Chứng sỹ săn tin!

Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt thu nhập 1,4 tỷ đồng trong quý III

Báo cáo tài chính vừa được công bố của Chứng khoán Trí Việt (Mã: TVB) đã cho biết thu nhập trong quý III của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Thu nhập của các lãnh đạo Chứng khoán Trí Việt trong quý III. Nguồn: BCTC.

Cụ thể, thu nhập của ông Bùi Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Chứng khoán Trí Việt là hơn 1,4 tỷ đồng. Ông Bùi Minh Tuấn sinh năm 1982 được bổ nhiệm làm chủ tịch của Chứng khoán Trí Việt đầu tháng 7 thay cho ông Phạm Thanh Tùng.

Ông Bùi Minh Tuấn từng làm qua nhiều vị trí khác nhau tại Chứng khoán Trí Việt. Cuối tháng 6/2020, ông Bùi Minh Tuấn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (Mã: TVC), trước đó làm cố vấn. Tháng 10/2021, ông Tuấn từ nhiệm thành viên ban kiểm soát của Chứng khoán Trí Việt.

Đầu tháng 2 năm nay, ông Bùi Minh Tuấn được bổ nhiệm làm quyền tổng giám đốc của Chứng khoán Trí Việt.

Kể từ khi ông Đỗ Đức Nam, Tổng Giám đốc của Chứng khoán Trí Việt bị bắt cuối tháng 4 liên quan cáo buộc thao túng giá cổ phiếu nhóm Louis, công ty chứng kiến sự thay đổi của nhiều vị trí trong ban lãnh đạo điều hành. Bà Trần Thị Rồng được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh TP HCM từ ngày 19/5. Thu nhập của CEO Chứng khoán Trí Việt trong quý III là 300 triệu đồng.

Về phần ông Phạm Thanh Tùng, thu nhập phân bổ trong quý III là hơn 606 triệu đồng. Hai Quyền phó Tổng Giám đốc khác của Chứng khoán Trí Việt là bà Đỗ Thị Nga và ông Vũ Văn Toản có thu nhập 405 triệu đồng và 305 triệu đồng trong quý III.

Trước khi bị bắt, ông Đỗ Đức Nam nhận lương 291,5 triệu đồng trong quý III năm ngoái.

Ông Phan Lê Thành Long, thành viên HĐQT độc lập có thu nhập hơn 33,3 triệu đồng. Mới đây ông Long có đơn xin từ nhiệm.

Nguồn bài viết: Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt thu nhập 1,4 tỷ đồng trong quý III

1 Likes

Đề nghị làm rõ hành vi “thổi giá” chứng khoán của Chủ tịch Louis Holdings

Ngày 21/10, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa có quyết định trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung vụ “thổi giá” 2 mã cổ phiếu BII và TGG liên quan Chủ tịch Công ty cổ phần Louis Holdings Đỗ Thành Nhân…

Ảnh minh họa.

Theo đó, Viện kiểm sát đề nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an làm rõ bản chất hành vi sai phạm của các bị can trong việc thao túng thị trường chứng khoán nhằm hưởng lợi cá nhân.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 2 tháng.

Trước đó, cơ quan CSĐT đã đề nghị truy tố với 5 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán gồm: Đỗ Thành Nhân (SN 1981, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings, thành viên HĐQT của Louis Capital và Louis Land), Đỗ Đức Nam (SN 1983, cựu Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Trí Việt);

Lê Thị Thu Hương (SN 1984, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Trí Việt) và Trịnh Thị Thúy Linh (SN 1989, cựu giám đốc hành chính Công ty Louis Holdings), Lê Thị Thùy Liên (SN 1987, nhân viên dịch vụ tài chính Công ty chứng khoán Trí Việt).

Theo kết luận, từ tháng 2/2021, ông Nhân và Nam sử dụng các tài khoản liên tục mua bán thỏa thuận, mua bán nội bộ, giao dịch khớp lệnh chéo trong nhóm để đẩy giá cổ phiếu BII và TGG.

Theo thỏa thuận, Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo nhân viên khớp lệnh mua, bán nội bộ, mua bán chép, khớp lệnh tạo giá đóng cửa ATC, mua bán thảo thuận… với mã BII và TGG cho nhóm tài khoản của Nhân và xử lý nguồn tiền từ TVC cho nhóm Nhân vay để giao dịch các mã chứng khoán này.

Ông Nhân chỉ đạo nhân viên, người thân thực hiện việc nhận, chuyển tiền, rút, nộp tiền vào các tài khoản chứng khoán để mua bán 2 cổ phiếu này.

Vào tháng 8/2021, ông Nhân lập các group Facebook “Louis Family”, thu hút hơn 10.000 người tham gia để hô hào, lôi kéo nhà đầu tư. Giá cổ phiếu BII liên tục có các phiên tăng trần với khối lượng khớp lệnh lớn, thanh khoản cao và lập đỉnh với giá 33.800 đồng/cp vào ngày 18/9/2021.

Ngay khi cổ phiếu lập đỉnh, ngày 6/10/2021, nhóm này tiến hành chốt lời.

Cơ quan điều tra xác định, Nam và nhóm ông Nhân thực hiện 107 lần giao dịch, đặt lệnh mua hơn 62 triệu cổ phiếu, khớp lệnh mua hơn 25,4 triệu cổ phiếu BII, 95 giao dịch đặt lệnh bán 23,96 triệu cổ phiếu, khớp lệnh bán hơn 20,5 triệu cổ phiếu để tạo cung cầu giả tạo.

Tương tự, từ tháng 2-6/2021, nhóm này mua vào cổ phiếu TGG rồi hô hào, gây sự chú ý của số lượng lớn nhà đầu tư để đẩy giá cổ phiếu từ vùng giá 1.800 đồng/cp lên 74.800 đồng/cp vào ngày 22/9/2021 (gấp 37 lần giá mua vào). Ngay sau phiên lập đỉnh, cổ phiếu TGG rớt về giá sàn 10.500 đồng/cp.

Theo kết luận, từ tháng 2-10/2021, nhóm này thực hiện 106 giao dịch đặt mua hơn 56,9 triệu cổ phiếu TGG, khớp lệnh hơn 23,6 triệu cổ phiếu; 49 giao dịch đặt bán hơn 12,4 triệu cổ phiếu, khớp lệnh bán hơn 5,9 triệu cổ phiếu.

Giao dịch nội nhóm là 21 lần với tổng số hơn 3 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 23 tỷ đồng; 12 lần giao dịch thỏa thuận với khối lượng hơn 6 triệu cổ phiếu giá trị hơn 177 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh cuối phiên xác định giá đóng cửa ATC là hơn 2,6 triệu cổ phiếu…

Quá trình điều tra, ông Nhân thừa nhận việc thỏa thuận, thông đồng với Nam để đẩy giá cổ phiếu BII và TGG thông qua 20 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lời bất chính hơn 153 tỷ đồng. Riêng mã BII, nhóm tài khoản của ông Nhân thu lời 63 tỷ đồng, mã TGG là 90,7 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: Đề nghị làm rõ hành vi “thổi giá” chứng khoán của Chủ tịch Louis Holdings - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ vọt lên 4,2%, chưa từng có kể từ khủng hoảng tài chính 2008

Lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ đã tăng trở lại hôm 20/10, leo lên mức chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ qua.

Cụ thể, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 10 điểm cơ bản lên 4,23%, thậm chí có lúc chạm 4,239%, mức cao nhất kể từ năm 2008 - thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm, vốn nhạy cảm với các chính sách tiền tệ, cũng đã tăng 5 điểm cơ bản lên 4,608%. Lợi suất chuyển động ngược chiều với giá.

“Tôi nghĩ 4% là con số hợp lý”, Michael Schumacher của Wells Fargo nói. “Con số 4,22% trở nên là không thể kiểm soát. Chúng ta không cần 10 năm để hành động như với một cổ phiếu meme. Điều đó không lành mạnh”.

Ở thời điểm hiện tại, lợi suất trái phiếu tăng cao khi những lo ngại với suy thoái gia tăng do Cục dự trữ Liên bang Mỹ quyết tâm chống lạm phát dai dẳng bằng cách tăng lãi suất. Ngân hàng dự kiến tăng lãi suất 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tiếp theo vào mùng 1 và 2/11.

Hôm 20/10, Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cũng nói rằng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất. “Khi chúng ta không đạt được bất cứ tiến bộ nào trong kiềm chế lạm phát, chúng tôi nghĩ rằng lãi suất sẽ đạt trên 4% vào cuối năm”, ông Harker nói.

Nguồn bài viết: Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ vọt lên 4,2%, chưa từng có kể từ khủng hoảng tài chính 2008

Vĩnh Hoàn đầu tư chứng khoán lỗ nặng

Lấn sân sang chứng khoán trong mùa sôi động nhất của thị trường, nay Vĩnh Hoàn phải hứng chịu đòn đau khi thị trường đột ngột đổ dốc trong năm 2022. Hiện “vua cá tra” đang lỗ trên giấy 44% ở NLG, 46% ở DXS và 24% ở KBC.

Quý 3/2022, CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) ghi nhận doanh thu thuần hơn 3,261 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 625 tỷ đồng, tăng tương ứng 46% và 53% so với cùng kỳ.

Trong giai đoạn này, doanh thu tài chính và chi phí tài chính đều tăng mạnh. Cả thảy, “vua cá tra” lãi 56 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, chủ yếu là nhờ chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 57%, lên 81 tỷ đồng trong quý 3/2022.

Kết quả, doanh nghiệp thủy sản này lãi ròng 450 tỷ đồng, tăng 76% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đây là mức lãi thấp nhất trong 1 năm qua và là tín hiệu đáng ngại với các doanh nghiệp có chu kỳ như Vĩnh Hoàn.

Kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn trong quý 3/2022

Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Kết quả kém lạc quan so với các quý trước đến từ sự hạ nhiệt của thị trường cá tra trong những tháng gần đây, với giá bán và sản lượng bắt đầu giảm. Trong đó, Mỹ, thị trường chính của Vĩnh Hoàn, đang bị tác động tiêu cực vì lạm phát.

Lỗ nặng từ chứng khoán, danh mục hơn 190 tỷ đồng

Dù báo lãi lớn, nhưng các khoản lỗ từ chứng khoán tiếp tục là vệt đen trong báo cáo tài chính của Vĩnh Hoàn.

Tính tới cuối quý 3/2022, “vua cá tra” đang ghi nhận khoản dự phòng giảm giá chứng khoán gần 79 tỷ đồng, tương ứng với mức lỗ 41% dựa trên giá gốc 191 tỷ.

Nguồn: BCTC Quý 3 của Vĩnh Hoàn

Cụ thể hơn, Vĩnh Hoàn đang lỗ trên giấy 44% ở NLG, 46% ở DXS và 24% ở KBC và các khoản đầu tư khác cũng lỗ 42%.

Trên thực tế, việc một doanh nghiệp sản xuất như Vĩnh Hoàn đi đầu tư chứng khoán cũng làm dấy lên sự nghi ngại từ các nhà đầu tư vì điều này cho thấy ban lãnh đạo đang xao nhãng khỏi hoạt động cốt lõi.

Dự phòng giảm giá hàng tồn 371 tỷ đồng

Sau giai đoạn thuận lợi, “vua cá tra” đang sở hữu bảng cân đối lành mạnh.

Cuối tháng 9/2022, Vĩnh Hoàn đang nắm hơn 2.2 ngàn tỷ tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn, trong đó chủ yếu là các khoản tiền gửi dưới 1 năm.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh từ 2.1 ngàn tỷ (đầu năm) lên 2.9 ngàn tỷ, đồng thời hàng tồn kho cũng tăng mạnh lên 2.8 ngàn tỷ tại cuối tháng 9. Đáng chú ý, Vĩnh Hoàn đang phải dự phòng giảm giá hàng tồn kho 371 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn ở mức 3.8 ngàn tỷ đồng, trong đó gần 2.5 ngàn tỷ là vay nợ tài chính ngắn hạn.

https://fili.vn/2022/10/vinh-hoan-dau-tu-chung-khoan-lo-nang-737-1010588.htm

“Lên thang bộ xuống thang máy”: VN-Index bốc hơi gần 39 điểm về sát đáy cũ

Suốt cả ngày hôm nay thị trường chìm trong áp lực bán tháo rất mạnh, khối ngoại cũng xả đột biến, dù thị trường không có thông tin mới nào xuất hiện. Thậm chí kết quả kinh doanh quý 3/2022 khá tích cực ở nhiều cổ phiếu cũng không thể hỗ trợ được giá. VN-Index chứng kiến 453 mã giảm giá, trong đó 137 mã giảm kịch sàn và chỉ số bốc hơi 3,65% giá trị, tương đương 38,63 điểm…

Xếp theo giá trị khớp lệnh, cổ phiếu giảm sàn la liệt cho thấy áp lực bán là cực mạnh.

