Chứng sỹ săn tin!

Geleximco sẽ xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô

Geleximco - tập đoàn đa ngành của ông Vũ Văn Tiền - dự kiến đầu tư gần 19.000 tỷ đồng, xây nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô tại Thái Bình.

Nói với VnExpress sáng nay, đại diện Geleximco cho biết tập đoàn này đang cùng với đối tác châu Âu khảo sát xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô. Nhà máy này dự kiến có vốn đầu tư khoảng 800 triệu USD, tương đương gần 19.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đối tác, thương hiệu xe được sản xuất, lắp ráp vẫn đang trong quá trình đàm phán. “Nhà máy này có thể sản xuất, lắp ráp nhiều thương hiệu xe khác nhau”, đại diện Geleximco cho biết.

Cuối tuần trước, Chủ tịch HĐQT Geleximco Vũ Văn Tiền đã dự lễ ký thỏa thuận thuê 50 ha đất, hạ tầng tại Khu công nghiệp Tiền Hải, Thái Bình của Tổng công ty Viglacera (VGC) để xây dựng nhà máy này.

Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô này dự kiến xây dựng theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư 300 triệu USD, dự kiến xây từ quý I/2023 và đưa vào hoạt động từ quý III/2024, với công suất khoảng 50.000 ôtô mỗi năm, sử dụng khoảng 1.200 lao động.

Giai đoạn 2 bắt đầu sau năm 2030, Geleximco sẽ mở rộng nhà máy lắp ráp này với quy mô đầu tư thêm 500 triệu USD. Việc mở rộng dự kiến nâng sản lượng lắp ráp lên khoảng 100.000 ôtô mỗi năm, tạo việc làm cho 2.500-3.000 lao động.

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành thủ tục thuê đất, hạ tầng, Geleximco sẽ đầu tư xây dựng nhà máy. Ngoài dây chuyền sản xuất, nhà máy sẽ có các công trình phụ trợ khác như văn phòng, nhà ăn cho nhân viên, khu vực để xe, kho nguyên vật liệu, bãi chứa xe ôtô thành phẩm.

Gần đây, nhiều hãng xe lớn bắt đầu rục rịch quay trở lại thị trường Việt Nam. Cuối năm 2021, hãng xuất khẩu ôtô lớn nhất Trung Quốc - Chery - cho biết sẽ sớm bán xe tại Việt Nam. Chery Automotive là hãng xe hơi thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, thành lập năm 1997. Từ 2003 đến nay, Chery giữ vị trí 18 năm liên tiếp là hãng xuất khẩu ôtô lớn nhất của quốc gia này.

Ngoài Geleximco, một công ty khác cũng mới xây dựng nhà máy để sản xuất xe điện là Công ty cổ phần Thái Bình Hưng Thịnh. Nhà máy cơ điện Thái Hưng được xây dựng tại Khu công nghiệp An Bài, tỉnh Thái Bình, với quy mô đầu tư 9,4 triệu euro, dự kiến đưa ra thị trường 5.000 xe điện mỗi năm.

Geleximco, tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội, ra đời năm 1993. Sau gần ba thập kỷ, Geleximco hiện đã trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, với tổng tài sản khoảng 52.000 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động.

image

Tập đoàn này đầu tư trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, công nghiệp, năng lượng, thương mại - dịch vụ, cho tới tài chính. Tập đoàn này là chủ đầu tư của nhiều khu đô thị lớn, dự án chung cư, sân golf, nhà máy nhiệt điện, xi măng, giấy. Đồng thời, Geleximco cũng là cổ đông sáng lập và đồng sở hữu một số tổ chức tài chính như Ngân hàng An Bình, Công ty Chứng khoán An Bình, Công ty Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình…

Nguồn: VnExpress

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 19/9

=> DOANH NGHIỆP

  1. HAG: Sẽ ra mắt ‘gà ăn chuối’ cuối năm nay, mục tiêu cung ứng 1 triệu con heo ăn chuối và 5 triệu con gà ăn chuối ra thị trường

  2. BSR: Nằm trong top đầu các Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022

  3. Geleximco đầu tư nhà máy sản xuất ô tô điện 800 triệu USD tại KCN của Viglacera

  4. Cổ phiếu THD của bầu Thụy giảm 17,68% kể từ đầu tháng 8, và giảm sốc 82,52% kể từ đầu năm 2022. Điều gì đang xảy ra?

  5. Vi phạm quy định tư vấn trái phiếu và cấp margin vượt hạn mức, Chứng khoán TPS bị xử phạt

_

  1. VHC: Doanh thu thị trường EU và Trung Quốc của VHC giảm dần trong tháng 8

  2. FLC: ‘Tự nguyện hoàn trả’ tỉnh Quảng Ngãi 2 dự án khu đô thị

  3. BBC: Bị xử phạt, buộc thu hồi nhiều sản phẩm vi phạm

  4. FMC: Sao Ta đặt mục tiêu lãi 500 tỷ đồng năm 2025, định hướng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

  5. NTC: Nhìn cổ phiếu NTC từ những khoản đầu tư lãi đậm và dự án NTC-3 (*tham khảo)

  6. NT2: Công suất mỗi tổ máy tăng 3 MW sau tiểu tu

  7. POW: Mảng điện khí của PV Power tăng trưởng nhờ Nhơn Trạch 2

  8. BSR: Làm việc với WOOD về mở rộng Lọc dầu Dung Quất và tối ưu sản xuất Propylene

  9. EIB: Một cổ phiếu ngân hàng tăng 11% trong tuần qua

  10. HAG: Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2023, sẽ xây dựng trên 1.000 cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh, thành trong cả nước (tập trung chủ yếu tại TP HCM và Hà Nội). Đồng thời phát triển hệ thống app điện tử, đảm bảo dịch vụ tốt cho khách hàng.

  11. Kế hoạch xa hơn, HAGL đặt mục tiêu cung ứng 1 triệu con heo ăn chuối và 5 triệu con gà ăn chuối ra thị trường. Doanh nghiệp đang tiến đến xây dựng nhà máy chế biến thịt, tham vọng trở thành một “thế lực mới” trên thị trường thịt thương hiệu.

  12. VGT: Chủ tịch Vinatex 'Ngành xuất khẩu cần có trọng tâm ưu tiên khi nguồn lực hạn chế’

  13. KBC: CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng triển khai xây dựng mới hơn 1.000 căn hộ chung cư nhà ở xã hội

  14. TID: Làm ăn ra sao khi liên tục có dự án bị thu hồi?

  15. PPC: Nhiệt điện Phả Lại ước lãi 8 tháng tới 376 tỷ, vượt 35% kế hoạch

  16. MSN: Masan nói gì về vụ rau sạch dỏm “biến hình” vào siêu thị WinMart?

  17. PGB: Việc biến động nhân sự ở thượng tầng của PGBank khiến nhà đầu tư quan tâm khi mà ngân hàng này đang trong tình trạng cổ đông lớn Petrolimex muốn thoái vốn và mối “lương duyên” với VietinBank rồi đến HDBank đều đã hụt.

  18. FPT lãi ròng hơn 500 tỷ đồng trong tháng 8, tăng 28%

  19. REE: Chất thép tỉ USD của REE

  20. FTI: Cổ phiếu FTI được ra khỏi diện hạn chế giao dịch từ hôm nay 19/9

  21. SSH: Sunshine Homes nâng sở hữu tại Sao Ánh Dương lên 99%

  22. Chứng khoán Trí Việt tiếp tục biến động nhân sự ban Tổng giám đốc

  23. TDC góp vốn làm khu nhà phố gần 1.7 ngàn tỷ đồng tại Hải Phòng

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. PVD: Dragon Capital tăng sở hữu tại PV Drilling từ 5,92% vốn lên 6,06% vốn.

  2. Louis Capital “gặp khó” khi muốn rời Sametel

  3. Chủ tịch Cencon bán xong 2,7 triệu cổ phiếu, hạ sở hữu xuống mức 5%

_

  1. HPX: Lên tiếng về thông tin ‘quên’ báo cáo phát hành trái phiếu

  2. Tracodi (TCD) sẽ huy động thêm gần nghìn tỷ đồng trái phiếu trong năm nay

  3. Tập đoàn Masan thay đổi phương án phát hành riêng lẻ 1.500 tỷ đồng trái phiếu

  4. Năm Bảy Bảy muốn phát hành hơn 50 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 15.000 đồng/cp, thấp hơn 22% so với thị giá cổ phiếu NBB, Năm Bảy Bảy muốn dùng toàn bộ số tiền thu được để phát triển dự án Sơn Tịnh tại Quảng Ngãi.

_

=> CỔ TỨC

  1. 5 công ty “họ Idico” sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 18 - 20% trong tháng 10

  2. ICN: Tăng 50% trong 1 tháng, Dầu khí Idico quyết định tạm ứng cổ tức tỷ lệ 45%

  3. Gạo Trung An sẽ trả cổ tức 10% bằng cổ phiếu trong tháng 10

  4. 21 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tuần tới

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Áp lực bán nặng hơn, VN30-Index lao về đáy cũ, cổ phiếu sàn la liệt

  • Sức ép từ các cổ phiếu blue-chips thể hiện rất rõ trong phiên chiều nay, khi VN30-Index đã rơi xuống sát vùng đáy tháng 7, dù VN-Index vẫn cầm cự cao hơn. Duy nhất VIC và FPT còn “le lói” xanh, 27 mã còn lại giảm giá, với GVR giảm sàn.

  • Cổ phiếu bệnh viện tim tăng trần ngày VN-Index mất gần 29 điểm, 94 mã giảm sàn

  • VN-Index chốt phiên bốc hơi 28,6 điểm tương đương 2,32%, là mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 7/9 vừa qua (-34,23 điểm). Trong khi đó VN30-Index giảm 1,83%.

  • Ngoài 61 cổ phiếu giảm sàn, VN-Index còn có gần 160 mã khác giảm từ 2% tới 6% giá trị. Cả trăm cổ phiếu trong số này giao dịch rất lớn. Tính riêng chiều nay HoSE bị xả thêm 8.533 tỷ đồng, tăng 34% so với buổi sáng

  • Tổng giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 17.384 tỷ đồng, tăng 3,8% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 2,4% và đạt 14.890 tỷ đồng.

  • Phiên “thứ hai đen tối” đã “thổi bay” hơn 113.830 tỷ đồng vốn hoá của HoSE

  • Phiên 19/09, tự doanh mua ròng hơn 138 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh nhất là HPG (gần 18 tỷ đồng), MWG (hơn 15 tỷ đồng) và MBB (hơn 12 tỷ đồng).

  • Khối ngoại chấm dứt chuỗi bán ròng 4 phiên liên tiếp trên HoSE, mua ròng trở lại 148 tỷ đồng

  • Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã HPG với 122 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Thanh khoản thị trường đi ngược kỳ vọng sau khi rút ngắn T+2 và triển khai lô lẻ

  2. Chứng khoán chững lại, VEIL tiếp tục bán ròng 2,5 triệu USD (gần 61 tỷ đồng) trong tuần đầu tháng 9

_

  1. “Cạm bẫy” và những lưu ý quan trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

  2. Nhà bán lẻ thời trang Hoàng Phúc lần đầu phát hành trái phiếu

  3. Nghị định 65/2022/NĐ-CP: Sửa quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

  4. Giá mua USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng lên tới 4% so với đầu năm, trong khi tỷ giá liên ngân hàng cũng ở mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

  5. Ước tính khoảng 279.000 tỷ đồng vốn tín dụng sẽ được bổ sung cho nền kinh tế trong 4 tháng tới, tương đương với tăng trưởng tín dụng thêm khoảng 2,7%, ít có khả năng NHNN nới thêm room tín dụng toàn ngành.

  6. Tài chính tuần qua: Dự kiến có thêm đợt nới room tín dụng quý IV, ngân hàng khó bán BĐS để thu hồi nợ

  7. Xử lý nợ xấu ngày càng khó

_

=> VIỆT NAM

  1. Trong những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, khoảng hơn 30 USD/tấn so với hồi đầu tháng 9.

  2. Giá xăng dầu có thể giảm từ 500 - 2.000 đồng/lít

  3. Thứ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ trình giảm thêm thuế xăng dầu vào kỳ họp tháng 10 tới

  4. Quý I/2023, Thái Bình sẽ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô công nghệ châu Âu

  5. Khởi công đường nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài 147 km

  6. Xuất khẩu tăng tốc cán đích, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng trưởng cao

  7. Xuất khẩu cao su tháng 8 tăng gần 16% nhưng giá trung bình chạm đáy 20 tháng

  8. Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét 17 nội dung về pháp luật, chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội tháng 10

  9. Chủ tịch Vinatex: Thị trường dệt may trầm lắng sẽ kéo dài đến năm 2023

  10. Việt Nam, Thái Lan sẽ họp bàn tăng giá gạo xuất khẩu vào đầu tháng 10

  11. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ hơn 67 tỷ USD trong 8 tháng

  12. Phân bón DAP, MAP nhập khẩu không bị áp thuế tự vệ từ 7/9

  13. Giá phân bón nhập khẩu trong tháng 8 tăng

  14. Bộ GTVT không đưa sân bay Mộc Châu vào quy hoạch cảng hàng không

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán châu Á giảm trước thềm một số cuộc họp chính sách tiền tệ quan trọng

  2. Tuần này, thị trường sẽ đón nhận một loạt các quyết định “nghẹt thở” của các ngân hàng trung ương từ Mỹ đến Nhật Bản, Anh, Thụy Sỹ, Brazil và cả Nam Phi, dự kiến sẽ khiến thị trường trở nên rất sôi động.

  3. Tiếp theo sau Fed là quyết định vào thứ Năm (22/9) của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản được dự đoán sẽ vượt quá mức 3% do dự đoán BoJ sẽ tiếp tục bám sát chủ trương nới lỏng tiền tệ chưa từng có.

