Chứng sỹ săn tin!

Áp lực bán của tự doanh công ty chứng khoán đã suy yếu

Hôm nay là phiên thứ 10 tự doanh bán ròng liên tiếp với giá trị lũy kế hơn 3.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị bán ròng đã thu hẹp đáng kể so với các phiên trước đó…

Giao dịch tự doanh 10 phiên gần nhất.

Tín hiệu tích cực từ chứng khoán thế giới cùng quán tính tăng những phiên gần đây tạo động lực cho Vn-Index hồi phục khá tốt trong buổi sáng khi tiền nội lẫn ngoại vào dồn dập. Lúc sôi động nhất chỉ số bật lên 1.071 điểm với mức tăng 20 điểm. Tuy nhiên, tâm lý chốt lời xuất hiện trong buổi chiều, áp lực bán khiến chỉ số dù vẫn tăng nhưng lùi về mốc 1.063 tương ứng chỉ còn tăng 12 điểm.

Khối ngoại quay xe bán ròng tỷ đồng sau 9 phiên mua liên tiếp, tập trung xả mạnh HPG giá trị 158 tỷ đồng.

Tự doanh hôm nay giao dịch mờ nhạt, giá trị bán ròng 25,1 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu bị tự doanh bán ròng nhiều nhất gồm SAB giá trị 94,83 tỷ đồng; HDG 14,83 tỷ đồng; GEX 12,20 tỷ đồng. Các mã còn lại bị bán không đáng kể.

Giao dịch tự doanh phiên 18/10.

Ở chiều ngược lại, tự doanh tiếp tục gom ròng NVL giá trị lớn nhất 34,58 tỷ đồng, VPB 12,03 tỷ đồng; FPT 8,53 tỷ; MIG 8,18 tỷ đồng; VHM 7,44 tỷ đồng; ACB 6,98 tỷ đồng; VNM 6,8 tỷ đồng; VIC 5,97 tỷ đồng; GMD,5,68 tỷ đồng.

Như vậy, đây là phiên thứ 10 tự doanh bán ròng liên tiếp với giá trị hơn 3.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị bán ròng đã thu hẹp đáng kể so với các phiên trước đó.

Ở thị trường phái sinh, tự doanh Long 1.773 hợp đồng giá trị 187,7 tỷ đồng và Short 1.759 hợp đồng giá trị 186,5 tỷ đồng. Như vậy, tự doanh Long ròng với giá trị giao dịch không đáng kể.

nguồn bài viết: Áp lực bán của tự doanh công ty chứng khoán đã suy yếu - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

DGC: Dragon Capital bán ra 700.000 cổ phiếu khi cổ phiếu giảm 39,5%

Theo đó, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 700.000 cổ phiếu DGC để giảm sở hữu từ 7,08% về còn 6,89% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 14/10. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán 300.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,08% về còn 1% vốn điều lệ; Norges Bank bán ra 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,12% về còn 1,07% vốn điều lệ; và Amersham Industries Limited bán 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1,46% về còn 1,41% vốn điều lệ.

Điểm đáng lưu ý, từ ngày 16/6 đến ngày 18/10, cổ phiếu DGC giảm 39,5% từ 134.700 đồng về 81.500 đồng/cổ phiếu.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Hoá chất Đức Giang ghi nhận doanh thu hơn 4.002 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.894 tỷ đồng, lần lượt tăng 96,3% và 369% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 7.636,73 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.401,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 91,5% và 344% so với cùng kỳ.

Năm 2022, Hoá chất Đức Giang đặt kế hoạch tổng doanh thu 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành 97,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo tìm hiểu, Hóa chất Đức Giang là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ năm 2007, kinh doanh các sản phẩm chính là phốt pho vàng, bột giặt, chất tẩy rửa. Công ty đang dẫn đầu về sản xuất phốt pho vàng tại Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu DGC giảm 1.600 đồng về 81.500 đồng/cổ phiếu.

Ngành hàng không hồi phục, Sasco (SAS) báo lãi sau thuế tăng đột biến 17,5 lần

Sự hồi phục của ngành hàng không sau hai năm dịch bệnh là “cú hích” cho Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCOM: SAS) ghi nhận doanh thu, lợi nhuận quý III tăng vọt.

Cụ thể, quý III, doanh thu thuần của Sasco tăng mạnh 7,2 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 414 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu hàng hoá tại cửa hàng miễn thuế đạt 113 tỷ đồng, doanh thu hoạt động phòng chờ đạt 93 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ các hoạt động khác. Lợi nhuận gộp cũng tăng cao 9,3 lần, đạt 216 tỷ đồng. Biên lợi nhuận cải thiện từ 40% lên 52%.

Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính sụt giảm 85% còn 5 tỷ đồng, do Công ty không ghi nhận khoản cổ tức, lợi nhuận được chia. Trong khi đó, các chi phí khác đều tăng cao, cụ thể: chi phí tài chính tăng 30%, đạt 13 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 4,1 lần, đạt 115 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3,1 lần, đạt 55 tỷ đồng.

Kết quả, Sasco ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 35 tỷ đồng, tăng đột biến 17,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức lãi quý này vẫn tương đối thấp so với các quý hoạt động bình thường trước dịch Covid-19 của Công ty. Chẳng hạn năm 2019, trung bình mỗi quý Sasco thu về 93 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Luỹ kế 9 tháng, Sasco có 841 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 121 tỷ đồng, tăng trưởng vượt trội so với khoản lãi mỏng dẹt 305 triệu đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Sasco kết quả kinh doanh quý III
Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của Sasco đạt 121 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ vừa đủ thoát lỗ. Ảnh minh hoạ.

Năm 2022, Sasco đặt mục tiêu doanh thu 1.340 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 82 tỷ đồng. Đi qua 9 tháng, Công ty đã hoàn thành 62,7% kế hoạch doanh thu và vượt 52% kế hoạch lợi nhuận.

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý III/2022, nợ phải trả của Sasco tăng mạnh 2,8 lần so với đầu năm. Đáng nói trong cơ cấu nợ phải trả quá nửa là khoản phải trả người bán ngắn hạn, chiếm 67% (đạt 246 tỷ đồng, tăng 7 lần). Về bản chất, đây là khoản tiền Công ty chiếm dụng được của đối tác. Mà với một doanh nghiệp, không gì lợi hơn chiếm dụng được vốn của đối tác để sản xuất - kinh doanh.

Về tài sản, tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Sasco đạt 1.824 tỷ đồng, tăng 17,6% so với đầu năm. Lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ đạt 196 tỷ đồng, tăng 24%. Tổng giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng 51,5% lần, đạt 588 tỷ đồng.

Dù hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng cao song Công ty lại tăng được các khoản phải trả (239 tỷ đồng, như đã phân tích ở trên) nên dòng tiền kinh doanh dương 117 tỷ đồng (cùng kỳ âm 1,6 tỷ đồng). Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương 37 tỷ đồng, khiến lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng lên 196 tỷ đồng.

Sasco là doanh nghiệp hàng không hiếm hoi vẫn có lãi trong dịch bệnh và hồi phục khá nhanh (giai đoạn 2020 - 2021, Công ty có lãi sau thuế 149 tỷ đồng và 3 tỷ đồng).

Cùng kinh doanh dịch vụ hàng không và cửa hàng miễn thuế nhưng Công ty CP Dịch vụ hàng không Taseco (Taseco Airs, HOSE: AST) lại “hẩm hiu” hơn Sasco khi 2 năm 2020 - 2021 lợi nhuận rơi tự do, cụ thể: lần lượt lỗ sau thuế 51,5 tỷ đồng và 128,5 tỷ đồng. Sang năm 2022, Taseco Airs vẫn chưa thể hồi phục khi tiếp tục chịu lỗ sau thuế 7 tỷ đồng và đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết trên HOSE.

Trong một báo cáo gần đây, SSI Research nhận dịnh sự hồi phục hoàn toàn của thị trường nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp ngành hàng không tăng trưởng. Tuy nhiên, đơn vị nghiên cứu dự đoán lợi nhuận của cả ngành sẽ tăng mạnh hơn từ năm 2023, do sự phục hồi của thị trường quốc tế vẫn kém xa so với sự phục hồi của thị trường trong nước và dự kiến sẽ khó phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2024.

Nguồn bài viết: Ngành hàng không hồi phục, Sasco (SAS) báo lãi sau thuế tăng đột biến 17,5 lần

Quỹ ETF trăm triệu đô mua mạnh cổ phiếu Việt, nhiều nhất ở HPG, VHM, SSI

Trong giai đoạn từ 30/09-14/10, quỹ triệu đô VanEck Vietnam ETF (VNM ETF) đã có động thái mua mạnh và không bán bất kỳ cổ phiếu Việt nào.