Suốt cả ngày hôm nay thị trường chìm trong áp lực bán tháo rất mạnh, khối ngoại cũng xả đột biến, dù thị trường không có thông tin mới nào xuất hiện. Thậm chí kết quả kinh doanh quý 3/2022 khá tích cực ở nhiều cổ phiếu cũng không thể hỗ trợ được giá. VN-Index chứng kiến 453 mã giảm giá, trong đó 137 mã giảm kịch sàn và chỉ số bốc hơi 3,65% giá trị, tương đương 38,63 điểm.

Cường độ giảm hôm nay là cực mạnh, vượt cả biên độ phiên tạo đáy ngày 11/10 (-36,28 điểm). Trên cả ba sàn ghi nhận 234 mã giảm hết biên độ.

Áp lực lớn nhất vẫn đến từ nhóm blue-chips, với mức giảm 4,05% ở VN30-Index. Cả rổ này còn duy nhất SAB tăng 0,89% và VJC tham chiếu. 6 mã trong rổ giảm sàn là STB, TCB, SSI, CTG, MWG và GVR. Chưa hết, 11 mã khác giảm từ 4%-6% giá trị, bao gồm cả trụ MSN, HPG, VHM.

Điều khiến nhà đầu tư thất vọng nhất là trong cả trăm cổ phiếu bị bán tháo tới tận giá sàn, không phải mã nào cũng có lãi, dù là trong vài ngày qua. Đại đa số cổ phiếu chỉ với phiên giảm hôm nay đã xóa sạch thành quả tăng của nhiều tuần trước đó. Kiểu giao dịch “lên thang bộ, xuống thang máy” diễn biến quá nhanh khiến nhà đầu tư mắc kẹt. Cổ phiếu bắt đáy mới được hưởng niềm vui lãi nhỏ trong vài ngày, đột nhiên biến thành lỗ, thậm chí lỗ nặng.

Hàng loạt cổ phiếu cũng giảm mạnh hôm nay đến mức thủng đáy ngắn hạn vừa xác lập được. Đây là tín hiệu rất xấu, cho thấy đa giảm sẽ còn tiếp tục. Áp lực này sau đó tác động ngược lên tâm lý chung, càng thúc đẩy hoạt động cắt lỗ bán tháo.

VN-Index lao dốc mạnh liên tục cả ngày.

VN-Index lao dốc mạnh liên tục cả ngày.

Tổng thanh khoản khớp lệnh hai sàn niêm yết hôm nay tăng vọt 66% so với hôm qua, đạt 12.940 tỷ đồng. Nếu tính tổng giao dịch cả ba sàn bao gồm thỏa thuận, giá trị đạt 16.642 tỷ đồng, tăng 78% và lên mức cao nhất 10 phiên.

Đáng tiếc là mức thanh khoản đột biến này lại do hoạt động bán tháo. HoSE có 35 cổ phiếu đạt thanh khoản trên 100 tỷ đồng – chiếm 67% tổng khớp sàn này – thì 27 mã giảm từ 6% tới ngưỡng sàn. Trừ NVL, số còn lại giảm nhẹ nhất cũng từ 3% trở lên. Thanh khoản cao, biên độ giảm lớn là kết quả của hoạt động bán tháo bất chấp giá, miễn sao thoát khỏi thị trường.

Chứng khoán và bất động sản là hai nhóm có nhiều mã giảm sàn nhất và đại đa số là giảm sàn mất thanh khoản, tức là trắng bên mua. SSI, VCI, HCM, VND cũng nằm trong nhóm giảm kịch biên độ. Bất động sản thì nhiều không đếm xuể, bao gồm cả DXS, LDG, DIG, KBC, SCR, NVT, HQC, NTL, VPH… Trong nhóm sàn cũng ghi nhận cả loạt cổ phiếu thanh khoản rất cao như SSI giao dịch 461,8 tỷ đồng, DGC giao dịch 383,1 tỷ đồng, MWG giao dịch 235 tỷ, TCB với 229,4 tỷ, DIG với 240 tỷ, FRT với 275,5 tỷ…

Trong 31 cổ phiếu ngược dòng ở HoSE, lác đác vài mã đáng kể như SAB tăng 0,89% với thanh khoản 34,1 tỷ đồng; KDC tăng 0,65% với 55,4 tỷ; SAM tăng 0,52% với 15,3 tỷ. Có thể thấy nhóm tăng vừa ít, vừa yếu, lại không hút được dòng tiền bao nhiêu.

Một diễn biến khá bất ngờ nữa là nhà đầu tư nước ngoài cùng tháo chạy với nhà đầu tư trong nước. Tổng giá trị bán trên HoSE tăng vọt lên 1.775,3 tỷ đồng, quy mô bán tuyệt đối cao nhất trong vòng 2 tuần. Giá trị bán ròng đạt 439,8 tỷ đồng, cao nhất trong 3 tuần.

Ngay từ sáng khối ngoại đã bán ròng lớn khoảng 131 tỷ đồng. Tuy nhiên đến chiều lực xả tăng đột biến thêm hơn 1.178 tỷ đồng nữa. HPG bị xả khổng lồ với 232,6 tỷ đồng ròng trong khi buổi sáng mới là 107,5 tỷ ròng. Trên 14 triệu HPG bị khối này bán ra, chiếm hơn 31% tổng thanh khoản. HPG có lúc giảm chạm sàn trước khi nảy nhẹ lên và kết phiên còn giảm 6,63%. VHM cũng là mã đáng chú ý, bị bán ròng 153,2 tỷ, với lượng bán chiếm gần 62% thanh khoản. Buổi sáng VHM mới bị bán ròng chưa tới 38 tỷ đồng. Nhóm VND, STB, SSI, VIC, CTG, NVL, KDH, DXG cũng bị rút vốn rất mạnh. Phía mua ròng có VNM +95,6 tỷ, MSN +51,1 tỷ, VCB +45,5 tỷ, FRT +40 tỷ. Tuy vậy lực mua này lại quá nhỏ so với phía bán, khiến giá đều lao dốc.

Nguồn bài viết: “Lên thang bộ xuống thang máy”: VN-Index bốc hơi gần 39 điểm về sát đáy cũ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 21/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. Kiểm toán Nhà nước: Loạt công ty con của Sonadezi và Vinafor thua lỗ, một số doanh nghiệp thuộc Vicem có dấu hiệu mất an toàn tài chính

  2. REE: Rủi ro chính của REE đến từ khối nợ hơn 11.400 tỷ đồng khi lãi suất tăng

  3. SCS: Kinh doanh “1 vốn 4 lời”, SCS lãi ròng 148 tỷ đồng quý 3, tăng trưởng 23%

  4. NT2: Lợi nhuận Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 ‘đi lùi’ vì khoản nợ khó đòi

  5. VHC: Vĩnh Hoàn báo lãi tăng 79% trong quý 3, dành 190 tỷ đồng để đầu tư NLG, DXS, KBC… lỗ mất 41% vốn

  6. TCM bị loại khỏi danh mục VN Diamond, cổ phiếu NLG được thêm vào

  7. KDH: The Classia được hấp thụ 96% trong đợt đầu, Khang Điền chuẩn bị bán tiếp đợt hai trong tháng 11

_

😎 FLC: Đến lượt FLCHomes bị cưỡng chế thuế hơn 11 tỷ đồng

  1. NLG: Nam Long báo lãi quý 3 giảm mạnh chỉ bằng 17,3% cùng kỳ

  2. NGC: Bị duy trì hạn chế giao dịch vì âm vốn, quý III/2022 Thủy sản Ngô Quyền vẫn chưa “thoát lỗ”

  3. PAN: Giải mã hệ sinh thái ngàn tỉ của PAN

  4. DHT: Báo lãi quý III cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ

  5. SVT: Quý III lãi gần 7 tỷ đồng, trữ tiền tăng vọt

  6. TBC: Thuỷ điện Thác Bà lãi lớn, vượt 146% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng

  7. ABS: Một doanh nghiệp bán phân bón có lợi nhuận tăng gấp rưỡi trong quý III

  8. ACB: Là ngân hàng duy nhất còn sở hữu chéo với doanh nghiệp

  9. ABB: ABBank hoàn thành 55% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

  10. HCM: Đẩy mạnh “bắt đáy” loạt cổ phiếu HPG, TCB, VPB…, báo lãi quý 3 sụt giảm 48%

  11. BVS: Báo lãi 9 tháng hoàn thành 36% kế hoạch năm

  12. VDS: Tự doanh thua lỗ, VDSC lãi quý 3 giảm mạnh 67% so với cùng kỳ 2021

  13. FTS: Cổ phiếu MSH giảm sâu, Chứng khoán FPT báo lỗ trong quý 3

  14. SSI: Đạt 382 tỷ lãi trước thuế trong quý 3/2022, dư nợ cho vay đạt gần 15.600 tỷ đồng, rót hơn nửa tỷ USD vào chứng chỉ tiền gửi

  15. SHS: Chứng khoán SHS báo lãi quý 3/2022 sụt giảm 64% so với cùng kỳ

  16. ART: Chưa có người đại diện pháp luật, ART hoãn công bố BCTC quý 3

  17. TVB: “Gồng lỗ” gần trăm tỷ đồng cổ phiếu HPG nhưng chưa ghi nhận vào KQKD

  18. Chủ tịch Chứng khoán Trí Việt thu nhập 1,4 tỷ đồng trong quý III

  19. NDN: 9 tháng lỗ 123,99 tỷ đồng chủ yếu do lỗ chứng khoán

  20. BOT: BOT cầu Thái Hà tiếp tục thua lỗ, nợ phải trả chiếm 82% tổng tài sản

  21. SEA: Doanh thu tài chính “gánh” lợi nhuận Seaprodex

  22. HMC: Thêm một doanh nghiệp thép kinh doanh thua lỗ sau 10 quý liên tiếp có lãi, thị giá "trôi " về đáy 30 tháng

  23. KDC: Lợi nhuận sau thuế quý III của KIDO thấp nhất trong vòng 4 năm

  24. HPG: Cổ phiếu thép lao dốc, ông Trần Đình Long mất 1,8 tỷ USD kể từ đầu năm.

  25. RIC: Doanh nghiệp casino duy nhất trên sàn lỗ quý 12 liên tiếp

  26. Giá thuốc và vật tư y tế tăng cao, lợi nhuận Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) giảm 27% quý III

  27. Hạ nhiệt sau hai quý bùng nổ, Thủy sản Nam Việt (ANV) lãi 120 tỷ quý III, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 647 tỷ, gấp 8 lần cùng kỳ năm ngoái.

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. DXG: Dragon Capital tiếp tục bán ròng 3,2 triệu cổ phiếu DXG

  2. NHA: Dự kiến phát hành gần 1,7 triệu cổ phiếu ESOP

_

=> CỔ TỨC

  1. Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền của 7 doanh nghiệp: PNJ, VEA, CAV
  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Phiên giao dịch 21/10, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh ngay từ khi mở cửa và còn lao dốc mạnh hơn vào phiên chiều. Đóng cửa, VNIndex giảm 38,63 điểm (-3,65%) xuống 1.019,82 điểm.

  • Suốt cả ngày hôm nay thị trường chìm trong áp lực bán tháo rất mạnh, khối ngoại cũng xả đột biến, dù thị trường không có thông tin mới nào xuất hiện. Thậm chí kết quả kinh doanh quý 3/2022 khá tích cực ở nhiều cổ phiếu cũng không thể hỗ trợ được giá. VN-Index chứng kiến 453 mã giảm giá, trong đó 137 mã giảm kịch sàn và chỉ số bốc hơi 3,65% giá trị, tương đương 38,63 điểm…

  • Cường độ giảm hôm nay là cực mạnh, vượt cả biên độ phiên tạo đáy ngày 11/10 (-36,28 điểm). Trên cả ba sàn ghi nhận 234 mã giảm hết biên độ.

  • Thanh khoản bùng nổ trong phiên hôm nay, giá trị giao dịch trên HOSE tăng mạnh 78% so với phiên hôm qua, đạt 14.383 tỷ đồng (tính cả thỏa thuận)

  • Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh của nhóm ngân hàng phiên 21/10 đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 50% so với phiên 20/10.

