Chứng sỹ săn tin!

Hodeco (HDC): Lãnh đạo và tổ chức liên quan lại bị bán giải chấp

## (ĐTCK) Lãnh đạo báo cáo kết quả giao dịch tại Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, mã HDC - sàn HoSE).

Theo đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Thành viên HĐQT độc lập vừa bán ra thêm 73.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 212.115 cổ phiếu về 139.115 cổ phiếu, tương đương 0,13% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 21/10 đến ngày 24/10.

Thêm nữa, CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh, tổ chức liên quan ông Nguyễn Tuấn Anh cũng vừa bán ra 68.600 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 217.100 cổ phiếu về 148.500 cổ phiếu, tương đương 0,14% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ ngày 21/10 đến 24/10.

Lý do được đưa ra của ông Nguyễn Tuấn Anh và CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh là Công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.

Điểm đáng lưu ý đây không phải lần bán giải chấp đầu tiên của ông Nguyễn Tuấn Anh và CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh.

Trước đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, thành viên HĐQT độc lập đã bán ra 34.900 cổ phiếu HDC để giảm sở hữu từ 247.015 cổ phiếu về 212.115 cổ phiếu, tương ứng 0,2% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 13/10.

Thêm nữa, CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh đã bán ra 32.900 cổ phiếu HDC để giảm sở hữu từ 250.000 cổ phiếu về còn 217.100 cổ phiếu, tương ứng 0,2% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 13/10.

Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, ông Nguyễn Tuấn Anh và CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh liên tục bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.

Ngoài ra, từ 28/10 đến 25/11, ông Nguyễn Tuấn Anh và CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh tiếp tục đăng ký bán ra toàn bộ 139.115 cổ phiếu và 148.500 cổ phiếu để giảm sở hữu về 0 cổ phiếu.

Hodeco (HDC): Lãnh đạo và tổ chức liên quan lại bị bán giải chấp ảnh 1
Cổ phiếu HDC liên tục bị bán mạnh từ tháng 11/2021 tới nay (Nguồn: FireAnt).

Được biết, thời gian qua cổ phiếu HDC liên tục bị bán tháo và giảm mạnh. Cụ thể, từ 5/9 đến 24/10, cổ phiếu HDC giảm 46,6% từ 56.000 đồng về 29.900 đồng/cổ phiếu. Nếu nhìn rộng ra từ ngày 11/11/2021 tới nay, cổ phiếu HDC đã giảm 67,2% từ 91.200 đồng/cổ phiếu.

Ngược lại, ông Đoàn Hữu Hà An, con ông Đoàn Hữu Thuận, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0,93% lên 1,02% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/10 đến 17/11.

Ông Đoàn Hữu Hà Vinh, con trai của ông Đoàn Hữu Thuận cũng đăng ký mua thêm 100.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 2,09% lên 2,18% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/10 đến 17/11.

Thêm nữa, ông Lê Viết Liên, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 4,17% lên 4,26% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/10 đến 18/11.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 344,21 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 72,06 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ 35,8% lên 38,5%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 31,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 31,84 tỷ đồng lên 132,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 84,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,57 tỷ đồng lên 18,75 tỷ đồng; lãi công liên doanh, liên kết ghi nhận lỗ 6,18 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 0,13 tỷ đồng, tức giảm tới 6,31 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 80,3%, tương ứng tăng thêm 6,65 tỷ đồng lên 14,93 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Công ty cho biết doanh thu tăng trong quý III do ghi nhận chủ yếu từ một phần dự án The Light City giai đoạn 1, dự án Ngọc Tước và dự án Ecotown Phú Mỹ.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 1.124,5 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 249,17 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quý III thấp hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của 9 tháng đầu năm 2022.

Được biết, trong năm 2022, Hodeco đặt kế hoạch tổng giá trị đầu tư 4.189 tỷ đồng, doanh thu 1.913 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 429,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 245,6%, 35,67% và 38,11% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, Công ty mới hoàn thành được 58% kế hoạch lợi nhuận năm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/10, cổ phiếu HDC tiếp tục giảm sàn phiên thứ hai liên tục, tức giảm 2.200 đồng về 29.900 đồng/cổ phiếu.

Nguồn: Hodeco (HDC): Lãnh đạo và tổ chức liên quan lại bị bán giải chấp

Không chỉ các CTCK, nhiều doanh nghiệp cũng gánh lỗ cả trăm tỷ vì đầu tư chứng khoán

## Mảng đầu tư chứng khoán đang trở thành “tội đồ” kéo lùi lợi nhuận kinh doanh quý 3/2022 và 9 tháng đầu năm của nhiều doanh nghiệp trong ngành chứng khoán cũng như những “tay ngang” dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán quý 3/2022 tiếp tục chứng kiến những biến động mạnh khiến không chỉ các công ty chứng khoán (CTCK) chịu áp lực về kết quả kinh doanh khi giá trị danh mục tự doanh sụt giảm, thanh khoản thị trường xuống thấp kéo tụt doanh thu môi giới, nhu cầu margin của thị trường thấp mà còn kéo theo nhiều doanh nghiệp dù không phải là CTCK cũng thua lỗ hàng trăm tỷ đồng vì đầu tư chứng khoán.

Việc thua lỗ vì đầu tư chứng khoán của các doanh nghiệp đầu tư vào chứng khoán đã bắt đầu từ quý 2/2022 và kéo dài sang quý 3.

Riêng trong ngành chứng khoán, ghi nhận trong quý 2, thị trường có 24 CTCK báo lỗ, trong đó có 7 đơn vị lỗ trên 100 tỷ đồng. Chứng khoán APEC (mã APS) lỗ nặng nhất với mức lỗ gần 442 tỷ đồng. Sang quý 3, tình hình có sự cải thiện khi trong số 70 CTCK đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 có 15 công ty báo lỗ trước thuế (trong đó 12 công ty ghi nhận mức lỗ trên 1 tỷ đồng).

Ở các ngành khác, những cái tên như CTCP Licogi 14 (mã L14) hay CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN), CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC),… vẫn tiếp tục phải “gồng lỗ” chứng khoán.

CTCK GÁNH LỖ DO ĐÁNH GIÁ LẠI DANH MỤC CỔ PHIẾU ĐẦU TƯ

Trong quý 3, Chứng khoán Everest (mã EVS) là công ty có mức lỗ lớn nhất trong ngành chứng khoán với lợi nhuận sau thuế âm hơn 146 tỷ đồng. Nguyên nhân là danh mục tự doanh của Chứng khoán Everest đánh giá lại khoản đầu tư vào cổ phiếu ACB, NVB.

Đến cuối quý 3, Chứng khoán Everest nắm giữ gần 14,4 triệu cổ phiếu NVB và hơn 4,9 triệu cổ phiếu ACB với giá vốn lần lượt hơn 273,3 tỷ đồng và 123,8 tỷ đồng. Thời điểm 30/9, lô cổ phiếu NVB có giá trị trường 263 tỷ đồng và lô cổ phiếu ACB có giá trị thị trường 109,3 tỷ đồng. Như vậy, khoản đầu tư vào NVB đang lỗ hơn 10 tỷ đồng và vào ACB đang lỗ 14,5 tỷ đồng.

Cùng gia nhập nhóm công ty chứng khoán báo lỗ quý này còn có Chứng khoán FPT (mã FTS) với mức lỗ sau thuế hơn 60 tỷ đồng, trong khi quý 2 lãi sau thuế hơn 74,7 tỷ đồng và quý 3 năm ngoái lãi sau thuế 296 tỷ đồng.

Theo lý giải của công ty, khoản lỗ trong quý 3 phần lớn do doanh thu từ chênh lệch đánh giá lại tài sản tài chính giảm mạnh tới 162 tỷ USD (chủ yếu là khoản đầu tư vào cổ phiếu MSH giảm), trong khi quý 3/2021 chênh lệch từ đánh giá lại tài sản tài chính tăng 149,9 tỷ. Ngoài ra, trong quý 3 doanh thu hoạt động môi giới của công ty cũng giảm 50% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 76,4 tỷ đồng.

Tương tự, Chứng khoán ASEAN cũng chứng kiến quý 3 thua lỗ với mức lỗ sau thuế 48,3 tỷ đồng, trong khi quý trước đó công ty lãi sau thuế gần 25 triệu đồng và cùng kỳ năm ngoái lãi sau thuế hơn 101 tỷ đồng.

Trong quý 3, khoản đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của Chứng khoán ASEAN giảm gần 109 tỷ đồng. Tại ngày 30/9, danh mục tự doanh của Chứng khoán ASEAN có giá gốc hơn 351 tỷ đồng và giá trị trường gần 526 tỷ đồng. Công ty đang nắm giữ một số cổ phiếu như ABI, SGP, TSJ, VNC, VEC, HTM và TCB.

Chứng khoán APG cũng có quý lỗ thứ hai liên tiếp với lợi nhuận sau thuế âm hơn 49 tỷ đồng. Quý trước đó, công ty lỗ sau thuế gần 77 tỷ đồng. Trong quý 3, Chứng khoán APG ghi nhận lỗ bán danh mục FVTPL hơn 75,6 tỷ đồng, trong đó lỗ bán là 39,2 tỷ đồng và chênh lệch giảm đánh giá lại là 36,4 tỷ đồng. Tại ngày 30/9, danh mục tự doanh của công có giá trị thị trường hơn 430 tỷ đồng, trong khi giá gốc là gần 582 tỷ đồng.

Chứng khoán Trí Việt (mã TVB) báo lỗ ròng 6,2 tỷ đồng trong quý 3, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi 38,7 tỷ đồng. Thời điểm 30/9, quy mô danh mục tự doanh của TVB đã giảm một nửa từ hơn 400 tỷ đồng cuối quý trước xuống còn hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hợp lý của khoản FVTPL đã giảm mạnh từ 241 tỷ đồng xuống dưới 19 tỷ đồng (trái phiếu niêm yết chiếm gần 15 tỷ đồng). Ngoài MBB, Trí Việt gần như đã bán hết toàn bộ các cổ phiếu khác trong danh mục FVTPL như MWG, TCB.

Đáng chú ý, TVB vẫn đang “gồng lỗ” cổ phiếu HPG dù khoản đầu tư này đã âm gần 91 tỷ đồng, tương đương 46%. Các khoản lãi/lỗ tạm tính trong danh mục AFS vẫn chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh và chỉ được ghi nhận khi TVB bán hoặc chuyển sang FVTPL. Nếu khoản đầu tư này được ghi nhận, số lỗ của TVB có thể còn lớn hơn nhiều.

Ngoài các CTCK trên, nhóm các công ty báo lỗ trên 1 tỷ đồng còn có Chứng khoán Phú Hưng, Chứng khoán Beta, Chứng khoán Đại Việt, Chứng khoán Alpha, Chứng khoán SaigonBank Berjaya, Chứng khoán RHB Việt Nam và Chứng khoán EuroCapital…

Ở chiều ngược lại, nhờ thành quả của hai tháng hồi phục của thị trường chứng khoán (tháng 7, 8) hàng chục CTCK vẫn ghi nhận mức lãi hàng trăm tỷ đồng trong quý 3 như Chứng khoán Techcom (TCBS), Chứng khoán SSI (mã SSI), Chứng khoán VPS, Chứng khoán VPBank (VPBankS), Chứng khoán HSC (mã HCM), Chứng khoán VNDirect (mã VND), Mirae Asset, Chứng khoán HD (HDS), Bản Việt (mã VCI), Chứng khoán MB (mã MBS), Chứng khoán KS, Chứng khoán SHS (mã SHS)…

Theo thống kê trong top 20 CTCK có lợi nhuận tốt nhất thị trường quý 3, có 6 công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái và 8 công ty cải thiện kết quả so với quý 2/2022.

TIẾP TỤC “GỒNG LỖ” VÌ DÙNG TIỀN NHÀN RỖI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Không chỉ các CTCK chịu thua lỗ vì hoạt động tự doanh kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp “tay ngang” cũng công bố lợi nhuận quý 3 sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ nặng do đầu tư chứng khoán.

Được biết đến là hai doanh nghiệp bất động sản nhưng CTCP Licogi 14 (mã L14) và CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN) lại chi khá mạnh tiền cho đầu tư chứng khoán. Việc đầu tư xa rời mảng kinh doanh cốt lõi đã khiến hai doanh nghiệp “nếm trái đắng”, nhất là khi thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh.

Theo báo cáo tài chính quý 3, Nhà Đà Nẵng lỗ sau thuế 28,77 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 81 tỷ đồng. Lũy kế trong 9 tháng, công ty lỗ 124 tỷ đồng mà nguyên nhân không chỉ do hao hụt doanh thu kinh doanh bất động sản mà còn do lỗ đầu tư chứng khoán 60,3 tỷ đồng.

Đến cuối quý 3, Nhà Đà Nẵng đang đầu tư 399 tỷ đồng vào chứng khoán và đã trích lập dự phòng 123 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 30,9% tổng danh mục đầu tư. Trong đó, khoản trích lập lớn là vào cổ phiếu SHB (đầu tư 128 tỷ đồng, trích lập dự phòng 52,6 tỷ đồng); kế đến là cổ phiếu VHM (đầu tư 185,6 tỷ đồng, trích lập 45,1 tỷ đồng); tiếp theo là cổ phiếu TCB (đầu tư 43,7 tỷ đồng, trích lập 16,1 tỷ đồng); và cổ phiếu ABB (đầu tư 21,36 tỷ đồng, trích lập 6,2 tỷ đồng) cùng một số khoản đầu tư khác.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, công ty cũng đã “cắt lỗ” 24,6 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu EIB; 22,4 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu VNM; 6,8 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu DGC; 3,1 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu FLC; 3,1 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu KBC…


Danh mục đầu tư chứng khoán của CTCP Nhà Đà Nẵng (Nguồn: BCTC quý 3 của NDN)

Dù lãi ròng trở lại trong quý 3/2022 với lợi nhuận sau thuế 8,1 tỷ đồng, sau khi lần đầu tiên báo lỗ ròng 238 tỷ đồng vào quý 2 song lũy kế 9 tháng, Licogi 14 vẫn lỗ ròng 15,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 39 tỷ đồng. Nguyên nhân phần lớn do các chi phí tăng cao, đặc biệt là chi phí tài chính (chủ yếu là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư).

Thời điểm 30/9, danh mục chứng khoán kinh doanh của Licogi 14 có giá gốc hơn 105,3 tỷ đồng, không thay đổi so với cuối quý 2. Licogi 14 đang phải trích lập dự phòng giảm giá 68,7 tỷ đồng tương đương danh mục tạm lỗ 65,3%. Công ty không thuyết minh cụ thể nhưng nhiều khả năng danh mục cổ phiếu nắm giữ không thay đổi sau quý 3.