Thay đổi số lượng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục VNM ETF từ ngày 30/09-14/10/2022

Nguồn: VietstockFinance

Cụ thể, quỹ này đã có động thái mua ròng một loạt mã cổ phiếu, trong đó mạnh nhất là HPG (tăng 809 ngàn cp), VHM (tăng 558 ngàn cp), SSI (hơn 464 ngàn cp), VRE (hơn 436 ngàn cp), VND (433 ngàn cp)/.

Về cơ cấu, dù mua ròng mạnh nhưng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam có xu hướng giảm. Tại ngày 14/10, cổ phiếu Việt Nam trong quỹ VNM ETF đang chiếm 78.11%, giảm so với mức 79.92% tại ngày 30/09. Trong đó, top đầu là VHM (8.5%), VIC (7.8%), VNM (7.4%), MSN (6.83%).

Tại ngày 14/10, tổng tài sản ròng của quỹ ở mức 314 triệu USD (giảm so với mức 347 triệu USD ngày 30/09), với 242 triệu USD được phân bổ vào thị trường Việt Nam.

Nguồn: vietstock

Các quỹ đầu tư toàn cầu giảm tỷ trọng cổ phiếu, giữ tiền mặt ở mức cao nhất 21 năm

Khảo sát cho thấy mức tiền mặt bình quân trong danh mục của các công ty quản lý quỹ là 6,3% trong tháng 10, tăng 6,1% so với hồi tháng 9 và tăng mạnh so với mức bình quân dài hạn 4,8%…

Các nhà đầu tư tại một công ty môi giới ở Phụ Dương, tỉnh An Huy, Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Theo khảo sát các nhà quản lý quỹ toàn cầu (FMS) hàng tháng của ngân hàng Bank of America (BofA), các công ty quản lý quỹ đang giữ tỷ lệ tiền mặt trong danh mục cao nhất trong 21 năm trở lại đây.

Cụ thể, khảo sát cho thấy mức tiền mặt bình quân trong danh mục của các công ty quản lý quỹ là 6,3% trong tháng 10. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2001. Tỷ trọng tiền mặt theo khảo sát tháng 9 là 6,1%, còn tỷ lệ bình quân dài hạn là 4,8%.

Theo BofA, các nhà đầu tư đang giảm tỷ trọng cổ phiếu do dự báo u ám về suy thoái kinh tế và các chỉ số rủi ro về ổn định thị trường đang ở mức cao nhất mọi thời đại do lo ngại về tiền tệ và tín dụng.

Tuy nhiên, ngân hàng có trụ sở tại bang North Carolina này cho rằng, kỳ vọng ngày càng lớn của nhà đầu tư về sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy thị trường có thể phục hồi mạnh trong năm 2023.

Tỷ lệ các nhà quản lý quỹ tham gia khảo sát dự báo lãi suất ngắn hạn sẽ giảm trong 12 tháng tới đã tăng gấp đôi lên 28% vào tháng 10, so với 14% của tháng 9. Trong khi đó, tỷ lệ nhà quản lý quỹ dự báo lãi suất tiếp tục tăng lên đã giảm từ mức 92% hồi đầu năm xuống còn 59% vào tháng 10.

“Chúng tôi dự báo thị trường sẽ phục hồi trong nửa đầu năm sau khi Fed có thể đi đến quyết định hạ lãi suất”, ông Michael Hartnett, chiến lược gia trưởng của BofA, cho biết.

Tuần trước, BoF nhận định thị trường sắp “giảm mạnh” nhưng vẫn đang đợi tín hiệu từ Fed. Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ phải chờ lâu bởi nền kinh tế Mỹ chưa suy yếu đến mức các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc hạ lãi suất. Lãi suất quỹ liên bang (lãi suất cơ bản tại Mỹ) hiện ở mức 3-3,25%, sau khi Fed tăng lãi suất 5 lần từ hồi tháng 3 với tổng mức tăng 3 điểm phần trăm.

Chỉ số S&P 500 của Chứng khoán Mỹ đã giảm 23% từ đầu năm nay, trong khi chỉ số trái phiếu chính phủ Mỹ của S&P cũng giảm 12%.

Khảo sát FMS của BofA là báo cáo hàng tháng với 371 nhà đầu tư tổ chức, nhà quản lý quỹ tương hỗ và phòng hộ trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 7-13/10. Nhóm này đang quản lý khối tài sản trị giá tổng cộng 1.100 tỷ USD.

Nguồn bài viết: Các quỹ đầu tư toàn cầu giảm tỷ trọng cổ phiếu, giữ tiền mặt ở mức cao nhất 21 năm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

HSBC: Việt Nam nhiều khả năng dẫn đầu khu vực ASEAN về đầu tư phát triển hạ tầng

Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng, Việt Nam ngày càng cần nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng truyền thống…

Ảnh minh hoạ

Tại báo cáo “Triển vọng ASEAN – Củng cố tài khóa: Một chặng đường dài” vừa công bố, Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam nhiều khả năng lại dẫn đầu khu vực ASEAN về mảng đầu tư phát triển hạ tầng.

Theo HSBC, bên cạnh trợ giá, hầu hết các nền kinh tế sẽ tiếp tục phân bổ lại các nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng - một vấn đề ưu tiên thường trực với các nhà làm chính sách ASEAN và là một trọng tâm sau khi đại dịch làm gián đoạn tiến độ của nhiều dự án lớn. Cụ thể, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều dựa vào đầu tư ngân sách để thúc đẩy phục hồi.

Ví dụ, Malaysia đã tăng 30% ngân sách cho đầu tư phát triển trong kế hoạch ngân sách 2023, đồng thời triển khai một kế hoạch tổng thể giai đoạn 2023-2030 để giới thiệu mô hình đối tác công tư (Public-Private Partnership – PPP) mới nhằm thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng.

Trong bối cảnh đó, là một quốc gia liên tục đầu tư mạnh cho phát triển hạ tầng - tương đương 6% GDP mỗi năm, Việt Nam nhiều khả năng lại dẫn đầu khu vực về mảng này. Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng, nền kinh tế này ngày càng cần nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng “truyền thống”.

“Mặc dù vậy, nhiều dự án đã rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài và đội vốn. Ví dụ, công tác xây dựng của phần lớn trong số 11 dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc Nam, theo kế hoạch phải hoàn thành trong giai đoạn 2017-2020, đã bị chậm tiến độ. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng cam kết đóng vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tiến độ và tháo gỡ các khó khăn”, báo cáo của HSBC nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo, cơ sở thuế ở ASEAN mỗi nước một khác, chiếm từ 8 - 15% GDP. Ở cận trên có Philippines. Tình huống này vốn dĩ chưa xảy ra trước năm 2017, nhưng từ năm 2017 tới 2021, các nhà chức trách đã tiến hành những cải tổ mang tính cột mốc nhằm củng cố đáng kể cơ sở tài khóa. Thuế tiêu thụ đặc biệt đã tăng đối với nhiên liệu và các mặt hàng đặc biệt bị áp thuế khác.

Ngoài ra, cơ sở thuế của nước này đã được mở rộng thêm sau khi loại bỏ các chính sách miễn thuế dư thừa và ưu đãi tài khóa hoặc tự động hết hiệu lực khi đến hạn. Kết quả là tỷ trọng thu thuế trên GDP đã tăng lên đáng kể dù biểu thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân đều giảm đối với mọi đối tượng chịu thuế. Lợi ích của những cải tổ gần đây nhiều khả năng sẽ giúp cơ sở tài khóa của Philippines trụ vững trước những khó khăn sắp tới.

Trong khi đó, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang gặp một số thách thức về mở rộng nguồn thu thuế. Tỷ trọng thu thuế trên GDP của Thái Lan và Việt Nam gần đây đã giảm một phần do những biện pháp tạm thời nhằm giúp đỡ người dân ứng phó với tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao. Ví dụ, Thái Lan đã cắt giảm thuế thường niên đối với dịch vụ taxi và xe tuk-tuk, còn thuế tiêu thụ đặc biệt trên một lít dầu diesel, loại nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất ở đây, đã giảm 5 THB.

Báo cáo nhấn mạnh: “Trong khi đó, Việt Nam giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% và đồng thời cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với một số loại nhiên liệu, tuy nhiên, những điều chỉnh này chỉ bắt đầu áp dụng từ năm 2022. Lưu ý ở đây, tỷ trọng thu ngân sách từ thuế trên GDP của Việt Nam giảm phần nào cũng do việc đánh giá lại quy mô GDP từ năm 2021”.