  4. BoE sẽ tăng lãi suất vào thứ Năm - ở mức 50 điểm phần trăm (bps) hoặc thậm chí 75 bps - để chống lạm phát.

  5. Kinh tế Anh đón nhận ‘cú hích’ bất ngờ từ những người hâm hộ Hoàng gia

  6. Đánh giá sơ bộ về hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới trong tháng 9 sẽ được công bố vào thứ Sáu (23/9). Không nghi ngờ gì nữa, các chỉ số quản lý sức mua (PMI) của một loạt các nền kinh tế lớn sẽ được theo dõi chặt chẽ, qua đó có thể sẽ xác nhận điều mà nhiều người đang nghi ngờ hiện nay: Nền kinh tế thế giới có đang hướng tới một cuộc suy thoái hay không?

  7. Thái Lan đa dạng hoá xuất khẩu bằng các FTA mini

  8. Công ty mẹ của TikTok lên kế hoạch chi 3 tỷ USD gom cổ phần trước thềm IPO

  9. Thái Lan mở lại tuyến đường sắt sang Lào trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã lắng dịu ở cả hai nước láng giềng.

  10. Pakistan: Sẽ không tuyên bố vỡ nợ, bất chấp khó khăn do lũ lụt

  11. Đa số các nhà kinh tế Hàn Quốc nhận định rằng nền kinh tế nước này đã rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ giai đoạn đầu do các chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu nhằm giảm lạm phát

  12. Thiếu chip kéo dài, thị phần toàn cầu của các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc giảm

  13. EU xem xét cắt 7,5 tỷ USD ngân quỹ cho Hungary do cáo buộc tham nhũng

  14. Trung Quốc quay trở lại mua ròng trái phiếu kho bạc Mỹ sau 7 tháng bán ròng liên tiếp

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Hàn Quốc yêu cầu Interpol đưa ra thông báo đỏ đối với Do Kwon, CEO Terra

  2. Lượt tải xuống Binance tăng vọt ở Ấn Độ vì chế độ thuế “đè” người

  3. Hàn Quốc khuyến nghị ban hành luật metaverse đặc biệt

  4. Siêu thị ở Ukraina chấp nhận tiền điện tử thông qua thanh toán Binance

  5. Sàn giao dịch FTX đã nhận được giấy phép hoạt động như một công ty đầu tư châu Âu (CIF), tiếp tục bành trướng sự hiện diện của mình trên trường quốc tế.

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 19.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục lao dốc mạnh và về 18.500 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Tổng thống Putin mới đây đã đề cập khả năng xây dựng đường ống cung cấp khí đốt cho Pakistan, khẳng định Pakistan là một trong những đối tác ưu tiên của mình ở khu vực châu Á.

  2. Tập đoàn sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Nga Rosneft là doanh nghiệp thứ 3 của nước này vay vốn thông qua trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ, trong bối cảnh Moscow hạn chế thanh toán bằng đồng USD, Euro và tăng cường thanh toán bằng đồng nhân dân tệ với Trung Quốc.

  3. Reuters dẫn các nguồn tin quen thuộc cho biết, Ảrập Xêút và Nga, các nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC+, coi mức trên 100USD/thùng là mức giá hợp lý mà nền kinh tế toàn cầu có thể hấp thụ.

  4. Hiện Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh dẫn đầu là Nga (thường được gọi là OPEC+) cung ứng hơn 40% trong tổng số 100 triệu thùng dầu mỗi ngày của sản lượng toàn cầu. Bởi vậy OPEC+ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá nhiên liệu toàn cầu thông qua chính sách cung ứng dầu của mình.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,73 USD (-2,03%), xuống 83,38 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,57 USD (-1,64%), xuống 89,85 USD/thùng.

_

  1. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 10,6 USD lên mức 1.675,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm và về gần 1.660 USD/ounce.

  2. Đồng Ringgit của Malaysia suy yếu nhất trong 24 năm qua

  3. Giá USD tăng cao nhất 3 năm tác động ra sao tới thị trường tài chính Việt Nam?

  4. Fed sẽ tăng lãi suất, chính sách tiền tệ của Việt Nam nên ứng xử thế nào

_

  1. Giá lithium lập đỉnh mới, giấc mơ xe điện giá rẻ càng thêm xa

  2. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng điện trong tháng 8 ở tỉnh Tứ Xuyên – nơi sản xuất hơn 1/5 lượng lithium của Trung Quốc – đã khiến nguồn cung bị cắt giảm trong 2 tuần, khiến nguồn cung gặp khó khăn trong một thị trường vốn đã bị siết chặt.

  3. Giá điện sinh hoạt ở Đức dự kiến tăng 60% vào năm 2023

  4. Trung Quốc tăng cường sử dụng than khi nguồn năng lượng sụt giảm

  5. Giá thép tại Trung Quốc tăng, lithium về đỉnh kỷ lục ghi nhận hồi tháng 3 và tăng gần 230% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vàng SJC 66.6 tr/lượng

USD 23,810 đồng

Bảng Anh 27,460 đồng

EUR 24,373 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Chứng khoán Mỹ và giá dầu đảo chiều tăng nhẹ trong lúc ngóng tin Fed

Tâm trạng của Phố Wall ở thời điểm hiện tại là chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed, với khả năng bước nhảy lãi suất 0,75 điểm phần trăm được áp dụng gần như đã chắc chắn…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: CNBC.

Thị trường Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (19/9), trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ vào ngày thứ Ba. Giá dầu cũng đi lên, khi mối lo về sự thắt chặt của nguồn cung lấn át nỗi lo về nhu cầu giảm và lãi suất tăng.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 197,26 điểm, tương đương tăng 0,64%, chốt ở 31.019,68 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,69%, đạt 3.899,89 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,76%, đạt 11.535,02 điểm.

Thị trường đã giằng co giữa giảm và tăng trong suốt thời gian của phiên giao dịch. Có lúc, Dow Jones mất 263 điểm, còn S&P 500 và Nasdaq giảm hơn 0,9% mỗi chỉ số.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhà đầu tư ở Phố Wall kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày thứ Tư. Lợi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 3,51%, mức cao nhất trong 11 năm.

Sau một khoảng thời gian ngắn bừng lên hy vọng rằng Fed có thể sắp hoàn tất chu kỳ thắt chặt quyết liệt, giới đầu tư gần đây lại bán tháo cổ phiếu vì lo ngại rằng ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới có thể chống lạm phát “quá tay” và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Tâm trạng của Phố Wall ở thời điểm hiện tại là chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed, với khả năng bước nhảy lãi suất 0,75 điểm phần trăm được áp dụng gần như đã chắc chắn. Nhà đầu tư muốn chờ xem Fed sẽ phát đi những tín hiệu thế nào về triển vọng chính sách tiền tệ trong thời gian tới, cũng như những đánh giá của Fed về nền kinh tế Mỹ, bao gồm tăng trưởng, lạm phát và việc làm.

“Chúng ta đang ở thế ‘chờ xem’ và thị trường đợi cho tới khi xuất hiện một chất xúc tác giá lên hoặc giá xuống nào đó để thoát ra khỏi vùng biên độ hiện tại”, CEO Adam Sarhan của 50 Park Investment phát biểu trong cuộc trao đổi với hãng tin CNBC. “Thị trường đang loay hoay định hướng vì thiếu những thông tin mang tính quyết định”.

Trong số 11 nhóm ngành chính của S&P 500, có 9 nhóm tăng trong phiên này, dẫn đầu là các nhóm nguyên vật liệu, tiêu dùng không thiết yếu và công nghiệp. Nhóm tài chính cũng tăng vì lãi suất tăng có thể giúp các ngân hàng cải thiện lợi nhuận.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 0,47 USD/thùng, tương đương tăng 0,51%, chốt ở 91,82 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,42 USD/thùng, tương đương tăng 0,49%, đạt 85,53 USD/thùng.

Giá dầu tiếp tục đương đầu với áp lực giảm vì mối lo rằng lãi suất tăng cao sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, kéo theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Xu hướng tăng giá mạnh của đồng USD cũng khiến giá dầu gặp khó. Dù vậy, giá “vàng đen” vẫn đang được hỗ trợ bởi sự thắt chặt của nguồn cung dầu trên thế giới.

Một tài liệu nội bộ của OPEC+ do hãng tin Reuters thu thập được cho thấy sản lượng dầu thực tế của khối này trong ít hơn 3,583 triệu thùng/ngày so với mục tiêu đề ra. Trước đó, trong tháng 7, sản lượng dầu thực tế của OPEC+ thấp hơn 2,892 triệu thùng/ngày so với mục tiêu.

OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước thành viên ngoài khối gồm Nga.

“Các cuộc khảo sát về sản lượng của OPEC+ đến nay cho thấy số dầu mà khối này khai thác được trên thực tế thấp hơn so với hạn ngạch sản lượng mà khối đề ra. Điều này khiến cho thị trường cảm thấy rằng OPEC+ không thể tăng sản lượng nếu thị trường yêu cầu”, Chủ tịch Andrew Lipow của Lipow Oil Associates nhận định.

Cũng giống như trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà giao dịch dầu lửa đang đứng ngoài thị trường để chờ cuộc họp tuần này của Fed - theo ông Dennis Kissler, Phó chủ tịch phụ trách giao dịch của BOK Financial.

Đồng USD vẫn đang ở vùng giá gần cao nhất 20 năm so với các đồng tiền chủ chốt khác. Đồng bạc xanh tăng giá mạnh là một nguồn áp lực giảm giá đối với các hàng hoá cơ bản, trong đó có dầu thô, vì những mặt hàng này được định giá bằng USD trong giao dịch quốc tế.

Tuần trước, thị trường dầu bất an khi đón nhận dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Báo cáo thường kỳ của tổ chức có trụ sở tại Paris, Pháp này cho rằng trong quý 4 năm nay, tăng trưởng kinh tế giảm tốc sẽ khiến cho tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu bằng 0.

Tuy nhiên, có một tin tốt cho các nhà đầu cơ dầu giá lên, đó là Trung Quốc bắt đầu nới các hạn chế chống Covid. Khi các hạn chế này được nới lỏng, nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể khởi sắc trở lại.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ và giá dầu đảo chiều tăng nhẹ trong lúc ngóng tin Fed - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Các quỹ ngoại có thể rút vốn mạnh khỏi chứng khoán châu Á sau khi Fed nâng lãi suất?

Số liệu từ phân tích của hãng tin Bloomberg cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã có 4 tuần bán ròng liên tiếp trên các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á không bao gồm Trung Quốc…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Một cú tăng lãi suất lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này có thể đẩy nhanh cuộc thoái vốn của các quỹ đầu tư toàn cầu khỏi các thị trường mới nổi ở khu vực châu Á, giữa lúc các thị trường này đang phải đương đầu áp lực từ sự tăng giá mạnh của đồng USD.

Số liệu từ phân tích của hãng tin Bloomberg cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã có 4 tuần bán ròng liên tiếp trên các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á không bao gồm Trung Quốc.

Trong tuần kết thúc vào ngày 16/9, khối ngoại đã rút 423 triệu USD khỏi các thị trường này. Đây là đợt thoái vốn dài nhất của các nhà đầu tư nước ngoài khỏi chứng khoán mới nổi châu Á kể từ tháng 7, khiến cho nhiều đồng tiền trong khu vực rớt giá xuống mức thấp kỷ lục, và triển vọng của giá cổ phiếu vì thế càng thêm phần xấu đi.

“Rủi ro suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ tại các nền kinh tế phát triển đang gây tổn thất cho kỳ vọng lợi nhuận trên thị trường chứng khoán châu Á, và vốn đang chảy khỏi các thị trường mới nổi”, ông Manishi Raychaudhuri, trưởng bộ phận nghiên cứu chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng BNP Paribas, viết trong một báo cáo được Bloomberg trích dẫn.

Cho tới khi đường đi chính sách của Fed trở nên rõ ràng, “có vẻ như dòng vốn rút khỏi các thị trường châu Á mới nổi sẽ tiếp tục”, ông Raychaudhuri nhấn mạnh.

Hiện nay, dự trữ ngoại hối và quản lý chính sách nói chung của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á đã tốt hơn nhiều so với khi giai đoạn Fed thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2013. Tuy nhiên, đà tăng giá chóng mặt của đồng USD đang khiến cho hầu hết các nền kinh tế trong khu vực phải thắt chặt chính sách tiền tệ, và điều này khiến thị trường chứng khoán không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực.

Nếu tính từ đầu năm, tổng lượng thoái vốn ròng khỏi các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á không bao gồm Trung Quốc đã lên tới khoảng 64 tỷ USD, nhiều hơn mức thoái vốn của cả năm ngoái. Những thị trường có cổ phiếu công nghệ chiếm tỷ trọng vốn hoá lớn như Đài Loan và Hàn Quốc bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, với mức giảm thuộc hàng tệ nhất trên thế giới trong năm nay.

Lượng vốn ròng hàng tuần ra/vào các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á không bao gồm Trung Quốc. Đơn vị: triệu USD.

Các nhà giao dịch cổ phiếu đang chờ xem Fed sẽ phát tín hiệu thắt chặt như thế nào trong thời gian tới sau khi công bố quyết định tăng lãi suất - với bước nhảy được kỳ vọng là 0,75 điểm phần trăm – khi kết thúc cuộc họp vào ngày thứ Tư. Theo đánh giá của Bloomberg Intelligence, mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ giá đồng USD và các thị trường chứng khoán mới nổi cuối cùng đã trở nên hết sức rõ ràng và sâu sắc.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Trong khi khu vực Bắc Á suy yếu, dòng vốn chảy khỏi thị trường Ấn Độ đã đảo chiều, và một số thị trường như Indonesia thậm chí đang hút vốn ròng.

Chỉ số Nifty 50 Index của chứng khoán Ấn Độ đã tăng 11% trong quý 3 này, trong khi các thị trường Thái Lan và Indonesia cùng tăng khoảng 4%. Mức tăng này khả quan hơn nhiều so với mức tăng 1% của thị trường Hàn Quốc và trái ngược với sự giảm điểm của chứng khoán Đài Loan.