Ghi nhận trên BCTC bán niên soát xét, thời điểm cuối quý 2, Licogi 14 nắm giữ hơn 1,3 triệu cổ phiếu CEO của C.E.O Group và 217.300 cổ phiếu DIG của DIC Corp với giá gốc lần lượt là 86,3 tỷ đồng và 19 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6, cả 2 khoản đầu tư này đều tạm lỗ, với CEO là 51,6 tỷ đồng và DIG là 11,3 tỷ đồng.

Trong số các doanh nghiệp lỗ vì “tay ngang” đầu tư chứng khoán còn một cái tên đáng chú ý khác là Thủy sản Vĩnh Hoàn (mã VHC). Tính đến 30/9, danh mục đầu tư chứng khoán của VHC ghi nhận 191 tỷ đồng, đa phần là các cổ phiếu NLG, DXS, KBC. Công ty đang phải trích lập dự phòng gần 79 tỷ đồng, tương đương hơn 41% giá trị gốc cho các khoản đầu tư này.

Hay CTCP Đầu tư CMC (CMC) cũng công bố lỗ hơn 240 triệu đồng trong quý 3 do khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tăng đột biến 98% lên gần 9 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty đang lỗ 1,5 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9, hầu hết các khoản đầu tư cổ phiếu của CMC đều đang lỗ, ước tính trung bình giảm khoảng 30%. Riêng khoản đầu tư vào cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, CMC phải trích lập hơn 5,2 tỷ đồng, tương đương mức giảm 36%.

Cũng phải “gồng lỗ” do đầu tư vào cổ phiếu HPG, CTCP Hóa An (mã DHA) báo cáo lãi ròng giảm gần 12% so với nền thấp cùng kỳ năm ngoái dù doanh thu thuần tăng 37,5% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm lãi của DHA phần nhiều xuất phát từ việc phải trích lập dự phòng khoản mục đầu tư vào cổ phiếu HPG.

Thời điểm 30/9, giá trị khoản chứng khoán kinh doanh của DHA ở mức 88,5 tỷ đồng, tăng 2,1 tỷ đồng so với cuối quý trước. Trong quý 3, DHA đã mua thêm 100.000 cổ phiếu HPG, qua đó nâng sở hữu lên 2,64 triệu đơn vị (tương đương 80,3 tỷ đồng) trong khi đầu năm mới chỉ nắm 300.000 cổ phiếu.

Alo hôm qua có tin rồi đó bác :))) 1%

1 Likes

VND: Hơn 35 triệu cổ phiếu chứng khoán VND khớp lệnh giá sàn

Sở dĩ trong thời gian gần đây VND bị nhà đầu tư bán tháo là do có liên quan đến thông tin lô phát hành trái phiếu của Nam Trung Group. Phiên giao dịch sáng nay, hàng chục triệu cổ phiếu này được đặt lệnh bán giá sàn.

Mở phiên giao dịch chứng khoán sáng 25/10, cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect giảm sàn, xuống 11.450 đồng/cp với hàng chục triệu đơn vị nằm sàn. Đến khoảng 11h, cổ phiếu này được hấp thụ mạnh, dòng tiền lớn nhập cuộc và giải cứu VND.
Theo ghi nhận, VND được giao dịch ở giá sàn với khối lượng gần 36 triệu đơn vị, nhà đầu tư bán ròng hơn 9 triệu đơn vị.

VND được hấp thụ mạnh ở giá sàn.

Đáng chú ý, đây là phiên giảm giá thứ 5 và là phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp của VNDirect. Chỉ trong 5 phiên, VND đã giảm gần 22%, và giảm 37% trong vòng 1 tháng.
Sở dĩ trong thời gian gần đây VND bị nhà đầu tư tháo chạy là do có liên quan đến thông tin lô phát hành trái phiếu của Nam Trung Group.
Theo BCTC công ty mẹ mới công bố, VNDirect báo lãi 116 tỷ đồng trong quý 3, giảm 83% so cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, VNDirect đạt lợi nhuận trước thuế 1.719 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. VND báo lãu giảm trong bối cảnh toàn ngành chứng khoán gặp khó do thị trường chung khó khăn.
Tại thời điểm 30/9, VNDirect có quy mô tài sản 42.025 tỷ đồng, nợ phải trả 27.526 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 14.500 tỷ đồng.

Tâm thư lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết giữa những ngày chứng khoán lao dốc

## Môi trường kinh doanh khốc liệt hơn và xung đột địa chính trị đã tác động, khiến doanh nghiệp Việt đứng trước những thách thức chưa từng có. Tái cấu trúc, phản ứng nhanh, linh hoạt được nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch hành động.

Đối diện với nhiều yếu tố vĩ mô biến động khó lường, thị trường chứng khoán giảm sâu, VN-Index mất mốc 1.000 điểm, xóa bỏ hết thành quả của 2 năm trước đó khiến tâm lý nhà đầu tư hoang mang sợ hãi, tâm lý của nhân viên làm ở những doanh nghiệp cũng có những áp lực riêng. Đứng trước tình cảnh đó, thông điệp, chia sẻ của người đứng đầu doanh nghiệp cũng nhanh chóng được phát ra.

Cổ phiếu VND của CTCP Chứng khoán VNDIRECT bất ngờ nằm sàn ngay từ phiên sáng 24/10 với dư bán sàn hơn 10 triệu đơn vị, tạo sự quan tâm đặc biệt tới cổ phiếu này, dù rằng nhóm chứng khoán đóng cửa cùng chung sắc xanh da trời.

“Chúng ta đang đi qua giai đoạn hết sức khó khăn của thị trường vốn quốc tế nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Những bất ổn của tình hình vĩ mô thế giới sau giai đoạn dịch bệnh và tiếp đến là các xung đột địa chính trị tạo ra nhiều khó khăn cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc VND mở đầu trong thư gửi VNDIRECTORs chiều ngày 24/10 được cộng đồng nhà đầu tư truyền tay nhau.

Tâm thư lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết giữa những ngày chứng khoán lao dốc ảnh 1
Nội dung email được nhà đầu tư truyền tay trong các room chat

Thị trường vốn của Việt Nam, bên cạnh chịu những rủi ro vĩ mô chung của thế giới còn chịu tác động khi chịu ảnh hưởng thêm từ việc:

(1) Thắt chặt tín dụng của Ngân hàng trung ương nhằm kiểm soát lạm phát dẫn đến dòng vốn tín dụng bị hạn chế.

(2) Thị trường trái phiếu bị ách tắc sau 2 sự việc lớn trong năm làm ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực gọi vốn trung dài hạn của các doanh nghiệp.

(3) Thị trường cổ phiếu niêm yết ở giai đoạn điều chỉnh sâu khi tâm lý bi quan bao trùm lên cả nhà đầu tư tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân.

Những khó khăn đó làm cho mạch máu của nền kinh tế là dòng vốn không còn được lưu thông và dự báo sẽ tạo ra vô vàn khó khăn cho các doanh nghiệp, cho nền kinh tế trong những quý tiếp theo.

“VNDIRECT chúng ta chắc chắn cũng không thể tránh được những khó khăn, thử thách trong bối cảnh kinh tế đó. Chúng ta nhận được rất nhiều câu hỏi của thị trường về kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 của công ty chỉ đạt mức 171 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, là quý có kết quả thấp nhất trong mấy năm gần đây.

Nếu kết quả quý 3 loại bỏ phần trích lập của trạng thái đầu tư dài hạn do giá cổ phiếu điều chỉnh trong quý (PTI), thì thấy mình vẫn may mắn duy trì được kết quả này. Bên cạnh đó, VND cũng vừa chốt thành công gần 100 triệu USD từ các định chế tài chính nước ngoài. Đây là khoản vay USD lớn thứ 2 trong năm và một lần nữa khẳng định vị thế của VND trên thị trường vốn quốc tế. VND cũng luôn fully hedging các khoản vay nước ngoài để đảm bảo kiểm soát toàn bộ rủi ro tỷ giá.

Những kết quả đó chính là động lực để tiếp tục đi trên con đường và triết lý kinh doanh đang xây dựng tại VNDIRECT, đó là con đường giúp khách hàng kiến tạo được sức khoẻ tài chính, sự thịnh vượng và tăng trưởng bền vững (health-wealth-grow); cũng là sứ mệnh kết nối, khơi thông dòng vốn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được nguồn tài chính để hiện thực hoá tầm nhìn kinh doanh của mình", ông Long chia sẻ qua email.

Theo báo cáo tài chính quý 3 công ty mẹ VND, doanh thu hoạt động 1.400 tỷ đồng, giảm 9%. Đáng chú ý, mảng tự doanh kém khả quan với lỗ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng mạnh 70%, lên mức 647,5 tỷ đồng đồng. Qua đó, kéo lợi nhuận tự doanh chỉ còn 20 tỷ đồng, giảm hơn 85% so với cùng kỳ. Mảng tích cực trong kỳ của VND là lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 21% lên 377,5 tỷ đồng.

Trong phần chi phí, đáng chú ý với chí phí tài chính 336,5 tỷ đồng, tăng đến 250%, chi phí quản lý cũng tăng 40% lên 87 tỷ đồng.

Kết quả, VND lãi 93,5 tỷ đồng, giảm 83% so với quý 3/2021.

Bên cạnh đó, nội dung email cũng nêu: "H iện nay có rất nhiều tin đồn vô căn cứ/sai sự thật, kể cả tin đồn sai lệch về Trung Nam và những tin đồn/bịa đặt về những bắt bớ sai phạm khiến VND gặp không ít khó khăn. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng đang nhận được rất nhiều sự chia sẻ, động viên của đối tác về niềm tin vào sự phát triển của thị trường Việt Nam, vào sự vững vàng của VNDIRECT.

Đây là lúc chúng ta cùng nhau cập nhật thông tin của VND, để có những thông tin đúng đắn và không bị tin đồn ảnh hưởng. Vì nếu chúng ta cũng hành xử theo tin đồn, thì chính chúng ta là một phương tiện thúc đẩy thêm đám đông sợ hãi".

Vấn đề lựa chọn doanh nghiệp, VNDIRECT lựa chọn doanh nghiệp luôn theo các chuẩn mực của 5Cs (Cashflow, Capital, Conditions, Collateral, Corporate Governance).

Theo đó, CEO VND cho rằng, Trung Nam Group là một tập đoàn năng lượng có quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng công suất lắp đặt năng lượng tái tạo chiếm 8% toàn thị trường. Với 9 nhà máy, tổng công suất hơn 1.600 MW hiện nay, Trung Nam luôn đảm bảo duy trì dòng tiền khá ổn định (cashflow). Với platform hiện có, Trung Nam đang có quy mô tổng tài sản dự kiến gần 50.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 14.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Trung Nam cũng đang được một tổ chức nước ngoài tư vấn để gọi vốn quốc tế, và các nhà đầu tư đang trong quá trình đánh giá thẩm định chi tiết (capital - khả năng huy động vốn mới).

Đối với các giao dịch trái phiếu cho VNDIRECT tư vấn phát hành, điều kiện phát hành của Trung Nam là vốn đầu tư cho các nhà máy điện và tạo dòng tiền tương lai, chứ không phải mua tài sản và đầu cơ tài sản chờ tăng giá (condition). Tài sản của Trung Nam là dòng tiền từ các nhà máy phát điện và quỹ đất tích luỹ từ quá trình đầu tư hạ tầng ở Đà Nẵng và Khánh Hoà và quy mô vốn chủ sở hữu lớn (Collateral).

Quan trọng hơn nữa, lãnh đạo Trung Nam là những con người có tầm nhìn và sứ mệnh đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và lợi thế của Trung Nam là làm chủ được năng lực đầu tư hạ tầng, có uy tín với các nhà cung cấp thiết bị để quá trình đầu tư nhanh và hiệu quả (Corporate Governance).

Việc đồng hành cùng Trung Nam chính là minh chứng cho sự kiên định với sứ mệnh dẫn vốn của VNDIRECT cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vì ai cũng hiểu được tầm quan trọng của an ninh và tự chủ năng lượng của quốc gia sau những sự kiện đang diễn ra về sự thiếu hụt năng lượng của các nước Châu Âu.

“Hy vọng rằng mỗi VNDIRECTORs cùng nhau cập nhật, thông tin kiến thức cơ bản để có lăng kính soi sáng bản thân và là sứ giả truyền thông của tổ chức đến khách hàng, đối tác và đồng nghiệp”, CEO VND chia sẻ qua email.

Không chỉ VNDIRECT, thông tin liên quan đến Tập đoàn Nova Group thời gian gần đây cũng được giới đầu tư đặc biệt quan tâm, cũng đã có những thông báo nội bộ trong ngày 24/10.

Thông báo nêu, Tập đoàn Nova đã và đang điều chỉnh chiến lược, kế hoạch hành động thông qua việc tập trung nguồn lực tối đa để triển khai các dự án trọng điểm như AquaCity, NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Ho Tram và các dự án bất động sản trung tâm TP.HCM; thu gọn một số hoạt động kinh doanh không hiệu quả, những hoạt động nào mang lại giá trị gia tăng cho các cụm đô thị thì tiếp tục triển khai để phục vụ khách hàng và cộng đồng.

Tôi tin rằng, sự điều chỉnh kịp thời này sẽ giúp Tập đoàn củng cố chiến lược phát triển, đối với cá nhân sẽ giúp phát huy nội lực, tập thể sẽ phát huy tối đa vai trò. Tất cả nhằm hướng đến mô hình hoạt động chuyên nghiệp - hiệu quả. Do đó, Ban Lãnh đạo mong muốn các cộng sự sẽ quyết tâm nỗ lực để hoàn thành tốt công việc được giao, cùng nhau chinh phục vượt qua thử thách”, Ban Lãnh đạo Nova Group chia sẻ trong thông báo.

Đồng thời, Novaland (NVL) cũng lên tiếng về tin đồn sai sự thật về dự án AquaCity.