  • Khối ngoại đảo chiều bán ròng hơn 440 tỷ đồng phiên VN-Index mất mốc 1.020 điểm, tập trung HPG, VHM

  • Phiên 21/10, tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng hơn 175 tỷ đồng. Trong đó, ACB là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với hơn 236 tỷ đồng, vượt xa VPB đứng sau với gần 25.7 tỷ đồng. Ngược lại, BCM là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với hơn 3 tỷ đồng.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Đã có hơn 10 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý III và lũy kế 9 tháng năm 2022 với những con số tăng trưởng ấn tượng, bất chấp áp lực từ hạn mức tăng trưởng tín dụng hạn chế, lãi suất đầu vào cao hay nợ xấu gia tăng.

  2. Techcombank giữ vị trí dẫn đầu về lợi nhuận với hơn 20.800 tỷ đồng, theo sau là VPBank, SHB, VIB, TPBank

  3. Hành trình ‘đổ đèo’ của cổ phiếu từng đắt đỏ nhất sàn chứng khoán

  4. Đề nghị làm rõ hành vi “thổi giá” chứng khoán của Chủ tịch Louis Holdings

  5. Thống kê của VnEconomy cho thấy, lượng cho vay margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý 3 vừa qua. Tại 40 công ty chứng khoán top đầu cho vay margin, con số này tính đến 30/9 là 170.000 tỷ đồng, tăng 30.000 tỷ đồng so với con số của cuối quý 2/2022 và giảm 13.000 tỷ đồng so với con số đầu năm

  6. TCBS báo lãi 9 tháng vượt 2.700 tỷ đồng, đạt 81% kế hoạch năm.

_

  1. Chủ tòa tháp Spirit of Saigon muốn mua lại 10.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Các lô trái phiếu với tổng giá trị 10.000 tỷ đồng được Saigon Glory phát hành từ tháng 6/2020-8/2020, dưới sự thu xếp của TVSI và Techcombank.

  2. Ngân hàng Nhà nước cấp tập hút tiền, rút khỏi thị trường gần 110.000 tỷ trong 3 ngày qua

_

=> VIỆT NAM

  1. Vì sao chi phí logistics tại Việt Nam chiếm tới 20% GDP, trong khi các nước phát triển chỉ 7-9%? CEO Boxme giải thích: "Điểm mấu chốt ở Việt Nam là sự phân mảnh của các dịch vụ này, tức không có một chuỗi kết nối hoàn chỉnh cho nhà bán hàng và cho các doanh nghiệp.“

  2. Đầu tư công: 9 tháng giải ngân chưa được 50%, nhưng đang tăng nhanh

  3. Thời điểm này hàng năm, các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thường được tiêu thụ mạnh tại các nước nhập khẩu do nhu cầu mua sắm cuối năm tăng. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của lạm phát, bất lợi từ thị trường đã khiến khung cảnh thường lệ này thay đổi.

  4. Giao dịch bất động sản giảm mạnh trong quý 3

  5. VNDirect: Đà tăng trưởng của Việt Nam có thể chậm lại trong quý 4/2022 và 2023

  6. Cục Thuế TP HCM đã đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng thủ tục nhập khẩu xăng dầu với Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil do nợ thuế hơn 684 tỷ đồng.

  7. Giá đường cao nhất một năm, chạm mốc 20.000 đồng/kg

  8. Thanh tra Chính phủ: Vinataba chuyển nhượng gần 3,1 ha đất vàng tại TP HCM sai quy định

  9. Giá xăng tiếp tục tăng gần 350 đồng/lít

  10. Vượt Sri Lanka, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tiêu lớn nhất vào Ấn Độ

  11. Xuất khẩu tôm sang khu vực châu Á bật tăng trong tháng 9

_

=> THẾ GIỚI

  1. Tại Châu Âu, thị trường diễn biến tiêu cực với đa phần các chỉ số giảm. Thị trường lo ngại về biến cố chính trị tại Anh và nguy cơ suy thoái

  2. Chứng khoán Mỹ giảm điểm giữa nhiều bất ổn trên thị trường trái phiếu

  3. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm lần đầu tiên đạt mức 4,2% kể từ năm 2008

  4. Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm vào thứ Sáu và dự kiến ​​kết thúc tuần thấp hơn khi các tín hiệu thắt chặt từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang làm gia tăng lo ngại rằng lãi suất tăng có thể gây ra suy thoái.

  5. Không còn công ty nào an toàn trên thị trường bất động sản Trung Quốc

  6. Nhật Bản thâm hụt thương mại cao kỷ lục trong nửa đầu tài khóa 2022

  7. Lạm phát Nhật Bản cao nhất trong 8 năm kiểm định lại chính sách ôn hòa của BOJ

  8. Thủ tướng Anh Liz Truss từ chức sau 6 tuần nắm quyền. Một cuộc bầu cử để chọn ra Thủ tướng mới sẽ được tổ chức trong tuần sau. Bà Truss đang nắm giữ kỷ lục là Thủ tướng phục vụ ngắn nhất trong lịch sử nước Anh.

  9. Canalys: Doanh số bán smartphone trên toàn cầu giảm do người tiêu dùng giảm chi tiêu

  10. Bloomberg: Mỹ xem xét hạn chế xuất khẩu máy tính lượng tử và AI sang Trung Quốc

  11. Elon Musk muốn sa thải 75% nhân sự của Twitter

  12. Bắc Kinh đang xem xét cắt giảm thời gian cách ly đối với du khách từ 10 ngày xuống còn 7 ngày, hãng tin Bloomberg đưa tin hôm thứ Năm.

  13. Biren Technology - Startup Trung Quốc thách thức tham vọng “bóp nghẹt” ngành chip Trung Quốc của ông Biden

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. 80% người dân El Salvador tin rằng chương trình tiền điện tử của Tổng thống là một thảm họa

  2. N26 Bank - Ngân hàng 9 tỷ đô của Đức ra mắt giao dịch tiền mã hóa

  3. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về gần 19.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã thủng ngưỡng này, dù lực bán không quá lớn và về gần 18.900 USD/BTC vào cuối ngày.

  4. Mỹ buộc tội công dân Nga và Venezuela sử dụng tiền điện tử để buôn lậu dầu

  5. Kraken chặn giao dịch với cư dân Nga

_

  1. Đồng Bảng tăng do Thủ tướng Anh từ chức, yen Nhật phá ngưỡng 150 JPY, giá vàng tăng trở lại

  2. Như vậy, kể từ đầu năm tới nay, đồng yen đã mất giá khoảng 30% so với đồng bạc xanh, chủ yếu là do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng đã thúc đẩy các nhà đầu tư bán yen để mua vào USD.

  3. Trung Quốc tăng cường thăm dò và tích trữ khí đốt để đảm bảo cung cấp năng lượng

  4. Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lập “hành lang xanh” dẫn khí đốt mới

  5. Wall Street Journal cho rằng Tổng thống Joe Biden đang lặp lại một số sai lầm cũ của người tiền nhiệm Richard Nixon khi đối đãi với Arab Saudi và Iran. Đồng thời, ông chủ Nhà Trắng còn mắc thêm một số sai lầm mới.

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,18 USD (-0,21%), xuống 84,33 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,16 USD (-0,17%), xuống 92,22 USD/thùng.

_

  1. Các vị thế bán khống đối với đồng tiền châu Á vẫn ở mức cao, thậm chí còn tăng lên đối với nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc và rupee của Ấn Độ trong bối cảnh đô la tăng giá bền bỉ khi hầu hết các ngân hàng trung ương dẫn đầu là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết liệt tăng lãi suất. Các đồng tiền châu Á vẫn đang trong vòng xoáy giảm giá với NDT ở thị trường nước ngoài giảm xuống mức thấp kỷ lục mới và yen Nhật rơi về thấp nhất trong 32 năm.

  2. Giá vàng SJC lại “ngược đường” thế giới, nới rộng khoảng cách giá giữa hai thị trường

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 1,8 USD xuống mức 1.628,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh 1.625 USD/ounce cho đến cuối ngày.

  4. Giá vàng SJC lên mức cao nhất trong hơn 5 tuần

_

  1. Ngành thép Trung Quốc và những công ty cung cấp nguyên liệu thô như quặng sắt hiện đang đổi mặt với tương lai ảm đạm. Khi bước sang nửa cuối năm, lợi nhuận của ngành sản xuất thép đã sụt giảm nghiêm trọng. Trên thực tế, chưa đến 20% công ty công bố có lãi trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với con số 80% hồi tháng 3.

  2. Giá cà phê chạm đáy 13 tháng, khí gas thấp nhất 7 tháng, quặng sắt, cao su cũng giảm

  3. Giá nhôm tăng trở lại sau 4 phiên sụt giảm do tồn kho giảm và các nhà đầu tư hy vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt về COVID-19.

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 24,870 đồng

Bảng Anh 28,174 đồng

EUR 24,924 đồng

Nguồn: Thông Tô

Không công bố thông tin về thanh toán lãi trái phiếu và chuyển nhượng cổ phần, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) bị UBCKNN xử phạt

Ngoài ra, Quản lý quỹ Hợp Lực cũng vừa nhận quyết định xử phạt của UBCKNN

Ngày 20/10/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (mã chứng khoán: SCR).

Cụ thể, SCR bị phạt tiền 85 triệu đồng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

SCR đã không công bố thông tin trên hệ thống CBTT của UBCKNN, trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và của Công ty các Nghị quyết HĐQT số: 31/2020/NQ-HĐQT ngày 03/08/2020 về việc thông qua việc chuyển nhượng cổ phần CTCP Mai Lan; số 31A/2020/NQ-HĐQT ngày 14/08/2020 về việc góp vốn đầu tư, hợp tác kinh doanh cùng CTCP Toàn Hải Vân triển khai dự án; số 37/2020/NQ-HĐQT ngày 23/09/2020 về việc CTCP May Tiến Phát vay vốn; số 41A/2020/NQ-HĐQT ngày 20/10/2020 về việc CTCP May Tiến Phát vay vốn; số 04A/2021/NQ-HĐQT ngày 04/03/2021 thông qua việc chuyển nhượng cổ phần CTCP Thương Mại Nguyễn Kim Đà Nẵng từ CTCP May Tiến Phát; số 18A/2021/NQ-HĐQT ngày 15/11/2021 về việc vay vốn, thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á – CN Tân Định và hợp tác đầu tư cùng CTCP Toàn Hải Vân triển khai dự án Sàn thương mại dịch vụ du lịch thuộc khu phước hợp Cảng Vịnh Đầm.

Đáng chú ý, công ty cũng không CBTT trên trang thông tin điện tử của Công ty đối với báo cáo tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu, báo cáo sử dụng vốn trái phiếu, báo cáo tình hình tài chính trái phiếu năm 2020, Báo cáo kết quả mua lại trái phiếu trước hạn SCR.BOND.2018 ngày 17/6/2021.

Đồng thời, công ty CBTT không đúng thời hạn trên hệ thống CBTT của UBCKNN, trang thông tin điện tử của HSX và của Công ty về việc lựa chọn Đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 ngày 08/07/2021.

Ngoài ra, SCR còn bị UBCKNN phạt tiền 60 triệu đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP do CBTT không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.

Theo đó, công ty CBTT báo cáo tình hình quản trị năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 có nội dung không đầy đủ, cụ thể: Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020 thống kê thiếu Nghị quyết HĐQT số 26/2020/NQ-HĐQT ngày 29/06/2020 về việc bầu chủ tịch HĐQT Công ty và xác định người đại diện theo pháp luật; không đề cập tới giao dịch chuyển nhượng cổ phần với CTCP Đầu tư Bất động sản TTC Land Long An theo Nghị quyết HĐQT số 06/2020/NQ-HĐQT ngày 06/03/2020 tại Mục 2: "Giao dịch giữa Công ty với người có liên quan của Công ty, hoặc giữa Công ty với cổ đông lớn, người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ”; báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021 thống kê thiếu Nghị quyết số 9B/2021/NQ-HĐQT ngày 27/05/2021 về việc uỷ quyền ký kết hồ sơ liên quan đến vay vốn và thế chấp tại Ngân hàng BIDV và Nghị quyết số 10A/2021/NQ-HĐQT ngày 02/06/2021 về việc uỷ quyền ký hồ sơ liên quan đến việc vay vốn và thế chấp tài sản tại OCB-CN-HCM.

Tổng cộng số tiền phạt đối với SCR là 145 triệu đồng.

Trước đó trong ngày 19, UBCKNN cũng ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần quản lý quỹ Hợp Lực.