Một số nhà đầu tư đang tìm “niềm an ủi” ở các cổ phiếu phòng thủ. Cổ phiếu tiện ích (utility – các công ty cung cấp điện, nước, khí đốt… cho các hộ gia đình) đã trở thành nhóm mạnh nhất trên thị trường chứng khoán châu Á trong quý 3 này, chỉ giảm 0,5% so với mức giảm 5,5% của chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản.

“Chúng tôi mua thêm một chút cổ phiếu phòng thủ, chủ yếu là cổ phiếu của các công ty viễn thông vì đang có một câu chuyện tăng trưởng thực sự sau nhiều năm đầu tư”, nhà quản lý quỹ Sat Duhra thuộc công ty Janus Henderson ở Singapore tiết lộ, đồng thời cho biết thêm công ty của ông đã cắt giảm việc nắm giữ cổ phiếu tiêu dùng và công nghệ.

Nguồn bài viết: Các quỹ ngoại có thể rút vốn mạnh khỏi chứng khoán châu Á sau khi Fed nâng lãi suất? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tin thế giới 20-9: Động đất lớn trùng lắp kỳ lạ ở Mexico; Hungary đóng băng 3.000 euro tài sản Nga

TTO - Sản lượng ngũ cốc của Ukraine giảm mạnh trong năm 2022; Đông Nam Á là khu vực có số người phải di tản do thiên tai cao nhất; Mỹ trao đổi tù nhân với Taliban; Dầu tăng giá trở lại… là các tin tức thế giới đáng chú ý ngày 20-9.

Tin thế giới 20-9: Động đất lớn trùng lắp kỳ lạ ở Mexico; Hungary đóng băng 3.000 euro tài sản Nga - Ảnh 1.

Phản ứng của người dân ở thủ đô Mexico City khi hứng chịu động đất ngày 19-9 - Ảnh: REUTERS

*** Động đất trùng lắp đúng ngày xảy ra các trận động đất lớn ở Mexico.** Theo Hãng tin Reuters, Cơ quan địa chấn Mexico thông báo một trận động đất có độ lớn 7,4 xảy ra lúc 13h trưa 19-9 (theo giờ địa phương), cách khu vực Coalcoman, bang Michoacan, 59km và tâm chấn ở độ sâu 15km.

Dư chấn của trận động đất đã làm rung chuyển thủ đô Mexico City. Hệ thống cảnh báo động đất đã kích hoạt. Người dân thủ đô Mexico đã tháo chạy ra khỏi nhà. Ghi nhận có ít nhất 1 người đã thiệt mạng.

Vụ động đất xảy ra ngay sau khi nhiều địa phương ở Mexico vừa diễn tập phòng động đất, nhân dịp tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong các trận động đất lịch sử vào đúng ngày 19-9 của các năm 1985 và 2017.

*** Chưa hết năm 2022, rừng Amazon đã cháy nhiều hơn cả năm 2021 cộng lại.** Theo Hãng tin AFP, số liệu chính thức công bố ngày 19-9 cho thấy số vụ cháy rừng ở rừng Amazon của Brazil đến thời điểm này của năm 2022 đã cao hơn tổng số vụ cháy rừng của năm 2021.

Theo Cơ quan không gian Brazil, vệ tinh giám sát phát hiện 75.592 vụ cháy rừng từ ngày 1-1 đến 18-9-2022, cao hơn so với số 75.090 vụ cháy được phát hiện trong cả năm ngoái.

Các chuyên gia cho biết cháy rừng Amazon xảy ra chủ yếu do tình trạng đốt rừng làm nương rẫy và chăn thả gia súc.

*** Có bao nhiêu con kiến trên Trái đất?** Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), ước tính có ít nhất 20 triệu tỉ con kiến ​​trên Trái đất.

Có bao nhiêu con kiến trên Trái đất? - Ảnh: AFP

Đây cũng chỉ là con số ước lượng thận trọng về tổng số lượng kiến trên khắp thế giới. Kiến đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như phát tán hạt giống, là vật chủ, là kẻ săn mồi và cũng là con mồi.

Xác định tổng số kiến toàn cầu rất quan trọng trong việc đo lường hậu quả của những thay đổi với môi trường sống của kiến, trong đó có những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra.

*** Hungary đóng băng tài sản trị giá 3.000 euro của Nga.** Ủy viên Tư pháp châu Âu Didier Reynders cho biết chính quyền Hungary chỉ đóng băng tài sản của Nga với trị giá 3.000 euro - một con số quá ít ỏi trong khi các nước khác báo cáo đóng băng “hàng tỉ”.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2-2022, châu Âu đã đưa ra nhiều gói trừng phạt nhằm vào các cá nhân, doanh nghiệp của nước này.

“Cho đến nay, ở châu Âu, chúng tôi (EU) đã đóng băng 14,5 tỉ euro. 90% số tiền này rơi vào 6 quốc gia. Điều này có nghĩa là chúng tôi cần làm việc với những quốc gia không đóng băng tài sản của các cá nhân và công ty Nga bị EU trừng phạt hoặc không báo cáo về điều này”, ông Reynders nói với kênh truyền hình Pháp LCI.

Ông nêu ví dụ cụ thể về trường hợp Hungary, nơi chỉ có 3.000 euro tài sản bị trừng phạt của Nga bị đóng băng. Theo ông Reynders, Bỉ đóng băng nhiều tài sản của Nga nhất, trị giá 3,5 tỉ euro. Các nước Đức, Áo, Luxembourg, Ireland đóng băng hơn 1 tỉ euro.

*** Sản lượng ngũ cốc năm 2022 của Ukraine giảm mạnh.** Ngày 19-9, Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết dự kiến sản lượng ngũ cốc năm 2022 của Ukraine đạt 50 - 52 triệu tấn, giảm mạnh so với 86 triệu tấn vào năm ngoái.

Tin thế giới 20-9: Động đất lớn trùng lắp kỳ lạ ở Mexico; Hungary đóng băng 3.000 euro tài sản Nga - Ảnh 3.

Sản lượng ngũ cốc năm 2022 của Ukraine giảm mạnh. - Ảnh: REUTERS

Giá chứng khoán, dầu tăng

Chứng khoán ở Mỹ tăng điểm trong các giao dịch muộn do dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có giọng điệu ít tồi tệ hơn khi công bố chính sách tăng lãi suất trong ngày 20-9.

Tuy nhiên, nhìn chung giao dịch chứng khoán ở Mỹ và châu Âu diễn biến không ổn định trong hầu hết phiên giao dịch trong ngày 19-9 do các ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất trong tuần này và làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Chỉ số Dow Jones tăng 0,64%, chỉ số S&P 500 tăng 0,69% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,76%.

Giá dầu tăng nhẹ trong giao dịch đầy biến động, lo lắng về nguồn cung bị siết chặt vượt qua tâm lý lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu do đồng USD mạnh lên và khả năng biến động tỉ giá lớn.

Giá dầu Brent tăng 65 xu Mỹ, lên mức giá 92 USD/thùng, giá dầu thô Mỹ tăng 62 xu, lên 85,73 USD/thùng. Giá vàng giảm 0,3%, còn 1.678,2 USD/ounce.

Giá đồng BTC giảm xuống mức thấp, chỉ còn 18.271 USD/đồng nhưng sau đó hồi phục lên mức 19.461 USD/đồng.

*** Thiên tai khiến trên 225 triệu người khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải di tản.** Theo báo cáo chung của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Giám sát di tản nội bộ (IDMC) công bố ngày 19-9, các thảm họa do thiên tai gây ra đã khiến khoảng 225,3 triệu người ở châu Á - Thái Bình Dương phải di tản từ năm 2010 đến năm 2021, chiếm hơn 3/4 số người phải di tản trên toàn cầu.

Sóng cao đánh vào một cảng cá ở Aki, tỉnh Kochi phía tây Nhật Bản do bão Nanmadol ngày 19-9 - Ảnh: KYODO

Báo cáo cho thấy châu Á - Thái Bình Dương là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng di tản do thiên tai. Khu vực Thái Bình Dương có nguy cơ đối mặt với tình trạng di tản “lớn nhất” so với quy mô dân số. Trong đó, Đông Á và Đông Nam Á có số lượng người di tản do thiên tai cao nhất, sau đó là Nam Á.

*** Mỹ trao đổi tù nhân với Taliban.** Ngày 19-9, Taliban - lực lượng cầm quyền ở Afghanistan, đã trả tự do cho kỹ sư người Mỹ Mark Frerichs để đổi lấy Haji Bashir Noorzai, một thủ lĩnh bộ tộc ở Afghanistan có liên hệ với Taliban, người bị Mỹ bắt về tội buôn ma túy từ năm 2005.

Theo Đài CNN, quyền ngoại trưởng Amir Khan Muttaqi của Afghanistan cho biết kỹ sư Frerichs đã được trao đổi tại sân bay ở thủ đô Kabul với Bashir Noorzai. Một nguồn tin ẩn danh của Mỹ cũng xác nhận thông tin này.

Frerichs là kỹ sư và cựu chiến binh Hải quân Mỹ. Ông làm việc ở Afghanistan trong một thập niên trong các dự án phát triển và bị bắt cóc vào tháng 2-2020.

*** Tỉ lệ sinh ở Nhật xuống mức thấp nhất trong 22 năm.** Trong nửa đầu năm 2022, tổng số trẻ mới sinh của Nhật là 384.942 trẻ, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Con số này bao gồm tổng số trẻ sơ sinh Nhật Bản sinh ra ở Nhật và con của người Nhật ở nước ngoài.

Tỉ lệ sinh ngày càng thấp đang gây thêm áp lực cho Chính phủ Nhật Bản trong bối cảnh Tokyo đang nỗ lực tìm cách duy trì quỹ hưu trí quốc gia ngày một phình to, đảm bảo hệ thống y tế và chăm sóc người cao tuổi khi dân số ngày càng già hóa.

Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân khẩu học là một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ của chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida, bên cạnh những vấn đề khác như chống dịch và phục hồi kinh tế.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 20-9: Động đất lớn trùng lắp kỳ lạ ở Mexico; Hungary đóng băng 3.000 euro tài sản Nga - Tuổi Trẻ Online

Mark Zuckerberg mất 71 tỷ USD năm nay

Tài sản của ông chủ Facebook giảm hơn nửa từ đầu năm, nhiều nhất trong danh sách tỷ phú thế giới của Bloomberg.

Dù năm nay là một năm khó khăn với tất cả tỷ phú công nghệ Mỹ, mức sụt giảm tài sản của Mark Zuckerberg – CEO Meta Platforms – công ty mẹ Facebook vẫn đáng chú ý. Tổng cộng từ đầu năm, anh đã mất 71 tỷ USD.

Hiện tại, anh sở hữu 55,9 tỷ USD, xếp thứ 20 thế giới. Đây là thứ hạng thấp nhất của Zuckerberg kể từ năm 2014, sau cả 3 tỷ phú nhà Walton – gia đình thừa kế Walmart và 2 tỷ phú nhà Koch.

Cổ phiếu Facebook đã giảm gần 57% năm nay. Mức giảm này cao hơn nhiều so với các đại gia công nghệ khác, như Apple (giảm 14%), Amazon (-26%) và Alphabet (-29%).

Mark Zuckerberg hiện là CEO Meta Platforms. Ảnh: Bloomberg

Mark Zuckerberg hiện là CEO Meta Platforms. Ảnh: Bloomberg

Gần như toàn bộ tài sản của Zuckerberg là gắn với cổ phiếu Meta. Anh hiện nắm hơn 350 triệu cổ phiếu.

Chỉ cách đây gần 2 năm, Zuckerberg còn sở hữu 106 tỷ USD và giàu thứ 3 thế giới. Tài sản của anh lập đỉnh tại 142 tỷ USD hồi tháng 9/2021, khi cổ phiếu Meta đạt kỷ lục 382 USD. Giá này hôm qua là 148 USD.

Tháng 10/2021, Zuckerberg đổi tên công ty thành Meta. Đây được coi là điểm bắt đầu cho sự trượt dốc của hãng trong ngành công nghệ.

Các báo cáo tài chính gần đây cho thấy tình hình kinh doanh khá ảm đạm. Hồi tháng 2, Meta cho biết số người dùng Facebook hàng tháng không tăng trưởng, châm ngòi cho phiên giảm kỷ lục về giá cổ phiếu, khiến tài sản của Zuckerberg bốc hơi 31 tỷ USD. Đây là một trong những mức giảm tài sản lớn nhất thế giới.

Công ty này còn gặp nhiều vấn đề khác, như việc đặt cược vào Reels – nền tảng video ngắn để cạnh tranh với TikTok. Ngành công nghệ nói chung cũng đang bị sụt giảm doanh thu quảng cáo do kinh tế toàn cầu đi xuống.

Laura Martin – nhà phân tích Internet tại Needham & Co thì cho rằng việc đổ tiền vào metaverse (vũ trụ ảo) đã kéo công ty này xuống. Zuckerberg từng nói dự án này có thể cần “lượng lớn tiền” trong 3-5 năm tới. Martin cho rằng Meta “đang phải lôi kéo người dùng từ TikTok quay lại”. Công ty này cũng chịu tác động từ việc các nước “siết quản lý”.

Nguồn: VnExpress

Danh mục toàn cổ phiếu ngân hàng, quỹ ngoại Vietnam Holding “hô” nhóm này sẽ tăng đến hết 2023

Cổ phiếu ngân hàng - nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục Vietnam Holding hoạt động tốt và quỹ này kỳ vọng điều đó sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2023 nhờ mức định giá hấp dẫn và mức tăng trưởng ổn định…

Ảnh minh họa.

Trong báo cáo hiệu suất đâu tư tháng 8, Vietnam Holding nhấn mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam chống chịu rất tốt với cú sốc toàn cầu và phục hồi trong tháng 8 vừa qua với mức tăng trưởng lợi nhuận quý 2 dẫn đến mức định giá thị trường thậm chí còn hấp dẫn hơn.