Theo NVL, trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh một đoạn nội dung “Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Biên Hòa cung cấp hồ sơ cho Phòng An ninh kinh tế - Công an TP.HCM về dự án IZUMI CITY và dự án AQUA CITY về sai phạm trong quản lý đất đai của Liên hiệp HTX Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai (Dona Coop) trước ngày 15/11/2022”. Novaland khẳng định, đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật và Tập đoàn đang làm việc với các cơ quan chức năng để có những biện pháp xử lý xác đáng việc lan truyền nội dung xuyên tạc trên, gây tâm lý hoang mang của cộng đồng xã hội, khách hàng, nhà đầu tư…

Đến thời điểm hiện tại, với việc nỗ lực đảm bảo tiến độ thi công, Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City đã chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực để chào đón những cư dân đầu tiên, các thương hiệu từ vui chơi, giải trí, mua sắm cũng đã đồng loạt hiện diện tại đô thị.

Phía Nam Long cũng lên tiếng trước thông tin này, cụ thể, Nam Long Group khẳng định, đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật về dự án Izumi City và đã được Công an TP.HCM xác nhận và bác bỏ thông tin vào chiều cùng ngày (24/10).

Những hình ảnh và thông tin sai lệch trên đang ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của chủ đầu tư Izumi City. Để bảo vệ công ty thành viên cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan, Nam Long Group sẵn sàng làm việc với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý nghiêm những tổ chức/cá nhân đăng tải, lan truyền những thông tin sai lệch này.

Trước đó, trên mạng xã hội có lan truyền thông tin liên quan đến Nam Long chậm trả nợ cho nhà thầu tại dự án Izumi City.

Tâm thư lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết giữa những ngày chứng khoán lao dốc ảnh 3

Nam Long ngay lập tức đã có phản ứng trước thông tin này. Theo Nam Long, Izumi City (tên pháp lý: Dong Nai Waterfront) là dự án của Công ty TNHH Thành phố Waterfront Đồng Nai - một công ty con của Nam Long. Dự án được mua từ chủ đầu tư Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai (Dona Coop).

Công ty TNHH Thành phố Waterfront và Công ty Dona Corporation đang trong quá trình thỏa thuận những chi phí phát sinh về việc phát triển hạ tầng chung của toàn khu. Sự việc căng băng rôn là sự cố hiểu lầm ngoài ý muốn giữa các nhà thầu và chúng tôi đang cùng nhau giải quyết.

Nam Long cam kết luôn thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ liên quan mà Nam Long trực tiếp kí kết cùng đối tác.

Căn cứ theo BCTC hợp nhất quý 3/2022, tiền mặt của Nam Long Group là 3.900 tỷ đồng, nên việc đảm bảo thanh toán cho nhà thầu như cam kết hoàn toàn nằm trong khả năng của NLG. Thông tin lan truyền lan truyền trên mạng về việc NLG không đủ khả năng thanh toán là không chính xác.

1 Likes

Bộ Công an: Tin đồn sắp tới xử lý tập đoàn, doanh nghiệp lớn là sai sự thật

Bộ Công an khẳng định tin đồn sắp tới Bộ Công an sẽ tiến hành xử lý tiếp một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn là thông tin giả, thông tin thất thiệt, sai sự thật

Trong những ngày gần đây, xuất hiện một số thông tin cho rằng sau vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Bộ Công an sẽ tiến hành xử lý tiếp một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn. Thông tin nêu trên khiến nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp hoang mang lo lắng.

Bộ Công an: Tin đồn sắp tới xử lý tập đoàn, doanh nghiệp lớn là sai sự thật - Ảnh 1.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an

Về vấn đề này, ngày 25-10, trao đổi với Báo Người Lao Động , Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết thời gian qua, dưới sự chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý một số vụ án sai phạm, vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế như vụ việc xảy ra tại Công ty Việt Á, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông.

Theo đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố các vụ án này do các hành vi vi phạm pháp luật của các bị can, hoàn toàn không có việc hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.

“Việc xử lý nhằm góp phần bảo đảm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tài chính, ngân hàng hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn và phát triển bền vững, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi dụng việc Bộ Công an xử lý một số vụ án như kể trên, các thế lực thù địch, phần tử xấu đã đăng tải, phát tán nhiều tin giả, tin sai sự thật liên quan đến kinh tế, tài chính, tiền tệ. Mục đích nhằm gây hoang mang dư luận, gây rối loạn, mất an ninh, an toàn thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích, hoạt động bình thường của người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhất là thông tin cho rằng Bộ Công an sẽ tiến hành xử lý tiếp một số tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế lớn, Bộ Công an khẳng định đây là thông tin giả, thông tin thất thiệt, sai sự thật” - Trung tướng Tô Ân Xô nêu rõ.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an sẽ tiếp tục xác minh, điều tra, xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi đưa tin thất thiệt, không chính xác, gây hoang mang dư luận, tác động tiêu cực đến an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ, an ninh đầu tư. Đề nghị mọi người dân không tin, không nghe, không lan truyền các thông tin thất thiệt; tiếp nhận các thông tin chính thống từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Fed bắt đầu tranh luận khi nào và bằng cách nào để giảm tốc độ tăng lãi suất

## Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất lớn khác vào đầu tháng 11. Tuy nhiên, mối quan tâm bây giờ của các quan chức Fed là khi nào và bằng cách nào để làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.

Chủ tịch Fed Jerome Powell. (Ảnh: Getty Images, iStock).

Ý định “đi chậm lại” của Fed

Theo Reuters, các quan chức tại Fed đang chuyển sang tranh luận rằng ngân hàng trung ương Mỹ nên kéo chi phí đi vay lên tới đâu và khi nào cũng như bằng cách nào để làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tuần trước, ông James Bullard - Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis, nhận định: “Chúng tôi đang xác định nơi mình cần đến…cuộc tranh luận này sẽ nóng lên vào cuối năm nay”.

Tại một sự kiện ở California ngày 21/10, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco - bà Mary Daly đã góp thêm tiếng nói vào cuộc tranh luận.

Dù thừa nhận rằng lạm phát cao dai dẳng khiến Fed “rất khó” từ bỏ việc tăng lãi suất, bà Daly nhấn mạnh rằng “đã đến lúc chúng tôi cần bắt đầu cân nhắc về việc làm dịu chính sách tiền tệ”.

Tại cuộc họp tháng 11, Fed có thể sẽ phát tín hiệu cho thị trường, bởi các quan chức hiện đang cân nhắc về những rủi ro ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa ghi nhận nhiều tiến bộ.

Ngân hàng trung ương Mỹ nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ 4 liên tiếp. Tuy nhiên, ngay cả khi thị trường tin Fed sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất lớn khác tại cuộc họp tháng 12, nhiều người vẫn nghĩ Fed sẽ cần phải xả hơi.

Quá trình tăng lãi suất vẫn chưa kết thúc, nhưng các nhà hoạch định chính sách cảm thấy rằng có thể đã đến thời điểm mà các đợt tăng tiếp theo sẽ ở quy mô nhỏ hơn so với trước kia.

Đồng thời, họ cũng có thể đã gần đến ngưỡng mà Fed có thể tạm dừng việc thắt chặt chính sách để đánh giá lại toàn bộ quá trình, trong khi chờ nền kinh tế thích nghi với điều kiện tín dụng vừa thay đổi.

Tín hiệu từ giới chức Fed có thể nhẹ nhàng và tinh tế, như cách Phó Chủ tịch Lael Brainard thể hiện trong bài phát biểu hồi đầu tháng này.

Khi đó, bà Brainard đã đề cập một vài lý do cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ cần thận trọng về việc thắt chặt chính sách hơn nữa, nhưng không công khai kêu gọi giảm tốc hoặc tạm dừng chu kỳ lãi suất.

Thông điệp cũng có thể thẳng thừng hơn. Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago - Charles Evans, đã cảnh báo về những rủi ro “phi tuyến tính” cực lớn đối với nền kinh tế nếu lãi suất vượt quá mức 4,6% mà Fed dự kiến vào tháng 9 rằng họ sẽ đạt được vào năm tới.

Ông Evans bày tỏ: “Chu kỳ thắt chặt chính sách đã thực sự bắt đầu đè nặng lên nền kinh tế”. Theo vị quan chức, ngay cả với triển vọng lãi suất hiện tại, ông cũng không chắc liệu Mỹ có tránh được suy thoái hay không.

Trong bối cảnh giới chức Fed ngày càng thể hiện quan điểm rõ rệt hơn cũng như ngày càng nhiều nhà kinh tế cảnh báo suy thoái có thể xảy ra vào năm tới, cuộc họp tháng 11 có thể là thời điểm Fed báo hiệu đã đến lúc phải đi chậm lại.

Tại cuộc họp báo sau phiên họp chính sách tháng 9, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát tín hiệu rằng đến “một lúc nào đó”, ngân hàng trung ương Mỹ cần phải làm như vậy. Kể từ sau đó, ông Powell chưa công khai thảo luận về chính sách tiền tệ lần nào.

Mong lạm phát không gây bất ngờ

Dữ liệu về lạm phát không thể xoa dịu căng thẳng tại Fed. Trong tháng 9, chỉ số CPI toàn phần tăng 8,2% so với một năm trước. Fed sử dụng một thước đo khác cho mục tiêu lạm phát 2% của mình, nhưng chỉ số đó vẫn cao gấp ba lần mục tiêu, Reuters lưu ý.

Tăng trưởng việc làm vẫn tương đối mạnh và số lượng vị trí trống hiện lớn hơn nhiều so với số lượng người tìm việc. Các nhà tuyển dụng nói rằng họ vẫn gặp khó khăn khi tìm kiếm công nhân.

Song, ngay cả một số quan chức “diều hâu” nhất của Fed cũng tỏ ra sẵn sàng để nền kinh tế có thời gian bắt kịp với chính sách tiền tệ. Chia sẻ với Reuters, ông Bullard đồng tình rằng Fed nên kéo lãi suất chuẩn lên khoảng 4,6%, sau đó tạm dừng và đánh giá tình hình.

Dù vậy, ông Bullard muốn nhanh chóng đạt được mức lãi suất đó bằng hai đợt tăng 75 điểm cơ bản vào cuối năm nay và sau đó để chính sách tự phát triển trong năm 2023 dựa theo diễn biến của lạm phát.

Nhìn chung, kỳ vọng lạm phát của giới chức Fed đang được định hình bởi ba yếu tố chính. Chúng khiến các nhà hoạch định chính sách vừa muốn thận trọng với các đợt tăng lãi suất tiếp theo vừa muốn để ngỏ các lựa chọn của họ.

Các quan chức Fed thừa nhận lạm phát đã lan rộng và trở nên dai dẳng hơn so với dự đoán, đồng thời có thể mất nhiều thời gian hơn mới hạ nhiệt.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng đồng ý rằng tác động đầy đủ của chu kỳ tăng lãi suất có thể chưa thể hiện rõ ràng ngay trong vài tháng, ngay cả khi dữ liệu đang bắt đầu cho thấy áp lực đang dần thoái lui.

Chẳng hạn, giá xe - một trong các động lực thúc đẩy lạm phát trong giai đoạn đầu của đại dịch, đã giảm bớt. Giám đốc trong ngành này kỳ vọng giá sẽ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới.

Dữ liệu hàng tháng cho thấy giá thuê nhà cũng đang giảm và ngành bất động sản - một thước đo khác liên quan đến chi tiêu hộ gia đình, đang chững lại nhanh chóng khi lãi suất cho vay thế chấp trung bình 30 năm lên gần 7%.

Song, giới chức Fed cũng e ngại rằng lạm phát có thể gây bất ngờ. Họ hy vọng về những điều tốt nhất nhưng cũng chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất. Trong biên bản họp tháng 9, 17 trong 19 quan chức Fed nói rủi ro lạm phát “có nguy cơ gia tăng”.

Trong tình huống đó, ngay cả các quan chức sẵn sàng tăng lãi suất 75 điểm cơ bản cũng không muốn công chúng đánh đồng rằng các mức tăng nhỏ hơn trong tương lai là một sự “đảo chiều” chính sách.

Các quan chức “bồ câu” như ông Evans cũng nhất trí rằng chính sách tiền tệ nên tiến vào khu vực hạn chế tăng trưởng hơn và duy trì ở đó cho đến khi lạm phát bị khống chế, Reuters cho hay.

Một số khác thì đồng ý rằng ngay cả khi Fed chỉ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản sau cuộc họp tháng 11, chu kỳ thắt chặt chính sách vẫn được tính là nhanh so với vài thập kỷ trở lại đây và có thể nhanh chóng kéo lãi suất chuẩn lên mức 5% hoặc cao hơn.

Vào những năm 1990, Fed đã từng kéo lãi suất lên mức đó. Ở thời điểm hiện tại, các nhà kinh tế cho rằng Fed cần phải đưa lãi suất lên trên mức 5% thì mới có thể ghìm cương lạm phát.

Yên Khê

Dragon Capital liên tục lướt sóng cổ phiếu FPT

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Thành viên HĐQT độc lập của CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HOSE: HDC) - vừa đăng ký bán hơn 139 ngàn cp HDC. Nếu thành công, ông sẽ chính thức thoái sạch vốn khỏi công ty này.

Cụ thể, theo thông tin công bố ngày 24/10, ông Nguyễn Tuấn Anh đăng ký bán toàn bộ 139,115 cp HDC đang nắm giữ từ ngày 28/10-25/11 theo hình thức khớp lệnh để cơ cấu danh mục. Chiếu theo thị giá HDC ngày 25/10 là 27,900 đồng/cp, ông Tuấn Anh có thể thu về khoảng 3.9 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch.

Cũng trong ngày 24/10, một cổ đông khác là CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh - nơi ông Tuấn Anh đang giữ chức Chủ tịch HĐQT - đăng ký bán hơn 148 ngàn cp HDC theo hình thức khớp lệnh, với cùng lý do cơ cấu danh mục. Thương vụ có giá trị ước tính hơn 4.1 tỷ đồng. Thương vụ thành công cũng đồng nghĩa Thiên Anh Minh sẽ thoái hết vốn khỏi HDC.

Động thái thoái vốn của ông Tuấn Anh và Thiên Anh Minh diễn ra trong bối cảnh 2 cổ đông này bị công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phần HDC đến 2 lần trong tháng 10. Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 21-24/10, Thiên Anh Minh đã bị bán giải chấp hơn 68 ngàn cp HDC, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0.14% (tương đương 148,500 cp). Với thị giá trung bình là 31,000 đồng/cp, ước tính giá trị thương vụ khoảng hơn 2.1 tỷ đồng.

Cùng giai đoạn, ông Nguyễn Tuấn Anh bị bán giải chấp 73 ngàn cp HDC, hạ tỷ lệ sở hữu xuống còn 0.13% (tương đương hơn 139 ngàn cp). Thương vụ có giá trị ước tính khoảng 2.26 tỷ đồng.

