĩ mô cho thấy triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế Mỹ.

  2. Tập đoàn năng lượng của Anh Shell sẽ có ‘thuyền trưởng’ mới

  3. World Bank: Nguy cơ suy thoái toàn cầu năm 2023 đang ở mức cao

  4. Evergrande cam kết tái khởi động các dự án dang dở vào cuối tháng 9

  5. Trong khi đó Liên minh Châu Âu có kế hoạch huy động hơn 140 tỷ euro để bảo vệ người tiêu dùng từ việc giá năng lượng đang tăng cao.

  6. Nhật Bản xem xét gói kích thích kinh tế hơn 200 tỷ USD

  7. Hàn Quốc: Khủng hoảng kinh tế lần thứ ba đang “rình rập”

  8. Mỗi quốc gia thành viên EU phải đối mặt với những thách thức riêng để đảm bảo các hộ gia đình và doanh nghiệp của họ có thể vượt qua mùa đông năm nay.

  9. Trung Quốc: Lĩnh vực BĐS bất ổn hơn trong bối cảnh giá nhà, doanh số bán hàng giảm

  10. Mỹ đã tạm thời ngăn chặn được một cuộc đình công lớn của hàng chục nghìn lao động ngành đường sắt, có thể khiến nền kinh tế Mỹ tê liệt và thiệt hại hàng tỷ USD mỗi ngày.

  11. Các bộ trưởng thương mại G7 nhất trí nâng cao năng lực của chuỗi cung ứng

  12. Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, số ca tử vong do COVID-19 được báo cáo trong tuần qua là thấp nhất kể từ tháng 3-2020

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Cấm BTCmột năm, Trung Quốc vẫn trong top 10 quốc gia chấp nhận BTC toàn cầu

  2. SEC Thái Lan cấm các dịch vụ cho vay và staking tài sản kỹ thuật số

  3. Bộ Tài chính Mỹ khuyến nghị “tăng cường gấp đôi” việc thực thi quy định về tiền mã hóa

  4. SEC Hoa Kỳ đưa Ethereum vào “tầm ngắm”

  5. Đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới là Ethereum (ETH) đã suy giảm nghiêm trọng trong 12 giờ qua sau khi nâng cấp The Merge thành công, bốc hơi 12%

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 19.600 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ đi ngang trong biên độ hẹp quanh ngưỡng này.

  7. Do Kwon bị hủy hiệu lực hộ chiếu sau lệnh bắt giữ

  8. USDT hưởng lợi sau khi Binance cấm USDC

  9. Tương lai nào cho BTC sau khi ethereum hợp nhất?

_

  1. Cuộc khủng hoảng tiếp theo của thị trường năng lượng: Thiếu tàu chở dầu

  2. Chốt phiên 15/9, 2 loại dầu đều giảm trên 3,5%

  3. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,27 USD (-0,32%), xuống 84,83 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,07 USD (-0,08%), xuống 90,77 USD/thùng.

_

  1. Franc Thụy Sỹ cao nhất 7 năm so với euro, vàng bị bán tháo khiến giá lao dốc xuống đáy 2 năm

  2. Chỉ trong vòng 3 tháng gần đây, Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới – SPDR Gold Trust đã rút vốn khỏi kênh đầu tư vàng 128,09 tấn vàng, tương đương hơn 170.359 tỉ đồng.

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 31,7 USD xuống 1.665,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp xuống 1.660 USD/ounce và đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

  4. Đồng nhân dân tệ suy yếu xuống dưới mức 7 nhân dân tệ/USD lần đầu tiên trong vòng hơn 2 năm bởi kinh tế Trung Quốc suy giảm tăng trưởng, ngoài ra, việc đồng USD tăng giá không khỏi gây sức ép lên đồng nhân dân tệ.

  5. Đồng won của Hàn Quốc được giao dịch ở mức 1.396,1 won/1 USD vào lúc 9h50 ngày 16/9 (giờ địa phương), giảm 2,4 won so với phiên đóng cửa ngày hôm trước, thậm chí có thời điểm giảm xuống mức 1.399.0 won/1 USD, tuy nhiên chưa xuống tới mức thấp nhất 1.422 won/1 USD ghi nhận ngày 31/3/2009. Nếu tỷ giá hối đoái won/USD vượt ngưỡng này thì đây là lần thứ 3 kịch bản này diễn ra, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

_

  1. Indonesia gấp rút tăng sản lượng than, nhắm đến nhu cầu của châu Âu trong mùa đông

  2. Trung Quốc tham gia dự án chế biến nickel 1,8 tỷ USD ở Indonesia

  3. Ukraine mất gần 15% lượng ngũ cốc dự trữ trong cuộc xung đột với Nga

  4. Giá cao su Nhật Bản tiếp tục tăng phiên thứ 6 liên tiếp, theo sự gia tăng tại thị trường Thượng Hải và bởi hy vọng nhu cầu mạnh lên khi những hạn chế về Covid-19 được dỡ bỏ tại thành phố Thành Đô, nơi tiêu thụ hàng đầu của Trung Quốc.

  5. Hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ thúc đẩy giá ở các nơi khác

  6. Đường trắng đạt mức cao nhất 10 năm

  7. Các nhà máy phân bón ở châu Âu đồng loạt cắt giảm sản lượng

Vàng SJC 66.6 tr/lượng

USD 23,795 đồng

Bảng Anh 27,289 đồng

EUR 24,216 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Tự doanh bán ròng gần 1.000 tỷ trong tuần, cổ phiếu nào bị xả nhiều nhất?

Tự doanh hôm nay bán ròng gần 200 tỷ đồng, lũy kế trong tuần vừa qua, nhóm này bán ròng gần 1.000 tỷ đồng…

Ảnh minh họa.

Hôm nay là ngày cơ cấu danh mục Quý 3/2022 của các ETF ngoại nên biến động mạnh của thị trường là điều hoàn toàn dễ hiểu khi mà các quỹ này xả hàng nhiều hơn là mua vào. Vn-Index chỉ có một nhịp duy nhất mở đầu phiên sáng vượt tham chiếu còn lại giảm dần đều và rớt mạnh nhất sau 14g chiều. Kết thúc phiên cuối tuần, chỉ số đánh mất gần 12 điểm lùi về vùng 1.234.