Hiệu suất của Vietnam Holding nhờ đó đã tăng 4,4% trong tháng 8 với sự phục hồi đáng chú ý của các cổ phiếu bán lẻ trong danh mục là MWG, PNJ và DGW. Riêng MWG - công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ máy tính và điện tử, đã mang về mức lợi nhuận khổng lồ 21% trong tháng 8.

Việc tái cấu trúc hiệu quả các cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX) - động lực chính dẫn đến thành công của MWG, đã đi đúng hướng và ban lãnh đạo công ty kỳ vọng chuỗi cửa hàng tạp hóa sẽ đạt EBITDA hòa vốn vào cuối năm 2022. Một đợt IPO tiềm năng trong tương lai của BHX có thể kích hoạt đa tăng trưởng của cổ phiếu MWG.

Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng - nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục, cũng hoạt động tốt và quỹ này kỳ vọng điều đó sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2023 nhờ mức định giá hấp dẫn và mức tăng trưởng ổn định.

Ngân hàng hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của VNH 35%, tiếp theo là Công nghiệp và dịch vụ 18%; Bán lẻ 17%; Bất động sản 16%; Công nghệ 11%; còn lại là các nhóm ngành khác.

Trong đó, top 10 cổ phiếu hàng đầu trong danh mục gồm FPT, MWG, GMD, PNJ, STB, MBB, KDH, VPB, IDC, HAH. Riêng HAH và KDH giá cổ phiếu sụt giảm trong tháng 8 còn lại đều có mức tăng trưởng khá.

Tuy vậy, tính từ đầu năm 2022 đến nay, hiệu suất của quỹ này vẫn âm gần 13%.

Đánh giá về triển vọng vĩ mô Việt Nam, theo VNH, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất trên thế giới cũng như là một trong số ít quốc gia phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022. Đây là điều chưa từng có. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát gia tăng, khí hậu toàn cầu khắc nghiệt và đứt gãy chuỗi cung ứng bắt nguồn từ cuộc chiến ở Ukraine leo thang, Việt Nam đã vượt qua với tăng trưởng xuất nhập khẩu trong tháng 8.

Việt Nam về cơ bản đã xoay sở để vượt qua khủng hoảng lạm phát tốt hơn một số quốc gia một phần do thực tế là nước này tiêu thụ ít năng lượng hơn hầu hết các nước phương Tây và vì 50% năng lượng được tạo thành từ các nguồn năng lượng tái tạo có nguồn gốc trong nước, bao gồm cả thủy điện , năng lượng mặt trời và gió, và khí tự nhiên.

John Kerry, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Biến đổi khí hậu, vừa thăm Việt Nam một lần nữa để gặp gỡ các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp nhằm xây dựng sự đồng thuận về các hành động chính nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch.

Việc cập nhật cơ sở hạ tầng của đất nước về mặt này sẽ đòi hỏi hành động tập thể và vẫn là ưu tiên quan trọng khi Việt Nam tiếp tục đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại và tìm cách thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Nguồn bài viết: Danh mục toàn cổ phiếu ngân hàng, quỹ ngoại Vietnam Holding “hô” nhóm này sẽ tăng đến hết 2023 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bốn công ty chứng khoán bị phạt hơn một tỷ đồng

Trong ba ngày, bốn công ty chứng khoán đã bị Ủy ban chứng khoán xử phạt hành chính với số tiền từ 180 đến 400 triệu đồng mỗi doanh nghiệp.

Từ ngày 16 đến 19/9, Ủy ban chứng khoán đã công bố quyết định xử phạt hành chính với bốn công ty chứng khoán, tổng số tiền phạt hơn 1,1 tỷ đồng, trong đó có hai trường hợp liên quan đến việc chào bán trái phiếu của Tân Hoàng Minh.

Chịu mức phạt cao nhất là Công ty Chứng khoán Everest, với tổng tiền phạt là 400 triệu đồng. Công ty này bị Ủy ban chứng khoán phạt do các sai phạm liên quan đến đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông - công ty thành viên của Tân Hoàng Minh.

Trong đó, Everest bị phạt 250 triệu đồng do không đảm bảo tính chính xác các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ. Công ty này là tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán cho công ty thành viên của Tân Hoàng Minh thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ với quy mô hơn 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, Everest chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc rà soát đáp ứng đầy đủ quy định về hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ theo quy định.

Công ty này cũng bị phạt thêm 150 triệu đồng do báo cáo sai lệch về kết quả chào bán lô trái phiếu. Đặc biệt, Everest trong báo cáo ban đầu cho biết Cung Điện Mùa Đông đã chào bán thành công 3.220 tỷ trên tổng số 3.230 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, tuy nhiên số thực tế chỉ là 10 tỷ đồng.

Ngoài Everest, Công ty chứng khoán An Bình (ABS) cũng bị xử phạt do liên quan đến việc chào bán trái phiếu của Tân Hoàng Minh.

Công ty này là đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu cho Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, một đơn vị thành viên khác của Tân Hoàng Minh. Cũng như Everest, Chứng khoán An Bình bị phạt do không đảm bảo tính chính xác các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ. Ngoài ra, ABS cũng bị phạt do báo cáo nhiều nội dung không đúng thời hạn quy định. Tổng cộng, công ty này bị phạt 310 triệu đồng.

Ngoài hai trường hợp này, Công ty chứng khoán Tiên Phong (TPS) bị phạt tổng cộng 250 triệu đồng do vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành trái phiếu riêng lẻ và vi phạm quy định cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua.

Công ty chứng khoán VPS cũng bị phạt 185 triệu đồng do bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ và cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ vượt quá sức mua.

Theo ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng (Ủy ban Chứng khoán), từ tháng 10/2021 đến nay, cơ quan này đã triển khai 30 đoàn thanh kiểm tra hoạt động phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và tổ chức phát hành.

Qua kiểm tra 21 công ty chứng khoán, cơ quan giám sát phát hiện 6 trường hợp vi phạm liên quan đến cung cấp dịch vụ chào bán trái phiếu riêng lẻ.

Trong đó, có công ty cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ, cung cấp dịch vụ đại lý lưu ký, chuyển nhượng trái phiếu khi chưa được Ủy ban chứng khoán cấp phép. Có công ty vi phạm không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, công bố thông tin sai lệch, không đúng thời hạn.

Nguồn bài viết: Bốn công ty chứng khoán bị phạt hơn một tỷ đồng - VnExpress Kinh doanh

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 20/9

=> DOANH NGHIỆP

  1. GVR: Cao su Việt Nam lãi hơn 4.400 tỷ đồng sau 9 tháng, đề xuất cơ cấu cân đối 3 trụ cột ‘cao su - khu công nghiệp - chế biến gỗ’

  2. Lợi nhuận các đơn vị liên doanh, liên kết của Becamex IDC có thể vượt nghìn tỷ trong năm 2023

  3. ITA: Tân Tạo cho rằng bị đối xử “bất bình đẳng” khi cổ phiếu vào diện cảnh báo, khiến giá bốc hơi 30%

  4. CII được cấp margin trở lại

  5. Tăng 8/10 tuần, BCM trở thành hiện tượng “giữa rừng sắc đỏ”

_

  1. TCD: Tracodi muốn huy động gần nghìn tỷ trái phiếu, lãi suất không dưới 11%/năm

  2. VGC: Viglacera triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư

  3. HUT: Tasco mua Công ty bảo hiểm Groupama Việt Nam

  4. DIG: DIC Corp triệu tập ĐHĐCĐ bất thường lần 2

  5. DXG: Muốn nâng cấp thương hiệu, Đất Xanh tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường

  6. FLC Faros sẽ tổ chức đại hội lần 2 vào ngày 11/10

  7. ITA: Tân Tạo khẳng định đã khắc phục các nguyên nhân đưa cổ phiếu vào diện cảnh báo

  8. LDP: Bất ngờ bị réo tên trong cả hai biến cố của Louis Holdings, Winmart - Trình Nhi

  9. GAS: PV GAS báo lãi 8 tháng trên 10 nghìn tỷ, vượt tới 119% kế hoạch

  10. Chứng khoán ACB bị truy thu hơn 300 triệu đồng tiền thuế

  11. Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân bắt tay Chứng khoán Trí Việt ‘thổi giá’, thu lợi 153 tỷ đồng

  12. BII: Ông Đỗ Thành Nhân đã thao túng cổ phiếu, ‘đút túi’ 153 tỷ đồng như thế nào?

  13. BII: Chiêu thổi giá, phân phối cổ phiếu BII, TGG của cựu Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân

  14. VNM: Trang trại tại Lào chuẩn bị cho sữa, Vinamilk có thêm động lực tăng trưởng

  15. VCB: Tiếp tục “bán hạ giá” nhà xưởng, máy móc của Evergreen Việt Nam

  16. LCS: BIDV lựa chọn tổ chức đấu giá loạt máy móc, ô tô của CTCP Licogi 166

  17. ACG: Gỗ An Cường sẽ chính thức rời sàn HNX từ ngày 28/9, chuẩn bị lên HSX

  18. PGB: PG Bank ‘chia tay’ 2 phó tổng giám đốc

  19. BWE: Biwase báo lãi gần 450 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận sau 8 tháng

  20. DRC: VDSC - Nhu cầu cầu săm lốp không ngừng gia tăng sẽ hỗ trợ DRC tăng trưởng mạnh mẽ

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. MBBank mua vào 47,2 triệu cổ phiếu MBS trong đợt tăng vốn 2022

  2. Vật liệu và Xây dựng Bình Dương muốn gom thêm 1.2 triệu cp NNC

  3. Chứng khoán Bản Việt (VCSC) không còn là cổ đông lớn của Hà Đô Group (HDG)

_

  1. Một công ty thời trang vừa chuyển thành công ty quản lý tài sản và huy động 265 tỷ trái phiếu. Đơn vị đứng ra mua toàn bộ lô trái phiếu 160 tỷ của Pyxis là CTCP Chứng khoán SmartInvest.

_

=> CỔ TỨC

  1. HDB: Chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2021 tỷ lệ 25%

  2. SFI: Vận tải SAFI sắp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền đợt 1/2022 tỷ lệ 20%

  3. DTD: Sắp phát hành 5,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 100:18

  4. HT1: Chốt quyền cổ tức năm 2021 bằng tiền tỷ lệ 6%

  5. TIG: Sẽ phát hành 16 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 100:10

  6. Minh Phú chốt quyền thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1, trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 23%

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Hồi phục sau khi về vùng hỗ trợ 1.200, VN-Index tăng gần 14 điểm

  • Ở phiên chiều, nhà đầu tư đã chững kiến pha lội ngược dòng ngoạn mục khi chỉ số chạm vùng hỗ trợ 1.200 điểm. Thị trường có nhịp hồi phục khá mạnh, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu chứng khoán với những cái tên như VND, SSI, MBS… và sau đó lực hồi phục đã lan tỏa hầu hết các nhóm ngành.

  • Dòng tiền đã được cải thiện trong phiên chiều khi mỗi nhóm đều có các mã tăng điểm. Tạm thời phiên hôm nay đã thành công giữ được mốc 1.200 và mục tiêu thì sẽ quay lại vùng sideway 1.230 - 1.250 điểm.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,5 điểm (1,12%) lên 1.218,93 điểm. Toàn sàn có 309 mã tăng, 120 mã giảm và 81 mã đứng giá.

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.164 tỷ đồng, giảm 36% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 36% và đạt 9.559 tỷ đồng.

  • Phiên 20/9: “Bật ngược” từ đáy 1.200 điểm, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 425 tỷ đồng nhịp hồi phục, tâm điểm DGC, HPG, VHM

  • Tự doanh 20/09: Thu hẹp phạm vi mua bán, tự doanh bán ròng chưa đầy 7 tỷ đồng

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Giá hạt nhựa biến động mạnh, cổ phiếu họ ngành nhựa về mức đáy 1 năm

  2. Giá gạo tăng, hé lộ 3 doanh nghiệp niêm yết hưởng lợi lớn

  3. “Xuống tiền” cổ phiếu nhóm ngành nào nửa cuối năm 2022?

  4. DNSE và FiinTrade hợp tác mang đến trải nghiệm ‘một chạm’ lần đầu tiên trên thị trường

  5. CSOP FTSE Vietnam 30 ETF - Thêm quỹ mới từ Hong Kong rót vốn vào chứng khoán Việt Nam

_

  1. Kiểm tra 9 thì có 8 doanh nghiệp phát hành trái phiếu vi phạm

  2. Những điểm siết của Nghị định 65 so với Nghị định 153 về trái phiếu doanh nghiệp

  3. Fiin Group: Nghị định 65 được ban hành, quy mô phát hành TPDN tăng mạnh trở lại từ 2023

  4. Chứng khoán An Bình hàng loạt sơ suất khó hiểu vụ phát hành trái phiếu Tân Hoàng Minh

_

=> VIỆT NAM

  1. Hãng hàng không quốc tế Myanmar mở đường bay Yangon-Hà Nội

  2. Lần đầu dệt may đạt giá trị xuất khẩu 4 tỉ USD/tháng

  3. Trong 8 tháng vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30,2 tỷ USD, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua

  4. Nhiều tín hiệu cho thấy thị trường thép Việt Nam sẽ phục hồi

  5. Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, đảm bảo thông quan thuận lợi tại các cửa khẩu biên giới.

  6. Dự báo xuất khẩu cá tra sang Anh năm 2022 tăng 30%, đạt khoảng 67 triệu USD

  7. Bắc Ninh bổ sung nhiều KCN vào kế hoạch sử dụng đất 2022

  8. Ngành du lịch Quảng Ninh có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ

  9. Trong tháng 8, nhập khẩu dầu thô đạt 1,5 triệu tấn, mức cao nhất trong 8 tháng đầu năm và so với mặt bằng chung các tháng trong nhiều năm trở lại đây.