HSBC cho rằng, tính chất VUCA (viết tắt của biến động, khó lường, phức tạp và mơ hồ của môi trường kinh tế vĩ mô ngày nay) luôn là vấn đề được quan tâm nhiều do những đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), căng thẳng địa chính trị, lạm phát tăng và giá dầu cao. Sự không chắc chắn của môi trường kinh tế vĩ mô ngày nay đồng nghĩa với sự không chắc chắn về nguồn thu ngân sách cơ bản của một quốc gia.

Đây là lý do vì sao phần lớn chính phủ các nước ASEAN đang dự toán tăng trưởng thu ngân sách trong năm 2023 thấp hơn xu hướng trước đây. Tác động đối với mỗi nước một khác và ba nước có tỷ trọng thu ngân sách từ thuế trên GDP cao nhất, Philippines, Việt Nam và Singapore, nhiều khả năng sẽ trụ vững. HSBC cho biết, đã chạy thử một bài đánh giá khả năng chống chịu để xem những thay đổi về tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá ngoại tệ có thể tác động đến thu ngân sách chính phủ như thế nào.

“Tăng trưởng GDP thực tế thấp đi sẽ đồng nghĩa với thu ngân sách từ thuế giảm vì có ít hoạt động kinh tế để đánh thuế, người dân giảm mua hàng và thu nhập ít đi. Nếu không có gì thay đổi, mối tương quan giữa GDP và tăng trưởng thu ngân sách thường rất lớn. Nói một cách đơn giản, chúng tôi giả định rằng sự tương quan gần như đạt mức tương ứng hoàn toàn (một đổi một) - hoạt động kinh tế giảm 1% có thể dẫn đến thu ngân sách giảm 1%”, HSBC nhận định.

Nguồn bài viết: HSBC: Việt Nam nhiều khả năng dẫn đầu khu vực ASEAN về đầu tư phát triển hạ tầng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Tự doanh Chứng khoán DNSE đang lỗ trăm tỷ, âm 1/3 vốn với một cổ phiếu sữa

Thời điểm cuối quý III, Chứng khoán DNSE đang có danh mục tự doanh cổ phiếu trị giá hơn 516 tỷ đồng và đang lỗ 107 tỷ đồng. Trong đó, tự doanh công ty lỗ 26,5% với cổ phiếu STB và 33,8% với cổ phiếu MCM.

Kết quả kinh doanh quý III/2022 của Chứng khoán DNSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

CTCP Chứng khoán DNSE vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2022 với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, doanh thu hoạt động trong quý III của Chứng khoán DNSE đạt gần 98 tỷ đồng, tăng 129,7% so với cùng kỳ.

Lãi từ cho vay và phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu, đạt 64,3 tỷ đồng trong quý III, gấp 7 lần cùng kỳ. Nguồn thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 10,7 tỷ đồng, giảm 56,7%.

Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 16,8 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ.

Cùng chiều doanh thu, chi phí hoạt động của Chứng khoán DNSE ghi nhận 68,3 tỷ đồng trong quý III, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế của Chứng khoán DNSE tăng 36,7% so với cùng kỳ, đạt 14,8 tỷ đồng. Lãi sau thuế của công ty đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 73%.

Kết quả kinh doanh các quý của Chứng khoán DNSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

So với quý liền trước, doanh thu hoạt động của Chứng khoán DNSE có sự sụt giảm, lợi nhuận có sự cải thiện. Quý II/2022, công ty báo lỗ trước thuế 10,1 tỷ đồng.

Cho vay margin của Chứng khoán DNSE. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Tổng tài sản của DNSE tại ngày 30/9 gần 5.644 tỷ đồng, tăng gần 3.330 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Các khoản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản gồm cho vay (2.464 tỷ đồng), đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1.712 tỷ đồng), tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (534 tỷ đồng) và tiền – tương đương tiền (289 tỷ đồng).

Trong quý III, Chứng khoán DNSE tiếp tục gia tăng quy mô cho vay ký quỹ, đưa tổng dư nợ margin lên 2.365 tỷ đồng vào cuối tháng 9, cao hơn 517 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 6. Trong 1 năm gần đây, dư nợ margin của DNSE liên tục tăng.

Danh mục tự doanh của Chứng khoán DNSE tại ngày 30/9. Nguồn: BCTC quý III.

Về danh mục tự doanh của Chứng khoán DNSE, tổng giá trị đầu tư cổ phiếu là 623 tỷ đồng. Thời điểm cuối quý III, danh mục đang lỗ gần 107 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ lỗ 17,1%. Hai cổ phiếu được mua với tỷ trọng lớn là STB của Sacombank và MCM của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu.

Với cổ phiếu STB, giá vốn của DNSE là 120,8 tỷ đồng và giá thị trường 88,8 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ 26,5%. Còn với MCM, mã này được mua với giá vốn 219,2 tỷ đồng và đang chịu mức lỗ 74,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ lỗ 33,8%. Trong một năm gần đây, cổ phiếu MCM giảm từ vùng đỉnh quanh 66.000 đồng/cp trong tháng 10/2021 xuống còn 39.700 đồng/cp tại ngày 30/9.

Nguồn bài viết: Tự doanh Chứng khoán DNSE đang lỗ trăm tỷ, âm 1/3 vốn với một cổ phiếu sữa

1 Likes

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 19/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. DGC: 9 tháng vượt 40% kế hoạch lợi nhuận năm, lãi trung bình hơn 16 tỷ đồng/ngày trong quý III

  2. FPT: Lãi sau thuế gần 4.900 tỷ đồng trong 9 tháng đầu 2022, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước

  3. Hơn 117 triệu cổ phiếu EIB của NH Eximbank đã được nhóm cổ đông liên quan đến CTCP Tập đoàn Thành Công chuyển nhượng, với số tiền ước tính lên đến 4.702,5 tỷ đồng.

  4. Vinhomes có thể mở bán 1.000 căn hộ The Crown trong tuần này, giá dao động 7,4 - 25 tỷ đồng mỗi căn

  5. Dược Hậu Giang lãi kỷ lục quý III, có hơn 2.000 tỷ tiền gửi ngân hàng

  6. VNS: Đổi mô hình, biên lợi nhuận gộp tăng vọt, Vinasun báo lãi gần 130 tỷ sau 9T2022, cao hơn cả trước dịch

_

  1. VIX: Báo lãi quý 3 giảm 40%, mạnh tay mua trái phiếu chưa niêm yết

😎 ORS: Sau một quý lỗ kỷ lục, Chứng khoán TPS báo lãi sau thuế quý 3/2022 gấp 2,4 lần cùng kỳ

  1. MBS báo lãi quý III giảm 34% khi doanh thu đi xuống quý thứ tư, cho vay margin tăng gần 1.000 tỷ đồng

  2. Chứng khoán Bảo Minh (BMS) thành công chuyển từ lỗ sang lãi trong quý 3/2022

  3. PLX: Khởi động đề án chuyển đổi số toàn diện cùng Tập đoàn FPT

  4. TID: TGĐ bị bắt, hoạt động Công ty và các đơn vị thành viên vẫn bình thường

  5. SAS: Phục hồi sau đại dịch, Hàng không SASCO ‘bay cao’ trong quý III

  6. Sản lượng S95 Hòa Phát đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 49% so với cùng kỳ

  7. DHA: Hóa An đang lỗ 40% với khoản đầu tư vào cổ phiếu ‘quốc dân’ HPG

  8. Gia Lai thu hồi quyết định cưỡng chế thuế với FLC

  9. PGB: Tín dụng tăng trưởng âm, nợ xấu vọt lên 2,98%

  10. ISH: Công ty con của Idico (IDC) báo lãi 9 tháng vượt 37% kế hoạch năm 2022

  11. VRG: Lãi quý 3/2022 đậm nhất sau 10 quý, mới hoàn thành 4% kế hoạch lợi nhuận cả năm

  12. BAB: Bac A Bank báo lãi quý III tăng nhẹ, hoàn thành 71,5% kế hoạch năm

  13. VIX: Phó chủ tịch HĐQT tiếp nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT

  14. HTI: Doanh thu quý III tăng đột biến trên nền thấp, vượt ngưỡng 100 tỷ đồng

  15. IMP: Thu về 56 tỷ đồng lợi nhuận trong quý III, tăng trưởng gần 80%

  16. MVN: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lãi 1.858 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ

  17. FPT: Chủ tịch FPT Trương Gia Bình - Chúng tôi có niềm tin sâu sắc vào blockchain và metaverse

  18. CTF: City Auto muốn nâng sở hữu Ô tô Nha Trang lên 93%

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. EVS: Quỹ liên quan Phó Chủ tịch Chứng khoán Everest gom gần 3 triệu cổ phiếu công ty

  2. VC9: Xây dựng số 9 (VC9) vừa đón thêm 3 cá nhân vào ghế cổ đông lớn

  3. HEJ: Lỗ hơn 80% sau 10 tháng nắm giữ, cổ đông lớn HEJ vẫn muốn thoái 1/3 vốn

  4. HSG: Ngành thép lao dốc, lãnh đạo Hoa Sen bán ra 200.000 cổ phiếu

  5. DGC: Thị giá phục hồi, Dragon Capital bán ra 700.000 cổ phiếu DGC

  6. Giao dịch lớn cổ phiếu HTP, VC9, PCN, MNB, HEJ, EIB, EVS, HPP

_

  1. LPB: LienVietPostBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 20.291 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2021. Số cổ phiếu phát hành dự kiến là hơn 225,5 triệu cổ phiếu.