Khối ngoại vẫn không ngừng tay xả, giá trị bán hơn 434 tỷ đồng chủ yếu bán STB, VJC, HSG, KDH, KBC, DXG.

Tự doanh hôm nay cũng bán ròng gần 200 tỷ đồng. Top 10 cổ phiếu bị tự doanh xả mạnh nhất gồm PNJ 32,4 tỷ đồng, FPT 23 tỷ đồng, HDG gần 20 ty đồng, SSI 16 tỷ đồng, ACB, VND, KBC, VPB, VNM, TCB cũng bị tự doanh bán ròng mạnh trong phiên hôm nay.

Giao dịch tự doanh phiên 16/9.

Ở chiều ngược lại, tự doanh tập trung gom DXG 12 tỷ đồng, STB 12 tỷ đồng, MWG và MIG cũng được gom nhưng không đáng kể.

Lũy kế trong tuần vừa qua, tự doanh bán ròng gần 1.000 tỷ đồng, bán nhiều nhất cổ phiếu VPB 99 tỷ đồng, MWG 90 tỷ đồng, FPT 87 tỷ đồng, HDG 78 tỷ đồng, PNJ 68 tỷ đồng, VCB 48 tỷ đồng.

Ngoài ra, VIC, KBC, TCB, VND cũng bị bán ròng nhiều trong tuần vừa qua. Các cổ phiếu được tự doanh mua không đáng kể.

Giao dịch tự doanh tuần 12/9 - 16/9.

Trên thị trường phái sinh, tự doanh hôm nay long 1.084 hợp đồng giá trị 135 tỷ đồng và short 1.976 hợp đồng giá trị 245 tỷ đồng. Như vậy, tự doanh short ròng hơn 100 tỷ đồng trên thị trường phái sinh.

Nguồn bài viết: Tự doanh bán ròng gần 1.000 tỷ trong tuần, cổ phiếu nào bị xả nhiều nhất? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu CFV tăng bất thường

(ĐTCK) Liên tục tăng trần 23 phiên với chỉ một lệnh mua và một lệnh đối ứng với khối lượng thấp, mới đây ban lãnh đạo CFV đã có công văn gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đề nghị kiểm tra giao dịch bất thường này.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 14,75 điểm (-1,18%), xuống 1.234,03 điểm. Khối lượng giao dịch tại sàn HOSE giảm 19,4% và giá trị giao dịch giảm 15,4%.

Chỉ số HNX-Index giảm 11,75 điểm (-4,13%), xuống 272,88 điểm. Khối lượng giao dịch giảm 15,1% và giá trị giao dịch giảm 7,8%.

Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 75.057 tỷ đồng, tương ứng hơn 15.000 tỷ đồng/phiên, giảm 15,5% so với tuần trước.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng đều lùi bước với TCB (-4,4%), BID (-4,1%), CTG (-2,4%), VPB (-4,1%), MBB (-4%), STB (-5,5%), ACB (-3,5%), SHB (-4,2%), HDB (-3,1%), MSB (-3,5%), LPB (-3,4%), chỉ có VCB (+1,5%), VPB nhích nhẹ và EIB ngược dòng ấn tượng khi tăng hơn 11%.

Nhóm thép giảm khá mạnh với các cổ phiếu như HPG (-3,36%), HSG (-4,18%), NKG (-3,48%), SMC (-2,1%), POM (-3,8%), … Trong đó, HPG và HSG trong kỳ review ETF phiên cuối tuần đã bị bán ra lần lượt 7,8 và 5,6 triệu cổ phiếu.

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dầu khí, do giá dầu thế giới tuần qua vẫn tiếp tục sụt giảm, với các mã BSR (-2,7%), OIL (-1,9%), PLX (-2,6%), PSH (-5,4%) …

Trên sàn HOSE, cổ phiếu BMC tuần này có hiệu suất tốt nhất, với hai phiên đầu tuần và cuối tuần đều đóng cửa ở mức giá trần, thanh khoản tương đối trồi sụt, khi phiên cao nhất khớp hơn 210.000 đơn vị khớp lệnh, và phiên thấp nhất chỉ có 45.000 đơn vị.

Cổ phiếu CMG có tuần thứ hai liên tiếp tăng tốt, sau khi tuần trước +9,15%, sau ngày 13/9 đã chốt danh danh sách cổ đông nhận cổ tức và cổ phiếu thưởng tổng cộng 37,62%.

Tương tự là cổ phiếu VNS, khi có thêm một tuần tăng mạnh, sau khi tuần trước là cổ phiếu tích cực nhất sàn HOSE với mức tăng 16,1%.

Cổ phiếu VCG tăng tốt khi xuất hiện điểm giao cắt vàng (golden cross) giữa SMA 50 ngày và SMA 100 ngày cho thấy triển vọng tích cực.

Một cổ phiếu khác đáng chú ý là EIB, khi ngược dòng nhóm ngân hàng, khi xuất hiện thông tin mới về việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm tối đa 2.459 tỷ đồng. Đồng thời, Đại diện của cổ đông SMBC không còn là thành viên HĐQT của EIB.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu AMD giảm sâu, sau khi nhận quyết định từ HOSE về việc bị chuyển sang diện cảnh báo kể từ ngày 21/9.

Cổ phiếu KPF thêm một tuần bị bán tháo, kể cả khi được giải cứu với phiên tăng kịch trần ngày 15/9. Tuần trước, KPF là cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn với mức giảm -20,19%.

Cổ phiếu DIG đi xuống, thị giá đã cắt xuống dưới MA 50 ngày, cho thấy triển vọng trong ngắn hạn là khá tiêu cực. Mới đây, DIG đã tổ chức bất thành Đại hội cổ đông bất thường 2022 vào ngày 14/9 do số cổ đông dự họp không đủ trên 50% tổng số cổ phiếu biểu quyết.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu CFV tăng bất thường ảnh 1

Trên sàn HNX, nhóm hai cổ phiếu liên quan đến FLC là KLF và ART bị tháo mạnh. Trong đó, ART tuần trước thậm chí còn góp mặt trong số những mã giảm sâu nhất sàn với mức giảm 15,91%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu CFV tăng bất thường ảnh 2

Trên UpCoM, đà tăng của cổ phiếu CFV - Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi chưa dừng lại.

Tổng cộng, cổ phiếu này đã có 23 phiên liên tiếp đóng cửa ở mức giá trần từ ngày 15/8 đến 16/9. Dù vậy, cũng trong suốt thời gian này, thanh khoản chỉ dừng lại ở mức vài trăm đơn vị khớp lệnh/phiên.