_

=> THẾ GIỚI

  1. Chứng khoán Mỹ và giá dầu đảo chiều tăng nhẹ trong lúc ngóng tin Fed

  2. Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm

  3. Lạm phát tại Nhật Bản lập đỉnh gần 8 năm, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay.

  4. BoJ sẽ kết thúc chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng của COVID-19

  5. Từ tháng 10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB sẽ áp dụng thang điểm khí hậu do ngân hàng xây dựng đối với tất cả các giao dịch mua trái phiếu doanh nghiệp.

  6. Lo ngại rủi ro, lãi suất trái phiếu dài hạn thị trường Đông Á sụt giảm

  7. Washington Post: Cơn sốt than, củi và lò đốt khi người dân châu Âu đối diện “mùa đông không khí đốt Nga”

  8. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lên mức cao nhất trong hơn 10 năm

  9. Trung Quốc đóng góp trên 30% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2013-2021

  10. Sea Limited, công ty mẹ của Shopee sắp sa thải 3% nhân viên của sàn thương mại điện tử này ở Indonesia

  11. Mải mê với vũ trụ ảo khiến Mark Zuckerberg mất 71 tỷ USD trong thế giới thực. Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, đã tụt 14 hạng trong danh sách những người giàu nhất thế giới từ đầu năm đến nay.

• Nếu bài viết này hữu ích, hãy like và để lại một dấu chấm dưới phần comment, mình sẽ xem đó như một lời cảm ơn

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Đảo du lịch Boracay ở Philippines đang trở thành ‘Đảo BTC’

  2. ETHW – Có gì ngoài cái tên “Ethereum”?

  3. Sàn giao dịch WazirX hủy niêm yết stablecoin USDC, USDP và TUSD

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua nhích nhẹ lên 19.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt nhẹ về gần 19.300 USD/BTC.

_

  1. Dù muốn “cai”, châu Âu vẫn mua khí đốt Nga “đi vòng” qua Trung Quốc

  2. Sản lượng dầu thực tế cung ra thị trường thấp hơn 3,583 triệu thùng dầu/ngày. Riêng nhóm OPEC bị hụt khoảng 2,892 triệu thùng dầu/ngày.

  3. Các nước Vùng Vịnh sắp hết thời kiếm bộn nhờ bán dầu

  4. Ấn Độ tiết kiệm 4,7 tỷ USD nhờ mua dầu thô với giá ưu đãi của Nga

  5. Trung Quốc chi tới 8.3 tỷ USD để mua năng lượng từ Nga trong tháng 8/2022, tăng 68% so với cùng kỳ và là mức cao nhất từ trước đến nay, theo số liệu hải quan của Trung Quốc. Như vậy, trong 6 tháng kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 44 tỷ USD năng lượng từ Nga, tăng 74% so với cùng kỳ.

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,05 USD (+0,06%), lên 85,78 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,29 USD (+0,32%), lên 92,29 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD mạnh làm chậm đà tăng trưởng toàn cầu, nhiều NHTW đau đầu, 3 nước đã phải nhờ IMF giải cứu

  2. Đồng USD đang ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, nhưng ngôi vương tăng giá lại thuộc về đồng Ruble

  3. Các nước giàu liệu có thể cùng hợp tác để hạ giá đồng USD? Năm 1985, Mỹ, Pháp, Tây Đức, Anh và Nhật cùng đưa ra một thỏa ước tập thể biết đến với cái tên Plaza Accord nhằm kéo hạ giá trị của đồng USD bởi lo ngại về tác động lên kinh tế toàn cầu

  4. Giá bán USD ngân hàng tăng mạnh, tiến sát mốc 24.000 VND/USD

  5. Giá vàng giảm trong phiên vừa qua, quay trở lại mức thấp nhất trong 29 tháng chạm tới hôm thứ Sáu (16/9) do đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức cao bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tăng mạnh lãi suất trong kỳ họp tuần này.

  6. Quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust bán ròng thêm 2,8 tấn vàng trong phiên đầu tuần, giảm nắm giữ còn gần 958 tấn, trị giá gần 51,3 tỷ USD. Trong vòng khoảng nửa tháng, quỹ đã bán khoảng 16 tấn vàng, tương đương giảm khoảng 1,6% khối lượng nắm giữ.

  7. Vàng vốn được nhà đầu tư ưa chuộng vì sự ổn định trong những thời kỳ hỗn loạn. Giá vàng đã tăng cao gần mức cao nhất mọi thời đại vào đầu năm nay, ngay sau khi mâu thuẫn Nga - Ukraine xảy ra ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu và hàng hoá. Vào đầu tháng 3, giá vàng giao dịch ở mức cao nhất trong năm nay là 2.069,40 USD/ounce. Còn hiện tại, giá đã giảm 7,9% từ đầu năm đến nay và chuẩn bị ghi nhận mức sụt giá mạnh tồi tệ nhất kể từ năm 2015.

  8. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ nhích nhẹ 1 USD lên mức 1.676,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm và về gần 1.667 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Theo hải quan Trung Quốc, xuất khẩu xăng trong tháng 8 của nước này đã tăng 97,4% so với năm ngoái khi các nhà lọc dầu tận dụng hạn ngạch xuất khẩu mới trong bối cảnh nhu cầu trong nước giảm.

  2. Lithium - Giá ‘vàng trắng’ thiết lập kỷ lục mới - các nhà sản xuất ô tô điện như ngồi trên đống lửa

  3. Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo: Việt Nam, Thái Lan hưởng lợi, Philippines và Indonesia bị tác động tiêu cực

  4. Giá thép thanh vằn tại Trung Quốc giảm nhẹ, nickel cao nhất một tuần

  5. Giá cà phê arabica kỳ hạn tương lai trên sàn ICE của Mỹ tăng gần 3% do nguồn cung giảm và quan điểm về vụ mùa thấp hơn dự kiến ở Brazil.

  6. Giá lúa mì giảm do sản lượng của Nga dự kiến sẽ tăng, từ đó cạnh tranh với lúa mì xuất khẩu của Mỹ - vốn đã gặp khó khăn bởi đồng USD mạnh lên.

Vàng SJC 66.7 tr/lượng

USD 23,810 đồng

Bảng Anh 27,510 đồng

EUR 24,451 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

Kiểm tra 9 thì có 8 doanh nghiệp phát hành trái phiếu vi phạm

(Thanh tra) - Từ tháng 10/2021 đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành tổng cộng 30 đoàn thanh, kiểm tra đối với 21 công ty chứng khoán và 9 tổ chức phát hành trái phiếu.

Trong đó, có nội dung thanh, kiểm tra liên quan đến việc tuân thủ quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế…

Đây là thông tin được ông Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) cho biết tại buổi họp báo giới thiệu Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (Nghị định 65) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế do Bộ Tài chính tổ chức chiều 19/9.

Theo đó, kết quả, đối với 21 công ty chứng khoán thì có 6 công ty chứng khoán có vi phạm liên quan đến việc cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Một số công ty chứng khoán đã bị xử phạt là Chứng khoán Quốc tế, Thành công, Tiên phong.

Ông Lê Công Điền cho biết, có công ty cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, cung cấp dịch vụ đại lý lưu ký, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp khi chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Còn có công ty vi phạm không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, công bố thông tin sai lệch, không đúng thời hạn.

Cùng đó, với doanh nghiệp phát hành qua kiểm tra 9 doanh nghiệp thì phát hiện 8 công ty vi phạm quy định như: không đảm bảo thông tin hồ sơ chào bán, thông tin không chính xác và công bố thông tin sai lệch, thông tin không đúng thời hạn…

Trong số đó, 2 tổ chức phát hành không phải công ty đại chúng vi phạm quy định tại Luật Chứng khoán. Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group và Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup chào bán trái phiếu ra công chúng nhưng không đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán theo quy định. Uỷ ban Chứng khoán đã xử phạt 600 triệu đồng với mỗi doanh nghiệp trên và yêu cầu thu hồi trái phiếu phát hành, hoàn trả tiền mua trái phiếu cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư có yêu cầu.

Cùng với đó, 2 tổ chức phát hành không phải công ty đại chúng khác là Công ty CP Đầu tư thương mại Hồng Hoàng, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Bất động sản Seaside Homes kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Bộ Tài chính. Kết quả, 2 doanh nghiệp nêu trên vi phạm công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP bị xử phạt 70 triệu đồng.

Có 4 tổ chức phát hành là công ty đại chúng thanh tra định kỳ vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin gồm: Công ty cổ phần Công trình giao thông Đồng Nai, Công ty cổ phần Tân Phú Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi, Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC. Bộ Tài chính đang xem xét xử lý theo quy định. Ngoài ra, theo kết quả rà soát đối với nội dung đơn của nhà đầu tư, Uỷ ban Chứng khoán đã xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Việt Hưng vi phạm về công bố thông tin không đúng thời hạn.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng cho biết đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an phát hiện xử lý đối với hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ và đã chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để tiếp tục điều tra làm rõ.

Ông Lê Công Điền cho biết, thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, giám sát, tiếp tục thanh tra, kiểm tra các tổ chức cung cấp dịch vụ, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi pham.

Bộ Tài chính cho biết, từ năm 2019 đến nay, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng nhanh, bình quân khoảng 467.000 tỷ đồng/năm. Từ năm 2021, khi triển khai Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, tuy có giảm trong các tháng đầu sau khi triển khai quy định mới nhưng thị trường đã nhanh chóng lấy lại đà phát triển với khối lượng phát hành năm 2021 đạt mức 637.000 tỷ đồng. Quy mô thị trường đến cuối năm 2021 tương đương 15% GDP.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực về quy mô huy động vốn nhưng theo Bộ Tài chính sự phát triển nhanh của thị trường cũng đã phát sinh các rủi ro mới như một số doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu nhưng phát hành trái phiếu với lãi suất cao, khối lượng lớn./.

Nguồn bài viết: Kiểm tra 9 thì có 8 doanh nghiệp phát hành trái phiếu vi phạm

Fiin Group: Nghị định 65 được ban hành, quy mô phát hành TPDN tăng mạnh trở lại từ 2023

Fiin Group dự báo quy mô phát hành TPDN sẽ chỉ tăng mạnh trở lại kể từ năm sau, đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối năm 2023. Nghị định 65 ban hành vẫn cho phép các doanh nghiệp được phát hành TPDN để đảo nợ, nhưng chỉ cho chính doanh nghiệp đó.Nghị định 65 sẽ giúp phát triển thị trường TPDN thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chính, trả lại chức năng thực cho kênh tín dụng ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn tập trung cho vay tiêu dùng và mua nhà.

Qua nhiều tháng chờ đợi, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ đã được chính thức ban hành vào ngày 16/9.

Báo cáo của Fiin Group cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã trải qua giai đoạn trầm lắng kể từ đầu quý II đến nay sau sự kiện trái phiếu Tân Hoàng Minh. Sau khi có Nghị định 65, khối lượng phát hành dự kiến sẽ gia tăng trở lại do tình trạng dồn nén và chờ đợi định hướng chính sách trong nhiều tháng. Mặc dù kênh vốn tín dụng ngân hàng cũng được nới ở mức độ nhất định nhưng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu vốn trung và dài hạn như bất động sản và năng lượng. Hoạt động phát hành TPDN của ngành đang rất yếu, thậm chí có những tháng chỉ có 1, 2 đợt phát hành của ngành.

Dù vậy, thị trường cần có đủ thời gian để làm quen với quy định mới và khẩn trương thực hiện các hoạt động phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vốn. Do đó, Fiin Group dự báo quy mô phát hành TPDN sẽ chỉ tăng mạnh trở lại kể từ năm sau, đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối năm 2023.

Nghị định 65 bổ sung quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bên cạnh việc nắm giữ danh mục ít nhất 2 tỷ đồng còn cần phải duy trì con số này bình quân trong 180 ngày liền kề. Fiin Group cho rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cơ cấu nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiện nay.

Theo như số liệu của Bộ Tài chính, thị trường TPDN sơ cấp trong 7 tháng đầu năm 2022 ghi nhận 46,14% nhà đầu tư là các tổ chức tín dụng, 22,43% là các công ty chứng khoán, trong khi đó nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp chỉ chiếm 10,11% tổng giá trị mua. Dù vậy, dữ liệu của thị trường thứ cấp lại cho thấy số lượng TPDN được nắm giữ bởi các cá nhân lên tới 32,6%, chủ yếu nhờ vào các giao dịch mua trung gian với công ty chứng khoán. Có thể thấy, thị trường đang tồn tại hiện tượng môi giới chứng khoán mời gọi nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư vào các lô TPDN như một dạng tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao.

trai-phieu-ca-nhan.png

Fiin Group cho rằng Nghị định 65 chưa thể xử lý triệt để lỗ hổng pháp lý về vấn đề này, song điều khoản nghiêm ngặt chắc chắn sẽ khiến các hình thức “lách luật” trở nên đắt đỏ hơn đáng kể. Dù điều kiện xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp trở nên nghiêm ngặt hơn trước, nhưng bù lại nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp được bảo vệ nhiều hơn khi có cơ chế báo cáo và trách nhiệm cam kết cao hơn, với quyền biểu quyết các vấn đề liên quan đến TPDN do họ sở hữu.

Nghị định cũng đưa ra các quy định chặt chẽ, hướng tới việc báo cáo và công bố thông tin minh bạch, rõ ràng. Fiin Group đánh giá cao quy định liên quan đến quyền biểu quyết và tỷ lệ thông qua tối thiểu 65% tổng số trái phiếu đang lưu hành giúp các trái chủ chủ động nắm bắt thông tin về doanh nghiệp và dự án mà mình đang đầu tư. Không siết điều kiện chào bán, nhưng yêu cầu chặt chẽ hơn về hồ sơ chào bán và phương thức phát hành giúp giải tỏa nỗi lo của thị trường khi các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ.