  2. HHV: Chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

  3. BAF: Bất ngờ “lật kèo”, dừng phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu

  4. HBC: Xây dựng Hòa Bình muốn huy động trăm tỷ đồng trái phiếu

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường chiều nay cũng không có nhịp hồi đáng kể nào, nhưng lực bán cũng không tăng thêm nên cung cầu cân bằng ở vùng giá thấp. VN-Index kết phiên giảm 0,34% tương đương 3,59 điểm, chỉ là mức dao động thông thường. Nhóm cổ phiếu thép giảm giá đồng loạt trước lo ngại kết quả kinh doanh quý 3, trong đó HPG bị khối ngoại xả đột biến…

  • Nhiều cổ phiếu ngân hàng đảo chiều về cuối phiên chiều góp phần đáng kể vào đà hồi phục của chỉ số chung, thanh khoản tiếp tục giảm

  • Phiên nay tiếp tục là một phiên cạn thanh khoản khi tính đến hết phiên chiều thanh khoản chỉ đạt hơn 9.500 tỷ đồng, các cổ phiếu đa phần dao động quanh mốc tham chiếu. Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đang trong quá trình giằng co, tích lũy tạo đáy với thanh khoản cạn kiệt.

  • Kết phiên, VN-Index giảm 3,59 điểm (0,34%) về 1.060,07 điểm

  • Phiên 19/10: Khối ngoại duy trì bán ròng nhẹ trên HOSE, tạo áp lực lên HPG

  • Phiên 19/10, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 77.3 tỷ đồng. Trong đó, PNJ được mua ròng nhiều nhất với 41.5 tỷ đồng. Ở phía ngược lại, MCH là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với 3.6 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Cập nhật BCTC quý 3 đến 19/10: Kết quả ngạc nhiên của loạt công ty chứng khoán, ngân hàng, bất động sản

  2. Hé lộ kết quả kinh doanh quý 3 ngành điện: Thủy điện nhỏ lãi lớn

  3. Đỉnh lợi nhuận đã qua, hàng loạt doanh nghiệp phân bón, hóa chất báo lãi giảm mạnh quý 3/2022

  4. Tự doanh Chứng khoán DNSE đang lỗ trăm tỷ, âm 1/3 vốn với một cổ phiếu sữa

_

  1. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Uy tín và tài sản đảm bảo bị “phớt lờ”

  2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu một hướng gợi mở về việc giảm lượng tiền trong nền kinh tế, và nguyên do.

  3. Bên cạnh Basel II, nhiều ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III, IFRS 9. Các chuẩn mực quốc tế giúp ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành. Điều này cũng góp phần giúp hệ thống TCTD nói chung phát triển hiệu quả, bền vững. Ngân hàng nào đi đầu về áp dụng Basel?

  4. Chính phủ sẽ vay 619.492 tỷ đồng trong năm nay, nợ công vượt 43% ngân sách

  5. TS. Cấn Văn Lực: ‘Nới biên độ tỷ giá, NHNN đã lường trước cho việc Fed tiếp tục tăng lãi suất’

  6. Trong 7 tháng đầu năm 2022, người dân gửi thêm hơn 328.500 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng, tương đương mức gần 1.565 tỷ đồng mỗi ngày, tăng 6,2% so với cuối năm 2021.

_

=> VIỆT NAM

  1. Bất ổn thị trường xăng dầu: Cần có chiến lược xây dựng kho dự trữ xăng dầu quốc gia

  2. Xuất khẩu cá tra tăng mạnh tại thị trường ASEAN

  3. Hàng tháng phải gánh khoản lỗ gần nửa tỷ đồng do chiết khấu xăng dầu ở mức 0 đồng, một cây xăng lớn ở trung tâm thành phố Cần Thơ vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng xin tạm ngưng hoạt động.

  4. Thủ tướng: Cải cách hành chính dù phức tạp và nhạy cảm đến mấy cũng phải làm

  5. Nikkei: Công xưởng bận rộn chỉ còn là quá khứ, nhà máy ở Việt Nam trở nên lặng lẽ khi đơn hàng từ phương Tây chậm lại

  6. Xuất khẩu cá ngừ tiến sát đến đỉnh 1 tỷ USD

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 18/10 đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh khi nhiều doanh nghiệp thông báo lợi nhuận quý III khả quan, hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư.

  2. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, đã trì hoãn vô thời hạn việc công bố các chỉ số kinh tế, ban đầu dự kiến được công bố vào thứ Ba (18/10), khiến thị trường đồn đoán nhu cầu nhiên liệu ở khu vực châu Á có thể đang suy giảm đáng kể.

  3. Các thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến giằng co trong phiên hôm nay, đáng chú ý có Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,38% và Shanghai trên sàn Thượng Hải giảm 1,20%

  4. Chứng khoán tương lai châu Âu tăng, CPI tháng 9 tăng vọt lên mức 10,1%

  5. Lạm phát tại Anh đã tăng trở lại trên mức 10% trong tháng 9 do giá thực phẩm tăng cao trong bối cảnh quốc gia này còn đang chật vật trước một cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt.

  6. Các quỹ đầu tư toàn cầu giảm tỷ trọng cổ phiếu, giữ tiền mặt ở mức cao nhất 21 năm

  7. Indonesia: Doanh số bán xe ô tô trong nước tăng mạnh

  8. Tài sản của nhiều tỷ phú thế giới bốc hơi hàng chục tỷ USD sau đại dịch COVID-19

  9. Các quan chức Fed dự kiến tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng tới

  10. Tại Trung Quốc, hãng rượu Quý Châu Mao Đài lại có giá trị thị trường lớn hơn cả gã khổng lồ công nghệ Tencent sau gần hai năm chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình siết chặt quản lý với ngành công nghệ.

  11. Các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc nguy cơ bị vượt mặt vì phụ thuộc vào chip nhớ và thiếu nhân lực có trình độ

  12. Máy bay không người lái tự sát được Nga sử dụng đang trở thành cơn ác mộng với phòng không của Ukraine. Chi phí rẻ, tầm bay xa và mang theo đủ chất nổ để phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, những vũ khí này đang trở thành bài toán nan giải.

  13. Triều Tiên bắn 250 quả đạn pháo về phía vùng biển phía Đông và phía Tây

  14. Ukraine: 30% nhà máy điện bị phá hủy

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. BTC không giải quyết được bất kỳ vấn đề kinh tế quan trọng nào của El Salvador

  2. Do Kwon: “Các cáo buộc điều tra tôi là động cơ chính trị”

  3. Sở thuế Hoa Kỳ mở rộng phạm trù đóng thuế sang NFT

  4. BTC được nắm giữ trên các sàn giao dịch đạt mức thấp nhất kể từ 4 năm

  5. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giằng co và giảm nhẹ về 19.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này và hiện giảm về gần 19.200 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,08 USD (+1,30%), lên 83,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,70 USD (+0,78%), lên 90,73 USD/thùng.

_

  1. Đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm

  2. Đồng USD tăng, Đồng Bảng Anh giảm khi CPI của Anh lên mức cao trong 40 năm

  3. Vàng thế giới tăng 2 phiên liên tiếp

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng nhẹ 2,9 USD lên mức 1.652,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.640 USD, trước bật trở lại về gần mốc này vào cuối giờ chiều.

_

  1. Tập đoàn Rio Tinto cảnh báo khó khăn ở thị trường quặng sắt sẽ còn kéo dài

  2. Liên minh Châu Âu (EU) đang lên kế hoạch áp giá trần với khí đốt trên các sàn giao giao dịch hàng hoá tại khu vực này nhằm kìm đà tăng giá mặt hàng này, nhất là khi mùa đông đang đến gần.

  3. Giá khí đốt châu Âu tụt xuống đáy 4 tháng bất chấp Nga siết nguồn cung

  4. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần trong khi giá tại Singapore xuống mức thấp nhất trong năm nay do sản lượng trong quý ba của công ty khai thác nguyên liệu sản xuất thép Vale SA gia tăng tạo thêm áp lực lên giá - vốn đã giảm trong thời gian gần đây.