Mới đây, ngày 13/9, CFV đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội (HNX) về việc cổ phiếu tăng trần liên tục.

Theo CFV, việc cổ phiếu của Công ty liên tục tăng trần và khối lượng giao dịch thấp là rất bất thường (tất cả các phiên đều chỉ có 1 lệnh đặt mua và bán giá trần) và Công ty nghi ngờ có một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng của thị trường để tác động đến giá cổ phiếu.

Để đảm bảo giá trị cổ phiếu về đúng giá trị thực, minh bạch thông tin, tăng cường công tác quản lý, CFV đề nghị SSC và HNX tiến hành kiểm tra các cá nhân đã thực hiện các giao dịch trên dẫn tới giá cổ phiếu CFV biến động tăng trần bất thường.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu CFV tăng bất thường ảnh 3

Nguồn bài viết: Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu CFV tăng bất thường

Cổ phiếu CFV tiếp tục tạo sóng, tăng hơn 100% trong tuần

Trong nhiều tuần gần đây, CFV tăng rất đột biến. Cổ phiếu này đã có 23 phiên liên tiếp đóng cửa ở mức giá trần từ ngày 15/8 đến 16/9. Tuy nhiên theo lãnh đạo CFV, việc cổ phiếu liên tục tăng trần và khối lượng giao dịch thấp là rất bất thường và công ty nghi ngờ có một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng của thị trường để tác động đến giá cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu CFV tiếp tục tạo sóng, tăng hơn 100% trong tuần - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Năm thứ 2 liên tiếp, Việt Nam đứng đầu thế giới về mức độ chấp nhận tiền mã hóa

Công ty phân tích dữ liệu Blockchain Chainalysis vừa công bố chỉ số chấp nhận tiền mã hóa toàn cầu năm 2022, theo đó Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong tổng số 146 nước về mức độ chấp nhận tiền mã hóa…

Việt Nam tiếp tục đứng đầu thế giới về mức độ chấp nhận tiền mã hóa - Ảnh minh họa.

Như vậy, trong 3 năm thực hiện nghiên cứu của Blockchain Chainalysis thì đây là năm thứ 2 liên tiếp (2021 và 2022) Việt Nam đứng đầu thế giới ở thứ hạng này.

Chỉ số chấp nhận tiền mã hóa đo lường mức độ sử dụng tiền số của người dân thuộc 146 quốc gia trên thế giới.

Theo Chainalysis, chỉ số được đánh giá dựa trên 5 khía cạnh gồm: (1), giá trị tiền mã hóa on-chain ghi nhận tại các sàn giao dịch tập trung tính theo sức mua tương đương (PPP) trên đầu người (đây là thước đo mức độ giàu có của mỗi người dân ở quốc gia, theo đó tỷ lệ giá trị trên chuỗi nhận được trên PPP bình quân đầu người càng cao thì xếp hạng càng cao); (2), giá trị bán lẻ on-chain tính theo PPP trên đầu người (ước tính hoạt động tiền điện tử của các cá nhân bằng cách đo lượng tiền điện tử được di chuyển trong các giao dịch bán lẻ, với giá trị tiền điện tử dưới 10.000 USD).

(3), khối lượng giao dịch trao đổi ngang hàng (P2P) tính theo PPP trên đầu người và số lượng người dùng Internet; (4), giá trị tiền mã hóa on-chain ghi nhận từ các giao thức DeFi tính theo PPP trên đầu người; và (5), giá trị bán lẻ on-chain ghi nhận từ các giao thức DeFi tính theo PPP trên đầu người (chỉ số này xếp hạng mỗi quốc gia theo khối lượng giao dịch DeFi được thực hiện trong các chuyển khoản quy mô bán lẻ, có trọng số ưu tiên các quốc gia có PPP trên đầu người thấp hơn).

Theo Chainalysis, để tính toán các chỉ số, công ty đã ước tính khối lượng giao dịch tiền điện tử của các quốc gia cho các dịch vụ và giao thức khác nhau dựa trên các mẫu lưu lượng truy cập website. Và dựa vào dữ liệu lưu lượng truy cập lên tới hàng trăm triệu giao dịch, việc người dùng sử dụng dịch vụ VPN để che giấu hoạt động trên Internet không đủ để gây sai lệch số liệu.

Điểm tổng kết của quốc gia càng gần với 1, thứ hạng càng cao. Theo xếp hạng, Việt Nam là quốc gia duy nhất đạt mốc điểm này (mốc 1), các vị trí lần lượt tiếp theo thuộc về Philippines, Ukraine, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Brazil, Thái Lan, Nga và Trung Quốc. Các khu vực có mức độ chấp nhận tiền mã hóa cao tập trung chủ yếu tại châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ, Đông Âu và Trung Đông. Trong khi đó, khu vực Bắc Âu hay Trung Phi có mức độ chấp nhận thấp hơn.

Chainalysis cho biết mức độ áp dụng toàn cầu đã chững lại trong năm ngoái sau khi tăng trưởng liên tục kể từ giữa năm 2019. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch và sử dụng tiền mã hóa đã đạt mức cao nhất mọi thời đại hiện tại vào quý 2/2021. Nhưng thị trường đã chứng kiến đợt giảm mạnh vào quý 3 và phục hồi vào quý 4/2021. Dù vậy, hai quý gần đây (năm 2022) thị trường liên tục trong chiều hướng giảm sút cho dù theo Chainalysis, mức độ giao dịch tiền mã hóa toàn cầu vẫn cao hơn mức trước thị trường tăng giá 2019.

Nguồn bài viết: Năm thứ 2 liên tiếp, Việt Nam đứng đầu thế giới về mức độ chấp nhận tiền mã hóa - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 18-9: 55 thẩm phán Bỉ vào tù; Biểu tình lớn ở Iran vì cô gái 22 tuổi

TTO - Rạp chiếu phim tại Anh chiếu trực tiếp tang lễ Nữ hoàng; Động đất 6,4 độ Richter rung chuyển Đài Loan; WHO sợ làn sóng bệnh sau lũ lụt; Trung Quốc làm du lịch vũ trụ sớm nhất vào năm 2025… là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 18-9.