Hồ sơ chào bán và phương thức phát hành được yêu cầu cao hơn, do đó nhà phát hành phải thực sự có năng lực và hồ sơ minh bạch thì mới có thể tham gia hoạt động phát hành trái phiếu. Bởi vậy, vẫn sẽ có hiện tượng doanh nghiệp khó khăn trong việc cơ cấu lại nợ và dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Khác với các dự thảo trước đó, Nghị định 65 ban hành vẫn cho phép các doanh nghiệp được phát hành TPDN để đảo nợ, nhưng chỉ cho chính doanh nghiệp đó. Điều này sẽ củng cố thêm nhu cầu tìm kiếm các kênh vốn khác để đảo nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp bất động sản vốn sở hữu nhiều công ty con/liên kết để phát triển dự án.

trai-phieu-dao-han.png

Theo Fiin Group, các quý sắp tới được dự kiến sẽ là giai đoạn khó khăn để các doanh nghiệp xoay sở dòng tiền trả nợ gốc và lãi trái phiếu do (i) thị trường TPDN đã thu hẹp đáng kể từ đầu năm đến nay, (ii) dòng tiền chảy vào các công ty con đang bị kiểm soát bởi Thông tư 16, Thông tư 39, và tiếp theo là Nghị định 65. Việc đáp ứng nghĩa vụ nợ sắp tới sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh lãi suất được kỳ vọng sẽ tiếp tục leo thang, làm gia tăng gánh nặng chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thâm dụng vốn nhưng gặp trở ngại tiếp cận dòng vốn tín dụng như bất động sản.

Nghị định 65 dự báo sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro mất cân đối nguồn vốn hệ thống ngân hàng, do đó các ngân hàng thương mại sẽ được hưởng lợi từ chính sách mới. Thực tế cho thấy, tín dụng bất động sản có đến 94% nguồn vốn là cho vay trung và dài hạn nhưng lại đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng thương mại vốn có bản chất huy động ngắn hạn. Nhu cầu vốn của ngành bất động sản gây sức ép trong khi các các ngân hàng mặc dù đã được nới room nhưng không quá nhiều khiến cho áp lực ngày một tăng cao. Nghị định 65 tạo hành lang pháp lý và chế tài rõ ràng sẽ khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tiếp cận kênh trái phiếu, từ đó giảm tải gánh nặng đối với nguồn tín dụng hiện nay.

Fiin Group cũng kỳ vọng các ảnh hưởng tích cực của Nghị định 65 sẽ giúp phát triển thị trường TPDN thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chính, trả lại chức năng thực cho kênh tín dụng ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn tập trung cho vay tiêu dùng và mua nhà

Nguồn bài viết: Fiin Group: Nghị định 65 được ban hành, quy mô phát hành TPDN tăng mạnh trở lại từ 2023

Luật, chỉ 1 từ luật, đổ thừa gì

Tin thế giới 21-9: McDonald’s trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực

TTO - Ông Biden đề cử đại sứ mới tại Nga; McDonald’s trở lại Kiev sau 7 tháng chiến sự; Đức bực tức khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập liên minh do Nga, Trung Quốc dẫn đầu… là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 21-9.

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 1.

Nhân viên công ty giao thức ăn Glovo vừa nhận đơn hàng ở tiệm McDonald’s mới mở trở lại ở thủ đô Kiev ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

*** McDonald’s trở lại Kiev sau 7 tháng chiến sự.** Người dân Kiev đã bất chấp cái lạnh để xếp hàng nhiều giờ ngày 20-9 khi McDonald’s mở cửa lại ba cửa hàng chi nhánh tại thủ đô Ukraine. McDonald’s đã đóng cửa các cửa hàng tại đây kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ngày 24-2-2022.

Các chi nhánh này chỉ mở dịch vụ giao hàng, nhưng khách hàng vẫn chờ bên ngoài để lấy phần ăn của họ từ những người giao hàng đứng bên cạnh, theo Hãng tin Reuters. Đối với một số người, các món ăn của McDonald’s mang lại hương vị về một cuộc sống trước chiến tranh.

  • Ông Biden đề cử đại sứ mới tại Nga . Ngày 20-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Lynne Tracy làm đại sứ tại Nga, sau khi đại sứ đương nhiệm John Sullivan về hưu, theo Hãng tin AFP.

Hiện bà Tracy đang là đại sứ Mỹ tại Armenia. Việc bổ nhiệm bà vào vị trí mới tại Nga sẽ phụ thuộc vào sự phê duyệt của Thượng viện Mỹ. Bà Tracy từng theo học chuyên ngành tiếng Nga tại ĐH Georgia và lấy bằng luật tại ĐH Akron ở bang Ohio năm 1994.

  • 11 học sinh thiệt mạng trong cuộc không kích tại Myanmar. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết ít nhất 13 người thiệt mạng, trong đó có 11 trẻ em, khi trực thăng quân đội nổ súng vào một ngôi trường tại Myanmar vào ngày 19-9.

UNICEF cho biết ít nhất 15 học sinh vẫn đang mất tích, và kêu gọi trả tự do cho bọn trẻ ngay lập tức. Ngày 20-9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã lên án cuộc không kích này.

Chính quyền Myanmar khẳng định chỉ tấn công các phiến quân đang ẩn náu trong khu vực, theo Hãng tin AFP.

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 3.

Quân nhân Ukraine kiểm tra xe bọc thép của Nga bị bỏ lại thị trấn Izium ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

  • Phản ứng về việc các vùng lãnh thổ Ukraine trưng cầu ý dân để sáp nhập vào Nga. “Bất kỳ cuộc trưng cầu ý dân nào về việc sáp nhập vào Nga tại các vùng lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát sẽ phá hủy cơ hội còn sót lại để đàm phán giữa Kiev và Matxcơva”, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

“Không có các cuộc trưng cầu ý dân, vẫn có cơ hội nhỏ nhất cho một giải pháp ngoại giao. Sau cuộc trưng cầu ý dân sẽ không còn cơ hội nào nữa”, phát ngôn viên Serhiy Nykyforov cảnh báo ngày 20-9.

Cùng ngày, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết Mỹ bác bỏ kế hoạch tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân ở Ukraine và sẽ không bao giờ công nhận bất cứ tuyên bố nào của Nga về việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine.

Theo ông Sullivan, ông Biden sẽ đưa ra lời chỉ trích cứng rắn đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 21-9, theo Hãng tin Reuters.

Liên minh châu Âu lên án mạnh mẽ kế hoạch của Nga tổ chức trưng cầu ý dân ở các khu vực của Ukraine và sẽ không công nhận kết quả của các cuộc bỏ phiếu, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cho biết ngày 20-9.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng khẳng định các cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập Nga ở các khu vực Ukraine do Nga kiểm soát sẽ không được cộng đồng quốc tế công nhận.

*** Indonesia chi hơn 6 tỉ USD đảm bảo an ninh lương thực.** Bộ trưởng Tài chính Indonesia Isa Rachmatarwata ngày 20-9 cho biết gói ngân sách khoảng 95.000 tỉ Rp (khoảng 6,32 tỉ USD) được sử dụng để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, phòng ngừa những tình huống rủi ro bất ngờ có thể xảy ra giống như cuộc chiến Nga - Ukraine.

Ngân sách sẽ được phân bổ cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Các vấn đề biển và Nghề cá (KKP) và Bộ Công chính và Nhà ở công cộng (PUPR).

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 4.

Hiện trường vụ nổ tòa nhà gạch đỏ ở thành phố Chicago, Mỹ - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

  • Nổ tòa nhà ở Chicago (Mỹ), 8 người nhập viện. Một phần tòa nhà gạch đỏ sụp đổ sau vụ nổ tại West Side ở thành phố Chicago ngày 20-9, khiến 8 người phải nhập viện, trong đó có 3 người đang nguy kịch, theo Reuters.

Sở Cứu hỏa Chicago vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ nổ. Hình ảnh trên mạng cho thấy các tầng trên cùng của tòa nhà tại góc đường West Washington và North Central bị hư hại nghiêm trọng.

  • Ít nhất 9 người chết trong vụ sập nhà kho ở Brazil. Vụ tai nạn xảy ra ngày 20-9 trong chuyến thăm công ty container Multiteiner ở gần thành phố Sao Paulo của hai ứng cử viên Quốc hội Brazil là ông Jones Donizette và bà Ely Santos.

Ông Donizette thông báo trên Facebook rằng ông và bà Santos đã được cứu. Tuy nhiên, sở cứu hỏa địa phương cho biết ít nhất 9 người thiệt mạng khi một phần kết cấu bê tông trong nhà kho sập xuống, theo Reuters.

Sở cứu hỏa nói họ đã giải cứu 31 người, và 28 người trong số này được đưa đến bệnh viện.

  • Đức tức giận khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập liên minh do Nga, Trung Quốc dẫn đầu. Ngày 20-9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói ông “rất bực” trước các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ về việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Cuối tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói ông đang muốn nước này trở thành thành viên của SCO, theo Reuters. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 6.

Người dân mất nhà cửa vì lũ lụt mang theo các thùng chứa đầy nước lũ khi sống trong một tại tị nạn ở thành phố Sehwan, Pakistan ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

  • Đan Mạch trở thành nước đầu tiên hỗ trợ “thiệt hại và mất mát” vì biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển. Ngày 20-9, chính quyền Copenhagen cam kết hỗ trợ hơn 13 triệu USD cho các nước đang phát triển đã chịu thiệt hại vì biến đổi khí hậu, theo Reuters.

Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Flemming Moller Mortensen đã đưa ra cam kết nói trên bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Bộ trưởng Mortensen cho biết quỹ khí hậu mới sẽ được chuyển cho vùng Sahel ở tây bắc châu Phi và các khu vực dễ bị tổn thương khác.

  • 28 triệu người cùng lúc theo dõi lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II. Ngày 20-9, Đài BBC cho biết đỉnh điểm có 28 triệu người Anh cùng xem lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II qua tivi, khiến nó trở thành một trong những sự kiện được theo dõi nhiều nhất trong nhiều năm.

Tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II, người đã băng hà ngày 8-9 sau hơn 70 năm trị vì, được tổ chức hôm 19-9 tại Cung điện Westminster và được phát sóng trên khắp thế giới. BBC cho biết đây là lượng khán giả lớn nhất kể từ lễ bế mạc Thế vận hội London năm 2012.

  • Taliban thay quyền bộ trưởng giáo dục. Ngày 20-9, Taliban thông báo cải tổ nhiều vị trí cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có việc thay quyền Bộ trưởng Giáo dục Noorullah Munir. Ông Maulvi Habibullah Agha, người đứng đầu hội đồng tỉnh Kandahar, sẽ đảm nhận chức vụ này thay ông Munir.

Taliban đã không đưa ra lý do cải tổ nội các Afghanistan, theo Reuters. Hệ thống giáo dục Afghanistan đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi Taliban tiếp quản đất nước. Taliban cho biết họ đang lên kế hoạch mở trường trung học cho nữ sinh nhưng chưa công bố khung thời gian cụ thể.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 21-9: McDonald's trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Tuổi Trẻ Online

(ĐTCK) Giá cổ phiếu nhóm ngân hàng không tăng như kỳ vọng sau khi hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng được nới. Sóng tăng nhóm này vẫn là dấu hỏi lớn trong giai đoạn cuối năm 2022, dù kết quả kinh doanh dự báo vẫn tích cực.

Định giá hấp dẫn

Kỳ vọng cú huých nới room tín dụng đã không trở thành hiện thực khi giá nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm ngay trong ngày được nới room. Cụ thể, ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng năm 2022 đối với 15 tổ chức tín dụng.

Vậy nhưng, sau một thời gian dài chờ đợi, nhà đầu tư lại hờ hững với thông tin này, khiến một loạt cổ phiếu “vua” giảm giá như VPB giảm 3,5%, TPB giảm 2,5%, TCB giảm 3%, HDB giảm 2,2%, MBB giảm 3%, BID giảm 5,7%… Từ đó đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng nhìn chung có diễn biến đi ngang.

So với đầu năm 2022, đa số cổ phiếu ngân hàng hiện có giá giảm hơn 20%, trong khi VN-Index giảm khoảng 15%.

Cổ phiếu ngân hàng liệu có khả năng thu hút dòng tiền và tạo sóng, dẫn dắt thị trường trong giai đoạn cuối năm 2022 như nhiều ý kiến kỳ vọng trước đó?

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội cho rằng, định giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đang ở mức thấp, hệ số thị giá trên giá trị sổ sách (P/B) bình quân cả ngành hiện là 1,46x, nhiều mã có P/B gần mức 1x.

“Cổ phiếu ngân hàng đang ở vùng định giá hấp dẫn, nhưng trong ngắn hạn chưa có cơ hội tăng giá mạnh. VN-Index từ nay đến cuối năm 2022 nhiều khả năng sẽ dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm. Trong dài hạn, cổ phiếu ngân hàng vẫn nhiều tiềm năng, bởi đây là một trong những ngành trụ cột của nền kinh tế, với dư địa tăng trưởng rõ nét”, ông Hiển nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, định giá cổ phiếu ngân hàng đang ở mức hợp lý, với P/B phổ biến từ 1,5 - 1,7 lần, thấp hơn so với nhiều nhóm ngành khác.

Xét tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro của cổ phiếu ngân hàng, ông Minh đánh giá, phần lợi nhuận đang cao hơn rủi ro.

Rủi ro đầu tiên là nguy cơ nợ xấu ngân hàng trong giai đoạn các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng tính đến cuối tháng 6/2022, phần nợ xấu này đã được trả gần hết. Vì vậy, các ngân hàng không còn phải lo trích lập dự phòng nợ xấu.

Thứ hai, áp lực lạm phát đang hạ thấp sức mua của người tiêu dùng, nhưng kỳ vọng sẽ được khôi phục trong năm 2023, áp lực lạm phát giảm, nhóm ngân hàng sẽ bớt rủi ro. Thứ ba, các ngân hàng kiểm soát tốt lãi suất, gần đây có tăng lên nhưng không đáng kể. Hiện mặt bằng lãi suất vẫn đang ở vùng thấp nhất kể từ năm 2011.