  5. Cà phê chạm đáy mới

  6. Châu Âu: Nhiều doanh nghiệp thời trang ‘đứng bên bờ vực’ vì khủng hoảng năng lượng

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 24,650 đồng

Bảng Anh 28,249 đồng

EUR 24,839 đồng

TVSI báo lãi quý 3 giảm gần 50%, nắm giữ hơn 3 ngàn tỷ đồng tiền mặt

Cụ thể, doanh thu hoạt động trong quý 3 của TVSI đạt gần 634 tỷ đồng, giảm 12.2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lãi từ bán các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu, đạt 274.8 tỷ đồng trong quý 3, tăng nhẹ 3.3%. Nguồn thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 91.4 tỷ đồng, giảm 41.4%.

Lãi từ các khoản cho vay và phải thu của TVSI giảm 28.3%, còn 107.4 tỷ đồng. Thu từ lưu ký chứng khoán đạt 131.1 tỷ đồng, tăng 32.3%.

Ngược chiều doanh thu, chi phí hoạt động của TVSI ghi nhận 455 tỷ đồng trong quý 3, tăng nhẹ 7.1%.

Kết quả là, lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm 59.2% so với cùng kỳ, còn 75.3 tỷ đồng. Lãi sau thuế của Công ty giảm 49.3%, ghi nhận ở mức 75.3 tỷ đồng.

Tổng tài sản của TVSI tại ngày 30/09 đạt hơn 9,709 tỷ đồng, tăng hơn 3,000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Các khoản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản gồm các khoản cho vay (3,820 tỷ đồng), đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (601 tỷ đồng), tài sản tài chính FVTPL (2,073 tỷ đồng). Đáng chú ý, Công ty đang nắm lượng tiền và tương đương tiền với giá trị 3,048 tỷ đồng.

So với đầu năm, dư nợ cho vay của Công ty giảm hơn 25% so với đầu năm.

Danh mục tài sản FVTPL gấp đôi so với đầu năm. Trong đó, trái phiếu chưa niêm yết chiếm tỷ trọng lớn với giá trị tại ngày 30/09 là 1,731 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần đầu năm. Giá trị cổ phiếu TVSI nắm giữ cũng tăng mạnh từ 132 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng.

Ngày 01/12 sắp tới, TVSI dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm báo cáo về việc đã bầu ông Nguyễn Việt Cường vào vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc. Trước đó, TVSI đã bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Cường - Thành viên HĐQT - giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty thay ông Nguyễn Tiến Thành từ ngày 07/10/2022 do ông Nguyễn Tiến Thành đột ngột qua đời ngày 06/10.

Đồng thời, báo cáo về các biến cố của Công ty và các phương án ứng phó, thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, ĐHĐCĐ cũng sẽ thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Ban kiểm soát của ông Trần Hữu Thành và bầu bổ sung thành viên khác.

Một diễn biến khác, từ ngày 10/10, TVSI đã tạm dừng nhận chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp đối với kênh bán trái phiếu trực tiếp. Lý do được Công ty đưa ra là do tình hình diễn biến không thuận lợi trên thị trường chứng khoán và những thông tin không tích cực về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cùng ngày, TVSI cũng có thông báo về hoạt động giao dịch chứng khoán cơ sở. Theo đó, TVSI sẽ tạm dừng dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho tới khi có thông báo tiếp theo.

Nguồn bài viết: TVSI báo lãi quý 3 giảm gần 50%, nắm giữ hơn 3 ngàn tỷ đồng tiền mặt | Fili

1 Likes

ANV: Cổ phiếu giảm sâu, con trai Tổng Giám đốc bán gần 5 triệu đơn vị

Tạm chiếu theo thị giá kết phiên ngày 18/10 của ANV (35.300 đồng/cp), ước tính ông Thiên đã thu về hơn 176 tỷ đồng tỷ đồng từ việc thoái bớt vốn.

Ông Doãn Chí Thiên, trợ lý Tổng Giám đốc, đồng thời là con trai ông Doãn Tới, Tổng Giám đốc CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) vừa thông báo đã bán thành công 4,99 triệu cổ phiếu ANV từ ngày 23/9 đến 18/10.

Trước giao dịch, ông Doãn Chí Thiên đang là cổ đông lớn tại ANV với tỷ lệ sở hữu đạt 6,88% vốn điều lệ. Sau giao dịch, lãnh đạo đã hạ sở hữu tại ANV về còn 3,1% vốn điều lệ, theo đó, rời ghế “nóng” tại Nam Việt.

Ông Thiên thoái bớt vốn trong bối cảnh cổ phiếu ANV giảm sâu, mất hơn 45% giá trị chỉ sau 3 tháng Tạm chiếu theo thj giá kết phiên ngày 18/10 của cổ phiếu ANV (35.300 đồng/cp), ước tính ông Thiên đã thu về hơn 176 tỷ đồng tỷ đồng từ thương vụ trên.

Trước đó, từ ngày 15/7 đến 9/8, ông Đỗ Lập Nghiệp, Chủ tịch HĐQT ANV đã bán ra 450.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 469.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,37% về 19.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,01%.

1 Likes

Giá USD tự do cán mốc 25.000 đồng/USD, cao nhất trong lịch sử

Chỉ hai ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỉ giá từ +/- 2% lên +/- 5%, giá bán USD hôm nay, 19-10 tại các ngân hàng đã tăng lên mức kỷ lục, còn giá USD tự do cán mốc 25.000 đồng/USD.

Theo báo giá chiều nay tại thị trường tự do, giá bán USD tự do đã tăng lên mức 25.000 đồng/USD, trong khi đó giá mua USD tăng lên mức 24.800 đồng/USD. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Tại các ngân hàng, giá bán USD cũng tăng từng ngày. Ngày 13-10, giá bán USD tại Ngân hàng Vietcombank mới mở mức 24.200 đồng/USD nhưng đến ngày 17-10 đã lên mức 24.440 đồng/USD.

Hai ngày gần đây mức tăng mạnh hơn theo đà tăng chung của thị trường, ngày 18-10 giá bán USD tại Vietcombank tăng thêm 110 đồng/USD, còn ngày hôm nay (19-10) thì tăng 80 đồng/USD, bán ra ở 24.630 đồng/USD.

Tuy nhiên đây chưa phải là mức giá cao nhất thị trường. Ngân hàng Vietinbank bán ra ở mức 24.670 đồng/USD, cao hơn 40 đồng/USD so với giá bán tại Ngân hàng Vietcombank.

Tại Ngân hàng Sacombank, giá bán USD cuối ngày hôm nay ở mức 24.605 đồng/USD, còn Ngân hàng Eximbank bán ra ở mức 24.560 đồng/USD.

Như vậy chỉ so với tuần trước, giá bán USD tại các ngân hàng đã tăng 430 - 470 đồng/USD.

Với tỉ giá trung tâm ở mức 23.663 đồng/USD hôm nay, giá bán USD tối đa mà các ngân hàng được phép niêm yết là 24.846 đồng/USD. So với mức trần được phép mua bán, giá bán USD tại các ngân hàng đang thấp hơn 176 đồng/USD. Đây cũng là mức chênh lệch thấp nhất trong những năm gần đây.

Từ đầu năm đến nay tỉ giá chịu sức ép lớn khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục nâng lãi suất USD. Ngày 17-10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ tỉ giá đồng USD giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5%.

Đánh giá về việc Ngân hàng Nhà nước nới biên độ biến động tỉ giá và nâng tỉ giá trung tâm, các chuyên gia cho rằng đó là động thái cần thiết vì gần đây tỉ giá giao dịch giữa các ngân hàng trên liên ngân hàng nhiều lúc gần chạm trần và nguồn USD khá căng thẳng.

Nhất là ở thời điểm cuối năm nhu cầu mua USD để thanh toán hàng hóa của doanh nghiêp khá lớn.

Do vậy với việc nâng biên độ biến động lên +/-5% sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có “không gian” rộng hơn trong việc ấn định giá mua bán USD.

Theo ước tính của ACBS, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 21 tỉ USD từ đầu năm 2022 từ nguồn dự trữ ngoại hối, tương đương 19% tổng dự trữ, đưa dự trữ hiện tại ở mức ước tính 89 tỉ USD, tương đương 12 tuần nhập khẩu.

1 Likes

LS lại sắp tăng nhỉ

Cái này mình nghĩ phải quan sát NHNN tiếp thôi bác, nghi lắm, nhất là đầu tháng 11 này FED lại tăng :)))

2 Likes

Cổ phiếu BAF tăng 20% từ đầu tháng 10, lãnh đạo “cấp tập” chốt lãi

Cả CEO và Phó Tổng Giám đốc của Nông nghiệp BAF đã bán ra hơn 20 triệu cổ phiếu BAF.