Tin thế giới 18-9: 55 thẩm phán Bỉ vào tù; Biểu tình lớn ở Iran vì cô gái 22 tuổi - Ảnh 1.

Con cháu Nữ hoàng Elizabeth II đứng xung quanh linh cữu tại Westminster Hall, Cung điện Westminster, London, ngày 17-9 - Ảnh: AP

*** Hơn 100 rạp chiếu phim tại Anh chiếu tang lễ Nữ hoàng Elizabeth II.** Theo Hãng tin Reuters, khoảng 125 rạp phim trên khắp nước Anh sẽ truyền trực tiếp lễ quốc tang của Nữ hoàng vào ngày 19-9.

Các công viên, quảng trường và nhà thờ lớn cũng sẽ bố trí màn hình để người dân theo dõi. Tang lễ tại tu viện Westminster và lễ rước tại London cũng sẽ được các đài BBC, ITV và Sky truyền hình trực tiếp.

Hiện các tổng thống, thủ tướng và hoàng gia từ khắp nơi trên thế giới đã tới London để dự lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II, người trị vì lâu nhất của Anh và đã băng hà ngày 8-9 ở tuổi 96.

*** 55 thẩm phán Bỉ trải nghiệm môi trường nhà tù.** Chính xác là 55 vị quan tòa có quyền kết tội đã tự nguyện trải nghiệm một ngày mất tự do trong một nhà tù mới xây ở thủ đô Brussels (Bỉ).

Trong thông cáo báo chí, Bộ trưởng Tư pháp Vincent Van Quickenborne cho biết các vị quan tòa này sẽ trải qua một ngày đêm đúng vai trò tù nhân “để có ý thức hơn về các mức án sau này”.

Tin thế giới 18-9: 55 thẩm phán Bỉ vào tù; Biểu tình lớn ở Iran vì cô gái 22 tuổi - Ảnh 2.

Nhiều phụ nữ Iran cởi khăn trùm đầu phản đối quy định hà khắc trong tang lễ ngày 17-9 - Ảnh: TWITTER

*** Lễ tang của cô gái 22 tuổi mở màn cuộc biểu tình lớn ở Iran.** Cô Mahsa Amini cùng người thân đến thủ đô Tehran chơi thì bị cảnh sát bắt vào ngày 13-9 và vài giờ sau thì phải nhập viện. Cô hôn mê suốt 3 ngày thì qua đời.

Lý do cô bị bắt là không đội khăn trùm đầu khi đi ngoài phố theo quy định. Việc cô bị hôn mê sau khi bị bắt đã được mạng xã hội chia sẻ rầm rộ. Trong đám tang của cô, nhiều phụ nữ đã cởi khăn trùm đầu thể hiện sự phản kháng. Ở một số nơi, cảnh sát Iran phải dùng lựu đạn cay để giải tán biểu tình.

*** Nga bắn hạ “nhóm tội phạm vũ trang” ở Kherson.** Hãng thông tấn TASS đưa tin lực lượng an ninh Nga đã bắn hạ nhóm tội phạm có vũ trang ở trung tâm thành phố Kherson, Ukraine, ngày 17-9.

Kherson ở phía nam Ukraine, đang bị Nga chiếm đóng và Ukraine đang muốn chiếm lại khu vực này.

Hãng tin RIA trước đó trích dẫn một nguồn tin an ninh cho biết băng nhóm có liên quan là một “nhóm do thám”, nhưng không nêu rõ chi tiết.

Tin thế giới 18-9: 55 thẩm phán Bỉ vào tù; Biểu tình lớn ở Iran vì cô gái 22 tuổi - Ảnh 3.

Quân nhân Nga đứng gác gần nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia - Ảnh: REUTERS

*** Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine hòa lưới điện quốc gia.** Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thuộc Liên Hiệp Quốc cho biết nhà máy điện Zaporizhzhia đã hòa lưới điện quốc gia vào ngày 17-9, sau khi bị cắt nguồn điện từ cuối tháng 8 do pháo kích.

“Đường dây 750 kilovolt (kV) được khôi phục hiện đang cung cấp cho nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu lượng điện cần thiết để làm mát lò phản ứng và các chức năng an toàn thiết yếu khác”, IAEA cho biết.

Zaporizhzhia đã bị quân đội Nga chiếm giữ vào tháng 3 và các cuộc pháo kích xung quanh cơ sở này gần đây đã làm dấy lên lo ngại về thảm họa hạt nhân.

IAEA đã đến thăm Zaporizhzhia vào đầu tháng 9. Một số thành viên của IAEA vẫn thường trực bên trong nhà máy để theo dõi tình hình.

*** Động đất 6,4 độ Richter rung chuyển Đài Loan.** Vụ động đất có tâm chấn ở huyện Đài Đông, một vùng dân cư thưa thớt ở phía đông nam hòn đảo.

Quan chức huyện Đài Đông April Yao viết trên Facebook cá nhân rằng trận động đất “cực kỳ mạnh”, trong khi thông tấn xã Đài Loan đăng tải hình ảnh chai lọ bị rớt khỏi kệ trong một cửa hàng ở Đài Đông.

Cơ quan cứu hỏa Đài Loan cho biết họ vẫn chưa ghi nhận thiệt hại về người. Không có tình trạng mất nước hay mất điện.

Đài Loan nằm gần điểm giao nhau của hai mảng kiến ​​tạo và rất dễ xảy ra động đất. Hơn 100 người đã thiệt mạng trong một trận động đất ở miền nam Đài Loan vào năm 2016.

*** Tai nạn xe buýt nghiêm trọng ở Ấn Độ.** Có ít nhất 6 người chết và nhiều người bị thương sau khi một xe buýt chở 50 hành khách lao xuống cầu ở quận Hazaribag, thuộc bang Jharkhand, miền Đông Ấn Độ, ngày 17-9.

Xe buýt nói trên đang trên đường từ quận Giridih đến quận Ranchi thì mất lái, đâm gãy lan can cầu và rơi xuống khu vực của sông Siwanne, khiến nhiều hành khác bị mắc kẹt trong xe.

Lực lượng cứu hộ đang giải cứu hành khách và con số thương vong có thể tăng lên. Những hành khách được đưa ra ngoài đã được đưa tới bệnh viện gần đó để điều trị.