Trong đó, Quản lý quỹ Hợp Lực bị phạt tiền 60 triệu đồng do không tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp về quản trị. Cụ thể, thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 không đảm bảo thời hạn theo quy định; không tổ chức họp Hội đồng quản trị định kỳ trong năm 2020, 2021 theo quy định.

Công ty còn bị phạt tiền 60 triệu đồng do hành vi không ban hành đầy đủ quy trình nghiệp vụ về điều kiện, trình tự, thủ tục triệu tập, thể thức tiến hành họp và thông qua quyết định tại Đại hội nhà đầu tư áp dụng chung cho các quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán.

Công ty tiếp tục bị phạt thêm 85 triệu đồng do không lưu giữ đầy đủ các tài liệu, hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty; đồng thời bị phạt 60 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật các Báo cáo tình hình hoạt động công ty tháng 5/2022, Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tháng 5/2022, Báo cáo quản trị rủi ro bán niên 2022.

Tổng cộng số tiền phạt của Quản lý quỹ Hợp Lực là 265 triệu đồng.

Nguồn bài viết: Không công bố thông tin về thanh toán lãi trái phiếu và chuyển nhượng cổ phần, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) bị UBCKNN xử phạt

USD kịch trần, NHNN TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra các điểm thu đổi ngoại tệ

Các ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đại lý chi trả ngoại tệ, để bảo đảm các đại lý hoạt động đúng quy định pháp luật và ngăn chặn, xử lý kịp thời sai phạm.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản gửi các ngân hàng trên địa bàn yêu cầu tăng cường kiểm tra các điểm thu đổi ngoại tệ, nhằm kiểm soát hoạt động của các đại lý chi trả ngoại tệ, để bảo đảm các đại lý hoạt động đúng quy định pháp luật và ngăn chặn, xử lý kịp thời sai phạm phát sinh.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM, việc điều chỉnh biên độ tỉ giá giao ngay từ 3% lên 5% nhằm phù hợp xu hướng khách quan từ các yếu tố tác động của thị trường tài chính quốc tế, đảm bảo quan hệ cung cầu ngoại tệ, để ổn định thị trường và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Để tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu chính sách tiền tệ: giữ ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, trong thời gian vừa qua, NHNN đã điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá.

Trong đó, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức + 3% lên mức + 5%, có hiệu lực kể từ ngày 17/10/2022, nhằm phù hợp xu hướng khách quan từ các yếu tố tác động của thị trường tài chính quốc tế. Đồng thời đảm bảo quan hệ cung cầu ngoại tệ, để ổn định thị trường và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Giải pháp này là hợp lý và phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Tuy nhiên, ông Lệnh cho rằng, để phát huy hiệu quả của chính sách và các công cụ điều hành chính sách, ở góc độ quản lý ngoại hối, NHNN TP.HCM yêu cầu các Tổ chức tín dụng (TCTD), Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Các ngân hàng tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng ngân hàng nói chung và các chính sách về quản lý ngoại hối nói riêng của NHNNVN trên địa bàn Thành phố. Đảm bảo hoạt động ngoại hối tuân thủ đúng quy định, thực hiện trách nhiệm nhiệm vụ của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được phép.

Tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các quy định về thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới, vừa đảm bảo đúng quy định, vừa đảm an toàn và hạn chế rủi ro liên quan, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới.

Trong quá trình này tiếp tục thực hiện tốt việc kinh doanh mua, bán ngoại tệ phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối; niêm yết tỷ giá công khai minh bạch và phù hợp với biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND.

Các ngân hàng thực hiện trách nhiệm theo quy định của Thống đốc NHNN đối với tổ chức ủy quyền cho tổ chức làm đại lý thu đổi ngoại tệ; chi, trả ngoại tệ tạiQuyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ, Thông tư số 34/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệvà các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Đồng thời, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đại lý chi, trả ngoại tệ; thu đổi ngoại tệ, để đảm bảo các đại lý hoạt động hiệu quả, đúng quy định pháp luật và ngăn chặn, xử lý kịp thời sai phạm phát sinh trong hoạt động này.

Ngân hàng phải thường xuyên thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp, khách hàng và các đại lý của TCTD nắm bắt chính sách, các quy định của NHNN về hoạt động ngoại hối nhằm hạn chế vi phạm trong lĩnh vực này, hạn chế phát sinh liên quan đến xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức người dân trong việc mua bán và sử dụng ngoại tệ đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Việc mua bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân và doanh nghiệp chỉ được thực hiện thông qua hoạt động ngoại hối của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài được phép.

Đảm bảo hạn chế, phòng ngừa những sai phạm mua bán ngoại tệ tự do, không đúng quy định, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật thị trường góp phần quan trọng trong việc giữ ổn định thị trường ngoại hối trên địa bàn thành phố, cũng như phát huy vai trò chính sách tiền tệ, ngoại hối của NHNN.

Nguồn bài viết: USD kịch trần, NHNN TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra các điểm thu đổi ngoại tệ

Giải tỏa tâm lý cho anh em tí nhé :smiley: , vui đi thứ hai lo tiếp

Các tỷ phú thường làm gì để giải tỏa áp lực trong công việc?

Nếu bạn đang tìm cách để thư giãn khi có một lịch trình làm việc dày đặc, hãy tham khảo các cách dưới đây mà các tỷ phú đã lựa chọn để đánh bại stress.

Bill Gates xả stress bằng việc đọc sách 1 giờ mỗi ngày

Để thư giãn sau một ngày bận rộn, tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft đã nói rằng ông thích đọc sách khoảng một giờ đồng hồ trước khi đi ngủ, thậm chí khi đó đã là đêm muộn.

“Đó cũng là một cách giúp tôi đi vào giấc ngủ”, Gates nói với tờ The Seattle Times.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS ONE và Journal of Research in Personality, đọc sách giúp giảm căng thẳng và giúp con người có sự đồng cảm, giàu cảm xúc hơn.

3938-bill-gates

Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành Facebook chọn cách tắt nguồn điện thoại

Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành Facebook luôn tắt nguồn điện thoại của cô trước khi đi ngủ.

Cô chia sẻ với tờ USA Today vào năm 2011 rằng cô không muốn làm vậy nhưng đó là cách duy nhất khiến cô không bị làm phiền suốt đêm.

Mặc dù chúng ta dễ bị lôi cuốn vào việc kiểm tra hộp thư hay lướt Instagram, các chuyên gia giấc ngủ nhận định rằng bạn sẽ có một đêm ngon giấc hơn nếu tránh xa khỏi màn hình điện thoại, máy tính bảng hay laptop trong vòng một giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.

Jack Dorsey, đồng sáng lập Twitter chạy bộ mỗi ngày

Theo tạp chí New York, tỷ phú đồng sáng lập Twitter và Tổng Giám đốc điều hành của Công ty Square chạy 6 dặm (hơn 9,6km) mỗi buổi sáng để giảm áp lực tinh thần.

Theo CNBC, khi bạn không có thời gian (hay năng lượng) để chạy nhiều dặm mỗi ngày, việc ép bản thân hoạt động thể chất cường độ cao trong khoảng thời gian ngắn được chứng minh là làm giảm lo âu.

Bên cạnh đó, nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Princeton cũng cho thấy hoạt động thể chất thực sự “tái tổ chức não, do đó nó làm giảm stress và làm cho sự lo lắng ít có khả năng can thiệp vào chức năng hoạt động bình thường của não bộ.”

Warren Buffett chơi đàn ukulele để giải tỏa căng thẳng

Warren Buffett không ngại chia sẻ sở thích âm nhạc của mình. Ông đã chơi đàn ukulele trên những bản tin truyền hình trực tiếp tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và ở một số sự kiện từ thiện khác.

Theo một nghiên cứu của Đại học California, chơi một loại nhạc cụ nào đó mà mình thích sẽ làm giảm bớt áp lực và làm kích thích tinh thần hơn.

Các tỷ phú thường làm gì để giải tỏa áp lực trong công việc?

Sergey Brin tham gia vào các môn thể thao mạo hiểm

Khi có thời gian rảnh, Sergey Brin (cùng với Larry Page là đồng sáng lập của Google) thường xuyên tham gia vào các môn thể thao mạo hiểm như nhào lộn, nhảy dù cùng các hoạt động mang tính thách thức giới hạn của cơ thể khác.

Oprah Winfrey chọn ngồi thiền để giải tỏa nỗi âu lo

Là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, nhà xuất bản tạp chí và cũng là một nữ doanh nhân thành đạt, Oprah Winfrey cho biết bà ngồi thiền 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và một lần nữa trước khi đi ngủ.

Bà thậm chí còn cho ra mắt ứng dụng thiền định của mình, khuyến khích mọi người thích ứng với việc tập luyện ngồi thiền.

Về vấn đề này, CNBC cho biết nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Internal Medicine cho thấy rằng thiền định có thể giúp giảm bớt lo âu, trầm cảm và thậm chí là đau đớn.

Đồng Đô vẫn mạnh quá .

Quỹ tỷ đô VEIL bán ròng 3 tuần liên tiếp, nắm gần 2.000 tỷ đồng tiền mặt

Quan sát động thái giao dịch của VEIL cho thấy quỹ thường cơ cấu lại danh mục đầu tư sau giai đoạn biến động mạnh…

Báo cáo được quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) công bố cho thấy tổ chức này tiếp tục bán ròng trong tuần thứ hai của tháng 10. Ghi nhận tại ngày 13/10, tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL là 4,81%, cao hơn so với tỷ trọng 3,33% tại ngày 6/10. Với giá trị tài sản ròng (NAV) là 1,633 tỷ USD, lượng tiền mặt mà VEIL nắm giữ gần 78,6 triệu USD đồng (1.953 tỷ đồng).

Quỹ tỷ đô VEIL bán ròng 3 tuần liên tiếp, nắm gần 2.000 tỷ đồng tiền mặt

Ước tính quỹ VEIL bán ròng 22,4 triệu USD (557 tỷ đồng) trong tuần giao dịch 6 – 13/10. Tổng cộng, quỹ lớn nhất thị trường này đã xả 64,4 triệu USD (1.600 tỷ đồng). Giai đoạn VEIL bán ròng tương đồng với thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh.

Đợt giảm sâu của chứng khoán Việt Nam tuần cuối tháng 9 đã lấy đi thành quả hồi phục trong tháng 7 và 8. Trong tháng 8 và 3 tuần đầu tháng 9, quỹ có 7 tuần duy trì ngưỡng tiền mặt dưới 1%.

Quan sát động thái giao dịch của VEIL cho thấy quỹ thường cơ cấu lại danh mục đầu tư sau giai đoạn biến động mạnh. Trong tháng 5, quỹ từng đưa tỷ trọng tiền mặt lên mức kỷ lục 8,71% (184,6 triệu USD). Sau đó quỹ giải ngân trở lại thị trường vào nhóm cổ phiếu phân bón, hóa chất, dầu khí.

Thường quỹ VEIL sẽ giải ngân trở lại thị trường tỷ trọng tiền mặt trong tài khoản vượt ngưỡng 5%. Ở thời điểm này quỹ VEIL công bố bán ra một số mã như GEX, STB.

Về danh mục đầu tư của quỹ, Top10 khoản đầu tư lớn nhất chiếm 63,62%, vẫn là những mã quen thuộc như MWG, VPB, ACB, HPG, FPT, VHM, GAS, VCB, DCM và DXG. Tính đến ngày 13/10, tỷ suất lợi nhuận đầu tư của quỹ là -35,3, kết quả tồi tệ nhất với VEIL trong 5 năm trở lại đây. Đây là mức giảm tương đương với thị trường chung.

Về giao dịch của Dragon Capital trên thị trường, nhóm quỹ này gần đây đang có hoạt động khá sôi động. Trong phiên 12/10, quỹ ngoại này vừa báo cáo mua vào 925 nghìn cổ phiếu DGC. Ở chiều ngược lại, Dragon Capital đã bán ra lần lượt 5,4 triệu cổ phiếu GEX trong phiên 7/10 và 1 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 11/10.

Trước đó, các nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý cũng vừa bán tổng cộng gần 2 triệu cổ phiếu Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) trong hai ngày 30/9 và 4/10, tỷ lệ sở hữu giảm xuống còn 4,54% và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Hải An.

Động thái cơ cấu danh mục mạnh tay thời gian gần đây phần nào cho thấy sự thay đổi khẩu vị của Dragon Capital. Trong một cáo cáo mới công bố, Dragon Capital đánh giá nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.