Bà Bùi Hương Giang, Tổng Giám đốc CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) thông báo đã bán xong hơn 13,85 triệu cổ phiếu đăng ký bán trước đó. Giao dịch thực hiện theo phương thức thoả thuận từ 5/10 đến 18/10/2022.

Sau giao dịch bà Hương Giang giảm lượng sở hữu cổ phiếu BAF từ hơn 19 triệu đơn vị (tỷ lệ 13,25%) xuống còn gần 5,17 triệu đơn vị (tỷ lệ 3,6%) và không còn là cổ đông lớn.

Diễn biến giá cổ phiếu BAF trên thị trường, từ 10/10 đến 17/10/2022 là 6 phiên tăng điểm liên tiếp của cổ phiếu này, trong đó có đến 2 phiên tăng trần. Giai đoạn từ 5/10 đến 18/10/2022 cũng có rất nhiều cổ phiếu BAF được giao dịch thoả thuận. Tổng hơn 20 triệu cổ phiếu được thoả thuận với tổng giá trị hơn 470 tỷ đồng, tương ứng giá thoả thuận bình quân 23.500 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này, bà Hương Giang thu về khoảng hơn 300 tỷ đồng.

Ngoài ra cùng giai đoạn từ 7/10 đến 11/10/2022 ông Phan Ngọc Ấn, Phó Tổng Giám đốc, đã bán gần 6,6 triệu cổ phiếu BAF theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn hơn 2,47 triệu đơn vị và không còn là cổ đông lớn.

Chỉ trong vòng vài tuần, 2 vị lãnh đạo cấp cao của Nông nghiệp BAF bán ra hơn 20 triệu cổ phiếu, tổng giá trị gần 500 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, CTCP Siba Holdings đã thông báo đăng ký mua thêm hơn 24,6 triệu cổ phiếu BAF. Trước giao dịch Siba Holdings sở hữu 29,42 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 20,5%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 30/9 đến 28/10/2022. Hiện Siba Holdings chưa báo cáo kết qủa giao dịch. Siba Holdings cũng là công ty do ông Trương Sỹ Bá – Chủ tịch HĐQT của BAF làm Chủ tịch.

Nông nghiệp BAF đưa 78 triệu cổ phiếu lên niêm yết trên HoSE từ tháng 12/2021 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 20.000 đồng/cổ phiếu.

Sau khi lên sàn không lâu, cổ đông Nông nghiệp BAF đã được nhận cổ tức và cổ phiếu thưởng tổng tỷ lệ 84%.

Công ty riêng của Chủ tịch HĐQT đăng ký mua thêm 24,6 triệu cổ phiếu Nông nghiệp BaF
Nguồn: Cổ phiếu BAF tăng 20% từ đầu tháng 10, lãnh đạo "cấp tập" chốt lãi

BAF dừng kế hoạch huy động 600 tỷ trái phiếu, tuyên bố mỗi năm sẽ cho ra thị trường 30.000 “heo ăn chay”

![BAF dừng kế hoạch huy động 600 tỷ trái phiếu, tuyên bố mỗi năm sẽ cho ra thị trường 30.000 “heo ăn chay”](https://stock-api.f247.com/static/corp_news/cafef73157343b1054013a225307c61ce06a9_1.jpeg “BAF dừng kế hoạch huy động 600 tỷ trái phiếu, tuyên bố mỗi năm sẽ cho ra thị trường 30.000 “heo ăn chay””)

CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) vừa tạm dừng kế hoạch phát hành trái phiếu, giá trị tối đa 600 tỷ đồng cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – thành viên của Ngân hàng Thế giới. Theo kế hoạch ban đầu, số tiền thu về được chi đầu tư mở rộng mảng chăn nuôi heo.

Chia sẻ với chúng tôi nguyên nhân dừng kế hoạch trên, đại diện BAF cho biết ngày 16/9, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP. Công ty nhận thấy một số nội dung đã nêu tại phương án không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay theo quy định mới của Nghị định 65. Do đó, HĐQT đã thống nhất rút hồ sơ phát hành và điều chỉnh lại phương án cho phù hợp, Công ty sẽ nộp lại hồ sơ trong thời gian sớm nhất.

Về kế hoạch mở rộng mảng chăn nuôi, BAF chia sẻ đã và đang phát triển thêm các cụm trại chăn nuôi heo, trong đó mỗi năm BAF sẽ đưa vào vận hành mới 5-6 trang trại với quy mô 5.000 heo nái, 30.000 heo thịt. Đồng thời với việc mở rộng nhà mát thức ăn chăn nuôi, nhà máy giết mổ cũng được mở rộng để khép kín chuỗi 3F (feed – farm – food). Riêng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi BaF Tây Ninh được IFC tư vấn và đồng hành. Dự án này cũng vừa nhận được 2 chứng nhận thế giới về hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bổ sung thông tin “heo ăn chay” gây chú ý thời gian quan, lãnh đạo BAF cho biết cám cung cấp cho heo nội bộ hiện nay được sản xuất từ nhà máy Công ty. Cám không chứa các thành phần từ gốc đạm động vật (như bột xương thịt, bột huyết, bột lông vũ, bột cá…), không chứa chất tạo nạc, chất tăng trọng và không bán thương mại ra thị trường. Công thức do đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng của Công ty nghiên cứu.

BAF đang cho thấy tham vọng lớn trong mảng chăn nuôi heo. Cuối tháng 9/2022, Công ty khởi công 4 cụm trang trại heo công nghệ cạo tại Tây Ninh. Động thái này nằm trong chiến lược xây dựng mạng lưới khoảng 100 trang trại, 200.000 nái, 6.000.000 heo thương phẩm vào năm 2030 và tham vọng trở thành doanh nghiệp xứng tầm với các công ty chăn nuôi FDI. Riêng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Tây Ninh có tổng diện tích 30.000m2, công suất thiết kế tối đa đạt 200.000 tấn/năm.

Về thịt heo thương hiệu, BAF Meat được phân phối trong chuỗi cửa hàng Siba Food và mô hình xe bán thịt Meat shop. Hiện nay toàn hệ thống đang có khoảng 60 cửa hàng Siba Food và 250 Meat Shop. Kế hoạch đến 2023 sẽ mở rộng lên 100 cửa hàng Siba Food và 1.000 cửa hàng Meat Shop. BAF cũng đang phối hợp với chuỗi cửa hàng thực hiện các chương trình cho mùa cao điểm Tết.
Nguồn: BAF dừng kế hoạch huy động 600 tỷ trái phiếu, tuyên bố mỗi năm sẽ cho ra thị trường 30.000 "heo ăn chay"

Dược Hậu Giang (DHG): Lợi nhuận quý III cao nhất lịch sử hoạt động, có hơn 2.100 tỷ đồng gửi ngân hàng

Công ty CP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) cho biết, trong quý III, doanh nghiệp tạo ra hơn 1.100 tỷ đồng doanh thu, cao hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt 579 tỷ đồng, tăng 26%.

Dược Hậu Giang (DHG): Lợi nhuận quý III cao nhất lịch sử hoạt động, có hơn 2.100 tỷ đồng gửi ngân hàng
DHG cho biết, doanh thu tăng trưởng tốt nhờ công ty quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối cũng như khách hàng, đồng thời cải thiện được dòng tiền nhờ quản lý tốt các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Doanh thu và chi phí từ hoạt động tài chính trong kỳ biến động nhẹ. Trong khi đó, các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bật tăng, lần lượt lên 225 tỷ đồng (tăng 25% cùng kỳ) và gần 70 tỷ đồng (tăng 11%).

Kết thúc quý vừa qua, DHG báo lãi ròng hơn 260 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Đây là mức lãi theo quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Đại diện DHG thông tin, doanh thu tăng trưởng tốt nhờ công ty quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối cũng như khách hàng, đồng thời cải thiện được dòng tiền nhờ quản lý tốt các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu, lãi trước thuế và lãi ròng của DHG lần lượt đạt 3.300 tỷ đồng (tăng 15%), 836 tỷ đồng và 752 tỷ đồng (cùng tăng 24%). Như vậy, DHG đã thực hiện được 79% kế hoạch doanh thu và gần như hoàn thành toàn bộ mục tiêu lợi nhuận trước thuế (98%) đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2022.

Thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản của DHG tăng nhẹ lên 4.700 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gần như đi ngang ở mức 2.100 tỷ đồng, chiếm 44% tài sản; hàng tồn kho đạt 1.100 tỷ đồng, chiếm 23% tài sản.

Về nguồn vốn, nợ ngắn hạn giảm 16%, còn gần 633 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 7%, lên hơn 4.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85% tổng nguồn vốn.

Trước thị trường diễn biến không thuận lợi, cổ phiếu DHG cũng đang trong xu thế giảm chung. So với mức đỉnh 119.100 đồng/cổ phiếu thiết lập ngày 6/1, hiện thị giá chỉ còn 85.700 đồng/cp, tức giảm 28%.