Tự do như chim

Goc anh ngay 17

Một con chim cốc mào (loài chim cốc có mào ở đầu) đang sải cánh, bất chấp luồng sóng dữ tung bọt trắng xóa bên dưới. Hình ảnh này đã được tay máy Mario Suarez Porras chớp được ở ngoài khơi bờ biển phía tây Công quốc Asturias, cộng đồng tự trị thuộc miền bắc Tây Ban Nha - Ảnh: ATLANTIC

*** WHO lo ngại nguy cơ xảy ra làn sóng bệnh tật và tử vong sau thảm họa lũ lụt.** Nguồn cung nước sạch đã bị gián đoạn khiến người dân Paksitan phải uống nước không an toàn, có thể lây lan bệnh tả và các bệnh tiêu chảy khác.

Nước đọng lâu ngày tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và lây lan các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết và sốt rét.

Các trung tâm y tế đã bị ngập lụt, vật tư bị hỏng và người dân phải di chuyển khỏi nhà khiến họ khó tiếp cận với các dịch vụ y tế thông thường.

Tính tới nay, Pakistan đã tiếp nhận 111 chuyến bay từ các quốc gia hữu nghị và các tổ chức quốc tế chở hàng cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt. Ngày 17-9, Nga đề nghị cung cấp khí đốt và lúa mì cho Pakistan.

*** Trung Quốc nhắm đưa hành khách đầu tiên lên không gian sớm nhất vào năm 2025.** Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) dẫn lời chuyên gia Yang Yiqiang, người từng là tổng giám đốc dự án phóng tên lửa đẩy Long March 11, cho biết du lịch vũ trụ thương mại ở Trung Quốc sẽ bắt đầu vào năm 2025 và nở rộ vào năm 2027.

Chi phí cho chuyến đi kéo dài 10 phút vào khoảng 285.000 - 427.000 USD (6,7 - 10 tỉ đồng).

Chuyên gia Yang là người sáng lập doanh nghiệp phóng tàu vũ trụ thương mại CAS Space. Ông cho biết mỗi chuyến sẽ có 7 du khách, bay vào không gian ở độ cao hơn 100km.

Ông Yang cũng cho biết du lịch không gian ở phạm vi quỹ đạo Trái đất đã hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật so với các loại hình du hành không gian khác và phù hợp với hầu hết mọi người.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 18-9: 55 thẩm phán Bỉ vào tù; Biểu tình lớn ở Iran vì cô gái 22 tuổi - Tuổi Trẻ Online

Thủ tướng Hungary dự báo: Xung đột Nga - Ukraine sẽ kéo dài đến năm 2030

TTO - Thủ tướng Hungary Viktor Orban dự báo cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài đến năm 2030, và rằng sự can thiệp của phương Tây là nguyên nhân khiến cuộc chiến này mang tính toàn cầu.

Thủ tướng Hungary dự báo: Xung đột Nga - Ukraine sẽ kéo dài đến năm 2030 - Ảnh 1.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban dự báo xung đột Nga - Ukraine sẽ kéo dài đến năm 2030 - Ảnh: Serbia.postsen.com

Theo báo Népszava (Hungary) hôm 18-9, dự báo nói trên được Thủ tướng Hungary Viktor Orban đưa ra trong cuộc họp kín gần đây của Đảng Fidesz cầm quyền của ông.

Nhà lãnh đạo Hungary cho rằng Ukraine có thể sẽ mất từ 1/3 - 1/2 lãnh thổ do cuộc xung đột với Nga.

Ông cho rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine lẽ ra chỉ mang tính cục bộ. Tuy nhiên, phương Tây đã biến xung đột này mang tính toàn cầu.

Ông Orban tiếp tục chỉ trích các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) áp lên Nga. Ông cho rằng khối này đã “tự bắn vào chân mình” bằng những biện pháp như vậy.

Theo thủ tướng Hungary, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến 40% ngành công nghiệp châu Âu ngừng hoạt động trong mùa đông tới.

Nhà lãnh đạo Hungary cũng tiết lộ rằng vào cuối thu năm nay, các nhà lãnh đạo châu Âu dự kiến sẽ quyết định kéo dài các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga thêm 6 tháng nữa. Tuy nhiên, ông tuyên bố sẽ phản đối gia hạn các lệnh trừng phạt Nga.

Hôm 15-9, Hungary đã phản ứng giận dữ với cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu, khi các nghị sĩ EU nhất trí rằng quốc gia thành viên này không còn là một “nền dân chủ toàn diện” và EU cần phải hành động.

Các nghị sĩ EU bỏ phiếu về nghị quyết cho rằng Hungary đã “vi phạm nghiêm trọng” các chuẩn mực dân chủ của EU, với 433 phiếu ủng hộ và 123 phiếu phản đối. Được biết Thủ tướng Viktor Orban vốn duy trì quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nguồn bài viết: Thủ tướng Hungary dự báo: Xung đột Nga - Ukraine sẽ kéo dài đến năm 2030 - Tuổi Trẻ Online

Giới chuyên gia dự báo gì về cuộc họp tuần này của Fed?

Các chuyên gia kinh tế cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phát một tín hiệu cứng rắn hơn trong cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ diễn ra trong tuần này…

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: Bloomberg.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phát một tín hiệu cứng rắn hơn trong cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ sắp tới, lãi suất cơ bản của Fed đến tháng 12 sẽ tăng lên mức 4% và sẽ duy trì ở mức cao trong suốt năm 2023 - giới chuyên gia kinh tế nhận định trong một cuộc khảo sát do hãng tin Bloomberg thực hiện.

Theo khảo sát này, Uỷ ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - bộ phận quyết định lãi suất trong Fed - sẽ nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp khi kết thúc cuộc họp vào lúc 14h chiều ngày thứ Tư (21/9) theo giờ Washington. Với bước nhảy này, lãi suất cơ bản của Fed sẽ tăng lên ngưỡng 3-3,25%.

LÃI SUẤT SẼ LÊN CAO HƠN VÀ GIỮ Ở MỨC CAO LÂU HƠN

Các chuyên gia trong cuộc khảo sát kỳ vọng rằng trong dự báo mà Fed đưa ra sau lần họp này, ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới dự kiến lãi suất tăng lên ngưỡng 4% vào cuối năm nay và tiếp tục nhích lên trong năm tới, trước khi việc cắt giảm bắt đầu trong năm 2024 để đưa lãi suất về mức 3,6%.