Bất chấp rủi ro từ lo ngại suy thoái toàn cầu đang gia tăng, GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,8% và lạm phát vẫn ở mức mục tiêu của Chính phủ là 4%. Do đó, Dragon Capital cho rằng thị trường vẫn duy trì mức định giá hấp dẫn, với P/E khoảng 8,8 lần và tăng trưởng EPS đạt mức 16,3%.

FLC và FLCHomes chi 2.000 tỷ đồng ‘chuộc’ lại tòa nhà 265 Cầu Giấy

Gần 2 tháng sau khi bán tòa nhà 265 Cầu Giấy, FLC và FLC Homes dự chi 2.000 tỷ đồng để mua lại tài sản này.

FLC đã gán nợ toà nhà 265 Cầu Giấy cho Ngân hàng OCB từ năm 2020. Khối đá gắn biển hiệu FLC Group tại đây hiện đã bị phá bỏ.

Theo thông báo công bố ngày 21/10, CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển BĐS FLC Homes cho biết doanh nghiệp này cùng với Tập đoàn FLC vào ngày 20/10/2022 đã ký hợp đồng với CTCP Gateway Hà Nội về việc mua bán công trình xây dựng liên quan đến quyền sử dụng đất tại 265 Cầu Giấy, Hà Nội.

Giá bán công trình là 2.000 tỷ đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán.

Tòa tháp tại địa chỉ 265 Cầu Giấy do FLC làm chủ đầu tư với tổng diện tích mặt sàn hơn 100.000 m2, quy mô 4 tầng hầm và 38 tầng nổi, được khai trương vào năm 2019.

Đến tháng 11/2020, FLC đã dùng tòa nhà này để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình và một số công ty cùng nhóm với OCB. Sau đó, FLC đã thuê lại một phần diện tích tòa nhà này từ OCB để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Ngày 29/8/2022, Hội đồng quản trị FLCHomes đã thông qua việc chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản giữa FLCHomes, CTCP Tập đoàn FLC và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Theo đó, hợp đồng sẽ hết hiệu lực khi FLC và FLCHomes đã liên đới hoàn trả toàn bộ khoản tiền đã nhận theo quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản cho OCB.

Tài sản được đề cập đến ở đây là công trình xây dựng gắn liền với quyền sử dụng đất có chức năng văn phòng thương mại, dịch vụ, đậu xe thuộc Dự án Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại tại địa chỉ 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Sau khi chấm dứt hợp đồng, FLC và FLCHomes sẽ có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với giá trị chuyển nhượng tối thiểu là 2.000 tỉ đồng (đã bao gồm thuế GTGT và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán).

Ngay sau đó 1 ngày, FLC và FLCHomes vào ngày 30/8/2022 đã ký hợp đồng nhận đặt cọc với CTCP Gateway Hà Nội. Ngày 14/9/2022, Gateway Hà Nội đã thế chấp hợp đồng đặt cọc trên tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – Chi nhánh Gia Định

CEO Lê Viết Hải: “Quy luật là doanh nghiệp làm ra sản phẩm giá trị tốt, thì sẽ phát triển”

Đó là nhận định của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tại Tọa đàm xúc tiến thương mại và hòa bình toàn cầu vừa diễn ra tại Hà Nội.

Tọa đàm nằm trong chuỗi sự kiện giới thiệu dự án Pneuma - Hơi thở cuộc sống lần đầu tiên diễn ra trên phạm vi cả nước nhằm xúc tiến thương mại, nghệ thuật, đào tạo thúc đẩy chuyển đổi số.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và nghệ sĩ Nguyệt Thu tại Tọa đàm xúc tiến thương mại và hòa bình toàn cầu

Tại Tọa đàm, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chia sẻ mục tiêu xây dựng một môi trường các doanh nghiệp cùng chung một xã hội vì hòa bình. Ở đó, hòa bình đối xử giữa con người với con người, hòa bình trong môi trường kinh doanh và quan trọng hơn cả là hòa bình cho Tổ quốc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới tích cực và hội nhập.

Theo ông Lê Viết Hải, giải pháp cho mọi vấn đề xung đột hiện nay cần giải quyết bằng hòa bình. Để hòa hợp giữa hoạt động kinh doanh mà vẫn giữ được ứng xử hòa bình, ông Hải cho rằng: “Ai thực sự mang đến những giá trị tốt nhất cho xã hội, người tiêu dùng và khách hàng, thì họ sẽ chiếm được thị trường. Bằng việc làm ra những sản phẩm thực sự có giá trị và chất lượng cao, chi phí hợp lý, không tiêu tốn quá nhiều tài nguyên của trái đất, không tiêu tốn quá nhiều năng lượng, không sinh ra quá nhiều tác hại đối với môi trường, họ đóng góp cho nhu cầu của xã hội tốt, thì họ sẽ được khách hàng đón nhận. Điều đó là cách mà một doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà không cần phải theo cách “chiến trường”.

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình đúc rút ra quy luật là “doanh nghiệp làm ra sản phẩm giá trị tốt, thì sẽ phát triển. Đó cũng là quy luật chung, chứ không nhất thiết phải giành giật nhau”.

Ông Hải lưu ý, vai trò của doanh nghiệp là phải tự mình nghiên cứu, tìm hiểu để biết thị trường đang thiếu thứ gì mà chúng ta đang có. Ví dụ thị trường trong nước hiện nay đang thừa, nhưng thị trường nước ngoài lai đang thiếu, thì chúng ta sẽ tìm khách hàng để phát triển.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Lê Viết Hải, muốn xây dựng hòa bình lâu dài, ổn định cần hướng tới xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam bằng Chương trình giáo dục hòa bình.

“Chương trình này cần đầu tiên là triết lý giáo dục; những triết lý nhân sinh; thông điệp sống; mục tiêu hướng tới hòa bình; triết lý hướng thiện; phát triển lòng nhân ái, vị tha để có thể sống hòa bình với nhau, không sinh ra những mâu thuẫn, xung đột. Chương trình giáo dục hòa bình cần có một nghệ thuật và phương pháp; cách thức vừa có khoa học, vừa có nghệ thuật trong giáo dục”, ông Hải đề xuất.

Đồng tình với quan điểm của ông Lê Viết Hải, nghệ sĩ Nguyệt Thu, Trưởng ban tổ chức đồng thời là MC chương trình đã kết nối những câu chuyện hòa bình và kinh doanh theo hướng mở, xâu chuỗi thú vị bằng nghệ thuật. “Nguyệt Thu là một nghệ sĩ, và Nguyệt Thu nghĩ rằng khả năng của mình là làm nghệ thuật, sử dụng nghệ thuật giống như một cầu nối, nối tiếp giao thương, kết nối mọi người với nhau”, bà Thu chia sẻ.

“Khi chúng ta không còn sự cạnh tranh, không có đất nước nào mà có cái đó tốt nhất hay giỏi nhất, cái gì tốt thì chúng ta mang ra toàn cầu. Đó cũng chính là mong muốn của Nguyệt Thu là hòa bình. Cũng giống như giữa các doanh nghiệp không còn sự cạnh tranh, hay giữa các nước không còn sự cạnh tranh, thì cứ cái nào tốt chúng ta mang ra chia sẻ, cùng nhau hưởng”, nghệ sĩ Nguyệt Thu nhấn mạnh./.

HAG: Heo ăn chuối Bapi “cháy hàng” chỉ sau 3h trong ngày đầu “đổ bộ” miền Bắc

Được biết, mức giá những ngày đầu được chiết khấu 15% so với giá đang niêm yết, đơn cử ba rọi 156.400 đồng/kg, thịt vai 107.100 đồng/kg, nạc nọng 229.500 đồng/kg, sườn non 212.500 đồng/kg…

Sáng ngày 23/10, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) đã khai trương 2 cửa hàng thịt heo ăn chuối Bapi Food đầu tiên tại Hà Nội. Các cửa hàng Bapi Food được đặt tại các khu đô thị lớn gồm: Bapi Vinhomes Smart City, S101S03, Vinhome Smart City, phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm và Bapi Food Vinhomes Ocean Park, S2.0801S11 Vinhomes Ocean Park, xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Ghi nhận ngày đầu ra mắt, 2 cửa hàng thu hút nhiều người tiêu dùng tới mua thịt heo ăn chuối và các sản phẩm xúc xích, giò chả thương hiệu Bapi. Theo đại diện Công ty, sau gần ba tiếng đồng hồ khai trương, cửa hàng đã bán được khoảng 200kg thịt heo các loại và sẽ liên tục bổ sung.

Được biết, mức giá những ngày đầu được chiết khấu 15% so với giá đang niêm yết, đơn cử ba rọi 156.400 đồng/kg, thịt vai 107.100 đồng/kg, nạc nọng 229.500 đồng/kg, sườn non 212.500 đồng/kg…

Như vậy, sau Tp.Đà Nẵng và Tp.HCM, sản phẩm thịt heo ăn chuối của bầu Đức chính thức được giới thiệu, bày bán tại Hà Nội. Chia sẻ bởi ông Trần Văn Dai, kỹ sư nông nghiệp kiêm Thành viên HĐQT HAGL, heo Bapi được chăn nuôi biệt lập tại vùng khí hậu Tây Nguyên trong lành, mát mẻ rất thuận lợi. Hiện tại, HAGL đang có vùng trồng chuối hơn 1.000 ha tại Stung Treng (Campuchia) dành để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Cũng theo ông Dai, với nguồn chuối chủ động này, ngành chăn nuôi của Tập đoàn sẽ làm chủ nguồn nguyên liệu, thuận lợi cho kế hoạch phát triển tăng đàn heo và gà ta chạy bộ trong năm 2023.

Ông Đinh Văn Lộc, Giám đốc Bapi Hoàng Anh Gia Lai, bổ sung theo lộ trình đến năm 2023, Bapi Hoàng Anh Gia Lai sẽ phát triển 1.000 cửa hàng trên toàn quốc và doanh nghiệp đang tập trung mọi nguồn lực để sớm hoàn thành mục tiêu này.

Cùng với 2 cửa hàng Bapi Food khai trương, chiều tối nay ngày 23/10, HAGL cũng tổ chức ra mắt thương hiệu Bapi Hoàng Anh Gia Lai với các đối tác, khách hàng khu vực phía Bắc.

Hiện, HAGL đang liên kết giết mổ heo tại 2 nhà máy một phía Bắc một ở Đà Nẵng. Công ty đang trong quá trình tìm kiếm thương thảo cho khu vực Tp.HCM.

Bên cạnh Heo ăn chuối, HAGL còn nuôi thí điểm Gà ăn chuối đi bộ. Dự kiến trong năm nay, HAGL sẽ ra mắt và bổ sung sản phẩm thịt gà ăn chuối tại các cửa hàng BapiFood. Thông tin được tiết lộ mới đây, HAGL đang xúc tiến hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy giết mổ thịt gà tại Gia Lai, công suất khoảng 1.200-1.500 con/giờ, tương đương 14 triệu con/năm.

Nhà băng nào đang “ôm” hơn 1 tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp?

Báo cáo quý III/2022 của một số ngân hàng cho thấy lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mà ngân hàng nắm giữ chưa thay đổi nhiều so với cuối quý II vừa qua.

Nguồn thu nhập của các ngân hàng đến từ TPDN có thể từ phần lãi trái phiếu (coupon) mà doanh nghiệp phải trả định kỳ, hoặc là phần chênh lệch khi ngân hàng mua và bán lại TPDN cho các cá nhân và tổ chức khác. (Ảnh: Zing News)

Nội dung chính:

  • TPDN mà các ngân hàng nắm giữ về bản chất là khoản ngân hàng cho vay và phải chịu rủi ro nợ xấu.
  • Các ngân hàng nắm giữ từ 1 tỷ USD TPDN trở lên tính đến cuối quý II/2022 bao gồm: MBBank, Techcombank, VPBank, TPBank.
  • Các ngân hàng nắm giữ lượng lớn TPDN có kết quả kinh doanh tốt.

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là một khoản đầu tư quen thuộc của các ngân hàng thương mại, tương tự các khoản cho vay. Mua, nắm giữ và bán TPDN vì vậy là các hoạt động nghiệp vụ bình thường của các ngân hàng.

Tuy nhiên, TPDN đang là sản phẩm khiến thị trường tài chính e ngại, đặc biệt sau các sự kiện về Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát. Rủi ro với cá nhân/tổ chức nắm giữ TPDN xảy ra khi chủ thể phát hành mất khả năng trả nợ khi các lô trái phiếu đến hạn. Nguyên nhân có thể đến từ rủi ro trong kinh doanh, khiến doanh nghiệp hụt dòng tiền, không thể đảo nợ… Cũng có thể đến từ các sự kiện pháp lý khi chủ doanh nghiệp bị bắt, khởi tố trong các vụ án hình sự.