Nguồn: Dược Hậu Giang (DHG): Lợi nhuận quý III cao nhất lịch sử hoạt động, có hơn 2.100 tỷ đồng gửi ngân hàng

Thành Công Group đã thoái xong vốn tại Eximbank

Các tổ chức liên quan đến Thành Công Group thông báo đã thoái thành công vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) bằng phương thức thỏa thuận.

CTCP Tập đoàn Thành Công đã bán xong 60.54 triệu cp EIB, tương đương 4.924% vốn, trong ngày 14/10/2022.

Các giao dịch liên quan đến Thành Công Group đều được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận. Ngày 14/10, thị trường ghi nhận tổng cộng hơn 79.4 triệu cp EIB được giao dịch thỏa thuận với giá trị gần 3,197 tỷ đồng, tương ứng mức giá 40,236 đồng/cp. Có thể suy ra số tiền Tập đoàn Thành Công thu về được gần 2,436 tỷ đồng.

Hợp tác xã cổ phần Thành Công cũng đã bán xong hơn 44.7 triệu cp EIB, tương ứng 3.637% vốn, trong thời gian từ 10-14/10/2022. Ước tính theo giá thỏa thuận trung bình trong thời gian này là 38,937 đồng/cp, Hợp tác xã cổ phần Thành Công thu về xấp xỉ 1,741 tỷ đồng.

Trước đó, CTCP Phúc Thịnh - công ty liên quan đến Thành Công Group - thông báo đã bán xong gần 12.4 triệu cp EIB theo phương thức thỏa thuận, tương đương 1.005% vốn, trong ngày 10/10/2022.

Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc - con gái bà Lê Hồng Anh - thông báo đã bán hết gần 11.1 triệu cp EIB hiện có, chiếm tỷ lệ 0.899% vốn của Ngân hàng.

Các công ty thuộc Thành Công Group kể trên đều có liên quan đến bà Lê Hồng Anh - Thành viên HĐQT Eximbank. Như vậy, Thành Công Group đã bán xong tổng cộng hơn 117.6 triệu cp đăng ký trước đó.

Giao dịch thỏa thuận tại EIB từ đầu tháng 10 đến nay

Từ đầu tháng 9 đến nay, cổ phiếu EIB liên tiếp ghi nhận khối lượng giao dịch khủng. Nếu chỉ tính từ đầu tháng 10 đến nay, gần 214 triệu cp EIB đã được sang tay với tổng giá trị 8,368 tỷ đồng, tương đương giá bình quân 39,115 đồng/cp.

Tính đến đầu phiên sáng 20/10, cổ phiếu EIB được giao dịch ở mức 37,050 đồng/cp, tăng 8.3% so với đầu tháng 10, trong khi giá cổ phiếu các ngân hàng khác theo đà giảm chung của thị trường. Thanh khoản bình quân 1.7 triệu cp/ngày.

Diễn biến giá cổ phiếu EIB từ đầu tháng 9 đến nay

Người của Thành Công Group chỉ vừa công khai gia nhập thành viên HĐQT Eximbank từ ĐHĐCĐ gần đây. Nhưng giờ, nhóm cổ đông này lại thoái sạch vốn tại Eximbank, phải chăng là động thái muốn rút khỏi nhà băng này?

Và vấn đề được quan tâm hiện nay là đơn vị nào sẽ thay Thành Công Group ngồi vào ghế cổ đông lớn tại Eximbank.

Nguồn bài viết: Thành Công Group đã thoái xong vốn tại Eximbank | Fili

VKC Holdings sau thời Đỗ Thành Nhân: ‘Siêu bom’ nợ, cổ phiếu rẻ hơn ly trà đá

Sau “sự kiện” Đỗ Thành Nhân, loạt nhân sự cao cấp rời đi, 6 tháng đầu năm 2022, VKC Holdings đang nợ các ngân hàng và các trái chủ 378 tỷ đồng. Giá cổ phiếu VKC ở thời điểm hiện tại chỉ còn 2.300 đồng/cp, giảm 82% kể từ đầu năm 2022

Một loạt tài sản gồm bất động sản, siêu xe của ông Đỗ Thành Nhân cũng đã bị ngân hàng SHB thu giữ để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Sau loạt vụ án liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) không đúng quy định của pháp luật tại Tân Hoàng Minh và Tập đoàn Đầu tư An Đông, mới đây việc Công ty cổ phần VKC Holdings chậm trả lãi trái phiếu cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư hiện đang sở hữu trái phiếu cũng như nhu cầu đầu tư vào kênh này.

VKC Holdings trước đây có tên gọi là Công ty Cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (mã chứng khoán VKC), được thành lập từ năm 1993, là thương hiệu thuộc top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam từ năm 2008.

Tuy nhiên, sau khi về tay ông Đỗ Thành Nhân (Chủ tịch Louis Holdings) thì được đổi tên thành VKC Holdings. Đây là chiêu thức quen thuộc được ông Đỗ Thành Nhân từng làm với một loạt doanh nghiệp khi đổi tên họ sang “họ” nhà Louis (Louis Land, Louis Holdings, Louis Rice,…). Cùng với đó là một loạt nhân sự của Louis Holdings sang tiếp quản VKC.

Sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt tạm giam để điều tra hành vi “thổi giá” cổ phiếu, những bất ổn bên trong các doanh nghiệp từng được Đỗ Thành Nhân thâu tóm mới được hé lộ, trong đó có VKC Holdings.

Doanh nghiệp này vừa mới công bố thông tin bất thường giải trình về nguyên nhân mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ của lô trái phiếu 200 tỷ đồng.

Theo VKC Holdings, ngày 9/9/2022 là ngày đến hạn thanh toán lãi của lô trái phiếu VKCH2123001 cho trái chủ, VKC đã cố gắng thu xếp tài chính để thanh toán cho trái chủ nhưng đến ngày 29/9/2022 công ty vẫn chưa thu xếp được tài chính và ra thông báo tạm hoãn thanh toán lãi cho trái chủ.

Nguyên nhân chính được VKC Holdings đưa ra là sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt, các ngân hàng đang có quan hệ tín dụng đánh giá rủi ro của lô trái phiếu trên là “rất cao” nên các ngân hàng này đã ngưng cung cấp nguồn vốn tín dụng cho VKC, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của VKC.

Doanh thu quý 2/2022 VKC ghi nhận 46,8 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2021. Công ty chưa công bố chính thức doanh thu quý 3 nhưng dự kiến sẽ giảm 92% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 63% so với quý trước, đạt 17,2 tỷ đồng.

Về lợi nhuận sau thuế, luỹ kế 6 tháng đầu năm công ty lỗ sau thuế 191 tỷ đồng do chi phí lãi, chi phí quản lý doanh nghiệp, và chi phí khác (do xử lý hàng tồn kho thiếu không xác định được nguyên nhân) tăng cao so với cùng kỳ.

Báo cáo soát xét bán niên của VKC ghi nhận mức lỗ hơn 191 tỷ đồng, chủ yếu do gánh nặng chi phí lãi vay 19 tỷ đồng/tháng. VKC đã phải gánh khoản lãi “khủng” này trong suốt 6 tháng đầu năm khi đang nợ các ngân hàng và các trái chủ 378 tỷ đồng.
Sau “sự kiện” Đỗ Thành Nhân, một loạt nhân sự trong HĐQT, Ban điều hành và BKS cũng đã phải rời đi. Ban điều hành mới sau khi tiếp quản đã rà soát và phát hiện nhiều điều bất thường như: Giá trị hàng tồn kho thiếu chưa rõ nguyên nhân và đã ghi nhận trên báo cáo tài chính là 102 tỷ đồng; các khoản phải thu khách hàng lên đến 163 tỷ đồng, trong đó không có khả năng thu hồi 84 tỷ đồng, trong khi công ty đã trích lập dự phòng 65 tỷ đồng.

Hiện nay ban lãnh đạo mới của VKC vẫn tiếp tục đánh giá lại các khoản phải thu trên, nhiều khả năng số tiền không có khả năng thu hồi còn lớn hơn con số 84 tỷ đồng.

Trong khi đó, việc phát hành lô trái phiếu 200 tỷ đồng với mục đích sử dụng vốn ban đầu mua lại 85 tỷ đồng vốn góp của Louis Land (BII) tại Công ty TNHH Tocco, nhưng trên thực tế số tiền lại được sử dụng để mua và tăng vốn Tocco gần 165 tỷ đồng (báo cáo tài chính VKC ghi nhận là tạm ứng mua phần vốn và góp vốn). Trên thực tế, số tiền đầu tư vào Tocco đã không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế cho VKC.