Đó sẽ là một dự dịch chuyển lớn so với dự báo mà Fed đã đưa ra hồi tháng 6, phản ánh một cuộc chiến chống lạm phát khó khăn hơn sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 mới công bố gần đây cho thấy lạm phát ở Mỹ nóng hơn dự báo. Cuộc khảo sát nói trên của Bloomberg được thực hiện với sự tham gia của 45 nhà kinh tế học, diễn ra từ ngày 9-14/9.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói rằng Fed cam kết mạnh mẽ với việc đưa lạm phát trở về ngưỡng mục tiêu 2% mà Fed đề ra, và sẽ không sớm dừng cuộc chiến chống lại sự leo thang của giá cả chỉ vì các số liệu cho thấy sự suy yếu của nền kinh tế. Cơ sở để Fed gia tăng sự quyết liệt chính là báo cáo CPI tháng 8 - thống kê cho thấy áp lực lạm phát đang ngày càng lan rộng và ngấm sâu trong nền kinh tế.

“Chúng tôi cho rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho tới khi các dấu ấn lạm phát đã được nhận diện giảm đi. Báo cáo CPI tháng 8 đã làm gia tăng tính cấp bách cho nhiệm vụ chống lạm phát của Fed. Lạm phát càng giữ lâu ở mức cao, thì càng có nhiều mối lo về sự xuất hiện của một vòng xoáy tăng lương và/hoặc các kỳ vọng lạm phát không thể được neo giữ”, chuyên gia kinh tế cấp cao Robert Dent của Nomura Securities International nhận định.

Dự báo về lãi suất cơ bản của Fed mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong hai cuộc khảo sát gần đây nhất của hãng tin Bloomberg - Nguồn: Bloomberg.

Cho tới nay, ông Powell chưa đưa ra một kỳ vọng cụ thể nào cho việc lãi suất có thể tăng cao đến đâu. Trong cuộc họp gần đây nhất vào tháng 7, ông nói rằng Fed sẽ hoạch định lãi suất theo từng cuộc họp. Sự thận trọng này của người đứng đầu ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới khiến cho “dot plot” - dự báo về lãi suất cơ bản mà Fed đưa ra trong mỗi cuộc họp chính sách - sẽ trở thành tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trong cuộc họp tuần này. Ngoài ra, thị trường cũng sẽ hướng đến cuộc họp báo của ông Powell, dự kiến bắt đầu khoảng nửa tiếng đồng hồ sau khi Fed công bố quyết định chính sách.

Đường đi của lãi suất mà các chuyên gia kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg dự báo ít “căng” hơn dự báo của thị trường. Giới đầu tư cũng đang đặt cược chính vào khả năng Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào ngày thứ Tư, nhưng cho rằng đến cuối năm, lãi suất sẽ tăng lên mức khoảng 4,23%.

LIỆU KINH TẾ MỸ CÓ “HẠ CÁNH MỀM”?

Dưới sự chèo lái của ông Powell, Fed đang cố gắng đưa nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”, nghĩa là đưa nền kinh tế giảm tốc ở mức vừa đủ để kéo được lạm phát xuống mà vẫn duy trì được một thị trường lao động vững mạnh. Theo cuộc khảo sát của Bloomberg, trong tuyên bố sau cuộc họp, FOMC sẽ đưa ra dự báo rằng kinh tế Mỹ tăng trưởng 0,5% trong năm nay và tăng 1,4% trong năm 2023 - đều giảm so với dự báo đưa ra hồi tháng 6 - trong khi tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên mức 4,2% trong năm 2024, từ mức 3,7% của tháng 8.

“Các nhà hoạch định chính sách vẫn tập trung vào chống lạm phát. Họ chưa phát đi tín hiệu nào cho thấy sẽ sớm phản ứng với các số liệu phản ánh sự giảm tốc của nền kinh tế và thị trường lao động”, Chủ tịch Hugh Johnson của Hugh Johnson Economics LLC nhận định.

Trong cuộc khảo sát, các chuyên gia nhận định FOMC sẽ tiếp tục cảnh báo về áp lực lạm phát và dự báo tốc độ lạm phát tại Mỹ ở mức 5,2% trong năm 2022; 2,6% trong năm 2023; và 2,2% trong năm 2024. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc phải đến ít nhất năm 2025 Fed mới đưa được lạm phát về mức mục tiêu 2%.

Ông Powell đã nhấn mạnh rằng Fed sẽ linh hoạt trong các kế hoạch tăng lãi suất và trong tuyên bố của lần họp trước, FOMC chỉ đưa ra định hướng lỏng lẻo về mức tăng lãi suất như thế nào là phù hợp trong lần họp tiếp theo. Trong cuộc khảo sát của Bloomberg, 3/4 số chuyên gia tin rằng sau cuộc họp tuần này, FOMC sẽ lại đưa ra định hướng như vậy.

Giới chuyên gia kinh tế gần đây liên tục bày tỏ lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay giữa lúc có nhiều thách thức đối với tăng trưởng, gồm giá lương thực-thực phẩm và năng lượng tăng cao trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine.

Cuộc khảo sát của Bloomberg đã hỏi các chuyên gia rằng liệu kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong vòng 24 tháng tới. “Hạ cánh cứng” được định nghĩa là khi nền kinh tế không thăng trưởng hoặc tăng trưởng âm trong một khoảng thời gian nhưng không được công bố chính thức là suy thoái.

“Lạm phát cao hơn và kéo dài hơn, sự thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt hơn của Fed, và ảnh hưởng tiêu cực từ bức tranh kinh tế toàn cầu xấu đi sẽ kết hợp đẩy kinh tế Mỹ vào một cuộc suy thoái nhẹ trong nửa đầu năm 2023”, chuyên gia kinh tế trưởng về Mỹ Kathy Bostjancic của Oxford Economics nhận định.

Tỷ lệ dự báo của các chuyên gia kinh tế về kịch bản kinh tế Mỹ trong 24 tháng tới trong cuộc khảo sát của Bloomberg - Nguồn: Bloomberg.

Các nhà kinh tế học tham gia cuộc khảo sát có quan điểm không đồng nhất về triển vọng kinh tế Mỹ. 49% dự báo sẽ có suy thoái trong vòng 2 năm tới; 33% dự báo tăng trưởng sẽ có lúc bằng 0 hoặc âm - đồng nghĩa “hạ cánh cứng”; và số còn lại cho rằng Fed sẽ đạt được mục tiêu đưa nền kinh tế “hạ cánh mềm”.