Theo đó, nhà đầu tư có thể quan tâm đến nhóm ngân hàng, bởi lợi nhuận tiếp tục có triển vọng tăng trưởng cao nhờ room tín dụng được nới. Mặc dù vậy, nhà đầu tư không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng vượt bậc của nhóm của cổ phiếu này từ nay đến cuối năm.

Cổ phiếu khó tạo sóng

Bối cảnh kinh tế vĩ mô trên thế giới được nhận định sẽ có tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đáng lưu ý, lạm phát tại nhiều nước vẫn đang ở mức cao, khiến ngân hàng trung ương các nước đó tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, gây ra áp lực với Việt Nam về xuất nhập khẩu, tỷ giá, dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán, lãi suất… Ngân hàng Nhà nước đang đứng trước nhiều thách thức trong điều hành chính sách nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Chẳng hạn, nếu tín dụng tăng mạnh có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, còn lãi suất tăng sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn…

Theo ông Minh, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên room tín dụng toàn ngành ở mức 14% cho năm 2022, chứ không nới lên 16% như nhà đầu tư kỳ vọng, khi tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế tính đến cuối tháng 8 là 9,91%. Vì thế, đợt nới room tín dụng cho 15 ngân hàng vừa qua là yếu tố tích cực, nhưng chưa tạo được sức bật cho giá cổ phiếu, nhất là khi hạn mức được cấp thêm không nhiều, chỉ từ 0,7 - 4%.

Đánh giá về khả năng tăng trưởng lợi nhuận nhóm ngân hàng năm 2022, ông Minh cho rằng, biên lãi ròng (NIM) có thể giảm bởi tín dụng vào bất động sản vốn mang lại lãi suất cao vẫn đang bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng các ngân hàng sẽ duy trì được đà tăng hai con số, khoảng 20%.

“Từ nay đến cuối năm 2022, rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giảm, nhưng cổ phiếu khó có thể xuất hiện sóng tăng mạnh. Con sóng tăng của cổ phiếu ngân hàng có thể phải đợi sang năm 2023”, ông Minh nhận định.

Trong khi đó, ông Hiển cho rằng, giá cổ phiếu ngân hàng không dễ bật tăng trong ngắn hạn và nhận định, trong năm 2023 có thể sẽ tích cực hơn, tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố cần theo dõi sát như tình hình xung đột Nga - Ukraine, rủi ro về suy giảm kinh tế toàn cầu trước diễn biến lạm phát và lãi suất, giá năng lượng…

Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI dự báo, năm 2022, ngay cả khi hoạt động cho vay chủ đầu tư bất động sản bị hạn chế thì nhu cầu tín dụng từ các lĩnh vực khác đủ để các ngân hàng đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng.

Sang năm 2023, tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại, khoảng 13 - 14%. Hoạt động cho vay tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng do nhu cầu tiêu dùng nhiều khả năng suy giảm. Lãi suất huy động vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, đồng nghĩa chi phí đầu vào của ngân hàng tăng lên.

Nguồn bài viết: Giá cổ phiếu nhóm ngân hàng không tăng như kỳ vọng sau khi hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng được nới

Chứng khoán toàn cầu sụt điểm trước khi Fed công bố quyết định lãi suất, giá dầu giảm mạnh

Các hợp đồng lãi suất tương lai ở Phố Wall đang phản ánh khả năng 81% Fed áp dụng bước nhảy lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong lần họp này…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán thế giới, trong đó có Mỹ, giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (20/9), khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng lên mức cao nhất 15 năm và nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần đón nhận mức tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giá dầu thô cũng giảm mạnh khi bị chi phối bởi nỗi lo về nguy cơ suy thoái kinh tế gây suy giảm nhu câu tiêu thụ năng lượng.

Fed đã khởi động cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài 2 ngày và cuộc họp này sẽ kết thúc vào khoảng đầu giờ chiều ngày thứ Tư theo giờ Mỹ, tức rạng sáng ngày thứ Năm theo giờ Việt Nam. Các hợp đồng lãi suất tương lai ở Phố Wall đang phản ánh khả năng 81% Fed áp dụng bước nhảy lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong lần họp này. Khả năng tăng lãi suất tròn 1 điểm phần trăm là 19%.

Loạt ngân hàng trung ương khác, gồm Anh, Na Uy, Thuỵ Sỹ và Nhật Bản cũng sẽ có cuộc họp chính sách tiền tệ trong tuần này, trong bối cảnh thế giới “chạy đua” thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

Ngày thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển nâng lãi suất tròn 1 điểm phần trăm - một bước nhảy nằm ngoài dự báo – lên mức 1,75%, đồng thời cảnh báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong vòng 6 tháng tới.

Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) giữ nguyên lãi suất cơ bản trong bối cảnh Bắc Kinh cố gắng cân bằng giữa một bên là vực dậy tăng trưởng kinh tế đang suy yếu và một bên là bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ đang giảm mạnh so với USD.

Phản ánh kỳ vọng lãi suất tăng, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm, có lúc đạt 3,992% trong phiên ngày thứ Ba. Lần gần đây nhất lợi suất của kỳ hạn này vượt 4% là vào tháng 10/2007 – theo hãng tin Reuters.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm nhảy vọt qua mức 3,6% trước khi rút về mức 3,569%. Hôm thứ Hai, lợi suất của kỳ hạn này lần đầu tiên trong 11 năm vượt mốc 3,5%.

Fed và các ngân hàng trung ương khác đang ra sức thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát, nhưng nhà đầu tư cũng lo ngại về “tác dụng phụ” của việc nâng lãi suất này đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo Reuters, giới đầu tư ở Phố Wall đang không muốn xuống tiền trước khi quyết định lãi suất của Fed được công bố.

“Nhà đầu tư đang bán trước khi Fed họp xong. Tất cả những yếu tố tiêu cực bị phớt lờ trước đây giờ đang quay lại. Mọi người cảm thấy bi quan”, CEO Jake Dollarhide của công ty quản lý tài sản Longbow Asset Management nhận định.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones giảm 313,45 điểm, tương đương giảm 1,01%, còn 30.706,23 điểm. Chỉ số S&P 500 tụt 1,13%, còn 3.855,93 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 0,95%, còn 11.425,05 điểm.

Tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 của chứng khoán khu vực mất 1,09% điểm số. MSCI All Country World Index - thước đo của chứng khoán toàn cầu - sụt 0,85%.

Đồng USD vững giá, giao dịch gần mức cao nhất 2 thập kỷ, nhờ kỳ vọng của nhà đầu tư rằng Fed sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Chỉ số Dollar Index đạt 110,13 điểm vào cuối phiên, cách không xa mức cao nhất 20 năm là 110,79 điểm thiết lập vào tuần trước.

Nỗi lo lãi suất tăng, nguy cơ suy thoái và đồng USD mạnh cùng lúc gây áp lực giảm lên giá dầu, khiến giá “vàng đen” tụt mạnh. Dù vậy, nỗi lo về sự thắt chặt nguồn cung vẫn giữ vai trò nhân tố hỗ trợ, kiềm chế bớt mức giảm của giá dầu.

Một tài liệu từ OPEC+ cho thấy sản lượng khai thác dầu thực tế của khối trong tháng 8 ít hơn 3,58 triệu thùng/ngày so với mục tiêu đề ra. Con số này tương đương 3,5% nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và một số nước ngoài khối gồm Nga.

“Thị trường dầu đang bị kẹt giữa những yếu tố trái chiều”, nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS nhận định.

Lúc đóng cửa, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London hạ 1,38 USD/thùng, tương đương giảm 1,5%, còn 90,62 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,28 USD/thùng, tương đương giảm 1,49%, còn 84,45 USD/thùng.

Cả giá dầu WTI và Brent đang tiến tới hoàn tất quý giảm mạnh nhất tính theo phần trăm kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Hồi tháng 3, giá dầu Brent đạt 139 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2008.

“Đồng USD và Fed đang là nhân tố chi phối chính. Họ sẽ ‘tiêu diệt’ nhu cầu đối với bất kỳ thứ gì gây lạm phát”, chuyên gia Robert Yawger của ngân hàng Mizuho nói với Reuters.

Nguồn bài viết: Chứng khoán toàn cầu sụt điểm trước khi Fed công bố quyết định lãi suất, giá dầu giảm mạnh - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tuyệt vời, đang vào sóng rồi, chờ ổn định hốt thôi bác

Heo ăn chuối có phải là phát hiện mới của Hoàng Anh Gia Lai và bầu Đức?

Heo ăn chuối có phải là phát hiện mới của Hoàng Anh Gia Lai và bầu Đức?

Thông tin bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) chia sẻ về mô hình heo ăn chuối tại sự kiện ra mắt nhãn hiệu thịt heo mới đây khiến cộng đồng mạng tranh cãi bởi việc heo ăn các phụ phẩm từ chuối đã được áp dụng từ lâu.

Cụ thể, vào tối 17-9 tại TP HCM, trước hơn 400 khách mời là các đối tác, bạn bè, báo chí, cổ đông…, bầu Đức trải lòng về hành trình của HAGL từ “đỉnh cao” rơi xuống đáy và quay trở lại ngày nay.

Ông kể từ thời điểm sau khi chuyển giao công ty nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) cho ông Trần Bá Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ôtô Trường Hải - Thaco), HAGL đã tái cấu trúc một lần nữa, với định hướng là phải chọn sản phẩm ngắn ngày, không thể đầu tư quá 3 năm vì không chịu nổi.

Do đó, bầu Đức và các cộng sự đã chọn cây chuối để 9 tháng thu hoạch và con heo cũng từ 6-8 tháng xuất chuồng. Chủ tịch của HAGL cho biết trồng chuối xuất khẩu, phụ phẩm chuối loại ra nhiều, mỗi năm có thể lên đến 200.000 tấn, còn nuôi heo thì thức ăn chiếm khoảng 75% giá thành, nếu kết hợp heo ăn chuối sẽ giải quyết được cả 2 việc cho mảng trồng chuối và mảng chăn nuôi của tập đoàn.

Heo ăn chuối có phải là phát hiện mới của Hoàng Anh Gia Lai và bầu Đức? - Ảnh 1.

Bầu Đức chia sẻ về mô hình “heo ăn chuối” tối 17-9

“Tôi đã mời kỹ sư Trần Văn Dai (hiện là thành viên HĐQT độc lập của HAGL) tham gia giải bài toán “heo ăn chuối” và đã thành công khi đưa bột chuối vào 40% công thức ăn. Điều này giúp HAGL có lãi nhẹ vào năm 2021 và dự kiến lãi hơn 1.300-1.400 tỉ đồng trong năm nay” – bầu Đức nói.

Những chia sẻ của bầu Đức khiến cộng đồng mạng tranh cãi. Nhiều người cho rằng việc “heo ăn chuối” không có gì lạ bởi heo ăn thân chuối là cách ông bà ta nuôi heo lâu nay. Nhiều người còn kỳ công tính toán về việc nếu 40% thức ăn cho heo là chuối thì bầu Đức phải cần bao nhiêu chuối khô (quy từ chuối tươi) từ số liệu đàn heo và chuối loại được công bố và thấy rằng số liệu “không khớp” để tăng thêm độ tin cậy của lập luận.

Thậm chí, có những người trong ngành chăn nuôi cũng không tin “heo ăn chuối” giúp tiết kiệm chi phí vì thực tế khi ngành công nghiệp chuối của Việt Nam phát triển ngay tại thủ phủ chăn nuôi heo Đồng Nai, nhiều người đã thử nghiệm cho heo ăn chuối nhưng chưa ai thành công.

Ngay tại những nước có ngành công nghiệp trồng chuối xuất khẩu trước Việt Nam rất lâu như: Philippines, Brazil,… cũng chưa từng có mô hình tương tự.

Bầu Đức giới thiệu kho chuối loại dành cho heo

Trong khi đó, bầu Đức tuyên bố HAGL nuôi “heo ăn chuối”, “gà đi bộ” nhờ quỹ đất lớn và hệ sinh thái ngành chuối nên có lợi thế cạnh tranh, còn nếu chăn nuôi công nghiệp như các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài thì mình đi sau sẽ không thể đấu lại.

“Tôi có thể khẳng định HAGL đã sang trang mới và tỉ suất lợi nhuận của ngành nông nghiệp không hề thấp. Như chuối giá thành của chúng tôi là 6.500 đồng/kg nhưng có lúc bán ra 14.000 đồng/kg; giá heo hơi 43.000 đồng/kg, bán ra giá bình quân 62.000 đồng/kg” – Chủ tịch Tập đoàn HAGL nói.

Trước đó, chia sẻ với báo chí, bầu Đức cũng tâm sự ông đã mất ngủ khi có được công thức thức ăn từ chuối giúp heo mau lớn, giá thành thấp. Mất ngủ là do ông vui mừng vì linh cảm “Thời đang tới!”. Sau nhiều năm vật lộn với trồng cây gì, nuôi con gì và chìm trong nợ nần, ông đã tìm ra con đường sáng trong kinh doanh.

Những tuyên bố “chắc nịch” của bầu Đức về trồng chuối, nuôi heo siêu lợi nhuận đã khiến nhiều người nhớ lại thời kỳ HAGL nuôi bò. Tại đại hội cổ đông năm 2015, bầu Đức cũng tuyên bố nuôi bò siêu lợi nhuận và chỉ riêng tiền phân bò HAGL có thể thu về 1 tỉ đồng/ngày. Đối với bò, việc chăn nuôi với quỹ đất rộng và ăn phụ phẩm chăn nuôi giá rẻ còn dễ thuyết phục hơn chuyện “heo ăn chuối” bây giờ. Thế nhưng, dự án nuôi bò của HAGL cũng thất bại.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, có cổ đông đã nhắc lại chuyện này và được bầu Đức “nói lại cho rõ” rằng nuôi bò có lãi nhưng HAGL mất thanh khoản vì cao su, bán được con bò nào bị ngân hàng thu hết nên không có tiền tái đàn.

Heo ăn chuối có phải là phát hiện mới của Hoàng Anh Gia Lai và bầu Đức? - Ảnh 3.