Trước đó, vào ngày 13/10/2022, Thiên Anh Minh bị bán giải chấp gần 33 ngàn cp HDC theo hình thức khớp lệnh, hạ tỷ lệ sở hữu tại đây xuống còn 0.2% (tương đương 217 ngàn cp). Với thị giá 34,200 đồng/cp phiên 13/10, giá trị thương vụ ước hơn 1.1 tỷ đồng.

Cùng ngày, ông Tuấn Anh cũng bị bán giải chấp gần 35 ngàn cp HDC, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0.2%. Giá trị thương vụ ước tính khoảng 1.2 tỷ đồng.

Trong các giai đoạn trên, giá cổ phiếu HDC lao dốc. Từ đỉnh giai đoạn 42,700 đồng/cp tại phiên 05/10, giá cổ phiếu HDC đã xuống 27,900 đồng/cp lúc kết phiên 25/10, tương ứng giảm 34%.

Về tình hình kinh doanh, theo BCTC quý 3 công bố gần đây, HDC đạt doanh thu 344 tỷ đồng và lãi ròng 72 tỷ đồng, tương ứng tăng 22% và 6% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu Công ty tăng 22%, lên hơn 1.1 ngàn tỷ đồng; lãi ròng gần 248 tỷ đồng, tăng 18%.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng 2022 của HDC

Nguồn bài viết: Liên tục "lướt sóng", Dragon Capital đã bán gần 1,4 triệu cổ phiếu FPT và không còn là cổ đông lớn

Bị bán giải chấp 2 lần trong nửa tháng, lãnh đạo Hodeco (HDC) và đơn vị liên quan quyết định thoái sạch vốn

Bị bán giải chấp 2 lần trong nửa tháng, lãnh đạo Hodeco (HDC) và đơn vị liên quan quyết định thoái sạch vốn

Đóng cửa phiên 24/10, cổ phiếu HDC của Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu - Hodeco giảm sàn về mức 29.900 đồng/cp, tương ứng đã giảm khoảng 46% sau hơn 1 tháng.

Thành viên HĐQT Nguyễn Tuấn Anh vừa báo cáo đã bán 73.000 cổ phiếu HDC của CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu - Hodeco (HoSE: HDC) từ ngày 21/10 đến 24/10.

Theo đó, sở hữu của ông Nguyễn Tuấn Anh tại HDC giảm từ 212.115 cổ phiếu về 139.115 cổ phiếu, tương đương 0,13% vốn điều lệ.

Cùng chiều, CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh, tổ chức liên quan ông Nguyễn Tuấn Anh cũng vừa bán ra 68.600 cổ phiếu, hạ sở hữu về mức 148.500 cổ phiếu, tương đương 0,14% vốn điều lệ từ ngày 21/10 đến 24/10.

Đóng cửa phiên 24/10, cổ phiếu HDC giảm sàn về mức 29.900 đồng/cp, tương ứng đã giảm hơn 46% chỉ trong khoảng 1 tháng rưỡi.

Đáng chú ý, lý do được đưa ra của ông Nguyễn Tuấn Anh và CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh về giao dịch này là Công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.

Cách đây không lâu, ngày 13/10, ông Nguyễn Tuấn Anh và Thiên Anh Minh đã bán 34.900 cổ phiếu HDC và 32.900 cổ phiếu HDC cùng nguyên nhân bị bán giải chấp cổ phiếu.

Ngay sau khi bị bán giải chấp lần 2, ông Nguyễn Tuấn Anh và CTCP Đầu tư Thiên Anh Minh đăng ký thoái toàn bộ vốn tại Hodeco từ ngày 28/10 đến 25/11.

Ngược chiều, 2 người con Chủ tịch HĐQT Đoàn Hữu Thuận là Chủ tịch HĐQT ông Đoàn Hữu Hà An và Đoàn Hữu Hà Vinh đăng ký mua tổng cộng 200.000 cổ phiếu từ ngày 19/10 đến 17/11.

Bên cạnh đó, ông Lê Viết Liên, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc HDC cũng đăng ký mua 100.000 cổ phiếu từ ngày 20/10 đến 18/11.

Về tinh hình doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 1.124,5 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng 18,8% lên mức 249,17 tỷ đồng, tương ứng 58% kế hoạch lợi nhuận năm.

Nguồn bài viết: Bị bán giải chấp 2 lần trong nửa tháng, lãnh đạo Hodeco (HDC) và đơn vị liên quan quyết định thoái sạch vốn

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm vào phiên 25/10 khi nhà đầu tư đánh giá đà suy yếu của lợi suất trái phiếu và dữ liệu mới để có thêm dự báo về sức khoẻ nền kinh tế Mỹ.

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (25/10), khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và tỷ giá đồng USD cùng đi xuống, trong khi nhà đầu tư đánh giá những dữ liệu kinh tế mới để có một bức tranh rõ nét hơn về tình trạng sức khoẻ nền kinh tế Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 337 điểm, tương ứng 1,07%, và kết phiên ở gần 31.837 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite đi lên tương ứng 1,63% và 2,25%.

Trong phiên cuối tuần trước và đầu tuần này, thị trường chứng khoán Mỹ đều đi lên rõ rệt. Hôm 21/10, Dow Jones vọt lên gần 750 điểm. Hôm thứ Hai (24/10), Dow Jones và S&P 500 cùng tăng hơn 1%.

**

Nhân tố chính tạo ra phiên tăng này của chứng khoán Mỹ là sự giảm nhiệt của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Lợi suất kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm - mốc tham chiếu của thị trường - giảm 15 điểm cơ bản ở thời điểm gần cuối phiên giao dịch, còn 4,078%. Lợi suất của kỳ hạn 2 năm giảm 3 điểm cơ bản, còn 4,473%.

**

Ông Cliff Hodge, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý tài sản Cornerstone Wealth, cho rằng, những biến động của lợi suất và chỉ số chứng khoán là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư “đang kỳ vọng ngày càng lớn vào việc Fed sẽ không thắt chặt quá mức”.

Chỉ số S&P CoreLogic Case-Shiller 20-City House Price vừa được thông báo cho thấy giá nhà tháng 8 tại 20 thành phố lớn vẫn cao hơn 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 1,3% so với tháng liền trước. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) cũng giảm, cho thấy người dân đang có cái nhìn bi quan hơn về triển vọng nền kinh tế.

“Chúng ta đang chứng kiến nền kinh tế giảm tốc đủ để không còn phải lo về việc Fed tăng sẽ phải tăng lãi suất nhiều hơn”, Giám đốc đầu tư Paul Zemsky của Voya Investment Management nhận định trên CNBC. “Tôi nghĩ cuối cùng cũng đã đã đến lúc thị trường phản ánh chuẩn xác mức độ thắt chặt của Fed”.

Loạt báo cáo tài chính quý 3 của các doanh nghiệp lớn cũng tác động không nhỏ đến thị trường phiên này. Cổ phiếu General Motors (GM) và Coca-Cola tăng tương ứng 3,6% và 2,4% sau kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo. Cổ phiếu Xerox lao dốc 14% sau khi lợi nhuận không đạt kỳ vọng.

Trong mùa báo cáo này, các doanh nghiệp niêm yết ở Phố Wall đang chứng tỏ khả năng chống chọi tốt hơn kỳ vọng. Dữ liệu của FactSet cho thấy trong số các công ty đã báo cáo tính đến thời điểm này, có 71% đạt lợi nhuận tốt hơn dự báo.

Thị trường đang chờ báo cáo từ các Big Tech. Trong đó Alphabet và Microsoft công bố kết quả kinh doanh quý 3 sau khi thị trường đóng cửa phiên ngày thứ Ba. Meta Platforms, Amazon và Apple cũng đều công bố trong tuần này. Xét tới quy mô và giá trị vốn hoá khổng lồ của các “ông lớn” công nghệ, báo cáo của của các công ty này nhiều khả năng sẽ dẫn tới biến động trong các chỉ số.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm

Lòng vòng mua bán tòa nhà 265 Cầu Giấy (Hà Nội): Tiền không “ra khỏi” OCB, tài sản về tay nhóm liên quan đến Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn

Để có tiền mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy (Hà Nội) từ OCB thì FLCHomes và CTCP Tập đoàn FLC phải bán lại chính tòa nhà này cho CTCP Gateway Hà Nội. Nhưng CTCP Gateway Hà Nội không có tiền nên phải dùng chính hợp đồng đặt cọc mua tòa nhà 265 Cầu Giấy thế chấp với OCB lấy tiền trả cho FLCHomes và CTCP Tập đoàn FLC.

Ngày 21/10, CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes công bố thông tin về việc ngày 20/10, FLCHomes cùng với CTCP Tập đoàn FLC (FLC) đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ: Số 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội cho CTCP Gateway Hà Nội.

Giá bán công trình xây dựng là 2.000 tỷ đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán.

Được biết, toà nhà 265 Cầu Giấy đã được sở hữu bởi Ngân hàng OCB từ năm 2020. Vào ngày 21/9/2020, HĐQT Tập đoàn FLC đã thông qua việc sử dụng tài sản tại số 265 Cầu Giấy để bảo đảm cho nghĩa vụ tài chính của Bamboo Airways tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chi nhánh Thăng Long.

Sau đó, đến ngày 9/11/2020 HĐQT đã ban hành nghị quyết dùng toà nhà 265 Cầu Giấy để gán nợ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC, FLCHomes, CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) và CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tại OCB.

Đến cuối tháng 6 năm nay, Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC đã ban hành nghị quyết thông qua việc FLC cùng với FLCHomes mua lại Toà nhà 265 Cầu Giấy từ OCB.

Ngày 29/8, Hội đồng quản trị FLCHomes đã thông qua việc chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản giữa FLC, FLCHomes và OCB. Theo đó, hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực khi FLC và FLCHomes đã liên đới hoàn trả toàn bộ khoản tiền đã nhận theo quy định tại Hợp đồng mua bán tài sản cho OCB.

Sau khi chấm dứt hợp đồng, FLC và FLCHomes sẽ có quyền chuyển nhượng cho bên thứ 3 khác tài sản là toàn nhà 265 Cầu Giấy với giá trị chuyển nhượng tối thiểu là 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế GTGT và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán).

Theo thông tin trên Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm, ngày 14/9/2022, CTCP Gateway Hà Nội đã thế chấp hợp đồng đặt cọc ngày 30/8 với bên đặt cọc là Gateway Hà Nội và bên nhận đặt cọc là FLC và FLCHomes để đảm bảo cho khoản vay hoặc nghĩa vụ 1.659 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – Chi nhánh Gia Định.

Thực tế là việc mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ OCB của FLC và FLCHomes mới chỉ là “chủ trương” vì hợp đồng mua bán giữa FLC và FLCHomes với OCB chỉ hoàn thành khi đã thanh toán hết tiền. Nhưng FLC và FLCHomes không có tiền để trả luôn nên phải làm động tác bán cho CTCP Gateway Hà Nội.

Vì chưa được quyền bán (vì chưa trả hết tiền cho OCB) nên giữa FLC và FLCHomes với CTCP Gateway Hà Nội chỉ dừng lại ở hợp đồng đặt cọc. Sau đó Gateway Hà Nội dùng hợp đồng đặt cọc này cầm cố với OCB lấy tiền trả cho FLC và FLCHomes.

Lúc này FLC và FLCHomes có tiền trả cho hợp đồng mua bán tòa nhà với OCB. Sau khi việc mua lại của FLC và FLCHomes hoàn thành thì hợp đồng mua bán giữa FLC và FLCHomes và Gateway Hà Nội được thực hiện.

Nói cách khác, dòng tiền không chạy ra khỏi OCB.

Vậy Gateway Hà Nội là ai?. Theo dữ liệu cho thấy CTCP Gateway Hà Nội vừa được thành lập ngày 2/8/2022 và có trụ sở chính tại tầng 1, tòa Packsimex, 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Người đại diện pháp luật khi mới thành lập là Giám đốc Nguyễn Sĩ Toàn (SN 1980).

CTCP Gateway Hà Nội có vốn điều lệ là 345 tỷ đồng với các cổ đông sáng lập gồm: Công ty CP Đầu tư Bình An House góp 341,55 tỷ đồng, chiếm 99% vốn điều lệ; ông Nguyễn Đức Toàn góp 1,73 tỷ đồng, chiếm 0,5% vốn điều lệ và bà Nguyễn Thị Thanh Hà góp 1,73 tỷ đồng, tương đương 0,5% vốn điều lệ.

Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Thực tế CTCP Gateway Hà Nội có liên quan đến OCB. Dữ liệu cho thấy, Công ty CP Đầu tư Bình An House (chiếm 99% vốn điều lệ của CTCP Gateway Hà Nội) được thành lập ngày 9/10/2014 với tên ban đầu là Công ty CP Cà phê Phương Đông (địa chỉ tại: Khu sản xuất Bình Chuẩn, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, Bình Dương).

Đến ngày 26/12/2019, Công ty CP Cà phê Phương Đông được đổi tên thành Công ty CP Đầu tư An Bình House với người đại diện pháp luật là ông Đào Duy Hải (SN 1982).

Đáng chú ý ông Đào Duy Hải là Trưởng ban kiểm soát ở CTCP Chứng khoán quốc tế Việt Nam (VISe).

VISe được thành lập năm 2006 với cổ đông là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và 8 cá nhân – thời điểm đó ông Trịnh Văn Tuấn đang giữ ghế Chủ tịch VIB và kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ tịch VISe.

Năm 2010, ông Trịnh Văn Tuần rút khỏi HĐQT VIB và sang Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Mặc dù rời VIB nhưng ông Tuấn vẫn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT VISe, nơi ông cùng vợ là bà Cao Thị Quế Anh (sinh năm 1966) trực tiếp nắm giữ tới 48,24% cổ phần.

Đến năm 2012 ông Trịnh Văn Tuấn mới rút khỏi HĐQT VISe để nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT VISe cho vợ mình là bà Cao Thị Quế Anh.

VNDirect lên tiếng về các tin đồn liên quan đến trái phiếu Trungnam Group

VNDirect cho biết thương vụ bảo lãnh phát hành lớn nhất năm 2021 là thương vụ tư vấn phát hành trái phiếu cho CTCP Điện gió Trung Nam Dăk Lăk thuộc Trungnam Group với quy mô 10.250 tỷ, trong đó có hơn 8.600 tỷ được đầu tư bởi các NHTM lớn. Các thành viên thuộc Trungnam Group đã huy động khoảng 26.100 tỷ đồng từ kênh trái phiếu từ tháng 5/2011-10/2022.