Nguồn bài viết: Giới chuyên gia dự báo gì về cuộc họp tuần này của Fed? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

BMC là cổ phiếu có thanh khoản trên 100 cổ duy nhất đang trần trên HoSE, đây là phiên thứ 2 liên tiếp BMC tăng trần



Các tin tức về BMC xem ngay tại: BMC

Phát hành 2 lô trái phiếu, một công ty thời trang “lột xác” thành công ty quản lý tài sản

Tính riêng trong năm 2021, CTCP Quản lý Tài sản Pyxis đã phát hành 2 lô trái phiếu huy động tổng cộng 265 tỷ đồng. Đáng chú ý, tên cũ của Pyxis là CTCP Thời trang & May mặc Demoda.

Cụ thể, lô trái phiếu đầu tiên mà Quản lý Tài sản Pyxis phát hành vào ngày 21/07/2021, là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đàm bảo, được chào bán dưới hình thức bút toán ghi sổ. Lô trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 12%/năm được thanh toán 6 tháng/lần, đáo hạn ngày 21/07/2024.

Đơn vị đứng ra mua toàn bộ trái phiếu là CTCP Chứng khoán SmartInvest (UPCoM: AAS). Với 160,000 trái phiếu và mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, Công ty huy động được 160 tỷ đồng. Số tiền thu được sẽ dùng để bổ sung vốn lưu động, theo văn bản công bố của Công ty.

Tiếp đến vào ngày 30/12/2021, Quản lý Tài sản Pyxis tiếp tục phát hành một lô trái phiếu nữa, gồm 105,000 trái phiếu với mệnh giá 1 triệu đồng/cp, qua đó giúp Công ty huy động 105 tỷ đồng. Đây cũng là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và được chào bán dưới hình thức bút toán ghi sổ. Tuy nhiên, lô trái phiếu mới có kỳ hạn 10 năm (đáo hạn ngày 31/12/2031), được hoàn tất chào bán vào ngày 29/03/2022.

Được biết, tiền thân của Quản lý Tài sản Pyxis là CTCP Thời trang & May mặc Demoda. Theo như dữ liệu ghi lại trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và văn bản công ty công bố, thời điểm phát hành trái phiếu vào cuối tháng 07/2021, đơn vị phát hành vẫn là Demoda. Nhưng trong văn bản công bố kết quả phát hành lô trái phiếu còn lại vào tháng 04/2022, cái tên Quản lý Tài sản Pyxis xuất hiện. Giấy chứng nhận thay đổi đăng ký doanh nghiệp của Demoda ghi nhận thay đổi lần thứ 6 vào ngày 05/01/2022, và nhiều khả năng việc đổi tên thành Quản lý Tài sản Pyxis diễn ra trong giai đoạn này.

Nguồn: HNX

Theo tìm hiểu của người viết, CTCP Thời trang & May mặc Demoda (sau đổi thành CTCP Quản lý Tài sản Pyxis) được thành lập từ tháng 4/2017, với ngành nghề chính là may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú). Người đại diện theo pháp luật thời điểm này là bà Nguyễn Thùy Linh.

Đến ngày 09/09/2022, Quản lý Tài sản Pyxis lại một lần nữa đổi tên thành CTCP Quản lý Tài sản Smart Invest - có thể là công ty con của Chứng khoán SmartInvest, đơn vị đã mua toàn bộ lô trái phiếu của Pyxis. Người đại diện pháp luật của Công ty chuyển từ bà Linh sang ông Nguyễn Quốc Đạt - Giám đốc sinh năm 1997. Ngành nghề chính của Công ty trở thành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu (gồm hoạt động đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa). Bên cạnh đó, Công ty còn hoạt động trong lĩnh vực đại lý, môi giới đấu giá hàng hóa; dịch vụ cầm đồ; tư vấn đầu tư; tư vấn môi giới bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; tư vấn quản lý.

Như vậy có thể hiểu, Demoda (hay Pyxis) đã “quy về một mối” với Chứng khoán SmartInvest, và cũng đã thay đổi các mảng hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trước đó vào năm 2018, Demoda từng được CTCP Đầu tư Sao Thăng Long rót 12 tỷ đồng, tương đương 19.35% tỷ lệ vốn góp tại đây.

Nguồn bài viết: Phát hành 2 lô trái phiếu, một công ty thời trang "lột xác" thành công ty quản lý tài sản | Fili

Cổ phiếu lao dốc cả loạt, VN-Index mất sạch đà tăng tháng 8

Áp lực bán lại dâng cao trong phiên sáng nay, đẩy gần như toàn bộ cổ phiếu lao dốc. Ba mã blue-chips duy nhất còn sắc xanh là GAS, SAB và VIC không thể thay đổi được cục diện, khi số mã giảm giá gấp 5,2 lần số tăng. VN-Index bốc hơi 13,65 điểm tương đương 1,11%, đánh mất toàn bộ mức tăng từ đầu tháng 8/2022.

Các cổ phiếu thanh khoản cao nhất sáng nay lại là những mã giảm mạnh nhất. Đó là tín hiệu của lực bán rất mạnh và chủ động.

Áp lực bán lại dâng cao trong phiên sáng nay, đẩy gần như toàn bộ cổ phiếu lao dốc. Ba mã blue-chips duy nhất còn sắc xanh là GAS, SAB và VIC không thể thay đổi được cục diện, khi số mã giảm giá gấp 5,2 lần số tăng. VN-Index bốc hơi 13,65 điểm tương đương 1,11%, đánh mất toàn bộ mức tăng từ đầu tháng 8/2022.

Từ cuối tuần qua, thị trường vẫn “khấp khởi” mừng thầm khi việc sửa Nghị định 153 về trái phiêu doanh nghiệp đã kết thúc. Tuy nhiên đại đa số cổ phiếu bất động sản vẫn lao dốc mạnh sáng nay. Chỉ số nhóm VNREAL giảm tới 1,14% giá trị.

Những lo ngại về áp lực lạm phát lấn át hoàn toàn các thông tin khác, khi giữa tuần này FED sẽ quyết định tăng lãi suất lần nữa. Câu chuyện có thể sẽ không dừng lại ở con số được đưa ra, mà những lo ngại về quan điểm cứng rắn sẽ khiến thị trường chứng khoán toàn cầu phản ứng xấu hơn.