Các ngân hàng đã giảm số dư TPDN đang nắm giữ

Tính đến cuối quý II/2022, có 4 ngân hàng nắm giữ từ xung quanh 1 tỷ USD trở lên (trên 20.000 tỷ đồng) TPDN, bao gồm MB Bank, Techcombank, VPBank và TPBank. Trong đó MBBank và Techcombank nắm giữ giá trị TPDN xấp xỉ 50.000 tỷ đồng.

Đến nay đã có 3 trong số bốn ngân hàng nói trên công bố báo cáo tài chính quý III, cho biết số dư TPDN nắm giữ vẫn chưa thay đổi đáng kể so với cuối quý II/2022.

Cụ thể, Techcombank đã đưa giá trị trái phiếu nắm giữ từ 49.345 tỷ đồng cuối quý II/2022 về con số 43.501 tỷ đồng, giảm gần 12%. VPBank giảm 11%, còn hơn 33.000 tỷ đồng. TPBank giảm nhẹ 4%, còn hơn 22.300 tỷ đồng.

Giá trị TPDN do các ngân hàng nắm giữ từ cuối năm 2021 đến cuối quý III/2022 (Đơn vị: Tỷ đồng)

4 nhà băng này đều có kết quả kinh doanh tốt

Là một khoản mà các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay, TPDN cũng như các khoản vay khác đều đóng góp thu nhập cho các ngân hàng. Dù vậy, giá trị TPDN nắm giữ không được cộng gộp vào giá trị các khoản cho vay của các ngân hàng, mà được xếp vào nhóm tài sản đầu tư sẵn sàng để bán.

Với các tài sản này, ngân hàng có thể nắm giữ hoặc bán ngay khi “được giá”.

Như vậy, trong trường hợp tổ chức phát hành TPDN mất khả năng thanh toán, trong khi các ngân hàng chưa kịp “sang tay” cho nhà đầu tư khác, ngân hàng sẽ phải chịu toàn bộ rủi ro với các lô trái phiếu nắm giữ khi đến hạn.

Giá trị TPDN các ngân hàng nắm giữ (tỷ đồng) và tương quan so với các khoản cho vay khách hàng (%) cuối quý III/2022.

Nguồn thu nhập của các ngân hàng đến từ TPDN có thể từ phần lãi trái phiếu (coupon) mà doanh nghiệp phải trả định kỳ, hoặc là phần chênh lệch khi ngân hàng mua và bán lại TPDN cho các cá nhân và tổ chức khác. Phần chênh lệch lãi suất này thông thường ở mức 1 - 2% giá trị trái phiếu, được coi như một khoản hoa hồng khi ngân hàng đóng vai trò trung gian phân phối.

Đóng góp cụ thể từ TPDN lên thu nhập của các ngân hàng không được công bố chi tiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các ngân hàng nắm giữ lượng lớn TPDN đều có kết quả kinh doanh tốt với lợi nhuận vượt trội.

Techcombank, VPBank và TPBank hiện đang thuộc top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2022. Thứ hạng sẽ thay đổi khi nhóm Big4 ngân hàng (Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV) công bố báo cáo tài chính vào những ngày tới.

Cụ thể, Techcombank sau 9 tháng đầu năm báo lãi trước thuế hơn 20.800 tỷ đồng, VPBank đạt hơn 19.800 tỷ đồng và TPBank lãi hơn 5.900 tỷ đồng.

Lợi nhuận của một ngân hàng không có mối tương quan chặt chẽ với giá trị TPDN mà ngân hàng đó nắm giữ.

Tuy nhiên khi nắm giữ một lượng lớn các sản phẩm tài chính nhiều rủi ro, ngân hàng buộc phải có cơ chế quản trị rủi ro tốt. Đầu tư TPDN hay tập trung vào các hoạt động cho vay khách hàng, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ bảo hiểm… là chiến lược riêng của từng ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tốt, dù kinh doanh lĩnh vực nào, cũng đều mang lại kết quả khả quan.

Vua thép’ Trần Đình Long mất tỷ USD, loạt doanh nghiệp lao đao vì ‘dính’ vào Hòa Phát

Nhiều doanh nghiệp lao đao thua lỗ do đầu tư vào cổ phiếu “quốc dân” HPG của Tập đoàn Hòa Phát khi tài sản của “vua thép” Trần Đình Long bốc hơi tỷ USD, thị trường chứng khoán đi xuống và ngành thép gặp nhiều khó khăn.

CTCP Đầu tư CMC (CMC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2022 với doanh thu tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng lỗ hơn 240 triệu đồng do phải dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tăng đột biến 98% lên gần 9 tỷ đồng.

Trong quý II, CMC cũng đã lỗ 6,4 tỷ đồng.

CMC ghi nhận đa số các khoản đầu tư cổ phiếu lỗ trong quý III, ước tính trung bình mất khoảng 30%. Riêng cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HPG), CMC trích lập hơn 5,2 tỷ đồng, tương đương cho mức giảm 36% đối với cổ phiếu này. Bên cạnh đó còn một số mã khác nữa như Gelex, Vilico…

Như vậy, CMC đã rơi vào tình cảnh bắt đáy hụt cổ phiếu HPG quý thứ 2 liên tiếp.

Không chỉ CMC, rất nhiều doanh nghiệp có hoạt động đầu tư chứng khoán trong quý II, quý III/2022 sau khi thị trường chứng khoán bùng nổ trong năm 2021 và sôi sục trong quý đầu tiên năm 2022.

Thị trường sôi động đã hút dòng tiền rất lớn đổ vào các mã cổ phiếu đầu ngành như: Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long, Chứng khoán SSI của ông Nguyễn Duy Hưng, Gelex của ông Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn Mượt)…

Thị trường chứng khoán không còn rực rỡ như trong năm 2021 mà đang lao dốc thê thảm, khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư vào cổ phiếu thua lỗ. (Ảnh: Hoàng Hà)

Nhiều doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán khác cũng thua lỗ vì đầu tư vào cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát. Đây là một trong những cổ phiếu được mua bán nhiều nhất trên sàn chứng khoán.

Trong báo cáo tài chính quý III/2022, CTCP Hóa An (DHA) ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với nền thấp cùng kỳ năm ngoái (khi đại dịch Covid bùng nổ) do phải trích lập dự phòng khoản mục đầu tư vào cổ phiếu HPG.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, CTCP Hóa An đã trích lập hơn 24,1 tỷ đồng trong số hơn 88 tỷ đồng đầu tư chứng khoán. Trong danh mục, Hóa An đã đầu tư hơn 80,3 tỷ đồng vào cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát (2,64 triệu cổ phiếu).

CTCP Hóa An thua lỗ hơn 24,1 tỷ đồng trong số 88 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán, trong đó có hơn 80 tỷ đầu tư vào HPG. (Nguồn: BCTC)

Thị trường xấu, ‘tay chuyên’ cũng khóc

Chứng khoán Trí Việt (TVB) thậm chí đang ở trong tình trạng lỗ nặng với cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chưa ghi nhận khoản lỗ này trong kết quả quý III/2022, thay vào đó “giấu lỗ” một cách hợp pháp vào một khoản mục mà ít người chú ý: tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS).

Trên thực tế, với các công ty chứng khoán (CTCK), báo cáo tài chính rất khác so với các đối tượng doanh nghiệp khác.

Các CTCK được phép không ghi nhận lãi/lỗ đầu tư cổ phiếu chưa thực hiện trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Theo đó, lỗ chưa thực hiện sẽ đi vào một khoản mục khác, có tên “báo cáo thu nhập toàn diện khác”.

Chứng khoán Trí Việt lỗ từ đánh giá lại các tài sản tài chính sẵn sàng (AFS) để bán lên tới gần 90 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022.

Với Chứng khoán Trí Việt, trong 3 quý đầu năm 2022, công ty này báo lãi hơn 34 tỷ đồng. Nhưng lỗ từ đánh giá lại các tài sản tài chính sẵn sàng (AFS) để bán lên tới gần 90 tỷ đồng. Trong đó, riêng lỗ vì cổ phiếu HPG lên tới gần 91 tỷ đồng.

Tính tới cuối quý III/2022, TVB còn khoản đầu tư vào cổ phiếu HPG có giá gốc gần 197 tỷ đồng, nhưng giá trị hợp lý (tính theo giá cổ phiếu HPG cuối quý III/2022) chỉ còn hơn 106 tỷ đồng.

Nếu tính tới 21/10, số lỗ này còn lớn hơn nhiều bởi cuối quý III, giá cổ phiếu HPG còn ở mức trên 23.000 đồng/cp, nhưng hiện đã xuống mức 16.900 đồng/cp.

TVB đang gồng lỗ 91 tỷ đồng do đồng tư vào HPG.

Không chỉ thua lỗ vì HPG giảm giá, rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ vì sự xuống giá của nhiều cổ phiếu trụ cột khác trên thị trường chứng khoán.

Xây dựng Coteccons (CTD) từng lỗ ròng trong quý trước khi mang 220 tỷ đồng đi “bắt đáy” chứng khoán và phải trích lập dự phòng hơn 20 tỷ đồng cho danh mục các cổ phiếu hàng đầu trên thị trường như FPT, Techcombank, Thế Giới Di Động…

CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC) trong quý II cũng có gần 2.000 tỷ đồng giá trị đầu tư cổ phiếu, trong đó có hơn 1.100 tỷ đồng cổ phiếu HPG, và vài trăm tỷ đồng các cổ phiếu FPT, TCB, MWG, PVT… Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng hàng trăm tỷ đồng cho các cổ phiếu, trong đó có gần 300 tỷ đồng cho HPG, và ghi nhận lỗ lớn trong quý.

Từ đầu năm, quỹ VEIL Dragon Capital cũng liên tục bán ròng và giảm hàng trăm triệu USD khoản đầu tư vào HPG khi cổ phiếu này giảm sâu. Nhiều tổ chức nước ngoài cũng bán mạnh cổ phiếu Hòa Phát trong bối cảnh triển vọng của doanh nghiệp này xấu đi.

Nhiều cái tên doanh nghiệp thua lỗ khi đầu tư chứng khoán trong giai đoạn vừa qua như: CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN), Ngân hàng OCB, VDSC, Đất Xanh, MHC…

Có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp thua lỗ vì thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh trong khoảng thời gian này. Chỉ số VN-Index rớt từ đỉnh cao trên 1.520 điểm hồi cuối tháng 3/2022 xuống mức quanh ngưỡng 1.000 điểm như hiện tại.

Đa số các cổ phiếu giảm giá mạnh. Thị trường tài chính thế giới quá xấu. Trong nước, tình trạng thiếu thanh khoản diễn ra trên diện rộng sau khi thị trường trái phiếu chao đảo sau “sự cố Tân Hoàng Minh” bị hủy các lô trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng và cựu chủ tịch Đỗ Anh Dũng bị bắt và khởi tố. Nghị định 65 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp yêu cầu các tổ chức sai phạm trong việc phát hành và sử dụng trái phiếu buộc phải mua lại trước hạn.

Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 3 quý đầu năm 2022 tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lên hơn 142.200 tỷ đồng, tăng tới 67% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian tới, số lượng trái phiếu đến hạn còn rất lớn.

Nguồn bài viết: ‘Vua thép’ Trần Đình Long mất tỷ USD, loạt DN lao đao thua lỗ vì Hòa Phát

Novaland: Tin đồn và văn bản ‘cầu cứu’ trên mạng là bịa đặt

Ngày 24-10, Novaland đã chính thức thông tin về các tin đồn những ngày qua liên quan đến các dự án của doanh nghiệp này. Phía Novaland khẳng định đây là tin đồn sai sự thật, gây tâm lý hoang mang cho nội bộ, cộng đồng, khách hàng, nhà đầu tư.

Theo đó, Novaland cho hay trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh một đoạn nội dung “Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Biên Hòa cung cấp hồ sơ cho Phòng An ninh kinh tế - Công an TP.HCM về dự án Izumi City và dự án Aqua City về sai phạm trong quản lý đất đai của Liên hiệp HTX Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai (Dona Coop) trước ngày 15-11-2022”.