Heo ăn chuối của HAGL là heo ăn trái chuối

Dù còn nhiều hoài nghi về mô hình “heo ăn chuối” siêu lợi nhuận nhưng cũng có không ít nhà đầu tư tin tưởng và kỳ vọng vào mô hình mới của bầu Đức. Điều này thể hiện qua giá cổ phiếu HAG liên tục tăng thời gian gần đây, tính đến sáng 21-9, cổ phiếu HAG đang giao dịch tại mốc 13.900 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 2 lần so với thời điểm tháng 6-2022. Bầu Đức là người nắm đến 34,5% cổ phần của HAGL nên tài sản cũng sẽ tăng theo giá cổ phiếu.

Dù sao, với một mô hình nông nghiệp mới, bầu Đức thành công để trở lại thời hoàng kim hay tiếp tục thất bại phải chờ thời gian trả lời!

Theo Ngọc Ánh - Ảnh: An Na

Nguồn bài viết: "Heo ăn chuối" có phải là phát hiện mới của Hoàng Anh Gia Lai và bầu Đức? - Báo Người lao động

Về vấn đề tại sao “chuối” này khác “chuối” xưa thì Mr Trường Money cũng đã có giải thích sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ một số KOL là “ko có gì mới” :))))

Qua nay xem mấy chiêng da chém qua chém lại vụ heo ăn chuối. Đọc thấy buồn cười. Vậy cũng lên nói được thì chịu.

  1. Ngày xưa ông bà mình nuôi heo gồm thái cây chuối xứ (chuối sim) hoặc chuối sáp nấu cho heo ăn. Thỉnh thoảng cũng có “TRÁI CHUỐI” nhưng hiếm.

Vì thân cây chuối này không chát, người ăn ruột non thân cây chuối được. Người miền Tây hay dùng, kể cả bắp chuối xứ hoặc chuối sáp người ăn mới được. Thời đó ngheo rớt mồng tơi lấy đâu trái chuối cho heo ăn?

  1. Cây chuối Bầu Đức trồng là “cây chuối già Nam Mỹ” giống chuối này thân, lá, bắp chuối không dùng được vì nó rất đắng. không thể cho con gì ăn được.
  2. Ông bà mình ngày xưa cũng chưa từng cho heo ăn chuối già hương bao giờ (một giống gần với chuối già Nam Mỹ)

Nhiều người phát ngôn mạnh mẽ thế, chiêng gia thế, học Tây học ta thế mà chưa hiểu được một cây chuối còn đi phán. Chứ chưa nói làm được gì.

HIỆN NAY 5 NHÀ MÁY SẤY CHUỐI QUY MÔ LỚN ĐANG LÀM GÌ? SẤY KHÔNG KHÍ NUÔI HEO?

Cuộc cách mạng thực phẩm sạch Việt Nam chưa ai làm Được. Mang danh người nổi tiếng chưa làm được gì mà phán.

Hãy Ăn đi, mang đi xét nghiệm đi hãy phán.

Nguồn: Truong Money - Qua nay xem mấy chiêng da chém qua chém lại… | Facebook

Nguồn bài viết: CaoBao Do - Bầu Đức, cây chuối và con lợn Mấy ngày hôm… | Facebook

Nghe các bác bảo em đây là sếp bên FPT cũng có lên tiếng về vấn đề này

Còn theo các bác thì sao? Đây có phải là một phát hiện mới??!
Vẫn mục tiêu ban đầu là chia sẻ thông tin cập nhật tin tức từ nhiều nguồn đến anh em diễn đàn, danh mục mình hoàn toàn không có HAG nhé ^^

“Ngóng” tin từ FED, thanh khoản thấp kỷ lục

Sự tĩnh lặng của mặt bằng thông tin trong nước càng làm nổi bật mối lo ngại chờ đợi từ sự kiện FED tăng lãi suất đêm nay. Dòng tiền như được “khóa” lại, khiến tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn còn chưa tới 11,3 ngàn tỷ đồng, mức thấp kỷ lục kể từ khi HoSE có hệ thống mới…

VN-Index chỉ lình xình trong phiên chiều do thiếu dòng tiền đẩy giá.

VN-Index chỉ lình xình trong phiên chiều do thiếu dòng tiền đẩy giá.

Sự tĩnh lặng của mặt bằng thông tin trong nước càng làm nổi bật mối lo ngại chờ đợi từ sự kiện FED tăng lãi suất đêm nay. Dòng tiền như được “khóa” lại, khiến tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn còn chưa tới 11,3 ngàn tỷ đồng, mức thấp kỷ lục kể từ khi HoSE có hệ thống mới.

Điều khá may mắn là khi người mua giảm giao dịch, người bán cũng không hoảng hốt cắt lỗ. Lượng cổ phiếu mới về tài khoản có đẩy thanh khoản chiều nay tăng lên một chút so với buổi sáng nhưng giá trị tuyệt đối là không đáng kể. Mặt bằng giá cũng không thay đổi nhiều, cho thấy cung cầu cân bằng.

VN-Index kết phiên giảm 0,69% so với tham chiếu, tương đương -8,38 điểm. Mức giảm này là có cải thiện so với buổi sáng (-11,43 điểm tương đương -0,94%). VN30-Index cũng bớt giảm, chỉ còn -1,04%.

Nhóm cổ phiếu blue-chips cải thiện giá nhẹ chiều nay, nhưng VNM thì đặc biệt. Cổ phiếu này chốt phiên sáng tăng không đáng kể 0,26% so với tham chiếu và khoảng 20 phút đầu tiên buổi chiều cũng không thay đổi. Đột nhiên sau đó giá tăng vọt nhờ dòng tiền đổ vào ấn tượng. Đến khoảng 1h50, VNM đã tăng trên tham chiếu tới 2,37%. Dù về cuối ngày có tụt xuống một chút thì VNM vẫn tăng 1,45% và trở thành trụ mạnh nhất đỡ VN-Index.

Chiều nay VNM cũng hút dòng tiền thuộc nhóm ấn tượng nhất rổ VN30 với 158,3 tỷ đồng, tức là gấp gần 5 lần so với buổi sáng. Giá VNM cũng tăng 1,18% so với thời điểm cuối phiên sáng. Ngoài VNM, rổ VN30 cũng có VPB thu hút chú ý khi giao dịch tới xấp xỉ 201 tỷ đồng, đẩy thanh khoản cả ngày lên 370,8 tỷ đồng. VPB chốt phiên vẫn giảm 1,67% so với tham chiếu, nhưng nếu tính riêng chiều nay thì đã tăng 1,2% so với phiên sáng. Rổ VN30 buổi chiều chỉ có thêm HPG, MWG, SSI và POW là có giao dịch vượt 100 tỷ đồng.

Xếp theo giá trị giao dịch cho thấy cũng có nhiều cổ phiếu biến động giá tốt trong bối cảnh thanh khoản chung rất yếu.

Mặt bằng giá cổ phiếu blue-chips về cơ bản là có cải thiện. So với giá cuối phiên sáng, có 17/30 mã tăng giá, 10/30 mã giảm giá. Thanh khoản của cả rổ tương đối yếu, với 1.448 tỷ đồng, tương đương chiều hôm qua. Tuy nhiên hôm qua giá cải thiện mạnh mẽ thì phiên này đại đa số không quay lại nổi tham chiếu. Nhóm này kết phiên chỉ có 4 mã tăng và 26 mã giảm.

Sàn HoSE nói chung chiều nay cũng có cải thiện nhẹ, dù đà giảm giá vẫn áp đảo. Kết phiên sáng độ rộng VN-Index ghi nhận 89 mã tăng/321 mã giảm thì đóng cửa có 138 mã tăng/305 mã giảm. Phiên sáng có 127 cổ phiếu giảm từ 1% trở lên thì chiều nay chỉ còn 105 mã. Như vậy mức độ phục hồi là có, nhưng chưa rõ ràng.

Dĩ nhiên động lực từ thanh khoản quá tệ thì giá khó có thể bốc lên được nếu bên mua vẫn giữ thái độ thận trọng. So với chiều qua, chiều nay thanh khoản ở HoSE giảm 18%, đạt 4.143 tỷ đồng. Điểm khác lớn nhất là tâm lý giao dịch không còn chấp nhận đẩy giá lên nữa. Có thể nhà đầu tư đang trông đợi sự kiện FED tăng lãi suất. Trạng thái lình xình cũng diễn ra khắp các thị trường toàn cầu.

Điểm tích cực là lượng hàng bắt đáy khá thấp về tài khoản cũng không tạo được áp lực giảm thêm. Đó có thể là một tín hiệu về sự chờ đợi xuất hiện cả bên bán, những người chưa lo lắng đến mức xả ngay. Trạng thái cân bằng này cũng là một điều tốt, sau khi thị trường trải qua liên tiếp các nhịp hẫng giảm với biên độ lớn.

Khối ngoại buổi chiều tăng bán một chút, nhưng vị thế chung cả phiên cũng chỉ ở mức ròng -122 tỷ đồng. VHM, VND bị bán ròng quanh 40 tỷ đồng; KDH, DXG, NLG, HAH, CII bị xả từ 20-30 tỷ. Phía mua có VNM +39 tỷ và DCM +22 tỷ là đáng kể nhất.

Nguồn bài viết: “Ngóng” tin từ FED, thanh khoản thấp kỷ lục - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Tracodi dừng phương án phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ do chưa phù hợp Nghị định 65

Tracodi dừng phương án phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ do chưa phù hợp Nghị định 65

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp thời gian tới rất lớn.

Tracodi muốn huy động 900 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 11%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên. Công ty cần thời gian lập lại kế hoạch cho phương án thu xếp các nguồn vốn huy động khác nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Tracodi dự chi hơn 970 tỷ đồng để mua 40,6% vốn Sơn Long – chủ đầu tư dự án Bãi Cháy.

Tracodi (HoSE: TCD) công bố Nghị quyết HĐQT dừng triển khai phương án phát hành trái phiếu năm 2022 đã được HĐQT phê duyệt ngày 16/9.

Nguyên nhân là do phương án này chưa phù hợp với Nghị định số 65 vừa ban hành ngày 16/9 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153 về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Đồng thời, HĐQT cho biết tình hình thị trường vốn trong quý IV có nhiều thay đổi, công ty cần thời gian lập lại kế hoạch cho phương án thu xếp các nguồn vốn huy động khác nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh.

Theo Nghị quyết HĐQT ngày 16/9, Tracodi sẽ phát hành 990 tỷ đồng trái phiếu (mệnh giá 100.000 đồng trong khi quy định mới là từ 100 triệu đồng) không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng tài sản. Kỳ hạn dự kiến là 60 tháng kể từ ngày phát hành, thời điểm phát hành trái trong quý III và quý IV năm nay.

Lãi suất danh nghĩa dự kiến đối với 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 11%/năm (kỳ tính lãi 3 tháng/lần). Sau đó lãi suất được tính bằng tổng lãi suất tham chiếu công bố tại ngày xác định lãi suất có liên quan cộng biên độ 4%/năm, nhưng trong mọi trường hợp mọi trường hợp không thấp hơn 11%/năm.

Tài sản đảm bảo bao gồm toàn bộ cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sơn Long (cùng với các quyền, quyền lợi, lợi ích, cổ tức; quyền tài sản phát sinh liên quan đến dự án Bãi Cháy của Sơn Long; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với dự án Bãi Cháy; và các tài sản khác thuộc sở hữu của tổ chức phát hành và/hoặc bên thứ ba theo thỏa thuận giữa các bên liên quan).

Công ty Sơn Long được định giá 22.856 đồng/cp tại thời điểm tháng 8. Dự án Bãi Cháy là dự án khu khách sạn, dịch vụ du lịch tại phường Bãi Cháy tại tỉnh Quảng Ninh.

Tracodi cũng vừa công bố Nghị quyết HĐQT duyệt phương án chi hơn 970 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng 65 triệu cổ phiếu, tương đương 40,6% vốn Sơn Long từ Tập đoàn R&H.

Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo Tracodi tiết lộ nhu cầu vốn thời gian tới rất lớn. Vào đầu năm, đơn vị vừa chào bán thành công 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 20.000 đồng/cp, huy động 1.000 tỷ đồng. Đến tháng 7 vừa qua, công ty phát hành 20 triệu cổ phiếu để hoán đổi trái phiếu. Qua đó, vốn điều lệ doanh nghiệp tăng lên 2.444 tỷ đồng.

Theo lộ trình tăng vốn, Tracodi sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5% sau khi thực hiện xong phương án chào bán riêng lẻ và hoán đổi trái phiếu. Tiếp theo, doanh nghiệp phát hành ESOP 1,6 triệu cổ phiếu. Khi hoàn tất các phương án trên, đơn vị chào bán 258,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn gấp đôi lên 5.164 tỷ đồng. Tracodi dự kiến hoàn tất trong quý III nhưng đến nay chưa có thông tin triển khai.

Mục tiêu phát hành là nâng cao năng lực vốn, bổ sung vốn thực hiện mở rộng hoạt động đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, khu công nghiệp, bất động sản… Cụ thể, Tracodi sử dụng 1.500 tỷ đồng để đầu tư vào Công ty cổ phần BCG Khu công nghiệp Cát trinh làm dự án khu công nghiệp Cát Trinh, đầu tư mua cổ phiếu Công ty cổ phần Băng Dương E&C để nâng cao năng lực thi công, đầu tư khai thác các mỏ tài nguyên, vật liệu xây dựng, dự án hạ tầng giao thông… Khoảng 1.082 tỷ đồng còn lại dùng để thanh toán các khoản nợ đến hạn, hợp đồng ký mới với các nhà thầu, nhà cung cấp, ngân hàng…

Về hoạt động kinh doanh, nửa đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu 1.218 tỷ đồng, giảm gần 30%. Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ gấp 2 lần đạt 377 tỷ đồng nhờ hoạt động thoái vốn khỏi các công ty liên doanh, liên kết.

Theo Tường Như

Nguồn bài viết: Tracodi dừng phương án phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ do chưa phù hợp Nghị định 65