Thị trường trong nước có tín hiệu rõ ràng về lực bán đã tăng vọt. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết đạt 7.055 tỷ đồng, tăng gần 18% so với sáng hôm thứ Sáu tuần trước. Đi kèm với thanh khoản lớn là cổ phiếu giảm giá hàng loạt: Ngay 30 phút đầu tiên sau khi mở cửa, VN-Index chỉ có 82 mã tăng/272 mã giảm. Đến cuối phiên sáng, độ rộng co hẹp hơn nữa, chỉ còn 71 mã tăng/371 mã giảm. Tuy chưa đến mức sàn cả loạt, nhưng gần 160 mã đang rơi quá 2% giá trị, chưa kể gần 70 mã khác giảm trên 1%.

Cả HNX lẫn HoSE có 19 cổ phiếu đạt thanh khoản từ 100 tỷ đồng trở lên thì duy nhất 2 mã tăng là VCG tăng 0,4% giao dịch 127,7 tỷ đồng và DXG tăng 0,2% giao dịch 112,5 tỷ đồng. Tất cả các mã còn lại trong nhóm thanh khoản cao nhất này đều giảm. Hai cổ phiếu ngược dòng nói trên thuộc nhóm bất động sản, nhưng không đại diện được cho nhóm cổ phiếu này, vì số giảm quá nhiều.

VN-Index thể hiện áp lực bán tăng mạnh theo thời gian trong phiên sáng nay.

VN30-Index kết phiên sáng giảm 1,03% với 3 mã tăng/26 mã giảm và 15 mã trong số này giảm quá 1%. PDR rơi 3,55%, GVR giảm 3,46%, SSI giảm 3,55%, VIB giảm 2,86%, VRE giảm 2,85% là các cổ phiếu yếu nhất. Ngoài VIC tăng 0,32%, GAS tăng 0,9%, SAB tăng 0,92%, may mắn là nhóm HPG, VCB, VPB, VHM giảm khá nhẹ, dưới 0,7%.

Trong nhóm ngược dòng, đại đa số là các mã thanh khoản rất nhỏ và ít quan trọng hoặc tăng quá kém. Số khá nổi bật có thể kể tới là HHV tăng 4,35% thanh khoản 82 tỷ; BCM tăng 2,45% thanh khoản 12,3 tỷ; EIB tăng 2,35% giao dịch 31,5 tỷ; ITC tăng 2,02% giao dịch 12,3 tỷ; PAN tăng 1,32% giao dịch 62,7 tỷ; FCN tăng 1,25% giao dịch 49,8 tỷ; NT2 tăng 1,13% giao dịch 33,3 tỷ.

Thị trường đang chịu ảnh hưởng chủ đạo từ hoạt động cắt lỗ của nhà đầu tư trong nước khi nhịp nghỉ chân quá ngắn và chủ yếu cũng chỉ thể hiện ở VN-Index hơn là với cổ phiếu. Nhiều mã vẫn giảm giá trong các phiên VN-Index lình xình. Do đó lượng cổ phiếu bị lỗ vẫn đang tích lũy lại ngày một nhiều hơn. Hôm nay khối ngoại bán ra 380,2 tỷ trên HoSE, tức là chỉ chiếm 5,5% tổng giao dịch của sàn này. Mức mua vào 398,4 tỷ, chiếm 5,8%.

HPG là mã duy nhất được mua ròng đáng kể với 60,5 tỷ đồng ròng. Khoảng 31% thanh khoản của HPG là do khối ngoại mua vào. Lực đỡ này phần nào giúp HPG chỉ giảm 0,43% so với tham chiếu. VCB, GAS là hai mã duy nhất khác được mua ròng quanh 10 tỷ đồng. Phía bán cũng chỉ có DGW, STB là bị xả khoảng 10 tỷ đồng ròng.

Với mức độ trượt giá rộng trong sáng nay và đại đa số cổ phiếu giảm dưới tham chiếu, lực bán đang hoàn toàn chiếm ưu thế. Hiện vẫn đang có lực cầu bắt đáy giá thấp nhưng chủ yếu vẫn là chờ đợi, thay vì di chuyển giá đặt. Đây là tình thế khó khăn cho thị trường, do chỉ có lực cầu đẩy giá lên mới có thể thay đổi được trạng thái cũng như quán tính giảm.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu lao dốc cả loạt, VN-Index mất sạch đà tăng tháng 8 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Sửa quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Sửa quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ - Ảnh 1.

Sửa quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.

Theo đó, mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Bổ sung nguyên tắc phát hành trái phiếu

Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 5 về nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu. Cụ thể, đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định này khi đáp ứng các quy định sau: a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua; b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.

Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

Mệnh giá trái phiếu cũng được sửa đổi tăng từ 100 nghìn đồng hoặc bội số của 100 nghìn đồng lên 100 triệu đồng hoặc bội số của 100 triệu đồng. Cụ thể, Nghị định 65/2022/NĐ-CP nêu rõ: Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là 100 triệu đồng Việt Nam hoặc bội số của 100 triệu đồng Việt Nam.

Quy định rõ cách thức xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp

Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung cách thức xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng được phép đầu tư và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.

Cụ thể, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán. Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, ngoại trừ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản này.

Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.

Bổ sung quy định về Đại diện người sở hữu trái phiếu

Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu để tăng cường việc giám sát mục đích sử dụng vốn trái phiếu của doanh nghiệp phát hành cũng như tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành.

Theo đó, đại diện người sở hữu trái phiếu thực hiện chế độ báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.

Đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Điều 14 Nghị định này khi cung cấp dịch vụ đại diện người sở hữu trái phiếu. Đồng thời, chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sửa thời hạn công bố thông tin, tăng cường tính minh bạch

Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng sửa đổi một số quy định về thời hạn và nội dung công bố thông tin nhằm khắc phục những bất cập thời gian vừa qua, đồng thời tăng cường tính minh bạch của doanh nghiệp phát hành trái phiếu và việc sử dụng vốn phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.

Cụ thể, thời hạn công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu được quy định rút từ 10 ngày xuống còn 5 ngày. Nghị định quy định: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán. Nội dung công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp chào bán không thành công hoặc hủy đợt chào bán trái phiếu, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc phân phối trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán.

Nguồn: Báo chính phủ