Novaland khẳng định đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật và tập đoàn đang làm việc với các cơ quan chức năng để có những biện pháp xử lý xác đáng việc lan truyền nội dung xuyên tạc trên, gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng xã hội, khách hàng, nhà đầu tư…

Bên cạnh đó, Novaland cũng có văn bản thông báo nội bộ liên quan đến văn bản cầu cứu lan truyền trên mạng xã hội. Theo thông báo này, Novaland cho hay nhiều ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh về đơn cầu cứu gửi Bộ Xây dựng của tập đoàn, tuy nhiên đây là thông tin cũ liên quan đến một dự án từ năm 2020 và hiện nay dự án này đang được xem xét, giải quyết.

Novaland: Tin đồn và văn bản cầu cứu trên mạng là bịa đặt - Ảnh 2.

Đoạn văn bản gửi đi từ tháng 1-2020 được cắt cúp đưa lại trên mạng xã hội gây hiểu lầm cho nhiều người

Novaland cho rằng việc chỉ lấy trang cuối của văn bản cũng như cắt dán, lồng ghép nhiều thông tin bình luận không phù hợp, xuyên tạc sự thật về hoạt động tập đoàn đã gây tâm lý hoang mang cho nội bộ, cộng đồng, khách hàng, nhà đầu tư, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín, tác động xấu đến hoạt động của tập đoàn.

“Hiện tập đoàn đã làm việc với cơ quan chức năng để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý xác đáng những tổ chức/cá nhân đăng tải, lan truyền những thông tin sai lệch nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên hữu quan”, văn bản nêu.

Bên cạnh đó, Novaland cũng cho hay như nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với các khó khăn chung của thị trường trong vài năm trở lại đây, tập đoàn vẫn đang nỗ lực không ngừng trong việc vận hành kinh doanh cũng như có những kế hoạch linh động, chuyển đổi phù hợp với giai đoạn hiện nay.

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 24/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. HAG: Heo ăn chuối Bapi “cháy hàng” chỉ sau 3h trong ngày đầu “đổ bộ” miền Bắc

  2. HAG – BAF: Bộ đôi Heo ăn chay – Heo ăn chuối ngược dòng tăng giá trong phiên sàn la liệt

  3. HPG: ‘Vua thép’ Trần Đình Long mất tỷ USD, loạt doanh nghiệp lao đao vì ‘dính’ vào Hòa Phát

  4. Gần 2 tháng sau khi bán tòa nhà 265 Cầu Giấy, FLC và FLC Homes dự chi 2.000 tỷ đồng để mua lại tài sản này.

  5. NDN: Khó khăn bủa vây : Thua lỗ chứng khoán, kinh doanh bết bát, lãnh đạo bị bắt

  6. NVL: Tin đồn và văn bản ‘cầu cứu’ trên mạng là bịa đặt

  7. PAT: Thêm DN lãi lớn nhờ phốt pho vàng, 9 tháng lãi đột biến gấp 13 lần lên 778,5 tỷ, EPS đạt đến 30.000 đồng

😎 ACG: Doanh thu quý III tăng gấp đôi, lãi trước thuế tăng gấp ba

  1. FOX: Báo lãi quý 3 tăng trưởng 22%, vẫn còn 11.300 tỷ đồng gửi ngân hàng

  2. Đạm Cà Mau lãi ròng 728 tỷ đồng quý III, có gần 7.700 tỷ tiền nhàn rỗi

_

  1. NDN: Lãnh đạo Nhà Đà Nẵng bị bắt tạm giam

  2. STK: Lỗ chênh lệch tỷ giá bào mòn lợi nhuận quý 3/2022

  3. BMI: Doanh thu tài chính tăng mạnh, Bảo Minh hoàn thành 76% kế hoạch lợi nhuận năm

  4. LPB: Một ngân hàng vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng

  5. VPB: Lãi thuần từ mua bán chứng khoán, đầu tư riêng lẻ của VPBank giảm hơn 98% so với cùng kỳ

  6. MIG: Bảo hiểm Quân đội báo lãi mạnh trong quý III/2022

  7. MAC: Maserco bất ngờ lãi khủng quý 3

  8. VinFast vay 135 triệu USD từ ADB để phát triển xe bus điện và mạng lưới trạm sạc

  9. VPI: Nợ vay tài chính tăng, lợi nhuận giảm sâu

  10. PDR: Thu nhập của Chủ tịch HĐQT Phát Đạt hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng

  11. SJG: Chuyện những doanh nghiệp thương hiệu Sông Đà bị điểm tên do nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế

  12. BCM: Bình Dương giao thêm gần 60ha đất cho 9 dự án của Becamex IDC

  13. PVD: Khởi động chương trình khoan dầu khí năm 2023

  14. DGC: Doanh thu 9 tháng tăng 86%, lãi ròng tăng ‘sốc’ 4,4 lần, áp lực lên năm 2023 sẽ ra sao?

  15. DBC: Ghi nhận doanh thu đột biến từ bất động sản, Dabaco lãi lớn sau 4 quý liền giảm sâu

  16. TCI: Quỹ Hợp Lực của TCI bị xử phạt 265 triệu đồng

  17. AMD: FLC Stone tìm được đơn vị kiểm toán, nhanh chóng công bố BCTC

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. MVN: Đề xuất thoái vốn bất ngờ của Tổng Công ty Hàng hải tại nhiều cảng biển lớn

  2. DXG lao dốc, Chủ tịch Lương Trí Thìn muốn mua vào ngay 10 triệu cổ phiếu

_

=> CỔ TỨC

  1. Thêm hàng loạt doanh nghiệp vừa công bố lịch chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền các đợt năm 2021, 2022, trong đó tiêu biểu là: PNJ, BMP, SJG, HTN, IDP…

  2. Lãi tăng 75% so với cùng kỳ, SAB dự chi hơn 1.600 tỷ tạm ứng cổ tức 2022, tỷ lệ 25%

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể dứt khỏi chuỗi giảm mạnh, sau phiên cuối tuần trước rơi tới gần 39 điểm, VN-Index tiếp tục mở cửa tuần mới trong sắc đỏ bao trùm. Tâm lý nhà đầu tư càng trở nên bi quan và dòng tiền bắt đáy không có dấu hiệu nhập cuộc. Kết quả, VN-Index thủng mốc 1.000 điểm, ghi nhận đóng cửa tại vùng ba chữ số sau gần 2 năm. Thậm chí nếu xét việc chỉ số chính của TTCK trên đà rơi và “xuyên thủng” mốc 1.000 điểm thì lần gần nhất cũng đã là gần 3 năm về trước, vào tháng 11/2019 – thời điểm COVID bắt đầu xuất hiện trên thế giới.

  • Cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh, 4 mã giảm kịch sàn

  • Nhóm chứng khoán giảm sâu, cổ phiếu VNDirect (VND) chất sàn 16 triệu đơn vị

  • Kết phiên, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 33,67 điểm (3,3%) xuống 986,15 điểm, VN30-Index cũng đánh rơi 3,63% xuống 976,88 điểm.

  • Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên cầm cổ phiếu, thống kê trên sàn HoSE có tới 430 mã giảm trong đó 148 mã giảm sàn, nhóm VN30 đóng góp tới 10 cái tên; tổng cộng cả ba sàn có tới 823 mã giảm trong đó có tới 249 mã giảm hết biên độ.

  • Mức giảm hơn 3% cũng khiến VN-Index lọt top những chỉ số chứng khoán “tệ” nhất châu Á trong phiên hôm nay 24/10. Đồng thời, vốn hóa của sàn HoSE đã bị"thổi bay" hơn 134.000 tỷ đồng chỉ sau một phiên, giá trị còn lại rơi về mức 3.934.048 tỷ đồng. Tính từ thời điểm đỉnh cao tháng 4/2022 tới nay, vốn hóa HoSE đã “bốc hơi” hơn 2 triệu tỷ đồng vốn hóa.

  • Khối ngoại giải ngân dè dặt trong phiên VN-Index thủng mốc 1.000 điểm, tập trung FRT, MSN

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Ông Petri Deryng: “Thị trường rất xấu nhưng không cần quá lo lắng vì kinh tế Việt Nam rất mạnh mẽ”. 9 tháng đầu năm, hiệu suất của quỹ ngoại đến từ Phần Lan âm 28,65%

  2. Vốn hóa chứng khoán Việt Nam “bốc hơi” 2,2 triệu tỷ đồng sau hơn nửa năm

  3. P/E của VNIndex giảm xuống dưới mức 11

  4. Thị trường giảm sâu kéo theo số lượng doanh nghiệp tỷ USD trên sàn chứng khoán cũng vơi đi đáng kể. Từ 64 doanh nghiệp tỷ USD vốn hóa vào đầu tháng 4, toàn sàn hiện chỉ còn 44 cái tên trong đó HNX đã không còn đại diện nào.

  5. Top10 tăng giảm tuần 17 - 21/10: HAG cùng nhiều mã bất động sản lọt nhóm giảm giá mạnh nhất

  6. Tài sản tỷ phú Việt Nam tiếp tục ‘‘bay màu’’ 2,3 tỷ USD sau 20 ngày

  7. Cập nhật BCTC ngày 24/10: Một ngân hàng báo lỗ gần 200 tỷ, thêm Đạm Cà Mau, FPT Telecom, Dabaco… công bố

_

  1. Lãi vay tăng cao, hiệu quả hỗ trợ lãi suất 2% suy giảm

  2. Giữ room, tăng lãi suất: Thông điệp ‘cứng’ từ Thống đốc

  3. Báo cáo quý III/2022 của một số ngân hàng cho thấy lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mà ngân hàng nắm giữ chưa thay đổi nhiều so với cuối quý II vừa qua.

  4. NHNN bán ra lượng lớn tín phiếu trên thị trường mở trong tuần từ 17/10 - 21/10, qua đó hút về hơn120.800 tỉ đồng.

  5. NHNN tiếp tục tăng mạnh giá bán USD tại Sở giao dịch từ 24.380 VND/USD lên 24.870 VND/USD, đây là lần điều chỉnh giá bán thứ 6 của nhà điều hành trong năm nay.

  6. So với cuối năm 2021, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng hiện đã tăng khoảng 2.000 đồng/USD, tương đương VND giảm khoảng 8,6% so với USD. Trong khi giá USD tự do cũng đã tăng hơn 7,2%, vượt mốc 25.000 đồng/USD.

  7. Giá USD tăng 8,6% từ đầu năm: Ngành nào hưởng lợi, ngành nào chịu thiệt?

_

=> VIỆT NAM

  1. Thực thi RCEP: 3 lợi ích chiến lược tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế khu vực

  2. Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục 620 tỷ USD, xuất siêu gần 8 tỷ USD

  3. Nhiều dự án biệt thự, liền kề ‘vỡ mộng’ thanh khoản

  4. Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nêu rõ danh mục 17 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sử dụng vốn ngân sách và hàng loạt dự án nâng cấp, mở rộng các cảng khách, cảng hàng hóa dùng vốn doanh nghiệp.

  5. Xuất khẩu dệt may ‘ngấm đòn’ lạm phát

  6. Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 10/2022, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đạt 7,1 triệu khách, giảm 11,6% so tháng 9/2022, tăng 1.814,2% so với tháng 10/2021 và giảm 23,3% so tháng 10/2019 (trước khi xảy ra dịch COVID-19).

  7. Gạo Việt “đắt hàng” tại thị trường EU

_

=> THẾ GIỚI

  1. GDP quý 3 Trung Quốc tăng vượt kỳ vọng; Chứng khoán Trung Quốc giảm sâu, Hang Seng mất gần 6%, rơi xuống mức thấp nhất kể từ 2009, các chứng khoán châu Á biến động trái chiều

  2. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục trong phiên chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ 2008

  3. Báo cáo hôm 24/10 cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý 3 đã tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua mọi dự đoán.

  4. Tại Châu Âu, thị trường diễn biến tích với đa phần các chỉ số giao dịch trong sắc xanh

  5. Theo số liệu về chỉ số giá tiêu dùng mới nhất của Mỹ, riêng chỉ số giá lương thực đã tăng 11,4% trong tháng Tám vừa qua, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong 12 tháng kể từ tháng 5/1979.

  6. Hàng chục nghìn người Hungary biểu tình phản đối chính phủ tại thủ đô Budapest

  7. Hàng nghìn người ở Anh biểu tình đòi tái gia nhập EU, coi Brexit là thất bại

  8. Trong lúc các thị trường tài chính biến động, BoE đã thông báo một lần nữa tiến hành chương trình mua trái phiếu chính phủ khẩn cấp và lùi thời điểm bán 838 tỷ bảng trái phiếu chính phủ.