Cổ phiếu VND của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect là một trong những cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây với mức giảm 23% trong 7 phiên giao dịch tính từ ngày 18/10 với nhiều phiên giảm sâu và chưa có dấu hiệu ngừng giảm đến ngày 26/10.

Trước tình hình trên, công ty chứng khoán này vừa phát đi thông báo lên tiếng trước những tin đồn khiến nhà đầu tư liên tục rút vốn khỏi các sản phẩm trái phiếu DBond - trái phiếu Doanh nghiệp được VNDirect lựa chọn và phân phối.

Trong suốt mấy ngày qua, thị trường chứng khoán được thử sức chịu đựng khi niềm tin vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và trong giai đoạn tâm lý bi quan, tiêu cực nhà đầu tư luôn có rủi ro trở thành nạn nhân của những thông tin thất thiệt đặc biệt với động cơ làm giá, thao túng thị trường.

VNDirect cho rằng, những gì đang diễn ra ở thị trường chứng khoán Việt Nam, là biểu hiện của một quá trình phát triển nóng khá cục bộ trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, xét về kinh tế vĩ mô, các hoạt động đầu tư FDI, các chỉ số về sản xuất công nghiệp và dịch vụ vẫn ở mức lạc quan so vói khu vực.

“Rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã gọi điện hỏi chúng tôi rằng, việc gì đang xảy ra ở Việt Nam và chúng tôi không hiểu sao nền kinh tế về vĩ mô vẫn tiềm năng mà thị trường lai xuống thấp nhất so với khu vực như vậy”, thông cáo của VNDirect viết.

Cổ phiếu VND vẫn chưa dứt mạch giảm mạnh đến cuối ngày 26/10. (Nguồn: Tradingview/Wichart).

"Trong bối cảnh thị trường chung hiện nay, có rất nhiều đối tượng lợi dụng để tung các tin đồn thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc liên quan đến nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam. Kể cả đối với VNDirect. Những tin đồn vô căn cứ đó đã khiến cho cổ phiếu của VNDirect và nhiều doanh nghiệp tốt khác trên thị trường chứng khoán bị bán tháo do nhà đầu tư không đủ thông tin có thể hành xử phù hợp, dẫn đến gây tổn thất nghiêm trọng đến an toàn hoạt động của thị trường tài chính, chứng khoán và các định chế tài chính trung gian.

Với vai trò là định chế trung gian, VNDirect đồng hành cùng sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong những năm gần đây và luôn lựa chọn một định hướng phù hợp dựa trên cơ hội và thách thức của thị trường trong từng thời kỳ .

Trong đó, VNDirect tham gia tích cực trong việc tư vấn phát hành Trái phiếu do các Ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, NHTM Cổ phần, trong đó có BIDV và Vietinbank… với số lượng giao dịch khá lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tư vấn của VNDirect.

Đối với hoạt động tư vấn phát hành cho các doanh nghiệp (phi ngân hàng), tổng giá trị tư vấn phát hành năm 2021 của VNDirect là 23.530 tỷ, năm 2022 là 6.868 tỷ. Trong đó, giao dịch tư vấn và bảo lãnh phát hành lớn nhất năm 2021 là thương vụ tư vấn phát hành trái phiếu cho CTCP Điện gió Trung Nam Dăk Lăk với quy mô 10.250 tỷ, trong đó có hơn 8.600 tỷ được đầu tư bởi các NHTM lớn.

Năm 2022, ý thức được rủi ro của sự phát triển nóng của thị trường, VNDirect đã điều chỉnh chiến lược một cách cẩn trọng để thích nghi với điều kiện thị trường. Với vốn chủ sở hữu gần 14.500 tỷ, quy mô tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành của VNDirect hoàn toàn nằm trong các chỉ tiêu đảm bảo an toàn tài chính theo chuẩn mực quốc tế và pháp luật Việt Nam", thông cáo VNDirect nêu.

VNDirect đánh giá trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ đầu tư tài chính rất phổ biến trên thị trường vốn, và điều kiện phát hành TPDN đầu tiên phải là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh bền vững và khả năng sinh dòng tiền đều đặn.

"Đối với những bài viết của các đối tượng xưng danh chuyên gia, đưa ra các thông tin thất thiệt về VNDirect, chúng tôi không loại trừ việc những đối tượng này có thể có những động cơ có tính phá hoại, trục lợi nhằm khiến cho nhà đầu tư hoang mang, bán tháo cổ phiếu và gây đổ vỡ niềm tin trong khi thị trường chứng khoán đang rất cần tất cả chúng ta chung tay bảo vệ.

Sự đổ vỡ niềm tin lúc này, không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân, tổ chức, mà nó còn là an ninh kinh tế, khi các cố gắng của Chính phủ đang xử lý các vụ việc nghiêm minh giúp mọi người tham gia thị trường phải thượng tôn pháp luật", VNDriect đánh giá.

Hiện nay, VNDriect đang phối hợp và làm việc với cơ quan Nhà nước, cơ quan công an có thẩm quyền để truy tìm và xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, cũng như xử lý các đối tượng có hành vi thao túng thi trường chứng khoán để Các cơ quan này xử lý nghiêm nghiêm theo quy định của pháp luật.

“VNDirect xin gửi thông cáo báo chí này tới các cơ quan báo chí và cũng mong muốn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào cuộc để xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt hoặc các đối tượng có hành vi thao túng thị trường chứng khoán nhằm giúp khôi phục lại niềm tin cho nhà đầu tư, đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam”, phía công ty chứng khoán chia sẻ.

Trước đó, VNDirect đã tổ chức buổi họp với các nhà đầu tư và Trung Nam Group để bàn về phương án thanh toán cho nhà đầu tư trái phiếu sau khi sự khiện liên quan đến trái phiếu thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát diễn ra. Không chỉ riêng Trung Nam Group, nhiều doanh nghiệp khác cũng đã phải làm việc với nhà đầu tư để giải đáp các thắc mắc mà các nhà đầu tư lo ngại, bao gồm cả Bitexco, BB Group, Hưng Thịnh Land,…

Nguồn bài viết: VNDirect lên tiếng về các tin đồn liên quan đến trái phiếu Trungnam Group

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 26/10

=> DOANH NGHIỆP

  1. TNI: Một cá nhân bị phạt 550 triệu đồng vì dùng 54 tài khoản thao túng cổ phiếu TNI - Tập đoàn Thành Nam

  2. PV GAS vượt qua Vinhomes, lọt top 3 vốn hóa toàn thị trường chứng khoán

  3. EIB: Một ngân hàng báo lãi 9 tháng đầu năm cao gấp 3 lần cũng kỳ

  4. PHR: MASVN - Quỹ đất KCN mang lại tiềm năng lớn cho Cao su Phước Hòa (PHR)

  5. KBC: Nhóm quỹ Dragon Capital tiếp tục lướt sóng cổ phiếu KBC

  6. SAB: Việc kiểm soát chi phí tốt giúp biên lợi nhuận gộp của Sabeco duy trình quanh mốc kỷ lục. Bên cạnh đó, nền kinh tế mở cửa trở lại sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 giúp lượng tiêu thụ bia phục hồi.

  7. Tài sản BV Land tăng mạnh, tồn kho chiếm gần một nửa

😎 HDB: Hoàn thành 106% kế hoạch quý 3 và 82% kế hoạch cả năm, sẵn sàng cho Basel III

_

  1. NLG: Nam Long bác bỏ thông tin sai sự thật về Izumi City

  2. DPM: PVFCCo duy trì vị thế dẫn đầu về cung cấp ammonia tại Việt Nam

  3. PTI: Thay Tổng giám đốc mới

  4. Mộc Châu Milk (MCM) lãi sau thuế 99 tỷ đồng quý III, 64% tài sản là tiền mặt

  5. DRH: DRH Holdings báo lãi quý 3 tăng mạnh do đẩy chi phí khác về quá khứ

  6. TRA: Traphaco hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận trong 9 tháng nhờ giảm giá vốn

  7. CII: Quý III, doanh thu tăng gấp 8, lãi sau thuế tăng gấp 5, có 1.300 tỷ đồng BĐS chờ bán

  8. Một công ty thuộc FLC bị yêu cầu chấm dứt dự án nông nghiệp chậm tiến độ

  9. Lòng vòng mua bán tòa nhà 265 Cầu Giấy (Hà Nội): Tiền không “ra khỏi” OCB, tài sản về tay nhóm liên quan đến Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn

  10. Quy mô nhân sự FPT vượt 40.000 người, lượng tiền nắm giữ giảm xuống còn 24.000 tỷ đồng

  11. Cổ phiếu liên tục nằm sàn, VNDirect lên tiếng trước những tin đồn

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. ACL: Anh trai Chủ tịch Thuỷ sản Cửu Long An Giang đăng ký bán nửa triệu cổ phiếu ACL

  2. DIG: Thị giá DIG về đáy 1 năm, Thiên Tân bán hơn 3,3 triệu cổ phiếu

  3. Công ty con của CII muốn nâng sở hữu và chi phối tại Năm Bảy Bảy (NBB)?

  4. MSB: Con trai Thành viên HĐQT (MSB) đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu

  5. Bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu từ đầu tháng 10, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn của FPT

_

  1. AGG: Một doanh nghiệp bất động sản quyết định mua lại 300 tỷ trái phiếu trước hạn

  2. OCH muốn chuyển nhượng loạt dự án cho OGC, huy động 1.000 tỉ đồng từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ

_

=> CỔ TỨC

  1. MCM: Mộc Châu Milk chi 110 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2022 cho cổ đông, tỷ lệ thanh toán 10%

  2. FOX: FPT Telecom dự chi hơn 328 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2022, tỷ lệ 10%

  3. FCN: Fecon lùi thời gian thanh toán cổ tức vì dòng tiền đang khó khăn

  4. VPB: 2,27 tỷ cổ phiếu VPB sẽ đổ bộ lên sàn từ ngày 27/10. Số lượng chứng khoán thay đổi niêm yết của VPB tăng từ 4,5 tỷ cổ phiếu lên 6,7 tỷ cổ phiếu.

  • Muốn đọc chi tiết mục nào, hãy comment số xuống bài viết nha

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu DIG - CEO - L14 giảm sàn, VN-Index biến động quanh mốc 990 điểm

  • Thanh khoản tiếp tục xuống rất thấp nhưng thị trường không xấu hơn trong phiên chiều nay. Đó là tín hiệu tích cực cho thấy áp lực bán đã nhẹ đi đáng kể. Tuy vậy VN-Index vẫn không thể “nổi” lên tới tham chiếu, chốt phiên vẫn giảm 4,34 điểm và 3 cổ phiếu VIC, VHM, VRE đã lấy đi xấp xỉ 3 điểm.

  • Nhóm blue-chips vẫn đang nỗ lực cân bằng thị trường quanh ngưỡng gần 1.000 điểm. VN-Index kết phiên rơi xuống 993,36 điểm, thực ra dư địa để vượt trở lại lên trên mốc tâm lý 1.000 điểm không hề nhỏ. Khoảng cách vài điểm như vậy là nằm trong tầm tay của các cổ phiếu lớn.

  • Rổ VN30 chiều nay thanh khoản vẫn rất nhỏ, chỉ đạt 1.016 tỷ đồng khớp lệnh, tăng 25% so với buổi sáng. Dù vậy tổng giao dịch chỉ 1.831 tỷ đồng khớp lệnh cả ngày là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 9/2020, tức là hơn 2 năm ròng.

  • Giao dịch giảm hôm nay là toàn diện, ngay cả thỏa thuận cũng không đáng kể. Tổng giao dịch (cả thỏa thuận) trên 3 sàn còn chưa tới 9.000 tỷ đồng.

  • Khối ngoại mua 626,7 tỷ đồng tại HoSE, bán 683,7 tỷ, sụt giảm đáng kể. 3 phiên liền trước ngày nào khối này cũng mua bán trên ngàn tỷ đồng tại sàn này. Diễn biến này thể hiện tâm lý chán nản là phổ biến.

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Tự doanh mua ròng trở lại trên HOSE nhưng cũng đồng thời net short trên trên phái sinh phiên 25/10

  2. Dư nợ margin tăng cả chục nghìn tỷ, các công ty chứng khoán lại bất ngờ hụt thu từ lãi cho vay

_

  1. SSI Research: VND đã mất giá 8,5% kể từ đầu năm đến nay. Các nhà phân tích cho rằng tâm lý gom giữ USD vẫn ở mức cao, chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước khó có tác động lớn như trước.

  2. VDSC: Lãi suất và tỷ giá chưa hạ nhiệt, VND có thể mất giá 10 - 15% trong năm 2022

  3. Chuyên gia MBKE: NHNN có thể sẽ phá giá VND thêm nữa để bảo toàn dự trữ ngoại hối

  4. Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh đầu tư tiềm năng trong dài hạn. Theo giới chuyên môn, khi tham gia kênh đầu tư này, nhà đầu tư nên đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu để không bị cám dỗ bởi mức lãi suất chào mời quá cao, từ đó lựa chọn được trái phiếu tốt và hiệu quả.

  5. SCB tiếp tục dẫn đầu cuộc đua tăng lãi suất, lên tới 9,3%/năm

_

=> VIỆT NAM

  1. VASEP: Vị thế của EU ngày càng thu hẹp trong các thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam vì thẻ vàng IUU

  2. Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức sau hai năm thực thi Hiệp định EVFTA

  3. TP.HCM: Có thể xuất hiện tình trạng xả hàng, cắt lỗ bất động sản

  4. Từ nay đến cuối năm, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu thông xe kỹ thuật 4 dự án cao tốc Bắc - Nam và khởi công các dự án cao tốc mới giai đoạn 2.

  5. Xuất khẩu gỗ sang Mỹ mang về 6,8 tỷ USD trong 9 tháng, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2021.

  6. Hải Phòng: Xem xét giảm 50% phí hạ tầng cảng biển cho hàng thủy nội địa

_

=> THẾ GIỚI

  1. Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm vào thứ Tư trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng về một Cục Dự trữ Liên bang ít chặt chẽ hơn, trong khi chứng khoán Úc tụt hậu do lạm phát đạt mức cao nhất trong 32 năm.