Để có tiền trả nợ, tháng 6/2022 VKC đã phải rao bán đấu giá tài sản là bất động sản gồm 2.366m2 đất tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương với giá khởi điểm 30 tỷ đồng, và 6.475m2 đất cũng tại Dĩ An với giá khởi điểm 84 tỷ đồng. Phiên đấu giá diễn ra vào 2/7 vừa qua, nhưng đến nay công ty không công bố thông tin về kết quả đấu giá.

Quá trình “thay máu” nhân sự chủ chốt tại VKC thời hậu Đỗ Thành Nhân vẫn chưa kết thúc khi mới đây công ty đã miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với bà Trần Thị Mỹ Hạnh (SN 1976), đồng thời bổ nhiệm bà Trần Thị Mơ (SN 1986) vào vị trí này kể từ ngày 3/10/2022.

Trước đó, Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Bảo cùng 4 thành viên HĐQT đã bị miễn nhiệm từ 20/7/2022. Chủ tịch HĐQT hiện tại là ông Phạm Hoàng Sinh (SN 1981). Các vị trí Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc cũng lần lượt được thay mới kể từ tháng 4/2022. Kể từ tháng 7/2022 đến nay, ông Nguyễn Văn Thái (SN 1972) được chọn làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của VKC thay cho ông Trần Lý Lạc Long Giang.

Ông Nguyễn Văn Thái đồng thời là người đại diện cho phần vốn góp của VKC tại các công ty con gồm: Công ty TNHH Vật liệu xây dựng và nội thất Vĩnh Khánh, Công ty TNHH Vĩnh Khánh Plastic, và Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại Vĩnh Khánh.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VKC đang nằm trong diện cảnh báo từ 4/6/2022 do Tổ chức kiếm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC năm 2021 của công ty. Giá cổ phiếu VKC ở thời điểm hiện tại chỉ còn 2.300 đồng/cp, giảm 82% kể từ đầu năm 2022.

Bỏ quên tài khoản chứng khoán 15 năm, người đàn ông “sốc” khi nhìn lãi tăng như núi

Sau 15 năm, người đàn ông đã có số tiền gấp 50 lần số vốn ban đầu.

Mới đây, cư dân mạng ở Trung Quốc xôn xao với câu chuyện người đàn ông ở Thái Châu, Chiết Giang, Trung Quốc đã khôi phục được tài khoản chứng khoán bỏ quên 15 năm.

Ban đầu, người đàn ông này rót vốn 10.000 nhân dân tệ (33 triệu đồng) để đầu tư, nay mở ra đã có 500.000 tệ (1,6 tỷ đồng).

Tài khoản chứng khoán được mở tại một công ty chứng khoán. Khi nhân viên kiểm tra các tài khoản thì phát hiện tài khoản của người đàn ông nói trên không giao dịch, không cập nhật gì nên nhân viên nghi ngờ khách đã quên tài khoản, trong khi tiền đầu tư bên trong vẫn còn.

Bỏ quên tài khoản chứng khoán 15 năm, người đàn ông "sốc" khi nhìn lãi tăng như núi - 1

Người đàn ông vui mừng vì tài khoản chứng khoán đã được mở lại sau 15 năm.

Sau khi liên lạc với khách, nhân viên đã khôi phục lại tài khoản. Người đàn ông vô cùng vui mừng vì không biết số tiền đã tăng lên nhanh như vậy sau 15 năm không hề ngó ngàng gì đến các cổ phiếu đã mua. Được biết, cách đây 15 năm, ông mua cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, sau 15 năm tỷ suất lợi nhuận đã tăng 50 lần.

Nhiều cư dân mạng sau khi đọc câu chuyện đã tỏ ra ghen tỵ và cho rằng bây giờ mua chứng khoán bỏ quên chắc 10-15 năm nữa cũng sẽ có số tiền lớn.

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác nhiều người lại cho rằng, làm sao có thể bỏ quên được tài khoản của mình như người đàn ông trên nhỉ? Vì đã mua cổ phiếu xong, ngày nào cũng mở ra xem rồi phập phồng theo sự lên xuống của các cổ phiếu.

Khoảng 10 năm trở lại đây, chứng khoán trở thành kênh đầu tư hút nhiều người ở Trung Quốc. Theo số liệu cả năm 2020, số tài khoản mở mới trung bình mỗi tháng là 1,5 triệu, số nhà đầu tư chứng khoán mới ở nước này là 177,77 triệu.

Số liệu tăng nhanh giai đoạn đó do đại dịch bùng nổ, người có tiền nhàn rỗi đổ tiền vào chứng khoán.

Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc từng cuốn hút mọi người từ trẻ đến già đổ tiền vào. Thậm chí, thời mà chứng khoán chưa có app trên di động, nhiều người đưa đồ ăn, ngủ tại sàn để theo dõi bảng điện.

Thậm chí, hồi năm 2010, người ta còn ghi nhận các nhà đầu tư nữ vừa tranh thủ ngồi xem bảng điện để biết sự lên xuống của các chỉ số vừa đan áo len tại một sàn chứng khoán ở Thiên Tân.

1 Likes

vãi :))))

Lộ giá khởi điểm và nội thất du thuyền triệu đô của FLC

TPO - Công ty đấu giá Hợp Danh Minh Pháp vừa thông báo chi tiết thông tin du thuyền FLC Albatross của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC sắp bán đấu giá. Theo đó, giá khởi điểm hơn 35 tỷ đồng.

Công ty đấu giá Hợp Danh Minh Pháp cho biết, khách đấu giá đặt trước 10% giá khởi điểm, tương ứng hơn 3,5 tỷ đồng. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 24/10 đến 1/11/2022 trong giờ hành chính.

Hiện du thuyền này được neo tại Công ty TNHH Câu lạc bộ Du Thuyền Việt Nam, số 2, Khu biệt thự Lan Anh 2 (Lan Anh Village), đường 45, KP.1 (Thủ Đức, TP.HCM).

Thời gian tổ chức đấu giá vào lúc 9h30, ngày 4/11/2022.

Lộ giá khởi điểm và nội thất du thuyền triệu đô của FLC ảnh 1
Du thuyền hiện do Công ty Cổ Phần Tập Đoàn FLC quản lý và bảo quản. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Quy Nhơn có trách nhiệm phối hợp với Công ty Cổ Phần Tập Đoàn FLC để bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá theo quy định.

Cũng theo thông báo, du thuyền FLC Albatross mang biển kiểm soát HN-2014 của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC được đóng mới ở Ba Lan năm 2017, sức chứa 12 người.

Tài sản này đang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quy Nhơn, đã qua sử dụng, được đưa ra đấu giá để xử lý thu hồi nợ.

Người tham gia đấu giá tài sản có trách nhiệm xem xét, tìm hiểu hồ sơ tài sản đấu giá, tự xác định tình trạng thực tế và các giấy tờ pháp lý được BIDV chi nhánh Quy Nhơn cung cấp.

FLC Albatross được chế tạo từ chất liệu hợp kim đặc trưng, với những vòm cửa sổ thoáng rộng và lớp cửa kính trong suốt để khoang thuyền luôn tràn ngập ánh sáng thiên nhiên.

Được biết, ngày đăng kiểm gần nhất của du thuyền FLC Albatross là 29/11/2021 và hết hạn đăng kiểm vào 7/11/2022.

Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về du thuyền của Tập đoàn FLC sắp đấu giá, ảnh do Công ty đấu giá Hợp Danh Minh Pháp công bố:

Lộ giá khởi điểm và nội thất du thuyền triệu đô của FLC ảnh 2
Theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện Thuỷ nội địa số 2014/ĐK do Sở GTVT Hà Nội cấp ngày 15/11/2018.

Lộ giá khởi điểm và nội thất du thuyền triệu đô của FLC ảnh 3
Du thuyền có chiều dài thiết kế 16,62 m; chiều dài lớn nhất 21,95 m; chiều rộng thiết kế 4,88 m; chiều rộng lớn nhất 5,25 m; chiều cao mạn 3,15 m; chiều chìm 1,15 m (Mạn khô 2,000 m; Vật liệu vỏ FRP).

Lộ giá khởi điểm và nội thất du thuyền triệu đô của FLC ảnh 4
Nội thất du thuyền cũng được thiết kế bằng chất liệu cao cấp với khoang chính ở bên trên khá rộng. Bên trong có vị trí lái chính, quầy ăn tối và giải trí.

Lộ giá khởi điểm và nội thất du thuyền triệu đô của FLC ảnh 5
Có 4 phòng ngủ sang trọng, tối ưu sự riêng tư cùng tiện nghi chuẩn mực 5 sao như khách sạn hạng sang.

Lộ giá khởi điểm và nội thất du thuyền triệu đô của FLC ảnh 6
Một trong 4 phòng ngủ trên du thuyền triệu đô của FLC.