  9. Nasdaq tạm dừng IPO các công ty nhỏ của Trung Quốc do sự tăng giá bất thường

  10. Nhìn lại những thay đổi lớn nhất trong công nghệ, đầu tư Trung Quốc thập kỷ qua

  11. Việc người dùng trẻ tuổi Trung Quốc ngày càng chuộng xe điện giá rẻ đã giúp BYD, công ty được Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett hậu thuẫn, bỏ xa Tesla trong cuộc đua về doanh số.

  12. Dữ liệu thị trường và thông tin do hãng nghiên cứu thị trường Fortune Business Insights cho thấy Trung Quốc kiểm soát các mỏ lithium quan trọng ở Mỹ Latinh thông qua 3 doanh nghiệp.

  13. IMF - Châu Âu đứng trước nguy cơ “suy thoái sâu hơn” do xung đột và lạm phát

  14. CNBC: “Trung Quốc đang mất thị phần sản xuất vào tay Việt Nam, Malaysia, Bangladesh”

  15. WSJ phát hiện hàng nghìn quan chức chính phủ Mỹ đầu tư cổ phiếu xung đột lợi ích

  16. Chưa tuyên bố phá sản, tài sản Evergrande đã bị chủ nợ xâu xé. Từng là niềm tự hào của ngành bất động sản Trung Quốc, Tập đoàn Evergrande giờ đây phải đối mặt với khoản nợ khổng lồ lên tới hơn 300 tỷ USD (tương đương 1,7% GDP quốc gia này năm 2021) với các chủ nợ trong và ngoài nước.

  17. Anh nhiều khả năng sẽ có Thủ tướng gốc Ấn đầu tiên sau khi bà Truss từ chức, ông Johnson rời cuộc đua

  18. Trong báo cáo mới nhất, ngân hàng đầu tư UBS có trụ sở tại Thụy Sỹ nhận định giá bất động sản tại các đô thị lớn trên toàn cầu đang quá đắt đỏ và không tương đương với mức tăng lãi suất hiện tại khi giá nhà tăng 60%, thu nhập chỉ tăng 12%

  19. Độ trễ của chính sách tiền tệ đang ngáng đường các NHTW thế giới

  20. TSMC ngừng hợp tác với công ty khởi nghiệp chip Trung Quốc do hạn chế của Mỹ

  21. Việc các đơn vị lớn như Apple, Iridium, SpaceX, T-Mobile và AT&T lần lượt tham gia từ đầu năm 2022 có thể giúp thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường internet vệ tinh trong thời gian tới.

  22. IMF dự báo, các nền kinh tế đang phát triển, lạm phát được dự báo bình quân là 9,9% trong năm nay. Còn ở các nước phát triển, con số này là 7,2%.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Tây Ban Nha đã chính thức trở thành ngôi nhà của mạng lưới ATM BTC và tiền kỹ thuật số lớn thứ ba sau Mỹ và Canada.

  2. Trung Quốc vẫn lọt top thị trường tiền mã hoá sôi động nhất thế giới bất chấp lệnh cấm

  3. Số lượng người chơi Axie Infinity giảm không phanh, xuống mức thấp nhất trong 22 tháng

  4. Trong lần điều chỉnh mới nhất vào sáng ngày 24/10/2022, độ khó khai thác đồng tiền mã hoá BTC đã tăng khoảng 3,4% lên mức cao nhất lịch sử mới, giá cổ phiếu của các công ty khai thác giảm

  5. Số lượng ví NFT của Reddit vượt cả OpenSea

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng lên trên 19.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giằng co nhẹ quanh 19.300 USD/BTC cho đến cuối ngày.

_

  1. Đạt thỏa thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ tự tin sẽ thành trung tâm khí đốt lớn

  2. Trong tháng 9, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đứng ở mức 9,79 triệu thùng/ngày, giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm trước, khi các nhà máy lọc dầu độc lập hạn chế sản lượng do biên lợi nhuận thấp và nhu cầu yếu.

  3. Giá dầu Brent đã giảm hơn 30% so với mức đỉnh hồi đầu năm, nhưng người dân Pháp, Ấn Độ hay Ghana không cảm nhận được điều đó. Điều này đồng nghĩa giá nhiên liệu vẫn là nguyên nhân chính khiến chi phí sinh hoạt tại nhiều nước tăng cao. Trong khi đó, chỉ số USD đo giá trị của đồng tiền này với rổ các đồng tiền mạnh khác tăng 15%.

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,28 USD (-1,50%), xuống 83,77 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,08 USD (-1,16%), xuống 92,46 USD/thùng.

_

  1. Nhật Bản một lần nữa can thiệp vào thị trường tiền tệ, ngăn chặn đà trượt giá của đồng yen so với đồng USD.

  2. Hàn Quốc kích hoạt hàng loạt biện pháp do tình hình thị trường ‘rất nghiêm trọng’

  3. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ tăng 29,8 USD lên mức 1.657,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và rơi xuống dưới 1.650 USD/ounce vào cuối ngày.

_

  1. Mỹ trừng phạt mặt hàng nhôm của Nga, chuỗi cung ứng toàn bị ảnh hưởng

  2. Thập niên giá gạo ổn định trên toàn cầu có thể đã kết thúc

  3. Tại Hungary và trên khắp khu vực Đông Âu, những người nghèo phải đốt cả rác thải để sưởi ấm, bởi họ không có tiền để trả cho điện và khí đốt.

  4. Ủy ban châu Âu đang mở cuộc điều tra, phân tích xem các trung gian tài chính có thao túng thị trường khí đốt hay không.

Vàng SJC 67.3 tr/lượng

USD 24,885 đồng

Bảng Anh 28,472 đồng

EUR 25,041 đồng

Nguồn: Thông Tô

Thời đi săn tài sản giá rẻ

Nhiều “cổ phiếu quốc dân” đang có mức giá thấp hơn giá trị tài sản ròng khi chỉ số VN-Index giảm hơn 30%.

Sau cú bốc hơi 1/3 vốn hóa của VN-Index, thị trường xuất hiện nhiều cổ phiếu dưới giá trị sổ sách. Ảnh: Quý Hòa

Sau cú bốc hơi 1/3 vốn hóa của VN-Index, thị trường xuất hiện nhiều cổ phiếu dưới giá trị sổ sách. Tình trạng này xảy ra ở nhiều doanh nghiệp lớn có cổ phiếu được mệnh danh là “cổ phiếu quốc dân”.

Tràn lan tài sản rẻ

Sau thời kỳ lập đỉnh từ giữa năm 2021, cổ phiếu TCB của Ngân hàng Techcombank đã liên tục dò đáy. Cú sụt giảm gần 60% giá trị khiến TCB chỉ còn loanh quanh 24.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, giá trị sổ sách của ngân hàng này lên tới gần 29.000 đồng/cổ phiếu. Ngoại trừ thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19, đây là lần hiếm hoi xảy ra hiện tượng này ở cổ phiếu TCB.
image
Techcombank vốn được đánh giá rất cao trong hiệu quả hoạt động, từ quy mô lớn, ROE cao, tỉ lệ CASA cao nhất hệ thống lên tới hơn 40%.

“Chúng tôi nhận thấy nhóm cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp một cách không thể chấp nhận được. Một số cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch bằng thậm chí dưới giá trị sổ sách”, ông Vicente Nguyễn, Giám đốc Đầu tư Quỹ AFC Vietnam Fund, nhận định. Vị chuyên gia này cho rằng P/E của nhiều ngân hàng cũng chỉ từ 4-5 lần thu nhập. Đó là một mức “siêu hấp dẫn” bất chấp những rủi ro trong ngắn hạn.

HPG của Tập đoàn Hòa Phát, một “cổ phiếu quốc dân” khác, cũng đang trong tình cảnh tương tự. Giá thép giảm làm cho HPG rơi một mạch từ đỉnh 44.000 đồng xuống lúc thấp nhất chỉ còn 17.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách được tính toán là khoảng 17.200 đồng/cổ phiếu. Thị trường đang định giá các tài sản vô hình của Hòa Phát như lợi thế cạnh tranh về quy mô, tiềm năng của dự án Hòa Phát - Dung Quất giai đoạn 2, khả năng quản lý… gần như bằng 0.

Mức giảm giá cổ phiếu HSG của Hoa Sen, đối thủ cạnh tranh chính của Hòa Phát, còn thê thảm hơn. Vốn hóa thị trường của Hoa Sen hiện chỉ còn khoảng 8.000 tỉ đồng, trong khi giá trị tài sản ròng tính đến quý III/2022 của Hoa Sen lên tới gần 12.000 tỉ đồng, gần gấp rưỡi vốn hóa.

Đà lao dốc của cổ phiếu thép được lý giải chủ yếu do đà giảm của giá thép và việc cắt giảm nhu cầu thép từ thị trường bất động sản, khi lĩnh vực này đang gặp rất nhiều khó khăn từ việc hạn chế tín dụng, siết quy định trái phiếu và lãi suất đang tăng nhanh.


Lực bán quá đà của thị trường chứng khoán không những đẩy giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách, mà thậm chí còn thấp hơn tài sản lưu động ròng. Ảnh: Quý Hòa.

Chính các áp lực này cũng đẩy nhiều cổ phiếu tên tuổi của ngành bất động sản xuống mức giá rất thấp. Sacomreal (mã SCR) và Khải Hoàn Land (mã KHL) có hệ số P/B (giá/giá trị sổ sách) bằng 0,6 lần, thậm chí ngay cả những tập đoàn lớn như Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) hay Nam Long (mã NLG) cũng đang có tỉ lệ P/B tiệm cận bằng 1.

Hiện tượng nhiều cổ phiếu lớn đang có P/B rất thấp, thậm chí nhỏ hơn 1, đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư giá trị, với chiến lược đi săn tài sản giá rẻ có cơ hội phát huy.

Thấp hơn cả tài sản lưu động ròng

Lực bán quá đà của thị trường chứng khoán không những đẩy giá cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách, mà thậm chí còn thấp hơn tài sản lưu động ròng. Được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi tổng nợ, tức bỏ qua luôn các giá trị trong khoản mục tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư huyền thoại Benjamin Graham có chiến lược đầu tư rất nổi tiếng, đó là đi “săn” các doanh nghiệp có giá trị thanh lý, hay giá trị trả lại cho cổ đông trong trường hợp công ty bị phá sản thậm chí vẫn còn cao hơn giá cổ phiếu hiện tại.

Trường hợp này đang xảy ra ở cả những doanh nghiệp lớn và vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định ở Việt Nam. Đó là trường hợp của Coteccons. Chỉ tính riêng tài sản ngắn hạn của Coteccons đã lên tới hơn 15.000 tỉ đồng, trong khi tổng nợ phải trả chỉ hơn 8.000 tỉ đồng, tương ứng mức tài sản lưu động ròng hơn 7.000 tỉ đồng. Điều đáng nói là vốn hóa của Coteccons hiện chỉ hơn 3.000 tỉ đồng, dù doanh nghiệp này vẫn luôn là đơn vị chi phối thị phần lớn của ngành xây dựng Việt Nam.

Tương tự, tại Công ty Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Dat Xanh Services, mã DXS), tài sản lưu động ròng đang ở mức 7.600 tỉ đồng nhưng vốn hóa còn chưa tới 5.000 tỉ đồng. Khó nghĩ được đây là mức định giá của một công ty nắm giữ thị phần môi giới bất động sản sơ cấp lớn nhất Việt Nam, chiếm đến khoảng 1/3 thị phần cả nước.

Đáng chú ý, trong bối cảnh lãi suất tăng, chiến lược săn cổ phiếu thấp hơn giá trị sổ sách thậm chí có thể gia tăng thêm lợi nhuận nếu công ty đó đang sở hữu trạng thái tiền mặt ròng.

Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng: “Lãi suất có thể tiếp tục tăng trong những quý tới, do đó nên duy trì sự thận trọng và cân nhắc dịch chuyển chiến lược đầu tư sang nắm giữ cổ phiếu giá trị và chi trả cổ tức cao. Chúng tôi cho rằng các cổ phiếu duy trì trạng thái tiền mặt ròng nhưng được giao dịch dưới giá trị sổ sách có thể mang đến biên độ an toàn tốt hơn”.

Đà lao dốc của thị trường chứng khoán đã gây ra nhiều thiệt hại cho nhà đầu tư, nhưng cũng đang tạo ra rất nhiều cơ hội săn tài sản giá rẻ cho những nhà đầu tư dài hạn, ưa thích tính an toàn cao

Nguồn bài viết: Thời đi săn tài sản giá rẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc

VTV.vn - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước CHND Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Hôm nay, Ban Đối ngoại Trung ương đã ra thông báo về chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 2/11/2022.

Nguồn bài viết: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc | VTV.VN