  2. CK tương lai châu Âu giảm; Cổ phiếu DeutscheBank tăng mạnh sau khi báo cáo thu nhập

  3. Phố Wall tăng 3 phiên liên tiếp, Nasdaq Composite cộng 2.2% khi lợi suất hạ nhiệt, Dow Jones thêm hơn 300 điểm

  4. Chứng khoán Trung Quốc tại Mỹ tăng trở lại sau cú giảm kỷ lục

  5. Một chỉ số kinh tế đang nhấp nháy tín hiệu cảnh báo suy thoái tại Mỹ

  6. Hàn Quốc kiểm soát tín dụng các dự án bất động sản

  7. Giá nhà tại Mỹ ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay

  8. Elon Musk nói với các nhà đầu tư rằng ông sẽ chốt thoả thuận mua lại Twitter vào thứ Sáu (28/10). Nhóm các nhà băng ở phố Wall đã sẵn sàng gửi tiền cho Musk hoàn tất thương vụ Twitter.

  9. Nền kinh tế toàn cầu tiếp cận suy thoái, các NHTW tiếp tục tăng lãi suất

  10. Trong số 22 ngân hàng trung ương được thăm dò ý kiến ​​lần này, chỉ có sáu ngân hàng dự kiến ​​đạt mục tiêu lạm phát vào cuối năm sau. Đã có sự tụt hạng so với các cuộc khảo sát vào tháng 7, nơi 2/3 trong số 18 cuộc khảo sát dự kiến ​​sẽ đạt được các mục tiêu tương ứng của họ vào thời điểm đó.

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Vương quốc Anh bỏ phiếu ủng hộ việc công nhận tiền điện tử là công cụ tài chính

  2. Những người nắm giữ dài hạn đã tích lũy được hơn 75% BTC

  3. USDC mất 20% vốn hóa thị trường trong 30 ngày qua

  4. Khối lượng giao dịch Reddit NFT đạt mức cao nhất mọi thời đại

  5. Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch triển khai CBDC vào năm 2023

  6. Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi vương về tiếp nhận tiền mã hóa toàn cầu năm 2022

  7. BTC vượt mốc 20K USD, Ethereum tăng giá khi Fed có thể giảm thắt chặt chính sách

  8. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua tăng vọt lên ngưỡng tâm lý 20.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên và vượt 20.600 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Saudi Arabia chỉ trích việc xuất kho dầu dự trữ là thao túng thị trường

  2. Giám đốc IEA dự báo tiêu thụ đầu mỏ có thể tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, vì vậy thế giới vẫn cần dầu Nga để đáp ứng nhu cầu

  3. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 9 thấp hơn 2% so với cùng tháng năm trước, trong khi hoạt động kinh doanh thu hẹp ở khu vực euro zone, Anh và Mỹ trong tháng 10.

  4. Nga gấp gáp bán dầu trước khi lệnh trừng phạt mới có hiệu lực, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc là 3 quốc gia giúp Moscow duy trì hoạt động xuất khẩu dầu thô, hỗ trợ hoạt động tiêu thụ năng lượng của Nga.

  5. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,30 USD (+0,35%), lên 85,62 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,18 USD (+0,19%), lên 93,70 USD/thùng.

_

  1. Giá USD tự do tiếp tục tăng mạnh, lên 25.450 đồng

  2. Với biên độ 5% đang được áp dụng, giá USD mà các ngân hàng được phép giao dịch năm trong khoảng 22.513 – 24.883 VND/USD.

  3. Đồng bảng Anh tăng giá trở lại do tâm lý nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro được cải thiện khhi ông Rishi Sunak trở thành thủ tướng của Vương quốc Anh, trong khi đồng đô la Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần do dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ có dấu hiệu suy yếu, làm giảm kỳ vọng về tốc độ tăng lãi suất của Mỹ trong tương lai.

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 3,4 USD lên mức 1.653,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp lên trên 1.670 USD, nhưng đã hạ nhiệt và để mất mốc này vào cuối ngày.

_

  1. Tàu chở LNG ùn ứ ở châu Âu, khiến giá khí đốt giảm mạnh

  2. Indonesia lên kế hoạch kết nối điện tại khu vực Đông Nam Á

  3. EU ‘đau đầu’ với kế hoạch điều chỉnh giá điện

  4. Giá đồng giảm do thị trường tập trung vào tăng trưởng và nhu cầu đang chậm lại trên khắp thế giới, mặc dù một số yếu tố hỗ trợ giá như mức tồn kho thấp tại các kho của LME.

  5. Giá quặng sắt giảm, hợp đồng tại Đại Liên xuống mức thấp nhất 7 tuần trong khi giá tại Singapore giảm xuống dưới 89 USD/tấn do mùa nhu cầu thép cao điểm của Trung Quốc kết thúc với kết quả đáng thất vọng.

  6. Nhu cầu thép tại Trung Quốc, đặc biệt từ lĩnh vực xây dựng, thường tăng trong tháng 9 và tháng 10.

  7. Cao su Nhật Bản kết thúc chuỗi giảm giá kéo dài 5 phiên

  8. Cà phê arabica thấp nhất 13 tháng. Các đại lý cho biết các quỹ đang giảm quy mô vị thế mua, mưa gần đây tại Brazil hỗ trợ việc ra hoa trong khi có những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu có thể hạn chế nhu cầu.

Vàng SJC 67.4 tr/lượng

USD 24,882 đồng

Bảng Anh 28,883 đồng

EUR 25,433 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

1 Likes

Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 có 10 doanh nghiệp Nhà nước quy mô trên 5 tỷ USD

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ USD…

Ảnh minh hoạ.

Đó là 1 trong 5 mục tiêu liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ gửi tới Quốc hội.

THÍ ĐIỂM NIÊM YẾT DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI

Theo đó, đến hết năm 2025, có 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước ứng dụng quản trị trên nền tảng số, thực hiện quản trị doanh nghiệp tiệm cận với các nguyên tắc quản trị của OECD; 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty có dự án triển khai mới. Trong đó, có một số dự án đầu tư tiêu biểu, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa, mang thương hiệu của doanh nghiệp Nhà nước.

Cùng đó, có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ USD.

Toàn bộ doanh nghiệp nhà nước có định hướng và thực hiện chuyển dịch đầu tư, hướng đến các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ xanh, sạch và giảm thải khí carbon.

Đóng góp của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng khoảng 5% - 10% so với giai đoạn 2016 - 2020.

Trong thời gian tới sẽ thực hiện thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.

Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 826 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Trong đó có 194 doanh nghiệp trung ương, 632 doanh nghiệp địa phương.

Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 826 doanh nghiệp là hơn 1,67 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2020. Trong đó, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là hơn 1,5 triệu tỷ đồng và các doanh nghiệp còn lại là 162.806 tỷ đồng.

Năm 2021, lãi phát sinh trước thuế của 826 doanh nghiệp nhà nước đạt 205.045 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020. Tỷ suất lãi phát sinh trước thuế /vốn chủ sở hữu bình quân chung của các doanh nghiệp năm 2021 là 11% (năm 2020 là 9%); tỷ suất lãi phát sinh trước thuế/tổng tài sản bình quân chung của các doanh nghiệp năm 2021 là 5% (năm 2020 là 4%).

Có 90/826 doanh nghiệp (chiếm 11% tổng số doanh nghiệp) có lỗ phát sinh với tổng số lỗ phát sinh là 16.064 tỷ đồng.

Có 184/826 doanh nghiệp (chiếm 22% tổng số doanh nghiệp) còn lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 52.840 tỷ đồng.

KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI TOÀN DIỆN LUẬT SỐ 69/2014/QH13

Để đạt được các mục tiêu nói trên, Bộ Tài chính đưa ra một loạt giải pháp; đáng chú ý là đề xuất Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật giai đoạn 2023-2025 về sửa đổi toàn diện Luật số 69/2014/QH13 nhằm hoàn thiện, xây dựng khung khổ pháp lý về quản lý, đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đồng bộ với quá trình và nội dung sửa đổi tại Luật Đấu thầu, Luật Đất đai…

Các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13 hướng tới 5 trọng tâm.

Thứ nhất, bổ sung “các doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội” vào đối tượng áp dụng Luật số 69/2014/QH13 .

Thứ hai, quy định rõ vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ góp vốn chủ sở hữu Nhà nước được xác định là tài sản/vốn của pháp nhân doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật dân sự; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tự chủ trong hoạt động của pháp nhân là doanh nghiệp.

Thứ ba, hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc về cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, luật hóa các quy định tại Nghị định đã được ổn định trong thời gian qua về cổ phần hóa doanh nghiệp, về chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, về giải thể, phá sản doanh nghiệp và bổ sung thêm các quy định chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước phát sinh trong thực tiễn.

Thứ tư, tăng cường phân công, phân cấp ủy quyền cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp gắn với thực hiện quản lý doanh nghiệp theo pháp nhân doanh nghiệp mà mình đầu tư vốn Nhà nước, không quản lý doanh nghiệp theo từng tài sản mà chủ sở hữu góp vốn điều lệ (đã chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp).

Thứ năm, tách bạch rõ nội dung chức năng quản lý, đầu tư vốn của đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản trị, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; quy định rõ quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo chức năng và theo phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo sự đồng bộ của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động mô hình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của mô hình, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu, chức năng quản trị đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn bài viết: Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 có 10 doanh nghiệp Nhà nước quy mô trên 5 tỷ USD - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

1 Likes

Một bài chia sẻ hay của thầy Quách Mạnh Hào

Lạm phát, tín dụng và tỷ giá

TS. Quách Mạnh Hào- Giảng viên Đại học Lincoln; Sáng lập QMV Group

Trong bối cảnh cả thế giới tập trung vào chống lạm phát (hệ quả của việc bơm tiền kích thích kinh tế trong điều kiện các hoạt động kinh tế không hoặc ít hoạt động như bình thường), phần lớn các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt…

Hai công cụ chính thường được các quốc gia phương Tây sử dụng là lãi suất điều hành (tức là lãi suất mục tiêu trên thị trường liên ngân hàng) và công cụ định lượng (tức là ngân hàng trung ương mua bán tài sản tài chính trực tiếp với các tổ chức tài chính và kinh tế).

Mục tiêu của lãi suất điều hành là nhằm dẫn tới điều chỉnh lãi suất vay mượn trong nền kinh tế, từ đó tác động tới tăng trưởng tín dụng và cung tiền. Khi cơ chế tác động của lãi suất điều hành kém hiệu quả, công cụ định lượng sẽ được sử dụng nhằm tác động nhanh hơn tới quá trình trên.

Thực tế, công cụ định lượng được sử dụng từ năm 2009, sau khi khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 xảy ra. Việc mua tài sản làm tăng quy mô bảng cân đối của Ngân hàng Trung ương gọi là nới lỏng định lượng, còn việc bán làm giảm quy mô bảng cân đối gọi là thắt chặt định lượng.

Nước Mỹ, nền kinh tế dẫn đầu thế giới, đã liên tục thực hiện việc giảm mạnh lãi suất điều hành và tăng quy mô bảng cân đối ngay sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Đồ thị 1 cho thấy mức lãi suất đã giảm từ 1,75% về 0,25%, đồ thị 2 cho thấy bảng cân đối tăng quy mô lên hơn gấp 2 lần.

LÃI SUẤT, LẠM PHÁT, TỶ GIÁ

Điều này được cho là để kích thích kinh tế thông qua chính sách tiền tệ lỏng (gọi dân dã là bơm tiền), bên cạnh các gói kích thích kinh tế khác thông qua chính sách tài khóa (tức là chi tiêu ngân sách của chính phủ). Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế yếu, phong tỏa, đứt gãy, việc tiền quá nhiều sẽ tạo ra lạm phát. Khi lạm phát cao quá, họ phải làm ngược lại, tức là tăng lãi suất và giảm quy mô bản cân đối (hút tiền).

Đồ thị 3 cho thấy lạm phát (CPI) bắt đầu tăng từ giữa năm 2020 và tăng mạnh từ đầu năm 2021, khi đó họ vẫn cho rằng chỉ là tạm thời. Nhưng chỉ số CPI chỉ bắt đầu chậm lại gần đây, khi mà chính sách tiền tệ thắt chặt đã được thực hiện, trong khi CPI lõi trên đồ thị 4 thể hiện rõ nền tăng giá. Từ cuối năm 2021, kế hoạch giảm nới lỏng (tức là vẫn bơm nhưng bơm ít hơn) bắt đầu được công bố, đến tháng 3/2022 thì các kế hoạch thắt chặt (tăng lãi suất, giảm quy mô bảng cân đối tức là hút tiền về) bắt đầu được thực thi.

Lãi suất tại Mỹ tăng lên kéo theo nhu cầu về các tài sản Mỹ cao hơn, đồng đôla Mỹ tăng giá. Chỉ số đồng đôla Mỹ tăng lên từ khoảng 90 lên cao nhất 115 (đồ thị 5). Vì vậy, phần lớn các đồng tiền khác trên thế giới chịu sức ép giảm giá.

CHỨNG KHOÁN

Thắt chặt tiền tệ không bao giờ là bạn của các thị trường tài sản, trong đó có chứng khoán. Khi tiền được bơm ra, nó được kỳ vọng sẽ đi vào khu vực sản xuất, nhưng vì sản xuất yếu trong khi tiền nhiều quá, nó chạy vào thị trường tài sản. Giờ khi tiền bị hút về, nó lại chạy ra khỏi thị trường tài sản trước.

Những gì tăng bởi bơm tiền, thì cũng sẽ giảm vì hút tiền và trở về với thời điểm trước khi điều đó xảy ra. Đồ thị 6 phản ánh vùng giá trị hợp lý trước bơm tiền (khu vực ngoài cùng bên trái dưới đường nằm ngang), sau đó chỉ số chứng khoán tăng là do tiền bơm ra; hút về, chỉ số lại tiếp cận trở lại vùng trước bơm tiền. Cả Mỹ và Việt Nam đều có diễn biến như vậy (Việt Nam xem đồ thị 7).

BÀI TOÁN CỦA VIỆT NAM

Khi Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) tăng lãi suất và chỉ số đồng đôla Mỹ tăng lên, sức ép đối với tỷ giá đồng Việt Nam cũng lớn dần. Từ đầu năm 2022, mặc dù Việt Nam vẫn có xuất khẩu ròng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dương, nhưng sức ép giảm giá đồng Việt Nam vẫn luôn thường trực.

Điều này cho thấy dòng tiền nước ngoài rời khỏi thị trường tài sản, hoặc những khoản đầu cơ ngoại tệ nội địa cũng như các khoản không thống kê được, là rất lớn. Từ đầu năm tới nay, đồng Việt Nam đã giảm giá khoảng 7%, tỷ giá trung tâm tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đôla Mỹ liên tục tăng từ 23.173 VND/1USD (ngày 16/8/2022) lên 23.682 VND/1USD (ngày 20/10/2022).

Sức ép lên tỷ giá là rõ ràng và sẽ còn tiếp diễn cho đến khi Mỹ kết thúc lộ trình tăng lãi suất của họ. Theo kế hoạch và đánh giá hiện tại, họ cần phải tăng lãi suất chính sách lên vùng xoay quanh 4,4% trong khi mức lãi suất hiện nay là 3,00-3,25%, nghĩa là có thể còn phải tăng thêm 1,15-1,40% nữa từ nay đến cuối năm trong các kỳ họp đầu tháng 11 và giữa tháng 12 của Fed. Lãi suất sau đó có thể tăng nhẹ trong năm 2023, nhưng quan trọng là sẽ tiếp tục nằm ở mức cao trước khi bắt đầu có khả năng giảm vào năm 2024 khi lạm phát giảm nhiệt.

Nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải bài toán tỷ giá bằng cách cố gắng neo giữ tỷ giá, điều này nhất thiết dẫn tới phải bán dự trữ ra để can thiệp thị trường. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với dự trữ sẽ dần cạn mà chưa chắc liệu có giữ được. Hệ quả là chính sách đu dây mà hiểu đơn giản là cứ thả một chút rồi lại giữ thay vì thả hẳn hoặc giữ hẳn. Gần nhất là việc nới biên độ tỷ giá từ 3% lên 5% với mục đích nhằm tạo ra một khoảng dao động hơn trước khi phải can thiệp.

Một lựa chọn khác là thực hiện việc tăng lãi suất điều hành, sau khi đã tăng một lần 1% vào cuối tháng 9 nhưng vẫn còn thấp hơn mức trước bơm tiền khoảng 1%, nhằm tạo sự cân bằng tương đối với mức lãi suất đã tăng lên tại Mỹ và phần nhiều các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát Việt Nam chưa có dấu hiệu quá mục tiêu 4% trong năm 2022, thì Ngân hàng Nhà nước chưa muốn thực hiện điều này, có lẽ họ muốn có một năm trọn vẹn với tăng trưởng kinh tế tốt và lạm phát được kiềm chế mà không có nhiều biến động với chính sách tiền tệ; đồng thời, cũng là để có thêm dư địa tăng lãi suất cho năm 2023 khi lạm phát thực sự sẽ cao hơn khi nhìn vào xu hướng của lạm phát cơ bản.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 42 phát hành ngày 17-10-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/27

Nguồn bài viết: Lạm phát, tín dụng và tỷ giá - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

3 Likes

Vốn hoá “bốc hơi” 4.300 tỷ đồng sau 5 phiên giảm sàn, Chủ tịch VNDirect nói gì về “tin đồn” liên quan đến trái phiếu Trung Nam?

Vốn hoá “bốc hơi” 4.300 tỷ đồng sau 5 phiên giảm sàn, Chủ tịch VNDirect nói gì về “tin đồn” liên quan đến trái phiếu Trung Nam?

Chốt phiên hôm nay 26/10/2022, VND tiếp tục lau sàn với 10.650 đồng/cp, thanh khoản hơn 28 triệu cổ phiếu.

Chiều ngày 26/10, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch Chứng khoán VNDirect – đã có những chia sẻ về tin đồn liên quan đến việc Công ty mất khả năng thanh toán trái phiếu doanh nghiệp Tập đoàn Trung Nam.

Được biết, tin đồn trên kích hoạt làn sóng bán tháo cổ phiếu VND trên thị trường. Thậm chí, phiên 25/10, VND xuất hiện lệnh bán sàn lên đến 33 triệu đơn vị. VND theo đó là trong những cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, với mức giảm 25% chỉ sau 5 phiên sàn liên tiếp. Vốn hoá tương ứng “bốc hơi” gần 4.300 tỷ đồng. Chốt phiên hôm nay 26/10/2022, VND tiếp tục lau sàn với 10.650 đồng/cp, thanh khoản hơn 28 triệu cổ phiếu.

Vốn hoá “bốc hơi” 4.300 tỷ đồng sau 5 phiên giảm sàn, Chủ tịch VNDirect nói gì về “tin đồn” liên quan đến trái phiếu Trung Nam? - Ảnh 1.

“VNDirect không gặp khó khăn về thanh khoản trái phiếu của Trung Nam. Trên thực tế, lượng trái phiếu VND phát hành rất nhỏ so với quy mô vốn của Công ty ”, bà Hương cho biết.

Trước đó, VND cũng đã có thông tin phản hồi trước đà giảm sâu của cổ phiếu, rằng những tin đồn xuyên tạc vô căn cứ đó đã khiến cho cổ phiếu VND và nhiều doanh nghiệp tốt khác trên TTCK bị bán tháo. Do nhà đầu tư không đủ thông tin có thể hành xử phù hợp, dẫn đến gây tổn thất nghiêm trọng đến an toàn hoạt động của thị trường và các định chế tài chính trung gian.

Riêng với những bài viết của các đối tượng xưng danh chuyên gia, đưa ra các thông tin thất thiệt về VND, Công ty không loại trừ việc những đối tượng này có thể có những động cơ có tính phá hoại, trục lợi nhằm khiến cho nhà đầu tư hoang mang, bán tháo cổ phiếu và gây đổ vỡ niềm tin trong khi TTCK. Do đó, Công ty đang phối hợp và làm việc với cơ quan chức năng để truy tìm và xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, cũng như xử lý các đối tượng có hành vi thao túng thị trường để xử lý nghiêm nghiêm theo quy định của pháp luật.

“Rất nhiều chuyên gia nước ngoài đã gọi điện hỏi chúng tôi rằng, việc gì đang xảy ra ở Việt Nam và chúng tôi không hiểu sao nền kinh tế về vĩ mô vẫn tiềm năng mà thị trường lai xuống thấp nhất so với khu vực như vậy", thông cáo của VND ghi.

Tính đến thời điểm 30/9/2022, tổng tài sản của VND đạt hơn 42.000 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Dư nợ cho vay margin giảm 16,3% so với đầu năm xuống còn 12.950 tỷ đồng.

Đáng chú ý, so với đầu năm, quy mô trái phiếu doanh nghiệp của VND đã tăng mạnh từ hơn 1.700 tỷ lần lên gần 7.000 tỷ đồng.

Vốn hoá “bốc hơi” 4.300 tỷ đồng sau 5 phiên giảm sàn, Chủ tịch VNDirect nói gì về “tin đồn” liên quan đến trái phiếu Trung Nam? - Ảnh 2.

Cần nhấn mạnh, từ năm 2021, VND tham gia tích cực vào hoạt động tư vấn phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp. Tổng giá trị tư vấn phát hành năm qua của VND là 23.530 tỷ đồng (tăng bằng lần so với con số năm 2022 là 6.868 tỷ đồng), trong đó giao dịch tư vấn và bảo lãnh phát hành cho CTCP điện gió Trung Nam Đăk Lăk là thương vụ lớn nhất năm.

Cùng xuất hiện tại chương trình bàn tròn đầu tư chiều nay, ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch Trung Nam Group chia sẻ Trung Nam Group đã và đang triển khai hàng chục dự án năng lượng, điện gió, điện mặt trời, với tổng vốn đầu tư khoảng 55.000 tỷ đồng. Tập đoàn tự lo được nửa nhu cầu vốn, nửa còn lại tương đương 27.000 tỷ đồng thì Công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Với quy mô phát hành đó, ước tính mỗi năm Trung Nam phải trả lãi trái phiếu khoảng 2.800 tỷ đồng; so với quy mô doanh thu Tập đoàn khoảng 8.000 tỷ đồng là hoàn toàn khả thi.

Ông Thịnh cũng khẳng định, tình hình tài chính của Trung Nam Group hoàn toàn khỏe mạnh. Sắp tới, tập đoàn sẽ đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn quốc tế. Công ty dự kiến huy động gần 1 tỷ USD để tiếp tục phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

1 Likes

Thu nhập ròng của Meta giảm hơn 50% trong quý III

Sau khi chuyển hướng tập trung sang metaverse, Meta chứng kiến doanh thu sụt giảm. Công ty này hiện cam kết “thực hiện những thay đổi đáng kể” nhằm hoạt động hiệu quả hơn.

Facebook đổi tên thành Meta một năm trước và đầu tư hàng tỷ USD vào vũ trụ ảo (metaverse). Ảnh: Bloomberg.


Facebook đổi tên thành Meta một năm trước và đầu tư hàng tỷ USD vào vũ trụ ảo (metaverse). Ảnh: Bloomberg.

Hôm 26/10, Meta báo cáo doanh thu tiếp tục sụt giảm, xuống còn 27,7 tỷ USD từ 29 tỷ USD một năm trước đó. Thu nhập ròng là 4,4 tỷ USD, giảm 52% so với một năm trước, trong khi chi tiêu tăng vọt 19%, theo New York Times.

Các khoản đầu tư tổng hợp của công ty vẫn gặp khó khăn. Meta cho biết bộ phận Phòng thí nghiệm thực tế mất 3,7 tỷ USD, so với 2,6 tỷ USD một năm trước. Công ty dự đoán tổn thất hoạt động của bộ phận này sẽ tăng “đáng kể” trong năm tới.

Trong quý hiện tại, Meta dự báo doanh thu đạt 30-32,5 tỷ USD.

Công ty cho biết họ sẽ “thực hiện những thay đổi đáng kể trong toàn bộ hội đồng quản trị để hoạt động hiệu quả hơn”, bao gồm thu nhỏ một số nhóm và chỉ tuyển dụng trong các lĩnh vực ưu tiên cao nhất.

Trước đó, hồi tháng 7, ông lớn tại Thung lũng Silicon công bố báo cáo doanh thu sụt giảm lần đầu tiên với tư cách là công ty đại chúng. Cổ phiếu của Meta đã giảm hơn 60% trong năm nay.

Một năm trước, Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta. CEO này khẳng định công ty sẽ tham gia vào vũ trụ ảo có tên là metaverse. Kể từ đó, Meta đầu tư hàng tỷ USD và tự tái cấu trúc. Tuy nhiên, công nghệ mới nổi này đang khiến các nhà đầu tư chú ý bởi chi phí đắt đỏ xoay quanh nó.

Có thể thấy trong năm nay, doanh thu của Meta đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi tiêu của công ty vào metaverse, trong khi mạng xã hội và quảng cáo kỹ thuật số có tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Niềm tin của CEO Meta

Trong vài tháng qua, Meta đóng băng hầu hết hoạt động tuyển dụng, giảm ngân sách và bắt đầu xác định những nhân viên có hiệu suất thấp cho vào danh sách có nguy cơ sa thải.

Zuckerberg gặp khó khăn trong việc thuyết phục nhân viên hiểu về tầm nhìn metaverse của mình. Hôm 26/10, ông cho rằng khi nhìn lại nhiều thập niên, người ta “sẽ nói về tầm quan trọng của công việc đã được thực hiện ở đây”, liên quan tới metaverse, thực tế ảo và tương tác thực tế ảo.

“Tôi hiểu nhiều người không đồng tình với khoản đầu tư này”, ông nói. “Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ là sai lầm nếu chúng ta không tập trung vào lĩnh vực nào trong số này, lĩnh vực quan trọng trong tương lai”.

Mark Zuckerberg điều chỉnh avatar trong sự kiện ảo Facebook Connect vào tháng 10/2021. Ảnh: Bloomberg.


Mark Zuckerberg điều chỉnh avatar trong sự kiện ảo Facebook Connect vào tháng 10/2021. Ảnh: Bloomberg.

Hiện tại, CEO Mark Zuckerberg đang dành nhiều công sức cho việc quảng bá thiết bị thực tế ảo hơn nền tảng mạng xã hội đình đám của mình. Ông sẵn sàng cắt giảm những đội ngũ quan trọng của Facebook chỉ để có tiền đầu tư cho metaverse, một lĩnh vực đã mang lại khoản lỗ hơn 5 tỷ USD cho Meta chỉ trong nửa đầu năm nay.

Theo Bloomberg, sai lầm lớn nhất của Mark Zuckerberg là đã “mù quáng” chạy theo công nghệ vũ trụ ảo mà quên mất phát triển những lĩnh vực vốn là thế mạnh và mang lại nguồn lợi lớn cho mình.

Khó khăn liên tiếp

Khó khăn tài chính của Meta nổi bật vì quy mô và vị thế là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Thách thức đối với công ty cũng phản ánh những gì nhiều công ty truyền thông xã hội khác phải chứng kiến. Quảng cáo kỹ thuật số bị ảnh hưởng bởi những xáo trộn kinh tế toàn cầu, cùng lúc Apple thay đổi quyền riêng tư.

Meta phải đối mặt với những thách thức khác.

Trong tháng này, công ty đã bán nền tảng ảnh động Giphy, Guardian đưa tin. Cơ quan Cạnh tranh và thị trường Anh (CMA) đã buộc Meta phải “bán toàn bộ Giphy cho một người mua phù hợp” do vi phạm luật về rủi ro của việc làm giảm sáng tạo và sự cạnh tranh trong thị trường quảng cáo hiển thị và truyền thông xã hội.

Trong khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) muốn ngăn Meta mua lại công ty công nghệ thực tế ảo Within và thâu tóm lĩnh vực metaverse.

Meta báo cáo doanh thu tiếp tục sụt giảm hôm 26/10. Ảnh: New York Times.


Meta báo cáo doanh thu tiếp tục sụt giảm hôm 26/10. Ảnh: New York Times.

Mike Proulx - Giám đốc nghiên cứu tại Forrester - cho biết vẫn chưa rõ cách thức đầu tư metaverse của Meta sẽ mang lại hiệu quả như thế nào với số lượng người dùng thấp. “Đây là cuộc trò chuyện xoay quanh câu hỏi hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện tại của Meta là gì”, ông nói.

Bất chấp những thách thức, số người dùng nền tảng mạng xã hội khác của Meta đã tăng. Số lượng người sử dụng các ứng dụng như Facebook, Instagram, WhatsApp hoặc Messenger hàng ngày đã chạm mốc 2,93 tỷ trong quý, tăng 4% so với một năm trước đó.

Hôm 26/10, Zuckerberg đã ca ngợi việc nhiều người dùng Facebook và WhatsApp, đồng thời nói về cách mọi người dành nhiều thời gian hơn trên Instagram Reels. Tuy nhiên, ông tập trung phần lớn buổi trò chuyện vào tầm nhìn cho metaverse.

“Nếu chúng ta không thúc đẩy điều này, thì sẽ có người khác làm”, ông nói.

Nguồn bài viết: Thu nhập ròng của Meta giảm hơn 50% trong quý III - Thế giới - ZINGNEWS.VN

1 Likes

Trước nhận định “90% heo ở Việt Nam đang ăn chay”, Chủ tịch BAF nói gì?

Chủ tịch HĐQT CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (HOSE: BAF) Trương Sỹ Bá đã có những giải đáp liên quan đến nhận định “90% heo tại Việt Nam đang ăn chay”.

Tại buổi họp báo ra mắt sản phẩm mới “Heo ăn chay BaF”, phóng viên đặt câu hỏi về việc một số ý kiến cho rằng “90% heo Việt Nam ăn chay” vì giá đạm động vật cao hơn rất nhiều so với thực vật.

Chủ tịch Trương Sỹ Bá (thứ 3 từ trái sang) đang trả lời câu hỏi từ phóng viên

Trả lời câu hỏi, ông Sỹ Bá nhận định con số 90% không hẳn đúng, bởi đạm động vật giá không cao, thậm chí là rẻ nhất. Ông Bá cho biết như đạm động vật trong chăn nuôi từ bột xương thịt trên thị trường chỉ có giá 9,000-10,000 đồng/kg. Tại châu Âu, bột này được làm từ xương, phụ phẩm trong quá trình giết mổ (phần ngon được xuất khẩu, còn lông, xương… sẽ được xay và chế thành bột xương thịt).

Theo ông Bá, tại SiBa Food - đơn vị ký kết hợp tác với BAF để phân phối thực phẩm, giá xương đang hơn 20,000 đồng/kg. Trong khi đó, các đơn vị tại châu Âu xay ra, xuất khẩu với giá chưa bằng 1/2. Bởi nếu không làm bột xương thịt xuất khẩu, họ sẽ phải tốn chi phí xử lý môi trường sau đó, nên giá bột của họ rất rẻ.

Chủ tịch BAF cho biết nhà máy của BAF tại Tây Ninh là nhà máy đầu tiên được cấp 2 chứng nhận từ Bureau Veritas (BV) về thực hành nông nghiệp và hệ thống quản lý thực phẩm. Các chứng nhận này xuất phát từ việc tổ chức quốc tế đánh giá trên 220 chất trong thực phẩm chăn nuôi và chỉ cần có một trong số đó là không đạt chuẩn. Nếu sử dụng thức ăn gốc đạm động vật - theo ông Sỹ Bá là loại dễ nhiễm khuẩn - thì khó đạt được tiêu chí như vậy. Do đó, ông khẳng định “cám chay” trên thị trường không nhiều, và nếu chỉ thức ăn thuần chay thì… các bên chăn nuôi khác không đủ tiền.

Thị giá KHG “rơi thủng đáy”, Chủ tịch Khải Hoàn Land muốn gom lượng lớn cổ phiếu

## Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KHG của Tập đoàn Khải Hoàn Land đang giao dịch ở vùng giá 6.080 đồng/cp, giảm 44% so với đỉnh ngắn hạn thiết lập vào giữa tháng 8 và giảm tới 62% so với đỉnh hồi đầu năm. Đáng nói, đây là vùng giá thấp nhất kể từ khi niêm yết trên HoSE vào tháng 7/2021.

Thông tin từ HoSE, ông Nguyễn Khải Hoàn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Khải Hoàn Land đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu KHG nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cá nhân. Hiện, ông Hoàn đang nắm giữ gần 139 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 31,29% vốn. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ của ông lên gần 144 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 32,42%.


Thị giá KHG “rơi thủng đáy”, Chủ tịch Khải Hoàn Land muốn gom lượng lớn cổ phiếu. Hình minh họa

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 31/10 đến 29/11 thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn. Tạm tính theo giá chốt phiên 26/10 là 5.700 đồng/cp, ước tính vị Chủ tịch KHG sẽ chi ra gần 29 tỷ đồng để gom về số cổ phiếu nói trên.

Trước đó, ông Khải Hoàn đã thành công mua vào 3 triệu cổ phiếu KHG qua đó tỷ lệ sở hữu được nâng lên 31,29% như hiện nay. Động thái mua gom cổ phiếu của chủ tịch Nguyễn Khải Hoàn diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu KHG đang trên đà lao dốc về vùng đáy lịch sử.

Trên thị trường chứng khoán, làn sóng nhà đầu tư cổ phiếu bùng nổ cuối năm 2021 đưa cổ phiếu KHG lên đỉnh ở mức 17.000 đồng/cp đầu tháng 1/2022. Kể từ vùng đỉnh, KHG liên tục điều chỉnh theo diễn biến không mấy tích cực của thị trường chung và cổ phiếu nhóm bất động sản nói riêng.

Trong phiên chiều 27/10, cổ phiếu KHG đang giao dịch ở vùng giá 6.080 đồng/cp, giảm 44% so với đỉnh ngắn hạn thiết lập vào giữa tháng 8 và giảm tới 62% so với đỉnh hồi đầu năm. Đáng nói, đây là vùng giá thấp nhất kể từ khi niêm yết trên HoSE vào tháng 7/2021.


Diễn biến giá cổ phiếu KHG thời gian gần đây. Nguồn TradingView

Trước Chủ tịch Nguyễn Khải Hoàn, ông Phan Tuấn Nghĩa, con trai bà Nguyễn Thị Lệ Thúy, Giám đốc khối kinh doanh của Khải Hoàn Land vừa mua vào 4,29 triệu cổ phiếu KHG trong giao dịch ngày 12/10.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Nghĩa tại Khải Hoàn Land đã tăng từ 4,55% (tương đương hơn 20 triệu cổ phiếu) lên 5,52% vốn điều lệ (tương đương hơn 24,4 triệu cổ phiếu), đồng thời trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp.

Được biết trước đó, ông Nghĩa từng là cổ đông lớn tại Khải Hoàn Land, tuy nhiên đến ngày 26/1/2022, ông Nghĩa đã bán ra gần 12,6 triệu cổ phiếu KHG, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,55% còn 4,61% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn.

Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo Khải Hoàn Land cũng đăng ký mua cổ phiếu KHG. Cụ thể, Tổng giám đốc Đinh Thị Nhật Hạnh đã mua khớp lệnh 1 triệu cổ phiếu KHG để nâng sở hữu từ 1% lên 1,23% vốn, giao dịch được thực hiện từ ngày 22/6 đến 22/7.

Từ ngày 29/6 đến 19/7, ông Phùng Quang Hải, Phó Tổng giám đốc Công ty cũng mua vào 500.000 cổ phiếu KHG, nâng lượng nắm giữ từ 1,11 triệu cổ phiếu lên 1,61 triệu cổ phiếu KHG.

Khải Hoàn Land muốn phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu thưởng

Công ty CP Tập đoàn Khải Hoàn Land được thành lập năm 2009 với mảng kinh doanh chính là môi giới và đầu tư bất động sản. Khải Hoàn Land không những là đối tác tin cậy của Vinhomes, mà còn là đối tác nhiều đơn vị chủ đầu tư trong và ngoài nước như: Sunshine, Masterise Homes, Keppel Land, GS E&C…

Mới đây, HĐQT Khải Hoàn Land vừa thông qua việc phát hành tối đa 6,376 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động, chiếm 1,44% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 63,76 tỷ đồng. Nguồn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2021 tại báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2021 của Công ty. Thời gian thực hiện sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu trong thời hạn 1 năm và tối đa trong thời hạn 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Trong đó, 30%/số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm; 30%/số lượng cổ phiếu bị hạn chế trong 2 năm và 40%/số lượng cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.

Trước đó, KHG đã phát hành 124,3 triệu cổ phiếu ngày 22/4, trong đó 31,8 triệu đơn vị để trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới); 92,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 29% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được quyền nhận 29 cổ phiếu mới). Vốn điều lệ sau đợt phát hành này tăng lên 4.431,6 tỷ đồng.

Xét tình hình kinh doanh, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của KHG đạt 463 tỷ đồng, tăng 53%; lợi nhuận gộp đạt 173 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính vẫn là điểm sáng lớn của nửa đầu năm khi đạt 147 tỷ đồng, tăng 4,7 lần, đủ sức “cân” toàn bộ chi phí (tài chính, bán hàng, quản lý) để đưa lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 172 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh 6 tháng đầu năm âm 772 tỷ đồng (cùng kỳ âm 399 tỷ đồng), chủ yếu là do tăng các khoản phải thu (547 tỷ đồng), tăng hàng tồn kho (82 tỷ đồng), giảm các khoản phải trả (65 tỷ đồng),…

Trong nửa đầu năm, KHG chỉ có hơn 62 tỷ đồng thu về từ lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia. Do đó Công ty phải tăng vay mượn để có tiền hoạt động. Tiền thu từ đi vay đã tăng lên 407 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ năm trước. Song, rút cục, dòng tiền thuần 6 tháng vẫn âm hơn 300 tỷ đồng khiến tiền và các khoản tương đương tiền giảm 55%, còn 254 tỷ đồng.

Thông tin liên quan, cách đây không lâu, Tổng Giám đốc Khải Hoàn Land ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh của ông Phạm Thanh Sáng chỉ sau khoảng 4 tháng bổ nhiệm.

Theo đó, ông Phạm Thanh Sáng sẽ thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh của Tập đoàn kể từ ngày 26/8. Ông Sáng được bổ nhiệm vị trí này từ ngày 20/4/2022.

Sau khi miễn nhiệm ông Sáng, Ban điều hành của Khải Hoàn Land gồm có Tổng giám đốc Đinh Thị Nhật Hạnh cùng 5 Phó tổng giám đốc là bà Phạm Thị Minh Phụ, ông Phùng Quang Hải, ông Trần Văn Thành, bà Dương Thanh Thương và bà Lê Thị Như Ca.

VN-Index lần đầu tăng trên 3% sau hơn 5 tháng, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất thế giới

VN-Index lần đầu tăng trên 3% sau hơn 5 tháng, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất thế giới

Mặc dù tăng mạnh trong phiên 27/10 nhưng VN-Index vẫn còn thấp hơn đến 32,5% so với đỉnh và nằm trong top các chỉ số giảm mạnh nhất thế giới từ đầu năm.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch đầy hứng khởi với sắc xanh, tím tràn ngập. VN-Index đóng cửa tăng 34,65 điểm (+3,49%) qua đó chính thức lấy lại mốc 1.000. Đây là lần đầu tiên chỉ số tăng trên 3% sau hơn 5 tháng kể từ ngày 17/5. Con số 3,49% cũng đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tăng mạnh nhất thế giới ngày 27/10.

Nhờ phiên tăng mạnh hôm nay, tổng giá trị vốn hóa 3 sàn chứng khoán đã gỡ gạc được khoảng 146.000 tỷ đồng (~6,2 tỷ USD) sau khi bị thổi bay hơn hơn 2,2 triệu tỷ đồng so với đỉnh hồi đầu tháng 4. Hiện tại, vốn hóa chứng khoán Việt Nam đang dừng ở mức 4,4 triệu tỷ đồng trong đó riêng HoSE đạt khoảng 4,1 triệu tỷ đồng.

VN-Index tăng mạnh nhất thế giới ngày 27/10

Mặc dù tăng mạnh trong phiên 27/10 nhưng VN-Index vẫn còn thấp hơn đến 32,5% so với đỉnh và nằm trong top các chỉ số giảm mạnh nhất thế giới từ đầu năm. Khi so sánh tình hình hoạt động của chứng khoán Việt Nam với các thị trường Đông Nam Á khác, ông Petri Deryng, nhà sáng lập và quản lý PYN Eltie Fund kết luận rằng có tới 2/3 nguyên nhân cho diễn biến không khả quan đến từ yếu tố trong nước.

Theo đó, hoạt động thanh tra giám sát về lâu dài sẽ nâng cao niềm tin của nhà đầu tư, nhưng trong ngắn hạn gây ra tâm lý yếu trên thị trường. Tuy nhiên, ông Petry Deryng tin rằng tình hình sẽ lắng dịu trong những tháng tới, mặc dù sự chỉ đạo chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng vẫn sẽ tiếp tục trong vài năm tới.

VN-Index lần đầu tăng trên 3% sau hơn 5 tháng, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất thế giới - Ảnh 2.

Nhà quản lý quỹ Pyn Elite cho rằng khi thị trường chứng khoán giảm mạnh trong tâm lý hoảng loạn và vì tin đồn, rất khó để sử dụng các tỷ lệ cơ bản để xác định mức đáy. Dù vậy, ông Petry Deryng đánh giá chứng khoán Việt Nam đang được định giá rất rẻ và các mức hợp lý của chỉ số trong vài năm tới đều cao hơn so với mức thị trường bước vào năm nay.

Thực tế, sau phiên tăng mạnh, định giá P/E trailing của VN-Index đã cải thiện đôi chút lên vùng 10,7x nhưng vẫn ở mức thấp, chỉ tương đương với các đợt khủng hoảng trong quá khứ như Covid hay giai đoạn 2011-2012.

Về dự phóng, Yuanta Việt Nam ước tính P/E forward 2022 của VN-Index sẽ ở mức 9,7x, tương đương đáy Covid hồi tháng 3/2020. Trong khi đó, Dragon Capital dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 7,8% năm 2022, định giá thị trường hấp dẫn với P/E forward 2022 của VN-Index ở mức 10 lần với tăng trưởng EPS 17%.

VN-Index lần đầu tăng trên 3% sau hơn 5 tháng, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất thế giới - Ảnh 3.

Nhà quản lý Pyn Elite cho rằng lãi suất có thể đạt đỉnh vào đầu năm 2023 và thị trường sẽ phản ánh điều này từ 3 hoặc 4 tháng trước. “Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chạm đáy ngay trong tuần này hoặc trong vài tuần tới” – ông Petry Deryng nhấn mạnh.

Mặt khác, VCBS đánh giá dòng tiền trên TTCK sẽ tiếp tục duy trì trạng thái yếu dưới áp lực mất giá của đồng VND cũng như việc mặt bằng chi phí vốn tăng lên làm suy giảm mức định giá của hầu hết các loại tài sản tài chính, đặc biệt là cổ phiếu.

CTCK này cho rằng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh tăng và dự báo cho đến cuối năm 2022, nhiều khả năng sẽ tăng lên mức tương đương cho đến vượt 50 điểm cơ bản so với giai đoạn cuối năm 2019 trước dịch Covid.

Nguồn: VN-Index lần đầu tăng trên 3% sau hơn 5 tháng, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất thế giới